You are on page 1of 20

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

ĐỀ TÀI:

SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI


VÀ LẠM PHÁT ĐẾN THẤT NGHIỆP TỪ NĂM
1996 ĐẾN 2019

Môn: Kinh tế lượng


Giảng viên: Võ Thị Lệ Uyển

Thành viên MSSV


1. Lê Thanh Xuân (nhóm trưởng) K194131714
2. Lê Vân Minh An K194131642
3. Trần Phương Anh K194131646
4. Đặng Hữu Đạt K194131650
5. Trương Kim Như K194131687
MỤC LỤC:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ............................................................................................. 1
1.Lí do chọn đề tài............................................................................................................ 1
2.Tổng quan về đề tài ....................................................................................................... 1
3.Cơ sở lý thuyết .............................................................................................................. 1
3.1 Các khái niệm ......................................................................................................... 3
3.2 Các mối liên hệ ....................................................................................................... 5
4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................. 6
4.1 Phương pháp thu thập thông tin .............................................................................. 6
4.2. Phương pháp luận .................................................................................................. 6
5. Phương pháp xử lý thông tin ........................................................................................ 6
5.1 Mô tả số liệu ........................................................................................................... 7
5.2 Mô hình hồi quy .................................................................................................... 10
5.3 Mô tả các biến độc lập .......................................................................................... 10
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM .................................................................. 11
1.Ước lượng và ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy ............................................... 11
2. Kiểm định mô hình..................................................................................................... 12
2.1 Kiểm định độ phù hợp của mô hình ..................................................................... 12
2.2 Kiểm định tương tác giữa 2 biến độc lập .............................................................. 12
2.3 Kiểm định phương vấn đề đa cộng tuyến ............................................................. 13
2.4 Kiểm định phương sai sai số thay đổi................................................................... 14
3. Dự báo về mô hình: .................................................................................................... 15
3.1 Dự báo giá trị trung bình của tỷ lệ thất nghiệp: .................................................... 15
3.2 So sánh số liệu thực tế của Y với số liệu dự báo YF: ........................................... 15
4. Kiến nghị về vấn đề nghiên cứu:................................................................................ 16
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.Lí do chọn đề tài
Thất nghiệp là một trong những vấn đề cơ bản và quan trọng của nền kinh tế vĩ mô, nó
cũng được xem như là các chỉ tiêu để đánh giá mức độ thành công của một nền kinh tế. Vì
vậy nghiên cứu về đề tài thất nghiệp luôn là một vấn đề quan trọng và cần thiết. Hiểu rõ
được vấn đề trên sẽ giúp chúng ta trong việc đưa ra những biện pháp giúp phát triển nền
kinh tế một cách tốt nhất.
Thất nghiệp là hiện tượng kinh tế xã hội tồn tại ở nhiều thời kì, nhiều xã hội. Thất
nghiệp là vấn đề trung tâm của xã hội hiện đại. Tỷ lệ thất nghiệp cao thì nó ảnh hưởng trực
tiếp hay gián tiếp tác động tới mọi mặt đời sống xã hội.
Về mặt kinh tế, khi tỷ lệ thất nghiệp cao đi liền với tỷ lệ sản lượng bị bỏ đi hoặc không
sản xuất sẽ cao. Về mặt xã hội, thất nghiệp gây ra những tổn thất về người, xã hội, tâm lý
nặng nề.
Trong tình hình kinh tế thế giới đầy biến động, những cuộc khủng hoảng kinh tế toàn
cầu làm ảnh hưởng đến các vấn đề trong nền kinh tế và thất nghiệp cũng không ngoại lệ và
đang có xu hướng tăng cao ở nhiều quốc gia, trong đó có cả Việt Nam. Một yêu cầu được
đặt ra là phải nghiên cứu một cách sâu sắc về sự ảnh hưởng của GDP và lạm phát đến thất
nghiệp như thế nào?
Vì vậy, thất nghiệp ảnh hưởng rất lớn đối với kinh tế, xã hội. Trong bài tiểu luận này,
chúng em muốn làm rõ vấn đề: “Sự ảnh hưởng của Tổng sản phẩm quốc nội và lạm phát
đến thất nghiệp từ năm1996 – 2019” và từ đó đưa ra những biện pháp và kiến nghị phù hợp
để giảm đi những tác động tiêu cực của vấn đề này”.
2.Tổng quan về đề tài
Trong các bài báo, bài nghiên cứu có liên quan về vấn đề "Thất nghiệp"nhóm đã tổng
hợp được 7 bài báo trong đó có 1 bài nghiên cứu là của tác giả nước ngoài. Đa phần các
bài nghiên cứu đều mang tính định lượng thông qua sử dụng mô hình hồi quy để đánh giá
tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến thất nghiệp.
Bài nghiên cứu “Thất nghiệp ở khu vực thành thị Việt Nam thực trạng và giải pháp”
(NT Hạnh, 2010) đưa ra một số lý luận cơ bản về thất nghiệp, thiếu việc làm ở khu vực
thành thị và phương pháp tính các chỉ tiêu này. Phân tích thực trạng thất nghiệp và Phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến thất nghiệp khu vực thành thị: các nhân tố đặc trưng cá
nhân, các nhân tố vĩ mô, yếu tố vùng kinh tế. Kiến nghị các giải pháp góp phần giảm tỷ lệ
thất nghiệp của khu vực thành thị. Bên cạnh đó suy thoái toàn cầu ảnh hưởng lớn đến vấn
đề việc làm của các nước. Vì ảnh hưởng nên lao động trong nước mất việc hàng loạt. Hơn
nữa nó còn dẫn đến sự thay đổi mạnh về nhu cầu và cơ cấu lao động giữa các ngành. Tuy
nhiên, lao động có trình độ cao lại thiếu hụt. Bài nghiên cứu còn đề xuất một số giải pháp

