You are on page 1of 122

Lời nói đầu

----

Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt,
theo văn bản đề nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 25 tháng 11 năm 2002,
Bộ Văn hoá - Thông tin đã ra Quyết định số 510/GP-BVHTT, cấp giấy phép
hoạt động báo chí cho Tạp chí “Khoa học và Công nghệ” Đại học Đà Nẵng.
Ngày 10 tháng 8 năm 2006, Cục Báo chí Bộ Văn hoá - Thông tin đã có
Công văn số 816/BC đồng ý cho phép Tạp chí “Khoa học và Công nghệ” Đại học
Đà Nẵng được tăng kỳ xuất bản từ 03 tháng/kỳ lên thành 02 tháng/kỳ.
Ngày 6 tháng 2 năm 2007, Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ
Quốc gia thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đã có Công văn số 44/TTKHCN-ISSN
đồng ý cấp mã chuẩn quốc tế: ISSN 1859-1531 cho Tạp chí “Khoa học và
Công nghệ”, Đại học Đà Nẵng.
Ngày 5 tháng 3 năm 2008, Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có
Công văn số 210/CBC cho phép Tạp chí “Khoa học và Công nghệ” Đại học
Đà Nẵng, ngoài ngôn ngữ được thể hiện là tiếng Việt, được bổ sung thêm
ngôn ngữ thể hiện bằng tiếng Anh và tiếng Pháp.
Ngày 15 tháng 9 năm 2011, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Quyết định
số 1487/GP-BTTTT cấp Giấy phép sửa đổi, bổ sung cho phép Tạp chí Khoa học và
Công nghệ, Đại học Đà Nẵng được tăng kỳ hạn xuất bản từ 02 tháng/kỳ lên
01 tháng/kỳ và tăng số trang từ 80 trang lên 150 trang.
Tạp chí “Khoa học và Công nghệ” Đại học Đà Nẵng ra đời với mục đích:
 Công bố, giới thiệu các công trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực
giảng dạy và đào tạo;
 Thông tin các kết quả nghiên cứu khoa học ở trong và ngoài nước nhằm
phục vụ cho công tác đào tạo của nhà trường;
 Tuyên truyền, phổ biến đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước
trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học, công nghệ.
Tạp chí “Khoa học và Công nghệ” Đại học Đà Nẵng ra đời là sự kế thừa và
phát huy truyền thống các tập san, thông báo, thông tin, kỷ yếu Hội thảo của
Đại học Đà Nẵng và các trường thành viên trong gần 40 năm qua.
Ban Biên tập rất mong sự phối hợp cộng tác của đông đảo các nhà
khoa học, nhà giáo, các cán bộ nghiên cứu trong và ngoài nhà trường, trong nước
và ngoài nước để Tạp chí “Khoa học và Công nghệ” của Đại học Đà Nẵng
ngày càng có chất lượng tốt hơn.

BAN BIÊN TẬP


MỤC LỤC ISSN 1859-1531 - Tạp chí KHCN ĐHĐN, Số 11(96).2015, quyển 1

KHOA HỌC KỸ THUẬT


Vị trí ứng suất ngắn mạch lớn nhất trên dây quấn của máy biến áp lõi thép vô định hình
The position of the maximum short circuit stress on the windings of the amorphous core transformer
Đoàn Thanh Bảo, Đỗ Chí Phi, Phạm Hùng Phi, Phạm Văn Bình 1

Nghiên cứu xây dựng thuật toán nội suy tuyến tính trên nền SoC
Research on building a linear interpolation algorithm based on SoC
Đỗ Văn Cần, Nguyễn Phùng Quang, Đoàn Quang Vinh 8

Phân tích sàn phẳng bê tông cốt thép có góc lõm trong kết cấu nhà nhiều tầng chịu tải
trọng ngang (tải trọng động đất)
An analysis of reinforced concrete flat slabs with concave angles in structures of multi-storey buildings subjected
to horizontal loads (earthquake load)
Trương Hoài Chính 13

Mô phỏng mức độ nguy hiểm do vỡ đập Long Sơn 1 hồ Phú Ninh


Simulation of danger levels due to breakage of Long Son 1 dam of Phu Ninh reservoir
Nguyễn Chí Công, Lê Xuân Cường, Trần Quốc Danh 16

Đánh giá tác động của hệ thống giao thông công cộng trong việc giảm ùn tắc giao thông
Estimating the positive effect of public transport on reducing traffic congestion
Nguyễn Phước Quý Duy, Phan Cao Thọ 21

Một số kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tốc độ đắp gia tải đến biến dạng và khả năng chịu tải
của nền đường đắp trên đất yếu
Several researching results on influence of filling time to deformation and load-bearing capacity of embankment over
soft soil
Nguyễn Thu Hà 26
Nghiên cứu ảnh hưởng của sự lão hóa UV nhân tạo lên nhựa epoxy/amin có mật độ đóng rắn
thay đổi
Effects of artificial UV ageing on epoxy/amine resin with a gradient in cross-link density
Nguyễn Thanh Hội, Nguyễn Đình Lâm 32
Ứng dụng công nghệ tạo hình nhiệt trong chế tạo xe khách giường nằm ở Việt Nam
Application of thermoforming technology to sleeper bus manufacturing in Vietnam
Ninh Quang Oanh, Trần Thị Minh Hậu, Phạm Xuân Mai 36

Thiết kế và đo đạc thực nghiệm máy biến áp có lõi thép bằng vật liệu vô định hình
Designing and experimentally measuring amorphous steel core transformers
Đỗ Chí Phi, Đoàn Thanh Bảo, Phùng Anh Tuấn, Lê Văn Doanh 42
Điều khiển dòng chất lưu trong tấm phẳng poiseuille 2D với phương pháp phản hồi hình ảnh
Fluid flow control of 2D poiseuille planes by visual servoing
Đào Xuân Quy, Trần Tiến Đạt, Nguyễn Duy Ngân 47

Đề xuất giải pháp mới về theo dõi và giám sát các thông số sức khỏe từ xa sử dụng các
bộ thư viện vẽ biểu đồ mã nguồn mở
A novel solution to remote health-parameter monitoring via open-source chart library packages
Lại Phước Sơn, Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Thị Anh Thư, Nguyễn Thế Nghĩa 52

Tính toán tổn thất điện năng cho lưới điện phân phối bằng thuật toán dòng điện nút tương đương
Calculating energy loss for electric distribution networks by means of an equivalent injection current algorithm
Trần Thanh Sơn, Trần Anh Tùng 57

Điều khiển quỹ đạo robot bốn bậc tự do


Controlling the path of 4 dof robot
Phạm Trường Tùng 62

Thiết kế - chế tạo bộ chế hòa khí LPG cho động cơ đánh lửa cưỡng bức kéo máy phát điện cỡ nhỏ
Designing and manufacturing LPG carburetors for spark ignition engines in small size generators
Trần Thanh Hải Tùng, Trương Lê Hoàn Vũ 67
Nghiên cứu các chỉ số lõm áp nhằm đánh giá chất lượng điện áp trên lưới điện phân phối Việt Nam
Investigation into voltage sag indices for voltage quality assessment in Vietnam power distribution network
Đinh Thành Việt, Nguyễn Hữu Hiếu, Ngô Minh Khoa 72
Khôi phục dạng sóng dòng điện khi biến dòng điện bị bão hòa sử dụng phân tích prony
Restoring the distorted current waveform in cases of current transformer saturation via prony analysis
Nguyễn Xuân Vinh, Nguyễn Đức Huy, Nguyễn Xuân Tùng 76

KHOA HỌC TỰ NHIÊN


Ảnh hưởng của nồng độ kim loại đồng (Cu) đến khả năng sinh trưởng và hấp thụ của
cây phát lộc (dracaena sanderiana) trong đất
Influence of copper contamination on growth and absorption of dracaena sanderiana in soil
Đàm Minh Anh, Võ Văn Minh, Đoạn Chí Cường 81

Thuật toán bellman-ford cải biên tìm đường đi ngắn nhất trên mạng mở rộng
Revised bellman-ford algorithm finding shortest path on extended networks
Trần Quốc Chiến 84

Ứng dụng luật kết hợp trong khai phá dữ liệu chứng khoán
Applying association rules in stock data mining
Nguyễn Văn Chức, Nguyễn Hữu Phi 88

Xây dựng mô hình cấu hình lại từng phần động cho mạng trên chip trên FPGA
Implementation of a dynamic partial reconfigurable FPGA framework for flexible network on chip
Nguyễn Văn Cường, Trần Thanh, Phạm Ngọc Nam 91

Nghiên cứu biến tính xơ mướp bằng axit citric để hấp phụ một số ion kim loại nặng trong nước
Research on modification of loofah fibers using citric acid for absorbing some heavy metal ions in water
Vũ Thị Duyên, Giang Thị Kim Liên, Đinh Văn Tạc 96

Hệ thống chẩn đoán bệnh tự kỷ sử dụng cây quyết định


A system for dianosing autism based on the decision tree
Nguyễn Văn Hiệu, Đỗ Thị Thu Hà 101

Nghiên cứu quá trình sản xuất sữa chua đậu nành bằng hệ vi sinh vật trong Kefir
Research on soy yogurt production from microorganisms in Kefir
Trần Thị Hà Ny, Nguyễn Quang Đạt, Nguyễn Thị Lan Anh, Trương Văn Thiên, Phạm Thị Hương 105

Nghiên cứu một số tập tính xây tổ của quần thể loài chim yến tổ trắng Aerodramus fuciphagus
(Thunberg, 1812) tại quần đảo Cù Lao Chàm, Hội An, Quảng Nam
A study of some nesting behavior of edible-nest swiftlet species Aerodramus fuciphagus (Thunberg, 1812) in
Cu Lao Cham archipelago, Hoi An city, Quang Nam province
Võ Tấn Phong, Đinh Thị Phương Anh, Lê Đình Thủy 110
Nghiên cứu chiết tách carrageenan từ rong sụn Ninh Thuận
A study on the extraction of carrageenan from Ninh Thuan kappaphycus alvarezii
Nguyễn Thị Thu Thùy, Lê Thị Liên Thanh 114
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 1

VỊ TRÍ ỨNG SUẤT NGẮN MẠCH LỚN NHẤT TRÊN DÂY QUẤN
CỦA MÁY BIẾN ÁP LÕI THÉP VÔ ĐỊNH HÌNH
THE POSITION OF THE MAXIMUM SHORT CIRCUIT STRESS
ON THE WINDINGS OF THE AMORPHOUS CORE TRANSFORMER

Đoàn Thanh Bảo2, Đỗ Chí Phi3, Phạm Hùng Phi1, Phạm Văn Bình1
1
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội; phamvanbinh00@yahoo.com; phi.phamhung@hust.edu.vn
2
Trường Đại học Quy Nhơn; dtbao@ftt.edu.vn;
3
Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng HCM; dochiphi@gmail.com

Tóm tắt - Bài báo sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn với Abstract - This paper employed the finite element method with the
phần mềm Ansys Maxwell theo miền thời gian để mô phỏng máy simulation software Ansys Maxwell based on time domain to
biến áp (MBA) 3 pha có lõi thép bằng vật liệu từ mềm vô định simulate a 630 kVA-22/0.4 kV three-phase amorphous core
hình công suất 630 kVA, điện áp 22/0,4 kV. Kết quả tổn hao transformer. The results of no-load loss and short circuit load loss
không tải và ngắn mạch được so sánh với thực nghiệm. Sau đó, were then compared with experimental findings. Afterwards, the
thực hiện ngắn mạch sự cố đồng thời 3 pha phía hạ áp mà authors made a sudden short circuit at the low voltage winding of
phương pháp thực nghiệm rất khó thực hiện được. Các kết quả the transformer, which had been very difficult to determine via
phân tích về: từ trường tản, ứng suất lực điện từ hướng kính và experiments. The results of the leakage field, the radial and axial of
hướng trục tác dụng vào cuộn dây cao áp (CA) và hạ áp (HA) electromagnetic stress acting on high-voltage (HV) and low voltage
trên mô hình MBA ở 2D và 3D được so sánh và đánh giá với (LV) windings on 2D and 3D model transformers were compared
nhau. Từ đó khẳng định ưu điểm của mô hình 3D để tìm ra vị trí and evaluated. All these serve as bases for the affirmation of the
và giá trị ứng suất lực lớn nhất trên vòng dây CA và HA. superiority of the 3D model which helps to locate to the position and
the the maximum stress value on HV and LV windings.

Từ khóa - ngắn mạch; dây quấn; ứng suất; máy biến áp; vô định Key words - short circuit; winding; stress; transformer;
hình; phần tử hữu hạn. amorphous; finite element.

1. Đặt vấn đề cuộn dây cũng sẽ không đối xứng trên cùng một vòng
Máy biến áp (MBA) phân phối lõi thép bằng tôn silic dây. Đặc biệt hơn là lúc xảy ra ngắn mạch thì lực này lớn
gây ra tổn hao điện năng ngay cả khi vận hành ở chế độ sẽ rất nguy hiểm đối với cuộn dây [11].
không tải. Có hai loại tổn hao điện tồn tại trong khi MBA Các tác giả [12] đã nghiên cứu, phân tích khả năng chịu
vận hành: Tổn hao có tải (tổn hao đồng) thay đổi theo ngắn mạch của một MBA VĐH có công suất
mức tải của MBA và tổn hao không tải (tổn hao sắt từ) 800KVA/10KV. Từ đó, đề xuất một kết cấu kẹp các cuộn
phát sinh trong lõi từ và xảy ra suốt cuộc đời vận hành dây MBA để có thể chịu được lực ngắn mạch lớn gây ra và
của MBA, không phụ thuộc vào tải. Với MBA có lõi từ chứng minh tính khả thi của phương pháp kết cấu mới của
bằng vật liệu vô định hình (VĐH), tổn hao trong lõi từ có mình dưới sự hỗ trợ của phần mềm ANSYS. Nhóm tác giả
thể giảm xuống từ 60-70% so với MBA lõi từ bằng tôn đề cập đến ưu điểm của MBA phân phối có lõi hợp kim
cán lạnh định hướng [1], [2], [3], [4]. VĐH là khả năng giảm tổn hao và sử dụng rộng rãi nhưng
Khi MBA hoạt động trong điều kiện bình thường, tác rất nhạy cảm với lực cơ khí, từ trường tác động lên, mức độ
dụng của lực điện từ lên các dây quấn nhỏ do dòng điện và tiếng ồn cao hơn và khả năng chịu đựng ngắn mạch kém
từ thông tản là tương đối nhỏ. Tuy nhiên, khi ngắn mạch, hơn MBA lõi tôn silic. Do đó, cần được sự quan tâm nhiều
dòng điện trong dây quấn và từ thông tản tăng lớn, lúc này sẽ đến thiết kế về cuộn dây cũng như các cấu trúc hỗ trợ khác.
sinh lực điện từ lớn tác dụng lên dây quấn [4], [5], [6]. Trong Nhóm tác giả B. Tomczuk, D. Koteras [13] đã tính toán
tất cả các sự cố của MBA thì sự cố về dây quấn chiếm tỉ lệ lý thuyết và thực nghiệm về thành phần từ trường và điện
33%. Khi đó sinh ra lực cơ khí, làm uốn cong hoặc phá hủy kháng ngắn mạch của MBA 3 pha lõi VĐH công suất S =
dây quấn và vật liệu cấu trúc khác của MBA [7], [8]. 10kVA. Nhóm tác giả K. Zakrzewski, B. Tomczuk, D.
Nhóm tác giả [9], [10] đã phân tích, tính toán lực điện từ Koteras [14] tiến hành sản xuất 2 loại MBA 10kVA: MBA
ngắn mạch của máy biến áp lõi thép silic có tiết diện trụ tròn không đối xứng (AAT) là MBA mạch từ phẳng và MBA
bằng phương pháp phần tử hữu hạn (PTHH) và thực hiện đối xứng (AST) là MBA mạch từ không gian. Sau đó, kiểm
trên các MBA khô 1 pha với công suất 50 kVA và 1 MVA, tra việc tính toán phân bố từ trường trong các MBA VĐH
phân tích từ trường tản bằng phương pháp PTHH với phần trong trạng thái ngắn mạch, phân tích từ thông móc vòng 
mềm Maxwell. Khảo sát lực hướng kính trên cuộn dây CA ở và từ thông  bằng phương pháp PTHH 3D (FEM). Đồng
16 vị trí khác nhau trên cuộn dây, kết quả giá trị lực trên 16 thời, phương pháp tính toán từ thông đã được kiểm chứng
điểm tương ứng đồng đều nhau do phân bố từ thông tản trên bằng thực nghiệm. Tính toán và kiểm tra phân bố từ thông
cuộn dây của MBA lõi thép silic có tiết diện tròn. tản lúc ngắn mạch AST và AAT. Kết quả loại MBA AAT
MBA lõi thép bằng vật liệu VĐH do có cấu trúc đặc thấp hơn và tốt hơn cho sản xuất và sửa chữa.
biệt của lõi thép và cuộn dây là hình chữ nhật, nên phân Tác giả Malick Mouhamad [11] đã đưa ra kết quả thử
bố điện trường, từ trường tản và phân bố lực tác dụng lên nghiệm ngắn mạch MBA VĐH sử dụng lõi thép vật liệu
2 Đoàn Thanh Bảo, Đỗ Chí Phi, Phạm Hùng Phi, Phạm Văn Bình

2605SA1, mạng lưới phân phối có công suất từ 250 đến Trong đó: A: từ thế véctơ; µ: độ từ thẩm [H/m]; J: mật
630 kVA. Đồng thời tính toán dòng điện ngắn mạch và độ dòng điện [A/m2].
lực điện động tác dụng lên cuộn dây hình chữ nhật có xét Khi đó, vector từ thế A được định nghĩa là:
đến chiều dày cuộn dây.
× A = B (4)
Với những phân tích ở trên, ta thấy rằng nghiên cứu về
Hay:
lực điện từ tác dụng lên dây quấn ở MBA VĐH đã chưa   
tính đến phân bố của từ trường tản trong vùng không gian B    A  iB x  jB y  kB z (5)
dây quấn của MBA VĐH có cuộn dây hình chữ nhật, Khi đó lực điện từ cũng bao gồm các thành phần:
cũng chưa tìm ra vị trí có ứng suất lớn nhất hay lực tại      
chỗ góc mạch từ trên cuộn dây hình chữ nhật. Chưa chỉ ra F =  ( J × B )dv = iFx + jFy + kFz (6)
v
giá trị tại vị trí trên cuộn dây có ứng suất lớn nhất hay nhỏ
nhất để từ đó đưa ra khuyến cáo kỹ thuật. Trong đó: Bx, By, Bz và Fx, Fy, Fz là các thành phần từ
cảm và lực theo 3 phương x, y,z.
Bài báo này đã sử dụng phương pháp PTHH với phần
mềm Ansys Maxwell theo miền thời gian để mô phỏng Các biến J và B trong khối V có thể được tính bằng
MBA 3 pha có lõi thép bằng vật liệu từ mềm VĐH công phương pháp giải tích hoặc phương pháp số. Phương pháp
suất 630 kVA, điện áp 22/0,4 kV theo sơ đồ thuật toán. giải tích thường nhanh hơn, tuy nhiên không thể sử dụng
Đầu tiên, thực hiện mô phỏng ở chế độ không tải và ngắn được trong trường hợp của các mô hình với vật liệu phi
mạch, thí nghiệm để so sánh các kết quả tổn hao không tải tuyến, cấu trúc hình học và/hoặc điều kiện biên phức tạp.
và ngắn mạch với giá trị thực nghiệm. Sau đó, thực hiện Chính vì vậy, sử dụng PTHH có thể giải quyết các bài
ngắn mạch sự cố đồng thời 3 pha phía hạ áp mà phương toán phức tạp nói trên và tính được ứng lực trên từng
pháp thực nghiệm rất khó thực hiện được. Các kết quả phần của cuộn dây.
phân tích về từ trường tản, ứng suất lực điện từ hướng 2.3. Dòng điện ngắn mạch
kính và hướng trục tác dụng vào cuộn dây CA và HA trên Khi xảy ra sự số ngắn mạch phía thứ cấp của MBA,
mô hình MBA ở 2D và 3D được so sánh và đánh giá với lúc này sinh ra lực điện từ lớn, có thể phá hỏng dây quấn
nhau. Từ đó tìm ra vị trí và giá trị ứng suất lực lớn nhất MBA. Dòng điện quá độ gồm có hai thành phần: một
trên vòng dây CA và HA ở mô hình phân tích 3D. Qua đó thành phần biến thiên theo qui luật hình sin và một thành
giúp nhà thiết kế tăng, giảm kích thước cách điện của phần không chu kỳ [8], [15]:
cuộn dây MBA một cách phù hợp.
 - R n ωt 
 X 
2. Từ trường tản, lực điện từ và dòng điện ngắn mạch i = In 2 sin(ωt - ψ - φn ) + sin(ψ + φn ).e n  (7)
2.1. Lý thuyết lực điện từ  
 
Lực điện từ trong cuộn dây của MBA được sinh ra là một Trong đó:
sự kết hợp giữa các dòng điện quá độ và từ trường tản trong U
các vùng dây quấn. Lực điện từ này được viết theo công thức - I n = đm : dòng điện ngắn mạch [A];
Zn
lực Lorentz (1) hay dạng vi phân (2) như sau [8], [10]: Xn
  φ n = arctg : góc lệch pha giữa In và điện áp [rad];
Fdt =  I.Bsin(I, B)dl (1) Rn
L
- Uđm: điện áp định mức [V];
Hay:
     - Zn: tổng trở ngắn mạch [Ω];
dF = B× Idl = B× J.ds.dl (2)
- t: thời gian [s];
Trong đó:
- ψ: góc phụ thuộc vào thời điểm xảy ra ngắn mạch [rad];
- I [A] và J [A/m2] là cường độ và mật độ dòng điện
- ω: tần số góc dòng điện [rad/s];
trong dây dẫn;
- Xn, Rn: điện kháng và điện trở ngắn mạch [Ω];
- B [T] và F [N] là từ cảm và lực điện từ tác động lên dây dẫn;
- ds, dl là các thành phần vi phân diện tích và chiều dài. Biểu thức (7) cho thấy rằng nguy hiểm nhất là ngắn
mạch tại thời điểm điện áp bằng 0 (ψ = 0). Lúc này giá trị
Vậy để có thể xác định được lực điện từ tác động lên dây
dòng điện cực đại xảy ra ở gần thời điểm t0 = (π/2+n)/
dẫn, ta cần phải xác định các thành phần của từ cảm B trong
và có độ lớn:
kết cấu khung dây dẫn và mật độ dòng điện trong dây dẫn đó.
 - R n   n  
2.2. Từ trường trong khung dây  X 2 
Xuất phát từ hệ phương trình Maxwell, ta viết phương i max = In 2 1+ sinφ n .e n  (8)
trình riêng đối với trường điện từ dừng (∂/∂t = 0) trong  
 
vùng không gian dây quấn của MBA, có mật độ dòng
điện nguồn J. Phương trình này được viết cho từ thế vectơ 3. Phương pháp phần tử hữu hạn với phần mềm
A có dạng phương trình Laplace-Poisson như sau [15]:


Maxwell
2 - μJ trong d©y dÉn 3.1. Mô hình máy biến áp
 A= (3)
0 ®iÖn m«i Sử dụng một MBA VĐH 630 kVA-22/0,4 kV có các
thông số điện cơ bản ở Bảng 1 và thông số kích thước lấy từ
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 3

bản vẽ thiết kế của nhà máy chế tạo biến áp SANAKY Hà 3.2. Thuật toán mô phỏng
Nội. Tiết diện lõi thép VĐH có kích thước hình chữ nhật, có Bắt đầu
bề dày: a = 180 mm; bề rộng: b = 292 mm; chiều cao cửa sổ
mạch: Hcs = 510 mm; khoảng cách giữa hai tâm trụ: Mo =
415 mm và các kích thước khác được thể hiện ở Hình 1.
Xây dựng mô hình mô phỏng 3D MBA
(Dựa trên các thông số điện và kích thước
thiết kế của MBA)

Mô phỏng 2 trường hợp:


không tải và NM thử nghiệm
Po, U1đm, U2đm
Pk, I1đm, I2đm

Sai So sánh trùng khớp với


thực nghiệm:
Hình 1. Mô hình cụ thể kích thước mạch từ và dây quấn MBA
P0 và Pk
Bảng 1. Thông số điện cơ bản của MBA VĐH
Đúng
STT Thông số Giá trị
1 Số pha 3 Mô phỏng ngắn mạch sự cố:
INMmax và Bmax
2 Tần số [Hz] 50
3 Công suất [kVA] 630
4 Nối dây Δ/Y Chỉ ra vị trí có xyzmax
- Ứng lực mp 2D oxz: xz
5 Điện áp dây CA/HA [kV] 22/0,4 - Ứng lực mp 3D oxyz: xyz
6 Dòng điện pha định mức CA/HA [A] 9,55/909,33
7 Số vòng dây quấn CA/HA [vòng] 1715/18
Lõi thép bằng vật liệu từ mềm VĐH, mã hiệu Sai
So sánh tiêu chuẩn bền:
2605SA1, có từ cảm bão hòa là 1,63 T. Hình 2 là hình ảnh Khuyến cáo
thực tế của MBA VĐH sau khi bố trí lắp đặt dây quấn. xyz  σgh cho nhà SX

Đúng

Kết thúc

Hình 4. Sơ đồ thuật toán mô phỏng


3.3. Chế độ không tải và ngắn mạch thử nghiệm
Các quá trình làm việc của MBA được điều khiển
bằng khóa (SW) ở Hình 5. Để thiết kế mạch điện này,
trong tính toán Maxwell đã dùng phần mềm Maxwell
Circuit Editor. Phần đầu vào của MBA được cung cấp bởi
Hình 2. Mô hình MBA trong thực tế
nguồn điện xoay chiều công suất vô hạn, điện áp 22 kV.
Hình 3 cho thấy hình dạng của một mô hình MBA Bài toán phân tích theo miền thời gian, với thời gian
trong môi trường Maxwell. Để giảm thời gian tính toán
phân tích được thiết lập là 0,1s, với bước thời gian là
hiệu quả, vật liệu cách điện và cấu trúc hỗ trợ bị bỏ qua
0,001s.
trong mô hình này. Ngoài ra, dây quấn sắp xếp đồng tâm 22000*sqrt(2/3) V

được xét trong mô hình.


+

LWinding_CA_PA LWinding_HA_PA 1000000ohm


V

22000*sqrt(2/3) V
S_K1 S_K3
+

0 0 0
LWinding_CA_PB LWinding_HA_PB 1000000ohm
V

22000*sqrt(2/3) V
S_K2 1000000ohm
+

LWinding_CA_PC LWinding_HA_PC

Hình 5. Sơ đồ mạch điện ở các chế độ làm việc của MBA


Phân tích mô hình, ta có kết quả mô phỏng về tổn hao
Hình 3. Mô hình MBA trong Maxwell không tải P0 và tổn hao ngắn mạch Pk ở Hình 6 và Hình 7.
4 Đoàn Thanh Bảo, Đỗ Chí Phi, Phạm Hùng Phi, Phạm Văn Bình

cực đại trên pha B của dây quấn CA là ICA_max= 305,07 A


và của dây quấn HA IHA_max= 29066,8 A. Do đó, độ lớn
dòng điện ngắn mạch cực đại này lớn gấp 22,6 lần biên độ
dòng điện định mức.

Hình 6. Tổn hao không tải MBA

Hình 8. Dòng điện ngắn mạch trên dây quấn CA

Hình 7. Tổn hao ngắn mạch của MBA


Các kết quả tổn hao được so sánh với giá trị đo đạc Hình 9. Dòng điện ngắn mạch trên dây quấn HA
thực tế ở Bảng 2.
3.4.1. Phân bố từ trường tản
Bảng 2. So sánh các giá trị mô phỏng và thực tế
Bài toán được phân tích theo miền thời gian, ta nhận
STT Thông số Mô phỏng Thực tế Sai số % được kết quả phân bố từ cảm trên mạch từ và cuộn dây
1 Tổn hao không tải P0 [W] 429,618 439,9 2,4 khi ngắn mạch như ở Hình 10.
2 Tổn hao ngắn mạch Pk [W] 4978,3 5039,0 1,2
Từ kết quả so sánh ở Bảng 2, ta thấy sở dĩ giá trị mô
phỏng nhỏ hơn giá trị thực tế, bởi vì bản thân phương
pháp PTHH là phương pháp gần đúng và mô phỏng đã bỏ
qua các vật liệu cách điện và cấu trúc hỗ trợ MBA đang bị
bỏ qua trong mô hình.
3.4. Chế độ ngắn mạch sự cố
Trên cơ sở đúng đắn của mô hình MBA, được thực hiện
trong trường hợp thử nghiệm không tải và ngắn mạch, mô
hình tiếp tục thực hiện cho ngắn mạch sự cố phía hạ áp
MBA mà thực nghiệm không thực hiện được, để phân tích Hình 10. Vectơ từ cảm trong cuộn dây khi ngắn mạch
và đưa ra kết quả từ trường tản, ứng suất lực điện từ hướng Tại thời điểm t = 25 ms (dòng điện ngắn mạch trên
kính x và hướng trục y tác dụng vào cuộn dây CA và HA. pha B đạt cực đại) ở Hình 10, ta thấy từ cảm tản trên vùng
Quá trình ngắn mạch sự cố phía HA trên được điều cuộn dây tăng lên B =1,5356 T, còn từ cảm trong mạch từ
khiển bằng khóa S ở Hình 5. Thời điểm đóng các khóa để giảm đi và lúc này từ trường tản phân bố tập trung ở khu
tạo trạng thái ngắn mạch được thực hiện tại thời điểm 15 vực giữa hai cuộn quấn CA và HA là lớn nhất.
ms vì tại thời điểm này giá trị điện áp của pha B bằng 0, Phân tích từ cảm tản của cuộn dây pha B, tại cạnh
khi đó dòng điện ngắn mạch có giá trị lớn nhất. Phân tích ngoài cùng HA và tại cạnh trong cùng CA trình bày ở
theo miền thời gian được thiết lập với thời gian phân tích Hình 11 và Hình 12.
là 0,1s, với bước thời gian là 0,001s. Kết quả phân tích ở Hình 11 và Hình 12 ta được từ
Kết quả phân tích dòng điện ngắn mạch cuộn CA, HA trường tại cạnh ngoài cùng HA: Bz_max = 1,454T, Bx_max =
được biểu diễn như Hình 8 và Hình 9 cho thấy rằng: Tại 0,393T và Bxzmax = 1,454T. Từ trường tại cạnh trong cùng
thời điểm 25 ms, giá trị biên độ của dòng điện ngắn mạch CA: B z_max = 1,492T, Bx_max = 0,248T và Bxzmax = 1,492T.
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 5

lớn nhất xzmax trên cuộn dây HA và CA tại vị trí giữa


cuộn dây và có giá trị ở Bảng 3.

Hình 11. Từ trường tại cạnh ngoài cùng HA

Hình 14. Tổng ứng suất xz trên cuộn HA

Hình 12. Từ trường tại cạnh trong cùng CA


3.4.2. Phân tích ứng suất lực ngắn mạch ở mô hình 2D Hình 15. Tổng ứng suất xz trên cuộn CA
Bảng 3. Ứng suất lực tổng xzmax trên cuộn dây HA và CA
Ứng suất max[N/m2] Cuộn dây HA Cuộn dây CA
Tổng ứng suất xzmax 5,444.107 3,427.107
So sánh xzmax với tbcp 5,444.107 < (5÷10).107
Kết quả cho thấy: Thành phần ứng lực tổng xz lớn
nhất này tại vị trí chính giữa biên ngoài của cuộn dây HA
và biên trong của cuộn dây CA. Tổng ứng lực tác dụng
dây quấn làm chúng bị kéo, ở Bảng 3 ứng suất lực lớn
nhất trên cuộn HA là xzmax2D = 5,444.107 N/m2. Trường
Hình 13. Mặt cắt đối xứng của mô hình ½ MBA 3D hợp dây quấn được xem là vật thể rắn, dây quấn cố định
Xét ứng suất lực tác dụng lên cuộn dây tại mặt cắt của chặt, cách điện mềm ứng suất lực cho phép của dây đồng
MBA trên mặt phẳng 0xz ở Hình 13, lúc này thành phần σtbcp = (5÷10).107 N/m2 [8]. Do đó, khi xảy ra ngắn mạch
từ cảm tản By (trùng phương với dòng điện) bằng 0. Do với dòng điện cực đại thì ứng suất lớn nhất của dây quấn
đó, ứng suất lực này được chia làm hai thành phần: chưa vượt quá giới hạn cho phép.
3.4.3. Phân tích ứng suất lực ngắn mạch ở mô hình 3D
+ Hướng kính: x = Bz.Jy
Để tìm vị trí nào trên cuộn HA và CA có giá trị ứng suất
+ Hướng trục: z = Bx.Jy
lực lớn nhất, ta khảo sát 10 đường thẳng dọc biên ngoài cùng
Thành phần tổng:  xz   x2   z2 (N/m2) cuộn HA và 10 đường dọc biên trong cùng cuộn CA, các vị
Do từ trường tản phân bố tập trung ở khu vực giữa hai trí khảo sát nhìn từ hình chiếu bằng như Hình 16.
cuộn quấn CA và HA. Cho nên, ta chỉ khảo sát các thành
phần ứng suất lực: hướng kính x, hướng trục z vàtổng
xz tại vị trí biên ngoài cùng của cuộn dây HA và biên
trong cùng của cuộn dây CA. Kết quả các thành phần này
thể hiện ở Hình 14 và Hình 15.
Từ Hình 14 và Hình 15 ta nhận thấy ứng suất lực
hướng kính x của cuộn dây HA và CA, lớn hơn nhiều lần
hướng trục z; tại giữa cuộn dây thì x đạt giá trị lớn nhất Hình 16. Các vị trí khảo sát nhìn từ hình chiếu bằng
còn z thì bằng 0. Cho nên thành phần ứng suất lực tổng trên cuộn HA và CA
6 Đoàn Thanh Bảo, Đỗ Chí Phi, Phạm Hùng Phi, Phạm Văn Bình

a. Cuộn hạ áp Nhìn Hình 22, ta thấy rõ vị trí có ứng suất lực lớn nhất ở
Trên mỗi đường thẳng khảo sát, ứng lực tổng lớn nhất nằm vị trí 4 và 6 và có giá trị là: xyzmax = 3,975.107 (N/m2).
tại vị trí giữa của đường thẳng (tức giữa cuộn dây theo chiều 3.4.4. So sánh và thảo luận giữa phân tích 2D và 3D
cao) và thể hiện 10 giá trị ứng lực tổng này ở Hình 19. Ở phân tích mô hình 3D, không những tìm được 1 vị
trí ứng suất (như 2D), mà còn tìm được nhiều vị trí ứng
suất trên cuộn dây. Kết quả giữa phân tích mô hình 2D và
3D thể hiện ở Bảng 4.
Bảng 4. Bảng kết quả giá trị ứng suất lớn nhất giữa 2D và 3D
Ứng suất max[N/m2] Phân tích 2D Phân tích 3D
Tổng ứng Cuộn dây HA 5,444.107 5,789.107
suất xyzmax Cuộn dây CA 3,427.107 3,975.107
Tổng ứng lực tác dụng dây quấn làm chúng bị kéo, ở
Hình 17. Đường thẳng khảo Hình 18. Phân bố ứng lực trên Bảng 4 ứng suất lực lớn nhất là xyzmax3D = 5,789.107
sát trên cuộn HA cuộn HA trong Maxwell N/m2. So sánh với ứng lực cho phép của dây đồng:
σtbcp = (5÷10).107 N/m2 [8]. Do đó, khi xảy ra ngắn mạch
với dòng điện cực đại thì ứng suất lớn nhất của dây quấn
chưa vượt quá giới hạn cho phép.
Ở phương pháp PTHH 3D, có thể tìm được ứng suất
lực tại bất kì điểm nào trên vị trí của cuộn dây. Từ đó tìm
được vị trí có ứng suất lớn nhất trên vòng dây, giúp ta đánh
giá đúng giới hạn chịu lực của dây quấn, cũng như phân bố
ứng suất không đồng đều của cuộn dây hình chữ nhật.

4. Kết luận
Hình 19. Phân bố ứng lực trên vòng dây HA
Trong bài báo này, chúng tôi sử dụng phương pháp
Nhìn Hình 19, ta thấy rõ vị trí có ứng suất lực lớn nhất ở PTHH với phần mềm Ansys Maxwell 3D theo miền thời
vị trí 4 và 6 và có giá trị là: xyzmax = 5,789.107 (N/m2). gian để mô phỏng MBA có lõi thép bằng vật liệu từ mềm
b. Cuộn cao áp VĐH 3 pha công suất 630 kVA, điện áp 22/0.4 kV trong
Tương tự, trên mỗi đường thẳng khảo sát, ứng lực trường hợp không tải và ngắn mạch thử nghiệm, kết quả
tổng lớn nhất nằm tại vị trí giữa của đường thẳng (tức tổn hao không tải và ngắn mạch sai lệch lớn nhất 2,4% so
giữa cuộn dây theo chiều cao) và thể hiện lấy 10 giá trị với các kết quả thử nghiệm của nhà sản xuất.
ứng lực tổng này ở Hình 22. Trên cơ sở đúng đắn của sơ đồ thuật toán mô phỏng,
thực hiện cho ngắn mạch sự cố đồng thời cả 3 pha phía hạ
áp MBA, tại thời điểm 15 ms, vì tại thời điểm này giá trị
điện áp của pha B bằng 0, khi đó dòng điện ngắn mạch có
giá trị lớn nhất. Kết quả dòng điện ngắn mạch trên pha B
của cuộn CA và HA đạt giá trị cực đại tại thời điểm 25 ms,
giá trị này lớn gấp 22,6 lần biên độ dòng điện định mức.
Tại thời điểm t = 25 ms, phân tích kết quả từ cảm tản,
ứng suất lực điện từ hướng kính và hướng trục tác dụng
vào cuộn dây CA và HA. Kết quả phân bố từ trường tản
tập trung ở khu vực giữa hai cuộn CA và HA là lớn nhất,
từ cảm tản tại cạnh ngoài cùng HA: Bxzmax = 1,454T và từ
cảm tản tại cạnh trong cùng CA: Bxzmax = 1,492T. Sau đó,
Hình 20. Đường thẳng khảo Hình 21. Phân bố ứng lực trên
sát trên cuộn CA cuộn CA trong Maxwell
phân tích mô hình 2D, tổng ứng suất lực lớn nhất tại cạnh
ngoài cùng cuộn HA: xzmax2D = 5,444.107 N/m2, tại cạnh
trong cùng cuộn CA: xzmax2D = 3,427.107 N/m2. Kết quả
của phân tích mô hình 2D mặt cắt 0xz đã chỉ ra vùng giữa
cuộn HA và CA có ứng lực lớn nhất, sau đó so sánh với
tiêu chuẩn giới hạn phá hủy của dây quấn thì khi xảy ra
ngắn mạch với dòng điện cực đại, ứng suất lớn nhất của
dây quấn chưa vượt quá giới hạn cho phép.
Ta thấy rằng về khả năng phân tích ứng suất lực của mô
hình 2D trên mặt cắt 0xz, chỉ thường áp dụng cho các MBA
có tiết diện tròn hoặc vật thể có chiều dài lớn. Do đó không
Hình 22. Phân bố ứng lực trên vòng dây HA thể áp dụng cho cấu trúc đặc biệt của MBA lõi thép VĐH có
dây quấn tiết diện hình chữ nhật. Chính vì vậy, cần khảo sát
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 7

và phân tích ở mô hình 3D. Trong mô hình 3D này, khảo sát Dry-Type Transformer”, IEEE Transactions on Magnetics, vol. 48,
no. 2, pp. 819–822.
10 vị trí trên vòng dây tại vùng biên ngoài cùng của cuộn HA
[6] Marcel Dekler, (2000) “Transformer Engineering Design and_Practice
và biên trong cùng của cuộn CA, vị trí có ứng suất lực lớn - Chapter 6: Short Circuit Stresses and Strength”, pp. 231–275.
nhất ở vùng mép cong của vòng dây, tức là tại ví trí 4 và 6 có [7] Hajiaghasi, S. and K. Abbaszadeh, (2013) “Analysis of
giá trị lớn nhất: Cuộn HA: xyzmax3D = 5,789.107 (N/m2); Electromagnetic Forces in Distribution Transformers Under
cuộn CA: xyzmax3D = 3,975.107 (N/m2). Various Internal Short-Circuit Faults”, CIRED Regional - Iran,
Tehran, vol. 13–14, pp. 1–9.
Điều này cho thấy rằng, ưu điểm phương pháp PTHH 3D [8] Phạm Văn Bình, Lê Văn Doanh, (2011), Máy biến áp – lý thuyết –
không những tìm được một vị trí ứng suất, mà còn tìm được vận hành – bảo dưỡng – thử nghiệm, Nxb Khoa học và Kỹ thuật,
nhiều vị trí ứng suất trên cuộn dây và chỉ ra đúng vị trí có ứng Hà Nội, lần 2.
suất lực lớn nhất, để từ đó đưa ra khuyến cáo cho kỹ thuật chế [9] Hyun-mo Ahn, Ji-yeon Lee, Joong-kyoung Kim, and Yeon-ho Oh -
tạo dây quấn cần gia tăng và giảm cách điện cho phù hợp. Sang-yong Jung (2011) “Finite-Element Analysis of Short-Circuit
Electromagnetic Force in Power Transformer”, IEEE Transactions
Các kết quả này bước đầu chỉ ra nguyên nhân gây ra on Industry Applications, vol. 47, no. 3, pp. 1267–1272.
phá hủy cuộn dây, để từ đó đưa ra phương án thiết kế MBA [10] J. Y. Lee - H.M Ahn -J. K. Kim and - Y. H.Oh - S. C. Hahn, (2009)
cho phù hợp. Việc tính toán tìm ứng lực lớn nhất trên cuộn “Finite element analysis of short circuit electromagnetic force in
power transformer”, 2009 International Conference on Electrical
dây trong điều kiện ngắn mạch là rất cần thiết trong thiết
Machines and Systems, no. 4, pp. 1–4.
kế, sản xuất, thử nghiệm và vận hành MBA VĐH. [11] Mouhamad, M., C. Elleau, F. Mazaleyrat, C. Guillaume, and B. Jarry,
(2011) “Short-Circuit Withstand Tests of Metglas 2605SA1-Based”,
TÀI LIỆU THAM KHẢO IEEE Transactions on Magnetics, vol. 47, no. 10, pp. 4489–4492.
[12] Haifeng Zhong – WenhaoNiu - Tao Lin - Dong Han - Guo qiang
[1] W. N. Harry, R. Hasegawa, L. Albert, and L. A. Lowdermilk,
Zhang, (2012) “The Analysis of Short-Circuit Withstanding Ability
(1991) “Amorphous Alloy Core Distribution Transformers”,
for A 800KVA/10KV Shell-Form Power Transformer with
Proceedings of the IEEE, vol. 79, no. 11, pp. 1608–1623.
Amorphous Alloy Cores”, 2012 IEEE International Conference on
[2] T. Steinmetz, B. Cranganu-Cretu, and J. Smajic (2010) Electricity Distribution (CICED), no. 2161–7481, pp. 1–5.
“Investigations of no-load and load losses in amorphous core dry-
[13] Tomczuk, B., K. Zakrzewski, and D. Koteras, (2003) “Magnetic
type transformers”, The XIX International Conference on Electrical
Field and Short-Circuit Reactance Calculation of the 3-phase
Machines - ICEM 2010, pp.1–6.
Transformer with Symmetrical Amorphous Core”, International
[3] Đoàn Thanh Bảo, Đỗ Chí Phi, Phạm Văn Bình, Đoàn Đức Tùng, Symposium on Electromagnetic Fields in Electrical Engineering
Võ Khánh Thoại, (2014) “Phân tích lực điện từ ngắn mạch của máy ISEF 2003 – 11th, pp. 227–230.
biến áp vô định hình”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, Đại học Đà
[14] Zakrzewski, K., B. Tomczuk, and D. Koteras, (2009) “Amorphous
Nẵng, số 11(84), Quyển 2, trang 1–9.
modular transformers and their 3D magnetic fields calculation with
[4] Bahmani, M. A.(2011) “Core Loss Calculation in Amorphous High FEM”, The International Journal for Computation and Mathematics
Frequency High Power Transformers with Different Topologies”, in Electrical and Electronic Engineering, vol. 28, no. 3, pp. 583–592.
Master of Science Thesis in Electric Power Engineering -
[15] M. R. Feyzi and M. Sabahi, (2008) “Finite element analyses of
Chalmers university of technology Sweden, pp. 1–65.
short circuit forces in power transformers with asymmetric
[5] Hyun-mo Ahn - Yeon-ho Oh and - Joong-kyoung Kim - Jae-sung conditions”, 2008 IEEE International Symposium on Industrial
Song - Sung-chin Hahn (2012), “Experimental Verification and Electronics, no. 1, pp. 576–581.
Finite Element Analysis of Short-Circuit Electromagnetic Force for

(BBT nhận bài: 02/08/2015, phản biện xong: 27/09/2015)


8 Đỗ Văn Cần, Nguyễn Phùng Quang, Đoàn Quang Vinh

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG THUẬT TOÁN NỘI SUY TUYẾN TÍNH TRÊN NỀN SoC
RESEARCH ON BUILDING A LINEAR INTERPOLATION ALGORITHM BASED ON SoC

Đỗ Văn Cần1, Nguyễn Phùng Quang2, Đoàn Quang Vinh3


1
Trường Đại học Quy Nhơn; dovancan@qnu.edu.vn
2
Viện Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
3
Đại học Đà Nẵng; dqvinh@ac.udn.vn

Tóm tắt - Thuật toán nội suy rất quan trọng trong bộ điều khiển Abstract - Interpolation algorithm plays an important role in the
số máy tính (CNC), nó đánh giá chất lượng và số lượng sản Computerrized Numerical Control (CNC), which assesses the quality
phẩm gia công trên máy công cụ. Nhiều nghiên cứu nội suy phần and quantity of the products processed with machine tools. Many
cứng và nội suy phần mềm đã được triển khai trên máy công cụ. studies of hardware interpolation and software interpolation have been
Trong bài viết này, nhóm tác giả nghiên cứu xây dựng thuật toán deployed for machine tools. In this paper, the authors research on
nội suy tuyến tính “từ tham chiếu” trên dòng chip SoC (System on building a linear “reference word” interpolation algorithm based on SoC
Chip) bằng ngôn ngữ mô tả phần cứng (HDL) phục vụ cho máy using Hardware Description Language (HDL) for CNC tool machines.
công cụ CNC. Kết quả mô phỏng cho thấy tính khả thi khi xây The simulation results show the feasibility of building a linear
dựng nội suy tuyến tính với cấu trúc song song và đồng bộ các interpolation algorithm with parallel structure and synchronized axes
trục trên nền SoC. Từ kết quả nghiên cứu này, bộ CNC – on - based on SoC (System on Chip). From this study results, the CNC - on
Chip có tốc độ nhanh và độ chính xác cao sẽ được ra đời nhằm - Chip with high speed and exact trajectory motion will be launched to
đáp ứng nhu cầu phát triển công nghệ nước nhà. meet the demand for technological development of the country.

Từ khóa - nội suy tuyến tính; CNC-on-Chip; từ tham chiếu; SoC; Key words - linear interpolation; CNC-on-Chip; reference word;
CNC. SoCs; CNC.

1. Đặt vấn đề xác cho chức năng nội suy của bộ CNC.
Bộ điều khiển số cho máy công cụ (sau đây gọi tắt là Trong bài viết này, nhóm tác giả sử dụng thuật toán
bộ CNC) sử dụng thuật toán nội suy trong các chuyển nội suy tuyến tính “từ tham chiếu” để xây dựng chức năng
động gia công, từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc của các nội suy cho bộ CNC-on-Chip trên nền SoC.
trục servo. Hầu hết các bộ CNC đều sử dụng các thuật Với đối tượng nghiên cứu trong bài viết này là SoC,
toán như: Thuật toán DDA (Digital Differential việc thực hiện các thuật toán nội suy từ các cấu trúc cơ
Analyzer); thuật toán xung tham chiếu (xấp xỉ bậc thang, bản như AND, OR, NOT là rất khó khăn. Bước đầu,
tìm kiếm trực tiếp, Tustin) và thuật toán lấy mẫu dữ liệu nhóm tác giả nghiên cứu xây dựng thành công thuật toán
(từ tham chiếu, Euler, Taylor) [1]. nội suy tuyến tính từ tham chiếu trên phần cứng của SoC.
Trong những năm qua, các thuật toán nội suy đã được
2. Đánh giá nội suy tuyến tính từ tham chiếu ba trục
nghiên cứu, ứng dụng trong các thiết bị CNC: Fanuc,
trên bộ CNC
Sinumerik, Heidenhain, Centroid [2], [3]... Bộ CNC có ba
loại nội suy chính: tuyến tính, đường tròn và đường cong 2.1. Thuật toán nội suy từ tham chiếu của bộ CNC
Nurbs Curve [4]. Trong máy công cụ CNC thì việc điều khiển các trục
Các thuật toán nội suy này được xây dựng ở hai dạng: theo điểm – điểm, theo quỹ đạo đường viền và theo các
trên phần cứng và trên phần mềm [5]. Thực hiện trên đường cong tùy ý nhờ vào dữ liệu nội suy [6].
phần cứng là các thiết bị mạch điện cố định kiểu bộ phân Như ta đã biết, nội suy trên phần cứng làm tốn nhiều
tích số DDA. Ngược lại, thực hiện trên mềm sử dụng tài nguyên trên chip, còn nội suy trên phần mềm thì làm
chương trình cho lõi xử lý. Trong các bộ CNC ngày nay, tốc độ chậm do cấu trúc tuần tự của chương trình [7].
hầu hết thuật toán nội suy được sử dụng trên phần mềm,
nhờ vào tốc độ nhanh của các bộ xử lý [5].
Trước đây, bộ CNC sử dụng nội suy cứng trên bộ
phân tích số, làm cho kích thước không gian rất lớn, nhiều
modul rời rạc kết nối truyền thông lại với nhau dẫn đến độ
tin cậy thấp, hạn chế sử dụng các thuật toán phức tạp.
Trong những năm gần đây, khi mà tốc độ vi xử lý tăng
lên, xu hướng chuyển sang nội suy mềm được ứng dụng
nhiều, nhằm khắc phục nhược điểm về kích thước và đa
dạng hóa các thuật toán nội suy. Tuy nhiên, điều đó dẫn
đến hạn chế tốc độ, do sử dụng nhiều lõi vi xử lý trong
xây dựng các thuật toán nội suy [7]. Từ năm 2011, SoC ra
đời, cho thấy nguồn tài nguyên rất phong phú cho phép
người dùng xây dựng thuật toán nội suy cứng trực tiếp
trên SoC. Vì thế, tác giả lựa chọn giải pháp xây dựng nội
suy phần cứng trên SoC nhằm nâng cao tốc độ, độ chính Hình 1. Phân tích nội suy tuyến tính từ tham chiếu
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 9

Trên Hình 1 là phân tích nội suy tuyến tính từ tham phép nội suy ΔL như sau:
chiếu. Trong đó, điểm bắt đầu A(x1, y1, z1) và điểm kết DL = V.Tipo (4)
thúc B(x2, y2, z2). Trên chiều dài từ điểm bắt đầu đến
điểm kết thúc là L theo phương trình (1), thì nội suy từ V  V0 .F (5)
điểm pi đến pi+1 tương ứng độ dài phép nội suy là ΔL. Trong đó:
Hình chiếu của ΔL lên các trục tương ứng là Δx, Δy, Δz. - F: Là lượng ăn dao;
Ý tưởng cơ bản của thuật toán này là phân đoạn của - V0: Là vận tốc được định nghĩa trong chương trình
đường thẳng vào thời điểm nội suy Tipo[6]. Tại mỗi thời "offset".
gian lấy mẫu các điểm nội suy có thể được định nghĩa
Hình 2 thể hiện thuật toán nội suy nêu trên, mã G00
trong hệ phương trình (2). Khi đó, sự dịch chuyển của
chuyển động tuyến tính với lượng ăn dao mặc định (max),
mỗi trục tương ứng được cho bởi hệ phương trình (3).
G01 là chuyển động tuyến tính với lượng ăn dao được lập
 x 2  x1    y 2  y1    z 2  z1 
2 2 2
L (1) trình F. Thuật toán trên cho thấy tổng số đoạn thẳng để di
chuyển N xác định bởi phương trình (6), các điểm nội suy
 xi 1  xi   x chuyển đến tại từng thời điểm nội suy và các trục được
 y i  1  y i  y (2)
gia tăng ở tất cả các thời điểm nội suy.
 zi 1  zi  z
æ L ÷ö
x 2 - x1 N = int çç ÷ (6)
Dx = DL (3a) çè DL ÷ø
L
y2  y1 Hình 2 cho thấy thuật toán nội suy tuyến tính từ tham
y  L (3b) chiếu với số lần lặp N tương đối nhỏ so với khoảng cách,
L
z - z1 vị trí của các trục [1].
Dz = DL 2 (3c) Số gia ΔL phụ thuộc vào lượng ăn dao với lượng ăn dao
L
càng nhanh thì thời gian nội suy càng ngắn, điều này còn
Tốc độ di chuyển trục phụ thuộc vào ΔL, khi tốc độ ăn
phụ thuộc vào tốc độ xử lý của đối tượng lập trình. Với
dao khác nhau thì ΔL cũng khác nhau dẫn đến chất lượng
SoC thì xung nhịp lên đến hàng GHz, cho phép BLU (đơn
gia công khác nhau. Sau đây là thuật toán nội suy tuyến
vị tính phép nội suy trong bộ CNC) bằng bội lần xung nhịp.
tính từ tham chiếu có xét đến lượng ăn dao F.
2.2. Mô phỏng và tối ưu hóa thuật toán nội suy tuyến
tính từ tham chiếu trên nền Matlab
Thực hiện thuật toán trên matlab với các tham số điểm
bắt đầu A(1,1,1) và điểm kết thúc B(10,6,8) cho ta thấy
kết quả như Hình 3, độ phân giải BLU =1 đơn vị, tương
đương với 1 xung trong SoC. Lượng ăn dao F1=60,
F2=40. Kết quả Hình 3 thể hiện quỹ đạo chuyển động của
phép nội suy tuyến tính từ tham chiếu ba trục. Trong đó,
quỹ đạo có dấu "*" ứng với tốc độ ăn dao F1, và quỹ đạo
có dấu "o" ứng với khi lượng ăn dao F2.

Hình 3. Quỹ đạo nội suy tuyến tính từ tham chiếu


Mặc dù, lượng ăn dao là khác nhau, nhưng quỹ đạo
được bắt đầu và kết thúc đúng với vị trí đã đặt ban đầu.
Cùng các tham số mô phỏng như trên, khi xét đến tần
số xung và số lượng xung phát ra có kết quả trên Hình 4.
Hình 2. Thuật toán nội suy tuyến tính từ tham chiếu [1] Với lượng ăn dao F1>F2, khi đó ΔL1>ΔL2, kết quả là
Nếu xét đến lượng ăn dao F cho bởi dữ liệu đầu vào số lần lặp nội suy ứng với F1 (là 12 BLU) lớn hơn thời
thì khi đó, vị trí của các trục được đặc trưng bởi số lượng gian nội suy ứng với F2 (là 19 BLU).
xung và tốc độ ăn dao được đặc trưng bởi tần số xung. Với thuật toán này, số lần lặp được rút ngắn khi lượng
Quỹ đạo nội suy phụ thuộc vào lượng ăn dao F, độ dài ăn dao tăng, khi đó độ chính xác (mịn) giảm.
10 Đỗ Văn Cần, Nguyễn Phùng Quang, Đoàn Quang Vinh

FPGA [3], [9]. Những nghiên cứu này phần lớn dựa trên
lý thuyết hoặc thực nghiệm bằng board mạch FPGA phụ
trợ bên ngoài bổ sung cho bộ CNC [10], [11]. Hạn chế
của FPGA là tài nguyên ít và thư viện hỗ trợ cho các hàm
toán học không có như hàm tính căn, hàm sin, hàm cos…
Dòng chip SoC có những ưu điểm ngoài việc tích hợp
lõi cứng ARM, chúng còn hỗ trợ tài nguyên lớn (Hình 6
là % lượng tài nguyên sử dụng trên SoC), nhiều IP cho
các hàm phức tạp. Đó là lý do nhóm tác giả lựa chọn SoC
để xây dựng thuật toán nội suy từ tham chiếu phục vụ cho
Hình 4. Xung ra các trục sau khi nội suy bộ CNC-on-Chip.

Hình 5. Kết quả mô phỏng đầu ra xung khi cố định N


Để khắc phục điều này, nhóm tác giả sử dụng phương
pháp tối ưu hóa số lần lặp N và thay đổi gia số Δ dựa trên
thuật toán nội suy từ tham chiếu ở trên, nhằm rút ngắn
thời gian nội suy và giảm khoảng cách xung để nâng cao
chất lượng sản phẩm. Kết quả sau khi thực hiện phương Hình 6. Kết quả sử dụng tài nguyên trên SoC
pháp tối ưu hóa số lần lặp được thể hiện như trên Hình 5. Kết quả mô phỏng thực hiện thuật toán nội suy tuyến
Kết quả cho thấy số lần lặp được rút ngắn cho cả hai tính từ tham chiếu cho ba trục trên SoC Cyclone V
trường hợp và ngay cả trường hợp tốc độ ăn dao thay đổi. 5CSEMA5F31C6 chỉ ra trên Hình 7, với ưu điểm là xây
dựng cấu trúc song song phát xung đồng thời ba trục mà
3. Xây dựng thuật toán nội suy tuyến tính trên SoC trong các thuật toán mềm không làm được.
3.1. Phát xung đồng thời các trục trên SoC Ở đây, thông số mô phỏng thiết lập như sau: Sử dụng
Hầu hết các máy CNC hiện nay đều sử dụng thuật bộ đếm a=3 chu kỳ (BLU=5xung); từ điểm bắt đầu (x1,
toán mềm trên host PC, rất phù hợp cho các gia công biên y1, z1) = (1, 1, 1) đến điểm kết thúc (x2, y2, z2) = (10, 6, 8);
dạng đường cong bất kỳ, nhưng hạn chế về tốc độ cũng số xung để dịch chuyển các trục X=9, Y=5, Z=7. Bài viết
như độ chính xác [6], [8]. Từ những nghiên cứu về nội này định dạng các giá trị x1, y1, z1, x2, y2, z2, X, Y, Z dạng
suy đã được triển khai trên FPGA nhờ vào cấu trúc song byte (8 bit) và dX, dY, dZ ở dạng tín hiệu bit. Tuy nhiên,
song cho kết quả khá tốt thể hiện ở tốc độ làm việc của chúng ta cũng có thể định dạng ở dạng word hay lớn hơn.

Hình 7. Kết quả mô phỏng khi xây dựng thuật toán nội suy tuyến tính 3 trục đồng thời trên SoC
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 11

Kết quả mô phỏng Hình 7 cho thấy xung ở các trục nhất là các thuật toán có số lần lặp lớn, hay các máy công
dX, dY, dZ phát ra đồng thời sau mỗi chu kỳ đếm của bộ cụ nhiều trục, do đặc điểm xử lý tuần tự trên phần mềm.
đếm (ở đây k=3 xung) là độc lập, không phụ thuộc vào Đề xuất của nhóm tác giả khi sử dụng cấu trúc song song
nhau giữa các trục, nhờ cấu trúc thiết kế phần cứng song trên SoC có hai ưu điểm như sau: Thứ nhất là SoC cho
song của SoC. Điều này cho phép đẩy nhanh tốc độ hơn phép cấu hình phần cứng, nên khi thiết kế có thể cho
so với thuật toán mềm là con trỏ chỉ thực hiện một việc tại chúng chạy đồng thời để mang lại tốc độ tốt hơn. Thứ hai
một thời điểm theo phương tuần tự cho từng trục. SoC có công nghệ 14nm cho tốc độ xung nhịp 2GHz, điều
3.2. Tùy biến tốc độ các trục nhờ đặc điểm SoC này có thể thực hiện các phép toán phức tạp, số lượng tính
toán nhiều và dải điều chỉnh cấu hình tốc độ xung rộng.
Đối với các thuật toán mềm thì tốc độ là một trở ngại,

Hình 8. Mô phỏng xây dựng thuật toán nội suy tuyến tính hai cấp tốc độ cho 3 trục trên SoC
Kết quả trên Hình 8 là chu kỳ phát xung dX1, dY1, dZ1 trục max tính chiều dài L=max(X, Y, Z). Sau đó, tính số
đã được rút ngắn xuống còn 2 BLU, so với dX2, dY2, dZ2 bước cần phát xung cho các trục Nx, Ny, Nz tương ứng
là 3 BLU, qua đó thời gian dịch chuyển của các trục cũng cho các trục: Nx = k.L/X; Ny = k.L/Y; Nz = k.L/Z;
được rút ngắn. Cụ thể, trục X từ 140ps (X2) xuống còn Trong đó:
100ps (X1). Điều này chỉ phù hợp khi thời gian phát xung
L: Là chiều dài cực đại của các trục;
là bội lần so với chu kỳ Clk, chỉ khi tần số Clk lớn thì mới
cho phép thực hiện phương pháp này. Với trường hợp Nx, Ny, Nz: Là số bước xung tương ứng cho từng trục
này, để dễ dàng biểu diễn trên đồ thị mô phỏng thì nhóm k: Là hệ số phát xung BLU;
tác giả chọn bội số của Clk là 2 và 3. Tuy nhiên, trong X, Y, Z: Là chiều dài khoảng các các trục lên hình
thực tế khi tần số Clk hàng GHz thì bội số phát xung các chiếu các trục tương ứng x, y, z.
trục lên đến hàng trăm, hàng nghìn lần so với xung Clk, vì
thế dải điều chỉnh tốc độ phát xung cũng sẽ rộng ra.
3.3. Xây dựng phương pháp đồng bộ xung giữa các trục
dựa trên thuật toán từ tham chiếu
Cấu trúc song song phát xung đồng thời các trục nâng
cao được tốc độ làm việc của máy công cụ, nhất là máy
có nhiều trục. Tuy nhiên, với những điểm có tọa độ giữa
các trục không đồng thời thì việc phát xung các trục có số
xung ít (trục Y là 6 xung Hình 7) sẽ kết thúc trước trục có
số xung nhiều (trục X là 10 xung), điều này làm cho quỹ
đạo chuyển động sẽ bị sai lệch. Để khắc phục điều này, Hình 9. Thuật toán xác định bước xung theo chiều dài cực đại
nhóm tác giả sử dụng phương pháp đồng bộ xung trên các
Sau khi kết hợp phương pháp đồng bộ xung với thuật
trục theo thời gian, dựa trên chính thuật toán nội suy
toán nội suy tuyến tính từ tham chiếu như trên để đồng bộ
tuyến tính từ tham chiếu.
hóa thời gian các trục, thực hiện mô phỏng bằng Modelsim
Với phương pháp này, tìm ra giá trị max của các trục, với các tham số như sau: Điểm bắt đầu (1, 1, 1); điểm kết
từ đó phân bổ xung cho các trục khác theo thời gian của thúc (10, 6, 8).
12 Đỗ Văn Cần, Nguyễn Phùng Quang, Đoàn Quang Vinh

Hình 10 là kết quả mô phỏng sau khi sử dụng phương lệch nhau là số lẻ (LX=9, Ly=5, Lz=7). Vì thế, để có được
pháp đồng bộ xung các trục. Mục đích phương pháp này bội lần số xung thì hệ số xung k càng lớn, thời gian giữa
là làm cho thời gian phát xung giữa các trục gần bằng các trục sẽ càng gần nhau. Trong thực tế, thì sự chậm trễ
nhau (số lượng xung không thay đổi), nhằm đưa quỹ đạo của động cơ servo dẫn đến số chu kỳ phát xung lên đến
chuyển động giữa các trục gần với quỹ đạo thật nhất. hàng nghìn lần so với Clk của SoC.
Trong trường hợp mô phỏng này, khoảng cách các trục

Hình 10. Kết quả mô phỏng sau khi sử dụng đồng bộ xung giữa các trục

Kết quả trên Hình 10 cho thấy số xung trên các trục là TÀI LIỆU THAM KHẢO
không thay đổi (trục X-9, Y-5 và trục Z-7 so với trên [1] Suk-Hwan Suh, Seong-Kyoon Kang Dae-Hyuk Chung, Ian Stroud,
Hình 7). Tuy nhiên, ở đây thời gian phát xung của trục có Theory and Design of CNC Systems. Springer Series in Advanced
số xung ít hơn (trục Y) được kéo giãn ra gần bằng với Manufacturing ISSN 1860-5168, 2008.
[2] W. Fan, X. Gao, and K. Zhang, “Time-Optimal Interpolation for
thời gian của trục nhiều xung (trục X). Điều đó có nghĩa Five-axis CNC Machining along Parametric Tool Path based on,”
là chuyển động của các trục có thời gian gần bằng nhau, vol. 31, no. 60821002, pp. 21–42, 2012.
tránh tình trạng có trục còn chạy, có trục đã dừng làm cho [3] L. Yan, T. Cheng, and Y. Gao, “Controller Based on SOPC
đường quỹ đạo trở nên “ziczac”, sai lệch so với quỹ đạo Technology Participants : Instructor ”, pp. 173–194.
thực. Như vậy, các kết quả trên cho thấy, khi xây dựng [4] T. Wang, Y. Cao, Y. Chen, H. Wei, B. Wang, and Z. Shao, “A New
Feedrate Adaptation Control NURBS Interpolation Based on de
thuật toán nội suy trên phần cứng của SoC vừa bảo đảm Boor Algorithm in CNC Systems,”American Control Conference
được cấu trúc song song phát xung đồng thời, vừa có thể Westin Seattle Hotel, Seattle, Washington, USA no. 852, pp. 4075–
thay đổi được tốc độ nội suy và có khả đồng bộ thời gian 4080, 2008.
phát xung giữa các trục (khi có số xung lệch nhau). [5] Z. Samad, W. a N. Azhar, and W. a N. Yusof, “Reference pulse cnc
interpolator based on enclosing line for 2d parametric
curve,”Jurnal Teknologi, Universiti Teknologi Malaysia, vol. 37,
4. Kết luận no. D, pp. 67–77, 2002.
Việc xây dựng thuật toán nội suy tuyến tính từ tham [6] O. Masory and Y. Koren, “Reference-Word Circular Interpolators
chiếu trên nền SoC là phù hợp với những công nghệ ngày for CNC Systems,” J. Eng. Ind., vol. 104, no. 4, p. 400, 1982.
nay, đặc biệt sử dụng cho bộ CNC-on-Chip. Bài viết đã [7] O. Of, “An Efficient Architecture of Extended Linear Interpolation
for Image Processing,” vol. 648, pp. 631–648, 2010.
có những đóng góp cụ thể như sau:
[8] H. Zhao, L. Zhu, and H. Ding, “International Journal of Machine
- Bước đầu đưa dòng sản phẩm SoC ứng dụng vào Tools & Manufacture A real-time look-ahead interpolation
lĩnh vực điều khiển là phù hợp, trong bối cảnh thiết kế methodology with curvature-continuous B-spline transition scheme
for CNC machining of short line segments,” Int. J. Mach. Tools
chip tại Việt Nam đang gặp khó khăn về công nghệ sản Manuf., vol. 65, pp. 88–98, 2013.
xuất mới trên nền ASIC. [9] R. Article, G. Saravanan, C. a Jeyasehar, and S. Kandasamy, “An
- Xây dựng thành công thuật toán nội suy từ tham chiếu improved Line-Drawing Algorithm for Arbitrary Fractional
Frequency Divider Multiplier Based on FPGA,” J. Eng. Sci.
cho 3 trục trên SoC là thuật toán đang được sử dụng trên Technol. Rev., vol. 6, no. 1, pp. 25–32, 2013.
các máy CNC hiện đại. Qua đó, giải quyết vấn đề tốc độ [10] J. J. De Santiago-Perez, R. a. Osornio-Rios, R. J. Romero-
của máy công cụ nhờ cho phép người dùng tái cấu hình Troncoso, and L. Morales-Velazquez, “FPGA-based hardware
phần cứng, xây dựng các thuật toán song song trên chip. CNC interpolator of Bezier, splines, B-splines and NURBS curves
for industrial applications,” Comput. Ind. Eng., vol. 66, no. 4, pp.
- Xây dựng được thuật toán đồng bộ xung cho các trục 925–932, Dec. 2013.
nhằm tăng khả năng chính xác quỹ đạo chuyển động của [11] Y. Jin, Y. He, J. Fu, Z. Lin, and W. Gan, “A fine-interpolation-
các trục khi số xung các trục (hình chiếu chiều dài đoạn based parametric interpolation method with a novel real-time look-
thẳng nội suy lên mỗi trục) không bằng nhau. ahead algorithm,” Comput. Des., 2014.

(BBT nhận bài: 17/08/2015, phản biện xong: 17/09/2015)


ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 13

PHÂN TÍCH SÀN PHẲNG BÊ TÔNG CỐT THÉP CÓ GÓC LÕM TRONG KẾT
CẤU NHÀ NHIỀU TẦNG CHỊU TẢI TRỌNG NGANG (TẢI TRỌNG ĐỘNG ĐẤT)
AN ANALYSIS OF REINFORCED CONCRETE FLAT SLABS WITH CONCAVE ANGLES IN
STRUCTURES OF MULTI-STOREY BUILDINGS SUBJECTED TO HORIZONTAL LOADS
(EARTHQUAKE LOAD)

Trương Hoài Chính


Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng; thchinh@dut.udn.vn

Tóm tắt - Kết cấu sàn phẳng không dầm được sử dụng rộng rãi Abstract - Structures of flat slabs without beams are not widely used
trong các công trình xây dựng, đặc biệt các công trình cao tầng. in construction, especially in that of multi-storey buildings. In tall
Trong kết cấu nhà cao tầng, quan niệm tính toán thông thường building structures, it is usually calculated that the floor is absolutely
xem sàn là tuyệt đối cứng trong mặt phẳng sàn, tiếp nhận tải trọng hard in the floor plane, receiving lateral loads and transfering it to the
ngang và truyền vào hệ kết cấu chịu lực. Thực tế sàn có độ cứng load-bearing structural system. However, in reality, the floor has finite
hữu hạn, nhiều trường hợp có góc lõm, nên cần thiết phải có sự stiffness and in many cases it has concave angles. Therefore, it is
đánh giá, kiểm tra sự làm việc của sàn trong mặt phẳng ngang. Khi necessary to assess and check the work of the floor in the horizontal
xảy ra động đất, hệ thống thiết kế chịu động đất đòi hỏi phải kiểm plane. When an earthquake occurs, the system designed to
soát chuyển vị công trình, bằng việc chống lại lực quán tính phát withstand earthquakes requires controlled translocation work by
sinh từ gia tốc chuyển động của khối lượng công trình. Phần lớn force of inertia against acceleration resulting from motion of the
khối lượng công trình tập trung ở mái và các sàn. Vì thế sàn là bộ quantity of work. The bulk of the work concentrates on the roof and
phận quan trọng của thiết kế chống động đất và phải được tính the floor. So the floor is a vital part of an earthquake-resistant design
toán thiết kế đầy đủ. Vì vậy báo cáo nghiên cứu sự làm việc của which must be fully calculated. So the article studies the work of
sàn phẳng bê tông cốt thép (sàn không dầm), đặc biệt sàn có góc reinforced concrete flat slabs (the floor without beams), especially
lõm trong kết cấu nhà nhiều tầng chịu tải trọng động đất. when there are concave angles in multi-storey building structures
bearing earthquake loads.

Từ khóa - sàn phẳng; góc lõm; tải trọng động đất; độ cứng; công Key words - flat slab; concave angle; earthquake load; stiffness;
trình cao tầng. multi-storey buildings.

1. Đặt vấn đề collector trong trường hợp bề rộng collector bằng bề rộng
Trên Hình 1a minh họa sự làm việc của một tấm sàn của của vách.
chịu tải trọng trong mặt phẳng. Sàn có thể được mô hình
như dầm có hai gối đỡ (vách). Nội lực của sàn được thể
hiện trên Hình 1b. Mô men uốn Mu gây ra lực kéo Tu và
lực nén Cu (Hình 1c) tại các dải ở biên sàn.

Hình 2. Dải sàn truyền lực ngang cho vách (collector)


Tiêu chuẩn ACI 318 (Mỹ) cho phép sử dụng cốt thép
phân bố trong sàn để chịu các nội lực trên, tuy nhiên với cốt
thép phân bố, có thể gây ra biến dạng kéo lớn. Với lý do này,
ACI 318 cũng đề xuất bố trí các cốt thép ở biên tại các dải
kéo và nén. Ở Việt Nam, việc phân tích sự làm việc của sàn
trong thực tế thiết kế nhà nhiều tầng chịu tải trọng ngang còn
ít được quan tâm nên nghiên cứu sự làm việc của sàn trong
kết cấu nhà nhiều tầng chịu tải trọng ngang là cần thiết.

Hình 1. Sự làm việc của sàn chịu tải trọng ngang 2. Các mô hình phân tích nội lực sàn chịu tải trọng ngang
Thành phần lực cắt được truyền cho các vách thông qua 2.1. Mô hình dầm tương đương [2, 4]
các dải sàn quanh vách, được gọi là collector. Một collector Mô hình này coi sàn như một dầm có nhịp theo phương
có thể có bề rộng bằng bề rộng vách (vách bên phải Hình ngang giữa các gối cứng lý tưởng. Các gối cứng thể hiện
2a) hoặc có thể phải được mở rộng ra dải sàn liền kề với bề các cấu kiện đứng như các vách. Hình 1 thể hiện mô hình
rộng beff (vách bên trái Hình 2a). dầm tương đương. Với trường hợp trong hình vẽ, dầm được
Trên Hình 2b thể hiện lực dọc (kéo và nén) trong gối đơn giản, bởi các vách đều đặt ở cuối của sàn. Cách tiếp
14 Trương Hoài Chính

cận này cũng có thể được sử dụng với các vách nằm phía hoặc sàn có hình dạng bất thường. Với mô hình này có thể
trong của các cạnh biên sàn. Mô hình này đơn giản nhưng dễ dàng xét đến sự làm việc không gian của hệ kết cấu, đặc
chỉ xét từng sàn riêng biệt. biệt tại những vị trí có sự thay đổi đột ngột về diện tích sàn.
2.2. Mô hình dầm tương đương hiệu chỉnh [2, 4]
3. Thí dụ tính toán với sàn có góc lõm
Mô hình này mô tả gần đúng sự làm việc của sàn, trong
Công trình cao 12 tầng, mỗi tầng cao 3.3m (Hình 5).
đó thể hiện sự tương tác với các các cấu kiện đứng.
Vách, lõi, sàn sử dụng bê tông cấp độ bền B30, sàn dày
Cách tiếp cận cơ bản là xác định lực được truyền giữa
300mm, vách dày 550mm, lõi dày 400mm không thay đổi
sàn và mỗi một cấu kiện đứng thông qua tính toán lực cắt
tiết diện từ dưới lên.
quanh một cấu kiện đứng tại mỗi mức sàn (Hình 3).
Sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn (phần mềm
Mô hình này mô tả gần đúng sự làm việc của sàn, trong
ETABS và SAFE) để tính toán nội lực trong sàn dưới tác
đó thể hiện sự tương tác với các các cấu kiện đứng. Cách
dụng của tải trọng động đất theo phương y (Hình 6). Lực
tiếp cận cơ bản là xác định lực được truyền giữa sàn và mỗi
động đất được xác định theo TCVN 9386:2012.
một cấu kiện đứng thông qua tính toán lực cắt quanh một
cấu kiện đứng tại mỗi mức sàn (Hình 3).

v1 l1 v2

Hình 3. Lực truyền giữa sàn và vách


Khi sàn được mô hình tuyệt đối cứng và sử dụng
phương pháp lực ngang tương đương thì lực được truyền
tới sàn được tính toán bằng sự sai khác của các lực trong
cấu kiện đứng ở phía trên và dưới sàn đang xét. Hình 5. Mặt bằng công trình
Gần đúng có thể xác định lực phân bố trên sàn từ tổng
hợp lực ngang và tâm cứng của sàn. Với các sàn hình chữ
nhật có khối lượng phân bố đều, lực phân bố hình thang sẽ
được áp dụng cho sàn (Hình 4). Lực cắt và mô men thu
được (Hình 4b) đều được chấp nhận để tính toán, phân tích
cho kết cấu sàn. Lưu ý rằng, cách tiếp cận này sẽ khó xét
được mô men do các gối tựa theo phương vuông góc với
chiều lực ngang tác dụng (RC và RD trên Hình 4a).

Hình 6. Mặt bằng công trình chịu tải trọng ngang theo phương y
3.1. Kết quả ứng suất tính toán theo phần mềm

Hình 4. Mô hình dầm tương đương hiệu chỉnh


2.3. Mô hình phần tử hữu hạn
Mô hình phần tử hữu hạn của sàn là phương pháp tổng Hình 7. Ứng suất S11
quát đánh giá lực truyền giữa các cấu kiện đứng, kể cả
những trường hợp phức tạp như có các lỗ mở lớn ở sàn
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 15

Hình 8. Ứng suất S12


Hình 12. Cốt thép cần bổ sung tại các vị trí góc lõm (mm2/m)
Bảng 1. Ứng suất cục bộ của sàn tại vị trí góc lõm
Tầng S11 S22 S12 Smax Smin α1 α2
(kN/m2) (kN/m2) (kN/m2) (kN/m2) (kN/m2) (Độ) (Độ)
12 -34.98 -34.12 -19.60 -14.95 -54.14 1.3 91.3
11 3.05 -1.61 -4.77 6.02 -4.58 63.9 153.9
10 11.36 12.66 -0.36 12.75 11.26 61.1 151.1
9 8.06 19.33 -0.17 19.33 8.05 88.3 178.3
8 3.69 27.43 -0.18 27.43 3.69 89.1 179.1
7 2.70 40.19 1.17 40.22 2.66 93.6 3.6
6 7.32 59.07 4.72 59.50 6.89 100.3 10.3
5 20.94 86.30 11.61 88.30 18.94 109.5 19.5
4 48.11 124.92 23.51 131.54 41.48 121.5 31.5
Hình 9. Ứng suất S13 3 90.48 176.09 40.79 192.41 74.16 133.6 43.6
2 135.67 231.19 60.11 260.20 106.66 141.5 51.5
1 105.84 226.06 47.52 242.57 89.32 128.3 38.3

3.3. Nhận xét


Giá trị ứng suất cục bộ tại vị trí góc lõm giảm dần từ
giá trị kéo lớn nhất về giá trị nén lớn nhất từ tầng 1 đến tầng
12 dưới tác dụng của tải trọng động đất. Hầu hết ứng suất
cục bộ tại vị trí góc là ứng suất kéo. Xét về giá trị tuyệt đối,
ứng suất nén nhỏ hơn khá nhiều so với ứng suất kéo.
Như vậy, ứng suất cục bộ tại góc lõm nguy hiểm hơn đối
với các tầng ở dưới. Do vậy, cần bố trí cốt thép gia cường
tại góc lõm.
Hình 10. Ứng suất S22
4. Kết luận
Trong thiết kế kết cấu sàn của nhà nhiều tầng, nếu quan
niệm sàn chỉ chịu tải trọng đứng trong nhiều trường hợp là
chưa đảm bảo an toàn. Các kỹ sư thiết kế cần xem xét sự
làm việc của sàn dưới tác dụng của tải trọng ngang để bổ
sung các cốt thép cần thiết, đặc biệt chú ý các công trình
khi mặt bằng sàn có các góc lõm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Nguyễn Lê Ninh (2011), Cơ sở tính toán công trình chịu động đất.
NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[2] PEER/ATC-72-1(2010), Modeling and Acceptance Criteria for
Seismic Design and Analysis of Tall Builings.
Hình 11. Ứng suất S23 [3] [Sabelli R., Pottebaum, W., Dean, B. (2009), Diaphragms for seimic
loading, Structural Engineer, Part 1, January, pp. 24-29, Part 2,
3.2. Kết quả cốt thép tính toán theo phần mềm February 2009, pp.22-23.
Tiến hành xem xét sự làm việc của hệ sàn tầng dưới tác [4] SEAOC (2005). Using a concrete slab as a collector. Seimology and
dụng của tải trọng động đất bằng mô hình phần tử hữu hạn Structural Standards Committee, Structural Engineers Association
với kết quả ứng suất của sàn tại vị trí góc lõm (Bảng 1). of California, 15pp.

