You are on page 1of 5

2.

2 Quy định của pháp luật hiện hành về quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại Việt
Nam , Mặc dủ Nghị quyết 19 / 2008 / QH12 đã có những quy định thông thoáng hơn về đối
tượng và điều kiện được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam cho tổ chức , cá nhân nước ngoài .
Tuy nhiên qua một thời gian thí điểm thực hiện Nghị quyết này trên thực tế vẫn chưa thu hút ,
khuyến khích được nhiều người nước ngoài vào Việt Nam học tập , làm việc , chuyển giao
công nghệ , kinh nghiệm quản lý . Sau khi nghị quyết 19 / 2008 / QH12 ra đời và phát sinh hiệu
lực , Nghị định 71 / 2010 / NĐ - CP ra đời thay thế Nghị định số 90 / 2006 / NĐ - CP về cơ bản
nội dung quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài đều được thực hiện , dẫn chiểu theo Nghị
quyết số 19 nên chưa tạo ra được sự thay đổi lớn trong các quy định của pháp luật . Chính vì
thế mà tại kỳ họp thứ tám , Quốc hội khóa XIII , ngày 25 tháng 11 năm 2014 , Quốc Hội đã
thông qua Luật nhà số 65/2014 QH13 mới trong để mở rộng quy định cho người nước ngoài
được mua nhà tại Việt Nam , thu hút thêm nhiều đối tượng người nước ngoài vào Việt Nam
đầu tư , học tập , sinh sống và làm việc , cụ thể về : 2.2.1 . Đối tượng được m ga và sở hữu
nhà ở tại Việt Nam . Theo quy định tại Điều 7 Luật nhà ở 2014 thì đối tượng được sở hữu nhà
tại Việt Nam gồm có : Tổ chức , hộ gia đình , cá nhân trong nước . - Người Việt Nam định cư ở
nước ngoài , Tổ chức , cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 Luật nhà ở 2014
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 139 Luật nhà 2014 , đối tượng chức , cá nhân nước ngoài
được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm : - Tổ chức , cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng
nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan : - Doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài , chi nhánh , văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước
ngoài , quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt
Nam ( sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài , - Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh
vào Việt Nam , Như vậy có thể thấy rằng , đối tượng người nước ngoài được sở hữu nhà tại
Việt Nam theo Luật nhà ở 2014 đã được mở rộng hơn rất nhiều Luật nhà ở 2005 , Nghị quyết
19 / 2008 / QH12 theo đó đối với cá nhân nước ngoài chỉ cần đáp ứng điều kiện được phép
nhập cảnh vào Việt Nam là có thể sở hữu nhà ở tại Việt Nam . Cùng với đó , Luật nhà ở 2014
đã loại bỏ các đối tượng cá nhân nước ngoài có công đóng góp đặc biệt cho Việt Nam , cá
nhân nước ngoài có trình độ , chuyên môn , kiến thức đặc biệt nhằm tạo sự bình đẳng trong
quyền sở hữu nhà ở cho các đối tượng người nước ngoài . Ngoài ra , pháp luật vẫn khuyến
khích , thu hút các đối tượng người nước ngoài khác đầu tư vào Việt Nam qua hình thức đầu tư
xây dựng nhà ở theo dự án đầu tư vốn vào doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, cho
phép họ được mua và sở hữu nhà ở như các đối tượng khác khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy
định của pháp luật.
2.2.2 . Điều kiện để tổ chức , cá nhân nước ngoài ra ta và sở hữu nhà ở tại Việt Nam . Theo
quy định tại Điều 74 Nghị định 99 / 2015 / NĐ - CP hướng dẫn chi tiết Luật nhà ở 2014 thì tổ
chức , cá nhân nước ngoài muốn sở hữu nhà ở tại Việt Nam cần đáp ứng các điều kiện : Tử
vi , đối với cá nhân nước ngoài thì phải có hộ chiếu còn giá trị cổ đóng dấu kiểm chứng nhập
cảnh của cơ quan quản lý xuất , nhập cảnh Việt Nam và không thuộc diện được quyền ưu đãi ,
miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi , miễn trừ dành cho cơ quan
Đại diện ngoại giao , cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam .
