You are on page 1of 5

Bài dự thi Đại sứ Văn hóa đọc thủ đô

Bài 1:
CÂU 1: Hãy viết một quyển sách có ý nghĩa với em.
BÀI LÀM:
Nguyễn Nhật Ánh từ lâu đã trở thành nhà văn quen thuộc của thiếu nhi. Các tác phẩm của
ông mỗi lần đọc là một lần ngẫm, một lần trải nghiệm cuộc sống rất đỗi thân thương và
giản dị. Bằng cách nào đó, ông đã truyền tải những thông điệp cuộc sống đến với mọi
người một cách nhẹ nhàng và sâu lắng. Ấy thế mà cuốn "Con chó nhỏ mang giỏ hoa
hồng" đã để lại cho tôi một bài học sâu sắc: Khi người ta biết yêu thương một con chó thì
hiển nhiên người ta sẽ biết yêu thương con người.
"Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng" là câu chuyện kể về cuộc sống của năm con chó nhỏ:
Bato, Suku, Pig, Haili và Eme; trong đó Bato là người kể chuyện. Mỗi con chó, mỗi hình
dáng, mỗi màu sắc, mỗi tính cách, chúng cùng sống trong một căn nhà, cùng nhau thêu
dệt bao kỷ niệm đáng nhớ và coi nhau như anh em một nhà. Nhìn cái cách mà lũ chó chơi
với nhau, bảo vệ nhau từ những con chó săn hung dữ,ở bên nhau mỗi khi mệt mỏi, ốm
yếu tưởng chừng như sẽ không nhìn thấy ngày mai hay thậm chí giằng co nhau một mẩu
xương nhưng rồi lại nhường nhau; không ít người nhận ra rằng lâu nay mình chưa có tình
bạn nào đẹp như thế.
"Nhưng không nỗi buồn nào có thể so sánh với nỗi buồn khi ta sắp mất một người thân.
Đó là loại nỗi buồn không thể đem đóng gói rồi giấu vào một góc khuất nào đó trong vỏ
não. Nó luôn tan chảy ra và len lỏi vào mọi khe hở trong tâm hồn bạn. Nó khiến bạn
không làm gì vẫn thấy kiệt sức từng giờ từng phút từng giây...". Đó là câu nói của Bato
khi thấy Pig bất tỉnh, yếu ớt chở chết sau một vụ đánh nhau đẫm máu. Đây cũng là chi tiết
khiến tôi cảm động nhất, bâng khuâng nhất. Ngỡ rằng Pig sẽ không qua khỏi, ai cũng
buồn bã. Ấy vậy mà nhờ sức sống mạnh mẽ của loài chó, nhờ tình yêu thương từ cô chủ
và các bạn chó còn lại, Pig đã qua khỏi cơn đau một cách diệu kỳ. Phải chăng đó là kết
tinh tình yêu thương giữa động vật với nhau, con người với động vật sâu xa hơn là con
người với con người?
Ở cuối cuốn sách, Nguyễn Nhật Ánh đã vẽ lên hình ảnh con Eme ngậm giỏ hoa chạy đến
chỗ ông chủ của mình. Nó giống như một biểu tượng sinh động của lòng biết ơn về cuộc
sống tươi đẹp mà con người đã đem lại cho loài chó một cách hào phóng và tràn đầy yêu
thương. Và đó cũng là lý do câu chuyện "Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng" ra đời.
Khi đọc cuốn sách này, tôi cảm thầy mình như lạc vào chính bối cảnh của câu chuyện. Để
rồi khi gấp sách lại, tôi càng thấm thía hơn những bài học về cuộc sống, về tình yêu
thương muôn màu muôn vẻ. Tác giả đã khắc họa lên một bức tranh sinh động về cuộc
sống, cách nhìn của một con chó nhỏ đối với thế giới xung quanh. Tuy chỉ là lời kể của
con chó Bato, nhưng cũng khiến con người suy nghĩ đến vô vàn triết lý trong đời sống
của chính mình. Cũng như lời kể của nhân vật "tôi" - Bato: "Ba chị Ni thường nói tâm
hồn con người ta cũng cần Vitamin, và sách - nhất là sách viết về động vật - là loại
Vitamin tuyệt vời nhất. Vì nếu con người ta biết yêu thương một con chó thì hiển nhiên
người ta sẽ biết yêu thương con người; xã hội nhờ vậy sẽ bớt đi những chuyện đau lòng".
CÂU 2: Nếu được chọn là đại sứ văn hóa đọc Thủ đô 2018, em có ý tưởng gì khuyến
khích mọi người đọc sách nhiều hơn cũng như lan tỏa tình yêu sách trong cộng đồng.
BÀI LÀM:
Người ta có câu " Nhà không có sách giống như thân thể không có linh hồn". Bởi lẽ, sách
không đơn giản chỉ là khối hình chữ nhật, bên trong vô vàn là chữ. Mà mỗi cuốn sách
tưởng chừng như vô tri vô giác ấy lại là một linh hồn.
