You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA CÔNG NGHỆ

BÀI TIỂU LUẬN


MÔN HỌC: NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Giảng viên : Võ Thị Xuyến


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Đoàn Tường Vy
Lớp : K26S-YD1

Ngày 12/30/2020, TP. Hồ Chí Minh


Tại sa Thế kỷ 21 đã được thế giới xác định là thế kỷ của công nghệ sinh học.
- Đây là lĩnh vực hàng đầu để giải quyết những vấn đề thiết yếu của xã hội, từ
thực phẩm, y tế đến năng lượng và môi trường; là một ngành công nghệ cao
và là mũi nhọn để phát triển kinh tế. Hiện nay, Trung Quốc đang triệt để khai
thác công nghệ sinh học để chạy đua với các cường quốc Âu, Mỹ; các nước
Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc…cũng xem đây là khoa học nền tảng trong
việc cách tân đất nước. Đối với Việt Nam, công nghệ sinh học tuy là ngành
khoa học còn khá mới mẻ nhưng được nhà nước xếp vào ngành khoa học mũi
nhọn; là công nghệ ưu tiên trên bước đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa
đất nước; là lĩnh vực khoa học trọng điểm cần đặc biệt ưu tiên phát triển và
được xem là một trong những nhân tố chiến lược góp phần thúc đẩy sự tăng
trưởng và hội nhập kinh tế thế giới.

- Công nghệ sinh học có thể được hiểu đây là một bộ môn tập hợp các ngành
khoa học, công nghệ kết hợp với những kiến thức sinh hóa về thực vật, động
vật, nấm, vi khuẩn, vi sinh vật…đồng thời sử dụng các kỹ thuật tiên tiến như
DNA tái tổ hợp, cấy mô…để tạo ra những sản phẩm cây trồng, vật nuôi có
năng suất và chất lượng cao; những loại thực phẩm, dược phẩm, hóa phẩm…
phục vụ đời sống con người, góp phần phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ
môi trường.

- Công nghệ sinh học có thể phân làm 3 loại: Công nghệ sinh học truyền
thống (nấu rượu, muối dưa, làm tương, làm giấm…); Công nghệ sinh học cận
đại (sản xuất vaccin cổ điển, vitamine,acid hữu cơ, chất kháng sinh, thuốc trừ
sâu sinh học, dung môi hữu cơ, bột ngọt và các acid amin khác…) và Công
nghệ sinh học hiện đại là công nghệ gắn liền với các cơ thể mang gene tái tổ
hợp (recombination gene) bao gồm nhiều lĩnh vực như Công nghệ Tế bào
(Cell engineering), Công nghệ Di truyền (Genetics engineering), Công nghệ
Vi sinh vật/Công nghệ Lên men (Microbial engineering/Fermentation
engineering), Công nghệ Enzyme (Enzyme engineering), Công nghệ Protein

2
(Protein engineering), Công nghệ sinh học môi trường (Environmental
biotechnology), Công nghệ sinh học Nano (Nano-biotechnology)… Phát
triển công nghệ sinh học hiện đại đồng nghĩa với việc đẩy mạnh hiểu biết về
vi sinh vật học và lấy việc nghiên cứu, tìm kiếm, bảo quản và khai thác
nguồn gene từ vi sinh vật làm mục tiêu quan trọng nhất về mặt lý luận, công
nghệ sinh học hiện đại là công nghệ gắn liền với nguồn gene quý hiếm có
nguồn gốc từ các loài động vật, thực vật và vi sinh vật. Các nguồn gene quý
của động vật, thực vật phần lớn đã được các nhà khoa học nghiên cứu và ứng
dụng, riêng thế giới vi sinh vật còn rất nhiều ẩn số, hơn 200.000 loài đã được
định danh nhưng số chưa được xác định vẫn còn rất lớn trong thiên nhiên. Sở
dĩ nguồn gene phong phú và quý hiếm dễ dàng tìm thấy ở vi sinh vật là do
chúng có mặt ở khắp mọi nơi trên trái đất, kể cả ở những nơi có điều kiện hết
sức khắc nghiệt về nhiệt độ, pH, phóng xạ hay hóa chất độc hại… Vi sinh vật
lại dễ dàng gây đột biến để tạo thêm các đặc điểm trao đổi chất mới hoặc làm
tăng thêm các hoạt chất sinh học vốn có. Ngày nay, nhiều loài vi sinh vật đã
được xác định bản đồ gene và chúng có thể tiếp nhận các gene hữu ích trước
khi đưa vào sản xuất.

http://vusta.vn/chitiet/tin-tuyen-sinh-dao-tao/Cong-nghe-sinh-hoc-Nganh-
khoa-hoc-mui-nhon-cua-the-ky-21-1011

3
Các ứng dụng của ngành công nghệ sinh học trong lĩnh vực y dược:

 Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử trong chẩn đoán bất thường phôi
thai, bệnh di truyền, bệnh ung thư

You might also like