You are on page 1of 29

TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT ĐÀ NẴNG

BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT


TỔ VÕ VOVINAM


TIỂU LUẬN MÔN VOVINAM


Đề tài:
VẬN DỤNG VOVINAM TRONG TỰ VỆ
VÀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Trung Thành


Sinh viên thực hiện: Châu Thị Như Quỳnh
Mã số sinh viên: DS160055
Lớp: SU1613 Năm học: 2021

Đà Nẵng, Tháng 07 năm 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT ĐÀ NẴNG
BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT
TỔ VÕ VOVINAM


TIỂU LUẬN MÔN VOVINAM


Đề tài:
VẬN DỤNG VOVINAM TRONG TỰ VỆ
VÀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Trung Thành


Sinh viên thực hiện: Châu Thị Như Quỳnh
Mã số sinh viên: DS160055
Lớp: SU1613 Năm học: 2021

Đà Nẵng, Tháng 07 năm 2021


LỜI CẢM ƠN

Đà Nẵng, tháng 07 năm 2021

Sinh viên

Châu Thị Như Quỳnh


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

Đà Nẵng, ngày … tháng … năm 2021


Giáo viên

MỤC LỤC TRANG


CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................7
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ( lý do chọn đề tài):..........................................................7
1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài:.....................................8
1.3. Mục đích/ Mục tiêu nghiên cứu:...............................................................................10
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................................11
2.1: Cơ sở lí thuyết về Bạo Lực Học Đường:..................................................................11
2.2: Cơ sở lí thuyết về Vovinam – Việt Võ Đạo:.............................................................15
2.3: Cơ sở lí thuyết về Tự vệ:...........................................................................................17
2.4: Cơ sở lí thuyết về Phản đòn:.....................................................................................17
CHƯƠNG III: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU................................................................17
3.1. Nội dung phản đòn đấm thẳng phải số 1:..................................................................17
3.2. Nội dung phản đòn đấm lao phải số 1:......................................................................18
3.3. Nội dung phản đòn đấm múc phải số 1:....................................................................19
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ........................................................................19
4.1 Kết luận chung:..........................................................................................................19
4.2 Đề Nghị......................................................................................................................19
4.2.1. Đề nghị với tổ Vovinam.........................................................................................19
4.2.2. Đề nghị với Đại học FPT.......................................................................................19
Số Thứ Tự Nội Dung Trang
Hình 1; 2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
Hình 3; 4; 5 Nguyên nhân của Bạo Lực Học Đường
Hình 6 Hậu quả của Bạo Lực Học Đường
Hình 7 Khởi động
Hình 8 Tham gia các hoạt động
Hình 9 Khóa gỡ bóp cổ trước lối 1 (2 tay thẳng)
Hình 10 Khóa gỡ bóp cổ trước lối 2 (2 tay cong)
Hình 11 Khóa gỡ bóp cổ sau
Hình 12 Khóa gỡ ôm trước có tay
Hình 13 Khóa gỡ ôm trước không tay
Hình 14 Khóa gỡ ôm sau có tay
Hình 15 Khóa gỡ ôm sau không tay
BẢNG DANH SÁCH HÌNH VẼ, ẢNH.
CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU

1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:


Hiện tượng bạo lực học đường không hải là hiện tượng mới, Bạo lực học
đường luôn là vấn đề cấp thiết của xã hội cần được giải quyết. Tình trạng bạo
lực học đường hiện nay có chiều hướng gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp.
Vấn nạn bạo lực học đường đã trở thành tinh tức gây nhức nhối của ngành giáo
dục và toàn xã hội, nhiều phụ huynh. Nó xuất hiện và tồn tại trong mọi ngõ
ngách của trường học. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở hình thức đơn
giản như chửi nhau, đánh nhau trên lớp nữa mà đáng lo ngại hơn đó là việc
đánh nhau nghiêm trọng có thể nguy hại đến tính mạng. Điều đáng lo ngại là
lý do dẫn đến bạo lực đôi khi rất đơn giản như va chạm trong lúc chơi đùa, trên
đường đi học, mâu thuẫn nói xấu nhau trên các diễn đàn, mạng xã hội,…
Bạo lực học đường ảnh hưởng nghiêm trọng đến nạn nhân của Bạo lực học
đường, đồng thời ảnh hưởng đến rất nhiều đối tượng khác.Tiểu luận này giúp
sinh viên biết được cách tự vệ bản thân và phòng tránh được những tình huống
xấu của bạo lực học đường.

1.2.Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ
TÀI:
1.2.1. Ý nghĩa khoa học: Trong đời sống hiện đại, vai trò và ý nghĩa của việc học
võ vẫn không thể xóa bỏ được: học võ mang đến nhiều kỹ năng và xây
dựng nên những tố chất cần thiết cho bản thân.
1.2.1.1.Tăng cường sức khỏe nhờ tập võ thuật:
Võ thuật là môn thể thao giúp chúng ta tăng cường sức khỏe. Giúp tiêu
hao năng lượng lớn nhất. Đồng thời nếu học võ đúng cách bạn còn có
thể biết cách hít thở đúng cách. Tăng sức chịu đựng, tính dẻo dai..
1.2.1.2: Trở nên tự tin, xử lý tốt các tình huống nguy hiểm:
Đối với các bạn tập luyện võ sẽ xây dựng cho bản thân khả năng tự tin
trước đám đông và khi đối đầu với nguy hiểm. Các bài tập sẽ giúp bạn
nhanh nhẹn, tự tin. Đặc biệt khi bị bạn gặp phải tình huống xấu, uy hiếp

