You are on page 1of 71

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

TRUNG TÂM QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC QUỐC GIA

BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TỰ BẢO VỆ CỦA CÁC
TẦNG CHỨA NƯỚC CẦN BẢO VỆ

ĐỀ ÁN: BẢO VỆ NƯỚC DƯỚI ĐẤT ĐÔ THỊ QUY NHƠN


THUỘC ĐỀ ÁN “BẢO VỆ NƯỚC DƯỚI ĐẤT Ở CÁC ĐÔ THỊ LỚN – GIAI ĐOẠN I”
Hà Nội, 2018
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRUNG TÂM QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC QUỐC GIA

Tác giả: - Ks. Phạm Văn Khuê


- Ths. Nguyễn Văn Giang

BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TỰ BẢO VỆ CỦA CÁC
TẦNG CHỨA NƯỚC CẦN BẢO VỆ

ĐỀ ÁN: BẢO VỆ NƯỚC DƯỚI ĐẤT ĐÔ THỊ QUY NHƠN


THUỘC ĐỀ ÁN “BẢO VỆ NƯỚC DƯỚI ĐẤT Ở CÁC ĐÔ THỊ LỚN – GIAI ĐOẠN I”

TRUNG TÂM QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA CHỦ NHIỆM


TÀI NGUYÊN NƯỚC QUỐC GIA ĐỀ ÁN HỢP PHẦN

Nguyễn Văn Giang

Hà Nội, 2018
MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH MINH HỌA 2


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT 4
MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG I: PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TỰ BẢO VỆ CỦA
CÁC TẦNG CHỨA NƯỚC 7
I.1. Tổng quan nghiên cứu đánh giá khả năng tự bảo vệ của các tầng chứa nước 7
I.1.1. Thực tiễn nghiên cứu trên Thế giới 7
I.1.2. Thực tiễn nghiên cứu ở Việt Nam 7
I.2. Lựa chọn các phương pháp đánh giá 8
I.2.1. Các phương pháp và điều kiện áp dụng 8
I.2.2. Luận chứng và lựa chọn phương pháp đánh giá 11
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TỰ BẢO VỆ CÁC TẦNG CHỨA NƯỚC
19
II.1. Các tài liệu sử dụng trong báo cáo 19
II.1.1. Các công trình nghiên cứu về cấu trúc địa chất, địa chất thủy văn chính trên địa
bàn 19
II.1.2. Các tài liệu lựa chọn sử dụng trong báo cáo 20
II.2. Kết quả đánh giá khả năng tự bảo vệ các tầng chứa nước 20
II.2.1. Kết quả đánh giá khả năng tự bảo vệ các tầng chứa nước thứ nhất bằng phương
pháp DRASTIC 20
II.2.2. Kết quả đánh giá khả năng tự bảo vệ các tầng chứa nước bị phủ bằng phương
pháp UNESCO 42
II.2.3. Kết quả đánh giá mức độ dễ bị tổn thương các tầng chứa nước cần bảo vệ đối
với xâm nhập mặn bằng phương pháp GALDIT 50
CHƯƠNG III: BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG KHẢ NĂNG TỰ BẢO VỆ CỦA CÁC
TẦNG CHỨA NƯỚC 62
III.1. Cơ sở, nguyên tắc thành lập 62
III.1.1. Cơ sở thành lập 62
III.1.2. Nguyên tắc thành lập 62
III.2. Nội dung và phương pháp thể hiện 62
III.2.1. Nội dung thể hiện 62
III.2.2. Phương pháp thể hiện 63
III.3. Thuyết minh bản đồ 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

1
DANH MỤC BIỂU BẢNG

Bảng 1.1- Một số phương pháp đánh giá khả năng tự bảo vệ của các TCN...................9
Bảng 1.2- Trọng số và khoảng giá trị DRASTIC.........................................................12
Bảng 1.3- Khoảng giá trị và điểm số DRASTIC..........................................................12
Bảng 1.4- Phân vùng khả năng tự bảo vệ của TCN bở rời DRASTIC.........................14
Bảng 1.5- Bảng điểm cho các yếu tố NDĐ theo phương pháp UNESCO....................14
Bảng 1.6- Các nhân tố GALDIT và trọng số trong nghiên cứu của Lobo-Ferreira......17
Bảng 2.1- Thống kê chiều sâu mực NDĐ tầng qh.......................................................24
Bảng 2.2- Thống kê hệ số thấm các tầng chứa nước....................................................37
Bảng 2.3- Trọng số và khoảng giá trị...........................................................................39

DANH MỤC HÌNH MINH HỌA

Hình 1.1- Phạm vi đánh giá khả năng tự bảo vệ các tầng chứa nước đô thị Quy Nhơn...18
Hình 2.1- Sơ đồ phân vùng đánh giá mức độ ảnh hưởng của độ sâu đến mực NDĐ đến
khả năng tự bảo vệ tầng qh, (D)...................................................................................25
Hình 2.2- Sơ đồ phân vùng đánh giá mức độ ảnh hưởng của độ sâu đến mực NDĐ đến
khả năng tự bảo vệ tầng qp lộ trên mặt, (D).................................................................26
Hình 2.3- Sơ đồ phân vùng đánh giá mức độ ảnh hưởng của lượng bổ cập chính đến
khả năng tự bảo vệ tầng qh, (R)...................................................................................27
Hình 2.4- Sơ đồ phân vùng đánh giá mức độ ảnh hưởng của lượng bổ cập chính đến
khả năng tự bảo vệ tầng qp lộ trên mặt, (R).................................................................28
Hình 2.5- Sơ đồ phân vùng đánh giá mức độ ảnh hưởng của thành phần đất đá đến khả
năng tự bảo vệ tầng qh, (A).........................................................................................29
Hình 2.6- Sơ đồ phân vùng đánh giá mức độ ảnh hưởng của thành phần đất đá đến khả
năng tự bảo vệ tầng qp lộ trên mặt, (A).......................................................................30
Hình 2.7- Sơ đồ đẳng bề dày lớp cách nước thứ nhất..................................................31
Hình 2.8- Sơ đồ phân vùng đánh giá mức độ ảnh hưởng của môi trường lớp phủ đến
khả năng tự bảo vệ tầng qh, (S)...................................................................................32
Hình 2.9- Sơ đồ phân vùng đánh giá mức độ ảnh hưởng của môi trường lớp phủ đến
khả năng tự bảo vệ tầng qp lộ trên mặt, (S).................................................................33
Hình 2.10- Sơ đồ phân vùng đánh giá mức độ ảnh hưởng của độ dốc địa hình đến khả
năng tự bảo vệ tầng qh, (T)..........................................................................................34
Hình 2.11- Sơ đồ phân vùng đánh giá mức độ ảnh hưởng của độ dốc địa hình đến khả
năng tự bảo vệ tầng qp lộ trên mặt, (T)........................................................................35
Hình 2.12- Sơ đồ phân vùng đánh giá mức độ ảnh hưởng của đới thông khí đến khả
năng tự bảo vệ tầng qh, (I)...........................................................................................36

