You are on page 1of 8

CHƯƠNG 2

THỜI GIÁ TIỀN TỆ

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT


Tiền lãi của một khoản tiền theo lãi đơn: In= PV . r . n
Giá trị tương lai của một khoản tiền theo lãi đơn: FVn = PV [ 1 + r . n ]
Giá trị tương lai của một khoản tiền theo lãi kép: FVn = PV (1 + r)n
Giá trị hiện tại của một khoản tiền theo lãi kép:
FVn
PV =
(1 + r)n
Trong đó:
FVn : Giá trị tương lai của một khoản tiền tại thời điểm vào cuối thời kỳ n.
PV: khoản tiền ban đầu.
r: lãi suất chiết khấu/kỳ.
n: số kỳ.
Lãi suất thực hưởng (effective interest rate) là lãi suất thực tế sau khi đã điều chỉnh lãi
suất danh nghĩa theo số lần ghép lãi trong năm
r m
ref = [1 + ] −1
m
Trong đó:
r: lãi suất danh nghĩa tính theo năm.
m: Số lần ( số kỳ) tính lãi trong năm.

Giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ cuối kỳ:


Gọi CFt là các khoản tiền phát sinh vào cuối thời kỳ thứ t ( t = 1, n ) thì giá trị tương lai của
chuỗi tiền tệ sẽ được xác định bằng công thức sau:
n

FV = ∑ CFt (1 + r)n−t
t=1

Trường hợp các khoản tiền phát sinh ở cuối mỗi kỳ bằng nhau:
CF1= CF2=…………= CFn = A thì ta có:
(1 + r)n − 1
FV = A.
r
Trong đó:
FV: Giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ.
A: Giá trị các khoản tiền đồng nhất (bằng nhau).
r: lãi suất chiết khấu/kỳ.
n: Số kỳ

Giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ đầu kỳ:


n

FV = (1 + r) . ∑ CFt (1 + r)n−t
t=1

Trường hợp các khoản tiền phát sinh ở đầu mỗi kỳ bằng nhau:
CF1= CF2=…………= CFn = A
(1 + r)n − 1
FV = A . . (1 + r)
r

Giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ cuối kỳ


n
1
PV = ∑ CFt .
(1 + r)t
t=1

Trong đó:
PV: Giá trị hiện tại của chuỗi tiền.
CFt: Giá trị của khoản tiền phát sinh ở kỳ thứ t.
r: lãi suất chiết khấu/kỳ.
n: Số kỳ chiết khấu.
Trường hợp các khoản tiền phát sinh ở cuối mỗi kỳ bằng nhau:
1 − (1 + r)−n
PV = A . [ ]
r

Giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ đầu kỳ


n
1
PV = (1 + r) . ∑ CFt .
(1 + r)t
t=1

Trường hợp các khoản tiền phát sinh ở đầu mỗi kỳ bằng nhau:
1 − (1 + r)−n
PV = A . [ ] . (1 + r)
r
B. CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ THUYẾT
Câu 1: Theo bạn, tại sao tiền tệ có giá trị theo thời gian?
Câu 2: Theo bạn, tại sao trong các quyết định tài chính người ta luôn phải tính đến giá trị
theo thời gian của tiền?
Câu 3: Cho ví dụ để thấy rõ sự khác nhau giữa lãi đơn và lãi kép?
Câu 4: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi lãi suất tăng gấp 5 lần thì giá trị
tương lai của một khoản tiền tính theo lãi đơn có tăng gấp 5 lần hay không?
Câu 5: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi số kỳ tính lãi tăng gấp 5 lần thì giá
trị tương lai của một khoản tiền tính theo lãi đơn có tăng gấp 5 lần hay không?

C. BÀI TẬP MINH HỌA


Bài 1: Một người gửi tiết kiệm ngân hàng 50 triệu đồng trong thời gian là 6 tháng với lãi
suất 0,5%/tháng, lãi được chi trả hàng tháng. Khi đến hạn (sau 6 tháng) người này đến ngân
hàng rút tiền. Hãy tính số tiền người này nhận được bao gồm cả gốc và lãi?
Giải
Số tiền người này nhận được là giá trị tương lai của khoản gửi tiết kiệm 50 triệu
đồng sau 6 tháng với lãi suất 0,5%/tháng tính theo lãi đơn:
FVn = PV . [ 1 + r . n ]= 50 x (1+0,5% x 6)= 51,5 triệu đồng

Bài 2: Công ty X đầu tư một khoản tiền với lãi suất 10%/ năm sau 4 năm thu được cả gốc
và lãi là 73,205 triệu đồng.. Hỏi số tiền Công ty X đầu tư ban đầu là bao nhiêu?

