You are on page 1of 17

PHỤ LỤC

MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
NỘI DUNG................................................................................................................2
Câu 2: Tóm tắt nội dung bản án:................................................................................2
1. Tóm tắt bản án 02/2017/HNGĐ-ST ngày 27/7/2017 về việc tranh chấp ly hôn,
chia tài sản chung ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn..................................................2
2. Tóm tắt Bản án số: 02/2016/HNGĐ-ST Ngày 12/4/2016 về việc Ly hôn, tranh
chấp chia tài sản chung khi ly hôn ở thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai:...........................4
Câu 3: Nêu các vấn đề pháp lí được giải quyết trong từng bản án:...........................7
2. Tóm tắt Bản án số: 02/2016/HNGĐ-ST Ngày 12/4/2016 về việc Ly hôn, tranh
chấp chia tài sản chung khi ly hôn ở thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai:...........................9
Câu 4: Nêu quan điểm của nhóm về nội dung giải quyết của Tòa án:.....................12
1. Bản án 02/2017/HNGĐ-ST ngày 27/7/2017 về việc tranh chấp ly hôn, chia tài
sản chung ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.............................................................12
2 Bản án số: 02/2016/HNGĐ-ST Ngày 12/4/2016 về việc Ly hôn, tranh chấp chia
tài sản chung khi ly hôn ở thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai:.........................................14
KẾT LUẬN…………………………….………………………………………….15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………...…………..16

0
MỞ ĐẦU
Tài sản và quyền sở hữu tài sản luôn là vấn đề quan trọng được đặt ra cũng như
cần giải quyết thấu đáo ở bất cứ hoàn cảnh, thời đại nào. Khi ấy, người ta sẽ xét
đến tài sản này là tài sản thuộc loại gì? Sở hữu chung hay sở hữu riêng? Sau đó mới
xem xét đến quyền sở hữu của mỗi chủ thể. Trong các hình thức sở hữu thì hình
thức sở hữu chung hợp nhất luôn đặt ra nhiều vấn đề hơn cả. Tại sao lại coi đó là tài
sản chung hợp nhất và cách thức chia nó ra sao? Nhận thức được tầm quan trọng
của vấn đề này, nhóm 02 lớp N05.TL4 xin được chọn đề số 04 để triển khai làm bài
tập nhóm:
Sưu tầm 02 bản án về sở hữu chung hợp nhất đã được Tòa án nhân dân có thẩm
quyền giải quyết. Yêu cầu:
1. Đính kèm toàn văn 02 bản án trong bài tập nhóm.
2. Tóm tắt nội dung bản án.
3. Nêu các vấn đề pháp lí được giải quyết trong từng bản án.
4. Nêu quan điểm của nhóm về nội dung giải quyết của Tòa án.
Do thời gian và trình độ kiến thức còn hạn chế nên trong thời giam bài làm
không tránh được các sai sót, chúng em rất mong các thầy (cô) có thể thông cảm và
sửa chữa để giúp chúng em có thể hoàn thiện them kiến thức và có kinh nghiệm tốt
hơn ở những bài làm sau!
Chúng em xin trân trọng cảm ơn!

1
NỘI DUNG
Câu 2: Tóm tắt nội dung bản án:
1. Tóm tắt bản án 02/2017/HNGĐ-ST ngày 27/7/2017 về việc tranh chấp ly
hôn, chia tài sản chung ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
 Thành phần giải quyết:
- Ngày 27/7/2017, Toà án nhân dân huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn xét xử sơ thẩm
công khai vụ án thụ lý số 06/2016/TLST-HNGĐ ngày 17/02/2016 về “Tranh chấp
ly hôn, chia tài sản chung”. Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử số
04/2017/QĐXXST-HNGD ngày 04/7/2017.
- Nguyên đơn: Ông Dương Ngọc K
- Bị đơn: Bà Hoàng Thị H
- Những người làm chứng: Ông Ma Quốc T (vắng), bà Nông Thị Không, ông Triệu
Văn T, ông Nông Văn C (xin xét xử vắng mặt)
 Nội dung vụ án:
* Ông K nguyên đơn khai: ông cưới bà H vào cuối năm 1988 nhưng không đăng ký
kết hôn. Quá trình chung sống phát sinh một số mâu thuẫn. Năm 1990 thì chung hộ
khẩu, ông là chủ hộ. Năm 1997 ông tách khẩu, bà H không biết, bà H là chủ hộ.
Năm 2012, ông lại nhập khẩu về với gia đình và bà H vẫn là chủ hộ. Năm 2013,
ông tách khẩu. Mâu thuẫn càng trầm trọng rồi ly thân, xác định không thể tiếp tục
chung sống ông yêu cầu ly hôn.
- Về con chung: con chung là Dương Thị H đã trưởng thành không yêu cầu Tòa án
giải quyết, không thừa nhận người con thứ hai Dương Ngọc H là con của mình.
- Về tài sản chung: Có một ngôi nhà gỗ ba gian và bếp dựng năm 1989 nhưng quá
cũ nên không yêu cầu chia.
- Tài sản riêng: Năm 1981, ông xin thêm đất và được nhà nước cấp. Bà H không
được giao thửa đất này nhưng bà H tự ý thay đổi thửa đất, ngoại trừ phần đất đang
ở, phần còn lại, ông yêu cầu bà H trả lại cho mình.
- Về nợ chung: Không có.
* Bị đơn là bà Hoàng Thị H khai: Cưới ông K vào cuối năm 1988 nhưng không
đăng ký kết hôn. Năm 2013, bà làm nhà ra ở riêng, sống ly thân. Bà nhất trí với yêu
cầu ly hôn của ông K.