2
Hình 2.13- Sơ đồ phân vùng đánh giá mức độ ảnh hưởng của đới thông khí đến khả
năng tự bảo vệ tầng qp lộ trên mặt, (I).........................................................................37
Hình 2.14- Sơ đồ phân vùng đánh giá mức độ ảnh hưởng của hệ số thấm đến khả năng
tự bảo vệ tầng qh, (C)..................................................................................................38
Hình 2.15- Sơ đồ phân vùng đánh giá mức độ ảnh hưởng của hệ số thấm đến khả năng
tự bảo vệ tầng qp lộ trên mặt, (C)................................................................................39
Hình 2.16- Sơ đồ phân vùng khả năng tự bảo vệ của tầng qh......................................40
Hình 2.17- Sơ đồ phân vùng khả năng tự bảo vệ của tầng qp lộ trên mặt....................41
Hình 2.18- Sơ đồ phân vùng khả năng tự bảo vệ của các TCN thứ nhất......................42
Hình 2.19- Sơ đồ phân vùng bề dày lớp cách nước giữa tầng qh và tầng qp bị phủ.....44
Hình 2.20- Sơ đồ phân vùng mối quan hệ về mực nước giữa tầng qh và tầng qp bị phủ.45
Hình 2.21- Sơ đồ phân vùng khả năng tự bảo vệ tầng qp bị phủ..................................46
Hình 2.22- Sơ đồ phân vùng bề dày lớp cách nước giữa tầng Neogen và TCN bên trên.47
Hình 2.23- Sơ đồ phân vùng quan hệ mực nước giữa tầng Neogen và tầng qp............48
Hình 2.24- Sơ đồ phân vùng khả năng tự bảo vệ của tầng Neogen..............................49
Hình 2.25- Sơ đồ phân vùng khả năng tự bảo vệ của các TCN bị phủ.........................50
Hình 2.26- Kết quả phân vùng yếu tố đặc tính tầng chứa nước (G) ảnh hưởng đến xâm
nhập mặn tầng qh (a), tầng qp (b), tầng Neogen (c).....................................................51
Hình 2.27- Sơ đồ phân vùng yếu tố hệ số thấm (A) ảnh hưởng đến xâm nhập mặn tầng
qh (a), tầng qp (b), tầng Neogen (c).............................................................................53
Hình 2.28- Sơ đồ phân vùng yếu tố cốt cao mực nước (L) ảnh hưởng đến xâm nhập
mặn tầng qh (a), tầng qp (b), tầng Neogen (c).............................................................54
Hình 2.29- Sơ đồ phân vùng yếu tố khoảng cách đến ranh giới mặn- nhạt (D) của tầng
qh (a), tầng qp (b), tầng Neogen (c).............................................................................55
Hình 2.30- Sơ đồ phân vùng yếu tố ảnh hưởng của hiện trạng xâm nhập mặn (i) của
tầng qh (a), tầng qp (b), tầng Neogen (c).....................................................................57
Hình 2.31- Sơ đồ phân vùng yếu tố bề dày đới bão hòa (T) ảnh hưởng đến xâm nhập
mặn tầng qh (a), tầng qp (b), tầng Neogen (c).............................................................58
Hình 2.32- Sơ đồ phân vùng mức độ dễ bị tổn thương tầng qh đối với xâm nhập mặn
(M=1 g/l)..................................................................................................................... 59
Hình 2.33- Sơ đồ phân vùng mức độ dễ bị tổn thương tầng qp đối với xâm nhập mặn
(M=1 g/l)..................................................................................................................... 60
Hình 2.34- Sơ đồ phân vùng mức độ dễ bị tổn thương tầng Neogen đối với xâm nhập
mặn (M=1 g/l).............................................................................................................. 61
Hình 3.1- Chỉ dẫn bản đồ khả năng tự bảo vệ của các TCN........................................ 64

3
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

ĐC: Địa chất


ĐCCT: Địa chất công trình
ĐCTV: Địa chất thủy văn
LK: Lỗ khoan
NDĐ: Nước dưới đất
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
TNN: Tài nguyên nước
TCN: Tầng chứa nước
tầng qh: Tầng chứa nước Holocen
tầng qp: Tầng chứa nước Pleistocen
tầng Neogen: Tầng chứa nước Neogen
TX. Thị xã
H. Huyện

4
MỞ ĐẦU

Khả năng tự bảo vệ có thể được hiểu “là khả năng tự chống lại của TCN khi bị
ảnh hưởng bất lợi do chất ô nhiễm tác động lên”. Một số nơi dùng thuật ngữ "tính dễ
bị tổn thương của nước ngầm" được hiểu với ý nghĩa đối lập với khả năng tự bảo vệ
trước ô nhiễm. Đánh giá khả năng tự bảo vệ của TCN chính là việc kiểm tra “sức khoẻ
nội tại” của TCN trước những nguy cơ nhiễm bẩn tác động đến.
Đánh giá khả năng tự bảo vệ NDĐ trên thế giới được thực hiêṇ ngày càng phổ biến
và đã trở thành mô ̣t phần quan trọng trong công tác bảo vệ NDĐ. Trên thế giới có nhiều
công trình điều tra, đánh khả năng tự bảo vê ̣ tầng chứa nước. Điển hình như ở Mỹ đã tiến
hành thực hiêṇ các dự án như: Mức độ nhạy cảm nhiễm bẩn NDĐ ở Minesota do Porcher
thực hiện 1988; Hệ thống tiêu chuẩn để xác định vị trí các bãi thải ở Mỹ do Legrand thực
hiện năm 1988,…Ở vùng Trung Cận Đông có các dự án: bản đồ dễ tổn thương NDĐ
vùng Irbid do Margane và các cộng sự thực hiện năm 1997 và 1999; khu vực Nam
Amman do Hijazi và các cộng sự thực hiện năm 1999,... Ở khu vực Châu Âu có các dự
án: Lập bản đồ khả năng dễ bị nhiễm bẩn của Bỉ do sở TNN và môi trường vùng Flemish
(Bỉ) thành lập năm 1987; Đánh giá độ nhạy cảm của TCN đối với sự lắng đọng acid ở
châu Âu do Holnberg Johnston và Maxe thuộc viện nghiên cứu quốc tế về phân tích hệ
thống ứng dụng (IFASA) thành lập năm 1987,… Các dự án điều tra đánh giá khả năng tự
bảo vệ NDĐ đã được tiến hành và có đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn ứng dụng vào
thực tế từ hàng thập kỷ qua.
Ở Việt nam, vấn đề đánh giá khả năng tự bảo vệ TCN cũng đã được đề cập đến
từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước. Đầu tiên Nguyễn Kim Cương, 1988 đã đề cập
đến vấn đề này trong bài báo “Bảo vệ tài nguyên NDĐ” được đăng trong tạp chí ĐC,
số 6, tiếp đó Nguyễn Văn Lâm (2000), Phạm Quý Nhân (2000, 2008, 2012), Vũ Ngọc
Trân (2002), Bùi Trần Vượng (2008), Hồ Minh Thọ (2010), Vũ Thị Minh Nguyê ̣t
(2008)… bằng các đề tài của mình đã tiến hành nghiên cứu đánh giá khả năng tự bảo
vê ̣ của các TCN khác nhau cho từng vùng riêng biê ̣t.
Để có cơ sở xây dựng các quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên NDĐ; quy
hoạch vùng cấm, vùng hạn chế khai thác NDĐ; quy hoạch đới phòng hộ, bảo vệ của
công trình khai thác, sử dụng NDĐ ở Đô thị Quy Nhơn thì việc phân tích, đánh giá khả
năng tự bảo vệ của các TCN cần bảo vệ là vấn đề hết sức quan trọng. Do đó mục tiêu
trọng tâm của chuyên đề: “Báo cáo đánh giá khả năng tự bảo vệ của các TCN cần bảo
vệ’’ sẽ giải quyết các vấn đề sau:
- Đánh giá khả năng tự bảo vệ của các TCN: Holocen (tầng qh); Pleistocen (tầng
qp) và neogen (tầng Neogen);
- Thành lập các bản đồ phân vùng khả năng tự bảo vệ các TCN: Holocen (tầng qh);
Pleistocen (tầng qp) và neogen (tầng Neogen);
Trong quá trình thực hiện chuyên đề, tập thể tác giả đã tổng hợp toàn bộ kết quả
điều tra, khảo sát đo đạc của Đề án thi công từ năm 2017 đến nay. Các tài liệu này đều

