You are on page 1of 9

Bài 2 : MỘT SỐ THIẾT BỊ THÔNG DỤNG VÀ

THAO TÁC CƠ BẢN TRONG THÍ NGHIỆM SH


TẾ BÀO – PHÂN TỬ
1. Mô tả và cách sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm
Ngoài các dụng cụ thường dùng cho các thao tác vi sinh, sinh hóa như
dụng cụ thủy tinh (ống nghiệm, ống hút, becher, đĩa petri...), que cấy, giá
đỡ ống nghiệm...

Trong thao tác sinh học phân tử người ta còn sử dụng một số dụng cụ
đặc trưng sau:
1 Ống eppendorf: là loại ống nghiệm bằng nhựa
polyethylene hay polypropylene, dùng để chứa những
thể tích dung dịch nhỏ. Có nhiều cỡ thể tích 0,2ml;
0,5ml; 1,5ml và 2ml. Các eppendorf có thể được khử
trùng ở điều kiện thông thường (1 atm, 1200C, 20
phút), chịu được nhiệt độ thấp (- 200C) và các dung
môi hữu cơ như chloroform... trong những thí nghiệm
cần độ an toàn cao, tránh sự thất thoát mẫu chứa,
người ta sử dụng eppendorf có ngấn an toàn.
Micropipette (pipetman): là dụng cụ dùng để thu nhận những thể tích
nhỏ, cần độ chính xác cao; thường được chia thành 4 cỡ tùy theo thể tích
dung dịch tối đa cho mỗi lần hút:
Cỡ nhỏ: thể tích tối đa 10l - 20l - 50l
Cỡ trung bình: thể tích tối đa: 100l - 200l
Cỡ rất lớn: thể tích tối đa 5000l (ít sử dụng)
Lưu ý: Cần rất thận trọng khi hút các dung môi hữu cơ không để gần
nguồn nhiệt đèn cồn), không hấp khử trùng (trừ khi có chỉ định của hãng
sản xuất), tuyệt đối không điều chỉnh thể tích dưới ngưỡng tối thiểu và
trên ngưỡng tối đa cho phép.
Các micropipette luôn luôn được sử dụng với các đầu tip. Các tip này
thường chỉ được sử dụng một lần và cũng gồm 4 loại tương ứng với 4 cỡ
thể tích đã nêu. Các tip được tiệt trùng bằng hấp khử trùng ở điều kiện
thông thường.

Micropipette
Pipet: Dùng để đong, hút dung dịch để có độ chính xác cao hơn. Có rất
nhiều loại pipet thủy tinh khác nhau như pipet Pasteur, pipet có chia
vạch thông thường... được thiết kế cho phù hợp với mục đích nghiên
cứu. Hiện nay trong các phòng thí nghiệm nghiên cứu về vi sinh vật gây
bệnh đều nghiêm cấm việc hút pipet bằng mồm, thay vì thế người ta
dùng quả boa bằng cao su, quả bóp hút an toàn 3 van, hoặc dùng pipet
hút tự động.
Giấy thấm thí nghiệm: được làm từ bột gỗ được sử
dụng trong phòng thí nghiệm dùng để hấp thụ nước.

Kẹp gắp: còn được gọi là kẹp càng cua


dùng trong phòng thí nghiệm để cầm, gắp những vật nóng,
được nung ở nhiệt độ cao như chén sứ nung, rung siêu âm,

2. Một số thiết bị thông dụng
2.1. Máy lắc ổn nhiệt
Được sử dụng cho các phản ứng cần nhiệt
độ ổn định (phản ứng enzyme, lai...). Máy
bao gồm một bể nước có nhiệt độ điều
chỉnh được đi kèm với bộ phận lắc.
2.2. Tủ hút khí độc
Sử dụng trong các thí nghiệm với hóa chất
bay hơi độc như phenol, chloroform...

