You are on page 1of 13

Đường lối và sự chỉ đạo của Đảng trong cuộc kháng chiến chống

thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ 1951-1954

Từ năm 1950, phong trào cách mạng trên thế giới phát triển mạnh
mẽ. Hệ thống xã hội chủ nghĩa đã được củng cố và tăng cường về mọi
mặt. Phong trào giải phóng dân tộc vẫn tiếp tục phát triển làm rung
chuyển hậu phương của chủ nghĩa đế quốc. Phong trào bảo vệ hoà
bình thế giới trở thành phong trào quần chúng rộng rãi. Về phía chủ
nghĩa đế quốc, đứng đầu là Mỹ. Cho tới lúc này, Mỹ đã căn bản hoàn
thành việc chia lại thị trường thế giới tư bản dưới sự khống chế của
Mỹ. Mỹ còn ra sức tiếp tay cho các đế quốc khác trong cuộc chiến
tranh xâm lược thuộc địa, chuẩn bị điều kiện hất cẳng bọn thực dân
cũ, thay bằng chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ. Mâu thuẫn giữa Mỹ và
các nước đế quốc ngày càng sâu sắc. Trong quan hệ với Đông Dương,
để cứu nguy cho Pháp đang sa lầy trong cuộc chiến tranh và thực hiện
ý đò can thiệp sâu vào Đông Dương, Mỹ đã quyết định tăng cường
viện trợ cho Pháp và quân đội bù nhìn. Tình hình quốc tế trên đây có
tác động vào Đông Dương về hai mặt. Sự ủng hộ về tinh thần và giúp
đỡ về vật chất củu các nước XHCN cho cuộc kháng chiến của ba
nước Đông Dương là một nhân tố tích cực. Song song với những nhân
tố mới tích cực, việc Mỹ cấu kết với Pháp, tăng cường can thiệp vào
Đông Dương… cũng gây cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta nhiều
phức tạp. Điều đó đòi hỏi Đảng ta phải có những chủ trương, chính
sách phù hợp với tình hình mới.
Đến năm 1951, năm thứ sáu của cuộc kháng chiến, thế và lực của
chiến tranh nhân dân có sự phát triển vượt bậc. Sự ủng hộ về tinh
thần, vật chất của Liên Xô, Trung Quốc và các nước anh em tạo điều
kiện thuận lợi cho nhân dân ba nước Đông Dương đẩy kháng chiến
mau tới thắng lợi hoàn toàn.
Ta đã có những vùng giải phóng rộng lớn, mở được cửa thông
thương quốc tế; lực lượng vũ trang có khả năng tiêu diệt bộ phận sinh
lực quan trọng của địch. Song, thực dân Pháp với sự trợ giúp của đế
quốc Mỹ, vẫn nỗ lực tăng cường chiến tranh, gây cho ta nhiều khó
khăn, phức tạp.
Nhằm giải quyết những vấn đề mới mà cách mạng đặt ra, Đại hội
đại biểu lần thứ II Đảng Cộng sản Đông Dương được triệu tập.
Trong mười ngày làm việc, Đại hội đã nghiên cứu, thảo luận Báo
cáo chính trị, Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam, Báo cáo về tổ
chức và Điều lệ của Đảng, các báo cáo bổ sung về Mặt trận dân tộc
thống nhất, chính quyền dân chủ nhân dân, quân đội nhân dân, kinh tế
tài chính, văn nghệ nhân dân.
Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày là một văn
kiện có giá trị thực tiễn và lý luận to lớn. Báo cáo tổng kết những kinh
nghiệm phong phú của Đảng trong hơn 20 năm lãnh đạo cách mạng,
vạch ra những phương hướng, nhiệm vụ đưa cuộc kháng chiến thắng
lợi hoàn toàn. Báo cáo khẳng định đường lối kháng chiến toàn dân,
toàn diện, lâu dài vì độc lập thống nhất, dân chủ của Đảng là đúng
đắn, cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp và can
thiệp Mỹ nhất định thắng lợi. Báo cáo nêu hai nhiệm vụ chính của
Đảng lúc này là đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn và tổ chức
Đảng Lao động Việt Nam. Đưa sự nghiệp kháng chiến đến thắng lợi
hoàn toàn là nhiệm vụ cấp bách. Các nhiệm vụ khác đều nhằm phục
vụ nhiệm vụ cấp bách đó. Báo cáo chỉ rõ, để đưa kháng chiến đến
thắng lợi, phải đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang và các tổ chức
quần chúng đẩy mạnh thi đua yêu nước, thi hành chính sách ruộng đất
ở vùng tự do, bồi dưỡng lực lượng kháng chiến, thành lập Mặt trận
thống nhất Việt - Lào - Campuchia, đoàn kết quốc tế.