2
- Về con chung: có hai người con chung là Dương Thị H và Dương Ngọc H. Hai
con đã trưởng thành không yêu cầu tòa án giải quyết.
- Về tài sản chung: Nhà nước cấp cho gia đình bà một thửa đất vào năm 1989. Bà
xác định thửa đất này là tài sản chung của bà với ông K. Bà yêu cầu được chia 2/3
diện tích đất sau khi đã trừ đi phần đất có nhà của ông K và nhà chung. Ngày
21/11/2016, bà H có đơn phản tố yêu cầu ông Dương Ngọc K phải thanh toán 1/2
giá trị tài sản là tường bao và kè đá mương nhưng ông K không chấp nhận.
- Về nợ chung: Không có.
*Lời khai người làm chứng:
- Ông Ma Quốc T: Năm 1998, Nhà nước cấp GCNQSDĐ đứng tên hộ bà H. Năm
2012, ông K nhập khẩu vào hộ bà H. Năm 2013, ông K lại tách khẩu.
- Bà Nông Thị K: kết hôn với ông K năm 1979, năm 1987 thì ly hôn. Năm 1985,
ông K có làm đơn xin cấp đất và kí mà không bàn bạc gì với bà. Năm 1987, thì
UBND huyện cấp đất tạm thời cho ông K.
- Ông Triệu Văn T: Năm 1985 vợ chồng ông K có đơn xin cấp đất, đơn chỉ có chữ
ký của ông K. Năm 1987 tiến hành xét cấp. Năm 1989 có quyết định giao đất.
- Ông Nông Văn C: Thừa nhận các tài liệu, chứng cứ được cung cấp, thừa nhận vụ
án thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
 Nhận định của Tòa án:
- Về tố tụng: Đây là vụ án tranh chấp ly hôn, chia tài sản chung thuộc thẩm quyền
giải quyết của Tòa án nhân dân huyện Chợ Đồn
- Về nội dung vụ án:
+ Về quan hệ hôn nhân: không công nhận ông K và bà H là vợ chồng.
+ Về con chung: Các con đã trưởng thành nên HĐXX không xem xét.
+ Xét yêu cầu của nguyên đơn: ông K đòi lấy toàn bộ diện tích thửa đất còn lại sau
khi trừ phần diện tích đất có nhà nhưng không có căn cứ. HĐXX không chấp nhận
yêu cầu sử dụng toàn bộ diện tích đất có tranh chấp của nguyên đơn mà chỉ chấp
nhận chia cho nguyên đơn 1/2 diện tích đất đang có tranh chấp.
+ Xét yêu cầu của bị đơn: Bà H yêu cầu chia diện tích nhiều hơn là không có căn
cứ chấp nhận mà chỉ chấp nhận chia cho bà H 1/2 diện tích đất đang có tranh chấp.
+ Về nợ chung: không có
- Về án phí: Ông K, bà H phải chịu án phí ly hôn sơ thẩm và án phí dân sự sơ thẩm
theo quy định của pháp luật

3
 Quyết định:
* Căn cứ các điều 28, 35, 39 của Bộ luật Tố tụng dân sự; các điều 14, 16 của Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2014; Nghị quyết 35/2000/QH10; các điều 207, 208,
210, 216, 217, 218, 219 của Bộ luật Dân sự năm 2015.
- Tuyên xử: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Chấp nhận
toàn bộ yêu cầu phản tố của bị đơn.
- Về quan hệ hôn nhân: Không công nhận quan hệ vợ chồng giữa ông K và bà H
- Về tài sản: mỗi bên được sử dụng một nửa diện tích đất tranh chấp quản lý, sử
dụng, định đoạt và tài sản nằm trên phần đất này
* Về án phí: Căn cứ Điều 147 của Bộ luật Tố tụng dân sự; Pháp lệnh án phí, lệ phí
Tòa án: Ông K phải chịu án phí ly hôn sơ thẩm là 200.000đ và án phí dân sự sơ
thẩm là 2.676.369đ, Bà Hoàng Thị H phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 2.555.250đ
* Về quyền kháng cáo: Các đương sự có quyền làm đơn kháng cáo trong thời hạn
15 ngày kể từ ngày tuyên án.
2. Tóm tắt Bản án số: 02/2016/HNGĐ-ST Ngày 12/4/2016 về việc Ly hôn, tranh
chấp chia tài sản chung khi ly hôn ở thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai:
 Thành phần giải quyết:
Trong ngày 12 tháng 4 năm 2016, tại Hội trường xét xử Tòa án nhân dân thị xã
Ayun Pa, tỉnh Gia Lai, xét xử sơ thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số:
83/2015/TLST-HNGĐ, ngày 04/11/2015, về việc: “Ly hôn, tranh chấp chia tài sản
chung khi ly hôn”, theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 04/2016/QĐST-HNGĐ,
ngày 03/3/2016
- Nguyên đơn: Bà Vũ Thị H, sinh năm 1958.
- Bị đơn: Ông Lê Quang Đ, sinh năm 1955.
Địa chỉ: Số A, phường B, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai.
 Nội dung vụ án:
* bà Vũ Thị H trình bày: - Về quan hệ hôn nhân: Bà H và ông Đ đăng ký kết hôn
vào năm. Hai người đến với nhau nguyện, trong cuộc sống thường xuyên xảy ra
mâu thuẫn. Nay bà H đề nghị Toà án giải quyết cho bà ly hôn với ông Lê Quang Đ.
-Về con chung: Vợ chồng có 03 con chung là Lê Thị Th, sinh năm 1983, Lê Thị B,
sinh năm 1985 và Lê Quang T, sinh năm 1992. Các con hiện đã trưởng thành nên
bà H không yêu cầu Toà án giải quyết.
-Về tài sản chung: Bà H khai vợ chồng có những tài sản chung như sau:

4
+ Đất ở: Đã được UBND huyện Ayun Pa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Diện tích theo giấy chứng nhận được cấp là 400m2
+ Nhà ở: Trên đất có một ngôi nhà ở loại nhà cấp 4, tổng diện tích nhà là 97,3m2.
+ Tài sản khác gồm: 01 xe mô tô, do ông Đ đứng tên; trên đất ở có 02 dẫy chuồng
heo diện tích 65,2m2 và 01 bể nước thể tích 9m3.
- Nhất trí tổng giá trị tài sản chung được Hội đồng định giá xác định 626.862.500
đồng. Bà Vũ Thị H yêu cầu Tòa án giải quyết chia đôi tài sản mỗi người được sử
dụng một nửa. Còn chiếc xe mô tô nếu ông Đ sử dụng thì phải thanh toán cho bà ½
giá trị chiếc xe
* ông Lê Quang Đ trình bày:
-Về quan hệ hôn nhân: sau khi kết hôn thì đến năm 2010 thì có chiều hướng xấu đi.
Ông Đ thấy tình cảm vợ chồng không còn nên theo yêu cầu của bà H ông Đ cũng
đồng ý ly hôn.
- Về tài sản chung: Ông Đ cũng thống nhất như bà H đã trình bày. Ngoài ra, ông Đ
khai thêm vợ chồng còn có tài sản chung khác là 1,2 sào ruộng và một số các khoản
nợ chung Ngân hàng. Ông Đ không đồng ý chia đôi tài sản chung
 Nhận định của Tòa án:
-Về hôn nhân: Bà H và ông Đ đều tự nguyện và có đăng ký kết hôn theo đúng quy
định của pháp luật. Sau khi kết hôn, giữa bà H và ông Đ đã xảy ra mâu thuẫn nên
đề nghị Tòa án giải quyết cho ông, bà được ly hôn với nhau. Việc thuận tình ly hôn
là hoàn toàn tự nguyện, không trái pháp luật. Do đó, Hội đồng xét xử cần chấp
nhận công nhận thuận tình ly hôn
-Về con chung: Bà H và ông Đ đều không yêu cầu Toà án giải quyết nên Hội đồng
xét xử không xem xét đến.
-Về tài sản chung: bà H và ông Đ thống nhất vợ chồng đều có các tài sản chung
như đã khai.Vậy có cơ sở xác định những tài sản trên là tài sản chung của vợ chồng
Trong quá trình giải quyết vụ án, bị đơn ông Lê Quang Đ trình bày: Ngoài những
tài sản chung như trên, vợ chồng còn có tài sản chung khác và các khoản nợ. Tuy
nhiên ông Đ không đồng ý chia đôi tài sản chung của vợ chồng. Bà H trình bày 1,2
sào ruộng như ông Đ trình bày không phải là tài sản chung của vợ chồng. Còn các
khoản nợ Ngân hàng là do ông Đ vay nên bà không thừa nhận các khoản nợ trên là
nợ chung của vợ chồng. Xét thấy, tài sản là 1,2 sào ruộng không có căn cứ xác định