(BBT nhận bài: 15/10/2015, phản biện xong: 06/11/2015)


16 Nguyễn Chí Công, Lê Xuân Cường, Trần Quốc Danh

MÔ PHỎNG MỨC ĐỘ NGUY HIỂM DO VỠ ĐẬP LONG SƠN 1 HỒ PHÚ NINH


SIMULATION OF DANGER LEVELS DUE TO BREAKAGE
OF LONG SON 1 DAM OF PHU NINH RESERVOIR

Nguyễn Chí Công1, Lê Xuân Cường1, Trần Quốc Danh2


1
Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng; chicongbkdn@gmail.com
2
UBND Huyện Phú Ninh, Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam

Tóm tắt - Năm 2003, hồ Phú Ninh đã được sửa chữa và xây mới Abstract - In 2003, Phu Ninh reservoir was repaired and some extra
thêm một số hạng mục, trong đó đập phụ Long Sơn 1 đã được items were newly constructed. Particularly, Long Son 1 dam was
cải tạo thành đập cầu chì với cơ chế tự vỡ khi mực nước trong renovated into a fuse plug dam with mechanism of self-breaking when
hồ vượt MNDGC=36,47 m 2. Nghiên cứu này tập trung vào 3 the water level reaches the extremely high water level= 36.47 meters
vấn đề: (i) Xây dựng bộ thông số của mô hình MIKE NAM để mô [2]. This study focuses on three issues: (i) finding the MIKE NAM model
phỏng lưu lượng lũ về hồ ứng với các kịch bản; (ii) điều tiết hồ, từ parameters to simulate flood discharge flowing on the reservoir
đó xác định lưu lượng gây vỡ đập; (iii) Mô phỏng bài toán vỡ đập corresponding to scenarios, (ii) regulating reservoir thereby determining
bằng mô hình MIKE21. Nghiên cứu cho thấy trong các kịch bản discharge that causes dam breakage, (iii) Simulating the dam breakage
với giả định hình dạng trận lũ bất lợi như năm 1999 thì đập Long problem with MIKE21 model. This research shows that in these
Sơn 1 sẽ vỡ. Vận tốc dòng chảy và chiều sâu ngập tại các tuyến scenarios with assumed hydrograph as adverse hydrograph in 1999,
đường giao thông quan trọng là khá lớn, đặc biệt là tuyến đường the Long Son 1 fuse plug dam will break. The velocity and water depth
cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi, điều này vẫn chưa được chủ đầu in the important roads is quite large, especially in Da Nang-Quang Ngai
tư quan tâm đến trong quá trình thực hiện dự án. Bên cạnh đó, Highway. However, this problem has not been investigated by investors
cũng xác định được vùng chịu ngập và chiều sâu ngập của các during the project implementation period. Besides this study also
khu dân cư thuộc huyện Phú Ninh. determines flood inundation areas and flood inundation depth in
residential areas of Phu Ninh district.

Từ khóa - MIKE NAM; MIKE21; PMF; hồ Phú Ninh; vỡ đập. Key words - MIKE NAM; MIKE21; PMF; Phu Ninh reservoir; dam
breaking.

1. Đặt vấn đề Đập Long Sơn 1 có cấu tạo như sau: Từ cao trình 32
Hồ chứa nước Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam được khởi trở xuống là nền đá tự nhiên. Từ cao trình 32 đến cao
công xây dựng từ năm 1977, hoàn thành vào năm 1986 trình 36,5 được thiết kế bằng các khối vật liệu rời gồm:
với sức chứa 344 triệu m3 nước nhằm cung cấp nước tưới Khối 1: đắp đất chống thấm, đầm thủ công, mái thượng
cho 23.000 ha đất canh tác của các huyện: Phú Ninh, Tam lưu gia cố bằng đá xây vữa M100 bảo vệ; Khối 2: đắp
Kỳ, Núi Thành, Thăng Bình, Quế Sơn và Duy Xuyên bằng cát sỏi hỗn hợp (40% sỏi, 60% cát); Khối 3: đắp đất
thuộc tỉnh Quảng Nam. Trong giai đoạn khảo sát và thiết rời không đầm, mái hạ lưu của khối này có lát đá bảo vệ.
kế, do sự hạn chế của việc khảo sát và thu thập tài liệu khí Theo quy định trong sổ tay an toàn đập 4 và các
tượng thủy văn, nên độ tin cậy của các kết quả tính toán nghiên cứu gần đây cho bài toán vỡ đập 1;3;6, việc
điều tiết lũ là rất hạn chế. Ngoài ra, dưới tác động của nghiên cứu mô phỏng vỡ đập Long Sơn 1, đánh giá mức
biến đổi khí hậu toàn cầu với sự xuất hiện ngày càng độ nguy hiểm có thể xảy ra cho vùng hạ du, bao gồm các
nhiều những đợt mưa lớn bất thường, điển hình như trận xã của huyện Phú Ninh và các hệ thống công trình đường
lũ năm 1999 đã uy hiếp trực tiếp đến độ an toàn các đập giao thông quan trọng là hết sức cần thiết, khi lượng mưa
và ảnh hưởng đến tính mạng của nhân dân các huyện Phú và lưu lượng lũ về hồ ngày càng khó dự báo chính xác và
Ninh, Núi Thành, đặc biệt là thành phố Tam Kỳ. có xu hướng tăng dưới tác động của biến đổi khí hậu.
Năm 2003, Bộ NN&PTNT đã quyết định phê duyệt 2. Phương pháp
dự án hiện đại hóa hệ thống thủy lợi Phú Ninh 2, trong
đó đã đầu tư xây dựng thêm 01 tràn xả lũ với hình thức Nghiên cứu này thực hiện dựa trên 3 bước sau: (i)
tràn có cửa van (V24), lưu lượng xả lớn nhất 1.012 m3/s, mô phỏng lưu lượng lũ về hồ ứng với các kịch bản khẩn
nâng cấp các hạng mục công trình đầu mối, cải tạo đập cấp với tần suất kiểm tra và lũ PMF; (ii) điều tiết hồ ứng
đất Long Sơn 1 thành đập cầu chì để đối phó với tình với các kịch bản dựa trên quy trình vận hành hồ; (iii) mô
huống khẩn cấp nhằm đảm bảo an toàn cho đập chính phỏng vỡ đập và đánh giá mức độ nguy hiểm cho phía hạ
trong tình huống xấu nhất. Trên cơ sở đó, đập Long Sơn 1 du trong phạm vi nghiên cứu.
có thể tự vỡ trên toàn tuyến (B = 210m) khi mực nước hồ 2.1. Mô phỏng lưu lượng lũ về hồ
vượt quá cao trình 36,47 để tham gia xả lũ cùng với các Tác giả sử dụng mô hình MIKE NAM để mô phỏng
tràn còn lại. Cao trình ngưỡng tràn sau khi đập Long Sơn lưu lượng lũ về hồ ứng với các kịch bản. Qua đánh giá,
1 tự vỡ là 32. Điều kiện khống chế mực nước lớn nhất phân tích mạng lưới trạm khí tượng thủy văn và đặc điểm
trong hồ trong điều kiện nguy hiểm nhất không được vượt lũ của lưu vực hồ Phú Ninh, tác giả lựa chọn 2 trạm đo
quá cao trình 37,3 vì đây là cao trình tường chắn sóng của mưa trong lưu vực hồ Phú Ninh, đó là trạm đo mưa Xuân
đập Dương Lâm, là đập có cao trình thấp nhất so với các Bình nằm gần giữa trung tâm của lưu vực và trạm Phú
đập phụ Long Sơn 2,3 và đập chính Phú Ninh. Ninh hay còn gọi là trạm C24, trạm này ngoài chức năng
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 17

đo mưa còn đo lưu lượng thông qua mực nước tại tràn xả cửa van của các tràn xả lũ qua các đợt lũ; (iii) Giả thiết
lũ C24 (xem Hình 1). Lượng bốc hơi được lấy của trạm thời gian tối thiểu thay đổi độ đóng mở cửa van là 2 giờ.
Tam Kỳ, cách lưu vực khoảng 6 km về phía Đông. Nếu sau 2 giờ kể từ lúc đập Long Sơn 1 bị vỡ thì các
tràn xả sâu V24 và V26 sẽ phải đóng cửa để giảm ngập
cho hạ du lưu vực sông Tam Kỳ và thành phố Tam Kỳ, vì
lúc này Long Sơn 1 đã làm việc như một tràn tự do và
tháo một phần lưu lượng lũ sang hạ lưu thuộc các xã
thuộc huyện Phú Ninh. Kết hợp với tràn số 1 (tràn tự do)
tại đập chính giảm mực nước trong hồ.
2.3. Mô phỏng ngập lụt do vỡ đập Long Sơn 1
Nghiên cứu này tập trung đánh giá mức độ nguy hiểm
khi xãy ra vỡ đập Long Sơn 1. Với đặc điểm địa hình
vùng hạ du sau đập là bán sơn địa và không có sông lớn,
nên dòng chảy sau khi vỡ đập có xu hướng chảy tràn, sau
đó tập trung vào những nhánh suối, rạch nhỏ trong vùng,
rồi đổ về vùng đồng bằng. Do đó phạm vi mô phỏng từ
đập Long Sơn 1 về phía hạ lưu 10 km, tại vị trí cầu đường
Hình 1. Vị trí trạm đo và chia tiểu lưu vực
sắt Bắc Nam (vùng khoanh tròn màu đỏ trong Hình 2).
Lưu vực hồ Phú Ninh được chia làm 5 tiểu lưu vực
dựa trên bản đồ địa hình khu vực hồ chứa tỷ lệ 1/10.000
lưới chiếu UTM, hệ tọa độ VN2000. Ứng dụng phần mềm
ArcGIS, xây dựng được các tiểu lưu vực tương ứng với
trọng số mưa của hai trạm Xuân Bình và C24 như Bảng 1.
Bảng 1. Diện tích tiểu lưu vực và trọng số mưa
Lưu vực Diện tích Trạm Phú Trạm Xuân
(km2) Ninh Bình
Phú Ninh 1 97,57 0,7 0,3
Phú Ninh 2 12,12 0,55 0,45
Phú Ninh 3 19,41 0,4 0,6
Phú Ninh 4 71,54 0,1 0,9
Phú Ninh 5 39,10 0,15 0,85
Để hiệu chỉnh và kiểm định bộ thông số mô hình Hình 2. Bản đồ địa hình và phạm vi nghiên cứu
MIKE NAM cho lưu vực hồ Phú Ninh, tác giả đã phân
tích và lựa chọn 3 trận lũ lớn nhất gần đây đã ghi nhận Theo nhận định trên và hạn chế về số liệu mặt cắt
được, đó là trận lũ từ ngày 1/12 đến ngày 8/12/1999, trận địa hình vùng nghiên cứu thì để mô phỏng dòng chảy khi
lũ từ ngày 10/11 đến ngày 14/11/2007 và trận lũ từ ngày vỡ đập Long Sơn 1, tác giả lựa chọn mô hình MIKE21
14/12 đến ngày 18/12/2013. Tác giả sử dụng trận lũ năm [6]. Đây là mô hình mô phỏng dòng chảy không ổn định
1999 để hiệu chỉnh mô hình và kiểm định lại qua 2 trận lũ hai chiều ngang và không cần thông tin về số liệu mặt cắt
năm 2007 và năm 2013. địa hình. Các điều kiện của mô hình như sau:
Các kịch bản nghiên cứu là lưu lượng lũ về hồ ứng - Biên thượng lưu: là đường quá trình lưu lượng xả
với các tần suất lũ kiểm tra 0,1% và lũ PMF, tương ứng qua tràn Long Sơn 1, được xác định thông qua bài toán
lưu lượng lũ là 6.180 m3/svà 8.046 m3/s [2]. Sử dụng dạng vận hành điều tiết hồ ứng với các kịch bản. Đường quá
đường quá trình lũ bất lợi nhất của năm 1999 (lũ kép) và trình này được thể hiện trong Hình 11 và Hình 12, là
bộ thông số mô hình MIKE NAM để mô phỏng các kịch đường liền nét màu xanh non, tương ứng với kịch bản lũ
bản lũ về hồ Phú Ninh. FMF và 1%.
2.2. Điều tiết hồ - Biên hạ lưu: là mực nước, trong bài toán này rất
khó xác định vì thiếu số liệu quan trắc mực nước tại vị trí
Mục đích của việc điều tiết hồ nhằm xác định được: hạ lưu. Bên cạnh đó, về phần thượng lưu cầu đường sắt là
Ứng với các kịch bản khẩn cấp, khi các công trình tràn vùng đồi núi thấp, đường sắt Bắc Nam xem như đê chắn
làm việc theo quy trình vận hành thì đập Long Sơn 1 có bị nước, mặt khác phía hạ lưu cầu đường sắt là vùng đồng
vỡ hay không và nếu đập Long Sơn 1 bị vỡ thì sẽ xác định bằng và có nhiều hệ thống sông kết nối. Để khắc phục hạn
được đường quá trình lưu lượng qua đập Long Sơn 1, làm chế này, tác giả đề xuất giải pháp tính lặp như sau:
cơ sở cho việc tính ngập lụt hạ du.
Bước 1: Chạy mô hình MIKE21 tương ứng với các
Điều tiết hồ Phú Ninh dựa trên các tài liệu sau: (i) kịch bản và giả định biên mực nước hạ lưu bằng mực
Quy trình vận hành hồ chứa nước Phú Ninh 5 được nước cửa lở mô hình tính toán với DEM50x50 diện rộng
UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt tại quyết định số từ Thăng Bình vào Núi Thành.
2803/QĐ-UBND ngày 12/9/2013; (ii) Nhật ký vận hành
18 Nguyễn Chí Công, Lê Xuân Cường, Trần Quốc Danh

Xây dựng bản đồ hệ số nhám: Bản đồ hệ số nhám


của mô hình MIKE21 được xây dựng trên cơ sở bản đồ
hiện trạng sử dụng đất (Bản đồ hiện trạng sử dụng đất do
phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Phú Ninh và
thành phố Tam Kỳ cung cấp).

Hình 3. Biên tính toán cho mô hình bước 1


Bước 2: Trích xuất kết quả mực nước tại cầu đường
sắt với từng kịch bản và sử dụng mực nước này để làm Hình 7. Bản đồ hệ số nhám vùng nghiên cứu
điều kiện biên dưới được thể hiện trong Hình 4 và Hình 5, Bảng 2. Số liệu phân vùng hệ số nhám
sau đó chạy lại mô hình MIKE21, đánh giá kết quả. Hệ số nhám
STT Phân vùng hệ số nhám vùng nghiên cứu
M=1/n
1 Ruộng lúa nước, nước chảy dễ dàng, nhiều ao hồ 58
2 Ruộng lúa làm 2 vụ, hoa màu tương đối bằng phẳng 40
3 Đất hoa màu nông nghiệp 20
4 Vườn cây mọc rậm 12
5 Vùng dân cư nhà cửa, trồng cây rậm rạp 4

Hình 4. Đường quá trình biên mực nước hạ lưu tại hạ lưu cầu Kết quả và bàn luận
đường sắt ứng kịch bản lũ PMF
2.4. Kết quả mô phỏng lưu lượng lũ về hồ
Bảng 3 thể hiện kết quả hiệu chỉnh các thông số của
mô hình MIKE NAM áp dụng cho lưu vực hồ Phú Ninh.
Bảng 3. Bộ thông số mô hình cho lưu vực Phú Ninh
Lưu vực Phú Ninh 1 Phú Ninh 2 Phú Ninh 3 Phú Ninh 4 Phú Ninh 5
Umax 12,6 17,7 16,3 20,0 19,0
Lmax 90,0 80,0 116,0 120,0 115,0
Hình 5. Đường quá trình biên mực nước hạ lưu tại hạ lưu cầu CQOF 0,931 0,98 0,97 0,985 0,97
đường sắt ứng kịch bản p=0.1% CKIF 209,9 249,3 238,3 297,9 296,9
- Điều kiện ban đầu và kết thúc được tính bắt đầu và CK1,2 2,84 3,5 4,5 8,3 9,3
kết thúc trận lũ tương ứng với kịch bản. Hai điều kiện này TOF 0,295 0,395 0,396 0,194 0,298
được thể hiện chi tiết ở Hình 11 và Hình 12, tại điểm đầu TIF 0,11 0,0914 0,0914 0,0921 0,0929
và cuối của đường lũ đến.
Xây dựng lưới mô hình 2 chiều và bản đồ cao độ:
Tác giả sử dụng lưới hỗn hợp và phi cấu trúc để mô tả đặc
điểm địa hình và các công trình trong phạm vi mô phỏng
như: kênh chính Bắc Phú Ninh; Quốc lộ 40B; đường cao
tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và đường sắt Bắc Nam. Vùng
nghiên cứu sử dụng bản đồ tỉ lệ 1/2.000. Cao độ được
chuẩn hóa về hệ tọa độ VN2000 và cao độ quốc gia (cao
độ Hòn Dấu), lấy bản đồ VN2000 làm nền để hiệu chỉnh.

Hình 8. Kết quả thực đo và mô phỏng trận lũ 12/1999


Hình 8 thể hiện kết quả đường quá trình lũ đến của
mô phỏng (đường liền nét) và đường quá trình lũ thực đo
(đường đứt nét) của trận lũ 12/1999. Kết quả cho thấy hệ
số Nash đạt được là 0.912 và đường quá trình lũ mô
phỏng bám sát đường quá trình lũ thực đo. Điều này cho
thấy việc phân chia 5 tiểu lưu vực để tính trọng số mưa và
Hình 6. Bản đồ chia lưới khu vực tính toán bước 2 các thông số mô hình khá phù hợp. Các giá trị đỉnh lũ và
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 19

thời gian trể đỉnh không sai khác nhau nhiều (xem Bảng
4). Tác giả sử dụng bộ thông số này và tiến hành kiểm
định cho 2 trận lũ năm 2007 và 2013, cũng cho kết quả
đáng tin cậy (xem Hình 9 và Hình 10).
Sử dụng bộ thông số như Bảng 3 và hình dạng trận lũ
năm 1999 là trận lũ bất lợi nhất. Các giá trị đỉnh lũ tương
ứng với các kịch bản như đã trình bày ở mục 2.1. Sử dụng
mô hình MIKE NAM thu phóng các trận lũ về hồ Phú
Ninh, đây là dữ liệu đầu vào cho bài toán điều tiết hồ.
Bảng 4. So sánh lưu lượng đỉnh lũ thực đo và mô phỏng
của các trận lũ 1999, 2007 và 2013 (m3/s)

Lưu lượng 12/1999 11/2007 12/2013


Q thực đo 2910,04 1940,19 2862,30 Hình 11. Kết quả điều tiết hồ với kịch bản lũ PMF

Q mô phỏng 2910,24 1862,58 2902,72


chỉ số NASH 0,912 0,814 0,905

Hình 12. Kết quả điều tiết hồ, kịch bản lũ kiểm tra
2.6. Kết quả mô phỏng ngập lụt và đề xuất ứng phó
Hình 9. Kết quả kiểm định bộ thông số mô hình
cho trận lũ 11/2007 Kết quả mô phỏng thể hiện trong Bảng 5 và 6 cho
thấy mức độ nguy hiểm khi vỡ đập Long Sơn 1 đối với
người dân và các công trình nằm trong vùng nghiên cứu.
Bảng 5. Kết quả tính toán thủy lực tại các vị trí
Thời gian Cột nước Vận tốc
Khoảng cách Kịch
truyền lũ ngập lớn lớn nhất
đến đập (km) bản
(Phút) nhất (m) (m/s)
Kênh chính Bắc Q0,1% 20 1,26 11,69
(1,92 km) QPMF 19 1,37 11,40
Quốc lộ 40B Q0,1% 49 1,24 7,59
(3,78 km) QPMF 48 1,25 7,26
Cao tốc ĐN-QN Q0,1% 61 2,21 6,48
(5,14 km) QPMF 59 2,52 5,95
Hình 10. Kết quả kiểm định bộ thông số mô hình Bảng 6. Vùng chịu ngập ứng với kịch bản lũ PMF
cho trận lũ 12/2013
Tên Xã /Phường Số hộ bị ngập Chiều sâu ngập (m)
2.5. Kết quả điều tiết hồ
Xã Tam Dân 67 0,5 đến 4
Hình 11 thể hiện kết quả điều tiết hồ ứng với kịch bản lũ
PMF. Đường màu đỏ liền nét là đường mô phỏng quá trình Xã Tam Thái 567 0,2 đến 3,7
lũ về hồ; đường màu xanh đậm đứt nét là đường quá trình xả Xã Tam Đàn 66 0,8 đến 3,5
qua các công trình tràn; đường màu xanh nhạt liền nét là
Xã Tam Đại 72 0,5 đến 4
đường quá trình xả qua tràn Long Sơn 1 trước và sau khi vỡ,
đây là điều kiện biên trên mô hình MIKE21. Theo kết quả P. Thuận Hòa 281 0,8 đến 3,5
điều tiết thì đập Long Sơn 1 sẽ vỡ tại thời điểm 57 giờ kế từ Các kết quả cho thấy trong phạm vi 5 km về phía hạ
khi lũ về hồ và lưu lượng qua đập là 4118 m3/s. Tương tự
lưu đập Long Sơn 1, vận tốc dòng chảy và lớp nước ngập
như vậy, tính cho kịch bản lũ kiểm tra 0.1% (Hình 12) và xác khá lớn tại các vị trí quan trọng như kênh chính Bắc Phú
định được đường quá trình xả qua tràn Long Sơn 1. Kết quả
Ninh, đường QL40B và đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng
điều tiết cho thấy đập Long Sơn 1 sẽ vỡ tại thời điểm 62 giờ Ngãi. Đối với các cụm dân cư các xã thuộc huyện của Phú
kế từ khi lũ về hồ và lưu lượng qua đập là 3834 m3/s. Ninh cũng bị ngập sâu từ 0,5 m đến 4 m (xem Bảng 6).
20 Nguyễn Chí Công, Lê Xuân Cường, Trần Quốc Danh

đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và đường sắt Bắc


Nam khi sự cố xảy ra.

3. Kết luận
Nghiên cứu này đã cho thấy, trong các kịch bản ứng
với tần suất lũ kiểm tra và PMF với giả định hình dạng
trận lũ bất lợi như năm 1999 thì đập Long Sơn 1 sẽ vỡ.
Các kết quả mô phỏng cho thấy vận tốc dòng chảy và
chiều sâu ngập tại các tuyến đường giao thông quan trọng
là khá lớn. Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu chỉ ra được
vùng chịu ngập và chiều sâu ngập của các khu dân cư
Hình 13. Bản đồ ngập lụt lớn nhất ứng với kịch bản vỡ đập thuộc huyện Phú Ninh, có khả năng đe dọa đến tính mạng
Long Sơn 1 QPMF người dân. Tác giả đã đề xuất phương án sơ tán khi tình
huống này xảy ra và làm cơ sở cho các ban ngành phối
hợp thực hiện nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất về
người và tài sản.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Đỗ Đức Dũng (2009), Nghiên cứu, đánh giá mô hình vỡ đập Hàm
Thuận-Đa Mi đến hạ lưu sông La Ngà, đề xuất biện pháp phòng
tránh, giảm thiểu thiệt hại, Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam.
[2] HEC1-3 (2003), Dự án hiện đại hóa hệ thống thủy lợi Phú Ninh.
[3] Phạm Thị Hương Lan, Nguyễn Cảnh Thái (2011), Nghiên cứu ảnh
hưởng tình huống vỡ đập hồ kẻ gỗ - Hà Tĩnh đến vùng hạ du,
Trường Đại học Thủy lợi.
Hình 14. Kết quả mô phỏng ngập lụt và phương án sơ tán với [4] Ban quản lý Trung ương các dự án thủy lợi (2012), Sổ tay an toàn đập.
kịch bản lũ PMF [5] UBND tỉnh Quảng Nam (2013), Quy trình điều tiết Hồ chứa nước
Phú Ninh.
Hình 14 thể hiện đề xuất hướng sơ tán cho người dân
[6] Viện Cơ học-Viện KH và CN Việt Nam (2004), Đề tài KC 08-13,
vùng bị ảnh hưởng và vị trí cần cắm biển cảnh báo cho Quyển 5: Mô hình 1D và 2D mô phỏng dự báo tình trạng ngập lụt
các phương tiện giao thông trên các tuyến quốc lộ 40B, khi vỡ đập, đê.

(BBT nhận bài: 14/07/2015, phản biện xong: 20/10/2015)


ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 21

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG GIAO THÔNG CÔNG CỘNG
TRONG VIỆC GIẢM ÙN TẮC GIAO THÔNG
ESTIMATING THE POSITIVE EFFECT OF PUBLIC TRANSPORT ON REDUCING
TRAFFIC CONGESTION

Nguyễn Phước Quý Duy1, Phan Cao Thọ2


1
Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng; ngphquyduy@gmail.com
2
Trường Cao đẳng Công nghệ, Đại học Đà Nẵng

Tóm tắt - Bài báo trình bày một phương pháp mới dùng để đánh Abstract - Applying new technology in estimating, calculating or
giá tác động giảm ùn tắc của hệ thống giao thông công cộng assessing traffic has been developed rapidly. It can be used to deal with
(GTCC). Để đánh giá tác động của hệ thống GTCC, một giả thiết issuses regarding to easier traffic. In this paper, a new method used for
được đặt ra đó là một phần những người hiện đang sử dụng determining the traffic congestion relief associated with urban public
GTCC sẽ chuyển đổi sang dùng ô tô cá nhân khi hệ thống GTCC transport (PT) is presented. In order to calculate the impact of PT, it is
ngừng hoạt động. Vì thế mức độ ùn tắc của mạng lưới sẽ tăng assumed that a proportion of PT riders would shift to car use if PT
lên bởi vì sự gia tăng của số lượt hành trình xe ô tô. Bằng cách service were to cease. As a result, the level of congestion on the
sử dụng mô hình dự báo nhu cầu giao thông, mức độ ùn tắc của highway network will increase because of the increase in the number of
mạng lưới sẽ được so sánh giữa hai trường hợp “có GTCC” và car trips. In this research, variation in the share of PT users switching to
“không có GTCC”. Sự khác nhau về kết quả của hai trường hợp car based on the traffic characteristics in each of Melbourne’s Local
này được xem là tác động của hệ thống GTCC trong việc giảm ùn Government Areas (LGAs) is explored. Furthermore, by using the
tắc. Kết quả phân tích được thực hiện ở Melbourne cho thấy rằng Victoria Integrated Transport Model (VITM), the level of congestion relief
việc vắng mặt hệ thống GTCC sẽ làm cho tổng thời gian đi lại in Melbourne is compared to the “base” and “without PT” scenarios. The
trên mạng lưới đường tăng 14%. Bài báo kết thúc với phần kết results show that when all modes of PT are removed, the diversion to
luận và đề xuất những phương hướng nghiên cứu tiếp theo. private cars generates an increase in travel time by over 14%. The
paper closes with suggestions for further methodology development.

Từ khóa - giao thông công cộng; ùn tắc; mạng lưới; mô hình giao Key words - public transport; congestion; network; transport
thông; nhu cầu giao thông. model; traffic demand.

1. Đặt vấn đề ước tính kết quả giảm ùn tắc trong phương pháp mới này.
Ùn tắc giao thông là một vấn đề nghiêm trọng trong Thêm vào đó, một số chỉ tiêu đo lường tình trạng giao
cuộc sống đi lại thường ngày, đặc biệt là đối với những thông sẽ được chọn lựa để có thể thể hiện đầy đủ tác động
người đang sống ở các đô thị lớn. Với sự tăng trưởng của GTCC trong việc giảm ùn tắc. Sau cùng GIS sẽ được
mạnh của số lượng phương tiện cá nhân, những tác động dùng để thể hiện những kết quả nghiên cứu.
của ùn tắc đối với người tham gia giao thông càng lớn Bố cục bài báo như sau: phần tiếp theo sẽ tổng quan những
hơn. Chi phí do ùn tắc gây ra càng tăng lên khi lượng tiêu hướng nghiên cứu đã thực hiện trong việc xác định sự giảm
hao nhiên liệu cao hơn, sự chậm xe lớn hơn, số vụ tai nạn nhẹ ùn tắc của GTCC. Phương pháp nghiên cứu sẽ được mô tả
giao thông nhiều hơn... Để giảm thiểu tác động của nạn chi tiết trong phần kế tiếp. Phần kết luận và hướng nghiên cứu
ùn tắc giao thông, hệ thống giao thông công cộng được trong tương lai sẽ theo sau phần thể hiện kết quả.
xem là một giải pháp hữu hiệu, do nó có thể vận chuyển
một số lượng lớn hành khách đi lại. Thực vậy, hệ thống 2. Bối cảnh nghiên cứu
GTCC đang được khuyến khích và vận dụng ở nhiều Tác động giảm ùn tắc của hê thống GTCC đầu tiên
thành phố lớn trên thế giới. Dịch vụ vận tải công cộng đã được nghiên cứu bởi Lo and Hall 2006. Để đánh giá lợi
cung cấp thêm một giải pháp đi lại mới cho người tham ích của hệ thống GTCC, nhóm tác giả này đã tập trung
gia giao thông và kết quả là một số người sẽ chuyển đổi nghiên cứu tác động của một cuộc đình công của các nhân
từ phương tiện giao thông cá nhân sang GTCC. Điều này viên vận tải công cộng diễn ra tại Los Angeles trong vòng
sẽ có tác động trực tiếp đến mức độ ùn tắc trên mạng lưới 35 ngày từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2003. Tình trạng
đường cũng như những hoạt động sử dụng đất. Ngoài ra giao thông trong suốt cuộc đình công được đo đạc để hiểu
tác động giảm ùn tắc cũng được xem là một trong những được GTCC tác động thật sự đến ùn tắc như thế nào.
tiêu chí quan trọng trong việc đề xuất một hệ thống công Nhóm tác giả đã xác định tốc độ của dòng phương tiện
cộng trong các thành phố (Gray 1992, Larwin 1999). trên các tuyến đường chính trước và sau cuộc đình công.
Hiện nay có rất ít nghiên cứu về tác động giảm ùn tắc của Kết quả ghi nhận được đó là tốc độ lưu thông của dòng xe
GTCC (Aftabuzzaman 2010). Vì thế các nhà quản lí giao đã giảm đi 20% trong thời gian đình công xảy ra. Điều
thông đã gặp nhiều khó khăn trong việc đánh giá tính hiệu này chứng tỏ rằng việc ngừng hoạt động của GTCC đã
quả của các hệ thống GTCC, đặc biệt là về mặt giảm ùn tắc. dẫn đến việc giảm 20% tốc độ lưu thông.
Bài báo này sẽ giới thiệu một phương pháp mới để Lo and Hall (2006) ước tính tác động của hệ thống
ước định những hiệu quả mà hệ thống GTCC mang lại GTCC bằng việc phát triển một mô hình phân tích hệ
trong việc làm giảm nhẹ mức độ ùn tắc. Mô hình dự đoán thống giao thông. Tác giả đã giả định rằng mỗi km đi lại
nhu cầu giao thông (mô hình 4 bước) sẽ được sử dụng để của người sử dụng phương tiện GTCC sẽ được qui đổi
22 Nguyễn Phước Quý Duy, Phan Cao Thọ

tương đương gần 0.9 km đi lại trên đường bằng xe ô tô.


Kết quả từ mô hình cho thấy rằng GTCC có tác động
giảm sự chậm xe đến 5%.
Năm 2012, báo cáo thường niên của học viện giao
thông Texas đã nghiên cứu về tác động của GTCC trong
việc giảm thời gian đi lại ở 498 thành phố ở Mỹ (Schrank
2012). Trong bản báo cáo này, tất cả những người đi lại
bằng phương tiện GTCC được giả định sẽ chuyển sang sử
dụng phương tiện ô tô cá nhân, nếu GTCC ngừng hoạt Hình 1. Sơ đồ chọn lựa phương tiện của hành khách sử dụng
động. Vì thế những hành trình này sẽ được ấn định thêm GTCC khi GTCC không hoạt động
vào giao thông trên đường. Từ đó, vận tốc lưu thông, lưu
lượng và mức độ chậm xe sẽ được tính toán lại tương ứng 3. Khu vực nghiên cứu
với mức độ hành trình thêm vào. Báo cáo cho thấy rằng Thành phố Melbourne được chọn là khu vực nghiên cứu.
nếu loại bỏ hệ thống GTCC đi thì những người dùng Melbounre được phân chia làm 31 khu vực hành chính.
GTCC sẽ làm tăng thêm xấp xỉ 15% tổng thời gian chậm Khu vực trung tâm: Melbourne, Port Phillip,
xe trong 498 đô thị. Một nghiên cứu khác cũng tập trung Stonnington, Yarra.
nghiên cứu về tác động giảm ùn tắc với sự hổ trợ của hê
Khu vực giữa: Banyule, Bayside, Boroondara,
thống GTCC được thực hiện tại Washington, D.C (Federal
Brimbank, Darebin, Glen Eira, Hobsons Bay, Kingston,
Transit Adminstration 2000). Trong cả hai nghiên cứu này,
Manningham, Maribyrnong, Monash, Moonee Valley,
để xác định tác động giảm ùn tắc của GTCC, các tác giả đã
Moreland, Whitehorse.
giả định rằng tất cả những người đang sử dụng GTCC sẽ
chuyển sang phương tiện cá nhân, khi hệ thống GTCC Khu vực ngoại ô: Cardinia, Casey, Frankston, Greater
ngừng hoạt động. Những phương pháp nghiên cứu này Dandenong, Hume, Knox, Maroondah, Melton,
được xem là có nhiều hạn chế và đơn giản khi mà còn rất Mornington Peninsula, Nillumbik, Whittlesea, Wyndham,
nhiều phương thức đi lại khác mà hành khách GTCC có thể Yarra Ranges.
chọn lựa. Thêm vào đó, phần lớn hành khách sử dụng
GTCC chưa sở hữu xe ô tô hoặc giấy phép lái xe vì thế kết
quả chỉ một tỷ lệ người dùng GTCC sẽ chuyển sang dùng
xe cá nhân được xem là một kết quả hợp lý hơn.
Anderson (2013) đã nhận thấy rằng GTCC có tác động
giảm ùn tắc lớn hơn nhiều so với những kết quả đã được
ước lượng trong các nghiên cứu trước. Bằng cách sử dụng
mô hình chọn lựa và số liệu giao thông của thành phố Los
Angeles, tác giả dự báo rằng người dùng phương tiện Trung tâm
Giữa

GTCC có xu hướng đi lại trên những tuyến đường có mức Ngoại ô

độ ùn tắc cao. Một mô hình tuyến tính đã được sử dụng để


tính toán thời gian chậm xe trong trường hợp GTCC
không tồn tại. Tác giả nhận thấy rằng sự chậm xe trung
Hình 2. Các khu vực hành chính của Melbourne
bình trên các tuyến đường phố chính sẽ tăng lên đến 47%
khi ngừng mọi hoạt động của GTCC. 4. Phương pháp luận nghiên cứu
Sau khi tổng kết lại những nghiên cứu đã được thực Phương pháp để xác định tác động giảm ùn tắc với sự
hiện về việc đánh giá tác động của hệ thống GTCC, phần hỗ trợ của GTCC gồm 2 phần.
lớn các tác giả đã giả định rằng toàn bộ hành khách sử dụng
GTCC sẽ chuyển sang dùng phương tiện ô tô cá nhân, nếu Phần thứ nhất giới thiệu phương pháp xác định tỉ lệ
như hệ thống GTCC ngừng hoạt động và các mô hình tính phần trăm những người sử dụng phương tiện GTCC sẽ
toán đều dựa trên giả định này. Tuy nhiên, trong thực tế chuyển sang sử dụng phương tiện xe cá nhân, khi giả sử
còn có nhiều giải pháp đi lại khác để đi lại bên cạnh ô tô. GTCC ngừng hoạt động.
Vì thế có thể khẳng định rằng, chỉ có một phần trong số Phần thứ hai xây dựng mô hình dự báo tác động giảm
hành khách sẽ chuyển sang sử dụng ô tô cá nhân, tác nhân ùn tắc của GTCC bằng cách sử dụng sự hỗ trợ của mô
chính gây thêm ùn tắc cho mạng lưới giao thông. Tỷ lệ hình 4 bước về dự báo nhu cầu giao thông.
chuyển đổi sang ô tô sẽ thay đổi theo từng khu vực do mỗi 4.1. Xác định tỉ lệ phần trăm số người chuyển sang
khu vực sẽ có sự khác nhau về các đặc tính giao thông. dùng xe cá nhân nếu GTCC không hoạt động
Hình 1 thể hiện mô hình chọn lựa phương tiện đi lại của Để xác định được tỉ lệ phần trăm trong số những người
hành khách sử dụng GTCC, nếu như GTCC không hoạt động. sử dụng phương tiện GTCC sẽ chuyển sang sử dụng
Trong bài báo này tỉ lệ số người đang sử dụng GTCC phương tiện xe cá nhân, việc khảo sát đã được thực hiện
chuyển đổi sang giao thông cá nhân trong trường hợp GTCC trên 1200 hành khách đang sử dụng xe buýt ở toàn bộ các
ngừng hoạt động sẽ được xác định theo từng khu vực. Giá trị khu vực Melbourne. Các hành khách trả lời một bảng hỏi
này sau đó sẽ được đưa vào mô hình được tác giả tạo ra để xác liên quan đến hành trình xe buýt đang sử dụng, phương
định tác động của hệ thống GTCC trong việc giảm ùn tắc xe. thức đi lại nếu GTCC ngừng hoat động và những nhân tố
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 23

tác động đến việc lựa chọn phương tiện cá nhân. Sau khi hành (C). Hội đồng thành phố Michigan đã giới thiệu hai
phân tích số liệu bảng hỏi bằng phần mền thống kê SPSS, tỉ giới hạn biên của tỉ số V/C= 0,9 được mô tả là ùn tắc
lệ số người sử dụng GTCC sẽ chuyển sang ô tô cá nhân nặng và V/C= 0,8 được mô tả là ùn tắc nhẹ (SEMCOG
được xác đinh theo từng khu vực hành chính. Bên cạnh đó, 2011). Chúng tôi đã sử dụng những giá trị này trong
từ các kết quả phân tích nhận được, những nhân tố tác động nghiên cứu để phân biệt mức độ ùn tắc trên các tuyến
đến tỷ lệ chuyển đổi này cũng được xác định. đường liên kết của mạng lưới.
4.2. Xác định tác động giảm ùn tắc của GTCC Phương thức dựa trên sự chậm xe là xác định mức độ
Mô hình dự báo nhu cầu giao thông 4 bước được phát chậm xe khi tốc độ đi lại trên một đoạn đường chậm hơn
triển riêng cho thành phố Melbourne trên cơ sở của mô so với tốc độ thông thường, khi không có sự cản trở trong
hình 4 bước nói chung với mục tiêu để xác định tác động dòng xe. Công thức được sử dụng để tính toán sự chậm xe
của GTCC trong việc làm giảm ùn tắc. là công thức của Akçelik (1991).
4.2.1. Mô hình dự báo giao thông của Melbourne Ngoài ra trong nghiên cứu này một số phương thức
(Victoria Integrated Transport Model VITM) xác định mức độ ùn tắc khác cũng được sử dụng để làm
rõ hơn sự thể hiện của mạng lưới giao thông trong hai
VITM là một mô hình dự báo nhu cầu giao thông
trường hợp “ có GTCC” và “không có GTCC”.
truyền thống. Mô hình có thể ước lượng được lưu lượng và
thời gian đi lại trên các đoạn đường của mạng lưới. Trong 5. Kết quả nghiên cứu
VITM, mạng lưới đường được xây dựng bởi những đoạn
5.1. Tỉ lệ người chuyển sang dùng phương tiện cá nhân
đường liên kết (link) và các nút (node) và được chia thành
nếu GTCC không hoạt động
2959 khu vực. Các điểm nút thường được sử dụng tại các
nút giao hoặc nơi đoạn đường có sự thay đổi đặc trưng về Bảng 1 và Hình 3 thể hiện tỉ lệ phần trăm những hành
điều kiện đường. Đoạn liên kết (trung gian) thường mô tả khách GTCC sẽ chuyển sang sử dụng phương tiện giao
những đoạn đường trong thực tế. Đoạn liên kết với các thông cá nhân nếu như GTCC ngừng hoạt động ở từng
thông tin về tuyến đường như là tốc độ giới hạn, khả năng khu vực của thành phố Melbourne. Hình 3 mô tả sự trái
thông hành, số làn xe, các yếu tố hình học khác… ngược về tỉ lệ người chuyển đổi sang ô tô cá nhân giữa
vùng ngoại ô và trung tâm Melbourne.
4.2.2. Trình tự tính toán
Để xác định tác động tới giảm ùn tắc giao thông của
GTCC, trình tự tính toán bao gồm 3 bước chính:
- Ứng dụng VITM để xác định nhu cầu đi lại trên mỗi
đoạn đường liên kết (link). Từ đó tính toán thời gian đi
lại, vận tốc và lưu lượng trên mỗi đoạn đường liên kết
trong trường hợp có hệ thống GTCC. Sử dụng một số
phương thức tính toán để xác định mức độ ùn tắc của
mạng lưới đường.
- Giả sử GTCC không hoạt động. Xác định ma trận
hành trình đi lại bằng phương tiện ô tô cá nhân được
chuyển sang từ GTCC dựa vào tỷ lệ thu được từ kết quả
của cuộc khảo sát.
- Những hành trình phát sinh thêm này được cộng Hình 3. Sự phân bố theo không gian của tỉ lệ người chuyển sang
thêm vào ma trận hành trình đi lại bằng phương tiện cá sử dụng ô tô khi GTCC không hoạt động
nhân hiện tại. Ma trận hành trình mới sẽ được ấn định vào Bảng 1. Tỉ lệ người chuyển sang dùng phương tiện cá nhân
mạng lưới đường để xác định nhu cầu đi lại trên mạng ở các khu vực Melbourne
lưới trong điều kiện không có GTCC. Xác định mức độ Tên khu vực MS Tên khu vực MS
ùn tắc của mạng lưới đường. Banyule (C) 33,0 Maroondah (C) 36,8
So sánh kết quả mức độ ùn tắc giao thông trong hai Bayside (C) 32,0 Melbourne (C) 15,0
trường hơp “có GTCC” và “không có GTCC” để xác định Boroondara (C) 23,2 Melton (S) 43,2
được tác động của GTCC trong việc giảm ùn tắc. Brimbank (C) 33,5 Monash (C) 33,5
Cardinia (S) 40,1 Moonee Valley (C) 27,9
4.2.3. Các phương thức tính toán mức độ ùn tắc được sử
Casey (C) 38,7 Moreland (C) 22,5
dụng trong nghiên cứu
Darebin (C) 23,9 Mornington Peninsula (S) 47,6
Việc xác định phương thức tính toán mức độ ùn tắc và Frankston (C) 39,1 Nillumbik (S) 40,6
giá trị biên của ùn tắc luôn là vấn đề khó khăn, bởi vì trong Glen Eira (C) 28,3 Port Phillip (C) 18,8
thực tế và lý thuyết có rất nhiều phương pháp và giá trị biên Greater Dandenong (C) 29,2 Stonnington (C) 23,4
được đang được dùng. Trong bài báo này, hai phương thức Hobsons Bay (C) 28,7 Whitehorse (C) 32,4
chính được sử dụng để đánh giá tác động giảm ùn tắc xe Hume (C) 35,2 Whittlesea (C) 36,3
của GTCC dựa trên số liệu đã có: (a) phương thức dựa vào Kingston (C) 32,9 Wyndham (C) 43,7
lưu lượng và (b) phương thức dựa vào sự chậm xe. Knox (C) 45,9 Yarra (C) 18,1
Phương thức dựa vào lưu lượng xác định mức độ ùn Manningham (C) 33,6 Yarra Ranges (S) 42,3
tắc dựa vào tỉ lệ của lưu lượng (V) và khả năng thông Maribyrnong (C) 25,2
24 Nguyễn Phước Quý Duy, Phan Cao Thọ

Có thể thấy rằng: thống GTCC.


- Tỉ lệ chuyển sang sử dụng phương tiện cá nhân khác Bảng 2. Tác động giảm ùn tắc của GTCC
nhau theo từng khu vực. Ở khu vực trung tâm Melbourne,
Có Không có Mức độ
trung bình có gần 19% số hành khách sử dụng GTCC Phương thức xác định ùn tắc
GTCC GTCC tăng (%)
chuyển sang ô tô trong trường hợp không có GTCC.
Số đường liên kết ùn tắc nặng 2075 3878 86,9
- Trái lại, ở khu vực ngoại ô trung bình khoảng 40% (V/C>0,9)
hành khách chuyển đổi sang ô tô, số liệu này cao hơn Số đường liên kết ùn tắc nhẹ 1999 2231 11,6
10% so với khu vực giữa và trung tâm (khoảng 29,3%). (V/C>0,8)
Khu vực có tỉ lệ chuyển đổi cao là Mornington Peninsula Tổng chiều dài các đường liên kết 1173,3 1762,4 50,2
với gần 48%. bị ùn tắc (Km)
5.2. Tác động giảm ùn tắc của GTCC Phần trăm đường liên kết bị ùn 9,1 13,7 4,6
tắc (%)
Bảng 2 thể hiện tác động của việc loại bỏ hệ thống Phần trăm số làn xe bị ùn tắc (%) 16,5 23,3 6,7
GTCC đến mức độ ùn tắc của mạng lưới đường Tổng số lượng xe bị ùn tắc (triệu) 16,93 23,51 38,9
Melboure. Kết quả cho thấy:
Tổng thời gian chậm xe trên 22,55 32,51 44,2
Khi bỏ hệ thống GTCC ra khỏi Melbourne, số lượng mạng lưới (triệu xe-giờ)
các đường liên kết bị ùn tắc tăng lên gần 100%. Vận tốc trung bình (Km/h) 40,9 39,1 -4,4
Tổng thời gian chậm xe tăng lên 44%, trong khi tốc độ Thời gian đi lại trung bình 1 km 1,9 2,1 14,0
trung bình trên mạng lưới giảm 4,4% khi không có hệ (phút)

a) Có GTCC b) Không có GTCC


Hình 4. Sự phân bổ các đường bị ùn tắc ở Melbourne
Hình 4a và 4b thể hiện số lượng và mức độ ùn tắc của (29,3%) và trung tâm Melbourne (18,8%), Sau khi áp
các đường liên kết trên mạng lưới đường ở thành phố dụng giá trị khác nhau của tỉ lệ chuyển đổi sang ô tô cá
Melbourne trong hai trường hợp “có GTCC” và “không nhân của hành khách sử dụng GTCC nếu như GTCC
có GTCC”. Có thể thấy rõ rằng số lượng các tuyến đường không hoạt động, nghiên cứu phân tích về mức độ ùn tắc
kết nối bị ùn tắc tăng lên rất nhiều, đặc biệt là khu vực nội cũng cho thấy rằng có hơn 2000 tuyến đường liên kết trở
đô của Melbourne, nếu như loại bỏ hệ thống GTCC. nên ùn tắc nặng (tăng 85%), Tổng thời gian chậm xe trên
toàn mạng lưới cũng tăng 40%.
6. Kết luận
Phương pháp mới được giới thiệu trong bài báo này
Bài báo giới thiệu một phương pháp mới để đánh giá được xem là một hướng tiếp cận mới để đánh giá tác động
tác động của hệ thống GTCC trong việc giảm ùn tắc giao của của hệ thống GTCC đến các thành phố của Úc trong
thông. Trong phần đầu của bài báo, những nghiên cứu liên việc giảm ùn tắc giao thông, Với phương pháp này, các
quan đến lĩnh vực này được giới thiệu. Sau khi xem xét nhà tổ chức giao thông có thể đánh giá xem hiệu quả của
tổng quan về các nghiên cứu trước đó, có thể thấy rằng hiệu hệ thống GTCC hiện tại, hoặc có thể so sánh các dự án
quả của GTCC được xác định chủ yếu dựa vào một giá trị GTCC để chọn hình thức tối ưu nhất. Có rất nhiều phạm
không đổi của tỉ lệ người chuyển sang ô tô cá nhân nếu vi để phát triển thêm phương pháp này trong những
GTCC không hoạt động. Các kết quả phân tích khảo sát từ nghiên cứu sau này.
các hành khách đang sử dụng GTCC cho thấy rằng tỉ lệ này
khác nhau ở các khu vực. Nguyên nhân khác nhau là do TÀI LIỆU THAM KHẢO
đặc tính giao thông của các khu vực khác nhau như:
[1] Aftabuzzaman, Md, Graham Currie, and Majid Sarvi, 2010,
khoảng cách đi lại bằng GTCC; tỉ lệ hành khách sở hữu ô "Evaluating the Congestion Relief Impacts of Public Transport in
tô riêng; tỉ lệ hành khách có giấy phép lái xe… Monetary Terms”, Review of, Journal of Public Transportation 13
Ở ngoại ô Melbourne, tỉ lệ chuyển đổi trung bình cao (1):1-23.
nhất với khoảng 40% so với khu vực trung Melbourne [2] Akçelik, R, 1991, "Travel Time Functions for Transport Planning
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 25
Purposes: Davidson's Function, its Time-Dependent Form and an Papers: A Public Choice Policy Analysis”, In, Federal Transit
Alternative Travel Time Function”, Review of, Australian Road Administration, Washington, D,C.
Research 21 (3):49-59. [9] Garnaut, R, 2012, "Transforming Transport”, In The Garnaut
[3] Anderson, Michael L, 2013, "Subways, strikes, and slowdowns: climate change review, 503-29.
The impacts of public transit on traffic congestion”, Review of, [10] Gray, George E, 1992, "Perceptions of public transportation”, In
Nber working paper series. Public transportation, edited by 2nd, Prentice Hall, Englewood
[4] Bergström, A, and R Magnusson, 2003, "Potential of transferring Cliffs, New Jersey.
car trips to bicycle during winter”, Review of, Transportation [11] Larwin, T F, 1999, "Urban transit”, In Transportation planning
Research Part A 37:649–66. handbook, edited by 2nd, Institute of Transportation Engineers,
[5] Carse, A, Amin Goodman, R, L Mackett, J Panter, and D Ogilvie, Washington, D,C.
2013, "The factors influencing car use in a cycle‐friendly city: the [12] Lo, Shih-Che, and Randolph W, Hall, 2006, "Effects of the Los
case of Cambridge”, Review of, Journal of Transport Geography Angeles transit strike on highway congestion”, Review of,
28:67-74. Transportation Research Part A 40:903–17.
[6] Delbosc, Alexa, and Graham Currie, 2013, "Exploring Attitudes of [13] McConville, Megan, Rodríguez, Daniel A,, Clifton, Kelly J, Cho,
Young Adults toward Cars and Driver Licensing”, In Australasian Gihyoug, and Fleischhacker Sheila, 2011, "Disaggregate Land
Transport Research Forum, Brisbane, Australia. Uses and Walking”, Review of, American Journal of Preventive
[7] Ewing, Reid, William Schroeer, and William Greene, 2004, Medicine 40 (1):25-32.
"School Location and Student Travel: Analysis of Factors [14] Schrank, David, Bill Eisele, and Tim Lomax, 2012, "TTI’s 2012
Affecting Mode Choice”, Review of, Transportation Research Urban mobility report”, In,: Texas A&M Transportation Institute,
Record: Journal of the Transportation Research Board 1895 [15] SEMCOG, 2011, "Congestion Management Process (CMP)”, In,
(Transportation Planning and Analysis 2004):55-63. Michigan Southeast Michigan Council of Governments.
[8] Federal Transit Adminstration, 2000, "Transit Benefits Working

(BBT nhận bài: 23/08/2015, phản biện xong: 09/09/2015)


26 Nguyễn Thu Hà

MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TỐC ĐỘ ĐẮP GIA TẢI ĐẾN
BIẾN DẠNG VÀ KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA NỀN ĐƯỜNG ĐẮP TRÊN ĐẤT YẾU
SEVERAL RESEARCHING RESULTS ON INFLUENCE OF FILLING TIME TO
DEFORMATION AND LOAD-BEARING CAPACITY OF EMBANKMENT OVER SOFT SOIL

Nguyễn Thu Hà
Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng; thuhabkdn@gmail.com

Tóm tắt - Nền đường đắp trên đất yếu là vấn đề được nhiều Abstract - The embankment on soft soil is a problem that is
nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu, bởi đây là trường hợp regarding and researching in most countries, because this is the
thường gặp trong lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông. common case in transport construction area. As the embankment is
Khi xây dựng nền đường đắp trên đất yếu bằng phương pháp constructed on soft soil by loading filling method, deformation and
đắp gia tải thì tính biến dạng và độ ổn định của nền đường phụ stability of embankment depend on many different factors and one
thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó tốc độ đắp là một yếu tố rất quan of them is filling time. This paper present briefly basics of calculated
trọng. Bài báo này trình bày tóm tắt cơ sở lý thuyết tính toán nền theory for embankment on soft soil and some researching results
đắp trên đất yếu và một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm xác from laboratory experiments to determine shear strength of weak
định sức chống cắt của đât yếu bằng máy nén 3 trục theo các sơ soil through three-axis compressive machine by many different
đồ cắt khác nhau. Từ đó, tác giả phân tích các cơ sở lý thuyết và cases. From that, author carried-out analyse basics of theory and
thực nghiện để đánh giá ảnh hưởng của tốc độ đắp gia tải đến experiment to examine the influence of loading filling time to the
biến dạng và khả năng chịu tải của nền đường đắp trên đất yếu. deformation and load-bearing capacity of embankment on soft soil.

Từ khóa - nền đắp trên đất yếu; gia tải trước; chiều cao đắp; độ Key words - Embankment on soft soil; in preload; embankment
lún; ổn định trượt; sức chống cắt; lún cố kết. height; settlement; stable sliding; shear strength; consolidation
settlement.

1. Đặt vấn đề Bài báo này trình bày một số kết quả nghiên cứu về
Theo báo cáo về các sự cố công trình nền đường ô tô ảnh hưởng của tốc độ đắp gia tải đến biến dạng và khả
xây dựng trên vùng đất yếu trong những năm gần đây, các năng chịu tải của nên đường đắp trên đất yếu, nhằm góp
vấn đề mắc phải của nền đường đắp trên đất yếu trong thời phần bổ sung thêm những sáng kiến, kinh nghiệm trong
gian qua ở Việt Nam chủ yếu dưới dạng nền đường bị lún công tác xây dựng nền đắp trên đất yếu.
sụp - trượt trồi và ở dạng lún kéo dài ảnh hưởng lớn đến
2. Cơ sở lý thuyết để đánh giá ảnh hưởng của tốc độ
chất lượng khai thác đường. Các sự cố lún sụp - trượt trồi
đắp gia tải đến biến dạng và khả năng chịu tải của nền
xảy ra chủ yếu do tốc độ đắp nền đường tăng nhanh đột
đường đắp trên đất yếu
ngột. Còn các sự cố ở dạng lún kéo dài chủ yếu do thời
gian gia tải trước quá ngắn. Ví dụ như nhiều đoạn nền Khi xây dựng nền đắp trên đất yếu, tốc độ đắp đất nền
đường đắp trên đất yếu tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ trên nhanh hay chậm, phụ thuộc vào nhiều yếu tố và đảm bảo
QL1A (đoạn cửa ngõ Hà Nội), mặc dù đã được xử lý và tất cả các điều kiện ổn định và biến dạng như Quy trình
không xuất hiện các vết nứt, nhưng biến dạng lún vẫn còn 22TCN 262 – 2000 quy định. Tốc độ đắp được thể hiện
kéo dài. Theo số liệu quan trắc cho thấy, sau một năm đưa thông qua 2 đại lượng, đó là: chiều cao của nền đắp theo
vào khai thác, nền vẫn lún thêm khoảng 40cm đến 60cm giai đoạn và thời gian chờ lún giữa các giai đoạn đắp.
(trước đó trong quá trình đắp đã lún 1,6m đến 1,7m). 2.1. Chiều cao của nền đắp
Khi xác định chiều cao nền đắp theo giai đoạn thì cần
xác định chiều cao đắp tối thiểu và chiều cao đắp lớn
nhất. Chiều cao đắp lớn nhất là chiều cao mà vượt qua đó
thì các điều kiện về ổn định, biến dạng, tốc độ lún của nền
đường…vượt quá giới hạn cho phép theo Quy trình.
Chiều cao đắp tối thiểu nhằm đảm bảo cho vùng hoạt
động của nền đường có chế độ thủy nhiệt, độ bền và biến
dạng ổn định. Như vậy, chiều cao đắp phải đủ lớn để tạo
được áp lực gây lún, nhưng biến dạng khối đắp không
Hình 1. Sự cố lún nền đường đắp trên đất yếu vượt quá mức cho phép, để đảm bảo không ảnh hưởng
Một ví dụ khác như sự cố nứt lún mặt đường tại Km83 đến vùng hoạt động của nền đường. Trường hợp nền
với chiều dài 73m, một trong 10 đoạn xung yếu trên toàn đường đắp bằng đất sét thì chiều cao đắp gia tải phải đủ
tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Theo qui trình xử lý đất lớn thì quá trình thoát nước mới xảy ra.
yếu, phải đến cuối năm 2015 thì dự án mới hoàn thành. Chiều cao tối thiểu được xác định theo biểu thức:
Tuy nhiên, dự án đã được thông xe và tháng 9/2014. Vì
Hmin = Ha + Hmd (1)
vậy, vết lún nứt trên tương đối lớn, nằm trên triền đá yên
ngựa dưới tầng đất yếu có độ nghiêng 300, với nền đường Trong đó: Ha: chiều dày vùng hoạt động của nền đường,
đắp cao từ 7m đến 9m… được xác định là trị số lớn nhất của điều kiện đất nền đường
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 27

không bị phá hoại của ứng suất cắt do tác động của tải trọng (vùng xảy ra HĐCK chứ không phải trong vùng tính lún)
và đất nền đường không bị nén chặt thêm dưới tác dụng của Phần đất yếu bên dưới zat ở thời điểm t thì HĐCK diễn
ứng suất nén do tải trọng bản thân và tải trọng ngoài; Hmd: ra không đáng kể, nên coi như chưa xảy ra cố kết. Như
chiều cao mao dẫn của đất, phụ thuộc vào thành phần và vậy, tại một thời điểm t bất kỳ, chỉ cần tính toán độ lún cố
trạng thái của đất. Theo [2], lấy Hmin bằng 1,2m đến 1,5m. kết và sự gia tăng cường độ chống cắt của đất yếu. Theo
Chiều cao của nền đường đắp lớn nhất (Hmax) thông công thức (4), khi t tăng lên thì zat tăng và zat tăng đến khi
thường được xác định sơ bộ với điều kiện hệ số ổn định zat = h (chiều sâu tính lún). Với h = min (vùng gây lún;
lún trồi F ≥ 1.5 [1]. Như vậy, Hmax được xác định như sau: tổng chiều dày các lớp đất yếu).
qmax Cu .Nc Đối với những trường hợp nền đường ô tô đắp trên đất
F  (2)
q  .H yếu, coi như tải trọng đất đắp là tải trọng phân bố đều
Trong đó, qmax: áp lực lớn nhất mà nền đất yếu có thể hình thang, bề rộng nền đường là B, chiều cao đắp là H,
chịu được; q: áp lực của nền đắp; Cu: lực dính không thoát độ dốc mái taluy dao động thông thường trong phạm vi
nước của nền đất yếu; Nc: hệ số sức chịu tải của nền đất 1:1,5 đến 1:2. Khi đó, theo [4] thì zat được tính như sau:
yếu được xác định bằng toán đồ Mandel và Salencom [1]; z a t  (3,1 5  0 , 0 2 5 8 H  0 , 0 0 6 B ) C v . t (5)
H: chiều cao của nền đắp; γ: dung trọng của đất đắp.
2.2. Thời gian chờ lún giữa các giai đoạn đắp
Nếu thời gian chờ lún càng ngắn thì đẩy nhanh tiến độ
thi công công trình và ngược lại. Tuy nhiên, thời gian chờ
lún giữa các giai đoạn đắp phụ thuộc vào tốc độ lún. Theo
[2] - Quy trình 22TCN 262 - 2000, tốc độ lún cho phép
không vượt quá 1cm/ngày đêm, nhưng thực tế nhiều công
trình khi xử lý tốc độ lún 1,5cm/ngày đêm, nền vẫn đảm
bảo ổn định. Độ lún của nền đường do 2 cơ chế gây ra: Hình 2. Nền đắp trên đất yếu và vùng HĐCK (zat)
Nếu nở hông nhiều thì độ lún lớn, thể tích đất nền ít thay
* Độ lún theo thời gian:
đổi, nhưng nguy cơ mất ổn định cao; Nếu thể tích giảm
nhiều do quá trình thoát nước thì độ lún tăng nhanh, biến Theo Quy trình 22TCN 262-2000, độ lún cố kết được
dạng lớn nhưng lại tăng hệ số an toàn. tính toán trong vùng tính lún (h) tại thời điểm (t) như sau:
Vì vậy trong quá trình đắp nền đường, nếu có giải St  S h .U h (6)
tb
pháp làm tiêu tán nhanh áp lực nước lỗ rỗng trong nền thì
Tuy nhiên, theo quan điểm sử dụng vùng HĐCK, có
độ lún diễn ra nhanh, có thể không gây mất ổn định, mà
thể tính độ lún cố kết trong vùng HĐCK (zat) tại thời điểm
ngược lại còn tăng hệ số an toàn cho nền đường đắp trên
(t) như sau:
đât yếu, khi đó tốc độ đắp được rút ngắn đáng kể.
St  S z a t .U z a t (7)
2.3. Các yếu tố liên quan đến độ lún cố kết theo thời tb
gian và sự gia tăng sức kháng cắt của đất yếu Tại cùng thời điểm t ta có: zat ≤ h  U ≥ U và bên
zat h

Khi mới gia tải (đắp) trên nền đất sét yếu bão hòa nước, dưới vùng HĐCK thì độ lún rất nhỏ (không đáng kế). Qua
tại thời điểm t=0 thì áp lực nước lỗ rỗng là lớn nhất u(z, t=0) kiểm toán nhiều trường hợp, thấy rằng độ lún cố kết tính
= σz. Trong quá trình cố kết, nước trong lỗ rỗng thoát ra theo (7) lớn hơn độ lún cố kết tính theo (6). Trong các
ngoài, u giảm dần, nền đất yếu dần dần, cố kết và mức độ cố trường hợp xử lý nền đất yếu bằng phương pháp đắp gia
kết tại mỗi vị trí trong nền được xác định theo biểu thức: tải trước, thời gian chờ lún kéo dài, mà HĐCK vẫn chưa
u (z, t) lan hết vùng tính lún, nhưng độ lún lại lớn, thế nên người
U ( z, t )  1  ta thường rút ngắn thời gian chờ lún lại.
z (3) * Sự gia tăng cường độ chống cắt của đất yếu:
Trong đó, U(z, t): mức độ cố kết của nền đất yếu bão Theo [2] - Quy trình 22TCN 262-2000, sau một thời
hòa nước ở độ sâu z, tại thời điểm t; σz: ứng suất do tải gian đắp nền, toàn bộ vùng tính lún h đạt được độ cố kết
trọng nền đắp tại tim đường ở độ sâu z; u(z, t): áp lực nước trung bình Uh thì sức kháng cắt của toàn bộ vùng tính lún
lỗ rỗng trong đất yếu bão hòa nước ở độ sâu z, thời điểm t. được tăng lên một lượng là:
Tại mỗi thời điểm t, phần đất yếu phía trên (sát đáy
 c   z .U thb .t g  0 (8)
nền đắp) thì u giảm nhanh hơn, dẫn đến u/ σz nhỏ dần và
mức độ cố kết U sẽ lớn. Như vậy, khi z lớn thì U nhỏ và z Với: φ0 là góc ma sát của đất yếu ở trạng thái tự nhiên.
nhỏ thì U lớn, hay U giảm dẫn theo chiều sâu. Nếu tính toán trong vùng HĐCK thì sức kháng cắt của
Gọi zat là chiều sâu vùng hoạt động cố kết (HĐCK) tại vùng HĐCK tăng lên một lượng theo thời gian và được
thời điểm t (vùng có HĐCK sau khi đắp nền một khoảng tính như sau:
thời gian t). Giả thiết tải trọng đắp phân bố đều vô hạn,  c   z .U t zba t . t g  0 (9)
khi đó theo [4] thì zat được tính như sau: Sau khoảng thời gian t, nền đất yếu cố kết thì toàn bộ
z at  4 C v .t (4) nền đất yếu được chia làm hai vùng: vùng xảy ra HĐCK z
≤ zat thì cường độ đất yếu tăng lên là Δc; vùng còn lại có
Trong đó: Cv là hệ số cố kết đứng trong phạm vi zat
zat < z < h chưa có HĐCK, nên đất yếu chưa gia tăng
28 Nguyễn Thu Hà

cường độ chống cắt.


Tương tự như phần tính toán độ lún cố kết theo thời
gian nêu trên và qua nhiều kiểm toán thực tế thì thấy rằng
độ tăng sức kháng cắt Δc tính từ công thức (9) lớn hơn Δc
tính từ công thức (8).
Thông thường, trong khoảng thời gian thi công nền
đường đắp trên đất yếu (thời gian từ 1 năm đến 2 năm) thì
đất sét yếu bão hòa nước thường đạt được chiều sâu vùng Hình 4. Hình dạng mẫu đất khi cắt
HĐCK zat là 4 đến 10m. Khi tính toán ổn định theo phương Mẫu đất thí nghiệm ký hiệu là 1-HV1 là loại đất sét, ở
pháp mặt trượt trụ tròn thì mặt trượt thường khoét sâu vào trạng thái dẻo mềm, bão hòa nước.
đất nền khoảng 4 đến 5m. Như vậy, khi tính ổn định nền 3.2. Kết quả thí nghiệm
đường, có kể đến sự thay đổi của vùng HĐCK theo thời gian
thì sẽ được hệ số ổn định cao hơn, và như vậy có lợi hơn về Thí nghiệm trong phòng đối với cùng một loại đất yếu
mặt giải pháp xử lý nền đất yếu (xử lý tiết kiệm hơn). 1-HV1 cho kết quả như sau:
Bảng 2. Bảng tổng hợp kết quả thí nghiệm xác định sức kháng
3. Cơ sở thực nghiệm để đánh giá ảnh hưởng của tốc cắt của đất theo sơ đồ thí nghiệm UU, CU, CD
độ đắp gia tải đến biến dạng và khả năng chịu tải của Áp lực buồng nén σ3 Tốc độ cắt Lực dính c Góc ma sát φ
Sơ đồ
nền đường đắp trên đất yếu (kG/cm2) (%/phút) (kG/cm2) (độ)
Khi xây dựng nền đắp trên đất yếu bằng phương pháp 0,5 1 2 0,25 0,29 0018’
đắp gia tải, tính biến dạng và ổn định của nền đường phụ UU 0,5 1 2 0,5 0,23 106’
thuộc vào nhiều thông số. Trong đó, các thông số vậy lý 0,5 1 2 1 0,20 1057’
thông thường của đất được tiến hành làm thí nghiệm trong c = 0,14 φ = 17029’
phòng theo các tiêu chuẩn hiện hành. Các thông số đặc CU 0,5 1 2 1
c’ = 0,12 φ' = 27018’
trưng cho sức kháng cắt của đất yếu thì rất khó thực hiện CD 0,5 1 2 1 0,18 28013’
trên các thiết bị nén đất trực tiếp. Vì vậy, tác giả sử dụng
thí nghiệm nén 3 trục theo [5] - Quy trình thí nghiệm Như vậy, xác định sức kháng cắt của đất theo các sơ
ASTM D4767-90 để xác định chỉ tiêu này. Các thông số đồ thí nghiệm khác nhau thì cho kết quả khác nhau rõ rệt.
này lại phụ thuộc vào tốc độ cắt trong quá trình làm thí 3.2.1. Thí nghiệm cắt nhanh không cố kết (UU)
nghiệm. Vì vậy, tác giả tiến hành thí nghiệm với các sơ đồ
Mẫu đất không được cố kết dưới tác dụng của tải
cắt khác nhau và tốc độ cắt khác nhau.
trọng, sau khi giai đoạn bão hòa xảy ra hoàn toàn thì
3.1. Thí nghiệm xác định sức chống cắt của đất yếu chuyển sang giai đoạn cắt.
bằng máy nén 3 trục Trong thí nghiệm này, thực hiện cắt dưới sự điều
Thí nghiệm nén 3 trục theo sơ đồ cắt nhanh không thoát khiển biến dạng, như vậy tốc độ cắt ở đây là tốc độ của sự
nước (UU), nếu thay đổi tốc độ cắt, cắt càng nhanh thì sức thay đổi biến dạng dọc trục trên biến dạng phần trăm cho
kháng cắt của đất càng nhỏ. Thí nghiệm theo sơ đồ cắt nhanh mỗi đơn vị thời gian.
cố kết (CU) và cắt chậm cố kết hoàn toàn (CD) thì khi thay Với cùng các cấp áp lực ngang như nhau, nếu tốc độ
đổi tốc độ cắt không làm ảnh hưởng đến sức kháng cắt của cắt (%/phút) trong quá trình thí nghiệm càng giảm thì lực
đất, nên tiến hành thí nghiệm theo trình tự Bảng 1 như sau: dính không thoát nước cu càng tăng, góc nội ma sát φu của
Bảng 1. Tốc độ cắt đối với các thí nghiệm xác định sức chống đất yếu càng giảm. Trong trường hợp này, nói chung φu
cắt của đất yếu khi thí nghiệm theo sơ đồ cắt UU, CU, CD nhỏ (dần đến 0 khi tốc độ cắt nhỏ). Như vậy, khi tốc độ
Ký hiệu Sơ đồ thí Áp lực buồng nén Tốc độ cắt cắt càng nhỏ thì giá trị sức kháng cắt không thoát nước
TT
mẫu nghiệm σ3 (kG/cm2) (%/phút) Su ~ cu của đất càng lớn.
1 0,5 1 2 0,25 Bảng 3. Sự gia tăng cường độ chống cắt của đất khi tốc độ biến
2 1-HV1 UU 0,5 1 2 0,5 dạng giảm. Kết quả từ thí nghiệm theo sơ đồ cắt UU
3 0,5 1 2 1 Ký Áp lực Tốc độ cắt Ứng suất nén Ứng suất cắt
4 1-HV1 CU 0,5 1 2 1 hiệu buồng σ3 (%/phút) (tốc (σ1+σ3)/2 (σ1-σ3)/2
5 1-HV1 CD 0,5 1 2 1 dao (kG/cm2) độ biến dạng) (kG/cm2) (kG/cm2)
0,25 0,79 0,29
1 0,5 0,5 0,75 0,25
1 0,72 0,22
0,25 1,30 0,30
2 1 0,5 1,26 0,26
1 1,25 0,25
0,25 2,30 0,30
3 2 0,5 2,28 0,28

Hình 3. Máy nén 3 trục đang làm việc 1 2,27 0,27


ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 29

3.2.2. Thí nghiệm cắt nhanh cố kết (CU) thời điểm mong muốn, ví dụ như kết quả trình bày ở trên đã
Kết quả thí nghiệm thu được lực dính ccu giảm nhiều tính thời gian mẫu cố kết 50% và thời gian mẫu cố kết 90%.
so với kết quả thí nghiệm từ sơ đồ UU ở trên, góc nội ma * Giai đoạn cắt:
sát φcu lại tăng rất nhiều. Trường hợp này có xét đến áp Ở giai đoạn này không cho mẫu thoát nước, ứng suất
lực nước lỗ rỗng trong quá trình thí nghiệm. Trị số sức chính σ1 tăng nhanh, ứng suất σ3 không đổi và bằng áp lực cố
kháng cắt của đất tăng lên nhiều so với trường hợp cắt kết. Áp lực nước tác dụng lên lỗ rỗng tăng từ 0 đến khi mẫu
theo sơ đồ UU nêu trên. Thí nghiệm gồm 3 giai đoạn: bị cắt hoàn toàn, đồng thời biến dạng của mẫu cũng tăng lên.
Giai đoạn bão hòa, giai đoạn cố kết và giai đoạn cắt.
* Giai đoạn cố kết:
Trong giai đoạn này, áp lực nước trong lỗ rỗng giảm
dần (áp lực lỗ rỗng giảm) theo thời gian. Nếu đạt cố kết
100% thì áp lực lỗ rỗng bằng áp lực ngược (áp lực nước
trong lỗ rỗng bằng không).
Bảng 4. Kết quả thí nghiệm trong giai đoạn cố kết (CU)
Dao 1 2 3
Áp lực buồng kG/cm2 0,5 1 2
Áp lực cố kết kG/cm2 2,65 4,21 5,74
Áp lực lỗ rỗng tại t0 kG/cm2 2,45 3,81 4,84
Áp lực nước trong lỗ rỗng tại t0 kG/cm2 0,3 0,6 1,1
Thời gian cố kết 50% (t50), phút 49 20,25 45
Thời gian cố kết 90% (t90), phút 720 672,5 590
Biến dạng dọc trục (%) 14,66 15,74 11,17 Hình 7. Đồ thị biểu diễn quan hệ biến dạng và áp lực nước lỗ
Biến dạng thể tích (%) 7,42 10,20 16,01 rỗng trong giai đoạn cắt với áp lực cố kết đứng là 0.5kG/cm2 và
áp lực cố kết ngang là 0.5kG/cm2 (CU)
3.2.3. Thí nghiệm cắt chậm cố kết hoàn toàn (CD)
Trường hợp này, đất yếu được cố kết hoàn toàn và độ
chặt tăng lên tối đa, cho nên c’ và φ’ cùng tăng lên đáng
kể. Vì vậy, sức kháng cắt của đất tăng lên so với trường
hợp thí nghiệm theo sơ đồ CU.
* Giai đoạn cố kết:
Do áp lực cố kết nhỏ (cắt chậm) nên tốc độ cố kết chậm,
thời gian cố kết lâu. Trong giai đoạn này, áp lực nước trong
lỗ rỗng giảm dần (áp lực lỗ rỗng giảm) theo thời gian. Nếu
đạt cố kết 100% thì áp lực nước trong lỗ rỗng bằng không.
Hình 5. Đồ thị biểu diễn quan hệ giữa thời gian và áp lực lỗ rỗng
Nếu áp lực cố kết tăng lên thì áp lực nước trong lỗ rỗng tăng,
(áp lực ngược + áp lực nước trong lỗ rỗng) trong giai đoạn cố kết thời gian để mẫu cố kết tăng, biến dạng (tốc độ biến dạng)
của mẫu tăng và biến dạng thể tích tăng lên.
Giữ nguyên trị số áp lực cố kết, thời gian cố kết tăng
lên thì áp lực lỗ rỗng giảm (áp lực nước trong lỗ rỗng
giảm). Phần mềm thí nghiệm có thể tính toán thời gian cố
kết tại các thời điểm mong muốn, ví dụ như kết quả trình
bày ở trên đã tính thời gian mẫu cố kết 50% và thời gian
mẫu cố kết 90%.
Bảng 5. Kết quả thí nghiệm trong giai đoạn cố kết (CD)
Dao 1 2 3
Áp lực cố kết kG/cm2 0,5 1 2
Áp lực nước trong lỗ rỗng tại t0 kG/cm2 0,5 1 2
Hình 6. Đồ thị biểu diễn quan hệ giữa thời gian và biến đổi thể
tích mẫu trong trường hợp áp lực cố kết đứng là 0,5kG/cm2 và Thời gian cố kết 50% (t50), phút 7,625 6,25 20,25
áp lực cố kết ngang là 0,5kG/cm2 (CU) Thời gian cố kết 90% (t90), phút 1440 984 720
Nếu áp lực cố kết tăng thì áp lực nước trong lỗ rỗng Biến dạng dọc trục (%) 14,56 15,50 16,74
tăng, khi đó thời gian để mẫu cố kết tăng, biến dạng (tốc Biến dạng thể tích (%) 7,06 10,30 14,55
độ biến dạng) của mẫu tăng và biến dạng thể tích tăng. * Giai đoạn cắt:
Giữ nguyên trị số áp lực cố kết, thời gian cố kết tăng lên Ở giai đoạn này, mẫu thoát nước, ứng suất chính σ1
thì áp lực lỗ rỗng giảm (áp lực nước trong lỗ rỗng giảm). tăng chậm, ứng suất σ3 không đổi và bằng áp lực cố kết.
Phần mềm thí nghiệm có thể tính toán thời gian cố kết tại các Áp lực nước lỗ rỗng bằng không, biến dạng tăng dần.
30 Nguyễn Thu Hà

4. Ảnh hưởng của tốc độ đắp gia tải đến biến dạng và
khả năng chịu tải của nền đường đắp trên đất yếu
Trong xây dựng nền đắp trên đất yếu bằng phương
pháp đắp gia tải, mục đích cuối cùng cần quan tâm đó là:
sức kháng cắt của đất yếu tăng lên, thời gian chờ lún
giảm xuống. Từ kết quả thí nghiệm, tính toán và xây dựng
biểu đồ f(Hđắp, Δc), f(Hđắp, ε), f(Hđắp, độ lún). Việc tính
toán độ lún và sự gia tăng sức kháng cắt ở đây dựa vào
quan điểm của vùng HĐCK phân tích ở trên.
Bảng 6. Chiều cao đắp và sự gia tăng sức kháng cắt của đất
Độ cố kết trung Hình 10. Đồ thị f(Hđắp, độ lún)
Chiều cao
bình Utb (%) Δc Qua phân tích và tổng hợp các kết quả thí nghiệm ở
đắp, Hđắp
Đất sét trạng (t=const cho 5 (kG/cm2) trên, nhận thấy rằng:
(m)
thái dẻo mềm, trường hợp)
Khi thí nghiệm xác định sức kháng cắt của đất yếu bằng
bão hòa nước, 0,56 52 0,019
γ0=1,68g/cm3, máy nén 3 trục, tiến hành thí nghiệm theo các sơ đồ cắt
0,83 60 0,033 khác nhau và với các tốc độ cắt khác nhau cho cùng một
cu=0,2kG/cm,
φu=1057’
1,30 72 0,064 loại đất thì kết quả thu được khác nhau rất nhiều. Điều này
2,15 80 0,082 có mối quan hệ trực tiếp đến tốc độ đắp gia tải cho nền
3,35 90 0,126 đường đắp trên đất yếu. Tốc độ đắp nhanh tương đương với
tốc độ cắt nhanh và ngược lại. Như vậy, vấn đề đặt ra cho
các kỹ sư tư vấn thiết kế là lấy thông số đầu vào của đất
yếu (cụ thể là sức kháng cắt) như thế nào để tính toán? Bởi
vì từ trước đến nay, trong các hồ sơ thiết kế thường lấy một
giá trị sức kháng cắt của đất yếu theo một tốc độ cắt nhất
định, chứ không thay đổi các tốc độ cắt khi làm thí nghiệm.
Khi đắp gia tải trên nền đất yếu thì luôn phải đắp tuân
theo điều kiện Hmin ≤ Hđắp ≤ Hmax. Vậy, đắp với chiều cao
càng lớn áp lực cố kết lớn, vùng HĐCK sâu  tốc độ cố
kết nhanh  thời gian cố kết giảm, biến dạng lớn (biến
dạng thể tích lớn)  lún nhiều  hệ số an toàn tăng (sức
Hình 8. Đồ thị f(Hđắp,, Δc) kháng cắt của đất yếu tăng) và đẩy nhanh tiến độ thi công
Bảng 7. Chiều cao đắp và sự gia tăng biến dạng thể tích công trình. (Chú ý: Bố trí thiết bị quan trắc lún để khống
Chiều cao đắp, Biến dạng thể tích chế tốc độ lún cho phép không vượt quá 1cm/ngày đêm).
Đất sét trạng thái Hđắp (m) ε hay ΔV (cm3) Đối với một công trình cụ thể, việc tính toán thiết kế,
dẻo mềm, bão hòa 0,56 7,42 lựa chọn tốc độ đắp nền đường như thế nào cho hợp lý về
nước, 0,83 10,20 các phương diện ổn định và kinh tế rất phức tạp và mất
γ0=1,68g/cm3,
cu=0,2kG/cm2, 1,30 16,01 nhiều thời gian, nếu tính toàn thủ công theo Quy trình.
φu=1057’ 2,15 18,53 Ngoài ra, tốc độ đắp lại phụ thuộc vào thời gian thi công,
3,35 22,01 biên độ các biến dạng cho phép, những bó buộc về môi
trường của dự án, những bó buộc về ngân sách... Bên
cạnh đó, có thể nhận thấy là việc so sánh các giải pháp xử
lý không được đề cập đến trong các đồ án thiết kế từ bước
lập báo cáo nghiên cứu kỹ thuật đến bước thiết kế thi
công. Đa số các thiết kế dựa trên kinh nghiệm của chủ
nhiệm đồ án, mang tính cảm tính, thiên về an toàn, mà
không có những tính toán cụ thể, phương án chọn thường
không xét đến tính hiệu quả của giải pháp và có thể gây ra
những sự cố đáng tiếc và lãng phí.