1
để giải quyết vấn đề này (T. V. T. &. N. S. Công, "Thị trường lao động Việt Nam trong cơn
suy thoái kinh tế toàn cầu," Tạp chí phát triển kinh tế, pp. 39-42, 2009.)
Mô hình hồi quy xác suất trong bài báo của N. T. M. H. Trần Thị Minh Phương, " Các yếu
tố ảnh hưởng khả năng có việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn thành phố Hà Nội," Tạp
chí Khoa học và Phát triển, vol. 6, no. 12, 2014 với các biến trình độ đào tạo, chương trình
tạo việc làm, các dự án đầu tư phát triển, số doanh nghiệp trên địa bàn cho thấy có mối
quan hệ chặt chẽ đến khả năng có việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn Hà Nội.
Không chỉ ở Việt Nam, thất nghiệp cũng là vấn đề nan giải ở nhiều quốc gia khác.
Dựa trên mô hình của Okun, V. A. R. &. V. A. M. T. V. Blinova, "Estimating the Impact of
Economic Fluctuations on Unemployment in Russian Regions Based on the Okun Model,"
Studies on Russian Economic Development volume, pp. 103-110, 2021 đã đánh giá tác
động của những thay đổi trong khối lượng sản xuất đối với động thái thất nghiệp ở Nga và
ba cụm khu vực khác nhau về tỷ lệ thất nghiệp và phản ứng hành vi đối với các cú sốc kinh
tế. Việc đánh giá các thông số kỹ thuật của mô hình Okun cơ bản trên dữ liệu của giai đoạn
2010–2020 giúp xác định được phản ứng theo chu kỳ của tỷ lệ thất nghiệp trong các cụm
khu vực không đồng nhất với những thay đổi về sản lượng.
Việc nghiên cứu mô hình đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải có công cụ để dễ dàng quan
sát hơn. Phân tích hồi quy Binary Logistic là mô hình được nhiều nhà nghiên cứu áp dụng
trong bài viết của mình. "Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người lao
động vào thị trường việc làm phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn tỉnh Trà
Vinh"(Ths.N.T.C. Loan, 2014) cho thấy sự tham gia vào việc làm phi nông nghiệp của
người lao động ở nông thôn bị ảnh hưởng bởi 6 yếu tố sau: tỷ lệ thời gian làm việc của chủ
hộ, số năm học của chủ hộ, tổng diện tích đất sản xuất, tham gia đào tạo nghề nông nghiệp,
truy cập Internet và muốn làm phi nông nghiệp. Bài nghiên cứu còn đưa ra một số giải
pháp giải quyết sự ảnh hưởng của 6 yếu tố trên. Tiếp đó tác giả N. C. T v. C. M. Duyên,
"Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của lao động nữ nông thôn huyện
Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long " Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 2015 tiếp cận
phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA), phương pháp điều tra trực tiếp 120
lao động nữ thông qua bản câu hỏi cấu trúc và phương pháp phân tích hồi quy Binary
Logistic qua các yếu tố như: trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân của lao động nữ, nghề
nông thôn đã học, thông tin về việc làm, liên kết giữa nơi đào tạo và sử dụng lao động.
Những biến này có ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của lao động nữ.
Nhìn chung, nhận thấy được tác động tiêu cực của thất nghiệp đối với nền kinh tế là
vô cùng lớn các tác giả Việt Nam tiến hành đánh giá tác động của các yếu tố ảnh hưởng
đến khả năng có việc làm của người lao động ở Việt Nam, như: tuổi, giới tính, hôn nhân,
khu vực, dân tộc, sức khỏe, trình độ học vấn. Qua đó, họ đề xuất và đưa ra giải pháp cho
nền kinh tế đồng thời giảm thiểu tình trạng thiếu việc làm hiện nay.
2
3.Cơ sở lý thuyết
3.1 Các khái niệm
3.1.1. Thất nghiệp là gì?
Theo kinh tế học: "Là tình trạng người lao động muốn có việc làm nhưng lại không
tìm được việc làm".
Theo nước Đức: "Là người lao động tạm thời không có quan hệ lao động hoặc chỉ
thực hiện công việc ngắn hạn".
Theo nước Pháp: "Là không có việc làm, có điều kiện làm việc nhưng lại đang đi
tìm việc làm".
Theo Thái Lan: "Là không có việc làm, muốn làm việc, có năng lực làm việc"