Về tổ chức Đảng, Báo cáo khẳng định: "Chúng ta phải có một
Đảng công khai, tổ chức hợp với tình hình thế giới và tình hình trong
nước để lãnh đạo toàn dân đấu tranh cho đến thắng lợi, Đảng đó lấy
tên là Đảng Lao động Việt Nam".
Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam do đồng chí Trường Chinh
trình bày phân tích một cách hệ thống và sâu sắc toàn bộ đường lối
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến dần lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam, về các chính sách của Đảng và về Đảng Lao động Việt
Nam. Báo cáo phân tích xã hội Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám
và trong kháng chiến chống Pháp, nêu rõ xã hội Việt Nam chứa chất
nhiều mâu thuẫn, trong đó có hai mâu thuẫn cơ bản. Đó là mâu thuẫn
giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc và tay sai; mâu thuẫn
giữa nhân dân, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến.
Mâu thuẫn chính là mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với đế quốc
xâm lược và tay sai.
Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi bọn đế
quốc xâm lược, trừ diệt bọn phản quốc, làm cho Việt Nam hoàn toàn
độc lập, thống nhất, xóa bỏ di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm
cho người cày có ruộng, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ phản đế
và phản phong có mối quan hệ khăng khít, nhưng trọng tâm của cách
mạng giai đoạn hiện tại là giải phóng dân tộc.
Trên cơ sở nhiệm vụ cách mạng, thái độ chính trị của các giai cấp
trong xã hội, Báo cáo nêu rõ sự sắp xếp lực lượng cách mạng như sau:
lực lượng cách mạng Việt Nam là giai cấp công nhân, giai cấp nông
dân, giai cấp tiểu tư sản và giai cấp tư sản dân tộc, chủ yếu là công
nhân và nông dân. Lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam là giai
cấp công nhân. Báo cáo chỉ rõ cách mạng Việt Nam là một cuộc cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Căn cứ tình hình, nhiệm vụ, tính chất cách mạng, Báo cáo vạch ra
12 chính sách của Đảng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Toàn bộ đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ
nghĩa xã hội của Đảng được Đại hội thảo luận và đúc kết một cách
khái quát trong Chính cương Đảng Lao động Việt Nam.
Đại hội thảo luận và nhất trí thông qua Điều lệ mới của Đảng Lao
động Việt Nam. Căn cứ trách nhiệm mới của Đảng là lãnh đạo Nhà
nước, lãnh đạo chiến tranh cách mạng, số lượng đảng viên đã phát
triển.
Về nhiệm vụ đảng viên, ngoài nhiệm vụ số 1 là thực hiện nghị
quyết, chính sách của Đảng, Điều lệ mới bổ sung thêm nhiệm vụ hết
lòng phục vụ quần chúng, học hỏi, giáo dục quần chúng; kiên quyết
đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và hòa bình; gương mẫu trong mọi
công tác cách mạng. Báo cáo về tổ chức và Điều lệ Đảng phân tích kỹ
vấn đề mở rộng dân chủ, tăng cường tập trung và phát triển phê bình,
tự phê bình trong Đảng.
Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng là một sự kiện lịch sử trọng
đại, đánh dấu bước trưởng thành mới về tư tưởng, đường lối chính trị
của Đảng. Đảng từ bí mật trở lại hoạt động công khai với tên gọi
Đảng Lao động Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển cách mạng.
Để có hậu phương vững mạnh về mọi mặt, phải lấy xây dựng chính trị
làm nhiệm vụ hàng đầu. Sự vững chắc của hậu phương phụ thuộc
trước hết vào sự giác ngộ cách mạng, sự nhất trí về chính trị, tinh thần
của nhân dân; ở chế độ ưu việt, uy tín và năng lực hoạt động của các
tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng. Sự vững mạnh về
chính trị vừa là nền tảng, vừa là đòn bẩy để nay dựng hậu phương
vững mạnh. Với quan điểm đó, trong kháng chiến, Đảng và Chính
phủ rất coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục quần chúng, làm cho
quần chúng giác ngộ về mục tiêu và nhiệm vụ cách mạng, nâng cao
lòng yêu nước, yêu chế độ và quyết tâm kháng chiến.