Hình 9. Đồ thị f(Hđắp,, ΔV) 5. Kết luận


Bảng 8. Quan hệ giữa chiều cao đắp và độ lún Tốc đắp gia tải nhanh hay chậm ảnh hưởng rất lớn đến
biến dạng, độ lún và khả năng chịu tải của nền đường đắp
Chiều cao đắp, Độ lún (cm/ngày
trên đất yếu.
Hđắp (m) đêm)
Đất sét trạng thái dẻo Trị số sức kháng cắt của đất yếu là một thông số quan
mềm, bão hòa nước, 0,56 0,17
trọng trong việc tính toán thiết kế để lên phương án đắp
γ0=1,68g/cm3, 0,83 0,24
cu=0,2kG/cm2,
gia tải. Vì thế, kiến nghị khi làm thí nghiệm trong phòng
1,30 0,37
φu=1057’ nên thay đổi tốc độ cắt, phân tích các kết quả thu được để
2,15 0,58 lựa chọn giá trị tính toán thiết kế cho hợp lý.
3,35 0,84
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 31

Cần lắp đặt các thiết bị quan trắc ngoài hiện trường để Lực, Lê Bá Lương, Nền đường đắp trên đất yếu trong điều kiện
Việt Nam, Nhà xuất bản Giao thông Vận tải, 2001.
đánh giá hiệu quả việc xử lý địa chất, phân tích sự cố kết
[4] Dương Ngọc Hải, Nguyễn Đức Nghiêm, “Xác định chiều sâu vùng hoạt
của đất nền, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố xảy ra động cố kết theo thời gian trong đất yếu dưới tác dụng của tải trọng nền
trong quá trình thi công nền đường, đắp”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Xây dựng số 10/9/2011.
Dựa vào các số liệu thí nghiệm, phân tích, tính toán và [5] Tiêu chuẩn thí nghiệm sức kháng cắt của đất bằng máy nén 3 trục -
kết hợp quan trắc thực tế để điều chỉnh tốc độ đắp gia tải ASTM D 4767-90, ASTM D 2850.
(tiến độ thi công) nền đường, để mang lại hiệu quả về mặt [6] Eide O - Geotechnical Problems with Soft Bangkok clay
Norwegian Geotechnical Institude - Publication NO 78.
kỹ thuật cũng như kinh tế trong xây dựng.
[7] Cox J.B - The distribution and formation of recent sediments in
South East Asia Proc - 2nd Seacmpe, Singapore.
TÀI LIỆU THAM KHẢO [8] Terzaghi, K. and Peck, R.B, Soil mechanics in engineering
[1] Nguyễn Quang Chiêu, Thiết kế và thi công nền đắp trên đất yếu, practice, Jonh Wiley and sons, New York.
Nhà xuất bản xây dựng, 2004. [9] J.E. Bowles, Foundation analysis and design, The McGraw-Hill
[2] Quy trình khảo sát thiết kế nền đường ô tô đắp trên đất yếu 22TCN Companies, Inc.
262-2000, Nhà xuất bản Giao thông Vận tải, 2001. [10] http://www.db.vista.gov.vn; http://www.ketcau.com
[3] Pierre Laéral, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Quang Chiêu, Vũ Đức

(BBT nhận bài: 30/09/2015, phản biện xong: 16/10/2015)


32 Nguyễn Thanh Hội, Nguyễn Đình Lâm

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ LÃO HÓA UV NHÂN TẠO


LÊN NHỰA EPOXY/AMIN CÓ MẬT ĐỘ ĐÓNG RẮN THAY ĐỔI
EFFECTS OF ARTIFICIAL UV AGEING ON EPOXY/AMINE RESIN
WITH A GRADIENT IN CROSS-LINK DENSITY

Nguyễn Thanh Hội1, Nguyễn Đình Lâm2


1
Trường Cao đẳng Công nghệ, Đại học Đà Nẵng;nthoi@ud.edu.vn
2
Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng; ndlam@dut.udn.vn

Tóm tắt - Nghiên cứu này được thực hiện trên các mẫu nhựa Abstract - This study was carried out on the epoxy-amine resin pieces
epoxy/amin khi sản xuất trong khuôn hở. Quá trình lão hóa UV produced in open molds. The artificial UV aging process of artificial UV was
nhân tạo được thực hiện trong 7, 15, 30 và 60 ngày. Một loạt các performed in 7, 15, 30 and 60 days. A wide range of techniques were
kỹ thuật cho phép xác định sự thay đổi các tính chất của nhựa employed to identify changes in resin’s properties during the aging process,
trong quá trình lão hóa như: kính hiển vi điện tử quét (SEM), phân for example scanning electronic microscopy (SEM), dynamic-mechanical
tích cơ nhiệt động (DTMA), phân tích phổ hồng ngoại biến đổi thermal analysis (DTMA), Fourier transform infrared spectroscopy (FTIR),
Fourier (FTIR), phép đo uốn 3 điểm, phân tích nhiệt lượng quét vi three-point bending test, differential scanning calorimeter (DSC). The
sai (DSC). Kết quả thu được cho thấy với nhựa đóng rắn không obtained results showed that with incompletely cross-linked resin (with an
hoàn toàn (có thừa vòng oxirane), hiện tượng cắt mạch kết hợp excess of oxirane ring), the chain scission process associated with the
với sự mở vòng oxiran dư chiếm ưu thể trong thời gian đầu. Tiếp opening of the excess oxirane ring was dominant in the first phase. Then
theo là hiện tượng đóng rắn thứ cấp bởi sự kết hợp của các gốc came the secondary cross-linked network phenomenon due to a
tạo thành trong quá trình mở vòng oxiran và cắt mạch. Mặt khác combination of radicals formed during the oxirane ring opening and the
nghiên cứu cũng khẳng định một lần nữa các quá trình xảy ra đối chain scission process. Moreover, this study also confirmed once again the
với nhựa đóng rắn hoàn toàn đã được công bố trước đây. processes occurring on the completely cross-linked resin, which has been
declared in previous publications.

Từ khóa - nhựa epoxy; lão hóa UV nhân tạo; phân hủy quang học; Key words - epoxy resin; artificial UV ageing; photo-degradation;
FTIR; mật độ đóng rắn thay đổi. FTIR; gradient in crosslink density.

1. Đặt vấn đề đầu do các nguyên tử hydro xung quanh vòng oxiran
Nhựa epoxy là một trong những polyme nhiệt rắn được không bền và có thể tách khỏi mạch phân tử, gây ra sự
sử dụng rất rộng rãi trong các lĩnh vực hàng không, trong mở vòng oxiran tạo thành các gốc tự do. Các gốc tự do
công nghiệp ô tô, trong lĩnh vực điện tử như chất kết dính, này có thể kết hợp với chính nó hoặc với các gốc tự do
chất phủ và nhất là dùng làm vật liệu nền trong các khác để tạo thành mạng lưới không gian.
composite chất lượng cao. Sự phát triển của loại vật liệu Trong nghiên cứu trước đây [10], bằng các phép phân
này có liên quan chặt chẽ đến khả năng chống chịu của nó tích FTIR, phân tích nhiệt lượng quét vi sai (DSC) và
đối với điều kiện môi trường bên ngoài trong quá trình sử phân tích cơ nhiệt động (DTMA) chúng tôi đã xác định
dụng, đặc biệt là với tia UV. được trạng thái và tính chất ban đầu của nhựa epoxy-amin
Quá trình lão hóa UV của nhựa epoxy đóng rắn bởi khi sản xuất trong khuôn hở. Mục đích của nghiên cứu
amine đã được nghiên cứu khá nhiều trong những năm này nhằm theo dõi sự thay đổi các tính chất của nhựa
trước đây[1], [2]. Kết quả cho thấy rằng sản phẩm chủ epoxy/amine có mật độ đóng rắn thay đổi theo chiều dày
yếu của quá trình phân hủy là các nhóm amide, cacbonyl trong quá trình lão hóa UV nhân tạo. Kết quả thu được sẽ
và các nhóm này cũng không bền dưới tác dụng của giải thích cho sự chiếm ưu thế của một trong hai quá trình
UV[3]. Ngoài ra, quá trình phân hủy UV chủ yếu xảy ra (phân hủy hay đóng rắn) xảy ra khi lão hóa UV mà mật
ở bề mặt chiếu xạ [4], [5] và sự phân bố các sản phẩm độ đóng rắn ban đầu của vật liệu, thời gian lão hóa cũng
của quá trình phân hủy là không đồng nhất trong khoảng như lượng nước hấp thụ sẽ là những yếu tố quyết định.
chiều dày 250m đầu tiên[6]. Song song với quá trình
2. Vật liệu và các phương pháp phân tích
phân hủy bởi sự cắt đứt các mạch phân tử, một số các
nghiên cứu khác [7], [8], [9] cũng nhận thấy rằng các 2.1. Vật liệu sử dụng
phản ứng đóng rắn cũng xảy ra trong quá trình lão hóa Prepolyme sử dụng là diglycidyl ether of bisphenol A
UV của polyme. Tùy thuộc vào bản chất hóa học của vật (DGEBA) dạng lỏng với n=0,13.Chất đóng rắn được dùng
liệu mà một trong hai quá trình này sẽ chiếm ưu thế và là Diethylene Triamin (DETA). Cả hai sản phẩm này đều
quyết định đến sự thay đổi tính chất của vật liệu. Đối với có độ tinh khiết là 99,9% và được cung cấp bởi hãng
hệ epoxy/amine, quá trình phân hủy sẽ chiếm ưu thế thể Sigma-Aldrich.
hiện qua sự giảm nhiệt độ chuyến hóa thủy tinh (Tg) và Hỗn hợp của DGEBA/DETA được trộn theo tỉ lệ mol
các tính chất cơ lý. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên được
là và phân bố đều trên khuôn có kích thước
thực hiện trên hệ đóng rắn hoàn toàn và không loại trừ
khả năng khác có thể xảy ra do hệ đóng rắn không hoàn 200x200x2mm.
toàn (dư vòng oxiran chẳng hạn). Trong trường hợp này, Để đạt được độ chuyển hóa tối đa, chu trình gia nhiệt
quá trình đóng rắn có thể chiếm ưu thế trong giai đoạn được chọn là 2h ở 600C; 2h ở 1200Cvà 2h ở 1300C.
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 33

CH3 CH3 3. Kết quả và thảo luận


CH2 CH CH2 O C O CH2 CH CH2 O C O CH2 CH CH2
3.1. Sự thay đổi các tính chất của nhựa ở trạng thái
CH3 OH CH3
O
0,13
O
nguyên khối.
Diglycidyl ether of bisphenol A (DGEBA) Sự thay đổi bề mặt trưng bày: Quan sát bằng kính hiển
NH2-CH2-CH2-NH-CH2-CH2-NH2
vi điện tử quét (SEM) trên bề mặt chiếu xạ của các mẫu
nhựa trước và sau khi lão hóa UV (Hình 3) cho thấy ở bề
Diethylene Triamin (DETA)
mặt nhựa trước khi lão hóa chỉ có các lỗ xốp lớn là do các
Hình 1. Công thức hóa học của prepolyme và chất đóng rắn bọt khí hoặc do sự bay hơi của amintrong quá trình điều
2.2. Điều kiện quá trình lão hóa chế mẫu [10]. Sau 60 ngày lão hóa UV, kích thước các lỗ
Để thực hiện quá trình lão hóa UV nhân tạo các tấm xốp ở bề mặt dường như không đổi tuy nhiên lại xuất hiện
nhựa được gắn trên khung đỡ và đặt trong thiết bị QUV các vết nứt nhỏ nhưng tương đối nhiều.
Weathering Tester-Model QUV/SE. Thiết bị này sử dụng
các đèn UV loại UVA-340 để cung cấp phổ bức xạ tập
trung có bước sóng 340nm. Nhiệt độ chiếu xạ được cố định
ở 450C với bức xạ 0,77W/m2/nm. Bề mặt mẫu tiếp xúc với
không khí trong quá trình điều chế (đóng rắn không hoàn
toàn) là bề mặt được chiếu xạ trực tiếp. Các mẫu được lấy
ra và phân tích sau 7, 15, 30 và 60 ngày. (a) (b) (c)
Hình 3. Bề mặt nhựa ban đầu (a)
2.3. Kỹ thuật phân tích
và sau 60 ngày lão hóa UV (b) và (c)
Các phép phân tích được thực hiện trên 05 lớp ở bề mặt
Sự thay đổi tính chất nhớt đàn hồi: Phổ tan delta của
trưng bày (bề mặt tiếp xúc với không khí trong quá trình điều
nhựa trước và trong quá trình lão hóa UV được theo dõi và
chế mẫu) đóng rắn không hoàn toàn và 01 lớp ở bề mặt tiếp
thể hiện trong Hình 4. Pic  thể hiện cho quá trình mõi của
xúc với khuôn (đóng rắn hoàn toàn) như được trình bày trên
phần nhựa đóng rắn hoàn toàn và pic 2 thể hiện cho quá
Hình 2. Mỗi lớp phân tích có chiều dày khoảng 30m.
trình mõi của lớp nhựa đóng rắn không hoàn toàn trên bề
mặt tiếp xúc với không khí [11].

Hình 2. Sơ đồ phân tích các lớp trên bề mặt mẫu


Sự thay đổi thành phần hóa học trong quá trình lão hóa Hình 4. Phổ tan delta của nhựa trong quá trình lão hóa UV
trên các lớp được nghiên cứu bằng phổ hồng ngoại chuyển (DMA, 1Hz, 7m, 20C/phút)
đổi Fourier (FTIR) bằng máy quang phổ Nexus của hãng
Thermo Nicolet. Từ đồ thị ta có thể thấy rõ chiều cao và nhiệt độ đỉnh
pic T tăng trong quá trình lão hóa.Việc tăng nhiệt độ đỉnh
Sự thay đổi nhiệt độ chuyển hóa thủy tinh (Tg) của mẫu
pic T có thể được giải thích bởi ảnh hưởng của nhiệt độ
được phân tích trên từng lớp bằng thiết bị phân tích nhiệt
trong quá trình lão hóa UV. Ở nhiệt độ này (450C), các
lượng quét vi sai (DSC: Differential Scanning Calorimeter)
phần nước từ môi trường hấp thụ vào mẫu trong quá trình
DSC Q100 của hãng TA Instruments.
điều chế bị giải hấp, điều này cho phép thiết lập lại các liên
Tính chất cơ khí (uốn ba điểm) của vật liệu được đo trên kết giữa các mạch phân tử dẫn đến sự giảm tính linh động
thiết bị MTS DY35 trang bị cảm biến lực 20 kN theo tiêu của các mạch và làm tăng T. Việc tăng chiều cao pic  là
chuẩn NF EN 2746. do sự gia tăng số lượng các phần tử, đến từ các lớp bề mặt
Sự thay đổi bề mặt của mẫu trong quá trình lão hóa ban đầu bị dẻo hóa, sau khi giải hấp. Đối với lớp bề mặt
được theo dõi bằng thiết bị kính hiển vi điện tử quét (SEM): chiếu xạ trực tiếp, ta có thể thấy rõ (Hình 4) sau 7 ngày lão
Supra 40VP Colonne Gemini. hóa nhiệt độ bắt đầu xuất hiện pic 2 giảm còn 600C so với
Các phép phân tích cơ nhiệt động (DTMA) được thực trạng thái ban đầu là 800C trong khi chiều cao pic lại tăng
hiện trên thiết bị DTMA 2980 của hãng TA Instruments lên. Điều này được giải thích bởi sự phân hủy xảy ra trên
trong chế độ “single cantilever”. Mẫu có kích thước bề mặt mẫu nhựa do tác dụng của tia UV làm tăng số lượng
40x10x2mm được cắt bằng dao kim cương. Các phép đo cũng như tính linh động của các mạch phân tử [8]. Sau 7
được thực hiện trong một khoảng nhiệt độ từ 300C đến ngày, nhiệt độ bắt đầu xuất hiện pic 2 lại tăng lên (Hình
1800C ở tần số cố định là 1Hz. 4) cho thấytính linh động của các mạch phân tử ở lớp bề
mặt lại giảm xuống. Hiện tượng này có thể giải thích bởi
34 Nguyễn Thanh Hội, Nguyễn Đình Lâm

quá trình đóng rắn thứ cấp do sự kết hợp của các gốc tự do định được sản phẩm của quá trình lão hóa UV ở chiều sâu
tạo thành trong quá trình phân hủy trước đó [7], [8], [9]. 250m tính từ bề mặt chiếu xạ.
Quá trình đóng rắn thứ cấp xảy ra càng dễ khi tính linh
động phân tử càng cao và mật độ đóng rắn càng thấp.
Sự thay đổi tính chất cơ lý: Kết quả phép đo uốn 3 điểm
(khi tính đến độ lệch chuẩn) cho thấy khuynh hướng tăng
của ứng suất và mô đun trong 7 ngày đầu, sau đó tương đối
ổn định (Hình 5). Điều này thể hiện sự tăng độ cứng của
nhựa trong giai đoạn đầu của quá trình lão hóa UV và
đượcgiải thích là do ảnh hưởng của quá trình giải hấp các
phân tử nước ban đầu hấp thụ trong vật liệu (ở 450C). Tuy
nhiên, chúng tôi không nhận thấy bất cứ một ảnh hưởng
nào quy cho quá trình cắt mạch khi lão hóa. Trong khi đó,
sự thay đổi của biến dạng gãy là không rõ ràng khi tính đến
độ lệch chuẩn. Hình 6. Sự thay đổi Tg trong quá trình lão hóa UV
100 10 Sự tăng của Tg ở các lớp sâu hơn (từ 90 đến 150m)
sau 15 ngày chiếu xạ và tiếp đó là sự giảm Tg sau 30 ngày
Ứng suất (MPa)

Biến dạng (%)


80 8 cho thấy quá trình đóng rắn thứ cấp chỉ xảy ra khi có đủ số
60 6 lượng các gốc tự do hình thành trước đó, và khi số lượng
các gốc tự do ít đi thì quá trình cắt mạch lại chiếm ưu thế.
40 4
Sự thay đổi thành phần hóa học: Sản phẩm chủ yếu
20 2 hình thành trong quá trình lão hóa UV đã được xác định là
0 10 20 30 40
Thời gian (ngày)
50 60 phenyl fomiat (hấp thụ ở số sóng 1735cm-1), cacbonyl và/
a) hoặc cấu trúc metyl quinon (cùng hấp thụ ở số sóng
1900 1658cm-1); Pic hấp thụ ở số sóng 1512cm-1 (dao động biến
Module (MPa)

1700 dạng của liên kết C=C trong vòng thơm) được chọn làm pic
đối chiếu [15]. Sự thay đổi cường độ của vòng oxiran
1500 (915cm-1) ở các lớp trên bề mặt chiếu xạ trong quá trình lão
1300 hóa được thể hiện trong Hình 7.
1100
0 10 20 30 40 50 60
b) Thời gian (ngày)
Hình 5. Sự thay đổi tính chất cơ lý của nhựa epoxy
trong quá trình lão hóa UV
3.2. Sự thay đổi các tính chất của nhựa trên từng lớp
Để theo dõi sự thay đổi các tính chất của nhựa theo
chiều dày mẫu, 05 lớp trên bề mặt chiếu xạ và 01 lớp ở bề
mặt tiếp xúc với khuôn (đóng rắn hoàn toàn) được phân
tích sau những thời gian lão hóa khác nhau.
Sự thay đổi nhiệt độ chuyển hóa thủy tinh Tg: Kết quả
phân tích nhiệt lượng quét vi sai (Hình 6) cho thấy đối với Hình 7. Sự thay đổi cường độ pic oxiran
trong quá trình lão hóa
lớp bề mặt tiếp xúc với khuôn (đóng rắn hoàn toàn), Tg
giảm trong suốt quá trình lão hóa. Điều này có thể được Từ đồ thị chúng ta có thể thấy cường độ pic oxiran ở lớp
giải thích bởi sự cắt mạch trong quá trình lão hóa UV [12], bề mặt (20m đầu tiên) giảm nhanh trong 30 ngày đầu lão
[13], [14], [1], mặc dù đây là lớp không bị chiếu xạ trực hóa và tương đối ổn định sau đó trong khi ở các lớp khác thì
tiếp.Đối với lớp ở bề mặt chiếu xạ trực tiếp (ban đầu đóng hầu như không đổi (tính đến độ lệch chuẩn). Điều này cho
rắn không hoàn toàn), sự thay đổi Tg là tương hợp với sự thấy, chỉ có những vòng oxiran trên lớp bề mặt bị thay đổi
thay đổi của pic 2 (Hình 4). Sự giảm Tg trong tuần đầu trong quá trình lão hóa UV. Sự giảm cường độ pic oxiran đã
lão hóa tương ứng với sự giảm nhiệt độ bắt đầu xuất hiện được giải thích sự mở vòng oxiran dưới tác dụng của UV
pic 2 thể hiện sự chiếm ưu thế của quá trình cắt mạch. Sự theo cơ chế đề xuất bởi Zhang và cộng sự [16]. Trong quá
tăng của Tg ở tuần tiếp theo trong 02 lớp đầu tiên (khoảng trình mở vòng sẽ tạo thành các gốc tự do và các gốc này có
60m) cho thấy hiện tượng đóng rắn thứ cấp do sự kết hợp thể tự kết hợp với nhau, nhất là ở lớp bề mặt có mật độ đóng
của các gốc tự do chiếm ưu thế hơn, trong khi hiện tượng rắn thấp. Hiện tượng này góp phần làm tăng Tg lớp bề mặt
cắt mạch vẫn còn chiếm ưu thế ở các lớp bên trong (Tg sau 7 ngày lão hóa (Hình 6).
giảm). Điều này là phù hợp với sự tăng chiều cao của pic Sự thay đổi cường độ tương đối của các pic tương ứng
2. Kết quả thu được dường như mâu thuẫn với các nghiên với các nhóm phenyl fomiat, cacbonyl và/hoặc cấu trúc
cứu [4], [5] cho thấy ảnh hưởng chủ yếu ở bề mặt của quá metyl quinon trên các lớp trong quá trình lão hóa cũng được
trình lão hóa UV. Tuy nhiên, ở nghiên cứu khác [6] lại xác thể hiện trên Hình 8 a và b.
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 35

(a) mặt bị chiếu xạ và tạo thành các sản phẩm như phenyl fomiat,
cacbonyl và/hoặc cấu trúc metyl quinon. Bản thân các sản
phẩm tạo thành cũng không bền dưới tác dụng của UV. Đối
với nhựa đóng rắn không hoàn toàn và có dư vòng oxiran, quá
trình cắt mạch kết hợp với quá trình mở vòng ôxiran dư chiếm
ưu thế trong những ngày đầu chiếu xạ. Tiếp theo là hiện tượng
đóng rắn thứ cấp do sự kết hợp các gốc tự do được tạo thành
trong quá trình cắt mạch và nhất là mở các vòng ôxiran dư. Sự
chiếm ưu thế của một quá trình này so với quá trình khác tùy
thuộc vào mật độ đóng rắn ban đầu của vật liệu và thời gian
lão hóa.

(b) TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] V. Bellenger, C. Bouchard, P. Claveirolle and J. Verdu, Photo-
oxidation of epoxy resins cured by non-aromatic amines. Polymer
Photochemistry, 1981. 1. p. 69-80.
[2] Agnès Rivaton, Laurent Moreau, Jean-Luc Gardette, Photo-
oxidation of phenoxy resins at long and short wavelengths- II.
Mechanisms of formation of photoproducts. Polymer Degradation
and Stabiltiy, 1997. 58. p. 333-339.
[3] F. Delor-Jestin, D. Drouin, P.-Y. Cheval, J. Lacoste, Thermal and
photochemical ageing of epoxy resin - Influence of curing
agents.Polymer degradation and stability, 2006. 91. p. 1247-1255.
[4] Lionel Gay, Étude physico-chimique et caractérisation mécanique du
Hình 8. Sự thay đổi cường độ tương đối của các pic phenyl vieillissement photochimique d'une résine époxy. Thèse de doctorat
fomiat (a), cacbonyl và/hoặc cấu trúc metyl quinon (b) soutenance à l’École Nationale Supérieure des Arts et Métiers, 1984.
trên các lớp trong quá trình lão hóa [5] Jacques Verdu, Différents types de vieillissement chimique des
Từ đồ thị trên chúng ta có thể thấy cường độ của các pic ở plastiques. Techniques de l'Ingénieur, traité Plastiques et
Composites. AM 3 152. p. 1-14.
lớp thứ nhất tăng nhanh trong 15 ngày đầu lão hóa thể hiện quá
[6] Bénédicte Mailhot, Sandrine Morlat-Thérias, Pierre-Olivier
trình cắt mạch chủ yếu xảy ra trong giai đoạn này (song song Bussière, Jean-Luc Gardette, Study of the Degradation of an
với quá trình đóng rắn thứ cấp xảy ra từ ngày thứ 7). Nghiên Epoxy/Amine Resin. 2. Kinetics and Depth-Profiles.
cứu của F. Delor-Jestin và cộng sự [3] đã đưa ra cơ chế tạo Macromolecular Chemistry and Physics, 2005. 206. p. 585-591.
thành các sản phẩm phenyl fomiat, cacbonyl, cấu trúc metyl [7] J. R. White , A. V. Shyichuk, Effect of stabilizer on scission and
quinon và cũng cho thấy rằng các sản phẩm này cũng không crosslinking rate changes during photo-oxidation of polypropylene.
Polymer Degradation and Stability, 2007. 92(11). p. 2095-2101.
bền dưới ảnh hưởng của UV. Sự ổn định trong khoảng thời
[8] J. -F. Larché, P. -O. Bussière, S. Thérias, J. -L. Gardette, Photooxidation
gian từ 15 đến 30 ngày lão hóa (Hình 8) phản ảnh tính cạnh of polymers: Relating material properties to chemical changes.Polymer
tranh và cân bằng giữa sự tạo thành và phân hủy của các sản Degradation and Stability, 2012. 97. p. 25-34.
phẩm trong quá trình lão hóa. Sau 30 ngày dường như quá trình [9] Pierre-Olivier BUSSIERE, Étude des conséquences de l'évolution de
phân hủy các sản phẩm trở nên chiếm ưu thế. la structure chimique sur la variation des propriétés physiques de
polymères soumis à un vieillissement photochimique. Thèse de
Đối với các lớp bên trong (từ 20m trở đi), sự thay đổi doctorat soutenance à l'Université Blaise Pascal, 2005.
cường độ của các pic là rất nhỏ so với độ lệch chuẩn. Riêng [10] Nguyễn Thanh Hội, Lénaïk Belec, Jean-François Chailan, Nguyễn
với lớp bề mặt tiếp xúc khuôn đóng rắn hoàn toàn và chịu Đình Lâm, Nghiên cứu sự thay đổi thành phần hóa học và tính chất
sự chiếu xạ không trực tiếp, sự tăng cường độ các pic ở hóa lý của nhựa epoxy-amine khi sản xuất trong khuôn hở. Tạp chí
Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, 2013. 8(69). p. 6-11.
1658cm-1 và 1735cm-1sau 7 ngày lão hóa là phù hợp với sự
[11] Nguyễn Thanh Hội, Nguyễn Đình Lâm, Xác định bề mặt tiếp xúc pha
giảm Tg của lớp này (Hình 6). Chúng tôi cũng nhận thấy sợi/nền của composite đơn hướng (sợi thủy tinh/epoxy) có mật độ
rằng cường độ tương đối của pic ở 1658cm-1 của lớp bề mặt đóng rắn thay đổi bằng thiết bị phân tích cơ nhiệt động (DMTA). Tạp
tiếp xúc khuôn tăng tương đối chậm, sau 60 ngày đạt giá chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, 2014. 6(79). p. 21-25.
trị 0,1 và giá trị này tương ứng với cường độ của pic trên [12] Pellegrino Musto, Giuseppe Ragosta, Mario Abbate, and Gennaro Scarinzi,
Photo-Oxidation of High Performance Epoxy Networks: Correlation
bề mặt chiếu xạ trực tiếp sau 10 ngày. Một hệ số gấp 6 lần between the Molecular Mechanisms of Degradation and the Viscoelastic and
về thời gian chiếu xạ có thể ước tính từ bề mặt chiếu xạ Mechanical Response. Macromolecules, 2008. 41. p. 5729-5743.
trực tiếp và bề mặt phía đối diện. [13] V. Bellenger, J. Verdu, Oxidative Skeleton Breaking in Epoxy-Amine
Networks. Journal of Applied Polymer Science, 1985. 30. p. 363-374.
4. Kết luận [14] Hans Zweifel, Ralph D. Maier, Michael Schiller, Plastics Additives
Nghiên cứu này cho phép theo dõi và giải thích ảnh hưởng Handbook. 2009. p. 201.
của sự lão hóa UV nhân tạo lên nhựa epoxy/amin có mật độ [15] Nguyễn Thanh Hội, Lénaïk Belec, Jean-François Chailan, Nguyễn
Đình Lâm, Nghiên cứu ảnh hưởng của sự lão hóa UV trên nhựa
đóng rắn thay đổi theo chiều dày. Bằng cách kết hợp các kết epoxy-amine đóng rắn hoàn toàn. Tạp chí Khoa học và Công nghệ -
quả của các phân tích khác nhau và so sánh chúng với các Đại học Đà Nẵng, 2012. 11(60). p. 44-48.
nghiên cứu trước đây, sự lão hóa UV của nhựa epoxy/amin có [16] G. Zhang, W. G. Pitt, S. R. Goates, and N. L. Owen, Studies on
thể gây ra những ảnh hưởng khác nhau. Đối với nhựa đóng oxidative photodegradation of epoxy resins by IR-ATR spectroscopy.
Journal of Applied Polymer Science, 1994. 54. p. 419-427.
rắn hoàn toàn, chủ yếu xảy ra quá trình cắt mạch trên lớp bề
(BBT nhận bài: 12/08/2015, phản biện xong: 10/09/2015)
36 Ninh Quang Oanh, Trần Thị Minh Hậu, Phạm Xuân Mai

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TẠO HÌNH NHIỆT TRONG CHẾ TẠO
XE KHÁCH GIƯỜNG NẰM Ở VIỆT NAM
APPLICATION OF THERMOFORMING TECHNOLOGY TO SLEEPER BUS
MANUFACTURING IN VIETNAM

Ninh Quang Oanh1, Trần Thị Minh Hậu1, Phạm Xuân Mai2
1
Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco); ninhquangoanh@thaco.com.vn
2
Trường Đại học Bách khoa Tp HCM; pmai_2002@yahoo.com

Tóm tắt - Bài báo giới thiệu việc ứng dụng công nghệ tạo hình nhiệt Abstract - This paper introduces the thermoforming technology
để sản xuất nội địa hóa các sản phẩm của ô tô, góp phần nâng cao application to localize automobile parts, contributing to the
hàm lượng công nghệ và năng suất, hạ giá thành sản phẩm. Công amelioration of technology, productivity and cheapening prices of
nghệ này có khá nhiều ưu điểm: tạo ra những sản phẩm có hình automobile parts. This application helps to make complex form
dáng phức tạp tùy ý, có độ thẩm mỹ cao và dễ chế tạo. Do đó, parts which are highly attractive and easy to produce. Therefore,
thường áp dụng để sản xuất chi tiết nội thất ô tô có yêu cầu về hình it is usually used for producing automobile interior parts which
dáng phức tạp và có yêu cầu về tính thẩm mỹ. Toàn bộ thiết bị tạo require a complex form and an aesthetic shape. The machinery,
hình nhiệt đều do Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco) tự thiết equipment and layout are designed and produced by Truong Hai
kế, chế tạo. Hiện nay công ty đang hợp tác với Phòng Thí nghiệm Auto Corporation (Thaco). Currently, the Thaco is in association
Composit, Trường Đai học Bách khoa Hà Nội để triển khai công with Hanoi University of Technology Composite Laboratory to
nghệ này trên các sản phẩm xe khách khác và xe tải để nâng cao develop this technology for buses and trucks to enhance quality
hàm lượng công nghệ và chất lượng sản phẩm ô tô. and technology content of automobiles.

Từ khóa - nhựa nhiệt dẻo kỹ thuật; xe khách giường nằm; công Key words - engineering thermoplastic; sleeper bus; plastic
nghệ ép phun; khuôn mẫu; kỹ thuật ngược. injection technology; mold; reverse engineering.

1. Giới thiệu học và màu sắc, nên thích hợp cho ứng dụng phía ngoài ô
tô. Tuy nhiên, do nhiệt độ và áp suất tạo hình cao, nên hạn
1.1. Nhựa nhiệt dẻo kỹ thuật ứng dụng trong ô tô
chế chủng loại và hình dáng sản phẩm.
Nhựa nhiệt dẻo kỹ thuật (NDKT; Engineering
Polypropylen (PP): PP là nhựa nhiệt dẻo có hiệu quả giá
Thermo-plastics; ETP’s) là một phân nhóm của vật liệu
chất dẻo được sử dụng trong những trường hợp yêu cầu thành cao và khối lượng riêng thấp, có độ bền kéo tốt và chịu
chất lượng cao hơn so với nhựa nhiệt dẻo thông dụng về mỏi rất tốt. Khi gia cường bằng sợi thủy tinh, độ bền kéo, độ
bền va đập, độ bền uốn, môđun và nhiệt độ biến dạng dưới
tính chất cơ học (đặc biệt độ bền va đập), chịu nhiệt
tải trọng tăng lên đáng kể, còn độ dãn dài bị giảm.
(khoảng 1000C và dưới 00C). Nhựa NDKT có thể thay thế
kim loại, gỗ, thủy tinh và gốm [1]. 1.2. Tổng quan về công nghệ tạo hình nhiệt
Trên cơ sở khảo sát, đánh giá các loại nhựa nhiệt dẻo Công nghệ tạo hình nhiệt hay còn gọi là hút định hình
kỹ thuật, Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco) đã chân không nhựa (thermoforming) là công nghệ dùng
chọn một số NDKT phổ biến được sử dụng trong công phôi tấm nhựa để ép thành từng chi tiết có hình dạng khác
nghiệp ôtô [2-5]: nhau, bằng phương pháp gia nhiệt tấm nhựa và hút chân
không, để định hình chi tiết theo khuôn đã định. Cụ thể,
 Polyamit (nylon, PA): có tính chất cơ học và độ chịu
công nghệ này dùng tấm nhựa để ép thành từng chi tiết có
nhiệt cao, có độ chịu hóa chất, dầu khoáng, mỡ và các chất
hình dạng khác nhau bằng phương pháp gia nhiệt tấm
lỏng hydrocacbon rất tốt. PA là vật liệu chủ lực trong công
nhựa và hút chân không để định hình chi tiết theo hình
nghiệp ôtô và các ngành công nghiệp khác. Khoảng một nửa
dạng khuôn đã định sẵn.
các loại chi tiết được tạo hình từ PA được dùng trong ôtô.
Vế bản chất, nhựa hoặc cao phân tử do nhiệt độ thay
 Polycacbonat (PC): có độ chịu va đập rất tốt cùng đổi dẫn đến biến dạng. Kết cấu phân tử đa số là hình dạng
với cân bằng tốt các tính chất trong khoảng nhiệt độ rộng.
dây xích thẳng, dưới nhiệt độ bình thường ở dạng rắn,
Tính chống lão hóa của PC cũng rất tốt. PC có khả năng
tăng nhiệt độ sẽ trở nên dẻo hoặc lỏng, sau khi ép và để
tái chế, những chi tiết nội thất đã được chế tạo từ 100%
nguội sẽ trở lại trạng thái rắn. Hơi giống băng, sự thay đổi
vật liệu tái sinh. PC có nhược điểm là bị nứt do ứng suất,
trạng thái của nó có thể ngược lại:
nên không được sử dụng cho mục đích chịu lực.
 Acrylonitril-Butadien-Styren (ABS): ABS được sử
dụng làm các chi tiết trang trí bên trong như các panel cửa
và các panel che trang bị, và các chi tiết bên ngoài như
bao gương, đai. ABS thường không được ứng dụng trong Nguyên lý vận hành như Hình 1.
các kết cấu chịu lực và va đập. Nguyên liệu là các tấm nhựa ABS – PVC (có phủ một
Polyvinylclorit (PVC): PVC là loại vật liệu có rất lớp PVC phía trên) có kích thước 2,500 x 1,500 x 4mm,
nhiều công dụng. PVC là vật liệu rất cứng nếu không hóa được đặt trên bàn của buồng máy hút chân không (còn gọi
dẻo. PVC chịu khí hậu tốt, giữ nguyên các tính chất cơ là máy định hình chân không). Tùy theo kích thước của
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 37

linh kiện được chế tạo mà ta sắp đặt phía dưới các loại loại hoặc vật liệu composit lăn tay, nên có trọng lượng lớn
khuôn phù hợp, để tận dụng hết diện tích tấm nhựa tránh và tính thẩm mỹ kém. 9 chi tiết này có hình dạng và đặc
lãng phí. Tiếp đến là tiến hành gia nhiệt tại 6 vùng khác điểm như Bảng 1. Khi các chi tiết này được chế tạo hoàn
nhau cho tấm nhựa bị mềm và dãn nở tùy theo từng vùng. chỉnh, sẽ tạo tiền đề để sản xuất các chi tiết khác của xe
Sau khi gia nhiệt xong, sẽ thực hiện việc hút chân không. khách giường nằm bằng công nghệ tạo hình nhiệt.
Dưới áp suất chân không này, tấm nhựa sẽ bị hút ép sát Bảng 1. Chín chi tiết điển hình
các khuôn bên dưới, định hình nên sản phẩm theo biên
dạng khuôn. Sau một thời gian nhất định, tiến hành phun
sương hơi nước làm nguội sản phẩm và sau đó tháo khuôn
sẽ được sản phẩm hoàn chỉnh.
 Đặc điểm của công nghệ tạo hình nhiệt là quá trình
gia nhiệt và hút chân không, làm nguội phải tiến hành
đều đặn và liên tiếp theo một chu kỳ nhất định.
 Thời gian chu kỳ hầu như không thay đổi nhiều và
phụ thuộc vào số lượng, kích thước và độ phức tạp
của các sản phẩm.
 Chất lượng và năng suất của sản phẩm phụ thuộc vào
chất lượng gia nhiệt, chất lượng của khuôn mẫu.

Hình 1. Sơ đồ công nghệ tạo hình nhiệt


1.3. Khả năng công nghệ
 Thời gian tạo ra sản phẩm nhanh, nhiều sản phẩm
cùng một lúc.
 Sản phẩm đa dạng và mang tính thẩm mỹ cao. 2.2. Chọn vật liệu cho 9 chi tiết điển hình
Sau khi tiến hành một số thí nghiệm đối chứng, kết
 Khối lượng sản phẩm nhẹ.
hợp tham khảo các vật liệu tương tự của một số mẫu xe
 Năng suất cao, phù hợp cho cả sản xuất đơn chiếc và khách nước ngoài cùng loại, chúng tôi chọn loại vật liệu
sản xuất hàng khối với số lượng lớn là nhựa tấm ABS - PVC. Loại tấm nhựa này có kích
Ngoài máy định hình chân không ra, để thực hiện thước và tính chất như sau:
công nghệ tạo hình nhiệt, cần có các thiết bị đi kèm như:
khuôn mẫu, bơm và bồn chân không, thiết bị gá kẹp, bàn
và thiết bị gia nhiệt, súng phun nước làm nguội, bàn gia
công, hoàn thiện sản phẩm và một số dụng cụ khác….
Hình 2. Mặt cắt vật liệu nhựa tấm
2. Lựa chọn thông số và thiết bị công nghệ tạo hình
nhiệt chủ yếu cho 9 chi tiết điển hình [7]  Kích thước 2.500 x 1.500 x 4mm;
2.1. Lựa chọn 9 chi tiết điển hình  Lớp ABS, màu trắng sữa dày 3mm;
Công nghệ tạo hình nhiệt chủ yếu dùng để chế tạo các  Lớp PVC, màu xám nhạt, dày 1mm;
chi tiết nội thất của ô tô. Trong nội thất xe khách giường  Nhiệt độ biến dạng do nhiệt nhựa ABS: 600C~1200C;
nằm, có khá nhiều chi tiết có thể dùng để thực hiện.  Nhiệt độ bốc cháy nhựa PVC: 3300C~3800C;
Chúng tôi chọn 9 chi tiết điển hình của nội thất xe khách
giường nằm làm đối tượng nghiên cứu và sản xuất thử  Thân thiện với môi trường, màu sắc đẹp.
nghiệm. Những chi tiết này trước kia được làm bằng kim Chính vì những ưu điểm trên phù hợp với sản xuất,
38 Ninh Quang Oanh, Trần Thị Minh Hậu, Phạm Xuân Mai

nên Thaco chọn loại nhựa ABS - PVC là vật liệu nhựa
tấm dùng để sản xuất các linh kiện nhựa nội thất cho xe
khách giường nằm. Bảng 2 trình bày những thông số kỹ
thuật chính của nhựa ABS.
Bảng 2. Các thông số kỹ thuật của nhựa ABS
TT Đặc tính Phương pháp thử Đơn vị Giá trị
1 Độ bền kéo ASTM D638 Kg/cm² 485
2 Độ giãn dài ASTM D638 % 20
3 Độ bền uốn ASTM D790 Kg/cm² 780
4 Hệ số uốn ASTM D790 Kg/cm² 27.000
5 Độ bền va đập ASTM D256 Kg-cm/cm 23
6 Hệ số chảy ASTM D1238 g/10min 1,8
7 Độ cứng ASTM D785 R scale 110
8 Nhiệt độ làm mềm ASTM D1525 ⁰C 150
2.3. Chọn phương án công nghệ làm khuôn
Trong thực tế, nội thất của xe khách giường nằm thể hiện
tính thẩm mỹ bên trong của xe. Do vậy, theo nhu cầu và thị
hiếu của khách hàng, hình dáng, mẫu mã, màu sắc của các Hình 4. Bản vẽ khuôn cho một chi tiết nội thất
chi tiết nội thất trong xe khách phải luôn được thay đổi. Tuy 2.4. Thiết kế bố trí hệ thống thiết bị
nhiên, điều này gặp khó khăn là khuôn mẫu khó thay đổi liên Để đem lại năng suất cao trong quá trình sản xuất thì
tục được, vì như vậy giá thành khuôn mẫu sẽ cao, dẫn đến việc lựa chọn và bố trí các máy móc thiết bị hợp lý là rất
giá linh kiện tăng. Do đó, việc lựa chọn công nghệ làm cần thiết. Hệ thống thiết bị tạo hình nhiệt chủ yếu là bản gia
khuôn là rất quan trọng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhiệt và bàn hút định hình chân không. Việc lựa chọn
 Hình dáng bên ngoài; phương án bố trí thiết bị cho dây chuyền sao cho phù hợp
 Khối lượng; trước hết phải dựa vào số lượng và quy cách của sản phẩm:
 Vật liệu;  Số lượng các chi tiết ;
 Sản lượng hằng năm;  Số khuôn có thể bố trí trên một bàn hút định hình chân
không.
 Số lượng từng chi tiết trên một bàn định hình;
Chúng tôi bố trí 2 bàn hút định hình chân không đi
 Chi phí sản xuất khuôn. cùng một bàn gia nhiệt (bàn sấy nhựa) như Hình 5. Bố trí
Trên cơ sở nghiên cứu và từ thực tế sản xuất, chúng tôi theo phương pháp này cho phép cùng lúc có thể sản xuất
đã quyết định chọn khuôn cho công nghệ tạo hình nhiệt là với sản lượng gấp đôi, nâng cao năng suất dây chuyền.
khuôn gỗ, thường được chọn gỗ mít đễ dễ chế tạo vì loại gỗ
này không bị biến dạng ở nhiệt độ gia nhiệt khi hút định
hình chân không. Loại khuôn này có các ưu điểm:
 Giá thành gia công khuôn rẻ;
 Dễ gia công khuôn mẫu;
 Thay đổi thiết kế kiểu dáng dễ dàng.
Khuôn gỗ được gia công định hình theo phương pháp
kỹ thuật ngược (Reverse Engineering) [6], được phủ bề mặt
bằng một lớp nhựa polyester để chống ẩm mốc. Tùy theo
hình dáng khuôn mà ta khoan một số lỗ hút chân không có
đường kính 2- 3mm để có phân bố áp suất đồng đều. Hình 5. Sơ đồ bố trí thiết bị tạo hình nhiệt
2.4.1. Bàn và thiết bị gia nhiệt
Thông số chính của bàn và thiết bị gia nhiệt là nhiệt
độ gia nhiệt để làm mềm và dãn nở nhựa tấm. Hình 6
trình bày quy cách của một bàn gia nhiệt. Bàn gia nhiệt
dùng bóng đèn hồng ngoại để gia nhiệt.
Dựa vào đặc điểm kỹ thuật công nghệ tạo hình nhiệt:
 Kích thước nhựa tấm: 2.500 x 1.500 x 4 mm;
 Nhiệt độ gia nhiệt nhựa tấm: 2460C~2840C;
Hình 3. Hình ảnh khuôn gỗ cho các chi tiết nội thất
 Thời gian sấy: 4±1 phút.
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 39

 Kích thước bàn hút chân không phải nhỏ hơn để lọt
lòng trong khung kẹp tấm nhựa. Nên ta chọn bàn hút
chân không với kích thước 2.400 x 2.400 x 800 mm,
trong đó 800 mm là chiều cao của bàn để thuận tiện,
dễ thao tác làm việc.
Bàn hút chân không được chọn theo kích thước khung
kẹp nhựa tấm, trên mặt bàn hút có khoan các lỗ nhỏ có
đường kính 10 mm, cách nhau từ 100 – 150 mm để hút
chân không (Hình 9). Trên bàn hút chân không có thiết kế
các cơ cấu gá kẹp khung nhựa tấm, đảm bảo độ kín khít
cho buồng chân không. Khi tấm nhựa đã được gia nhiệt
Hình 6. Sơ đồ bố trí thiết bị bàn gia nhiệt phủ lên trên bề mặt khuôn tạo một vùng kín bao quanh
Chọn khung kẹp bóng đèn nhiệt (hồng ngoại) với kích khuôn, lúc này bật hệ thống hút chân không và áp suất
thước 2.500 x 1.500 mm. chân không thông qua các lỗ nhỏ trên bàn để khuôn và
2.4.2. Lựa chọn bóng đèn gia nhiệt các lỗ trên khuôn sẽ hút tấm nhựa. Lúc này tấm nhựa
Để tăng năng suất, đảm bảo thời gian gia nhiệt 4±1 đang ở trạng thái mềm, nên bị hút vào áp sát khuôn, định
phút. Chọn loại bóng đèn hồng ngoại có công suất lớn hình nên sản phẩm theo hình dáng và biên dạng khuôn.
800 w, số lượng bóng đèn: 60 bóng chia đều trên diện tích
tỏa nhiệt 2.500 x 1.500 mm. Bóng đèn nhiệt được đặt
trong khung như Hình 7.

Hình 9. Bàn hút chân không


Hình 7. Bố trí bóng đèn hồng ngoại gia nhiệt
2.4.4. Bồn chân không
Sơ đồ phân bố nhiệt độ của các vùng được thể hiện như Hình 8:
Thể tích bồn chân không được tính chọn như sau:
 Vùng 1: 265oC ±50C; Thể tích hút chân không ở bàn hút: Vck = Vbh – Vk
 Vùng 2: 250oC ±50C; - Vck: thể tích khoảng hút chân không;
 Vùng 3: 250oC ±50C; - Vbh: Thể tích khoảng hút chân không của bàn hút
 Vùng 4: 235oC ±50C; (tính cho khuôn cao nhất và có diện tích nhỏ nhất);
 Vùng 5: 245oC ±50C; - Vk: thể tích khuôn;
 Vùng 6: 260oC ±50C. - Diện tích hút nhựa tấm: S = 1,5 x 2,5 = 3,75m2.
Chiều cao khoảng không gian hút, tính cho khuôn của
sản phẩm cao nhất: H =350 mm,
Ta có Vbh= S x H = 3,75 x 0,350 = 1,312m3.
Theo kinh nghiệm chọn dung tích bồn chân không Vb
với hệ số thể tích là 3,5,
Ta có Vb = 3,5 x Vbh = 3,5 x 1,312 = 4,59 m3.
Theo thông số có sẵn ngoài thị trường ta chọn loại bồn
5.000 lít = 5 m3,
Chọn kiểu bồn đứng để tiết kiệm diện tích nhà xưởng.

3. Quy trình công nghệ tạo hình nhiệt cho 9 chi tiết điển hình [7]
3.1. Một số thông số công nghệ chính trong quy trình
Hình 8. Sơ đồ các vùng gia nhiệt  Nhựa tấm ABS – PVC, kích thước 2500x1500x4mm,
2.4.3. Bàn hút chân không lớp ABS dày 3mm và lớp PVC phủ trên dày 1mm;
Kích thước khung kẹp nhựa tấm:  Khuôn định hình bằng vật liệu gỗ phủ nhựa polyester
 Chọn kích thước bao 2.500 x 1.500 mm: để phù hợp  Nhiệt độ gia nhiệt: 2460C~2840C, phụ thuộc và loại
với kích thước tấm nhựa. vật liệu nhựa, được chia làm 6 vùng như đã nói ở
40 Ninh Quang Oanh, Trần Thị Minh Hậu, Phạm Xuân Mai

mục 2.4.3 tùy theo tính chất phức tạp và hình dáng Thời gian của 1 công đoạn sản xuất lâu nhất (C): theo
của khuôn-sản phẩm, tạo điều kiện cho tấm nhựa dãn quy trình trên: C = 10.
nở định hình phù hợp sản phẩm; Gọi (D) là số sản phẩm làm được/ ngày theo quy trình
 Thời gian gia nhiệt: 4±1 phút; trên ta có:
 Áp suất chân không tại bàn hút định hình: -76 cmHg; - Đối với sản phẩm nhỏ: Dsp nhỏ = (A- B1)/C =
(480- 37)/10 = 44.3 sản phẩm;
 Thời gian hút chân không: (35~45) giây;
- Đối với sản phẩm lớn: Dsp lớn = (A- B2)/C = (480
 Phun sương hơi nước làm nguội lên bề mặt sản phẩm
– 50)/10 = 43 sản phẩm.
(với nhiệt độ nước là nhiệt độ môi trường 30- 350C)
nhằm tránh lớp nhựa PVC khỏi bị cháy, rách; Như vậy, để chỉ sản xuất riêng bộ nội thất xe khách
giường nằm thì dây chuyền tạo hình nhiệt hoàn toàn có
 Thời gian làm nguội: 1 phút. thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất hiện nay và trong
3.2. Sơ đồ quy trình công nghệ tạo hình nhiệt tương lai của công ty.
Sơ đồ quy trình như Hình 10:
4. Ứng dụng để chế tạo các chi tiết phức tạp khác
Trên cở sở nghiên cứu thử nghiệm cho 9 chi tiết điển
hình thành công, chúng tôi đã tiến hành sản xuất hàng loạt
các chi tiết nội thất của xe khách các loại. Điều này cho
phép giảm trọng lượng xe, giảm giá thành và nâng cao
chất lượng nội thất, nâng cao tính thẩm mỹ cho xe khách.
Đáng chú ý là toàn bộ thiết bị và dây chuyền tạo hình
nhiệt đều do công ty tự thiết kế, chế tạo với công nghệ
phù hợp theo tình hình sản xuất của từng giai đoạn, có thể
nâng cao công suất trong tương lai. Dưới đây là một số
hình ảnh thiết bị tạo hình nhiệt do công ty chế tạo:

Hình 11a. Thiết bị gia nhiệt tấm nhựa

Hình 10. Sơ đồ quy trình tạo hình nhiệt


3.3. Một số thông số năng suất sản xuất chính
Yêu cầu năng suất sản xuất (tính theo ngày cao nhất):
5 bộ cho 1 xe khách giường nằm/ ngày.
Số lượng chi tiết cao nhất của chuyền trong ngày:
- Sản phẩm nhỏ: 5 x 5 = 25 sản phẩm;
- Sản phẩm lớn: 4 x 5 = 20 sản phẩm;
- Tổng cộng 45 sản phẩm;
Thời gian làm việc/ ngày: 8h (A) = 480 phút.
Thời gian hoàn thiện 1 sản phẩm tùy theo kích thước Hình 11b. Bàn hút định hình chân không và khuôn
lớn hoặc nhỏ:
5. Kết luận và hướng phát triển
Cho sản phẩm kích thước nhỏ: ∑Tnhỏ = 37 phút;
Xe khách giường nằm là một trong những sản phẩm
Cho sản phẩm kích thước lớn: ∑Tlớn = 50 phút. chủ lực của Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải. Hiện nay và
Dây chuyền hoạt động liện tục: trong tương lai hội nhập khu vực Asean vào năm 2018, xe
Thời gian cho ra sản phẩm nhỏ đầu tiên (B1): 37 phút; khách giường nằm phải có tỉ lệ nội địa hóa cao, giá thành
Thời gian cho ra sản phẩm lớn đầu tiên (B2): 50 phút; cạnh tranh được với các loại xe khách khác của khu vực.
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 41

Nhựa nhiệt dẻo kỹ thuật hiện đang ngày càng được cấp mang thương hiệu Việt Nam” do Thaco chủ trì.
ứng dụng để sản xuất các linh kiện nội và ngoại thất ô tô Chúng tôi chân thành cảm ơn Bộ KHCN, Ủy ban
trên thế giới, ở Việt Nam đang được một số nhà sản xuất Nhân dân tỉnh Quảng Nam đã tạo điều kiện thuận lợi để
ứng dụng chế tạo thử cho xe khách các loại, tuy nhiên gặp hoàn thành đề tài này.
nhiều khó khăn về công nghệ.
Công nghệ tạo hình nhiệt là một công nghệ tiên tiến đã TÀI LIỆU THAM KHẢO
được Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải ứng dụng thành [1] Thái Hoàng, Đỗ Quang Thẩm, “Nghiên cứu khả năng chảy nhớt,
công để chế tạo các chi tiết nội thất xe khách, từ đó nâng tính chất cơ lý và cấu trúc của vật liệu polyme blend
cao tỷ lệ nội địa hóa của xe, giảm giá thành và nâng cao polyetylen/polyamit/polyetylen-g-acrylamit”, Tạp chí Hóa học,
hàm lượng khoa học công nghệ của sản phẩm. T43, N4, tr.419-423 (2005).
[2] Charles A.Harper. Hanbook of Plastics, Elastomers and Compozits.
Trên cơ sở này, chúng tôi đã tiến hành ứng dụng tiếp McGraw-Hill, New York … Toronto.1996.
trên các loại linh kiện khác của xe khách, xe tải và xe du [3] Engineered Materials Handbook: Vol.2. Engineering Plastics,
lịch trong tương lai. ASM International, 1988.
Bài báo này được thực hiện trong khuôn khổ đề tài [4] Mod. Plast., MPE Suppl., 1990.
nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu công nghệ và thiết bị [5] Richardson, Terry L., Industrial Plastics: Theory and Application,
Delmar Publishers, Inc., 1989.
chế tạo các chi tiết nội thất bằng nhựa cho xe khách
[6] Pham Xuan Mai, Ứng dụng kỹ thuật ngược (Reverse Engineering)
giường nằm cao cấp mang thương hiệu Việt Nam sử dụng trong thiết kế ô tô. Thaco New, 11/2011
kỹ thuật nhiệt dẻo”, của dự án KHCN cấp nhà nước [7] Thaco, Tài liệu công nghệ tạo hình nhiệt lưu hành nội bộ của công
“Nghiên cứu thiết kế chế tạo xe khách giường nằm cao ty sản xuất linh kiện nhựa Chu Lai – Trường Hải, 2014.

(BBT nhận bài: 07/07/2015, phản biện xong: 01/10/2015)


42 Đỗ Chí Phi, Đoàn Thanh Bảo, Phùng Anh Tuấn, Lê Văn Doanh

THIẾT KẾ VÀ ĐO ĐẠC THỰC NGHIỆM MÁY BIẾN ÁP CÓ LÕI THÉP


BẰNG VẬT LIỆU VÔ ĐỊNH HÌNH
DESIGNING AND EXPERIMENTALLY MEASURING AMORPHOUS STEEL
CORE TRANSFORMERS

Đỗ Chí Phi2, Đoàn Thanh Bảo3, Phùng Anh Tuấn1, Lê Văn Doanh1
1
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội; tuan.phunganh1@hust.edu.vn; ledoanhbk@yahoo.com
2
Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng; dochiphi@gmail.com
3
Trường Đại học Quy Nhơn; dtbao@ftt.edu.vn

Tóm tắt - Vật liệu từ vô định hình (VĐH) được phát hiện từ năm Abstract - Amorphous materials were discovered in 1970 due to
1970. Nhờ vào thành phần và cấu trúc vi mô đặc biệt cho nên their composition and special microstructure; therefore they are
ngày càng được sử dụng rộng rãi để chế tạo mạch từ cho máy more widely used to produce magnetic circuit of the transformer,
biến áp (MBA). Khi sử dụng MBA có lõi thép bằng vật liệu VĐH, because when used, transformers with steel core material will
nó sẽ giảm tổn hao không tải rất đáng kể so với MBA có lõi thép decrerase no load loss significantly compared with high quality silic
silic chất lượng cao. Bài báo này thực hiện tính toán, thiết kế và steel core transformers. In this paper, the authors perform
sản xuất một MBA ba pha lõi thép VĐH công suất 10 kVA, điện calculations,design and produce a amorphous steel core three-
áp 22/0,4 kV. Các kết quả đo đạc thực nghiệm ở chế độ làm việc phase transformer 10 kVA capacity, voltage 22/0.4 kV. The
không tải và ngắn mạch như: dòng điện, điện áp, tổn thất được experimental results measured in the no-load mode and short
so sánh với kết quả mô phỏng bằng phương pháp phần tử hữu circuits mode such as current, voltage, losses are compared with
hạn. Kết quả cũng cho thấy, tổn hao không tải của MBA lõi thép simulation results using finite element method. Results also showed
VĐH đã giảm được 61% so với MBA lõi thép silic. Qua đó, tác giả that no load losses of amorphous steel core transformers decrease
đề ra hướng nghiên cứu xử lý lõi thép cũng như công nghệ chế 61% compared with silic steel core ones. Thereby, the authors
tạo để góp phần hoàn thiện quy trình sản suất và thực nghiệm proposed research on processing steel-core as well as technology
MBA lõi thép VĐH. designed to contribute to improving the process of production and
experiment on amorphous steel core transformers.

Từ khóa - máy biến áp; vô định hình; thiết kế; tổn hao; phần tử Key words - transformer; amorphous; design; loss; finite
hữu hạn. element.

1. Đặt vấn đề Bên cạnh đó, vật liệu từ VĐH rất nhạy cảm với các tác
Các máy biến áp (MBA) đóng vai trò quan trọng trong động như nhiệt độ, ứng lực, các biến dạng, từ trường
hệ thống truyền tải và phân phối điện. Điện áp từ máy phát ngoài…, do đó chế tạo MBA lõi thép VĐH cũng có một số
điện đến các hộ tiêu thụ phải biến đổi qua nhiều cấp nên khó khăn nhất định trong công nghệ chế tạo và xử lý vật
tổng công suất các MBA thường bằng 7-8 lần tổng công liệu, phục hồi từ tính sau gia công, nên cần phải nghiên cứu
suất các máy phát điện. MBA có hai loại tổn hao công suất chuyên sâu để thiết kế, chế tạo MBA sao cho tối ưu nhất.
[1]. Tổn hao đồng là tổn hao phát nhiệt do dòng điện trong Trong bài báo này, nhóm tác giả đã thực hiện tính
các dây quấn sơ cấp và thứ cấp gây ra. Tổn hao đồng tỷ lệ toán, thiết kế và chế tạo một MBA ba pha công suất 10
với bình phương của hệ số tải. Tổn hao sắt từ (tổn hao kVA, điện áp cao áp (CA)/hạ áp (HA) là 22/0,4 kV, đấu
không tải) là tổn hao do hiện tượng dòng điện xoáy và hiện ∆/Y. Các kết quả đo đạc thực nghiệm ở chế độ làm việc
tượng từ trễ trong lõi thép gây ra. Tổn hao từ trễ phụ thuộc không tải và ngắn mạch như: dòng điện, điện áp, tổn thất
vào chất lượng vật liệu, còn tổn hao dòng điện xoáy phụ được so sánh với kết quả mô phỏng bằng phương pháp
thuộc vào bề dày và hàm lượng silic chứa bên trong vật liệu phần tử hữu hạn (PTHH). Kết quả cũng cho thấy, tổn hao
đó. Tổn hao không tải là tổn hao luôn tồn tại khi MBA hoạt không tải của MBA lõi thép VĐH đã giảm được 61% so
động dù cho có tải hay không. Vì vậy, giảm tổn hao không với MBA lõi thép silic. Qua đó, tác giả đề ra hướng
tải trong MBA mang ý nghĩa rất quan trọng. Các nhà chế nghiên cứu xử lý lõi thép để giảm tổn hao không tải hơn
tạo luôn tìm cách giảm thiểu các tổn hao trong MBA, đồng nữa cũng như góp phần hoàn thiện quy trình sản suất,
thời họ cũng tìm cách nâng cao độ tin cậy trong vận hành. thực nghiệm MBA lõi thép VĐH.
Đầu những năm 70 của thế kỷ XX, người ta mới bắt
đầu có ý tưởng sử dụng vật liệu vô định hình (VĐH) để
chế tạo lõi thép MBA phân phối nhằm giảm tổn thất điện
năng trong khâu truyền tải và phân phối điện. Năm 1998
đã có khoảng gần hai triệu MBA sử dụng lõi thép VĐH
vận hành trên lưới điện phân phối trên toàn thế giới [2].
Điều này cho thấy việc sử dụng MBA lõi thép VĐH có
tốc độ tăng nhanh; phù hợp với xu thế chung, hướng đến
sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm hơn. Điện năng
tổn hao trong lõi thép các MBA chiếm vào khoảng 1,04
đến 2,04% điện năng truyền tải. Hình 1. Vật liệu VĐH dùng chế tạo lõi thép
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 43

2. Các tính chất của vật liệu VĐH S2


Lõi từ VĐH dễ dàng từ hoá và khử từ, có các đặc tính 3
St   52,5(cm 2 ) (1)
từ tốt hơn hẳn so với thép silic tinh thể cán nguội [4]: B
- Điện trở suất tăng nhiều lần, chiều dày lá thép giảm Do thép VĐH có Bm=1,468 T nên chọn B=1,1 T.
khoảng 10 lần. Tiết diện thực của lõi thép:
- Lực kháng từ rất nhỏ, đường cong từ trễ hẹp, do đó Ss  1, 2St  63(cm2 ) (2)
tổn hao từ trễ có thể bỏ qua.
Chiều dày lõi thép (Ta có chiều rộng lá thép là 142
- Tổn hao sắt từ giảm 70-80% so với lõi thép silic tinh
(mm) = 0,142 (m):
thể định hướng cán nguội.
Ss
Tuy nhiên, cảm ứng từ bão hòa của thép VĐH nhỏ a  0,022m  22mm (3)
(khoảng 1,45 T – 1,6 T) do đó lõi thép của MBAVĐH lớn 2.0.142
hơn lõi thép tôn silic có cùng công suất. Diện tích cửa sổ của lõi thép [5]:
S2
Bảng 1. Các thông số cơ bản của vật liệu VĐH dùng chế tạo Aw   0, 0111m 2  11100mm 2
lõi thép MBA 3,33.f .Bm .Ss .K w .J.10 3
Thứ tự Thông số Giá trị (4)
1 Khối lượng riêng[g/cm3] 7,20 12 12
Kw    0, 23 (5)
2 Mô đun Young[Gpa] ~ 120 30  kV(U1 ) 52
3 Điện trở suất [μΩ.cm] ~ 130 Chiều cao và chiều rộng cửa sổ:
4 Chiều rộng lá thép [mm] 142,0
A w  C w .H w ; H w  (2  4)C w 
5 Chiều dày lá thép [mm] 0,033
Cảm ứng từ bão hòa (Tesla) Hw
6 1,468 Cw 
7 Từ giảo bão hòa[ppm] 27 2 (6)
8 Lực kháng từ[A/m] < 2,5 H w  2A w  149mm
9 Tổn thất lõi [VA/kg] 50Hz, 1.3T < 0,22 Hw
10 Tổn thất lõi [VA/kg] 50Hz; 1.4T < 0,26 Cw   74,5mm
2
3. Tính toán thiết kế và thi công Số vòng trên vôn:
3.1. Tính toán thiết kế U  4.44  f  w   m  4.44  f  w  B m  Ss (7)
4
10
n v  0, 46 (8)
4, 44  f  Bm  Ss
Các thông số điện cơ bản và thông số về kích thước thiết
kế của MBA công suất 10 kVA - 22/0,4 kV nêu ở Bảng 2.
Bảng 2. Các thông số điện cơ bản và kích thước của MBA
Thứ tự Thông số Giá trị
1 Số pha 3
2 Tần số [Hz] 50
3 Công suất [kVA] 10
Hình 2. Hình dạng MBA 4 Nối dây Δ/Y
5 Điện áp dây CA/HA [kV] 22/0,4
6 Số vòng dây quấn/pha CA/HA [vòng] 10120/106
7 Dòng điện pha CA/HA [A] 0,15/14,43
8 Đường kính dây CA/HA (V) 0,285/2,71
9 Mật độ dòng điện J [A/mm2] 2,5
10 Chiều dày lõi a[mm] 22
11 Chiều rộng cửa sổ của lõi thép Cw[mm] 74,5
12 Chiều cao cửa sổ lõi thép Hw[mm] 149
13 Chiều sâu của lõi thép [mm] 142
14 Chiều dày lá thép [mm] 0,033
Hình 3. Các kích thước cần tính toán trong thiết kế MBA 15 Tiết diện lõi Ai [mm2] 6300
Tính toán các thông số MBA: J= 2,5 (A/mm2), 16 Cảm ứng từ Bm[Tesla] 1,468
Bm=1,468 (Tesla), S2=10 kVA 17 Khối lượng lõi thép [kg] 46
Theo [1] ta tính được tiết diện tính toán trên trụ của Ngoài ra, còn có các kích thước khác [mm]: C1=118,5;
MBA là: C2=237; C3=281; D=27; D1=35,5; D2=40,5;D3=55,5; R = 30.
44 Đỗ Chí Phi, Đoàn Thanh Bảo, Phùng Anh Tuấn, Lê Văn Doanh

3.2. Thi công MBA

Hình 4. Quá trình thi công một trụ của MBA Hình 9. Dòng điện định mức phía HA
Từ kết quả mô phỏng từ Hình 6 đến Hình 9, ta nhận
thấy rằng các thông số định mức của MBA như dòng,
điện áp CA cũng như HA đều phù hợp với yêu cầu thiết
kế, cụ thể nêu ở Bảng 3:
Bảng 3. Kết quả mô phỏng các đại lượng điện của MBA
theo thông số thiết kế ở chế độ định mức
Điện áp (kV) U1=21,5 U2=0,226
Dòng điện (A) I1=0,157 I2=14,7
Công suất (kVA) S1=10,1 S2=9,97
Hình 5. MBA lõi VĐH hoàn chỉnh
4.1.2. Mô phỏng cảm ứng từ B trong lõi MBA
4. Mô phỏng và đo đạc thực nghiệm MBA theo các Trong tính toán thiết kế và mô phỏng, ta chọn vật liệu VĐH
thông số thiết kế 2605SA1, 50 Hz, có cảm ứng từ bão hòa Bm (T) ở Bảng 4.
4.1. Mô phỏng các đại lượng điện trong MBA Bảng 4. Cảm ứng từ của vật liệu VĐH và thiết kế
4.1.1. Mô phỏng dòng điện và điện áp của MBA ở chế độ Cảm ứng từ Lực kháng từ
định mức Cảm ứng từ bão hòa: Bm = 1,468 [T] H = 80[A/m]
Cảm ứng từ thiết kế: B = 1,1[T] H = 8[A/m]

Hình 6. Điện áp định mức phía CA

Hình 10. Kết quả mô phỏng cảm ứng từ B(T) trong MBA
bằng ANSYS Maxwell
Kết quả mô phỏng cảm ứng từ B trên Hình 10 cho
thấy giá trị lớn nhất của B là 1,296 Tesla, trong khi vật
liệu có Bm=1,468 Tesla hoàn toàn phù hợp với yêu cầu
tính toán lý thuyết.
4.1.3. Mô phỏng tổn hao không tải trong lõi MBA
Hình 7. Điện áp định mức phía HA

Hình 8. Dòng điện định mức phía CA Hình 11. Kết quả mô phỏng dòng không tải
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 45

Hình 12. Kết quả mô phỏng tổn thất không tải Hình 15. Tổn thất ngắn mạch
Với kết quả mô phỏng trên Hình 12 ta thấy tổn thất Từ kết quả mô phỏng như trên Hình 14 và Hình 15 ta
trung bình trên lõi P0=13,585 W. thấy khi đưa điện áp ngắn mạch vào phía cao áp có giá trị:
Theo [6] tổn thất lõi trong MBA được tính theo công U1n 
1, 6814
 1,189kV
thức sau: 2 (11)
P0  K h f  Bm  K e sfBm  [W / kg] U1n%  5, 4%
2
(10)
Trong đó Kh=0,001902, Ke=0, α=1, =2,21913, Hình 15 ta xác định được tổn thất ngắn mạch khi mô
f =50 Hz, Bm=1,468 T, s=0,033 mm là chiều dày lá thép. phỏng là Pn=181,5 W.
Theo (10) ta có tổn thất đối với lõi thép đã thiết kế là: 4.2. Thực nghiệm đo tổn thất không tải và tổn thất ngắn
P0= 0.25 (W/kg) x 46kg=11,5W mạch
Để kiểm tra độ chính xác của thiết kế cũng như mô 4.2.1. Đo tổn thất không tải
phỏng, ta so sánh các kết quả tổn hao không tải với nhau
và được thể hiện ở Bảng 5.
Bảng 5. So sánh tổn hao không tải của MBA VĐH 10kVA
Thông số Tính toán Mô phỏng Tài liệu [7, 8]
Tổn hao không tải Po (W) 11,5 13,585 12
Từ Bảng 5, ta thấy kết quả tính toán so với tài liệu [7,
8] là rất trùng khớp nhau, vì chỉ có sai lệch là 4,2%. Còn
sai lệch giữa kết quả mô phỏng và tài liệu [7, 8] là 13,3%.
Sở dĩ có sai số này là vì phương pháp PTHH là gần đúng
và khi tính toán chạy phần mềm Maxwell đã xem các Hình 16. Sơ đồ thí nghiệm không tải MBA ba pha
thông số không thay đổi.
4.1.4. Mô phỏng tổn hao ngắn mạch trong lõi MBA

Hình 17. Mô hình thí nghiệm không tải MBA ba pha


Hình 13. Điện áp ngắn mạch

Hình 18. Điện áp, dòng điện và công suất tổn thất không tải
đo phía hạ áp
Từ Hình 18 ta thấy kết quả đo tổn thất không tải bằng
thực nghiệm là P0 = 19,28W, cao hơn so với kết quả mô
phỏng là 5,732 W. Kết quả giữa thực nghiệm và mô
phỏng này được so sánh với MBA silic ở Bảng 6.
Hình 14. Dòng ngắn mạch
46 Đỗ Chí Phi, Đoàn Thanh Bảo, Phùng Anh Tuấn, Lê Văn Doanh
Bảng 6. So sánh MBA VĐH và MBA silic 10kVA thấy rằng:
Thông số MBA Silic Độ giảm Với cùng một công suất 10 kVA, khi so sánh tổn hao
MBA VĐH
khảo sát [7,8] tổn hao (%) không tải của MBA silic với kết quả thử nghiệm của
Tổn hao Thử nghiệm 19,28 45 MBA VĐH thiết kế thì độ giảm tổn hao là 45%. Tuy
không tải Mô phỏng 35 nhiên, nếu so sánh với kết quả mô phỏng MBA VĐH thì
13,585 61
P0(W) độ giảm tổn hao được 61%. Sở dĩ kết quả tổn hao ở thử
So sánh kết quả tổn hao không tải của MBA VĐH ở mô nghiệm lớn hơn mô phỏng là do những nguyên nhân sau:
phỏng với MBA silic [7, 8] thì độ giảm tổn hao được 61%. - Công nghệ chế tạo lõi thép còn hạn chế;
4.2.2. Đo tổn thất ngắn mạch - Quá trình gia công, xử lý lõi thép chưa đạt yêu cầu;
Đo tổn thất ngắn mạch và điện áp ngắn mạch của - Chưa xử lý ủ lõi sau gia công nên tổn thất không tải
MBA ba pha theo sơ đồ sau: tương đối lớn.
Qua so sánh kết quả thực nghiệm với kết quả mô
phỏng, nhóm tác giả nhận thấy rằng: Cần phải cải tiến
công nghệ chế tạo, xử lý ủ lõi thép trong từ trường DC ở
nhiệt độ và thời gian thích hợp nhằm giảm tổn thất không
tải và đây cũng là hướng nghiên cứu tiếp theo của nhóm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Hình 19. Đo tổn thất ngắn mạch MBA ba ở điện áp thấp [1] Phạm Văn Bình, Lê Văn Doanh, Thiết kế Máy biến áp, Nxb Khoa
học và Kỹ thuật, Hà Nội, (2002).
[2] Đoàn Thanh Bảo, Phạm Văn Bình, Huỳnh Đức Hoàn, Đỗ Chí Phi,
“Sử dụng điện năng tiết kiệm và hiệu quả với máy biến áp vô định
hình", Tạp chí Khoa học & Công nghệ các Trường Đại học Kỹ
thuật, số 91, (2012), trang 18–22.
[3] ANSYS Inc, “ANSYS Maxwell 2D V16,” ansysinfo@ansys.com,
vol. 14, no. REV5.0, (2013) pp. 1–1011.
Hình 20. Kết quả đo tổn thất ngắn mạch MBA ba ở điện áp thấp [4] PGS.Phạm Văn Bình - Lê Văn Doanh, Số 126 (5/2011). “Máy biến
Quy đổi tổn thất ngắn mạch về giá trị danh định: áp lõi thép vô định hình giải pháp đột phá tiết kiệm điện”, Tạp chí
Tự động Hóa ngày nay.
I I I 
Im   12 23 31   0,028A (12)
[5] Man Mohan and Puneet Kumar Singh “Distribution transformer
with amorphous-crgo core: an effort to reduce the cost of
 3  amorphous core distribution transformer”, ARPN Journal of
Điện áp ngắn mạch đo được (V): Engineering and Applied Sciences, (2012), vol. 7, no. 6.
[6] Thorsten Steinmetz, Bogdan Cranganu-Cretu and Jasmin Smajic
 I 
U1n   1   U m  1,334kV (13) “Investigations of No-Load and Load Losses in Amorphous Core
Dry-Type Transformers” XIX International Conference on
 Im  Electrical Machines - ICEM Rome (2010).
U1n% = 6% [7] Nguyễn Hoàng Nghị, Phạm Văn Bình, “Khả năng và sự cần thiết
sử dụng vật liệu từ vô định hình trong máy biến thế tần số công
So với kết quả mô phỏng tổn thất ngắn mạch cao hơn nghiệp”, Tạp chí Hoạt động Khoa học, Số 5.2009, trang 33-34.
3 W, sai số khoảng 1,65%. [8] Z. H. Li and J. H. Zhu, Nguyen Hoang Nghi, Development and
Application of Amorphous and Nanocrystalline Alloys in China and
5. Kết luận in Vietnam, Central Iron and Steel Research Institute Advanced
Trong quá trình thiết kế, mô phỏng và thử nghiệm cho Technology and Materials Co., Ltd, pp 1-68, April-June, 2008.