5
đây là tài sản chung của vợ chồng. Đối với các khoản nợ Ngân hàng thì cả hai
Ngân hàng đều không yêu cầu Tòa án giải quyết đối với các khoản nợ trên.
Tại Biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá tài sản ngày 07/01/2016
xác định:
Tổng giá trị tài sản chung của vợ chồng là 626.862.500 đồng.
Bà H và ông Đ cũng thống nhất giá trị tài sản chung là 626.862.500 đồng nhưng
không thống nhất được với nhau về việc chia tài sản chung.
Xét yêu cầu của bà H thấy rằng: Việc chia đôi nhà bằng hiện vật theo như yêu cầu
của bà H là không khả thi. Xem xét thực tế để quyết định giao toàn bộ tài sản
chung cho một người được quyền sở hữu, sử dụng, và phải có trách nhiệm thanh
toán giá trị phần chênh lệch về tài sản.
Xét thấy, khối tài sản chung của vợ chồng mỗi người được chia ½ giá trị tài sản
theo quy định của pháp luật, cụ thể giá trị là 626.862.500đ :2 = 313.431.250 đ.
- Giao cho bà H được quyền sử dụng, sở hữu gồm: Đất ở và tài sản trên đất
- Giao cho ông Lê Quang Đ sở hữu 01 xe mô tô
- Bà H có trách nhiệm trả cho Đ giá trị phần chênh lệch 298.431.250 đồng.
- Về chi phí định giá tài sản: Chi phí định giá tài sản là 1.800.000 đồng, bà Vũ Thị
H đã nộp toàn bộ chi phí này. Mỗi người phải chịu ½ chi phí định giá là 900.000
đồng. Ông Đ có trách nhiệm trả lại cho bà H số tiền 900.000 đồng.
- Về án phí: Bà Vũ Thị H 200.000 đồng. Bà Vũ Thị H và ông Lê Quang Đ mỗi
người phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 15.671.562 đồng.
 Quyết định của Tòa án
* Áp dụng khoản 1 Điều 27; khoản 1 Điều 33; khoản 1 Điều 35; khoản 2 và khoản
4 Điều 131; Điều 210 và Điều 238 của Bộ luật tố tụng dân sự; - Áp dụng các Điều
219, Điều 223, Điều 224 và Điều 226 của Bộ luật dân sự; - Áp dụng các Điều 33,
Điều 51, Điều 53, Điều 54, Điều 55, Điều 57, Điều 59, Điều 60, Điều 62 và Điều
63 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014; - Áp dụng khoản 8 và khoản 9 Điều 27
Pháp lệnh án phí và lệ phí Tòa án.
Tuyên xử: chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Vũ Thị H
1. Về hôn nhân: công nhận sự thuận tình ly hôn giữa bà H và ông Đ
2. Về chia tài sản chung: Giao cho bà H được quyền sử dụng, sở hữu những tài sản
gồm: Đất ở có diện là 399,2m2. Trên đất có một căn nhà; 02 dẫy chuồng heo có
tổng diện tíchvà 01 bể nước có thể tích.

6
3. Giao cho ông Lê Quang Đ sở hữu 01 xe mô tô
4. Bà Vũ Thị H có trách nhiệm trả cho ông Lê Quang Đ giá trị phần chênh lệch về
tài sản được chia là 298.431.250 đồng.
3.Về chi phí định giá tài sản: ông Đ có trách nhiệm trả cho bà H số tiền 900.000đ.
4. Về án phí: bà H nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm về ly hôn là
200.000 đông. Bà H và ông Đ mỗi người phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương
ứng với phần tài sản được chia là 15.671.562 đồng.
5. Quyền kháng cáo: trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án(12/04/2016) các
đương sự có quyền kháng cáo lên TAND tỉnh Gia Lai để xét xử phúc thẩm.
Câu 3: Nêu các vấn đề pháp lí được giải quyết trong từng bản án:
- Về quan hệ hôn nhân: Không công nhận quan hệ vợ chồng giữa ông Dương Ngọc
K và bà Hoàng Thị H.. Quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa, cả ông K và bà
H đều thừa nhận có tổ chức cưới hỏi và chung sống với nhau từ cuối năm 1988 và
đến nay vẫn chưa đăng ký kết hôn vì có mâu thuẫn ngay từ khi chung sống. Qua
xác minh đối chiếu với sổ đăng ký lưu tại UBND thị trấn B cũng không thấy bà H
và ông K đăng ký kết hôn tại địa phương
Căn cứ Khoản 1 Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng
mà không đăng ký kết hôn
Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau
như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ
giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa
các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này
- Về con chung: con đã trưởng thành nên tòa không xem xét.
- Về tài sản:
+ Căn cứ Khoản 1 Điều 16 Luật hôn nhân và gia đình:
Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ
chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên;
trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân
sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.Tại thời điểm năm 1988, Luật
Hôn nhân và gia đình năm 1986 đang có hiệu lực và luật không coi hôn nhân thực
tế là trái pháp luật. . Quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa, cả ông K và bà H
đều thừa nhận có tổ chức cưới hỏi và chung sống với nhau từ cuối năm 1988 và đến

7
nay vẫn chưa đăng ký kết hôn. Ông K khẳng định năm 2012 ông có yêu cầu Văn
phòngđăng ký quyền sử dụng đất huyện C ghi tên của ông và bà H vào CNQSDĐ
mới.Như vậy, ông K đã coi thửa đất trên là tài sản chung của ông và bà H. Do đó,
diệntích 485,7m2 đất thuộc thửa số 195, tờ bản đồ số 33 là tài sản chung của ông K
và bà H.
+ Căn cứ Khoản 2 Điều 210 BLDS 2015: các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền,
nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung. Quá trình giải quyết vụ
án, hai bên đều thống nhất đối với phần diện tích đất có nhà của ông K, bà H đang
ở của ai thì người đó sử dụng không yêu cầu Tòa ángiải quyết. Hai bên chỉ tranh
chấp phần đất còn lại. Do đó, HĐXX không chấp nhận yêu cầu sử dụng toàn bộ
diện tích đất có tranh chấp của nguyên đơn màchỉ chấp nhận chia cho nguyên đơn
1/2 diện tích đất đang có tranh chấp.
+ Căn cứ Điều 216 của Bộ luật Dân sự năm 2015.
Khoản 2 Điều 217 của Bộ luật Dân sự năm 2015.
Khoản 2 Điều 218 của Bộ luật Dân sự năm 2015
-) Bà H đã tự nguyện quản lý tài sản chung. Bà H yêu cầu chia diện tích nhiều hơn
là không có căn cứ chấp nhận mà chỉ chấp nhận chia cho bà H ½ diện tích đất đang
có tranh chấp.
-) Đối với các tài sản trên đất đang có tranh chấp các bên đều thống nhất tài sảnnằm
trên phần đất được giao cho ai thì người đó quản lý, sử dụng và định đoạt.
-) Đối với việc xác định loại đất tại phần diện tích đất có tranh chấp: Căn cứ vào
bằng chứng, HĐXX nhận thấy 179m2 đất ODT nằm tại vị trí phần đất đang tranh
chấp giữa ông K và bà H. Do đó khi phân chia quyền sử dụng đất đang tranh chấp,
mỗi bên được sử dụng một nửa diện tích đất ODT này.
-) Đối với yêu cầu phản tố của bị đơn yêu cầu nguyên đơn phải trích chia ½ giátrị
của tường bao quanh phần đất đang tranh chấp và kè đá phía sau: tại phiên đối chất
ngày 24/3/2017 và tại phiên tòa, ông K đã thừa nhận tường bao và kè đá là tài sản
riêng của bà H nhưng ông có đóng góp công sức và tài chính. Tuy nhiên,ông K
không có tài liệu, chứng cứ chứng minh. Bà H thừa nhận ông K có đóng gópcông
sức và tài chính. Bà chỉ yêu cầu ông K thanh toán giá trị kè đánằm trên phần đất
tranh chấp được chia cho ông K. Ông K phải thanh toán cho bà H là:2.318.992đ.
- Về nợ: Hội đồng xét xử không xem xét.

