You are on page 1of 11

GIÓ BIỂN VÀ GIÓ ĐẤT

Là loại gió hình thành ở ven biển, thay đổi hướng theo ngày và đêm.
Nguyên nhân chính hình thành gió biển và gió đất là do sự chênh lệch áp suất
giữa đất liền và mặt biển.

(Hình ảnh: https://en.wikipedia.org/wiki/Sea_breeze)

I. Nguồn gốc - Sự hình thành:


 Gió biển:
Ban ngày, mặt đất và mặt biển hấp thụ năng lượng
Mặt Trời như nhau. Nhưng do khả năng hấp thụ
nhiệt của mặt đất nhanh hơn và nhiệt dung riêng
của đất thấp hơn nên nhiệt độ mật đất cao hơn nhiệt
độ mặt biển. Nhu vậy, ấp suất không khí trên mặt đất
sẽ thấp hơn (do nhiệt độ cao, không khí nở ra nhiều
hơn).
Do đó, áp suất khí trên mặt biển cao hơn. Từ đó
hình
thành luồng khí thổi từ biển vào đất liền, gọi là gió
biển.

 Gió đất:
Ban đêm thì ngược lại, cả mặt biển và mặt đất đều tỏa
nhiệt ra môi trường,lúc này do khả năng tỏa nhiệt tốt,
nhiệt dung riêng lại thấp nên mặt đất lại giảm nhiệt
độ nhiều hơn, nhiệt độ thấp hơn mặt biển. Như vậy ban
đêm, không khí ở đất liền lạnh hơn (áp cao) so với không
khí mặt biển (áp thấp). Lại hình thành luồng khí ngược lại,
thổi từ đất liền ra ngoài biển, gọi là gió đất.
( https://baigiang.violet.vn/present/cac-loai-gio-3594064.html)

 Đặc điểm:
 Gió biển ẩm, mang nhiều hơi nước, mát mẻ.

Gió biển di chuyển trên mặt nước (hướng về phía người xem) ở Hobart ,
Tasmania, Úc
(https://en.wikipedia.org/wiki/Sea_breeze)
 Gió đất thường khô nóng, ít hơi nước. Gió đất sẽ mất đi khi đất ấm lên
vào buổi sáng.

 Phần bổ sung cho thuyết trình

 Biển được làm nóng bởi Mặt Trời chậm hơn bởi vì nước có nhiệt riêng lớn
hơn so với đất. Khi nhiệt độ bề mặt đất tăng liên, đất làm nóng không khí ở
phía trên bằng sự truyền dẫn. Khí ấm loãng hơn môi trường xung quanh và
nổi lên. Điều này tạo ra građien nhiệt khoảng 2 milibar từ đại dương đến
đất liền. Không khí lạnh hơn ở trên biển, bây giờ với áp suất mực nước
biển cao hơn (không gian trên biển là không gian mở, nên khi nhiệt độ
giảm thì áp suất cao hơn do các phân tử khí dịch chuyển sát lại gần nhau,
thể tích khối không khí co vào - còn nếu trong trường hợp là không gian kín
thì xảy ra ngược lại), chảy về đất liền nơi có áp suấp thấp hơn, tạo ra gió
lạnh hơn gần bờ biển. Khi gió quy mô lớn lặng lại, độ bền của gió biển tỷ
lệ thuận với chênh lệch nhiệt độ giữa đất và biển. Nếu gió ngoài khơi 8 hải
lý một giờ (15 km/h) tồn tại, gió biển không có nhiều khả năng hình thành.
 Vào buổi tối, đất lạnh đi nhanh hơn đại dương do sự chênh lệch giá trị
nhiệt riêng của chúng. Sự thay đổi nhiệt độ này khiến gió biển ban ngày
giải phóng nhiệt. Khi nhiệt độ phía bờ biển giảm xuống dưới nhiệt độ ngoài
khơi, áp suất trên nước sẽ nhiều hơn áp suất trên đất, tạo ra gió đất, miễn
là gió bờ biển không đủ mạnh để phản lại nó. ( myaloha.vn)

 Gió biển là bất kỳ cơn gió nào thổi từ một khối nước lớn về phía hoặc lên
một vùng đất; nó phát triển do sự khác biệt về áp suất không khí được tạo
ra bởi nhiệt dung khác nhau của nước và đất khô. Như vậy, gió biển có tính
cục bộ hơn gió thịnh hành. Do đất hấp thụ bức xạ mặt trời nhanh hơn
nhiều so với nước, gió biển là hiện tượng phổ biến dọc theo bờ biển sau khi
mặt trời mọc. Ngược lại, gió đất liền hoặc gió ngoài khơi là tác dụng
ngược lại: đất khô cũng nguội nhanh hơn nước và sau khi mặt trời lặn, gió
biển tan dần và gió thay vào đó thổi từ đất liền ra biển. Gió biển và gió đất
liền là cả hai yếu tố quan trọng trong gió thịnh hành của vùng ven biển.