5
được tổng hợp, phân tích và thống kê đồng thời xây dựng các biểu, bảng, sơ đồ và các
phụ lục đi kèm theo báo cáo.
Nội dung báo cáo gồm 01 bản thuyết minh, 01 phụ lục và 04 bản vẽ. Trong bản
thuyết minh, ngoài phần Mở đầu và Kết luận có 3 chương:
Chương I. Phương pháp đánh giá khả năng tự bảo vệ của các TCN.
Chương II. Đánh giá khả năng tự bảo vệ của các TCN.
Chương III. Bản đồ phân vùng khả năng tự bảo vệ của các TCN
Các phụ lục kèm theo:
+ Phụ lục: Dữ liệu các thông số đánh giá TCN: Holocen (tầng qh); Pleistocen
(tầng qp) và Neogen (tầng Neogen);
Các bản vẽ:
+ Bản vẽ số 1: Bản đồ phân vùng khả năng tự bảo vệ các TCN thứ nhất đô thị
Quy Nhơn, tỷ lệ 1:25.000;
+ Bản vẽ số 2: Bản đồ đánh giá khả năng tự bảo vệ các TCN bị phủ đô thị Quy
Nhơn, tỷ lệ 1:25.000.
Tham gia thực hiện chuyên đề gồm có: KS. Phạm Văn Khuê, ThS. Nguyễn Văn
Giang. Trong quá trình thực hiện chuyên đề, nhóm tác giả nhận được sự giúp đỡ của Chủ
nhiệm Đề án tổng thể, Lãnh đạo Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc
gia, Ban Điều tra tài nguyên nước, Lãnh đạo Trung tâm Chất lượng và Bảo vệ tài nguyên
nước, các chuyên gia trong nước và quốc tế đã giúp đỡ và phối hợp chặt chẽ với chúng
tôi để hoàn thành báo cáo này.
Tập thể tác giả bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đối với tất cả sự giúp đỡ quý báu đã
giúp báo cáo hoàn thành đúng hạn định và đạt chất lượng.

6
CHƯƠNG I: PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TỰ BẢO VỆ CỦA CÁC
TẦNG CHỨA NƯỚC

I.1. Tổng quan nghiên cứu đánh giá khả năng tự bảo vệ của các tầng chứa nước
I.1.1. Thực tiễn nghiên cứu trên Thế giới
Trên thế giới, giá khả năng tự bảo vệ của các TCN đã trở thành một công cụ cần
thiết phục vụ công tác bảo vệ TNNDĐ. Chúng đặc biệt có ý nghĩa và là thông tin quan
trọng trong quy hoạch sử dụng đất. Các nhà quy hoạch dựa vào đó để có những quyết
định sử dụng đất và các hoạt động được cho phép trong khu vực nào đó mà không gây
ra tác động tiêu cực về chất lượng các nguồn tài nguyên NDĐ.
Để đánh giá khả năng tự bảo vệ của các TCN, thế giới có rất nhiều phương pháp
khác nhau, căn cứ vào đặc điểm cụ thể mà các quốc gia sẽ lựa chọn cho mình phương
pháp phù hợp bởi vì: Mỗi phương pháp đều có điều kiện áp dụng khác nhau phụ thuộc
vào đặc điểm cấu trúc các TCN tại khu vực, điều kiện địa hình, điều kiện lớp đất phủ,
mức độ điều tra nghiên cứu và mục đích đánh giá,… ví dụ như:
+ Phương pháp DRASTIC được sử dụng rộng rãi ở Mỹ và gần 20 nước trên toàn
thế giới.
+ Phương pháp GLA và các phiên bản của chúng - phương pháp PI - được sử
dụng ở Đức và một số nước châu Âu và Ả rập.
+ Phương pháp EPIK được sử dụng ở Thụy Sỹ và một số nước châu Âu.
+ Phương pháp COP được sử dụng ở nhiều nước châu Âu đặc biệt đối với vùng
phát triển Karst.
+ Ở Bỉ, người ta sử dụng phương pháp lập bản đồ chứa nước dễ bị nhiễm bẩn.
+ Ở Anh, người ta tiến hành phân loại khả năng dễ bị nhiễm bẩn NDĐ đối với
các chất gây bẩn Nitrat nông nghiệp.
+ Ở Trung Quốc, việc nghiên cứu khả năng nhiễm bẩn NDĐ được quan tâm khá
đầy đủ cả ở thành phố lẫn nông thôn. Về nguyên tắc đánh giá cũng giống như ở Mỹ,
nhưng ở Trung Quốc quan tâm tới hai nhân tố quan trọng hơn là chiều sâu phân bố
TCN và chiều dày lớp phủ phía trên TCN.
- Trong những năm gần đây, tổ chức UNESCO, Hội ĐCTV Quốc tế cũng đưa ra
các tiêu chuẩn đánh giá trạng thái bảo vệ NDĐ riêng của mình. Trong cách đánh giá
này, các nhà khoa học đã đánh giá riêng cho nước ngầm và nước áp lực.
Nhìn chung, mỗi phương pháp đều có một đặc điểm riêng của nó, nhưng có
chung một mục đích là xác định được những vùng NDĐ đặc biệt có khả năng dễ bị
nhiễm bẩn, để từ đó có thể đưa ra các giải pháp hữu hiệu để phòng ngừa, bảo vệ nguồn
tài nguyên quý giá này.
I.1.2. Thực tiễn nghiên cứu ở Việt Nam
Tại Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều công trình sử dụng các phương pháp trên
để nghiên cứu, đánh giá về khả năng tự bảo vệ của các TCN dưới đất, điển hình như:

7
- Công trình nghiên cứu của Trần Minh và nnk (1993) đã thăm dò tỉ mỉ NDĐ vùng
Quy Nhơn mở rộng. Đánh giá được trữ lượng cấp công nghiệp là 754.349 m3/ngày, trong
đó cấp A là 450.980 m3/ngày chiếm 59,8 % và lần đầu tiên đã thành lập được bản đồ
mức độ bảo vệ và nguy cơ nhiễm bẩn NDĐ. Ngoài việc phục vụ quy hoạch xây dựng, sử
dụng đất còn tạo ra được các biện pháp bảo vệ NDĐ khỏi bị nhiễm bẩn.
- Công trình nghiên cứu thuộc đề tài nhánh của đề tài nghiên cứu khoa học
KT01-10 của PGS.TS Nguyễn Văn Lâm (1995), đã sử dụng phương pháp DRASTIC
để đánh giá khả năng tự bảo vệ của TCN lỗ hổng Holocen (tầng qh) dựa trên cơ sở tài
liệu 50 trạm quan trắc động thái NDĐ ở mạng lưới quan trắc Quốc gia và tác giả cũng
đã sử dụng phương pháp của UNESCO để đánh giá khả năng tự bảo vệ của tầng qp
vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Công trình nghiên cứu của Đỗ Trọng Sự và các cộng sự (1996), đã đánh giá
mức độ nhiễm bẩn và đề xuất các biện pháp bảo vệ nguồn NDĐ ở một số khu vực
trọng điểm thuộc Đồng Bằng Bắc Bộ.
- Công trình nghiên cứu của Vũ Ngọc Trân và các cộng sự (1998), về "Bản đồ độ
nhạy cảm ô nhiễm của các TCN và sự cần thiết phải thành lập loại bản đồ này ở duyên
hải miền Trung".
- Đề tài khoa học cấp Bô ̣ do Phạm Quý Nhân làm chủ nhiệm (2012), “Nghiên cứu
cơ sở khoa học và thực tiễn để đánh giá khả năng tự bảo vệ các TCN. Áp dụng thử
nghiệm cho các vùng đặc trưng ở Việt Nam” đã áp dụng một số phương pháp đánh giá.
- Ngoài ra trong các luận văn cao học của sinh viên trường Đại học Mỏ - Địa chất
như: Dương Thị Thu Anh (2012), đã tiến hành đánh giá khả năng tự bảo vệ của TCN
lỗ hổng trong trầm tích Pleistocen phía Nam Quy Nhơn cũ và đề xuất các giải pháp
bảo vệ phù hợp; Trần Việt Hoàn (2012), đã tiến hành đánh giá khả năng tự bảo vệ của
các trầm tích Đệ tứ ven biển Bình Thuận - Ninh Thuận sử dụng phương pháp
UNESCO; Lê Văn Mạnh (2016), đã tiến hành đánh giá khả năng tự bảo vệ của các
TCN lỗ hổng trong trầm tích Đệ tứ vùng Hưng Yên và đề xuất các giải pháp bảo vệ;
I.2. Lựa chọn các phương pháp đánh giá
I.2.1. Các phương pháp và điều kiện áp dụng
Hiện nay có nhiều cách tiếp cận cũng như phương pháp khác nhau để đánh giá
khả năng tự bảo vệ các TCN. Mỗi phương pháp đều có điều kiện áp dụng khác nhau,
vì vậy để có thể lựa chọn phương pháp phù hợp cần phải xem xét các vấn đề chính
như: Cấu trúc TCN, điều kiện áp dụng của các phương pháp và mục đích đánh giá khả
năng tự bảo vệ TCN,... Sau đó dựa vào mức độ và số liệu điều tra nghiên cứu để so
sánh lựa chọn ra một số phương pháp đánh giá đất phù hợp cho vùng nghiên cứu.
Một số phương pháp phổ biến để đánh giá khả năng tự bảo vệ của các TCN được
trình bày trong bảng sau:

8
Bảng 1.1- Một số phương pháp đánh giá khả năng tự bảo vệ của các TCN
Phương Điều kiện ứng
TT Nhóm Tác giả Các thông số đánh giá Ưu nhược điểm
pháp dụng
D: Chiều sâu tới TCN - Đánh giá khả
R: Lượng bổ cập cho NDĐ năng tự bảo vệ
Cho các TCN A: Môi trường TCN TCN từ các
ALLER et all, 1987 nguồn nhiễm bẩn
khác nhau, các
thuộc Cơ quan Bảo S: Môi trường lớp thổ nhưỡng khác nhau.
1 DRASTIC nguồn ô
vệ môi trường Hoa T: Địa hình
nhiễm khác - Chưa quan tâm
Kỳ I: Ảnh hưởng của môi trường
nhau đến yếu tố nứt
đới thông khí nẻ, karst
C: Hệ số thấm của TCN
S: Đặc tính của lớp phủ - Dễ áp dụng cho
Cho các TCN W: Gía trị cung cấp thấm tất cả các loại
HOELTING et al, khác nhau, các R: Thạch học TCN.
1995 thuộc Viện nguồn ô T: Chiều dày của lớp đất đá phủ
2 GLA Khoa học địa chất nhiễm khác bên trên TCN - Không phù hợp
toàn liên bang nhau. Chỉ Q: Ảnh hưởng của hệ thống đối với các TCN
CHLB Đức (BGR) quan tâm tới chứa nước thượng tầng karst phát triển
Nhóm đới thông khí HP: Ảnh hưởng của điều kiện áp mạnh
phương lực TCN
pháp đánh Cho các TCN G: Tính chất áp lực của TCN (có
giá cho - Dễ áp dụng
khác nhau, các áp, bán áp, không áp....),
đất đá bở nguồn ô O: Thành phần lớp phủ,
rời và các nhiễm khác
3 loại đất đá GOD FOSTER et all, 1987 - Chưa quan tâm
nhau phân bố
khác tới loại và đặc
trên diện. Chỉ D: Đô ̣ sâu đến mực NDĐ. tính TCN
quan tâm tới
đới thông khí
Cho các TCN G: Tính chất áp lực của TCN (có
khác nhau, các áp, bán áp, không áp....), - Như GOD
nguồn ô O: Thành phần lớp phủ,
FOSTER và
4 POSH nhiễm khác D: Đô ̣ sâu đến mực NDĐ. - Khó đánh giá
HIRITA, 1988
nhau. Chỉ trong điều kiện
Nguồn gốc ô nhiễm và yếu tố
quan tâm tới nguồn ô nhiễm
dòng chảy hỗn hợp
đới thông khí
- Chiều sâu, thế nằm của NDĐ.
Cho các TCN
- Chiều dày, thành phần thạch - Đánh giá khả
khác nhau, các
học và tính thấm của lớp thấm năng tự bảo vệ
5 UNESCO   nguồn ô cho TCN không
nước yếu nằm trên TCN.
nhiễm khác áp và có áp
- Mực nước và mối liên hệ giữa
nhau.
các TCN.
Nhóm P: Khả năng tự bảo vệ của lớp - Khắc phục hạn
phương Đất đá karst chế của phương
nằm trên pháp GLA
pháp GOLDSCHEIDER,
6 PI Không xét tới
áp 2002 I; Mức độ thấm xuyên qua các - Khó xác định
dụng nguồn ô được đường thấm
lớp nằm trên của đá karst
cho đát nhiễm
đá DOERFLIGER, E: Hệ số EPIKARST
Đất đá karst.
karst 1998 thuộc Trung P: Hệ số lớp phủ
Không xét tới Yêu cầu phải
7 EPIK tâm ĐCTV, trường I: Điều kiện thấm
nguồn ô điều tra chi tiết
đại học Neuchatel - K: Điều kiện phát triển hệ thống
nhiễm
Thụy sĩ karst
C: Yếu tố dòng chảy
VIAS et all, 2002 Đất đá karst. O: Chức năng bảo vệ của các Đã xem xét các
thuộc Đại học Không xét tới lớp nằm trên yếu tố vùng karst
8 COP nhưng cần điều
Malaga, Tây Ban nguồn ô P: Lượng mưa
Nha nhiễm Yếu tố C và O xác định giống tra chi tiết
phương pháp PI
9 VULK JEANNIN et all, Đất đá karst. Kiểm tra khả năng tự bảo vệ của Tính toán di