Chính phủ có nhiều biện pháp để kiện toàn bộ máy chính quyền
dân chủ nhân dân các cấp theo nguyên tắc thực sự dân chủ, tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng, kiện toàn các cơ quan Nhà nước, trước
hết là Hội đồng nhân dân, Uỷ ban kháng chiến hành chính các cấp các
cơ quan kinh tế, công an. Các cơ quan chính quyền được tổ chức, sắp
xếp lại biên chế cho phù hợp theo phương hướng tinh giản, gọn và có
hiệu quả. Trên cơ sở kiện toàn Hội đồng nhân dân, Uỷ ban kháng
chiến hành chính các cấp được củng cố, đặc biệt là cấp Liên khu.
Chính quyền cấp cơ sở cũng được xây dựng gọn nhẹ, thu hút thêm
những thành phần cơ bản trong nhân dân lao động tham gia. Củng cố
và tăng cường chính quyền cấp xã là công việc được Chính phủ quan
tâm đặc biệt, coi đó là một nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong quá
trình xây dựng bộ máy chính quyền nhà nước nói chung. Chính phủ
đã có nhiều sắc lệnh, nghị định, thông tư về kiện toàn, củng cố chính
quyền cấp xã.
Ngày 23-3-1951, Bộ Nội vụ ra Thông tư số 62 về "Kế hoạch củng
cố chính quyền cấp xã", làm cho chính quyền cấp xã thực sự trong
sạch và vững mạnh. Đầu tháng 11-1951, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị
tổng kết củng cố xã xây dựng Đề án củng cố xã và trình Hội đồng
Chính phủ thông qua tháng 12-1951. Từ sau đó, công tác củng cố
chính quyền cấp xã tiếp tục được đẩy mạnh. Ngày 14-6-1952, Chính
phủ ra Sắc lệnh số 95/SL quy định số lượng, thể lệ bầu cử và chỉ định
Uỷ ban kháng chiến hành chính xã. Nhờ tập trung củng cố cấp xã,
nhiều nơi đã có thể bỏ được cấp thôn, tạo điều kiện củng cố các đoàn
thể quần chúng, cải tiến lề lối làm việc, nâng cao năng lực và hiệu quả
lãnh đạo, chỉ đạo điều hành mọi mặt công tác kháng chiến, kiến quốc
ở cơ sở.
Việc chấn chỉnh tổ chức chính quyền các cấp đã tạo nên những
chuyển biến mới cả về tổ chức và lề lối làm việc, phát huy được tinh
thần làm chủ và khí thế hăng hái tham gia kháng chiến của mọi tầng
lớp nhân dân.
Các cơ quan chuyên môn cũng được củng cố. Ngày 10-10- 1950,
Bộ Nội vụ ra Nghị định số 438 về việc tổ chức trong phạm vi cả nước
Ban công an xã, có nhiệm vụ bảo vệ tài sản của nhân dân, giữ gìn an
ninh và vệ sinh công cộng trong xã, ngăn ngừa và bài trừ các tệ nạn
xã hội.
Ngày 3-1-1952, Bộ Nội vụ ra Nghị định số 9 về việc thành lập
Công an huyện trên phạm vi cả nước. Công an huyện có nhiệm vụ bảo
vệ trị an, đề phòng phản gián, bảo vệ các cơ quan ở huyện, điều tra tội
phạm theo yêu cầu của Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh, huyện và
toà án nhân dân; tổ chức và hướng dẫn công an xã phát triển công an
nhân dân.
Ngày 15-10-1952, Hội đồng Chính phủ đã họp bàn về việc thành
lập Bộ Công an. Ngày 16-2-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh
số 141/SL về việc đổi Nha Công an thuộc Bộ Nội vụ thành Thứ Bộ
Công an, đặt dưới quyền lãnh đạo của một Thứ trưởng. Thứ Bộ Công
an có nhiệm vụ chống gián điệp, phản động ở trong nước để bảo vệ
chính quyền nhân dân, bảo vệ quân đội nhân dân và các đoàn thể nhân
dân, bảo vệ nền kinh tế, biên giới, chống đặc vụ và gián điệp... Đến
tháng 8-1953, Hội đồng Chính phủ quyết định đổi Thứ Bộ Công an
thành Bộ Công an.