(BBT nhận bài: 27/06/2015, phản biện xong: 15/09/2015)


ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 47

ĐIỀU KHIỂN DÒNG CHẤT LƯU TRONG TẤM PHẲNG POISEUILLE 2D


VỚI PHƯƠNG PHÁP PHẢN HỒI HÌNH ẢNH
FLUID FLOW CONTROL OF 2D POISEUILLE PLANES BY VISUAL SERVOING

Đào Xuân Quy1, Trần Tiến Đạt2, Nguyễn Duy Ngân3


Trường Đại học Quảng Bình; xuanquy.dao@gmail.com
1
2
Sinh viên Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng
3
Công ty Viễn thông MobiFone

Tóm tắt - Bài báo giới thiệu điều khiển với phương pháp phản hồi hình Abstract - The paper introduces the visual servoing control applied to
ảnh áp dụng cho dòng chất lưu trong tấm phẳng Poiseuille 2D nhằm mục 2D Poiseuille planes in order to maintain laminar state from turbulence.
đích hiệu chỉnh dòng chất lưu từ chảy rối thành chảy tầng. Trong kỹ thuật In aerospace technology, laminar flow has minimun drag. Therefore,
hàng không, chảy tầng là trạng thái mà lực ma sát nhỏ nhất. Do đó, chảy laminar flow is used to ecomonize energy. Due to the growth of kinetic
tầng được áp dụng để tiết kiệm năng lượng. Do sự tăng trưởng của động energy density, transition from laminar tstate to turbulence appears.
năng, chất lưu trong tấm phẳng Poseuille 2D trở thành chảy rối, vì vậy, Thus, the goal of control law is to minimize the kinetic energy density.
cần thiết áp dụng điều khiển để giảm thiểu động năng. Phương trình mô The governing equation of 2D Poiseuille planes is the Navier Stokes
tả chất lưu trong tấm phẳng Poiseuille 2D là phương trình vi phân đạo partial differential equations which become a state space
hàm riêng Navier Stokes. Sử dụng đa thức Chebyshev, phương trình representation using Chebyshev polynomials. A control law is
Navier Stokes được mô tả bằng phương trình trạng thái. Áp dụng điều designed based on the state space representation to minimize the
khiển lên phương trình trạng thái với mục đích giảm thiểu động năng, kinetic energy density and the flow becomes laminar from turbulence.
dòng chất lưu trở thành chảy tầng từ trạng thái chảy rối. The simulation results have validated our approach.

Từ khóa - phương trình Navier Stokes; chất lưu Poiseuille; động Key words - Navier Stokes equations; Poiseuille flow; kinetic
năng; điều khiển với phản hồi hình ảnh; điều khiển chất lưu. energy density; visual servoing control; flow control.

1. Giới thiệu Có hai cách thực hiện điều khiển dòng chất lưu: bị động
Mục đích của điều khiển với phương pháp phản hồi và chủ động (pasive and active controls) [8]. Điều khiển
hình ảnh (visual servoing control - VSC) là điều khiển sự chất lưu bị động không yêu cầu cung cấp năng lượng và
chuyển động của một robot bằng cách sử dụng dữ liệu không có vòng lặp điều khiển (no loop control) [9]. Phần
(data) cung cấp bởi cảm biến tầm nhìn (vision sensor) [1], lớn kỹ thuật bị động là tối ưu hóa hình học khí động lực
[2]. Đây là một kỹ thuật phổ biến trong cộng đồng điều học, ví dụ cánh của máy bay được thiết kế để giảm lực ma
khiển robot. VSC áp dụng vào điều khiển chất lưu được sát và tăng lực nâng. Ngược với kỹ thuật điều khiển bị
giới thiệu bởi nhóm các tác giả [3], [4], [5]. Trong [3], biến động, điều khiển chủ động cần cung cấp năng lượng và
trạng thái được quan sát thông qua camera, đo đó không vòng lặp điều khiển (loop control) [10], [11]. Năng lượng
cần bộ quan sát (LQE). Bằng cách dùng bộ điều khiển với cung cấp có thể là năng lượng của bộ chấp hành (actuator)
phương pháp phản hồi hình ảnh từng phần (partitioned tác động vào dòng chất lưu. Kỹ thuật điều khiển bị động
visual servoing control - PVSC), ma sát theo thời gian giảm đơn giản, tiết kiệm chi phí thiết kế và sản xuất, dễ dàng duy
theo hàm mũ, nhưng động năng chưa được điều khiển giảm trì hơn kỹ thuật chủ động. Do đó, kỹ thuật điều khiển bị
theo hàm mũ [4]. Do đó, bài báo này trình bày phương pháp động thường được áp dụng vào những ứng dụng thực tế,
điều khiển động năng giảm theo hàm mũ thông qua điều đặt biệt trong kỹ thuật hàng không. Tuy nhiên, kỹ thuật
khiển với phương pháp phản hồi hình ảnh. Hơn thế nữa, điều khiển bị động chỉ áp dụng cho dòng chất lưu đơn giản
kết quả được so sánh với kết quả trước đó (LQR) để chứng và bị giới hạn khi phần lớn dòng chất lưu chuyển động phức
minh rằng với phương pháp phản hồi hình ảnh, chúng ta có tạp và không ổn định. Nguyên nhân này làm cho kỹ thuật
được một kết quả tốt hơn. điều khiển chủ động được chú ý nhiều hơn điều khiển bị
động trong thời gian gần đây.
Điều khiển dòng chất lưu có ứng dụng trong nhiều lĩnh
vực như kỹ thuật hàng không, ôtô, tàu thủy,… Ứng dụng Bài báo đề cập đến điều khiển vòng kín (closed-loop
của điều khiển dòng chất lưu trong kỹ thuật hàng không là control) trong điều khiển chủ động. Để thực hiện điều khiển
tăng lực nâng, giảm lực ma sát, giảm tiếng ồn… Hiện tại, vòng kín, luật điều khiển cần lấy thông tin từ các cảm biến
Airbus mong muốn đến năm 2020 giảm 50% khí thải CO2 (sensor). Thật sự, các cảm biến đó tại một thời điểm phải
so với năm 2000. Trong đó, 20% của sự giảm này là giảm chính xác và tương thích với thời gian và không gian của
ma sát của khí động lực học và kết cấu trọng lực trong máy hiện tượng mà chúng ta muốn điều khiển. Tuy nhiên, phần
bay [6]. Thật sự, trong giảm ma sát của khí động lực học, lớn các phép đo của cảm biến thường dựa trên ứng suất
điều khiển dòng chất lưu như kỹ thuật điều khiển chất lưu trượt (shear stress) từ thiết bị vi cơ điện tử (Micro Electro
chảy tầng và kỹ thuật điểu khiển chất lưu chảy rối - phân Mechanical Systems - MEMS) [12]. Thật không may, số
ly (turbulence & separation) có thể giảm 15% ma sát [7]. lượng cảm biến MEMS đo ứng suất trượt bị giới hạn do số
Thông thường, chất lưu chảy tầng có ma sát nhỏ nhất. Do lượng điểm đặt bị giới hạn. Do đó, tác giả đề nghị sử dụng
đó, mục đích của điều khiển dòng chất lưu là chuyển đổi cảm biến tầm nhìn để giải quyết vấn đề giới hạn số lượng
chất lưu từ chảy rối sang chảy tầng. điểm đặt của cảm biến. Hơn nữa, điều khiển với phương
pháp phản hồi hình ảnh mang lại kết quả tốt hơn trong việc
48 Đào Xuân Quy, Trần Tiến Đạt, Nguyễn Duy Ngân

giảm thiểu ma sát và động năng so với điều khiển LQR này, điều kiện biên không đồng nhất Dirichlet là tín hiệu
bằng cách điều khiển ma sát và động năng theo thời gian điều khiển.
giảm theo hàm mũ. Sơ đồ nguyên lý điển khiển phương trình vi phân đạo hàm
Bài báo được trình bày như sau: Mục 2 trình bày cơ bản riêng Navier Stokes (Partial Differential Equations - PDE)
về dòng chất lưu Poiseuille 2D và mô hình hóa các đại được minh họa trong Hình 2. Luật điều khiển được thiết kế
lượng vật lý thành các biến điều khiển; mục 3 giới thiệu trong không gian Fourier. Đầu tiên, sử dụng điều khiển với
điều khiển với phương pháp phản hồi hình ảnh áp dụng cho phương pháp phản hồi hình ảnh, vận tốc trong không gian vật
dòng chất lưu Poiseuille 2D; mục 4 so sánh kết quả của lý của chất lưu được tính bởi kỹ thuật dòng quang học (optical
điều khiển với phương pháp phản hồi hình ảnh với các flow). Tiếp theo, vận tốc trong không gian Fourier được tính
phương pháp khác; kết luận được trình bày trong mục 5. thông qua biến đổi Fourier. Các biến điều khiển được tính từ
vận tốc. Dựa trên mục tiêu điều khiển, luật điều khiển được
2. Mô hình điều khiển thiết kế. Tín hiệu điều khiển là hàm của biến điều khiển. Điều
2.1. Dòng chất lưu Poiseuille 2D kiện biên trong không gian Fourier tính từ tín hiệu điều khiển.
Dòng chất lưu Poiseuille 2D là dòng chất lưu giữa hai Sau đó, điều kiện biên trong không gian vật lý tính bằng biến
tấm phẳng vô hạn bởi gradient áp suất. Hình 1 minh họa đổi Fourier ngược. Cuối cùng, điều kiện biên tác động để thay
trạng thái ổn định (steady state) của profile vận tốc (biểu đổi dòng chất lưu.
đồ vận tốc), trục Ox là trục hoành độ (streamwise
direction), trục Oy là trục tung độ (wall normal direction).

Hình 1. Chất lưu Poiseuille 2D: profile vận tốc tại điểm M
Phương trình không thứ nguyên Navier Stokes áp dụng
cho chất lưu không nén được trong tấm phẳng Poiseuille
2D tại điểm M được đưa bởi [13].
Hình 2. Sơ đồ điều khiển [5]
 x V  y V  0
 Để thiết kế bộ điều khiển, mô hình trạng thái được giới
 1 (1)
 t V  ( V . ) V P  V thiệu trong mục tiếp theo.
 R
2.3. Mô hình trạng thái
Trong đó, V(x, y, t ) = (U , V ) là vận tốc của chất lưu tại
điểm M, U là vận tốc theo phương Ox và V là vận tốc theo Dòng chất lưu Poiseuille 2D được xem xét xung quanh
điểm cân bằng, sai số giữa trạng thái hiện tại và trạng thái
phương Oy;  là đạo hàm riêng theo trục hoành;  y là đạo
x
cân bằng v  ( u , v )  V  Ve với u là thành phần của v(x,y,t)
hàm riêng theo trục tung;  t là đạo hàm riêng theo thời gian theo Ox, v là thành phần v(x,y,t) theo Oy.
t;    x   y là toán tử gradient;     x2   y2 là toán
2 2 2
Đầu tiên, phương trình vi phân đạo hàm riêng Navier
tử Laplace; P là áp suất và R là số Reynolds. Stokes được tuyến tính hóa xung quanh điểm cân bằng. Sau
Điều kiện biên của chất lưu Poiseuille 2D là điều kiện đó, bằng cách sử dụng biến đổi Fourier và biểu thức
Chebyshev - điểm Gauss-Lobatto [13].
đồng biên nhất Neumann  yV ( x, y  1, t )  0 và điều kiện N st N st N
jn st  x jn st  x
v( x , y , t )=  v ( y , t ) e     n ( y ) a v , n (t) e (3)
biên đồng nhất Dirichlet V ( x, y  1, t )  0. n s t 1 n s t 1 n  0

Khi chất lưu ở trạng thái ổn định, vận tốc V e và áp suất Trong đó:  số sóng (wavenumber); n st , N st chỉ số của
Pe tại điểm cân bằng được xác định bởi: biến đổi Fourier; v(  y , t ) vận tốc trong không gian Fourier;
 n ( y ) biểu thức Chebyshev; a v , n (t) vận tốc tại điểm Gauss-
  t Ve  0
 , (2) Lobatto; n , N chỉ số của biểu thức Chebyshev, phương
  t Pe  0 trình đạo hàm riêng biến đổi thành phương trình vi phân
Áp dụng vào phương trình (1), trạng thái cân bằng của (Ordinary Differential Equations - ODE; xem [3], [5], [13],
dòng chất lưu là ( Ve , Pe )  (1 - y , 0, 2 x / R ) .
2 [14] cho biến đổi chi tiết). Cuối cùng, phương trình trạng
thái của chất lưu Poiseuille 2D được thể hiện:
Mục tiếp theo giới thiệu nguyên lý điều khiển chất lưu
Lx (t )  Ax(t )  Bu(t )  Eu (t ) (4)
Poiseuille 2D.
Trong đó: L, A là ma trận trạng thái; B, E là ma trận
2.2. Điều khiển biên
điều khiển; x(t) là biến trạng thái, liên quan đến a v , n ( t ) ; u ( t )
Chất lưu Poiseuille 2D được điều khiển thông qua điều
là tín hiệu điều khiển, liên quan đến điều kiện biên - biên
khiển biên, có thể áp dụng lên biên trên (y=+1) và biên dưới
trên v(x,y=+1,t) và biên dưới v(x,y=-1,t).
(y=-1) của dòng chất lưu [13], [14], [15]. Trong trường hợp
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 49

Tiếp theo, động năng của chất lưu Poiseuille 2D được lưu thay đổi trạng thái từ chảy rối thành chảy tầng. Kết quả
định nghĩa: minh họa sự khác nhau giữa dòng chất lưu không được điều
1 khiến với dòng chất lưu được điều khiển. Tuy nhiên, cách
 (t ) 
2
 v ( x, y,t ) dVo (5) thức giảm thiểu động năng bằng điểu khiển LQR (tương tự
2VO
PID, H2 / H) không giảm thiểu theo hàm mũ. Động năng
với VO là thể tích được tính [14]. Mô hình hóa  ( t ) theo
tăng và đạt giá trị lớn nhất sau đó giảm về zero (Hình 4(b)).
hàm của biến trạng thái x(t) và tín hiệu điều khiển u(t):
 ( t )  x ( t ) Q x ( t )  2 x ( t ) Q u ( t )  u ( t ) Q u ( t ) (6)
T T T
11 12 22

Trong đó: xT là chuyển vị của x; Qij là ma trận hệ số [5].


Ma sát của chất lưu được định nghĩa [15]:
d(t )    yu( x,1,t ) yu( x,1,t )dx (7)
Mô hình hóa d(t) theo hàm của biến trạng thái x(t) và
tín hiệu điều khiển u(t) [5]:
(a) t=8 (b) t=16
d ( t )  D1 x (t )  D 2 u (t ) (8)
Tiếp theo, chúng ta xem xét sự phát triển của dòng chất
lưu khi không có điều khiển với R=10.000 và  1. Kết quả
mô phỏng dòng chất lưu được viết trên phần mền Matlab
dựa trên code cung cấp bởi McKernan [14]. Hình 3(a) -
3(d) mô tả quá trình phát triển của chất lưu không có tín
hiệu điều khiển theo thời gian t(s). Trong Hình 3(a), hình
bên trái phía trên là động năng, chấm đỏ là động năng tại
thời điểm t, hình bên trái phía dưới là profile vận tốc tại O, (c) t=32 (d) t=100
hình bên phải là trường vận tốc của chất lưu. Do tăng Hình 4. Dòng chất lưu theo thời gian t với điều khiển LQR
trưởng của động năng  ( t ) , dòng chất lưu thành chảy rối, (điều khiển biên trên và dưới)
kết quả minh họa trong Hình 3(a) - 3(d). Trường vận tốc
trong Hình 3(d) rất nhiễu loạn, động năng tiến tới vô cùng. Trong điều khiển chất lưu, chúng ta mong muốn động
Do đó, cần một luật điều khiển để giảm thiểu động năng. năng được giảm thiểu theo hàm mũ. Trong [15], phương
pháp dựa trên hàm Lyapunov áp dụng trực tiếp vào phương
trình vi phân đạo hàm riêng Navier Stokes đạt được giảm
thiểu của động năng theo hàm mũ. Tuy nhiên, phương pháp
này chỉ áp dụng cho số Reynolds nhỏ R<0,25. Trong khi
đó R<49,6 dòng chất lưu luôn ở trạng thái chảy tầng, do đó
cần tìm luật điều khiển áp dụng cho số Reynolds lớn.
Các phương pháp điều khiển PID, LQR, H2 / H thường
dùng hồi tiếp của biến trạng thái x(t). Trong hệ thực, ước
(a) t=0 (b) t=12.5 lượng biến trạng thái x(t) được dùng thay cho x(t). Do đó,
điều khiển LQE được sử dụng để ước lượng biến trạng thái
x(t). Tuy nhiên, LQE phụ thuộc vào điểm đặt cảm biến và
số lượng cảm biến.
Từ những kết quả trước, chúng ta cần một phương pháp
giảm thiểu động năng  ( t ) theo hàm mũ áp dụng cho tất cả
số Reynolds và ước lượng biến trạng thái x(t) không phụ
thuộc vào điểm đặt và số lượng cảm biến.
Trong mục tiếp theo, điều khiển bằng phản hồi hình ảnh
(c) t=25 (d) t=100
được áp dụng vào dòng chất lưu Poiseuille 2D.
Hình 3. Dòng chất lưu không điều khiển theo thời gian t
Để thay đổi trạng thái của dòng chất lưu từ chảy rối 3. Điều khiển với phương pháp phản hồi hình ảnh
sang chảy tầng, chúng ta cần một luật điều khiển áp dụng 3.1. Nguyên lý
vào chất lưu. Các phương pháp áp dụng đề giảm thiểu động Để thực hiện điều khiển với hồi tiếp hình ảnh, một tập
năng như điều khiển PID, LQR, H 2 / H. Hình 4 minh họa hợp đặc trưng thị giác (visual features) s(t) được lựa chọn
kết quả quá trình phát triển của chất lưu khi áp dụng luật từ hình ảnh trên màn hình của camera. Luật điều khiển
điều khiển LQR [14]. Trong Hình 4(a), hình bên phải mô được thiết kế sao cho tập hợp đặc trưng thị giác s(t) tiến tới
tả trường vận tốc của chất lưu, mũi tên theo phương đứng giá trị mong muốn s*(t) tương ứng với đặc trưng thị giác
tại biên mô tả tín hiệu điều khiển u(t). Động năng do vận mong muốn. Phương trình trạng thái của véc tơ sai số
tốc v(t) tiến đến zero, minh họa trong Hình 4(a) - 4(d). e(t) = s(t)-s*(t) được đưa bởi:
Trường vận tốc từ trạng thái nhiễu loạn thành ổn định,
e ( t )   e ( t )  L e ( t ) u ( t ) , (9)
profile vận tốc thành profile vận tốc mong muốn, dòng chất t
50 Đào Xuân Quy, Trần Tiến Đạt, Nguyễn Duy Ngân

Trong đó: u(t) là tín hiệu điều khiển và Le(t) là ma trận với N x là số điểm pixels của camera,e x ( t ) liên quan đến
tương tác hoặc ma trận hình ảnh Jacobi liên kết sự thay đổi nhiễu của phép đo [3]. Bằng cách sử dụng camera, chúng
theo thời gian của đặc trưng thị giác đến sự thay đổi theo thời ta không cần phải xây dựng bộ điều khiển LQE để tính ước
gian của tín hiệu điều khiển tác động lên hệ thống.  t e ( t ) thể lượng của véc tơ trạng thái (chi tiết xem [3]). Thật sự, điều
hiện sự thay đổi của véc tơ sai số e(t) do chuyển động tự do khiển với phương pháp phản hồi hình ảnh đã giải quyết vấn
của đặc trưng thị giác. Mục đích điều khiển là hiệu chỉnh véc đề điểm đặt và giới hạn số lượng cảm biến.
tơ sai số e(t) về zero. Luật điều khiển xây dựng từ (9) sử dụng Mục tiếp theo trình bày giảm thiểu động năng theo hàm mũ
ma trận đã biết Le(t) hoặc ma trận gần đúng Lˆ e ( t ) của ma trận khi áp dụng điều khiển với phương pháp phản hồi hình ảnh.
hình ảnh Jacobi. Chúng ta mong muốn tại thời điểm hiện tại 3.3.2. Giảm thiểu ma sát và động năng
đảm bảo giảm thiểu theo hàm mũ của véc tơ sai số e(t):
Đặc điểm thị giác được chọn là véc tơ trạng thái, áp
e (t )  e(t ) (10) dụng luật điều khiển với phương pháp phản hồi thị giác,
Từ (8) và (9), tín hiệu điều khiển được tính bằng: kết quả mô phỏng theo thời gian của e(t), u(t),  ( t ) và d(t)
  được minh họa trong Hình 6.
u(t )  Lee(t )  Let e(t ) (11)

với L e là nghịch đảo Moore - Penrose của ma trận L . e

3.2. Áp dụng
Hình 5 minh họa nguyên lý áp dụng. Camera (cảm biến
tầm nhìn) được sử dụng để đo trường vận tốc. Thông qua
vận tốc, áp suất và động năng được tính. Để thiết kết luật
điều khiển, động năng là hàm mục tiêu cần phải giảm thiểu.
Phương pháp tính vận tốc từ hình ảnh camera được trình (a) e(t) theo t (b) u(t) theo t
bày chi tiết trong [3].

(c)  ( t ) theo t (d) d(t) theo t


Hình 6. Kết quả của điều khiển với phương pháp phản hồi hình ảnh:
(a) véc tơ sai số; (b) tín hiệu điều khiển; (c) động năng; (d) ma sát
Tất cả các biến điều khiển giảm theo hàm mũ, kết quả
này đảm bảo dòng chất lưu chuyển từ trạng thái chảy rồi
sang chảy tầng theo hàm mũ, minh họa trong Hình 7.
Hình 5. Điều khiển với phương pháp phản hồi hình ảnh So sánh kết quả Hình 4 và Hình 7, điều khiển với
Để động năng giảm theo hàm mũ ε(  t )= - 2ε(t ), từ phương pháp phản hồi hình ảnh đạt được kết quả tốt hơn
phương trình (4), (6) và (7), chúng ta nhận thấy rằng chỉ điều khiển LQR: động năng theo thời gian luôn giảm theo
cần x ( t )    x (t ). Viết lại (4) theo (9) bằng cách sử dụng hàm mũ, tốc độ hội tụ thay đổi đơn giản với tham số λ.
biến trạng thái mới z ( t ) =x ( t ) -L-1 Eu ( t ) , chúng ta có:
-1 -1 -1 -1
z (t ) =L Az ( t ) +(L B+L AL E)u( t ) (12)
Đặc trưng thị giác s(t) được chọn là véc tơ trạng thái
z(t). Phương trình (12) tương đương với (9), trong đó
 e ( t ) = L A z ( t ) và L e ( t ) = ( L B + L A L E ). Một cách đơn giản,
-1 -1 -1 -1
t

luật điều khiển được đưa bởi (11) dựa trên giảm thiểu động
năng theo hàm mũ (10).
(a) t=1 (b) t=3
3.3. Kết quả so sánh
3.3.1. Ước lượng sai số đặc trưng thị giác
Trong thực tế, tín hiệu điều khiển là hàm số của ước
lượng sai số của đặc trưng thị giác.
u (t )   L ˆ  (t ) eˆ (t )  Lˆ  (t) eˆ (t ) (13)
e e t
 
ˆ (t) là ma trận xấp xỉ của L (t). Ước lượng
Trong đó: L e e
sai số được tính: (c) t=22.5 (d) t=30
1 Hình 7. Dòng chất lưu theo thời gian t với điều khiển bằng
eˆ (t )  e(t )  e (t ) (14)
Nx x phương pháp phản hồi hình ảnh (điểu khiển biên dưới)
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 51

4. Kết luận Control Conference (ACC), 2012 (pp. 4084-4089). IEEE.


[5] Dao, X. Q. (2014). Fluid flow control by visual servoing. Doctoral
Bằng cách sử dụng điều khiển với phương pháp phản dissertation, Université Rennes 1.
hồi hình ảnh lên dòng chất lưu Poiseuille 2D, ma sát và [6] Flaig, A. (2008, July). Eco-efficient by design. In Challenges for
động năng theo thời gian giảm theo hàm mũ. Đây là kết aerodynamics engineers for future aircraft design, 8th World
quả tốt hơn so với các loại điều khiển PID, LQR, H2 / H. Congress on Computational Mechanics.
Bộ điều khiển này luôn đảm bảo chất lưu chuyển từ trạng [7] Schrauf, G., Wood, N., & Gölling, B. (2006). Key aerodynamic
technologies for aircraft performance improvement. 5th Community
thái chảy rối thành chảy tầng. Aeronautics Days.
Trong nghiên cứu tiếp theo sẽ mở rộng nghiên cứu chất [8] Gad-el-Hak, M. (2000). Flow Control: Passive, Active, and Reactive
lưu Poiseuille 3D (dòng chất lưu thực) và mở rộng ảnh Flow Management. Cambridge University Express.
hưởng của nhiệt độ (bảo toàn năng lượng) hoặc ảnh hưởng [9] Bushnell, D. M. (1990). Viscous drag reduction in boundary layers. AIAA.
của trường điện từ (lực Lorentz) lên chất lưu Poiseuille. [10] Moin, P., & Bewley, T. (1994). Feedback control of
turbulence. Applied mechanics reviews, 47(6S), S3-S13.
[11] Kral, L. D. (2000). Active flow control technology. ASME FED,
TÀI LIỆU THAM KHẢO Technical Brief, 1-28.
[1] Hutchinson, S., Hager, G. D., & Corke, P. I. (1996). A tutorial on [12] Gad-el-Hak, M. (Ed.). (2010). The MEMS handbook. CRC press.
visual servo control. Robotics and Automation, IEEE Transactions [13] Joshi, S. S., Speyer, J. L., & Kim, J. (1997). A systems theory
on, 12(5), 651-670. approach to the feedback stabilization of infinitesimal and finite-
[2] Chaumette, F., & Hutchinson, S. (2006). Visual servo control. I. Basic amplitude disturbances in plane Poiseuille flow. Journal of Fluid
approaches. Robotics & Automation Magazine, IEEE, 13(4), 82-90. Mechanics, 332, 157-184.
[3] Fomena, R. T., & Collewet, C. (2011). Fluid flow control: a vision- [14] McKernan, J. (2006). Control of plane Poiseuille flow: a theoretical and
based approach. International Journal of Flow Control, 3(2), 133-170. computational investigation. Doctoral dissertation, Cranfield University
[4] Dao, X. Q., & Collewet, C. (2012, June). Drag reduction of the plane [15] Aamo, O. M., Krstić, M., & Bewley, T. R. (2003). Control of mixing by
poiseuille flow by partitioned visual servo control. In American boundary feedback in 2D channel flow. Automatica, 39(9), 1597-1606.

(BBT nhận bài: 16/07/2015, phản biện xong: 22/11/2015)


52 Lại Phước Sơn, Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Thị Anh Thư, Nguyễn Thế Nghĩa

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP MỚI VỀ THEO DÕI VÀ GIÁM SÁT CÁC THÔNG SỐ
SỨC KHỎE TỪ XA SỬ DỤNG CÁC BỘ THƯ VIỆN VẼ BIỂU ĐỒ MÃ NGUỒN MỞ
A NOVEL SOLUTION TO REMOTE HEALTH-PARAMETER MONITORING VIA
OPEN-SOURCE CHART LIBRARY PACKAGES

Lại Phước Sơn1, Nguyễn Trung Kiên2, Nguyễn Thị Anh Thư2, Nguyễn Thế Nghĩa2
1
Học viên CH ngành Kỹ thuật Điện tử, khóa 28 Đại học Đà Nẵng; lpson.tth@gmail.com
2
Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng; {ntkien2, ntathu3, ntnghia4}@dut.udn.vn

Tóm tắt - Các giải pháp hiện nay về theo dõi và giám sát các thông Abstract - There still remain many limitations of current solutions
số sức khỏe từ xa dựa trên tín hiệu thu được từ thiết bị đeo trên to remote health-parameter monitoring based on signals received
cơ thể vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Bài báo này sẽ đề xuất một from wearable devices. This paper presents a novel solution via
giải pháp mới thông qua việc giới thiệu một hệ thống hoàn chỉnh the introduction of a fully - constituted system aimed at monitoring
nhằm theo dõi các thông số sức khỏe như nhiệt độ, nhịp tim, nồng such parameters as temperature, heart rate, arterial saturated
độ oxy bão hòa trong máu… dưới dạng đồng hồ đeo tay thông oxygen level,… in the form of a smart wristwatch and a remote
minh và một hệ thống website theo dõi, giám sát sức khỏe từ xa heath monitoring system with a visual Web interface. Thanks to this
với giao diện web trực quan. Với dịch vụ website này người dùng website service, users can interact with their doctors to make
có thể tương tác với bác sĩ, lên lịch hẹn hay lịch nhắc nhở uống scheduled appointments or reminders for medicine intake,… In
thuốc… Bài báo cũng đề xuất một số bộ thư viện jQuery mã nguồn addition, this paper introduces some open-source chart library
mở hỗ trợ đắc lực trong việc tạo nên các trang web với các biểu packages using jQuery to provide effective support for the
đồ có tính tương tác cao với người dùng. Một hệ tạo tín hiệu điện establishment of websites with many highly interactive diagrams.
tim giả lập cũng được thiết lập nhằm đánh giá nhanh chóng các Also, a virtual heart signal generator is set up to quickly evaluate
thiết kế mức cao như thuật toán xử lý, website hiển thị. high-level designs like processing algorithms and display websites.

Từ khóa - các thông số sức khỏe; máy đo nồng độ oxy trong máu; Key words - health parameters; pulse oximeter; SpO2; remote
SpO2; hệ thống theo dõi giám sát từ xa; GUI; Javascript; jQuery; monitoring system; GUI; Javascript; jQuery; Web service.
Web service;

1. Đặt vấn đề khỏe người dùng đang trong tình trạng nguy kịch, hệ thống
Vấn đề sức khỏe của con người đang ngày càng được cũng không thể giúp gì hơn và vẫn “lạnh lùng” hiển thị
quan tâm hơn. Nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, những những chỉ số sức khỏe lên “màn hình”, mặc dù tính mạng
vật dụng hàng ngày đang dần được trang bị thêm các chức người dùng đang rất nguy hiểm mà không ai hay biết. Liệu
năng theo dõi sức khỏe. Chẳng hạn, áo quần với các cảm rằng có nên có một giải pháp mới thông minh hơn cho vấn
biến được tích hợp bên trong các lớp vải nhằm đo các thông đề theo dõi và giám sát sức khỏe từ xa hiện nay hay không?
số về nhiệt độ và nhịp tim [4]; đồng hồ đeo tay có chức năng Vấn đề thứ hai cần nói đến là việc hiển thị thông tin sức
đo nhịp đập, nhiệt độ và phát hiện té ngã [5]; kính mắt áp khỏe lên giao diện website của các dịch vụ này. Rõ ràng, để
tròng tích hợp chức năng phóng to lên 2.8 lần [6], v.v. Nhiều có thể hấp dẫn người dùng, việc hiển thị cần bắt mắt và có
sản phẩm thương mại thậm chí còn hỗ trợ truyền dữ liệu tính tương tác tốt. Thiết kế các giao diện như vậy thật sự khó
không dây đến điện thoại thông minh hoặc đến một cơ sở dữ khăn và tiêu tốn khá nhiều thời gian. Nghiên cứu này đề xuất
liệu trên internet để người dùng có thể theo dõi tình hình sức sử dụng các thư viện mã nguồn mở, để thiết kế nhanh chóng
khỏe của mình dễ dàng và nhanh chóng. một giao diện website cho hệ thống theo dõi và giám sát các
thông số sức khỏe từ xa. Hai vấn đề nêu trên sẽ được nhóm
tác giả nghiên cứu và trình bày trong bài báo này.

2. Đề xuất một giải pháp mới


Một giải pháp mới cho vấn đề theo dõi và chăm sóc sức
khỏe từ xa được đưa ra. Không chỉ dừng lại ở kết nối một
chiều “người dùng - hệ thống” truyền thống, bài báo đề xuất
thêm hai kết nối mới, đó là “người dùng - hệ thống - bác sĩ”
và “bác sĩ - hệ thống - người dùng”. Với giải pháp truyền
thống, các chỉ số sức khỏe được hệ thống đo đạc và thông báo
Hình 1. Vòng đeo tay theo dõi sức khỏe của hãng Withings cùng với dưới dạng các con số, biểu đồ trên giao diện điện thoại hoặc
giao diện website theo dõi các thông số sức khỏe có tính thẩm mỹ cao trên website, giúp người dùng cũng như người thân có thể theo
Có hai vấn đề được đặt ra. Đầu tiên, các dịch vụ theo dõi được. Với giải pháp mới này, các thông số sức khỏe của
dõi sức khỏe của thiết bị mới chỉ dừng lại ở việc hiển thị bệnh nhân còn được theo dõi bởi bác sĩ. Cùng một lúc bác sĩ
một chiều thông tin sức khoẻ của người dùng qua kết nối có thể theo dõi nhiều bệnh nhân khác nhau. Thông qua những
“người dùng-hệ thống”. Người dùng chỉ có thể theo dõi chỉ số sức khỏe quan sát được, bác sĩ có thể đưa ra những lời
được những số liệu sức khỏe được đo từ thiết bị, và tự nhận tư vấn bổ ích. Bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc nếu cần và tạo
định tình trạng sức khoẻ của mình. Trong trường hợp sức lịch nhắc nhỡ uống thuốc đến bệnh nhân và người nhà, lập lịch
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 53

hẹn tái khám qua hệ thống. Trong trường hợp người dùng có sự khác biệt về khả năng hấp thụ ánh sáng của HbO2 và Hb
sự cố đột xuất về sức khỏe gây nguy hiểm đến tính mạng, hệ tương đối rõ rệt, như được mô tả trong Hình 4.
thống sẽ gửi những thông báo cũng như cuộc gọi đến người
nhà và bác sĩ, nhờ vậy họ sẽ được cứu chữa kịp thời.

Hình 4. Quang phổ hấp thụ của Hb và HbO2 [14]


Hình 2. So sánh giữa giải pháp truyền thống và giải pháp mới Và trong nghiên cứu này, để phù hợp với vị trí đo trên cổ
Chúng tôi đã tiến hành thiết kế một bo mạch thiết bị tay, khi mà đầu đo xuyên thấu như trước đây, không thể đo
điện tử có khả năng đo một số thông số cần theo dõi chính được do kích thước cổ tay khá lớn so với đầu ngón tay, làm
về sức khoẻ, như nhiệt độ, nhịp tim, mức bão hòa oxy trong ánh sáng phát ra khó có thể xuyên qua để đến được đầu thu,
máu. Bo mạch thiết bị sẽ được thiết kế sao cho vừa kích cỡ chúng tôi đã sử dụng đầu đo SpO2 theo phương thức phản xạ
của một chiếc đồng hồ đeo tay thông minh, người dùng chỉ ánh sáng, cho phép đo được dễ dàng trong trường hợp này.
việc đeo nó trên tay và các chỉ số sức khỏe sẽ được tự động
thu thập. Tiếp đến, nhóm tác giả xây dựng một website dịch
vụ, trong đó có sử dụng các bộ thư viện vẽ biểu đồ đồ thị
mã nguồn mở. Website dịch vụ này, ngoài việc theo dõi các
chỉ số sức khỏe, còn hỗ trợ tương tác qua lại giữa người
dùng với bác sĩ, tạo lịch hẹn, lịch nhắc nhở uống thuốc,
Hình 5. Đầu đo xuyên thấu “transmission Pulse Oximeter”
thông báo cấp cứu khẩn cấp, v.v. bên trái và phản xạ “reflectance Pulse Oximeter” bên phải [8]. Ý
tưởng sử dụng ánh sáng phản xạ thay cho ánh sáng xuyên thấu
được đưa ra đầu tiên bởi Brinkman và Zijlstra vào năm 1949
Theo như mô tả trong Hình 5 (bên phải) về phương thức
đo độ phản xạ, ánh sáng phát ra từ các LED (Light Emitting
Diode) sẽ truyền qua các lớp mô, động mạch, tĩnh mạch,
v.v. của cơ thể. Lượng ánh sáng khi đi ngang qua môi
trường vật chất này sẽ bị hấp thụ hoặc bị cản trở, gây tán
xạ. Sau khi tán xạ, ánh sáng có thể đi tiếp đến đầu ra hoặc
bị bẻ cong theo hiệu ứng “quả chuối”, rồi quay lại môi
trường ban đầu như mô tả trong Hình 6.
Hình 3. Đề xuất một giải pháp mới trong theo dõi và giám sát
sức khỏe từ xa (Hệ thống bao gồm thiết bị điện tử đeo được trên
người, có khả năng đo được các thông số sức khỏe và hệ thống
website dịch vụ)
2.1. Thiết kế mô đun đo SpO2 dưới dạng đồng hồ đeo tay
thông minh
Nhóm tác giả đã tiến hành xây dựng một mô đun thiết
bị theo dõi nhiệt độ, nhịp tim và mức bão hòa oxy của máu
trong động mạch (SpO2) dưới dạng đồng hồ đeo tay thông Hình 6. Hiệu ứng “quả chuối” của chùm sáng tán xạ [3]
minh. Đồng thời, để đảm bảo tính thẩm mỹ cho thiết bị và Hình 7 minh họa một ví dụ cụ thể khi các mô tế bào
sự thuận tiện cho người đeo, các cảm biến sẽ được tích hợp được chiếu bởi nguồn sáng 1. Có đến 93-97% số photon
ngay trên thiết bị đeo tay thông minh này. Dữ liệu đo được ánh sáng bị hấp thụ (a) hoặc là bị tán xạ (b), chỉ 3-7% số
sẽ truyền đến máy chủ thông qua mô đun WiFi. Cơ sở lý photon còn lại bị phản xạ bởi sự di chuyển của các tế bào
thuyết về vấn đề đo giá trị SpO2 đã được công bố trong máu đỏ (c,d) và cuối cùng đến được đầu thu 2.
một công trình trước đó vào năm 2013 bởi nhóm tác giả
[1]. Chúng tôi sử dụng hai bước sóng ánh sáng 660nm (màu
đỏ) và 940nm (hồng ngoại) để đo lượng oxy hòa tan trong
máu tại động mạch dựa trên việc xác định mức độ hấp thụ
của hemoglobin có liên kết oxy (Oxyhemoglobin - HbO2)
và hemoglobin không liên kết oxy (Reduced Hemoglobin
- Hb) theo nhịp mạch [7], [8], bởi lẽ tại hai bước sóng này,
Hình 7. Khuynh hướng lan truyền của các tia sáng bên dưới lớp da [2]
54 Lại Phước Sơn, Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Thị Anh Thư, Nguyễn Thế Nghĩa

Hình 8 mô tả sơ đồ khối chức năng của mô đun đo


SpO2. Vì việc đo SpO2 dựa trên sự thu nhận tín hiệu ánh
sáng ở hai bước sóng 660nm (màu đỏ) và 940nm (hồng
ngoại), nên hai LED đỏ và hồng ngoại sẽ được sử dụng.
Hai LED này được dẫn một cách luân phiên nhờ vào khối
điều khiển “LED Driver Circuit”. Khối này dựa vào các tín
hiệu thăm dò mức DC tại cảm biến “Photodiode” hồi tiếp
về để tăng giảm cường độ dẫn của 2 LED, sao cho mức DC
thu được là xấp xỉ bằng nhau. Cảm biến photodiode có
chức năng nhận các hạt photon phản xạ từ hai LED và sản
sinh ra các hạt điện tử tự do để tạo nên dòng điện ở ngõ ra.
Dòng điện này được khối “I/V converter” chuyển thành
điện áp để khối ADC (Analog Digital Converter) của vi
điều khiển có thể đọc được. Tuy nhiên tín hiệu điện áp ở
ngõ ra bộ “I/V convert” vẫn còn quá nhỏ và bị tác động bởi
nhiễu, do vậy chưa thể đưa trực tiếp đến MCU để lấy mẫu,
mà cần phải đi qua các bộ lọc và khuếch đại trước khi đến
MCU. Các khối bộ lọc thông thấp (LPF) và thông cao
(HPF) sẽ làm nhiệm vụ lọc tín hiệu tại ngõ ra khối “I/V
convert” trong dải thông từ 0,5Hz đến 5Hz, tương ứng với
dải nhịp tim khá rộng từ 30 đến 300 nhịp/ phút. Lúc này tín
hiệu đã được loại bỏ phần lớn nhiễu và có thể được lấy mẫu Hình 10. Layout 3D mô đun đo SpO2 và mạch thực tế
tại MCU nhờ vào hai bộ chuyển đổi tương tự sang số ADC0
và ADC1. Các giá trị lấy mẫu thu được lần lượt được sử 2.2. Xây dựng giao diện website ứng dụng các bộ thư viện
dụng cho mục đích điều chỉnh cân bằng DC của hai LED mã nguồn mở
phát tại hai bước sóng và để tính giá trị SpO2. Kết quả của Việc giám sát từ xa thông qua website yêu cầu phải thể hiện
việc tính toán sẽ được thể hiện đầy đủ trên màn hình hiển được chính xác các thông số sức khỏe và thân thiện với người
thị “Display”. Lý thuyết tính toán các khối mạch chức năng dùng thông qua việc sử dụng hiệu quả các biểu đồ, đồ thị thống
cũng đã được giới thiệu trong nghiên cứu trước đây [1]. kê trực quan. Bài báo sẽ trình bày về một số bộ thư viện mã
nguồn mở đáp ứng được yêu cầu trên, giúp tạo những trang web
với những biểu đồ, đồ thị bắt mắt và có tính tương tác cao với
người dùng, làm cho việc giám sát trở nên đơn giản hơn.
Hầu hết các bộ thư viện đều được viết trên ngôn ngữ
jQuery, một thư viện kiểu mới của Javascript, giúp đơn
giản hóa cách viết Javascript và tăng tốc độ xử lý các sự
kiện trên trang web bằng kỹ thuật AJAX, giúp tiết kiệm
thời gian xử lý dữ liệu so với các phương pháp truyền
thống. Kết hợp jQuery và CSS, người lập trình có thể nhanh
chóng tạo nên các website với giao diện bắt mắt hơn, tiện
lợi hơn. Bên cạnh đó, jQuery cũng tương thích với hầu hết
các trình duyệt phổ biến hiện nay, do đó mà người lập trình
Hình 8. Sơ đồ khối chức năng của mô đun đo SpO2 không cần phải viết lại những đoạn lệnh Javascript cho
riêng từng trình duyệt. Vì dựa trên Javascript nên phần mở
rộng của các thư viện viết bằng jQuery cũng có định dạng
*.js. Một số bộ thư viện phổ biến cho việc tạo nhanh các
biểu đồ, đồ thị có thể kể ra như Google Chart, Morris,
ChartKit, Flot, NVD3, Rickshaw, Xcharts, Elycharts, v.v..

Hình 9. Sơ đồ thiết kế mạch cụ thể cho các khối chức năng


Để phù hợp với kích thước của một chiếc đồng hồ đeo
tay nhỏ gọn, bo mạch mô đun cần phải có nhiều cải tiến
đáng kể về phần cứng. Bo mạch được thiết kế với kích
thước 55mm x 35mm nhờ vào việc lựa chọn các linh kiện
điện trở, tụ điện với kích thước siêu nhỏ 10x05 mm (04x02 Hình 11. Một số mẫu biểu đồ sử dụng thư viện ChartKit,
Inch) và sử dụng công nghệ thi công 4 lớp. Morris, Rickshaw, NVD3
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 55

Góp phần quan trọng trong việc xây dựng nên các bộ thư 10ms/mẫu sẽ lấy mẫu tín hiệu, sau đó lưu vào các bảng dữ liệu
viện trên là các tập tin jQuery như: jquery.min.js, để phục vụ cho việc tính toán và vẽ đồ thị. Với một thiết bị có
prettify.min.js, raphael-min.js, v.v. Các tập tin này chứa mã nối mạng Internet, hệ thống đã có thể cho phép người dùng
lệnh tạo nên các chi tiết của đồ thị như loại đồ thị cột hay truy cập và theo dõi các dữ liệu sức khỏe của mình. Quá trình
đoạn thẳng, thuộc tính màu sắc, các trục biểu diễn, hình dạng thực nghiệm trên được thể hiện như trong Hình 15. Một
ký hiệu các điểm sự kiện trên đồ thị, v.v. Và tất cả các tập website đơn giản thể hiện giá trị nhịp tim, nhiệt độ, và dạng
tin này cũng đều là mã nguồn mở. Trong bài báo này tác giả sóng tạo dựng lại được qua quá trình thu thập dữ liệu lấy mẫu.
sử dụng bộ thư viện Morris để biểu diễn dữ liệu dạng đồ thị.

Hình 12. Đoạn mã biểu diễn cách sử dụng bộ thư viện mã


nguồn mở Morris trong lập trình giao diện người dùng

3. Thực nghiệm và kết quả


Sử dụng bo mạch thiết bị và cảm biến phản xạ đo SpO2 Hình 15. Kết quả thực nghiệm với thư viện đồ thị mã nguồn mở
đo tại cổ tay, nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát đo đạc tín áp dụng trong theo dõi sức khỏe từ xa
hiệu thu được tại ngõ ra của bộ chuyển đổi I/V và tại ngõ ra Hình 16 thể hiện một phiên bản website hoàn thiện hơn,
sau cùng khi đã qua các bộ lọc và khuếch đại. Tại ngõ ra bộ cho phép hiển thị một trang thông tin sức khỏe của một
chuyển đổi I/V, tín hiệu điện áp thu được rất bé với biên độ bệnh nhân với đầy đủ các thông tin sức khỏe như nhịp tim,
điện áp AC chỉ dưới 10mV chứa nhiều nhiễu rất khó để xác mức độ bão hòa oxy trong máu, huyết áp tâm thu, huyết áp
định. Tuy nhiên, tín hiệu thu được tại ngõ ra cuối đã loại bỏ tâm trương, nhiệt độ cơ thể, nồng độ đường trong máu. Một
gần như các nhiễu và tín hiệu nhìn thấy khá rõ như thể hiện biểu đồ nhịp tim cũng được thể hiện rất trực quan cho
ở Hình 13. Tại đây, biên độ điện áp AC đạt xấp xỉ vài trăm chúng ta biết độ sâu và đều đặn của nhịp thở, v.v.
mV, đủ để bộ ADC12 bit với sai số lượng tử là (2,5/4096)/2
= 0,3mV của MCU có thể đọc được chính xác.

Hình 13. Thực nghiệm đo đạc trên thiết bị với tín hiệu thu được
trước (trái) và sau (phải) khi đi qua các bộ lọc nhiễu và khuếch đại Hình 16. Sử dụng các bộ thư viện mã nguồn mở tạo nên những
website giám sát sức khỏe từ xa với giao diện đẹp mắt và tính
Song song với thiết kế kiểm nghiệm phần cứng, chúng tôi tương tác người dùng cao
thực hiện tạo dựng tín hiệu nhịp tim bằng phần mềm
Dữ liệu thu thập được có thể thống kê theo từng giai
ArbExpress của hãng Tektronix để đánh giá khả năng đồ họa
đoạn, từ đó hỗ trợ đánh giá chiều hướng tốt xấu của các
của các bộ thư viện mã nguồn mở. Dữ liệu tín hiệu này sẽ
thông số sức khỏe, dự đoán sớm bệnh tật, đưa ra các
được nạp vào thiết bị tạo sóng Function Generator (FG) thông
phương pháp điều trị hiệu quả. Hình 17 thể hiện một biểu
qua cổng USB. Như minh họa trong Hình 14, tín hiệu nhịp tim
đồ hình cột mô tả kết quả thống kê trung bình các giá trị
tạo dựng tương đương với tín hiệu sau khi đã qua hai bộ lọc
sức khỏe theo từng ngày và được chia thành bốn nhóm:
thông thấp 5Hz và bộ lọc thông cao 0,5Hz. Điện thế đỉnh của
nhịp tim, SpO2, huyết áp trên, huyết áp dưới. Sẽ là bất
tín hiệu là 1Vpp, chu kỳ mỗi tín hiệu là 2,7s/3 = 0,9s. Từ đây
thường nếu như có bất cứ một nhóm cột nào có xu hướng
suy ra được giá trị nhịp tim sẽ là 66,7 nhịp/1 phút.
tăng dần hoặc giảm dần. Đó chính là cơ sở để bác sĩ quan
tâm đến.

Hình 14. Tạo tín hiệu nhịp tim giả lập và xuất ra tín hiệu thực
trên Function Generator
Tín hiệu ngõ ra tạo dựng được trên máy FG sẽ được đưa
đến MCU. Tại đây, các bộ ADC12 bit với tốc độ lấy mẫu Hình 17. Biểu đồ hình cột sử dụng thư viện Morris
56 Lại Phước Sơn, Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Thị Anh Thư, Nguyễn Thế Nghĩa

Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã tiến hành khảo Nhiệm vụ tiếp theo sẽ là thiết kế phần mềm nhúng lên
sát lần lượt tất cả các thư viện đồ thị và đưa ra bảng đánh board mạch đo đã thiết kế, cho phép truyền dữ liệu sức
giá riêng cho từng loại (Bảng 1), dựa trên các tiêu chí như khỏe về điện thoại di động thông qua kết nối Bluetooth.
chi phí, yêu cầu kết nối Internet, tính đơn giản, tính phong Đồng thời, phát triển một phần mềm trên điện thoại để
phú, v.v. Từ đó đề xuất lựa chọn đúng loại thư viện cần truyền dữ liệu đến website giám sát đã thiết kế. Cuối cùng,
dùng phù hợp với từng trường hợp riêng biệt. việc đo đạc đánh giá và tối ưu độ chính xác, năng lượng
Bảng 1. So sánh đánh giá các thư viện tiêu thụ thiết bị, tốc độ truyền dữ liệu sẽ được thực hiện
trước khi thi công một phiên bản cuối hoàn thiện.
Tên Miễn phí Internet Sử dụng Sự đa dạng
Google
Lời cảm ơn
có cần dễ ít
Chart Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ bởi các
Morris có không rất dễ trung bình thành viên của Trung tâm Xuất sắc, Trường Đại học Bách
Chartkit - cần dễ nhiều khoa, Đại học Đà Nẵng về những chỉ dẫn tận tình cũng như
Flot có không dễ trung bình
sự hỗ trợ tối đa trang thiết bị, cơ sở vật chất, phòng thí
nghiệm để nhóm có thể thực hiện được nghiên cứu này!
NVD3 có không bình thường nhiều
Rickshaw có không bình thường trung bình
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Xcharts có không bình thường ít
[1] H.T. Tùng, N.V. Ngọc, L.P. Sơn, N.T. Kiên, P.V. Tuấn, “Thiết bị đo
Elycharts có không bình thường ít nồng độ oxy trong máu có kết nối với smartphone – Bước cải tiến
“-“ : chỉ miễn phí đối với mục đích phi thương mại trong chăm sóc sức khỏe”, Tạp chí KHCN, ĐH Đà Nẵng, trang 68-
71, no. 6, 2014.
4. Kết luận [2] A. Lima, J.Bakker, “Noninvasive monitoring of peripheral
perfusion”, DOI 10.1007/s00134-005-2790-2, 2005.
Bài báo đã đề xuất một giải pháp mới cho vấn đề theo
[3] Sijung Hu, “Development of effective photoplethysmographic
dõi và giám sát sức khỏe từ xa thông qua các thiết bị đeo measurement techniques: From contact to non-contact and from
cá nhân và một hệ thống dịch vụ website, không những cho point to imaging”, DOI 10.1109/IEMBS.2009.5334505, ISSN 1557-
phép người dùng thiết bị và người thân có thể theo dõi tình 170X,ieee, Minnesota, USA, 2009.
hình sức khỏe của mình như giải pháp truyền thống, mà [4] Rita Paradiso, Giannicola Loriga, and Nicola Taccini, “A Wearable
Health Care System Based on Knitted Integrated Sensors”, IEEE
còn cho phép bác sĩ có thể tham gia vào dịch vụ này. Hơn transactions on information technology in biomedicine, vol. 9, no.
thế nữa, dịch vụ webiste còn cho phép thiết lập lịch hẹn với 3, september 2005,DOI 10.1109/TITB.2005.854512 ISSN:1089-
bác sĩ hay lịch nhắc nhở uống thuốc một cách dễ dàng. 7771/$20.00 © 2005 IEEE.
Ngoài ra, bài báo cũng đã giới thiệu một số bộ thư viện, vẽ [5] Texas Instruments technical document, SLYT318A: “eZ430
biểu đồ đồ thị mã nguồn mở có tính thẩm mỹ và tương tác Chronos development kit”,2009.
cao, làm tăng hiệu quả truyền đạt thông tin đến người dùng. [6] “The future of Health and the future of wearable tech” PSFK, p. 22-
25, 2014.
Với những khả năng vượt trội về hiệu quả truyền đạt thông
[7] Michael W.Wukitch, “Pulse Oximetry: Anaylysis of theory,
tin, đặc biệt là dễ dàng sử dụng, những bộ thư viện này sẽ technology, and practice, Journal of Clinical Monitoring, DOI
là một công cụ rất hữu ích cho những người lập trình web 10.1007/BF01617328, ISSN 1573-2614,vol. 4, no. 4, Oct 1988.
không chuyên, giúp họ có thể nhanh chóng triển khai ý [8] J.G.Webster, “Design of pulse oximeters”, ISBN 0750304677,
tưởng của mình lên web một cách dễ dàng. August 1997.

(BBT nhận bài: 22/10/2015, phản biện xong: 05/11/2015)


ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 57

TÍNH TOÁN TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG CHO LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI
BẰNG THUẬT TOÁN DÒNG ĐIỆN NÚT TƯƠNG ĐƯƠNG
CALCULATING ENERGY LOSS FOR ELECTRIC DISTRIBUTION NETWORKS
BY MEANS OF AN EQUIVALENT INJECTION CURRENT ALGORITHM

Trần Thanh Sơn, Trần Anh Tùng


Trường Đại học Điện lực; sontt@epu.edu.vn

Tóm tắt - Tính toán trào lưu công suất là một nhiệm vụ quan trọng Abstract - Calculating power flow is an important task in the
trong phân tích hệ thống điện. Đặc biệt, việc sử dụng một thuật toán analysis of a power system. Especially, the use of a highly accurate
có độ chính xác cao và thời gian tính toán nhanh là một yêu cầu cần algorithm with less computing time is a necessity for the problems
thiết cho các vấn đề tối ưu lưới điện phân phối đang được quan tâm of distribution system optimization which is a current concern. This
nghiên cứu hiện nay. Bài báo này giới thiệu ứng dụng của thuật toán paper introduces the application of an equivalent current injection
dòng điện nút tương đương trong phân tích, tính toán tổn thất điện algorithm in analyzing energy loss for an electric distribution
năng của lưới điện phân phối. Thuật toán đề xuất sau đó được áp network. The proposed algorithm has been applied in calculating
dụng để tính toán tổn thất điện năng cho lộ 473E4.6 của lưới điện the energy loss of the 473E4.6 feeder in the Viet Tri medium-
trung áp Việt Trì. Hiệu quả tính toán của thuật toán dòng điện nút voltage network. The calculation effectiveness of this algorithm has
tương đương được so sánh với thuật toán Gauss-Seidel nhằm làm been compared to the Gauss-Seidel algorithm in order to highlight
rõ ưu điểm và triển vọng ứng dụng của thuật toán này. its advantages and application prospects.

Từ khóa - trào lưu công suất; dòng điện nút tương đương; phương Key words - power flow; equivalent injection current; Gauss-Seidel
pháp Gauss-Seidel; tổn thất điện năng; tổn thất công suất. method; electric energy loss; power loss.

1. Đặt vấn đề phân phối sử dụng đánh giá dựa trên biểu thức đại số của
Lưới điện phân phối trung áp được dùng để kết nối các điện áp nút nhận. Teng [4] đã sử dụng phương pháp dòng
trung tâm phụ tải với lưới điện truyền tải. Các lưới điện này điện nút tương đương cho thuật toán trào lưu công suất
thường có cấu trúc hình tia, bao gồm một đường trục chính nhằm giải quyết bài toán tối ưu vị trí và dung lượng tụ bù
từ trạm biến áp và các đường rẽ nhánh kết nối phụ tải tới trên lưới phân phối. Các thuật toán khác được tổng hợp và
đường trục này. Lưới điện hình tia được sử dụng phổ biến hiệu năng của chúng được so sánh bởi Bhutad [5]. Trong
bởi cấu trúc đơn giản và chi phí đầu tư thấp. Tuy nhiên, do bài báo này, thuật toán dòng điện nút tương đương được
điện áp của mạng điện phân phối thấp (dòng điện trên đường giới thiệu. Thuật toán đề xuất sau đó được áp dụng để tính
dây lớn hơn) dẫn đến tổn thất công suất đáng kể trên lưới toán tổn thất điện năng cho lộ 473E4.6 của lưới điện phân
điện này so với lưới điện truyền tải. Theo ước tính của Tập phối trung áp Việt Trì. Hiệu quả tính toán của thuật toán
đoàn Điện lực Việt Nam, tổn thất điện năng toàn hệ thống cũng được so sánh với thuật toán Gauss-Seidel nhằm chỉ rõ
năm 2014 là 8,49%, trong đó tổn thất trên lưới điện phân ưu điểm và khả năng ứng dụng của thuật toán này.
phối chiểm khoảng 6%. Tỉ lệ tổn thất này được kì vọng tiếp
tục giảm trong những năm tiếp theo. Chính vì vậy, giảm tổn 2. Thuật toán dòng điện nút tương đương
thất điện năng là một yêu cầu cấp thiết đối với các công ty Thuật toán dòng điện nút tương đương sử dụng các ma
điện lực, đặc biệt trong lĩnh vực phân phối điện năng. trận Dòng điện Nút – Dòng điện Nhánh (DNDN) và Dòng
Các biện pháp phổ biến cho phép giảm tổn thất điện điện Nhánh-điện Áp Nút (DNAN) để giải bài toán trào lưu
năng trên lưới điện phân phối gồm có tái cấu trúc lưới điện, công suất của lưới điện phân phối. Đối với lưới điện phân
bù công suất phản kháng… Tái cấu trúc lưới điện sẽ thay phối, phụ tải tại nút i được biểu diễn bởi phương trình (1) và
đổi dòng công suất đi từ nút nguồn đến phụ tải một cách dòng điện phụ tải tại nút i được biểu diễn bởi phương trình (2):
hợp lí hơn, cho phép giảm tổn thất trên đường dây. Trong 1,2, … , (1)
khi đó, phương pháp sử dụng tụ bù không chỉ cho phép làm / ∗
(2)
giảm tổn thất mà còn cải thiện điện áp, hệ số công suất của
Đối với mô hình lưới điện phân phối trên Hình 1, dòng
lưới điện. Các giải pháp này đòi hỏi giải quyết các vấn đề
điện trên các nhánh có thể được biểu diễn bởi dòng điện
tối ưu liên quan đến các ràng buộc về kinh tế và kĩ thuật,
nút tương đương:
để có thể lựa chọn cấu hình tối ưu của lưới điện hay vị trí
và dung lượng bù tối ưu khi sử dụng tụ bù.
Các lời giải tối ưu này chỉ có thể đạt được khi bài toán
trào lưu công suất được giải nhiều lần. Chính vì vậy, nhiều
thuật toán trào lưu công suất có độ chính xác cao và thời
gian tính toán nhanh đã được đề xuất cho lưới điện phân Hình 1. Mô hình lưới điện phân phối đơn giản
phối. Các thuật toán này có thể kể nghiên cứu được đề xuất
(3)
bởi Hamouda và đồng nghiệp [1]. Bhujel [2] đề xuất thuật
toán dựa trên phương pháp lan truyền thuận, nghịch. Gosh (4)
và Das [3] đã đề xuất thuật toán trào lưu công suất cho lưới (5)
58 Trần Thanh Sơn, Trần Anh Tùng

Hệ phương trình trên được viết lại dưới dạng ma trận: nhánh và n là số nút của lưới điện.
1 1 1 b. Bước 2
0 1 1 (6) Nếu nhánh Bk nằm giữa nút i và nút j, sao chép hàng i
0 0 1 của ma trận DNAN tới hàng j và điền giá trị tổng trở nhánh
Đối với lưới điện phân phối có nhiều nhánh rẽ từ đường Zịj vào vị trí phần tử thuộc hàng j và cột k.
trục chính, các nút được đánh số lần lượt từ nút nguồn cho c. Bước 3
đến hết nhánh rẽ đầu tiên trên trục chính, sau đó lần lượt
đến các nhánh rẽ tiếp theo cho đến nhánh cuối cùng của Lặp lại bước 2 cho đến khi tất cả các nhánh có mặt trong
ma trận DNAN.
lưới điện. Chỉ số của các nhánh cũng được quy ước theo
cách tương tự. Hình 2 minh họa cho nguyên tắc đánh số Một cách tổng quát, chúng ta có công thức sau:
thứ tự các nút và các nhánh của lưới điện phân phối cho bài ∆ (13)
toán giải tích lưới điện. Thuật toán xây dựng ma trận DNAN được minh họa
Các phương trình dòng điện nhánh có thể được tổng trên Hình 4.
quát hóa bởi phương trình (7):
(7)
Trong đó: B – véctơ dòng điện nhánh;
DNDN – ma trận Dòng điện Nút – Dòng điện Nhánh;
I – véctơ dòng điện nút.
2.1. Thuật toán xây dựng ma trận DNDN
Ma trận Dòng điện Nút – Dòng điện Nhánh của lưới điện
phân phối được xây dựng dựa trên luật Kirchhoff, dòng điện
như minh họa cho lưới điện phân phối trên Hình 1.
Ma trận DNDN được xây dựng theo các bước sau:
a. Bước 1
Tạo ma trận rỗng kích thước m*n-1, trong đó m là số
nhánh và n là số nút của lưới điện.
b. Bước 2
Nếu nhánh Bk nằm giữa nút i và nút j, sao chép cột i của
ma trận DNDN tới cột j và cộng thêm 1 vào vị trí của hàng
k và cột j.
Hình 2. Nguyên tắc đánh số thứ tự nút và dòng điện nhánh
c. Bước 3
Lặp lại bước 2 cho tới khi tất cả các nhánh được tính
đến trong ma trận DNDN.
Thuật toán xây dựng ma trận DNDN được minh họa
trên Hình 3.
2.2. Thuật toán xây dựng ma trận DNAN
Ma trận DNAN biểu diễn mối quan hệ giữa dòng điện
nhánh và điện áp nút. Sự chênh lệch điện áp giữa hai nút
kề nhau trên lưới điện được giới thiệu trên Hình 1, được Hình 3. Xây dựng ma trận DNDN
tính toán trực tiếp từ hệ phương trình:
(8)
(9)
(10)
Thay các biểu thức điện áp U2 và U3 trong các phương
trình (8) và (9) vào phương trình (10), ta có thể biểu diễn
phương trình điện áp U4 như Hình 2.
(11) Hình 4. Xây dựng ma trận DNAN
0 0 2.3. Thuật toán giải bài toán trào lưu công suất cho lưới
0 (12) phân phối
Điện áp các nút của lưới điện phân phối hình tia có thể
Ma trận DNAN được xây dựng theo các bước sau: đạt được bằng thuật toán dòng điện nút tương đương như đã
a. Bước 1 đề cập trong các phần trên. Bài toán trào lưu công suất được
Tạo ma trận rỗng kích thước n-1*m, trong đó m là số giải theo lưu đồ thuật toán được giới thiệu trên Hình 5.
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 59

Nhập dữ liệu lưới điện và dữ liệu các máy biến áp phân phối. Cấu trúc dữ liệu các
nút, đường dây và giao diện của phần mềm lần lượt được
giới thiệu trên Hình 7, Hình 8 và Hình 9. Phần mềm này
Khởi tạo ma trận DNDN gồm các khối đọc dữ liệu từ file Excel, khối tính toán trào
và ma trận DNAN lưu công suất và khối lưu trữ kết quả cũng dưới dạng file
Excel, cho phép người dùng khai thác kết quả tính toán tổn
thất công suất, tổn thất điện năng trên lưới điện nhằm phục
Xây dựng ma trận vụ công tác quản lí và vận hành.
[DNDN]*[DNAN]
Ngoài ra, một mô đun bù tối ưu công suất phản kháng
đang được phát triển, cho phép tính toán lựa chọn vị trí đặt
và dung lượng bù tối ưu của các tụ bù.
Cho số liệu ban đầu Ui0
(nút PQ) k = 0 Các tính toán sử dụng hai thuật toán Gauss-Seidel và
Dòng điện nút tương đương được thực hiện trên cùng một
máy tính. Lời giải của bài toán trào lưu công suất đạt được
Tính Iik = (Si/Uik)* khi sai số lớn nhất giữa hai phép lặp liên tiếp nhỏ hơn 10-8.
Tính ΔUik+1 = [DNDN]*[DNAN]*[I k]
Giá trị mô đun điện áp và góc pha các nút giải bằng
thuật toán dòng điện nút tương đương được báo cáo trong
Cập nhật Uik+1 = Uik + ΔUik+1 Bảng 2.
k+1 k+1
Tính Ii = (Si/Ui )* Bảng 2. Mô đun điện áp nút của lộ 473E4.6 Việt Trì tính toán
Tính ΔIik+1 = Iik+1-I ik
bằng thuật toán dòng điện nút tương đương
Nút Mô đun U (kV) Góc pha U (°)
Tìm max ΔIik+1
1 22 0
2 21,99021 0.12750
3 21,98768 0,24849
4 21,98766 0,24855
Đúng
max ΔIik+1<sai số Kết thúc 5 0,39982 0,55790
6 21,97426 0,36895
7 21,97406 0,36935
Sai
8 0,39943 5,09770
9 21,97402 0,36950
k = k+1
10 0,39984 0,71246
Hình 5. Thuật toán dòng điện nút tương đương 11 21,97201 0,38986
3. Tính toán tổn thất điện năng trên lộ 473E4.6 lưới 12 21,97176 0,39093
điện Việt Trì 13 21,96547 0,45067
Thuật toán dòng điện nút tương đương được áp dụng để 14 21,96533 0,45113
tính toán tổn thất điện năng trên lộ 473E4.6 thuộc lưới điện 15 21,96119 0,49068
trung áp thành phố Việt Trì. Hiệu quả tính toán của thuật
toán cũng được so sánh với thuật toán Gauss-Seidel về tốc 16 21,96116 0,49075
độ hội tụ và thời gian tính toán. Sơ đồ lộ 473E4.6 được giới 17 0,39933 0,52882
thiệu trên Hình 6. 18 21,95867 0,51422
Lộ 473E4.6 bao gồm 36 nút, chủ yếu cung cấp điện 19 21,95562 0,53536
năng cho các phụ tải công nghiệp. Các thông số về thời
gian sử dụng công suất cực đại Tmax và thời gian tổn thất 20 21,95555 0,53568
cực đại của phụ tải được báo cáo trong Bảng 1. 21 21,95258 0,55638
Bảng 1. Thời gian sử dụng công suất cực đại và thời gian tổn 22 21,95205 0,55863
thất cực đại của lộ 473E4.6 Việt Trì. 23 21,94420 0,61439
STT Tmax (h) (h) 24 21,94392 0,61505
1 4183 2541 25 0,39911 0,75533
Nhằm tạo thuận lợi cho việc tính toán, chúng tôi đã phát 26 21,94227 0,62776
triển một phần mềm giải tích lưới điện trên nền tảng 27 21,93842 0,64456
Matlab. Phần mềm này sử dụng cấu trúc dữ liệu chứa trong
các file Excel. Người dùng chỉ việc nhập dữ liệu theo từng 28 21,93765 0,64642
đối tượng bao gồm dữ liệu các nút, dữ liệu các đường dây 29 21,94153 0,63264
60 Trần Thanh Sơn, Trần Anh Tùng

30 21,93935 0,63749
31 21,93830 0,63982
32 0,40062 3,10634
33 21,93926 0,63772
34 21,94130 0,63434
35 21,93627 0,66044
36 21,94130 0,63435

Hình 8. Cấu trúc dữ liệu cho các đường dây


của lưới điện cần tính toán

Hình 9. Giao diện của chương trình giải tích lưới điện phân phối
Thuật toán Gauss-Seidel cũng được áp dụng để tính
toán giá trị điện áp các nút của lộ 473E4.6. Hiệu quả tính
toán của hai thuật toán được so sánh trong Bảng 3.
Bảng 3. So sánh hiệu quả tính toán của hai thuật toán.
Thuật toán dòng điện Thuật toán
Chỉ tiêu
nút tương đương Gauss-Seidel
Sai số đặt 10-8 10-8
Số bước lặp 7 4218
Thời gian tính toán (s) 0,6864 7,4256
Hình 6. Sơ đồ lộ 473E4.6 Việt Trì
Từ kết quả tính toán, chúng ta thấy một cách rõ ràng sự
hiệu quả về thời gian tính toán cũng như tốc độ hội tụ của
thuật toán dòng điện nút tương đương so với thuật toán
Gauss-Seidel. Đặc biệt, thời gian tính toán khi sử dụng
thuật toán dòng điện tương đương giảm 10 lần có ý nghĩa
quan trọng khi trào lưu công suất cần phải giải nhiều lần
trong các bài toán tối ưu lưới phân phối.
7

Hình 7. Cấu trúc dữ liệu cho các nút của lưới điện cần tính toán 0
0 5 10 15 20 25 30

Hình 10. Tổn thất công suất tác dụng trên đường dây của lộ 473E4.6
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 61

Tổn thất công suất tác dụng trên đường dây của lộ lưu công suất nhiều lần. Do đó, việc sử dụng một thuật toán
473E4.6 tính toán bằng thuật toán dòng điện nút tương có độ chính xác cao và thời gian tính toán nhanh là một yêu
đương được giới thiệu trên Hình 10. Từ kết quả này, chúng cầu quan trọng. Thuật toán dòng điện nút tương đương là
ta thấy rằng một số nhánh đầu nguồn có tổn thất cao do một thuật toán đơn giản, đáp ứng được yêu cầu về độ chính
dòng công suất lớn từ nguồn đi xuống phân bổ cho các xác và tốc độ tính toán. Thuật toán đã được áp dụng để tính
nhánh. Các nhánh có tổn thất nhỏ hơn chủ yếu cho chiều toán tổn thất điện năng cho lộ 473E4.6 của lưới điện Việt
dài đường dây ngắn. Trì. Bên cạnh đó, một phần mềm giải tích lưới điện phân
Dựa trên thời gian tổn thất cực đại, tổn thất điện năng phối cũng được phát triển nhằm ứng dụng thuật toán dòng
trên đường dây, trên máy biến áp và toàn lộ 473E4.6 sau điện nút tương đương. Các ưu điểm của thuật toán mang
đó cũng được tính toán và báo cáo trong Bảng 4. đến triển vọng ứng dụng cho các vấn đề tối ưu hóa lưới
Bảng 4. Tổn thất điện năng trên lộ 473E4.6 lưới điện Việt Trì
điện phân phối.

Chỉ tiêu Tổn thất điện năng (kWh) TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tổn thất trên đường dây 79 157 [1] Abdellatif Hamouda, Khaled Zehar, Improved algorithm for radial
Tổn thất trong máy biến áp 118 560 distribution networks load flow solution, International Journal of
Electrical Power & Energy Systems, Volume 33, Issue 3, March
Tổng tổn thất toàn lộ 473E4.6 197 717 2011, Pages 508-514.
[2] Bhujel, D.; Adhikary, B.; Mishra, A.K., "A Load Flow Algorithm for
Các kết quả tính toán chỉ ra rằng tổn thất điện năng của Radial Distribution System with Distributed Generation,"
lộ 473E4.6 chủ yếu do tổn thất trong các máy biến áp phân Sustainable Energy Technologies (ICSET), 2012 IEEE Third
phối 22/0,4kV. Dựa trên các đánh giá này, Công ty Điện International Conference on, vol., no., pp.375,380, 24-27 Sept. 2012.
lực Phú Thọ có thể đề ra các phương án vận hành tối ưu [3] S. Ghosh and D. Das, “Method for load-flow solution of radial
distribution networks”, IEE Proc.-Gener. Transm. Distrib, Vol. 146,
nhằm làm giảm tổn thất điện năng cho lộ 473E4.6. No. 6, November 1999.
[4] Jen-Hao Teng, “A Direct Approach for Distribution System Load
4. Kết luận Flow Solutions”, IEEE Transactions On Power Delivery, VOL. 18,
No. 3, July 2003.
Các yêu cầu giảm tổn thất điện năng hiện nay đòi hỏi [5] A.G. Bhutad, S.V. Kulkarni and S.A. Khaparde, “Three-phase Load
lưới điện phân phối phải được tối ưu hóa. Trong khi đó, lời Flow Methods for Radial Distribution Networks”.
giải của bài toán tối ưu đòi hỏi phải thực hiện tính toán trào

(BBT nhận bài: 26/08/2015, phản biện xong: 26/09/2015)


62 Phạm Trường Tùng

ĐIỀU KHIỂN QUỸ ĐẠO ROBOT BỐN BẬC TỰ DO


CONTROLLING THE PATH OF 4 DOF ROBOT

Phạm Trường Tùng


Trường Đại học Phạm Văn Đồng; pttung@pdu.edu.vn

Tóm tắt - Robot 4 bậc tự do dạng RRR.R là dạng robot có nhiều ưu Abstract - The 4DOF (degree of freedom) robot RRR.R has more
điểm hơn so với các robot 4 bậc tự do khác nhờ khả năng định advantages than other 4DOF robots through flexible orientation
hướng và vị trí một cách linh hoạt. Bài báo giới thiệu cách thức điều and position. This paper presents a method to control the end
khiển điểm tác động cuối của robot bám theo một quỹ đạo trong effector of 4DOF robot to follow the path that is desired on
không gian Descarte cho trước bằng cách tính toán ma trận biến đổi Descarter-coordinates by calculating the homogeneous matrix.
thuần nhất bằng phương pháp biến đổi tọa độ. Trên cơ sở ma trận On the basis of homogeneous matrix, the robot’s inverse
thuần nhất, tính toán động học ngược của robot và thiết kế quỹ đạo kinematic dynamics is calculated and the robot‘s joint space
biến khớp của robot để cơ cấu chấp hành cuối bám theo quỹ đạo đã trajectory is designed. On the basis of dynamics, this paper
cho. Với mô hình động lực học robot, bài báo giới thiệu một bộ điều proposes a controller that is designed by slide mode control
khiển theo phương pháp điều khiển trượt (slide mode control) để điều theory to control joints according to the determination of joint
khiển các khớp theo quỹ đạo biến khớp vừa xác định. Các kết quả trajectories. The results are simulated by using Matlab.
được kiểm tra mô phỏng bằng phần mềm Matlab.

Từ khóa - robot; 4DOF; quỹ đạo biến khớp; quỹ đạo cung tròn; Key words - robot; 4DOF; joint trajector; arc path; slide mode
điều khiển trượt. control.

