You are on page 1of 10

Bài tập số 2A: Hư hỏng dầm BTCT nhà phố

BÀI TẬP 2A
Một dầm ngang BTCT ở sàn lầu 1 của một nhà phố bị võng và nứt ở giữa dầm có
các giá trị vượt quá mức cho phép.
Cho biết dầm ngang này vắt ngang phía trên phòng khách tầng trệt (bên dưới lầu 1
chỗ phòng khách không có dầm treo trang trí), có chiều dài 5m, kích thước tiết diện của
dầm là BH = 2030cm (chiều cao dầm đã kể cả chiều dày bảng sàn là 10cm), ngay trên
dầm có bức tường ngăn 2 phòng bằng gạch ống dày 20cm.
Câu hỏi
1. Hãy cho biết giá trị độ võng cho phép và độ mở rộng vết nứt cho phép của dầm
này theo TCVN 5574:2018 là bao nhiêu mm (mi-li-mét). Giả thuyết 1: Hai đầu dầm là
ngàm cứng; Giả thuyết 2: Hai đầu dầm là khớp hoàn toàn? (2 điểm)
2. Nêu những nguyên nhân có khả năng gây nứt và võng dầm của công trình này quá
mức cho phép (nêu ít nhất 5 nguyên nhân là đạt yêu cầu)? (2.5 điểm)
3. Đề xuất giải pháp khắc phục (có thể mang tính lý thuyết cũng được nhưng phải
phù hợp với trường hợp của công trình này) tương ứng với các nguyên nhân đã nêu ở câu
2. (2.5 điểm)
4. Có nên dùng giải pháp bơm keo epoxy lấp kín khe nứt của dầm này hay không?
Hãy giải thích? (0.5 điểm)
5. Có thể ngăn ngừa không cho hư hỏng này (võng và nứt dầm vượt quá mức cho
phép) xảy ra với công trình này được không. Hãy đề xuất các giải pháp phòng tránh
tương ứng với các nguyên nhân đã nêu ở câu 2. (2.5 điểm)
6. Theo các bạn, có thể khắc phục (sửa chữa) được hư hỏng chính đã được đưa ra ở
câu 2 hay không? Nếu có khả năng khắc phục, hãy nêu ít nhất 2 giải pháp khắc phục. Thể
hiện qui trình khắc phục hư hỏng trên bằng lưu đồ. (2 điểm)
Bài tập số 2A: Hư hỏng dầm BTCT nhà phố