2.3. Tủ lạnh
Là tủ mát (40C) hoặc tủ lạnh sâu (- 200C) dùng
để giữ các sinh phẩm, hóa chất cần giữ ở nhiệt
độ lạnh.

2.4. Máy ly tâm


Dùng để phân tách và thu nhận các phần tử khác nhau trong một dung
dịch.
2.5. Cân điện tử
Cân điện tử các loại từ 600g 6kg
15kg 30kg dùng trong phòng thí
nghiệm và các ngành nghề đòi hỏi
độ chính xác cao như cân vàng
tiểu ly, cân hóa chất, cân mẫu thí
nghiệm, cân dược liệu, cân vật
liệu quý, cân nông sản với độ
dung sai khác nhau từ 1g xuống
0,001g. cân điện tử phòng thí
nghiệm có nhiều chủng loại khác
nhau từ đó độ sai sô hiển thị số lẻ
cũng khác nhau như cân sai số 1
số lẻ, 2 số lẻ, 3 số lẻ và 4 ố lẻ. 

2.6. Máy Voctex ( Máy lắc đa


năng )
Trong các phòng thí nghiệm hóa học và sinh học, máy lắc Vortex đa
năng được dùng để khuấy chất lỏng đựng trong cốc thí nghiệm, bình
nuôi cấy, đĩa Petri, khay vi thể. Việc lựa chọn một chiếc máy lắc phù
hợp không chỉ giúp đem lại hiệu quả công việc và sự thuận tiện cao nhất
khi sử dụng, mà còn giúp tiết kiệm một phần không nhỏ chi phí đầu tư
ban đầu.

2.6 Máy cất nước


Máy
cất
nước
dùng
để
chưng
cất
nước,
tạo ra
nước
tinh khiết bằng cách chưng cất nước 1 lần,
hoặc 2 lần. Quá trình chưng cất dùng nhiệt
độ để đun nước, làm nước bay hơi và ngưng tụ. Nước thu được từ việc
làm bay hơi và ngưng tụ này gọi là nước cất.

2.7 Bơm chân không


Máy bơm chân không là một thiết bị
loại bỏ khí từ một không gian niêm
phong, tạo ra chân không một phần.
Máy bơm chân không đầu tiên được Otto von Guericke phát minh vào
năm 1650, kế tục máy bơm hút đã có mặt từ thời cổ đại. Bơm hút chân
không có ứng dụng vô cùng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, đặc
biệt là các ngành công nghiệp sản xuất bằng hệ thống chân không.
2.8 Cân sấy ẩm
-Xác định phần trăm độ ẩm, hoặc phần trăm khối lượng, thời gian, nhiệt
độ, trọng lượng,ID mẫu, biểu đồ sấy.
- Được sử dụng rộng rãi trong các phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên
cứu, các bệnh viện, trường học, các viện đo lường kiểm nghiệm.
2.9 Chụp hút di động
Chụp hút di động được gắn phía trên trần, ngay mặt bàn làm việc. Có thể
di chuyển qua lại, lên xuống dễ dàng và
rất tiện lợi khi muốn thao tác tại bất kì
vị trí nào trên bàn thí nghiệm.
Phù hợp với các yêu cầu hút hơi khí
cho các thiết bị nhỏ, di động,…hoặc
khi thực hiện thí nghiệm với các chất
dung môi dễ bay hơi, ảnh hưởng đến
sức khỏe.

2.10 Nồi hấp tiệt trùng


Nồi hấp là thiết bị được sử dụng thường xuyên để
tiệt trùng các dụng cụ thí nghiệm, môi trường nuôi
cấy vi sinh, chất thải sinh hoạt,... Sản phẩm được
sử dụng rộng rãi trong vi sinh, dược phẩm, y tế,
công nghiệp. Chúng có nhiều chủng loại và kích
thước khác nhau, tùy thuộc vào ứng dụng khử
trùng.
Một số công dụng cụ thể :
- Hấp khử trùng các dụng cụ thí nghiệm, môi trường nuôi cấy, trong vi
sinh...
- Hấp khử trùng các dụng cụ y tế như dao mổ, kim cầm, kim tiêm,... để
có thể tái sử dụng hoặc loại bỏ, vô hiệu hóa các chất tiềm ẩn nguy hiểm
(vi khuẩn, virus, mầm bệnh,...) trước khi thải ra ngoài môi trường.
- Trong công nghiệp, nồi hấp loại này được sử dụng để xử lý composit
khi lưu hóa cao su.
- Đối với ngành công nghiệp điện tử, nồi hấp tiệt trùng tạo ra môi trường
thích hợp (nhiệt độ cao, áp suất lớn) để phát triển tinh thể thạch anh.

You might also like