1. Đặt vấn đề phẳng O0X0Y0 là β0, góc hợp giữa tia ORB với giao tuyến
Robot 4DOF có kết cấu 4 khớp quay RRR.R bị hạn chế mặt phẳng α và mặt phẳng O0X0Y0 là βf, góc hợp giữa hướng
bởi khả năng định hướng trong không gian (so với các của cơ cấu chấp hành cuối với giao tuyến mặt phẳng α và
robot có số bậc tự do cao hơn), do đó khó thực hiện được mặt phẳng O0X0Y0 là β(t). Điểm E thể hiện vị trí hiện tại của
các nguyên công đòi hỏi khắt khe về vị trí và hướng của cơ cơ cấu chấp hành cuối của robot. Cơ cấu chấp hành cuối di
cấu chấp hành cuối (như nguyên công sơn, hàn…). Trong chuyển theo hướng của cung tròn từ A đến B (Hình 2).
khi đó, quỹ đạo cung tròn trong không gian là dạng quỹ đạo
thường được sử dụng trong thực tế (như trong nguyên công (t)
hàn ống). Bài viết giải quyết bài toán định vị trí và hướng 
B OR
của robot bám theo một cung tròn trong không gian nằm x
Z0
trong trường công tác của robot và thiết kế bộ điều khiển để E
y

điều khiển robot theo quỹ đạo đã thiết kế.  z
A
 Y0
2. Kết quả nghiên cứu O0
2.1. Bài toán đặt ra 

Cho robot 4DOF có bốn khớp quay, cho một cung
tròn được định hướng nằm trong mặt phẳng vuông góc
X0
với mặt phẳng O0X0Z0 gắn trên đế của robot và nằm trong
Hình 2. Xác định các giá trị bài toán
trường công tác của robot. Điều khiển cơ cấu chấp hành
cuối của robot bám theo cung tròn và có phương của
vector hướng đi qua tâm cung tròn.
(t)
f
 R OR
B OR B
Z0 
 E

A
 Y0

O0 A  
 Hình 3. Mô hình điểm tác động cuối của robot trên quỹ đạo 
Gắn vào điểm OR một hệ trục tọa độ ORxyz, sao cho
mặt phẳng ORxy trùng với mặt phẳng α, trục ORx trùng
X0

Hình 1. Mô hình bài toán với đường ORE, chiều của ORx là chiều của vector ORE.
2.2. Giải bài toán Như vậy ma trận biến đổi thuần nhất mô tả vị trí và
Gọi góc giữa hai mặt phẳng α và mặt phẳng O0X0Z0 là φ, hướng của hệ tọa độ ORxyz so với hệ tọa độ O0X0Y0Z0 là:
góc hợp giữa tia ORA với giao tuyến mặt phẳng α và mặt H = Trans(P).Rot(z, φ).Rot(x,900).Rot(z,β(t)).
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 63
   
Trong đó P P  X OR .i  YOR . j  Z OR .k Trong đó:
Vậy các ma trận biến đổi là: - Hệ tọa độ O4 mô tả hướng và vị trí của điểm cuối
của khâu thứ 4.
1 0 0 X O    
  0 1 0 YO 
R
- Hệ tọa độ E với các vector hướng n, o, a mô tả
Trans ( P)   hướng và vị trí điểm tác động cuối gắn trên robot
0 0 1 ZO 
R
(1)
  R (ví dụ như đầu mũi hàn…)
0 0 0 1 
Như vậy ta có:
 cos( )  sin( ) 0 0 é0 0 - 1 R ù
 sin( ) cos( ) 0 0 0 0 1 a  ê ú
Rot ( z ,  )    0 1 0 0  base ê0 1 0 0 ú
0
(2)
0 0 1 4
TTool   ê
; Pobj = ê ú
  1 0 0 0 ú
 0 0 0 1   ê 1 0 0 0 ú
 0 0 0 1  ê ú
é1 0 0 0ù ëê 0 0 0 1 ûú
ê ú
ê0 0 - 1 0ú Để tìm vị trí góc quay của các khớp, ta giải phương
Rot ( x, 90 ) = ê
0 ê ú (3) trình (6) với các biến khớp, do đó ta có:
ú
ê 0 1 0 0ú
ê0 0 0 1ú T4= H(t)basePobj4TTool-1 (7)
ëê ûú
Như vậy theo (7):
 cos(  (t ))  sin( (t )) 0 0
 sin(  (t )) cos(  (t )) 0 0 C ( t ) C S ( t ) C S X O   R  a  C ( t ) C 
R
Rot ( z ,  (t ))    C S YO   R  a  C ( t ) S 
0
(4) S S C
0 0 1 T4    ( t )   (t )  
 Ro
 
R

 0 0 0 1  S  ( t ) C ( t ) 0 ZO   R  a  S  (t ) 
R

 
Vậy ma trận biến đổi thuần nhất là:  0 0 0 1 
éC b ( t ) Cj -Cj S b ( t ) Sj XO ù
bot 4 bậc tự do kết cấu kiểu RRR.R có mô hình động học
ê úR
như sau [1]:
êC S - S b ( t ) Sj -Cj YO úú
ê b (t ) j (5)
H (t ) = ê ú
R
a2 a3 a4

ê S b (t ) Cb (t) 0 ZO ú
ê úR

ê 0 0 0 1 ûú
Y1 Y2 Y3 Y4

ë O3

Trong đó: O1 X1 O2 X2 X3 O4 X4

Cβ(t) = cos(β(t)); Sβ(t) = sin(β(t)); Cφ = cos(φ); Sφ = Z1 Z2 Z3 Z4

sin(φ);
d1
Vị trí đến của tay máy được mô tả bằng phương trình Z0

sau [2,5,6]: Y0

T44TTool = H(t)basePobj (6) O0 X0

Trong đó:
- T4 là ma trận biến đổi thuần nhất mô tả hướng và Hình 5. Mô hình động học robot
vị trí của hệ tọa độ gắn trên khâu chấp hành cuối so Với mô hình động học như vậy, phương trình động
với hệ tọa độ gốc. học của robot như sau:
- 4TTool là ma trận biến đổi thuần nhất mô tả hướng éC C -C1 S 234 S1 a 4 C1C234 + a3 C1C23 + a2 C1C2 ù
và vị trí của điểm tác động cuối của công cụ đối ê 1 234 ú
ê S1C234 -S1 S 234 -C1 a 4 S1C234 + a3 S1C 23 + a 2 S1C 2 ú
với hệ tọa độ gắn trên khâu chấp hành cuối. T4 = êê ú
- H(t) là ma trận biến đổi thuần nhất, là một hàm ê S234 C234 0 a 4 S234 + a3 S 23 + a2 S 2 + d1 úú
theo thời gian, mô tả hệ tọa độ làm việc OR của ê 0 ú
êë 0 0 1 úû
đối tượng đối với hệ tọa độ gốc của robot.
Giả sử vị trí khâu chấp hành cuối nằm ở vị trí thỏa
- basePobj là ma trận biến đổi thuần nhất mô tả hướng
mãn điều kiện tồn tại nghiệm, theo [1] ta có nghiệm toán
và vị trí của cơ cấu chấp hành cuối so với hệ tọa độ
học của robot là:
làm việc OR.
1   arctan 2(a x , a y )
Điểm tác động cuối của robot được mô tả như Hình 4.  2 =arctan2(A,B)

 =arctan2(  1  C 2 , Px  Py  a3  a 2 )
2 2 2 2
(8)
B

 3 3
a3  a2
2 2

 4 = 234   2   3

OR
x Với:
y a
x
E y C1 = cos1; S1 = sin1; C2 = cos2; S2 = sin2;
C12 = cos(1 + 2); S12 = sin(1 + 2) …
O
o z
z n
 a
A


Hình 4. Mô tả điểm tác động cuối của robot


64 Phạm Trường Tùng

(a3C3 + a2 ) (a3 S23 + a2 S2 ) - a3 S3 (a3 C23 + a2 C2 ) 1  Y (t ) 


A= ; ua (t ) = qm + qm + K b qm (10)
(a3C3 + a2 ) + (a3 S3 )
2 2
Q(t ) Q(t )
Từ đó ta có phương trình trạng thái của hệ thống như sau:
(a3C3 + a2 ) (a3C23 + a2C2 ) + a3 S3 (a3 S23 + a2 S2 )
B=  dx1
( a3C3 + a2 ) + ( a3 S3 )  dt  x2
2 2

 dx2
nx = -Cb ( t ) Cj ; n y = -Cb ( t ) Sj - Cb (t ) S j S y ; n z = -S b (t ) ;  (t )ua (t )   (t ) x2  (t ) K b x1
 (11)
ox = Sb (t ) Cj ; o y = S b (t ) Sj ; oz = -Cb (t ) ; ax = Sj ;  dt 
 y  x1   m
a y = -Cb ( t ) ; a z = 0; px = X O + ( R + a) Cb ( t ) Cj ;
R

p y = YO + ( R + a )Cb (t ) Sj ; pz = ZO + ( R + a ) Sb (t )
R R
Với:
K a  Ra J (t ) La dJ (t )  Ka
Px = C1 px + S1 p y - a 4 C234 ; Py = p z - d1 - a 4 S 234  (t )   ;  (t ) 
La J (t )  K a K a dt  La J (t )
Để chuyển động các khớp được liên tục và mượt, ta
chọn quy luật vận tốc góc của điểm tác động cuối so với Ta thấy trong mô hình của đối tượng điều khiển (11)
tâm quay là OR là một hàm bậc 2 (tức  (t ), là một hàm có các tham số biến đổi tùy theo vị trí của các khớp robot
theo thời gian, do đó ta sẽ sử dụng phương pháp điều
bậc 2 hay b (t ) là hàm bậc 3) [2,5]. Do đó, ta có hàm  (t )
khiển bền vững để điều khiển. Cụ thể trong trường hợp
theo thời gian như sau: này, ta lựa chọn phương pháp điều khiển trượt (Sliding
3 (b f - b0 ) - 2b0 + b f t f ( ) Mode Control) để thiết kế bộ điều khiển [3,4].
b (t ) = b0 + b0 t + .t 2 Gọi:
tf 2
(9)  yd(t) là tín hiệu đặt (là một hàm biến thiên theo thời
( )
b0 + b f t f - 2 (b f - b0 ) gian).
+ .t 3  e(t) = yd(t) – y(t) là sai lệch giữa tín hiệu đặt và tín
tf3
hiệu điều khiển.
Với 0 và  f lần lượt là vận tốc góc tại thời gian t=0 Do mô hình là bậc 2, nên ta sử dụng hàm trượt có dạng:
và t= tf, tf là khoảng thời gian để robot di chuyển từ vị trí
de
được định vị bởi góc b 0 đến góc  f . s = k1 e + (12)
dt
2.3. Thiết kế bộ điều khiển robot
Với k1> 0 để phương trình s(e) có đa thức đặc tính
Xét mô hình động lực điều khiển robot sử dụng động A(p) = k1 + p là một đa thức Hurwitz.
cơ điện một chiều kích từ độc lập như sau:
Từ hàm trượt s ta có:
de d ( yd - y )
La(t) Ra(t) Uf (t) s = k1e + = k1 ( yd - y ) + (13)
Rf (t) dt dt
 dyd   dy 
Lf (t)  s   k1 yd     k1 y   (14)
 dt   dt 
eb(t)
Ua(t)
 dyd 
Vậy mặt trượt s   k1 yd     k1 x1  x2 
m(t) (15)
 dt 
Mm(t)
Jm Với hàm trượt s, nhiệm vụ của bộ điều khiển là phải
tạo ra được s0 để có e0 và điều này tương đương với:
Hình 6. Mô hình động cơ một chiều kích từ độc lập
ds
sgn( s ) < 0 (16)
dt
JL(t)
Chọn K > 0, từ điều kiện trượt ta được:
ds
sgn( s )   K K  0 (17)
dt
L(t) ML(t)
Từ (15), (17) ta được:
 dyd  
d   k1 yd     k1 x1  x2  
  dt   sgn( s )   K
dt
Mm(t) Jm
m(t)  dy d d 2 y d dx1 dx2 
  k1  2
 ( k1  )  sgn( s )   K
Hình 7. Truyền động cho khớp robot  dt dt dt dt 
Ta có phương trình vi phân mô tả mối quan hệ giữa  dyd d 2 y d  dy
đầu vào hệ thống (điện áp) và đầu ra hệ thống (vận tốc   k1    k1  (t )ua (t )  (t ) K b x1
 dt dt 2  dt
góc của trục động cơ):
  (t ) x2  sgn( s )   K
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 65

  k1e  yd  (t )ua (t )  (t) Kb x1 (t) x2  sgn(s)  K(18)


k1e  
yd (t )ua (t) (t)Kbx1 (t)x2   K sgn(s) (19)
Từ (19), ta được
 
(t )ua (t )  K sgn(s)  k1 e y d  (t )x2  (t )Kb x1 (20)
Ta được:
1
ua (t ) = [ K sgn(s) + k1e + yd +Y(t) x2 +Q(t) Kb x1 ] (21)
Q(t )
2.4. Kết quả
Các kết quả mô phỏng bằng phần mềm Matlab cho
thấy bộ điều khiển được thiết kế hoạt động tốt, thời gian
đáp ứng nhanh, sai lệch tĩnh nhỏ trong phạm vi cho phép. Hình 11. Vị trí góc và vận tốc góc trên trục khớp 4
Tuy nhiên, hiện có hiện tượng Chatterring khi sử dụng Mô phỏng với cung tròn có tọa độ tâm OR là (0.6m; 0m;
hàm sign(s). Hiện tượng Chatterring giảm hẳn khi ta sử 0.2m); bán kính R = 0.25m; cung tròn giới hạn bởi
dụng hàm bão hòa sat(s) thay cho sign(s) [4]. 0  1350 và  f  1800 . Các thông số của robot lần lượt là
d1 = 0.1m; a2 = 0.3m; a3 = 0.3m; a4 = 0.1m; a = 0.05m.
Thông số động cơ: Ka = 0.01; Kb = 0.01; Ra = 3 ;
La = 0.05H; Jm = 1N.m. Vận tốc ban đầu b 0 = 0.02 rad/s; vận
tốc cuối  f = 0. Các hệ số K = 1 và k1 = 1. Kết quả như sau:
Kết quả mô phỏng ta thấy sai số của cơ cấu chấp hành
cuối e = 6,6.10-5m.

Hình 8. Vị trí góc và vận tốc góc trên trục khớp 1

Hình 12. Quỹ đạo điểm tác động cuối của robot

Hình 9. Vị trí góc và vận tốc góc trên trục khớp 2

Hình 13. Sai số trên điểm tác động cuối của robot

3. Kết luận
Kết quả nghiên cứu đã hoàn thành việc thiết kế quỹ
đạo của robot 4DOF định hướng và vị trí theo một cung
Hình 10. Vị trí góc và vận tốc góc trên trục khớp 3 tròn cho trước nằm trong trường công tác của robot. Trên
66 Phạm Trường Tùng

cơ sở quỹ đạo các biến khớp tìm được, tác giả đã thiết kế TÀI LIỆU THAM KHẢO
bộ điều khiển kiểu slide mode để điều khiển các động cơ [1] Phạm Trường Tùng, Điều khiển đồng bộ robot 4 bậc tự do, Luận
trên các khớp của robot. Kết quả tính toán được mô phỏng văn thạc sĩ kĩ thuật, Đại học Đà Nẵng, 2011.
bằng phần mềm Matlab với các cung tròn khác nhau và [2] Phạm Đăng Phước, Robot công nghiệp, NXB. Xây dựng, Hà Nội
cho chất lượng điều khiển khả quan. 2007.
[3] Nguyễn Doãn Phước – Phan Xuân Minh – Hán Thành Trung, Lý
Tuy nhiên, bộ điều khiển kiểu slide mode có nhược
thuyết điều khiển phi tuyến, NXB. Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội
điểm là sự dao động của tín hiệu điều khiển lớn, dễ gây 2008.
hư hỏng cho các thiết bị điện và cơ khí. Chính vì vậy, tác [4] Jean –Jacques E.Slotine – Weiping Li, Applied Nonlinear Control,
giả sẽ có những đề xuất giải pháp điều khiển khác để khắc Prentice Hall, New Jersey 1991.
phục nhược điểm này. [5] Reza-N.Jazar, Theory of applied Robotics, Springer New York
Dordrecht Heidelberg London, New York 2006.
Nhìn chung với kết quả đạt được, việc thiết kế và điều
[6] Henry W.Stone, Kinematic Modeling Identification, and control of
khiển quỹ đạo theo bài toán trên đối với các robot 4DOF kết robotic Manipulators, Kluwer Academic Publishers, United State
cấu RRR.R như đã mô tả là hợp lý. Giải thuật của bài toán này of America 1987.
có thể áp dụng vào thực tế đối với các robot thực hiện các
nguyên công yêu cầu về điều khiển quỹ đạo theo cung tròn.

(BBT nhận bài: 25/08/2015, phản biện xong: 10/09/2015)


ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 67

THIẾT KẾ - CHẾ TẠO BỘ CHẾ HÒA KHÍ LPG CHO ĐỘNG CƠ


ĐÁNH LỬA CƯỠNG BỨC KÉO MÁY PHÁT ĐIỆN CỠ NHỎ
DESIGNING AND MANUFACTURING LPG CARBURETORS
FOR SPARK IGNITION ENGINES IN SMALL SIZE GENERATORS

Trần Thanh Hải Tùng1, Trương Lê Hoàn Vũ2


1
Đại học Đà Nẵng; haitungdng@gmail.com
2
Cao học khóa 24 Động cơ Nhiệt, Đại học Đà Nẵng; bkhoanvu@gmail.com

Tóm tắt - Sử dụng LPG cho động cơ đốt trong là một vấn đề Abstract - The use of LPG for internal combustion engine is an
được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học cũng như các hãng issue of great interest to scientists as well as motor and engine
sản xuất động cơ, ô tô. Việc ứng dụng sử dụng LPG trên các động manufacturers. The application of LPG for small size generators
cơ kéo máy phát điện cỡ nhỏ cũng mang lại nhiều ý nghĩa quan has made important significance. This article shows that the use
trọng. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu thiết kế bộ chế hòa of LPG carburetors provides LPG and air mixture for spark
khí cung cấp LPG, cung cấp hỗn hợp LPG - không khí cho động ignition engines to draw generators help engines work effectively
cơ đánh lửa cưỡng bức kéo máy phát điện, giúp cho động cơ làm and brings a lot of economic and technological benefits.
việc hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích kinh tế kỹ thuật, đặc biệt là Especially, it helps to reduce polluted emissions. Heat
giảm lượng khí thải ô nhiễm. Tiêu hao nhiệt lượng ở mức tải nhỏ consumption in small and medium load of generators decreases
và trung bình của máy phát giảm từ 5,3-8,9% so với khi dùng xăng from 5.3 to 8.9% compared with using A92. The result can be
A92. Kết quả nghiên cứu có thể áp dụng cho các mẫu máy phát used for all model small size generators that are currently
điện cỡ nhỏ hiện đang sản xuất và sử dụng tại Việt Nam. manufactured and used in Vietnam.
Từ khóa - LPG; máy phát điện cỡ nhỏ; bộ chế hòa khí; đánh lửa; Key words - LPG; Small generator; carburetor; Ignition; polluted
ô nhiễm khí thải. emissions.

1. Đặt vấn đề Theo bảng so sánh đặc tính lí hóa giữa LPG và xăng
LPG được xem là một nhiên liệu sạch, do đó việc A92, ta có thể đưa ra một số nhận xét sau: chỉ số Octan
nghiên cứu ứng dụng LPG cho động cơ đốt trong trong của LPG cao hơn xăng, nên khả năng chống kích nổ cao
tương lai rất quan trọng, giúp giảm thiểu ô nhiễm cũng hơn, việc nâng cao tỉ số nén để nâng cao hiệu suất là cần
như giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn năng lượng. Việc thiết; độ nhớt của LPG ở 150C rất nhỏ, do đó tổn thất do
sử dụng LPG cho các động cơ kéo máy phát điện là rất nội ma sát trên đường ống dẫn coi như bỏ qua.
cần thiết và có ý nghĩa lớn, đặc biệt là các máy phát điện 2.2. Cơ sở xây dựng đường đặc tính BCHK
gia dụng, khi nhu cầu của người dân đang tăng cao. Để có Đặc tính BCHK là hàm thể hiện mối quan hệ giữa hệ
thể sử dụng LPG trên các mẫu động cơ đánh lửa cưỡng số dư lượng không khí  của hòa khí với một trong các
bức, cần phải chế tạo bộ chế hòa khí (BCHK) LPG. thông số đặc trưng cho lưu lượng hòa khí được BCHK
2. Cơ sở thiết kế chuẩn bị và cấp cho động cơ (Gk, ph, Ne...). Theo định
nghĩa hệ số dư lượng  ta có:
2.1. Cơ sở lý thuyết [1]
G kk
Bảng 1. Đặc tính nhiên liệu LPG, xăng [4]   (1)
G nl . L 0
Đặc tính LPG Xăng A92
Thành phần 50%C3H8,50%C4H10 14,5%H2,85,5%C Trong đó: Gkk, Gnl - lưu lượng khối lượng không khí
và nhiên liệu qua BCHK (kg/s); L0- lượng không khí lí
Khối lượng mol 49,06 kg/kmol 115 kg/kmol
thuyết dùng để đốt 1 kg nhiên liệu (kg/kgnl) [1].
ρ15 (150C) 2,1075 kg/m3 750 kg/m3
ν(200C) - 0,6 ÷ 0,85 cSt Muốn xác định được đặc tính của BCHK đơn giản,
T0 bay hơi - 420C 30 ÷ 1900C cần phải xác định Gkk; Gnl qua BCHK theo độ chân không
tại họng, sau đó thay vào biểu thức (1) sẽ được đặc tính
T0 tự cháy 4000C 2400C
=f(ph) [1].
Nhiệt Khối 49,864 MJ/kg 47,300 MJ/kg
trị lượng
thấpQH Thể tích
3. Thiết kế chế tạo BCHK dùng LPG
105,089 MJ/m3 35948 MJ/m3
Chỉ số octane 110 ÷ 120 95
3.1. Yêu cầu thiết kế
- Đảm bảo không gian lắp đặt trên động cơ.
Dựa vào đặc tính lý hóa của LPG và thông số của động
cơ thí nghiệm, có thể đưa ra nhận xét và tính toán các thông - Cung cấp được hòa khí LPG - không khí xấp xỉ với
số cơ bản theo lý thuyết để xác định LPG có khả năng sử đường đặc tính BCHK lý tưởng.
dụng làm nhiên liệu trên động cơ hay không. Thông qua tính - Lượng tiêu hao nhiên liệu thấp nhất nằm trong vùng
toán nhiệt [1] trên động cơ 168F kéo máy phát điện nhãn giới hạn tải từ 1,2-1,8 kW, vì đây là vùng tải máy phát
hiệu Vikyno MF2X-L có công suất cực đại khi dùng xăng là thường làm việc.
4,125kW, khi sử dụng LPG có thể phát ra công suất 3,76kW, - Lắp đặt dễ dàng, giá thành rẻ, dễ điều chỉnh và sửa
giảm 8,9% NeMax-xăng. Thông số động cơ 168F: D=68mm, chữa khi có sự cố.
S=45mm, n=3000v/p (const), ε=8,5, 1 xi lanh, động cơ 4 kì.
68 Trần Thanh Hải Tùng, Trương Lê Hoàn Vũ

3.2. Sơ đồ nguyên lý BCHK LPG Đường kính họng:


Nguyên lý làm việc của BCHK LPG: Ở chế độ dh= (0,6  0,8)db [mm] (3)
không tải, độ chân không sau bướm ga (8) rất lớn, lò xo
Tính toán độ chân không tại họng với h - hệ số lưu lượng
màng 9 được kéo đóng giclơ chính 10. Khi đó, lượng
của họng, h được chọn bằng 0,9 (loại một họng) [1], trọng
LPG không tải sẽ được cấp thông qua giclơ không tải điều
lượng riêng của không khí bằng 11,19 N/m3, n=3000 v/p:
chỉnh bởi vít 7. Lượng không khí cấp cho chế độ không
tải được cấp thông qua đường cấp số 5. Khi có tải, bướm  k   D  ni v 
2 2

ga mở ra làm chân không sau bướm ga giảm, lò xo không ph    


S  N /m
2 (4)
2   d h  120  h 
tải sẽ trả về vị trí ban đầu, lúc này giclơ chính được mở
ra. Tùy theo độ mở bướm ga mà chân không tại họng Tốc độ không khí thực tế qua họng:
venturi khác nhau, do đó lực tác dụng lên màng cao su
khác nhau và lượng nhiên liệu được hút vào khác nhau. 2ph
vk   h (m / s ). (5)
k
LPG KK
1 Lưu lượng không khí thực tế qua họng:
11
2 ni
3
Gk  vVh  k (kg / s ). (6)
120
10
4 Tính toán đường kính họng khuếch tán:
9
4Gk
dh  (m). (7)
 .vk . k
5 8
6 Tính toán lưu lượng LPG:
l k 1
7 GLPG  v .i.Vh . .n. ( kg / s ). (8)
2.60  .Lo
Hình 1. Sơ đồ nguyên lý BCHK LPG
1- Van tiết lưu LPG; 2- Van làm kín; 3- Màng cao su; 4- Lò xo; Tốc độ dòng nhiên liệu LPG:
5- Đường cấp không khí không tải; 6- Vít điều chỉnh không tải; Ph  g.h. LPG
7- Vít điều chỉnh LPG không tải; 8- Bướm ga; 9- Lò xo màng vLPG  tt   LPG 2. (m / s ) (9)
chân không không tải; 10- Giclơ chính; 11-Đường nạp; l-  LPG
hành trình tương đương của điều tốc. Áp suất LPG trên đường ống Ph =3000 N/m2,
Ở chế độ không tải, lực lò xo sẽ lớn nhất. Ở chế độ tải LPG – hệ số vận tốc của LPG qua lỗ, LPG= 0,85 [3].
thấp làm chân không tại họng thấp, lực tác dụng lên màng
Tính toán tiết diện giclơ chính:
cao su khá nhỏ, nên lượng nhiên liệu vào hòa trộn cũng
nhỏ. Ở chế độ tải lớn, cần lượng nhiên liệu vào động cơ GLPG 2
f LPGtt  (m ). (10)
lớn hơn, lúc này BCHK sẽ làm việc như sau: Bướm ga vLPG  LPG
mở lớn làm chân không tại họng lớn, lực tác dụng lên
màng lớn nên độ mở van làm kín lớn hơn, lượng LPG vào Đường kính giclơ cấp LPG cho động cơ:
trong buồng hỗn hợp sẽ lớn hơn, cung cấp đủ hỗn hợp cho dLPG= 0,0024m= 2,4mm.
động cơ ở chế độ tải lớn. Van tiết lưu số 1 giúp hiệu chỉnh 3.3.2. Tính toán giclơ không khí và giclơ LPG không tải [5]
lưu lượng LPG ban đầu.
Ở chế độ không tải, lượng không khí đi vào động cơ
3.3. Tính toán các thông số cơ bản của BCHK LPG thông qua giclơ khí có đường kính bằng 4 mm, khi đó hệ
3.3.1. Tính toán thông số chính của BCHK số nạp của động cơ v=0,25.
Việc xác định các thông số cơ bản làm cơ sở để chế Độ chân không sau bướm ga:
tạo BCHK, các thông số khác sẽ được xác định thông qua 2
kết quả thử nghiệm. 
 2
 D  n.i v 0  
Đường kính buồng hỗn hợp BCHK [1]:  ph  0  k .  S .   . . [N / m 2 ]. (11)
2   d 0  2.60  h 
n  
d b  an . Vh .i. (2)
Lưu lượng không khí vào động cơ tính theo công thức:
1000
Với: an - Hệ số dao động của dòng chảy, động cơ k
Gk  kt  v .i.Vh . .n( kg / s ). (12)
1 xilanh, nên an=24,2; Vh - thể tích công tác của một 2.60
xilanh (dm3); i - số xilanh dùng chung một buồng hỗn
Tốc độ dòng khí đi qua giclơ khí:
hợp; n - số vòng quay động cơ (v/ph).
Ta chọn đường kính buồng hỗn hợp db= 18,8 mm, 2  ph
vk   h ( m / s ). (13)
tương đương với đường kính buồng hỗn hợp của BCHK k
sử dụng nhiên liệu xăng. Chiều dài buồng hỗn hợp:
Lưu lượng LPG ở chế độ không tải (ứng với hệ số dư
lb=18mm [1].
lượng không khí bằng 0,85):
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 69

k 1
chân không cân bằng với lực lò xo của van không tải,
GLPG  kt   vkt .i.Vh . .n. [kg/s] (14) hành trình lò xo khi lực chân không tác dụng là 2mm. Ta
2.60  .Lo có công thức như sau:
Tốc độ dòng LPG đi qua giclơ: p h  0 . S k t  K k t .  l lx  k t (20)
. Ph  g . h.  LPG Với Skt =1,5cm2 - tiết diện màng cao su van không tải;
V LPG  kt   LPG 2. (15)
 LPG llx-kt =3mm - hành trình lò xo khi chịu lực chân không,
Kkt - độ cứng lò xo van không tải.
Tiết diện giclơ không tải:
Kết quả tính toán:
GLPG
f LPG  kt  (16)
vLPG  LPG Kí hiệu Kết quả Đơn vị Kí hiệu Kết quả Đơn vị
db 18,8 mm G k  kt 0,0008 kg/s
Đường kính giclơ LPG không tải:
lb 18 mm  ph  0 23657 N/m2
4G LPG  kt
d g  kt  (17)
 .vLPG  kt . LPG vk 28,7 m/s vk 58,5 m/s

3.3.3. Tính toán chọn độ cứng lò xo của hệ Gk 0,00467 kg/s GLPG kt 6,23.10 -5
kg/s
a. Tính toán chọn lò xo điều khiển van chính dh 13,6 mm V LPG  kt 127,3 m/s
BCHK sử dụng lò xo điều khiển lưu lượng nhiên liệu -7
GLPG 0,0003 kg/s f LPG  kt 2,19.10 m2
vào động cơ thông qua bộ điều tốc nguyên thủy, để đảm
bảo điều tốc hoạt động tốt theo tải, chúng ta phải sử dụng vLPG tt 32,1 m/s d g  kt 0,53 mm
hệ lò xo xo độ cứng tương đương với hệ lò xo điều tốc -6 2
nguyên thủy. Việc tính toán đã bỏ qua lực tác dụng của f LPG tt 4,45.10 m K1 440 N/m
dòng khí nạp tác dụng lên bướm ga. Hệ lò xo được bố trí  ph 5706,6 N/m 2
K2 109 N/m
tính toán tương đương như Hình 2A.
dLPG 2,4 mm Kkt 1200 N/m
A B 3.4. Bản vẽ thiết kế và BCHK thực tế
Hình 3 là bản vẽ thiết kế và hình ảnh thực tế của
l1

R
K1

K
BCHK LPG.
l2
l3
l4
l5
l6

K2

Hình 2. Sơ đồ hệ lò xo điều tốc


A: Sơ đồ hệ lò xo điều tốc khi sử dụng BCHK LPG
B: Sơ đồ hệ lò xo điều tốc khi sử dụng BCHK xăng
Lực sinh ra tại cần quay chiều dài R là như nhau khi Hình 3. Bản vẽ 3D BCHK LPG và BCHK thực tế
tốc độ không đổi, do đó lập được biểu thức sau: 4. Kết quả thử nghiệm
Kl.l1 =K1l1 l1 +K2l2 l2 (18)
4.1. Mục đích thử nghiệm
Trong đó,  là hệ số khuếch đại độ cứng K2.  Kiểm tra độ chân không tại họng ứng với các vị trí tải
l2=l’2+l1, với l’2 là độ giãn ban đầu của lò xo 2,  là khác nhau.
hệ số quan hệ giữa độ co giãn lò xo 1 với lò xo 2, l2=l1.  Kiểm tra hoạt động của động cơ ở các chế độ không
Phương trình tính toán tương đương: tải, tải trung bình và toàn tải của máy phát, khả năng
 '  l1  l2  l 4 l6  l 2 l 4 l6 gia tốc khi tải thay đổi đột ngột.
K 2  l2    K1l1  Kl1 (19)
 l1l3 l5  l3 l5 4.2. Bố trí thí nghiệm
Lắp đặt BCHK lên động cơ 168F kéo máy phát điện
Với các thông số l1=70mm, l2=35mm, l3=10mm,
có công suất phát liên tục là 2.0kVA, công suất phát cực
l4=7mm, l5=32mm, l6=17mm. Độ cứng lò xo nguyên thủy
đại 2.3kVA, bố trí như Hình 4.
K = 514N/m.
Để xây dựng được đường đặc tính tải và đặc tính cung
Với K2=105Nm tính được l’2 =0,003 m,
cấp BCHK LPG và kiểm soát ô nhiễm khí thải động cơ,
K1= 442[N.m]. Kết quả chọn lò xo 1 và 2 thực tế là
hệ thống thí nghiệm sử dụng các trang bị sau:
440 [N.m] và 109 [N.m].
a. Đồng hồ đo dòng điện: để xác định được công suất
b. Tính toán lò xo van không tải
động cơ thông qua công suất điện.
Lò xo đóng van không tải được tính toán theo lực tác
b. Cảm biến chân không: sử dụng đo chân không tại
dụng của chân không sau bướm ga và tiết diện chịu lực
họng venturi.
70 Trần Thanh Hải Tùng, Trương Lê Hoàn Vũ

c. Cảm biến điện từ đo tốc độ động cơ: tín hiệu tốc máy phát.
độ gửi về cho phép kiểm soát được mức độ dao động của Thông qua độ chân không tại họng tính được lượng
động cơ ở các chế độ khác nhau, giúp cho việc hiệu chỉnh khí nạp thực tế. Bảng 6 trình bày kết quả tính toán hệ số
cung cấp LPG được tốt hơn, hoàn thiện BCHK. dư lượng không khí .
Mạch xử lý tín hiệu từ cảm biến kích từ gửi về Card Bảng 3. Kết quả đo lưu lượng, tốc độ, điện áp, độ chân
NI6009. khôngcủa họng khi động cơ dùng nhiên liệu LPG(n=3000v/p)
d. Thiết bị gây tải: sử dụng đèn dây đốt. I (A) QLPG[l/p] n [v/p] U [V]  ph [mmH2O]
e. Dụng cụ đo lưu lượng LPG: đo lưu lượng LPG 0 2,8 3109 228 0
cung cấp cho động cơ ở các chế độ khác nhau. 2,15 3.8 3099 227 25,01
f. Thiết bị đo khí thải OPUS 40: để kiểm tra và so sánh 4,25 5,267 3022 221 53,45
thành phần khí thải động cơ khi sử dụng xăng và LPG.
6,5 6,17 2970 218 77,92
g. Thiết bị đo tần số dòng điện: sử dụng đồng hồ đo
8,6 7,73 2781 204 120,2
tần số dòng điện, xem xét tần số thay đổi và đánh giá chất
lượng dòng điện sinh ra. Bảng 4. Kết quả thí nghiệm khi sử dụng nhiên liệu LPG
h. Thu thập tín hiệu bằng phần mềm LabVIEW: I [A] 0 2,15 4,25 6,5 8,6
để hiển thị và thu thập các tín hiệu từ cảm biến, trong U [V] 228 227 221 218 204
nghiên cứu sử dụng phần mềm LabVIEW. ne [v/p] 3109 3099 3022 2970 2781
Pmp [kW] 0 0,49 0,94 1,42 1,76
mp =0,9
2
Ne [kW] 0 0,54 1,05 1,57 1,96
1 Gnl [kg/h] 0,354 0,480 0,480 0,607 0,948
3 gnl [kg/kW.h] ∞ 0,886 0,598 0,498 0,484
Bảng 5.Kết quả thí nghiệm khi sử dụng nhiên liệu xăng
I [A] 0 2,15 4,25 6,5 8,6
U [V] 225 224 220 215 210
ne [v/p] 3068 3054 3000 2931 2863
Pmp [kW] 0 0,48 0,94 1,40 1,86
mp =0,9
Ne [kW] 0 0,54 1,04 1,55 2,01
Gnl [kg/h] 0,395 0,549 0,737 0,844 1,018
gnl [kg/kW.h] ∞ 1,025 0,635 0,543 0,508
Hình 4. Hệ thống nhiên liệu LPG trên động cơ 168F
Bảng 6. Bảng hệ số dư lượng không khí 
1. BCHK LPG; 2. Van giảm áp; 3. Bình ga
 ph [mm.H2O] 25,01 53,45 77,92 120,2
 0,932 0,987 1,009 1,007
Từ Bảng 6 có thể xây dựng đặc tính của bộ chế hòa
khí LPG như trên Hình 7.

Hình 5. Mạch xử lí cảm biến tốc độ

Hình 7. Đặc tính bộ chế hòa khí LPG thiết kế


4.3.2. So sánh tiêu hao nhiệt lượng của động cơ 168F khi
sử dụng LPG (BCHK LPG) và xăng
Hình 6. Sơ đồ xử lí tín hiệu và card LabVIEW NI6009
Sau khi lắp đặt các trang bị đo và cảm biến để kiểm
soát hệ thống cung cấp LPG cho động cơ (BCHK LPG)
tiến hành thí nghiệm.
4.3. Kết quả thí nghiệm
4.3.1. Đặc tính của động cơ 168F khi sử dụng LPG
(BCHK LPG) và xăng
Công suất động cơ Ne=UICos.mp với mp=0,9: Hiệu
Hình 8. Đồ thị so sánh tiêu hao nhiệt lượng
suất máy phát; U, I: Điện thế và cường độ dòng điện của của động cơ khi sử dụng LPG và xăng
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 71

Kết quả đo đạc và tính toán cho thấy: Hiệu suất sử Lượng khí thải CO2 khi sử dụng LPG luôn cao hơn khi sử
dụng năng lượng khi dùng LPG cao hơn (5,3 - 8,9%) so dụng xăng, cho thấy quá trình cháy của động cơ khi sử
với khi dùng xăng ở phạm vi tải nhỏ và xấp xỉ xăng ở dụng LPG tốt hơn so với khi sử dụng xăng.
phạm vi tải lớn (Hình 8).
4.3.3. Kết quả đo ô nhiễm khí thải động cơ
Lượng khí thải gây ô nhiễm tính theo % Vol. Kết quả
đo nồng độ các chất ô nhiễm khi sử dụng xăng A92 và
LPG cho ở Bảng 7 và Bảng 8.
Bảng 7. Thành phần khí thải khi sử dụng xăng
Tải (kW) 0 0,535 1,16 1,55 2,01
CO (%Vol) 5,84 9,82 7,95 5,56 4,29
CO2(%Vol) 3,80 7,30 8,63 8,47 9,43 Hình 10. So sánh lượng khí thải HC của động cơ
khi sử dụng xăng và LPG
HC(ppm.Vol) 417 352 325 251 235
Bảng 8. Thành phần khí thải khi sử dụng LPG
Tải(kW) 0 0,54 1,05 1,57 1,96
CO (%Vol) 1,65 4,90 4,72 4,30 3,85
CO2(%Vol) 6,27 6,75 8,93 9,23 10,07
HC(ppm.Vol) 152 278 242 201 170

Hình 11. So sánh lượng khí thải CO2 của động cơ


khi sử dụng xăng và LPG

5. Kết luận
Hình 9. So sánh lượng khí thải CO của động cơ Từ kết quả nghiên cứu trên đây có thể rút ra kết luận
khi sử dụng xăng và LPG sau:
Với động cơ sử dụng BCHK LPG thì lượng CO thấp - Mẫu BCHK LPG dùng cho động cơ 168F có công
hơn so với động cơ sử dụng xăng (Hình 9). Điều này cho suất nhỏ đã được chế tạo thành công: Khi sử dụng động
thấy hỗn hợp LPG - không khí được hòa trộn tốt hơn rất cơ làm việc ổn định ở chế độ không tải, tải trung bình và
nhiều, quá trình cháy của động cơ khi sử dụng BCHK toàn tải của máy phát điện, khả năng khởi động dễ dàng
LPG được tính toán cung cấp hòa khí có hệ số dư lượng và giảm ô nhiễm môi trường.
lân cận 1 nên lượng CO giảm đáng kể [2]. Ở chế độ - Đường đặc tính của BCHK LPG có dạng tương
không tải, lượng CO trong khí thải động cơ sử dụng LPG đương với đường đặc tính lý tưởng của BCHK.
giảm đi 77,2% so với khi sử dụng xăng. Tương ứng với - Tiêu hao nhiệt lượng ở mức tải nhỏ và trung bình của
mức tải từ 0,5; 1,1; 1,55; 2,0kW là 48,87%; 40,67%; máy phát giảm từ 5,3 - 8,9% so với khi dùng xăng A92.
22,7%; 10,26%.
- Phương pháp thiết kế và nguyên lý của mẫu BCHK
Ở chế độ không tải, lượng HC trong khí thải của động cơ LPG có thể ứng dụng cho các loại động cơ xăng kéo máy
khi sử dụng BCHK LPG rất thấp so với khi động cơ sử dụng phát điện cỡ nhỏ hiện đang được sản xuất ở Việt Nam.
nhiên liệu xăng, chứng tỏ khi sử dụng BCHK LPG hòa khí
không tải loãng. Ở các chế độ tải còn lại, lượng HC của động TÀI LIỆU THAM KHẢO
cơ khi sử dụng BCHK LPG vẫn thấp hơn so với dùng xăng
do LPG hòa trộn và cháy tốt hơn so với xăng. Lượng khí thải [1] Nguyễn Tất Tiến (2010), Nguyên lý động cơ đốt trong, NXB. Giáo
dục, Hà Nội.
HC ở chế độ không tải sử dụng LPG giảm 63,58% so với khi
[2] Bùi Văn Ga, Văn Thị Bông, Phạm Xuân Mai, Trần Văn Nam, Trần
dùng xăng. Tương ứng với tải từ 0,5; 1,1; 1,55; 2,0 kW là Thanh Hải Tùng, Ôtô và ô nhiễm môi trường, NXB. Giáo dục (1999).
28,73%; 25,49%; 20,16%; 27,86% (Hình 10). [3] Trần Thanh Hải Tùng (2010), Thiết kế các hệ thống trong động cơ, Khoa
Lượng khí thải CO2 ở chế độ không tải khi sử dụng Cơ khí Giao thông, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng.
LPG cao hơn xăng (Hình 11). Theo lý thuyết, ở chế độ [4] Trần Thanh Hải Tùng, Báo cáo nhiệm vụ ươm tạo cấp Bộ 2005
“Chế tạo bộ phụ kiện chuyển đổi phương tiện giao thông chạy xăng
không tải động cơ sử dụng với hỗn hợp đậm để việc khởi sang chạy bằng khí dầu mỏ hóa lỏng LPG” 8/2008.
động lạnh dễ dàng [1]. Nhưng trong quá trình gia công [5] Trần Thanh Hải Tùng (2013), Kỹ thuật động cơ sử dụng nhiên liệu
đường cấp LPG không tải làm cho tiết diện nhỏ hơn so mới, Khoa Cơ khí Giao thông, Trường Đại học Bách khoa, Đại học
với thiết kế, nên hỗn hợp không giàu như lý thuyết. Đà Nẵng.

(BBT nhận bài: 30/03/2015, phản biện xong: 04/11/2015)


72 Đinh Thành Việt, Nguyễn Hữu Hiếu, Ngô Minh Khoa

NGHIÊN CỨU CÁC CHỈ SỐ LÕM ÁP NHẰM ĐÁNH GIÁ


CHẤT LƯỢNG ĐIỆN ÁP TRÊN LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI VIỆT NAM
INVESTIGATION INTO VOLTAGE SAG INDICES FOR
VOLTAGE QUALITY ASSESSMENT IN VIETNAM POWER DISTRIBUTION NETWORK

Đinh Thành Việt1, Nguyễn Hữu Hiếu2, Ngô Minh Khoa3


1
Đại học Đà Nẵng; dtviet@ac.udn.vn
2
Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng; huuhieu019@yahoo.com
3
Trường Đại học Quy Nhơn; nmkhoaqnu@gmail.com

Tóm tắt - Lõm áp là một trong số các sự kiện quan trọng của các Abstract - Voltage sag is one of the most important power quality
dạng nhiễu loạn điện áp và có ảnh hưởng lớn đến các tải nhạy cảm disturbances which affects sensitive equipment in power distribution
trên lưới điện phân phối. Tiêu chuẩn IEEE Std. 1564-2014 được networks. The Standard IEEE Std. 1564-2014 in 2014 gives the
ban hành năm 2014 đã chỉ dẫn việc xác định các chỉ số lõm áp guidelines for calculating voltage sag indices in order to evaluate
nhằm đánh giá chất lượng điện áp trên lưới điện phân phối. Trên voltage quality in power distribution network. According to the
cơ sở tiêu chuẩn IEEE nêu trên, bài báo nghiên cứu tính toán các above -mentioned IEEE standard, this paper investigates,
chỉ số lõm áp để đánh giá chất lượng điện áp lưới điện phân phối ở calculates voltage sag indices to evaluate voltage quality in Vietnam
Việt Nam. Các sự kiện chất lượng điện áp được nghiên cứu qua power distribution network. The voltage events are investigated
thực nghiệm từ thiết bị giám sát chất lượng điện năng PQube đặt experimentally from the power quality monitoring equipment PQube
tại Tòa tháp Đặng Minh, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh trong placed at Dang Minh tower, Binh Thanh district, Ho Chi Minh city in
tháng 7/2015 và 8/2015. Các sự kiện ghi nhận được đã được July and August, 2015. The recorded voltage events have been
chuyển thành dữ liệu và áp dụng để tính toán, phân tích và đánh transformed into data used for calculating, analyzing and assessing
giá các chỉ số lõm áp tại vị trí này. Nhờ đó có thể thực hiện đánh voltage sag indices at this position. Thanks to this, voltage sag
giá được về hiện tượng lõm áp trong lưới điện phân phối. assessment in power distribution network is made possible.

Từ khóa - lõm áp; chất lượng điện áp; lưới điện phân phối; chất Key words - Voltage sag; Voltage quality; Distribution network;
lượng điện năng; IEEE Std. 1564-2014. Power quality; IEEE Std. 1564-2014.

1. Đặt vấn đề điện áp được thiết bị giám sát chất lượng điện năng
Lõm áp là một hiện tượng sụt giảm điện áp ngắn hạn PQube đặt tại Tòa tháp Đặng Minh, Quận Bình Thạnh,
được gây ra bởi các nguyên nhân như ngắn mạch, khởi Tp. Hồ Chí Minh ghi trong tháng 7/2015 và 8/2015 và đã
động các tải động cơ công suất lớn, đóng điện không tải được sử dụng để xác định các chỉ số lõm áp theo tiêu
máy biến áp [1, 4]. Ngày nay có nhiều nghiên cứu quan chuẩn quốc tế IEEE Std. 1564-2014.
tâm đến lõm áp, do nó có thể gây ra những hậu quả
2. Các chỉ số lõm áp theo IEEE Std. 1564-2014
nghiêm trọng đối với nhiều dạng thiết bị khác nhau, như
làm ảnh hưởng việc điều khiển tốc độ động cơ, thiết bị 2.1. Các chỉ số đơn sự kiện
điều khiển quá trình, máy vi tính, thiết bị điện tử công 2.1.1. Thời gian tồn tại và giá trị điện áp còn lại
suất, làm khởi động lại bộ đếm hoặc một số các thiết bị U(%)
điện-điện tử… [1]. Các thiết bị đó có thể sẽ bị ngắt, gián
đoạn quá trình làm việc khi trị hiệu dụng điện áp (trong
bài báo này gọi là điện áp RMS) rơi xuống thấp hơn 90%
Ngưỡng
và có thời gian dài hơn 1 hoặc 2 chu kỳ tần số cơ bản [2].
Mức độ gây thiệt hại nghiêm trọng của lõm áp gây ra
đối với các thiết bị điện (TBĐ) không thể so sánh với sự
kiện mất áp, tuy nhiên tổng thiệt hại trong một giai đoạn Giá trị điện áp
còn lại
khảo sát do nó gây ra sẽ lớn hơn rất nhiều so với mất áp,
bởi vì xác suất xảy ra lõm áp thường xuyên hơn so với
mất áp trong hệ thống điện (HTĐ). Hơn nữa, sự kiện mất Thời gian tồn tại t (s)
áp ngắn hạn hoặc mất áp dài hạn có thể xuất phát từ
nguyên nhân sự cố trong lưới điện phân phối (LĐPP). Hình 1. Định nghĩa thời gian tồn tại
Còn lõm áp tại đầu cực của TBĐ có thể được gây ra khi và giá trị điện áp còn lại của lõm áp [1]
xảy ra sự cố ngắn mạch thậm chí ở một vị trí cách xa Theo [1-3], lõm áp được mô tả bởi hai tham số chính là
hàng trăm km trong lưới truyền tải. thời gian tồn tại và giá trị điện áp còn lại. Thời gian tồn tại
Tại Việt Nam, vấn đề lõm áp vẫn chưa được quan tâm là khoảng thời gian mà trong đó biên độ điện áp thấp hơn
đúng mức. Trên cơ sở tiêu chuẩn IEEE Std. 1564-2014 giá trị ngưỡng. Ngưỡng lõm áp thường được chọn điển
được ban hành năm 2014, bài báo tập trung nghiên cứu hình là 90% của điện áp định mức. Trong HTĐ ba pha, thời
các chỉ số lõm áp nhằm đánh giá tần suất xuất hiện cũng gian tồn tại lõm áp là thời gian mà tại đó giá trị nhỏ nhất
như mức độ nghiêm trọng của lõm áp có thể gây ra đối của các điện áp RMS thấp hơn giá trị ngưỡng. Lõm áp bắt
với các khách hàng quan trọng trên LĐPP. Các sự kiện đầu khi điện áp RMS nhỏ nhất của ba pha thấp hơn giá trị
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 73

ngưỡng và sẽ kết thúc khi cả ba điện áp RMS của ba pha lõm áp [3]. Các con số trên Hình 2 thể hiện trị số của mức
trở về trên giá trị ngưỡng [1]. Giá trị điện áp còn lại của độ nghiêm trọng lõm áp so với đặc tuyến SEMI. Điều này
lõm áp là điện áp RMS nhỏ nhất trong ba pha trong khoảng cho thấy rằng khi sự kiện có thời gian tồn tại càng lâu và
thời gian tồn tại lõm áp. Hình 1 mô tả cách xác định thời điện áp còn lại càng thấp thì mức độ nghiêm trọng càng
gian tồn tại và giá trị điện áp còn lại của lõm áp. lớn. Các trường hợp cụ thể như sau:
U (p.u)
2.1.2. Chỉ số năng lượng lõm áp (EVS)
1.0
Chỉ số năng lượng lõm áp thể hiện năng lượng bị mất
đi khi xảy ra lõm áp và nó được xác định theo điện áp 0.8
0.2 0.4 0.6 1.0 2.0
RMS và thời gian tồn tại [3]. Do đó, EVS là một chỉ số đặc 7
trưng cho lõm áp và nó được xác định theo công thức sau: 0.6
0.4 0.8 1.3 2.0 4.0
2
N 
2
  U rms 1 2   n   

1 0.6 1.2 1.9 3.0 6.0
EVS  1   (1) 0.4
2 f 0 n 1   U nom  
    0.8 1.6 2.6 4.0 8.0
0.2
4
Trong đó, f0 là tần số cơ bản (Hz), Unom là điện áp định mức
1.0 2.0 3.3 5.0 10.
(p.u), N là số mẫu điện áp trong khoảng thời gian tồn tại lõm áp, 0.0 3 0
Urms(1/2) là giá trị hiệu dụng điện áp hay điện áp RMS (p.u). 0.02 0.2 0.5 10 T (s)
Nếu trong trường hợp chỉ biết được giá trị điện áp còn Hình 2. Mức độ nghiêm trọng lõm áp tham chiếu
lại (U) và thời gian tồn tại (T) của sự kiện, thì chúng ta giả theo đặc tuyến SEMI [6]
thiết điện áp RMS bằng hằng số trong khoảng thời gian - Sự kiện nằm ngay trên đường đặc tuyến thì có Se=1;
tồn tại sự kiện. Do đó, biểu thức năng lượng lõm áp được - Sự kiện nằm cao hơn đường đặc tuyến thì có Se<1;
xác định như sau: - Sự kiện nằm thấp hơn đường đặc tuyến thì có Se>1;
  U 2  - Sự kiện có điện áp còn lại cao hơn ngưỡng lõm áp (90%) thì Se=0.
  Có thể sử dụng đặc tuyến SEMI như là giá trị tham
EVS  1    T (2)
U
  nom   chiếu để tính toán chỉ số mức độ nghiêm trọng của lõm áp
từ giá trị điện áp còn lại U và thời gian tồn tại T của nó
Trong đó: T là thời gian tồn tại và U là giá trị điện áp còn như trong Bảng 1.
lại của sự kiện.
Bảng 1. Mức độ nghiêm trọng lõm áp theo SEMI [3]
2.1.3. Chỉ số mức độ nghiêm trọng lõm áp (Se)
Điện áp tham Thời gian Mức độ nghiêm trọng
Các TBĐ có khả năng chịu đựng lõm áp nhất định theo chiếu (U curve) tồn tại (T) lõm áp (Se)
các chỉ tiêu kỹ thuật của các nhà sản xuất thiết bị. Do đó khi 0.0 (p.u) T ≤ 20 ms Se = 1 – U
0.5 (p.u) 20 ms < T ≤ 200 ms Se = 2(1 – U)
xảy ra lõm áp, ngay tại đầu cực của các thiết bị này sẽ gây ra
0.7 (p.u) 200 ms < T ≤ 500 ms Se = 3.3(1-U)
những hậu quả có mức độ nghiêm trọng khác nhau phụ 0.8 (p.u) 500 ms < T ≤ 10 s Se = 5(1-U)
thuộc vào khả năng chịu đựng và các đặc tính của sự kiện 0.9 (p.u) 10 s < T Se = 10(1-U)
lõm áp. Do đó, để đặc trưng cho mức độ này chỉ số mức độ
2.2. Các chỉ số miền (đa sự kiện)
nghiêm trọng lõm áp (Se) được xác định, để thể hiện mức độ
nghiêm trọng của sự kiện điện áp đối với các TBĐ. 2.2.1. Chỉ số SARFI-X
Mức độ nghiêm trọng lõm áp Se được tính toán từ giá Chỉ số SARFI thể hiện mức độ thường xuyên của sự
trị điện áp còn lại (trong hệ đơn vị tương đối) và thời gian kiện lõm áp có điện áp còn lại thấp hơn so với ngưỡng định
tồn tại của lõm áp kết hợp với đặc tuyến tham chiếu. trước và thời gian tồn tại lớn hơn 0.5 chu kỳ. Theo [2, 3]
1U
SARFI-X thể hiện cho việc đếm số sự kiện lõm áp (mất áp)
Se  (3) và tăng áp thấp hơn hoặc cao hơn ngưỡng: SARFI-90 đếm
1  U c u rv e  T 
số sự kiện lõm áp và mất áp có điện áp còn lại thấp hơn
Trong đó: U là giá trị điện áp còn lại, T là thời gian 90% của điện áp tham chiếu, SARFI-70 đếm số sự kiện lõm
tồn tại, Ucurve(T) là giá trị biên độ của đặc tuyến tham áp và mất áp có điện áp còn lại thấp hơn 70% của điện áp
chiếu đối với thời gian T. Đặc tuyến SEMI được thể hiện tham chiếu, SARFI-110 đếm số sự kiện tăng áp có điện áp
như trong [3], được xem như là đặc tuyến tham chiếu. còn lại cao hơn 110% của điện áp tham chiếu.
SEMI là Tổ chức quốc tế về thiết bị và vật liệu bán dẫn và SARFI-X được xác định theo (4) là số sự kiện trong mỗi
đặc tuyến SEMI được khuyến cáo sử dụng trong tiêu 30 ngày có điện áp còn lại thấp hơn ngưỡng phần trăm X:
chuẩn IEEE Std. 1564-2014 [3]. Trên Hình 2, trục hoành
là trục thời gian tồn tại sự kiện, còn trục tung là biên độ N
SARFI X  E .30 ngày (4)
điện áp còn lại. Các con số tại các điểm trên đồ thị thể D
hiện giá trị của chỉ số mức độ nghiêm trọng của sự kiện Trong đó: NE là số sự kiện tại một miền và D là số ngày
lõm áp tương ứng với thời gian tồn tại và giá trị biên độ đo lường các sự kiện này tại miền đó.
điện áp còn lại của nó. Qua đó cho thấy, giá trị chỉ số mức 2.2.2. Chỉ số SARFI-Curve
độ nghiêm trọng sẽ càng lớn nếu thời gian tồn tại càng lâu
Chỉ số SARFI-Curve thể hiện cường độ lõm áp thấp
và điện áp còn lại càng nhỏ.
hơn hoặc cao hơn so với đặc tuyến tương thích của thiết
Đặc tuyến SEMI được sử dụng như là giá trị tham bị dùng điện. Có hai đặc tuyến cơ bản được sử dụng trong
chiếu để tính toán các chỉ số mức độ nghiêm trọng của
74 Đinh Thành Việt, Nguyễn Hữu Hiếu, Ngô Minh Khoa

các tiêu chuẩn CLĐN là ITIC (CBEMA) và SEMI. ITIC sự kiện mất áp hay tăng áp, số còn lại là các dạng sự kiện
là một phiên bản mới của đặc tuyến CBEMA. Trước đây, khác. Trong tháng 8/2015 có tổng cộng 122 sự kiện, trong
đặc tuyến CBEMA được sử dụng để mô tả các giới hạn đó có 103 sự kiện lõm áp (chiếm 84.4%) [5]. Như vậy,
điện áp vận hành đối với các thiết bị điện tử. Phiên bản tính từ tháng 7/2015 đến 8/2015 thì có tổng số
mới ITIC được phát triển bởi Hội đồng Công nghiệp 494+103=597 sự kiện lõm áp, các sự kiện này có thông số
Công nghệ Thông tin (ITIC) đã phản ánh tốt hơn về hiệu đặc trưng được thể hiện trong mặt phẳng thời gian – biên
quả thực tế của các thiết bị điện tử [1]. Nếu sự kiện lõm độ như Hình 3. Nhìn vào đồ thị này ta thấy phần lớn sự
áp có điện áp còn lại và thời gian tồn tại rơi vào phạm vi kiện lõm điện áp nằm trong phạm vi từ 0.8 đến 0.9 (p.u).
của các vùng như trong Bảng 2 thì sẽ được đếm vào trong Cơ sở dữ liệu này chỉ cho biết một số thông tin của sự
hệ số SARFI-Curve tương ứng. kiện như là: Ngày, giờ, dạng sự kiện, điện áp còn lại U%,
Bảng 2. Tính toán SARFI-ITIC và SARFI-SEMI thời gian tồn tại T (s). Ngoài ra còn có một số sự kiện có
Đặc tuyến UCurve T kèm theo dữ liệu của tín hiệu điện áp được lấy mẫu dưới
ITIC 0.0 (p.u) 1 ms < T ≤ 20 ms dạng file có đuôi.csv, tuy nhiên số trường hợp này rất hạn
< 0.7 (p.u) 20 ms < T ≤ 500 ms chế. Do đó trong bài báo này, tác giả sử dụng các tham số
< 0.8 (p.u) 500 ms < T ≤ 10 s điện áp còn lại (U%) và thời gian tồn tại (T) của sự kiện
< 0.9 (p.u) 10 s < T lõm áp để xác định các chỉ số đơn sự kiện và chỉ số miền.
SEMI 0.0 (p.u) T ≤ 20 ms
< 0.5 (p.u) 20 ms < T ≤ 200 ms 3.1. Các kết quả chỉ số đơn sự kiện
< 0.7 (p.u) 200 ms < T ≤ 500 s Từ cơ sở dữ liệu các sự kiện được ghi lại tại Tòa tháp
< 0.8 (p.u) 500 s < T ≤ 10 s
< 0.9 (p.u) 10 s < T
Đặng Minh trong tháng 7 và 8/2015, các chỉ số đơn sự kiện
được xác định theo tiêu chuẩn IEEE Std. 1156-2014 để thể
2.2.3. Bảng lõm áp hiện các chỉ số về năng lượng lõm áp và mức độ nghiêm
Một phương pháp thông thường khác cũng được sử trọng của mỗi sự kiện. Do đó, các kết quả chỉ số đơn sự kiện
dụng để thể hiện hiệu quả của một miền đối với các sự kiện bao gồm: chỉ số năng lượng lõm áp EVS được xác định theo
lõm áp đã xảy ra trong một giai đoạn nhất định (thường là (2) và chỉ số mức độ nghiêm trọng của lõm áp Se-SEMI được
hàng tháng, hàng năm) dưới dạng bảng. Có 3 dạng bảng xác định theo (3). Kết quả sự kiện lõm áp có mức độ nghiêm
khác nhau khuyến nghị sử dụng trong [3], đó là: bảng trọng (chỉ số Se_SEMI < 1), không nghiêm trọng (chỉ số Se-SEMI
Unipede, bảng IEC 61000-4-11, bảng IEC 61000-2-8. ≥ 1) xác định theo đặc tuyến tham chiếu SEMI theo như mục
2.1.3 và các sự kiện khác được thể hiện như trong biểu đồ
3. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm và đánh giá các
chỉ số lõm áp tại Tòa tháp Đặng Minh, Tp. Hồ Chí như ở Hình 4. Qua đó cho thấy trong tháng 7/2015 có đến
64% số sự kiện lõm áp nghiêm trọng, còn đối với tháng
Minh
8/2015 có đến 49% sự kiện lõm áp nghiêm trọng.
PQube là một thiết bị giám sát CLĐN của hãng Power
Standards Lab, một số cơ sở dữ liệu của nó được cho
phép truy cập toàn cầu thông qua mạng lưới PQube. Do
đó, trong bài báo này nghiên cứu sử dụng nguồn dữ liệu
thực tế từ các sự kiện đã xảy ra được ghi lại bởi thiết bị
giám sát CLĐN PQube đặt tại Tòa tháp Đặng Minh, Quận
Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh để xử lý và phân tích.
1

0.9

0.8
(a)
U (p.u)

0.7

0.6 0.9
0.5

0.4 0.88
U (p.u)

0 1000
0.86 2000 3000 4000
T (s)

0.84

(b)
0 200 400 600 800 1000
T (s) Hình 4. Kết quả tính toán sự kiện lõm áp nghiêm trọng của
tháng 7 và 8/2015 tại Tòa tháp Đặng Minh: (a) Biểu đồ tháng
Hình 3. Đồ thị phân tán các sự kiện lõm áp tháng 7/2015 7/2015; (b) Biểu đồ tháng 8/2015
và 8/2015 tại Tòa tháp Đặng Minh, Việt Nam 3.2. Các kết quả chỉ số miền
Theo dữ liệu thu thập về CLĐN tại vị trí Tòa tháp Các kết quả chỉ số miền của sự kiện lõm áp từ dữ liệu
Đặng Minh, trong tháng 7/2015 có tổng cộng 545 sự kiện, ghi lại bởi PQube đặt tại Toà tháp Đặng Minh trong tháng
trong đó có 494 sự kiện lõm áp (chiếm 90,64%), không có 7/2015 và 8/2015 được tổng hợp như ở Bảng 3. Theo kết
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 75

quả bảng này, ta thấy trong tháng 7/2015 có tổng số 545 Ngoài ra, một phương pháp khác cũng được sử dụng
sự kiện được ghi lại bởi PQube đặt tại toà tháp Đặng để đánh giá tác động của lõm áp là bảng IEC. Bảng 4 thể
Minh, nhưng chỉ số SARFI-90 là 481, có nghĩa là chỉ có hiện kết quả nghiên cứu về sự kiện lõm áp tháng 7/2015
481 sự kiện lõm áp có biên độ còn lại nhỏ hơn 90% và và 8/2015 tại tòa tháp Đặng Minh. Qua đó cho thấy phần
thời gian tồn tại lớn hơn 0,5 chu kỳ. Tương tự cho các chỉ lớn sự kiện lõm áp có biên độ điện áp còn lại trong phạm
số SARFI-70, SARFI-50 và SARFI-10 lần lượt là 2, 2 và 1. vi từ 80% đến 90%. Rất ít trường hợp lõm áp có biên độ
Tổng hợp các sự kiện đó được thể hiện dưới dạng đồ thị điện áp còn lại thấp, chỉ có 1 sự kiện rơi vào phạm vi có
theo các dạng đặc tuyến tham chiếu ITIC và SEMI như biên độ điện áp 30% < U ≤ 40% và thời gian tồn tại trong
trong Hình 5 đối với tháng 7/2015. khoảng 0.1s ≤ T < 0.25s.
Bảng 3. Kết quả các chỉ số miền Bảng 4. Kết quả bảng IEC tháng 7-8/2015
Tổng số SARFI- SARFI- SARFI- SARFI- SARFI- SARFI- Điện Thời gian tồn tại sự kiện T (s)
Tháng
sự kiện 90 70 50 10 ITIC SEMI áp

3 ≤ T< 20
0.25 ≤ T<

1 ≤ T< 3
0.1 ≤ T<

0.5 ≤ T<
T< 0.1
còn

0.25
7 545 481 2 2 1 349 349

0.5

1
88.26% 0.37% 0.37% 0.18% 64.04% 64.04% lại
U (%)
8 122 102 0 0 0 60 60
83.61% 49.18% 49.18% 80% < U ≤ 90% 44 60 16 8 16 87
Tổng 667 583 2 2 1 409 409 70% < U ≤ 80% 0 0 0 0 0 0
87.41% 0.37% 0.37% 0.18% 61.32% 61.32%
60% < U ≤ 70% 0 0 0 0 0 0
a) Chi so SARFI-IT IC 50% < U ≤ 60% 0 0 0 0 0 0
40% < U ≤ 50% 0 0 0 0 0 0
1
30% < U ≤ 40% 0 1 0 0 0 0
0.8 20% < U ≤ 30% 0 0 0 0 0 0
10% < U ≤ 20% 0 0 0 0 0 0
U (p.u)

0.6 Tổng số sự kiện: 545


Số vi phạm ITIC: 349 U ≤ 10% 0 0 0 0 0 0
0.4
4. Kết luận
0.2 Lõm áp là một sự kiện quan trọng trong số các nhiễu
loạn điện áp xảy ra trên LĐPP. Thiệt hại gây ra do mỗi
0
0.01 0.1 1 10 100 1000 một sự kiện lõm áp không thể so sánh với sự kiện mất áp,
T (s) nhưng vì xác suất xảy ra lõm áp nhiều hơn, do đó tổng
b) Chi so SARFI-SEMI thiệt hại do nó gây ra sẽ không nhỏ. Chính vì vậy, bài báo
1 đã áp dụng tiêu chuẩn IEEE Std.1564-2014 được ban
hành năm 2014 để xác định các chỉ số có liên quan đến sự
0.8 kiện lõm áp. Trên cơ sở đó, có thể đánh giá được chất
lượng điện áp đối với các tải nhạy cảm trên LĐPP trong
0.6
U (p.u)

Tổng số sự kiện: 545 các điều kiện khi xảy ra nhiễu loạn điện áp, đặc biệt là
Số vi phạm SEMI: 349
lõm áp. Tập dữ liệu thực về các sự kiện điện áp được lấy
0.4
từ thực nghiệm với thiết bị giám sát chất lượng điện năng
0.2
PQube tại Tòa tháp Đặng Minh, Tp. Hồ Chí Minh trong
tháng 7/2015 và 8/2015 để làm cơ sở dữ liệu áp dụng tính
0 toán, phân tích và đánh giá các chỉ số lõm áp tại vị trí này.
0.01 0.1 1 10 100 1000 Các kết quả phân tích thực nghiệm đã cho thấy số sự kiện
T (s) lõm áp chiếm đa số trong tổng số các sự kiện được ghi lại
Hình 5. Chỉ số SARFI theo dạng đặc tuyến của tháng 7/2015: tại Tòa tháp Đặng Minh, đồng thời số sự kiện lõm áp
(a) Đặc tuyến ITIC; (b) Đặc tuyến SEMI nghiêm trọng chiếm đa số trong số các sự kiện ghi được.
Theo kết quả như trong Bảng 3, chỉ số SARFI-ITIC
của tháng 7/2015 bằng 349, có nghĩa là có đến 349 sự TÀI LIỆU THAM KHẢO
kiện lõm áp nằm ở dưới đặc tính ITIC như trong Hình [1] Math H. Bollen (2000), Understanding Power Quality Problems:
5(a) và SARFI-ITIC của tháng 8/2015 bằng 60, có nghĩa Voltage Sags and Interruptions, Wiley-IEEE Press.
là có 60 sự kiện lõm áp nằm ở dưới đặc tính ITIC. Tương [2] Math H. Bollen, Irene Gu (2006), Signal Processing of Power
Quality Disturbances, 1st Edition, Wiley-IEEE Press.
tự, chỉ số SARFI-SEMI của tháng 7/2015 bằng 349, có [3] IEEE Std 1564-2014 (2014), “IEEE Guide for Voltage Sag
nghĩa là có đến 349 sự kiện lõm áp nằm ở dưới đặc tính Indices”.
SEMI như trong Hình 5(b) và chỉ số SARFI-SEMI của [4] IEC 61000-4-30 Standard (2013), “Power Quality Measurement
tháng 8/2015 bằng 60, có nghĩa là có 60 sự kiện lõm áp Methods”.
[5] http://map.pqube.com/view2.html#/QuantelVietnam/Events.htm
nằm ở dưới đặc tính SEMI.

(BBT nhận bài: 07/10/2015, phản biện xong: 06/11/2015)


76 Nguyễn Xuân Vinh, Nguyễn Đức Huy, Nguyễn Xuân Tùng

KHÔI PHỤC DẠNG SÓNG DÒNG ĐIỆN KHI BIẾN DÒNG ĐIỆN
BỊ BÃO HÒA SỬ DỤNG PHÂN TÍCH PRONY
RESTORING THE DISTORTED CURRENT WAVEFORM IN CASES
OF CURRENT TRANSFORMER SATURATION VIA PRONY ANALYSIS

Nguyễn Xuân Vinh1, Nguyễn Đức Huy2, Nguyễn Xuân Tùng2


1
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long; vinhnx@vlute.edu.vn
2
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội; huy.nguyenduc1@hust.edu.vn; tung.nguyenxuan@hust.edu.vn

Tóm tắt - Khi có sự cố ngắn mạch xảy ra trong hệ thống điện, Abstract - When a short circuit fault occurs in the power system, the
biên độ của thành phần xoay chiều (AC) và thành phần một chiều amplitude of the alternating current (AC) and the direct current
(DC) có trong dòng điện ngắn mạch làm cho máy biến dòng điện component (DC) in the short-circuit current makes the current
bị bão hòa, và khi bị bão hòa thì dạng sóng dòng điện ngõ ra của transformer becomes saturated. Consequently, the output current
máy biến dòng điện bị sai lệch dẫn đến hệ thống bảo vệ rơ le tác waveform of the current transformer is distorted, causing the
động sai vì biên độ dòng điện thứ cấp khi biến dòng bão hòa nhỏ malfunction of the protective relay system because the amplitude of the
hơn biên bộ của dòng điện ngắn mạch thực tế. Bài báo này trình secondary current in cases of current transformer saturation is smaller
bày thuật toán khôi phục dạng sóng dòng điện khi biến dòng điện than that of the actual short-circuit current. This paper presents an
bị bão hòa; sử dụng biến đổi Wavelet rời rạc để phát hiện chu kỳ algorithm that helps to restore the distorted current waveform under
dòng điện bị bão hòa; sử dụng phân tích Prony để xác định biên current transformer saturation, using the Discrete Wavelet Transform to
độ, tần số và góc pha của thành phần AC, biên độ và thời hằng detect the saturated electrical current cycle, using Prony analysis to
của thành phần DC của dòng điện ngắn mạch, từ đó khôi phục lại determine the amplitude, the frequency and the phase angle of the AC
dạng sóng dòng điện bị bão hòa.Tính chính xác và hiệu quả của component, the amplitude and the time constant of the DC component
thuật toán được mô phỏng và kiểm chứng sử dụng phần mềm of the short-circuit current, thereby restoring the saturated current
Simulink/Matlab. waveform. The accuracy and the efficiency of the algorithm have been
modeled and verified by means of Simulink/Matlab software.

Từ khóa - bão hòa máy biến dòng điện; lọc bỏ DC; khôi phục Key words - saturated current transformer; DC removal; waveform
dạng sóng; phân tích Prony; biến đổi Wavelet rời rạc (DFT). restoration; Prony analysis; discrete Wavelet transform (DWT).