Như vậy , cá nhân nước ngoài chỉ cần đáp ứng một điều kiện duy nhất về nhập cảnh là được
phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam Mà theo quy định tại Điều 20 Luật nhập cảnh , xuất cảnh , quá
cảnh , cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 thì điều kiện nhập cảnh đối với
người nước ngoài bao gồm : - Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hợp lệ : Hộ
chiếu là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp ( ở Việt Nam là cơ quan về
quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an ) , giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế là loại giấy tờ do cơ
quan có thẩm quyền của một nước cấp cho người không quốc tịch đang cư trú tại nước đó và
được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chấp thuận . - Được cấp thị thực hoặc miễn thị
thực tại Việt Nam : thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp ( cơ
quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài , cửa khẩu quốc tế , cơ quan quản lý xuất nhập cảnh
hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ ngoại giao ) cho phép người nước ngoài nhập cảnh vào
Việt Nam , tùy vào mục đích nhập cảnh mà thời gian thị thực cấp cho người nước ngoài có thể
khác nhau . Đối với những đối tượng người nước ngoài vào Việt Nam đầu tư , hành nghề Luật
sư , lao động , học tập muốn được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp thị thực thì họ
còn phải có một trong các loại giấy tờ tương ứng sau đây như giấy tờ về đầu tư tại Việt Nam ,
giấy phép hành nghề , giấy phép lao động , văn bản tiếp nhận của nhà trường . - Không thuộc
trường hợp chưa cho nhập cảnh tại Điều 21 Luật nhập cảnh , xuất cảnh , quá cảnh , cư trú của
người nước ngoài tại Việt Nam 2014 - Khoản 3 Điều 3 Luật nhập cảnh , xuất cảnh , quá cảnh ,
cư trú người nước ngoài tại Việt Nam 2014 như : Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha , mẹ ,
người giám hộ đi cùng giá Thạo giấy tờ , khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập
cảnh , cư trú ; người | bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho
sức khỏe cộng đồng ; bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục
xuất có hiệu lực ; vì lý do thiên tai , phòng , chống dịch bệnh . Trước đây , theo quy định của
Nghị quyết 19 người nước ngoài khi vào Việt Nam muốn sở hữu nhà ở thì phải cư trú tại Việt
Nam với thời hạn từ 01 năm trở lên . Song theo quy định của Luật nhà ở 2014 hiện hành ,
người nước ngoài chỉ cần đáp ứng điều kiện duy nhất về nhập cảnh , pháp luật nhà ở không
đặt ra điều kiện về thời hạn cư trú đối với họ . Đây là một điểm nhấn nổi bật trong các quy định
về quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài theo pháp luật nhà ở hiện hành , giảm thiểu các
thủ tục hành chính không cần thiết đặt ra cho người nước ngoài . Thứ hai , đối với tổ chức
nước ngoài phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc có giấy tờ do cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam cho phép hoạt động tại Việt Nam còn hiệu lực tại thời điểm ký kết các giao
dịch về nhà ở , Pháp luật nhà ở hiện hành cũng đã bỏ quy định về thời hạn còn lại tối thiểu 01
năm trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của tổ chức nước ngoài , tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho tổ chức nước ngoài vào khi vào Việt Nam đầu tư Các quy định về việc cấp Giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật đầu tư 2014 cũng khá thuận lợi . Nhà đầu
tư nước ngoài , doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ cần thực hiện các hoạt động đầu
tư kinh doanh trong các ngành , nghề mà pháp luật không cấm , đáp ứng được các điều kiện
đối với lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì họ sẽ được cấp Giấy chứng nhận đầu tư , Ngoài ra ,
trường hợp đối với nhà đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam còn phải đáp ứng các điều kiện về
đầu tư theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên như các Hiệp định đầu tư song
phương và khu vực , Biểu cam kết về ngành , nghề dịch vụ của Việt Nam trong WTO ( 2007 ) ,
Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN - ACIA ( 2009 ) , Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ -
AFAS ( 2014)
Như vậy có thể thấy rằng , theo quy định của pháp luật hiện hành thì điều kiện mua và sở hữu
nhà ở đối với cá nhân nước ngoài đã trở lên dễ dùng hơn trước rất nhiều , họ chỉ cần đáp ứng
điều kiện về nhập cảnh và cũng không bắt buộc phải đáp ứng về thời hạn cư trú trên 01 năm ở
Việt Nam nữa . Đối với tổ chức nước ngoài thì điều kiện để họ được sở hữu nhà ở có phần khó
khăn hơn khi mà họ phải đáp ứng các điều kiện về đầu tư theo Luật đầu tư 2014 , tránh trường
hợp các tổ chức nước ngoài khác vào Việt Nam không vì mục đích đầu tư mả vào vì mục đích
khác gây bất ổn đối với thị trường bất động sản . 2.2.3 . Quy định về quyền và nghĩa vụ cụ thể
của chủ sở hữu nhà ở là người nước ngoài . 22.3.1 . Các quyền cụ thể Hiện nay , theo quy
định tại Điều 161 Luật nhà ở 2014 thì tổ chức , cá nhân nước ngoài khỉ sở hữu nhà ở có các
quyền của chủ sở hữu nhà ở như sau Thứ nhất , đối với tổ chức , cá nhân nước ngoài đầu tư
xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam sẽ có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân
Việt Nam quy định tại Điều 10 Luật nhà ở 2014 , trường hợp xây dựng nhà ở trên đất thuê thì
chỉ được quyền cho thuê nhà ở , Như vậy , đối với trường hợp người nước ngoài đầu tư xây
dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam , pháp luật nhà ở hiện hành vẫn dành cho họ quyền ưu
tiên nhất định khi mà cho phép họ có đầy đủ quyền năng của chủ sở hữu nhà như công dân
Việt Nam như quyền sử dụng , chuyển nhượng , tặng cho , để thừa kế , thế chấp , góp vốn ...