Theo Trung Quốc: "Là người trong tuổi lao động có khả năng lao động, chưa có việc
làm, đang đi tìm việc làm, đăng kí tại cơ quan giải quyết việc làm".
Theo tổ chức lao động Quốc tế (LIO): "Là tình trạng tồn tại một số người trong lực
lượng lao động muốn làm việc nhưng không tìm được việc ở mức lương thịnh hành".
Các định nghĩa được nhóm chúng tôi nêu ở trên tuy có khác nhau về một vài đặc điểm
nhưng chung quy lại, nhóm chúng tôi nhận thấy rằng: "Thất nghiệp là tình trạng người lao
động đang trong độ tuổi lao động, có mong muốn làm việc nhưng lại không tìm được công
việc phù hợp".
Tỷ lệ thất nghiệp được tính toán dựa trên tổng số người trong độ tuổi lao động không
có việc làm trên tổng lực lượng lao động xã hội.
Công thức tính:
Tổng số người trong độ tuổi lao động không có việc làm
Tỷ lệ thất nghiệp =
Tổng lực lượng lao động xã hội
*Phân loại thất ngiệp:
 Theo hình thức:
- Thất nghiệp chia theo giới tính (nam, nữ).
- Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ (thành thị, nông thôn).
- Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc.
- Thất nghiệp chia theo lứa tuổi…
 Theo lí do:
- Mất việc (job loser): người lao động không có việc làm do các đơn vị sản xuất kinh
doanh cho thôi việc vì một lý do nào đó.
- Bỏ việc (job leaver): là những người tự ý xin thôi việc vì những lý do chủ quan của
người lao động (tiền công không đảm bảo, không hợp nghề nghiệp, không hợp không gian
làm việc…).
- Nhập mới (new entrant): là những người đầu tiên bổ sung vào lực lượng lao động,
nhưng chưa tìm được việc làm, đang tích cực tìm kiếm việc làm.
3
-Tái nhập (reentrant): là những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay
lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.
 Theo tính chất:
- Thất nghiệp tự nguyện (voluntary unemployment).
- Thất nghiệp không tự nguyện (involuntary unemployment).
 Theo nguyên nhân:
- Thất nghiệp tự nhiên (natural unemployment): là mức thất nghiệp bình thường mà
nền kinh tế trải qua, là dạng thất nghiệp không mất đi trong dài hạn, tồn tại ngay khi thị
trường lao động cân bằng.
- Thất nghiệp chu kỳ (cyclical unemployment): là mức thất nghiệp tương ứng với từng
giai đoạn trong chu kỳ kinh tế, do trạng thái tiền lương cứng nhắc tạo ra, là dạng thất nghiệp
sẽ mất đi trong dài hạn.
- Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển: xảy ra là do mức lương tối thiểu được quy định
cao hơn mức lương do quy luật cung-cầu trên thị trường quyết định (dư cung lao động).
 Trường hợp đặc biệt khác:
- Công nhân tuyệt vọng (Discouraged workers): là những cá nhân gần như không còn
mong muốn tìm việc nữa nhưng sẵn sàng làm việc nếu có một công việc nào đó.
- Thất nghiệp trá hình (Underemployment): là những cá nhân tìm công việc làm
fulltime nhưng cuối cùng chỉ làm partime hoặc làm việc dưới khả năng của mình.
- Thất nghiệp ảo (Phantom unemployed): là những cá nhân không còn mong muốn
làm việc nhưng “cố tình” ở lại đội ngũ những người thất nghiệp để nhận trợ cấp.
3.1.2 Lạm phát
Lạm phát được hiểu là tình trạng giảm sức mua của đồng tiền do hiện tượng hàng
hóa tăng giá so với một mốc thời gian nào đó trong quá khứ. Hay theo một cách hiểu khác,
lạm phát tức là sự phá giá đồng tiền nội tệ so với các loại ngoại tệ khác trong một nền kinh
tế.
Tỷ lệ lạm phát thường được đo lường thông qua việc thu thập dữ liệu từ các tổ chức,
liên đoàn lao động cũng như các loại tạp chí kinh doanh, từ đó theo dõi sự thay đổi của giá
cả của một số lượng lớn hàng hóa và dịch vụ. Mức giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ
được tổng hợp lại với mục đích là thống nhất một mức giá trung bình và tỷ lệ lạm phát
được thể hiện qua chỉ số giá cả.
* Phân loại lạm phát
Lạm phát tự nhiên (0 - 10%): Giá cả tăng chậm, lạm phát có thể dự đoán được và tăng
1 con số hàng năm.