Bài làm/ Câu trả lời


Câu 1: Hãy cho biết giá trị độ võng cho phép và độ mở rộng vết nứt cho phép
của dầm này theo TCVN 5574:2018 là bao nhiêu mm (mi-li-mét). (2 điểm)
Theo bảng M.1 – TCVN 5574:2018, độ võng giới hạn theo phương đứng cho phép
với cấu kiện là dầm có nhịp 5m và đỡ sàn và tường thì thiên về an toàn nhóm chọn độ
võng cho phép là L/200 tương ứng là 25mm.
Theo bảng 17 – TCVN 5574:2018, chiều rộng vết nứt cho phép phụ thuộc vào
cường độ thép sử dụng và với các loại thép thông thường sử dụng cho nhà phố (không
phải thép cường độ cao hoặc cáp) thì bề rộng vết nứt cho phép là 0.3mm khi xét tải tính
chất ngắn hạn và 0.4mm khi xét tính chất dài hạn.
Câu 2: Nêu những nguyên nhân có khả năng gây nứt và võng dầm của công
trình này quá mức cho phép (nêu ít nhất 5 nguyên nhân là đạt yêu cầu)? (2.5 điểm)
a. Nguyên nhân 1:
Do thiết kế bố trí thép lớp dưới không hợp lý –không thỏa hàm lượng cho phép (nhỏ
hơn giá trị hàm lượng cốt thép tối hiểu).
Dầm là cấu kiện chịu uốn điển hình của công trình, khi moment có giá trị càng lớn
thì khe nứt bắt đầu xuất hiện và phát triển lên trên – theo hướng vuông góc gới trục dầm,
vùng bê tông chịu nén thu hẹp lại, ứng suất vùng bê tông chịu nén tăng lên trong khi ứng
suất trong cốt thép không tăng nữa.
Khi hàm lượng cốt thép nhỏ hơn giá trị hàm lượng cốt thép tối thiểu thì ứng suất
trong bê tông chịu nén chưa đạt đến giới hạn chịu nén, còn ứng suất cốt thép và bê tông
chịu kéo đã đạt đến giới hạn thì dầm bị phá hoại, xuất hiện và phát triển khe nứt.
b. Nguyên nhân 2:
Do dầm có khả năng không đủ chịu lực theo TTGH 2 – trạng thái đảm bảo sự làm
việc bình thường của cấu kiện.
- Mặc dù tính toán đủ hàm lượng/ khả năng chịu lực theo TTGH 1 – trạng thái đảm
bảo điều kiện chịu lực và ổn định của cấu kiện, tuy nhiên nếu không xét đến điều kiện
TTGH2 rất có thể dẫn đến nứt võng qua giới hạn cho phép
- Dựa vào các công thức kinh nghiệm của dầm là H= (1/10 -1/20)L ; B= (1/15 –
1/20) ta thấy tiết diện dầm có thể chưa đủ chiều cao H
-Ta giả thuyết các điều kiện sau:
+ Dầm chịu tải phân bố đều của tường ngăn có bề dày 20cm tương đương là 11.54
kN/m2.
+ Dầm chịu tải trọng bản thân – phân bố đều suốt chiều dài dầm.
+ Sơ đồ tính tĩnh định dầm làm việc 1 ô bản đơn độc lập chịu tải của sàn truyền vào
Bài tập số 2A: Hư hỏng dầm BTCT nhà phố

+ Giả thuyết hoạt tải sàn nhà phố p= 1.95 kN/m2, các lớp cấu tạo = 1.572 kN/m2.
Ta có sơ đồ tính như sau: COMBO theo TTGH2 gồm TTTC (Tĩnh tải tiêu chuẩn)
và HTTC (Hoạt tải tiêu chuẩn), TTTC +HTTTC + HTDH (Hoạt tải dài hạn), TTTC +
HTDH, HTTC

Như vậy dựa vào kết quả đã mô hình ta có thể ước lượng được moment trong dầm
như sau:
Bài tập số 2A: Hư hỏng dầm BTCT nhà phố

MOMENT (kNm)
TTGH1 TTTC+HTTC TTTC+HTTC+HTDH TTTC+HTDH HTTC
63.41 M1 87.21 M1 106.24 M1 42.28 M1 63.41

M As Ared Sred Ib Is Ired Wred r Mrb Wpl Mcrc


yc (m) KL
(kNm) (m2) (m2) (m3) (m4) (m4) (m4) (m3) (m) (kNm) (m3) (kNm)

87.2 0.001 0.07 0.01 0.16 0.0005 1E-05 0.0005 0.003 0.05 5.26 0.0048 6.54 Nứt

ds As Mnh Mdh S yc Es,red Is Ib Ired


M S S2
(mm) (m2) (kNm) (kNm) (dh) (m) (MPa) (m4) (m4) (m4)
0.8760 0.0138 0.1472 228287 1.2E-
18 0.001 63.41 42.28 106.2 25.4 2E-04 5E-04
88 73 03 .48 05

S acrc,1 S Es,red Ired acrc,nh


Ls S2 acrc,2 acrc,3
(kN/m2) (mm) (nh) (MPa) (m4) (mm)
2.41E-
2.38E+5 0.33 0.95 210374.1 23.4 4.82E-04 4.93E-01 1.72E-01 0.56
01

Nhân xét: Sơ bộ ta thấy tiết diện không thỏa điều kiện nứt – vết nứt vượt quá giới hạn cho phép.
Bài tập số 2A: Hư hỏng dầm BTCT nhà phố