9
Phương Điều kiện ứng
TT Nhóm Tác giả Các thông số đánh giá Ưu nhược điểm
pháp dụng
Chỉ xét tới các TCN có xét đến chuyển truyền
2001 thuộc trung
nguồn ô - Qúa trình đối lưu chất. Chưa tính
tâm ĐCTV đến quá trình
nhiễm bảo
Neuchatel, Thụy Sĩ - Qúa trình phân tán phân rã…
toàn
C: Điều kiện tập trung dòng Đánh giá cho
Nhóm công tác Đất đá karst. chảy điều kiện karst
O: Yếu tố các lớp nằm trên khác nhau ở châu
COST 620, 2004 Không xét tới
10 COPK Âu khó đề cập
thuộc Cộng đồng nguồn ô P: Chế độ mưa được tính đặc thù
chung châu Âu nhiễm K: Sự phát triển của mạng lưới mang tính địa
karst phương
C: Điều kiện tập trung dòng Đánh giá vùng
Đất đá karst. chảy karst có ít số liệu
DUNNE, 1998
Không xét tới O: Yếu tố các lớp nằm trên (O) điều tra. Phục vụ
11 LEA -2002 thuộc Vương cho bảo vệ TCN
nguồn ô
quốc Anh Các yếu tố được đánh giá giống chứ không đề cập
nhiễm
phương pháp PI đến các điểm lộ
Điều kiện tập trung dòng chảy
(C) xác định theo (i) yếu tố dòng Đánh giá vùng
Đất đá karst
NGUYET & chảy chiếm ưu thế (ii) đới thu karst có ít số liệu
12 CO GOLDSCHEIDER, nước điều tra. Phục vụ
2006 Không xét tới Yếu tố các lớp nằm trên (O) xác cho bảo vệ TCN
nguồn ô định theo (i) chiều dày lớp phủ và các điểm lộ.
nhiễm và (ii) tính thấm của chúng
Điều kiện tập trung dòng chảy
(C) xác định theo (i) yếu tố dòng
chảy chiếm ưu thế (ii) đới thu Đánh giá vùng
NGUYET & Nhóm nước karst có nhiều số
liệu điều tra.
13 CO cải tiến thực hiện đề tài, Đất đá karst Yếu tố các lớp nằm trên (O) xác Phục vụ cho bảo
2012 định theo (i) chiều dày lớp phủ vệ TCN và các
và (ii) tính thấm của chúng điểm lộ.
Sự phát triển của mạng lưới
karst (K)
D: Chiều sâu tới TCN - Đánh giá khả
R: Lượng bổ cập cho NDĐ năng tự bảo vệ
TCN đất đá nứt
nẻ từ các nguồn
A: Môi trường TCN nhiễm bẩn khác
nhau.
Cho các TCN S: Môi trường lớp thổ nhưỡng
DENNY, ALLEN & đất đá nứt nẻ, T: Địa hình
DRASTIC-
14 JOURNEAY, 2008, các nguồn ô I: Ảnh hưởng của môi trường
Nhóm Fm
Canada nhiễm khác đới thông khí
phương nhau - Cần có điều tra
pháp C: Hệ số thấm của TCN
chi tiết đặc điểm
áp Fm: Môi trường đá gốc nứt nẻ nứt nẻ
dụng 07 yếu tố đầu đánh giá như
cho đát DRASTIC. Yếu tố Fm đánh giá
đá nứt dựa vào đặc tính đới, chiều dài
nẻ và cường độ nứt nẻ
- Đánh giá khả
năng tự bảo vệ
Cho các TCN DIS: Tính không liên tục của hệ TCN đất đá nứt
đất đá nứt nẻ, thống khe nứt nẻ từ các nguồn
Trung tâm ĐCTV
15 DISCO các nguồn ô nhiễm bẩn khác
Neuchâtel, Thụy Sĩ nhau.
nhiễm khác
nhau CO: Lớp phủ bảo vệ - Chưa đề cập
đến đặc điểm
Dòng chảy trên mặt TCN
16 Nhóm Nguồn ô CARTER và Vùng canh tác TCN (hệ số thấm, chiều dày của - Được sử dụng
phương nhiễm PALMER, 1987 nông nghiệp lớp phủ đá gốc) để điều tra khả
pháp đề Nitrat do thuộc Cục trồng trọt Tất cả các Lớp thổ nhưỡng (cấu trúc, hàm năng dễ bị nhiễm
bẩn của TCN đối
cập đến các hoạt và Sở Địa chất Anh TCN lượng Cacbon hữu cơ, hệ số
với nhiễm bẩn
các nguồn động nông thấm và độ ẩm)
10
Phương Điều kiện ứng
TT Nhóm Tác giả Các thông số đánh giá Ưu nhược điểm
pháp dụng
nghiệp Nitrat.
Lớp thổ nhưỡng (cấu trúc, chiều
Đánh giá độ
JOHNSTON và Tất cả các sâu, sự tiếp xúc với lớp thổ
nhạy cảm
MAXE, 1987 thuộc TCN nhưỡng, hàm lượng cation chủ
của TCN Đánh giá cho
Viện nghiên cứu yếu)
17 đối với sự vùng trầm lắng
quốc tế về phân tích Các nguồn acid
lắng đọng TCN (độ lớn, khả năng bổ cập
hệ thống ứng dụng phân bố trên
acid ở châu hàm lượng khoáng hoá, thời
(IFASA) diện (trầm
Âu gian lưu trú)
lắng acid)
Tất cả các
Đánh giá Đặc điểm địa chất
TCN
khả năng tự
Nguồn phân Đánh giá khả
bảo vệ đối
SAURIOL, 1982 bố bãi thải năng tự bảo vệ
18 với hệ ĐCTV (cấu trúc, thạch học, địa đối với chất thải
gây ô Canada) trên diện (Sự
thống các tầng, địa mạo, miền thoát, chiều sinh hoạt
nhiễm ảnh hưởng của
chất thải sâu tới NDĐ)
riêng biệt các bể chứa
(Septic)
chất thải)
Chiều sâu tới TCN.
Hệ số gradien thuỷ lực
Hệ thống Tất cả các Hệ số thấm
tiêu chuẩn LEGRAND, 1983 TCN. Nguồn Đánh giá khả
Các đặc điểm hấp phụ
năng tự bảo vệ
19 đánh giá đối thuộc Hiệp hội địa phân bố theo Mức độ nhiễm bẩn (nồng độ đối với các bãi
với các bãi chất thủy Hoa Kỳ điểm của các chất độc, lưu lượng và sự thải
thải bãi thải chuyển động trong nước)
Tầm quan trọng về mở rộng khai
thác TCN.

I.2.2. Luận chứng và lựa chọn phương pháp đánh giá


Trên cơ sở so sánh và đánh giá các đặc điểm của từng phương pháp trên, nhận
thấy rằng các yếu tố sử dụng để đánh giá khả năng tự bảo vệ của các TCN dưới đất đối
với các chất gây bẩn là rất khác nhau và nó phụ thuộc vào từng loại nguồn gây bẩn.
Căn cứ vào tình hình tài liệu thu thập về điều kiện địa lý tự nhiên, khí hậu, các tài
liệu về địa chất, ĐCTV,... cùng với việc nghiên cứu các ưu điểm, nhược điểm, so sánh
kết quả của các phương pháp trên, nhận thấy có hai phương pháp thích hợp nhất để
đánh giá khả năng tự bảo vệ của các TCN dưới đất vùng Đô thị Quy Nhơn đó là:
- Phương pháp DRASTIC để đánh giá cho tầng qh, diện lộ tầng qp;
- Phương pháp UNESCO để đánh giá cho vùng bị phủ tầng qp và tầng Neogen
a. Phương pháp DRASTIC
Hệ thống DRASTIC là hệ thống đánh giá mức độ tổn thương của các TCN trước các
nguy cơ ô nhiễm do EPA đưa ra năm 1980. Hệ thống DRASTIC giả sử rằng:
1) Các chất nhiễm bẩn xuất phát từ trên mặt đất;
2) Các chất nhiễm bẩn đi vào NDĐ theo nước mưa;
3) Các chất nhiễm bẩn có vận tốc di chuyển bằng vận tốc của NDĐ;
4) Diện tích vùng đánh giá phải lớn hơn 0,4 km2.
Hệ thống DRASTIC bao gồm 7 thông số ảnh hưởng tới chuyển động của các
chất nhiễm bẩn từ mặt đất vào các TCN. Các thông số này là:
[D] - Chiều sâu tới mực nước ngầm (Depth to water).
[R] - Lượng bổ cập (Net Recharge).
11
[A] - Môi trường chứa nước (Aquifer media).
[S] - Môi trường đất phủ (Soil media).
[T] - Địa hình (Topography).
[I] - Ảnh hưởng của đới thông khí (Impact of the vadose zone material).
[C] - Hệ số thấm (Hydraulic conductivity).
Các đặc trưng quan trọng của hệ thống DRASTIC là: i) trọng số, ii) khoảng giá
trị và iii) điểm số. Trọng số, khoảng giá trị và điểm số cho từng yếu tố được nêu trong
bảng dưới.
Bảng 1.2- Trọng số và khoảng giá trị DRASTIC
TT Yếu tố Trọng số Khoảng giá trị
1 Chiều sâu tới mực nước ngầm 5 1-10
2 Lượng bổ cập 4 1, 2, 4 và 5
3 Môi trường chứa nước 3 3-9
4 Môi trường đất phủ 2 4-10
5 Địa hình 1 1-5
6 Ảnh hưởng của đới thông khí 5 1-5
7 Hệ số thấm 3 4-8