CHÂU THỊ NHƯ QUỲNH DS160055 1


tính mạng. Bản thân bạn sẽ có khả năng tỉnh táo xử lý tình huống một
cách hợp lý nhất và giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi các nguy hiểm đó.
1.2.1.3: Luyện tính kỷ luật cao từ võ thuật:
Võ thuật thường rèn luyện cho mỗi cá nhân tính kỷ luật trong sinh hoạt
tập thể, sự điều độ trong đời sống hàng ngày. Bạn sẽ rèn luyện được
những giá trị riêng cho bản thân. Dù trong mọi môi trường bạn vẫn có
thể tuân thủ tất cả các kỷ luật của nơi đó.

Hình 1.
1.2.1.4: Tăng cường khả năng tập trung cao độ, sự nhạy bén:
Tập trung cao là một trong những khả năng bạn sẽ học được. Các
chuyển động của cơ thể tay, chân, hông đều được não điều khiển và não
cần ghi nhớ các động tác chính xác theo thứ tự. Đặc biệt khi bạn thể
hiện các bài quyền, sự tập trung sẽ giúp bạn thực hiện các động tác
chính xác và đúng theo kỹ thuật. Tinh thần tập trung còn được cải thiện
khi bạn trải qua các thuật chiến trên sàn đấu. Nếu bạn mất tập sẽ bị đối
phương hạ gục. Sự nhạy bén sẽ được tăng cường qua mỗi lần học.
1.2.1.5: Tăng sức chịu đựng, ý chí:
Các bài tập rèn luyện thể lực sẽ giúp bạn cải thiện tình dẻo dai của cơ
thể. Ví dụ như bài tập ép dẻo cơ thể là bài bạn thường xuyên tập nhất,

CHÂU THỊ NHƯ QUỲNH DS160055 2


xoạc chân là bài tập bạn thường xuyên tập mỗi buổi. Ngoài ra, bạn sẽ
được luyện sức bền qua các bài tập đối luyện phối hợp chân tay. Chạy
bền sẽ giúp bạn cải thiện và tăng sự dẻo dai cho các khớp, cơ trên cơ
thể. Đồng thời còn giúp tình trạng xương của bạn được vững chắc hơn.
1.2.1.6: Cải thiện sức khỏe tinh thần:
Sau những giờ học và làm việc căng thẳng, đến với các lớp học võ, thực
hiện các bài tập được xem như là một cách để giải trí, giảm stress hiệu
quả. Vì thế mà có không ít bạn rất thích thú khi đến các lớp học võ
thuật. Tập luyện võ thuật giúp đầu óc chúng ta được thư giãn, có được
một tinh thần lành mạnh, minh mẫn.

1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn:

Hình 2.
Nghiên cứu đề tài này góp sức làm vấn nạn chung của xã hội phần nào
được giảm thiểu, giúp trả lại cho ngôi trường sự bình yên, trả lại cho
những nạn nhân của bạo lực học đường sự tự tin và nụ cười vui vẻ khi
đến trường, trả lại cho gia đình của nạn nhân từng bị Bạo lực học đường
đứa con thân yêu, lành lặn và khỏe mạnh. Khơi dậy ý thức nhân văn
trong học sinh, tạo một cuộc sống có lí tưởng, sống với đạo đức và đầy

CHÂU THỊ NHƯ QUỲNH DS160055 3


sự yêu thương. Nâng cao nhận thức, giữ cho trái tim luôn ấm nóng và ý
thức rõ ràng về hành động do bản thân thực hiện.

1.3. MỤC ĐÍCH/ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:


1.3.1. Mục đích chung khi nghiên cứu:
Đề tài này giúp người đọc nắm được các kĩ năng xử lý tình huống cơ bản
của bạo lực học đường cũng như cách bảo vệ bản thân mình trước kẻ xấu. Giúp
nắm bắt diễn biến tâm lý, kịp thời hóa giải để phòng ngừa những và chạm, mâu
thuẫn và hỗ trợ, định hướng cho học sinh nhận thức, ứng xử đúng.

1.3.2. Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể:


1.3.2.1. Cung cấp cho học sinh, sinh viên những kiến thức, kỹ năng
cần thiết để phòng chống và xử lý các tình huống liên quan đến bạo
lực học đường thay vì im lặng chịu đựng để rồi rơi vào trạng thái
trầm cảm dẫn đến học hành sa sút.
1.3.2.2. Chung tay cùng với gia đình, nhà trường và toàn xã hội đẩy
lùi bạo lực ra khỏi học đường, diệt trừ tận gốc mầm mống đầu tiên,
không để phát sinh bạo lực học đường.
1.3.2.3. Chung tay đẩy lùi vấn nạn bạo lực học đường là góp phần
xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, nâng
cao chất lượng giáo dục, vì những thế hệ tương lai của đất nước.