4
Lạm phát phi mã (10 - 1000%): Tỷ lệ lạm phát tăng nhanh từ 2 - 3 con số, thị trường
tài chính không ổn định, đồng tiền mất giá và lãi suất thực tế âm.
Siêu lạm phát ( >1000%): Tình trạng khủng hoảng tài chính, đồng tiền mất giá hoàn toàn.
3.1.3 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
GDP (Gross Domestic Product): là tổng sản phẩm nội địa hay tổng sản phẩm quốc
nội. Đây là một chỉ tiêu dùng để đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hoá và
dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ
nhất định (thường là 1 năm hoặc 1 quý).
GDP chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như dân số, chỉ số đầu tư nước ngoài (FDI), lạm
phát...
*Ý nghĩa chỉ số GDP
GDP là thước đo để đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia và thể hiện
sự biến động của sản phẩm/dịch vụ theo thời gian.
Sự suy giảm chỉ số GDP sẽ có tác động xấu đến nền kinh tế và có thể dẫn đến các tình
trạng kinh tế suy thoái, lạm phát, thất nghiệp, đồng tiền mất giá… Đây là các tác động xấu,
ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như đời
sống của người dân.
Chỉ số GDP bình quân đầu người sẽ cho bạn biết mức thu nhập tương đối cũng như
chất lượng sống của người dân ở mỗi quốc gia.
3.2 Các mối liên hệ
3.2.1 Giữa lạm phát và thất nghiệp
- Trong dài hạn: Xem như là không có sự ảnh hưởng do trong dài hạn, lạm phát tăng
hay giảm đều không ảnh hưởng đến tiền lương do có sự điều chỉnh về tiền lương. Tiền
lương sẽ tự động điều chỉnh sao cho phù hợp với mức tăng giảm của lạm phát cho đến khi
thị trường lao động đạt mức cân bằng tự nhiên.
- Trong ngắn hạn: Nếu lạm phát do cầu, sẽ có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất
nghiệp theo hướng nghịch biến. Khi sản lượng thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao, nếu muốn tăng
sản lượng và giảm tỷ lệ thất nghiệp thì phải chấp nhận sự gia tăng của lạm phát. Và ngược
lại, khi nền kinh tế phát triển quá đà, sản lượng thực vượt quá sản lượng tiềm năng, để lạm
phát giảm thì phải chấp sự sụt giảm sản lượng, thất nghiệp tăng lên.
3.2.2 Giữa GDP và thất nghiệp
Chúng ta thấy khi kinh tế tăng trưởng, GDP thực tế tăng. Trong quá trình đó các doanh
nghiệp mở rộng sản xuất và thuê thêm lao động nên việc làm nhiều hơn và thất nghiệp
giảm.
Ngược lại, khi lao động bị thất nghiệp làm gia tăng tỉ lệ thất nghiệp kèm theo sự giảm
sút GDP thực tế. Mối quan hệ tỉ lệ nghịch giữa thất nghiệp và GDP gọi là định luật Okun
(1929-1979), người đầu tiên phát hiện ra.
5
Năm 1960, bằng công trình nghiên cứu thực nghiệm của mình, nhà kinh tế học người
Mỹ Anthur Okun đã tiến hành khảo sát dựa trên dữ liệu về GDP và tỉ lệ thất nghiệp của
Mỹ thống kê được trong suốt một thời gian dài. Mối quan hệ định lượng giữa thất nghiệp
và sản lượng đã được ông tìm ra và phát triển thành định luật nổi tiếng mang tên ông.
Định luật Okun:
Định luật Okun ra đời nhằm khảo sát sự biến động của chu kì kinh tế, sự giao động
của mức sản lượng thực tế quanh sản lượng tiềm năng và mối quan hệ giữa chúng, trên cơ
sở đó, dự báo mức tỉ lệ thất nghiệp kì vọng trong sự ràng buộc với hai biến số nêu trên.
Công thức:
(Yp – Yt) ∗ 50%
Ut = Un +
Yp
Trong đó:
- Yt: sản lượng thực tế (GDP thực).
- Yp: sản lượng tiềm năng (GDP tiềm năng).
- Ut: tỉ lệ thất nghiệp thực tế.
- Un: tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên.
- y: tỉ lệ gia tăng GDP thực tế.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập thông tin
Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích tài liệu và số liệu của các
cuộc điều tra về lao động, việc làm, gia đình ở Việt Nam từ năm 1996 – 2019. Đồng thời
tham khảo một số bài báo của nước ngoài về thất nghiệp.
4.2. Phương pháp luận
Quan điểm của các nhà kinh tế học về thất nghiệp và thiếu việc làm: Nếu xét trên
tổng thể nền kinh tế quốc dân, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm cao đồng nghĩa với Tổng
sản phẩm quốc nội (GDP) thấp – các nguồn lực con người không được sử dụng, bỏ phí cơ
hội sản xuất thêm sản phẩm và dịch vụ.
Thất nghiệp, thiếu việc làm còn có nghĩa là sản xuất ít hơn, giảm tính hiệu quả của sản xuất
theo quy mô dẫn đến nhu cầu xã hội giảm. Hàng hóa và dịch vụ không có người tiêu dùng,
cơ hội kinh doanh ít ỏi, chất lượng sản phẩm và giá cả tụt giảm. Hơn nữa, tình trạng thất
nghiệp, thiếu việc làm cao đưa đến nhu cầu tiêu dùng ít đi so với khi nhiều việc làm, do đó
mà cơ hội đầu tư cũng ít hơn. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc gia tăng đi liền với bất bình
đẳng, đói nghèo và tệ nạn xã hội.
5. Phương pháp xử lý thông tin