 Nguyên nhân
 Biển có công suất nhiệt lớn hơn đất liền, do đó bề mặt biển nóng lên chậm
hơn so với đất liền.
 Khi nhiệt độ của bề mặt đất tăng lên, đất làm nóng không khí bên trên nó
bằng sự đối lưu. Không khí nóng lên mở rộng và trở nên ít đậm đặc hơn,
giảm áp lực lên vùng đất gần bờ biển. Không khí trên biển có áp suất
tương đối cao hơn, khiến không khí gần bờ biển chảy về phía áp suất thấp
hơn trên đất liền
 . Sức mạnh của gió biển tỷ lệ thuận với chênh lệch nhiệt độ giữa đất liền và
biển. Nếu có gió ngoài khơi mạnh (nghĩa là gió lớn hơn 8 hải lý một giờ
(15 km/h)) và ngược với hướng gió biển có thể xảy ra, gió biển không có
khả năng phát triển.

II. Vị trí địa lí


 Thành phố Phan Thiết nằm trong vùng khô hạn, khí hậu nhiệt đới điển hình,
nhiều gió, nhiều nắng, ít bão, không có sương muối, có nhiệt độ trung bình
hàng năm từ 26 °C đến 27 °C.
 Tháng 1, tháng 2 và tháng 12 (nhiệt độ trung bình 25,5 °C) mát hơn so với
các tháng khác trong năm. Tháng 4 và tháng 5 là những tháng nóng nhất ở
Phan Thiết, nhiệt độ có khi lên đến 29 °C.
 Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm từ 78 đến 80,7%.
 Thành phố Phan Thiết hình cánh cung trải dài từ: 10°42'10" đến 11° vĩ độ
bắc.
o Phía đông giáp biển Đông.
o Phía tây giáp huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận.
o Phía nam giáp biển Đông và huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận.
o Phía bắc giáp huyện Hàm Thuận Bắc và huyện Bắc Bình - tỉnh Bình Thuận.
( https://vi.wikipedia.org/wiki/Phan_Thiet)
 Hoạt động gió biển và gió đất ảnh hưởng lớn tới Phan Thiết vì có địa hình
cánh cung nên ban đêm ở đây nhận được gió mát từ biển thổi vào.

(Nguồn ảnh: https://stdjns.scienceandtechnology.com.vn)

 Hoạt động của gió biển và gió đất có thể đi sâu vào đất liền 10-39 km hoặc
hơn nữa tùy thời tiết trong năm
 Vùng gió biển và gió đất là vùng có khí hậu thuận lợi để phát triển nghỉ dưỡng
và nông nghiệp, người ta còn tận dụng sự biến động của gió biển và gió đất để
xây các trang trại gió

