You are on page 1of 17

II / Đánh giá sự phát triển của TTCK Việt Nam 10 năm qua :

Sau cuộc cải cách kinh tế , Việt Nam đã có nhiều thành công trong sự nghiệp phát triển kinh tế của mình .Nhiều tổ chức tài
chính , tín dụng ra đời. Điều này cho thấy nhu cầu về vốn ngày càng tăng qua đó cần một công cụ biện pháp hữu hiêu để huy đông
và quản lý nguồn vốn nhàn rỗi từ người dân. Và sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng sẽ là một tất yếu .Bởi vì
cách thức huy động vốn này có thể khắc phục được nhiều nhược điểm của những biện pháp truyền thống như phát hành tín phiếu ,
kì phiếu , gửi tiền tiết kiệm …
20/7/2000 TTGDK Hồ chí Minh mới khai trương và chính thức đi vào hoạt đọng vào ngày 28/7/2000. Còn TTGDCK Hà
Nội thì phải đến ngày 8/3/2005 mới chính thức khai trương và đi vào hoạt động .
Từ đó, thị trường chúng khoán Việt Nam bắt đầu những bước đi đầu tiên và phát triển mạnh mẽ cho tới ngày nay . Cấu trúc
thị trường dần được hoàn thiện theo hướng tách chức năng quản lý với chức năng với chức năng vận hành . Bên cạnh đó ,thể chế
và khuôn khổ pháp lý liên tục được bổ xung và phù hợp với thực tiễn trong nước và dần phù hợp với các khuôn khổ quốc tế .Hệ
thông định chế trung gian cũng như các nhà đầu tư trong và ngoài nước tăng mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Để đánh giá
được những thành tựu và khó khăn này ta có thể tam chia thị trường chứng khoán Việt Nam theo các giai đoạn phát triển sau :
1. Giai đoạn 1 (2000-2005) : giai đoạn chập chững biết đi của thị trường chứng khoán Việt Nam
Trong năm đầu tiên chính thức hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam xáy ra rất nhiều biến động như : giá chứng
khoán lên xuống thất thường , cung cầu trên thị trường mất cân bằng , trong những năm đầu tiên , thị trường chứng khoán chưa
thực sự thu hút được sự quan tâm đông đảo của công chúng
2. Giai đoạn 2 (2006) : sự phát triển đột phá của TTCK Việt Nam
Sau khi TTGDCK Hà Nội khai trương , thị trường chứng khoán Việt Nam đã trở nên sôi động hơn. Tuy nhiên , các tháng
tiếp theo thị trường lại sụt giảm . Chỉ số Vn-index giảm xuống còn 399.8 điểm vào ngày 02/08 . Nguyên nhân là do các nhà đầu t ư
trên thị trường chịu ảnh hương của tâm lý đám đông hình thành làn sóng bán tháo cổ phiếu gây ra sự giảm gía mạnh trên thị
trường .
Trong những tháng cuối năm 2006 , thị trường chứng khoán lại tiếp tục khởi sắc , VN-index đã đạt được kỉ lục mới là
809.86 điểm vào ngày 20/12/2006 .
3. Giai đoạn 3 (2007) : Sự bùng nổ của thị trường chứng khoán .
Để đánh dấu một năm đấy sôi động của thị trường chứng khoán Việt Nam , ,2007 là năm khá thành công nhưng bên cũng
trải qua nhiều biến động thất thường của thị trường .Ta có thể chia năm 2007 thành các giai đoạn phát triển sau ;
3.1 : Ba tháng đầu năm 2007 :
Đây là giai đoạn thị trường đạt mức tăng trưởng với tốc độ cao nhất với mức tăng 126% chỉ sau 3 tháng . Chỉ số VN-index
đạt mức kỉ lục 1170.67
Có thế nói yếu tố góp phần quan trọng nhất vào sự tăng trưởng nóng của thị trường là cầu đã tăng lên một cách đột. Ngoài
ra còn có nhiều yếu như : tốc độ hội nhập quốc tế nhanh ,cải cách thị trường sau khi ra nhập WTO , tốc độ tăng trưởng kinh tế cao
và tính minh bạch được cải thiện trong các báo cáo tài chính của nhiều công ty …
3.2: Giai đoạn điều chỉnh từ tháng 4 tới tháng 9 :
Lo sợ về một thị trường bong bóng ,các cơ quan quản lý nhà nước cũng như chính phủ vào nhằm kiểm soát sự tăng trưởng
quá nóng của thị trường .do tác dộng tâm lí quá mạnh của các chính sách kiềm chế thị trường trước đó như chỉ thị 03 , luật thuế
thu nhập cá nhân… đã làm cho thị trường trở lại trạng thái mât cân bằng và liên tục sụt giảm mạnh khiến thị trường xuống đáy vào
khoảng đầu tháng
3.3 : Giai đoạn phục hồi của thị trường vào nhũng tháng cuối năm
Thị trường trở lại giai đoạn phục hồi mạnh mẽ trong những tháng cuối năm. song lại không duy trì được lâu đã làm cho các
nhà đàu tư bị ứ đọng vốn . Mặc dù thị trường chứng khoán năm 2007 chưng khiến nhiều phen trồi thụt bất thường của thị trường
nhưng ta có thể đánh giá đây là một năm khá thành công của thị trường .Đầu tiên nó thể hiện ở quy mô, năm 2007 tông giá trị vốn
hóa của thị trường đạt trên 43%GDP
Giai đoạn 4 (2008-2010) : Những thăng trầm của TTCK Việt Nam.
.Trong nửa đầu năm 2008 , Vn-index đã mất đi khoảng 60% giá trị .Tóm lại , Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2008 ,
chịu ảnh hưởng nặng nề của các biến động kinh tế -cả nộ tại lẫn từ bên ngoài .Các xu hướng biến động của nền kinh tế và của thị
trường đã tác đọng mạnh mẽ tới tâm lí của các nha đầu tư . Các nhà đừ tư nước ngoài thì rút vốn khỏi thị trường còn các nhà đầu
tư trong nước tìm cách chuyển vốn đầu tư ra khỏi lĩnh vực chứng khoán…..
Đến năm 2009 ,do chịu ảnh hưởng của cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu, TTCK Việt Nam những tháng đầu năm đã
sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ kịp thời của Chính phủ, TTCK đã khởi sắc trở lại.Năm 2009 cũng được coi là năm thị
trường chứng khoán bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tin đồn.
bước sang năm 2010 các nhà đầu tư đều hy vọng thị trường sẽ tăng trưởng bền vững hơn. chính sách điều tiết thị trường từ
đầu năm 2010, việc tái cấu trúc và lành mạnh hóa các tổ chức kinh doanh chứng khoán được đặc biệt coi trọng.Qua nghiên cứu
trên về thị trường chứng Việt Nam 10 năm qua , cho thấy tuy còn non trẻ nhưng khu vực này khá là sôi động , nó đã thu hút sự
quan tâm của nhiều nhà đầu tư , điều đó khiến cho lịch sử nền kinh tế của nước ta có những thay đổi đáng kể .

SO GDCK
B – LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM

I - Giới thiệu chung


1. Sở giao dich chứng khoán Hà Nội:
- Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội Sở GDCK Hà Nội VA TP HCMlà pháp nhân thuộc sở hữu Nhà nước, được tổ chức
theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên,
- Nhận xét:
Mặc dù có 1 số ưu điểm nhất định nhưng hai hình thức tổ chức thành viên và công ty cổ phần vẫn không được lựa chọn
để áp dụng cho Trung tâm giao dịch chứng khoán tại Việt Nam bởi những lý do chủ yếu sau đây:
- Mô hình tổ chức thành viên và công ty cổ phần chỉ thích hợp với những nước có 1 nền kinh tế và một thị trường tài chính
phát triển cao cùng 1 khung pháp lý hoàn chỉnh
- Việc thành lập TTCK trong giai đoạn đầu cần 1 khối lượng vốn rất lớn mà chỉ có ngân sách nhà nước mới đáp ứng được.
- Chỉ có chính phủ mới có khả năng đứng ra tập hợp mọi nguồn lực để xây dựng và phát triển TTCK

2. Về điều kiện niêm yết:


a) Trên SGDCK Hà Nội:
 Điều kiện niêm yết cổ phiểu:
 Có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 10 tỷ VNĐ trở lên tính theo giá trị kế toán.
 Hoạt động kinh doanh năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi và không có nợ quá hạn trên 1 năm, hoàn thành
nộp thuế. (Không áp dụng với các doanh nghiệp công nghệ cao hoặc chuyển từ DN 100% vốn nhà nước sang CTCP)
 Cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ (không quy định tỷ lệ).
 Thành viên HĐQT, Ban kiểm soát, TGĐ, PTGĐ, kế toán trưởng phải cam kết nắm giữ 100% số CP đang sở hữu trong 6
tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số CP này trong 6 tháng tiếp theo (không kể số CP thuộc sở hữu nhà nước do cá nhân
đại diện nắm giữ)
 Có hồ sơ đăng ký niêm yết hợp lệ.
 Điều kiện niêm yết trái phiếu doanh nghiệp:
 Là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nước có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký
niêm yết từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
 Các trái phiếu của một đợt phát hành có cùng ngày đáo hạn;
 Có hồ sơ đăng ký niêm yết trái phiếu hợp lệ theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định này.
 Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương được niêm yết
trên Sở Giao dịch chứng khoán theo đề nghị của tổ chức phát hành trái phiếu.

b) Trên SGDCK Thành phố HCM:


 Điều kiện niêm yết cổ phiếu:
 Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 80 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị
ghi trên sổ kế toán.tăng hoặc giảm trong phạm vi tối đa 30% sau khi xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ;
 Hoạt động kinh doanh hai năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi và không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký
niêm yết;
 Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ;
. Điều kiện niêm yết trái phiếu:
 Là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nước có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm
đăng ký niêm yết từ 80 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
 Hoạt động kinh doanh của hai năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi, không có các khoản nợ phải trả
quá hạn trên một năm và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước;
 Có ít nhất 100 người sở hữu trái phiếu cùng một đợt phát hành;
 Có hồ sơ đăng ký niêm yết trái phiếu hợp lệ theo quy định tại Quy chế niêm yết chứng khoán của SGDCK.
3. Đánh giá:
a) Tại sao công ty nên niêm yết?
- Có thêm một kênh huy động vốn dài hạn:
và đây được coi là yếu tố quan trọng nhất khi quyết định niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
- Gia tăng giá trị thị trường của công ty:
Khi giá cổ phiếu của công ty đã được niêm yết trên TTCK, cổ phiếu sẽ được định giá phản ánh chất lượng của công ty và
cung cầu trên thị trường. Đối với tất cả các công ty đã niêm yết trên TTCK Việt Nam hiện nay giá cổ phiểu đều gia tăng
nhanh trên thị trường.
Tạo tính thanh khoản cho cổ phiếu của công ty:.
- Khuyếch trương uy tín của công ty.Việc trở thành công ty được niêm yết sẽ giúp cho nhiều người biết đến công ty như 1
doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và nhiều tiềm năng. Thực tế đã chứng minh, niêm yết chứng khoán là một trong những
cách thức quảng cáo tốt nhất cho doanh nghiệp.
b) Những hạn chế của việc phát hành và niêm yết chứng khoán?
- Chi phí phát hành về niêm yết
- Mất quyền kiểm soát:.
- Phải tiết lộ thông tin
- Áp lực đối với ban giám đốc về kết quả hoạt động ngắn hạn