6
Bảng 1: Bảng số liệu
TỶ LỆ THẤT GDP ( TỶ USD) TỶ LỆ LẠM
NĂM NGHIỆP (Y) (%) (X2) PHÁT (X3) (%)
1996 5.7 24.657 5.675
1997 06.01 26.844 3.21
1998 6.85 27.21 7.266
1999 6.74 28.684 4.117
2000 6.42 31.173 -1.71
2001 6.8 32.685 -4.32
2002 6.1 35.064 3.831
2003 6.1 39.553 3.235
2004 5.6 45.428 7.755
2005 5.3 57.633 8.285
2006 4.82 66.372 7.418
2007 4.02 77.414 8.344
2008 2.38 99.13 23.115
2009 2.9 106.015 6.717
2010 2.88 115.932 9.207
2011 2.22 135.539 18.678
2012 1.96 155.82 9.095
2013 2.18 171.222 6.593
2014 2.1 186.205 4.085
2015 2.33 193.241 0.631
2016 2.3 205.276 2.668
2017 2.24 223.78 3.52
2018 2.19 245.214 3.54
2019 2.17 261.921 2.796

*Nguồn: World Bank Data.


5.1 Mô tả số liệu

7
Bảng 2: Mô tả số liệu các biến trong mô hình
Tỷ lệ thất nghiệp GDP ( tỷ
(%) USD) Tỷ lệ lạm phát (%)
(Y) (𝑿𝟐 ) (𝑿𝟑 )
Mean 4.096250 108.0005 5.989625
Median 3.460000 88.27200 4.896000
Maximum 6.850000 261.9210 23.11500
Minimum 1.960000 24.65700 -4.320000

Bảng thống kê mô tả trình bày số liệu thống kê của các biến được sử dụng trong đề
tài nghiên cứu, cho thấy giá trị trung bình về tỷ lệ thất nghiệp trong khoảng thời gian từ
1996 đến 2019 đạt mức 4,096% trong khi giá trị tối thiểu mà nó nhận được trong khoảng
thời gian này là 1,96% và tối đa là 6,85%. Bên cạnh đó, giá trị trung bình của biến GDP
và biến lạm phát cho kết quả nhận được lần lượt là 108,005 tỷ USD và 5,9896%. Nhận
thấy kết quả trung bình của hai biến này có sự chênh lệch khá rõ rệt so với giá trị tối đa
và tối thiểu của nó, do đó nhóm chúng em sẽ tiến hành phân tích thêm về sự biến động
giá trị của hai biến độc lập này ở phần tiếp theo.
5.1.1 Biểu đồ đường giá trị biến GDP (𝑿𝟐 ) (Tỷ USD)

8
Nhìn chung, tình hình biến động của giá trị biến GDP qua các năm là không quá đáng
kể. Các giá trị lần lượt tăng qua các năm cho ta thấy được tình hình phát triển của Việt
Nam trong những năm qua, đặc biệt là trong khoảng thời gian được ghi nhận trong biểu đồ
(1996-2019) là đáng được ghi nhận. Chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang
kinh tế thị trường đã giúp Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất Thế Giới
thành nước có thu nhập trung bình thấp. Hiện nay, Việt Nam hiện là một trong những quốc
gia năng động nhất Đông Á Thái Bình Dương (theo The World Bank). Nhờ đó mà tỷ lệ
thoát nghèo được giảm mạnh ở đa số người dân Việt Nam, đại bộ phận người nghèo còn
lại được ghi nhận là người dân tộc thiểu số. Bên cạnh sự phát triển tích cực về sự tăng
trưởng này thì nó cũng đặt ra nhiều thách thức đối với chính phủ về các tác động tiêu cực
mà nó mang lại như tác động đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên, sự tiếp cận cơ sở hạ
tầng và dịch vụ thích ứng kịp thời với tăng trưởng kinh tế, ... Do đó, chính phủ ta đã và
đang luôn trong tình trạng nỗ lực giảm thiểu các tác động này một cách tối ưu nhất. Nhiều
chiến lược và kế hoạch đã được đưa ra thực thi để thúc đẩy tăng trưởng xanh và sử dụng
bền vững tài nguyên thiên nhiên.
5.1.2 Biểu đồ đường giá trị biến lạm phát (𝑿𝟑 ) (%)

So với biểu đồ đường thể hiện sự biến động giá trị của biến GDP, biểu đồ đường thể
hiện biến động giá trị lạm phát CPI là khá đáng kể. Cụ thể, năm 2008, tỷ lệ lạm phát tăng
đột biến lên đến hai con số xấp xỉ hơn 23%. Và cũng như thế, trong năm 2011, tỷ lệ này
cũng nằm ở mức hai con số là 18,678%. Nếu đem các con số này đi so sánh với các khu
vực lân cận thì có thể thấy rằng lạm phát của Việt Nam có phần cao hơn đáng kể. Sự tăng
9
đột ngột về tỷ lệ này là do nhiều nguyên nhân, điển hình là sự tăng mạnh cung tiền tăng
mạnh do dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào tăng đột biến (bao gồm cả đầu tư và kiều
hối), thậm chí có thể bao gồm cả nguyên nhân đã tích tụ từ lâu do đầu tư kém hiệu quả,
cuối cùng gây ra tình trạng chênh lệch giữa tăng trưởng GDP và cung tiền Việt Nam đã
ngày một xa hơn. Xét trên một quốc gia lân cận như ở Trung Quốc, trong thời điểm này,
tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam thì lại thấp hơn trong khi cung tiền lại tăng cao hơn rất
nhiều. Đây chính là lí do lí giải vì sao CPI ở Việt Nam cao hơn các nước khác rất nhiều ở
thời điểm đó.
Giai đoạn 2011-2015 được xem là giai đoạn đánh dấu thời kì lạm phát được đảm bảo
ổn định hơn so với các năm còn lại. Đưa lạm phát ở mức cao từ 23% xuống còn 0,631%
trong năm 2015.Cho thấy được sự nỗ lực của chính phủ cũng như các ngân hàng nhà nước
về việc cải thiện sự biến động của con số này.
Các giai đoạn còn lại cho đến năm 2019, nền kinh tế của Việt Nam đã dần được phục
hồi và ổn định hơn, được xem là đạt được mục tiêu đặt ra. Mặc dù vậy, theo tạp chí tài
chính, lạm phát tuy được kiểm soát nhưng áp lực từ cầu trong nước thì đang tăng dần. Áp
lực này được phản ánh qua xu hướng tăng dần của lạm phát cơ bản. Tính đến tháng
11/2019, lạm phát cơ bản đã lên mức 2,2% (so với cùng kỳ năm trước) là mức cao nhất kể
từ tháng 5/2015.
5.2 Mô hình hồi quy
Căn cứ vào các cơ sở lí thuyết đã được tổng hợp, nhóm đề xuất mô hình hồi quy để
tiến hành kiểm định có dạng như sau:
𝑌𝑡 = 𝛽1 + 𝛽2 𝑋2 + 𝛽3 𝑋3 + 𝜀𝑡
Trong đó:
𝑌𝑡 : Tỷ lệ thất nghiệp (%) trong năm t.
𝑋2 : Tổng sản phẩm quốc nội (GDP – Tỷ USD).
𝑋3 : Tỷ lệ lạm phát (CPI - %).
𝛽1 : Hệ số chặn.
𝛽2 , 𝛽3 : Hệ số góc.
𝜀𝑡 : Những yếu tố còn lại khác tác động đến tỷ lệ thất nghiệp trong năm t.
5.3 Mô tả các biến độc lập
5.3.1 Tổng sản phẩm quốc nội GDP
Một vài nghiên cứu trước đây, Định luật Okun cho biết tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 1
phần trăm sẽ dẫn đến tăng trưởng GDP thực giảm 2%. Dù vậy, các nhà nghiên cứu vẫn
đang tranh luận khi xem xét ảnh hưởng của khung thời gian và quốc gia được chọn lên kết
quả. Từ cơ sở trên, nhóm chúng em nhận thấy tỷ lệ thất nghiệp tỷ lệ nghịch với GDP.