Bảng 1.3- Khoảng giá trị và điểm số DRASTIC


TT Khoảng giá trị (m) Điểm số
1 Chiều sâu tới mực nước ngầm 0-1,5 10
1,5-4,6 9
4,6-9,1 7
9,1-15,2 5
15,2-22,9 3
22,9-30,5 2
30,5+ 1
2 Lượng bổ cập Khoảng giá trị (mm) Điểm số
  0 - 50,8 1
  50,8 - 101,6 3
  101,6 - 177,8 6
  177,8 - 254,0 8
  254+ 9
3 Môi trường chứa nước Khoảng điểm Điểm thường cho
Đá phiến sét rắn chắc 1-3 2
Đá biến chất/núi lửa 2-5 3
Đá biến chất/núi lửa bị phong hóa 3-5 4
Đá phiến sét, đá vôi, cát kết phân lớp 5-9 6
mỏng
Cát kết rắn chắc 4-9 6
Đá vôi rắn chắc 4-9 6
Cát và sỏi 6-9 8
Bazan 2-10 9
Đá vôi karst 9-10 10
4 Môi trường đất phủ Điểm số
Mỏng hoặc không có mặt 10
Sỏi 10
12
TT Khoảng giá trị (m) Điểm số
Cát 9
Bùn 8
Sét co ngót hoặc sét tạp 7
Bột pha cát (sandy loam) 6
Bột pha sét (loam) 5
Bột (silty loam) 4
Sét (clay loam) 3
Bùn 2
Sét không co ngót hoặc sét 1
5 Độ dốc địa hình Độ dốc (%) Điểm số
  0-2 10
  2-6 9
  6-12 5
  12-18 3
  >18 1
6 Môi trường đới thông khí Khoảng điểm Điểm thường cho
Bột/ sét 1-2 1
Phiến sét 2-5 3
Đá vôi 2-7 6
Cát kết 4-8 6
Đá phiến sét, đá vôi, cát kết phân lớp 4-8 6
Cát sỏi lẫn nhiều bột và sét 4-8 6
Đá biến chất/núi lửa 2-8 4
Cát và sỏi 6-9 8
Bazan 2-10 9
Đá vôi karst 8-10 10
7 Hệ số thấm Khoảng giá trị Điểm số
  (m/ngày)
  1-5 1
  5-10 2
  10-30 4
  30-40 6
  40-80 8
>80 10

Chỉ số DRASTIC (DI) được tính toán theo công thức.


DI = DWDR + RWRR + AWAR + SWSR + TWTR + IWIR + CWCR
Trong đó:
- Chỉ số dưới W là trọng số
- Chỉ số dưới R là điểm số của từng yếu tố sau:
+ D = Chiều sâu tới mực nước ngầm
+ R = Lượng bổ cập
+ A = Môi trường chứa nước
+ S = Môi trường đất
+ T = Địa hình
+ I = ảnh hưởng của đới thông khí

13
+ C = Hệ số thấm
Dựa vào chỉ số DRASTIC khả năng tự bảo vệ của các TCN bở rời được phân
chia ra các vùng như bảng dưới.
Bảng 1.4- Phân vùng khả năng tự bảo vệ của TCN bở rời DRASTIC
Phân vùng khả năng tự bảo vệ Cao Trung bình Thấp
Giá trị của chỉ số DRASTIC (DI) <119 120-159 >160

b. Phương pháp UNESSCO


Phương pháp UNESCO áp dụng cho cả TCN không áp và có áp:
* Đối với TCN không áp:
Việc đánh giá khả năng tự bảo vệ của TCN có cả tính chất định tính và định
lượng. Việc đánh giá định tính được dựa trên các yếu tố tự nhiên, đánh giá định lượng
dựa trên cả các yếu tố tự nhiên lẫn nhân tạo.
+ Đánh giá định tính: thường được tiến hành trên cơ sở 4 chỉ tiêu:
Chiều sâu thế nằm của mực nước không áp (hoặc chiều dày của đới thông khí);
Thành phần thạch học của đất đá đới thông khí;
Chiều dày của các trầm tích có độ thấm yếu trong mặt cắt đới thông khí;
Tính thấm của đất đá trong đới thông khí, cụ thể là các trầm tích thấm yếu.
Phần lớn các trường hợp, tính chất thấm của đất đá trong đới thông khí thường
không được biết. Vì vậy, việc đánh giá định tính NDĐ không áp được dựa trên 3 chỉ
tiêu đầu, còn tính thấm được ước tính từ thành phần thạch học. Rõ ràng là chiều dày
đới thông khí càng lớn, chiều dày của các trầm tích thấm yếu càng lớn và tính thấm
của chúng càng thấp thì điều kiện bảo vệ NDĐ không áp càng tốt, tính tổn thương
TCN trước nhiễm bẩn càng thấp.
Việc đánh giá định tính tính tổn thương của TCN không áp dựa trên cơ sở tổng
số điểm tính từ chiều sâu thế nằm của mực NDĐ (hoặc chiều dày của đới thông khí),
chiều dày của trầm tích thấm yếu và thành phần thạch học của chúng, qua đó xét tính
chất thấm của những trầm tích này.
Bảng 1.5- Bảng điểm cho các yếu tố NDĐ theo phương pháp UNESCO
Chiều sâu mực nước dưới không áp (H), m Chiều dày (mo), và thành phần thạch học (a, b, c) của lớp thấm yếu
1 2 3 4 5 6 7 8 9
mo ≤ 2 2 < mo ≤ 4 4 < mo ≤ 6 6 < mo ≤ 8
H ≤ 10 10 ≤ 20 20 ≤ 30 30 ≤ 40 H > 40
a b c a b c a B c a b c
1 2 3 4 5 1 1 2 2 3 4 3 4 6 4 6 8
Chiều dày (mo) và thành phần thạch học (a, b, c) của lớp thấm yếu
10 11 12 13 14 15 16
8 < mo ≤ 10 10 < mo ≤ 12 12 < mo ≤ 14 14 < mo ≤ 16 16 < mo ≤ 18 18 < mo ≤ 20 mo > 20
a b c a B c a b c a b c a b c a b c a b c
1 1 2 2 3 4 3 4 6 4 6 8 2 3 4 3 4 6 4 6 8

Tổng số điểm xác định từ trên, thể hiện các cấp chiều sâu của mực nước không
áp, chiều dày của các trầm tích thấm yếu và thành phần thạch học khái quát của chúng.
Từ tổng số điểm phân biệt được các cấp khác nhau, cấp càng cao thì tính dễ bị tổn
thương của các TCN trước các nguy cơ ô nhiễm càng thấp.