CHÂU THỊ NHƯ QUỲNH DS160055 4


CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG:


2.1.1: Khái niệm về Bạo Lực Học Đường:
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp
công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương
về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học
đường bao gồm các hành vi bạo lực về thể chất, gồm đánh nhau giữa
các học sinh hoặc các hình phạt thể chất của nhà trường; bạo lực tinh
thần, bao gồm cả việc tấn công bằng lời nói; bạo lực tình dục, bao gồm
hiếp dâm và quấy rối tình dục; các dạng bắt nạt bạn học; và mang vũ
khí đến trường.
2.1.2: Nguyên nhân của Bạo Lực Học Đường:
2.1.2.1: Thứ nhất, đó là nguyên nhân từ chính các em học sinh:

Hình 3.
Tâm sinh lý các em có nhiều biến đổi, suy nghĩ bồng bột, thích tự chứng
tỏ bản thân, dễ bị bạn bè rủ rê, lôi kéo, tâm lý có những nét bất ổn, đôi
lúc bốc đồng, không kiểm soát được hành vi bản thân. Trong giai đoạn
này, chỉ cần sự tác động, kích thích xấu từ bên ngoài cũng khiến các em
học theo, do sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu

CHÂU THỊ NHƯ QUỲNH DS160055 5


khả năng ứng xử, sự non nớt trong kỹ năng sống, sự sai lệch trong quan
điểm, chuẩn mực sống... sẽ dẫn đến nhận thức và hành động sai.
2.1.2.2: Thứ hai, nguyên nhân từ môi trường gia đình và xã hội:

Hình 4.

Môi trường đầu tiên mà mỗi đứa trẻ được sinh ra tiếp xúc là gia đình,
bố, mẹ là những người có ảnh hưởng đầu tiên và quan trọng nhất đến
việc hình thành tính cách, nhân cách và định hướng sống của con cái.
Trong tình hình hiện nay, có không ít ông bố, bà mẹ dạy con bằng cách
la mắng, đánh đập thô bạo con khi con mắc sai lầm, dần dần đã hình
thành trong con cái tính hung hăng hơn. Việc con cái tiếp xúc với văn
hóa như phim ảnh, sách báo, game, đồ chơi (kiếm, súng) mang tính bạo
lực... cũng gây ra những tác động tiêu cực, thúc đẩy sự gia tăng tính
hung hăng ở trẻ.
Môi trường xã hội cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng bạo
lực học đường. Đa số những vụ việc bạo lực học đường thường xảy ra
với những thanh thiếu niên sống trong cộng đồng dân cư có môi trường
sống thiếu thốn, trình độ dân trí thấp, nghèo khổ, nhiều đối tượng nghỉ
học sớm, chơi bời lêu lổng, nơi có nhiều tệ nạn xã hội... khi tiếp xúc với
nhiều đối tượng xấu đó đã tác động xấu tới các em, dần dần đưa vào môi
trường học đường và tác động, ảnh hưởng đến những học sinh khác
trong nhà trường.

CHÂU THỊ NHƯ QUỲNH DS160055 6


2.1.2.3: Thứ ba, nguyên nhân từ nhà trường:

Hình 5.
Các trường học còn nặng về việc truyền thụ kiến thức cho học sinh, đôi
khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người. Mặt khác, cuộc sống thực
dụng, chạy theo đồng tiền của một phần xã hội đã làm cho giá trị quan
trọng của nhà trường, đạo đức của một bộ phận thầy cô giáo bị xuống
cấp. Một số vụ việc học sinh đánh nhau ngay tại lớp học nhưng nhà
trường không hay biết, chỉ đến khi trên mạng xuất hiện clip mới quay lại
xác minh, xử lý.

2.1.3: Hậu quả của Bạo Lực Học Đường:


2.1.3.1: Ảnh hưởng đến bản thân học sinh:
Để lại những hậu quả nghiêm trọng, sự thiệt thòi, đau đớn không chỉ về
mặt thể xác mà cả tinh thần. Sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh. Thậm chí, tình
trạng này có thể kéo dài suốt cuộc đời. Các em không dám ra ngoài chơi
hoặc đến trường, không thể tập trung vào học hành. Kể cả những em chỉ
chứng kiến chứ không tham gia hành vi bạo lực cũng bị ảnh hưởng. Với
những ảnh hưởng về mặt sức khỏe cùng với tâm lý lo lắng, căng thẳng,
sợ hãi, học sinh không thể học tập với kết quả tốt nhất có thể. Từ đó,
tương lai của các em rẽ sang một bước ngoặt khác không mấy khả quan.

CHÂU THỊ NHƯ QUỲNH DS160055 7


Đặc biệt, những đứa trẻ có hành vi bạo lực, lạm dụng quyền hành từ khi
còn nhỏ, khi lớn lên có thể mắc phải những hành vi tội ác nhiều hơn
những đứa trẻ khác.

Hình 6.

