You are on page 1of 19

PHẦN 3

TIỂU LUẬN

MỐI QUAN HỆ CỦA ẢNH BÁO CHÍ VÀ MẠNG XÃ HỘI

Lý do chọn đề tài
Ảnh báo chí từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu, có những đóng
góp quan trọng cho việc cung cấp thông tin một cách toàn diện, sống động trên báo
in - một kênh thông tin quan trọng và hiệu quả. Ảnh báo chí xuất hiện từ cuối thế
kỷ XIX, tuy ra đời muộn hơn nhiều so với các thể loại báo chí khác nhưng nó vẫn
khẳng định được vị trí quan trọng của mình.

Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, con người tìm đến các phương
tiện thông tin đại chúng với mong muốn làm sao để trong một khoảng thời gian
ngắn nhất có thể tiếp nhận được một lượng thông tin nhiều nhất. Trong sự cạnh
tranh với phát thanh, truyền hình và báo in, báo trực tuyến thì bên cạnh đó mạng xã
hội cũng là một đối thủ cạnh tranh đáng gờm với ảnh báo chí. Từ lâu, mạng xã hội
đã là một công cụ đắc lực để đọc giả có thể nắm một lượng lớn thông tin chỉ qua
một cú lướt màn hình. Vậy hiện nay, liệu mạng xã hội có đang cạnh tranh gay gắt
với ảnh báo chí và các tác phẩm báo chí hay các mạng xã hội đang tương tác, hỗ
trợ ảnh báo chí và các tác phẩm báo khác tới tay độc giả một cách nhanh nhất và
hiệu quả nhất.

Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận này là ảnh báo chí và mạng xã hội, trong tiểu
luận này em tập trung nghiên cứu và tìm hiểu mối quan hệ của ảnh báo chí và
mạng xã hôi, tính cạnh tranh cũng như tương tác của ảnh báo chí và mạng xã hội
trong bối cảnh hiện nay.
I. TÍNH QUAN TRỌNG CỦA ẢNH BÁO CHÍ VÀ CÁC TRANG MẠNG XÃ
HỘI

1. Khái niệm về ảnh báo chí và mạng xã hội

1.1. Khái niệm ảnh báo chí

Tổ chức World Press Photo đưa ra định nghĩa cho ảnh báo chí: “Những tác phẩm
báo chí bao gồm ảnh đơn, ảnh bộ có tính năng kể chuyện. Nghĩa là có tính truyền tải
thông tin sinh động thuộc loại hình ảnh được đăng tải mỗi ngày trên báo in, báo mạng
bao gồm những đề tài được mọi người quan tâm, những tư liệu thời sự hoặc những biến
cố, sự kiện bất ngờ. Giá trị báo chí, truyền tải thông tin sẽ được ưu tiên đánh giá trước
tính nghệ thuật của bức ảnh.”

Ngày nay, trong điều kiện khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, ảnh báo chí
được sử dụng phong phú về số lượng trên báo in, báo trực tuyến. Trong phạm vi tiểu luận
em  chỉ đề cập đến chú thích của ảnh trên báo
mạng.

Bức ảnh đầu tiên trên thế giới mang tính


thời sự được ghi lại năm từ năm 1842. Đó là
bức ảnh chụp đám cháy lớn ở Hamburg do
một nhiếp ảnh người Đức thể hiện. Những mãi
đến cuối thể kỷ XIX, những bức ảnh thời sự
phản ánh sinh động tâm tư, cuộc sống của con
người mới xuất hiện trên những tờ báo và tạp
chí. Từ đó đến nay, ảnh luôn có mặt trên báo
và có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện nhiệm vụ thông tin toàn diện (phong phú
hơn)của các tờ báo

Trong một bài báo, hình ảnh chính là yếu tố quan trọng thu hút sự chú ý của độc
giả. Chính vì vậy, mỗi tin, bài quan trọng đều có vị trí dành cho phần hình ảnh. Đây là
yếu tố vừa giúp bổ sung thông tin, vừa góp phần giúp tác phẩm sinh động, cuốn hút và
chất lượng. Trong báo chí hiện đại, đặc biệt là với báo điện tử, vai trò của hình ảnh lại
càng lớn. Bởi, hình ảnh được bố trí phù hợp tạo điểm dừng hợp lý cho mắt người đọc.
Hình ảnh báo chí không chỉ đơn thuần minh họa mà phải chứa đựng nội dung thông tin.
Thông qua hình ảnh, độc giả cũng có thể hiểu cơ bản vấn đề mà bài báo đề cập.

Xu thế làm báo ngày nay, đặc biệt là báo điện tử đang dần “kiệm lời”, ít câu chữ
hơn mà thay vào đó là những hình ảnh truyền tải thông tin, hàm ý và thể hiện những điều
tác giả muốn thể hiện. Trước sự bùng nổ của mạng xã hội, các trang báo điện tử đã và
đang đổi mới cách làm báo truyền thống, chú trọng và đầu tư nhiều hơn cho phần hình
ảnh. Theo khảo sát từ một số trang báo điện tử, những tin, bài theo kiểu chùm ảnh luôn
thu hút sự quan tâm, tương tác của nhiều độc giả hơn. Bởi trên thực tế, bạn đọc rất ít khi
dành thời gian để đọc bài báo dài hàng ngàn từ, nhưng họ có thể thích thú xem hết bài
báo nếu được hỗ trợ bởi những bức ảnh đủ sức hấp dẫn.

