You are on page 1of 9

SVTH: Phạm Thị Hoa GVHD: Hạ Quang Hưng

MSSV: 1121080012

Trượt Lở Trong Khai Thác Khoáng Sản


1. Những vấn đề cơ bản về trượt lở trong khai thác khoáng sản
Khái niệm

Trượt lở: là sự dịch chuyển khối đất đá theo sườn dốc dưới tác động của trọng lực,
thường xảy ra ở những sườn dốc núi hoặc bờ hồ, triền sông, bờ mương được cấu
tạo bởi đất đá cố kết yếu, khi độ dốc và độ bền vững của đất đá vượt giới hạn ổn
định.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây trượt lở do độ bền của đất đá bị giảm đi, hoặc do trạng thái ứng
suất ở sườn dốc bị thay đổi, hoặc do cả hai nguyên nhân trên làm cho điều kiện
cân bằng của khối đất đá ở sườn dốc bị phá hủy.

Các yếu tố ảnh hưởng là toàn bộ những yếu tố tự nhiên và nhân tạo có tác dụng hỗ
trợ cho quá trình phá hoại sự cân bằng của khối đất đá xảy ra được dễ dàng.

Các yếu tố tự nhiên: đặc điểm địa chất như địa tầng, kiến tạo, đứt gãy, nứt nẻ, tính
chất cơ lý của đất đá, các quá trình và hiện tượng địa chất động lực công trình…
đặc điểm của nước ngầm, nước mặt, các điều kiện địa hình, địa mạo, khí hậu, các
yếu tố thời gian và các yếu tố nhân sinh. Ảnh hưởng xấu của các yếu tố trên làm
giảm khả năng chống trượt của khối đất đá ở sườn dốc, thay đổi trạng thái ứng
xuất trong khối đất đá. Các yếu tố đó kết hợp đan xen với nhau tạo nên các cơ chế
mất ổn định sườn dốc khác nhau.

Trong hoạt động khai thác khoáng sản, trượt lở xảy ra do hoạt động nổ mìn gây
chấn động mạnh, xây dựng các công trình nặng trên sườn dốc, đào khoét đất đá
dưới chân sườn tầng làm tăng góc dốc, gây mất ổn định của khối đất đá phía trên
sườn dốc…

Phân loại

1
SVTH: Phạm Thị Hoa GVHD: Hạ Quang Hưng
MSSV: 1121080012

Sự dịch chuyển của sườn dốc rất đa dạng và có nhiều cách phân loại khác nhau.
Theo dạng chuyển động, trượt lở thường được chia thành ba dạng chính.

- Đổ lở ( falls)

Là hiện tượng các tảng đá có kích thước bất kỳ tách ra khỏi sườn dốc , chuyển
dịch không lớn theo mặt yếu và sập xuống dưới chủ yếu bằng cách rơi tự do, hoặc
lăn khi va đập và lao xuống sườn dốc. Sự dịch chuyển thường rất nhanh.

Xảy ra ở vách đứng – vùng tâm kiến tạo mảng (nơi mà quá trình nâng nhanh hơn
bào mòn và xâm thực) -> vỏ phong hóa mỏng. Qúa trình xảy ra đối với đất đá gốc
và vỏ phong hóa vụn.

- Trượt (slides)

Là hiện tượng dịch chuyển đất đá trên sườn địa hình từ cao xuống thấp theo một
mặt trượt nhất định. Đây là hiện tượng phổ biến nhất trong các tai biến địa chất.
Sự dịch chuyển của đất đá có thể vượt qua ngoài phạm vi chân khối trượt. Hiện
tượng trượt phổ biến nhất thường xảy ra ở các vùng đồi núi dốc, các tuyến đường
giao thông miền núi, các bờ mỏ khai thác khoáng sản.

- Trượt dòng ( flows)

Xảy tại sườn có vỏ phong hóa là đất, khối không còn nguyên dạng, tạo dòng vật
chất vụn (hỗn hợp nước bùn, sét, vụn).

Xảy ra với quy mô nhỏ nhưng tiềm ẩn mối nguy hiểm nhiều nhất so với 2 dạng
trên.

Ảnh hưởng của trượt lở

Thường gây chết người, phá hỏng nhà cửa, công trình, gây ách tắc giao thông..