2.1.3.2: Ảnh hưởng đến gia đình:


Không khí và cuộc sống gia đình bị xáo trộn, căng thẳng, lo lắng.
2.1.3.3: Ảnh hưởng đến nhà trường:
Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà còn khiến
không khí trường học trở nên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an
luôn bao trùm. Ngoài ra, những hành vi bạo lực học đường của học sinh
sẽ trở thành nỗi bất an của phụ huynh khi gửi con em mình đến trường,
làm mất đi ý nghĩa của môi trường giáo dục lạnh mạnh trong sáng.
2.1.3.4: Ảnh hưởng đến xã hội:
Ảnh hưởng đến những nét văn hóa truyền thống, những chuẩn mực đạo
đức quý giá: Giờ đây có những học trò ngang nhiên cãi lại thầy, cô giáo.
Con cái cãi lại bố mẹ. Bạn bè đánh đấm, xảy ra khá thường xuyên.
Chính những hành động ấy đã càng làm lu mờ những nét văn hóa truyền
thống của xã hội, thể hiện một sự suy đồi về mặt đạo đức và sự sai lệch
về mặt hành vi một cách đáng báo động. Làm mất trật tự xã hội.

CHÂU THỊ NHƯ QUỲNH DS160055 8


2.2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TỰ VỆ:
Tự vệ là một biện pháp đối phó liên quan đến việc bảo vệ sự an toàn của bản thân
khỏi bị tổn hại. Việc sử dụng quyền bào chữa như là một sự biện hộ hợp pháp cho
việc sử dụng vũ lực trong những lúc có nguy cơ hiện có ở nhiều vùng. Tự vệ vật lý là
việc sử dụng sức mạnh thể chất để chống lại mối đe dọa trực tiếp của bạo lực. Tự vệ
còn có thể hiểu là sự tự bảo vệ bản thân, tự nhận thức được những mối nguy hại trong
cuộc sống để rồi từ đó biết cách bảo vệ, giúp bản thân tránh xa những mối nguy ấy.

Khả năng tự bảo vệ mình khỏi bị tổn hại là một quyền cơ bản mà mọi người, kể
cả phụ nữ và trẻ em đều nên tiếp cận. Tự vệ là một kỹ năng thường bị xem nhẹ trong
xã hội ngày nay nhưng lại tối quan trọng. Tự vệ không chỉ cho phép chúng ta tự bảo
vệ mình trước các tấn công về mặt thể xác, mà nó còn mang lại rất nhiều lợi ích trong
cuộc sống hàng ngày. Chúng ta có thể hiểu rõ hơn về tiềm năng thể chất của mình và
trở nên có trách nhiệm hơn đối với hành động của mình. Quan trọng nhất là chúng ta
có thể giữ một cái đầu lạnh và bình tĩnh trong các cuộc chạm trán. Học cách tự vệ rất
quan trọng và thông qua học võ Vovinam, cung cấp cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc
hơn về khoa học, kỷ luật và nghệ thuật tự vệ, chúng ta có thể trau dồi kiến thức này và
sử dụng nó một cách đúng đắn.

2.3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VÕ THUẬT TỰ VỆ:


Võ thuật là kĩ thuật hay phương thức dùng sức mạnh (nội lực, ngoại lực) để chiến
thắng đối phương. Với tư cách là một nghệ thuật vận động sản sinh ra trong đấu tranh.
Giữa con người với thiên nhiên (các loài thú dữ), con người với kẻ thù bên ngoài (địch
thủ). Và con người với kẻ thù bên trong chính bản thân anh ta (bệnh tật), võ thuật
hướng đến. Mục tiêu đem lại cho con người sự chiến thắng trong các cuộc chiến, rèn
luyện sức khỏe. Và phục vụ một số nhu cầu cần thiết tùy thuộc vào từng bộ môn.

Trải theo thời gian, võ thuật hiện đại không còn nhấn mạnh vai trò chiến đấu và
chiến thắng bằng mọi giá như trước, mà đã chú trọng hơn nhiều đến các mục tiêu khác
như để rèn luyện sức khỏe, thực thi quyền tự vệ chính đáng khi hữu dụng. Một số môn
phái được đưa ra thi đấu như những môn thể thao biểu diễn hoặc đối kháng với những
điều luật khắt khe nghiêm cấm sử dụng các đòn đánh hiểm, độc.

CHÂU THỊ NHƯ QUỲNH DS160055 9


2.4: NHỮNG ĐIỀU QUAN TRỌNG CẦN GHI NHỚ KHI ÁP DỤNG
VOVINAM ĐỂ TỰ VỆ:
2.4.1. Bạn hãy bình tĩnh làm chủ cảm xúc trong bất cứ tình huống nào, lo lắng,
sợ hãi sẽ không bao giờ sáng suốt.
2.4.2. Nếu đối phương bất ngờ tấn công trước mà không uy hiếp, bạn phải làm
chệch hướng tức khắc để hóa giải, nếu chậm trễ sẽ không còn cơ hội thoát
hiểm.
2.4.3. Bạn không nên do dự, phải quyết đoán và ra đòn quyết định “Bất ngờ,
nhanh, chính xác và dứt điểm”.
2.4.4. Nếu đối phương mạnh hơn về sức mạnh và vũ khí, bạn hãy đánh lừa
bằng động tác giả (gọi tên ai đó) để bất ngờ ra đòn.
2.4.5. Bạn phải bình tĩnh, không hoảng hốt mà làm như đồng thuận để đánh lừa
đối phương tin là thật, nhưng hành động thì bất ngờ.
2.4.6. Khi đối phương mạnh, đông đảo có vũ khí tấn công rượt đuổi bạn phải
thoái bộ nhưng đừng quên “Miếng đà đao” của mình và nên chạy về phía đông
người nơi có lực lượng chức năng đang làm việc.
2.4.7. Tuyệt đối không huê dạng hoặc ra đòn thừa mà bạn phải đánh nhanh
đúng yếu huyệt, dứt điểm xuyên phá mục tiêu.
2.4.8. Bạn hãy ứng dụng kỹ thuật liên hoàn trong chiến đấu tự vệ, không để cho
đối phương có thời gian phản công. Tấn công bất ngờ, dũng mãnh, áp đảo
quyết liệt phải làm tinh thần đối phương hoảng loạn.
2.4.9. Bạn hãy tận dụng mọi địa hình, địa vật và các vật dụng sẵn có mang theo
như: thắt lưng, áo khoát, túi xách, cuốn sách, cây bút, ô, mũ, chiếc điện thoại di
động, v.v… và các tiện khí tại chỗ như đất, cát, đá, bàn, ghế, chai, ly, dao rọc
sách, kẹp gắp nước đá,… những thứ này có thể gia tăng đáng kể khả năng tự vệ
của bạn rất hiệu quả.
2.4.10. Bạn luôn cảnh giác và nhạy cảm với những dấu hiệu không bình thường
của đối phương nhưng không tỏ vẻ lo sợ.

