You are on page 1of 7

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH &XH THUYẾT MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ


VĨNH LONG
CẤP TRƯỜNG

1. Tên đề tài: Mã số
Ứng dụng công nghệ IoT điều khiển hệ thống FMS

2. Lĩnh vực nghiên cứu 3. Loại hình nghiên cứu


(đánh dấu X vào ô thích hợp) (đánh dấu X vào ô thích hợp)
Tự nhiên Xã hội nhân văn Giáo dục Cơ bản Ứng dụng Triển khai
X X
4. Thời gian thực hiện: 3 tháng Thời gian
được duyệt
Từ tháng 6 năm 2021
…… tháng
Đến tháng 9 năm 2021
5. Đơn vị chủ trì (Khoa/Phòng/Trung tâm): Khoa cơ khí

6. Chủ nhiệm đề tài:


- Học hàm, học vị, họ tên: Huỳnh Kim Trọng Cương
- Chức vụ: Sinh viên lớp 1CDT17A, bộ môn Cơ điện tử, Khoa cơ khí
- Địa chỉ: 40/5A Khóm 1, Phường 9, Thành Phố Vĩnh Long, Vĩnh Long
- Số điện thoại: 0393215084 Email: cuonghuynhcg@gmail.com
7. Cố vấn khoa học: (đối với đề tài của sinh viên hoặc học viên cao học) Chữ ký của
cố vấn KH
- Học hàm, học vị, họ tên: Lê Hữu Toàn
- Chức vụ: Giảng viên, phụ trách bộ môn Cơ điện tử, Khoa Cơ khí
- Địa chỉ:
- Số điện thoại: 0942228692 Email:toanlh@vlute.edu.vn
8. Những người tham gia thực hiện đề tài
Chức danh, họ tên Đơn vị Nhiệm vụ được giao Chữ ký
Huỳnh Kim Trọng Cương Sinh viên lớp 1CDT17A, - Thực hiện nội dung 1 và
bộ môn Cơ điện tử, Khoa nội dung 2
cơ khí - Viết báo cáo tổng kết.
- Báo cáo kết quả trước hội
đồng
Lê Hữu Toàn Giảng viên, phụ trách bộ - Hướng dẫn sinh viên thực
môn Cơ điện tử, Khoa hiện nghiên cứu đề tài.
Cơ khí
- Giám sát kiểm tra quá
trình thực hiện đề tài.
- Thực nghiệm đề tài trước
khi ra hội đồng.

1
9. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài trong và ngoài nước
9.1. Ngoài nước
Manuel Domínguez, Raúl González-Herbón, José R.Rodríguez-Ossorio, Juan J.Fuertes, Miguel A.Prada,
Antonio Morán (2020) đã trình bày một phòng thí nghiệm từ xa để kiểm soát tự động sử dụng giao thức
Node-Red và MQTT để đạt được các mục tiêu nhất định cũng như dễ phát triển hoặc linh hoạt hơn đối
với sự kết nối và tích hợp của các hệ thống mới. Trong phòng thí nghiệm nơi được đặt máy chủ kết nối
với PLC qua giao thức Modbus TCP, sinh viên có thể truy cập và lập trình cho hệ thống bằng phần mềm
Node-RED trên máy chủ truyền thông qua giao thức MQTT dữ liệu sẽ được đưa lên Cloud, người hướng
dẫn hoặc khách hàng truy cập hệ thống từ xa qua Cloud thực hiện giám sát và điều khiển hệ thống này.

Chien-Yu Lu, Fei-Hsu Chen, Wen-Chiung Hsu, Yu-Qiang Yang, and Te-Jen Su (2020) đã nghiên cứu
phát triển hệ thống kiểm soát thiết bị trong gia đình, cảm biến, truy cập dữ liệu và nhận dạng hình ảnh, và
sử dụng phần mềm và phần cứng là Node-Red và NodeMcu để thiết lập một hệ thống IoT. Hệ thống này
có thể theo dõi nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, ngọn lửa, và điều kiện khí trong khu vực xung quanh, và nó có
thể từ xa và tự động kiểm soát các thiết bị gia dụng; Hơn nữa, nó cũng kết hợp với nhận dạng hình ảnh,
phát hiện chuyển động. Chương trình Node-Red được lập trình tại máy chủ và sử dụng mạng không dây
và giao thức truyền thông MQTT để có được dữ liệu từ cảm biến và truyền tín hiệu điều khiển cho các
thiết bị gia dụng, cũng như lưu trữ dữ liệu khác nhau trong hệ cơ sở dữ liệu My SQL. Người dùng có thể
truy cập giao diện điều khiển Web trên thiết bị mạng từ xa để theo dõi ngay mọi hoạt động trong nhà.