1.2.Khái niệm mạng xã hội

Mạng xã hội là một nền tảng trực tuyến, là nơi mà mọi người có
thể xây dựng các mối quan hệ ảo với những người có chung tính
cách, sở thích, nghề nghiệp,… hoặc với cả những người có mối
quan hệ ngoài đời thực. Mạng xã hội hiện nay có nhiều dạng thức
và tính năng khác nhau, và có thể truy cập dễ dàng từ nhiều
phương tiện, thiết bị như máy tính bảng , laptop, điện thoại di
động, có thể kể đến một số mạng xã hội phổ biến hiện nay là
facebook, twittter, instagram…
Bên cạnh việc ảnh báo chí ngày càng phát triển, thì mạng xã hội cũng ngày càng xuất
hiện dày đặc các hình ảnh với tốc độ truyền tải chóng mặt. Thực tế cho thấy, các trang
MXH đem tới cho người dùng rất nhiều tiện ích nhờ tốc độ thông tin nhanh, gần như tức
thời; nội dung phong phú, hình thức sinh động, hấp dẫn. Nếu được sử dụng phù hợp,
đúng mục đích, MXH giúp mỗi cá nhân trao đổi thông tin, giải trí, kinh doanh trực tuyến
có hiệu quả; đồng thời, cũng là kênh thông tin quan trọng góp phần đưa các chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân nhanh chóng,
kịp thời.

Sau hơn một thập niên có mặt tại Việt Nam, từ năm 2007 internet đã phổ cập sâu
rộng vào đời sống xã hội. Và báo chí bắt đầu bước vào một giai đoạn khác, mở rộng
thông tin để tồn tại và tận dụng công nghệ để phát triển. Thế nhưng, đối thủ bất ngờ nhất
đã xuất hiện, chính là mạng xã hội với sự trợ lực của điện thoại thông minh và các thiết bị
di động khác. Vì vậy, yếu tố sống còn của báo chí hôm nay là tự quy hoạch về nội dung
như thế nào

II. SỰ TƯƠNG TÁC QUA LẠI GIỮA ẢNH BÁO CHÍ VÀ MẠNG XÃ HỘI

Mạng xã hội, với tính chất nhanh nhạy, rộng rãi và phạm vi tương tác đa chiều
không phân biệt thời gian và không gian, đang tác động mạnh mẽ tới toàn xã hội, trong
đó có báo chí. Do sự tiện lợi: nhanh, rộng, sâu tới mọi người, mạng xã hội đã trở thành
một phần tất yếu trong đời sống của hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới sử dụng nó
như một tiện ích được ưa chuộng nhất.
Theo Nghị định 97/2008/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp dịch vụ
Internet và thông tin điện tử trên Internet đã viết rằng: “Mạng xã hội trực tuyến là dịch vụ
cung cấp cho cộng đồng rộng rãi người sử dụng khả năng tương tác, chia sẻ, lưu trữ và
trao đổi thông tin với nhau trên môi trường Internet, bao gồm dịch vụ tạo blog, diễn đàn,
trò chuyện trực tuyến và một số hình thức khác”. Với những tính năng này, mạng xã hội
đã mang đến một không gian mới mẻ và đa dạng, rộng lớn cho tất cả các mọi người, đặc
biệt là báo chí.
Mối quan hệ giữa ảnh báo chí và mạng xã hội thể hiện sự tác động qua lại lẫn nhau,
báo chí và ảnh báo chí tác động thường xuyên, hàng ngày, hàng giờ, hàng phút đến mạng
xã hội và ngược lại, mạng xã hội cũng tác động liên tục và mạnh mẽ đến ảnh báo chí.

Trước hết, ảnh báo chí và mạng xã hội cùng là nguồn đề tài, nguồn tư liệu cho nhau.
Nếu như các bức ảnh báo chí mang tính thời sự cao trên báo chí nhanh chóng trở thành đề
tài bàn luận và chia sẻ trên mạng xã hội thì ngược lại, những thông tin, tư liệu cá nhân
phong phú trên mạng xã hội cũng là nguồn thông tin tham khảo, gợi ý phong phú và vô
tận đối với các nhà báo. Nguồn thông tin đó lưu chuyển lẫn nhau. Ảnh báo chí sử dụng,
thẩm định, phát triển nguồn thông tin từ mạng xã hội và mạng xã hội chia sẻ, quảng bá,
bàn luận, thẩm định các tác phẩm ảnh báo chí đã được đăng tải.

Ngay trong quá trình bàn luận, chia sẻ thông tin trên mạng xã hội, ảnh báo chí và tác
phẩm báo chí theo dõi để nắm bắt được dư luận xã hội và các chiều hướng nhận thức của
công chúng. Nhờ vậy mà các bài báo tiếp theo của báo chí đi đúng hướng, đa chiều  và
phong phú hơn. Chính trong sự tác động qua lại với mạng xã hội, cách thức, quy trình
làm báo của nhà báo đã có nhiều thay đổi. Nhà báo nhận thấy vai trò của công chúng
trong việc chủ động tham gia vào quá trình thông tin, đón nhận điều này như một tất yếu
và điều chỉnh cho phù hợp.

Các làn sóng tin tức được tạo nên qua quá trình tương tác đã tạo ra những phản hồi
mạnh mẽ về thông tin các bức ảnh báo chí đưa ra, việc này giúp cho thông tin trở nên có
sức ảnh hưởng lớn, tăng hiệu ứng truyền thông rõ nét. Các thành viên của mạng xã hội có
cơ hội cùng nhau nói lên tiếng nói của mình, trong nhiều hoàn cảnh tiếng nói của họ giúp
đỡ được những người gặp khó khăn trong các thông tin được đưa, hay ảnh hưởng đến sự
quyết định của các cơ quan chức năng về một vấn đề nào đó. Nhưng đôi lúc, hiệu ứng của
làn sóng dư luận trên mạng xã hội đi theo một hướng tiêu cực, gây nên sự tranh cãi sâu
sắc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhân vật của thông tin báo chí đó. Ví dụ, trường
hợp cư dân mạng bình luận về em học sinh Đỗ Nhật Nam đã được báo chí phản ánh và
định hướng.
Do vậy, trong quá trình tương tác qua lại với mạng xã hội, báo chí và ảnh báo chí
còn thực hiện việc định hướng, điều chỉnh thông tin trên mạng xã hội. Thông tin từ mạng
xã hội lại (nhiều khi) mang tính cá nhân, khúc đoạn, chưa được kiểm chứng và nhìn
chung là được lan truyền theo kiểu “một đồn mười, mười đồn trăm”. Chỉ khi báo chí tiếp
nhận, xử lý, kiểm chứng và tổ chức lại thông tin thì thông tin từ mạng xã hội mới rõ đúng
sai đáng tin cậy hay không. Và như vậy, công chúng một mặt tiếp nhận thông tin từ
mạng xã hội như một nguồn nhanh nhạy, đa chiều, thoải mái trong tiếp nhận thì cũng
đồng thời dựa vào báo chí để kiểm chứng độ chính xác của thông tin. Kiểm chứng, điều
chỉnh thông tin trên mạng xã hội một cách thường xuyên, báo chí tác động vào dư luận xã
hội, hình thành dư luận xã hội đúng đắn, kịp thời.

