You are on page 1of 4

Câu 1:

 Phân tích điểm giống và khác nhau giữa hàng hóa sức lao động và hàng hóa
thông thường:
a. Để phân biệt hàng hóa sức lao động và hàng hóa thông thường, đầu tiên ta tìm hiểu
các khái niệm :
 Hàng hóa thông thường: là sản phẩm của lao động, nó có thể thỏa mãn
những nhu cầu nhất định nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.
 Hàng hóa sức lao động:
- Sức lao động: “toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong thân thể một con
người, trong nhân cách sinh động của con người, thể lực vừ trí lực mà
con người phải làm cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích”
(C.Mác)
- 2 điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa:
+ Người có sức lao động phải được tự do về thân thể.
+ Người lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất.
b. Phân biệt:
- Giống nhau:
+ Đều là hàng hóa, được đem ra mua bán trên thị trường, chịu tác động của thị
trường như cung, cầu ,…
+ Đều có 2 thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng
- Khác nhau:

Tính chất Hàng hóa sức lao Hàng hóa thông


động thường
Phương thức tồn tại Gắn liền, tồn tại trong Tồn tại tách biệt với
con người con người
Giá trị -Là sự kết tinh của -Chỉ là sự thuần túy
yếu tố vật chất, tinh của yếu tố vật chất.
thần và lịch sử. -Đo trực tiếp bằng
-Đo gián tiếp bằng tư thời gian lao động
liệu sinh hoạt cần xã hội cần thiết.
thiết để tái sản xuất ra
sức lao động.
-Càng được sử dụng
thì giá trị càng cao,
do quá trình tích lũy
kinh nghiệm, tay
nghề.
-Giá trị chỉ giảm do
tác động bên trong
(tuổi tác, sức khỏe,..)
và bên ngoài (xã hội,
môi trường,…).
Giá trị sử dụng -Có khả năng tạo ra -giá trị sử dụng
giá trị lớn hơn giá trị thông thường.
của bản thân nó-giá
trị thặng dư.
Giá cả Luôn nhỏ hơn giá trị, -có thể bằng giá trị.
bởi khả năng tạo ra
giá trị thặng dư.
Trong quan hệ -Người mua có quyền -Người mua và
người mua - người sử dụng, thậm chí người bán độc lập
bán bóc lột. Người mua nhau.
không có quyền sở
hữu. Người bán phải
tuân theo người mua.
Quan hệ mua - bán -Mua bán chịu: thực -Ngang giá, mua đứt
hiện giá trị sử dụng - bán đứt.
trước, được thực hiện
giá trị sau, thường
không ngang giá cả
và có thời hạn nhất
định.
Ý nghĩa Nguồn gốc của giá trị Biểu hiện của của
thặng dư. cải.
 Giá trị hàng hoá sức lao động phải bao gồm giá trị những tư liệu sinh hoạt cần
thiết để nuôi sống con cái người lao động?
Giá trị hàng hoá sức lao động cũng giống như các hàng hoá khác được quy định bởi số
lượng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động.
Nhưng sức lao động chỉ tồn tại trong cơ thể sống con người. Để sản xuất và tái sản xuất ra
năng lượng đó, người cồn nhân phải tiêu dùng một số tư liệu sinh hoạt (vật chất, tinh
thần) nhất định.
 Giá trị sức lao động bằng giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống con
cái người lao động.
Liên hệ thực tiễn: Anh Bình nhà nghèo, lại không có bằng cấp nhưng anh muốn cho vợ
con mình một cuộc sống đầy đủ. Vì vậy, anh đi làm công nhân (vận chuyển hàng)
 Anh đã bỏ sức lao động= Cuộc sống đầy đủ cho gia đình mình.
Câu 2:
 Bằng những dẫn chứng cụ thể (có nguồn trích dẫn rõ ràng, tin cậy) hãy nêu
thực trang về quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng
lao động ở Việt Nam hiện nay ?
- Cơ cấu kinh tế của Việt Nam chuyển dịch theo hướng hiện đại, giảm khu vực nông
nghiệp, tăng khu vực dịch vụ và công nghiệp. Chính vì thế, ngày càng nhiều khu
công nghiệp mọc lên để đáp ứng nhu cầu kinh tế của đất nước. Số lượng người lao
động cũng tăng dần theo quy mô đó đặc biệt là giai cấp công nhân. Tuy nhiên,
quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động (công nhân) và người sử dụng lao động
(doanh nghiệp) ở Việt Nam hiện nay tồn tại rất nhiều mâu thuẫn và vấn đề chưa
thực sự được giải quyết một cách thỏa đáng. Khi mà hàng ngày, hàng tháng báo
chí vẫn không ngừng đưa tin về các công nhân đình công bỏ việc, đòi tiền lương,