Tài liệu tham khảo:

- Manuel Domínguez, Raúl González-Herbón, José R.Rodríguez-Ossorio, Juan J.Fuertes, Miguel


A.Prada, Antonio Morán, 2020. Development of a remote industrial laboratory for automatic control
based on Node-RED. IFAC PapersOnline 53-2 (2020) 17210-17215.

- Chien-Yu Lu, Fei-Hsu Chen, Wen-Chiung Hsu, Yu-Qiang Yang, and Te-Jen Su, 2020. Constructing
home monitoring sytem with Node-RED. Sensors and Materials. Vol. 32, No. 5 (2020) 1701-1710.

9.2. Trong nước

Nguyễn văn Linh (2018) đã thiết kế một hệ thống có thể truyền dữ liệu từ Web Server để điều khiển PLC
và giám sát hệ thống qua Web Server. Sử dụng được giao thức Modbus RTU để giao tiếp giữa Arduino và
PLC. Thiết kế giao diện Website đơn giản để giám sát và điều khiển.

Nguyễn Tri Phương, Võ Duy Tâm (2019) đã ứng dụng chức năng tích hợp wifi của board ESP32-
DevkitC phát triển hệ thống điều khiển thiết bị từ xa. Nhóm còn thiết kế giao diện web, ứng dụng
Android cho hệ thống điều khiển và lưu trữ các dữ liệu tại dịch vụ Cloud MQTT.

Tài liệu tham khảo:

Nguyễn văn Linh, 2018. Ứng dụng công nghệ iot để thiết kế hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị công
nghiệp. Đồ án tốt nghiệp điện tử công nghiệp - y sinh.Trường Đại học SPKT T.P Hồ chí Minh.

Nguyễn Tri Phương, Võ Duy Tâm , 2019. Thiết kế và thi công mô hình điều khiển thiết bị điện. Đồ án tốt
nghiệp điện tử công nghiệp - y sinh.Trường Đại học SPKT T.P Hồ chí Minh.

10. Tính cấp thiết của đề tài


Ngày nay, với sự bùng nổ phát triển mạnh mẽ của internet và sự phát triển của cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 đã giúp cho cuộc sống của con người ngày càng thuận tiện hơn, trao đổi thông tin diễn ra
nhanh chống ở bất kỳ nơi nào có internet. Với xu thế đó nhiều thuật ngữ được sinh ra như trí tuệ nhân tạo
(AI), internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data) v.v… được sinh ra, trong đó thuật ngữ internet vạn vật
(IoT) là thuật ngữ chỉ khả năng kết nối các hệ thống thật, các thiết bị thật thành một hệ thống chung có thể
trao đổi thông tin với nhau đang được nghiên cứu và phát triển rộng rãi. Với sự xuất hiện của công nghệ
2
4.0 đi đầu công nghệ IoT được phát triển mạnh mẽ. Việc ứng dụng IoT vào hệ thống giám sát và điều
khiển nhà máy giúp điều khiển nhanh chóng và dễ dàng, phát hiện sự cố nhanh, giảm nhân công từ đó
mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể.
Với xu thế chung công nghệ IoT phát triển cực kỳ nhanh chóng và đã được ứng dụng ngay vào các hệ
thống sản xuất nhưng phần lớn hệ thống có tích hợp IoT này hoàn toàn mới giá thành cực kỳ cao do kinh
phí duy trì hoạt động và một số vấn đề về bảo mật nên chỉ những doanh nghiệp lớn mới đủ tiềm lực ứng
dụng nó. Tuy nhiên những doanh nghiệp nhỏ việc thay đổi quy trình sản xuất là vấn đề lớn nên vẫn sử
dụng các giải pháp thủ công để giám sát và điều khiển cho hệ thống, những hệ thống này còn tồn tại một
số vần đề cho doanh nghiệp như tốn chi phí về nhân công vận hành, chưa tối ưu hóa được thời gian hoạt
động của hệ thống, việc thay đổi quy trình và nhân rộng sản xuất tốn thời gian. Để tiếp cận và nắm bắt xu
thế chung chúng em quyết định thực hiện đề tài “Ứng dụng công nghệ IoT điều khiển hệ thống FMS”.
Thông qua đề tài này giúp chúng em có thể nắm bắt công nghệ mới qua đó mang lại giải pháp điều khiển
và giám sát từ xa ở bất kỳ nơi nào có internet, mang lại độ ổn định cao, tối ưu hóa thời gian hoat động,
giảm chi phí vận hành, thay đổi quy trình sản xuất và giảm chi phí duy trì hoạt động bảo trì sửa chữa cho
các hệ thống sản xuất.