CHÂU THỊ NHƯ QUỲNH DS160055 10


CHƯƠNG III: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.1. HỌC TẬP NÂNG CAO KIẾN THỨC VỀ MÔN VÕ VOVINAM:


3.1.1. Tường thuật hoạt động:
Điều đầu tiên và quan trọng nhất, tôi phải thiết lập phong cách võ
thuật mà tôi muốn học và vạch ra rõ ràng những mục đích học võ của
tôi là gì. Mỗi người tìm đến võ thuật vì nhiều lý do khác nhau như: rèn
luyện sức khỏe, đam mê, bị bắt nạt,…. Khi tôi bắt đầu được học bộ
môn võ Vovinam, tôi đã hiểu về bản thân của chính mình hơn, cũng
chính điều này đã giúp tôi hiểu và tôn trọng bản thân người khác hơn.
Võ thuật giúp tôi xác định và khắc phục được những điểm yếu của
mình. Không những vậy, tôi nhận thấy được võ thuật còn giúp cho tôi
khơi dậy những điểm mạnh của mình và phát huy nó một cách có lợi
ích. Học võ, trước hết là vấn đề thể thao, rèn luyện thân thể và tâm hồn
được vững mạnh. Rèn luyện thân thể vững mạnh bằng cả nội lực sung
mãn và cơ thể nẩy nở thông qua các bài tập thể lực. Tôi rèn luyện tâm
hồn vững mạnh, về cả ý lực và nghị lực, để trở thành một con người tự
tín, tự lập, tự cường, có thể góp một phần công lao vào việc cải tạo xã
hội và xây dựng con người.
Tôi không chọn những gì phổ biến tại một thời điểm nào đấy, thay
vào đó tôi tìm tòi và học hỏi cái mà tôi đang rất quan tâm và cần thiết
đến nó. Và điều tất nhiên rằng tôi phải khởi động trước tất cả các buổi
tập luyện, việc chúng ta thực hiện các bài tập nhẹ nhàng sẽ giúp thả
lỏng cơ và gân cốt. Các khối cơ và gân của chúng ta luôn được liên kết
và truyền thông tin lên mạch máu truyền tới não và khi thực hiện bài
tập khởi động, não bộ sẽ được cung cấp thông tin và lan tỏa đi khắp cơ
thể để tránh căng thẳng cho các cơ quan và khối cơ.

CHÂU THỊ NHƯ QUỲNH DS160055 11


Hình 7.

Tôi đã bắt đầu tập luyện và tìm hiểu với những gì cơ bản nhất như
các thế tấn, các đòn đấm, đá, chỏ, chém, gạt.... Khi tôi đã tập luyện đến
mức độ thành thạo và cảm thấy thoải mái khi thực hành những điều cơ
bản, tôi chuyển sang một số kỹ thuật phức tạp hơn như phản đòn, chiến
lược, quyền.... Và tất nhiên tôi không để mình bị quên những bài cũ
khi đang học bài mới bằng cách luyện tập và ôn lại đầy đủ những bài
đã học được. Tôi xây dựng kiến thức võ thuật của mình bằng cách thực
hành mọi thứ tôi đã tập. Tôi luôn luôn nổ lực để thúc đẩy bản thân
vượt lên chính mình bằng cách cố gắng từng ngày tăng số lượng lần
tập và bài tập để đẩy cơ thể vượt qua giới hạn của bản thân mình,
nhưng tôi không quên lắng nghe cơ thể của mình, không để cơ thể
mình bị gắng cố quá sức giới hạn dẫn đến chấn thương dù là chấn
thương nhẹ hay nặng. Ngoài ra, tôi còn phải rèn luyện tính kỷ luật và
khắt khe với bản thân mình để không xảy ra tình trạng mình muốn bỏ
cuộc giữa đường vì việc học võ thật sự rất khó.