Đối với tôi sách như là một người bạn, một người thầy, hay một khoảng riêng để tôi nhìn
nhận lại cuộc sống vốn bộn bề, tấp nập. Đọc sách đối với tôi như một niềm đam mê, niềm
đam mê ấy như thể được cất giấu trong một góc khuất nào đó của tâm hồn tôi. Vậy nếu
được chọn làm đại sứ văn hóa đọc, tôi sẽ lan tỏa tình yêu sách của mình đến với những
người cùng chung niềm đam mê, hơn cả là những người không hề thích đọc sách. Tôi sẽ
tuyên truyền cho cộng đồng thấy rằng sách góp phần hình thành nên nhân cách con người,
giúp con người ta nâng cao tri thức của mình. Nhân cách con người giống như một mầm
cây nhỏ và mỗi cuốn sách là một giọt nước. Đọc nhiều sách cũng giống như tiếp thêm
dinh dưỡng cho mầm cây nhỏ đó phát triển xanh tốt trở thành những cây trưởng thành
giúp ích cho xã hội. Nếu là đại sứ tôi sẽ được tham gia các hội sách, được giao lưu với
những người chung niềm đam mê. Từ đó, tôi có thể lan tỏa tình yêu sách, cất lên tiếng nói,
truyền cảm hứng đọc sách đến cộng đồng. Với tư cách là một đại sứ, tôi sẽ đồng hành với
dự án "Cùng đọc sách" tiên phong, tạo nên một thế hệ trẻ biết trân trọng, biết tận dụng
nguồn lợi không gì thay thế đến từ những cuốn sách hay. Qua đó tôi cùng những người
yêu sách sẽ tìm thấy tiếng nói chung, sự đồng cảm chia sẻ với nhau về thông điệp mà mỗi
cuốn sách đem lại. Làm đại sứ văn hóa đọc, tôi có cơ hội được trải nghiệm mình. Chẳng
hạn như giao lưu giúp tôi tăng khả năng giao tiếp hay tăng khả năng sáng tạo, tư duy.
Ngoài ra sách còn giúp ta giải trí, cảm thấy cuộc đời rất đỗi phong phú, muôn màu muôn
vẻ.

Bên cạnh đó với số tiền không nhỏ được thưởng khi trở thành đại sứ, tôi sẽ trích ra phần
lớn để mua toàn bộ sách hay, đồng thời kêu gọi mọi người ủng hộ sách. Chính tay tôi sẽ
đem tặng số sách đó cho những trẻ em nghèo ở vùng sâu vùng xa không có tiền mua sách
mà lại có niềm đam mê đọc sách như tôi. Qua đây, tôi cũng phần nào gắn kết mọi người
với nhau, cùng nhau trao đi tình yêu thương, niềm đam mê đối với cộng đồng.
Tạm kết: Với tôi làm đại sứ hay không không còn quan trọng nữa. Bởi lẽ, dù có vinh dự
được danh hiệu đó hay không, tôi cũng mong mình có thể khuyến khích mọi người cùng
đọc sách, lan tỏa được tình yêu sách của tôi đến với cộng đồng bằng những việc làm nhỏ
như quyên góp sách cho thư viện trường hay ủng hộ sách cho những em nhỏ nghèo. Nhà
văn H.Godefroy có câu: " Những quyển sách làm say mê ta đến tận xương tủy, chúng nói
chuyện với ta, cho ta lời khuyên và liên kết với ta bởi một tình thân mật, sống động và
nhịp nhàng"
Bài 2:
Câu 1: Hãy viết một quyển sách có ý nghĩa với em.
Cảm nhận về cuốn sách : “Khám phá trái đất”
Tôi không yêu khoa học lắm,nhưng từ sau khi được đọc cuốn sách “Khám phá trái đất”
thì tôi đã thay đổi.Vì sao chứ?Bởi vì cuốn sách đó hay và quá hấp dẫn.Bằng phương thức
văn thuyết minh khoa học, song ngôn ngữ thông dụng,giọng điệu hóm hỉnh và cách diễn
đạt hình ảnh ngộ nghĩnh đã khiến cho tôi càng đọc càng thấy thích.Tôi chợt nhận ra :khoa
học rất thú vị,cuốn sách là ô cửa nhìn ra thế giới xung quanh.Bắt đầu rừ chính nơi mà
chúng ta đang sinh sống cho đến vũ trụ bao la, rộng lớn,từ quá khứ xa xăm của lịch sử
hình thành nên trái đất.Trải qua các thời kì đồ đá,…cho tới hiện tại và tương lai muôn
màu rực rỡ..Tất cả mọi thắc mắc của tôi đều có đủ trong cuốn sách này và được giải thích
cặn kẽ, thỏa đáng. Trong quá trình biên soạn, xuất bản tất nhiên không thể tránh khỏi sai
sót .Nhưng đối với tôi, nó là một cuốn sách tuyệt vời.Nhờ có nó mà tôi có thêm một vốn
hiểu biết nho nhỏ, nhờ có nó mà tôi trở nên yêu thích khoa học hơn.Mỗi tuần tôi đọc một
chương , mỗi chương là một vốn kiến thức hay,lý thú và bổ ích.Cùng là chủ đề về khám
phá trái đất nhưng xem ra nội dung của cuốn sách này rộng và phong phú hơn. Không chỉ