10
5.3.2 Lạm phát
Có mối quan hệ nghịch chiều giữa thất nghiệp và lạm phát là do mỗi năm đều có mức
lạm phát kỳ vọng, dân chúng đều tin rằng, trong năm tới sẽ có mức lạm phát này xảy ra,
do đó mọi hoạt động kinh tế khi diễn ra đều đã tính đến mức lạm phát này (ví dụ hoạt động
đầu tư sản xuất, đầu tư tài chính…), tạo đà cho lạm phát năm sau.
Dù có quan tâm đến lạm phát kỳ vọng, có mối quan hệ đánh đổi giữa thất nghiệp và
lạm phát nhưng từ hình 2 cho thấy, thất nghiệp ngày càng có xu hướng ổn định và giảm tỷ
lệ, trong khi đó lạm phát biến động rất phức tạp.
Bảng 3: Kỳ vọng về dấu các biến độc lập
Biến độc lập Dấu kỳ vọng của biến trong mô hình hồi quy

Hệ số co giãn của tỷ lệ thất nghiệp 𝛽2 <0


(%) theo GDP (Tỷ USD)

Hệ số co giãn của tỷ lệ thất nghiệp 𝛽3 <0


(%) theo tỷ lệ lạm phát (%)

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM


1.Ước lượng và ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy
Bảng 4: Kết quả hồi quy tuyến tính OLS
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 7.128067 0.247666 28.78101 0.0000
X2 -0.021595 0.001584 -13.63464 0.0000
X3 -0.116792 0.021906 -5.331562 0.0000

R-squared 0.910867 Mean dependent var 4.096250


Adjusted R-squared 0.902378 S.D. dependent var 1.916970
S.E. of regression 0.598947 Akaike info criterion 1.929182
Sum squared resid 7.533496 Schwarz criterion 2.076439
Log likelihood -20.15019 Hannan-Quinn criter. 1.968250
F-statistic 107.3016 Durbin-Watson stat 1.034394
Prob(F-statistic) 0.000000

Thông qua bảng kết quả chạy Eviews như ở trên, kết quả nhận được cho thấy các hệ
số hồi quy mẫu được ước lượng có giá trị lần lượt là 𝛽1 = 7,128, 𝛽2 = −0,022, 𝛽3 =
−0,117. Với kết quả này, ta có mô hình hồi quy mẫu như sau:
11
𝐘𝐭 = 𝟕, 𝟏𝟐𝟖 − 𝟎, 𝟎𝟐𝟐𝑿𝟐 − 𝟎, 𝟏𝟏𝟕𝑿𝟑 + 𝜺𝒕
*Ý nghĩa ước lượng các hệ số hồi quy mẫu:
 𝛽1 = 7,128 > 0: Cho biết khi GDP bằng 0 và không có lạm phát thì tỷ lệ thất
nghiệp trung bình là 7,128.
 𝛽2 = −0,022 < 0: Cho biết khi GDP tăng 1 tỷ USD thì tỷ lệ thất nghiệp trung
bình giảm 0,022%, với điều kiện là tỷ lệ lạm phát không đổi. Kết quả phù hợp với cơ sở
lý thuyết đã được đề cập.
 𝛽3 = −0,117 < 0: Cho biết khi lạm phát tăng 1% thì tỷ lệ thất nghiệp trung bình
giảm 0,117% với điều kiện là GDP không đổi. Kết quả phù hợp với cơ sở lý thuyết đã
được đề cập.
2. Kiểm định mô hình
Đầu tiên nhìn vào bảng 4 ở trên ta thấy p-value của các hệ số ước lượng đều bằng 0
(< 0,05). Do đó, có thể kết luận rằng các hệ số ước lượng trên đều có ý nghĩa thống kê ở
mức ý nghĩa 5%.
2.1 Kiểm định độ phù hợp của mô hình
Qua bảng 4 ta thấy p-value của mô hình cũng là 0 (< 0.05), vì vậy ta bác bỏ giả thuyết
2
𝑅 = 0 (mô hình không phù hợp). Do đó, ta kết luận rằng kết quả hồi quy mô hình trên là
phù hợp. Hơn nữa 𝑅2 = 0.910867, ý nghĩa của 𝑅2 là độ phù hợp của mô hình là 91,1%.
Chứng tỏ mô hình có độ phù hợp rất cao.
2.2 Kiểm định tương tác giữa 2 biến độc lập
Bảng 5: Kiểm định đồng thời Wald
Test Statistic Value df Probability
t-statistic 4.333846 21 0.0003
F-statistic 18.78222 (1, 21) 0.0003
Chi-square 18.78222 1 0.0000