11. Mục tiêu của đề tài


Mục tiêu chung
Đề tài thực hiện nhằm đem lại giải pháp điều khiển và giám sát từ xa qua internet với chi phí thấp có thể
áp dụng được cho các hệ thống vừa và nhỏ, thay đổi quy trình sản xuất sản phẩm mới trong hệ thống trên
internet, thực hiện thu thập dữ liệu trích xuất báo cáo giúp cho việc vận hành và phát hiện lỗi.
Mục tiêu cụ thể
Xây dựng mô hình IoT kết nối điều khiển và giám sát hệ thống FMS.
Thu thập dữ liệu hoạt động của hệ thống gửi báo cáo về.
Hệ thống ứng dụng công nghệ IoT, giúp cho người dùng thay đổi quy trình sản xuất sản phẩm mới.

12. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu


12.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các thành phần điện và khí nén trên trạm XYZ Assembly.
- Động cơ DC servo và driver điều khiển động cơ servo
- Công nghệ IoT (điện toán đám mây IBM Bluemix).
- Các giao thức truyền thông MQTT, Profinet TCP/IP.
- Các phần mềm lập trình Node-RED, Simatic Step7, My SQL.
12.2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Phòng thực hành FMS/CIM, Khoa cơ khí, trường Đại học SPKT Vĩnh Long.
- Nội dung: gồm có 2 nội dung chính
+ Nội dung 1: Đưa ra phương án thay thế và thực hiện khắc phục module FM354 đã hỏng trên trạm XYZ
Assembly.
+ Nội dung 2: Lập trình PLC cho trạm, thực hiện truyền nhận dữ liệu giữa PLC với điện toán đám mây.
Thu thập dữ liệu hoạt động của hệ thống bằng hệ quản trị cơ sở dữ liệu My SQL.
- Thời gian: tháng 6 năm 2021 đến tháng 9 năm 2021
13. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu các tài liệu, tìm hiểu công trình được công bố liên quan đến đề tài trong và ngoài nước, từ đó
xác định rõ nội dung đã được công bố và tìm ra các điểm mới mà đề tài cần giải quyết. Khảo sát, tìm hiểu
về cơ sở vật chất và các trang thiết bị sẵn có để lựa chọn thực hiện đề tài.

3
Nghiên cứu động cơ DC servo, các phương pháp điều khiển động cơ DC servo sử dụng PLC.
Nghiên cứu các phương pháp truyền nhận dữ liệu giữa PLC và mạng internet.
Nghiên cứu thu thập dữ liệu lưu trữ dữ liệu trên hệ quản trị cơ sở dữ liệu My SQL

14. Nội dung nghiên cứu và tiến độ thực hiện:


14.1 Nội dung nghiên cứu
a. Nội dung 1: Đưa ra phương án thay thế và thực hiện khắc phục module FM354 đã hỏng trên
trạm XYZ Assembly.

Các thông số của động cơ servo trên trạm

So sánh các phương án có thể thay thế module


FM354 để điều khiển cho động cơ servo

Chọn ra phương án phù hợp với đề tài nhất

Thực hiện phương án đã chọn

b. Nội dung 2: Lập trình PLC cho trạm, thực hiện truyền nhận dữ liệu giữa PLC với điện toán đám
mây. Thu thập dữ liệu hoạt động của hệ thống bằng hệ quản trị cơ sở dữ liệu My SQL.