- Một số dẫn chứng cụ thể về thực trạng quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động
và người sử dụng lao động ở Việt Nam hiện nay:
+ VINH HƠN 2.500 CÔNG NHÂN CỦA CÔNG TY TNHH MATRIX
NGHỈ VIỆC ĐÒI QUYỀN LỢI: https://vnexpress.net/hon-2-500-cong-
nhan-o-vinh-nghi-viec-doi-quyen-loi-3478065.html
+ BÀ RỊA-VŨNG TÀU 1.000 CÔNG NHÂN PHẢN ĐỐI QUY ĐỊNH CỦA
GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ: https://vnexpress.net/1-000-cong-nhan-phan-doi-
quy-dinh-cua-giam-doc-nhan-su-3564773.html
+ TIỀN GIANG HƠN 8.000 CÔNG NHÂN ĐÌNH CÔNG, TỤ TẬP ĐÒI
TĂNG LƯƠNG: https://vtv.vn/cong-nhan-dinh-cong.html
- Vậy đâu là vấn đề cho những thực trạng này?
 Vấn đề 1:Người sử dụng lao động chưa bảo đảm được điều kiện làm việc
của người lao động.
- Chúng ta đều thấy được rằng để năng suất công việc đạt được hiệu quả thì chủ
doanh nghiệp (người sử dụng lao động) không chỉ trả lương cao mà còn phải đảm
bảo các yếu tố khác để đảm bảo vệ sức khỏe cho công nhân. Một ngày làm việc tối
đa là 8 tiếng họ phải bỏ hết sức lao động ra để làm đúng với năng suất công việc
được giao. Thế nhưng các doanh nghiệp lại không đáp ứng đủ điều kiện so với
công sức mà người lao động đã làm ra. Ở bài báo đầu tiên họ phản ánh rằng: “Theo
phản ánh của hầu hết công nhân, họ đình công để phản đối 12 nội dung gồm: tiền
ăn trưa 12.000 đồng/suất là quá thấp; áp lực làm việc với công nhân thử việc quá
cao mà lương thấp; nhà vệ sinh chật chội; thời gian nghỉ trưa ít; nhiều công nhân bị
trừ tiền chuyên cần chưa thỏa đáng…” Điều đó, khiến cho các công nhân vô cùng
bức xúc vì họ cảm thấy những người sử dụng lao động đang áp bức sức lao động
của họ. Chính vì vậy, các công nhân đã đình công hay thậm chí nghỉ việc để đòi lại
quyền lợi.
 Vấn đề 2: Người sử dụng lao động (các doanh nghiệp,…) chưa làm đúng
vai trò, trách nhiệm của mình.
- Ở các dẫn chứng trên đã chứng minh rõ ràng các doanh nghiệp chưa thực sự làm
tròn vai trò của mình khi chỉ đặt lợi ích công việc lên hàng đầu mà không để tâm
đến người lao động. Khi người công nhân sẵn sàng bỏ sức lao động của mình
nhưng vẫn bị đàn áp bởi người sử dụng lao động:”Trong tháng qua, giám đốc nhân
sự mới người Đài Loan ra nhiều quy định khắt khe, ảnh hưởng nhu cầu thiết yếu
của chúng tôi khi làm việc.” Đáng ý ra họ phải có trách nhiệm trong việc bảo đảm
môi trường làm việc tốt nhất cho công nhân nhưng họ vẫn không thực hiện được.
 Vấn đề 3: Người sử dụng lao động không thực hiện được những phúc lợi
cơ bản, tối thiểu đối với người lao động.
- Ở hai bài báo đầu là thực trạng của doanh nghiệp ở những năm được coi là ổn định
nhất. Nhưng ở bài báo cuối tình hình kinh tế bắt đầu có những chuyển biến khác đi
bởi tình hình dịch bệnh COVID-2019 thế nhưng tất cả đều phản ánh rõ ràng các
doanh nghiệp vẫn còn chưa trả lương hợp lí. Không chỉ vậy, ngoài khoản thu nhập
bằng tiền lương, người lao động không được hưởng những phụ cấp khác như: tặng
quà ngày lễ, hỗ trợ công nhân trong thời kì dịch bệnh,…
 Cần phải làm gì để giải quyết thực trạng mâu thuẫn lợi ích kinh tế đã nêu
trong dẫn chứng? (đề xuất cá nhân về cách giải quyết).
- Người sử dụng lao động cần đảm bảo điều kiện đầy đủ đáp ứng nhu cầu của các
công nhân:
+ Cải thiện phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng hơn và khuyến khích thêm các
phần ăn phụ như sữa, mì gói khi làm ca.
+ Tạo cho họ không gian thoái mái: xây dựng nhà ăn, nhà vệ sinh sạch sẽ.
+ Ngoài ra, doanh nghiệp nên tổ chức thêm các hoạt động ngoài trời: buổi dã
ngoại,…
+ Thiết lập thời gian nghỉ ngơi hợp lí cho họ.
- Người sử dụng lao động cần thiết lập lại bộ máy quản lí các xí nghiệp một cách
chặt chẽ:
+ Xử lí các bộ phận quản lí làm sai trách nhiệm công việc của mình.
+ Tổ chức các buổi gặp gỡ giữa ban lãnh đạo và công nhân để có thêm những
thấu hiểu và hướng giải quyết thích hợp.
- Người sử dụng lao động cần điều chỉnh lại mức lương phù hợp và thêm các khoản
phụ cấp khác,…

You might also like