CHÂU THỊ NHƯ QUỲNH DS160055 12


3.1.2. Kết quả:
Sau quá trình tìm hiểu và được học bộ môn võ Vovinam đã giúp tôi
tăng cường sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần, giúp cho tôi kiểm
soát tốt hành vi và cảm xúc của mình. Bộ môn võ Vovinam đã dạy
cho tôi biết được rằng khi mình đặt hết tất cả tâm huyết và sự quyết
tâm của mình vào một công việc nào đó, chẳng hạn như việc học võ,
mình sẽ làm tốt hơn rất nhiều. Việc học võ vừa có tính cạnh tranh vừa
có tính thân thiện. Khi học võ, ta sẽ học được cách nỗ lực bản thân để
vượt qua khó khăn, thử thách và giới hạn để giành được sự chiến
thắng chính nghĩa, vinh quang. Với một cấu trúc và hệ thống thứ bậc
rõ ràng, khi học võ Vovinam ta sẽ học được cách đặt mục tiêu ngắn
hạn và dài hạn cho chính bản thân mình.
3.1.3. Kết luận:
Thời hòa bình, không ai còn nghĩ đến việc học võ để chiến thắng
trong một trận chiến hay để chiến đấu nữa. Nhưng trong đời sống hiện
đại, võ thuật luôn luôn có tầm quan trọng không thể bỏ qua. Vai trò và
ý nghĩa của võ thuật trong đời sống hiện đại vẫn không thể xóa bỏ
được. Tự vệ là một lợi ích chúng ta dễ thấy nhất khi học võ. Bên cạnh
đó võ còn mang đến nhiều kỹ năng và còn xây dựng nên những tố
chất cần thiết cho bản thân để hoàn thiện và phát triển tốt. Tất cả
chúng ta đều yêu thương bản thân mình nên đừng quên rằng phải luôn
bảo vệ nó vì xung quanh ta luôn có ẩn chứa những mối nguy hại cho
bản thân.

3.2. TÌM HIỂU NÊU CAO NHẬN THỨC TRONG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG:
3.2.1. Tường thuật hoạt động:
Hầu hết tất cả ai trong chúng ta thời còn là một học sinh, sinh viên
đều có một nổi lo sợ mang tên Bạo lực học đường. Và tôi cũng vậy!
Cũng chính vì điều này, tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu rất nhìu điều để
hiểu rõ hơn về nó và tìm cách ngăn chặn, loại bỏ được bạo lực học
đường. Để hạn chế tình trạng bạo lực học đường ở học sinh, sinh

CHÂU THỊ NHƯ QUỲNH DS160055 13


viên thì chúng ta cần chung tay với mọi thành viên trong xã hội để
quan tâm, nâng cao văn hóa gia đình bởi vì theo tôi nhận thấy được
rằng gia đình là nơi hình thành nhân cách của một con người. Người
lớn cần phải làm gương, ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án, loại bỏ
bạo lực ra khỏi đời sống gia đình. Trên thực tế, nhiều bậc phụ huynh
trong cuộc sống hàng ngày, có thể xảy ra mâu thuẫn, có thể có lời qua
tiếng lại. Nếu tình trạng này kéo dài thì tôi nghĩ nó sẽ rất dễ làm cho
tâm hồn con trẻ bị xáo trộn, bị tổn thương và có những ám ảnh không
tốt.
Song song với sự quan tâm của gia đình, đó còn là sự phối hợp
thường xuyên giữa ba môi trường giáo dục: Gia đình – Nhà trường –
Xã hội. Nhà trường cần quan tâm tổ chức thực hiện việc dạy kĩ năng
sống cho học sinh một cách nghiêm túc, hiệu quả bằng cách tổ chức
các cuộc nói chuyện, hội thi cho sinh động và hấp dẫn. Về phía học
sinh, sinh viên, cần có ý thức rèn luyện và tìm hiểu, nâng cao ý thức
về hành động cũng như hậu quả của những hành động bạo lực đó.
Sau khi tìm hiểu được những điều trên, tôi luôn tìm cách để áp dụng
và phổ biến về chúng. Trong lớp, tôi thường tổ chức những nhóm bạn
cùng tiến để nâng cao nhận thức và tăng cường sự trao đổi, tự khắc
phục lẫn nhau trong học tập và đời sống. Tôi luôn cố gắng học hỏi
cách để kìm chế bản thân, học cách kiềm chế cảm xúc, giữ cho trái
tim luôn ấm nóng tình yêu thương, ý thức rõ ràng về hành động và
hậu quả mình gây ra và không ngại chia sẽ, tuyên truyền cho bạn bè,
mọi người xung quanh tôi về điều này.
Chấp hành tốt nội quy trường lớp, tránh xa bạo lực, nói không với
bạo lực. Nếu thấy hiện tượng bạo lực tôi phải kịp thời báo ngay cho
nhà trường, thầy cô giáo hoặc cơ quan có thẩm quyền để kịp thời can
thiệp và xử lí. Tôi tích cực tham gia và vận động mọi người cùng
tham gia vào các hoạt động tình nguyện, các sự kiện và các câu lạc bộ
ý nghĩa mà nhà trường, địa phương tổ chức nhằm tăng tính thiện và
tính hướng thiện trong con người.
CHÂU THỊ NHƯ QUỲNH DS160055 14
Hình 8.

3.2.2. Kết quả:


Nhờ vào sự tìm hiểu, học hỏi, tôi đã nắm được nhiều các kiến thức
hiểu biết về vấn đề bạo lực học đường hơn. Chính điều đó đã khơi dậy
được ý thức nhân văn trong tôi, tạo một cuộc sống có lí tưởng, sống
với đạo đức và đầy sự yêu thương. Nâng cao nhận thức về Bạo lực
học đường giúp tôi và tất cả các học sinh, sinh viên kịp thời tránh khỏi
và phòng chống được Bạo lực học đường.