14
+ Đánh giá định lượng: có thể tiến hành trên cơ sở xác định thời gian di chuyển của
chất gây nhiễm bẩn thấm từ mặt đất xuống NDĐ (có áp hoặc không có áp). Chỉ tiêu thời
gian phụ thuộc những yếu tố tự nhiên và mà cả điều kiện nhân tạo trên mặt đất. So sánh
thời gian thấm với thời gian phân hủy của chất gây bẩn, ta có thể cho ý kiến về trạng thái
bảo vệ của NDĐ chống lại sự xâm nhập của chất gây nhiễm bẩn đó. Dựa vào thời gian
cần thiết để chất bẩn đạt tới mực nước không áp, phân ra các cấp sau:
Cấp I: t ≤ 10 ngày
Cấp II: 10 ngày < t ≤ 50 ngày
Cấp III: 50 ngày < t ≤ 100 ngày
Cấp IV: 100 ngày < t ≤ 200 ngày
Cấp V: 200 ngày < t ≤ 400 ngày
Cấp VI: t > 400 ngày
Cấp càng cao tức là thời gian càng lớn thì điều kiện bảo vệ càng tốt.
* Đối với TCN có áp:
Đánh giá khả năng tự bảo vệ sử dụng phương pháp UNESCO được tiến hành cho
TCN có áp. Đánh giá được tiến hành dựa trên 4 chỉ tiêu sau:
+ Chiều dày của lớp cách nước;
+ Thành phần thạch học của TCN;
+ Các tính chất thấm và di chuyển của TCN;
+ Mối quan hệ về mực nước của TCN nghiên cứu và TCN nằm trên.
Trong thực tế, các thông số thấm và di chuyển của TCN thường chưa được biết.
Vì vậy, việc đánh giá khả năng tự bảo vệ của các TCN có áp được tiến hành trên cơ sở
3 chỉ tiêu: Chiều dày, thành phần thạch học và mối quan hệ mực nước. Sự thâm nhập
của chất gây nhiễm bẩn từ TCN nằm trên vào TCN có áp qua lớp cách nước có thể xảy
ra do kết quả của quá trình đối lưu hoặc khuếch tán phân tử hoặc tác động kết hợp của
hai quá trình này.
Chỉ tiêu về mối quan hệ mực nước cũng quan trọng đối với việc đánh giá của
TCN có áp, nó xác định cơ cấu thâm nhập của chất gây nhiễm bẩn vào TCN có áp.
Tuy nhiên, mối quan hệ mực nước có thể thay đổi theo thời gian, làm cho điều kiện
bảo vệ của TCN có áp cũng thay đổi. Khi đánh giá tính khả năng tự bảo vệ TCN có áp,
thì thành phần thạch học của lớp cách nước là rất quan trọng. Trong đới phát triển
nước nhạt, các lớp cách nước thường chủ yếu cấu tạo bởi sét, đôi khi là sét vôi và các
trầm tích chứa vôi. Các tầng sét được coi là đảm bảo nhất.
Vì vậy, sử dụng phương pháp UNESCO để đánh giá khả năng tự bảo vệ cho các
TCN bị phủ ở Quy Nhơn trên cơ sở 2 chỉ tiêu: chiều dày lớp cách nước và mối quan hệ
mực nước.
Căn cứ vào điều kiện ĐCTV, cơ sở lý thuyết của phương pháp và một số công
trình nghiên cứu có trước, thì báo cáo sẽ áp dụng phương pháp UNESCO để đánh giá
khả năng tự bảo vệ cho khu vực các TCN bị phủ bởi TCN khác phía trên (gọi tắt là
TCN bị phủ) dựa vào bề dày đới cách nước m o, mực nước của TCN nằm trên H 1 và

15
mực nước của TCN có áp nằm dưới H 2, để đánh giá khả năng tự bảo vệ của các TCN
theo phương pháp UNESCO với các mức hạng sau:
+ Khả năng tự bảo vệ tốt: NDĐ có áp được phủ bởi một lớp cách nước ổn định
theo diện tích với: mo > 10m và H2 > H1;
+ Khả năng tự bảo vệ trung bình: NDĐ có áp được phủ bởi một lớp cách nước
ổn định theo diện tích không có gián đoạn trong sự liên tục của nó với:
mo > 10m và H2 ≤ H1;
5m ≤ mo ≤ 10m và H2 > H1.
+ Khả năng tự bảo vệ kém: NDĐ có áp được phủ bởi một lớp cách nước ổn định
theo diện tích không có gián đoạn trong sự liên tục của nó với:
5m ≤ mo ≤ 10m và H2 ≤ H1;
mo < 5m và H2 > H1;
+ Khả năng tự bảo vệ rất kém:
Lớp cách nước có chiều dày không đáng kể: mo < 5m và H2 ≤ H1;
Lớp cách nước không ổn định theo diện tích, có những gián đoạn (các cửa sổ
ĐCTV, đới nứt nẻ mạnh).
c. Phương pháp GALDIT đánh mức độ tổn thương của các TCN đối với xâm nhập
mặn
Phương pháp GALDIT là một trong các phương pháp xác định chỉ số đánh giá
mức độ dễ bị tổn thương của tầng chứa nước ven biển đối với xâm nhập mặn.
GALDIT được cấu tạo từ những chữ cái đầu tiên của nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến
kiểm soát quá trình xâm nhập mặn được giả định bởi Lobo-Ferreira (2007), với các
thành phần:
+ G – (Groundwater Occurrence or Aquifer Type): Đặc tính tầng chứa nước;
+ A – (Aquifer Hydraulic Conductivity): Hệ số thấm của tầng chứa nước;
+ L – (Height of Groundwater Level above Sea Level): Cốt cao mực nước dưới đất;
+ D – (Distance from the Shore): Khoảng cách từ đường bờ biển đến vị trí nghiên cứu;
+ I – (Impact of existing status of Sea Water Intrusion): Hiện trạng ảnh hưởng
của xâm nhập mặn;
+ T – (Thickness of Aquifer): Chiều dày tầng chứa nước;
Mỗi nhân tố được đánh giá dựa vào tính chất của chúng và mức độ nhạy cảm với
sự tác động của xâm nhập mặn của nước biển, các nhân tố được đánh giá theo điểm từ
2;5 (mức độ tổn thương thấp nhất) 5; 7,5; 10 (mức độ tổn thương cao nhất). Tùy theo
mức độ quan trọng các nhân tố sẽ được nhân với các trọng số. Giá trị của các trọng số
này được xác định từ 1 (nhân tố ít quan trọng nhất) tới 4 (nhân tố quan trọng nhất). Chỉ
số tổn thương cuối cùng GALDIT là tổng điểm số của 6 nhân tố trên và được xác định
theo công thức:
(W1  G )  (W2  A)  (W3  L)  (W4  D)  (W5  I )  (W6  T )
GALDITIndex  6

W
i 1
i

16
Trong đó:
W1, W2, …, W6: Lần lượt là trọng số của các nhân tố
G, A, L, D, I, T: Lần lượt là điểm số tương ứng cho từng nhân tố
Chỉ số tổn thương cuối cùng GALDIT có giá trị biến đổi từ 2,5 đến 10 và được
chia ra thành 3 mức tổn thương: tổn thương cao (>7,5), tổn thương trung bình (5 đến
7,5) và tổn thương thấp (<5). Chỉ số tổn thương càng cao thì mưc độ tổn thương của
tầng chứa nước do tác động xâm nhập mặn của nước biển càng cao. Đánh giá mức độ
tổn thương và trọng số của các nhân tố được sử dụng trong phương pháp GALDIT
được trình bày trong bảng sau:
Bảng 1.6- Các nhân tố GALDIT và trọng số trong nghiên cứu của Lobo-Ferreira
Ảnh hưởng của
Hệ số thấm Cốt cao Khoảng hiện trạng xâm
Đặc tính tầng Bề dày đới
Điểm tầng chứa nước mực cách tới bờ nhập mặn
chứa nước bão hòa (m)
(m.d-1) nước(m) biển (m) - -
Cl / [HCO3 +
CO32-]
Tầng chứa nước
10 > 40 <1 < 500 >2 > 10
có áp
Tầng chứa nước
7.5 10-40 1-1.5 500-700 1,5 – 2 7,5 – 10
không áp
Tầng chứa nước
5 có áp có thấm 5-10 1.5-2 700-1000 1 – 1,5 5 – 7,5
xuyên
Tầng chứa nước
2.5 <5 >2 > 1000 <1 <5
bán vô hạn b
Trọng
1 3 4 4 1 2
số

Tóm lại, để đánh giá khả năng tự bảo vệ của các TCN của Đô thị Quy Nhơn, báo
cáo sử dụng đồng thời các phương pháp DRASTIC; UNESCO và GALDIT.
Theo Quyết định số 1557/QĐ-BTNMT ngày 30/8/2013 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc phê duyệt nội dung và dự toán Đề án “Bảo vệ nước dưới đất ở
các đô thị lớn” – Giai đoạn I, Đô thị Quy Nhơn có 03 tầng chứa nước chính cần
được điều tra bảo vệ: Holocen (tầng qh); Pleistocen (tầng qp); Neogen (tầng
Neogen) và phạm vi đánh giá của từng phương pháp được trình bày trong các hình
sau:

17
a. Phạm vi đánh giá bằng phương pháp b. Phạm vi đánh giá bằng phương pháp
DRASTIC tầng qh DRASTIC tầng qp lộ trên mặt

c. Phạm vi đánh giá bằng phương pháp d. Phạm vi đánh giá bằng phương pháp
UNESCO tầng qp bị phủ UNESCO tầng Neogen bị phủ
Hình 1.1- Phạm vi đánh giá khả năng tự bảo vệ các tầng chứa nước đô thị Quy Nhơn