1. Đặt vấn đề khi máy biến dòng điện bị bão hòa, gồm 2 bước: sử dụng
Hệ thống bảo vệ rơ le bảo vệ hệ thống điện khi có các sự phép biến đổi Wavelet để nhận biết các mẫu dòng điện
cố xảy ra trong hệ thống điện như ngắn mạch trên đường dây không bị bão hòa, sử dụng thuật toán hồi quy để trích xuất
truyền tải, ngắn mạch trong máy biến áp, sự cố máy phát… các đặc trưng của dòng điện ngắn mạch – biên độ và góc
và tín hiệu dòng điện là dữ liệu đầu vào của rơ le bảo vệ. pha của thành phần AC, biên độ và thời hằng của thành
Dòng điện cung cấp cho hệ thống bảo vệ rơ le được lấy từ thứ phần DC – sử dụng các mẫu dòng điện không bị bão hòa,
cấp của máy biến dòng điện và nhiệm vụ của biến dòng điện từ đó phục hồi dạng sóng dòng điện bị bão hòa.
là biến đổi dòng điện có biên độ lớn thành dòng điện có biên Tài liệu [3], [4] trình bày thuật toán phát hiện và phục
độ nhỏ phù hợp với ngõ vào hệ thống rơ le bảo vệ, và cách ly hồi dạng sóng dòng điện bị bão hòa, kết hợp thuật toán
hệ thống rơ le với phần sơ cấp để đảm bảo an toàn cho thiết Wavelet và mạng nơ ron nhân tạo. Thuật toán Wavelet để
bị.Vì vậy, độ chính xác của hoạt động của hệ thống bảo vệ rơ nhận dạng chu kỳ dòng điện bị bão hòa và sử dụng mạng
le tùy thuộc vào độ chính xác của dòng điện tín hiệu đầu vào, nơ ron nhân tạo để phục hồi dạng sóng cho các chu kỳ
và khi có ngắn mạch xảy ra trong hệ thống điện, biên độ của dòng điện bị bão hòa.
thành phần xoay chiều (AC) và thành phần một chiều (DC) Tài liệu [5] trình bày phương pháp sử dụng một biến
có trong dòng điện ngắn mạch làm cho máy biến dòng điện dòng lõi kép mắc vào mạch vòng thứ cấp của biến dòng
bị bão hòa, và khi bị bão hòa thì dạng sóng dòng điện ngõ ra chính. Thiết bị bù được lắp đặt bên ngoài của biến dòng
của máy biến dòng điện bị sai lệch dẫn đến hệ thống bảo vệ chính. Vì vậy, phương pháp này không những phù hợp
rơ le tác động sai vì biên độ dòng điện thứ cấp khi biến dòng cho máy biến dòng điện lắp đặt mới, mà còn phù hợp cho
bão hòa nhỏ hơn biên bộ của dòng điện ngắn mạch thực tế. máy biến dòng điện đã lắp đặt trong lưới điện. Nhưng
Trong những thập niên vừa qua, đã có rất nhiều nghiên cứu phương pháp này chỉ được thử nghiệm ở trạng thái xác
và tài liệu được xuất bản liên quan đến bài toán phục hồi dạng lập của hệ thống điện, mà chưa được kiểm tra ở trạng thái
sóng dòng điện khi máy biến dòng điện bị bão hòa. ngắn mạch của hệ thống điện.
Tài liệu [1] trình bày thuật toán phát hiện và phục hồi Bài báo này đưa ra thuật toán cải tiến, kết hợp ưu điểm
dạng sóng khi máy biến dòng điện bị bão hòa. Thuật toán của các thuật toán nêu trên. Thuật toán có hai bước: sử
phân tích thành phần DC trong tín hiệu dòng điện sự cố, dụng biến đổi Wavelet để phát hiện chu kỳ dòng điện bị
từ đó phát hiện máy biến dòng bị bão hòa, sau đó thuật bão hòa và không bị bão hòa; sử dụng các mẫu dòng điện
toán áp dụng thuật toán hồi quy Fourier rời rạc (DFT) và của chu kỳ dòng điện không bị bão hòa và phân tích
sử dụng chu kỳ dòng điện chưa bị bão hòa để phục hồi Prony để xác định biên độ, tần số và góc pha của thành
dạng sóng dòng điện bị bão hòa. phần AC, biên độ và thời hằng của thành phần DC của
Tài liệu [2] trình bày thuật toán phục hồi dạng sóng dòng điện ngắn mạch, từ đó khôi phục lại dạng sóng dòng
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 77

điện do máy biến dòng điện bị bão hòa. y 1


0 0 0
1 2 ... L C1
y 2 
1 1 1
1 2 ... L C2
2. Thuật toán  (9)
... ... ... ... ... ...
2.1. Phân tích Prony yN  N 1
1
N 1
2 ... L
N 1 CL
Áp dụng thuật toán [6], xét tín hiệu đo lường có dạng Áp dụng (4) và (5) xác định biên độ, tần số, góc pha ban
như sau:
L
đầu và thời hằng với C i và  i được xác định ở bước 2 và 3.
i  t  
 Ai et / cos  2 fi t  i 
i 1
i
(1) 2.2. Áp dụng phân tích Prony phục hồi dạng tín hiệu
2.2.1. Ước lượng tín hiệu bậc 3
Trong đó:
Xét tín hiệu có dạng như phương trình (10):
Ai : Biên độ của thành phần thứ i;

 i : Góc pha ban đầu của thành phần thứ i ; i  t   125.e -15t + 155.sin(100  t + ) (10)
4
f i : Tần số của thành phần thứ i ; Thông qua đo lường và thu thập số liệu của tín hiệu (10)
i : Thời hằng thành phần thứ i ; được N  L mẫu, với tần số lấy mẫu f s  1e5 , được tín hiệu có
L : Tổng số thành phần (số bậc của tín hiệu); L  3 bậc (thành phần DC là 1 bậc, thành phần AC là 2 bậc).
i  t : Ước lượng dựa vào dữ liệu lấy mẫu tín hiệu i  t , Bước 1: Áp dụng (7) xác định véc tơ hệ số a
bao gồm N mẫu i  tk   i  k , k  0,1, 2,..., N  1 i  L  1 i L i  L  1 i 1
a1
Áp dụng lý thuyết Euler, cos  2 fi t  i  có thể được i  L  2 i  L  1 i  L i  2 (11)
 a2
... ... ... ... a3
biểu diễn như sau:
iN i  N  1 i  N  2  i  N  L 
e  2  f t     e   2 f t   
i i i i

cos  2 f i t  i   Bước 2: Áp dụng (8) xác định nghiệm phương trình


2 (2) đặc tính được thành lập từ hệ số a
e
2 f t  
e
 2 f t  
i i i i

   3  a1  2  a2   a3     1    2    3 
2 2
Thế (2) vào (1) và t  kT được: Bước 3: Áp dụng (9) xác định biên độ của thành phần tắt
L dần và góc pha của thành phần điều hòa
i  k    Ci  ik (3)
i 1 i 1 10 20 30
C1
Trong đó: i  2 11 12 13
 C2 (12)
Ai ji
... ... ... ...
C3
Ci  e (4) iN 1N 1 2N 1 3N 1
2
1/ i  j 2  fi T Áp dụng công thức (4) và (5) xác định biên độ, tần số,
i  e (5)
góc pha ban đầu và thời hằng, kết quả như trong Bảng 1,
T : Chu kỳ lấy mẫu. dạng sóng i ( t ) và ước lượng p (t ) như ở Hình 1, sử dụng
Trình tự xác định C i và  i : C i và  i được xác định ở bước 2 và 3:
Bước 1: Xác định véc tơ hệ số a của mô hình dự báo Bảng 1. Kết quả tính toán thông số của dạng sóng bậc 3
được xây dựng từ bộ số liệu lấy mẫu AC DC
i  k   a1i  k  1  a2 i  k  2   ... Thông số
i(t) p(t) i(t) p(t)
(6)
 aL i  k  L  Biên độ 155 155.0081 125 124.9991
Trong đó: Thời hằng -15 -15.0178
i éë k ùûđược tính với k  L , L  1, L  1,..., N  1 Tần số (rad/s) 100π≈314.1593 314.1541
Phương trình (6) có thể biểu diễn ở dạng ma trận như sau: Góc pha ban đầu
π/4≈0.7854 0.7854
(rad)
i  L  1 i  L i  L  1 ... i 1 a1
i  L  2 i  L  1 i  L i  2
300
... a2 i(t)
 (7) 250 p(t)
... ... ... ... ... ... 200

iN i  N  1 i  N  2 ... i  N  L aL 150


100
Giải phương trình (7) được véc tơ a với giả thiết có bộ 50
N mẫu dữ liệu tín hiệu đo lường với N  2 L 0

Bước 2: Xác định nghiệm phương trình đặc tính được -50

-100
thành lập từ hệ số a xác định ở bước trên -150

 L  a1  L 1  ...  aL 1  L 1  aL
0 2000 4000 6000 8000 10000 12000

(8)
    1     2  ...    L  Hình 1. Ước lượng tín hiệu bậc 3
Bước 3: Xác định biên độ của thành phần tắt dần và Trong đó:
góc pha của thành phần điều hòa: i  t : Tín hiệu đo lường;
78 Nguyễn Xuân Vinh, Nguyễn Đức Huy, Nguyễn Xuân Tùng

p  t : Tín hiệu ước lượng sử dụng phân tích Prony. góc pha ban đầu và thời hằng, kết quả như trong Bảng 2,
Kết quả mô phỏng Bảng 1 và Hình 1 cho thấy thuật dạng sóng i ( t ) và ước lượng p (t ) như ở Hình 2, sử dụng
toán chỉ sử dụng N  12 mẫu tín hiệu, với tần số lấy C i và  i được xác định ở bước 2 và 3.
mẫu f s  10 5 hay chỉ cần sử dụng tín hiệu có độ dài 0.09ms Kết quả mô phỏng Bảng 2 và Hình 2 cho thấy thuật
là ước lượng được tín hiệu bậc 3. toán chỉ sử dụng N  120 mẫu tín hiệu, với tần số lấy
2.2.2. Ước lượng tín hiệu bậc 4 mẫu f s  10 5 hay chỉ cần sử dụng tín hiệu có độ dài 1.2ms
là ước lượng được tín hiệu bậc 4.
Xét tín hiệu có dạng như phương trình (13):
 2.2.3. Ước lượng tín hiệu bậc 12
i  t   10.e-15t .sin(100 t + )... Xét tín hiệu có dạng như phương trình (13):
12 (13)
 i  t   5.e-0.05t .sin(10 t+ )...
+15.e-0.15t .sin(200 t + )
4 +10.e-0.15t .sin(20 t+ /2)...
Thông qua đo lường và thu thập số liệu của tín hiệu +5.e-0.05t .sin(10 t+ /3)... (17)
(13) được N  L mẫu, với tần số lấy mẫu f s  1e5 , tín hiệu +30.e-0.15t .sin(60 t+ /4)...
có L  4. +40.e-0.05t .sin(80 t+ /5)...
Bước 1: Áp dụng (7) xác định véc tơ hệ số a +50.e-0.15t .sin(100 t+ /6)
i  L  1 i  L i  L  1 ... i 1 a1 Thông qua đo lường và thu thập số liệu của tín hiệu
i  L  2 i  L  1 i L ... i  2 a2 (14) (13) được N  L mẫu, với tần số lấy mẫu fs = 1e 3, tín

... ... ... ... ... a3 hiệu có L  12.
i N  i  N  1 i  N  2 ... i  N  L  a4 Bước 1: Áp dụng (7) xác định véc tơ hệ số a
Bước 2: Áp dụng (8) xác định nghiệm phương trình i  L  1 i  L i  L  1 ... i 1 a1
đặc tính được thành lập từ hệ số a i  L  2 i  L  1 i  L ... i  2 a2 (18)

 4  a1  3  a2  2  a3   a4 ... ... ... ... ... ...
(15)
    1    2    3    4  iN i  N  1 i  N  2 ... i  N  L a12
Bước 3: Áp dụng (9) xác định biên độ của thành phần Bước 2: Áp dụng (8) xác định nghiệm phương trình
tắt dần và góc pha của thành phần điều hòa đặc tính được thành lập từ hệ số a
i 1 10  20 30 40 C1  12  a1 11  ...  a11   a12
(19)
i  2 11 21 31 41 C2     1    2  ...    12 
 (16)
... ... ... ... ... C3 Bước 3: Áp dụng (9) xác định biên độ của thành phần
iN 1N 1 2N 1 3N 1 4N 1 C4 tắt dần và góc pha của thành phần điều hòa
Bảng 2. Kết quả tính toán thông số của dạng sóng bậc 4 i 1 10 20 ... 40 C1
AC DC i  2 11 12 ... 14 C2
Thông số  (20)
i(t) p(t) i(t) p(t) ... ... ... ... ... ...
Biên độ 1 1 10 10.0003 iN 
1
N 1
 N 1
2 ... 4N 1 C12
Thời hằng -15 -15.0242 Áp dụng công thức (4) và (5) xác định biên độ, tần số,
Tần số (rad/s) 100π≈314.1593 314.1427 góc pha ban đầu và thời hằng, kết quả dạng sóng i ( t ) và
Góc pha ban đầu (rad) π/12≈0.2618 0.2619 ước lượng p (t ) như ở Hình 3, sử dụng C i và  i được xác
Biên độ 1 1 15 14.9998 định ở bước 2 và 3.
40
Thời hằng -0.15 -0.1546 i(t)
p(t)
Tần số (rad/s) 200π≈628.3185 628.3201 30

Góc pha ban đầu (rad) π/4≈0.7854 0.7854 20


25
i(t)
20 p(t) 10
15
10 0
5
-10
0
-5
-20
-10 0 50 100 150 200 250 300 350
-15
-20 Hình 3. Ước lượng tín hiệu bậc 12
-25
0 2000 4000 6000 8000 10000 12000
Kết quả mô phỏng Hình 3 cho thấy thuật toán chỉ sử
dụng N = 96 mẫu tín hiệu, với tần số lấy mẫu f s  10 3 hay
Hình 2. Ước lượng tín hiệu bậc 4 chỉ cần sử dụng tín hiệu có độ dài 48ms là ước lượng
Áp dụng công thức (4) và (5) xác định biên độ, tần số, được tín hiệu bậc 12.
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 79

3. Áp dụng phân tích Prony lọc DC và phục hồi dạng phương trình (22), bao gồm thành phần xoay chiều tần số
sóng dòng điện bị bão hòa 50Hz và thành phần một chiều tắt dần DC :
5/2000 i  t   I cos  t     I dc e  t / (22)
+ -i +v
Trong đó:
-
1 2
CB I : Biên độ thành phần xoay chiều;

1
 : Góc pha ban đầu;
Discrete,
  100 : Tần số góc;
Ts = Ts s.
I dc : Biên độ thành phần một chiều;
Hình 4. Mô phỏng bão hòa máy biến dòng điện
t : Thời hằng.
Cho mô hình mô phỏng bão hòa máy biến dòng điện
Bước 1: Áp dụng (7) xác định véc tơ hệ số a
như Hình 4. Khi đóng CB làm xuất hiện dòng điện quá
độ, bao gồm thành phần dòng điện xác lập và thành phần y 4 y  3 y  2 y 1 a1
DC tắt dần. Thành phần DC có trong dòng điện quá độ là y 5   y  4  y 3 y  2  a2
nguyên nhân gây ra hiện tượng bão hòa biến dòng đo y 6  y 5 y 4  y 3 a3
lường dẫn đến kết quả đo lường bị sai số. Thuật toán xác
Trong đó: y[1], y[2], y[3], y[4], y[5], y[6] là các mẫu
định phasor và lọc thành phần DC trình bày ở bài báo này
chỉ cần N  6 mẫu hay tương đương với khoảng thời gian dòng điện không bị bão hòa, đã được xác định ở mục 3.1.
t  12  s – tần số lấy mẫu tín hiệu là f s  10 4 ( Hz ) – là Bước 2: Áp dụng (8) xác định nghiệm phương trình
khôi phục được dạng sóng ban đầu của dòng điện. đặc tính được thành lập từ hệ số a
3.1. Áp dụng biến đổi Wavelet rời rạc phát hiện chu kỳ  3  a1  2  a2   a3
dòng điện bị bão hòa     1     2    3 
Biến đổi Wavelet rời rạc [2], xét tín hiệu f  n  được Bước 3: Áp dụng (9) xác định biên độ của thành phần
xấp xỉ như sau: tắt dần và góc pha của thành phần điều hòa
1 y 1 10  20 30 C1
f n  =  W  j0 ,k  j0,k  n
M k y  2   11  21 31 C 2
(21)
y 3 1  2 3 C3
2 2 2
1 
+  
M j j0 k
W  j,k  j,k  n 
Áp dụng công thức (4) và (5) xác định biên độ, tần số,
Trong đó: góc pha ban đầu và thời hằng như trong Bảng 3, dạng
sóng i (t ) và ước lượng p (t) như ở Hình 6 và Hình 7, sử
f  n , j0,k  n , j,k  n là các hàm rời rạc trong khoảng 0, M 1.
dụng C i và  i được xác định ở bước 2 và 3.
1
W  j0 ,k  =  f  n  n là hệ số xấp xỉ (A).
j 0 ,k Bảng 3. Kết quả tính toán thông số của dạng sóng dòng điện
M n

1 Thông số AC DC
W  j,k  =  f  n n j,k j  j0 là hệ số chi tiết (D). Biên độ 3.5028 3.4418
M n
Thời hằng -3.5054
Áp dụng (21) và wavelet mẫu là Daubechies (db5) với
mức phân ly là 1 để xác định chu kỳ bão hòa và không Tần số (rad/s) 314.1584
bão hòa cho dạng sóng dòng điện thứ cấp của máy biến Góc pha ban đầu(rad) 0.0076
dòng, kết quả được thể hiện ở Hình 6 thể hiện kết quả khi áp dụng thuật toán phục
Hình 5. hồi dạng sóng dòng điện bị bão hòa. Hình vẽ cho thấy
dạng sóng dòng điện sau khi phục hồi hoàn toàn trùng
Biên độ (A)

10

0
Dòng điện sơ cấp
khớp với dạng sóng lý tưởng.
-10
Dòng điện thứ cấp
4
Hình 7 thể hiện kết quả khi áp dụng thuật toán phục
0 0.5 1 1.5 2 2.5 x 10
x 10
‐3
hồi dạng sóng bão hòa kết hợp lọc thành phần DC .
5
Dòng điện bão hòa
D[n]

Dòng điện lý tưởng


0
Dòng điện điều chỉnh
-5 4 7
0 0.5 1 1.5 2 2.5 x 10
6
1.5
Bão hòa

1 5

0.5 4
Biên độ

0 4
0 0.5 1 1.5 2 2.5 x 10 3
Số mẫu 2

Hình 5. Phát hiện chu kỳ dòng điện bị bão hòa 1

3.2. Phục hồi dạng sóng dòng điện sử dụng phân tích Prony 0

-1

Khi đóng CB dòng điện thứ cấp của máy biến dòng -2
0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800
điện được đưa qua bộ lọc thông thấp Butterworth bậc 8, Số mẫu
với tần số cắt 100 2 , tín hiệu ngõ ra của bộ lọc có
Hình 6. Phục hồi dạng sóng dòng điện bị bão hòa
80 Nguyễn Xuân Vinh, Nguyễn Đức Huy, Nguyễn Xuân Tùng
8
Dòng điện bão hòa
- Thuật toán được kiểm chứng thông qua các bài toán
Điều chỉnh kết hợp lọc DC như ước lượng tín hiệu bậc 3, 4, 12 và khôi phục dạng sóng
6
dòng điện bị sai lệch do biến dòng điện bị bão hòa. Kết quả
đạt được hết sức khả quan. Thuật toán chỉ sử dụng N  6
4
mẫu tín hiệu dòng điện thứ cấp máy biến dòng hay tương
đương với khoảng thời gian t  12  s để phục hồi dạng
Biên độ

2
sóng dòng điện bị bão hòa. Từ đó có thể kết luận: Thuật
0 toán hoàn toàn có khả năng áp dụng vào thực tế để nâng
cao độ chính xác hoạt động của rơ le bảo vệ hệ thống điện.
-2

TÀI LIỆU THAM KHẢO


-4
0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 [1] C. Yu, “Detection and Correction of Saturated Current Transformer
Số mẫu Measurements Using Decaying DC Components,” IEEE Trans.
Hình 7. Phục hồi dạng sóng dòng điện bị bão hòa kết hợp lọc DC POWER Deliv. VOL. 25, NO. 3, JULY 2010, vol. 25, no. 3, pp.
1340–1347, 2010.
[2] F. Li, Y. Li, and R. K. Aggarwal, “Combined wavelet transform and
4. Kết luận regression technique for secondary current compensation of current
Bài báo trình bày thuật toán kết hợp và cải tiến các transformers,” Gener. Transm. Distrib. IEE Proc., vol. 149, no. 4,
thuật toán [1] - [6] phục hồi dạng sóng dòng điện khi máy pp. 497–503, 2002.
[3] Y.-Y. Hong and P.-C. Chang-Chian, “Detection and correction of
biến dòng điện bị bão hòa. Thuật toán kết hợp biến đổi distorted current transformer current using wavelet transform and
Wavelet rời rạc và phân tích Prony: artificial intelligence,” Gener. Transm. Distrib. IET, vol. 2, no. 4,
pp. 566–575, 2007.
- Biến đổi Wavelet rời rạc sử dụng để phát hiện bão hòa
[4] J. Pihler, A. Member, I. B. Grear, and D. Dolinar, “OPERATION
của máy biến dòng điện, đồng thời phát hiện chu kỳ bão OF POWER TRANSFORMER N USING ARTIFICIAL NEURAL
hòa và không bão hòa của dạng sóng dòng điện thứ cấp. NETWORK,” vol. 12, no. 3, pp. 1128–1136, 1997.
[5] Q. Xu, A. Refsum, and R. Watson, “Application of external
- Áp dụng phân tích Prony và các mẫu dòng điện
compensation to current transformers,” Sci. Meas. Technol. IEE
không bị bão hòa để xác định biên độ, tần số và góc pha Proc., vol. 143, no. 2, pp. 147–150, 1996.
của thành phần AC, biên độ và thời hằng của thành phần [6] S. Nam, S. Kang, and J. Park, “An Analytic Method for Measuring
DC của dòng điện ngắn mạch, từ đó khôi phục lại dạng Accurate Fundamental Frequency Components,” IEEE Trans.
Power Deliv. Vol. 17, No. 2, vol. 17, no. 2, pp. 405–411, 2002.
sóng dòng điện bị bão.

(BBT nhận bài: 20/08/2015, phản biện xong: 15/09/2015)


ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 81

ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ KIM LOẠI ĐỒNG (Cu) ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG
VÀ HẤP THỤ CỦA CÂY PHÁT LỘC (DRACAENA SANDERIANA) TRONG ĐẤT
INFLUENCE OF COPPER CONTAMINATION ON GROWTH AND ABSORPTION
OF DRACAENA SANDERIANA IN SOIL

Đàm Minh Anh, Võ Văn Minh, Đoạn Chí Cường


Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng, minhanhcsm@gmail.com

Tóm tắt - Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về khả năng sinh Abstract - In this paper, we present the research results about
trưởng và hấp thụ kim loại đồng (Cu) của cây Phát lộc (Dracaena the growth capacity and copper (Cu) absorbtion of Dracaena
sanderiana) ở các nồng độ khác nhau. Đất được bổ sung Sanderiana in different concentrations. The experimental soil was
CuSO4.5H2O ở các nồng độ từ 50 – 350ppm và đối chứng. Sau thời supplied with CuSO4.5H2O at concentrations from 50 to 350ppm
gian 2 tháng, tiến hành xác định các chỉ tiêu sinh trưởng của cây Phát and control-soil (without Cu). After 2 months, sterm height, root
lộc, xác định hàm lượng Cu tích lũy trong cây và lượng Cu còn lại length, fresh biomass, dry biomass of plant and the content of
trong đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tất cả các cây Phát lộc thí copper in plant and soil were determined. The results showed
nghiệm đều có khả năng sinh trưởng tốt trong môi trường đất có that, Dracaena sanderiana could grow well in concentration of
nồng độ Cu từ 50 – 350ppm. Điều này thể hiện qua các chỉ tiêu chiều copper from 50 to 350ppm. Accumulation of copper in soil
cao cây, chiều dài rễ, sinh khối tươi và sinh khối khô của cây. Khả increased from 50 to 200ppm and decreased in the concentration
năng hấp thụ Cu của cây Phát lộc trong đất tăng từ nồng độ 50 – range of 200 to 350ppm.
200ppm và giảm dần ở khoảng nồng độ 200 – 350ppm.

Từ khóa - thực vật xử lý; cây Phát lộc; ô nhiễm kim loại nặng; Key words - phytoremediation; Dracaena Sanderiana; heavy
đất; Cu. metal pollution; soi; Cu.

1. Đặt vấn đề kim loại, mà tại đó cây có thể chịu đựng được. Chính vì
Ngày nay, các hoạt động sản xuất của con người đang vậy, việc nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của nồng độ
thải ra môi trường một lượng lớn chất ô nhiễm, đặc biệt là kim loại đồng (Cu) đến khả năng sinh trưởng và hấp thụ
các chất ô nhiễm kim loại nặng (KLN) [7]. của cây Phát lộc (Dracaena sanderiana) trong đất rất cần
thiết và có ý nghĩa thực tiễn trong việc ứng dụng cây này
Ô nhiễm Cu được tìm thấy ngày càng nhiều tại các
vào xử lý ô nhiễm KLN Cu.
vùng đất mỏ khoáng sản, bùn thải của công nghiệp luyện
kim, dệt nhuộm, hóa chất, các vùng đất nông nghiệp trồng 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
nho, cam, bưởi … [1], [12]. Cu được biết đến là nguyên 2.1. Chuẩn bị thực vật
tố phổ biến đối với sinh vật, nhưng khi ở nồng độ cao nó
Thực vật sử dụng để nghiên cứu là cây Phát lộc
có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đối với tế
(Dracaena sanderiana). Tiến hành chọn những cây khỏe
bào [10]. Vì vậy, việc xử lí ô nhiễm Cu trong đất là vô
mạnh, thân và lá có có kích thước tương đương nhau: thân 45
cùng cần thiết và trở thành mối quan tâm của toàn cầu.
– 50 cm, có từ 9 - 10 lá. Tiến hành ươm trong nước sạch cho
Công nghệ thực vật xử lý ô nhiễm là một quá trình xử ra rễ (8 – 10 cm) trong thời gian 1,5 tháng. Sau đó, chuyển
lý sinh học, được sử dụng phổ biến ở nhiều loài thực vật để sang các chậu đất để nghiên cứu trong thời gian 2 tháng.
loại bỏ, di chuyển, cố định và phá hủy độc chất trong đất và
2.2. Chuẩn bị đất
nước mặt. Ý tưởng sử dụng thực vật siêu tích lũy để loại bỏ
KLN trong đất được giới thiệu bởi Chaney vào năm 1983, Môi trường đất được chọn là đất cát pha, tiến hành
và đây được đánh giá là giải pháp thay thế rất hiệu quả, bền loại bỏ rác, đá sỏi ra khỏi đất. Trong đó, các thành phần lý
vững, thân thiện với môi trường [8]. Hơn 400 loài được tìm hóa của đất thí nghiệm được phân tích cụ thể: Nts, Pts, Kts
thấy với khả năng tích lũy KLN cao, một số loài phổ biến có nồng độ lần lượt là 0,0041%; 0,005% và 0,043%; pH
trong lĩnh vực này như Cải xoong (Thlaspi caerulescens), là 6,77; Cu là 10,82ppm. Đây là loại đất về dinh dưỡng có
Bèo Cái (Pistria stratiotes), Dây leo (Herterostrema tính chất trung bình và chưa bị ô nhiễm Cu (so với QCVN
villosum), Avena sterils, Isatis tinctoria… [6], [9]. 03:2008/BTNMT và TC Australian AZN 1992).
Ở Việt Nam, nghiên cứu của Võ Văn Minh và cộng sự Cho 1,5 kg đất vào mỗi chậu nhựa thí nghiệm (chiều
về khả năng xử lý KLN trong bùn thải đô thị của cây Phát cao 12cm, đường kính miệng chậu 14cm, đường kính đáy
lộc (Draceaena sanderiana) cho thấy, loài cây này có khả 10cm), có lót nylon phía dưới.
năng tích lũy hàm lượng chất ô nhiễm cao mà ở một số loài Tiến hành bổ sung kim loại Cu vào đất dưới dạng
khác không có, nhất là các KLN như Cr, Cu, Cd… [4]. muối CuSO4.5H2O với các nồng độ từ 50 đến 350ppm.
Trên thế giới hiện nay, các nghiên cứu về sử dụng cây 2.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Phát lộc chủ yếu liên quan đến vấn đề xử lý ô nhiễm chất Bố trí thí nghiệm trồng cây Phát lộc trong môi trường
hữu cơ Bisphenol A [11] và xử lý ô nhiễm Cu, Cr trong đất theo mô hình hoàn toàn ngẫu nhiên CRD (Completely
môi trường nước ô nhiễm [3]. Ở Việt Nam, việc nghiên randomized design) tại trại thực nghiệm Khoa Sinh - Môi
cứu áp dụng cây Phát lộc vào xử lý ô nhiễm KLN vẫn trường, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.
chưa phổ biến, vì chưa xác định được khoảng nồng độ
82 Đàm Minh Anh, Võ Văn Minh, Đoạn Chí Cường

Tiến hành trồng cây vào chậu, mỗi chậu 1 cây trong các chất hữu cơ trong đất xảy ra từ từ. Tiến hành nung
thời gian 2 tháng. Mỗi công thức được lặp lại 4 lần. mẫu trong vòng 2 – 3h, đến khi cô cạn.
Phân tích hàm lượng KLN trong đất, trong thực vật
ban đầu và sau 2 tháng thí nghiệm theo TCVN
6649:2000. Xác định hàm lượng KLN bằng phương pháp
hấp thụ nguyên tử AAS, tại phòng thí nghiệm Phân tích
môi trường, khoa Sinh – Môi trường, trường Đại học Sư
phạm Đà Nẵng.
2.6. Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê sinh học. So
sánh các giá trị trung bình bằng phương pháp phân tích
Hình 1. Mô hình bố trí thí nghiệm Anova và kiểm tra Tuckey test trên phần mềm SPSS với
mức ý nghĩa α = 0,05.
2.4. Phương pháp xác định một số chỉ tiêu trong đất và
một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây 3. Kết quả nghiên cứu và khảo sát
Xác định một số chỉ tiêu trong đất: pH được đo bằng 3.1. Khả năng sinh trưởng của cây Phát lộc dưới tác
máy đo chất lượng nước đa chỉ tiêu 6920V2,Nts theo động của Cu trong môi trường đất
TCVN 6498:1999, Pts theo TCVN 4052:1985, Kts theo
Khả năng sinh trưởng của thực vật phụ thuộc rất nhiều
TCVN 8562:2010.
vào đặc tính của môi trường đất. Loài thực vật được chọn
Chiều cao thân, chiều dài rễ và sinh khối của cây được làm đối tượng để xử lý KLN trước hết phải sống, thích nghi
xác định theo phương pháp cân, đo thông thường. và chống chịu được trong môi trường ô nhiễm. Vì vậy,
2.5. Phương pháp xác định hàm lượng kim loại đồng (Cu) trước khi nghiên cứu khả năng hấp thụ Cu của cây Phát lộc,
Mẫu đất ban đầu được phơi khô, nghiền mịn bằng ray cần tiến hành xác định các chỉ tiêu về tăng trưởng của cây
với kích thước lỗ ray khoảng 0,1 mm. Sau đó cân 3g mẫu dưới tác động của nồng độ Cu trong đất. Kết quả về chiều
cho vào ống ngâm, bổ sung 21ml HCL và 7ml HNO3. Để cao thân, chiều dài rễ, sinh khối tươi, sinh khối khô trước
yên trong 16 giờ ở nhiệt độ phòng để quá trình oxy hóa và sau thí nghiệm được trình bày ở Bảng 1.
Bảng 1. Ảnh hưởng của nồng độ Cu trong đất đến khả năng sinh trưởng của cây Phát lộc (Cu (ppm))
Chỉ Chiều cao thân (cm) Chiều dài rễ (cm) Sinh khối tươi (g) Sinh khối khô (g)
tiêu Ban đầu Sau 2 tháng Ban đầu Sau 2 tháng Ban đầu Sau 2 tháng Ban đầu Sau 2 tháng
ĐC b
59,55±0,53a b
14,53±1,33a b
50,6±4,2 b
15,1±1,02a
b
50 60±1,77a b
14,03±0,57b b
51,58±4,45 b
15,08±1,25a
b
100 57,98±1,41b b
14,4±0,72b b
50,05±0,97 b
13,4±1,32b
b
150 56,95±1,12b b
13,8±0,52b b
50,08±1,66 b
14,1±1,56ab
b
200 a
57,85±1ab a
b
14,55±1,33b a
b
50,58±2,5 a
b
15,05±2,73abc
51.21±1.3 b 9.69±1.18 47.93±0.74 b 10,23±0,22 b
230 54,78±1.44c b
12,18±1,94c 49,73±2,17 13,08±1,45b
b
260 56,15±0,81b b
13,08±1,09bc b
50,1±3 b
13±0,37b
b
290 54,83±1,33c b
11,45±1,35c b
48,28±3,21 b
12,95±1,74b
b
320 54,95±1,14bc b
12,9±0,9bc b
49,7±0,72 b
12,5±1,11b
b
350 54,1±1,1c b
10,93±1,28d b
49,68±4,03 b
11,55±1,51bd
Ghi chú: - Các số có cùng chữ cái ở cùng 1 phía không có sự sai khác ý nghĩa (α=0,05);
- Các chữ số ở góc trái biểu thị sự khác nhau theo thời gian;
- Các chữ số ở góc phải biểu thị sự khác nhau theo nồng độ.
Sau 2 tháng thí nghiệm, cây Phát lộc có khả năng sinh nhưng sự thay đổi giữa các nồng độ là không lớn, chỉ từ sau
trưởng ở tất cả các nồng độ Cu từ 50 – 350ppm, trong đó, các nồng độ 200 ppm các chỉ tiêu mới có xu hướng giảm rõ rệt.
yếu tố về chiều cao thân, chiều dài rễ và tích lũy sinh khối của Qua phân tích Anova cho thấy, các chỉ tiêu có sự khác biệt
cây đều tăng. Ở nồng độ 50ppm, cây phát triển mạnh và giữa ban đầu so với sau 2 tháng và có sự khác biệt giữa các
tương đối ổn định, tất cả các chỉ tiêu đều xấp xỉ so với cây đối nồng độ với nhau. Kết quả thu được chứng tỏ cây Phát lộc
chứng. Điều này cho thấy nồng độ Cu 50ppm chưa gây ảnh vẫn có khả năng tăng trưởng sau 2 tháng thí nghiệm dưới ảnh
hưởng tiêu cực đến quá trình sinh trưởng của cây. Ở nồng độ hưởng của các nồng độ Cu. Nồng độ Cu trong đất từ 50 – 350
từ 100 – 350ppm, tốc độ tăng trưởng của cây không ổn định ppm (vượt QCVN 03:2008/ BTNMT từ 1,5 – 3,5 lần), vẫn là
và có xu hướng giảm dần theo sự gia tăng của nồng độ. Chiều ngưỡng chịu đựng của cây Phát lộc.
cao thân bị ức chế rõ ràng nhất, từ 100 – 200ppm chiều cao
3.2. Khả năng hấp thụ Cu của cây Phát lộc
cây giảm nhẹ từ 57,89 – 56,95 cm, từ 230 – 350ppm chiều
cao cây giảm nhanh chóng, đến nồng độ 350ppm chiều cao Để đánh giá khả năng hấp thụ Cu của cây Phát lộc,
còn 54,1 cm, chỉ tăng 5,58% so với ban đầu. Các chỉ tiêu về chúng tôi tiến hành xác định sự tích lũy Cu trong cây và hàm
chiều dài rễ, sinh khối tươi, sinh khối khô cũng giảm dần, lượng Cu còn lại trong đất sau 2 tháng thí nghiệm. Theo kết
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 83

quả quan sát và dựa trên những số liệu phân tích về chiều cao cho thấy sau 2 tháng trồng thử nghiệm, tất cả các nồng độ
thân, chiều dài rễ và sinh khối của cây cho thấy, trong dãy Cu trong đất đều giảm. Ở nồng độ 200ppm, lượng Cu được
nồng độ từ 50 – 350ppm cây Phát lộc vẫn có khả năng sống loại bỏ cao nhất với 68,63%. Lượng Cu được loại bỏ thấp
và chưa bị ảnh hưởng nhiều về mặt sinh trưởng, nên đề tài nhất với 26,92% tại nồng độ 350ppm và tại 50ppm là
tiến hành lựa chọn 3 nồng độ để phân tích, đi từ nồng độ thấp 53,42%. Nồng độ 50 ppm và 200ppm không có sự khác
nhất là 50ppm, nồng độ cây sinh trưởng tốt nhất là 200ppm nhau ý nghĩa (α =0.05), chứng tỏ khả năng loại bỏ Cu khỏi
và nồng độ cây sinh trưởng thấp nhất là 350ppm. Kết quả đất trong khoảng 2 nồng độ này tăng khá ổn định. Khả
được trình bày ở Bảng 2 và Hình 2. năng hấp thụ của cây đạt cao nhất ở nồng độ 200ppm và
Bảng 2. Hàm lượng Cu tích lũy trong cây và còn lại trong đất thấp nhất ở nồng độ 350ppm. So với cỏ Vetiver, ở nồng độ
50ppm sau 3 tháng thí nghiệm thì hàm lượng Cu còn lại
Nồng độ Trong cây (ppm) Trong đất (ppm)
trong đất là 47,44ppm, thấp hơn so với cây Phát lộc [5].
(ppm) Ban đầu Sau 2 tháng Sau 2 tháng % loại bỏ
b
Lượng Cu thất thoát ngoài sự hấp thụ của cây còn có
50 21,3 ± 7.31a 28,33±7.11a 53,42
thể do sự rò rỉ Cu ra bên ngoài trong quá trình trồng cây,
a
200 7,4±0,25 b49,83±7.33b 66,13±17.93a 68,63 chăm sóc cây.
b
350 30,68±0.92a 135,09±31.85b 26,92
Ghi chú: 4. Kết luận
- Các số có cùng chữ cái ở cùng 1 phía không có sự sai khác ý Cây Phát lộc có khả năng sinh trưởng tốt trong môi
nghĩa (α=0,05); trường đất ô nhiễm Cu có bổ sung nồng độ từ 50 – 350ppm.
- Các chữ số ở góc trái biểu thị sự khác nhau theo thời gian; Khả năng hấp thụ KLN Cu cao nhất ở môi trường đất
- Các chữ số ở góc phải biểu thị sự khác nhau theo nồng độ. có nồng độ 200ppm và thấp nhất ở 350ppm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong môi trường đất thử
nghiệm với các nồng độ Cu từ 50-350ppm, cây Phát lộc
có khả năng sinh trưởng và hấp thụ kim loại. Qua đó, có
thể khẳng định việc sử dụng cây Phát lộc để xử lý môi
trường đất ô nhiễm Cu trong khoảng từ 50 – 350ppm có
tính khả thi, đặc biệt là trong khoảng 50 – 200ppm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Andreazza et al, Potential phytoextraction and phytostabilization of
perennial peanut on copper-contaminated vineyard soils and copper
Hình 2. Hàm lượng Cu tích lũy trong cây và còn lại trong đất mining waste, Biological trace element research, 143(3), 2011, 29–39.
Kết quả Bảng 2 và Hình 2 cho thấy, hàm lượng Cu tích [2] Baker AJM, Walker PL, Ecophysiology of metal uptake by tolerant
plants, in heavy metal tolerance in Plants, Evolutionary
lũy trong cây tăng so với ban đầu và có sự khác nhau giữa Aspects,1990, 155 – 177.
các nồng độ Cu bổ sung vào đất. Ở 50ppm hàm lượng Cu [3] Hao, T. yi., Remove of heavy metals copper and Chromium using
trong cây thấp nhất, gấp 1,88 lần so với ban đầu; cao nhất ở hydroponically cultivated plants Dracaena sanderiana and dracaena
nồng độ 200ppm, gấp 5,73 lần so với ban đầu, đến nồng độ surculosa, Declaration of thesis, University Teknology Malaysia, 2011.
350ppm thì hàm lượng Cu gấp 3,14 lần so với ban đầu. Điều [4] Võ Văn Minh, Nguyễn Văn Khánh, Kiều Thị Kính, “Feasibility of
Lucky Bamboo to remadiate heavy metals in sludge and utilizing for
này là do khả năng tích lũy kim loại phụ thuộc vào sự sinh economic purpose”, Tạp chí Khoa và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng,
trưởng của cây và nồng độ Cu bổ sung vào đất. Cây sinh 2012, 6(55).2012. 97 - 85
trưởng tốt sẽ tăng khả năng trao đổi chất và khả năng điều [5] Võ Văn Minh, “Khả năng tích lũy Zn và Cu trong các môi trường đất
tiết của rễ, làm cho khả năng hấp thụ Cu trong cây dễ dàng khác nhau của cỏ Vetiver”, Tạp chí khoa học đất, số 30, 2008, 92 – 95.
hơn. Nồng độ từ 50ppm đến 200ppm chưa ảnh hưởng nhiều [6] Narasimha, M.,et al, Metal hyperaccumulation in plants - Biodiversity
đến khả sinh trưởng của cây, nên cây hấp thụ khá tốt. Từ prospecting for phytoremediation technology,6(3), 2003, Malaysia.
nồng độ 200ppm trở đi, quá trình sinh trưởng của cây bị kìm [7] Padmavathiamma, P. K., & Li, L.Y., “Phytoremediation
Technology: Hyper-accumulation Metals in Plants”, Water, Air,
hãm, nên khả năng hấp thụ kim loại giảm dần. Hàm lượng and Soil Pollution, 184(1-4), 2007, 105–126.
Cu tích lũy trong cây trước và sau thí nghiệm có sự khác [8] Prod, C., Assessment of arsenic accumulation efficiency by
nhau ý nghĩa (α =0,05). Điều này cho thấy khả năng xử lý selected naturally grown weeds riffat shaheen 1, n. mitra 2, r.
kim loại đồng (Cu) của cây Phát lộc có tính khả thi. Nghiên mahmud 3, Dept. of Food and Nutrition, Dhaka University,
cứu của Võ Văn Minh và cộng sự về khả năng xử lý KLN Bangladesh, 1(August), 2006, 24–31.
của cây Phát lộc trong bùn thải gara, chứa hàm lượng Cu, Cr, [9] Tang, K., & Kong, H., Use of Vetiver and Other Three Grasses for
Revegetation of a Pb/Zn Mine Tailings at Lechang, Guangdong
Ni tương ứng là 172,11ppm, 42,1ppm và 13,37ppm cho thấy Province, A Field Experiment, 1 – 9.
cây có khả năng hấp thụ Cu cao nhất trong 3 kim loại, hàm [10] Tocology, D., & Mecine, E., Chromium (Cr) Toxicity | ATSDR –
lượng Cu đo được trong cây sau 2 tháng là 31,58ppm, gấp 5 CSEM, Agency for toxic substances and disease registry, 2011, 1–67.
lần so với cây ban đầu [4]. Điều này tương ứng với nghiên [11] Weerayuth. S, Phytoremediation of Bisphenol A by Dracaena
cứu của chúng tôi tại khoảng nồng độ từ 50 – 200ppm, khả sanderiana, Degree of Doctor, Mahidol University, Thai Lan, 2007.
năng hấp thụ của cây gấp từ 1,88 – 5,73 lần so với ban đầu. [12] Wyszkowska, J, Soil Contamination by Chromium and Its
Enzymatic Activity and Yieldin, Polish journal of environment
Đối với hàm lượng đồng (Cu) còn lại trong đất: Kết quả studies, 11(1), 2002, 79–84.

(BBT nhận bài: 15/09/2015, phản biện xong: 05/10/2015)


84 Trần Quốc Chiến

THUẬT TOÁN BELLMAN-FORD CẢI BIÊN


TÌM ĐƯỜNG ĐI NGẮN NHẤT TRÊN MẠNG MỞ RỘNG
REVISED BELLMAN-FORD ALGORITHM
FINDING SHORTEST PATH ON EXTENDED NETWORKS

Trần Quốc Chiến


Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng; tqchien@dce.udn.vn

Tóm tắt - Đồ thị là công cụ toán học hữu ích ứng dụng trong nhiều Abstract - Graph is a powerful mathematical tool applied in many
lĩnh vực như giao thông, truyền thông, công nghệ thông tin, kinh tế, fields such as transportation, communication, informatics,
…. Cho đến nay, trong đồ thị mới chỉ xét đến trọng số của các economy, … So far, in ordinary graph the weights of edges and
cạnh, các đỉnh một cách độc lập, trong đó độ dài đường đi chỉ đơn vertexes are considered independently and the length of a path is
thuần là tổng trọng số các cạnh và các đỉnh trên đường đi đó. Tuy simply the sum of weights of the edges and the vertexes on this
nhiên, trong nhiều bài toán thực tế, trọng số tại một đỉnh không path. However, in many practical problems, weights at a vertex
giống nhau với mọi đường đi qua đỉnh đó, mà còn phụ thuộc vào are not the same for all paths passing this vertex, but depend on
cạnh đi đến và cạnh đi khỏi đỉnh đó. Trong bài báo, mô hình đồ thị coming and leaving edges. Therefore, a more general type of
mở rộng được định nghĩa. Bài toán tìm đường đi ngắn nhất là bài graphs, called extended graph, is defined in this work. The
toán quan trọng nhất trong lý thuyết đồ thị và có nhiều ý nghĩa khoa shortest path problem is one of the most important problems
học và ứng dụng. Thuật toán Bellman-Ford là thuật toán chính tìm having great scientific and practical meaning. On the basis of the
đường đi ngắn nhất từ một đỉnh đến các đỉnh khác, trong đó trọng Bellman-Ford algorithm which finds shortest paths from a vertex
số cạnh có thể âm. Trên cơ sở thuật toán Bellman-Ford tìm đường to other verteces, this paper develops a revised Bellman-Ford
đi ngắn nhất trên đồ thị truyền thống, tác giả xây dựng và chứng algorithm finding the shortest path from a vertex to other verteces
minh thuật toán Bellman-Ford cải biên tìm đường đi ngắn nhất từ on extended networks.
một đỉnh đến các đỉnh khác trên mạng đồ thị mở rộng.

Từ khóa - đồ thị; đồ thị mở rộng; đường đi ngắn nhất; thuật toán Key words - graph; extended graph; shortest path; Dijkstra
Dijkstra; thuật toán Bellman-Ford. algorithm; Bellman-Ford algorithm.

1. Đặt vấn đề trong mạng thặng dư sẽ xuất hiện trọng số âm. Khi đó, ta
Đồ thị là công cụ toán học hữu ích ứng dụng trong phải tìm chu trình âm để hiệu chỉnh luồng giảm chi phí.
nhiều lĩnh vực như giao thông, truyền thông, công nghệ
2. Đồ thị hỗn hợp mở rộng
thông tin, kinh tế, …. Cho đến nay trong đồ thị mới chỉ xét
đến trọng số của các cạnh, các đỉnh một cách độc lập, trong Cho đồ thị hỗn hợp G=(V, E) với tập đỉnh V và tập
đó độ dài đường đi chỉ đơn thuần là tổng trọng số các cạnh cạnh E, trong đó các cạnh có thể có hướng hoặc vô
và các đỉnh trên đường đi đó. Tuy nhiên, trong nhiều bài hướng. Mỗi cạnh eE được gán trọng số wE(e). Ký hiệu
toán thực tế, trọng số tại một đỉnh không giống nhau với Ei0 là tập hợp các cạnh vô hướng của G và E1 là tập hợp
mọi đường đi qua đỉnh đó, mà còn phụ thuộc vào cạnh đi các cạnh có hướng của G, m0 = |E0|, m1 = |E1|. Với mỗi
đến và cạnh đi khỏi đỉnh đó. Ví dụ, thời gian đi qua ngã tư đỉnh vV, ký hiệu Nv là tập các cạnh vô hướng liên thuộc
trên mạng giao thông phụ thuộc vào hướng di chuyển của đỉnh v, Iv là tập các cạnh có hướng đi vào đỉnh v và Ov là
phương tiện giao thông: rẽ phải, đi thẳng hay rẽ trái. tập các cạnh có hướng đi ra từ đỉnh v. Mỗi đỉnh vV và
Vì vậy, cần xây dựng một mô hình đồ thị tổng quát để mỗi cặp cạnh (e,e’)(NvIv)(NvOv), ee’ được gán
có thể áp dụng mô hình hóa các bài toán thực tế chính xác trọng số wV(v,e,e’).
và hiệu quả hơn. Thuật toán tìm đường đi ngắn nhất là Bộ (V, E, wE, wV) gọi là đồ thị mở rộng.
thuật toán cơ sở quan trọng, được sử dụng trong nhiều bài Cho p là đường đi từ đỉnh u đến đỉnh v qua các cạnh
toán tối ưu trên đồ thị và mạng. Thuật toán Dijkstra nổi ei, i = 1, …, h+1, và các đỉnh ui, i = 1, …, h, như sau:
tiếng tìm đường đi ngắn nhất giữa hai đỉnh đã được cải
biên thành thuật toán tìm đường đi ngắn nhất trong đồ thị p = [u, e1, u1, e2, u2, …, eh, uh, eh+1, v]
mở rộng [1], [2]. Tuy nhiên, thuật toán này có một hạn Định nghĩa độ dài đường đi p, ký hiệu l(p), theo công
chế là trọng số các cạnh phải dương. Thuật toán Bellman- thức sau:
h 1
Ford là thuật toán tìm đường đi ngắn nhất từ một đỉnh đến h
l  p    wE (ei )   wV (ui , ei , ei 1 )
các đỉnh khác, trong đó trọng số cạnh có thể âm, được i 1 i 1 (1)
nghiên cứu và phát triển trong các công trình [3]-[9]. Trên  Bài toán tìm đường đi ngắn nhất
cơ sở thuật toán Bellman-Ford tìm đường đi ngắn nhất
trên đồ thị truyền thống, tác giả xây dựng và chứng minh Cho đồ thị mở rộng G = (V, E, wE, wV) và đỉnh sV.
thuật toán Bellman-Ford cải biên tìm đường đi ngắn nhất Tìm đường đi ngắn nhất từ s đến tất cả các đỉnh khác.
từ một đỉnh đến các đỉnh khác trên đồ thị mở rộng. Thuật
3. Thuật toán Bellman-Ford cải biên
toán Bellman-Ford là thuật toán cơ sở cho nhiều ứng dụng
của mạng hỗn hợp mở rộng. Đặc biệt, với bài toán tìm  Đầu vào
luồng cực đại chi phí cực tiểu có nhiều ứng dụng thực tế, Đồ thị mở rộng G = (V, E, wE, wV) và đỉnh sV.
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 85

 Đầu ra Độ phức tạp thuật toán Bellman-Ford cải biên áp dụng


l(v) là chiều dài đường đi ngắn nhất từ s đến v, và cho đồ thị mở rộng G = (V, E, wE, wV) bằng độ phức tạp
đường đi ngắn nhất (nếu l(v)<+), vV, hoặ̣c kết luận thuật toán Bellman-Ford áp dụng cho đồ thị
đồ thị có chu trình âm qua đỉnh khả nối với s. G’=(V’,E’,w’). Như đã chỉ ra trong thuật toán, số đỉnh của
đồ thị G’ là 1+2m0+m1, trong đó m0 là số cạnh vô hướng
 Phương pháp và m1 là số cạnh có hướng của đồ thị G. Vì vậy, độ phức
Thuật toán sử dụng các ký hiệu sau: tạp thuật toán Bellman-Ford cải biên áp dụng cho đồ thị
- l(v) là độ dài đường đi ngắn nhất từ s đến v; mở rộng G = (V, E, wE, wV) là:
O((2m0+m1).|E’|)
- le(v) là cạnh dẫn đến đỉnh v trên đường đi ngắn nhất
từ s đến v;  Phương pháp tìm đường đi ngắn nhất
- VE0 = {(v,e)| vV & eNv} Cho vV có l(v)<+. Từ v truy vết ngược theo đỉnh-
- VE1 = {(v,e)| vV & eIv } cạnh trước ta nhận được đường đi ngắn nhất từ s đến v
như sau:
- VE = VE0  VE1 {(s,)} là tập các cặp đỉnh và
cạnh liên thuộc; Đặt: (v1,e1) = P(v,le(v)), (v2,e2) = P(v1,e1), …,

- L(v,e) là nhãn cặp đỉnh-cạnh (v,e)VE; ... (vk,ek) = P(vk1,ek1), (s,) = P(vk,ek)
Suy ra đường đi ngắn nhất là:
- P(v,e) là cặp đỉnh-cạnh trước (v,e)VE trên đường
đi ngắn nhất từ s đến v, với e là cạnh cuối dẫn đến v; s  vk  vk-1  …  v1  v
- uv là ký hiệu tắt cạnh (u,v).  Ghi chú: Ở bước 2, nếu ở vòng lặp nào đó mà kết quả
không thay đổi so với vòng lặp trước, thì có thể kết thúc
(1) Khởi tạo: bước này mà không cần thực hiện các vòng lặp tiếp theo.
Gán L(v,e) = +, (v,e)VE, L(s,) = 0.
4. Ví dụ
Gán P(v,e) = , (v,e)VE.
4.1. Trường hợp không có chu trình âm
(2) For i = 1 to (2m0+m1) do
Cho đồ thị mở rộng ở Hình 1a
For (u,v)NvIv do
For (u,e), eNuIu 5 Bảng 1a
if L(v,uv) > L(u,e) + wV(e,u,uv) + wE(u,v) then Cạnh wE
{L(v,uv)=L(u,e)+wV(u,e,uv)+wE(u,v); 1 2 3 (1,2) 1
P(v,uv)=(u,e);} (2,3) 3
(3) Nếu tồn tại (u,v) NvIv và eNuIu thỏa L(v,uv) > (3,4) -1
L(u,e) + wV(u,e,uv) + wE(u,v), thì kết luận đồ thị có (4,2) 2
chu trình âm khả nối với s. (2,5) 2
Ngược lại, l(v)=min{L(v,e)| e NvIv} là độ dài 4 Bảng 2a
đường đi (có hướng) ngắn nhất từ s đến v, và danh Đỉnh Cạnh 1 Cạnh 2 wV
sách P(v,e), cặp đỉnh-cạnh kề trước (v,e) trên đường Hình 1a
2 (1,2) (2,3) 1
đi ngắn nhất từ s đến v, vV. 2 (1,2) (2,5) 9
Chứng minh 2 (4,2) (2,1) 1
Ta xây dựng đồ thị G’=(V’,E’,w’) như sau: 2 (4,2) (2,3) -5
- Tập đỉnh V’ = VE 2 (4,2) (2,5) 1
2 (5,2) (2,1) 1
- Tập cạnh E’ = {[(v1,e1), (v2,e2)] | wV(e1,v1,e2)+wE(v1,v2) < +}
2 (5,2) (2,3) 1
- Trọng số w’([(v1,e1), (v2,e2)]) = wV(e1,v1,e2)+wE(v1,v2), 3 (2,3) (3,4) 1
[(v1,e1), (v2,e2)]E’ 4 (3,4) (4,2) 1
Ta có |V’| = 1+|VE0|+|VE1| = 1+   v, e  | e  N 
vV
v + Đồ thị có 5 đỉnh, 2 cạnh có hướng và 3 cạnh vô hướng,
m0=3, m1=2. Trọng số cạnh wE cho ở Bảng 1a và trọng số
  v, e  | e  I  = 1+2m +m .
v 0 1 Áp dụng thuật toán đỉnh wV cho ở Bảng 2a. Áp dụng thuật toán Bellman-Ford
vV cải biên trên, tìm đường đi ngắn nhất từ đỉnh 1 đến các đỉnh
Bellman-Ford cho đồ thị G’ tìm đường đi ngắn nhất từ còn lại. Ta có 2m0+m1 = 8, nhưng vì kết quả bước lặp thứ 3
đỉnh (s,) đến các đỉnh khác, ta nhận được kết quả L(v,e) trùng với kết quả bước lặp thứ 2, nên thuật toán kết thúc
là độ dài đường đi ngắn nhất từ (s,) đến (v,e), (v,e)V’ qua 3 bước lặp và kết quả cho ở Bảng 3a:
hoặc tồn tại chu trình âm khả nối với (s,). Từ đó suy ra Bảng 3a
tính đúng đắn của thuật toán Bellman-Ford cải biên.
VE L0 P0 L1 P1 L2 P2 L3 P3 l
 Độ phức tạp thuật toán 1, 0  0  0  0 
Độ phức tạp thuật toán Bellman-Ford áp dụng cho đồ 1,(2,1)     10 2,(4,2) 10 2,(4,2)
thị truyền thống là O(n.m), trong đó n là số đỉnh và m là 2,(1,2)   1 1, 1 1, 1 1, 1
số cạnh của đồ thị [8], [9].
86 Trần Quốc Chiến

2,(4,2)   8 4,(3,4) 8 4,(3,4) 8 4,(3,4) 8 bước lặp và kết quả cho ở Bảng 3b: Cột VE là các cặp
2,(5,2)         đỉnh cạnh, L0 và P0 là giá trị khởi tạo của L và P, Li và Pi là
3,(2,3)   5 2,(1,2) 5 2,(1,2) 5 2,(1,2) 5 giá trị của L và P ở bước lặp thứ i, i =1, …, 8.
3,(4,3)         5
Bảng 1b
4,(3,4)   5 3,(2,3) 5 3,(2,3) 5 3,(2,3) 5
Cạnh wE
5,(2,5)   11 2,(4,2) 11 2,(4,2) 11 2,(4,2) 11 1 2 3
Cột VE là các cặp đỉnh cạnh, L0 và P0 là giá trị khởi (1,2) 1
tạo của L và P, Li và Pi là giá trị của L và P ở bước lặp thứ (2,3) 3
i, i =1, 2, 3. Các cạnh được xét theo thứ tự: (1,2), (2,3), (3,4) -3
(3,4), (4,2), (2,5).
(4,2) 2
Vì không tồn tại (u,v) NvIv và eNuIu thỏa 4
L(v,uv) > L(u,e) + wV(u,e,uv) + wE(u,v), nên ta có thể suy (2,5) 2
ra khoảng cách ngắn nhất từ đỉnh 1 đến các đỉnh như sau: Hình 1b
l(2) = 1, le(2) = (1,2), l(3) = 5, le(3) = (2,3), Bảng 2b
l(4) = 5, le(4) = (3,4), l(5) = 11, le(5) = (2,5) Đỉnh Cạnh 1 Cạnh 2 wV
Đường đi ngắn nhất từ đỉnh 1 đến đỉnh 5 được xác 2 (1,2) (2,3) 1
định như sau: 2 (1,2) (2,5) 9
(2,(4,2)) = P(5,(2,5)), (4,(3,4)) = P(2,(4,2)), 2 (4,2) (2,1) 1
2 (4,2) (2,3) -5
(3,(2,3)) = P(4,(3,4), (2,(1,2)) = P(3,(2,3),
2 (4,2) (2,5) 1
(1,) = P(2,(1,2)) 2 (5,2) (2,1) 1
Suy ra đường đi ngắn nhất từ đỉnh 1 đến đỉnh 5 là: 2 (5,2) (2,3) 1
123425, với độ dài là 11. 3 (2,3) (3,4) 1
4.2. Trường hợp có chu trình âm 4 (3,4) (4,2) 1
Cho đồ thị mở rộng ở Hình 1b. Các cạnh được xét theo thứ tự: (1,2), (2,3), (3,4), (4,2), (2,5).
Đồ thị có 5 đỉnh, 2 cạnh có hướng và 3 cạnh vô hướng, Xét cạnh (2,3). Ta có:
m0=3, m1=2. Trọng số cạnh wE cho ở Bảng 1b và trọng số L(3,(2,3)) = -2 > L(2,(4,2)) + wV(2,(4,2),(2,3)) +
đỉnh wV cho ở Bảng 2b. Áp dụng thuật toán Bellman-Ford wE(2,3) = -1 + -5 + 3 = -3
cải biên trên tìm đường đi ngắn nhất từ đỉnh 1 đến các đỉnh
còn lại. Ta có 2m0+m1 = 8, nên thuật toán kết thúc qua Suy ra đồ thị có chu trình âm: 2342 với độ dài là -1.

Bảng 3b
VE L0 P0 L1 P1 L2 P2 L3 P3 L4 P4 L5 P5 L6 P6 L7 P7 L8 P8
1, 0  0  0  0  0  0  0  0  0 
1,(2,1)     8 2,(4,2) 7 2,(4,2) 6 2,(4,2) 5 2,(4,2) 4 2,(4,2) 3 2,(4,2) 2 2,(4,2)
2,(1,2)   1 1, 1 1, 1 1, 1 1, 1 1, 1 1, 1 1, 1 1,
2,(4,2)   6 4,(3,4) 5 4,(3,4) 4 4,(3,4) 3 4,(3,4) 2 4,(3,4) 1 4,(3,4) 0 4,(3,4) -1 4,(3,4)
2,(5,2)                  
3,(2,3)   5 2,(1,2) 4 2,(4,2) 3 2,(4,2) 2 2,(4,2) 1 2,(4,2) 0 2,(4,2) -1 2,(4,2) -2 2,(4,2)
3,(4,3)                  
4,(3,4)   3 3,(2,3) 2 3,(2,3) 1 3,(2,3) 0 3,(2,3) -1 3,(2,3) -2 3,(2,3) -3 3,(2,3) -4 3,(2,3)
5,(2,5)   9 2,(4,2) 8 2,(4,2) 7 2,(4,2) 6 2,(4,2) 5 2,(4,2) 4 2,(4,2) 3 2,(4,2) 2 2,(4,2)

5. Kết luận thực tế, trong mạng thặng dư sẽ xuất hiện trọng số âm.
Bài viết xây dựng mô hình đồ thị hỗn hợp mở rộng để Khi đó, ta phải tìm chu trình âm để hiệu chỉnh luồng giảm
có thể áp dụng mô hình hóa các bài toán thực tế chính xác chi phí. Vấn đề này sẽ được nghiên cứu trong các công
và hiệu quả hơn mô hình đồ thị truyền thống. Sau đó, trên trình tiếp theo.
cơ sở thuật toán Bellman-Ford tìm đường đi ngắn nhất
trên đồ thị truyền thống, tác giả xây dựng và chứng minh TÀI LIỆU THAM KHẢO
thuật toán Bellman-Ford cải biên tìm đường đi ngắn nhất [1] Trần Quốc Chiến, “Thuật toán tìm đường đi ngắn nhất trên đồ thị
từ một đỉnh đến các đỉnh khác trên mạng đồ thị mở rộng. tổng quát”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, Đại học Đà Nẵng,
Hai ví dụ cụ thể được trình bày để minh họa thuật toán. 12(61)/2012, 16-21.
Thuật toán Bellman-Ford là thuật toán cơ sở cho nhiều [2] Trần Quốc Chiến, Nguyễn Mậu Tuệ, Trần Ngọc Việt, “Thuật toán
tìm đường đi ngắn nhất trên đồ thị mở rộng”, Kỷ yếu Hội nghị
ứng dụng của mạng hỗn hợp mở rộng. Đặc biệt, với bài Khoa học Quốc gia lần thứ VI “Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng
toán tìm luồng cực đại chi phí cực tiểu có nhiều ứng dụng CNTT”, Huế, 20-21/6/2013, NXB Khoa học tự nhiên và Công
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 87
nghệ, Hà Nội 2013. p.522-527. Bellman–Ford algorithm (PDF). Analytic Algorithmics and
[3] Bellman, Richard: On a routing problem. Quarterly of Applied Combinatorics (ANALCO12), Kyoto, Japan (2012). pp. 41–47.
Mathematics 16 (1958): 87–90. MR 0102435. arXiv:1111.5414
[4] Ford Jr., Lester R.: Network Flow Theory. Paper P-923. Santa [8] Bang-Jensen, Jørgen, Gutin, Gregory: Section 2.3.4: The Bellman-
Monica, California: RAND Corporation (August 14, 1956). Ford-Moore algorithm. Digraphs: Theory, Algorithms and
Applications (First ed. 2000). ISBN 978-1-84800-997-4.
[5] Moore, Edward F.: The shortest path through a maze, Proc.
Internat. Sympos. Switching Theory 1957, Part II. Cambridge, [9] Cormen, Thomas H.; Leiserson, Charles E., Rivest, Ronald L.:
Mass.: Harvard Univ. Press. pp. 285–292. MR 0114710. Introduction to Algorithms. MIT Press and McGraw-Hill., Second
[6] Yen, Jin Y.: An algorithm for finding shortest routes from all Edition. MIT Press and McGraw-Hill, 2001. ISBN 0-262-03293-7.
Section 24.1: The Bellman–Ford algorithm, pp. 588–592. Problem 24-
source nodes to a given destination in general networks. Quarterly
of Applied Mathematics 27 (1970): 526–530. MR 0253822. 1, pp. 614–615. Third Edition. MIT Press, 2009. ISBN 978-0-262-
53305-8. Section 24.1: The Bellman–Ford algorithm, pp. 651–655.
[7] Bannister, M. J., Eppstein, D.: Randomized speedup of the

(BBT nhận bài: 10/08/2015, phản biện xong: 22/09/2015)


88 Nguyễn Văn Chức, Nguyễn Hữu Phi

ỨNG DỤNG LUẬT KẾT HỢP TRONG KHAI PHÁ DỮ LIỆU CHỨNG KHOÁN
APPLYING ASSOCIATION RULES IN STOCK DATA MINING

Nguyễn Văn Chức1, Nguyễn Hữu Phi2


Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng; chuc.nv@due.edu.vn
1
2
Lớp 38H12K14, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng; nguyenhuuphi2508@gmail.com

Tóm tắt - Thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển mạnh Abstract - Vietnam stock market has been developing strongly in
mẽ trong những năm gần đây. Số lượng các công ty niêm yết trên recent years. The rapid increase in the number of fast-growing
thị trường chứng khoán tăng lên nhanh chóng đã thu hút rất nhiều companies posted on the stock market has attracted more
nhà đầu tư. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng investors. As a result, the volume of data generated by stock
khoán, khối lượng dữ liệu sinh ra từ các giao dịch chứng khoán transaction continues to grow rapidly. The large data volume
không ngừng tăng lên theo thời gian. Trong khối lượng dữ liệu khổng contains a lot of potential information that is useful to security
lồ này, chứa đựng nhiều tri thức tiềm ẩn rất có giá trị đối với các nhà investors. This paper focuses on studying association rule
đầu tư chứng khoán. Bài báo này tập trung nghiên cứu về kỹ thuật technique in data mining to apply this technique to discover
luật kết hợp trong khai phá dữ liệu và ứng dụng kỹ thuật này nhằm potential knowledge (relationships, correlations) about the change
phát hiện các tri thức tiềm ẩn (các mối quan hệ, tương quan) về thay (increase, decrease) of prices and transaction volume among stock
đổi (tăng, giảm) giá và khối lượng giao dịch của các mã chứng codes Based on the knowledge discovered from data mining
khoán. Dựa vào các tri thức phát hiện được từ mô hình khai phá dữ model, we have built a tool to support security investors in making
liệu, một công cụ sẽ được xây dựng nhằm hỗ trợ cho các nhà đầu wise and reliable decisions.
tư chứng khoán ra quyết định một cách hiệu quả và tin cậy hơn.

Từ khóa - chứng khoán; khai phá dữ liệu; luật kết hợp; mô hình Key words - stock; data mining; association rule; predictive model;
dự đoán; giao dịch. transaction.

1. Đặt vấn đề Hai tiêu chí rất quan trọng trong việc đánh giá luật kết
Hiện nay, thị trường chứng khoán đang phát triển mạnh hợp đó là độ hỗ trợ (support) và độ tin cậy (confidence).
và mở rộng nhanh chóng, ngày càng thu hút một lượng lớn Công thức tính độ hỗ trợ và độ tin cậy của luật kết hợp
các nhà đầu tư chứng khoán. Dữ liệu về giao dịch chứng X→Y [2]:
khoán phát sinh từng ngày, từng giờ và tăng lên một cách

nhanh chóng theo thời gian. Nguồn dữ liệu khổng lồ này → ∪
chứa rất nhiều tri thức tiềm ẩn (mối quan hệ, xu hướng) liên
quan đến giá cả, khối lượng giao dịch, chỉ số tăng giảm của ∪
→ |
các mã chứng khoán đang giao dịch. Vấn đề đặt ra là làm
sao có thể khai phá khối lượng dữ liệu lớn về giao dịch chứng Trong đó: : Số giao dịch chứa X;
khoán nhằm phát hiện các tri thức tiềm ẩn nhằm giúp cho
N: Tổng số giao dịch;
các nhà đầu tưchứng khoán ra quyết định đầu tư có hiệu quả
và tin cậy hơn. Bài báo này tập trung nghiên cứu về luật kết Các luật kết hợp có độ hỗ trợ và độ tin cậy lớn hơn hoặc
hợp trong khai phá dữ liệu và ứng dụng kỹ thuật này nhằm bằng độ hỗ trợ tối thiểu (min_sup) và độ tin cậy tối thiểu
tìm ra các mối quan hệ (tương quan) về giá và khối lượng (min_conf) gọi là các luật mạnh.min_sup và min_conf gọi
lượng giao dịch của các mã chứng khoán đang hoạt động là các giá trị ngưỡng (threshold), được xác định trước khi
trên sàn giao dịch HOSE. Dựa vào các tri thức phát hiện sinh các luật kết hợp [2], [3].
được từ kỹ thuật luật kết hợp, một công cụ sẽ được xây dựng
3. Ứng dụng luật kết hợp trong khai phá dữ liệu chứng khoán
nhằm giúp cho các nhà đầu tư ra quyết định đầu tư một cách
hiệu quả và tin cậy hơn trong đầu tư chứng khoán. 3.1. Mô tả ứng dụng
Mục đích của ứng dụng: Ứng dụng thuật toán Apriori
2. Giới thiệu về luật kết hợp trong khai phá dữ liệu phát hiện luật kết hợp xây dựng mô hình khai phá dữ liệu
Trong lĩnh vực Data Mining, mục đích của luật kết hợp giúp phát hiện các mối quan hệ về biến động giá và khối
(Association Rule - AR) là tìm ra các mối quan hệ giữa các lượng giao dịch của các mã chứng khoán trong dữ liệu giao
đối tượng trong khối lượng lớn dữ liệu. Nội dung cơ bản dịch chứng khoán. Từ kết quả của mô hình khai phá dữ liệu
của luật kết hợp được tóm tắt như dưới đây [1]. dựa trên luật kết hợp, một công cụ được xây dựng nhằm giúp
Cho cơ sở dữ liệu giao dịch T gồm tập các giao dịch t1, t2, …, tn. nhà đầu tư có thể sử dụng các tri thức phát hiện được, hỗ trợ
ra quyết định đầu tư chứng khoán hiệu quả và tin cậy hơn.
T = {t1, t2,…, tn}. Mỗi giao dịch ti bao gồm tập các đối
tượng I (gọi là itemset). Dữ liệu đầu vào: Dữ liệu được thu thập trên sàn giao
dịch chứng khoán HOSE gồm các đặc trưng quan trọng liên
I = {i1, i2, …, im}. Một itemset gồm k items, gọi là k-itemset.
quan tới các giao dịch chứng khoán như: mã chứng khoán,
Mục đích của luật kết hợp là tìm ra sự kết hợp (tương ngày giao dịch, giá đóng cửa, mở cửa, cao nhất, thấp nhất,
quan) giữa các items. khối lượng giao dịch; thông tin các công ty có niêm yết trên
Những luật kết hợp này có dạng: X →Y thị trường chứng khoán.
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 89

Đầu ra: Các tri thức phát hiện được dưới dạng luật kết Các bước tiền xử lý dữ liệu:
hợp MaCKA MaCKB [Sup, Conf] thể hiện mối quan hệ Lấy dữ liệu:
liên quan đến sự tăng (giảm) theo các yếu tố như giá chứng
Chọn khoảng thời gian cần lấy dữ liệu;
khoán hoặc khối lượng giao dịch của các mã chứng khoán.
Chọn loại khảo sát (theo giá hoặc theo khối lượng);
3.2. Quy trình triển khai luật kết hợp trong khai phá dữ
liệu đầu tư chứng khoán Thu thập dữ liệu giao dịch tương ứng với điều kiện đã thiết lập.
Tính toán thay đổi:
Tính toán sự giảm – tăng - đứng (không tăng không
giảm) theo giá hoặc khối lượng giao dịch cho các mã chứng
khoán theo điều kiện.
Tính toán và xử lý những giao dịch được thực hiện cùng
nhau theo ngày.
Hình 1. Quy trình triển khai ứng dụng luật kết hợp khai phá dữ
liệu chứng khoán Mã hóa dữ liệu:
Bước 1: Thu thập và tiền xử lý dữ liệu Sau khi tính toán thay đổi, tiến hành mã hóa sự tăng,
giảm, đứng của giá hoặc khối lượng giao dịch như sau:
Dữ liệu dùng để xây dựng mô hình khai phá dựa vào
luật kết hợp được thu thập từ sàn giao dịch chứng khoán có Biến thiên giảm: mã hóa bằng -1
cung cấp dữ liệu giao dịch hàng ngày. Biến thiên tăng: mã hóa bằng 1
Quy trình thu thập dữ liệu được mô tả trong Hình 2. Không biến thiên (không tăng, không giảm): mã hóa bằng 0
Kết quả cuối cùng của tiền xử lý dữ liệu như Hình 3
(với dữ liệu mẫu là 4 mã cổ phiếu ABT, ACB, ACL, AGC)

Hình 3. Kết quả tiền xử lý dữ liệu


Bước 2: Xây dựng mô hình khai phá dữ liệu dựa vào
Hình 2. Quy trình thu thập dữ liệu luật kết hợp
Dữ liệu thu thập ban đầu để xây dựng mô hình gồm Mô hình khai phá dữ liệu dựa vào luật kết hợp được
nhiều thuộc tính, sau quá trình tiền xử lý dữ liệu, loại bỏ triển khai trên môi trường lập trình Visual Studio 2010 và
các thuộc tính không ảnh hưởng tới mô hình. Dữ liệu thu hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL SERVER 2008R2 với khả
thập được hơn 100.000 mẫu giao dịch từ các giao dịch năng quản trị cơ sở dữ liệu lớn, hiệu suất cao và an toàn.
chứng khoán trên http://banggia.vietstock.vn/bang-gia- Sau khi thực hiện các thao tác tiền xử lý dữ liệu phù
chung-khoan-hnx.aspx trong khoảng thời gian từ năm 2010 hợp với mô hình khai phá dữ liệu, sử dụng thuật toán
trở về sau [4] theo cấu trúc như Bảng 1. Apriori để tìm các luật thể hiện các mối quan hệ về sự thay
Bảng 1. Cấu trúc của dữ liệu giao dịch chứng khoán đổi giá hoặc khối lượng giao dịch của các mã chứng khoán.
STT
Thuộc
Kiểu DL Giá trị của thuộc tính Giải thích Kết quả các luật được phát hiện như Hình 5 và Hình 6.
tính
Các mã chứng khoán giao Mã chứng Bước 3: Phát hiện tri thức từ mô hình
1 MaCK Text
dịch khoán Từ mô hình phát hiện luật kết hợp, các tri thức được
2 NgayGD Datetime Ngày giao dịch Ngày giao dịch phát hiện dưới dạng các luật:
3 MoCua Numeric
Các giá trị số về giá mở cửa
Giá mở cửa IF X1(a) AND X2(a) … AND Xn(a) THEN Y(a)[Sup, Conf]
của các mã chứng khoán
Trong đó:
Các giá trị số về giá cao nhất
4 CaoNhat Numeric Giá cao nhất
của các mã chứng khoán X1,X2...,Xn: là các mã chứng khoán được chọn để dự
Các giá trị số về giá thấp nhất đoán ra mã Y;
5 ThapNhat Numeric Giá thấp nhất
của các mã chứng khoán
Y: mã chứng khoán cần dự đoán;
Các giá trị số về giá đóng Giá đóng cửa
6 DongCua Numeric
cửa của các mã chứng khoán a: Trạng thái biến động giá chứng khoán (-1: giảm giá,
Các giá trị số về khối lượng giao Khối lượng 0: đứng giá, 1: tăng giá) hoặc khối lượng giao dịch của các
7 KhoiLuong Numeric mã chứng khoán;
dịch của các mã chứng khoán giao dịch
90 Nguyễn Văn Chức, Nguyễn Hữu Phi

Sup: độ hỗ trợ của luật kết hợp; Luật 1: NẾU (Mã ACL=0) THÌ (Mã ACB=0). Luật có
Conf: độ tin cậy của luật kết hợp. độ hỗ trợ0.253968 và độ tin cậy0.484848.
Bước 4: Ứng dụng tri thức phát hiện được vào đầu Luật 2: NẾU (Mã ACL=1) THÌ (Mã ACB=0). Luật có
tư chứng khoán độ hỗ trợ0.275132 và độ tin cậy0.590909.
Dựa vào tri thức phát hiện được từ mô hình luật kết hợp 4. Kết luận và hướng phát triển
trên dữ liệu đầu tư chứng khoán đã xây dựng, một hệ thống
Khai phá dữ liệu ngày càng được sử dụng rộng rãi
giao tiếp được xây dựng cho phép nhà đầu tư có thể sử dụng
trong quá trình phát hiện tri thức trên khối lượng dữ liệu
các tri thức này vào việc đầu tư chứng khoán hiệu quả và
lớn nhằm hỗ trợ ra quyết định. Luật kết hợp là kỹ thuật
tin cậy hơn như Hình 4.
được sử dụng phổ biến nhằm phát hiện các mối quan hệ
(tương quan) tiềm ẩn trong khối lượng dữ liệu lớn bởi tính
đơn giản, hiệu quả và nhất là nhất là khả năng biểu diễn
tri thức phát hiện được dưới dạng các luật X Y rất dễ
hiểu và dễ sử dụng. Bài báo đã tìm hiểu về kỹ thuật luật
kết hợp, từ đó nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật này vào xây
dựng mô hình khai phá dữ liệu nhằm tìm ra mối quan hệ
về sự thay đổi giá chứng khoán (tăng, giảm, đứng giá)
Hình 4. Công cụ khai phá luật kết hợp cũng như sự thay đổi (tăng, giảm) về khối lượng giao dịch
Chú thích: (1) Khoảng thời gian và đối tượng phân tích, của các mã chứng khoán. Trên cơ sở các tri thức phát hiện
(2) Các mã chứng khoán có tồn tại giao dịch trong khoảng được từ mô hình luật kết hợp, một công cụ đã được xây
thời gian được lựa chọn, (3, 4) Thông số cho mô hình. dựng nhằm giúp cho các nhà đầu tư chứng khoán dễ dàng
sử dụng các tri thức này hỗ trợ cho việc ra quyết định đầu
tư của mình hiệu quả và tin cậy hơn. Cùng với kinh
nghiệm và năng lực của các nhà đầu tư, các tri thức phát
hiện được từ mô hình luật kết hợp sẽ hỗ trợ tốt hơn cho
nhà đầu tư trong việc ra quyết định trong việc đầu tư
chứng khoán hiệu quả và “có lý trí” hơn.
Hạn chế của nghiên cứu là do dữ liệu về chứng khoán
phát sinh liên tục với khối lượng lớn, thêm vào đó, dữ liệu
về giao dịch chứng khoán được cung cấp chưa đồng nhất về
Hình 5. Kết quả luật kết hợp phát hiện được từ mô hình (theo giá) cấu trúc nên việc thu thập và tiền xử lý dữ liệu rất phức tạp
Chú thích: dẫn đến làm giảm hiệu suất của mô hình. Trong thời gian tới
(1) Biểu đồ thể hiện biến động giá của các mã chứng khoán, sẽ nghiên cứu phát triển mô hình theo hướng nâng cao hiệu
(2) Các luật kết hợp phát hiện được từ mô hình. suất của mô hình, phát triển công cụ thu thập và tiền xử lý
Từ mô hình trên (Hình 4), ta có 2 luật được trích xuất ra từ dữ liệu trực tuyến từ các sàn giao dịch chứng khoán cũng
tập luật được xây dựng từ mô hình như sau: như kết hợp nhiều mô hình khai phá dữ liệu như phân lớp dữ
Luật 1: NẾU (Mã ABT=0) THÌ (Mã ACL=0). Luật có độ hỗ liệu, phân cụm liệu, dự báo chuỗi thời gian… nhằm hỗ trợ
trợ 0.111111 và độ tin cậy 0.488372. tốt hơn cho các nhà đầu tư chứng khoán.
Luật 2: NẾU (Mã ACL=0) THÌ (Mã ABT=0). Luật có độ hỗ
trợ 0.111111 và độ tin cậy 0.512195. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Đức Thuần, Nhập môn khai phá dữ liệu và quản trị tri thức,
NXB Thông tin và truyền thông, 2013.
[2] Jiawei Han and Micheline Kamber, Datamining: Concepts and
Techniques, Simon Fraser University, 2011.
[3] Rakesh Agrawal, Tomasz Imielinski, and Arun N. Swami; Mining
Association Rules Between Sets of Items in Large Databases,
Proceedings of the 1993 ACM SIGMOD International Conference
on Management of Data, pp. 207-216, Washington, D.C., May 1993
[4] http://hsx.vietstock.vn/bang-gia-chung-khoan-hsx.aspx
[5] http://bis.net.vn/forums/data+mining
Hình 6. Kết quả luật kết hợp phát hiện được từ mô hình [6] http://www.stockta.com/
(theo khối lượng giao dịch)

(BBT nhận bài: 19/10/2015, phản biện xong: 01/11/2015)


ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 91

XÂY DỰNG MÔ HÌNH CẤU HÌNH LẠI TỪNG PHẦN ĐỘNG


CHO MẠNG TRÊN CHIP TRÊN FPGA
IMPLEMENTATION OF A DYNAMIC PARTIAL RECONFIGURABLE FPGA FRAMEWORK
FOR FLEXIBLE NETWORK ON CHIP

Nguyễn Văn Cường1, Trần Thanh2, Phạm Ngọc Nam1


1
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội; cuong.nguyenvan@hust.edu.vn
2
Trường Đại học Đông Á Đà Nẵng; thanht@donga.edu.vn

Tóm tắt - Linh hoạt và khả năng mở rộng là các đặc tính rất quan Abstract - Flexibility and scalability are very important
trọng trong các thiết bị nhúng hiện đại. Cấu hình lại từng phần characteristics of modern embedded devices. The Dynamic
động (Dynamic Partial Reconfigurable) trên FPGA và kiến trúc Partial Reconfigurable (DPR) FPGA and Network on Chip (NoC)
mạng trên chip (NetworkonChip: NoC) là các giải pháp tuyệt vời architectures are excellent solutions to these requirements. In this
cho các yêu cầu thiết kế này. Bài báo này trình bày một mô hình paper, we design a dynamic partial reconfigurable model based
cấu hình lại từng phần động trên FPGA cho mạng trên chip. Mô on FPGA for Network on Chip. The aim of this study is to perform
hình cho phép cấu hình lại kích thước các bộ đệm trong bộ định the buffer size reconfiguration in the router at run-time adapted to
tuyến tại thời gian chạy thích nghi theo trạng thái lưu lượng của the traffic state of applications that are used for the network in
các ứng dụng đưa vào mạng để tối ưu các thông số như độ trễ, order to optimize some parameters such as lantency, throughput
thông lượng hay năng lượng tiêu thụ. Mô hình này đã được or energy consumption. This model is implemented and tested on
chúng tôi thực hiện và kiểm chứng trên FPGA Virtex-6chíp Virtex-6 XC6VLX240T FPGA with both AXI and PLB Buses.
XC6VLX240T với hai kiến trúc Bus AXI và PLB.

Từ khóa - cấu hình lại từng phần động; mạng trên chip; FPGA; Key words - DPR; NoC; FPGA; Buffer; Router; Embedded
bộ đệm; bộ định tuyến; thiết bị nhúng. device.

1. Đặt vấn đề giảm hiệu năng. Chính vì điều này mà việc thiết kế bộ định
Với những ưu việt của công nghệ bán dẫn hiện nay, số tuyến cho mạng trên chip cho phép thay đổi kích thước các
lượng các ứng dụng được tích hợp lên chip ngày càng tăng. bộ đệm thích nghi theo trạng thái lưu lượng đưa vào mạng
Kiến trúc Bus truyền thống không còn phù hợp với các yêu tại thời gian chạy của hệ thống là hết sức cần thiết để tối ưu
cầu của hướng công nghệ mới này [1-2]. Kiến trúc NoC đã các thông số hiệu năng, năng lượng tiêu thụ và chi phí.
được đề xuất và được xem như là một giải pháp thay thế Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi sử dụng công nghệ
cho kiến trúc Bus. Kiến trúc NoC cung cấp một cơ sở hạ cấu hình lại từng phần động, phần cứng/phần mềm kết hợp
tầng truyền thông có hiệu năng cao và dễ dàng tích hợp một trên FPGA để thực hiện cấu hình lại kích thước các bộ
số lượng lớn các lõi IP (Intellectual Property) lên một hệ đệm. Với tính ưu việt của công nghệ cấu hình lại từng phần
thống trên chip (System-on-Chip: SoC) [3-4]. Vì vậy, kiến động trong FPGA ngày nay, cho phép thêm vào hoặc gỡ ra
trúc NoC đã được lựa chọn để thiết kế trong hầu hết các một phần nào đó của hệ thống tại thời gian chạy nếu cần
thiết bị nhúng ngày nay. Các thiết bị nhúng ngày càng được thiết, trong khi các phần khác của hệ thống vẫn hoạt động
tích hợp nhiều ứng dụng, đặc biệt trong miền ứng dụng đa bình thường, mà không bị bất kỳ một ngắt nào hay yêu cầu
phương tiện. Vì vậy, đặc tính linh hoạt và thích nghi với sự phải khởi động lại hệ thống. Cấu hình lại từng phần động
thay đổi của các ứng dụng tại thời gian chạy trong các thiết cũng cho phép mở rộng, nâng cấp, thay đổi hoặc sửa lỗi hệ
bị nhúng là rất quan trọng. Điều này giúp hệ thống dễ dàng thống một cách dễ dàng và linh hoạt [10]. Đây cũng là ưu
tối ưu các thông số như hiệu năng và năng lượng tiêu thụ điểm khi thực hiện một thiết bị nhúng với công nghệ FPGA
theo từng ứng dụng cụ thể. Các bộ đệm trong bộ định tuyến so với thực hiện trên công nghệ ASIC.
đóng vai trò quan trọng, vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến Phần còn lại của bài báo được tổ chức như sau: Trong
hiệu năng, năng lượng tiêu thụ và cả diện tích của thiết bị. mục 2, chúng tôi sẽ giới thiệu tổng quan về bộ định tuyến
Trong [5], các tác giả đã chỉ ra năng lượng tiêu thụ của các cho mạng trên chíp. Trong mục 3, chúng tôi trình bày chi
bộ đệm chiếm khoảng 46% năng lượng tiêu thụ của bộ định tiết về mô hình cấu hình lại từng phần động trên FPGA.
tuyến và diện tích chiếm khoảng 15% so với tổng diện tích Mục 4, kết quả thực nghiệm được đưa ra phân tích và
của bộ định tuyến. Các nghiên cứu trong [6-7] cũng cho đánh giá. Cuối cùng, kết luận và công việc trong tương lai
thấy rằng nguồn tiêu thụ tĩnh và động lớn nhất trong bộ được trình bày trong mục 5.
định tuyến tập trung tại các bộ đệm. Các đánh giá trong
[8-9] chỉ ra sự ảnh hưởng của kích thước bộ đệm đến hiệu 2. Giới thiệu tổng quan về bộ định tuyến
năng trong mạng là rất lớn. Khi kích thước bộ đệm tăng thì Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng bộ định tuyến
độ trễ được cải thiện và thông lượng tăng cao, ngược lại có cấu hình mạng 2D-Mesh vì cấu hình mạng 2D-Mesh có
kích thước bộ đệm giảm thì độ trễ tăng cao, thông lượng tính linh hoạt cao và dễ dàng thực hiện với công nghệ
giảm. Tuy nhiên, khi kích thước bộ đệm lớn, nhưng lưu FPGA hiện nay. Bộ định tuyến gồm có 5 cổng hai hướng
lượng đưa vào mạng thấp thì dẫn đến lãng phí tài nguyên bao gồm: Đông (E), Tây (W), Nam (S), Bắc (N) và cổng
và làm tăng năng lượng tiêu thụ. Ngược lại, bộ đệm có kích nội bộ (L). Các cổng E, W, S, N được nối với các bộ định
thước nhỏ, nhưng lưu lượng đưa vào mạng lớn thì làm tuyến lân cận và cổng L là cổng nội bộ, được nối với tài
92 Nguyễn Văn Cường, TrầnThanh, Phạm Ngọc Nam

nguyên mạng. Cơ chế truyền thông được sử dụng trong FPGA và cấu trúc phần này không thay đổi trong suốt quá
thiết kế này là chuyển mạch gói với cơ chế điều khiển trình hoạt động của hệ thống. Phần tĩnh chịu trách nhiệm
luồng whormhole kết hợp kênh ảo và thuật toán định tuyến điều khiển quá trình hoạt động của toàn hệ thống trong
XY. Bộ định tuyến đã được thiết kế với 5 khối chính bao thời gian chạy ứng dụng và điều khiển quá trình cấu hình
gồm: Bộ đệm ngõ vào (FIFO queue), bộ giải mã flit và lại kích thước của bộ đệm trong bộ định tuyến theo trạng
định tuyến (Flit decoder), chuyển mạch (Switch), kênh ảo thái lưu lượng đưa vào mạng nếu cần thiết. Trong thiết kế
(Virtual Channel) và bộ phân xử (Arbiter) như Hình 1. này, phần tĩnh bao gồm các khối sau: Một Microblaze là
vi xử lý nhúng đóng vai trò xử lý trung tâm và điều khiển
các hoạt động cấu hình lại của hệ thống qua hệ thống Bus
AXI/PLB. Khối Uart có chức năng giao tiếp với máy tính
thông qua cổng truyền thông nối tiếp chuẩn RS-232 để
hiển thị các thông báo và kết quả trên máy tính. Khối
sysAce_Compact Flash thực hiện giao tiếp với bộ nhớ
ngoài Compact Flash (CF), nơi lưu trữ các file cấu hình.
Bộ định thời (Timer) dùng để đo thời gian cấu hình lại
của hệ thống. Khối HWICAP là một lõi cứng được cung
cấp bởi Xilinx [11-12] (XPS_ICAP dùng cho Bus PLB
hoặc AXI_ICAP sử dụng cho Bus AXI), nó đóng vai trò
Hình 1. Kiến trúc của bộ định tuyến rất quan trọng trong hệ thống cấu hình lại động và có
nhiệm vụ nhận các file cấu hình từ bộ nhớ ngoài CF, để
3. Xây dựng mô hình hệ thống nạp xuống khu vực cấu hình động của FPGA.
3.1. Luồng thiết kế
Để thiết lập mô hình hệ thống cấu hình lại từng phần
động, chúng tôi thực hiện theo luồng thiết kế như Hình 2.