I. Nhận xét về tình hình hoạt động của sở giao dịch chứng khoán Việt Nam sau 10 năm hoạt động:
1. Ưu điểm:
SGDCK Tp.HCM :
Trong 10 năm hoạt động đã tổ chức được hơn 2300 phiên giao dịch, việc công bố thông tin, giám sát giao dịch ngày càng có hiệu
quả, cơ bản đáp ứng nhu cầu của thị trường; hoạt động và quản trị của trung tâm ngày càng chuyên nghiệp.
SGDCK Hà Nội:
Tính đến tháng 5/2010, SGDCK Hà Nội đã tiến hành 1130 phiên giao dịch. 10/2007 có 91 công ty niêm yết với tổng trị giá niêm
yết lên tới gần 11000 tỷ đồng và đến cuối tháng 5/2010 có 297 công ty niêm yết . Số lượng công ty CK là thành viên của SGDCK
từ 11 tăng lên 58 công ty.. Đặc biệt, phương thức giao dịch kết hợp báo giá và thỏa thuận, biên độ giao động giá lớn hơn của
SGDCK Hà Nội được đánh giá là có tính linh hoạt mang tới nhiều tiện ích và sự quan tâm của nhà đầu tư.
2.Hạn chế:
a/Về quy mô và cơ cấu
 tương đối nhỏ so với tiềm lực kinh tế.
 Giao dịch trên thị trường chủ yếu tập trung vào cổ phiếu
 Hệ thống chuẩn mực kế toán và kiểm toán chưa đầy đủ, các công ty niêm yết chưa nhận thức đúng về ý nghĩa thông tin
công khai trên thị trường nên chưa chủ động tự giác cung cấp thông tin cho người đầu tư đã khiến các nhà đầu tư chưa
được tin tưởng khi đầu tư
b/về hoạt động của SGDCK
 Mức tự động hóa của các hệ thống giao dịch, thông tin, hệ thống kiểm tra giám sát chưa cao,công suất và hiệu quả chưa
cao, dễ gây nhầm lẫn, sai sót, thậm chí chưa thể thực hiện một số chức năng của thị trường
c/về các tổ chức trung gian:
 Nghiệp vụ tư vấn chủ yếu chỉ có ở khâu tư vấn nêm yết còn tư vấn đầu tư cho người đầu tư có chất lượng chưa cao
 Chi nhánh công ty chứng khoán hầu như chỉ tập trung ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh
d/chưa thực sự có thị trường phát triển cho các công ty đại chúng chưa niêm yết:
Nguyên nhân:
 Kinh nghiệm quản lý giám sát thị trường còn hạn chế, nên chưa xử lý kịp thời các tình huống đặc biệt là lúc thị
trường lên xuống. Các nhà đầu tư nhỏ lẻ chếm đa số,nên tâm lý chưa ổn định. Khi thị trường lên xuống thì dễ bị hoang
mang.
 Môi trường pháp lý theo cơ chế thị trường chưa được xây dựng đầy đủ, đồng bộ.Hệ thống luật chung và chuyên
ngành đã được ban hành nhưng còn nhiều bất cập, thiếu tính đồng bộ, thậm chí chồng chéo
 Môi trường cơ sở hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật chưa phát triển để có thể xây dựng một thị trường có kỹ thuật hiện
đại và phạm vi rộng trên toàn quốc
II. Giải pháp:
 Phát triển TTCK đồng bộ, toàn diện, hoạt động hiệu quả, vận hành an toàn lành mạnh
 Phát triển TTCK nhiều cấp độ, bảo đảm các chứng khoán được tổ chức giao dịch theo nguyên tắc thị trường, có sự quản
lý, giám sát của nhà nước, bảo đảm quyền lợi hợp pháp và có chính sách khuyến khích các chủ thể tham gia thị trường
chứng khoán
 Đa dạng hóa các sản phẩm, nghiệp vụ của thị trường, đảm bảo cho các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán hoạt
động an toàn, hiệu quả dựa trên nền tảng quản trị rủi ro đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên thị
trường
 cải cách, sắp xếp khu vực DNNN .Phát triển TTCK trong mối tương quan với phát triển thị trường tiền tệ, thị trường bảo
hiểm, nhằm tạo ra một thị trường tài chính thống nhất,
 . Cần đề ra những phương pháp , chính sách kịp thời nhằm đảm bảo thị trường hoạt động ổn định, tạo tâm lý an tâm cho
nhà đầu tư
C. Thực trạng thị trường trái phiếu Viêṭ Nam nói chung hiêṇ nay:
I. Trái phiếu Chính phủ
Hoạt động phát hành TPCP qua hệ thống KBNN đã được thực hiện từ năm 1991. Hiện nay phát hành TPCP được Kho bạc Nhà
nước và Ngân hàng phát triển Việt Nam phát hành thông qua các kênh bảo lãnh phát hành và đấu thầu qua TTCK. TPCP niêm yết tại
các TTGDCK chiếm khoảng 82% thị trường trái phiếu Việt Nam.
Giai đoạn 2000 – 2005: được xem là giai đoạn hình thành và khởi động TTCK Việt Nam. Tổng giá trị gọi thầu thành công đang
còn thấp.Năm 2006: Giá trị TPCP trúng thầu năm 2006 khoảng 7.885 tỷ gấp 3.3 lần so với năm 2005. Năm 2007: KBNN đã phát
hành thành công TPCP theo lô lớn đầu tiên có tổng khối lượng tính theo mệnh giá là 1.000 tỷ đồng, được phát hành thành ba đợt
trong 6 tháng đầu năm 2007. Tuy nhiên đến cuối năm 2007 thì khối lượng TPCP phát hành thành công giảm một cách đáng kể. Năm
2008 HSTC đã tổ chức được 44 đợt đấu thầu trái phiếu, huy động được 7.008 tỷ đồng trên tổng số 31.700 tỷ đồng gọi thầu. Như vậy
tỷ lệ vốn huy động được chỉ bằng 22.1% kế hoạch và bằng 36.9% tổng huy động vốn năm 2007.
Năm 2009 được xem là năm không thành công trong việc phát hành các loại trái phiếu chính phủ và được Chính phủ bảo lãnh.
 Trái phiếu chính phủ: cả sơ cấp lẫn thứ cấp đều ảm đạm.
 Thực trạng :Một điều dễ nhận thấy là năm qua việc phát hành các loại Trái phiếu Chính phủ và được Chính
phủ bảo lãnh trên thị trường sơ cấp khá ảm đạm. Tính chung trong năm 2009 có khoảng 70 đợt phát hành ,tuy nhiên chỉ có
khoảng 5.000 tỉ đồng trái phiếu huy động được trên tổng số 71.400 tỉ đồng đưa ra gọi thầu.Loại trái phiếu phát hành thành
công nhất trong năm qua là trái phiếu Kho bạc nhưng tỷ lệ bán được cũng chỉ ở mức 15%, Nguyên nhân : Sở dĩ có tình
trạng này là do sự chênh lệch quá lớn về lãi suất giữa hai thị trường sơ cấp và thứ cấp, trung bình từ 100-200 điểm. Với thị
trường thứ cấp, tình hình cũng không sáng sủa hơn bao nhiêu, thanh khoản luôn ở mức thấp: tổng giá trị trái phiếu được
chuyển nhượng qua sàn trong năm 2009 vào khoảng 77.500 tỉ đồng, chỉ bằng 40% năm 2008.. Thực tế lợi suất trái
phiếu của Việt Nam trong quí 1-2009 giảm mạnh, từ mức 12-15% xuống còn 8-9% do chịu tác động trực tiếp từ chính sách
tiền tệ nới lỏng cũng như trần lãi suất trên thị trường sơ cấp giảm mạnh từ mức 17,5% xuống còn 8%. Tuy nhiên, kể từ quí
2, do các biện pháp thắt chặt tiền tệ để kiểm soát lạm phát, lợi suất trái phiếu lại đảo chiều, tăng trở lại ở mức 11,5-12% và
duy trì xu hướng tăng đến cuối năm. Tình hình này cũng phần nào lý giải vì sao thị trường ảm đạm trong thời gian qua.
Về mặt kỹ thuật, việc có quá nhiều mã trái phiếu, số lượng manh mún, thiếu chuẩn mực về kỳ hạn. Quy mô thị trường trái phiếu
Việt Nam nhìn chung còn khá nhỏ, khoảng 15% GDP. Tỷ trọng giá trị thị trường trái phiếu chính phủ còn lớn (gấp hơn 15 lần) so
với thị trường trái phiếu doanh nghiep
II. Trái phiếu doanh nghiệp
Cho tới năm 2008 mới chỉ có 21 doanh nghiệp phát hành trái phiếu gồm có: đều là những đơn vị đầu ngành hoặc các doanh
nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa. Thực tế nhu cầu vốn của họ là nguồn vốn lớn, dài hạn và ổn định để đáp ứng yêu cầu, mà
những nguồn vốn này khó có thể vay được từ một ngân hàng.
Từ đầu năm 2009 đến nay, số đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp thành công là 13 so với 7 đợt trong cả năm 2008. Đồng
thời, quy mô phát hành lớn gấp gần 2 lần so với năm 2008, với tổng giá trị trên 12.000 tỷ đồng. Kết quả này có sự đóng góp không
nhỏ của các trung gian tài chính khi đóng vai trò là tổ chức tư vấn và thu xếp phát hành. Năm 2009, thị trường trái phiếu doanh
nghiệp sôi động trong đó chủ yếu là hình thức phát hành trái phiếu với lãi suất thả nổi. Ước tính đã có khoảng 18.000 tỉ đồng giá trị
trái phiếu có lãi suất thả nổi được bán ra, chiếm 77% trong tổng giá trị trái phiếu huy động được Năm 2010, khi kinh tế bắt đầu hồi
phục, để tài trợ cho các dự án và tăng quy mô vốn hoạt động trong bối cảnh hệ thống NH không có đủ vốn trung, dài hạn để đáp
ứng, nhiều DN có phương án phát hành trái phiếu và đã thành công. Tập đoàn Sông Đà là DN phát hành trái phiếu DN bằng tiền
VND đầu tiên trên thị trường vốn nợ VN trong năm 2010, với tổng giá trị 1.500 tỷ đồng (tương đương 79 triệu USD
III. Nhận định
Năm 2009 được xem là năm không thành công trong việc phát hành các loại trái phiếu Chính phủ và được Chính phủ bảo lãnh.
Ngược lại, trái phiếu doanh nghiệp phát hành năm qua lại khá thu hút các nhà đầu tư, nhất là loại trái phiếu thả nổi.
Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2010 cùng với phát hành trái phiếu CP khá thành công (khoảng 60 nghìn tỷ đồng) và tình hình phát
hành TPDN cho thấy thị trường trái phiếu ở VN đã khởi sắc, niềm tin nhà đầu tư vào DN tăng lên.
Nguyên nhân : nhờ lãi suất cao. Trong khi mặt bằng LS huy động của NH đang giảm từ khoảng 12,5% xuống 11,5%/năm thì LS
trái phiếu năm đầu tối thiểu từ 14%-15%/năm và thả nổi từ năm thứ hai, thương VN tại ngày xác định lãi suất cộng biên độ 5,5%.
Một nguyên nhân nữa khiến phát hành thành công TPDN trong 6 tháng đầu năm là bối cảnh của thị trường tài chính với những
diễn biến như: TTCK lình sình, bất ổn; LS ngân hàng và LS trái phiếu chính phủ giảm; thị trường bất động sản ở nhiều vùng khởi
sắc, nên việc phát hành trái phiếu để thực hiện các dự án trở nên khá dễ dàng...
D. Giải pháp cho thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay.
1. Mở rộng quy mô, đa dạng hoá và tăng tính thanh khoản cho thị trường trái phiếu: Trái phiếu đa dạng đảm bảo mang lại
những lợi ích khác nhau cho nhà đầu tư, sẽ tạo nhiều sự lựa chọn cho nhà đầu tư. Điều này sẽ kích thích và thu hút nhà đầu tư, thúc
đẩy thị trường trái phiếu thêm sôi động.
 Đối với trái phiếu Chính phủ:
 Đa dạng hóa hình thức TPCP : đa dạng hoá không chỉ là việc
phát hành nhiều loại TPCP với nhiều kỳ hạn khác nhau mà còn phải kết hợp việc đa dạng hóa về lãi suất, loại hình và phương thức
thanh toán
 Trái phiếu đa thời hạn: trái phiếu có nhiều ngày đáo hạn khác nhau.
 Trái phiếu thanh toán từng phần:
 Trái phiếu option: cho phép người mua trái phiếu có quyền đòi nợ đối với người phát hành tại bất kỳ một thời gian nào đó
trong tương lai.
Trái phiếu có lãi suất thay đổi:
 Phương thức phát hành: hoàn thiện phương thức phát hànhTPCP.Đẩy mạnh phương thức phát hành qua đấu thầu và đấu
giá qua trung tâm giao dịch chứng khoán vì đây là phương thức tiên tiến và tạo khả năng tạo thị trường giao dịch sôi động và phát
triển các nhà tạo lập thị trường TPCP,đồng thời đây cũng là phương thức phát hành mà lãi suất trái phiếu được xác định theo cơ chế
thị trường.
 Lãi suất TPCP: nên áp dụng lãi suất thả nổi đối với TPCP. Để
tăng tính hấp dẫn …để nhà đầu tư có thể giảm thiểu rủi ro và đa dạng hoá danh mục đầu tư. trên cơ sở dung hòa với lợi ích của
Chính phủ.
 Đối với trái phiếu chính quyền địa phương: Cần có kế hoạch phát hành trái phiếu đô thị đi kèm theo với nhiều tiện ích
khác nhau nhằm giúp cho các nhà đầu tư luôn có được hàng hóa đa dạng phù hợp với chiến lược đầu tư của mình
Đối với trái phiếu doanh nghiệp: các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ phát hành trái phiếu ra thị trường nội địa và chủ yếu là chọn
hình thức phát hành riêng lẻ. Để phát triển thị trường TPDN cần có những cải cách từ phía Chính phủ và cả doanh nghiệp. Phát
triển công cụ phát sinh liên quan đến trái phiếu:
2. Xây dựng và phát triển hệ thống định mức tín nhiệm (ĐMTN)
Tính minh bạch về thông tin là một trong những điều kiện để phát triển thị trường vốn nói chung và thị trường trái phiếu nói
riêng cho phép các nhà đầu tư kiểm soát và hạn chế các rủi ro trong kinh doanh; đồng thời đối với nhà phát hành nó được dùng như
một chiến lược huy động vốn
3. Thu hút và phát triển đội ngũ tạo lập thị trường Trong điều kiện thị trường trái phiếu còn sơ khai, hình thành và phát triển đội
ngũ các nhà tạo lập thị trường là điều cần thiết. Cần có đội ngũ chuyên gia có năng lực làm tư vấn cho Chính phủ để xây dựng chính
sách phối hợp đồng bộ giữa các kênh huy động vốn.
4. Xây dựng thị trường trái phiếu chuyên biệt:Trái phiếu với những đặc điểm riêng đòi hỏi phải có cơ chế phát hành và giao dịch
riêng. Giao dịch trái phiếu trên thị trường thứ cấp cần tách khỏi thị trường cổ phiếu, xây dựng một thị trường trái phiếu chuyên biệt
nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư có tổ chức trên thị trường. Giao dịch trái phiếu tập trung sẽ góp phần thúc đẩy sự
phát triển của thị trường trái phiếu trong nước, là một kênh huy động vốn hiệu quả của nền kinh tế. Hiện nay SGDCKHN đã đưa
vào sử dụng hệ thống giao dịch TP mới nhằm hướng tới 1 thị trường trái phiếu chuyên biệt: giao dịch dựa trên lợi suất thực TP
5. Thực hiện công khai hóa thông tin:Việc công khai và minh bạch hoá thông tin là một yếu tố quan trọng để thị trường trái phiếu
hoạt động lành mạnh. Do đó, Chính phủ và doanh nghiệp cần tích cực thực hiện công khai hóa thông tin, khắc phục tình trạng bưng
bít thông tin hoặc công khai mang tính hình thức
6. Phát triển thị trường phi tập trung (OTC) Trên thế giới, thị trường trái phiếu thường được tổ chức theo hình thức thị trường
OTC, Cần xây dựng thị trường trái phiếu Việt Nam theo mô hình thị trường OTC, trên cơ sở đồng bộ với thị trường trái phiếu tập
trung và phù hợp với chiến lược phát triển TTCK. Trong đó, cho phép các NHTM, các công ty bảo hiểm và các tổ chức Tài chính
trung gian khác đủ khả năng trở thành nhà tạo lập thị trường trái phiếu
7. Hoàn thiện hệ thống pháp lý và hệ thống quản lý Để thị trường trái phiếu vận hành tốt đòi hỏi một hệ thống pháp lý hoàn thiện
mang lại một sân chơi công bằng, luật sở hữu rõ ràng và thông tin minh bạch cũng như một cơ quan quản lý thị trường có năng lực.
8. Nâng cao nhận thức về chứng khoán nói chung và trái phiếu nói riêng cho các doanh nghiệp và công chúng đầu tư
Cac giao dich:
 ví dụ tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành khớp lệnh 3 phiên/ngày, vào một thời điểm
nhất định, và đều đặn từ thứ Hai đến thứ Sáu. Tuy nhiên, với cơ chế khớp lệnh định kỳ, nhà đầu tư lại luôn có xu hướng
tranh mua, tranh bán vào gần thời điểm khớp lệnh, khiến nhiều phiên đại diện giao dịch không thể nhập kịp các lệnh vào
hệ thống, đó là nguyên nhân gây ra hiện tượng ách tắc hay sập sàn.

