You are on page 1of 7

Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 6

ĐỀ SỐ 1
Đề bài
Câu 1. Người tinh khôn sống như thế nào? (2,5 điểm)
Câu 2. Các quốc gia Cổ đại Phương đông được hình thành ở đâu và từ bao giờ?
(2,5 điểm)
Câu 3. Xã hội cổ đại Hi lạp, Rô-ma gồm những giai cấp nào? (2 điểm)
Câu 4. Các quốc gia Cổ đại Phương đông đã có những thành tựu văn hóa gì? (3 điểm)
Đáp án
Câu 1. Người tinh khôn sống như thế nào? (2,5 điểm)
- Người tinh khôn sống theo từng nhóm nhỏ có quan hệ huyết thống, ăn chung, ở chung
gọi là thị tộc. (1 đ)
- Biết trồng trọt chăn nuôi.(0,5 đ)
- Làm gốm, dệt vải. (0,5 đ)
- Làm đồ trang sức. (0,5 đ)
Câu 2. Các quốc gia Cổ đại Phương đông được hình thành ở đâu và từ bao giờ ?
(2,5 điểm)
- Từ cuối thiên niên kỷ IV đến đầu thiên niên kỷ III TCN, các quốc gia cổ đại phương
Đông được hình thành ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Ân Độ, Trung Quốc.(1 đ)
- Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành từ các con sông lớn. (1 đ)
- Kinh tế chính là nông nghiệp. (0,5 đ)
Câu 3. Xã hội cổ đại Hi lạp, Rô-ma gồm những giai cấp nào ? (2 điểm)
- Chủ nô: có quyền lực, giàu có và bóc lột nô lệ .(1 đ)
- Nô lệ: họ là những người dân nghèo và tù binh, họ là lực lượng sản xuất chính, nhưg sản
phẩm họ làm ra đều thuộc về chủ nô, họ bị bóc lột, đánh đập.(1 đ)
Câu 4 . Các quốc gia Cổ đại Phương đông đã có những thành tựu văn hóa gì? (3 điểm )
- Hiểu biết về thiên văn, sáng tạo ra lịch. (0,5 đ)
+ Chữ viết: chữ tượng hình ra đời sớm nhất. (0,5 đ)
- Được viết trên giấy Pa pi rút, trên mai rùa, thẻ tre, đất sét…(0,5 đ)
+ Chữ số: sáng tạo ra số, (Pi=3,16) toán học. ( 0,5 đ)
- Kiến trúc điêu khắc tháp Ba bi lon (Lưỡng Hà), Kim tự tháp (Ai Cập).(1 đ)
ĐỀ SỐ 2
Đề bài
Câu 1: Con người đã xuất hiện như thế nào?
Câu 2: Hãy nêu thành tựu văn hoá các dân tộc phương Đông?
Câu 3: Ở giai đoạn đầu, người tinh khôn sống như thế nào?
Câu 4: Nêu ý nghĩa của việc trồng trọt và chăn nuôi?
Đáp án
Câu 1: 3đ
- Cách nay 4- 3 triệu năm người tối cổ xuất hiện
Di cốt tìm thấy ở Đông châu Phi, đảo Gia- va( In-đô-nê-xi-a), gần Bắc Kinh (Trung
Quốc)
- Họ sống theo bầy
- Họ săn bắt hái lượm để ăn
- Công cụ lao động bằng đá, gỗ…. Họ còn biết dùng lửa….
- Cuộc sống bấp bênh
Câu 2: 3đ. HS nêu được
- Họ sáng tạo âm lịch, dương lịch
- Họ sáng tạo chữ tượng hình
- Thành tựu toán học:
+ Người Ai Cập giỏi hình học
+ Người Lưỡng Hà giỏi số học
+ Người Ấn Độ sáng tạo ra chữ số 0- 9
- Kiến trúc:
Kim tự tháp, Thành Ba-bi-lon……..
Câu 3: 3đ
- Thời gian: cách nay 3- 2 triệu năm
- Địa điểm sinh sống: mái đá Ngườm(Thái Nguyên), Sơn Vi( Phú Thọ)……….
- Công cụ đá: ghè đẽo, mài lưỡi…
Câu 4: 1đ
- Thức ăn nhiều hơn
- Cuộc sồng ổn định…
ĐỀ SỐ 3
I. Trắc nghiệm khách quan: (3đ)
1. Hãy khoanh tròn vào chữ cái in hoa đầu câu mà em cho là đúng nhất
Câu 1: Người tối cổ xuất hiện cách đây khoảng
A. 2 đến 3 triệu năm
B. 3 đến 4 triệu năm
C. 4 đến 5 triệu năm
D. 5 đến 6 triệu năm
Câu 2: “Nguyên tắc vàng” trong xã hội nguyên thủy là
A. Đề cao vai trò của phụ nữ
B. Có tài sản riêng
C. Cùng lao động
D. Mọi người cùng làm, cùng ăn, cùng ở, bình đẳng
Câu 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông gồm
A. Trung Quốc, Hi Lạp, Ai Cập, Lưỡng Hà
B. Lưỡng Hà, Rô-ma, Ấn Độ, Trung Quốc
C. Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc
D. Ai Cập, Lưỡng Hà, Ả Rập, Trung Quốc
Câu 4: Điểm mới về công cụ sản xuất của thời Hòa Bình – Bắc Sơn – Hạ Long so
với thời Sơn Vi là
A. Biết ghè đẽo các hòn cuội làm rìu
B. Biết mài đá làm rìu, bôn, chày
C. Biết dùng tre, gỗ, xương, xừng làm công cụ.
D. Biết mài đá, dùng tre, gỗ, xương, sừng làm công cụ, biết làm đồ gốm.
2. Hãy sắp xếp theo thứ tự hợp lý các ý dưới đây để trả lời câu hỏi: xã hội nguyên
thủy tan rã là do:
A. Sản phẩm dư thừa
B. Các thành viên trong thị tộc không thể cùng làm chung, sống chung
C. Nâng cao năng xuất lao động.
D. Công cụ kim loại xuất hiện
E. Xã hội có giai cấp ra đời
F. Xã hội bị phân hóa (giàu, nghèo)
    