8
- Yêu cầu của bà K yêu cầu ông K chia đất cho con của bà với ông K: không xem
xét.
- Về chi phí định giá: Căn cứ vào Điều 147 của Bộ luật Tố tụng dân sự, ông
DươngNgọc K phải chịu án phí ly hôn, án phí dân sự sơ thẩm chia tài sản chung và
thanhtoán tiền kè đá. Bà Hoàng Thị H phải chịu án phí dân sự sơ thẩm chia tài
sảnchung.
2. Tóm tắt Bản án số: 02/2016/HNGĐ-ST Ngày 12/4/2016 về việc Ly hôn, tranh
chấp chia tài sản chung khi ly hôn ở thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai:
Từ bản án trên chúng em xin được xác định các vấn đề pháp lý của bản án Bản án
số bao gồm : Vấn đề hôn nhân, vấn đề tài sản chung , vấn đề con chung, vấn đề án
phí
- Về hôn nhân: Vấn đề ly hôn giữa Bà Vũ Thị H và ông Lê Quang Đ
Cụ thể như sau: Hai ông bà chung sống với nhau, có đăng ký kết hôn vào năm 1981
tại Uỷ ban nhân dân xã G, huyện T, tỉnh Thanh Hóa. Hai người đến với nhau hoàn
toàn tự nguyện, không bên nào bị lừa dối, ép buộc. Trong cuộc sống vợ chồng
thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. Hiện vợ chồng đã sống ly thân từ năm 2012 đến
nay. Chính vì những nguyên nhân nêu trên nên bà H đề nghị Toà án giải quyết cho
bà được ly hôn với ông Lê Quang Đ. Vấn đề hôn nhân giữa ông Đ và bà H được
điều chỉnh bởi Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cụ thể là điều 55 Luật Hôn
nhân và gia đình do việc ly hôn do sự chấp thuận của cả ông Đ và bà H:
“ Điều 55. Thuận tình ly hôn
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự
nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng,
chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì
Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa
thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải
quyết việc ly hôn.”
- Về con chung:  Vợ chồng bà Vũ Thị H và ông Lê Quang Đ có 03 con chung là
Lê Thị Th, sinh năm 1983, Lê Thị B, sinh năm 1985 và Lê Quang T, sinh năm
1992.
Nhưng do các con hiện đã trưởng thành, có gia đình, công việc và tự lập được nên
cả bà H và ông Đ đều không yêu cầu Toà án giải quyết.
- Về án phí: Vấn đề nghĩa vụ trả án phí dân sự sơ thẩm của Bà H và ông Đ