 Hiện nay, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội áp dụng đồng thời hai phương thức là giao dịch báo giá và giao dịch
thỏa thuận, điều này cho phép khách hàng có thể linh hoạt lựa chọn hình thức giao dịch thích hợp. Giao dịch thỏa thuận
có thể áp dụng trong trường hợp nhà đầu tư đã tìm được đối tác giao dịch và giao dịch báo giá áp dụng trong trường hợp
chưa tìm được đối tác giao dịch. Đặc biệt, báo giá là phương thức giao dịch linh hoạt và tiên tiến, theo đó các lệnh giao
dịch khi đã nhập vào hệ thống sẽ được khớp lệnh ngay nếu có các lệnh đối ứng trên hệ thống thỏa mãn được về mức giá
giao dịch. Về bản chất đây có thể coi là hình thức giao dịch khớp lệnh liên tục.

OTC
VIII/ Sáu dạng rủi ro hay gặp phải trên thị trường OTC
Thị trường OTC vốn dĩ lớn gấp rất nhiều lần so với thị trường chính thức và cũng hấp dẫn nhà đầu tư hơn do có nhiều hàng hóa để
lựa chọn, giá cả rẻ hơn, cơ hội được mua cổ phiếu với mức giá ưu đãi, cổ phiếu thưởng…khi công ty tiến hành tăng vốn. Thế
nhưng thị trường này lại khắc nghiệt hơn nhiều thị trường chính thức, nguyên nhân là thị trường này chưa được pháp luật bảo vệ
và thông tin không minh bạch. Chính vì thế mà trước khi gia nhập thị trường này, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ sáu dạng rủi ro sau
trước khi tiến hành phân tích và quyết định mua cổ phiếu:
1. Tranh chấp hay thiệt hại về quyền mua cổ phiếu mới tăng vốn.
Một trong những kỳ vọng lớn nhất về lợi ích của người mua cổ phiếu là quyền mua cổ phiếu phát hành tăng vốn. Đây là một
khoản thu nhập, một khoản lợi lớn của người sở hữu cổ phiếu. Tuy nhiên, thông thường trước khi phát hành cổ phiếu tăng vốn,
công ty tiến hành chốt danh sách cổ đông. Tại thời điểm đó, những ai sở hữu cổ phiếu nằm trong danh sách cổ đông của HĐQT sẽ
được mua thêm cổ phiếu mới theo tỷ lệ được ấn định dựa trên số cổ phiếu đang sở hữu.
Với những nhà đầu tư mới, người mua cổ phiếu mới trong giai đoạn giao thời, hoặc khi danh sách cổ đông đã được chốt, nếu
không biết, tiền đã thanh toán cho người chuyển nhượng, mặc dù cổ phiếu mình đã nắm giữ, nhưng chưa làm xong thủ tục chuyển
nhượng, nên mất quyền mua. Quyền mua cổ phiếu mới vẫn thuộc về người chuyển nhượng, trong khi người chuyển nhượng đã
bán cổ phiếu của mình đi rồi theo giá thị trường tại thời điểm đó.
2.Tranh chấp hay thiệt hại về cổ tức.
Cổ tức của công ty được chia cho cổ đông dựa trên số lượng cổ phần cổ đông đang nắm giữ. Rủi ro là ở chỗ, khi mua cổ phiếu,
người được chuyển nhượng không nắm bắt được thông tin, không thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng chuyển nhượng. Do đó người
mua mặc dù nắm giữ cổ phiếu đúng tên mình rồi, nhưng không nhận được cổ tức.
3.Rủi ro trong mua bán cổ phiếu chưa được chuyển nhượng.
Có cổ phiếu theo quy định nội bộ công ty sau 1 năm mới được chuyển nhượng, nhưng nhiều nhà đầu tư không nắm được thông
tin, mua loại cổ phiếu đó. Và trong thời hạn 1 năm chưa làm được thủ tục chuyển nhượng, thì các quyền lợi về quyền mua thêm cổ
phiếu tăng vốn, chia cổ tức…, vẫn thuộc về người đứng tên sở hữu cổ phiếu, còn người đã bỏ tiền ra mua, đang nắm giữ cổ phiếu
thì bị chiếm đoạt mất quyền lợi.
4.Rủi ro trong mua bán cổ phiếu ở thời điểm phát hành.
. thông thường các công ty căn cứ vào năm phát hành cổ phiếu để phân phối quyền lợi cho cổ đông. Người sở hữu cổ phiếu chỉ
được hưởng lợi ích tương ứng với số tháng mà cổ phiếu đó đã phát hành. Bởi vậy bỏ tiền ra mua cổ phiếu cùng với giá mua như
nhau, nhưng quyền lợi giữa cổ phiếu cũ và cổ phiếu mới là khác nhau. Nhà đầu tư cần hết sức chú ý chi tiết này.
5.Rủi ro trong mua bán cổ phiếu khi biến động giá.
Thông thường để chắc ăn và “nắm đằng chuôi”, người bán luôn yêu cầu người mua cổ phiếu phải đặt cọc tiền một tỷ lệ nào đó.
Khi đó nếu giá cổ phiếu giảm, buộc người mua phải mua số cổ phiếu với giá đã cam kết, nếu không bị mất tiền đặt cọc. Ngược lại,
khi giá lên, người bán có xu hướng đánh tháo và dễ dàng đánh tháo, còn số tiền đã đặt cọc không phải lúc nào và trường hợp nào
cũng lấy lại ngay được.
6.Rủi ro trong giao dịch nhận chuyển nhượng quyền mua.
Khi đó, nhiều người do không huy động được tiền hoặc vì nhiều lý do khác, bán quyền mua cổ phiếu của mình. Giá bán quyền
mua thường thấp hơn giá thị trường OTC thời điểm đó. Nhà đầu tư mới thấy giá thấp, hấp dẫn thường chấp nhận mua.
Nhưng từ khi nộp tiền để mua cổ phiếu cho đến khi nhận được cổ phiếu là cả một khoảng thời gian khá dài, nên đến khi nhận được
cổ phiếu thì cổ phiếu vẫn đứng tên chủ sở hữu là người chuyển nhượng.
 Trong sáu loại rủi ro thì loại rủi ro thứ nhất là phổ biến nhất trên thị trường OTC. Do đó, các nhà đầu tư mới cổ phiếu trên
thị trường OTC cần chú ý luôn luôn thỏa thuận bằng giấy, bằng hợp đồng chuyển nhượng với người chuyển nhượng cổ phiếu, ghi
rõ ràng quyền lợi mua cổ phiếu mới tăng vốn thuộc về ai.
XI/ Tìm hiểu thị trường OTC ở Việt Nam
1) Thực trạng OTC ở Việt Nam
a) Trước ngày 24/06/2008
Ta có thể khẳng định trong giai đoạn này, Việt nam chưa có thị trường OTC mà mới chỉ dừng lại ở thị trường tự do.Việc Việt nam
chưa có thị trường OTC là do những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Trên thị trường sơ cấp tự do : tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng được bán trực tiếp tại địa điểm công ty phát hành
hoặc phân phối theo các mối quan hệ quen biết nội bộ và thực hiện đấu giá qua SGDCK, TTGDCK, công ty chứng khoán.
- Trên thị trường thứ cấp tự do : các môi giới tự do chưa có giấy phép hành nghề, sử dụng các phương tiện yết giá trên mạng
Internet hoặc tụ tập mua bán tại các quán cà phê
+ hạn chế:
Đã xuất hiện những hành vi tiêu cực đặc trưng của thị trường, đó là hoạt động thao túng giá, tung tin đồn sai lệch, mua bán nội
gián kiếm lời, kinh doanh chứng khoán trốn thuế,… Các công ty cổ phần phát hành cổ phiếu vô tô ̣i vạ ra công chúng, phát hành
CP giả,.. Không có biên độ giá, thổi phồng lớn hơn giá trị thực của CP nhiều lần
Những hoạt động chuyển nhượng diễn ra một cách tự phát và hoàn toàn bị thả nổi, chủ yếu qua cò nên tiềm ẩn nhiều rủi ro đối
với nhà đầu tư. Bản thân nhà đầu tư cũng ngại mua cổ phiếu chưa niêm yết bởi khó chuyển nhượng trên thị trường.

Theo quy định, chỉ có HASTC hay Sở dao dịch chứng khoán TP.HCM mới có chức năng tổ chức giao dịch chứng khoán song từ
trước đến nay thị trường tự do vẫn dao dịch chứng khoán tự phát theo kiểu trao tay qua điện thoại, không được lưu kí không được
thanh toán tập trung, không theo 1 khung pháp lí nào, không có các cơ quan chức năng theo dõi, kiểm tra, chế tài => gây ra nhiều
bất cập rủi ro cho nhà đầu tư
b) Sự cần thiết phải tổ chức thị trường chứng khoán phi tập trung ở Việt Nam

Thứ nhất, do vị trí và vai trò to lớn của OTC như ta đã nói ở trên
Thứ hai, ở nước ta kể từ khi xuất hiện các công ty cổ phần, giao dịch chứng khoán trao tay cũng lập tức được hình thành. Như vậy,
số lượng công ty cổ phần chưa đủ điều kiện niêm yết hoặc đủ điều kiện nhưng chưa niêm yết chiếm một tỷ trọng quá lớn và tất
nhiên các công ty này cũng có nhu cầu vay vốn trên thị trường chứng khoán
Thứ ba, Kết quả DNNN đã cổ phần hoá trong thời gian qua so với yêu cầu đổi mới và kế hoạch đề ra vẫn còn chậm. Điều này do
rất nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là thiếu vắng sự vận hành của thị trường chứng khoán phi tập trung.
Thư năm, thiếu vắng sự vận hành của thị trường chứng khoán phi tập trung làm cho cơ cấu TTCK Việt Nam chưa hoàn hảo gây
nên tác động tiêu cực đối với đời sống kinh tế xã hội.
Thứ sáu hoạt động của thị trường ngầm đã bộc lộ tính rủi ro

c) Sau khi ra đời thị trường Upcom ngay 24/6/2009


Hoạt động trên sàn Upcom
Theo lãnh đạo Sở GDCK Hà Nội, sau khi thành lập, thị trường UPCoM đã góp phần đạt mục tiêu thu hẹp thị trường tự do, mở
rộng thị trường giao dịch chứng khoán có tổ chức và quản lý của Nhà nước. Tính đến hết tháng 2-2010, sàn UPCoM đã có 43 DN
niêm yết, với tổng khối lượng đăng ký hơn 634 triệu CP; tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt hơn 50 triệu CP, giá trị hơn
691 tỷ đồng. Tuy nhiên so với sự kì vong của các nhà đầu tư về thị trường Upcom thì con số này vẫn còn qua ít.
+ Giảm điểm là xu hướng chính chưa bao giờ Upcom-index vượt ngưỡng 100 điểm ở ngày lên sàn.
+ Thường có xu hướng đi ngược chiều với hai sàn niêm yết:
+ Trong mỗi phiên khối lượng giao dịch ít,khối lượng giao dịch thành công thường chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng khối lượng dao dịch
đã đăng kí ( như sau 2 tháng đầu đi vào hoạt động chỉ có 0,17%  dao dịch thành công trong tổng số khối lượng dao dịch đã đăng
kí)=>thị trường ảm đạm
+quy mô thị trường UPCoM hiện nay vẫn nhỏ, hàng hóa trên thị trường chưa đa dạng, do vậy tính thanh khoản chưa cao.
Nguyên nhân chủ yếu là do:
.sự quan tâm và hiểu biết của các công ty và nhà đầu tư chưa đầy đủ. Nhiều công ty đại chúng còn quan niệm thị trường
UPCoM là thị trường của các công ty chất lượng thấp, do đó không muốn tham gia vì sợ ảnh hưởng đến hình ảnh chứng khoán của
đơn vị.
 Đặc trưng của thị trường UPCoM là giao dịch thỏa thuận, tuy nhiên. Nhiều nhà đầu tư nói họ không thể mua được cổ
phiếu trên UPCoM do không tìm được người bán có khối lượng cổ phiếu và giá bán giống họ
 Trên 2 sàn chính thức là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã có nhiều hàng hóa có tính thanh khoản cao, nên lựa chọn của nhà
đầu tư vẫn dành cho những CP trên 2 sàn này chứ không phải trên UPCoM.
 Thị trường thiếu sự tham gia của các ‘cổ phiếu vua’.
 Chưa thấy vai trò của nhà tạo lập TT

 Biên độ bị quản lý là 10%, trong khi ở sàn HASTC là 7%, HOSE là 5%, thị trường tự do không giới hạn về biên độ =>
giảm tính hấp dẫn của thị trường Upcom
 Chế tài xử phạt ko hợp lý
2.Giải pháp cho sự phát triển của thị trường OTC Việt Nam:
a) Đối với Upcom nói riêng
 Cho phép các công ty chứng khoán được phép tổ chức thị trường song song với Upcom của HNX. Ví dụ: Ngày
16/3/2009, Công ty Cổ phần Chứng khoán Phố Wall (WSS) đã chính thức khai trương vừa đưa vào hoạt động sàn OTC
Phố Wall tại Hà Nội với mục đích tăng tính thanh khoản và minh bạch cho thị trường.
 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về TTCK Việt Nam: sẽ làm tăng tính minh bạch hiệu quả cho thị trường upcom
 Nâng cấp kĩ thuật:
-Phải có hạ tầng internet tốt,
-Xây dựng một hệ thống mạng lớn để có thể liên kết tất cả các thành viên thị trường trên cả nước để có thể truy cập hệ
thống, kết nối thông tin, các nhà đầu tư có thể tiếp cận thông tin thị trường kịp thời.