Điều này cũng tác động đến cách thức tổ chức thông tin của báo chí. Thực tế cho
thấy, các thành viên sau khi tham gia trên mạng xã hội trong một sự kiện, một vấn đề
nóng hổi nào đó họ thường tìm kiếm thông tin từ báo chí, nơi mà họ cho là có thể tin
tưởng để giải đáp thêm, tìm hiểu thêm về những sự kiện, xác thực đó không là lời đồn.
Tờ báo nào nhanh nhạy đáp ứng được sự tìm kiếm này sẽ có khả năng “hút” độc giả một
cách mạnh mẽ và rộng lớn. Hơn thế số lượng độc giả thường xuyên truy cập các trang
mạng xã hội, việc đăng tải bài trên đó giúp người đọc nắm bắt và tìm đến trang báo đó để
tìm hiểu. Vận dụng điểm này mạng xã hội, các tờ báo mạng thường xuyên đăng tải bài
viết của mình trên đó, thông qua hình thức thông tin và kèm theo đường link.
Vụ cháy cây xăng Quân đội trên phố Trần Hưng Đạo xảy ra vào lúc hơn 13g ngày
03.06.2013, đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Phóng viên của tờ báo
VnExpress đã nhanh chóng có mặt và đến 13g58 trên báo này tin tức về vụ cháy đã được
đăng tải (cùng lúc sự kiện cũng được đăng trên mạng xã hội Facebook).

Nhờ sự có mặt của mạng xã hội đã góp phần làm cho nhà báo, tờ báo gần gũi hơn với
độc giả, đối thoại trực tiếp với người đọc. Đây chính là nét đổi mới so với cung cách làm
báo truyền thống. Trước đây, tờ báo và nhà báo chủ động cung cấp thông tin cho độc giả,
không nắm bắt được sự mong muốn được chia sẻ, được đối thoại của người đọc. Ngày
nay, họ có thể trao đổi trực tiếp với các thành viên mạng và hình thành trong đầu những ý
tưởng cho nhiều bài báo mới của mình. Các tin tức mà báo chí đề cập giúp ảnh báo chí
trở nên tiếp cận nhanh hơn, cụ thể hơn, xác thực hơn và đáp ứng nhu cầu công chúng tốt
hơn so với thời kỳ ảnh báo chí trước đây. Mọi người đều có thể tạo ra và lan truyền tin
tức họ muốn được chia sẻ, được cùng nhiều người bàn thảo, thậm chí muốn tạo nên dư
luận xã hội. Như vậy, việc cung cấp thông tin và cả bình luận về thông tin không còn là
độc quyền của nhà báo. Điều này góp phần tạo mối quan hệ bình đẳng giữa nhà báo và
công chúng.
Nhờ những tính năng của mạng xã hội mà nhà báo, tòa soạn báo có thể dễ dàng theo
dõi được các ý kiến góp ý, các quan điểm, sự nhận xét của họ về vấn đề được nói đến
trong bài báo (thông tin) đó thông qua phần thích, bình luận, chia sẻ đó. Từ đó, nhà báo,
cơ quan báo chí đó có thể viết bài đăng tải các tin tức cũng như hình ảnh sao cho phù hợp
với nhu cầu của độc giả. Và nhà báo cũng có thể đưa ra các quan điểm của mình để cùng
nhau thảo luận, bình luận với công chúng, có thể phản hồi một cách trực tiếp thông qua
phần “comment” (bình luận).

Như vậy, mối quan hệ giữa ảnh báo chí và mạng xã hội là mối quan hệ tác động qua lại
lẫn nhau. Quá trình hoạt động báo chí và cụ thể hơn là trong đó có ảnh báo chí đang song
hành và có sự tương tác mạnh mẽ với mạng xã hội, ở đó ảnh báo chí vừa cung cấp thông
tin, đề tài cho mạng xã hội vừa thu nhận được từ đó nguồn tư liệu, nguồn gợi ý đề tài,
nguồn đánh giá, thẩm định chất lượng thông tin. Với sự tham gia, đồng hành của mạng xã
hội vào đời sống thông tin, có thể thấy hoạt động báo chí và ảnh báo chí trở nên sôi động
hơn, đa chiều, thiết thực hơn.

1. Tính cạnh tranh

  Bên cạnh mặt tương tác, kích thích lẫn nhau, ảnh báo chí và mạng xã hội còn cạnh
tranh lẫn nhau nhằm thu hút sự chú ý và tham gia của công chúng. Trong mối tương quan
cạnh tranh, cả ảnh báo chí và mạng xã hội đều cố gắng phục vụ tốt hơn nhu cầu của công
chúng.