Giải
Gọi số tiền đầu tư ban đầu là PV.
Ta có:
FVn 73,205
PV = = = 50 triệu đồng.
(1 + r)n (1 + 10%)4
Vậy số tiền Công ty X đầu tư ban đầu là 50 triệu đồng.

Bài 3: Một công ty mua một tài sản theo phương thức thanh toán như sau:
Trả cho người bán 200 triệu đồng, 400 triệu đồng, 600 triệu đồng lần lượt vào cuối năm
2,4,6. Hỏi giá trị thực của tài sản cố định này là bao nhiêu? Biết rằng lãi suất ổn định qua
các năm là 10%/ năm.
Giải
Giá trị thực của tài sản cố định là:
200 400 600
PV = 2
+ 4
+ = 777,179 triệu đồng
(1 + 10%) (1 + 10%) (1 + 10%)6
Vậy giá trị thực của tài sản cố định là: 777,179 triệu đồng.

Bài 4: Công ty Y cần mua một xe ô tô tải, đang cân nhắc lựa chọn một trong 2 phương
thức thanh toán do bên bán đưa ra như sau:
- Phương thức 1: phải trả số tiền là 500 triệu đồng nếu trả toàn bộ tiền hàng một lần vào
thời điểm nhận xe.
- Phương thức 2: Phải trả làm 4 lần, số tiền trả mỗi lần là 200 triệu đồng, 200 triệu đồng,
100 triệu đồng, 100 triệu đồng lần lượt vào cuối năm 1,2,3,4.
Biết rằng:
- Lãi suất ngân hàng là 12%/năm theo phương thức tính lãi kép
- Công ty có khả năng thanh toán ngay toàn bộ tiền hàng.
Theo bạn, công ty Y nên chọn phương thức thanh toán nào?
Giải
Đơn vị tính: triệu đồng
Theo phương thức 1: Số tiền phải thanh toán là PV1= 500.
Theo phương thức 2:
200 200 100 100
PV2 = + + + = 472,740
(1 + 12%)1 (1 + 12%)2 (1 + 12%)3 (1 + 12%)4
Ta có PV1= 500>PV2= 472,740.
Như vậy Công ty nên chọn phương thức 2.

D. BÀI TẬP TỰ RÈN LUYỆN


Bài 1: Công ty Kim Cương có khoản tiền nhàn rỗi 150 triệu đồng đem gửi vào ngân hàng
lãi suất 6,5%/ năm, tiền lãi được lĩnh vào cuối mỗi năm.Tổng số tiền nhận được cả vốn và
lãi là 169,5 triệu đồng. Hỏi Công ty Kim Cương gửi ngân hàng trong thời gian bao lâu?
Đáp án: 2 năm
Bài 2: Doanh nghiệp tư nhân Lộc Phát có 500 triệu đồng chia làm 2 phần gửi ở hai ngân
hàng khác nhau theo phương thức lãi đơn. Số tiền thứ nhất gửi ở Ngân hàng X hưởng lãi
suất i%/ năm, mỗi năm nhận lãi 16 triệu đồng. Số tiền thứ 2 gửi ở ngân hàng Y hưởng lãi
suất (i%+1%)/năm, mỗi năm nhận lãi 27 triệu đồng. Hãy tính số tiền gửi và lãi suất tiền
gửi ở mỗi ngân hàng?
Đáp án:
Số tiền gửi ở ngân hàng X: 200 triệu đồng lãi suất 8%/ năm.
Số tiền gửi ở Ngân hàng Y: 300 triệu đồng, lãi suất 9%/ năm.