9
Cả bà H và ông Đ đều phải chịu án phí dựa trên Pháp lệnh án phí và lệ phí Tòa án
Cụ thể là khoản 8 Điều 27 quy định Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm
“ 8. Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án ly hôn không phụ
thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn.”
Và vì việc ly hôn của bà H và ông Đ còn có tranh chấp về việc chia tài sản chung
còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp như đối với vụ án dân sự có
giá ngạch tương ứng với giá trị phần tài sản mà hai ông bà được chia. Tương ứng
khoản 9 điều 27: Quy định Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm Pháp lệnh án phí
và lệ phí Tòa án
“ 9. Các đương sự trong vụ án hôn nhân và gia đình có tranh chấp về việc chia tài
sản chung của vợ chồng thì ngoài việc chịu án phí dân sự sơ thẩm quy định tại
điểm a khoản 1 Điều 24 của Pháp lệnh này, còn phải chịu án phí đối với phần tài
sản có tranh chấp như đối với vụ án dân sự có giá ngạch tương ứng với giá trị
-phần tài sản mà họ được chia.”
- Về tài sản chung: Trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên toà, bà Vũ Thị H
và ông Lê Quang Đ thống nhất vợ chồng có các tài sản chung như sau: Đất ở được
UBND huyện Ayun Pa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng. Diện tích được cấp là
400m2 . Trên đất có một căn nhà, loại nhà ở cấp 4, tổng diện tích 97,3m2 ; 02 dẫy
chuồng heo có tổng diện tích 65,2m2 ; 01 bể nước thể tích 9m3 và 01 xe mô tô
nhãn hiệu Yamaha Jupiter, màu đỏ-đen, BKS 4 81P1-38xxxx. Như vậy có cơ sở
xác định những tài sản trên là tài sản chung của vợ chồng bà H, ông Đ.
Trong quá trình giải quyết vụ án, bị đơn ông Lê Quang Đ trình bày: Ngoài
những tài sản chung như trên, vợ chồng còn có tài sản chung khác là 1,2 sào ruộng
và các khoản nợ chung như sau: Nợ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam, chi nhánh thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai số tiền 100.000.000 đồng và
nợ Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội thị xã Ayun Pa, chi nhánh tỉnh
Gia Lai số tiền 20.000.000 đồng, tổng cộng 120.000.000 đồng. Tuy nhiên ông Đ
không đồng ý chia đôi tài sản chung của vợ chồng.
Bà Vũ Thị H trình bày 1,2 sào ruộng như ông Đ trình bày không phải là tài sản
chung của vợ chồng. Còn các khoản nợ Ngân hàng như ông Đ trình bày là do ông
Đ cắm sổ lương hưu để vay và sử dụng vào mục đích cá nhân nên bà không thừa
nhận các khoản nợ trên là nợ chung của vợ chồng. Xét thấy, tài sản là 1,2 sào ruộng
ông Đ cho rằng đây là tài sản chung của vợ chồng nhưng không được bà H thừa

10
nhận, ông Đ cũng không đưa ra được tài liệu chứng minh là tài sản chung của vợ
chồng, ông Đ cũng không yêu cầu Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng nên
không có căn cứ xác định đây là tài sản chung của vợ chồng.
Đối với các khoản nợ Ngân hàng, ngày 25/11/2015 Tòa án nhân dân thị xã Ayun Pa
đã ra thông báo về việc khởi kiện gửi cho các Ngân hàng nói trên. Tại các Công
văn phúc đáp của cả Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, chi
nhánh thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai và Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã
hội thị xã Ayun Pa, chi nhánh tỉnh Gia Lai đều xác nhận ông Lê Quang Đ là người
đứng ra vay tất cả các khoản nợ nói trên để phục vụ đời sống. Tuy nhiên cả hai
Ngân hàng đều không yêu cầu Tòa án giải quyết đối với các khoản nợ trên, cũng
không yêu cầu Tòa án ghi nhận số nợ trên và giao trách nhiệm cho một người sau
này có nghĩa vụ trả nợ cho các Ngân hàng nên Hội đồng xét xử không đề cập đến.
Nếu sau này đến hạn trả nợ, căn cứ vào các hợp đồng tín dụng các Ngân hàng nêu
trên có yêu cầu thì khởi kiện bằng một vụ án dân sự khác.
Tại Biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá tài sản ngày 07/01/2016
xác định:
Tổng giá trị tài sản chung của vợ chồng là 626.862.500 đồng.
Cần xem xét thực tế sử dụng tài sản chung liên quan đến cuộc sống, nguyện vọng,
như cầu sử dụng và khả năng của từng người sau khi ly hôn để quyết định giao toàn
bộ tài sản chung của vợ chồng là nhà, đất và các công trình phụ trên đất cho một
người được quyền sở hữu, sử dụng, đồng thời người được quyền sử dụng tài sản
phải có trách nhiệm thanh toán giá trị phần chênh lệch về tài sản được chia cho
người không được nhận bằng hiện vật.
- Về chi phí định giá tài sản: Chi phí định giá tài sản là 1.800.000 đồng, bà Vũ
Thị H đã nộp toàn bộ chi phí này. Do bà H và ông Đ không thống nhất với nhau về
giá trị tài sản và việc chia tài sản chung của vợ chồng nên mỗi người phải chịu ½
chi phí định giá là 900.000 đồng. Do đó, ông Đ có trách nhiệm trả lại cho bà H số
tiền 900.000 đồng.
Điều luật áp dụng căn cứ xác định và phân chia tài sản  :
-         Điều 219 BLDS 2015: chia tài sản thuộc sở hữu chung
-         Điều 223 BLDS 2015: xác lập quyền sở hữu theo hợp đồng
-         Điều 224 BLDS 2015: xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức
-         Điều 226 BLDS 2015: xác lập quyền sở hữu trong trường hợp trộn lẫn