  Thông tin của ảnh báo chí mang những đặc điểm: tính thời sự, tính công khai, tính
mục đích, tính định kỳ đều đặn, tính phong phú, đa dạng và nhiều chiều, tính dễ hiểu, dễ
nhớ, dễ làm theo và tính tương tác. Trước đây khi mạng xã hội chưa ra đời, có thể nói đó
là những đặc điểm chỉ có ở thông tin trong ảnh báo chí, nhưng với sự ra đời của mạng xã
hội, các tờ báo không còn nguồn duy nhất cung cấp thông tin và phân phối thông tin hàng
ngày tới đông đảo công chúng nữa mà mạng xã hội cũng đã trở thành một môi trường
cung cấp, truyền bá và tương tác thông tin rất nhanh thông tin rất nhanh.
 Mạng xã hội và ảnh báo chí cạnh tranh ở các mặt:

 - Cạnh tranh về thông tin thời sự: ảnh báo chí và mạng xã hội đều nỗ lực phản ánh
nhanh nhất những sự kiện mới xảy ra trong đời sống. ảnh báo chí khi thông qua các bài
báo được biết đến như là kênh thông tin nhanh nhạy, phổ biến, sâu rộng. Trước sự linh
hoạt, nhạy bén của mạng xã hội trong việc cập nhật những thông tin mới ở tất cả các mặt
trong đời sống của người dân, ảnh báo chí đã gặp phải sức ép về cạnh tranh thông tin.
“Facebook, Twitter, Google+... đã trở nên quá quen thuộc với người dân trên khắp thế
giới, thu hút hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ người sử dụng, tạo ra một cộng đồng cực
kỳ lớn, với tốc độ lan tỏa thông tin chóng mặt. Ngay cả những trang thông tin điện tử,
một loại hình báo chí mới, đôi khi cũng thua kém mạng xã hội trong việc lan tỏa thông
tin, ít nhất dưới góc độ thời gian.

  Một tòa soạn với số lượng phóng viên có hạn nên không thể nào nắm bắt ngay những
thông tin nóng hỏi diễn ra ở mọi nơi. Nhưng mạng xã hội thì lại làm được điều này do
thành viên trong mạng xã hội rất đông đảo, hàng triệu người nên nếu có một sự kiện quan
trọng vừa mới xảy ra thì ngay tức khắc trên mạng xã hội đã có.

  Do vậy, trong nhiều trường hợp, thông tin về sự kiện mới xảy ra xuất hiện trên mạng
xã hội trước khi xuất hiện trên báo chí. Điều này là do người sử dụng mạng xã hội có mặt
ở khắp mọi nơi, họ có thể thu nhận những hình ảnh, âm thanh về sự kiện mới xảy ra bất
cứ lúc nào và tải lên mạng xã hội, trước cả khi nhà báo phát hiện và tiếp cận sự kiện.
Trong sự kiện trận động đất, sóng thần xảy ra ở Nhật Bản năm 2011, riêng buổi chiều
ngày 11.03.2011, đã có hơn 9.000 clip liên quan đến trận động đất và 7.000 clip liên quan
đến trận sóng thần được tải lên Youtube. Những hình ảnh và video clip này về sau đã
được các báo chí ở Nhật Bản cũng như trên thế giới xâu chuỗi và sử dụng, góp phần
thông tin cho công chúng toàn thế giới cái nhìn toàn cảnh về thảm họa thiên nhiên này.
Sự nhanh nhạy đó của mạng xã hội đã tạo ra sức ép để ảnh báo chí trên các tác phẩm báo
đẩy nhanh tốc độ cập nhật tin tức, đồng thời, khẳng định vai trò của mình là người cung
cấp thông tin chính thống. Thông tin của ảnh báo chí là thông tin đã qua kiểm chứng,
thẩm định, mang tính tin cậy và được công chúng coi như nguồn để đánh giá, kiểm chứng
thông tin trên mạng xã hội.

  - Cạnh tranh về tính công khai, nhiều chiều: Thông tin của ảnh báo chí và mạng xã hội
đều mang tính công khai, đa dạng và nhiều chiều, thậm chí do không phụ thuộc vào cơ
quan chủ quản nên thông tin còn có phần công khai và nhiều chiều hơn. Mạng xã hội có
thế mạnh về việc giao lưu, chia sẻ, trình bày cảm xúc nên các thành viên có thể thoải mái
trình bày quan điểm của mình. Ở một góc độ nào đó điều này đã làm cho thông tin trên
mạng xã hội vượt qua được rào cản cá nhân để trở nên đa dạng nhiều chiều. Mặt khác cho
thấy, điều kiện trao đổi trên mạng xã hội cũng thẳng thắn hơn trên các trang báo, ở đó các
cá nhân bình luận một cách tự do nhất, góp ý một cách thẳng thắn nhất và do vậy thông
tin cũng có sự nhiều chiều hơn bởi nó qua góc nhìn của nhiều người.

  Trong sự cạnh tranh này, ảnh báo chí vừa nâng cao tính công khai, nhiều chiều vừa
thực hiện chức năng định hướng, hướng dẫn nhận thức phù hợp hơn đối với các cuộc
thảo luận trên mạng. Điều này thể hiện sức mạnh của báo chí thông tin hình trong bối
cảnh mạng xã hội trở nên ngày càng phổ biến.

 - Cạnh tranh về tính tương tác: Trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí, PGS.TS Nguyễn Văn
Dững có viết “Trong truyền thông, tương tác có nghĩa là sự tác động, giao tiếp hai chiều
qua lại giữa chủ thể với khách thể truyền thông, giữa nhà truyền thông với công chúng
trong điều kiện và vấn đề cụ thể nào đó”. Trong một cuốn sách khác, cuốn Truyền thông
lý thuyết và kỹ năng cơ bản, PGS.TS Nguyễn Văn Dững cũng chỉ ra một trong những
nguyên lý của truyền thông là “trong quá trình truyền thông, tần suất tương tác giữa chủ
thể và khách thể càng nhiều, càng bình đẳng, càng nhiều người tham gia bao nhiêu, thì
năng lực và hiệu quả truyền thông càng cao bấy nhiêu”.