2
SVTH: Phạm Thị Hoa GVHD: Hạ Quang Hưng
MSSV: 1121080012

Vụ lở núi xảy ra ở xã Nam Thành, huyện Yên Thành( Nghệ An) ngày 1/4/2011

Ảnh: Nguyễn Văn Nhật- TTXVN

2. Đặc trưng của trượt lở trong khai thác khoáng


Trượt lở xảy ra chủ yếu khi khai thác khoáng sản trên mỏ lộ thiên

- Quá trình xảy ra do việc tiến hành nổ mìn làm phá vỡ cấu trúc của đất đá dẫn
đến sạt lở khối lượng đất đá ở sườn ngoài.
- Xảy ra do quá trình mở vỉa khi không đảm bảo yêu cầu, khi góc nghiêng bờ vỉa
lớn dễ xảy ra quá trình sạt lở
- Các bãi đất, đá thải lớn khi gặp mưa gây trượt dòng
- Cấu tạo đặc trưng của đất đá tại khu vực tiến hành khai thác: đất đá bở rời nguy
cơ gây sạt lở cao, đất đá cứng khi mất liên kết dưới tác dụng của các yếu tố
xung quanh gây hiện tượng đổ lở.
- Sự cố trong quá trình khai thác khoáng sản: vỡ đập chắn nước thải, hoạt động
của các phương tiện trong quá trình vận chuyển vật liệu làm tăng trọng lực nên
đất đá.

3
SVTH: Phạm Thị Hoa GVHD: Hạ Quang Hưng
MSSV: 1121080012

Một số vụ trượt lở trong khai thác khoáng sản tại Việt Nam

- Tháng 5/2011: Sạt lở bãi thải tại bãi thải số 5 mỏ Sắt Nà Lũng làm vùi lấp 2
người dân, nguyên nhân do người dân đào bới mót quặng tại chân bãi thải.

- Năm 2010:

Sự cố vỡ đập chắn nước thải tuyển rửa quặng của Xí nghiệp khai thác quặng sắt
Nà Lũng (Cao Bằng) hồi đầu tháng 11 khiến cho bùn thải làm vùi lấp hàng chục
hecta ruộng lúa, hoa màu và tràn vào ngập một nhà dân, vùi lấp nhiều giếng nước
sinh hoạt của nhân dân, và XN phải chịu chi phi đền bù lên tới 600 triệu đồng.

Sự cố sạt lở bãi thải đất đá tại khai trường 15B của Công ty Apatit Lào Cai làm 1
người chết và làm sập 2 nhà dân sau trận mưa lớn 5 ngày liên tiếp.

Sạt lở bãi thải cũ của Công ty Than Cọc Sáu làm chết 3 người dân và làm bị
thương 3 người khác vào mót than.

- Năm 2008: Vỡ đập chắn hồ bùn thải số 1 của Công ty Cổ phần Ban Tích khai
thác và chế biến titan làm cuốn trôi nhiều tài sản, hoa màu của nhân dân trong khu
vực và làm hàng chục hécta đất canh tác của các xóm xung quanh bị vùi lấp trong
bùn đất. Theo tính toán ban đầu, thiệt hại ước tính khoảng 2 tỉ đồng. Nguyên nhân
xảy ra sự cố được cho là do doanh nghiệp thi công hồ chứa bùn thải không đúng
thiết kế, không đảm bảo kỹ thuật.

- Năm 2006: Mưa lớn kéo dài làm vỡ đập chắn đất đá thải tại Công ty Than Cọc
Sáu làm đất đá và nước tràn xuống gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhân dân.
các phường Cửa Ông, Cẩm Thịnh (thị xã Cẩm Phả), 5 nhà dân bị cuốn trôi và hàng
chục nhà bị ngập nước và bùn đất. Mưa kéo dài từ ngày 14-19/8/2006 lại tiếp tục
làm sạt lở gần 500.000 m3 đất đá tại bãi thải của Công ty Than Cao Sơn làm vùi lấp
hoàn toàn cửa lò +36, vỉa G9 cùng với hệ thống máng rót, đê bảo vệ của Công ty
than Mông Dương. Nước và bùn đất cũng tràn vào làm ngập nhiều hộ dân sống
quanh đó làm nhiều nhà dân bị chôn vùi, hàng chục hộ khác phải sơ tán tháo thân
ngay trong lúc mưa to gió lớn, tại các khu vực khai thác mỏ trải rộng 4 huyện, thị
xã, thành phố: Đông Triều, Uông Bí, Hạ Long và Cẩm Phả đang tiếp tục mọc lên
hàng loạt công trình phục vụ khai thác than như bãi thải, đập chắn thải, moong
nước, suối thải, đường lò hoang v.v…

4
SVTH: Phạm Thị Hoa GVHD: Hạ Quang Hưng
MSSV: 1121080012

Sạt lở bãi thải than ( nguồn: Internet)

