You are on page 1of 8

PHẦN 1 : Khái quát về thị trường điện thoại thông minh

Giới thiệu: Với mức độ phát triển cộng nghệ ngày nay, thị trường các sản phẩm
công nghệ luôn có xu hướng ngày càng tăng. Tuy nhiên trong những năm gần đây,
đặc biệt là năm 2020 dưới sự tác động của dịch bệnh Covid-19 đã bất ngờ tác động
mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Rất
nhiều thị trường sản phẩm và dịch vụ khác nhau đã phải chịu những hậu quả nặng
nề, trực tiếp của đại dịch và trong đó, thị trường điện thoại thông minh cũng là một
trong những ngành công nghiệp chính chịu sự sụt giảm lớn vào năm 2020. “Tuy
nhiên, trong bối cảnh đại dịch sẽ còn kéo dài, năm 2021 đang đánh dấu khởi đầu
của sự phục hồi.” (Trích nhận xét của báo Dân Việt).
 Ở thế giới

Những dấu hiệu đầu tiên của sự phục hồi sắp xảy ra đã xuất hiện trong quý thứ ba của năm ngoái, khi
doanh số smartphone trên khắp thế giới chỉ giảm khoảng 4% so với cùng kỳ năm 2019, có tiến triển mạnh
trong ba tháng cuối năm 2020. Theo Counterpoint Research, doanh số bán hàng so với cùng kỳ năm ngoái
giảm xuống còn 1%. Ngược lại, trong quý 1 và 2 của năm ngoái, công ty dự báo thị trường di động sụt giảm
lần lượt 13 và kỷ lục 26%. Theo nghiên cứu mới từ Gartner, doanh số bán điện thoại thông minh toàn cầu
sẽ đạt 1,5 tỷ chiếc trong năm nay - tăng 11,4% so với năm ngoái. (Theo báo Dân Việt)

 Ở Việt Nam

Thông tin từ Thị trường quảng cáo số Việt Nam của Adsota, Việt Nam hiện nay có 43,7 triệu người đang sử
dụng các thiết bị smartphone trên tổng dân số 97,4 triệu dân, tương đương tỷ lệ 44,9%.

Theo đó, tính đến cuối năm 2019, Việt Nam lọt vào top 15 thị trường có số lượng người dùng smartphone
cao nhất thế giới, đứng đầu trong danh sách này là Trung Quốc với 851,2 triệu người sử dụng. (Theo báo
Kinh tế & Đô thị)

Gartner dự đoán các quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Tây Âu và châu Mỹ Latinh sẽ có mức
tăng trưởng mạnh nhất trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2021.

PHẦN 2 : Các yếu tố ảnh hưởng tới cung và cầu của thị trường smartphones ở Việt
Nam
 Về cầu:
 Thu nhập:

-Situation: Thu nhập của người dân anh hưởng thế nào đến thị trường smartphone?

“Với tốc độ tăng trưởng GDP cao trong nhiều năm qua, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 hoành hành,
kinh tế thế giới ngưng trệ, nhiều nước tăng trưởng âm nhưng Việt Nam tiếp tục sẽ đạt tốc độ tăng trưởng
GDP 2,7% trong năm nay, nhiều tổ chức tài chính quốc tế tiếp tục đưa ra các dự báo lạc quan về kinh tế
Việt Nam những năm tới.”
Hồi tháng 10 năm nay, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng công bố báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới, dự báo
GDP Việt Nam năm 2020 sẽ đạt 340,6 tỉ USD, tương đương GDP bình quân người Việt đạt khoảng 3.500
USD/năm.

World Bank cũng nhận định GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2019 đạt khoảng 2.800 USD/năm.

Nhưng nếu nhìn trên tiêu chuẩn của World Bank, nếu so mức sống với người dân các nước, thu nhập người
Việt đã tương đương gần 9.000 USD (tính theo sức mua tương đương).( theo báo Tuổi trẻ)

 Thu nhập người dân ngày càng tăng cao, việc sở hữu một chiếc điện thoại thông mình trở thành
một điều đơn giản và thiết yếu vì ngày càng có càng nhiều phân khúc thị trường, các dòng với giá
tiền khác nhau đáp ứng nhu cầu khác nhau của các đối tượng người tiêu dùng khác nhau. Số lượng
điện thoại thông minh được tiêu thụ tại Việt Nam có xu hướng tăng, cụ thể là theo báo cáo của
Công ty Công nghệ giải trí số Appota, Việt Nam đứng thứ 15 trên thế giới về tỷ lệ người sử dụng
smartphone với khoảng 45% dân số trên cả nước. Năm 2019, người Việt tiêu thụ khoảng 15 triệu
điện thoại thông minh, người người nhà nhà từ nông thôn tới thành thị ai cũng có thể sắm cho
mình một cái smartphone.