 Tính tương tác là một trong những thế mạnh của ảnh báo chí, đặc biệt là báo mạng
điện tử, tuy nhiên báo mạng điện tử cũng bị cạnh tranh bởi mạng xã hội ở ngay thế mạnh
này. Mạng xã hội sẽ “chết” nếu nó ngừng tương tác với công chúng do vậy mà bất cứ
trang mạng xã hội nào cũng luôn biết phát huy thế mạnh này. Trên Facebook, tính tương
tác thể hiện ngay phần bình luận trong mục Cảm xúc cá nhân, trong nhóm, trong trang
hay cả trong phần Confession. Còn ở Youtube thì phần bình luận ở ngay phía dưới mỗi
video, và người có tài khoản của Youtube có thể ngay lập tức tham gia bình luận.

Nhờ tính năng tương tác mà cư dân mạng được thỏa sức thể hiện ý kiến, bình luận về
vấn đề mà mình quan tâm. Mỗi người lại mang những quan điểm, nhìn nhận vấn đề khác
nhau tạo ra những luồng ý kiến khác nhau. Cũng không thiếu những độc giả trung thành,
họ thực sự quan tâm đến những vấn đề những sự kiện và họ đi sâu tìm hiểu để đưa ra
những ý kiến sắc bén, có lý. Chính họ đã đóng góp những cái nhìn mới mẻ cho vấn đề.
Đây là một kênh quan trọng để các nhà báo cũng nắm bắt các chiều hướng dư luận.

  Báo chí với những cuộc phỏng vấn độc quyền là cầu nối giữa những người nổi tiếng,
những người của công chúng đến với khán giả, người hâm mộ. Trước kia, câu chuyện về
đời sống gia đình, về công việc hay những tâm tư, nguyện vọng của những người nổi
tiếng, những người được công chúng quan tâm như ca sĩ, diễn viên, vận động viên, MC
truyền hình... phần lớn là do báo chí đăng tải với những bài viết hay những bài phỏng vấn
nhân vật. Nhưng từ khi mạng xã hội ra đời, mà tiêu biểu là Facebook với cách các tính
năng như trang, nhóm thì người nổi tiếng càng có nhiều cơ hội để gần hơn với những
người hâm mộ. Và công chúng cũng không nhất thiết phải thông qua báo chí mới biết
thông tin về cuộc sống, công việc thần tượng của mình.

 Dường như mạng xã hội có thể cung cấp mọi thông tin, từ những thông tin ảnh hưởng
đến đời sống của nhiều người như động đất, sóng thần, bão lũ, hỏa hoạn, chiến tranh,
đâm xe, bạo lực, tội phạm… đến những điều nhỏ nhặt bình thường nhất trong cuộc sống
riêng tư sinh hoạt mỗi người. Không chỉ vậy, những tiện ích chia sẻ của mạng xã hội giúp
người dùng được tùy chọn để tạo ra một không gian riêng, khiến ai cũng có cơ hội trở
thành trung tâm của đám đông. Các mạng xã hội đem đến cho những người tham gia
nhận thức rằng họ đang là một phần của câu chuyện. Trong sự cạnh tranh đó, “mạng xã
hội đã buộc các cơ quan báo chí phải thay đổi cách suy nghĩ từ làm báo một chiều sang
đối thoại hai chiều với độc giả”. (Theo ông Lưu Vũ Hải, cục trưởng Cục Phát thanh
truyền hình - thông tin điện tử, tại hội thảo Mạng xã hội và báo chí do Bộ Thông tin -
Truyền thông phối hợp với Đại sứ quán Thụy Điển tổ chức tại Huế ngày 28.10.2011).

Ảnh báo chí ý thức sự lớn mạnh của mạng xã hội. Công chúng yêu thích mạng xã hội
bởi thông tin nhanh nhạy và khả năng tạo ra diễn đàn bàn luận công khai, sôi nổi, thoải
mái. Trong môi trường đó, ảnh báo chí không phủ định vai trò của mạng xã hội mà ngược
lại, lấy đó làm động lực để cạnh tranh. Trong điều kiện mạng xã hội ngày càng tỏ ra có
thế mạnh trong việc cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, đa chiều thì nhà báo cần
phải phát huy thế mạnh nghề nghiệp của mình tức cung cấp thông tin một cách khách
quan, chính xác với tính định hướng cao.
2. Khả năng tương tác, tận dụng hỗ trợ lẫn nhau

  Trong hội thảo “Tác động của truyền thông xã hội lên tác nghiệp báo chí” do Trung
tâm nghiên cứu truyền thông phát triển (RED) tổ chức ngày 24.12.2013, ông Lưu Đình
Phúc đặt vấn đề truyền thông xã hội đang cạnh tranh với các phương tiện truyền thông.
Theo ông, kết quả các khảo sát cho thấy hiện số người xem truyền hình, đọc báo, tạp chí,
báo mạng, nghe đài... lớn hơn truyền thông xã hội. Tuy nhiên, một số nhà báo tại hội thảo
cho rằng nhìn ra thế giới thì có nơi truyền thông xã hội đã chiếm ưu thế trong cuộc “giành
giật” công chúng với báo chí. Còn theo ông Nguyễn Quang A (nguyên chủ tịch Hội Tin
học Việt Nam) thì báo chí chính thống và truyền thông xã hội hoàn toàn có thể cộng sinh
với nhau trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin thật sự của bạn đọc.