tìm hiểu về trái đất, về sự phân chia bốn mùa mà còn có nhiều điều mới mẻ hơn.Ví dụ
như: bồn địa, thác nước, mưa, mây…Với các hình ảnh minh họa sinh động, những bài
học đó rất dễ tiếp thu và ghi nhớ.Các tác giả đã tìm cách tiếp cận tri thức phù hợp với tâm
lí lứa tuổi nên nó nhanh chóng được các bạn lớp tôi tìm mua.Không phải vì nó rẻ nó đẹp
mà vì nội dung của nó rất phù hợp.Bây giờ khoa học là một trong các môn mà tôi yêu
thích nhất, tất cả là nhờ có cuốn sách “Khám phá trái đất” này đấy các bạn ạ.Nó là cuốn
sách bổ ích và lí thú.Tôi đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần mà vẫn không thấy chán,
mỗi khi đọc nó tôi như được củng cố thêm kiến thức, xem ra công lao tìm kiếm, biên
soạn đã không uổng phí.Họ đã mang đến cho chúng ta một kho báu kiến thức khoa học
quý giá.Các bạn biết không cuốn “khám phá trái đất” không chỉ có trẻ em thích đâu mà cả
những bậc phụ huynh như bố, mẹ cũng thích nữa đấy.Để biết trái đất hôm nay và ngày
mai ra sao, các nhà du hành, các nhà khoa học đã mạo hiểm cả tính mạng để đi tìm tòi,
khám phá ở các nơi và tất nhiên là cả vũ trụ.Họ làm như thế để làm gì chứ? Để mang về
cho trẻ em chúng ta những kiến thức hữu ích, tận dùng vào cuộc sống sau này.Vì thế
chúng ta hãy cố gắng học tốt môn khoa học cũng như các môn học khác nữa để không
phụ công lao vất vả của các hà khoa học.Nếu bạn nào mà cảm thấy ghét khoa học thì hãy
mau mau sửa chữa nhé, đừng nghĩ khoa học chỉ là môn phụ.
Hãy tìm đọc cuốn sách “khám phá trái đất” nó sẽ giúp cho các bạn rất nhiều đấy.
Câu 2: Nếu được chọn là đại sứ văn hóa đọc Thủ đô 2018, em có ý tưởng gì khuyến
khích mọi người đọc sách nhiều hơn cũng như lan tỏa tình yêu sách trong cộng đồng.
Đọc sách không phải chỉ để giết thời gian, mà đọc sách là để nâng cao nhận thức, tích lũy
vốn văn học, qua sách vở tìm được những câu văn hay, những ý thơ đẹp. Không ít người
luôn ghi chép những câu văn, bài thơ vào cuốn sổ, mở mang thêm kiến thức đa chiều
Nhà Văn Lỗ Tấn đã từng nói: Muốn viết một chữ trong bụng phải có một tấn chữ, muốn
nói một từ, trong đầu phải có một ngàn từ.
Trong đọc sách sẽ tạo cho người ta một thói quen, rèn luyện cho đôi mắt thêm tinh, nhanh.
Người ham đọc sách sẽ rút ra được phương pháp đọc, đọc bằng mắt để rà nhanh, phát
hiện những ý hay mình cần tìm. Đọc bằng miệng vừa huy động tổng hợp mắt nhìn, miệng
đọc, tai nghe và não ghi vào bộ nhớ, tạo sự nhớ lâu, hiểu sâu ý nghĩa của nó.
Lênin đã dạy rằng: “Không có sách, không có tri thức/Không có tri thức, không có chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Trung cho rằng: "Đọc sách là con đường ngắn nhất đi tới hiểu
biết cuộc sống đang ngày càng mở rộng với vận tốc ngày càng nhanh. Đọc sách sẽ giúp
mình được rảnh rỗi hơn nhiều trong công việc, bình tĩnh hơn nhiều trong cuộc đời. Càng
nhiều tuổi, tôi càng thấm thía: càng bận bịu, bức xúc bao nhiêu, thì càng phải cố tìm chọn
sách mà đọc bấy nhiêu".
Vậy mà ngày nay xem ra văn hóa đọc đang bị giới trẻ lãng quên. Cội nguồn lịch sử và cả
những gương người tốt, việc tốt ít đến với bạn đọc trẻ... Những điều đó đang làm cho sinh
hoạt văn hóa kém phần hấp dẫn, đạo đức xã hội xuống cấp.
Với tinh thần đề cao tầm quan trọng của sách báo và tri thức trong đời sống, cá nhân em
mong muốn sự kiện ngày đọc sách thế giới ở Việt Nam đang trở thành một nét sinh hoạt
văn hoá, văn minh của những người yêu mến sách báo cần được duy trì và quảng bá rộng
hơn trong xã hội và rất cần sự hỗ trợ, quan tâm hơn nữa của các cơ quan chức năng để
Văn hóa đọc luôn là nhu cầu không thể thiếu của những công dân văn minh trong thời đại
ngày nay.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại đây: https://vndoc.com/bieu-mau

You might also like