Từ đây, Bộ Công an tách khỏi Bộ Nội vụ, trở thành một Bộ của
Chính phủ.
Trên lĩnh vực tư pháp, chúng ta đấu tranh chống những khuynh
hướng sai lầm; sửa đổi lại thành phần các cấp toà án. Do vậy, ngành
Tư pháp được chấn chỉnh và củng cố, trở thành một công cụ chuyên
chính sắc bén của chính quyền dân chủ nhân dân.
Khối đoàn kết toàn dân được củng cố và mở rộng. Từ ngày 3 đến
ngày 7-3-1951, Đại hội thống nhất hai Mặt trận Việt Minh và Liên
Việt được triệu tập.
Thành công của Đại hội thống nhất Việt Minh - Liên Việt là một
sự kiện chính trị quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của khối
đoàn kết toàn dân: "... rừng cây đại đoàn kết ấy đã nở hoa kết quả và
gốc rễ của nó đang ăn sâu lan rộng khắp toàn dân và nó có một cái
tương lai "Trường xuân bất lão " .
Tiếp theo Đại hội Đảng và Đại hội thống nhất Việt Minh - Liên
Việt theo sáng kiến của Đảng ta, Hội nghị đoàn kết nhân dân ba nước
Việt Nam, Lào và Campuchia được tổ chức vào ngày 11-3-1951, gồm
đại biểu Mặt trận Liên - Việt, Mặt trận Khơ me Itxarắc, Mặt trận Lào
Itxala. Hội nghị nhất trí khẳng định: Ba dân tộc có chung một kẻ thù
là thực dân Pháp và can thiệp Mĩ . Trên cơ sở đó, Hội nghị quyết định
thành lập khối Liên minh Việt - Miền - Lào dựa trên nguyên tắc tự
nguyện, bình đẳng, tương trợ và tôn trọng chủ quyền của nhau. Sự ra
đời Liên minh Việt - Miền - Lào là một thắng lợi mới của chiến lược
đại đoàn kết ba dân tộc anh em trên bán đảo Đông Dương, đoàn kết
các lực lượng hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ thế giới của Đảng và
Chính phủ ta, tạo nên sức mạnh của khối đoàn kết quốc tế nhằm đưa
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đi đến thắng lợi.
Về văn hoá - giáo dục - y tế Đảng và Chính phủ rất chú trọng xây
dựng phong trào văn nghệ quần chúng, khai thác vốn văn hoá, văn
nghệ dân tộc; tổ chức và hướng dẫn văn nghệ sĩ đi vào thực tế sản
xuất và chiến đấu, phục vụ kháng chiến. Ngày 6-6-1951, Hội đồng
Chính phủ quyết định thành lập Nha Thông tin trực thuộc Thủ tướng
Chính phủ.

Ngày 15-3-1953, Chính phủ ra Sắc lệnh số 14/SL thành lập Quốc
doanh Điện ảnh và Chiếu bóng Việt Nam. Cùng với sự ra đời của
ngành Điện ảnh, các đội chiếu bóng được thành lập. Các bộ phim Việt
Nam kháng chiến, Việt Nam trên đường thắng lợi được xây dựng.
Phong trào bình dân học vụ tiếp tục được Chính phủ quan tâm chỉ
đạo. Ngày 24-2-1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư nhắc nhở Nha
Bình dân học vụ phải làm cho tất cả đồng bào Việt Nam từ 8 tuổi trở
lên đều biết đọc, biết viết và lúc đó mới là thắng lợi hoàn toàn trên
mặt trận diệt dốt. Đến năm 1952, khoảng 14 triệu người đã thoát nạn
mù chữ.
Phong trào bổ túc văn hoá được đẩy mạnh. Khắp các cơ quan, các
khu vực dân cư, các đơn vị bộ đội và dân công đều tổ chức các lớp
học bổ túc văn hoá.
Giáo dục phổ thông phát triển mạnh theo hướng cải cách giáo dục
năm 1950. Tháng 7-1951, Đại hội Giáo dục toàn quốc được tổ chức.
Đại hội xác định phương châm giáo dục là phục vụ kháng chiến, chủ
yếu là tiền tuyến; phục vụ nhân dân, chủ yếu là công - nông - binh.
Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và đáp ứng yêu cầu cải
cách giáo dục, Nhà nước coi trọng việc chấn chỉnh hệ thống các
trường sư phạm. Theo hướng ấy, Bộ Quốc gia Giáo dục ra một loạt
nghị định về củng cố, sắp xếp lại hệ thống các trường chuyên nghiệp
nói chung và trường sư phạm nói riêng.