III. Phân tích ảnh hưởng của gió đến kiến trúc ven biển Phan Thiết:
 Kiến trúc nông thôn
 Kiến trúc hiện đại
Khí hậu Vật liệu Tổ hợp không gian
_Khí hậu nhiệt đới Tre, lá, _MB gần vuông
điển hình, nhiều gió, đất,rơm tường sau (quay ra biển)
nhiều nắng, ít bão, rạ... _Phần trên của hai tường đầu hồi
không có sương muối làm bằng tre ghép lá có thể tháo
_Nhiệt độ trung bình hoặc nâng lên hạ xuống để mùa
hàng năm từ 26 °C hè đón gió mát thổi vào trong
KT Nhà ở đến 27 °C. nhà.
nông thôn _Tháng 1, 2, tháng _Nhà bếp, nhà phụ đứng độc
12, ttb ~25,5 °C). lập.
Tháng 4,5 là tháng _Kết cấu nhà lưu ý về tính bền
nóng nhất ttb~29°C . vững trước gió bão và ngập lụt.
_Độ ẩm tương đối từ Nhà có tỷ lệ lùn chắc chắn, như
78 đến 80,7%. cố bám lấy đất để chống đỡ với
KT gió bão.
NÔNG _Tháng 6 trở đi có Tre, lá, - Nhà thường giáp biển, cấu trúc
THÔN mưa nhiều, xuất hiện đất, xi giống nhà ở nông thôn
KT Nhà ở bão, bão đi đem lại măng, - Tổng MB bố trí kiểu chữ nhất,
NT kết hợp nguồn cá dồi dào. gạch thước thợ.
đánh bắt cá _Mùa gió Nam, các ống,... - Có sân phơi lưới, sơ chế và
thuyền nhỏ đánh bắt phơi khô hải sản, trồng rau, đồng
cá gần bờ. thời có dàn mái lấy bóng mát.
_Mùa gió Bấc cuối
năm âm lịch lại
chuyển qua lưới ruốc.
KT Nhà ở _Gió biển ẩm, mang Bê tông _Hướng nhà: hướng Đông Nam
hiện đại nhiều hơi nước, mát cốt thép, _Trồng cây xanh chắn phía
mẻ. Xuất hiện ban xi măng, trước: cản sức gió và chống gió
ngày. gạch, mang muối ảnh hưởng công
_Gió đất thường khô tre, gỗ, trình.
nóng, ít hơi nước. Gió ngói,... _Gió biển mang hơi ẩm, hơi muối
đất xuất hiện ban nhiều, hạn chế vật liệu XD dễ bị
đêm. ăn mòn.
KT _Hình khối: Nồng độ muối cao
HIỆN trong không khí chú ý đến độ dốc
ĐẠI mái. Nhà thấp lùn, cửa đi, cửa sổ
mở thoáng hai mặt cho gió vào
và thoát ra dễ.

KT Nhà ở _Gió biển và gió đất Gỗ, tre, _Hướng nhà: Đông Nam
hiện đại ảnh hưởng tới Phan rơm, bê _Trồng cây xanh chắn phía
kết hợp Thiết vì có địa hình tông, xi trước: cản sức gió và chống gió
thương cánh cung nên ban măng, mang muối ảnh hưởng công
mại, du ngày ở đây nhận được gạch,kín trình.
lịch gió mát từ biển thổi h... _Tận dụng tốt view nhìn cảnh
vào. quang biển,màu sắc, trang thiết
_Gió biển và gió đất bị hiện đại, tiện nghi.
có thể đi sâu vào đất _Yêu cầu tính thẫm mĩ cao, đón
liền 10-39 km hoặc gió biển, hạn chế gió đất.
hơn.
1. Nhà nông thôn ven biển

Nhà ở vùng biển có gió bão, nên nhà dân gian thường có mặt bằng gần hình vuông,
có 1 gian kèo chính với 4 cột cái vươn lên đỡ nóc cùng với hệ thống cột con xung
quanh liên kết với nhau bằng một hệ thống dầm ngang dọc. Để chống gió bão, nhà
làm thấp, nhỏ hơn ở đồng bằng. Toàn nhà chỉ là một không gian thoáng, tường sau
(quay ra biển), phần dưới hai tường đầu hồi thường đắp bằng đất sét non (tường trình)
dầy 40 - 60cm. Phần trên của hai tường đầu hồi cùng với mặt trước nhà làm bằng tre
ghép lá có thể tháo hoặc nâng lên hạ xuống dễ dàng để mùa hè đón gió mát thổi vào
trong nhà. Ngoài nhà ở chính thì nhà bếp, nhà phụ đứng độc lập ở một phía sân trước
nhà chính.

Kết cấu công trình đối với nhà vùng biển được đặc biệt lưu ý về tính bền vững trước
gió bão và ngập lụt.

Nhà ở 3 -5 gian, có đặc điểm vì kèo bốn cột tuy vẫn chồng rường nhưng thấp hơn,
mái lợp cỏ hay cói, lợp dày tới 0,4 - 0,5m, bờ nóc được củng cố, tường mở ít cửa với
mục đích chống bão từ biển Đông vào. Nhà quay hướng Nam - Tây Nam hoặc Nam -
Đông Nam chính là để tránh hướng Đông gió bão.