Smartphone
Laptop
IBM Cloud

MQTT
Protocol
PLC
Industrial bus
Profinet

Moderm wifi Computer

Sensor Actuator

- Lập trình PLC để điều khiển sensor và actuator truyền nhận dữ liệu với máy tính thông qua chuẩn truyền

4
thông Profinet TCP/IP.
- Cài đặt phần mềm Node-RED trên computer có kết nối internet qua moderm wifi để giao tiếp với PLC
truyền nhận dữ liệu với điện toán đám mây IBM Cloud qua giao thức MQTT.
- Lập trình giao diện giám sát và điều khiển hệ thống trên smartphone, laptop có kết nối internet.

Node-RED

IBM Cloud PLC

Computer

Hệ thống ứng dụng công nghệ IoT giúp cho người dùng thay đổi quy trình sản xuất sản phẩm mới
14.2 Tiến độ thực hiện

Số Các nội dung, công việc Sản phẩm dự kiến Thời gian
Người thực hiện
TT thực hiện chủ yếu (bắt đầu-kết thúc)

5
1 Tìm hiểu các tài liệu, công trình Huỳnh Kim
nghiên cứu đã công bố liên quan Trọng Cương
đến đề tài.

2 Thiết lập lại phần điện, khí nén và Huỳnh Kim


phần cơ khí cho hệ thống phù hợp Trọng Cương
với đề tài

3 Chọn ra giải pháp điều khiển hệ Huỳnh Kim


servo, thực hiện lập trình điều khiển Trọng Cương
vị trí cho servo

4 Lập trình cho toàn hệ thống FMS Huỳnh Kim


Trọng Cương
5 Chọn ra giải pháp kết nối hệ thống Huỳnh Kim
với điện toán đám mây, tiến hành Trọng Cương
thiết kế giao diện giám sát và điều
khiển hệ thống trên internet

6 Lập trình lưu trữ dữ liệu hoạt động Huỳnh Kim


hệ thống trên hệ cơ sở dữ liệu My Trọng Cương
SQL
7 Huỳnh Kim
Thực nghiệm hệ thống, điều chỉnh Trọng Cương
cho hệ thống tối ưu hóa.
8 Huỳnh Kim
Viết báo cáo nội dung đã thực hiện Trọng Cương
9 Huỳnh Kim
Hoàn thiện báo cáo đề tài gửi cho Trọng Cương
cố vấn khoa học nhận xét và chỉnh
sửa

15. Sản phẩm


a. Loại sản phẩm:
-Sản phẩm khoa học (bài báo, sách…):
-Sản phẩm đào tạo (đồ án, luận văn, luận án,…):
-Sản phẩm ứng dụng:
-Sản phẩm khác:

b. Địa chỉ ứng dụng:


- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long

- Địa chỉ: 73 Nguyễn Huệ, Thành phố Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long

- Điện thoại: 0703.862457 Fax: 070.821003


16. Kinh phí thực hiện đề tài Kinh phí được duyệt
- Tổng kinh phí: 3.300.000 đồng

6
- Bằng chữ: ba triệu ba trăm ngàn đồng
- Trường hỗ trợ:
- Các nguồn khác:

- Dự trù kinh phí: 3.300.000 VND


Nội dung sử dụng kinh phí Số tiền
Mạch điều khiển động cơ DC Servo 700.000 VND
Modem wifi 200.000 VND
Camera để xử lý ảnh 1.500.000 VND
Vật tư làm lại mạch đọc encoder cho FM354 100.000 VND
Vật tư cho bộ nhận diện sản phẩm 200.000 VND
Kinh phí in 3D một số chi tiết 300.000 VND
Vật tư điện và khí nén 300.000 VND
Tổng cộng 3.300.000 VND

Vĩnh Long, ngày tháng năm Vĩnh Long, ngày tháng năm
ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ (Khoa/Phòng/Trung tâm) CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
TRƯỞNG KHOA CƠ KHÍ

Vĩnh Long, ngày tháng năm


ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
HIỆU TRƯỞNG

You might also like