II. Tự Luận:
Câu 1: Hãy nêu những thành tựu văn hóa chủ yếu của các dân tộc phương Tây cổ đại?
Những thành tựu nào còn được gìn giữ đến ngày nay? (4đ)
Câu 2: Những điểm mới trong đời sống vật chất của người nguyên thủy ở nước ta là gì?
(3đ)
ĐỀ SỐ 4
I/ Trắc nghiệm khách quan (2.0 điểm)
Hãy khoanh tròn vào đáp án em cho là đúng.
Câu 1: Sau thất bại của An Dương Vương (179 TCN) chính quyền đô hộ sát nhập đất
đai Âu lạc vào lãnh thổ của nhà Hán làm như vậy để…
A. nhằm giúp nhân dân ta tổ chức lại bộ máy chính quyền.
B. làm như vậy là để đất đai thêm rộng rãi, dễ làm ăn.
C. thôn tính nước ta cả về lãnh thổ lẫn chủ quyền.
D. không nhằm mục đích nào cả.
Câu 2: Thế kỉ III, nhà Ngô cai trị nước ta. Nhà Ngô đã đặt tên nước ta là gì?
A: Giao Châu C: An Nam đô hộ phủ
B: Châu Giao D: Âu Lạc
Câu 3: Nước Vạn Xuân được ra đời vào thời gian nào?
A: Năm 544 C: Năm 546
B: Năm 545 D: Năm 547
Câu 4: Tên gọi “Bố Cái Đại Vương” được dùng để chỉ ai
A: Lý Bí C: Triệu Quang Phục
B: Mai Thúc Loan D: Phùng Hưng
I- Phần tự luận (8.0 điểm)
Câu 1 (3.0 điểm): Trong cách chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc đối với
nhân dân ta, theo em chính sách nào là thâm độc nhất. Vì sao? Chính sách đó được thực
hiện như thế nào?
Câu 2 (2.0 điểm): Trình bày diễn biến, kết quả cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan (đầu
thế kỉ VIII)?
Câu 3 (3.0 điểm): Trình bày những chuyển biến về xã hội ở nước ta từ thế kỉ I- VI và
nhận xét về sự thay đổi đó?
Đáp án
I- Phần trắc nghiệm (2.0 điểm)
Khoanh tròn vào đáp án đúng, mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm
Câu 1 2 3 4
Đáp án C A A D
I- Phần tự luận (8.0 điểm)
Câu Nội dung Điểm
1 - Chính sách thâm độc nhất: chính sách đồng hóa dân tộc. 1.0
(3đ) * Giải thích: đây là chính sách được thực hiện bởi triều đình phong kiến
phương Bắc với mục đích “biến người Việt thành người Hán” , khiến người 1.0
Việt quên đi nguồn gốc dân tộc của mình. Từ đó chấp nhận sự cai trị của
các triều đại phong kiến Trung Quốc, trở thành một phần thuộc lãnh thổ
Trung Quốc giúp chính quyền đô hộ dễ cai trị hơn.
* Thực hiện:
- Bắt người Việt phải bỏ phong tục tập quán cũ, sống theo luật pháp và 0.5
phong tục tập quán của người Hán.
- Cho người Hán sống xen kẽ với người Việt, cho người Việt lấy người 0.25
Hán...
- Dạy chữ Hán ở các trường học... 0.25
* Diễn biến, kết quả:
- Khoảng năm 713, khởi nghĩa Mai Thúc Loan bùng nổ, nghĩa quân nhanh 1.0
chóng chiếm được Hoan Châu.
2
- Nhân dân ở Ái Châu, Diễn Châu hưởng ứng. Ông lập căn cứ ở Sa Nam 0.5
(2đ)
(Nghệ An), ông xưng đế (Mai Hắc Đế)
- Năm 722, nhà Đường đem quân sang đàn áp => khởi nghĩa Mai Thúc 0.5
Loan bị dập tắt.
* Những chuyển biến về xã hội :
- Từ thế kỉ I → VI, người Hán thâu tóm quyền lực vào tay mình, trực tiếp nắm 0.5
quyền cai quản đến cấp huyện, xã hội đã có sự phân hóa sâu sắc hơn.
- Xã hội phân hóa thành nhiều giai tầng khác nhau : 0.5
Quan lại đô hộ

Hào trưởng Việt Địa chủ Hán

Nông dân công xã Nông dân lệ thuộc

Nô tì
* Nhận xét: So với xã hội thời Văn Lang- Âu Lạc trước đó còn khá sơ khai, đơn
giản thì xã hội nước ta từ thế kỉ I- VI đã có sự phân hóa sâu sắc hơn thành nhiều
giai cấp, tầng lớp. Đã xuất hiện một số tầng lớp mới : địa chủ Hán, nông dân lệ 1.0
thuộc… Quyền lợi về kinh tế, chính trị giữa các giai tầng cũng không giống
nhau :
- Quan lại đô hộ : đứng đầu trong xã hội, do người Hán nắm quyền
- Hào trưởng Việt, địa chủ Hán : có thế lực kinh tế- chính trị
- Nông dân công xã, nông dân lệ thuộc : lực lượng đông đảo nhất trong xã hội 0.25
- Nô tì : tầng lớp thấp hèn nhất của xã hội. 0.25
0.25
0.25

You might also like