3.2.3. Kết luận:


Các em học sinh là những chủ nhân của đất nước, trước ngưỡng cửa
đời mình cần nâng cao nhận thức đúng đắn về vấn nạn bạo lực học
đường. Cần sống và hành động có lí tưởng, sống với trái tim yêu
thương, cùng với nhà trường và toàn xã hội đẩy lùi bạo lực ra khỏi
học đường. Có như vậy, mỗi ngày đến trường mới thật sự là thêm
một ngày vui và để học đường là nơi giáo dục nhân cách tốt đẹp nhất
cho mỗi con người.

CHÂU THỊ NHƯ QUỲNH DS160055 15


3.3. VẬN DỤNG NHỮNG KIẾN THỨC ĐÃ HỌC TRONG TỰ VỆ BẢN THÂN:
3.3.1. Tường thuật hoạt động:

Ngày nay với tình tệ nạn xã hội ngày càng nhiều, do vậy biết cách tự vệ cho
bản thân là điều rất cần thiết và không thể thiếu, nhất là đối với những bạn nữ
gặp tình huống xấu trong xã hội và các bạn học sinh phải đối mặt với hiện
tượng bạo lực học đường nguy hiểm. Khi rơi vào tình huống cần tự vệ (bị bắt
nạt, cướp, trộm, cưỡng hiếp...), nạn nhân thường rơi vào trạng thái hoảng loạn.
Đây là điều cực kỳ tệ hại, bạn khó có thể bảo vệ được bản thân trong trạng thái
tâm lý đó. Chính vì vậy cần phải tìm hiểu kĩ càng và thành thạo nhất các biện
pháp cơ bản để tự vệ. Dưới đây là một số bài võ Vovinam giúp tự vệ cơ bản mà
tôi học hỏi, nghiên cứu được:

Khóa gỡ bóp cổ trước lối 1 (2 tay thẳng):


Cúi người xuống thấp, tay chấp lại phía trước ngực. Vươn thẳng người
lên, 2 tay từ dưới đánh mạnh lên cao giữa 2 tay của đối phương. Hai tay
từ trên chém mạnh xuống 2 bên cổ đối phương. Hai tay giữ cổ kéo ghịt
về trước, đồng thời lên gối phải vào bụng.

Hình 9.

CHÂU THỊ NHƯ QUỲNH DS160055 16


Khóa gỡ bóp cổ trước lối 2 (2 tay cong):
Bước chân phải xéo về bên trái, tay phải đưa lên cao, xoay người sang
trái, chém mạnh từ trên xuống cho 2 tay đối phương sút ra. Chuyển đinh
tấn phải, đánh chỏ phải vào mặt đối phương.

Hình 10.

Khóa gỡ bóp cổ sau:


Bước chân phải ra sau gài phía sau chân trái đối phương. Tay phải đưa
lên cao, xoay người sang trái chém mạnh xuống về hướng trái cho 2 tay
đối phương sút ra. Chân trái đứng trụ, đá chém tay phải chân phải (vào
chân trái đối phương)

Hình 11.

CHÂU THỊ NHƯ QUỲNH DS160055 17


Khóa gỡ ôm trước có tay:
Rùn người xuống, bước lui chân phải về sau đứng đinh tấn trái, đồng
thời 2 tay dùng sức đánh bung ra 2 bên hông. Chém mạnh 2 tay vào
sườn đối phương. Hai tay nắm hông kéo mạnh về trước đồng thời lên
gối phải vào bụng. 

Hình 12.

Khóa gỡ ôm trước không tay: 


Tay phải nắm tóc ghịt kéo đầu đối phương cho ngẩng lên (trường hợp
không có tóc, tay trái bợ chặt đầu phía sau), lòng bàn tay phải đánh vào
cằm. Bước chân phải lên gài sau chân phải đối phương, đứng đinh tấn
cho vững đồng thời bẻ đầu cho đối phương té xuống.

CHÂU THỊ NHƯ QUỲNH DS160055 18


Hình 13.
Khóa gỡ ôm sau có tay:
Dở chân phải lên tìm chân phải của đối phương rồi đạp mạnh xuống,
đồng thời chém tay phải vào hạ bộ đối phương, chém bồi tay trái vào hại
bộ.

Hình 14.

Khóa gỡ ôm sau không tay:


Xoay ngưồi đánh chỏ phải lối 2 vào mặt đối phương. Xoay người sang
trái đánh chỏ trái lối 2 vào mặt. Dùng chân phải móc chân phải đối
phương lên, đồng thời đánh bồi thêm cú chỏ vào mặt đối phương hất
văng ra.