Tuy nhưng với mức thu nhập bình quân tại Việt Nam vẫn chưa phải là cao, đa phần là tầng lớp thu nhập
trung bình và thấp nên các sản phẩm smartphone có mức giá "vừa phải" sẽ dễ dàng chiếm được thị trường.
Cũng theo báo cáo, phân khúc giá rẻ & tầm trung từ 3 - 10 triệu VND là phân khúc có số lượng thiết bị được
bán ra cao nhất, Samsung và Oppo là hai thương hiệu lần lượt chiếm phần lớn thị phần điện thoại chính
hãng. Với mức giá dưới 5 triệu đồng đang chiếm gần tới 70% thị phần thị trường smartphone tại Việt Nam.

 Đây chính là một trong những khó khăn của phân khúc cao cấp của các hãng công nghệ khi tham
gia vào thị trường Việt Nam.

Phân khúc cao cấp từ 10 triệu - 20 triệu trở lên là phân khúc được chiếm lĩnh bởi Samsung và Apple Tuy
nhiên doanh số chính hãng chỉ chiếm 5% thị trường, nếu xét cả các dòng iPhone xách tay cũng chỉ đạt dưới
10% số thiết bị sử dụng. (Theo Tạp chí Tài chính)
Kết luận: Thu nhập của người dân đều tăng dần mỗi năm nhưng mức thu nhập cao còn chiếm thiểu số, các
phân khúc đều có sự tăng về mặt số lượng bán ra nhưng phân khúc tầm trung dành cho người có thu nhập
trung bình là chiếm đa số.

-Action:

1. Vậy các hãng điện thoại nên làm gì để có thể tạo doanh thu từ phân khúc cao cấp của điện thoại
thông minh?

"Về dài hạn, thị trường smartphone cao cấp tại Việt Nam có phát triển lớn bởi nhiều người sẵn sàng bỏ ra
hàng chục triệu đồng để mua smartphone ưng ý. Tuy nhiên về ngắn hạn, do ảnh hưởng của dịch Covid-19,
mảng thị trường cao cấp khó có thể phát triển như kỳ vọng của các hãng hay nhà bán lẻ", chuyên gia công
nghệ Nguyễn Mạnh Hưng nhận định.

Mặc dù nhu cầu về smartphone cao cấp lớn, theo một số chuyên gia công nghệ, các hãng mới sẽ gặp nhiều
khó khăn khi tham gia phân khúc này.

Cũng theo anh Hưng, các nhà sản xuất sẽ gặp nhiều thử thách trong việc thuyết phục người dùng bỏ ra
"nghìn đô" mua sản phẩm của mình. "Thương hiệu và công nghệ là các yếu tố quan trọng nhất khi mua
điện thoại cao cấp, Apple và Samsung đang làm rất tốt điều này. Để có thị phần, các hãng khác cần có kế
hoạch dài hơi để xây dựng thương hiệu và đặc biệt là có những yếu tố đủ hấp dẫn để người dùng chấp
nhận mạo hiểm với những cái tên mới", anh nói.

Theo đại diện một hệ thống bán lẻ điện thoại lớn, việc thuyết phục người dùng bỏ ra hơn 20 triệu đồng để
mua smartphone không hề đơn giản. "Nhiều hãng điện thoại Trung Quốc có thể công bố những công nghệ
mới giúp họ có lợi thế cạnh tranh về truyền thông trong thời gian ngắn, nhưng để có doanh số tốt, thương
hiệu vẫn quan trọng hơn", anh này cho biết.

2. Vậy dựa vào yếu tố thu nhập, các hãng công nghệ đã làm gì để tạo nên thành công về mặt doanh
thu ở phân khúc trung bình của các điện thoại thông minh?

Trong khi Apple đang chú tâm vào phân khúc cao cấp và bên cạnh đó thì thị trường iPhone xách tay lại sôi
động ở Việt Nam do mức giá hợp lý. Thế nên dù có nhiều người dùng iPhone tại Việt Nam nhưng hãng vẫn
luôn đứng dưới Samsung hay OPPO về doanh số bán.

Nhắc đến Samsung hay OPPO có lẽ điều đầu tiên người ấn tượng ở số lượng model của hai hãng này. Thế
nhưng chính nhờ bộ sưu tập model của hai hãng lại đem lại sức mua lớn ở thị trường Việt Nam. Do sự trải
dài từ các phân khúc, người ta dễ dàng có thể sở hữu một thiết bị smartphone hợp túi tiền, phù hợp nhu
cầu sử dụng nhưng vẫn có những trải nghiệm tốt.