nhằm mục đích khuyến khích họ vào Việt Nam đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng , tạo
lập thêm nhiều nhà ở , bất động sản để phục vụ cho nhu cầu lớn về nhà ở của tổ chức , cá
nhân trong nước cũng như người nước ngoài tại Việt Nam . Đối với trường hợp xây dựng nhà
ở trên đất thuê thi tổ chức , cá nhân nước ngoài chỉ có duy nhất quyền cho thuê nhà ở . Đây là
điểm khác biệt cơ bản nhằm phân biệt giữa các hình thức đầu tư khác nhau của tổ chức , cá
nhân nước ngoài khi vào Việt Nam thực hiện các dự án đầu tư , phù hợp với các quy định của
pháp luật đất đai . Cụ thể , theo quy định tại khoản 3 Điều 55 Luật đất đai 2013 thi “ Doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để
bán hoặc để bản kết hợp cho thuê và theo quy định tại điểm a , khoản 1 , Điều 56 Luật đất đai
2013 thì “ NHỚ g / iệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất
hàng năm hoặc thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê được sử dụng để thực hiện dự
án đầu tư nhà ở cho thuê ” . Như vậy , pháp luật đất đai và pháp luật về nhà ở đều có sự phân
biệt giữa tổ chức , cá nhân nước ngoài sử dụng đất thông qua hình thức thuê đất vả giao đất
để trao quyền của chủ sở hữu nhà ở đối với họ . Tổ chức , cá nhân nước ngoài được nhà nước
giao đất bằng quyết định giao đất của cơ quan có thẩm quyền sẽ có nhiều quyền năng của chủ
sở hữu nhà ở hơn đối với trường hợp chỉ được nhà nước cho thuê đất thông qua hợp đồng
cho thuê quyền sử dụng đất . Thứ hai , đối với tổ chức nước ngoài , cá nhân nước ngoài được
phép nhập cảnh vào Việt Nam quy định tại điểm b , điểm c Điều 159 Luật nhà ở 2014 có các
quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam , cụ thể như các quyền bản , chuyển
nhượng hợp đồng mua bán , cho thuê , cho thuê mua , tặng cho , đổi , để thừa kế , thế chấp ,
góp vốn , cho mượn , cho ở nhờ , ủy quyền quản lý nhà , quyền bất khả xâm phạm về nhà ở
thuộc sở hữu hợp pháp của minh ; quyền được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở thuộc
quyền sở hữu hợp pháp của mình theo quy định của Luật nhà ở và pháp luật về đất đai ; quyền
được bồi thường theo quy định của luật khi Nhà nước phá dỡ , trung mua trưng dụng nhà ở
hoặc được Nhà nước thanh toán theo giá thị trưởng khi Nhà nước mua trước nhà ở thuộc sở
hữu hợp pháp của mình vì mục đích quốc phòng , 1 ninh , Tuy nhiên quyền sở hữu của chủ sở
hữu nhà ở là tổ chức , cá nhân nước ngoài trong trường hợp này cũng phải tuân thủ những
điều kiện nhất định : - Về số lượng nhà ở : Tổ chức , cá nhân nước ngoài chỉ được mua , thuê
mua , nhận tặng cho , nhận thừa kế và sở hữu không quá 30 % số lượng căn hộ trong một tòa
nhà chung cư , trường hợp trên một địa bàn có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp
phường mà có nhiều tòa nhà chung cư để bán , cho thuê mua thi tổ chức , cá nhân nước ngoài
chỉ được sở hữu không quá 30 % số căn hộ của TIMỗi tòa nhà chung cư và không quá 30 %
tổng số căn hộ của tất cả các tòa nhà chung cư này . Đối với nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà biệt
thự , nhà ở liền kề thi trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp
phường chỉ được mua thuê mua , nhận tặng cho , nhận thừa kế và sở hữu không quá 250 căn
nhà trong một dự án có số lượng nhà ở riêng lẻ tương đương 2.500 căn , không quá 10 % tổng
số lượng nhà ở đối với dự án nhà ở riêng lẻ dưới 2.500 căn . Trường hợp khu vực có từ hai dự
án trở lên mà tổng số nhà ở riêng lẻ trong các dự án này ít hơn hoặc bằng 2.500 căn thì tổ
chức , cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10 % số lượng nhà ở của mỗi dự án .