CHÂU THỊ NHƯ QUỲNH DS160055 19


Hình 15.
3.3.2. Kết quả:
Những bài võ tự vệ với những động tác cơ bản, dễ học hỏi và luyện tập như
trên giúp ta phòng tránh, tự vệ khi gặp phải những tình huống Bạo lực học
đường nguy hiểm. Ngoài ra còn giúp ta tránh được những tình huống xấu
ngoài xã hội xảy ra bởi đối tượng cướp bóc, trấn lột, giết, hiếp…. Duy trì
khả năng cảnh giác cao độ của tinh thần minh mẫn. Giúp mình và giúp
người một cách thực tế, hiệu quả. Luyện tập để có một sức khỏe dồi dào,
dẻo dai, khéo léo, linh động trong mọi hành động, có một cá tính mạnh mẽ,
không run, sợ trước những tình huống xấu.
3.3.3. Kết luận:

Võ thuâ ̣t đem lại cho người tâ ̣p bô ̣ kỹ năng sống còn để thoát ra trong
những tình huống nguy hiểm, những phút giây ngàn cân treo sợi tóc. Đă ̣c
biê ̣t với nữ giới, viê ̣c trang bị võ thuâ ̣t là cần thiết, để giúp các chị em có thể
tự bảo vê ̣ bản thân khi cấp bách. Theo các nghiên cứu, tâ ̣p võ sẽ giúp sản
sinh ra endorphin, mô ̣t hoocmon có khả năng giảm đau, tạo sự phấn khích.
Nhờ thế, những người tâ ̣p võ nói chung hay thể thao nói riêng sẽ luôn lạc
quan, vui vẻ, yêu đời và tự tin hơn.

CHÂU THỊ NHƯ QUỲNH DS160055 20


CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ

4.1 KẾT LUẬN CHUNG:

4.1.1 Kết luận chung về đề tài:


Các em học sinh là những chủ nhân của đất nước, trước ngưỡng cửa đời
mình cần nâng cao nhận thức đúng đắn về vấn nạn bạo lực học đường.
Cần sống và hành động có lí tưởng, sống với trái tim yêu thương, cùng
với nhà trường và toàn xã hội đẩy lùi bạo lực ra khỏi học đường. Tự vệ
là một lợi ích chúng ta dễ thấy nhất khi học võ. Bên cạnh đó võ còn
mang đến nhiều kỹ năng và còn xây dựng nên những tố chất cần thiết
cho bản thân để hoàn thiện và phát triển tốt. Tất cả chúng ta đều yêu
thương bản thân mình nên đừng quên rằng phải luôn bảo vệ nó vì xung
quanh ta luôn có ẩn chứa những mối nguy hại cho bản thân.

4.1.2 Kết luận chung từ tính cấp thiết của đề tài:


Việt Nam trong những năm gần đây, dư luận xã hội lên tiếng khá nhiều
về bạo lực học đường với những lo ngại về sự đa dạng và mức độ nguy
hiểm của hành vi này. Các vụ bạo lực không chỉ gia tăng về số lượng mà
còn tăng cả mức độ nguy hiểm, nó lan rộng ra nhiều địa phương, báo
động về thực trạng suy thoái đạo đức, lối hành xử bạo lực, thiếu lành
mạnh ở một số bộ phận thế hệ trẻ chưa thành niên là học sinh. Bạo lực
học đường là vấn đề đau đầu của toàn xã hội. Một cảm giác sợ, không
muốn đi học, cảm thấy xã hội sẽ đến với người bị bạo hành. Sau cánh
cổng trường sẽ là nỗi lo âu, sợ sệt, ám ảnh mãi mãi của những đứa trẻ,
những em học sinh nếu như vấn đề bạo lực học đường không được đẩy
lùi.

4.2 ĐỀ NGHỊ:

4.2.1. Đề nghị với tổ Vovinam:


Từ những nghiên cứu về đề tài Bạo lực học đường đã nêu trên, đề nghị
tổ Vovinam tạo điều kiện và thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên

CHÂU THỊ NHƯ QUỲNH DS160055 21


truyền nhằm cung cấp và nâng cao kiến thức về Bạo lực học đường cho
các võ sinh. Từ đó, kết hợp các tình huống về Bạo lực học đường và
cách ứng phó vào giáo án giảng dạy để võ sinh có thể nắm bắt thành
thạo, tránh được tác hại của Bạo lực học đường để cùng chung tay xóa
Bạo lực học đường ra khỏi ngôi trường và toàn xã hội.

4.2.2. Đề nghị với Đại học FPT:


Đề nghị ban giám hiệu Đại học FPT thường xuyên kết hợp với Tổ
Vovinam tạo ra sân chơi giao lưu học hỏi giữa các lớp, các sinh viên.
Khuyến khích các sinh viên cùng tham gia các giải trong trường và các
khu vực khác nhằm tăng tính đoàn kết lành mạnh, kết nối các sinh viên
lại với nhau, cùng nhau học tập, vui chơi, phấn đấu. Từ đó giúp giảm
thiểu được các nguyên nhân xảy ra Bạo lực học đường.

CHÂU THỊ NHƯ QUỲNH DS160055 22


TÀI LIỆU THAM KHẢO

ST TÊN TÀI LIỆU NGUỒN


T
1 Bạo lực học đường Trang tin tức UMS
http://ums.vnu.edu.vn/category/tin-tuc/
2 Tự vệ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
3 Kiến thức về Vovinam Trang tài liệu về Vovinam
https://hocvovinam.wordpress.com/
4 Bài võ Vovinam tự vệ cơ Trang tin tức Động Lực
bản https://dongluc.vn/gioi-thieu/

CHÂU THỊ NHƯ QUỲNH DS160055 23

You might also like