Null Hypothesis: C(2)=C(3)


Null Hypothesis Summary:

Normalized Restriction (= 0) Value Std. Err.


C(2) - C(3) 0.095197 0.021966

Giá trị F tính toán trong bảng nhận được là 18,782 > 4,32 (Giá trị tới hạn tra bảng
mức ý nghĩa 5%) nên giả thuyết 𝛽2 = 𝛽2 được bác bỏ. Do đó, có thể kết luận rằng, cả khi
được kiểm định đồng thời hay riêng lẻ, hai biến độc lập này đều cùng có ảnh hưởng tác
động đến biến phụ thuộc tỷ lệ thất nghiệp Y (%).
12
2.3 Kiểm định phương vấn đề đa cộng tuyến
Để đảm bảo kết quả từ mô hình là kết quả tốt, chúng tôi đã tiến hành kiểm định lại
mô hình hồi quy. Đầu tiên, nhóm nghiên cứu thực hiện kiểm định vấn đề đa cộng tuyến
bằng cách thực hiện sử dụng mô hình hồi quy phụ và kiểm định VIF (variance inflation
factor), kết quả được báo cáo như 2 bảng sau:
Bảng 6: Hồi quy phụ biến Tỷ lệ lạm phát (X3) theo biến GDP (X2)
Dependent Variable: X2
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 107.8447 24.14096 4.467291 0.0002
X3 0.026016 2.948737 0.008823 0.9930

R-squared 0.000004 Mean dependent var 108.0005


Adjusted R-squared -0.045451 S.D. dependent var 78.85237
S.E. of regression 80.62441 Akaike info criterion 11.69714
Sum squared resid 143006.5 Schwarz criterion 11.79531
Log likelihood -138.3656 Hannan-Quinn criter. 11.72318
F-statistic 7.78E-05 Durbin-Watson stat 0.024926
Prob(F-statistic) 0.993040

Bảng 7: Hồi quy phụ biến GDP (X2) theo biến Tỷ lệ lạm phát (X3)
Dependent Variable: X3
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 5.974937 2.046334 2.919826 0.0079
X2 0.000136 0.015415 0.008823 0.9930

R-squared 0.000004 Mean dependent var 5.989625


Adjusted R-squared -0.045451 S.D. dependent var 5.701205
S.E. of regression 5.829327 Akaike info criterion 6.443336
Sum squared resid 747.5833 Schwarz criterion 6.541507
Log likelihood -75.32003 Hannan-Quinn criter. 6.469380
F-statistic 7.78E-05 Durbin-Watson stat 1.159732
Prob(F-statistic) 0.993040

Bảng 8: Kiểm định VIF


Coefficient Uncentered Centered
Variable Variance VIF VIF

13
C 0.061338 4.103605 NA
X2 2.51E-06 2.957527 1.000004
X3 0.000480 2.151734 1.000004

Dựa vào kết quả trên, nhóm chúng em kết luận rằng mô hình hồi quy trên không có
vấn đề về đa cộng tuyến.
2.4 Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Tiếp theo, nhóm chúng em thực hiện kiểm định White để kiểm tra vấn đề phương
sai sai số thay đổi. Kết quả cho thấy mô hình không xảy ra vấn đề phương sai sai số thay
đổi.
Bảng 9: Kiểm định White
F-statistic 0.838565 Prob. F(5,18) 0.5396
Obs*R-squared 4.534250 Prob. Chi-Square(5) 0.4753
Scaled explained SS 2.759311 Prob. Chi-Square(5) 0.7370

Dependent Variable: RESID^2


Method: Least Squares
Sample: 1 24 IF X2<>0
Included observations: 24

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.