Bài 3: Để sau 3 năm nhận được cả vốn gốc và lãi vào ngày đáo hạn là 125,9712 triệu đồng
với lãi suất 8%/ năm, thì ngay thời điểm này nhà đầu tư cần đầu tư bao nhiêu?
Đáp án: PV = 100 triệu đồng

Bài 4: Một người nhận được cả vốn gốc và lãi là 242 triệu đồng khi đầu tư 200 triệu đồng
trong 2 năm, theo phương pháp lãi kép, lãi suất không thay đổi qua 2 năm. Tính lãi suất
đầu tư?
Đáp án: r = 10%/năm

Bài 5: Công ty Thắng Lợi gửi ngân hàng số tiền 200 triệu đồng theo lãi suất 7%/năm, lãi
nhập vốn 6 tháng 1 lần. Hãy tính số tiền cả gốc và lãi công ty nhận được sau 5 năm gửi?
Đáp án: FV5= 282,1198 triệu đồng

Bài 6: Cô Ba dự kiến 5 năm sau sẽ mua một căn nhà giá 600 triệu đồng. Vì thế, cuối mỗi
tháng Cô Ba gửi vào ngân hàng một số tiền là A với lãi suất cố định là 0,5%/ tháng. Hỏi số
tiền mỗi tháng Cô Ba phải gửi vào ngân hàng là bao nhiêu để sau 5 năm Cô Ba có thể thực
hiện được dự định mua nhà của mình?
Đáp án: 8,6 triệu đồng

Bài 7: Cô Xuân gửi vào ngân hàng liên tục trong 6 năm với lãi suất không thay đổi là 6%/
năm, số tiền gửi vào cuối mỗi năm lần lượt là 10 triệu đồng, 20 triệu đồng, 30 triệu đồng,
40 triệu đồng, 50 triệu đồng, 60 triệu đồng. Ngay sau lần gửi thứ 6, Cô Xuân đã ra ngân
hàng rút hết tiền . Hỏi số tiền Cô Xuân rút ra là bao nhiêu?
Đáp án: 232,306 triệu đồng

Bài 8: Công ty Hào Quang có một căn nhà mặt tiền cho thuê trong thời hạn 5 năm, phương
thức cho thuê được thực hiện theo một trong 2 phương án sau:
Phương án 1: Trả một lần duy nhất ngay khi thuê là 640 triệu đồng (không phải đặt cọc).
Phương án 2: Tiền thuê trả đầu mỗi năm là 138 triệu đồng/ năm, đồng thời người thuê phải
đặt cọc 200 triệu đồng. Số tiền đặt cọc sẽ được hoàn trả ngay khi hết hạn hợp đồng.
Công ty X đang muốn thuê căn nhà trên. Hỏi công ty X nên chọn phương án nào?
Biết lãi suất 12%/năm.
Đáp án:
Phương án 1 có PV1=640
Phương án 2 có PV2= 643,669
Chọn phương án 1

Bài 9: Cô Hạ muốn mở 2 sổ tiết kiệm, 1 cuốn có thời hạn 2 năm và 1 cuốn có thời hạn 4
năm tính từ thời điểm hiện tại. Lãi suất ngân hàng ổn định là 7%/năm theo phương pháp
lãi kép. Khi hết hạn mỗi cuốn đều có giá trị là 10 triệu đồng. Vậy ngay từ bây giờ cô Hạ
phải gửi vào ngân hàng tổng số tiền 2 sổ tiết kiệm là bao nhiêu?
Đáp án:
PV1=8.734.387
PV2 = 7.628.952
PV = PV1 + PV2 = 16.363.339

Bài 10: Công ty Nắng Mai vay ngân hàng 6.000 triệu đồng theo lãi suất 9,5%/ năm trong
thời hạn 5 năm, vốn và lãi trả một lần khi đáo hạn. Để tránh bị khó khăn trong việc trả nợ,
vào cuối mỗi năm Công ty Nắng Mai gửi vào ngân hàng một khoản tiền cố định là A với
lãi suất tiền gửi tiết kiệm 6,7%/ năm, gửi suốt 5 năm liên tục nhằm mục đích khi đáo hạn
số tiền cả gốc và lãi rút ra hết sẽ đủ tiền trả nợ vay. Hãy tính số tiền gửi ngân hàng mỗi
năm.
Đáp án: 1.652,335 triệu đồng
Bài 11: Bà K dự tính còn 20 năm nữa sẽ nghỉ hưu. Bà K dự định gửi tiền vào ngân hàng
để khi về hưu sẽ có một khoản tiền để mở một cửa hàng kinh doanh. Biết lãi suất tiết kiệm
của ngân hàng ổn định là 7,5%/ năm.
a. Nếu cứ mỗi năm bà K gửi 3 triệu đồng (bắt đầu từ thời điểm hiện tại) thì tới lúc nghỉ
hưu bà K sẽ có được số tiền là bao nhiêu?
b. Nếu muốn có được 200 triệu đồng khi nghỉ hưu thì bắt đầu từ bây giờ, mỗi năm bà
K phải gửi bao nhiêu?
Đáp án:
a. 139,658 triệu đồng
b. 4,296 triệu đồng

