You are on page 1of 2

Hóa học 9 GV: Trần Thị Hồng Ngân

Bài 1. OXIT
Câu 1: Có những oxit: H2O, SO2, CuO, CO2, CaO, MgO. Hãy cho biết những oxit nào có thể điều chế bằng:
a.      Phản ứng hóa hợp? Viết phương trình hóa học.
b.      Phản ứng phân hủy? Viết phương trình hóa học.
Câu 2: Điền vào chỗ trống (ghi rõ điều kiện nếu có)

Mg + HCl   →............... + H2      P + O2 → …………

.................. + H2O → NaOH         KClO3  →   ……….    +      O2↑         

Al + Fe2(SO4)3  →………... + ………. Al +  ……….   →    AlCl3   +    H2

Fe3O4 + ..............  →    Fe      +  H2O P2O5 + H2O  →    .............

Cu   + O2      → ............               Fe +   ...............   → FeSO4  +  H2

................. + H2O  → H2SO3              BaCl2 +       AgNO3 → .......... + ……...

CuCl2  + NaOH → NaCl


.............. + ........….. → Al2O3
+ ..............                                    

N2O5 + H2O → ………….. CuO + .......... → Cu + CO2

H2 + ……→  Cu + ……                     KMnO4 → ………. + ……….. + …………             

Câu 3. Cho 6g hỗn hợp bột gồm Mg và oxit của nó tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được 2,24 lít khí
H2 (ở đktc). Tính phần trăm về khối lượng của MgO có trong hỗn hợp?
Câu 4: Cho 4,48g một oxit của kim loại hoá trị II tác dụng hết 7,84g axit H2SO4.
a) Xác định công thức oxit trên.
b) Tính khối lượng muối thu được.
Câu 5: Khi hoà tan một lượng của một oxit kim loại hóa trị II vào một lượng vừa đủ dung dịch axit H2SO4
4,9%, người ta thu được một dung dịch muối có nồng độ 5,78%. Xác định công thức của oxit trên.
Câu 6: Hoà tan hoàn toàn một oxit kim loại hoá trị II bằng dung dịch H2SO4 14% vừa đủ thì thu được một
dung dịch muối có nồng độ 16,2%. Xác định công thức của oxit trên.
Câu 7:
a) Axit HCl phản ứng được với những oxit nào trong những oxit cho dưới đây: SiO2; CuO; SO2; Fe2O3;
CdO; P2O5; CO2?
b) Những cặp oxit nào trong các oxit sau đây có thể tương tác với nhau: Na 2O; CaO; Fe2O3; SO2; N2O5;
SiO2?
Câu 8:
a) Cho 1,68 lit CO2 (đktc) sục vào bình đựng dd KOH dư. Tính nồng độ mol/lit của muối thu được sau
phản ứng. Biết rằng thể tích dd là 250 ml.
b) Cho 11,2 lit CO2 vào 500ml dd NaOH 25% (d = 1,3g/ml). Tính nồng độ mol/lit của dd muối tạo
thành.
Câu 9: Hoà tan 2,8g CaO vào nước ta được dung dịch A.
Hóa học 9 GV: Trần Thị Hồng Ngân

a) Cho 1,68 lit khí CO2 hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch A. Hỏi có bao nhiêu gam kết tủa tạo thành.
b) Nếu cho khí CO2 sục qua dung dịch A và sau khi kết thúc thí nghiệm thấy có 1g kết tủa thì có bao
nhiêu lít CO2 đã tham gia phản ứng. (các thể tích khí đo ở đktc)
Câu 10: Dẫn 10 lít hỗn hợp khí gồm N2 và CO2 (đktc) sục vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02M, thu được 1g
kết tủa. Hãy xác định % theo thể tích của khí CO2 trong hỗn hợp.
Câu 11. Hoà tan hoàn toàn 1 gam oxit của kim loại R cần dùng 25ml dung dịch hỗn hợp gồm axit H2SO4
0,25M và HCl 1M. Tìm công thức của oxit trên.
Câu 12. Hoà tan hoàn toàn 20,4g oxit kim loại A (hóa trị III) trong 300ml dung dịch H2SO4 thu được 68,4g
muối khan.
a) Tìm công thức của oxit kim loại A.
b) Tính nồng độ mol của dung dịch axit đã dùng.
Câu 13. Khi cho HCl tác dụng với 6,5g hỗn hợp Zn và ZnO thì thoát ra một lượng khí A, đem đốt cháy khí
A này thu được 0,9g H2O. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của Zn có trong hỗn hợp ban đầu?
Câu 14. Viết các phương trình phản ứng hóa học theo sơ đồ sau:
Na  Na2O  NaOH  Na2SO3  SO2  K2SO3
Câu 15. Hòa tan hoàn toàn 12,1g hỗn hợp bột CuO và ZnO cần 100ml dung dịch HCl 3M.
a) Tính phần trăm theo khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp trên.
b) Hãy tính khối lượng dung dịch H2SO4 20% để hòa tan hỗn hợp các oxit trên.
Câu 16. Cho 3,6g sắt (II) oxit tác dụng với 150g dung dịch HCl 7,3%. Tính nồng độ phần trăm của các chất
có trong dung dịch sau khi phản ứng kết thúc.
Câu 17. Viết các phương trình hoá học của phản ứng để :
a) điều chế trực tiếp CuO, MgO bằng 2 cách.
b) điều chế trực tiếp SO2 bằng 3 cách.
Câu 18. Có 3 lọ đựng chất bột màu trắng: Na2O, MgO, P2O5. Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các
lọ hóa chất đó.
Câu 19. Hòa tan 26,2g hỗn hợp gồm Al2O3 và CuO thì cần vừa đủ 250ml dung dịch H2SO4 2M.
a) Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.
b) Tính nồng độ % của mỗi chất trong dung dịch sau phản ứng.
Câu 20. Hòa tan 10,2g Al2O3 vào 100ml dung dịch H2SO4 (D = 1,2g/ml) thì phản ứng vừa đủ.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4 đã phản ứng.
c) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch muối thu được sau phản ứng.

You might also like