Hình 3. Sơ đồ khối tổng quát của hệ thống

Hình 2. Sơ đồ luồng thiết lập hệ thống


Trong luồng này, các bộ công cụ của Xilinx được sử
dụng bao gồm: ISE, XPS, PlanAhead và SDK phiên bản
14.1. Phần tĩnh và hộp đen của hệ thống được tạo ra bởi công
cụ XPS. XPS lựa chọn và kết nối các lõi IP, sau đó tổng hợp
và tạo ra các file nestlist (.ngcflie) cũng như các file ràng
buộc (.bmmfile), đồng thời tạo các driver cũng như datasheet
để phục vụ cho việc phát triển phần mềm ở các công đoạn
tiếp theo. Công cụ ISE được sử dụng để tổng hợp phần động Hình 4. Thiết lập phần cứng trên công cụ XPS
cho mô hình, cụ thể nó tạo ra bộ định tuyến Mesh, các bộ
Phần động (phần cấu hình lại được) là các mô đun chức
đệm có kích thước khác nhau, để chuẩn bị cho việc tạo ra file
năng trong hệ thống có thể thay đổi, thay thế, sửa lỗi hoặc gỡ
cấu hình (bitstreamfile). Các file cần thiết đã được tạo ra từ
bỏ được tại thời gian chạy để thích nghi với yêu cầu cấu trúc
XPS và ISE sẽ được tổng hợp bởi công cụ PlanAhead, để tạo
của hệ thống thực hiện trên FPGA. Trong thiết kế này, các
ra file cấu hình nạp vào FPGA khi hệ thống yêu cầu. Tiếp
bộ đệm của bộ định tuyến được đặt trong bộ nhớ động của
theo, một phần mềm điều khiển sẽ được phát triển trên công
FPGA, nó giao tiếp với phần tĩnh qua hệ thống Bus Macro.
cụ SDK và được biên dịch thành một file có cấu trúc ELF,
Hoạt động cấu hình lại này được thực hiện nhờ vào bộ điều
sau đó được nạp xuống FPGA để phục vụ cho việc điều
khiển cấu hình và vi xử lý nhúng được đặt trong phần tĩnh.
khiển và giám sát quá trình cấu hình lại.
Bộ điều khiển cấu hình kết nối bộ nhớ ngoài với ICAP thông
3.2. Thiết lập hệ thống qua Bus AXI/PLB. Bộ nhớ ngoài CF được sử dụng để lưu
Hệ thống cấu hình lại từng phần động được xây dựng trữ các file cấu hình từng phần. Để thực hiện một quá trình
bao gồm 2 phần, đó là phần tĩnh (static) và phần động cấu hình, bộ điều khiển sẽ đọc file cấu hình mong muốn từ
(dynamic) được chỉ ra như Hình 3. bộ nhớ ngoài CF để ghi vào ICAP, tiếp theo dữ liệu sẽ được
Phần tĩnh được đặt trong khu vực “tĩnh” của một đọc từ ICAP để ghi vào bộ nhớ cấu hình của FPGA.
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 93

Hệ thống được xây dựng và tổng hợp trên XPS như Hình 4. thống sẽ thực hiện cấu hình bằng cách đọc dữ liệu file cấu
Sau khi phần cứng của hệ thống được thiết lập, một hình tương ứng đã được lưu trữ trong bộ nhớ ngoài CF để
phần mềm điều khiển bằng ngôn ngữ C được tạo ra trên truyền đến và ghi vào HWICAP. Sau khi hoàn tất quá trình
công cụ SDK dùng để điều khiển, giám sát quá trình cấu ghi vào HWICAP, dữ liệu sẽ được ghi vào bộ nhớ cấu hình
hình cũng như đo đạc một vài thông số cấu hình như thời của FPGA (phần động chức bộ định tuyến) từ HWICAP.
gian hoặc tốc độ. Quá trình điều khiển và giám sát của Bước 4: Một hàm ngắt sẽ kiểm tra trạng thái hoàn
phần mềm được thực hiện theo lưu đồ giải thuật như Hình thành của quá trình cấu hình vào bộ nhớ cấu hình của
5. Hoạt động của lưu đồ được mô tả như sau: FPGA. Nếu quá trình cấu hình đã hoàn tất, một quá trình
cấu hình mới sẽ được kiểm tra và bắt đầu thực hiện.

4. Kết quả thực nghiệm


4.1. Tổng hợp và layout vật lý hệ thống
Trong mục này kết quả tổng hợp và layout vật lý các
khối chức năng trong hệ thống sẽ được trình bày. Thiết kế
của chúng tôi được thực hiện và thử nghiệm trên Kit
FPGA Virtex-6 ML605-XC6VLX240T với các loại Bus
AXI/PLB. Tần số hoạt động của hệ thống tại 100 MHz,
tốc độ truyền nối tiếp giữa máy tính và FPGA là 115.200
baud thông qua cổng UART. Các công cụ hỗ trợ thiết kế
trong nghiên cứu này bao gồm: ISE, XPS, SDK và
PlanAhead phiên bản 14.1 của Xilinx. Tài nguyên phần
cứng của hệ thống được chỉ ra như trong Bảng 1. Ta thấy
khi sử dụng hệ thống Bus AXI thì tài nguyên phần cứng
có phần tăng hơn so với hệ thống Bus PLB. Tuy nhiên, tài
nguyên Register và Slice tăng không đáng kể, chỉ có tài
nguyên LUT của Bus AXI tăng 0.4 % so với Bus PLB.
Bảng 1. Tài nguyên sử dụng của hệ thống trên
FPGA Virtex-6 chip XC6VLX240T
Tài AXI
Sẵn có PLB
nguyên
Sử dụng % Sử dụng %
Register 301440 4249 1.41 4257 1.41
LUT 150720 4243 2.82 4948 3.28
Slice 37680 1904 5.05 1915 5.08

Hình 5. Lưu đồ thuật toán điều khiển quá trình cấu hình
Bước 1: Khi hệ thống bắt đầu hoạt động, chương trình
sẽ thiết lập cấu hình của các khối: khối SysAce để có thể
giao tiếp với bộ nhớ ngoài CF; khối HWICAP để chuẩn bị
cho việc cấu hình; khởi tạo cấu hình cho bộ định thời để
chuẩn bị cho việc đo đạc thời gian cấu hình.
Bước 2: Sau khi các thiết lập ở bước 1 thành công, hệ
thống sẽ tiếp tục kiểm tra lưu lượng dữ liệu được đưa vào
tại các ngõ vào bộ định tuyến. Nếu lưu lượng tại các ngõ
vào có thay đổi (lưu lượng được kiểm tra theo một trong
hai thông số sau: (1) kích thước gói tin (Packet size) hoặc
(2) tốc độ gói tin bơm vào mạng (Flit Injection Rate: FIR))
thì hệ thống sẽ thông báo cho người dùng quyết định lựa
chọn cấu hình. Việc lựa chọn được thực hiện bằng bàn Hình 6. Vị trí vật lý của các thành phần trong hệ thống
phím và truyền đến FPGA thông qua giao tiếp UART. Các vị trí vật lý của các thành phần trong hệ thống
Bước 3: Nếu việc lựa chọn cấu hình được thiết lập, hệ được đặt như Hình 6. Trong đó, các vùng A, B, C, D là
các bộ đệm tương ứng với các ngõ vào E, W, S, N của bộ
94 Nguyễn Văn Cường, TrầnThanh, Phạm Ngọc Nam

định tuyến, chúng được đặt trong vùng động của FPGA. Theo kết quả mô phỏng, chúng ta dễ thấy rằng khi chọn
Phần tĩnh của hệ thống bao gồm Microblaze, Bus, kích thước bộ đệm lớn thì trễ và thông lượng sẽ đạt tối ưu.
sysAce_CompactFlash,… được đặt trong vùng tĩnh của Tuy nhiên, chúng ta phải trả giá là năng lượng tiêu thụ quá
FPGA (vùng màu xanh). lớn. Ví dụ: Tại tốc độ gói tin đưa vào mạng là 0.2
4.2. Lựa chọn các thông số tối ưu và thực hiện cấu hình (flits/cycle/node), nếu chúng ta sử dụng bộ đệm có kích
thước bằng 16, lúc đó trễ sẽ mất 17.5 (chu kỳ); thông lượng
Trước khi cấu hình lại các bộ đệm của bộ định tuyến,
đạt 0.1 (flits/cycle/node) và năng lượng tiêu thụ là
kích thước bộ đệm sẽ được lựa chọn sao cho phù hợp với
3.15(mW). Trong khi đó, nếu chúng ta sử dụng bộ đệm có
tốc độ gói tin đưa vào mạng để các thông số như trễ, thông
kích thước là 4, lúc đó trễ mất 17.5 (chu kỳ); thông lượng
lượng, năng lượng tiêu thụ đạt được tối ưu. Để xác định các
cũng đạt 0.1 (flits/cycle/node), nhưng năng lượng tiêu thụ
thông số này, chúng tôi tiến hành mô phỏng mạng 2D-
chỉ mất 1.84(mW). Rõ ràng, hiệu năng đạt được khi sử
Mesh có kích thước 4x4, được kết nối bởi các bộ định
dụng bộ đệm có kích thước bằng 16 và 4 trong trường hợp
tuyến đã được giới thiệu ở mục 2 bằng cách mở rộng công
này là như nhau, nhưng xét về năng lượng tiêu thụ thì khi
cụ mô phỏng NoCTweak trong [13]. Công cụ này cho phép
sử dụng bộ đệm có kích thước bằng 4 sẽ tiết kiệm được
mô phỏng nhiều chức năng cho kiến trúc NoC, nó được
41.5 % so với sử dụng bộ đệm có kích thước bằng 16. Điều
phát triển dựa trên ngôn ngữ hệ thống SystemC [14]. Các
này cho chúng ta thấy rằng, nếu chúng ta chọn kích thước
thông số mô phỏng được thiết lập như sau: Lưu lượng ngẫu
bộ đệm không phù hợp với tốc độ gói tin đưa vào mạng khi
nhiên; định tuyến XY, tốc độ gói tin đưa vào mạng từ
cấu hình thì các thông số trễ, thông lượng hay năng lượng
(0-0.7) (flits/cycle/node); kích thước bộ đệm lần lượt là 2,
tiêu thụ sẽ không đạt được tối ưu. Dựa vào các đồ thị ở
4, 8, 16 (buffer depth); thời gian mô phỏng 50.000 chu kỳ;
Hình 8, 9 và 10, chúng ta có thể xác định được kích thước
thời gian khởi động 5.000 chu kỳ. Các kết quả mô phỏng
bộ đệm tối ưu theo tốc độ gói tin đưa vào mạng như sau:
được trình bày như Hình 7, Hình 8, và Hình 9.
(0.00<FIR<=0.15) sử dụng bộ đệm có kích thước bằng 2.
(0.15<FIR<=0.30) sử dụng bộ đệm có kích thước bằng 4.
(0.30<FIR<=0.50) sử dụng bộ đệm có kích thước bằng 8.
Và FIR>0.50 sử dụng bộ đệm có kích thức bằng 16.
Để thực hiện cấu hình lại kích thước các bộ đệm trong
bộ định tuyến tại lúc hệ thống đang chạy, hai kịch bản cấu
hình sau đây được xem xét:
Kịch bản 1: Khi lưu lượng đưa vào các ngõ vào của
bộ định tuyến bằng nhau, lúc đó thuật toán sẽ thực hiện
cấu hình các kích thước bộ đệm tại các ngõ vào của bộ
định tuyến là bằng nhau, tương ứng với trạng thái lưu
Hình 7. Trễ trung bình trong mạng lượng được đưa vào mạng. Ví dụ: Khi tốc độ gói tin đưa
vào tại các ngõ vào bộ định tuyến lớn hơn 0.5
(flits/cycle/node) thì thuật toán sẽ lựa chọn file cấu hình
có kích thước bộ đệm bằng 16 được lưu trữ từ bộ nhớ
ngoài CF, để cấu hình lại cho các bộ đệm tại các ngõ vào.
Kịch bản 2: Khi lưu lượng đưa vào các ngõ vào của
bộ định tuyến khác nhau, lúc đó thuật toán sẽ thực hiện
cấu hình lại các bộ đệm với các kích thước khác nhau.
Giả sử tại cùng một thời điểm, ngõ vào E có tốc độ gói tin
là 0.2 (flits/cycle/node), ngõ vào W có tốc độ gói tin là
0.4 (flits/cycle/node), hai ngõ vào còn lại N và S có tốc độ
gói tin đưa vào bằng tốc độ gói tin trước đó. Lúc này thuật
Hình 8. Thông lượng trung bình trong mạng
toán sẽ lựa chọn file cấu hình có kích thước bộ đệm là 4
và 8 được lưu trữ từ bộ nhớ ngoài CF, để cấu hình lại lần
lượt cho các bộ đệm tại ngõ vào E và W, các bộ đệm tại
ngő vŕo N vŕ S được giữ nguyên.
Các file cấu hình được tổng hợp và tạo ra từ công cụ
PlanAhead như sơ đồ luồng thiết kế ở Hình 4. Mỗi file
cấu hình có kích thước 36Kb, tương ứng với kích thước
bộ đệm là 2, 4, 8, 16, …
Thời gian và tốc độ cấu hình của hệ thống được đo đạt
như ở Bảng 2. Dễ thấy rằng, khi hệ thống sử dụng Bus AXI
thì thời gian cấu hình nhỏ hơn, tốc độ cấu hình nhanh hơn so
với Bus PLB. Bởi vì Bus AXI có tốc độ cao hơn Bus PLB.
Do vậy, tùy theo yêu cầu về QoS từng loại ứng dụng cụ thể
Hình 9. Nguồn tiêu thụ trung bình trên bộ định tuyến mà chúng ta cần lựa chọn loại Bus phù hợp để thiết kế.
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 95
Bảng 2. Thời gian và tốc độ cấu hình của hệ thống International Symposium on. IEEE, 2005. p. 54-63.
[5] P. Kundu, “On-Die Interconnects for Next Generation CMPs”, in
Thông số cấu hình BUS Workshop on On and Off-Chip Interconnection Networks for
PLB AXI Multicore Systems, Dec. 2006.
Thời gian cấu hình (s) 0.074 0.071 [6] X. Chen and L.-S. Peh, “Leakage power modeling and
optimization in interconnection networks”, in Proceedings of
Tốc độ cấu hình (Mb/s) 0.498 0.519 International Symposium on Low Power Electronics and Design
(ISLPED), Aug. 2003, pp. 90–95.
5. Kết luận [7] T. T. Ye, L. Benini, and G. De Micheli, “Analysis of power
consumption on switch fabrics in network routers”, in Proceedings
Trong bài báo này, một mô hình cấu hình lại từng phần 2002 Design Automation Conference (IEEE Cat. No.02CH37324),
động cho mạng trên chip đã được thực hiện và thử nghiệm 2002, pp. 524 – 529.
trên FPGA Virtex-6. Kết quả cho thấy hệ thống hoạt động [8] J. H. J. Hu and R. Marculescu, “Application-specific buffer space
ổn định cho cả hai hệ thống Bus AXI và PLB. Kích thước allocation for networks-on-chip router design”, in IEEE/ACM
các bộ đệm trong bộ định tuyến được cấu hình lại tại lúc hệ International Conference on Computer Aided Design, 2004.
ICCAD-2004., 2004, pp. 354–361.
thống đang chạy một cách linh hoạt và thích nghi với trạng
[9] I. Mendonc and V. Goulart, “Performance of Low Buffer Resource
thái lưu lượng được đưa vào mạng giúp cho việc tối ưu các Flexible Router for NoCs”, in ICSNC 2014, The Ninth
thông số như trễ, thông lượng, năng lượng tiêu thụ được dễ International Conference on Systems and Networks
dàng theo từng ứng dụng cụ thể. Thành công của nghiên Communications, 2014, pp. 35–41.
cứu này sẽ là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo như thực [10] Xilinx, Partial Reconfiguration User Guide -UG702, April 24,
hiện cấu lại các bộ định tuyến, các IP hay topo mạng cho 2012, truy cập lần cuối ngày 02 tháng 05 năm 2015,
<http://www.xilinx.com/support/documentation/sw_manuals/xilinx
các thiết bị nhúng thực hiện trên FPGA. 14_5/ug702.pdf>.
[11] Xilinx, LogiCORE IP AXI HWICAP (v2.02.a), DS817, April 24,
TÀI LIỆU THAM KHẢO 2012, truy cập lần cuối ngày 02 tháng 05 năm 2015,
<http://www.xilinx.com/support/documentation/ip_documentation/
[1] J. L. Hennessy and D. A. Patterson, Computer Architecture: A axi_hwicap/v2_03_a/ds817_axi_hwicap.pdf>.
Quantitative Approach, 4th Edition, 4th ed. Morgan Kaufmann,
[12] Xilinx, LogiCORE IP XPS HWICAP (v5.00a), DS586 July 23,
2006.
2010, truy cập lần cuối ngày 02 tháng 05 năm 2015,
[2] J. L. J. Liang, S. Swaminathan, and R. Tessier, “ASOC: a scalable, <http://www.xilinx.com/support/documentation/ip_documentation/
single-chip communications architecture”, in Proceedings 2000 xps_hwicap.pdf>.
International Conference on Parallel Architectures and Compilation
[13] NoCTweak a Parameterizable Simulator for Early Exploration of
Techniques (Cat. No.PR00622), 2000, pp. 37 – 46.
Networks On-Chip, 2013, truy cập lần cuối ngày 02 tháng 05 năm
[3] L. Benini and G. De Micheli, “Network on Chips: A New SoC 2015, <http://ncu.dl.sourceforge.net/project/noctweak/v0.9.3/noctweak-
Paradigm”, IEEE Computer, vol. 35, no. 1, Jan.2002, pp. 70-78. v0.9.3.tar.gz.>.
[4] Beigné, Edith, et al. “An asynchronous NOC architecture providing low [14] Home Open SystemC Initiative (OSCI), 2015, truy cập lần cuối
latency service and its multi-level design framework”, In: Asynchronous ngày 02 tháng 05 năm 2015,
Circuits and Systems, 2005. ASYNC 2005. Proceedings. 11th IEEE <http://www.accellera.org/downloads/standards/systemc>.

(BBT nhận bài: 21/09/2015, phản biện xong: 16/10/2015)


96 Vũ Thị Duyên, Giang Thị Kim Liên, Đinh Văn Tạc

NGHIÊN CỨU BIẾN TÍNH XƠ MƯỚP BẰNG AXIT CITRIC ĐỂ HẤP PHỤ
MỘT SỐ ION KIM lOẠI NẶNG TRONG NƯỚC
RESEARCH ON MODIFICATION OF LOOFAH FIBERS USING CITRIC ACID
FOR ABSORBING SOME HEAVY METAL IONS IN WATER

Vũ Thị Duyên1, Giang Thị Kim Liên2, Đinh Văn Tạc1


1
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng; vtduyen@ued.udn.vn, dvt43cb@yahoo.com
2
Đại học Đà Nẵng; giangkimlien@gmail.com

Tóm tắt - Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu biến tính xơ Abstract - This paper presents some results of a study of
mướp bằng axit citric để chế tạo vật liệu hấp phụ và khảo sát các producing absorbent materials from loofah fibers using citric acid
yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ các ion kim loại nặng modification and the effect of various factors on their efficiency in
trong môi trường nước của vật liệu. Kết quả cho thấy xơ mướp, absorbing some heavy metal ions in water such as Cu2+; Pb2+;
một loại phụ phẩm nông nghiệp, có khả năng hấp phụ tốt các ion Zn2+. Modification of loofah fibers by citric acid will increase heavy
kim loại Cu2+; Pb2+; Zn2+. Quá trình biến tính xơ mướp bằng axit metal ion absorption of materials from 10-20%. Efficiency of the
citric làm tăng hiệu suất hấp phụ ion kim loại nặng của vật liệu từ modification depends on concentration of citric acid and
10-20% so với vật liệu chưa biến tính. Hiệu quả biến tính phụ modification time. Also, the paper investigates the factors
thuộc vào nồng độ của axit citric và thời gian biến tính. Các yếu tố affecting the absorption processs, such as absorption equilibrium
ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ được khảo sát trong bài báo là time; pH environment and concentration ion M2+. The Langmuir
nồng độ ion kim loại, thời gian và pH. Kết quả thực nghiệm cũng and Freundlich isotherm models are used to simulate the
cho thấy quá trình hấp phụ được mô tả bằng cả hai mô hình hấp absorption isotherms.
phụ đẳng nhiệt Langmuir và Freundlich.

Từ khóa - xơ mướp; vật liệu hấp phụ; ion kim loại nặng; biến Key words - loofah fibers; absorbent; heavy metal ions;
tính; axit citric. modification; citric acid.

1. Đặt vấn đề mướp có tác dụng thanh nhiệt giải độc) [3], thời gian gần
Môi trường sống của chúng ta đang biến đổi mạnh mẽ. đây xơ mướp còn được biết đến như là nguồn nguyên liệu
Các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao xanh cho ngành tiểu thủ công nghiệp. Xơ mướp được lấy từ
thông vận tải, hoạt động khai khoáng ngày càng tăng là quả mướp chín già, được sử dụng làm vật cọ rửa, làm
nguyên nhân làm cho môi trường bị phá hủy trầm trọng. miếng bọt biển trong phòng tắm và nhà bếp nhờ đặc tính
Ô nhiễm môi trường, trong đó ô nhiễm nguồn nước đang thấm nước và chống vi khuẩn tốt của nó. Có chức năng
là vấn đề bức xúc của toàn cầu. tương tư bọt biển, vừa bền lại vừa nhẹ, xơ mướp có thể
được dùng để sản xuất bao bì, vật dụng sàng lọc, băng nẹp
Ở Việt Nam, đang tồn tại một thực trạng, đó là nước thải
giá rẻ, chất xơ tăng cường cho các vật liệu khác và cố định
ở hầu hết các cơ sở sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các cơ sở
hóa tế bào cho công nghệ sinh học. Ngoài ra, xơ mướp còn
sản xuất nhỏ và các làng nghề chỉ được xử lý sơ bộ, thậm chí
có khả năng xử lý nước thải, hấp thụ chất nhuộm độc hại
thải trực tiếp ra môi trường. Hậu quả là môi trường nước, kể
thải ra từ công nghiệp nhuộm vải bò [4].
cả nước mặt và nước ngầm, ở nhiều khu vực đang bị ô
nhiễm nghiêm trọng. Theo Báo cáo Môi trường quốc gia Trong bài báo này, chúng tôi trình bài kết quả nghiên
năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong số 614 cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ xơ mướp và khảo sát khả
cụm công nghiệp đang hoạt động, chỉ có 18 cụm công năng hấp phụ ion kim loại nặng (Cu2+; Pb2+; Zn2+) trong
nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung; hầu hết các môi trường nước.
làng nghề trên cả nước không có hệ thống xử lý nước thải.
2. Phương pháp nghiên cứu
Vì vậy, bên cạnh việc nâng cao ý thức của con người,
Mướp già được loại bỏ vỏ và phơi khô, sau đó tách hạt
siết chặt công tác quản lí môi trường thì việc tìm ra
mướp riêng, chỉ lấy phần xơ. Xơ mướp được ngâm rửa
phương pháp nhằm loại bỏ các ion kim loại nặng ra khỏi
trong nước cất, xử lý sơ bộ bằng dung dịch NaOH 0,1M để
môi trường nước có ý nghĩa hết sức to lớn.
tách bớt lignin, loại bỏ các tạp chất cơ học, thành phần sáp,
Cho đến nay, có nhiều nghiên cứu khoa học về các axit béo có trong sợi, sau đó sấy khô lại ở 600C. Nguyên
phương pháp xử lý ô nhiễm môi trường nước đã mang lại liệu thô được xay, rây thành bột có kích thước 0,5mm.
nhiều kết quả khả quan. Một trong số đó là phải kể đến
Biến tính xơ mướp bằng axit citric (C6H8O7.H2O):
phương pháp tổng hợp vật liệu hấp phụ để loại bỏ ion kim
Cân 3g xơ mướp ngâm vào 40ml dung dịch axit citric có
loại nặng trong nước từ những nguyên liệu có sẵn trong tự
nồng độ thay đổi từ 0,2M – 1,0M trong 5 giờ. Sau đó, xơ
nhiên với quy trình đơn giản, chi phí thấp nhưng mang lại
mướp được lấy ra khỏi dung dịch axit citric, sấy khô ở
hiệu quả cao [1, 2].
600C trong 5 giờ, và tiếp tục biến tính ở 1200C trong
Mướp là loại cây ăn quả quen thuộc, được trồng ở khắp khoảng thời gian thay đổi từ 1h đến 6h. Vật liệu sau khi
các nước thuộc vùng Nam Á, Đông Nam Á và cả ở vùng biến tính được ngâm trong nước cất trong 4 giờ, lặp lại
Bắc Á như Trung Quốc và Nhật Bản. Mướp ngoài tác dụng quá trình này 3 lần, nhằm rửa hết axit citric dư. Sau đó
làm rau ăn (quả mướp), là thuốc chữa bệnh (lá, thân, rễ, xơ sấy lại ở 600C trong 5 giờ, bảo quản trong bình hút ẩm.
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 97

Hình ảnh SEM của bột xơ mướp trước và sau biến tính biết đến như là loại vật liệu có cấu trúc rỗng, khả năng
được thực hiện trên kính hiển vi điện tử quét JSM - 6010 - thấm nước tốt, điều này giúp cho các phân tử chất tan dễ
PLUS/LV. dàng thấm sâu vào các mao quản của vật liệu hấp phụ, do
Hấp phụ ion kim loại nặng trong môi trường nước: vậy hiệu suất hấp phụ cao hơn vỏ trấu hay xơ dừa.
Lấy 1g vật liệu hấp phụ (xơ mướp nguyên liệu thô và xơ Điều đáng quan tâm khác là với cùng một mẫu xơ mướp
mướp đã biến tính bằng dung dịch axit citric) cho vào và các điều kiện như nhau, lượng ion Cu2+ bị hấp phụ cao
bình tam giác chứa 100ml dung dịch ion M2+20ppm hơn so với ion Pb2+ và Zn2+. Điều này có thể được giải thích
(Cu2+; Pb2+; Zn2+), khuấy bằng máy khuấy từ trong 30 là do bán kính ion Cu2+ (0,70Å) nhỏ hơn so với ion Zn2+
phút, điều chỉnh pH bằng 5. Sau khi hấp phụ, lọc bỏ xơ (0,74Å) và Pb2+ (1,12Å). Bán kính nhỏ khiến mật độ điện
mướp, lấy phần dung dịch trong đem đi đo hàm lượng tích dương trên ion Cu2+ cao hơn các ion khác, khi hấp phụ
M (II) còn lại trong dung dịch bằng phương pháp phổ hấp không xảy ra hiện tượng chèn lấn của nhiều ion trên cùng
phụ nguyên tử (AAS) trên máy Perkin Elmer AA 800. một tâm hấp phụ, do đó hiệu suất hấp phụ cao [10, 11].
Hiệu suất quá trình hấp phụ H(%) và tải trọng hấp phụ Ngoài ra, do tính kim loại của Zn mạnh hơn Pb và Cu, nên
được tính theo công thức: tính axit của các ion giảm dần theo thứ tự: Cu2+> Pb2+>Zn2+.
Trong môi trường nước, ion Zn2+ có xu hướng tồn tại ở dạng
H 
Co  C f
.100% và q 
C o  C f V tự do, được làm bền bởi lớp dung môi solvat hóa, trong khi
Co m ion Cu2+ hay Pb2+ lại có xu hướng tạo liên kết với các trung
trong đó: C0; Cf lần lượt là nồng độ dung dịch trước và tâm hấp phụ mang điện tích âm của vật liệu hấp phụ để làm
sau khi hấp phụ (mg/L); H là hiệu suất hấp phụ (%); q là bão hòa lớp vỏ electron. Do vậy, mặc dù bán kính ion Zn2+
tải trọng hấp phụ (mg/L); V: thể tích dung dịch (L); m: không lớn hơn nhiều so với Cu2+, nhưng hiệu suất hấp phụ
khối lượng vật liệu hấp phụ (g). Cu2+ lại cao hơn đáng kể so với ion Zn2+.
Để làm tăng khả năng hấp phụ của vật liệu, nhiều biện
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp
phụ ion Cu2+; Pb2+; Zn2+: Thời gian đạt cân bằng hấp pháp biến tính đã được công bố, trong đó có phương pháp
phụ (pH = 5; t = 30 ÷150 phút); ảnh hưởng của pH este hóa xenlulozo bằng axit citric, được chứng minh làm
(pH = 1÷7; t = 90 phút); ảnh hưởng của nồng độ M2+ tăng đáng kể khả năng tách loại các ion kim loại tan trong
(pH = 5; t = 90 phút; C(M2+) = 5÷25ppm). nước của gỗ Aspen [7], vỏ đậu nành [8], xơ dừa, vỏ trấu [1].
Do đó, để cải thiện hiệu quả xử lý ion kim loại nặng của xơ
3. Kết quả và thảo luận mướp, chúng tôi chọn axit citric làm tác nhân biến tính.
3.1. Hấp phụ ion kim loại nặng bằng xơ mướp chưa biến tính 3.2. Biến tính xơ mướp bằng axit citric
Xơ mướp sau khi được xử lý sơ bộ, sấy khô, nghiền 3.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ tác nhân biến tính
nhỏ, được đem hấp phụ ion kim loại nặng (M2+) trong môi Xơ mướp được biến tính bằng axit citric có nồng độ
trường nước. Hiệu suất hấp phụ Cu2+; Pb2+; Zn2+ của thay đổi từ 0,2M đến 1M, thời gian biến tính ở 1200C là
nguyên liệu xơ mướp thô được biểu diễn trên Hình 1. 3h, sau đó đem hấp phụ các ion Cu2+; Pb2+ và Zn2+. Kết
quả thực nghiệm về sự phụ thuộc của hiệu suất hấp phụ
ion kim loại nặng vào nồng độ tác nhân biến tính được thể
hiện trên Hình 2.

Hình 1. Hiệu suất hấp phụ các ion Zn2+; Pb2+ và Cu2+
của nguyên liệu xơ mướp thô
Kết quả thực nghiệm cho thấy, xơ mướp có khả năng
hấp thụ cả 3 loại ion Zn2+; Pb2+ và Cu2+. Hiệu suất hấp
phụ khoảng 50% - 65% và giảm dần theo thứ tự
Cu2+> Pb2+ ≈ Zn2+. So với các loại phụ phẩm nông nghiệp Hình 2. Đồ thị phụ thuộc của hiệu suất hấp phụ các ion Zn2+,
khác, xơ mướp có hiệu suất xử lý ion kim loại nặng cao Pb2+ và Cu2+ bằngxơ mướp vào nồng độ tác nhân biến tính
hơn (so với vỏ trấu) hoặc ngang bằng (so với xơ dừa) [1]. (axit citric), biến tính 3h ở 1200C
Như đã biết, xơ mướp là vật liệu lignoxenlulozo trong Từ Hình 2 ta thấy, biến tính xơ mướp bằng axit citric làm
thành phần chứa các polime như xenlulozo, tăng hiệu suất xử lý ion kim loại của vật liệu hấp phụ từ
hemixenlulozo, pectin, lignin và protein. Các polime này 10%-20%. Hiệu quả biến tính phụ thuộc vào nồng độ axit
có khả năng hấp phụ nhiều loại chất tan, đặc biệt là các citric và bản chất của ion bị hấp phụ. Tăng nồng độ axit
ion kim loại hóa trị II [5,6]. Ngoài ra, xơ mướp còn được citric, hiệu suất hấp phụ các ion lúc đầu tăng nhanh, sau tăng
98 Vũ Thị Duyên, Giang Thị Kim Liên, Đinh Văn Tạc

chậm. Hiệu suất hấp phụ cực đại đối với ion Cu đạt 85,2%
2+
điều kiện: nồng độ axit citric là 0,6M, thời gian nung ở
tại nồng độ axit citric là 0,6M. Trong khi đó, hiệu suất hấp 1200C thay đổi từ 1h đến 6h. Đồ thị phụ thuộc của hiệu
phụ ion Pb2+ đạt 58% và ion Zn2+ đạt 56%. Biến tính xơ suất hấp phụ ion Cu2+; Pb2+ và Zn2+ vào thời gian biến
mướp bằng dung dịch axit citric bão hòa cho hiệu suất xử lý tính được thể hiện trên Hình 5.
ion Pb2+ xấp xỉ 70%; đối với ion Zn2+ chỉ đạt ở mức 60%.
Kết quả thực nghiệm có thể được giải thích dựa vào
tác dụng làm xốp cấu trúc bề mặt xơ mướp của axit citric.
Thật vậy, phân tích hình ảnh SEM của xơ mướp trước và
sau biến tính (Hình 3) ta thấy, xơ mướp sau biến tính có
bề mặt xù xì với nhiều khe rãnh sâu hơn so với nguyên
liệu thô ban đầu, điều này làm tăng diện tích bề mặt tiếp
xúc và là một trong các nguyên nhân dẫn đến khả năng
hấp phụ của vật liệu tăng.
(a) (b)

Hình 5. Đồ thị phụ thuộc của hiệu suất hấp phụ các ion Zn2+;
Pb2+ và Cu2+ bằng xơ mướp biến tính bằng axit citric 0,6M
vào thời gian biến tính ở 1200C
Hình 3. Ảnh SEM của vật liệu thô (a) và xơ mướp sau biến tính Kết quả thực nghiệm cho thấy, tăng thời gian biến tính
bằng axit citric 0,6M, biến tính 3h ở 1200C từ 1h đến 6h thì hiệu suất hấp phụ ion kim loại lúc đầu
Tác dụng hoạt hóa xơ mướp của axit citric còn có thể tăng, sau đó có xu hướng giảm nhẹ, quá trình hấp phụ đạt
được lý giải là do trong quá trình ngâm, các phân tử axit cân bằng ở 5 giờ. Quy luật này giống nhau với cả ba loại
citric thấm sâu vào mao quản của vật liệu. Khi nung ở ion: Cu2+; Pb2+ và Zn2+.
120oC đầu tiên, các phân tử axit đa chức này sẽ chuyển Sự tăng hiệu quả biến tính xơ mướp bằng axit citric
thành dạng anhydric, tiếp theo là phản ứng este hóa xảy ra khi tăng thời gian nung vật liệu từ 1h đến 5h có thể được
giữa anhyđric axit và các nhóm hydroxyl của xenlulozo. giải thích dựa vào cơ chế biến tính. Sự gia nhiệt ở 1200C
Tại vị trí phản ứng, do vậy đã xuất hiện hai nhóm chức axit làm cho nước bị bay hơi, tạo điều kiện cho axit citric
(từ axit citric) có khả năng trao đổi ion. Cơ chế hoạt hóa chuyển thành anhydric, đồng thời thúc đẩy cân bằng este
xenlulozo bằng axit citric được biểu diễn trên Hình 4 [8]. hóa giữa anhydric với xenlulozơ của xơ mướp, làm tăng
H 2C  COOH H 2 C  CO\ H 2 C  COOR số lượng trung tâm hấp phụ (là các nhóm chức axit của
| | O | axit citric được gắn trên xenlulozo). Thời gian nung tăng,
T 0C /
HOC  COOH 
 H 2 O  HO C  CO 
 ROH  HOC  COOH lượng nước mất càng nhiều, hiệu quả biến tính càng cao.
| | | Tuy nhiên, nếu kéo dài thời gian nung, quá trình tách
H 2C  COOH H 2 C  COOH H 2 C  COOH nước sẽ tiếp tục xảy ra với các nhóm chức axit còn lại của
Hình 4. Phản ứng este hoá giữa xenlulozo và axit citric axit citric, làm giảm số lượng trung tâm hấp phụ, nên khả
Tăng nồng độ axit, số phân tử tác nhân biến tính thấm sâu năng hấp phụ ion kim loại nặng giảm.
vào các mao quản của xơ mướp nhiều hơn, do đó làm tăng 3.3. Khảo sát khả năng hấp phụ ion kim loại nặng của
hiệu suất của phản ứng este hóa giữa axit citric và xenlulozơ, xơ mướp biến tính
nên làm tăng khả năng hấp phụ. Khi các trung tâm hấp phụ đã 3.3.1. Thời gian đạt cân bằng hấp phụ
bão hòa axit citric, việc tiếp tục tăng nồng độ axit không còn
có ý nghĩa trong việc cải thiện hiệu quả biến tính.
Sự tăng mạnh hiệu suất hấp phụ ion Cu2+ so với Pb2+
và Zn2+ của xơ mướp sau biến tính có thể liên quan đến
việc tạo phức chất bền giữa anion citrat (Cit3-) với ion
Cu2+, trong khi Pb2+ tạo phức không bền, còn Zn2+ không
tạo phức với Cit3- (Bảng 1).
Bảng 1. Hằng số không bền của phức chất giữa ion kim loại
Cu2+; Pb2+ và axit citric [9]

Công thức pKb Công thức pKb


- 6-
CuCit 14,21 Cu(OH)2(Cit)2 18,77
2- -
Cu(OH)Cit 16,35 PbCit 5,74 Hình 6. Ảnh hưởng của thời gian đến tải trọng hấp phụ ion
3.2.2. Ảnh hưởng của thời gian biến tính kim loại bằng xơ mướp biến tính
Ảnh hưởng của thời gian biến tính đến hiệu suất hấp Thay đổi thời gian hấp phụ ion kim loại từ 30 phút đến
phụ ion kim loại nặng của xơ mướp được khảo sát trong 150 phút. Kết quả thực nghiệm về sự thay đổi tải trọng
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 99
2+ 2+ 2+
hấp phụ ion Cu , Pb , Zn của xơ mướp biến tính theo Khi tiếp tục tăng pH, kim loại chuyển sang dạng trung
thời gian được thể hiện trên Hình 6. hòa (M(OH)2), thậm chí cả dạng anion (M(OH)3-), tải
Từ Hình 6 ta thấy, tải trọng hấp phụ ion Cu2+ lớn hơn trọng hấp phụ có xu hướng giảm nhẹ.
nhiều và tăng rõ rệt theo thời gian so với ion Pb2+ và Zn2+. Đối 3.3.3. Đường hấp phụ đẳng nhiệt
với cả ba loại ion, thời gian đạt cân bằng hấp phụ là 90 phút. Mô hình đẳng nhiệt được áp dụng rộng rãi nhất cho
3.3.2. Ảnh hưởng của pH các quá trình hấp phụ là mô hình Langmuir và Freundlich.
Sự phụ thuộc của tải trọng hấp phụ kim loại nặng bằng Ở đây, dạng tuyến tính của hai mô hình đẳng nhiệt này
xơ mướp biến tính vào pH của môi trường được thể hiện được sử dụng để phân tích dữ liệu đẳng nhiệt hấp phụ ion
trên Hình 7. kim loại nặng M2+ bằng xơ mướp biến tính.
Thay đổi nồng độ ban đầu của ion M2+ từ 5ppm đến
25ppm; điều kiện hấp phụ pH dung dịch là 5, thời gian hấp
phụ là 90 phút. Kết quả xác định dạng tuyến tính của
phương trình Langmuir và phương trình Freundich đối với
các ion Cu2+, Pb2+, Zn2+ thể hiện trên Hình 9 và Hình 10.
Kết quả thực nghiệm cho thấy, cả hai mô hình hấp phụ
đẳng nhiệt Langmuir và Freundlich đều mô tả tương đối
chính xác sự hấp phụ các ion Cu2+; Pb2+ và Zn2+ lên vật
liệu hấp phụ. Hệ số tương quan R2 của phương trình hồi
qui dao động từ 0,96÷0,99 ≈1 đối với cả ba loại ion.

Hình 7. Ảnh hưởng của pH môi trường đến tải trọng hấp phụ
ion kim loại bằng xơ mướp biến tính
Kết quả thực nghiệm cho thấy, tải trọng hấp phụ các ion
Cu2+; Pb2+ và Zn2+ tăng dần khi môi trường chuyển từ axit
sang trung tính. Tiếp tục tăng pH, tải trọng hấp phụ có xu
hướng giảm nhẹ. Ảnh hưởng của pH đến khả năng hấp phụ
ion Pb2+ và Zn2+ của xơ mướp mạnh hơn ion Cu2+.
Như đã biết, pH của môi trường là một trong các yếu
tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ, đặc biệt
là hấp phụ ion kim loại. Trong môi trường axit mạnh, các Hình 9. Dạng tuyến tính của phương trình Langmuir
kim loại chủ yếu tồn tại ở dạng ion mang điện tích đối với các ion Cu2+; Pb2+ và Zn2+
+2 (M2+) (Hình 8). Ở pH thấp, các nhóm OH của chất hấp
phụ cũng có thể bị proton hóa và mang điện tích dương,
do vậy xảy ra quá trình tương tác tĩnh điện đẩy với các
cation kim loại, dẫn đến tải trọng hấp phụ giảm. Tăng pH,
kim loại chuyển sang dạng mang điện tích +1 (MOH+),
các nhóm OH trên bề mặt vật liệu hấp phụ bị deproton tồn
tại dưới dạng -O- có khả năng hút các hạt mang điện tích
dương, do vậy hiệu suất hấp phụ tăng. Vì tính axit của
Cu2+ mạnh hơn Pb2+ và Zn2+, nên ion đồng dễ dàng tham
gia phản ứng thủy phân. Thay đổi pH, nồng độ Cu2+ giảm
mạnh hơn các ion khác (Hình 8), do vậy tăng pH tải trọng
hấp phụ Cu (II) tăng chậm hơn so với Pb(II) và Zn(II).
Hình 10. Dạng tuyến tính của phương trình Freundlich đối
với các ion Cu2+; Pb2+ và Zn2+
Bảng 2. Các tham số đẳng nhiệt dạng tuyến tính: hằng số
Freundlich (Kf), hệ số dị thể (n), tải trọng hấp phụ cực đại (qmax) và
ái lực hấp phụ (B) các ion Cu2+, Pb2+, Zn2+ của xơ mướp biến tính
Ion Mô hình qmax, mg/g B Kf n
Cu2+ Langmuir 3,65 0,341 - -
Freundlich 1,88 - 0,214 1,38
Pb2+ Langmuir 1,70 0,312 - -
Freundlich 1,55 - 0,262 1,29
Zn2+ Langmuir 1,59 0,311 - -
Hình 8. Giản đồ phụ thuộc của phần trăm M2+ vào pH Freundlich 1,58 - 0,267 1,29
100 Vũ Thị Duyên, Giang Thị Kim Liên, Đinh Văn Tạc

Từ các phương trình đẳng nhiệt, xác định tải trọng hấp TÀI LIỆU THAM KHẢO
phụ cực đại, ái lực hấp phụ các ion, hằng số Freundlich và [1] Lê Thanh Hưng, Phạm Thành Quân, Lê Minh Tâm, Nguyễn Xuân
hệ số dị thể (Bảng 2). Tải trọng hấp phụ cực đại và ái lực Thớm, “Nghiên cứu khả năng hấp phụ và trao đổi ion của xơ dừa
hấp phụ giảm theo thứ tự: Cu2+> Pb2+> Zn2+. và vỏ trấu biến tính”, Tạp chí Phát triển KH&CN, Đại học Quốc
gia TP Hồ Chí Minh, Số 11 (8), 2008, 5-12.
4. Kết luận [2] Nguyễn Thùy Dương, Nghiên cứu khả năng hấp phụ một số ion
kim loại nặng trên vật liệu hấp phụ chế tạo từ vỏ lạc và thăm dò xử
Xơ mướp một loại phụ phẩm nông nghiệp có khả năng lý môi trường, 2008, luận văn thạc sĩ hóa học, Trường Đại học Sư
hấp phụ các ion kim loại Cu2+, Pb2+, Zn2+ trong môi phạm, Đại học Thái Nguyên.
trường nước với hiệu suất từ 50%-65%. Hiệu suất hấp [3] Trần Văn Nhủ, Hoàng Duy Tân, Từ điển tra cứu đông y dược,
phụ phụ thuộc vào bán kính và lực axit của các ion. Ion có NXB. Tổng hợp Đồng Nai, 2011.
lực axit mạnh, có bán kính nhỏ dễ hấp phụ hơn ion có bán [4] Marissa A. P., Ma. S. C., Rosito P. C., et al, Loofah Fiber as
kính lớn và có lực axit yếu. Reinforcement Material for Composite, Philippine Journal of
Science, 134 (2), 2005, 113-120.
Biến tính xơ mướp bằng axit citric làm tăng hiệu suất [5] AndresY., CloirecP. L., Reddad, et al, Ni(II) and Cu(II) binding
xử lý ion kim loại nặng của vật liệu từ 10-20%. Tại nồng properties of native and modified sugar beet pulp, Carbohydrate
độ axit citric 0,6M, thời gian biến tính là 3h, hiệu suất hấp Polymers, 49, 2002, 23-31.
phụ ion Cu2+ đạt 85,2%; hiệu suất hấp phụ ion Pb2+ và [6] KupchikL.A., Mykola, T. K., and VeisocB.K., Evaluation of pectin
Zn2+ lần lượt là 58% và 56%. binding of heavy metal ions in aqueous solutions. Chemosphere,
38(11), 1999, 2591-2596.
Thời gian đạt cân bằng hấp phụ đối với cả ba loại ion là [7] James D., Roger M, SweenyMc, et al, Effect of Citric Acid
90 phút. Tăng pH của môi trường, hiệu suất xử lý ion kim Modification of Aspen Wood on Sorption of Copper Ion, Journal
loại nặng tăng nhanh, sau đó giảm nhẹ. Ở pH = 5÷6, hiệu of Natural Fibers, 3(1), 2006, 43-58.
suất hấp phụ đạt giá trị cao nhất. Sự hấp phụ các ion Cu2+; [8] Wayne E. Marshall, Dual-functional ion exchange resins from
agricultural byproducts, United States Patent 7098327, 2006.
Pb2+ và Zn2+ bởi xơ mướp biến tính tuân theo phương trình
[9] Никольский Б.П. Новый справочник химика и технолога.
đẳng nhiệt Langmuir và Freundlich với hệ số tương quan Химическое равновесие. Свойства растворов. С.Пб.: АНО
R2 ≈ 1. Tải trọng hấp phụ cực đại theo mô hình Langmuir: НПО “Профессионал”, 2004.
qmax (Cu2+) = 3,65 mg/g; qmax (Pb2+) = 1,70 mg/g; [10] KadirveluK., Faur-BrasquetC., Le CloirecP., Removal of Cu(II),
qmax (Zn2+) =1,59 mg/g; theo mô hình Freundlich: Pb(II), and Ni(II) by Adsorption onto Activated Carbon Cloths,
qmax (Cu2+) = 1,88 mg/g; qmax (Pb2+) = 1,55 mg/g; Langmuir, 16, 2000,8404-8409.
qmax (Zn2+) =1,58 mg/g. Ái lực hấp phụ giảm theo thứ tự: [11] Lê Thị Bạch, Lê Thanh Phước, “Khảo sát khả năng hấp thu các ion
Cu2+ và Pb2+ của than bùn u minh”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại
Cu2+> Pb2+> Zn2+. học Cần Thơ, 19b, 2011, 48-55.

(BBT nhận bài: 16/09/2015, phản biện xong: 02/10/2015)


ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 101

HỆ THỐNG CHẨN ĐOÁN BỆNH TỰ KỶ SỬ DỤNG CÂY QUYẾT ĐỊNH


A SYSTEM FOR DIANOSING AUTISM BASED ON THE DECISION TREE

Nguyễn Văn Hiệu1, Đỗ Thị Thu Hà2


1
Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng; nvhieuqt@dut.udn.vn
2
Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai

Tóm tắt - Những năm gần đây, số lượng trẻ em mắc chứng tự kỷ ở Abstract - In recent years, the number of autistic children in Viet
Việt Nam không ngừng tăng lên và dần trở thành nỗi lo lắng chung. Nam has been increasingly on the rise, which has become a public
Bệnh có thể xảy ra ở bất kì trẻ nào, ảnh hướng đến sự phát triển concern. Autism can appear in any child, affecting the growth of the
não bộ ở trẻ và gây ra hậu quả nghiêm trọng, nếu không phát hiện brain and leave serious complications if it is not quickly detected and
và điều trị kịp thời. Thế nhưng, hiểu biết của người dân Việt Nam promptly treated. However, what the Vietnamese people know about
về bệnh tự kỷ còn rất hạn chế. Hơn nữa, khoảng 65% dân số Việt autism is still very limited. In addition, about 65% of the Vietnamese
Nam là ở nông thôn, nơi mà cơ sở vật chất y tế còn hạn chế. Điều population live in rural areas, where medical facilities are few, which
này khiến cho việc kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ và phát hiện makes it even more difficult to conduct periodic health examination
bệnh càng khó khăn. Để giải quyết những vấn đề trên, cần xây for children and detect autism. To solve the above problems, it is
dựng một công cụ dễ sử dụng và giúp phát hiện sớm nguy cơ mắc essential to create a user-friendly tool that enables early detection of
bệnh tự kỷ ở trẻ. Trong bài báo, chúng tôi sẽ đi sâu vào việc nghiên children’s autism. In this paper, we are to conduct an in-depth
cứu cây quyết định trong việc khai phá dữ liệu về bệnh tự kỷ và investigation into the study of the decision tree in examining autism
ứng dụng cây quyết định trong việc xây dựng nên hệ thống cung data and apply this decision tree in building up a system which
cấp chức năng chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ. provides functionality for the diagnosis of autism in children.

Từ khóa - chẩn đoán; bệnh tự kỷ; cây quyết định; ID3; mô hình Key words - diagnose; autism; decision tree; iterative
chẩn đoán. dichotomiser 3; diagnostic model.

1. Đặt vấn đề 2. Lý thuyết về cây quyết định


Tự kỷ là một tình trạng khiếm khuyết phức tạp về các Trong lĩnh vực khai phá dữ liệu, cây quyết định
khả năng phát triển ở não bộ, tình trạng này có thể xảy ra (Decision Tree – DT) là một mô hình dự đoán thuộc lớp các
ở bất kỳ một đứa trẻ nào, không lệ thuộc vào dân tộc, xã bài toán phân lớp, dùng để xác định lớp của các đối tượng
hội hay trình độ của cha mẹ, vì vậy sẽ rất khó phát hiện cần dự đoán [4]. Bản chất cây quyết định dựa vào dãy các
trẻ bị tự kỷ, nếu chỉ quan sát một số biểu hiện bên ngoài luật IF … THEN để dự đoán lớp của đối tượng. Mỗi nút
[2], [3]. Trong thực tế, nhiều người hay nhầm lẫn biểu trong (internal node) của DT tương ứng với một biến, đường
hiện của trẻ mắc bệnh tự kỷ với những biểu hiện bình nối giữa một nút trong với nút con của nó thể hiện một giá trị
thường ở trẻ mới lớn, điều này gây ảnh hưởng lớn đến cụ thể biến đó. Mỗi nút lá (leaf) đại diện cho giá trị dự đoán.
việc chữa trị cho trẻ. Vì vậy, cần có một công cụ áp dụng Cây quyết định học để dự đoán giá trị của các biến phân loại
hỗ trợ người dùng trong việc tìm hiểu về bệnh và dễ dàng bằng cách dựa vào tập dữ liệu huấn luyện (training data) để
tự kiểm tra nguy cơ mắc bệnh tự kỷ của trẻ đơn giản và chọn ra nút gốc (root node) để phân tách cây bằng cách tính
thường xuyên. Trong y học, để chẩn đoán bệnh tự kỷ cần độ lợi thông tin (Information Gain - IG), quá trình phân tách
trải qua 2 giai đoạn. Thứ nhất, ở giai đoạn khám đoán lâm cây được thực hiện một cách đệ qui cho đến khi không thể
sàng, bác sĩ sẽ dựa vào những thông tin thu thập được tiếp tục thực hiện việc phân tách cây được nữa [1], [4].
bằng cách hỏi thăm người nhà, quan sát trẻ như ánh mắt, Cây quyết định được chia làm 2 loại:
cách giao tiếp, hành động… để đưa ra đánh giá sơ bộ về Cây hồi quy dùng để dự đoán giá trị của biến phân
tình trạng của trẻ. Ở giai đoạn khám cận lâm sàng, trẻ sẽ loại có kiểu dữ liệu giá trị như dự đoán doanh thu, lợi
được thực hiện các khám xét khác như điện não đồ, chụp nhuận, giá thành sản phẩm… Thuật toán phổ biến dùng
CT, X-quang… để đưa ra kết quả chính xác nhất. để xây dựng cây hồi qui là CART.
Với những hỗ trợ từ y học và sự phát triển của công Cây phân lớp dùng để dự đoán giá trị của biến phân
nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng nên hệ thống cho phép loại có kiểu dữ liệu phi giá trị như dự đoán khả năng mua
người dùng xem thông tin và tự chẩn đoán bệnh tự kỷ ở hàng, khả năng bị bệnh, kết quả học tập của sinh viên (xuất
trẻ trên môi trường web bằng cách nhập thông tin về các sắc, giỏi, khá, trung bình, yếu)... Thuật toán phổ biến dùng
biểu hiện của trẻ, để từ đó hệ thống đưa ra kết quả về để xây dựng cây phân lớp là ID3, J48, C4.5, C5.0.
nguy cơ mắc bệnh tự kỷ. Với những chức năng trên, hệ Hệ thống chẩn đoán bệnh tự kỷ sử dụng thuật toán
thống đóng vai trò như một công cụ hữu ích thay thế một ID3 để xây dựng cây quyết định và trong thuật toán này
phần cho giai đoạn khám lâm sàng cho bệnh tự kỷ, giúp có sử dụng độ đo của nhà toán học Claude Shannon
người dùng dễ dàng kiểm tra, chẩn đoán bệnh tự kỷ ở trẻ (Information Gain - IG) để xác định điểm chia.
mọi lúc mọi nơi, mà không cần phải thường xuyên đến
bệnh viện hoặc trung tâm y tế. 3. Xây dựng hệ thống chẩn đoán bệnh tự kỷ
Bài báo tập trung vào việc ứng dụng kỹ thuật cây 3.1. Mô tả chức năng hệ thống
quyết định trong khai phá dữ liệu, để xây dựng hệ thống Hệ thống được xây dựng theo cấu trúc hệ thống
chẩn đoán bệnh tự kỷ ở trẻ. website quản lý và website người dùng.
102 Nguyễn Văn Hiệu, Đỗ Thị Thu Hà

Với hệ thống quản lý này, hệ thống cho phép người ứng tình cảm.
quản lý có thể quản lý bộ dữ liệu huấn luyện bằng cách C4: Bất thường ở mức độ nặng trong đáp
thêm, xóa, chỉnh sửa dữ liệu. Dựa vào bộ dữ liệu huấn ứng tình cảm.
luyện đó, hệ thống sẽ tự động tạo các bộ luật và lưu trữ lại
D: Các động D1: Các động tác của cơ thể phù hợp với tuổi.
để sử dụng trong việc chẩn đoán bệnh. Bên cạnh đó, hệ
tác cơ thể D2: Bất thường ở mức độ nhẹ các động tác
thống quản lý cho phép người quản lý có thể thêm vào
cơ thể.
những luật lấy từ bác sĩ, chuyên gia nghiên cứu về bệnh tự
D3: Bất thường (ở mức độ trung bình) các
kỷ để tăng thêm độ chính xác trong quá trình chẩn đoán.
động tác cơ thể.
Với website người dùng, hệ thống cho phép người D4: Bất thường ở mức độ nghiêm trọng các
dùng đăng nhập vào sử dụng chức năng chẩn đoán bệnh động tác cơ thể.
một cách dễ dàng. Ngoài ra, hệ thống còn cung cấp những
E: Sử dụng E1: Sử dụng đồ vật phù hợp, thích thú với
thông tin cần thiết về bệnh tự kỷ.
đồ vật đồ chơi và các đồ vật khác.
3.2. Kịch bản triển khai hệ thống chẩn đoán E2: Thiếu thích hợp nhỏ trong việc sử dụng
Hệ thống chẩn đoán bệnh tự kỷ được xây dựng để đáp đồ vật, thiếu thích thú với đồ chơi và các đồ
ứng các bước sau: vật khác.
E3: Thiếu thích hợp trung bình trong việc
sử dụng đồ chơi và các đồ vật khác, bất
thường trong yêu thích đồ chơi và các đồ
vật khác.
E4: Thiếu thích hợp một cách nghiêm trọng
trong việc sử dụng đồ chơi và các đồ vật
khác, bất thường nghiêm trọng trong việc
thích thú đồ vật.
F: Thích F1: Đáp ứng lại sự thay đổi phù hợp với tuổi.
nghi với sự F2: Bất thường nhỏ trong việc thích nghi
thay đổi với sự thay đổi.
F3: Bất thường (mức độ trung bình) trong
Hình 1. Kịch bản triển khai hệ thống sự thích nghi với những thay đổi.
F4: Bất thường trầm trọng trong việc thích
Bước 1: Thu thập dữ liệu (tạo bộ dữ liệu training)
nghi với sự thay đổi.
Muốn xây dựng hệ thống chẩn đoán có độ chính xác
G: Phản ứng G1: Phản ứng thị giác bình thường và phù
cao thì cần có một bộ dữ liệu training đủ lớn. Để đảm bảo
thị giác hợp với tuổi.
điều này, hệ thống cung cấp chức năng cho phép mở rộng
G2: Bất thường nhỏ về thị giác, thi thoảng
bộ dữ liệu bằng việc người quản lý có thể thêm dữ liệu
phải nhắc nhở trẻ chú ý đến mục tiêu.
training thường xuyên và dễ dàng (dữ liệu càng lớn thì độ
G3: Bất thường mức trung bình về thị giác nhìn.
chính xác khi chẩn đoán càng cao).
G4: Bất thường nghiêm trọng về thị giác nhìn.
Cấu trúc của bảng dữ liệu training:
H: Phản ứng H1: Phản ứng thính giác phù hợp với tuổi.
Tên thuộc tính Miền giá trị thính giác H2: Bất thường nhỏ về hoạt động của thính giác.
A: Quan hệ A1: Không biểu hiện khó khăn hoặc bất H3: Bất thường ở mức độ trung bình về khả
xã hội thường trong quan hệ với mọi người. năng nghe.
A2: Một chút bất thường trong quan hệ với H4: Bất thường nghiêm trọng về hoạt động
mọi người. của thính giác.
A3: Bất thường ở mức độ trung bình trong I: Phản ứng I1: Hoạt động bình thường của các hành vi:
quan hệ với mọi người. qua vị, khứu, ngửi, nếm, sờ mó, đụng chạm.
A4: Bất thường ở mức độ nghiêm trọng xúc giác và I2: Bất thường nhẹ trong hoạt động của các
trong quan hệ với mọi người. khả năng sử hành vi: ngửi, nếm, sờ mó, đụng chạm.
B: Khả năng B1: Bắt chước giống như trẻ bình thường khác. dụng các I3: Bất thường ở mức độ trung bình trong
bắt chước B2: Bất thường ở mức độ nhẹ về kỹ năng giác quan hoạt động của các hành vi: ngửi, nếm, sờ
bắt chước. này mó, đụng chạm.
B3: Bất thường mức độ trung bình về kỹ I4: Bất thường nghiêm trọng trong hoạt
năng bắt chước. động của các hành vi: ngửi, nếm, sờ mó,
B4: Bất thường ở mức độ nghiêm trọng về đụng chạm.
kỹ năng bắt chước. J: Sợ hãi J1: Sợ hãi và hồi hộp một cách bình thường.
C: Đáp ứng C1: Đáp ứng tình cảm phù hợp với tuổi và hoặc hồi hộp J2: Bất thường nhẹ về sợ hãi và hồi hộp.
tình cảm phù hợp với hoàn cảnh. J3: Bất thường ở mức độ trung bình về sợ
C2: Bất thường ở mức độ nhẹ về đáp ứng hãi và hồi hộp.
tình cảm. J4: Bất thường nghiêm trọng về sợ hãi và
C3: Bất thường ở mức độ trung bình về đáp hồi hộp.
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 103

K: Giao tiếp K1: Giao tiếp bằng lời phù hợp với tuổi và //xóa bestAttribute khỏi tập
bằng lời tình huống. thuộc tính với mỗi v in
bestAttribute
K2: Bất thường nhẹ về giao tiếp bằng lời, Begin
trẻ chậm nói. Uv:= [U]v
K3: Bất thường mức độ trung bình về giao //Uv là phân hoạch của U
tiếp bằng lời. ChildNode:= Create_tree(Uv,
K4: Bất thường nghiêm trọng về giao tiếp C, {d});
bằng lời. End
End
L: Giao tiếp L1: Giao tiếp không lời binh thường, phù End
không lời hợp với tuổi và tình huống. Hàm getBestAttribute():
L2: Bất thường nhẹ về giao tiếp không lời.
L3: Bất thường mức độ trung bình. Dữ liệu vào: Bảng quyết định DT = (U, C ∪ {d})
L4: Bất thường nghiêm trọng về giao tiếp Dữ liệu ra: Thuộc tính điều kiện tốt nhất
Function getBestAttribute (U, C);
không lời. Begin maxIG:= 0; Với mỗi c in C
M: Mức độ M1: Mức độ hoạt động bình thường, phù Begin temp:= IG(U, c); // Tính lượng
hoạt động hợp với tuổi và tình huống. thông tin thu thêm IG(U,c)
M2: Bất thường nhẹ về mức độ hoạt động. If (temp > maxIG)
Then
M3: Bất thường trung bình về mức độ hoạt động.
Begin
M4: Bất thường nghiêm trọng về mức độ maxIG:= temp;
hoạt động. kq:= c;
N: Đáp ứng N1: Đáp ứng trí tuệ bình thường, phù hợp End
trí tuệ với tuổi. End
N2: Bất thường nhẹ về trí tuệ. Return result; //Hàm trả về thuộc
tính có lượng thông tin thu thêm IG
N3: Bất thường trung bình về trí tuệ.
là lớn nhất
N4: Bất thường nghiêm trọng về trí tuệ. End
P: kết quả P1: Trẻ không bị tự kỷ. Bước 3: Rút tri thức từ cây quyết dịnh
P2: Trẻ có khả năng mắc tự kỷ nhưng ở
mức độ nhẹ. Từ kết quả đạt được khi xây dựng cây quyết định, các
P3: Trẻ có khả năng mắc tự kỷ ở mức độ tri thức sẽ được phát hiện và lưu trữ thành một bộ các luật
trung bình theo dạng IF…THEN như sau:
P4: Trẻ bị tự kỷ IF (A = ”A1” AND B = ”B2” AND... AND N =
“N1”)THEN P = “P1”
Bước 2: Xây dựng cây quyết định
Trong đó:
Hệ thống tích hợp thuật toán ID3 [5] cho phép xây
dựng cây quyết định trực tiếp trên môi trường web mà A = “A1”: là biểu thức logic về giá trị tương ứng của
không cần sử dụng công cụ thứ 3. Hơn nữa, việc lưu trữ các thuộc tính biểu hiện.
trực tiếp bộ dữ liệu mẫu trong hệ thống giúp giảm thời P: Kết quả của biến cần chẩn đoán.
gian và chi phí thực hiện xây dựng cây quyết định. Ví dụ:
Thuật toán ID3: IF (A = “A3” AND D = “D4” AND K = “K3”) THEN
Thuật toán tạo cây: P = “P3”
Dữ liệu vào: Bảng quyết định DT = (U, C ∪ {d}) (Nếu trẻ có các biểu hiện: bất thường ở mức độ trung
Dữ liệu ra: Mô hình cây quyết định. bình trong quan hệ với mọi người, bất thường ở mức độ
Function Create_tree (U, C, {d})
nghiêm trọng các động tác cơ thể và bất thường mức độ
Begin
If tất cả các mẫu thuộc cùng nhãn lớp trung bình về giao tiếp bằng lời thì trẻ có khả năng mắc
di bệnh tự kỷ ức mức độ trung bình).
Then Bước 4: Ứng dụng tri thức vào chẩn đoán bệnh
Return một nút lá được gán nhãn di
Else
Với tri thức phân tích được việc khai phá bộ dữ liệu
IF C = null mẫu, hệ thống cung cấp website tương tác với người dùng
Then cho phép người dùng cung cấp thông tin liên quan đến trẻ
Return nút lá có nhãn dj là lớp tương ứng với dữ liệu đầu vào của hệ thống bằng cách
phổ biến nhất trong DT chọn những biểu hiện, từ đó hệ thống đưa ra kết quả chẩn
Else đoán khả năng mắc bệnh tự kỷ.
Begin
bestAttribute:=
Kết quả thử nghiệm chẩn đoán:
getBestAttribute (U, C); b1: Chọn thông tin các biểu hiện của trẻ (Hình 3).
// Chọn thuộc tính tốt nhất b2: Chọn nút chẩn đoán.
để chia
C:= C - {bestAttribute}; Kết quả: Trẻ không có dấu hiệu của bệnh tự kỷ (Hình 4).
104 Nguyễn Văn Hiệu, Đỗ Thị Thu Hà

3.3. Giao diện người dùng

Hình 5. Kết quả chẩn đoán

4. Kết luận và hướng phát triển


Qua việc nghiên cứu các kỷ thuật phân lớp, bài báo đã
ứng dụng thành công cây quyết định trong khai phá dữ
liệu để giải quyết bài toán phân lớp, kết hợp với các
nghiên cứu y học về bệnh tự kỷ ở trẻ, một hệ thống hỗ trợ
Hình 2. giao diện quản lý dữ liệu training
người dùng tự chẩn đoán bệnh tự kỷ ở trẻ trên nền tảng
web đã được xây dựng.
Kết quả nghiên cứu của bài báo hỗ trợ cho người dùng
có thể tự kiểm tra con em mình về nguy cơ mắc bệnh tự
kỷ, từ đó nâng cao ý thức trong việc chủ động phòng ngừa
và phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh nhằm giảm thiểu
thiệt hại của bệnh tự kỷ đối với trẻ em.
Mặc dầu hệ thống chẩn đoán đã được xây dựng tương
đối hoàn chỉnh, nhưng bộ dữ liệu training còn hạn chế. Hy
vọng với chức năng cho phép người quản lý dễ dàng cập
nhật, chỉnh sửa dữ liệu này sẽ giúp cho nguồn dữ liệu
càng phong phú, đồng thời tăng thêm độ chính xác cho
việc chẩn đoán.
Hơn nữa, để hệ thống trở thành một công cụ chẩn đoán
Hình 3. Giao diện tạo luật và quản lý luật được ứng dụng rộng rãi, chúng tôi đã có chức năng kết hợp
giữa tri thức phát hiện của nguồn dữ liệu khảo sát và tri
thức có được từ các bác sĩ, nhà nghiên cứu chuyên về lĩnh
vực chẩn đoán bệnh tự kỷ để đưa ra một bộ các luật chính
xác hơn và phù hợp hơn với trẻ em ở Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Schopler E. et al. (1980), "Toward objective classification of
childhood autism: Childhood Autism Rating Scale (CARS)",
Journal of autism and developmental disorders. 10 (1), pp. 91-103.
[2] Trung tâm nghiên cứu giáo dục và chăm sóc trẻ em, Những điều
cần biết về hội chứng tự kỷ, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm 2011.
[3] Nguyễn Minh Tiến, Tổng quan về tự kỷ, Nhà xuất bản Y học 2005.
[4] Friedl M. A. et al. (1997), Decision tree classification of land cover
from remotely sensed data, Remote sensing of environment. 61 (3),
pp. 399-409.
[5] Umano M. et al. (1994), "Fuzzy decision trees by fuzzy ID3
algorithm and its application to diagnosis systems", Fuzzy
Systems, 1994. IEEE World Congress on Computational
Intelligence., Proceedings of the Third IEEE Conference on, IEEE,
pp. 2113-2118.
[6] Jacqueline M. A. Roberts, Prior Margot(2006): "A Review of the
Research to Identify the Most Effective Models of Practice in Early
Intervention for Children with Autism Spectum Disorders" ISBN:
Hình 4. Giao diện chẩn đoán 1 74186 194 2; Commonwealth of Australia 2006.

(BT nhận bài: 16/09/2015, phản biện xong: 12/10/2015)


ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 105

NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT SỮA CHUA ĐẬU NÀNH
BẰNG HỆ VI SINH VẬT TRONG KEFIR
RESEARCH ON SOY YOGURT PRODUCTION FROM MICROORGANISMS IN KEFIR

Trần Thị Hà Ny, Nguyễn Quang Đạt, Nguyễn Thị Lan Anh, Trương Văn Thiên, Phạm Thị Hương
Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng; pthuong@dut.udn.vn

Tóm tắt - Quá trình sản xuất sữa chua đậu nành nhờ hệ vi sinh vật Abstract - The process of producing soy yogurt from Kefir is
Kefir được thực hiện bằng cách bổ sung Kefir vào dịch sữa đâu carried out by adding kefir to soymilk and fermenting the mixture
nành và cho lên men nhằm đa dạng hóa sản phẩm và giúp giảm to reduce oligos sugar content in soymilk and to diversify
hàm lượng đường oligos trong sữa đậu nành. Để tạo sữa chua có the products. To make the best quality soy yogurt, in this study,
chất lượng tốt, nghiên cứu này đã tiến hành khảo sát các điều kiện we examine the main factors that affect the fermentation including
ảnh hưởng đến quá trình lên men, bao gồm hàm lượng đậu nành the content of soybean, the rate of inoculation and the time for
trong sữa, tỉ lệ giống và thời gian lên men. Bên cạnh đó, các yếu tố fermentation. Moreover, we also investigate the factors that can
nhằm nâng cao chất lượng sữa chua như hàm lượng đường bổ improve the quality of yogurt such as additional sugar content and
sung và chất ổn định cũng được khảo sát để tạo ra sản phẩm sữa stabilizers so that yogurt products can attract consumers.
chua có thể chấp nhận bởi người tiêu dùng. Kết quả đánh giá cảm The results show that the soy yogurt is best fermented when
quan cho thấy, sữa chua đậu nành được lên men tốt nhất với sữa soymilk is made from soya at the ratio of 125g/600ml water, 6%
được sản xuất bằng tỷ lệ đậu 125g/ 600ml nước, 6% (v/v) giống, of kefir and fermentation time is 28 hours. The content of gellan
trong thời gian 28h, tỉ lệ phụ gia tạo đặc được sử dụng là gellan gum additive used is 0.2 %, and sugar syrup content is 70% at
gum 0,2% (w/v), dịch đường 70% với tỉ lệ 8% (v/v). the ratio of 8%.

Từ khóa - đậu nành; sữa chua đậu nành; Kefir; lên men; Key words - Soya; soy yogurt; Kefir; fermentation, raffinose;
raffinose; stachyose. stachyose.