Thông qua sự quảng bá của mạng xã hội, nếu những thông tin có chất lượng, lập
luận khoa học, sắc bén được người đọc thừa nhận… thì thương hiệu của tờ báo, uy tín
của nhà báo được nâng lên. Nếu mạng xã hội tiếp nhận, truyền bá và thảo luận về một bài
báo, một bức ảnh báo chí nào đó thì đây sẽ là kênh có hiệu ứng lan truyền nhanh, mạnh
nhất, tới được số lượng độc giả gấp nhiều lần so với việc nó chỉ được đăng tải trên trang
báo chính thức. Trên thực tế, đã hình thành thói quen công chúng tiếp nhận thông tin trên
báo chí ngay trên mạng xã hội.
 Tương tác với mạng xã hội, hiệu ứng của truyền thông đạt mức cao, bởi số lượng
người tham gia bình luận, đóng góp ý kiến, lượt chia sẻ thông tin chính là con số thiết
thực nhất để đánh giá thông tin mà nhà báo đưa ra, quá trình truyền thông có thành công
hay không. Qua đó mỗi nhà báo sẽ rút ra được kinh nghiệm trong việc nâng cao khả năng
tương tác của mình đối với công chúng thông qua việc tiếp tục khai thác những thông tin
liên quan đến những tin tức mà độc giả đang quan tâm nhiều nhất.

 Cũng qua mạng xã hội, độc giả tiếp cận sâu hơn với thông tin mà ảnh báo chí cung
cấp, giúp họ hiểu hơn về vấn đề mà mình quan tâm, qua đó họ sẽ gửi những bài luận,
những ý kiến có chiều sâu cho tòa soạn, và mong muốn trở thành cộng tác viên cho mảng
bài mà họ quan tâm. Mạng xã hội đã tạo ra sự gắn bó giữa độc giả và người làm báo, mỗi
độc giả đều có thể viết về lĩnh vực mà họ quan tâm, và có thể lan truyền tin tức trên mạng
xã hội, và họ có thể trở thành những cộng tác viên cho cơ quan báo chí.

 Trong điều kiện thực tế hiện nay, mỗi một nhà báo, phóng viên còn là thành viên
trong cộng đồng cư dân mạng. Chính vì vậy, họ có điều kiện nắm bắt dư luận, cập nhật
thông tin. Nhiều vấn đề, sự kiện được xã hội quan tâm, được bàn luận sôi nổi trên các
trang mạng xã hội chính là dư luận xã hội mà báo chí quan tâm và muốn nắm bắt. Nắm
bắt, triển khai những đề tài ý tưởng, giải đáp được những bức xúc, nhu cầu thông tin này
một cách nhanh chóng, chính là hiệu quả mà báo chí có thể mang lại. Sự nhanh nhạy của
cơ quan báo chí và người làm báo, trả lời được những thắc mắc và cung cấp trúng, đúng
nhu cầu thông tin của công chúng.

  Có thể thấy, ảnh báo chí đã sử dụng mạng xã hội như công cụ phục vụ đắc lực. Các
mạng xã hội phổ biến với báo chí như Facebook, Twitter, Blogspot, Wordpress, Google+,
Multiply… là những trang mạng xã hội thu hút đông đảo những người làm báo. Các cơ
quan báo chí tận dụng các mạng xã hội này trong việc truyền thông, nâng cao hiệu quả
báo chí, và là kênh tương tác hiệu quả giữa nhà báo với công chúng. Tại tọa đàm nghiệp
vụ Khai thác mạng xã hội phục vụ công tác thông tin báo chí do Đại sứ quán Australia tổ
chức, Ông Phan Lợi - Phó tổng thư ký tòa soạn Báo Pháp Luật TP.HCM - dẫn chứng, vụ
một đoàn tình nguyện viên đến bản heo hút ở Sơn La và phát hiện nhiều kiện hàng có
xuất xứ Phần Lan vứt dầm mưa dãi năng nhiều năm. Họ đã chụp ảnh đưa lên Facebook
và ngay lập tức nhiều phóng viên đã lần theo thông tin trên Facebook để tìm đến đúng địa
chỉ và phát hiện ra 1 dự án năng lượng mặt trời đã nghiệm thu từ cuối năm trước. Các bài
điều tra của báo chí sau đó đã khiến Chính phủ phải cử đoàn đi kiểm tra và yêu cầu các
bộ, ngành liên quan báo cáo.

 Như vậy, mạng xã hội và ảnh báo chí có mối quan hệ mật thiết. Mặc dù, ảnh báo chí
bị mạng xã hội cạnh tranh gay gắt nhưng khi biết tận dụng mối quan hệ này thì ảnh báo
chí sẽ có thêm một trợ thủ đắc lực, một môi trường tương tác và có nhiều điều kiện thuận
lợi hơn để phát triển. Việc khai thác thông tin dần dễ dàng hơn, nội dung thông tin đa
dạng, phong phú, hấp dẫn bạn đọc. Sự tương tác giữa ảnh báo chí và công chúng không
còn là vấn đề khó khăn nữa, đặc biệt là lượng độc giả vô cùng lớn từ mạng xã hội sẽ có
nhiều điều kiện tiếp xúc với ảnh báo chí, với các tờ báo để trở thành những độc giả quen
thuộc của báo chí.

III. MẠNG XÃ HỘI CÓ NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC
NHƯ THẾ NÀO TỚI TÍNH THÔNG TIN VÀ CHÍNH XÁC CỦA ẢNH BÁO
CHÍ?