Bài 12: Công ty M có số tiền là 2 tỷ đồng chia thành 2 khoản gửi ở hai ngân hàng khác
nhau trong 1 năm theo phương pháp lãi đơn. Khoản tiền thứ nhất là a gửi ở Ngân hàng A,
khoản tiền thứ 2 là b gửi ở ngân hàng B, tiền lãi thu được trong 1 năm là 177,5 triệu đồng.
Nếu đem số tiền a gửi ở ngân hàng B và số tiền b gửi ở ngân hàng A thì sẽ được khoản lãi
thu được trong 1 năm là 172,5 triệu đồng. Biết rằng lãi suất ở ngân hàng A cao hơn lãi suất
ngân hàng B là 0,5%/năm. Tính số tiền gửi và lãi suất ở mỗi ngân hàng.
Đáp án: Số tiền gửi ngân hàng A là 1,5 tỷ, lãi suất 9%
Số tiền gửi ngân hàng B là 0,5 tỷ, lãi suất 8,5%

Bài 13: Công ty Thịnh Phát đang bán căn hộ chung cư với giá 1.200 triệu đồng. Để thu hút
khách hàng, công ty đang có chính sách bán chịu như sau: Ngay khi nhận căn hộ, khách
hàng thanh toán ngay 360 triệu đồng, số còn lại là 840 triệu đồng sẽ trả dần đều nhau trong
10 năm, mỗi năm 1 lần. Lần thanh toán đầu tiên là 1 năm sau khi nhận nhà. Lãi suất ngân
hàng ổn định 10%/ năm. Hãy tính số tiền khách hàng phải trả mỗi năm.
Đáp án: 136,706 triệu đồng

Bài 14: Công ty An An gửi ngân hàng số tiền như sau:


- Đầu năm 2010 gửi 120 triệu đồng, lãi suất 10 %/ năm.
- Đầu năm 2012 lãi suất 9 %/ năm. Công ty gửi thêm 100 triệu đồng.
- Đầu năm 2013 lãi suất 8 %/ năm. Công ty gửi thêm 50 triệu đồng.
Cuối năm 2015, công ty cần tiền nên rút ra hết. Hỏi số tiền công ty rút ra bao gồm cả gốc
và lãi là bao nhiêu?
Đáp án: 394,141 triệu đồng

Bài 15: Công ty Thiên Thanh vay ngân hàng ABC số tiền 1.000 triệu đồng với các mức lãi
suất như sau:
0,75%/ tháng cho 12 tháng đầu tiên,
0,8% tháng cho 24 tháng tiếp theo,
0,9% tháng cho 18 tháng cuối cùng.
Nếu lãi gộp vào vốn 6 tháng một lần thì tiền lãi công ty phải trả cho ngân hàng là bao nhiêu
khi kết thúc đợt vay?
Đáp án: 542,409 triệu đồng

Bài 16: Công ty Ngọc Bích có chính sách bán hàng sản phẩm A như sau:
Nếu trả ngay: Giá bán trả ngay một lần khi mua hàng là 36 triệu đồng.
Nếu trả chậm: ngay khi nhận hàng khách hàng phải thanh toán 30% giá trả chậm, số tiền
còn lại sẽ trả dần 12 lần đều nhau trong 12 tháng kế tiếp, cuối mỗi tháng trả một lần. Lãi
suất ngân hàng là 0,9%/ tháng.
Hãy tính giá bán trả chậm của sản phẩm A.
Đáp án: 37,472150 triệu đồng

Bài 17: Công ty Hồng Ngọc có chính sách bán hàng sản phẩm B như sau:
Giá bán trả chậm của sản phẩm B là 62,5894 triệu đồng. Ngay khi nhận hàng khách hàng
phải thanh toán 20% giá trả chậm, số tiền còn lại sẽ trả dần 5 lần đều nhau trong 5 năm kế
tiếp, cuối mỗi năm trả một lần. Lãi suất ngân hàng là 10,5%/ năm.
Công ty Xinh muốn mua sản phẩm B nhưng đề nghị trả một lần duy nhất ngay khi nhận
hàng.
Hãy tính giá bán trả ngay của sản phẩm B.
Đáp án: 50 triệu đồng

You might also like