Tính đến năm 1953, trong các vùng tự do có 769.640 học sinh phổ
thông từ cấp I đến cấp III. Năm 1954, số học sinh tăng lên 1132.196
người. Trong khoảng ba năm (1951 - 1953), Nhà nước đã đào tạo
được 7.000 cán bộ kĩ thuật. Đó là không kể hàng ngàn cán bộ, sinh
viên tốt nghiệp đại học và học sinh tốt nghiệp phổ thông được đưa đi
đào tạo dài hạn ở nước ngoài, nhằm chuẩn bị cho việc xây dựng đất
nước sau khi chiến tranh kết thúc. Trong cả nước đã hình thành 3
trung tâm đại học và cao đẳng: Việt Bắc, Khu IV và Khu học xá
Trung ương .
Công tác chăm lo, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân được chú ý. Hệ
thống bệnh viện, bệnh xá, phòng y tế, trạm cứu thương được xây
dựng rộng khắp. Phong trào vệ sinh phòng bệnh được phát động rộng
rãi trong toàn dân. Nạn đói và bệnh dịch được đẩy lùi về cơ bản. Nếp
sống mới nảy nở, ngày càng lan rộng khắp các vùng tự do.
Những thành tựu đạt được trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn
hoá, giáo dục đã làm tăng thêm sức mạnh của hậu phương kháng
chiến. Đây chính là một nhân tố rất căn bản, có tính quyết định thắng
lợi của quân đội ta trên mặt trận quân sự.
Qua 8 năm kể từ ngày nổ súng xâm lược lại nước ta đến mùa hè
năm 1953, thực dân Pháp đã tiêu phí 2130 tỷ France và mất 30 vạn
binh lính, sĩ quan, các kế hoạch chiến tranh từ D’Argenlieu, Leclerec
đến Revers và De Lattre de Tassigni đều thay nhau phá sản. Nhân dân
Pháp ngày càng chống đối gay gắt “cuộc chiến tranh bẩn thỉu” ở
Đông Dương. Chính giới Pháp ngày càng lục đục, mâu thuẫn do hậu
quả của cuộc chiến tranh hao người tốn của mang lại.
Trong khi đó nhân dân ta ngày càng giành được nhiều thắng lợi
trên tất cả các mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn
hóa, xã hội và đang tiến lên để giành thắng lợi hoàn toàn. Thế và lực
của Việt Nam đã có đủ khả năng để kết thúc chiến tranh khi có điều
kiện thuận lợi.
Càng kéo dài chiến tranh, thực dân Pháp càng tổn thất nặng nề.
Chiến tranh trở thành một gánh nặng về kinh tế và tâm lý đối với
nước Pháp. Pháp phải xin viện trợ Mỹ và do đó ngày càng lệ thuộc
vào Mỹ. Nội bộ giới cầm quyền chia làm 2 phe: phe chủ chiến và phe
chủ hòa đấu tranh gay gắt với nhau trong Chính phủ và Quốc hội, làm
cho nội tình nước Pháp không ổn định, phải thay đổi chính phủ nhiều
lần.
Chính phủ Lanien nghĩ đến một giải pháp chính trị thông qua
thương lượng. Trong khi đó, chính sách của Mỹ là lái phía Pháp tránh
xa khỏi bàn hội nghị trong khi chưa giành được những thắng lợi quan
trọng trên chiến trường. Dalet nhiều lần nói với Bidon rằng: kết thúc
cuộc chiến tranh Đông Dương trong điều kiện thuận lợi cho cộng sản
là một điều không nên. Ông ta muốn người Pháp tiếp tục cuộc chiến
tranh vì Đông Dương là một mắt xích quan trọng trong phòng tuyến
ngăn chặn cộng sản trong khu vực. Ý đồ thương lượng trên thế mạnh
đã dẫn tới việc cả hai chính phủ Pháp, Mỹ đồng tình với kế hoạch
Navarre. Ngày 19/5/1953, Navarre đến Sài Gòn và ngày hôm sau ra
Hà Nội. Đến cuối tháng 6/1953 thì Navarre hoàn thành việc xây dựng
kế hoạch của mình. Hơn một tháng ở Đông Dương nắm bắt tình hình,
Navarre đã có được “một bản tổng kết ảm đạm” rằng so với đối
phương, lực lượng quân đội Pháp đang ở thế bất lợi, 9 phần 10 lực
lượng bị giam chân vào nhiệm vụ chiếm đóng, khối chủ lực tác chiến
không đủ sức đương đầu với khối chủ lực của Việt Minh.