Trong đó bề rộng vết nứt acrc là 0.56 (mm) > [acrc] = 0.4 (mm).
Do đó tiết diện không đảm dầm đảm bảo về điều kiện nứt.
Kiểm tra võng
Ired D1 r1 Ired D2 Mdh r2
M
(m4) (kNm2) (1/m) (m4) (kNm2) (kNm) (1/m)
4.82E-04 4.33E+03 106.24 2.45E-02 5.04E-04 4.54E+03 42.28 9.31E-03

Ired D3 Mdh r3 R L
f Kết luận
(m4) (kNm2) (kNm) (1/m) (1/m) (m)
5.04E-04 2.84E+03 42.28 1.49E-02 3.01E-02 5 78.38 KHÔNG THỎA

Độ võng của dầm là 78.32 mm > 25mm thỏa điều kiện độ võng.
Kết quả độ võng của dầm cho thấy nó đã vượt qua độ võng cho phép
Kết luận:Sơ bộ ta có thể thấy dầm không đủ chịu lực theo TTGH2 với kích thước 20x30cm.
Nhóm sinh viên có nhận xét như sau: Đôi khi tiết diện đủ khả năng chịu lực theo các điều kiện bền (TTGH 1); nhưng
việc chưa xem xét đến hoặc thiếu sót trong tính toán thiết kế với điều kiện sử dụng – TTGH2 có nguy cơ khiến công trình
lâu ngày có thể dẫn đến nứt và nứt qua giới hạn cho phép từ đó việc võng sẽ ảnh hưởng theo độ nứt của kết cấu.
Bài tập số 2A: Hư hỏng dầm BTCT nhà phố

c. Nguyên nhân 3:
Do dầm sử dụng vượt quả khả năng chịu lực, không đúng hồ sơ thiết kế.
Có thể ban đầu thiết kế dầm chỉ chịu tải trọng bản thân và sàn bên trên, nhưng khi
sử dụng thì người sử dụng muốn ngăn chia phòng nên đã xây tường ngăn khiến dầm chịu
thêm tải trọng tường bên trên – vượt quá khả năng chịu lực của dầm.
d. Nguyên nhân 4:
Do không đủ lớp bê tông bảo vệ trong thi công thép lớp dưới, con kệ bị văng ra
hoặc kê quá cao, thi công sai lớp thép dưới (thép bị cong, uốn, bị sập,...), thép neo không
đủ lớp neo vào cột.
Theo như đề bài ta thấy vùng bị nứt qua giới hạn cho phép là vũng giữa nhịp, vì vậy
khả năng thi công sai lớp bê tông bảo vệ là có khả năng.
Chiều dày của lớp bê tông bảo vệ nhỏ quá sẽ không đảm bảo chức năng bảo vệ kết
cấu, trong khi đó nếu quá dày thì dễ có hiện tượng nứt do cường độ chịu kéo của bê tông
quá thấp.
e. Nguyên nhân 5:
Do mặt dưới dầm tiếp xúc trực tiếp với môi trường không có trần neo nên có khả
năng dẫn đến bị ăn mòn do môi trường.
Thông thường, mặt trên dầm thường có sàn bê tông, vì vậy cốt thép chịu lực lớp
trên dầm được bảo vệ tốt hơn, tránh được xâm thực của môi trường (không khí, độ ẩm,
nước biển, ăn mòn hóa học).
Ngược lại, cốt thép chịu lực phía dưới bụng dầm chỉ được bảo vệ bởi lớp bê tông
bảo vệ và vữa trát. Tuy nhiên, trên thực tế do chiều dày lớp bê tông bảo vệ có thể không
đảm bảo hoặc lớp sơn/ lớp vữa tại vị trí xảy ra hư hỏng không đảm bảo đúng yêu cầu (bề
dày mỏng hơn thiết kế, thi công không đều tay…) nên cốt thép chịu lực vùng dưới dầm sẽ
bị ăn mòn dẫn đến giảm khả năng chịu lực của dầm.
Khi đó dầm sẽ xuất hiện những vết nứt ở mặt dưới và hông dầm, theo phương dọc
dầm trùng với vị trí cốt thép dọc dầm
Câu 3: Đề xuất giải pháp khắc phục (có thể mang tính lý thuyết cũng được
nhưng phải phù hợp với trường hợp của công trình này) tương ứng với các nguyên
nhân đã nêu ở câu 2. (2.5 điểm)
a. Nguyên nhân 1: Do hàm lượng cốt thép không hợp lý.
Khi tính toán và bố trí cốt thép cần phải tính toán chính xác và bố trí thép với hàm
lượng hợp lý. Hàm lượng tối thiểu được quy định trong TCVN 5574:2018 là 0.1%.
Việc khắc phục trong trường hợp này tương đối khó khăn do thép bên trong cấu
kiện khó để tăng lên hoặc giảm bớt. Nhóm đề xuất biện pháp có thể sử dụng là gia cố
bằng tấm carbon cường độ cao (carbon fiber - CFRP) hoặc cấy thép.
b. Nguyên nhân 2: Do dầm không đủ khả năng chịu lực theo TTGH 2
Bài tập số 2A: Hư hỏng dầm BTCT nhà phố