1. Đặt vấn đề tháo đường, tăng cường sức khỏe của hệ xương, ngăn ngừa
Sữa đậu nành là một nguồn tuyệt vời của protein, chất xơ và điều trị bệnh béo phì [1]. Do đó, việc nghiên cứu sản
khẩu phần, có ít chất béo no, không có cholesterol và lactose. xuất Kefir từ sữa đậu nành để tạo ra sản phẩm có lợi cho
Sữa đậu nành được xem như là một sự thay thế về lợi ích sức khỏe là rất cần thiết. Từ rất sớm, trên thế giới đã có
kinh tế phù hợp cho sữa bò và là một sản phẩm bổ sung dinh nhiều công trình nghiên cứu về sản phẩm sữa chua đậu
dưỡng tuyệt vời cho những người không dung nạp được nành với Kefir nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt
lactose. Sữa đậu nành có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh nhất và ngon nhất, đáp ứng các yêu cầu khắt khe của người
ung thư, bao gồm ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt [1]. tiêu dùng. Năm 2011, Rezvan Pourahmad và cộng sự đã
tiến hành nghiên cứu sản xuất sữa chua Kefir từ sữa đậu
“Hạt Kefir” xuất xứ từ các bộ lạc người ở miền núi
nành, chỉ ra nhiệt độ lên men 22oC với hàm lượng giống là
phía Nam nước Nga. Kefir là hệ vi sinh vật sống cộng
4% hạt Kefir [5] hay Ana María Estévez và cộng sự đã chỉ
sinh với nhau, bao gồm vi khuẩn lactic, nấm men và vi
ra việc bổ sung thêm đường glucose và saccharose vào sữa
khuẩn acetic. Chúng lên men các loại sữa và tạo ra hỗn
đậu nành để đạt 8% chất rắn cho thấy mức độ ưa thích của
hợp sản phẩm có giá trị cao về mặt dinh dưỡng và chữa
người tiêu dùng cao nhất [6]. Như vậy, sữa chua đậu nành
bệnh. Theo các nghiên cứu đã thực hiện, sữa lên men
Kefir hứa hẹn mang đến một sản phẩm chất lượng, tạo sự
Kefir giúp chống ung thư, giảm cholesterol trong máu,
đa dạng hóa các sản phẩm sữa đậu nành. Tuy nhiên, ở Việt
chống lại các vi sinh vật gây bệnh, đẩy lùi các bệnh về
Nam chưa có nghiên cứu nào chính thức về tạo ra sữa chua
đường ruột và tăng cường hệ miễn dịch [2].
đậu nành Kefir, nên trong nghiên cứu này chúng tôi khảo
Hiện nay các sản phẩm thực phẩm được làm từ đậu sát một số thông số kĩ thuật trong quá trình sản xuất sữa
nành rất đa dạng và phong phú, trong đó sữa đậu nành chua đậu nành bằng hệ vi sinh vật Kefir.
chiếm một thị phần rất lớn (hơn 70%). Tuy nhiên, việc tiêu
thụ sữa đậu nành cũng mang lại vấn đề cho người tiêu dùng 2. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu
là hiện tượng đầy hơi do sự lên men các hợp chất 2.1. Nguyên liệu
carbohydratecao phân tử (các loại đường oligos như - Đâu nành: hạt vàng, tròn, đẹp được thu mua từ huyện
rafinose, stachoyse) thành các hợp chất khí [3]. Theo Mital Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
và Steinkraus (1975), quá trình lên men sữa đậu nành bằng
- Giống Kefir: được chọn là loại chế phẩm từ sữa, của
cách sử dụng vi khuẩn tổng hợp acid lactic có chứa enzyme
hãng Yogurmet, Canada.
α-galactosidase trong tế bào có thể loại bỏ được raffinose
và stachyose, làm giảm chứng đầy hơi, khó chịu [4]. - Phụ gia tạo đặc gellan gum được cung cấp bởi công
ty sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy.
Thông qua quá trình lên men, các sản phẩm lên men từ
sữa đậu nành, trong đó có Kefir đã được chứng minh là có 2.2. Phương pháp nghiên cứu
nhiều tính chất chức năng có ích, chẳng hạn như ngăn ngừa 2.2.1. Phương pháp sản xuất sữa đậu nành tại phòng thí nghiệm
và điều trị bệnh cao huyết áp, làm giảm lượng cholesterol 1. Làm sạch loại bỏ tạp chất đậu nành khô nguyên hạt.
trong máu, dập tắt các gốc tự do, chống oxy hóa, chống ung
2. Cân 100g đậu đã làm sạch, đổ trực tiếp vào 500ml
thư, điều hòa miễn dịch, ngăn ngừa và điều trị bệnh đái
106 Trần Thị Hà Ny, Nguyễn Quang Đạt, Nguyễn Thị Lan Anh, Trương Văn Thiên, Phạm Thị Hương
nước sôi chứa 0,05% NaHCO3, chần trong 5 phút. được bổ sung gellan gum với tỉ lệ 0,2%, 0,25% và
3. Gạn bỏ nước chần và đổ các hạt đậu đã được chần 0,3% (w/v). Tiến hành đồng hóa bằng phương pháp khuấy
sơ bộ ở trên vào 1L nước sôi chứa 0,04% NaHCO3. trộn ở nhiệt độ cao. Sau đó để nguội, bổ sung giống, lên
men với thời gian đã được chọn, và bổ sung lượng dịch
4. Chần đậu thêm 5 phút và nghiền cùng với nước chần
đường đã được chọn ở phần 2.2.6. Tiến hành đánh giá
lần 2, nghiền trong 1 phút ở tốc độ cao bằng máy xay sinh tố.
cảm quan với phép thử thị hiếu ưu tiên so hàng để sắp xếp
5. Khuấy đều huyền phù và lọc bằng vải lọc, trong khi các mẫu theo mức độ yêu thích [8].
lọc có thể dùng tay để ép.
2.2.8. Khảo sát sự biến thiên của hàm lượng đường tổng
6. Đun sôi dịch lọc trong 20 phút [7]. trong quá trình lên men
2.2.2. Khảo sát thời gian nhân giống Kefir Sữa chua đậu nành được lên men với hàm lượng đậu
Môi trường chuẩn bị nhân giống là sữa đậu nành, nành, tỉ lệ giống, thời gian, chất ổn định đã được khảo sát.
Bx= 5, được bổ sung 1% (w/v) glucose để tạo điều kiện Tiến hành lên men ở nhiệt độ phòng 25oC. Tiến hành xác
cho hệ vi sinh vật trong Kefir phát triển nhanh nhằm rút định hàm lượng đường hòa tan còn lại trong môi trường
ngắn thời gian nhân giống. 2% (w/v) Kefir được cho vào lên men ở các mốc thời gian 0h, 12h, 16h, 20h, 24h, 28h,
môi trường nhân giống ở trên, khuấy đều cho Kefir phân 32h bằng phương pháp chuẩn độ oxy hóa khử sử dụng
tán đều trong dịch sữa, đem nuôi ở to = 25oC trong 40h dung dịch ferrycyanua [9]. Mỗi thí nghiệm lặp lại 3 lần và
(pH=4,5-4,6). pH và Bx được đo 4h một lần, quá trình đo lấy kết quả trung bình.
được lặp lại 3 lần và lấy kết quả trung bình. 2.2.9. Khảo sát mức độ yêu thích sản phẩm của người tiêu dùng
2.2.3. Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng đậu nành để Sữa chua đậu nành được lên men với hàm lượng chất
tạo dịch sữa lên cấu trúc của sản phẩm khô, tỉ lệ giống, thời gian, chất ổn định và siro đường đã
Để tạo ra sữa có cấu trúc đồng nhất, không bị phân lớp, được khảo sát. Sản phẩm được bảo quản lạnh và cho đánh
khối lượng đậu nành làm sữa được khảo sát ở các tỉ lệ 75g, giá cảm quan bằng phép thử thị hiếu với 40 sinh viên theo
100g, 125g, 150g trong 600ml nước, theo qui trình 2.2.1 tạo thang từ 1 đến 9 (cực kì ghét đến cực kì thích) cho các chỉ
sữa đậu nành và được lên men với 6% giống lên men được tiêu cấu trúc, mùi và vị [8].
khảo sát ở 2.2.2. Sau 24h lên men, quan sát cấu trúc, mức độ
2.2.10. Phương pháp xử lý số liệu
phân tách lớp của sữa chua tạo thành trong phòng thí nghiệm.
Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn được tính toán từ
2.2.4. Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ giống đến cấu trúc,
các số liệu thu được trong các lần làm thí nghiệm. Sử
mùi vị sản phẩm
dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu.
Hàm lượng đậu được chọn trong quá trình khảo sát ở
2.2.3 được sử dụng để khảo sát tỷ lệ giống ảnh hưởng đến 3. Kết quả và thảo luận
cấu trúc và mùi vị sản phẩm. Sữa đậu nành được lên men 3.1. Khảo sát thời gian nhân giống Kefir
với các tỉ lệ men giống 4%, 6% và 8% (v/v) trong 24h. pH
được theo dõi trong suốt quá trình lên men. Các mẫu sau đó Sự biến thiên giá trị pH và Bx của môi trường trong
được làm lạnh về nhiệt độ 4oC và tiến hành đánh giá cảm quá trình nhân giống được thể hiện ở Bảng 1.
quan với phép thử thị hiếu ưu tiên so hàng để chọn ra tỷ lệ Bảng 1. Sự thay đổi của pH và hàm lượng chất khô
giống phù hợp [8]. Tiến hành đánh giá cảm quan với 20 trong quá trình nhân giống
sinh viên đã được hướng dẫn cơ bản về đánh giá cảm quan. Thời gian (h) Bx pH
2.2.5. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian lên men đến đặc 0h 6,67 ± 0,29 6,80 ± 0,01
tính cảm quan của sản phẩm
4h 6,63 ± 0,23 6,71 ± 0,01
Sữa đậu nành với tỉ lệ giống đã được chọn ở trên tiến
hành lên men ở nhiệt độ 25oC với các thời gian 20h, 24h, 8h 6,50 ± 0,00 6,07 ± 0,01
28h và 32h, theo dõi giá trị pH bằng máy đo pH và hàm 14h 4,50 ± 0,00 4,65 ± 0,01
lượng chất khô biểu kiến bằng Bx kế. Tiến hành đánh giá
16h 4,37 ± 0,06 4,61 ± 0,01
cảm quan với phép thử thị hiếu ưu tiên so hàng để chọn ra
thời gian lên men thích hợp nhất với 20 sinh viên đã được 19h 4,30 ± 0,00 4,57 ± 0,01
hướng dẫn cơ bản về đánh giá cảm quan [8]. 22h 4,27 ± 0,06 4,53 ± 0,01
2.2.6. Khảo sát hàm lượng đường saccharose bổ sung vào 28h 4,23 ± 0,06 4,48 ± 0,01
dịch sữa sau lên men
39h 4,20 ± 0,00 4,38 ± 0,01
Đường saccharose được sử dụng ở dạng siro với nồng
độ 70%. Sữa sau khi đã được lên men với thời gian đã Dựa vào Bảng 1 có thể thấy rằng, giá trị Bx và pH giảm
được chọn ở trên, được bổ sung dịch đường với các tỉ lệ tỉ lệ thuận với nhau trong suốt quá trình lên men cho thấy
6%, 8% và 10% (v/v), khuấy đều. Sau đó bảo quản lạnh vi khuẩn lactic sử dụng cơ chất có trong môi trường để sinh
và tiến hành đánh giá cảm quan sản phẩm với 20 sinh tổng hợp các acid hữu cơ, làm giảm hàm lượng chất khô và
viên bằng phép thử thị hiếu ưu tiên so hàng để chọn ra tỉ pH. Trong 4h đầu, pH và Bx giảm nhẹ tương ứng là
lệ siro đường thích hợp nhất [8]. 6,8±0,01 đến 6,71±0,01 và 6,67±0,29 đến 6,63±0,23, do
2.2.7. Khảo sát ảnh hưởng của gellan gum lên cấu trúc sản phẩm lúc này VSV mới được làm quen với môi trường và tích
lũy các sản phẩm trao đổi chất để chuẩn bị cho quá trình
Sữa đậu nành, sau khi được gia nhiệt trong 20 phút sẽ
lên men. Từ 4h đến 16h, pH và Bx giảm mạnh tương ứng
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 107
là 6,71±0,01 đến 4,61±0,01 và 6,63±0,23 về 4,37±0,01. quan được thể hiện ở Bảng 3.
Điều này có thể là do VSV phát triển mạnh, tương ứng ở Theo phân tích trong Excel, có sự khác biệt có ý nghĩa
pha logarit theo lí thuyết, số lượng VSV tăng dần và đạt giữa cặp mẫu 6% và 8% và 4% với 8%, nhưng không có
cực đại, dẫn đến làm giảm Bx và tăng độ acid của môi sự khác biệt có ý nghĩa giữa 4% và 6%. Kết quả cảm quan
trường. Sau 16h, giá trị pH và Bx giảm không đáng kể đến cho thấy rằng, mẫu sữa chua với tỷ lệ 6% giống cho giá
39h, với pH giảm từ 4,37 đến 4,2 và Bx giảm từ 4,61 đến trị cao nhất là 2,05. Với 8% giống, ở giai đoạn đầu pH
4,38. Như vậy, chọn 16h là thời gian thích hợp cho quá giảm mạnh làm ức chế quá trình lên men mạnh hơn so với
trình nhân giống, bởi ở thời điểm này lượng vi sinh vật đạt 2 tỷ lệ còn lại (số liệu không được nêu ra), nên lượng sản
số lượng cao nhất trong thời gian ngắn nhất. phẩm phụ sinh ra trong quá trình lên men ít làm ảnh
3.2. Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng đậu nành hưởng đến tính chất cảm quan của sản phẩm. Mẫu 6% và
dùng để tạo dịch sữa lên cấu trúc của sản phẩm 4% giống không có sự khác biệt có nghĩa, nhưng với tỷ lệ
Kết quả khảo sát hàm lượng đậu ban đầu cho thấy, với giống 4% thì lượng VSV ban đầu ít, thời gian lên men sẽ
tỉ lệ đậu nành ban đầu khác nhau dẫn đến cấu trúc của sản kéo dài, các VSV tạp nhiễm trong môi trường lên men dễ
phẩm không giống nhau, thể hiện ở Hình 1. phát triển và có thể gây hư hỏng sản phẩm. Hơn nữa, mẫu
6% thì lượng VSV ban đầu nhiều hơn, dẫn đến rút ngắn
thời gian lên men. Do đó chúng tôi quyết định chọn tỷ lệ
giống 6% để thực hiện các thí nghiệm tiếp theo.
Bảng 3. Kết quả khảo sát tỷ lệ giống bổ sung
bằng phương pháp đánh giá cảm quan
4% (v/v) 6% (v/v) 8% (v/v)
ĐTB cảm quan 2,62±1,12 a
2,05±1,16 a
2,95±0,89b
pH sau 24h LM 4,68±0,01 4,65±0,01 4,61±0,01
Chú thích: a, b chỉ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các
mẫu.

Hình 1. Các mẫu lên men với hàm lượng chất khô 3.4. Khảo sát hàm lượng đường saccharose lên mùi vị
ban đầu trong sữa khác nhau của sản phẩm
Cụ thể, cấu trúc của sản phẩm được mô tả cảm quan Kết quả đánh giá cảm quan của các mẫu sữa chua
trong phòng thí nghiệm và được ghi lại theo Bảng 2 được bổ sung siro đường được thể hiện ở Bảng 4.
Bảng 2. Mô tả cấu trúc của các mẫu lên men Bảng 4. Kết quả khảo sát hàm lượng đường saccharose
với hàm lượng chất khô ban đầu khác nhau bổ sung vào dịch sữa sau lên men
6% (v/v) 8% (v/v) 10% (v/v)
Mẫu 75g 100g 125g 150g
ĐTB cảm quan 3,62±0,74a 1,38±0,67b 2,38±0,92c
Sản phẩm (SP) SP bị phân lớp SP đồng SP không
bị phân lớp nhẹ trên bề nhất, không đồng nhất, bị Chú thích: a, b, c chỉ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các kết quả.
mạnh nhất, bên mặt, có xuất bị phân lớp, phân lớp nhẹ, Dựa vào kết quả khảo sát và tính toán mức ý nghĩa
Mô tả
trên là phần chất hiện các vết cấu trúc xuất hiện các trong Excel cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các
cấu
lỏng khá trong lợn cợn không mịn, không lỗ khí và các
trúc
suốt còn bên đồng nhất có các lỗ vết lợn cợn
cặp mẫu thí nghiệm. Mẫu được chọn là 8% dịch đường.
dưới là phần kết trong khối sản khí. trong khối Mẫu 6% vị chua và vị ngọt chưa hài hòa, có vị chua gắt,
tủa. phẩm. SP. còn mẫu 10% vị ngọt quá nhiều lấn át vị đặc trưng của
sữa chua. Với mẫu 8% thì sản phẩm sữa chua có vị hài
Kết quả quan sát cấu trúc cho thấy, mẫu sản phẩm với hòa hơn cả. Do đó, tiến hành chọn tỷ lệ dịch đường
125g đậu ban đầu cho cấu trúc tốt nhất, cấu trúc mịn, saccharose 70% (w/w), bổ sung là 8% (v/v).
đồng nhất, không tạo lỗ khí. Các mẫu còn lại 75g, 100g,
3.5. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian lên men đến mùi
150g có cấu trúc không đồng nhất, có lợn cợn, bị phân lớp
vị của sản phẩm
khá rõ ràng. Trong hệ gel có 2 loại liên kết, liên kết
protein và protein, protein và nước. Muốn có hệ gel đồng Kết quả đánh giá cảm quan và pH của môi trường sau
nhất, cần có sự cần bằng giữa hai loại liên kết đó [10]. các khoảng thời gian lên men được thể hiện ở Bảng 5. Kết
Điều đó chứng tỏ, với 125g đậu đã tạo sự cân bằng giữa 2 quả từ Bảng 5 cho thấy mẫu lên men với 28h có kết quả
liên kết, còn các mẫu khác thì không. Với các mẫu 75g, tốt nhất về sự hài hòa giữa vị ngọt và chua của sản phẩm.
100g, do hàm lượng protein ít hơn, trong khi đó mẫu 150g Nên 28h được chọn là thời gian lên men.
thì hàm lượng chất khô vượt quá sự cân bằng, nên có sự Bảng 5. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian lên men
phân lớp rõ ràng. đến chất lượng sản phẩm
3.3. Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ giống đến mùi vị của 20h 24h 28h 32h
sản phẩm ĐTB cảm quan 2,61±0,85 c
2,44±1,04 c
1,44±0,7 a
3,5±0,86b
Mẫu sữa đậu nành được sản xuất với tỉ lệ 125g/600ml
pH 4,65±0,01 4,57±0,01 4,52±0,02 4,42±0.01
nước được lên men với các tỉ lệ giống khác nhau 4%, 6%
và 8% ở nhiệt độ 25oC trong 24h. Kết quả đánh giá cảm Chú thích: a, b, c chỉ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các kết quả.
108 Trần Thị Hà Ny, Nguyễn Quang Đạt, Nguyễn Thị Lan Anh, Trương Văn Thiên, Phạm Thị Hương

3.6. Khảo sát hàm lượng gellan gum lên sự thay đổi pH kết quả khảo sát, ta thấy rằng sau 32h lên men, lượng
và cấu trúc của sản phẩm đường hòa tan giảm từ 1,31±0,06 (%) đến 0,31±0,05 (%),
Kết quả khảo sát tỉ lệ gellan gum được thể hiện ở tương ứng là 76,33% so với ban đầu và sau 28h lên men
Bảng 6 cho thấy pH của môi trường sau 28h lên men của lượng đường hòa tan giảm từ 1,31±0,06 (%) đến 0,39±0,05
các mẫu khác nhau không đáng kể với pH của các mẫu (%), tương ứng là 70,23% so với ban đầu. Điều này cho
0,2%, 0,25% và 0,3%, tương ứng là 4,53±0,01, 4,55±0,01 thấy, vi sinh vật trong hệ Kefir đã sử dụng một phần đường
và 4,56±0,01 và khác nhau không đáng kể so với mẫu stachyose và raffinose, là hai loại đường gây khó tiêu hóa
không bổ sung gellan gum (pH=4,52). Điều này có thể cho người tiêu dùng trong đậu nành.
giải thích theo Nima Hematyar và các cs (2012) là trong Năm 2008, Sumarna và các cs ở Viện Khoa học Thực
một khoảng tỷ lệ nhất định của các chất ổn định, trong đó phẩm Indonesia đã nghiên cứu sự thay đổi hàm lượng
có gellan gum thì các chất ổn định này ảnh hưởng không stachyose và raffinose trong quá trình lên men sữa đậu
đáng kể tới quá trình lên men [11]. nành bởi các chủng vi khuẩn lactic khác nhau. Họ đã phát
Bảng 6. Kết quả khảo sát ảnh hưởng hiện ra rằng, trong các chủng vi khuẩn lactic được phân
của hàm lượng chất ổn định lên cấu trúc sản phẩm lập thì có 3 chủng có khả năng sử dụng stachyose và
raffinose tốt nhất. Ba chủng mà họ đã tìm ra đó là
Tỉ lệ gellan gum % (w/v) 0,2% 0,25% 0,3%
Lactobacillus plantarum SMN-25, L. plantarum pentosus
Điểm trung bình cảm quan 1,65±0,70 a
1,47±0,51 a
2,88±0,33b SMN-01 và Lactobacillus plantarum pentosus FNCC-
pH sau lên men 4,53±0,01 4,55±0,01 4,56±0,01 235. Chúng đã làm giảm hàm lượng stachyose và
raffinose trong sữa đậu nành sau 30 giờ lên men ở 41oC,
Chú thích: Chữ cái a, b chỉ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê tương ứng là 82,03%, 69,08% và 60,64% [13].
giữa các kết quả.
So với kết quả của tác giả Sumarna và các cs, thì trong
Kết quả đánh giá cảm quan được chỉ ra rằng, mẫu
nghiên cứu của chúng tôi hàm lượng stachyose và raffinose
được yêu thích nhất là mẫu chứa 0,25% gellan gum với
trong sữa đậu nành đã giảm 70,23%. Điều đó cho thấy, hệ
cấu trúc mịn, đồng nhất. Tuy nhiên, không có sự khác biệt
vi sinh vật trong giống Kefir ở nghiên cứu của chúng tôi đã
có ý nghĩa giữa mẫu 0,25% và mẫu 0,2%. Nhưng do còn
sử dụng stachyose và raffinose ở mức độ khá tốt.
cần bổ sung siro sau quá trình lên men sẽ làm giảm độ
nhớt của sản phẩm, do đó chọn mẫu có tỷ lệ phụ gia tạo 3.8. Đánh giá thị hiếu của người tiêu dùng đối với sản
đặc 0,25% là hợp lý. Mẫu 0,25% có cấu trúc gel đặc, độ phẩm cuối
liên kết giữa các phần tử khá tốt, bề mặt sữa chua óng Với các kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi chọn được
ánh, đồng nhất, bên trong có các lỗ khí, nhưng kích thước các điều kiện tốt nhất để sản xuất sữa chua đậu nành Kefir
rất nhỏ, có thể chấp nhận được, trong quá trình bổ sung là: Sữa đậu nành đưa vào sản xuất với 125 g đậu
dịch đường có tiến hành khuấy trộn giúp phá bọt. nành/600ml nước, tỉ lệ giống 6% (v/v), gellan gum 0,25%
3.7. Khảo sát sự thay đổi hàm lượng đường hòa tan theo (w/v), lên men ở nhiệt độ 25oC trong 28h. Sau lên men bổ
thời gian lên men sung 8% (v/v) siro đường 70%. Kết quả đánh giá cảm quan
mẫu sữa chua chuẩn bị với điều kiện trên được trình bày ở
Kết quả khảo sát hàm lượng đường hòa tan trong quá
Hình 3. Dựa vào đồ thị có thể thấy rằng về phương diện
trình lên men sữa đậu nành được thể hiện ở Hình 2. Dựa
mùi, với mức ý nghĩa 95% thì khoảng tin cậy của điểm
vào đồ thị ta thấy rằng hàm lượng đường hòa tan giảm
đánh giá về mùi sản phẩm của người thử là 6,18±0,43.
mạnh từ 0h đến 20h, tương ứng 1,31±0,06 đến 0,55±0,05.
Điều đó có nghĩa là 95% người thử đánh giá về mùi của
Lúc này, vi sinh vật đã được làm quen với môi trường, nên
sản phẩm nằm trong khoảng 5,75 tới 6,61. Do đó, có thể
phát triển mạnh, số lượng và hoạt tính tăng dần, lượng cơ
kết luận: Hầu hết người thử hơi thích mùi của sản phẩm.
chất còn nhiều, nên sản phẩm sinh ra nhiều làm giảm mạnh
pH. Sau 20h, pH và hàm lượng đường hòa tan giảm nhẹ vì
vi sinh vật đã sử dụng đường hòa tan này để lên men, làm
pH xuống thấp, ức chế hoạt động của chúng [12].

Hình 3. Điểm trung bình cảm quan các chỉ tiêu của sản phẩm cuối
Về phương diện vị, với mức ý nghĩa 95% thì khoảng tin
Hình 2. Sự thay đổi hàm lượng đường hòa tan theo thời gian lên men cậy của điểm đánh giá về vị sản phẩm của người thử là
Trong thành phần đậu nành, lượng đường hòa tan 5,79±0,38. Điều đó có nghĩa là 95% người thử đánh giá về
chiếm khoảng 10%, trong đó saccharose chiếm khoảng 5%, vị của sản phẩm nằm trong khoảng 5,41 và 6,17. Do đó, có
tổng stachyose và raffinose chiếm khoảng 5% [6]. Dựa vào thể kết luận: Hầu hết người thử hơi thích vị của sản phẩm.
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 109
Tương tự về phương diện cấu trúc và mức độ ưa thích Tuy nhiên, kết quả đánh giá cảm quan sản phẩm cho
chung, với mức ý nghĩa 95% thì khoảng tin cậy của điểm thấy mức độ chấp nhận của người tiêu dùng về cơ bản chỉ
đánh giá của người thử về cấu trúc và mức độ ưa thích “hơi thích”. Do đó, cần khảo sát thêm nhiệt độ lên men, xác
chung của sản phẩm tương ứng là 5,87±0,43 và định lượng rượu tạo thành sau quá trình lên men, và xác
6,18±0,34. Điều đó có nghĩa là 95% người thử đánh giá định hàm lượng vi sinh vật tồn tại trong quá trình bảo quản
về cấu trúc và mức độ ưa thích chung của sản phẩm tương sản phẩm. Ngoài ra, nên khảo sát các hương vị bổ sung để
ứng nằm trong khoảng 5,44 tới 6,30 và 5,84 tới 6,52. Do tạo sự đa dạng và phong phú cho sản phẩm cũng như sử
đó, có thể kết luận: Hầu hết người thử hơi thích cấu trúc dụng thiết bị đồng hóa để tạo sản phẩm có cấu trúc tốt hơn.
của sản phẩm. Cũng vậy, số liệu chỉ ra rằng mức độ ưa
thích chung của người thử đối với sản phẩm cuối cùng TÀI LIỆU THAM KHẢO
cũng nằm ở mức hơi thích. [1] Shilpa Vij, Subrota Hati, Deepika Yadav (2011), Biofunctionality of
Điểm đánh giá cảm quan của sản phẩm cuối cùng Probiotic Soy Yoghurt, Food and Nutrition Sciences, 2, 502-509.
chưa ở mức cao. Điều này có thể giải thích do giống Kefir [2] Guzel-Seydim, Z. B., et al. (2011), Review: functional properties
được sử dụng trong nghiên cứu là loại giống được sản of kefir, Crit Rev Food Sci Nutr, 51(3), 261-268.
xuất để sản xuất sữa chua Kefir từ sữa bò, chúng được sản [3] LawrenceA.Johnson, Pamela J.White, Richard Galloway (2008),
Soybeans - Chemistry, Production, Processing, and Utilization,
xuất để phù hợp hơn với hệ cơ chất có trong sữa bò mà hệ AOCS Press, United States.
cơ chất trong sữa đậu nành khác với hệ cơ chất trong sữa [4] Mital, B. K. and Steinkraus, K. H. (1975), Utilization of
bò (Trong sữa đậu nành không có đường lactose như oligosaccharides by lactic acid bacteria during fermentation of
trong sữa bò, là một loại disaccharide có thể được chuyển soymilk, Journal of Food Science, 40, 114–118.
hóa dễ dàng bởi nhiều loại vi sinh vật khác nhau [12]). Do [5] Rezvan Pourahmad (2013), Production and Storage of Soymilk
Kefir, LAP Lambert Academic Publishing, United Kingdom.
đó các sản phẩm tạo ra trong quá trình lên men cũng khác
[6] EstÉVez, A. N. A. M., et al. (2010), Effect of Solid Content and
nhau, vì vậy ảnh hưởng đến mùi vị của sản phẩm sữa Sugar Combinations on the Quality of Soymilk-Based Yogurt,
chua đậu nành. Ngoài ra, trong sữa đậu nành không có Journal of Food Processing and Preservation, 34, 87-97.
protein casein như trong sữa bò, mà thay vào đó là các [7] A.I. Nelson, M.P. Steinberg, and L.S. Wei (1978), Whole soybean
protein có phân tử lượng cao, nên khả năng tạo gel trong foods for home and village use, College of Agriculture University
quá trình lên men cũng kém hơn trong sữa bò. Hơn nữa, of Illinois at Urbana-Champaign, United States.
do điều kiện phòng thí nghiệm chưa cho phép, nên trong [8] Nguyễn Hoàng Dũng (2007), Đánh giá cảm quan thực phẩm –
nguyên lý và thực hành, NXB. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ
quá trình sản xuất chưa thể sử dụng được thiết bị đồng Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
hóa có hiệu quả cao hơn, vì vậy mà cấu trúc của sản phẩm [9] Hulme AC, Narain R (1931), the ferricyanide method for the
cũng chưa được đánh giá ở mức cao [14]. determination of reducing sugars: A modification of the Hagedorn-
Jensen-Hanes technique, Biochem J, 25(4), 1051–1061.
4. Kết luận và hướng phát triển [10] Lê Ngọc Tú (2006), Hóa học thực phẩm, NXB. Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội.
- Điều kiện tốt nhất để sản xuất sữa chua đậu nành
[11] Nima Hematyar (2012), Effect of Gums on Yogurt Characteristics,
Kefir là: sữa đậu nành được làm với 125g đậu World Applied Sciences Journal, 20 (5), 661-665.
nành/600ml nước được lên men với tỉ lệ giống 6%, chất [12] Je-Rueiliu and Chin-Wenlin (2000), Production ofKefir from
ổn định gellan gum 0,25% (w/v), nhiệt độ 25oC trong 28h. Soymilk With or Without Added Glucose, Lactose, or Sucrose,
Sau khi lên men bổ sung siro đường nồng độ 70%. Journal of Food Science, 65(4), 716-719.
- Kết quả đánh giá cảm quan sản phẩm ở điều kiện [13] Sumara (2008), Changes of Raffinose and Stachyose in Soymilk
fermentation by lactic acid bacteria from local fermented food,
trên cho thấy hầu hết người tiêu dùng đều hơi thích về các Malaysian Journal of Microbiology, 4 (2), 26-34.
chỉ tiêu về mùi, vị, cấu trúc và mức độ ưa thích chung. [14] Lê Văn Việt Mẫn, Công nghệ sản xuất các sản phẩm từ sữa và
- Đã chứng minh được hàm lượng rafinose và stachoyse thức uống, NXB. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,
Thành phố Hồ Chí Minh.
được sử dụng bởi các chủng vi sinh vật trong quá trình lên men.

(BBT nhận bài: 11/09/2015, phản biện xong: 19/10/2015)


110 Võ Tấn Phong, Đinh Thị Phương Anh, Lê Đình Thủy

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TẬP TÍNH XÂY TỔ CỦA QUẦN THỂ


LOÀI CHIM YẾN TỔ TRẮNG AERODRAMUS FUCIPHAGUS (THUNBERG, 1812)
TẠI QUẦN ĐẢO CÙ LAO CHÀM, HỘI AN, QUẢNG NAM
A STUDY Of SOME NESTING BEHAVIOR
OF EDIBLE-NEST SWIFTLET SPECIES AERODRAMUS FUCIPHAGUS (THUNBERG, 1812)
IN CU LAO CHAM ARCHIPELAGO, HOI AN CITY, QUANG NAM PROVINCE

Võ Tấn Phong1, Đinh Thị Phương Anh2, Lê Đình Thủy3


1
Trường THPT Trần Quý Cáp, Hội An, Quảng Nam
2
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng; phuonganhsinhthai@gmail.com
3
Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật

Tóm tắt - Chim yến tổ trắng Aerodramus fuciphagus (Thunberg, Abstract - Edible-nest swiftlet species Aerodramus fuciphagus
1812) làm tổ hoàn toàn bằng nước bọt. Tổ của loài chim này có giá (Thunberg, 1812) build their nest entirely by saliva. This kind of birds’
trị thương mại cao, đem lại thu nhập đáng kể cho thành phố Hội nest has high commercial value and is one of the exports bringing
An, tỉnh Quảng Nam [4]. Trong bài báo này nhóm tác giả trình bày considerable income to the city of Hoi An, Quang Nam province.
kết quả nghiên cứu tập tính xây tổ của quần thểloài chim yến tổ However, studies of the structure and nesting behavior of Edible-nest
trắng ở Cù Lao Chàm, cụ thể: chim yến tổ trắng xây tổ ở vách hang swiftlet species in Cu Lao Cham archipelago are very limited. In this
đá có nóc kín, độ cao từ 2m – 10m, độ nghiêng từ 50 – 600 so với paper we present some results of nesting behavior of this bird
phương thẳng đứng, nhiệt độ hang từ 260C - 290C, độ ẩm không population in Cu Lao Cham.Namely, the birds nest in rock walls with
khí hang từ 81% - 90%, cường độ ánh sáng hang từ 5 lux – 25 lux; tight roofs at the height from 2m to 10m, tilt from 50 to 600 versus
chim bố mẹ cùngxây tổ, tập trung vào buổi tối từ 18 giờ - 24 giờ và vertically, cave humidity of 81%-90%, cave light tensity of 5 lux-25lux.
xây lại tổ khi bị lấy mất tổ; có hiện tượng chim yến thế hệ sau quay Both males and females nest, usually in the evening from 18 PM to
về hang cũ để xây tổ sau 8 tháng kể từ khi rời tổ. 24 PM. Many birds of succeeding generations return to their old
caves to build their nests after 8 months since they leave the nest.

Từ khóa - chim yến tổ trắng; xây tổ; tập tính; quần đảo; Cù Lao Chàm. Key words - edible-nest swiftlet species; nesting; behavior;
archipelago; Cu Lao Cham.

1. Đặt vấn đề Aerodramus fuciphagus (Thunberg, 1812) bao gồm: độ cao


Quần đảo Cù Lao Chàm cách thành phố Hội An, tỉnh xây tổ trong các hang, độ nghiêng nơi xây tổ, quĩ thời gian
Quảng Nam khoảng 19 km về phía Đông.Vị trí địa lý: xây tổ.
15°52′30′′- 16°00′00′′N; 108°24′30′′-108°44′30′′E, bao 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
gồm 8 hòn đảo lớn nhỏ với tổng diện tích 1.744 ha [4]. Cù Quần đảo Cù Lao Chàm, Hội An, tỉnh Quảng Nam, cách
Lao Chàm là nơi phân bố của loài chim yến tổ trắng thành phố Hội An khoảng 19 km về phía Đông. Nghiên cứu,
Aerodramus fuciphagus (Thunberg, 1812) với kích thước khảo sát được thực hiện ở 3 hang: hang Khô, hang Cạn và
quần thể có số lượng lên tới hàng vạn cá thể. Tổ chim yến hang Tò Vò. Hang Khô nằm trên đảo Hòn Khô, hang Cạn
vừa là thực phẩm vừa là dược liệu quý, nên có giá trị kinh nằm trên đảo Hòn Tai, hang Tò Vò nằm trên đảo Hòn Lao.
tế rất cao (từ 3000 USD – 6000USD/ 1kg)[5]. Nghề khai Các nội dung nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1 đến
thác tổ chim yến trong các hang đảo ở Cù Lao Chàm đã có tháng 9 trong 2 năm 2012 và 2013.
từ rất lâu, nhưng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Những năm
2.3. Phương pháp nghiên cứu
gần đây sản lượng và chất lượng tổ yến tại đây đang có
chiều hướng suy giảm [4]. Các nghiên cứu về tập tính sinh * Phương pháp kế thừa: Kế thừa có chọn lọc các tài liệu
học của loài chim yến tổ trắng, đặc biệt là tập tính xây tổcòn trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
rất ít, do gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận. Chính vì * Ngoài thực địa
vậy, việc nghiên cứu tập tính xây tổ của quần thể chim yến, - Nghiên cứu, khảo sát được thực hiện ở 3 hang: hang
nhằm tìm ra giải pháp bảo vệ, khai thác và phát triển bền Khô, hang Cạn và hang Tò Vò.
vững nguồn lợi tổ yến tại Cù Lao Chàm là rất cần thiết.
+ Hang Khô nằm trên đảo Hòn Khô, có đáy ngập nước
Nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu một số tập tính xây
một phần, có 2 cửa hang hướng Đông Bắc và Tây Nam.
tổ của quần thể loài chim yến tổ trắng tại Cù Lao Chàm,
vào mùa sinh sản của chim yến. Kết quả nghiên cứu là + Hang Cạn nằm trên đảo Hòn Tai, có đáy đá và có 1
những dẫn liệu khoa học quan trọng làm cơ sở cho việc đề cửa hang hướng Đông.
xuất các giải pháp quản lý nhằm bảo vệ, khai thác hợp lý + Hang Tò Vò nằm trên đảo Hòn Lao, có đáy đá và có
và bền vững nguồn lợi tổ chim yến ở địa phương. 1 cửa hướng Đông Bắc.
- Nhiệt độ, độ ẩm và cường độ ánh sáng ngoài hang
2. Đối tượng, địa điểm, thời gian và phương pháp nghiên cứu
được đo định kỳ mỗi tháng 3 lần vào buổi trưa, trước cửa
2.1. Đối tượng nghiên cứu hang và cách cửa hang 2m, độ cao 2m so với đáy hang.
Tập tính xây tổ của quần thể loài chim yến tổ trắng - Nhiệt độ, độ ẩm và cường độ ánh sáng trong hang được
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 111

đo định kỳ mỗi tháng 3 lần vào buổi trưa, tại 3 vị trí cửa * Phương pháp xử lí số liệu: Sử dụng thống kê toán học
hang, giữa hang và cuối hang, tại độ cao 2m so với đáy hang. và phần mềm Microsoft Excel 2003.
- Mật độ tổ tính theo ô tiêu chuẩn, diện tích mỗi ô 1 mét 1 N
+ Trung bình mẫu: X   xi
vuông. Tại mỗi độ cao, độ nghiêng vách đá khác nhau của n i 1
mỗi hang, khảo sát 5 ô/ hang. n

- Độ cao xây tổ được tính từ nền đá (hang có đáy đá) và (x i  X )2


cách mặt nước biển khoảng 2m (hang có đáy nước). + Độ lệch chuẩn: S  i 1

n 1
- Xác định độ nghiêng của vách hang đá bằng dây dọi
S
và thước đo góc. + Sai số trung bình cộng: m 
n 1
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Yếu tố môi trường trong các hang nghiên cứu
Quan sát chim yến tổ trắng xây tổ tại 3 hang cho thấy,
chim xây tổ bằng nước bọt dính vào vách hang có nóc kín.
Qua 2 năm khảo sát các yếu tố môi trường trong các hang
nghiên cứu, cho thấy:
- Yếu tố nhiệt độ
Kết quả khảo sát yếu tố nhiệt độ trong và ngoài hang
được ghi nhận ở Bảng 1.
Bảng 1. Kết quả khảo sát yếu tố nhiệt độ trong hang
Thời Hang Khô Hang Cạn Hang Tò Vò Ngoài hang
gian (0C) (0C) (0C) (0C)
Tháng 1 20,9  0,54 21,2  0,48 22,3  0,47 23,9  0,75
Tháng 2 21,5 0,65 22,4 0,65 23,1 0,35 25,8  0,81
Tháng 3 22,2  0,39 23,6  0,40 23,5  0,80 26,2  0,90
Tháng 4 25,5  0,43 28,5  0,37 28,4  0,36 31,5  0,72
Hình 1. Đo độ cao vách hang tại hang Khô Tháng 5 28,4 0,55 31,1  0,43 32,1  0,45 33,0  0,62
Tháng 6 30,1  0,32 32,9  0,54 34,2  0,56 36,5  0,53
Tháng 7 29,5  0,40 33,5  0,46 34,1  0,63 35,2  0,85
Tháng 8 29,4  0,40 32,1  0,46 34,0  0,63 34,2 0,85
Tháng 9 26,5  0,43 29,7  0,37 30,3 0,36 31,5  0,72
Trung
26,00 28,33 29,00 30,87
bình
Kết quả cho thấy trong các hang được chim yến chọn
làm nơi xây tổ có nhiệt độ trung bình tương đối ổn định và
thấp hơn nhiệt độ ngoài hang.
- Yếu tố độ ẩm
Kết quả khảo sát yếu tố độ ẩm trong và ngoài hang được
ghi nhận ở Bảng 2.
Bảng 2. Kết quả khảo sát yếu tố độ ẩm trong hang
Thời Hang Khô Hang Cạn Hang Tò Vò Ngoài hang
gian (%) (%) (%) (%)
Tháng 1 91 0,70 89  1,05 85  0,91 82  1,05
Tháng 2 91  0,88 88..1,12 84  0,73 83  0,90
Hình 2. Đo độ nghiêng vách hang tại hang Khô Tháng 3 90  0,90 89  1,10 85  1,05 82  0,73
- Định kỳ 1 tuần 1 lần quan sát 24/24 giờ tại 30 tổ ở hang Tháng 4 88  0,56 86  1,07 83  0,81 81  1,12
Khô bằng mắt thường vào ban ngày và sử dụng camera Tháng 5 89  0,84 85  1,20 81  0,75 76  0,97
hồng ngoại vào ban đêm để xác định thời điểm và tập tính Tháng 6 88  0,92 81  1,32 79  0,84 70  1,15
xây tổ của chim yến.
Tháng 7 86  0,51 81  1,12 74  0,91 68  1,00
- Xác định chim yến thế hệ sau về lại hang cũ xây tổ Tháng 8 88  0,81 79  1,25 73  0,90 69  1,12
bằng phương pháp đánh dấu (bằng cách cắt móng chân) 36
chim non trước khi rời tổ và bắt lại ở vụ tiếp theo tại Tháng 9 91  0,45 88  1,25 85  0,90 71  1,00
hang Khô. Trung bình 90,00 85,11 81,00 76,33
112 Võ Tấn Phong, Đinh Thị Phương Anh, Lê Đình Thủy

Kết quả cho thấy độ ẩm trong hang tương đối cao, ổn - Độ nghiêng nơi xây tổ
định và luôn cao hơn độ ẩm ngoài hang. Ở hang có đáy Khảo sát tổ xây của chim yến trên vách hang có độ
nước (hang Khô) có ẩm độ trung bình cao hơn hang có đáy nghiêng theo 4 mức so với phương thẳng đứng, kết quả ghi
đá (hang Cạn, hang Tò Vò). nhận được ở Bảng 2.
- Yếu tố ánh sáng Bảng 2. Số lượng tổ xây theo độ nghiêng vách hang
Khảo sát yếu tố ánh sáng trong và ngoài hang. Kết quả Góc
được ghi nhận ở Bảng Hang Hang Hang Tò Trung
nghiêng
Khô(tổ/m2) Cạn(tổ/m2) Vò(tổ/m2) bình(tổ/m2)
Bảng 3. Kết quả khảo sát yếu tố cường độ ánh sáng trong hang (độ)
Thời gian Hang Khô (lux) Hang Cạn (lux) Hang Tò Vò (lux) 0–5 36,4  1,9 42,6  2,2 39  2,1 39
Tháng 1 6  0,25 9  0,32 14  0,25 5 – 30 115,3  1,6 97,1  2,4 112,5  2,3 108
2  0,14 6  0,15 13  0,22
95,6  1,4 87,4  113,4  1,8
Tháng 2 30 – 60 99
1,7
Tháng 3 4  0,20 6  0,21 15  0,28 60 – 90 35,2  1,7 38,6  2,1 33,7  1,9 36
Tháng 4 6  0,12 8  0,16 28  0,30
Kết quả khảo sát cho thấy chim yến xây tổ trên các vách
Tháng 5 7  0,29 11  0,20 29  0,18
đá có độ nghiêng từ 50– 900 và tập trung xây tổ nhiều nhất
Tháng 6 8  0,30 12  0,37 32  0,31 trên vách đá có độ nghiêng từ 50– 300 (108 tổ/m2), giảm dần
Tháng 7 7  0,22 14  0,15 34  0,36 ở các vách có độ nghiêng từ 300– 600 (99 tổ/m2), thấp nhất
Tháng 8 6  0,12 13  0,18 35  0,32
ở các vách đá có độ nghiêng từ 600– 900. Giải thích cho kết
quả trên, theo nhóm tác giả ở các độ nghiêng từ 50– 300 và từ
Tháng 9 3  0,16 7  0,16 25  0,24 300– 600 chim yến dễ dàng đu bám khi xây tổ và tổ xây không
Trung bình 5,44 9,56 25,00 bị phân chim ở tổ phía trên rơi vào. Những vách đá có độ
Kết quả cho thấy, cường độ ánh sáng trong hang, nơi nghiêng từ 600- 900 chim khó đu bám và tổ xây dính vào
chim yến chọn xây tổ tương đối thấp và có sự chênh lệch vách đá khó hơn, nên số lượng chim chọn xây tổ ít hơn.
đáng kể so với cường độ ánh sáng ngoài hang. 3.3. Quĩ thời gian xây tổ
Như vậy, chim yến tổ trắng ở Cù Lao Chàm chọn xây Chim yến tổ trắng có tập tính xây lại tổ (khi bị mất tổ) và
tổ ở các hang có nhiệt độ trung bình ổn định và tương đối cả 2 chim bố và mẹ cùng xây tổ.Tại Cù Lao Chàm trong
thấp (so với nhiệt độ bên ngoài hang), độ ẩm hang ổn định, những năm gần đây người dân khai thác tổ yến 2 lần/1năm
tương đối cao (so với độ ẩm bên ngoài hang), cường độ ánh (vào thời điểm chim xây xong tổ và đẻ trứng) [1].
sáng thấp (so với cường độ ánh sáng bên ngoài hang). 3.3.1. Quĩ thời gian xây tổ lần đầu
3.2. Tập tính chọn nơi xây tổ Khảo sát 180 tổ tại 3 hang (60 tổ/hang) về quĩ thời gian
-.Độ cao nơi xây tổ xây tổ của quần thể chim yến tổ trắng tại Cù Lao Chàm, kết
Khảo sát độ cao xây tổ của chim yến tổ trắng theo 5 quả được ghi nhận ở Bảng 3.
mức tại mỗi hang, kết quảđược ghi nhận ở Bảng1 Bảng 3. Kết quả khảo sát quĩ thời gian xây tổ lần đầu
Bảng 1. Kết quả khảo sát độ cao củatổ xâytrong hang của chim yến tại Cù Lao Chàm
Số tổ Bắt đầu Kết thúc Thời
Độ cao Hang Khô Hang Cạn Hang Tò Vò Trung bình Tên hang
(tổ) (ngày/tháng) (ngày/tháng) gian(ngày)
xây tổ(m) (tổ/m2) (tổ/m2) (tổ/m2) (tổ/m2)
Hang Khô 60 3/1 8/4 - 14/4 95 - 101
≤2 14,3  1,4 11,6  1,9 7,1  1,1 11
Hang Cạn 60 5/1 10/4 - 16/4 94 - 100
2–4 83,5  1,6 75,3  1,6 78,4  1,3 79
Hang Tò Vò 60 8/1 11/4 - 20/4 93 -102
4–6 76,6  2,2 69,5  2,1 84,6  1,9 77
Thời gian chim yến bắt đầu và kết thúc xây tổ lần đầu
6–8 47,1  1,8 55,4  1,7 36,4  2,2 46 trong mùa sinh sản ít có sự sai khác giữa các hang nghiên
cứu. Thời gian chim bắt đầu xây tổ vào đầu tháng 1 và kết
8-10 45,1  1,3 53,4  1,4 41,4  2,2 46
thúc xây tổ vào giữa tháng 4. Quỹ thời gian xây tổ lần đầu
Kểt quả cho thấy số lượng tổ xây của chim yến khác từ 93-102 ngày, ngắn hơn so với quỹ thời gian xây tổ lần
nhau theo độ cao, cụ thể: độ cao dưới 2m ở cả 3 hang đều đầu của chim yến tổ trắng sống ở vùng đảo tỉnh Khánh Hòa.
rất thấp, trung bình 11tổ/m2, do ở độ cao này các hang đá Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quang Phách [2]
thường bị tác động của sóng biển và các sinh vật gây hại chim yến tổ trắng vùng biển Khánh Hoà có quĩ thời gian
nên chim yến ít chọn xây tổ. Ở độ cao từ 2m – 4m, có số xây tổ lần đầu là 120 ngày [2, 3]. Sự khác biệt này có lẽ
lượng tổ xây cao nhất, trung bình 79 tổ/ m2 ở hang Khô và liên quan đến chế độ khí hậu, đặc biệt là sự khác nhau về
hang Tò Vò (78,4 – 83,5 tổ/m2 hang Cạn (75,3 tổ/m2). Do chế độ gió Đông Bắc, gió Lào giữa 2 khu vực Quảng Nam
ở độ cao này không gian di chuyển của chim dễ dàng hơn và Khánh Hòa [5].
và tránh được các tác động bất lợi của sóng biển và động 3.3.2. Quĩ thời gian xây lại tổ
vật gây hại. Ở độ cao từ 6m – 10m, mật độ tổ xây thấp hơn Khảo sát quĩ thời gian xây lại tổ của chim yến tổ trắng
(46tổ/m2), do đây là vị trí gần nóc hang, có không gian hẹp, vùng nghiên cứu, nhóm tác giả thu được kết quả trình bày
không thuận lợi cho việc di chuyển của chim yến. ở Bảng 4.
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 113
Bảng 4. Kết quả khảo sát quĩthời gian xây lại tổ Bảng 6. Kết quả đánh dấu và bắt lại chim yến tại hang Khô
của chim yến tại Cù Lao Chàm
Đánh dấu Bắt lại
Vị trí
Số tổ Bắt đầu Kết thúc Thời gian 15/08/2012 25/04/2013
Tên hang
(tổ) (ngày/tháng) (ngày/tháng) (ngày)
Tổng số (cá thể) Tổng số (cá thể) Có dấu (cá thể)
Khô 60 20/4 2/6 42 Hang Khô
36 215 9
Cạn 60 22/4 3/6 41
Tò Vò 60 25/4 5/6 40 4. Kết luận
Kết quả cho thấy quĩ thời gian xây lại tổ của chim yến Từ các kết quả nghiên cứu về tập tính xây tổ của quần
ngắn hơn so với thời gian xây tổ lần đầu, thời gian chim thể loài chim yến tổ trắng tại quần đảo Cù Lao Chàm, Hội
xây lại tổ khoảng 40-42 ngày. Tổ xây lại có kích thước và An, Quảng Nam trong thời gian 2 năm 2012 và 2013, nhóm
khối lượng nhỏ hơn tổ xây lần đầu. tác giả rút ra một số kết luận sau:
3.4. Thời điểm xây tổ - Chim yến tổ trắng ở Cù Lao Chàm chọn xây tổ ở các
hang có nhiệt độ trung bình ổn định và tương đối thấp (so
Định kỳ quan sát thời điểm xây tổ 1 tuần 1 lần
với nhiệt độ bên ngoài hang), độ ẩm hang ổn định, tương
(24/24 giờ) tại 30 tổ chim tại hang Khô, kết quả được ghi
đối cao (so với độ ẩm bên ngoài hang), cường độ ánh sáng
nhận ở Bảng 5. thấp (so với cường độ ánh sáng bên ngoài hang).
Bảng 5. Thời điểm xây tổ của chim yến tổ trắng
tại hang Khô, Cù Lao Chàm - Chim yến tổ trắng xây tổ trên vách đá ở hang có nóc
kín, vách đá có độ cao từ 2m – 10m và có độ nghiêng từ 50
6giờ – 12giờ - 18giờ - 24giờ - – 600 so với phương thẳng đứng.
Thời gian
12giờ (%) 18giờ (%) 24giờ (%) 6giờ (%)
- Cả 2 chim yến bố mẹ cùng xây tổ, thời điểm xây tổ
9,5  0,5 99,5  0,2 19,5  0,6
Vụ 1 (tháng 1
– tháng 4)
0 tập trung vào buổi tối từ 18 giờ đến 24 giờ và có tập tính xây
lại tổ khi tổ bị lấy mất với quỹ thời gian ngắn hơn.
Vụ 2 (tháng 5
 
– tháng 8) 4,5 0,4 14,5 0,3 99,5
 0,1 17,5  0,4 - Có hiện tượng chim yến thế hệ sau quay về hang cũ để
xây tổ vào mùa sinh sản, sau 8 tháng kể từ khi rời tổ.
Kết quả cho thấy thời gian từ 6h – 18h tỷ lệ chim yến
tổ trắng xây tổ rất thấp, do tại thời điểm này chim tập trung TÀI LIỆU THAM KHẢO
bay đi kiếm ăn. Thời điểm chim yến xây tổ nhiều nhất là vào
buổi tối từ 18h đến 24h, sau khi chim đi kiếm ăn trở về hang. [1] Đinh Thị Phương Anh, Võ Tấn Phong, 2011, Nghiên cứu một số đặc
điểm sinh thái học của chim yến hàng trong điều kiện tự nhiên tại
3.5. Tập tính quay về hang cũ xây tổ đảo Cù Lao Chàm, Hội An, Quảng Nam, Tạp chí Khoa học và Công
nghệ, Đại học Đà Nẵng, 3(44): 111- 118.
Chim yến non ở Cù Lao Chàm thành thục sinh dục, đến
[2] Nguyễn Quang Phách, 1993. Sự sinh sản của chim yến hàng Collocalia
mùa sinh sản có hiện tượng quay về hang cũ để xây tổ. Tiến fuciphaga germani Oustalet 1876, Tạp chí Sinh học, 4(3): 24 – 26.
hành đánh dấu 36 chim non ở tổ (trước khi rời tổ) trong [3] Nguyễn Quang Phách (1999), Yến sào và đời sống chim yến hàng,
mùa sinh sản và bắt lại vào mùa sinh sản sau (lúc ấp trứng) Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
ở hang Khô, kết quả được thống kê ở Bảng 6. [4] Uỷ ban nhân dân Thị xã Hội An (2007), Kỷ yếu Cù Lao Chàm, Công
Kết quả khảo sát cho thấy có 9 cá thể chim yến non ty cổ phần In và Dịch Vụ Quảng Nam.
[5] Phach N.Q, Yen V.Q, Jean Francois VOISIN, (2002). The white-nest
được đánh dấu ở mùa sinh sản trước quay về hang cũ để
swiftlets and the black-nest swiftlets, Societe Nouvelle des Edition
xây tổ, đẻ và ấp trứng sau 8 tháng kể từ khi rời tổ boubee, Paris.
(15/08/2012 – 25/04/2013).

(BBT nhận bài: 25/08/2015, phản biện xong: 02/10/2015)


114 Nguyễn Thị Thu Thùy, Lê Thị Liên Thanh

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH CARRAGEENAN TỪ RONG SỤN NINH THUẬN


A STUDY ON THE EXTRACTION OF CARRAGEENAN
FROM NINH THUAN KAPPAPHYCUS ALVAREZII

Nguyễn Thị Thu Thùy1, Lê Thị Liên Thanh2


1
Trường Cao đẳng Lương thực - Thực phẩm; nguyenthuyf2009@gmail.com
2
Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật thành phố Đà Nẵng; ltlthanh@gmail.com

Tóm tắt - Mục tiêu chiết tách carrageenan từ rong sụn Ninh Abstract - The purpose of this research is to extract carrageenan with
Thuận với hiệu suất cao và chất lượng tốt đã được thực hiện. good quality and high productivity from Ninh Thuan kappaphycus
Các yếu tố ảnh hưởng được nghiên cứu lần lượt với giá trị thay alvarezii. The influential factors under study showed their changing
đổi: nồng độ dung dịch KOH để ngâm rong từ 5% đến 7%; thời values as follows: the concentration of potassium hydroxide solution
gian ngâm rong từ 50 đến 90 phút; nhiệt độ nấu chiết từ 90oC đến for soaking the seaweed ranging from 5% to 7%; the duration for
110oC; thời gian nấu chiết từ 55 phút đến 75 phút và tỉ lệ khối soaking the seaweed in potassium hydroxide solution lasting from
lượng nước so với rong khi nấu chiết từ 5,0/1 đến 15/1. Kết quả 50 minutes to 90 minutes; the cooking temperature ranging from 90oC
cho thấy với rong sụn Ninh Thuận được ngâm trong dung dịch to 110oC; the cooking time lasting from 55 minutes to 75 minutes and
KOH nồng độ 6,5% trong thời gian 80 phút và nấu chiết ở 95oC the weight ratio of water to seaweed fluctuating from 5.0:1 to 15:1. The
trong 60 phút với tỉ lệ khối lượng nước so với rong bằng 10/1 sẽ results showed that soaking Ninh Thuan Kappaphycus alvarezii in a
cho giá trị cao về hiệu suất chiết tách (48,31%) và chất lượng potassium hydroxide solution with a concentration of 6.5% in 80
carrageenan (độ nhớt dung dịch sản phẩm carrageenan 1% ở minutes, which was then extracted at 95oC in 60 minutes with the
70oC là 1110 cP). water- seaweed ratio of 10:1, brought about high productivity (48.31%)
and quality of the carrageenan (the viscosity of the carrageenan
product was 1110 cP at the concentration of 1% and at 70°C).

Từ khóa - rong sụn; carrageenan; chiết tách; hiệu suất; độ nhớt. Key words - kappaphycus alvarezii; carrageenan; extraction;
productivity; viscosity.

1. Đặt vấn đề cao là vấn đề cấp thiết, đặc biệt trên đối tượng rong sụn
Carrageenan là một polysaccharide của galactose – Ninh Thuận, vì đây là loại “rau biển” nằm trong cơ cấu
galactan. Carrageenan do các gốc D-galactose và 3,6- phát triển kinh tế - xã hội của Ninh Thuận nói riêng và
anhydro D-galactose kết hợp với nhau bằng liên kết β-1,4 các tỉnh ven biển miền Trung nhiều nắng nói chung.
và α-1,3 luân phiên nhau. 2. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Nguyên liệu
Rong sụn (Kappaphycus alvarezii) của tỉnh Ninh
Thuận.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Hình 1. Công thức cấu tạo của carrageenan 2.2.1. Phương pháp vật lý
Carrageenan có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực thực + Đo độ nhớt của dung dịch sản phẩm carrageenan có
phẩm bởi tính an toàn và có nhiều công dụng như: tạo nồng độ 1% ở nhiệt độ 70oC bằng máy đo độ nhớt
đông, làm bền hệ nhũ tương, làm dai sản phẩm, ổn định Brookfield của Mỹ.
cấu tử rắn trong một số sản phẩm. Ngoài ra carrageenan + Xác định độ ẩm của rong sụn và sản phẩm
còn dùng trong kỹ thuật sơn và gốm sứ, thuốc đánh răng, carrageenan chiết tách được bằng phương pháp sấy đến
mỹ phẩm, y học và dược phẩm… [3]. khối lượng không đổi.
2.2.2. Phương pháp hoá học
Xác định hàm lượng carrageenan có trong rong sụn và
sản phẩm carrageenan chiết tách được theo phương pháp
của Yaphe và G Arsenault [5].
3. Kết quả và thảo luận
Hai mục tiêu khi chiết tách carrageenan là hiệu suất
chiết tách cao và chất lượng sản phẩm tốt. Hiệu suất chiết
tách là tỉ lệ phần trăm lượng carrageenan thu được trên
Hình 2. Rong sụn lượng carrageenan trong nguyên liệu. Chất lượng sản
Carrageenan có trong rong sụn là một trong những phẩm được đánh giá bằng cách đo độ nhớt của dung dịch
thành phần giá trị của loại cây này. Ở nước ta, rong sụn sản phẩm carrageenan 1%, ở 70oC. Độ nhớt cao là tiền đề
mới chỉ được phơi khô và bán với giá rẻ, còn carrageenan để thu được sản phẩm carrageenan có khả năng tạo gel
phải nhập khẩu từ nước ngoài với giá cao. Vì vậy, nghiên bền vững. Vì vậy, mục tiêu quá trình chiết tách cần đạt
cứu chiết tách carrageenan cho hiệu suất và chất lượng được là hiệu suất chiết tách và độ nhớt dung dịch sản
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 115

phẩm carrageenan đều có giá trị cao. a. Hiệu suất chiết tách
Theo tài liệu [1], [3] cùng với kết quả khảo sát sơ bộ Theo kết quả trên Hình 3, xử lý rong trong môi trường
bằng thực nghiệm, chúng tôi giới hạn các yếu tố ảnh KOH làm tăng hiệu suất chiết tách carrageenan so với
hưởng sẽ nghiên cứu gồm: nồng độ dung dịch KOH từ 5 – không xử lý (sự chênh lệch này có thể lên đến 17,84%
7%; thời gian ngâm rong trong dung dịch KOH: 50 – 90 nếu xử lý bằng dung dịch KOH 6,5%). Điều này được lý
phút; nhiệt độ nấu chiết: 90 – 110oC; thời gian nấu chiết: giải bởi KOH đã tham gia thủy phân, phá vỡ màng ngoài
55 – 75 phút; tỉ lệ khối lượng nước/rong tươi: 5/1 – 15/1. của rong, làm yếu liên kết carrageenan với các phần tử
3.1. Nghiên cứu điều kiện xử lý rong trước khi nấu chiết khác trong thân rong, giúp giải phóng carrageenan dễ
dàng trong công đoạn nấu chiết.
Xử lý rong trong môi trường kiềm trước khi nấu chiết
giúp khử tạp chất, làm yếu liên kết carrageenan với các Khi xử lý rong bằng dung dịch KOH, ở nồng độ KOH
phần tử khác, hỗ trợ khả năng tạo đông, từ đó nâng cao 5% có hiệu suất chiết tách thấp nhất (đạt 30,58%), vì nồng
hiệu suất chiết tách và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, độ KOH thấp thì sự bào mòn lớp màng bảo vệ cây rong chưa
mỗi loại carrageenan cần một loại ion kim loại kiềm khác nhiều, làm hạn chế khả năng giải phóng carrageenan trong
nhau để tăng khả năng tạo đông. Với κ-carrageenan thì giai đoạn nấu chiết. Khi tăng nồng độ dung dịch KOH từ 5%
cần cation kali, còn với ι-carrageenan thì cần cation canxi đến 6,5%, hiệu suất chiết tách carrageenan tăng theo và cho
[3]. Theo nghiên cứu của Thanh Thị Thu Thủy [2], loại hiệu suất cao nhất là 38,66%, ứng với nồng độ KOH 6,5%.
carrageenan có trong rong sụn ở Ninh Thuận là Khi nồng độ dung dịch KOH là 7%, hiệu suất chiết
κ-carrageenan. Vì vậy, chúng tôi chọn môi trường xử lý tách carrageenan lại giảm (chỉ đạt 34,79%). Đó là do nồng
rong là dung dịch KOH. độ kiềm cao làm sự thủy phân carrageenan diễn ra mạnh,
Tuy nhiên, có những nhận định cho rằng xử lý rong gây thất thoát những phân tử carrageenan mạch ngắn
bằng dung dịch KOH ở nồng độ và thời gian không hợp trong giai đoạn kết tủa.
lý sẽ gia tăng khả năng thủy phân làm gãy mạch b. Độ nhớt dung dịch sản phẩm carrageenan
carrageenan, dẫn đến giảm chất lượng và hiệu suất chiết Độ nhớt dung dịch sản phẩm carrageenan (Hình 3)
tách. Vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu để đưa ra điều kiện tăng đáng kể khi ngâm rong trong dung dịch KOH (tăng
xử lý rong phù hợp. 2,07 lần khi dùng dung dịch KOH 5% và tăng 2,65 lần khi
3.1.1. Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch KOH đến hiệu dùng dung dịch KOH 6,5%).
suất chiết tách và độ nhớt của dung dịch sản phẩm Khi tăng nồng độ KOH trên 5%, độ nhớt dung dịch
carrageenan sản phẩm carrageenan tăng theo và đạt giá trị lớn nhất là
Tiến hành thí nghiệm: Rửa sạch rong, để ráo, cắt đoạn 3 430 cP ở nồng độ KOH 6,5%. Nếu xử lý rong ở nồng độ
– 5cm, trộn đều. Cân 6 mẫu rong, mỗi mẫu: 20g. Một mẫu KOH 7%, độ nhớt giảm đáng kể so với 6,5% (giảm 81cP).
không xử lý bằng KOH, 5 mẫu còn lại ngâm vào các dung Sự thay đổi độ nhớt theo nồng độ KOH là do:
dịch KOH có nồng độ lần lượt là 5%, 5,5%, 6%, 6,5%, 7%; - Tăng nồng độ KOH, tức là tăng sự có mặt của ion K+,
tỉ lệ khối lượng dung dịch KOH/rong là 3/2 trong 70 phút ion K+ kết hợp với gốc –(OSO3)- trong phân tử carrageenan,
(đây là giá trị thời gian nằm giữa phạm vi nghiên cứu sau giúp khử lực đẩy tĩnh điện do gốc –(OSO3)- tạo ra và tăng
này), trung hòa bằng acid acetic 10% đến pH bằng 7, rửa lại cường liên kết hydro giữa các mạch carrageenan, do đó độ
bằng nước sạch. Nấu chiết theo tỉ lệ khối lượng nước/rong là nhớt của dung dịch sản phẩm carrageenan tăng lên. Cơ chế
10/1 trong 65 phút ở 100oC (đây là các giá trị nằm giữa phạm phản ứng khử gốc –(OSO3)- như sau:
vi nghiên cứu sau này). Lọc bỏ bã. Kết tủa carrageenan với tỉ
lệ thể tích ethanol 80o/dịch lọc là 5/1 ở 60oC, sấy carrageenan ROSO3- + KOH  ROSO3K + OH-
ở 50oC trong 5 giờ, để nguội trong bình hút ẩm 30 phút, thu ROSO3H + KOH  ROSO3K + H2O
được sản phẩm carrageenan. Tiến hành cân, đo độ ẩm, phân - Tăng nồng độ KOH thúc đẩy sự phá vỡ cấu trúc tế
tích hàm lượng carrageenan trong sản phẩm, tính hiệu suất bào rong, giải phóng được carrageenan mạch dài trong
chiết tách và đo độ nhớt dung dịch sản phẩm carrageenan thân cứng của rong, nên độ nhớt của dung dịch sản phẩm
1%, ở 70oC (sản phẩm carrageenan được hòa tan trong nước carrageenan được cải thiện.
với nồng độ 1% ở nhiệt độ 70oC để đo độ nhớt). Kết quả - Khi dùng nồng độ KOH lớn hơn 6,5%, quá trình
được thể hiện trên Hình 3. thủy phân liên kết glucozit lại diễn ra mạnh hơn, làm ngắn
mạch carrageenan, nên độ nhớt của dung dịch sản phẩm
carrageenan giảm đáng kể [1].
Vậy, cần xử lý rong bằng dung dịch KOH ở nồng độ
thích hợp là 6,5%.
3.1.2. Ảnh hưởng của thời gian ngâm rong trong dung
dịch KOH đến hiệu suất chiết tách và độ nhớt dung dịch
sản phẩm carrageenan
Tiến hành thí nghiệm: Tương tự như phần 3.1.1,
nhưng chỉ làm 5 mẫu rong và ngâm rong vào dung dịch
KOH 6,5% trong thời gian 50 phút, 60 phút, 70 phút, 80
Hình 3. Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch KOH đến hiệu suất
phút, 90 phút. Kết quả được thể hiện ở Hình 4.
chiết tách và độ nhớt dung dịch sản phẩm carrageenan
116 Nguyễn Thị Thu Thùy, Lê Thị Liên Thanh

lượt ở 90 C, 95 C, 100oC, 105oC, 110oC với tỉ lệ khối


o o

lượng nước/rong = 10/1 trong 65 phút. Lọc bỏ bã, kết tủa


carrageenan với tỉ lệ thể tích ethanol 80o/dịch lọc là 5/1 ở
60oC. Sấy carrageenan ở 50oC trong 5 giờ, để nguội trong
bình hút ẩm 30 phút. Cân, đo độ ẩm, xác định hàm lượng
carrageenan trong sản phẩm, tính hiệu suất chiết tách, đo
độ nhớt của dung dịch sản phẩm carrageenan 1%, ở 70oC.
Kết quả được thể hiện ở Hình 5.

Hình 4. Ảnh hưởng của thời gian ngâm rong trong dung dịch
KOH đến hiệu suất chiết tách và độ nhớt dung dịch sản phẩm
carrageenan
a. Hiệu suất chiết tách
Theo Hình 4, với thời gian xử lý 50 phút bằng KOH
thì hiệu suất chiết tách carrageenan chỉ đạt 36,25%. Khi
thời gian xử lý tăng lên, hiệu suất chiết cũng tăng theo Hình 5. Ảnh hưởng của nhiệt độ nấu chiết đến đến hiệu suất
chiết tách và độ nhớt dung dịch sản phẩm carrageenan
(đạt 38% ở 60 phút, 38,66% ở 70 phút và đạt cực đại là
42,27% ở 80 phút). Như vậy, 80 phút là thời gian xử lý a. Hiệu suất chiết tách
rong thích hợp nhất để có hiệu suất chiết tách carrageenan Theo Hình 5, hiệu suất chiết tách carrageenan tăng
cao. Khoảng thời gian này đủ dài để dung dịch KOH phá mạnh khi tăng nhiệt độ nấu từ 90oC lên 95oC (từ 37,31%
hủy thành tế bào rong, đặc biệt là những lớp tế bào ở bên ở 90oC lên 45,31% ở 95oC). Điều này được lý giải là:
trong, thuận lợi cho chiết rút carrageenan khi chiết tách. - Nhiệt độ nấu chiết càng cao, cấu trúc tế bào rong bị
Khi thời gian ngâm rong trong dung dịch KOH lên phá vỡ mạnh, liên kết của carrageenan với các phần tử
đến 90 phút thì hiệu suất chiết tách giảm xuống (đạt khác càng dễ suy yếu, làm tăng sự phân tán carrageenan
40,8%), bởi vì thời gian kéo dài tạo điều kiện cho sự phân vào dung môi phân cực nước.
cắt, phá hủy mạch carrageenan sâu sắc làm tổn thất - Nhiệt độ nấu chiết càng cao, độ nhớt dịch nấu càng
carrageenan trong giai đoạn kết tủa. giảm, thuận lợi cho sự đối lưu, nên hiệu quả chiết rút cao.
b. Độ nhớt dung dịch sản phẩm carrageenan Khi nhiệt độ nấu cao hơn 95oC, hiệu suất chiết tách lại
Theo Hình 4, trong khoảng 50 – 80 phút, xử lý rong giảm xuống (còn 42,27% ở 100oC và 41,07% ở 105oC và
bằng KOH càng dài thì độ nhớt dung dịch sản phẩm 40,9% ở 110oC). Nguyên nhân là khi tăng nhiệt độ, đồng
carrageenan càng tăng và đạt cao nhất là 531 cP ở 80 thời với việc giải phóng carrageenan khỏi tế bào rong hiệu
phút. Như vậy, xử lý rong bằng KOH với thời gian dài quả hơn thì hiện tượng thủy phân, thoái hóa mạch
thích hợp sẽ tăng cường tác động của KOH lên cấu trúc tế carrageenan lại diễn ra sâu sắc hơn. Carrageenan mạch
bào rong, tăng khả năng giải phóng carrageenan mạch dài, ngắn sẽ không kết tủa và bị thất thoát khi kết tủa dịch
có chất lượng tốt nằm trong thân chính của rong. Đồng chiết bằng ethanol [1].
thời, thời gian dài làm phản ứng giữa KOH với các nhóm b. Độ nhớt dung dịch sản phẩm carrageenan
–(OSO3)- triệt để hơn và sự có mặt của ion dương mạnh
như K+ trong mạch carrageenan càng nhiều sẽ càng làm Theo Hình 5, khi nấu ở 90oC, độ nhớt của dung dịch
tăng lực liên kết hydro giữa các mạch, nên độ nhớt của sản phẩm carrageenan đo được thấp nhất (446 cP), vì ở
dung dịch sản phẩm carrageenan tăng. nhiệt độ này chỉ màng ngoài hoặc phần non của rong mới
bị tác động mạnh, còn phần thân chính thì vẫn chưa bị tác
Khi xử lý trong 90 phút, độ nhớt dung dịch sản phẩm động nhiều, vì vậy carrageenan được giải phóng ra dịch
carrageenan chỉ còn 405cP, vì thời gian xử lý rong trong chiết chủ yếu ở các phần non của cây rong. Tuy nhiên,
dung dịch KOH quá dài dẫn đến sự phân cắt, thoái hóa carrageenan ở những phần non lại có cấu trúc mạch chưa
mạch carrageenan sâu sắc, làm độ nhớt giảm xuống. hoàn chỉnh, độ dài mạch ngắn, chất lượng kém, nên độ
Từ kết quả trên Hình 4, chọn thời gian xử lý rong nhớt của dung dịch sản phẩm thấp [4].
trong dung dịch KOH thích hợp nhất là 80 phút. Khi nấu ở nhiệt độ 95oC, độ nhớt của dung dịch sản
3.2. Nghiên cứu điều kiện nấu chiết phẩm carrageenan được cải thiện đáng kể và đạt giá trị
3.2.1. Ảnh hưởng nhiệt độ nấu chiết đến hiệu suất chiết cao nhất (867 cP).
tách và độ nhớt của dung dịch sản phẩm carrageenan Khi nấu chiết rong ở nhiệt độ cao hơn 95oC,
Tiến hành thí nghiệm: Rửa sạch rong, để ráo, cắt đoạn carrageenan được giải phóng triệt để hơn, nhưng mạch
3 – 5cm, trộn đều. Cân 5 mẫu, 1 mẫu 20g, ngâm vào dung carrageenan lại bị phá hủy mạnh, nên giá trị độ nhớt lại
dịch KOH 6,5% trong 80 phút với tỉ lệ khối lượng dung giảm xuống.
dịch KOH/rong = 3/2, trung hòa bằng acid acetic 10% đến Từ kết quả trên Hình 5, chọn nhiệt độ nấu chiết thích
pH bằng 7, rửa lại bằng nước sạch. Nấu chiết các mẫu lần hợp là 95oC.
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 1 117

3.2.2. Ảnh hưởng của thời gian nấu chiết đến hiệu suất nước/rong là 5/1, hiệu suất chiết tách carrageenan nhỏ
chiết tách và độ nhớt dung dịch sản phẩm carrageenan nhất (đạt 44,1%), giá trị này tăng cùng với việc dùng
Các bước tiến hành thí nghiệm tương tự như mục lượng nước nhiều hơn cho đến khi tỉ lệ khối lượng
3.2.1, nhưng nấu chiết 5 mẫu rong đều ở nhiệt độ 95oC và nước/rong là 12,5/1 (đạt 48,37%). Việc tăng hiệu suất
thời gian lần lượt là 55 phút, 60 phút, 65 phút, 70 phút, 75 chiết tách do dùng lượng nước chiết lớn hơn là do:
phút. Kết quả được thể hiện ở Hình 6. - Lượng nước nấu chiết tăng làm tăng chênh lệch nồng
độ carrageenan trong dung môi nước và thân rong.
- Lượng nước nhiều thì độ nhớt của dịch nấu chiết sẽ
thấp hơn, nên sự đối lưu diễn ra tốt hơn.
Vì vậy, trong một giới hạn nhất định, tăng lượng nước
khi nấu chiết giúp cải thiện động lực khuếch tán
carrageenan vào nước đáng kể, làm tăng hiệu suất chiết
tách carrageenan.
Tuy nhiên, khi tỉ lệ khối lượng nước/rong tăng từ 10/1
lên 12,5/1, hiệu suất chiết tách tăng không đáng kể (chỉ
chênh nhau 0,06%). Do đó, tỉ lệ khối lượng nước/rong từ
10/1 đến 12,5/1 là tỉ lệ phù hợp để có hiệu suất chiết tách
Hình 6. Ảnh hưởng của thời gian nấu chiết đến hiệu suất chiết carrageenan cao.
tách và độ nhớt dung dịch sản phẩm carrageenan
Khi tỉ lệ khối lượng nước/rong là 15/1, hiệu suất chiết
a. Hiệu suất chiết tách tách carrageenan giảm còn 46,92%. Vì nấu chiết nhiều
Theo Hình 6, hiệu suất chiết tách tăng lên khi tăng nước thì mức độ phân cắt carrageenan bởi nước sẽ cao hơn.
thời gian nấu chiết từ 55 đến 60 phút (vì thời gian nấu dài Carrageenan mạch quá ngắn sẽ bị thất thoát do không kết
sẽ tăng cường phá vỡ cấu trúc tế bào rong, giải phóng tủa được trong ethanol, nên hiệu suất thu hồi giảm.
carrageenan dưới dạng tự do trong dung môi chiết).
Hiệu suất chiết tách carrageenan đạt cao nhất khi nấu
chiết trong 60 phút (đạt 48,31%) và giảm dần nếu tiếp tục
tăng thời gian nấu chiết (đạt 45,31% khi nấu trong 65
phút và 44,29 % trong 70 phút và 43,69% trong 75 phút).
Vì thời gian nấu quá lâu, carrageenan được giải phóng sẽ
bị phân cắt thành các phần tử ngắn mạch sâu sắc hơn, dẫn
đến tổn thất trong giai đoạn kết tủa bằng ethanol [1].
b. Độ nhớt dung dịch sản phẩm carrageenan
Theo Hình 6, khi nấu ở 95oC trong thời gian từ 55
phút lên 50 phút, độ nhớt dung dịch sản phẩm
carrageenan tăng 1,66 lần (vì thời gian nấu kéo dài làm
cho những phần rong có cấu trúc cứng sẽ được nấu mềm Hình 7. Ảnh hưởng của lượng nước nấu chiết đến hiệu suất
chiết tách và độ nhớt dung dịch sản phẩm carrageenan
và giải phóng carrageenan có chất lượng tốt, tức là có
phân tử lượng lớn). b. Độ nhớt dung dịch sản phẩm carrageenan
Nếu thời gian nấu dài hơn 60 phút, giá trị độ nhớt lại Theo Hình 7, với tỉ lệ khối lượng nước/rong là 5/1,
giảm nhanh (nấu ở 65 phút giảm 1,28 lần, ở 70 phút giảm nồng độ các chất hòa tan trong dịch nấu cao, độ nhớt dịch
1,4 lần và ở 75 phút giảm 3,29 lần so với ở 60 phút). Vì nấu lớn dẫn đến tốc độ đối lưu thấp, khả năng khuếch tán
tiếp tục kéo dài thời gian nấu thì carrageenan sẽ bị thủy carrageenan vào nước nấu chưa triệt để. Vì vậy, những
phân thành nhiều phần tử ngắn mạch làm độ nhớt dung phân tử carrageenan chất lượng tốt, có cấu tạo mạch dài
dịch sản phẩm giảm mạnh [1]. nằm trong thân rong cứng không được giải phóng hết, nên
Từ Hình 6, chọn thời gian nấu chiết là 60 phút. chất lượng sản phẩm carrageenan thu được chưa tốt, độ
nhớt dung dịch sản phẩm carrageenan mới chỉ đạt 689cP.
3.2.3. Ảnh hưởng của lượng nước nấu chiết đến hiệu suất
Vì vậy, khi tăng lượng nước nấu lên, sẽ khắc phục
chiết tách và độ nhớt của dung dịch sản phẩm
carrageenan nhược điểm trên, giải phóng được nhiều carrageenan có
chất lượng tốt và độ nhớt dung dịch sản phẩm
Tiến hành thí nghiệm tương tự như mục 3.2.1, nhưng carrageenan được cải thiện đáng kể (đạt 972 cP với tỉ lệ
trong thí nghiệm này 5 mẫu rong đều dùng nhiệt độ nấu là nước/rong là 7,5/1 và đạt cực đại là 1110 cP khi dùng tỉ lệ
95oC, trong 60 phút với tỉ lệ khối lượng nước/rong lần nước/rong là 10/1).
lượt là 100/20 = 5,0/1; 150/20 = 7,5/1; 200/20 = 10/1;
Tuy nhiên, nếu sử dụng lượng nước nấu quá nhiều,
250/20 = 12,5/1; 300/20 = 15/1. Kết quả được thể hiện ở
Hình 7. làm tăng tốc độ phân cắt mạch carrageenan, nên độ nhớt
dung dịch sản phẩm carrageenan lại giảm. Vì vậy, với tỉ lệ
a. Hiệu suất chiết tách khối lượng nước/rong là 12,5/1, độ nhớt dung dịch
Theo Hình 7, khi nấu chiết với tỉ lệ khối lượng carrageenan giảm còn 934cP và với tỉ lệ khối lượng
118 Nguyễn Thị Thu Thùy, Lê Thị Liên Thanh

nước/rong là 15/1, độ nhớt dung dịch sản phẩm - Thời gian: 60 phút;
carrageenan còn 837cP. - Tỉ lệ khối lượng nước/rong: 10/1.
Từ kết quả trên Hình 7, tỉ lệ khối lượng nước/rong
được chọn là 10/1 để đảm bảo hiệu suất chiết tách và độ TÀI LIỆU THAM KHẢO
nhớt dung dịch sản phẩm carrageenan đều cao. [1] Trần Thị Luyến (2006), Công nghệ chế biến rong biển, Nhà xuất
bản Nông nghiệp.
4. Kết luận [2] Thanh Thi Thu Thuy, Tran Thi Thanh Thuy (2006), “Structural
Để thu được carrageenan từ rong sụn tươi ở Ninh analysis of carrageenan extracted from kappaphycus alvalezii in Ninh
Thuận có chất lượng và hiệu suất cao, cần sử dụng dung Thuan province”, Journal of Chemistry, Vol 44 (4), pp. 500 – 504.
dịch KOH và chế độ nấu chiết phù hợp. [3] Trần Đình Toại, Nguyễn Xuân Nguyên, Phạm Hồng Hải Nguyễn
Bích Thủy, Trần Thị Hồng (2006), Carrageenan từ rong biển sản
Thông số thích hợp của công đoạn ngâm rong trong xuất và ứng dụng, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
dung dịch KOH: [4] R.H. Wijffels, R. M. Buitelaar, C. Bucke, J. Tramper (1995),
Immobilized cells: Basics and Applications, Elsevier Science B.V.,
- Nồng độ dung dịch KOH: 6,5%; P.O. Box 211, 1000 AE Amsterdam, The Netherland.
- Thời gian ngâm: 80 phút. [5] W Yaphe, G Arsenault (1965), “Improved resorcinol reagent for the
determination of fructose, and of 3,6-anhydrogalactose in
Thông số thích hợp cho giai đoạn nấu chiết carrageenan: polysaccharides”, Analytical Biochemistry, vol. 13, no. 1, pp. 143-148.
- Nhiệt độ: 95oC;

(BBT nhận bài: 22/07/2015, phản biện xong: 21/09/2015)

You might also like