Để đánh bại âm mưu và kế hoạch Nava, Đảng chủ trương mở cuộc
tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954. Từ đầu tháng 9-1953, Bộ
Chính trị và Tổng Quân ủy chỉ đạo Bộ Tổng Tham mưu Quân đội
nhân dân Việt Nam nghiên cứu, đánh giá toàn diện tình hình quân sự
trên chiến trường và vạch ra kế hoạch tác chiến mới. Cuối tháng 9-
1953, Bộ Chính trị họp bàn và thông qua chủ trương tác chiến chiến
lược Đông Xuân 1953-1954, nhằm tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng
lực lượng của ta, giữ vững thế chủ động, buộc địch phải phân tán lực
lượng để đối phó. Nghị quyết quan trọng này của Bộ Chính trị đã mở
đường đi tới những thắng lợi lịch sử trong cuộc tiến công chiến lược
Đông Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Ngày 7/5/1954, quân Pháp đã mất Điện Biên Phủ - quả đấm tấn
công. Nhiều tướng Pháp cho rằng Pháp không thể thắng, Việt Minh
không thể thua.
Thất bại ở Điện Biên Phủ làm sụp đổ ý chí thực dân và làm tiêu tan
hy vọng giành thắng lợi bằng quân sự để kết thúc cuộc chiến tranh
của thực dân Pháp. Lanien và Bidon phải từ bỏ chủ trương thương
lượng trên thế mạnh. Nội bộ giới cầm quyền Pháp càng thêm chia rẽ,
đấu tranh gay gắt với nhau. Sau khi chính phủ Lanien sụp đổ, chính
phủ Mendet France lên thay (tháng 6/1954) chủ trương giải quyết
cuộc chiến tranh bằng thương lượng. Mendet France hứa với Quốc
hội và nhân dân Pháp sẽ lập lại hòa bình ở Đông Dương trong vòng
một tháng. Thế là ý chí xâm lược của thực dân Pháp đã bị đánh bại.
Thái độ của giới cầm quyền Pháp buộc phải thay đổi, họ phải tới đàm
phán để kết thúc chiến tranh.
Cơ sở của đấu tranh ngoại giao là thắng lợi quân sự. Chúng ta sẽ
không thể giành được thắng lợi trên bàn đàm phán nếu không có
thắng lợi trên chiến trường. Cuối năm 1946, khi khả năng hòa hoãn
không còn nữa, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động cuộc
kháng chiến toàn quốc với niềm tin “Địch chiếm trời, địch chiếm đất,
nhưng chúng không sao chiếm được lòng nòng nàn yêu nước của
nhân dân ta”. Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam từng bước
thắng lợi, nhất là từ Thu Đông 1950, với thế tiến công chiến lược
ngày càng phát triển, lực lượng vũ trang ba thứ quân trưởng thành,
hậu phương kháng chiến được xây dựng và củng cố vững mạnh, sự
giúp đỡ quốc tế ngày càng cao, sự phối hợp với Đảng Cộng sản Pháp,
kết hợp với phong trào bảo vệ hòa bình thế giới và phong trào phản
chiến ở Pháp. Thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân
1953 – 1954 mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ đã tạo lợi thế
cho Việt Nam trên bàn đàm phán.
Cựu sĩ quan tình báo Mỹ L.A.Patti nhận xét: “Ngày 13/3, quân đội
nhân dân Việt Nam dưới quyền chỉ huy trực tiếp của tướng Giáp khởi
đầu cuộc tiến công vào Điện Biên Phủ. Các pháo đài mới được tăng
cường này đã có tầm quan trọng về chính trị và tâm lí hơn hẳn giá trị
chiến lược thực tế của nó, vì hội nghị Genève sắp khai mạc. Việt Nam
dân chủ cộng hòa đã thấy được một cách đúng đắn đây là một trận
đánh có tính chất quyết định, không phải chỉ nhằm giành được một
chiến thắng vang dội mà sẽ làm cho họ mạnh hẳn lên, họ chuẩn bị bao
vây cứ điểm này.