Giả sử hư hỏng của công trình thực tế do nguyên nhân này thì đây là sai phạm cực
kỳ nghiêm trọng của kỹ sư thiết kế.
Biện pháp khắc phục:
- Trong điều kiện kiến trúc công trình cho phép, có thể cân nhắc đến việc xây thêm
bức tường hoặc cột đỡ phía dưới dầm.
- Còn nếu muốn gia cố dầm nhưng không làm ảnh hưởng đến kiến trúc công trình
thì có thể sử dụng phương pháp gia cố bằng tấm carbon cường độ cao (carbon fiber -
CFRP) hoặc cấy thép.
c. Nguyên nhân 3: Do dầm vượt quá khả năng chịu lực ban đầu.
Tải trọng mà tường ngăn có bề dày 20cm chất lên dầm có tiết diện 20x30cm gần
như khá lớn – nhóm nhận thấy tiết diện dầm có giá trị chiều cao tiết diện chỉ gấp 1.5 lần
bề rộng, do đó sơ bộ có thể nhận thấy độ cứng theo phương làm việc của tiết diện dầm
khá nhỏ. Khi đó, dầm hoàn toàn có khả năng không chịu nổi tải trọng tường.
Có thể xem xét đến phương án thay thế tường gạch 20cm bằng tường có bề dày nhỏ
hơn hoặc tường bê tông nhẹ nhằm giảm tải trọng tác dụng lên dầm – vì công năng của
tường chỉ là bao che, phân chia phòng (không tham gia chịu lực).
Ngoài ra, có thể xem xét đến vấn đề cách âm cách nhiệt khi làm giảm chiều dày
tường.
d. Nguyên nhân 4: Do không đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ.
Theo TCVN 5574:2018 mục 10.3.1 - Lớp bê tông bảo vệ cốt thép được cân nhắc để
đảm bảo các điều kiện:
- Sự làm việc đồng thời của cốt thép và bê tông
- Sự neo cốt thép trong bê tông và khả nằng bố trí các mối nối của các chi tiết cốt
thép
- Tính toàn vẹn của cốt thép dưới tác động của môi trường xung quanh (kể cả khi có
môi trường xâm thực)
- Khả năng chịu lửa của kết cấu
- Lớp bê tông bảo vệ trong mọi trường hợp không được bé hơn đường kính cốt thép
Ở Việt Nam, có 3 văn bản quy định về lớp bê tông bảo vệ, bao gồm:
- TCVN 5574:2018 tại mục 10.3.1.2
- TCVN 9346:2012 (Yêu cầu bảo vệ chống ăn mòn trong môi trường biển) tại bảng
1 mục 4
- QCVN 06:2020/BXD phụ lục F
Nhóm tổng hợp bảng dưới là giá trị tối thiểu của lớp bê tông bảo vệ theo TCVN
5574:2018
Bài tập số 2A: Hư hỏng dầm BTCT nhà phố