 Thu hút thêm nhà đầu tư tham gia Upcom

+ Tăng biên độ giao động giá:


Upcom giao dịch các loại cổ phiếu chưa niêm yết, các nhà đầu tư cho rằng, khi chấp nhận đầu tư vào những cổ phiếu đó, tức là họ
đã chấp nhận mạo hiểm thì lợi nhuận kỳ vọng sẽ phải cao hơn > Tăng biên độ dao động giá từ 30% trở lên
+ Tăng tính thanh khoản bằng cách thực hiện thanh toán T+1 hoặc T+2
- Giao dịch trên các chợ OTC tự do hiện nay đang thực hiện với thời gian T+0, cũng như áp dụng phổ biến các hình thức mua bán
khống, tuy rủi ro cao nhưng luôn đi kèm với lợi nhuận hấp dẫn.
+ Các thông tin trên thị trường upcom phải đc minh bạch hóa
b) Đối với TT OTC Việt Nam nói chung
Cần có các nhà tạo lập thị trường:Để thị trường phát triển tốt cần phải có những nhà tổ chức thị trường. Họ là những người thực
hiện đồng thời hai chức năng: môi giới và kinh doanh chứng khoán. Để thực hiện các chức năng đó, các nhà tạo lập thị trường
phải đáp ứng các yêu cầu về mức vốn pháp định, hệ thống cơ cở vật chất - kỹ thuật, đội ngũ nhân lực
Cần có hệ thống kế toán và những yêu cầu kiểm toán thể hiện đúng “sức khỏe” của Doanh nghiệp:
 Thị trường cần được hoạch định chiến lược phát triển một cách rõ ràng: Cần phát triển hơn nữa hoạt động của Hiệp
hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam. Tăng cường cổ phần hóa doanh nghiệp về cả số lượng và chất lượng:
CTCK:
* Về số lượng và quy mô giao dịch.
Tính đến hết 12-2009, số lượng CTCK là 105 công ty, trong đó 24 công ty được cấp phép năm 2008 và 03 công ty được
cấp giấy phép năm 2009., số lượng tài khoản giao dịch tại CTCK cũng tăng lên đáng kể khoảng 900,000 tài khoản năm 2010 tăng
1.7 lần so với năm 2008. Trong đó, hơn 10.000 tài khoản giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài với danh mục đầu tư nắm giữ đạt
gần 7 tỷ USD. * Về hoạt động của các công ty chứng khoán
Ve hoat dong:Theo đề nghị số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 quy định, công ty chứng khoán đã được cấp giấy phép
hoạt động kinh doanh nhưng không đáp ứng đủ điều kiện về vốn sẽ phải làm thủ tục tăng vốn trong thời hạn hai năm kể từ ngày
nghị định có hiệu lực.
Điều này dẫn đến một tình trạng: các CTCK, nếu muốn đáp ứng đủ các điều kiện về vốn theo quy định mà không gây ảnh
hưởng đến thị trường thì thường cắt giảm 2 nghiệp vụ: bảo lãnh phát hành, tự doanh. Trong khi đó tự doanh chính là nghiệp vụ
đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty trong thời kỳ trước Chứng khoán năm 2008 sụt hơn 60% giá trị, hoạt động tự doanh nhiều
công ty chứng khoán thua lỗ. Do vậy, đây cũng là nghiệp vụ được các công ty chứng khoán chọn cắt giảm. Một sự kiện nổi lên
trong họat động của các công ty chứng khoán những tháng đầu tiên năm 2009 là liên kết với các sàn vàng mở đại lý nhận lệnh.
Trong thời gian đầu tham gia vào thị trường các CTCK chủ yếu làm nghiệp vụ Môi giới là chính thì nay hầu hết các doanh nghiệp
kinh doanh CK đã triển khai đầu tư các hoạt động như Tư vấn tài chính, Tự doanh, Bảo lãnh phát hành. Năng lực cạnh tranh của
các CTCK ngày càng được nâng cao và đạt mức bình quân vốn điều lệ trên 150 tỷ đồng trên công ty. CTCK đang hoạt động trên
thị trường liên tục có các đợt tăng vốn điều lệ, mở rộng qui mô hoạt động, gia tăng thị phần khiến tình hình cạnh tranh giữ các
CTCK ngày càng trở nên gay gắt.Theo thống kê, năm 2009 có 10 công ty chứng khoán có số vốn điều lệ cao nhất với mức từ 500
tỷ đồng
Tính đến quý IV năm 2008, doanh thu môi giới của các CTCK khoảng trên dưới 500 triệu đồng/ tháng. Theo số liệu
tổng hợp từ HOSE và HASTC cho thấy giao dịch cổ phiếu toàn thị trường từ đầu năm 2008 cho đến hết 10/2008 khoảng gần
157.000 tỷ đồng. Trung bình 1 tháng giao dịch toàn thị trường khoảng 15.700 tỷ đồng. CTCK thực hiện cả 2 nghiệp vụ mua và
bán chứng khoán, do đó tổng giá trị giao dịch cổ phiếu của toàn bộ hệ thống các CTCK là 31.400 tỷ đồng. Tính trung bình 1
CTCK có giao dịch bình quân 1 tháng khoảng 317 tỷ đồng.
Tính tới ngày 31/12/2009, theo thống kê từ HOSE và HNX thì số công ty chứng khoán được cấp phép hoạt động chính
thức trên thị trường là 101 công ty. Tuy nhiên, số lượng hoạt động thực sự hiệu quả chỉ có khoảng 15 công ty. Trong đó riêng thị
phần môi giới của 10 công ty đứng đầu đã chiếm 51,25%. Phần khuất của bức tranh môi giới:Số lượng tài khoản NĐT khiêm
tốn, hoàn toàn vắng bóng NĐT tổ chức và NĐT nước ngoài; công nghệ và nhân sự ở mức tối thiếu: không báo cáo phân tích
nghiên cứu thị trường, dịch vụ hỗ trợ NĐT chỉ ở mức khiêm tốn… Đó là những nét chính, khắc hoạt điểm chung của các CTCK
nằm phía dưới bảng xếp hạng.
3. Đánh giá thực trạng hoạt động của các công ty chứng khoán.
- Thuận lợi
• Tiếp cận thông tin: Chính từ các nghiệp vụ của mình, các công ty chứng khoán có lợi thể trong việc tiếp cận nguồn
thông tin đúng đầy đủ và chính xác nhất của thị trường từ đó vận dụng khả năng phân tích của mình để quyết định hướng kinh
doanh đem lại lợi nhuận cao nhất.
• K inh tế phục hồi: Kinh tế thế giới bước đầu đi vào ổn định từ đầu năm 2009, dự đoán khủng hoảng sẽ chấm dứt trong
năm 2010. Điều này cùng với dấu hiệu phục hồi của thị trường chứng khoán sẽ cổ vũ tinh thần mạnh mẽ cho các nhà đầu tư.
• Sự trợ giúp của Chính phủ: Các gói hỗ trợ lãi suất của chính phủ được đưa ra kịp thời,
• - Khó khăn
• Gía cổ phiếu giảm: nhà đầu tư đã rút vốn để chuyển sang các hình thức đầu tư khác như vàng, bất động sản, ngoại tệ
.v.v.
• Thị trường chứng khoán Việt Nam chưa phát triển: thị trường Việt Nam còn rất non nớt với một loạt những khiếm
khuyết như trình độ nhà đầu tư thấp một số chính sách với thị trường chưa phù hợp Một só khó khăn khác:
+Chính sự yếu kém của chính các công ty chứng khoán như: Nguồn nhân lực và năng lực chuyên môn của các công ty
chứng khoán còn yếu: + Hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin chưa phát triển đặt lệnh giao dịch qua mạng còn nhiều hạn
chế: Tại thời điểm hiện nay, cơ sở hạ tầng của TTCK nói chung và các CTCK nói riêng còn khá lạc hậu, thiếu đồng bộ và có thể
nói là chưa an toàn.
+ Khó khăn trong chiếm lĩnh thị phần: do hiện nay tỷ lệ người dân Việt Nam tham gia đầu tư chứng khoán vẫn còn rất
nhỏ, nên việc số lượng các CTCK gia tăng nhanh trong một khoảng thời gian khá ngắn đã dẫn đến một số công ty gặp nhiều khó
khăn trong hoạt động kinh doanh. Với khả năng tài chính và kinh nghiệm còn hạn chế, vì mục tiêu lợi nhuận của mình một số
CtyCK đã sử dụng những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh, gây ra những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chung của thị
trường, tạo tâm lý lo ngại cho các nhà đầu tư. + Nhiều công ty chứng khoán liên tục vi phạm các quy định về giao dịch
+ Hệ thống công nghệ thông tin của các CTCK đang là một trở ngại lớn đối với sự phát triển của chính họ. + Các tổ
chức tài chính nước ngoài đang nhăm nhe chờ đợi thị trường mở cửa cũng góp phần vào các khó khăn mà các công ty chứng
khoán gặp phải.
III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
1. Về nhà nước
- Về phía nhà nước, điều quan trọng nhất là tạo điều kiện sự thuận lợi cho thịt trường chứng khoán và các công ty chứng
khoán phát triển bằng các biện pháp như:
* Hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật * Mở rộng các nguồn thông tin để các nhà đầu tư tiếp cận được với
nguồn thông tin đầy đủ nhất.
* Đầu tư cơ sở công nghệ thông tin * Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam.
* Ủy ban chứng khoán nhà nước đóng vai trò rất lớn
Về các công ty chứng khoán
- Nâng cao vốn chủ sở hữu (chủ yếu đối với các công ty vừa và nhỏ).
- Về nhân lực và công nghệ
• Không chỉ phải tự mình nâng cao khả năng chuyên môn trong từng nghiệp vụ, các công ty chứng khoán cũng cần phải
xem xét lại vấn đề tổ chức nhân sự và bộ máy điều
• Ngoài ra, các công ty cũng cần nâng cấp hạ tầng cơ sở
- Về nghiệp vụ tư doanh
có thể thấy rằng chúng ta cần nhanh chóng chấn chỉnh hoạt động tự doanh. Bằng các biện pháp khác nhau như xem xét
cắt giảm các khoản mục đầu tư không sinh lợi, không để trường hợp thua lỗ kédài.
- Về nghiệp vụ môi giới chứng khoán
Các công ty chứng khoán cần đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết, cần cung cấp cho khách hàng những thông tin đầy
đủ và kịp thời nhất. Tiếp đó, Chính sách về chi phí giao dịch cũng cần được quan tâm.. Ngoài ra, sự phong phú của các dịch vụ
- Về nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán
Các công ty cần xây dựng được cho mình đội ngũ nhân viên tư vấn có chất lượng cao, cung cấp cho nhà đầu tư những
thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời nhất
- Về nghiệp vụ tư vấn, bảo lãnh phát hành chứng khoán
cần phải có sự tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng để có thể đưa ra lời khuyên tốt nhất cho các doanh nghiệp, đồng thời cũng
là tránh được rủi ro cho bản thân công ty chứng khoán. Bên cạnh đó, các công ty cũng cần đảm bảo đủ nguồn vốn để thực hiện
nghiệp vụ này.

Bình luận về diễn biến giá chứng khoán tại SGDCK TP.HCM trong năm 2009.
BÀI LÀM

II. Những yếu tố tác động đến giá chứng khoán

Có 2 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến thị giá chứng khoán
a/ Những yếu tố bên trong
- Giá trị thực của chứng khoán. Đây là yếu tố quan trọng nhất.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thực của chứng khoán :
+ Độ lớn và thời điểm của dòng thu nhập dự tính trong tương lai
+ Mức độ rủi ro của luồng tiền
+Tỉ lệ lợi tức yêu cầu của nhà đầu tư
- Tình hình lợi nhuận của chủ thể phát hành.
- Các biến động: về yếu tố về kỹ thuật sản xuất: trang thiết bị máy móc, công nghệ, tiềm năng nghiên cứu phát triển...; yếu tố về
thị trường tiêu thụ: khả năng về cạnh tranh và mở rộng thị trường...; yếu tố về con người: chất lượng ban lãnh đạo, trình độ nghề
nghiệp của công nhân; tình trạng tài chính của DN...

b/ Những yếu tố bên ngoài


- Tình hình kinh tế khu vực và thế giới
Thông thường, giá cổ phiếu có xu hướng tăng khi nền kinh tế phát triển (và có xu hướng giảm khi nền kinh tế yếu đi). Bởi khi đó,
khả năng về kinh doanh có triển vọng tốt đẹp, nguồn lực tài chính tăng lên, nhu cầu cho đầu tư lớn hơn nhiều so với nhu cầu tích
luỹ và như vậy, nhiều người sẽ đầu tư vào cổ phiếu.
- Lạm phát
Lạm phát tăng thường là dấu hiệu cho thấy sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ không bền vững, lãi suất sẽ tăng lên, khả năng thu
lợi nhuận của DN bị hạ thấp khiến giá cổ phiếu giảm. Lạm phát càng thấp thì càng có nhiều khả năng cổ phiếu sẽ tăng giá và
ngược lại.
- Sự biến động của lãi suất
- Tình hình chính trị văn hóa xã hội
- Chính sách thuế đối với thu nhập từ CK
Nếu khoản thuế đánh vào thu nhập từ chứng khoán cao (hoặc tăng lên) sẽ làm cho số người đầu tư giảm xuống, từ đó làm cho giá
chứng khoán giảm.
- Triển vọng của ngành
- Các tài sản đầu tư thay thế
- Dòng tiền vào chứng khoán( thể hiện tính thanh khoản của CK)
phản ánh mức độ quan tâm của công chúng đầu tư
-Tâm lý nhà đầu tư: bi quan, lạc quan
-Hành động lũng đoạn, tung tin đồn nhảm, ý kiến nhà đầu tư.