Việt Nam dân chủ cộng hòa cũng còn nhằm đánh cho quân liên
hiệp Pháp một đòn chí tử để gây tác động tâm lí đối với nước Pháp,
làm cho nhân dân Pháp và những người chống cộng ở Việt Nam mất
ý chí tiếp tục cuộc đấu tranh”
Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính phủ ta trước
sau như một là nỗ lực vãn hồi hòa bình, chủ trương kết hợp giành
thắng lợi về quân sự với giải pháp ngoại giao để kết thúc cuộc kháng
chiến. Ngày 26/11/1953, trong bài trả lời điện phỏng vấn báo
Expressen, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ nguyên nhân và tình hình
cuộc chiến tranh ở Việt Nam, tuyên bố lập trường của chính phủ Việt
Nam dân chủ cộng hòa là sẵn sàng đàm phán với chính phủ Pháp để
kết thúc chiến tranh trên cơ sở: “Chính phủ Pháp thật thà tôn trọng
nền độc lập thật sự của nước Việt Nam”
Ngày 27/11/1953, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra thông tri nêu
rõ: “Trong lịch sử có nhiều cuộc chiến tranh do thương lượng hòa
bình mà đi đến đình chiến…nhân dân ta chiến đấu chống bọn đế quốc
xâm lược là vì độc lập dân tộc và cũng vì hòa bình thế giới... Ngọn cờ
hòa bình phải do ta nắm lấy và dương cao lên”
Đảng ta chủ trương trong đàm phán hòa bình cần có sự nhân
nhượng lẫn nhau: “Muốn đàm phán có kết quả thì ta phải nhân
nhượng, nhưng nhân nhượng có chừng mực, trong nguyên tắc, và đối
phương cũng phải nhân nhượng ta” . “Phải tránh tả khuynh, đặt yêu
cầu quá cao cho cuộc đấu tranh ngoại giao, làm cho cuộc đàm phán bị
bế tắc. Nhưng cũng phải chống hữu khuynh, nhượng bộ cho địch quá
mức, làm cho nhân dân chán nản và kẻ địch được đằng chân lân đằng
đầu” . Thiện chí hòa bình của Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã
mở hướng đi tới để đàm phán để kết thúc một cuộc chiến tranh.
Ngày 26/4/1954, Hội nghị Genève bắt đầu họp về vấn đề Triều
Tiên, nhưng không đi đến một giải pháp nào. Thời gian hội nghị bàn
về vấn đề Triều Tiên là lúc quân đội viễn chinh Pháp ở Điện Biên Phủ
đang nguy kịch, sau khi các cứ điểm Him Lam, Độc Lập bị tiêu diệt,
quân Pháp ở Bản Kéo buộc phải đầu hàng. Hàng loạt cứ điểm ở khu
Đông Mường Thanh bị tiêu diệt từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 4 năm
1954. Từ ngày 1/5/1954 khu trung tâm bắt đầu bị tấn công dồn dập.
Chiều 7/5/1954, bộ chỉ huy Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ
ra hàng.
Thất bại ở Điện Biên Phủ làm tan vỡ thương lượng trên thế mạnh
của các thế lực đế quốc hiếu chiến. Sáng ngày 8/5/1954, Thủ tướng
Pháp Lanien công bố trước Quốc hội sự thất thủ của quân đội Pháp ở
Điện Biên Phủ. Buổi chiều cùng ngày, Tổng thống Mỹ Aixenhao họp
Hội đồng An ninh quốc gia để thông báo kết cục bi thảm này. Tại Hội
nghị Genève, Ngoại trưởng Bidon của Pháp thông báo tin quân Pháp
thất trận và đề nghị chấp nhận nguyên tắc của một cuộc tổng ngưng
chiến tại Đông Dương.
Ngày 8/5/1954, vấn đề chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở
Đông Dương được đưa ra thảo luận. Đoàn đại biểu Chính phủ Việt
Nam dân chủ cộng hòa do Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm trưởng
đoàn bước vào Hội nghị với tư thế người chiến thắng.