Sạt lở do khai thác quặng ở Yên Bái

3. Phương pháp tiếp cận


Phương pháp viễn thám

5
SVTH: Phạm Thị Hoa GVHD: Hạ Quang Hưng
MSSV: 1121080012

Là hệ thống các tư liệu viễn thám cho phép đánh giá tốc độ dịch chuyển, xác định
các yếu tố địa hình – địa mạo thuận lợi cho sự dịch chuyển. Các tài liệu viễn thám
có thể sử dụng hiệu quả trong quan trắc là ảnh vệ tinh có độ phân giải cao như
SPOT, ERS, ASTER hoặc ảnh máy bay. Ngoài ra, ngày nay phương pháp viễn
thám được sự hỗ trợ và kết hợp với công nghệ GIS giúp phân vùng dự báo sẽ
thuận lợi và dễ dàng hơn trong quản lý và giám sát tai biến trượt lở.

Khảo sát thực địa

Sử dụng các phương tiện, thiết bị đo đạc để đánh giá những biến động nhỏ trong
đất đá. Cần chú ý theo dõi sự biến dạng trên mặt đất, theo dõi sự phát triển của các
vết nứt, sự dịch chuyển của các cột mốc quan trắc, tốc độ mất đât…

Việc khảo sát cần phải chú ý tới các dạng sườn dốc có mặt trong diện tích nghiên
cứu. Đặc điểm hình thái nổi bật của một khối trượt khi mới hình thành là chúng
còn giữ được tính nguyên khối hoặc có thẻ bị rạn nứt, nhưng chưa đến mức tách
ra. Do tác dụng của trọng lực và lực ma sát, đỉnh và chân khối trượt thường bị
biến dạng chút ít.

Các dấu hiệu xuất hiện của một khối trượt có thể bao gồm sự biến dạng đất đá
theo một cung trượt hoặc mặt trượt yếu, sự xuất lộ của nước ngầm trên bờ sườn
dốc dấu hiệu của thực vật khi khối trượt dưới chân dịch chuyển. Do sự chuyển
động của khối trượt có thể diễn ra trong thời gian dài, trên bề mặt khối trượt cây
cối vẫn tồn tại và phát triển nhưng thân cây có thể bị uốn cong hoặc siêu vẹo nên
được gọi là “rừng say”. Đây được coi là dấu hiệu quan trọng để dự báo trượt lở
sắp xảy ra tại khu vực nào đó.

4. Đề xuất giải pháp


- Tuyên truyền cho chủ các cơ sở khai thác mỏ và công nhân nắm được nguyên
nhân gây trượt lở và tác hại của nó.
- Thành lập các đội phòng chống tai biến và các nhóm tình nguyện viên để đối
phó khi có tai biến.
- Khi tiến hành khai thác cần nghiên cứu đặc điểm thành phần đất đá của khu
vực.
- Đảm bảo độ an toàn trong quá trình khai thác, giảm độ nghiêng của sườn dốc.
- Đối với đất đá thải, sau khi hoàn thành quá trình khai thác

6
SVTH: Phạm Thị Hoa GVHD: Hạ Quang Hưng
MSSV: 1121080012

Cần đưa đất đá thải trở lại khi trường, san bằng tạo điều kiện cho quá trình hoàn
thổ.

Lưu trữ lâu dài ở các bãi thải đã được thiết kế.

Tái sử dụng làm vật liệu xây dựng, các công trình dân sinh, làm đường giao
thông nội bộ mỏ.

7
SVTH: Phạm Thị Hoa GVHD: Hạ Quang Hưng
MSSV: 1121080012

- Chống tác dụng phá hoại của nước mặt bằng cách đào các rãnh thoát nước để
đưa nước chảy theo hướng khác hoặc đẩy nhanh quá trình thoát nước mưa trên
bề mặt sườn dốc nhằm hạn chế quá trình thấm, trồng các loại cây cỏ chống xói
mòn đất.

8
SVTH: Phạm Thị Hoa GVHD: Hạ Quang Hưng
MSSV: 1121080012

Tài Liệu Tham Khảo


1. Nguyễn Phương, Đỗ Văn Nhuận, Nguyễn Quốc Phi, Hạ Quang Hưng. Giáo
trình Tai Biến Địa Chất. NXB Khoa Học Kỹ Thuật.
2. http://cie.net.vn/vn/Tin-tuc/Tin-CIE/Su-co-moi-truong-va-quan-ly-cac-
nguon-thai-trong-khai-thac-va-che-bien-khoang-san.aspx
3. http://news.zing.vn/Dung-moi-hoat-dong-khai-thac-quang-sau-sat-lo-o-
Yen-Bai-post272549.html

You might also like