B. Diễn biến giá trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2009.
Để phân tích về diễn biến giá trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, dựa trên những điểm nổi bật, có
thể phân chia năm 2009 ra thành 4 giai đoạn sau :
I. Giai đoạn 1 : từ ngày 02/01/2009 đến ngày 24/02/2009
1.Bối cảnh:
- Suy thoái kinh tế thế giới chưa có dấu hiệu chấm dứt, những hoài nghi về khả năng vực dậy nền kinh tế của chính phủ các nước
chưa được giải tỏa, thị trường chứng khoán thế giới liên tục sụt giảm mạnh khiến thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục đổ dốc
trong suốt hai tháng đầu năm 2009.
- Có thể nói ảnh hưởng lớn nhất từ diễn biến của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới lên thị trường chứng khoán Việt Nam là ảnh
hưởng.về mặt tâm lý - đây là nhân tố tác động mạnh tới quyết định mua bán của nhà đầu tư.
- Mọi diễn biến của các chỉ số chứng khoán Việt Nam luôn đi cùng chiều với những biến động của chỉ số chứng khoán thế giới.
2.Diễn biến
VnIndex cũng rơi dần về mức đáy. Cổ phiếu liên tục mất giá, tính thanh khoản trên thị trường sụt giảm do lượng cầu yếu trong khi
lượng cung tăng ồ ạt, tâm lý nhà đầu tư ngày càng trở lên hoang mang, đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thị trường chứng
khoán “lao dốc” không có điểm dừng.Mức đáy của VnIndex được thiết lập trong giai đoạn này khi chạm mốc 235,5 điểm
Suốt 2 tháng đầu năm 2009, thị trường chứng khoán luôn trong tình trạng ảm đạm, èo uột. Cảnh vắng lặng tại sàn giao dịch cho
thấy thị trường chứng khoán đã không còn sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư trong thời điểm này
3. Nguyên nhân:
- Nhà đầu tư nước ngoài đã giảm bán
- Thông tin về lợi nhuận các công ty không mấy tích cực.
II. Giai đoạn 2 : từ 25/02/2009 đến 29/06/20091. Nhận định chung- Đây là một giai đoạn hồi phục,tăng trưởng của chứng khoán
trong năm 2009, tạo niềm tin với nhà đầu tư. Bên cạnh đó, sự dao động của chứng khoán giai đoạn này khá trầm lắng, không có
quá nhiều sự đột biến lớn.
- Số lượng giao dịch tăng,lượng chứng khoán tham gia trong giao dịch với khối lượng lớn.
- Xuất hiện hiện tượng bong bóng chứng khoán : cổ phiếu tăng có thể doanh nghiệp đánh bóng tên tuổi để làm giá.
2. Diễn biến
. Chứng khoán có dấu hiệu tăng giá.Tuy nhiên trong tháng 3 và tháng 4, dấu hiệu tăng giá này chưa rõ ràng.
Cho đến phiên giao dịch ngày 08/06, được đánh giá là phiên giao dịch ấn tượng nhất trong giai đoạn 2 này VN-Index tăng
22,77 điểm (4,76 %) trong phiên này để vượt lên mức 502,7 điểm. Đây là phiên đầu tiên của năm 2009 đánh dấu sự kiện VN-
Index vượt qua ngưỡng 500 điểm sau 183 phiên chờ đợi. Tuy vậy, phiên giao dịch ngày 8/6/2009 lại đóng cửa khi VN-Index ở
mức 448,29 điểm
3. Nguyên nhân
- Do chính phủ đưa ra :gói cứu trợ đã cứu thoát nền kinh tế ra khỏi tình trạnh khủng hoảng, thị trường chứng khoán lạc quan hơn.
- để thực hiện mục tiêu chống suy giảm kinh tế, kích cầu đầu tư và tiêu dùng của chính phủ ngày 6-2 Bộ tài chính hướng dẫn giãn
thời hạn nộp thuế TNCN đến hết 31/05/2009 và Quốc hội quyết định miễn toàn bộ thuế TNCN 6 tháng đầu năm và miễn toàn bộ
thuế kinh doanh chứng khoán cho nhà đầu tư cá nhân đến hết năm 2009. Điều này tác động tích cực đến tâm lý nhà đầu tư góp
phần giúp thị trường chứng khoán sôi động trở lại.
- Các doanh nghiệp hoạt động tốt,làm cho giá chứng khoán tăng.
- Các tổng công ty, doanh nghiệp quốc doanh lớn nhà nước đầu tư trái ngành trái nghề: nhiều tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước
đã bỏ một phần vốn của mình vào đầu tư trong lĩnh vực chứng khoán, do vậy lượng tiền chảy vào chứng khoán khá nhiều.
- Lượng vốn từ nước ngoài đầu tư vào chứng khoán lớn làm cho thị trường chứng khoán càng”sốt”.
III. Giai đoạn 3: từ 30/06/2009 tới 24/09/2009
1. Nhận định chung :
Kết quả kinh doanh quý 3 của hầu hết các doanh nghiệp niêm yết là khả quan và có sự cải thiện so với quý 1 ,2 năm nay. … Tất
cả những tín hiệu tích cực nêu trên đều ủng hộ sự phục hồi của TTCK trong tương lai gần.
2. Diễn biến :
- Tính đến hết ngày 30-6, VN-Index đã tăng 132,67 điểm. Đây là một bước tiến dài của TTCK trong nước.Kỷ lục về khối lượng
giao dịch tại sàn HOSE vào tháng 7 là 62.328.050 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được chuyển nhượng vào ngày 19/7.Mức điểm cao
nhất trong tháng 7 là 466,76 vào ngày 31/7.
- Với những phiên giao dịch đầy lạc quan và sôi động trong tháng 8 VNIndex đóng cửa vào ngày 31/8 ở mức 546.8 điểm, tăng
17,1% so với cuối tháng 7.
- Theo đà phát triển mạnh mẽ của chứng khoán từ tháng 7 và 8 , tháng 9 là tháng khởi sắc và sôi động nhất , cao hơn hẳn 2 tháng
trước , bởi mức điểm đạt được đều trên 500 điểm , cao nhất là 582,11 vào ngày 15/9
- Tăng :+ Nhóm tăng điểm ấn tượng trong tháng 8 thuộc về nhóm ngành thủy sản với 15 công ty đang niêm yết trên sàn
+ Giảm : Có khoảng 17 doanh nghiệp trong ngành tài chính được niêm yết,.Năm 2008, các công ty chứng khoán bị thiệt
hại nặng do thua lỗ từ hoạt động tự doanh, trong khi dịch vụ môi giới và tư vấn bảo lãnh phát hành là khá ảm đạm.. Ngoại trừ cổ
phiếu SSI và BVS tăng trên 20%, cổ phiếu các doanh nghiệp còn lại đều tăng không đáng kể, thậm chí một số cổ phiếu còn nằm
trong danh sách giảm giá nhiều nhất trên sàn giao dịch.
- Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng gần 1000 tỷ đồng trong thàng 8
3. Nguyên nhân :
- Tình hình kinh tế vĩ mô nhìn chung cũng đã có những dấu hiệu phục hồi ,có sự hậu thuẫn rất lớn của sự hồi phục mạnh mẽ từ
chứng khoán thế tin vào bức tranh kinh tế vĩ mô rõ nét hơn (các chính sách tiền tệ hiệu quả cũng như khả năng thực hiện của gói
kích cầu 2).
- Sự góp mặt của các đại gia lớn : Trong đó, Vietcombank giao dịch 112,3 triệu cổ phiếu, là DN có vốn hóa lớn nhất thị trường, với
trên 56.000 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần "quán quân" trước đó là ACB (28.000 tỷ đồng). Trong khi đó, Bảo Việt (BVH) niêm yết toàn bộ
573 triệu cổ phiếu và Vietinbank có 121,2 triệu cổ phiếu.
- Dấu ấn đòn bẩy tài chính. Tại một số công ty chứng khoán, tỷ lệ sử dụng đòn bẩy có thể đạt 100-200%. Hình thức hỗ trợ rất đa
dạng và thông thoáng, NĐT vốn ít thì được cầm cố từ 40-70% giá trị tiền hay cổ phiếu trong tài khoản để mua tiếp cổ phiếu. Hàng
nghìn NĐT đã liên tiếp quay vòng đồng tiền bằng vay mượn nhằm gia tăng lợi nhuận khiến sức cầu được khuếch đại lớn gấp
nhiều lần thực lực. Nguồn lực từ các đòn bẩy tài chính đã khiến thị trường liên tiếp thiết lập các kỷ lục về thanh khoản nhưng kèm
theo đó là những nỗi lo ngày càng lớn dần.
IV. Giai đoạn 4 : từ 25/09/2009 đền 31/12/2009
1. Bối cảnh chung
Giai đoạn cuối năm 2009 này, có thể nói, diễn biến giá chứng khoán khó lường nhất, sự tăng giảm xuất hiện cả trong một
phiên giao dịch. Các nguyên nhân tác động trong giai đoạn này khá nhiều.
- Nền kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đã thoát khỏi suy thoái và xác lập đáy trong quý II năm 2009.
- Thị trường chứng khoán ở Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn từ thị trường chứng khoán thế giới,.
- Động thái từ Ngân hàng nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến diễn biến trên sàn giao dịch.
2. Diễn biến
Ngày 2/10 chỉ số Vn-index có sự sụt giảm mạnh nhất trong vòng 2 tháng gần đây, rơi khỏi mức 550đ mà nguyên nhân là do thị
trường chứng khoán Mỹ rớt điểm mạnh.
Kể từ ngày 08/10, chứng khoán có dấu hiệu phục hồi, chỉ số giá chứng khoán có chiều hướng tăng nhanh. 14/10 Down Jones vượt
ngưỡng 10.000đ khiến cho VN-index vươt qua mốc 600đ một cách nhanh chóng và vào ngày 23/10 VN-index đạt mốc điểm cao
nhất trong năm là 633,21đ,với mức giao dịch kỷ lục đạt 137,06 triệu đơn vị CP. mặc dù không duy trì được mức điểm này đến cuôi
ngày (kết thúc với mức điểm là 615,68đ) nhưng đây cũng là một tín hiệu vui cho sự phát triển của chứng khoán HOSE nói riêng
và Việt Nam nói chung.Sau khi NHNN công bố tăng trưởng dư nợ tín dụng đạt 33,3% vượt kế hoạch cả năm là 30%, thì đây cũng
là mốc đánh dấu cho sự đi xuống của VN-index trong những ngày tiếp theo trong tháng 11.24/11, UB chứng khoán NN công bố
văn bản yêu cầu chấm dứt việc cho khách hàng bán chứng khoán trước ngày T+4 hoặc cho khách hàng vay chứng khoán để bán dã
dẫn đến hệ quả là ngày 27/11, chỉ số giá tuột xuông mốc 490,62 điểm – thấp kỷ lục trong vòng 2 tháng qua.
Từ ngày 1/12 NHNN tăng lãi suát từ 7% lên 8% thể hiện chính sách thắt chặt tiền tệ của mình, chỉ số giá tiếp tục đi xuống. Thị
trường chứng khoán mất hơn 30% so với đỉnh 07/12, chứng khoán có dấu hiệu giảm điểm rõ ràng, ngày 9/12 chỉ số VN-index
giảm mạnh 17,84 điểm ( -3,45% ) so với các phiên trước xuống còn 470,63 điểm, gần 100% cổ phiếu ở HOSE mất điểm với đa số
nằm sàn. Đến cuối ngày 17/12 VN-index chỉ còn 427,37đ.Những ngày cuối tháng 12, HOSE bước vào giai đoạn lạc quan hơn khi
tâm lý các nhà đầu tư bình ổn trở lại sau những ngày đen tối của thị trường. Chỉ số giá và khối lượng giao dịch đều tăng. Ngày
30/12, Chính phủ đã yêu cầu chấm dứt hoạt động kinh doanh sàn vàng và kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước kể từ ngày
30/03/2010. Nếu sàn vàng chấm dứt hoạt động sẽ có một nguồn tiền lớn chuyển sang các kênh đầu tư khác như bất động sản,
chứng khoán hoặc gửi tiết kiệm. Đồng thời GDP VN ước tính năm 2009 la 5,2% la một con số khả quan sau cuộc khủng hoảng
kinh tế. Ở đầu phiên giao dịch cuối cùng của năm 2009, tâm lý các nhà đầu tư trong nước khá hưng phấn. VN-Index tăng đúng 9
điểm (1,82%) lên 504,36 điểm.
3. Nguyên nhân
* Tháng 9 và 10:
- Đầu giai đoạn là sự ảnh hưởng từ diễn biến chỉ số Down Jones trên thị trường chứng khoán Mỹ.
- Sự tác động mạnh không chỉ của các nhân tố bên ngoài mà còn của các nhânn tố bên trong. Các công ty chứng khoán tăng
cường hỗ trợ các công cụ đòn bẩy tài chính cho khách hàng.Một số công ty chứng khoán cho khách hàng VIP bán chứng khoán
khi chưa đủ ngày T+4 giúp việc quay vòng đồng vốn của nhà đầu tư tăng nhanh đáng kể.
- Chính phủ thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ, nhằm đối phó với khủng hoảng kinh tế nên lượng tiền được bơm vào thị trường
khá nhiều
* Tháng 11 và 12:
- Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ tạo nên một phản ứng thái quá trên thị trường chứng khoán.- Nửa sau của giai
đoạn này, yếu tố ảnh hưởng chính có thể nói đến là do tâm lý của nhà đầu tư. Đây cũng là điểm yếu cố hữu trên thị trường chứng
khoán Việt Nam nói chung. Các nhà đầu tư chưa dám chịu mạo hiểm mà vẫn đầu tư theo tâm lý “bầy đàn” khiến cho tác động từ
tâm lý các nhà đầu tư đến diễn biến của chứng khoán là đồng loạt.
- Hạn chế của các yếu tố đòn bẩy tài chính do các công ty chứng khoán đưa ra (hoạt đóng này đã bị Ủy ban chứng khoán cấm từ
ngày 1/12/2009).
Tuy nhiên, trong 2 tháng này, ta thấy sự tác động của thị trường thế giới khá mờ nhạt, chủ yếu là sự tác động từ bên trong.
C. NHẬN XÉT CẢ NĂM 2009
Nhận định chung cả năm 2009 trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM và so sánh với sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Ngày 24/6, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC) chính thức chuyển thành Sở Giao dịch Chứng khoán Hà
Nội (HNX); thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu có 2 sở tại hai đầu Nam – Bắc.
Năm 2009 là năm mà chứng khoán diễn biến vô cùng sôi động trên cả 2 sàn giao dịch HOSE và sàn giao dịch chứng
khoán Hà Nội bởi những biến động khó lường, lên nhanh, xuống mạnh một cách thái quá của giá chứng khoán.
- Những tháng đầu năm 2009, những phiên giao dịch u ám vẫn tiếp tục bị bao phủ thị trường chứng khoán Việt Nam, do chịu ảnh
hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, cộng với tâm lý quá bi quan của giới đầu tư, diễn biến về giá chứng
khoán giảm mạnh, khó lường. Giá cả trên thị trường chứng khoán khá nhạy cảm với các chính sách vĩ mô. Trong hai tháng đầu
năm, dư âm của các biện pháp thặt chặt tiền tệ, siết lại nguồn tín dụng ngân hàng để chống lạm phát đã đẩy thị trường chứng
khoán vào tâm chấn của sự suy thoái . Chỉ số VN-Index đã rơi xuống đáy 235,5 điểm vào ngày 24/02 , còn HASTC-Index lùi về
dưới mốc 100 điểm khi xuống mức thấp nhất trong lịch sử là 78,06 điểm.
Nhưng khi có những thông tin khả quan về nền kinh tế thế giới được đưa ra, những chính sách kích cầu trong nước cũng
chính thức được thực thi thì chứng khoán trên sàn giao dịch TP HCM nói riêng và cả nước nói chung đã chính thức thoát ra khỏi
khủng hoảng. VnIndex đóng cửa phiên giao dịch ngày 30/06/2009 tại mức điểm 448,29điểm, tức tăng 42,3% so với mức điểm
cuối năm 2008 và tăng được 90,36% so với mức đáy 235,5 điểm, trên sàn Hà Nội HNX-Index tăng 44,57 điểm (42,66%) so với
thời điểm kết thúc năm 2008. Suốt thời gian sau đó , chứng khoán cả nước phục hồi một cách mạnh mẽ : VN-Index leo thẳng từ
đáy 235 điểm lên đỉnh 624 điểm (22/10), tăng 393 điểm (tăng tương ứng 165,5% so với đáy) và cao nhất 633,21 điểm trong phiên
23/10.
Nhưng niềm tin của giới đầu tư không được kéo dài lâu khi đến cuối tháng 11, đầu tháng 12, thị trường lại "trượt dốc"
dài, chỉ số VN-Index giảm mạnh 22% từ đỉnh 633,2 điểm ngày 23-10 xuống mốc 490,6 điểm ngày 27-11, VN-Index còn 434,87
điểm vào ngày 17-12 giảm hơn 25% so với mức đỉnh của năm 2009, HNX- Index cũng lao dốc không phanh thời gian này xuống
còn dưới 140 điểm, giảm hơn 30% so với mức đỉnh trong tháng 10. Nhà đầu tư một lần nữa rơi vào tâm trạng tuyệt vọng, bi quan.
Nguyên nhân của tình trạng giảm sâu là do những tin đồn thất thiệt của giới đầu cơ như Việt Nam phá giá tiền đồng, lạm phát tăng
cao khiến nhà đầu tư thi nhau bán tháo cổ phiếu để trốn chạy khỏi thị trường. Thông tin các ngân hàng nhỏ khó khăn thanh khoản
tạm thời do hiệu ứng cuối năm đẩy lãi suất liên ngân hàng lên cao, cùng với việc thị trường vàng và thị trường ngoại hối tăng nóng
cũng khiến tâm lý nhà đầu tư lo lắng, mất ổn định, gây tác động không tốt đến thị trường...
May mắn thay, nhờ kết quả kinh doanh khả quan của doanh nghiệp, cũng như những thông tin tích cực về nền kinh tế đã
kéo thị trường đi lên một lần nữa, đưa chỉ số VN-Index tiến sát mốc 500 điểm vào cuối năm. So với điểm khởi đầu của năm, VN-
Index đã tăng 56,76%. Còn trên sàn Hà Nội ngày cuối năm HNX – Index có thêm 3,3 điểm (+2,00%) ở mức 168,17 điểm.
- Những kỷ lục được các lập trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh năm 2009 : Đầu năm liên tiếp các kỷ lục xác
lập đáy của VN-Index được phá. Giữa năm các kỷ lục về tính thanh khoản liên tục thay đổi theo đà tăng tưởng chừng không có
điểm dừng của VN-Index. Cứ “sóng” sau khối lượng và giá trị giao dịch lại cao hơn “sóng” trước.
Ngày 23/12, tại Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh khối lượng giao dịch trong phiên lên tới con số 137
triệu chứng khoán, giá trị tương ứng đạt 6.452 tỷ đồng. Tiếp sức cho Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội xác lập con số kỷ lục 67
triệu cổ phiếu được chuyển nhượng và giá trị tương ứng trên 3.049 tỷ đồng. Lần đầu tiên trong lịch sử chứng khoán Việt Nam
dòng tiền mặt lên đến 9.500 tỷ đồng đổ vào thị trường trong cùng một phiên.
- Một vấn đề có thể nhận thấy khi kết thúc năm 2009 này, giá cổ phiếu của TTCK Việt Nam đang ở mức cao so với các
nước trong khu vực. Đây là một trong những nguyên nhân khiến NĐT ngoại rút vốn khỏi thị trường thời gian qua.
Sự biến động của TTCK ở Việt Nam, không theo một quy luật nào đã cho thấy những bất ổn của thị trường phát sinh từ
chính những yếu tố nội tại. Trên thị trường vẫn có khoảng trống ý cho đầu cơ, lũng đoạn. pháp l
NHTM
Cac hoat dong cua ngan hang tm tren ttck
1. Hoạt động phát hành chứng khoán
. Để huy động vốn trên TTCK, các NHTM có thể phát hành các loại chứng khoán: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu

Các NHTM muốn phát hành chứng khoán phải đáp ứng các điều kiện phát hành và tuân thủ các nguyên tắc, thủ tục phát
hành. Các NHTM có thể thực hiện các phương thức phát hành chứng khoán: phát hành riêng lẻ (phát hành mang tính nội bộ) hoặc
phát hành ra công chúng( phát hành rộng rãi ) tùy theo điều kiện và mục đích.
Hoạt động phát hành chứng khoán của các NHTM cung cấp cho TTCK hàng hóa có chất lượng và tăng hiệu quả của thị
trường. Các chứng khoán do các NHTM phát hành thường có độ hấp dẫn cao đối với các nhà đầu tư do uy tín, do mối quan hệ của
các NHTM.
Các NHTM có thể đứng ra thành lập quỹ đầu tư chứng khoán, một tổ chức quan trọng trên TTCK nhằm giúp các nhà đầu
tư nhỏ, cá thể có thể phân tán rủi ro và giảm chi phí đầu tư. Bằng cách phát hành chứng chỉ quỹ, các NHTM có thể thu hút, tập
trung lượng vốn nhỏ lẻ của các nhà đầu tư thành lượng vốn lớn để đầu tư chứng khoán một cách chuyên nghiệp và đa dạng hóa.
Là một doanh nghiệp đặc biệt với tính chất chuyên nghiệp và uy tín cao trên TTCK, hoạt động phát hành chứng khoán
của các NHTM có nhiều lợi thế hơn các doanh nghiệp thông thường khác. Các ngân hàng có thể tự đứng ra phát hành làm giảm
chi phí huy động vốn. Do vậy, các NHTM có thể dễ dàng huy động vốn hơn so với các doanh nghiệp khác trên TTCK.
2. Hoạt động đầu tư chứng khoán
Hoạt động đầu tư chứng khoán cuả các NHTM được xem như là yếu tố trợ giúp cho việc tăng chất lượng và hiệu quả của
thị trường. Điều này là do các lợi thế sẵn có của NHTM, đó chính là tính chuyên nghiệp trong thu thập và xử lý thông tin, có quy
mô lớn và tính đa dạng hóa cao.
Khi đầu tư chứng khoán, NHTM thường quan tâm đến tính thanh khoản và sinh lời..Tuy nhiên, vấn đề chủ yếu mà
NHTM khi lựa chọn chứng khoán đầu tư là khả năng trao đổi và bán lại trên thị trường. Các loại chứng khoán có tính thanh khoản
cao là những chứng khoán có khả năng được mua và bán nhanh trên thị trường, giá cả ổn định và có khả năng thu hồi vốn đầu tư
ban đầu ( tức là có rủi ro về tổn thất vốn đầu tư là thấp ). Mục đích khi đầu tư vào chứng khoán thanh khoản cao song sinh lợi thấp
( như Trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc ) của các NHTM là nhằm dự trữ thứ cấp cho nhu cầu thanh toán, dự phòng và tích
trữ.
Còn đối với các chứng khoán có tính thanh khoản thấp hơn, mức độ rủi ro cao hơn và thường có tính sinh lời cao được
các NHTM đầu tư dài hạn và xây dựng danh mục đầu tư đa dạng nhằm giảm thiểu rủi ro:
Có thể nói, hoạt động đầu tư chứng khoán của NHTM là cầu nối quan trọng giữa thị trường tín dụng và TTCK. Việc dịch
chuyển vốn giữa hai thị trường giúp cho các NHTM có thể sử dụng tối đa các nguồn vốn để nâng cao hiệu quả hoạt động. oạt động
đầu tư chứng khoán của các NHTM làm tăng tính chuyên nghiệp và sự sôi động của TTCK.
Tuy nhiên, hoạt động đầu tư chứng khoán của NHTM luôn chịu sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý bởi vì hoạt
động này sẽ làm tăng rủi ro không chỉ với các ngân hàng mà còn đối với cả nền kinh tế.. Việc mất khả năng thanh toán của các
NHTM thường dẫn đến những phản ứng dây chuyền gây đổ vỡ hệ thống ngân hàng và có thể dẫn đến khủng hoảng kinh tế. Đây
cũng chính là lý do mà các nhà quản lý thường muốn hạn chế hoạt động kinh doanh chứng khoán của NHTM.
3. Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán
Cơ sở để các NHTM có thể thực hiện được hoạt động bảo lãnh phát hành bắt nguồn từ vị thế là trung gian tài chính trên
TTCK. Các ngân hàng với lợi thế kinh nghiệm, thông tin đầy đủ cùng với trình độ chuyên môn hóa cao có thể dễ dàng hỗ trợ
doanh nghiệp thực hiện việc phát hành chứng khoán thành công
Khi thực hiện bảo lãnh phát hành, các NHTM đã nhận toàn bộ hay một phần rủi ro trong việc phân phối chứng khoán. Do
đó, tổ chức phát hành phải trả cho tổ chức bảo lãnh phí bảo lãnh phát hành. Phí này được xác định bằng một tỷ lệ phần trăm nhất
định trên khối lượng chứng khoán được phân phốiNgoài phí phát hành, ngân hàng còn có thể được hưởng thu nhập từ khoản
chênh lệch giữa giá phát hành và thị giá chứng khoánCác NHTM có thể thực hiện việc bảo lãnh phát hành chứng khoán theo các
phương thức là:
* Bảo lãnh cam kết tối đa: là phương thức bảo lãnh trong đó tổ chức bảo lãnh chỉ cam kết phân phối tối đa số chứng
khoán của tổ chức phát hành tới mức có thể.
* Bảo lãnh cam kết chắc chắn: là phương thức mà tổ chức bảo lãnh phải cam kết mua toàn bộ số chứng khoán chưa
phân phối hết của tổ chức phát hànhMọi rủi ro của đợt phát hành sẽ do người bảo lãnh chịu.
* Bảo lãnh cam kết tất cả hoặc không
* Bảo lãnh tối thiểu- tối đa NHTM có thể tham gia hoạt động đại lý, bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ. Họ chính
là những thành viên chủ yếu của thị trường đấu thầu tín phiếu, Trái phiếu chính phủ và là những nhà đầu tư lớn, đảm nhiệm vai trò
nhà tạo thị trường đối với các chứng khoán này.
4. Hoạt động tư vấn chứng khoán
. Với ưu thế của mình trong việc phân tích và xử lý thông tin, phân tích tài chính chuyên nghiệp, NHTM đã giúp những
nhà đầu tư, tổ chức phát hành khắc phục những yếu điểm, tiết kiệm chi phí, tránh rủi ro và đưa ra những quyết định đúng đắn
thông qua hoạt động tư vấn.
5. Hoạt động môi giới chứng khoán
Môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian hoặc đại diện mua, bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hoa
hồng.
Hoạt động môi giới chứng khoán có những tác động tích cực đối với TTCK, nhưng hoạt động này cần phải có luật pháp
đảm bảo với những quy định chặt chẽ nhằm tránh những trường hợp đầu cơ gây lộn xộn trên thị trường.
6. Hoạt động quản lý danh mục đầu tư chứng khoán
Quản lý danh mục đầu tư là hoạt động quản lý vốn của khách hàng thông qua việc mua, bán và nắm giữ các chứng khoán
theo uỷ thác vì quyền lợi của khách hàng. Hoạt động quản lý danh mục đầu tư mang lại thu nhập cho ngân hàng thông qua lệ phí
quản lý tài sản từ phía khách hàng. Hoạt động này cũng góp phần tăng uy tín và phát triển hoạt động khác như lưu ký, thanh toán,
tư vấn. Song để tạo lòng tin đối với công chúng đầu tư, các ngân hàng phải luôn tôn trọng và đặt quyền lợi của khách hàng trước
quyền lợi của ngân hàng.
7. Các hoạt động khác
Lưu ký chứng khoán.
Quản lý thu nhập của khách hàng
Nghiệp vụ tín dụng:
Cho vay ký quỹ
Nghiệp vụ quản lý quỹ đầu tư
IV) Vai trò của ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán
1. Trên thị trường sơ cấp.
a) Vai trò phát hành:
Nhằm phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng, nhu cầu vốn dài hạn thông qua phát hành trái phiếu của các NHTM là rất lớn.
Cho đến nay, hoạt động phát hành trái phiếu của các NHTM chưa phải là hoạt động thường xuyên, liên tục. Tuy nhiên, đợt phát
hành trái phiếu tăng vốn vừa qua của Ngân hành Ngoại thương (NHNT) đã chứng tỏ mối quan tâm lớn của thị trường đối với trái
phiếu ngân hàng, đặc biệt là các NHTM hoạt động tốt có uy tín. Nhằm phục vụ cho tăng trưởng kinh tế, yêu cầu về mở rộng quy
mô vốn của các NHTM càng đặt ra bức thiết. Việc các NHTM phát hành trái phiếu có ý nghĩa quan trọng: một mặt, nó góp phần
tăng hàng hoá cho thị trường chứng khoán, mặt khác nó là một kênh dẫn vốn quan trọng cho các NHTM cho mục tiêu tăng trưởng
của nền kinh tế.
b) Vai trò đầu tư trực tiếp:
Với tiềm lực tài chính mạnh và khả năng sử dụng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn, các NHTM có thể đóng vai trò là nhà đầu
tư trên thị trường trái phiếu, đặc biệt là đối với trái phiếu Chính phủ, vốn đòi hỏi tầm nhìn đầu tư trung và dài hạn. Trên thực tế,
một số lượng lớn trái phiếu Chính phủ và công trái là do NHTM mua. Trong năm 2005, tổng lượng trái phiếu Chính phủ phát hành
là 17.226 tỷ đồng, trong đó các NHTM mua 12.058 tỷ đồng, chiếm khoản 70%.
c) Vai trò phân phối, bảo lãnh phát hành:
Tại một số thị trường tài chính lớn trên thế giới, các trung gian tài chính, trong đó có các NHTM đóng vai trò quan trọng
trên thị trường trái phiếu với tư cách là đại lý sơ cấp (Primary Dealers) hoặc bảo lãnh phát hành.
Tại Việt Nam, bảo lãnh phát hành là phương thức phổ biến nhất đối với trái phiếu Chính phủ. Với độ tín nhiệm cao và
tiềm lực tài chính mạnh, các NHTM có ưu thế lớn khi tham gia bảo lãnh phát hành. Bên cạnh đó, trái phiếu Chính phủ còn được
chào bán qua Trung tâm giao dịch chứng khoán và bán lẻ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.
Tuy nhiên, Việt Nam chưa có hệ thống các đại lý sơ cấp. Việc hình thành hệ thống đại lý sơ cấp với sự tham gia của các
NHTM sẽ góp phần đẩy nhanh và hiệu quả qúa trình phân phối trái phiếu Chính phủ.
2) Trên thị trường thứ cấp.
Với vai trò là trung gian trên thị trường, các NHTM có thể thực hiện các nghiệp vụ sau:
a) Kinh doanh trái phiếu:
Mới đưa vào hoạt động từ tháng 8/2005, hoạt động kinh doanh trái phiếu của NHNT với 13 đối tác là các NHTM và các
công ty chứng khoán đã có những kết quả hết sức khả quan. Tính đến hết năm 2005, tổng doanh số giao dịch đạt khoảng 2.700 tỷ
đồng, trong đó chiếm phần lớn là hoạt động bán mua lại (chiếm khoảng 2.670 tỷ đồng, tức là khoảng 99%). Do vậy có thể thấy rõ
ràng hoạt động kinh doanh trái phiếu của NHNT thực chất là hoạt động chiết khấu, tạo thanh khoản cho thị trường. Bện cạnh đó,
hoạt động kinh doanh trái phiếu, công trái với các nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng có tiềm năng phát triển lớn, nhưng chưa được tổ chức
thật sự chuyên nghiệp. Một ưu điểm nữa của hình thức kinh doanh này là không bị giới hạn bởi thời gian giao dịch của thị trường
chứng khoán tập trung.
b) Sản phẩm phái sinh:
Các NHTM có thể thực hiện các sản phẩm phái sinh như: hoán đổi, kỳ hạn, quyền chọn, hợp đồng tương lai đối với các
trái phiếu, cổ phiếu trên thị trường. Ở đây, sự kết hợp liên thị trường giữa thị trường tiền tệ với thị trường chứng khoán sẽ cung cấp
cho các nhà đầu tư nhiều công cụ để kinh doanh (đầu cơ) và bảo hiểm rủi ro, đồng thời tăng tính thanh khoản của thị trường.
c) Cho vay chứng khoán:
Nghiệp vụ cho vay chứng khoán rất phổ biến đối với các TTCK phát triển. Tại Mỹ, Cục dự trữ liên bang (Fed) thực hiện
nghiệp vụ này với các đại lý sơ cấp đối với trái phiếu Chính phủ. Nghiệp vụ này một mặt làm tăng thanh khoản của thị trường, mặt
khác giúp Fed điều tiết được lượng cung tiền. Tài sản thế chấp thường là tiền mặt. Nghiệp vụ cho vay chứng khoán giữa các trung
gian tài chính có phạm vi rộng hơn cả về danh mục chứng khoán cho vay cũng như danh mục tài sản thế chấp. Bên vay thế chấp
tài sản khi nhận chứng khoán và phải trả lại chứng khoán, đồng thời nhận lại tài sản thế chấp khi đáo hạn. Việc cho vay chứng
khoán thực sự góp phần làm tăng tính thanh khoản của thị trường, đồng thời có thể giúp các bên tham gia (đặc biệt là đối với các
trung gian tài chính) tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc kinh doanh chứng khoán đi vay hoặc nhận thế chấp.
V) Kiến nghị, giải pháp để phát huy hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán:
1)Tạo khuôn khổ pháp lý khuyến khích NHTM tham gia hoạt động chứng khoán
Việc khuyến khích các NHTM tham gia hoạt động chứng khoán, đặc biệt là hoạt động cổ phiếu sẽ phát huy được các thế
mạnh của các NHTM, đó là: (i) ưu thế về mạng lưới, (ii) khả năng phát triển thị trường OTC, và (iii) xu thế của quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng - đầu tư, khi các NHTM Việt Nam được phép và đã thực hiện hoạt động quản
lý tài sản, thực chất là hoạt động đầu tư chứng khoán tại nước ngoài mà lại bị hạn chế đối với hoạt động này ở trong nước.
2) Đẩy mạnh thị trường OTC với nòng cốt là hoạt động của các NHTM và công ty chứng khoán. Đồng thời, cần sớm
triển khai đưa trung tâm lưu ký chứng khoán vào hoạt động. Trung tâm lưu ký chứng khoán độc lập này sẽ tập trung hoá tất cả
hoạt động lưu ký đối với các chứng khoán niêm yết và đăng ký giao dịch của hai Trung tâm giao dịch tại Hà Nội và TP. Hồ Chí
Minh, tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch ngoài sàn do các NHTM, công ty chứng khoán thực hiện.
3) Thu hút mạnh đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân nhỏ và phát triển dịch vụ quảnlý danh mục đầu tư cho khách hàng
cá nhân. Với dịch vụ này, các NHTM sẽ thiết kế cácsảnphẩm để thu hút vốn để đầu tư trong nước hoặc liên kết với các đối tác
nước ngoài đểbán các sản phẩm quỹ đầu tư của nước ngoài (đầu tư ra nước ngoài).
4) Tiếp tục phát triển các công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. Tham khảo mô hình của Singapore cho thấy: tại một
thị trường tài chính lớn và phát triển như Singapore, nơi có trên 230 công ty quản lý tài sản với khoảng 1.000 nhân viên và quản lý
trên 450 tỷ SGD (khoảng 276 tỷ USD), mà các điều kiện đầu tư đối với các nhà đầu tư cá nhân rất đơn giản và dễ dàng. Nếu đầu
tư vào các thị trường phát triển và các nước đông nam á, nhà đầu tư chỉ cần có 1.000 SGD (hoặc tương đương nếu là ngoại tệ
khác), tức khoảng 615 USD, đối với các thị trường khác là 5.000 SGD (khoảng 3.000 USD). Thêm vào đó, chính sách thuế thu
nhập đối với nhà đầu tư và công ty quản lý quỹ cũng rất ưu đãi như: miễn thuế thu nhập đối với các nhà đầu tư không cư trú, áp
dụng biểu thuế luỹ thoai đối với công ty quản lý quỹ .
5) Xây dựng được hệ thống xếp hạng (định mức) tín nhiệm. Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của thị trường
chứng khoán là tính minh bạch. Do vậy, ở tất cả các thị trường phát triển, vấn đề xếp hạng tín nhiệm các định chế tham gia thị
trường được thực hiện bởi các công ty xếp hạng độc lập, các thông tin được công bố công khai cho các nhà đâu tư và các chủ thể
tham gia hoặc có liên quan đến thị trường. TTCK Việt Nam muốn phát triển cũng phải xây dựng được một cơ chế đánh giá xếp
hạng tín nhiệm độc lập và hữu hiệu. ý tưởng về việc thành lập và đưa vào hoạt động một công ty xếp hạng tín nhiệm thì Việt Nam
đã có. Như là một nỗ lực thúc đẩy tiến trình này, vào tháng 7/2006, NHNT sẽ phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam (VCCI) Hiệp hội ngân hàng châu á (ABA). Hội đồng tư vấn doanh nghiệp AFEC (ABAC) cùng tổ chức hội thảo quốc tế
về vấn đề này.
6) Mở rộng hoạt động của công ty chứng khoán. Việc tăng năng lực tài chính cũng như phạm vi hoạt động của các công
ty chứng khoán với mục tiêu trở thành các ngân hàng đầu tư, đủ sức bảo lãnh phát hành và thực hiện các dịch vụ đầu tư chứng
khoán không chỉ trong thị trường Việt Nam mà còn tiến tới tham gia vào quá trình phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ và
các doanh nghiệp Việt Nam là hết sức cần thiết.
Quỹ chưa dẫn dắt được thị trường