Hội nghị Genève về Đông Dương diễn ra trong bối cảnh khác
trước: Cuộc kháng chiến của ta đã giành được nhiều thắng lợi vang
dội mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ. Mặt khác, trên bình
diện ngoại giao, vấn đề Đông Dương cũng được quốc tế hóa. Nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa là một bên chủ yếu của chiến tranh, đã
được mời đến dự Hội nghị Genève để bàn về chính công việc của
mình, chứ không phải là tham gia một cách chủ động trong cuộc đàm
phán song phương với đối thủ như tình hình năm 1946. Và một sự
khác trước nữa đó là những thành tựu ta giành được trong các văn
kiện của Hiệp định. Trong tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève
nêu rõ: Pháp cùng các nước lớn khác công nhận các quyền dân tộc cơ
bản của nhân dân Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn
vẹn lãnh thổ, điều mà 9 năm trước, tại hiệp định Sơ Bộ (ngày
6/3/1946), Pháp không chịu công nhận. Cuộc đàm phán lần này không
chỉ tiến hành giữa hai đối thủ trực tiếp là Việt Nam và Pháp như năm
1946 mà có sự tham gia của các nước lớn. Với yếu tố quốc tế hóa như
vậy, dấu ấn của các cường quốc là không thể tránh khỏi. Trong điều
kiện lịch sử cụ thể lúc bấy giờ, theo xu hướng giải quyết các cuộc
xung đột trên thế giới bằng thương lượng, đoàn đại biểu Chính phủ
Việt Nam dân chủ cộng hòa chấp nhận kí Hiệp định Genève.
Ngày 20/7/1954, các nước tham dự Hội nghị đã ra tuyên bố cuối
cùng và kí các văn bản hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào,
Campuchia, tạo nên khung pháp lí của Hiệp định Genève về Đông
Dương.
Cho đến nay, vẫn còn có những đánh giá khác nhau về kết quả Hội
nghị Genève, nhưng đối với dân tộc Việt Nam, thì đây chỉ là kết thúc
một chặng trên con đường đấu tranh lâu dài và gian khổ để đi tới độc
lập, tự do. Tại phiên họp cuối cùng của Hội nghị, đoàn đại biểu nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ra tuyên bố kêu gọi đồng bào của
mình: “Nhân dân Việt Nam! Đồng bào miền Nam! Thắng lợi thuộc về
chúng ta! Độc lập và thống nhất Tổ quốc chúng ta là ở trong tay
chúng ta. Những người yêu chuộng hòa bình và công lý trên toàn thế
giới đều đồng tình với chúng ta. Đồng bào hãy nhớ lấy lời Hồ Chủ
tịch: “Cuộc đấu tranh phải gian khổ, nhưng cuối cùng chúng ta nhất
định thắng””.
Cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève đã kết
thúc cuộc kháng chiến chống Pháp lâu dài và gian khổ của dân tộc
Việt Nam. Giải phóng hoàn toàn miền Bắc, xóa bỏ cơ đồ thực dân cũ
của Pháp ở Đông Dương, góp phần thúc đẩy sự sụp đổ của chủ nghĩa
thực dân cũ trên thế giới, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh. Việt Nam – Điện Biên
Phủ - Hồ Chí Minh trở thành biểu tượng và niềm tin chiến thắng của
các dân tộc đang đấu tranh cho độc lập, tự do.
Như vậy, chúng ta thấy rằng năm 1946 qua nhiều lần thương
lượng, đàm phán, thực dân Pháp vẫn ngoan cố không chịu thừa nhận
các quyền dân tộc cơ bản của nước Việt Nam là độc lập dân tộc và
thống nhất đất nước. Khi kí bản hiệp định Sơ Bộ ngày 6/3/1946, Pháp
mới chỉ công nhận tính thống nhất của Việt Nam là “một quốc gia tự
do” nhưng không công nhận là độc lập và họ quyết tâm xâm lược
nước ta bằng một cuộc chiến tranh đẫm máu. Vì vậy, trái với mong
muốn hòa bình của ta, thực dân Pháp đã biến hiệp định Sơ Bộ thành
hiệp định đổ bộ đưa quân ra miền Bắc Việt Nam để gây chiến.
Tuy nhiên, cùng với thắng lợi to lớn tại Điện Biên Phủ, tại Hội
nghị Genève – một hội nghị quốc tế với sự tham gia của các nước lớn
đã thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ -
các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào, Campuchia. Tạo cơ sở
pháp lí cho Việt Nam tiếp tục đấu tranh trong hai thập kỉ tiếp theo để
giành độc lập, thống nhất hoàn toàn.
Những thắng lợi đạt được trên đây là kết quả của sự lãnh đạo sáng
suốt của Đảng, Chính phủ ta qua việc kết hợp nhuần nhuyễn đấu tranh
quân sự và đấu tranh ngoại giao để có thể giành được thắng lợi trọn
vẹn nhất.

You might also like