11
Câu 4: Nêu quan điểm của nhóm về nội dung giải quyết của Tòa án:
1. Bản án 02/2017/HNGĐ-ST ngày 27/7/2017 về việc tranh chấp ly hôn, chia tài
sản chung ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
 Về tố tụng:
- Về nội dung tranh chấp giữa hai bên đương sự:
Nhóm 2 chưa đồng ý với kết luận của Tòa cho rằng đây là tranh chấp ly hôn, chia
tài sản chung theo điều 28, BLTTDS 2015. Theo lời khai của người làm chứng
Nông thị K, lời khai của hai bên đương sự, ông K, bà H cưới hỏi cuối năm 1988,
sau đó một thời gian thì chung sống với nhau và không có đăng ký kết hôn cho tới
thời điểm hiện tại xảy ra kiện tụng. Họ đã chung sống với nhau từ thời điểm cuối
năm 1988 cho tời thời điểm hiện tại là năm 2013, tức là việc chung sống đã diễn ra
qua mốc thời gian ngày 01 tháng 01 năm 2001 mà không đăng kí kết hôn tới nay
được quy định tại điểm c, khoản 3 Nghị quyết 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 của
Quốc hội. Đồng thời, căn cứ theo đơn kiện bên nguyên và đơn phản tố bên bị, kết
luận rằng đây là tranh chấp chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ
chồng mà không đăng ký kết hôn theo khoản 7, điều 28 BLTTDS 2015.
-Về thẩm quyền theo cấp và lãnh thổ:
Thứ nhất, nội dung tranh chấp thuộc điều 28 BLTTDS 2015 vậy theo điểm a,
khoản 1, điều 35 BLTTDS Tóa án nhân dân cấp huyện là nơi giải quyết tranh chấp
này; thứ hai theo điểm a, khoản 1, điều 39 BLTTDS 2015, tòa án nơi bị đơn cư trú
sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên. Với việc 2 bên đương sự đều có cùng
nơi cư trú Thị trấn B, Huyện C, Tỉnh Bắc Kạn. Vậy tranh chấp này thuộc thẩm
quyền xử lý của Tòa án Nhân Dân cấp huyện Chợ Đồn.
 Tiếp theo, về nội dung vụ án:
-Về quan hệ hôn nhân:
Tuyên bố của Tòa án là chính xác và có căn cứ.
Thứ nhất, từ chính lời khai của hai bên đương sự, đồng thời theo sự chứng kiến
của hai bên gia đình, cơ quan hai bên và xác minh đối chiếu với sổ đăng ký lưu tại
UBND thị trấn B thì cuối năm 1988 đầu năm 1989, ông K và bà H chỉ tổ chức cưới
hỏi, hoàn toàn không đăng kí kết hôn cho tới thời điểm hiện tại xảy ra tranh chấp.
Dựa theo thời điểm này, theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 hiện còn hiệu
lực. Tại điều 8, luật Hôn nhân và Gia đình 1986: “Việc kết hôn do Uỷ ban nhân

12
dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú của một trong hai người kết hôn công
nhận và ghi vào sổ kết hôn theo nghi thức do Nhà nước quy định” và “Mọi nghi
thức kết hôn khác đều không có giá trị pháp lý” nghĩa là quan hệ vợ chồng của ông
K và bà H phát sinh từ thời điểm cuối năm 1988 đến nay tuy rằng không bị cấm
nhưng không thể được pháp luật công nhận.
Thứ hai, căn cứ theo điểm c, khoản 3 Nghị quyết 35/2000/QH10 ngày
9/6/2000 của Quốc hội : “Kể từ ngày 01 tháng 1 năm 2001 trở đi, trừ trường hợp
quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 của Nghị quyết này, nam và nữ chung sống
với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công
nhận là vợ chồng nếu cóyêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công
nhận quan hệ vợ chồng....”
-Về con chung và yêu cầu của bà K (vợ cũ của ông K):
Tòa án đã xác định hoàn toàn chính xác tư cách của nguyên đơn, bị đơn, người có
hoặc không có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan. Nguyên đơn, ông K- hoàn toàn đủ
tuổi và năng lực hành vi dân sự để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp khi cho
rằng quyền và lợi ích bản thân bị xâm phạm quy định tại khoản 2, điều 68 BLTTDS
2015. Bên bị đơn, bà H – người bị nguyên đơn khởi kiện quy định tại khoản 3, điều
68 BLTTDS 2015. Còn con chung của bà H và ông K đã trưởng thành; vợ cũ của
ông K – bà K là những người không thuộc diện đương sự có liên quan bới trong
quá trình xét xử không phát sinh quyền và nghĩa vụ của họ.
- Về tài sản chung:
Không đồng ý với các căn cứ pháp lý Tòa án đưa ra là: Điều 210; Khoản 2, Điều
217; Khoản 2, Điều 218 BLDS 2015. Bởi nhóm cho rằng Tòa án đã nhầm lẫn trong
việc xác định hình thức sở hữu tài sản đang bị tranh chấp của các bên, bởi Tòa cho
rằng đây là sở hữu chung hợp nhất.
Thứ nhất, căn cứ theo quan hệ hôn nhân đã phân tích ở trên, quan hệ hôn nhân
giữa ông K và bà H không được pháp luật công nhận, không thể cho rằng hai người
là vợ chồng.
Thứ hai, theo điều 213 BLDS 2015: “ Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu
chung hợp nhất có thể phân chia” nghĩa là nếu hai người chung sống với nhau như
vợ chồng, có con, đồng thời có được tài sản một cách hợp pháp trong quá trình
sống chung mà không có quan hệ hôn nhân theo quy định của pháp luật thì đó