Mặt dù tín hiệu giải ngân của các quỹ đầu tư tại thị trường Việt Nam đã thể hiện khá rõ, nhưng điều này lại không giúp thị trường
đi lên. Tại các thị trường chứng khoán thế giới, các quỹ đầu tư đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt thị trường. Bởi đây là
những tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, có quy mô vốn lớn.
Thế nhưng tại thị trường Việt Nam thì các quỹ đầu tư lại không thể hiện được hết vai trò của mình. Ngoài lý do khách quan là quy
mô vốn của các quỹ tại thị trường Việt Nam khá khiêm tốn do tâm lý các nhà đầu tư vẫn thích tự mình đầu tư vào thị trường hơn là
thông qua các quỹ, còn có hai nguyên nhân quan trọng khác.
Thứ nhất là thị trường Việt Nam chỉ có các quỹ đóng mà thiếu mô hình quỹ mở (nhà đầu tư được quyền bán lại chứng chỉ quỹ đầu
tư cho quỹ và quỹ phải mua lại các chứng chỉ theo giá trị thuần vào thời điểm giao dịch).
Đối với hình thức quỹ này, các giao dịch mua bán chứng chỉ quỹ được thực hiện trực tiếp với công ty quản lý quỹ và các chứng
chỉ quỹ không được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến các quỹ kém hấp dẫn đối với các
nhà đầu tư Việt Nam. Vì vậy việc cho phép các quỹ mở được thành lập tại Việt Nam sẽ giúp các quỹ huy động vốn dễ dàng hơn.
Nguyên nhân thứ hai là hiện các công ty chứng khoán dường như đang làm thay việc của các quỹ đầu tư. Theo một vị chuyên gia,
tại các thị trường quốc tế, các công ty chứng khoán là những người trung gian thực hiện các giao dịch của các nhà đầu tư. 
Nhưng tại Việt Nam, vai trò của các công ty chứng khoán trên thị trường lại khá lớn và họ dễ dàng thu hút được các nhà đầu tư
đến với mình hơn là các quỹ đầu tư.
Vị chuyên gia này giải thích, sở dĩ có điều này là vì các công ty chứng khoán đã đưa ra những ưu đãi đặc biệt cho các nhà đầu tư
lớn, thậm chí là các cá nhân có vốn lớn (cho quyền ưu tiên đặt lệnh, được hưởng T+1…).
Điều này khiến các nhà đầu tư lại càng chẳng mặn mà khi các quỹ kêu gọi vốn, bởi họ đơn thuần nghĩ rằng, những lợi ích và ưu
đãi mà công ty chứng khoán mang lại chẳng kém gì so với quỹ đầu tư, mặt khác họ vẫn tự mình nắm giữ và điều hành được tiền
của mình.
Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng cho rằng, tình trạng này sẽ không kéo dài. Cùng với sự phát triển của thị trường, xu hướng đầu
tư thông qua các quỹ sẽ ngày càng tăng. Đến lúc đó thì lực đỡ cho thị trường chính là các quỹ đầu tư, còn hiện nay lực đỡ cho thị
trường phụ thuộc phần lớn vào tâm lý của các nhà đầu tư cá nhân./.
Các lệnh giao dịch trên sàn HOSE
Theo Quy chế giao dịch chứng khoán tại SGDHCM ban hành kèm theo Quyết định số 124 /QĐ-SGDHCM ngày 09 tháng
10 năm 2009, của Tổng Giám đốc Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM), có 3 loại lệnh sau:
- Lệnh giới hạn (LO – limit order)
- Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa (ATO – at the open order)
- Lệnh giao dịch tại mức giá xác định giá đóng cửa (ATC – at the close order)
Trong đó, có 2 loại lệnh được áp dụng chủ yếu: LO, ATC/ATO.

1.1. Lệnh giới hạn (LO - limit order)


Lệnh giới hạn (LO) là loại lệnh có ghi giá, giá thực hiện (nếu lệnh được thực hiện) bằng hoặc tốt hơn giá ban đầu. Lệnh
giới hạn có hiệu lực kể từ khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch và chờ trên sổ lệnh cho đến lúc kết thúc ngày giao dịch hoặc
cho đến khi lệnh bị hủy bỏ (trừ lệnh mua của nhà đầu tư nước ngoài ).
1.2.Lệnh mở cửa (ATO - at the open order ) và đóng cửa (ATC - at the close order): ATO và Lệnh ATO:
Lệnh ATO: là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá mở cửa. Lệnh được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong
khi so khớp lệnh. Lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh định kỳ để xác định giá mở cửa và sẽ tự động
bị hủy bỏ sau thời điểm xác định giá mở cửa nếu lệnh không được thực hiện hoặc không được thực hiện hết. ATO dùng cho đợt 1.
Lệnh ATO, ATC không ghi giá (khi đặt lệnh ghi ATO/ATC).Lệnh ATO/ATC được ưu tiên trước LO khi khớp lệnh - Tức là khớp
lệnh ở giá nào thì lệnh ATO/ATC sẽ được thực hiện ở giá đó. Chỉ khi khớp hết lệnh ATO/ATC thì lệnh giới hạn LO mới được thực
hiện tiếp.
Theo đánh giá của TTGDCK Tp.HCM, sau ngày đầu tiên áp dụng lệnh ATO bước đầu đã tạo điều kiện cho nhà đầu tư có
điều kiện chọn lựa. Tỷ lệ lệnh ATO được khớp là 76%, chiếm 6% khối lượng khớp lệnh toàn thị trường. Ðồng thời với việc sử
dụng lệnh ATO trong đặt lệnh nhà đầu tư đã có thêm cơ hội để thực hiện lệnh mua và bán, tăng tính thanh khoản cho thị trường.
Khi đặt lệnh tại mức giá khớp lệnh, nhà đầu tư không cần phải ghi mức giá cụ thể nhưng sử dụng chữ viết tắt ATO thay cho việc
ghi giá.
Khối lượng đặt lệnh tối đa đối với lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh là 9.900 cổ phiếu. Trường hợp có nhiều lệnh ATO
đặt mua hoặc đặt bán, các lệnh ATO sẽ cạnh tranh thực hiện lệnh với nhau theo thứ tự thời gian đặt lệnh, lệnh ATO vào trước sẽ
được phân bổ trước và lệnh ATO vào sau sẽ được phân bổ sau.
Việc áp dụng lệnh ATO này sẽ tạo thêm công cụ mới cho người đầu tư trong việc linh hoạt lựa chọn loại lệnh đặt thích
hợp nhất, từ đó người đầu tư có thể thoả mãn nhu cầu của mình. Ðồng thời, khi áp dụng lệnh ATO này sẽ từng bước hoàn thiện
được cơ chế thị trường tiến tới hoà nhập quốc tế. Mặt khác, việc dùng lệnh ATO sẽ giúp nhà đầu tư thuận lợi hơn trong việc muốn
mua hoặc muốn bán tại mức giá tốt mà không phải xác định mức giá cụ thể khi đặt lệnh.
ATO được cộng dồn vào mức giá trong sổ lệnh nên phần nào tăng được khối lượng giao dịch , từ đó tăng được quy mô thị
trường, với điều kiện cung cầu thị trường không bị chênh lệch. Do lệnh ATO có thứ tự ưu tiên sau cùng vì vậy trong trường hợp có
sự chênh lệch cung cầu lớn thì lệnh ATO này không được khớp hoặc chỉ khớp một phần, ví dụ khi lệnh mua nhiều hơn bán và lệnh
ATO mua được đưa vào thì rất khó được thực hiện ATO vì lúc này lệnh đặt mua ở mức giá trần nhiều và theo nguyên tắc ưu tiên
sau cùng thì lệnh ATO được phân bổ sau cùng nên ATO trong trường hợp này rất khó khớp hoặc chỉ được khớp một phần. Do đó
nếu nhà đầu tư mà kỳ vọng quá nhiều vào hiệu quả của lệnh ATO thì sẽ dẫn đến ảnh hưởng tâm lý không tốt đối với loại lệnh này.