Những ngôi nhà vùng biển thường có từ 3 đến 5 gian hoặc có khi chỉ có 1 gian. Bố trí
trong nhà cũng giống như nếp nhà vùng xuôi: chỗ trang trọng nhất ngay gian giữa
giành cho ban thờ tổ tiên. Phía trước ban thờ thường giành làm nơi tiếp khách, nơi gia
đình ngồi bàn việc nhà hay xum họp hàng ngày. Chỗ ngủ của người chủ hộ và các
gian buồng riêng ở 2 chái. Đặc biệt là vì có 4 cột tuy vẫn có chồng rường nhưng thấp
hơn.

Tường dày đắp đất thấp chia làm hai lớp, lớp dưới dày hơn mở ít cửa, nền nhà thấp.

Hệ thống mái chủ yếu dùng rơm và rạ. Mái rạ dày 0,4-0,5m bờ nóc được củng cố với
mục đích chống bão từ biển Đông thổi vào nhà quay hướng nam. Mái ngói cũng có
chít cho vừa gắn chặt với nhau. Để có được bộ mái rạ vững chắc và đảm bảo chống
đỡ được gió mưa, người ta dùng biện pháp phơi ải rơm rạ, "đánh" thành từng lớp dày,
bện chặt liên kết rất khéo lại với nhau. Vì thế mà bộ mái chiếm tỷ lệ khá lớn.

Nhìn chung ngôi nhà có tỷ lệ lùn chắc chắn, như cố bám lấy đất để chống đỡ với gió
bão.
 Tổ chức tổng mặt bằng khuôn viên khu đất

a. Tổ hợp hình chữ nhật.

b. Tổ hợp hình chữ L

c. Tổ hợp hình chữ môn.

http://baonamdinh.com.vn/channel/5093/201305/Mot-so-khac-biet-giua-nha-o-dan-
gian-vung-trung-va-vung-ven-bien-2239186/

2. Nhà hiện đại ven biển


Do sự tác động của đô thị hóa, kiến trúc ven biển Phan Thiết ngày càng trở nên hiện
đại nhưng vẫn giữ được những đặc trưng riêng phù hợp với điều kiện khí hậu, đặc biệt
với chế độ gió địa phương.
Các hộ gia đình sinh sống bằng nghề đặc trưng như làm muối, đánh bắt thủy hải sản,
thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại mang nhiều đặc điểm khác nhau bên cạnh những
điểm chung.
 Ví dụ 1:
 Nhà ở kết hợp đánh bắt hải sản:

- Có cấu trúc tổ chức khuôn viên giống nhà ở nông thôn.


- Nhà thường giáp biển để thuận tiện cho nuôi trồng đánh bắt hải sản.
- Tổng mặt bằng nhà bố trí đơn giản kiểu chữ nhất, thước thợ.
- Có sân để phơi lưới, sơ chế và phơi khô hải sản, vườn trồng rau xanh đồng
thời có dàn mái lấy bóng mát.
Nhìn chung khuôn viên nhà ở kết hợp đánh bắt hải sản có khuôn viên khá đơn
giản.

 Nhà ở kết hợp dịch vụ thương mại:


Có nhiều cách bố trí khác nhau, đảm bảo các chức năng: sinh hoạt chung, ngủ, học
tập, kinh doanh & thương mại, sân vườn, lối đi lại, chức năng phụ trợ.

 Ví dụ 2:
 Phân tích giải pháp kiến trúc 1 căn nhà hiện đại ven biển Phan Thiết
(không kết hợp mô hình đặc biệt):
- Hướng nhà: hướng Đông Nam, nhằm tránh gió Đông mang bão.
- Trồng cây xanh chắn phía trước: Đề phòng gió trở mạnh, cản bớt sức gió và
chống gió bất lợi ảnh hưởng đến công trình. Gió biển mang hơi ẩm, hơi muối nhiều,
nếu không chắn bớt về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến vật liệu bao che công trình.
- Hình khối: Nồng độ muối cao trong không khí, nên kiến trúc chú ý đến độ dốc mái.
Nhà thấp lùn, cửa đi, cửa sổ mở thoáng hai mặt cho gió vào và thoát ra dễ.
https://www.archdaily.com/902934/hill-lodge-haus-space
http://sontinphat.com/2017/12/05/dieu-kien-khi-hau-co-anh-huong-nhu-
nao-den-kien-truc-xay-dung/

You might also like