Như đã nói ở trên, mạng xã hội có rất nhiều tính tương tác với báo chí và ảnh báo chí
trong đó có cả tác động tiêu cực và tích cực.
Với tính chất nhanh nhạy và cập nhật gần như tức thời, mạng xã hôi có thể giúp ảnh
báo chí có thể được chia sẻ rộng rãi tới mọi đối tượng một cách nhanh chóng, chỉ với một
chiếc điện thoại thông minh mọi người đã có thể chia sẻ mọi bài báo, mọi hình ảnh liên
quan tới sự việc đó lên facebook và các mạng xã hội khác, giúp tính phổ biến của ảnh báo
chí trở nên mạnh mẽ.
Kể từ khi mạng xã hội ra đời và phát triển bùng nổ trong hơn 1 thập kỷ trở lại đây tại
Việt Nam, điển hình là: Facebook, YouTube, Twitter…, báo chí đã chịu những tác động
mạnh mẽ, từ việc thua thiệt trong thông tin ban đầu, sự chậm trễ trong đưa tin, thậm chí
bị mạng xã hội “dắt mũi” đưa tin sai lệch, không kiểm chứng đến bị chia sẻ thị phần
quảng cáo một cách đáng báo động…

Cùng môi trường, nền tảng Internet. Nhưng rõ ràng, ảnh báo chí và mạng xã hội có
quan hệ hết sức gắn bó, mật thiết, khăng khít. Khi mạng xã hội xuất hiện ngày càng nhiều
tính năng mới, thậm chí vượt trội so với báo chí, kể cả truyền hình, thì việc chú trọng đến
những thách thức mà mạng xã hội đưa đến để tìm cách khắc phục, sống chung là điều
phải được tính đến một cách kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, báo chí cũng không thể không tận
dụng tối đa những lợi thế mà mạng xã hội đem lại, đó là việc tìm kiếm thông tin trên
mạng xã hội, thẩm định, lựa chọn để triển khai đề tài một cách bài bản, sâu sắc, khai thác
nội dung, tư liệu một cách phù hợp, được kiểm chứng trên mạng xã hội; là việc mượn
mạng xã hội để quảng bá, lan truyền báo chí, giúp bạn đọc dễ dàng tiếp cận hơn đối với
từng tác phẩm báo chí, cũng như cơ quan báo chí, thông qua việc lập những trang quảng
bá trên môi trường mạng xã hội; thông tin nhanh nhạy, rộng khắp, đa chiều, khách quan,
thiết thực tới công chúng báo chí; thăm dò, nắm bắt dư luận xã hội quan tâm đến vấn đề,
lĩnh vực thông tin nào để có thể phục vụ bạn đọc một cách tốt nhất, vì mục tiêu phát triển
chung; góp phần lan tỏa, tạo hiệu ứng xã hội mạnh mẽ đối với những sự việc, vấn đề nào
đó nhiều người quan tâm, nhằm tác động rõ rệt đến cơ quan chức năng, qua đó giải quyết
triệt để, tận gốc, hiệu quả những bất hợp lý, những khuất tất, mặt trái… mà báo chí phản
ánh trung thực, khách quan, chân xác, mang tính xây dựng đầy tích cực… Và điều không
kém phần quan trọng, thông qua mạng xã hội, báo chí góp phần tích cực, trách nhiệm,
hiệu quả trong việc giúp cộng đồng mạng, cũng như xã hội nhận thức đúng bản chất vấn
đề, sự việc với những sự phân tích, lý giải khoa học, chân xác, thuyết phục, góp phần
giúp điều chỉnh nhận thức, hành vi, định hướng dư luận xã hội hiểu đủ, hiểu đúng vấn đề
một cách kịp thời, qua đó hành động đúng, nhất là với những vấn đề nhiều người quan
tâm.
1.Tác động tích cực

Nhờ những ưu điểm vượt trội như nhanh nhạy


và độ bao phủ rộng, phổ biến các mạng xã hội
như Facebook và Twitter giúp các bài báo, các
hình ảnh báo chí được phủ sóng sâu rộng và
nhanh nhạy, nhanh chóng tiếp cận tới nhiều đối
tượng

Có nhiều kế hoạch, biện pháp để ảnh báo chí tương tác tích cực với mạng xã hội, đó là
việc hợp tác với mạng xã hội trong việc phát hiện, tìm kiếm, lựa chọn, lan tỏa thông tin
một cách có thẩm định, chuẩn xác, khách quan, vì mục đích xây dựng một cách kịp thời,
sâu rộng trên các tính năng ưu việt xuất hiện ngày càng nhiều, phổ biến…ảnh báo chí tập
trung coi trọng đổi mới nội dung, hình thức thông tin nhiều giải pháp khác nhau để đem
đến bạn đọc, công chúng những thông tin đa dạng, phong phú, sâu sắc, khách quan cần
thiết, nhiều người quan tâm, có hàm lượng tri thức cao, phù hợp với đông đảo bạn đọc, có
chức năng giáo dục, thẩm mĩ, định hướng chuẩn mực. ảnh báo chí tích cực, thường xuyên
lắng nghe những dư luận trên mạng, phân tích, thẩm định, sàng lọc thông tin để từ đó có
những kế hoạch, chiến lược, giải pháp cho việc tổ chức thông tin một cách khoa học, đa
chiều, mang tính lý lẽ, luận giải để phản biện, chống lại cái sai, cái lệch lạc và chứng
minh, ủng hộ sự thật khách quan, đúng đắn… ảnh báo chí cần là lực lượng chính yếu
trong việc chống lại các thế lực thù địch, những phần tử chống phá các quan điểm, chính
sách, đường lối phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn, bền vững của Đảng và Nhà nước ta
trên nhiều lĩnh vực, mặt trận khác nhau… một cách kịp thời, cương quyết, thuyết phục…
Đồng thời ảnh báo chí cần cân bằng dung lượng thông tin về các mặt tích cực và tiêu cực,
về cái đẹp và cái xấu…, thông tin có trách nhiệm, mang tính nhân văn trên tất cả các lĩnh
vực khác nhau để giúp bức tranh về tình hình đất nước luôn đúng mực, khách quan, chính
xác hơn, tạo niềm tin cần thiết, có lợi cho sự phát triển chung của quốc gia, dân tộc…
tượng bạn đọc , giúp tin tức nhanh chóng tiếp cận các đọc giả ở khắp mọi nơi trên thế
giới.