Lệnh ATC: bản chất như lệnh ATO nhưng được áp dụng trong thời gian khớp lệnh định kỳ để xác định giá đóng
cửa, được dùng cho đợt 3.
Lệnh ATC (At The Close order - giao dịch tại giá đóng cửa) là loại lệnh mới được áp dụng trên thị trường chứng khoán từ
khi tiến hành khớp lệnh liên tục. Lệnh này được sử dụng duy nhất trong đợt khớp lệnh cuối cùng của phiên giao dịch.
Lệnh ATC được ưu tiên giao dịch trước lệnh giới hạn và không cần ghi mức giá cụ thể. Do đó, ATC đặc biệt hữu hiệu nếu
nhà đầu tư muốn tranh bán nhưng điều này cũng tiềm ẩn rủi ro nếu khớp phải giá không tốt (mua giá cao hoặc bán giá thấp).
Mô ̣t điểm cần lưu ý, do lê ̣nh ATC khong ghi mức giá nên công ty chứng khoán sẽ sử dụng giá trần để tính phí giao dịch.
Các nhà đầu nên xem xét cẩn trọng trước khi sử dụng lênh ATO, ATC vì các đại gia có thể sử dụng lệnh giới hạn (LO) với
khối lượng mua hoặc bán lớn đưa đẩy giá nhằm đánh lạc hướng các nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm phán đoán sai về xu hướng
giá của cổ phiếu/chứng chỉ quỹ dẫn tới bán ra ngược với xu hướng giá và bị thiệt hại.
Nhiều nhà đầu tư thường hiểu nhầm giá được khớp trong thời gian thực hiện lệnh ATO tức là từ 8h30 đến 9h là giá tham
chiếu nhưng thực ra đây là thời điểm tập hợp các lệnh mua bán của các nhà đầu tư, qua đó xác định một mức giá phản ánh một
cách cập nhật về tình trạng cung cầu đối với các loại cổ phiếu, giá khớp lệnh mở cửa do đó là để tham khảo cho các nhà đầu tư
trong phiên giao dịch liên tục. Giá tham chiếu để xác định giá trần, giá sàn là giá được xác định ở phiên giao dịch đóng cửa của
ngày hôm trước.
Tổng hợp các loại lệnh (đối với nhà đầu tư trong nước):

Thời gian nhập lệnh:


Lệnh 8:30 - 9:00 9:00 – 10:00 10:00 – 10:30 10:30 – 11:00
ATO *
LO * * *
ATC *

Tóm tắt việc thực hiện:


Các loại lệnh Mua Bán
ATO/ATC Tự động hủy Tự động hủy
LO Chờ trên sổ lệnh Chờ trên sổ lệnh

Lenh giao dich tren sgdck hn la lenh LO


Giaodich
- Phương thức khớp lệnh định kỳ (call auction):
là phương thức giao dịch trong đó giá thực hiện mua và bán được xác định theo điều kiện cho phép khối lượng giao
dịch cao nhất, trên cơ sở tập hợp tất cả các lệnh mua và lệnh bán trong một khoảng thời gian nhất định.
Tức là, khi xuất hiện yêu cầu của nhà đầu tư đặt ra muốn mua hoặc bán một loại chứng khoán nào đó (đặt lệnh) thì
trung tâm giao dịch chứng khoán sẽ tiến hành ghép lệnh hay gọi là khớp lệnh, dựa trên tình hình cung cầu chứng khoán
đó để đưa ra một lệnh thị trường - một mức giá tốt nhất - để các nhà đầu tư mua bán chứng khoán đó, nhằm đạt được giá
trị giao dịch lớn nhất.
Và việc khớp lệnh này tất nhiên phải tuân theo một số nguyên tắc nhất định. Với call auction, việc khớp lệnh được thực
hiện sau khi đã tập trung tất cả các lệnh mua và bán trong một thời gian nhất định,
 ví dụ tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành khớp lệnh 3 phiên/ngày, vào một thời điểm
nhất định, và đều đặn từ thứ Hai đến thứ Sáu. Tuy nhiên, với cơ chế khớp lệnh định kỳ, nhà đầu tư lại luôn có xu hướng
tranh mua, tranh bán vào gần thời điểm khớp lệnh, khiến nhiều phiên đại diện giao dịch không thể nhập kịp các lệnh vào
hệ thống, đó là nguyên nhân gây ra hiện tượng ách tắc hay sập sàn.

- Phương thức khớp lệnh liên tục (continuous auction):


là phương thức trong đó giao dịch được thực hiện liên tục ngay khi có các lệnh đối ứng được nhập vào hệ thống. Với
phương thức khớp lệnh liên tục, ngay sau khi lệnh được nhập vào hệ thống, sẽ lập tức được so khớp và hình thành giao
dịch, từ đó, giá cả được xác định liên tục chứ không phải vào một thời điểm nhất định như khớp lệnh định kỳ.
Tuy nhiên muốn áp dụng phương thức khớp lệnh hiện đại này các trung tâm giao dịch chứng khoán phải tiến hành
nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất, đặc biệt các chương trình xử lý lệnh và giao dịch cho khách hàng theo đúng lộ trình mà
trung tâm thông báo. Hơn nữa, nhà đầu tư cần hiểu biết hơn, nắm vững thông tin hơn khi quyết định đầu tư trên thị
trường chứng khoán, nếu không rủi ro khi đầu tư theo phương thức giao dịch liên tục cũng cao hơn.
Hiện nay, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội áp dụng đồng thời hai phương thức là giao dịch báo giá và giao
dịch thỏa thuận, điều này cho phép khách hàng có thể linh hoạt lựa chọn hình thức giao dịch thích hợp. Giao dịch thỏa
thuận có thể áp dụng trong trường hợp nhà đầu tư đã tìm được đối tác giao dịch và giao dịch báo giá áp dụng trong trường
hợp chưa tìm được đối tác giao dịch. Đặc biệt, báo giá là phương thức giao dịch linh hoạt và tiên tiến, theo đó các lệnh
giao dịch khi đã nhập vào hệ thống sẽ được khớp lệnh ngay nếu có các lệnh đối ứng trên hệ thống thỏa mãn được về mức
giá giao dịch. Về bản chất đây có thể coi là hình thức giao dịch khớp lệnh liên tục.
Với phương thức giao dịch khớp lệnh định kỳ, mức giá dự kiến khớp lệnh sẽ có những thay đổi thường xuyên và chỉ
có thể chính thức xác định tại thời điểm khớp lệnh; như vậy trong trường hợp người đầu tư đặt lệnh sớm, mức giá đặt
giao dịch thường có thể sẽ không phù hợp với mức giá khớp lệnh, vì thế người đầu tư muốn đặt lệnh sát với thực tế thị
trường thì thường phải theo dõi quá trình giao dịch và đưa ra quyết định cuối cùng vào sát thời điểm khớp lệnh, điều này
đôi khi cũng không hoàn toàn được như mong muốn do hầu hết người đầu tư đều tập trung đặt lệnh vào sát giờ khớp lệnh
vì thế có thể sẽ dẫn đến nguy cơ "dồn toa" tắc nghẽn và lệnh giao dịch của khách hàng có thể không kịp chuyển vào hệ
thống. Hơn thế nữa, người đầu tư sẽ phải dành khá nhiều thời gian để theo dõi sau khi đã đặt lệnh mới biết được kết quả
giao dịch của mình.
Ngược lại, đối với phương thức giao dịch báo giá tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, trong trường hợp nhà
đầu tư theo dõi và quyết định đặt lệnh giao dịch đối ứng với các lệnh đã có sẵn trên hệ thống, nếu các điều kiện thỏa mãn
thì việc khớp lệnh sẽ được thực hiện ngay sau khi lệnh được nhập vào hệ thống, điều này sẽ giảm thiểu tối đa thời gian
mà người đầu tư phải theo dõi đặt lệnh cũng như chờ xác nhận kết quả giao dịch, thời gian dành cho việc đầu tư chứng
khoán của khách hàng được rút ngắn để làm các công việc khác. Chính bởi ưu điểm của phương thức giao dịch báo giá
như đã đề cập ở trên, nhà đầu tư khi tham gia giao dịch có thể lựa chọn thời điểm đặt lệnh cũng như mức giá đặt mua
thích hợp nhất, phù hợp nhất với nhu cầu đầu tư và tình hình thị trường, đồng thời đảm bảo khả năng giao dịch được ở
mức cao nhất.
1. thời gian giao dịch

Các giao dịch trên SGDCK thường được tổ chức dưới dạng phiên giao dịch (sáng, chiều) hoặc phiên liên tục (từ sáng
qua trưa đến chiều)
Yếu tố quyết định thời gian giao dịch là quy mô của TTCK , đặc biệt là tính thanh khoản của thị trường.
Tại hầu hết các SGDCK trên thế giới diễn ra trong các ngày làm việc trong tuần. Cũng có nơi,do thị trường nhỏ bé,và
kém tính thanh khoản nên thực hiện giao dịch 1 phiên hoặc giao dịch cách ngày.Tuy nhiên,việc giao dịch cách ngày cùng
với thanh toán kéo dài có thể ảnh hưởng đến tính thanh khoản của TT làm chậm cơ hội đầu tư và vòng quay tài chính.
Ví dụ: tại sàn HOSE
phương thức giao dịch Giờ giao dịch Thời lượng

Khớp lệnh định kỳ mở cửa 8h30’ -8h45’ 15phút

Khớp lệnh liên tục 8h45’-10h30’ 105 phút

Khớp lệnh định kỳ đóng cửa 10h30’-10h45’ 15 phút

Giao dịch thỏa thuận( cp+ccq+tp) 8h30’-11h00’ 150phút

Thị trường đóng cửa 11h00’


Với giao dịch thỏa thuận và trái phiếu, thời gian được kéo dài từ khi mở cửa 8h30 cho đến kết thúc phiên là 11h00.
Trái phiếu chỉ giao dịch thoả thuận
2. Loại giao dịch:

3. Nguyên tắc khớp lệnh:

Để xác định những lệnh được thực hiện trong mỗi lần khớp lệnh, phải sử dụng nguyên tắc của ưu tiên khớp lệnh theo trật tự
sau:
Thứ nhất: ưu tiên về giá :lệnh mua giá cao hơn, lệnh bán giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước
Thứ hai: ưu tiên về thời gian:.lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
Thứ ba: ưu tiên khách hàng.: Lệnh khách hàng - lệnh môi giới sẽ được ưu tiên thực hiện trước lệnh tự doanh - lệnh của nhà
môi giới.
Thứ tư: ưu tiên khối lượng :.lệnh nào có khối lượng giao dịch lớn hơn sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
Ngoài ra các SGDCK có thể áp dụng nguyên tắc phân bổ theo tỷ lệ đặt lênh giao dịch.
=> chú ý :Nguyên tắc khớp lệnh của VN hay các nước trên thế giới đều phải ưu tiên đầu tiên là giá, thứ 2 là khối lượng
(theo các nước).
Riêng ở VN ưu tiên thời gian trước khối lượng vì VN khớp lệnh định kỳ.
Với việc khớp lệnh ưu tiên theo giá, thời gian và khối lượng, chúng tôi nhằm vào đặc điểm: tính giá khớp lệnh. Giá khớp
lệnh: là mức giá mà tại đó khối lượng giao dịch lớn nhất (đây là mức giá mà chương trình máy tính của trung tâm giao dịch
chứng khoán tìm ra và dựa trên nguyên tắc khối lượng giao dịch được lớn nhất). Nhưng khi tìm ra mức giá "thị trường" cho
lần khớp lệnh đó thì việc giao dịch phải thực hiện theo nguyên tắc ưu tiên về giá.
Ví dụ:
Ai mua giá cao nhất (dĩ nhiên cao hơn mức giá thị trường) sẽ là người được thực hiện trước, và sau đó ưu tiên về thời
gian và khối lượng. Ngược lại với người bán cũng vậy, người nào đưa ra mức giá thấp nhất sẽ thực hiện trước (thấp hơn mức
giá thị trường) và trình tự tiếp theo sẽ là trình tự thời gian và khối lượng. Việc ưu tiên về thời gian của VN là không phải trong
một phiên, mà xuất phát từ phiên giao dịch trước chưa được thực hiện sẽ chuyển sang phiên sau.
4. Lệnh giao dịch:

Các nhà đầu tư thường sử dụng 2 loại lê ̣nh chủ yếu để giao dịch.đó là lê ̣nh thị trường và lê ̣n giới hạn. Ta
có bảng so sánh:
Chỉ tiêu Lệnh thị trường Lệnh giới hạn

Đặc điểm Khi sử dụng lệnh này, nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận Là loại lệnh trong đó người đặt lệnh đưa ra mức
mua hoặc bán theo mức giá của thị trường hiện tại và giá mua hay bán có thể chấp nhận được.
lệnh của nhà đầu tư luôn luôn thực hiên được. Chỉ ra mức giá cao nhất mà người mua chấp nhận
Mức giá do quan hệ cung-cầu CK của thị trường quyết thực hiện giao dịch
định. Chỉ ra mức giá bán thấp nhất mà người chấp nhận
giao dịch.

Ưu điểm -nâng cao doanh số giao dịch Giúp nhà đầu tư dự tính được lời hay lỗ khi giao
-tăng cường tính thanh khoản của thị trường. dịch được thực hiện
-thuận tiện cho người đầu tư

Nhược điểm -dễ gây ra sự biến động giá bất thường, ảnh hưởng đến Nhà đầu tư khi ra lệnh giới hạn có thể phải nhận
tính ổn định giá của thị trường. rủi ro do mất cơ hội đầu tư đặc biệt là trong
-chỉ áp dụng đối với các nhà đầu tư lớn, chuyên nghiệp trường hợp giá thị trường bỏ xa mức giới hạn.
đã có được các thông tin liên quan đến mua ban và xu Trong 1 số trường hợp, lệnh giới hạn có thể
hướng vận động giá cả CK trước, trong và sau khi lệnh không được thực hiện ngay cả khi giá giới hạn
được thực hiện.và được áp dụng chủ yếu trong trường được đáp ứng.
hợp bán CK.

1. Lệnh giới hạn: là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc tốt hơn. Lệnh giới hạn có hiệu
lực kể từ khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến lúc kết thúc ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ.
2. Lệnh thị trường (viết tắt là MP): là lệnh mua chứng khoán tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán chứng khoán tại
mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường. Lệnh MP chỉ được sử dụng trong thời gian khớp lệnh liên tục. Hiện nay, lệnh
MP chưa được áp dụng trên TTCK Việt Nam .
- Nếu khối lượng đặt lệnh của lệnh MP vẫn chưa được thực hiện hết thì lệnh MP sẽ được xem là lệnh mua tại mức giá bán cao
hơn hoặc lệnh bán tại mức giá mua thấp hơn tiếp theo hiện có trên thị trường.
- Nếu khối lượng đặt lệnh của lệnh MP vẫn còn và không thể tiếp tục khớp được nữa thì lệnh MP sẽ được chuyển thành lệnh
giới hạn mua tại mức giá cao hơn một bước giá so với giá giao dịch cuối cùng trước đó hoặc lệnh giới hạn bán tại mức giá
thấp hơn một bước giá so với giá giao dịch cuối cùng trước đó.
- Trường hợp giá thực hiện cuối cùng là giá trần đối với lệnh MP mua hoặc giá sàn đối với lệnh MP bán thì lệnh MP sẽ được
chuyển thành lệnh giới hạn mua tại giá trần hoặc lệnh giới hạn bán tại giá sàn.

You might also like