Trường hợp người nước ngoài được tặng cho , được thừa kế nhà ở vượt quá số lượng nêu
trên thì chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó . - Về loại hình nhà ở : Tổ chức , cá nhân nước
ngoài chỉ được sở hữu nhà thông qua việc mua , thuê mua , nhận tặng cho , nhận thừa kế nhà
ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẽ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở ,
trừ khu vực đảm bảo quốc phòng , an ninh theo quy định của Chính phủ . Trường hợp tổ chức ,
cá nhân nước ngoài được tặng cho , được thừa kế nhà ở không thuộc vào diện nêu trên thì họ
chỉ được hưởng giá trị của nhà ở dó . - Về thời hạn sở hữu : Cá nhân nước ngoài chỉ được sở
hữu nhà ở tối đa không quá 50 năm , kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và có thể được
gia hạn thêm theo quy định của Chính phủ nếu có nhu cầu . Trường hợp cá nhân nước ngoài
kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thi
được sở hữu nhà ổn định , lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt
Nam . Đối với tổ chức nước ngoài thì chỉ được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao
dịch hợp đồng mua bản , thuê mua tặng cho , nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không vượt quá
thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư cấp cho tổ chức đó , bao gồm cả thời gian được gia
hạn thêm hiện nay theo quy định của Luật đầu tư 2014 thì thời hạn đầu tư đối với nhà đầu tư là
50 năm , tối đa không quả 70 năm ) . Ngoài ra , chủ sở hữu nhà ở là người nước ngoài trong
trường hợp này chỉ có thể tặng cho hoặc bản nhà ở cho các đối tượng thuộc diện sở hữu nhà ở
tại Việt Nam trong thời hạn sở hữu nhà ở , nếu quá thời hạn được sở hữu nhà ở mà chủ sở
hữu không thực hiện bản , tặng cho thi nhả ở đó thuộc sở hữu nhà nước . - Về việc định đoạt
tài sản là nhà ở : Theo quy định tại khoản 8 Điều 79 Nghị định 99 / 2015 / NĐ - CP hướng dẫn
chi tiết thi hành Luật nhà ở 2014 thì pháp luật nghiêm cấm tổ chức , cá nhân nước ngoài mua
nhà ở để bán lại nhằm mục đích kinh doanh kiếm lời . Bên cạnh đó , theo quy định tại Điều 11
Luật kinh doanh bất động sản 2014 thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được kinh
doanh bất động sản trong phạm vi : “ Đối với đất được Nhà nước giao thi được đầu tư xây
dựng nhà ở để bán , cho thuê , cho thuê mua ” . Như vậy , mặc dù Nghị định 99 / 2015 / NĐ -
CP cấm tổ chức , cá nhân nước ngoài mua nhà để bán lại nhằm mục đích kinh doanh kiếm lời
nhưng đối với tổ chức , cá nhân vào Việt Nam đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án thì họ vẫn
được pháp luật kinh doanh bất động sản cho phép chuyển nhượng nhà ở thuộc dự án đã đầu
tư xây dựng trên đất được Nhà nước giao . Tức người nước ngoài không được quyền mua nhà
đất riêng lẻ , căn hộ riêng lẻ để kinh doanh nhưng nếu đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại
Việt Nam thì họ vẫn có thể bán nhà để kinh doanh . Đây là điểm tương đối đặc biệt trong quyền
sở hữu nhà ở của chủ sở hữu người nước ngoài so với công dân Việt Nam . 2.2.3.2 . Các
nghĩa vụ cụ thể . Tổ chức , cá nhân nước ngoài khi được sở hữu nhà ở tại Việt Nam phải thực
hiện những nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam như sử dụng nhà ở đúng
mục đích ; thực hiện phòng cháy , chữa cháy , bảo đảm vệ sinh , môi trường , trật tự an toàn xã