 Có thể thấy, giá cả chính là yếu tố quyết định đến lựa chọn mua hàng của người tiêu dùng và là
điểm cần lưu ý đối với các thương hiệu điện thoại muốn thâu tóm thị trường trong nước.

 Sở thích và thị hiếu


Sở thích và thị hiếu ảnh hưởng rất nhiều tới thị trường các di động thông mình. Tùy vào độ
tuổi, giới tính, nghề nghiệp hay đơn giản là gu, thói quen xử dụng điện thoại mà các dòng, mẫu
mã điện thoại khác nhau liên tuc ra đời để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Nhắc đến Samsung hay OPPO có lẽ điều đầu tiên người ấn tượng ở số lượng model của hai hãng này. Thế
nhưng chính nhờ bộ sưu tập model của hai hãng lại đem lại sức mua lớn ở thị trường Việt Nam. Do sự trải
dài từ các phân khúc, người ta dễ dàng có thể sở hữu một thiết bị smartphone hợp túi tiền, phù hợp nhu cầu
sử dụng nhưng vẫn có những trải nghiệm tốt.

Với đặc điểm là một quốc gia có dân số trẻ, Samsung và OPPO vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh sự lưu tâm ở các
smartphone dành cho giới trẻ Việt Nam. Đơn cử trong năm nay OPPO đưa series OPPO A trở lại song tái
“định nghĩa” nó với hình ảnh dòng điện thoại dành cho giới trẻ, cả về ngoại hình cũng như những tính năng
đi kèm. Hay Samsung cũng với dòng A series có sức mua tốt và nhiều (Theo Thế giới di động)

Android đang chiếm ưu thế hơn với hơn 60% thị phần.

Đứng thứ hai là hệ điều hành iOS với 38,4% ở mảng thị trường di động. Do IOS là hệ điều hành

được phát triển bởi Apple và phân phối độc quyền cho phần cứng của Apple, IOS cũng không hỗ trợ

các ứng dụng từ các nhà phát triển thứ 3 nên việc thị trường bị giới hạn cũng là điều dễ hiểu.

 Sở thich, nhu cầu mỗi người là khác nhau, các nhãn hiệu luôn nhanh chóng phát triển các

dòng điện thoại của mình với nhiều công năng, kiểu dáng thiết kế khác nhau, sau đây các xu

hướng các hãng điện thoại đang phát triển theo:


o Smartphone 5G phổ biến
o Điện thoại màn hình gập thực tế hơn
o Camera tiếp tục cải tiến
o Màn hình 120Hz
o Điện thoại sạc pin nhanh
o Smartphone cao cấp đắt hơn

 Số lượng người sử dụng điện thoại thông minh

Mạng lưới người tiêu dùng đang mở rộng. Bất kỳ ai cũng cần sở hữu ít nhất một chiếc điện thoại. Chiếc
điện thoại dần trở thành một vật bất ly thân, có thể thay thế, rút gọn nhiều công việc khác nhau như phổ
cập thông tin, đăng ký, mua vé tàu xe, máy bay, các thủ tục hành chính,…

Ví dụ cụ thể là :” Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, năm 2020 là năm đầu
tiên có chương trình phổ cập nhanh điện thoại thông minh thông qua việc sản xuất điện thoại thông minh
mang thương hiệu Việt Nam đến 100% người dân.

Khi 100% người dân sử dụng smartphone, điều này sẽ rất thuận lợi cho việc triển khai Chính phủ điện tử.
(Theo báo Quân đội Nhân dân)

 Điện thoại thông minh là một trong nhưng công cụ hỗ trợ rất hiểu quả cho chính người dân để nắm

bắt thông tin, những thay đổi của Chính quyền. Nhà nước cũng dễ dàng thực hiện công tác giúp đỡ
người dân, quản lý và kiểm sác trật tự xã hội thuận lợi hơn.
Một con số đáng kinh ngạc tại Việt Nam khi chúng ta có tới hơn 145,8 triệu kết nối mạng dữ liệu di động tại
Việt Nam tính tới tháng 1 năm 2020. Vì thế, số lượng thiết bị có kết nối internet tại Việt Nam vào tháng 1
năm 2020 đã tương đương với khoảng 150% trên tổng dân số mà Việt Nam đang có.

 Dân số tăng, trình độ dân số ngày càng nâng cao, nhu cầu kết nối sử dụng điện thoại, internet là vô

cùng lớn khiến cầu của thị trường điện thoại thông minh ở Việt Nam luôn có chiều hướng tăng.

You might also like