13
không được coi là tài sản chung hợp nhất; trừ khi tài sản đó có được khi quan hệ
hôn nhân giữa họ đang tồn tại và được pháp luật công nhận.
-> Kết luận: Quan hệ vợ chồng của ông K và bà H là không được pháp luật công
nhận nên không thể xác định đây là hình thức sở hữu chung hợp nhất và không thể
lấy căn cứ pháp lý: Điều 210; Khoản 2 Điều 217; Khoản 2 Điều 218 BLDS 2015.
Nhóm 2 xác định rằng đây là hình thức sở hữu chung theo phần đối với các tài
sản đang bị tranh chấp giữa hai bên đương sự.
Thứ nhất, căn cứ vào việc ông yêu cầu Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất ghi
tên ông và bà H vào GCNQSDĐ cuối cùng. Xác thực dựa vào GCNQSDĐ số BS
012016 ngày 26/12/2008 được bà H cung cấp cho Tòa. Như vậy, ông K đã công
nhận rằng đây là tài sản chung của hai người.
Thứ hai, trong thời điểm từ năm 1997 đến năm 2010, cũng là trong thời gian ông K
vắng mặt tại địa phương thì bà H là người đã đóng thuế nhà đất hằng năm. Căn cứ
theo biên lai thu tiền thuế nhà, đất ngày 12/08/2008, ngày 30/08/2009 và ngày
26/06/2010 được cung cấp. Cũng trong thời gian đó, bà H đã vay tiền ngân hàng,
người thân để sửa chữa nhà như lợp mái ngói, bó lại nền nhà, xây tường bao quanh
đất, kè mương phía sau. Căn cứ theo hồ sơ vay vốn của hai ngân hàng là Ngân hàng
Nông Nghiệp và Ngân hàng Chính sách xã hội được cung cấp. Theo đó, đây phải
được coi là những đóng góp của bà H đối với tài sản.
Tóm lại, hình thức sở hữu đối với phần tài sản đang bị tranh chấp của hai bên
đương sự phải là sở hữu chung theo phần theo điều 209 BLDS 2015, từ đó, để phân
chia tài sản, cần xét đến sự đóng góp của mỗi đương sự đối với phần tài sản này.
2 Bản án số: 02/2016/HNGĐ-ST Ngày 12/4/2016 về việc Ly hôn, tranh chấp
chia tài sản chung khi ly hôn ở thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai:
Mọi phán quyết của tòa đều phù hợp với vụ án vì các lí lẽ đã được tòa xem xét
và dựa trên các điều luật đã được tòa áp dụng và nêu trong bản án:
- Áp dụng điều 219: Chia tài sản thuộc sở hữu chung.
“Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều
có quyền yêu cầu chia tài sản chung”
Trong trường hợp ly hôn giữa bà H và ông Đ thì việc bà H yêu cầu chia tài
sản chung hoàn toàn hợp lí. Bởi thongo thường quyền sở hữu chung hợp nhất chỉ
phát sinh trong thời kì hôn nhân. Tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng là tài
sản chung hợp nhất. Đó là khối tài sản do vợ chồng làm ra trong thời kì hôn nhân

14
bằng công sức của mỗi người hoặc do được tặng cho chung, thừa kế chung. Ở đây
bà H và ông Đ có đăng ký kết hôn vào năm 1981, trở thành vợ chồng hợp pháp
đúng theo quy định của pháp luật. Nên tài sản hai người làm ra trong thời kì hôn
nhân là tài sản chung. Đến nay thuận tình ly hôn theo pháp luật thì tài sản đó được
được đem ra chia.
Bên cạnh đó dựa vào khoản 2 Điều 219: “Nếu không thể chia phần quyền sở
hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì
người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của
mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán”, mặc dù ông Đ có phản đối việc chia tài
sản chung nhưng tòa đã tuyên bà Vũ Thị H có trách nhiệm trả cho ông Lê Quang Đ
giá trị phần chênh lệch về tài sản được chia là 298.431.250 đồng.
- Áp dụng điều 223: Xác lập quyền sở hữu theo hợp đồng.
“Người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi,
cho vay hoặc hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật thì
có quyền sở hữu tài sản đó”. Sau khi được tòa tuyên xử, Bà H có nghĩa vụ liên hệ
với cơ quan có thẩm quyền làm các thủ tục để được đứng tên sử dụng đối với lô đất
được giao sử dụng theo quy định của pháp luật.
- Áp dụng điều 224: Xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức.
“Chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tứctheo
thoảthuận hoặc theo quy định của pháp luật, kể từ thời điểm thu được hoa lợi,
lợi tức đó.” Có nghĩa bà H có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức theo
thoảthuận hoặc theo quy định của pháp luật, kể từ thời điểm thu được hoa lợi,
lợi tức đó.
- Áp dụng Điều 226: Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp trộn lẫn
Dựa vào khoản 1, tài sản chung của ông Đ và bà H được quy là tài sản trộn
lẫn. Đã là tài sản trộn lẫn thì hầu như không chia được, khi chia tài sản bà H có
quyền nhận tài sản và trách nhiệm thanh toán hay bồi thường lại khoản tiền tương
xứng với sự sở hữu của ông Đ.

KẾT LUẬN

Hình thức sở hữu chung hợp nhất xác lập trong hôn nhân là một trong những hình
thức phổ biến hiện nay. Đối với bất cứ trường hợp nào, Tòa án cũng sẽ nghiêm

15
minh và công tâm giải quyết để phù hợp với ý chí của từng chủ thể, phù hợp với
Pháp luật.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Dân sự 2015.
2. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
3. Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
4. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986.
5. Nghị quyết 35/2000/QH10 Về việc thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình.

16

You might also like