hội theo quy định của pháp luật . Thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật như nộp thuế thu
nhập cá nhân khi bán , chuyển nhượng hợp đồng mua bán , cho thuê , cho thuê mua , tặng cho
, đổi , để thừa kế ,thế chấp , góp vốn , cho mượn , cho ở nhờ , ủy quyền quản lý nhà ở , đối với
giao dịch nhà ở là tài sản chung của vợ chồng thì còn phải thực hiện theo các quy định của Tuy
nhiên , ngoài những nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam nêu trên , tổ
chức , cá nhân nước ngoài khi sở hữu nhà ở còn phải tuân thủ những quy định sau : - Đối với
chủ sở hữu là cá nhân nước ngoài thì được cho thuê nhà ở để sử dụng vào các mục đích mà
pháp luật không cấm nhưng trước khi cho thuê nhà ở , chủ sở hữu phải có văn bản thông báo
về việc cho thuê nhà ở với cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện ( Sở Xây dựng ) nơi có nhà ở
theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và phải nộp thuế từ hoạt động cho thuê nhà ở nảy
theo quy định của pháp luật thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với khoản tiền cho thuê hàng
thẳng từ 8,4 triệu đồng trở lên " ) ; Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt
Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các nghĩa vụ của chủ sở
hữu nhà ở như công dân Việt Nam . - Đối với chủ sở hữu là tổ chức nước ngoài thì chỉ được
sử dụng nhà ở để bố trí cho những người đang làm việc tại tổ chức đó ở không được dùng nhà
ở để cho thuê , làm văn phòng hoặc sử dụng vào mục đích khác ; . Thực hiện thanh toán tiền
mua , thuê mua nhà ở thông qua tổ chức tin dụng đang hoạt động tại Việt Nam . Như vậy , có
thể thấy rằng , chủ sở hữu nhà ở theo quy định của Luật nhà 2014 đã được phép sử dụng nhà
ở để cho thuê . Đây cũng là điểm tiến bộ trong các quy định của pháp luật hiện hành so với các
quy định của Nghị quyết 19 / 2008 / QH12 , tạo điều kiện cho người nước ngoài được sử dụng
nhà ở thuc hữu hợp pháp của mình một cách linh hoạt hơn , ngoài mục đích chỉ để ở như trước
kia

Nhận xét chung Như vậy , quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài theo Luật nhà ở 2014 đã
được mở rộng hơn rất nhiều cả về đối tượng sở hữu , 1 thức sở hữu và điều kiện sở hữu nhà
ở . Đối với cá nhân nước ngoài , chỉ cần đáp ứng điều kiện nhập cảnh vào Việt Nam là họ đã
có thể mua và sở hữu nhà ở . Đối với tổ chức nước ngoài pháp luật vẫn khuyến khích họ vào
Việt Nam đầu tư các dự án xây dựng nhà ở bằng việc trao quyền sở hữu cho họ , thậm chí còn
trao quyền kinh doanh nhà ở cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đổi với những
dự án họ trực tiếp được Nhà nước giao đất và đầu tư xây dựng , Pháp luật vẫn đặt quyền sở
hữu nhà ở của người nước ngoài dưới sự quản lý của Nhà nước thông qua việc giới hạn về số
lượng , thời hạn sở hữu nhà ở , mục đích sở hữu nhà ở . Tuy nhiên các quy định này so với
các quy định của pháp luật nhà ở trước đây đã có sự cải thiện rõ rệt cả về nội dung cũng như
khả năng thực thi trên thực tế . Với những cơ chế thông thoáng nảy , Luật nhà 2014 được xem
là bước đột phá , gỡ nút thắt cho người nước ngoài khi cho phép họ sở hữu nhà ở một cách
nhanh chóng , đơn giản hơn , trao nhiều quyển hơn cho chủ sở hữu nhà ở , đồng thời tạo điều
kiện cho thị trường bất động sản phát triển , tạo động lực cho các nhà đầu tư nước ngoài mạnh
dạn tham gia vào thị trường Việt Nam .

You might also like