Trong trường hợp này có thể đổ thêm bê tông bảo vệ ở mặt dưới dầm.Tất nhiên, cần
có tính toán chi tiết để đảm bảo tính làm việc đồng thời của bê tông cũ và bê tông mới
phía dưới mặt dầm.
e. Nguyên nhân 5: Do mặt dưới dầm tiếp xúc trực ttiếp với môi trường.
Đối với bề mặt bê tông cốt thép, một số axit vô cơ như HCL; HNO3; H2SO4 là
những chất gây ăn mòn mạnh vì tạo ra các muối can xi hòa tan. Các axit hữu cơ như
acetic, formic và lactic cũng là các yếu tố gây ăn mòn bê tông. Bên cạnh đó việc thấm
cũng làm phá hoại bê tông dẫn đến nứt.
Để ngăn chặn tình trạng này, ngay từ lúc thiết kế và thi công phải bố trí chiều dày
lớp bê tông bảo vệ tăng lên phù hợp với tính chất xâm thực của môi trường.
Đề xuất 2 phương án xử lý:
- Trong trường hợp dầm đã bị nứt do cốt thép chịu lực đã bị ăn mòn, cần gia cố dầm
bằng cách đục bỏ toàn bộ những mảng bê tông bị nứt, đánh rỉ cốt thép, đắp vá lại dầm
bằng vữa cường độ cao chuyên dụng, sau đó bọc toàn bộ dầm bằng tấm carbon cường
độ cao (carbon fiber - CFRP).

Hình 1. Minh họa dầm có dán tấm CFRP


Bài tập số 2A: Hư hỏng dầm BTCT nhà phố

- Trong trường hợp chỉ có bê tông bị ăn mòn (cốt thép chưa bị ăn mòn), có thể
khoan, đục bỏ và làm sạch phần bê tông đã bị ăn mòn, thấm. Sau đó tiến hành đổ bê
tông và sử dụng 1 số phụ gia chống ăn mòn, như phụ gia kháng sunfat, kháng axit,
chống ăn mòn clorua, chống thấm… phổ biến trên thị trường. Bê tông sau khi đổ cần
được bảo dưỡng hợp lý, kỹ càng tránh hiện tượng nứt, thấm về sau.
Câu 4: Có nên dùng giải pháp bơm keo epoxy lấp kín khe nứt của dầm này hay
không? Hãy giải thích? (0.5 điểm)
Trên thân dầm xuất hiện những vết nứt dầm lớn hoặc nhỏ khác nhau tùy thuộc vào
thực tế xây dựng. Vị trí dầm nhà bị nứt thường ở những vị trí sau:
- Vết nứt co ngót
- Nứt xiên
- Nứt dọc tại chỗ tiếp giáp bản cánh với bản bụng
- Nứt ngang trong bản cánh trên
- Nứt ngang trong bầu dưới dầm
- Nứt dọc trong bầu dưới dầm
- Nứt ở vùng sát gối
- Nứt ngang nằm ngang ở đầu dầm
- Nứt ở vùng mối nối.
Hiện tượng dầm nhà bị nứt xảy ra rất phổ biến. Diễn biến của hiện tượng nứt có
nguy cơ ăn mòn cốt thép bên trong, giảm yếu dần dần tiết diện chịu lực và hậu quả
nghiêm trọng là làm hư hỏng kết cấu và tuổi thọ công trình, đặc biệt là kết cấu dầm nhà.
Do đó, nếu hiện tượng dầm nhà bị nứt có xảy ra, bạn cần phải nhận biết nhanh chóng, tìm
hiểu các vết nứt vỡ, tìm hiểu nguyên nhân để từ đó đưa ra giải pháp khắc phục hiệu quả
cho dầm nhà bị nứt.
Đối với các vết nứt xảy ra do hiện tượng vật lý thông thường như thời tiết, co
ngót,...và không có ảnh hưởng đến  kết cấu công trình, tuổi thọ của công trình
- Nứt ở vị trí mép tiếp giáp tường và cột: dùng máy cắt tạo rãnh sâu, làm sạch, ẩm
và phụt vữa sửa chữa loại đông cứng nhanh bán sẵn và trát lại bằng vữa trát thông
thường.
- Nứt ở mép tiếp giáp tường-dạ đà: Có thể dùng biện pháp khắc phục vết nứt như
trên. Hoặc phá hàng gạch trên cùng ra để tiến hành xây lại theo đúng quy định.
- Nứt ở vị trí mép tiếp giáp tường và mặt trên đà: Cách sửa có thể bằng vữa cao cấp
như đã nêu, tuy nhiên giá thành khá đắt.
Vị trí và độ lớn của vết nứt dầm mà cách khắc phục cũng khác nhau:
- Trong trường hợp dầm nhà bị nứt, vết nứt có đổ mở rộng nhỏ hơn hoặc bằng
0.3mm
Cách thức khắc phục là làm sạch bề mặt dầm bằng bàn chải sắt. Sau đó quét xi
măng tinh lên.
Bài tập số 2A: Hư hỏng dầm BTCT nhà phố