C 0.227607 0.302990 0.751203 0.4622
X2^2 1.91E-05 2.39E-05 0.798986 0.4347
X2*X3 -4.57E-05 0.000468 -0.097670 0.9233
X2 -0.003743 0.007076 -0.528970 0.6033
X3^2 -0.002406 0.001869 -1.287539 0.2142
X3 0.057509 0.043347 1.326714 0.2012

R-squared 0.188927 Mean dependent var 0.313896


Adjusted R-squared -0.036371 S.D. dependent var 0.404279
S.E. of regression 0.411566 Akaike info criterion 1.274622
Sum squared resid 3.048954 Schwarz criterion 1.569135
Log likelihood -9.295461 Hannan-Quinn criter. 1.352756
F-statistic 0.838565 Durbin-Watson stat 1.618887
Prob(F-statistic) 0.539616

14
3. Dự báo về mô hình:
3.1 Dự báo giá trị trung bình của tỷ lệ thất nghiệp:

3.2 So sánh số liệu thực tế của Y với số liệu dự báo YF:

15
Nhận xét: Qua so sánh số liệu thực tế với số liệu dự báo, ta thấy cả hai số liệu
không chênh lệch với nhau nhiều.
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong thời gian từ 1999 đến 2007, lực
lượng lao động ngày càng tăng. Từ năm 2008 đến 2011, mặc dù khủng hoảng kinh tế
toàn cầu ảnh hưởng lớn đến nước ta, dẫn đến GDP tăng trưởng chậm hơn so với những
năm trước, tỷ lệ lạm phát cũng có nhiều đột biến dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cũng có nhiều
biến động. Tỷ lệ thất nghiệp thực tế không chênh lệch nhiều qua các năm.
4. Kiến nghị về vấn đề nghiên cứu:
Từ những phân tích và dự báo trên, ta có thể thấy, tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam chịu
ảnh hưởng khá lớn từ Tổng sản phẩm quốc nội GDP, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của
tỷ lệ lạm phát. Điều này cũng đúng với các nghiên cứu của các nhà kinh tế, do vậy nó chỉ
ra cho chúng ta những giải pháp hữu hiệu để có thể duy trì một tỷ lệ thất nghiệp hợp lý
nhất.
♦ Mục tiêu tổng quát: Kiên trì ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đạt
mức tăng trưởng hợp lý; đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu kinh tế; đảm bảo an sinh xã hội;
giữ vững được mức lạm phát nền kinh tế ở mức ổn định như hiện tại trong những năm tiếp
theo.
♦Trong ngắn hạn, các chính sách cần tiếp tục hỗ trợ tổng cầu (đầu tư và tiêu dùng)
để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục tăng sản lượng sản xuất kích thích kinh tế. Theo
đó, tổng vốn đầu tư toàn xã hội cần được quan tâm (không nên thấp dưới 30%GDP) để tạo
điều kiện cân đối cung cầu hàng hóa, tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô. GDP và tỷ lệ lạm phát
có quan hệ nghịch với thất nghiệp, nên ta cần tiếp tục các chính sách khuyến khích phát
triển kinh tế, nhất là trong thời kỳ đất nước đang bắt đầu khôi phục sau khủng hoảng. Tiếp
tục tiến trình hạ lãi suất, đặc biệt là lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp, giúp họ dễ
dàng vay vốn để tiếp tục sản xuất kinh doanh, từ đó tạo thêm nhiều việc làm, giải quyết
vấn đề thất nghiệp.
♦Trong dài hạn, ta cần có những giải pháp từng bước cải cách khu vực nông nghiệp,
nông thôn, đồng thời hỗ trợ công nghiệp và khu vực doanh nghiệp trong nước. Nền kinh tế
tăng trưởng nhanh đi đôi với lạm phát cao có thể làm giảm tỷ lệ thất nghiệp trong ngắn
hạn, tuy nhiên trong dài hạn, cần duy trì một tỷ lệ lạm phát vừa phải và ổn định (bằng các
chính sách kiềm chế lạm phát như: có một mức cung tiền hợp lý, các chính sách về lãi suất,
tỉ lệ dự trữ, dự trữ ngoại hối…) để vừa kích thích tăng trưởng, hạn chế thất nghiệp giúp nền
kinh tế tăng trưởng ổn định và bền vững. Đến nay 2019 nền kinh tế đã duy trì lạm phát ở
mức ổn định vì thế trong những năm tới nền kinh tế cần có những bước tiến hơn nữa để
vấn đề việc làm ổn định với một mức thấp nhất

16
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1] N. Hạnh, "THẤT NGHIỆP Ở KHU VỰC THÀNH THỊ VIỆT NAM THỰC TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP," 2010.
[2] T. V. T. &. N. S. Công, "THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG CƠN
SUY THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU," Tạp chí phát triển kinh tế, pp. 39-42, 2009.
[3] N. T. M. H. Trần Thị Minh Phương, "CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG KHẢ NĂNG
CÓ VIỆC LÀM PHI NÔNG NGHIỆP Ở NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HÀ NỘI,"
Tạp chí Khoa học và Phát triển, vol. 6, no. 12, 2014.
[4] S. Zemtsov, "New technologies, potential unemployment and ‘nescience economy’
during and after the 2020 economic crisis," RSAI, 2020.
[5] V. A. R. &. V. A. M. T. V. Blinova, "Estimating the Impact of Economic
Fluctuations on Unemployment in Russian Regions Based on the Okun Model,"
Studies on Russian Economic Development volume, pp. 103-110, 2021.
[6] T. N. T. C. LOAN, "PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM
GIA CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀO THỊ TRƯỜNG VIỆC LÀM PHI NÔNG
NGHIỆP Ở KHU VỰC NÔNG THÔN TỈNH TRÀ VINH," 2014.
[7] N. C. T. v. C. M. Duyên, "PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ
HỘI VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN HUYỆN TAM BÌNH,
TỈNH VĨNH LONG," Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 2015.
[8] Đ. T. P. Trần Thị Mai Linh, "Các nhân tố tác động đến khả năng có việc làm ở Việt
Nam," Kinh tế và Dự báo, 2021.

17
18

You might also like