2. Tác động tiêu cực

Những đặc điểm và tính năng của truyền


thông xã hội và mạng xã hội đã giúp cho
các tổ chức cũng như những người sử
dụng mạng xã hội (Facebook, Twitter,
Youtube… có thể tiếp cận thông tin một
cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, chính
những đặc điểm đó lại khiến tin tức báo
chí giả, hình ảnh báo chí xuyên tạc ngày
càng được phát tán một cách rộng rãi hơn. Chỉ cần một người dùng đăng tải một
thông tin giả mạo hay một hình ảnh xuyên tạc, ngay lập tức hàng trăm bạn bè có thể
tương tác với thông tin đó bằng việc thích (like), chia sẻ (share), bình luận (comment),
đánh dấu thẻ (tag) bất kỳ ai vào chủ đề đó và nâng lượng tiếp cận thông tin đó lên cấp số
cộng, số nhân. Chưa kể, nếu người dùng đó là một người nổi tiếng hay có sức ảnh hưởng
nhất định tới công chúng thì sự phát tán ngày càng mạnh mẽ. Đây chính là khả năng lan
toả thông tin nhanh chóng của truyền thông xã hội. Có rất nhiều người sử dụng mạng xã
hội để phát tán thông tin dưới dạng tin nhắn, hoặc đăng trong các hội/nhóm (kín, bí mật).
Chính vì tính năng này mà một thông tin báo chí, một bức ảnh báo chí sai sự thật khi
được đăng tải trên các hội nhóm sẽ có thể tiếp cận được số lượng người khổng lồ trong
một vài phút khiến những thông tin giả được phát tán một cách nhanh chóng hơn. Xuất
hiện lần đầu tiên vào năm 2012, thuật ngữ “dark social” dành để mô tả các tương tác xã
hội không thể đo lường và theo dõi bằng các cách phân tích thông thường, đáng chú ý
trong đó là các ứng dụng tin nhắn và các tin nhắn được tích hợp cùng các mạng xã hội.
Cho đến nay, dark social vẫn là “lỗ đen dữ liệu” thường bị bỏ qua. Vấn đề ở đây là khi
hoạt động chia sẻ thông tin của người dùng được xem là nguồn dữ liệu chính, thì việc xác
định nguồn dẫn, người chia sẻ thông tin, cảm xúc và lý do chia sẻ thông tin của những dữ
liệu từ dark social lại không có câu trả lời.

I IV. KẾT LUẬN


Báo chí đa nền tảng (multi platform journalism) là xu hướng báo chí giúp công chúng có
thể tiếp cận thông tin trên nhiều các nền tảng khác nhau: máy tính, thiết bị di động, báo
trực tuyến và đặc biệt là các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Zalo... Đa nền tảng là
xu thế buộc báo chí và ảnh báo chí phải “biến đổi” để công chúng có thể tiếp cận thông
tin bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào họ muốn, trên bất cứ nền tảng nào mà họ có.
Nền báo chí Việt Nam hiện đang trong quá trình đổi mới, đó là sự thay đổi nếp tư duy
làm nghề từ mô hình cũ sang mô hình mới: Mang đến những nội dung công chúng cần,
chứ không phải sản xuất nội dung mình có.
Việc khai thác mạng xã hội đối với ảnh báo chí không chỉ có tạo ra các nền tảng mới để
phát hành nội dung, mà là tạo ra sân chơi, để biến công chúng, từng thành viên mạng xã
hội, thành kênh truyền thông thứ cấp của mình. Công chúng vừa là đối tượng phục vụ,
vừa là người tiêu dùng tin tức của báo chí nhưng đồng thời lại là kênh phân phối, kênh
PR quảng cáo cho ảnh báo chí
Ảnh báo chí phải được định vị lại để phát huy vai trò của mình trong hệ sinh thái truyền
thông mới, trong cuộc cách mạng truyền thông trong kỷ nguyên Internet vạn vật. Đặc
điểm nổi bật trong hệ sinh thái truyền thông mới là sự tham gia bình đẳng của nhiều bên
vào những quá trình truyền thông. Môi trường truyền thông đa chiều, đa hình thái, đa nền
tảng, đa tiếp nhận. Nội dung có thể được chuyển tiếp, chia sẻ và tương tác giữa những
người dùng mà không cần bộ lọc, kiểm chứng thông tin của bên thứ ba. Công chúng
không còn đơn thuần là khách hàng của báo chí chính thống mà là một khâu quan trọng
trong sáng tạo sản phẩm truyền thông. Và vì thế, công việc của báo chí hôm nay là tạo ra
một cộng đồng công chúng tích cực hơn, dân chủ hơn để họ đồng hành với cơ quan báo
chí.bb

N Như vậy, mạng xã hội và ảnh báo chí có mối quan hệ mật thiết. Mặc dù ảnh báo chí bị
mạng xã hội cạnh tranh gay gắt nhưng khi biết tận dụng mối quan hệ này thì ảnh báo chí
sẽ có thêm một trợ thủ đắc lực, một môi trường tương tác và có nhiều điều kiện thuận lợi
hơn để phát triển. Việc khai thác thông tin dần dễ dàng hơn, nội dung thông tin đa dạng,
phong phú, hấp dẫn bạn đọc.

KẾT LUẬN
Báo cáo tốt nghiệp là kết quả sau 4 năm học ở khoa Nhiếp ảnh trường Đại Học Sân Khấu
Điện ảnh Hà Nội, bài báo cáo có 4 phần bao gồm: phóng sự ảnh “ cuộc sống của người
dân ven đô làng Phúc Xá” , 5 ảnh tin và bài tiểu luận tốt nghiệp về vấn đề “ mối quan hệ
giữa ảnh báo chí và mạng xã hội”. Đây là lần đầu em làm báo cáo tốt nghiệp vậy nên
không thể tránh khỏi những sai sót không đáng có, em mong các thầy cô có thể đưa ra
những góp ý giúp em khắc phục những sai sót. Em xin chân thành cảm ơn !

You might also like