- Trong trường hợp dầm nhà bị bị nứt, vết nứt có độ rộng mở lớn hơn 0.3mm. Hiện
nay, đối với các vết nứt có động rộng mở như trên, phương pháp xử lý dầm nhà bị
nứt có thể bằng phương pháp tiêm vữa xi măng hoặc keo epoxy.
Đối với các vết nứt liên quan đến kết cấu, thì cần khắc phục theo cách khác mà
không nên dùng bơm keo epoxy vì keo epoxi không đáp ứng được khả năng chịu lực và
hơn nữa dầm sẽ xuất hiện các vết nứt lân cận. Vì thế nên khắc phục theo các giải pháp kết
cấu đã được đề ra. Hoặc nếu dùng keo epoxy cần kết hợp sử dụng thêm các biện pháp
khâu vết nứt bằng cách khoan lỗ cả hai bên của vết nứt, neo chân của các mấu sắt bằng
epoxy.
Câu 5:Có thể ngăn ngừa không cho hư hỏng này (võng và nứt dầm vượt quá mức
cho phép) xảy ra với công trình này được không. Hãy đề xuất các giải pháp phòng tránh
tương ứng với các nguyên nhân đã nêu ở câu 2. (2.5 điểm)
Ý kiến cá nhân của nhóm là hoàn toàn có thể khắc phục hư hỏng này theo những
nguyên nhân đã đề cập.
- Thép dọc chịu lực miền dưới dầm không đủ số lượng hoặc cường độ hoặc thép
không đảm bảo chất lượng thì kỹ thiết kế phải tính toán đủ số lượng thép theo yêu cầu
của các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành và kỹ sư thi công phải bố trí đúng và đủ cốt
thép dọc chịu lực theo thiết kế khi thiết kế chính xác (nếu không phải trao đổi và chỉnh
sửa ngay).
- Dầm không đảm bảo trạng thái giới hạn 2 thì nên tính toán kỹ càng lại trong việc
chọn tiết diện dầm và chọn thép dầm hợp lý cả 2 trạng thái giới hạn.
- Tải trọng tác động lên dầm quá lớn so với tải trọng tính toán thì nên giảm tải trọng
tường bằng cách thay thế bề dày tường hoặc sử dụng loại tường bê tông nhẹ thậm chí
là vách ngăn – do tường chỉ có tính chất phân chia phòng không tham gia chịu lực.
- Lớp thép chịu lực dọc phía dưới dầm bị kê quá cao hoặc quá thấp (chiều dày lớp
bê tông bảo vệ dưới bụng dầm lớn hơn thiết kế) thì nên sử dụng cục kê chất lượng tốt,
bố trí đủ và kiểm tra bề dày con kê trước khi đổ bê tông.
- Mặt dưới dầm có thể bị ăn mòn do môi trường thì nền trát vữa hoặc sơn kỹ càng,
đều tay thâm chí có thể thi công lớp chống thấm cho mặt dưới của dầm hoặc thêm phụ
gia vào bê tông khi thi công dầm.

You might also like