18
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TỰ BẢO VỆ CÁC TẦNG CHỨA NƯỚC

II.1. Các tài liệu sử dụng trong báo cáo


II.1.1. Các công trình nghiên cứu về cấu trúc địa chất, địa chất thủy văn chính trên
địa bàn
1. Báo cáo kết quả thành lập bản đồ ĐCTV tỉ lệ 1/50.000 vùng Quy Nhơn - Phù
Mỹ. Đỗ Văn Hải và nnk, 1993. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội.
2. Báo cáo kết quả điều tra địa chất đô thị Quy Nhơn. Nguyễn Văn Đình và nnk,
1999. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội.
3. Báo cáo lập bản đồ ĐCTV tỉ lệ 1/200.000 vùng Tuy Hòa - Quy Nhơn. Lâm
Ngọc Cân và nnk, 1988. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội.
4. Nước dưới đất các đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ. Nguyễn Trường Giang
và nnk, 1998. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội.
5. Báo cáo điều tra thành lập loạt bản đồ địa chất môi trường (ô nhiễm nguồn
nước ngọt và nhiễm mặn) tỉnh Bình Định. Vũ Ngọc Trân. Sở Khoa học và Công nghệ
Bình Định năm 2006.
6. Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất vùng Tân An, TX. An Nhơn (Lưu
lượng khai thác 25.000m3/ngày). Viện Công nghệ Khoan - Khai thác năm 2015.
7. Báo cáo Khai thác nước dưới đất Vùng Bắc Sông Hà Thanh – Diêu Trì - Tuy
Phước - Bình Định (Lưu lượng khai thác 20.000m 3/ngày). Liên đoàn Địa chất thủy
văn - Địa chất công trình miền Nam năm 2007.
8. Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất TT. Diêu Trì, H. Tuy Phước, quy
mô khai thác: 2.900 m3/ng”. Công ty TNHH Khoa học kỹ thuật và môi trường Trung
Việt năm 2015.
9. Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng khai thác nước dưới đất cấp nước
sinh hoạt xã Nhơn Hòa - TX. An Nhơn - tỉnh Bình Định. Trung tâm Nước sạch và Vệ
Sinh Môi trường nông thôn Bình Định năm 2009.
10. Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng khai thác nước dưới đất cấp nước
sinh hoạt xã Nhơn Hậu - Nhơn Mỹ - TX. An Nhơn - tỉnh Bình Định (lưu lượng khai
thác: 2.900 m3/ngày). Công ty TNHH nhà nước MTV khảo sát và xây dựng tại Miền
Trung năm 2010.
11. Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất khu vực Bằng Châu, phường Đập
Đá, TX. An Nhơn, quy mô khai thác: 1.680 m 3/ng. Công ty Cổ phần Cấp thoát nước
Bình Định năm 2016.
Đặc điểm chung của các đề án, dự án này đã nghiên cứu cấu trúc Địa chất,
ĐCTV và các đặc điểm thủy động lực trên địa bàn vùng nghiên cứu. Các kết quả
nghiên cứu được tổng hợp, phân tích, đánh giá về diện phân bố và cấu trúc các TCN
đây là dữ liệu quan trọng kết hợp với các tài liệu trong quá trình thực hiện đề án đến
nay là dữ liệu đầu vào cho các phương pháp đánh giá khả năng tự bảo vệ của các TCN.

19
II.1.2. Các tài liệu lựa chọn sử dụng trong báo cáo
Để đánh giá khả năng tự bảo vệ của các TCN dự án lựa chọn các tài liệu như sau:
- Dữ liệu nghiên cứu của đề án “Bảo vệ nước dưới đất đô thị Quy Nhơn” gồm kết
quả nghiên cứu về địa tầng, cấu trúc các TCN, hệ số thấm của các lớp cách nước bề
mặt, chiều sâu mực nước tĩnh, hệ số thấm của các TCN.
- Dữ liệu nghiên cứu về địa tầng, cấu trúc các TCN, hệ số thấm và đặc tính thủy
động lực của các TCN trong các đề án, báo cáo trước đây nghiên cứu trong các TCN
cần bảo vệ;
- Dữ liệu về lượng mưa, lượng bốc hơi: sử dụng kết quả quan trắc của 2 trạm khí
tượng trên địa bàn vùng Đô thị Quy Nhơn.
- Dữ liệu về độ dốc địa hình: sử dụng bản đồ địa hình tỉ lệ 1:25.000 vùng Đô thị
Quy Nhơn.
II.2. Kết quả đánh giá khả năng tự bảo vệ các tầng chứa nước
II.2.1. Kết quả đánh giá khả năng tự bảo vệ các tầng chứa nước thứ nhất bằng
phương pháp DRASTIC
II.2.1.1. Sơ lược đặc điểm các tầng chứa nước thứ nhất
a. Tầng chứa nước Holocen (tầng qh)
tầng qh bao gồm các trầm tích đầm lầy ven biển (abmQ22-3) và trầm tích sông - biển
(amQ21-2). Trong phạm vi nghiên cứu, tầng qh có diện tích phân bố tương đối rộng,
khoảng 318,1 km2 (trong đó diện tích thuộc phạm vi đầm Thị Nại: 58,3 km2). Chúng chủ
yếu phân bố ở khu vực trung tâm vùng nghiên cứu, bán đảo Phương Mai và dọc theo các
sông trong khu vực nghiên cứu.
tầng qh phần lộ trực tiếp ngay trên mặt ở khu vực bán đảo Phương Mai một
khoảnh nhỏ ở phía đông xã Nhơn Hưng - TX. An Nhơn và lớp mỏng chạy dọc theo
các con sông với tổng diện tích 128,7 km 2; Phần còn lại bị phủ bởi lớp cách nước bề
mặt (có chiều dày từ 0,7 m đến 22,2 m, trung bình 4,4 m) với diện tích 189,4 km 2, nơi
bị phủ dày nhất tại LK23 khu vực xã Phước Sơn – H. Tuy Phước và xã Nhơn Hưng,
Nhơn An – TX. An Nhơn.
Tầng có chiều dày từ 0,5 m (BD5) đến 60 m (BD9), chiều dày trung bình 12,2 m.
Chiều sâu mái TCN phân bố từ 0 m đến 22,2 m (LK23), trung bình 1,5 m. Chiều
sâu đáy TCN phân bố từ 0,6 m (LQ5) đến 60 m (BD9), trung bình 13,7 m.
Thành phần thạch học chủ yếu là các lớp cát hạt mịn sét, bột sét, bột cát, cát mịn có
màu xám xanh, xám vàng nhiều nơi lẫn mùn thực vật có màu xám tro, xám đen. Khu bán
đảo Phương Mai thành phần chủ yếu là cát thạch anh hạt mịn đến trung, phía dưới và ven
lòng sông Hà Thanh chủ yếu là cát thạch anh, silic màu vàng.
NDĐ thuộc tầng qh chủ yếu là nước không áp, tính thấm của đất đá thuộc lại trung
bình đến rất cao.
Kết quả bơm hút nước thí nghiệm tại các lỗ khoan thu thập và lỗ khoan thi công của
dự án trong vùng cho thấy: cho hệ số dẫn nước đạt từ 223,8 m 2/ngày (BD18) đến 507,6
m2/ngày (BD2), trung bình Km= 356,63 m2/ngày.

20
Theo kết quả điều tra, khảo sát, kết quả đo nhanh chất lượng nước ngoài hiện
trường cộng với giải đoán tài liệu đo địa vật lý đo sâu điện đã chính xác được đường ranh
giới nước măn nhạt (M>1 g/l) tồn tại ở phía tây khu vực Đầm Thị Nại và phân bố thành
dải chạy dọc theo bờ phía tây Đầm Thị Nại từ xã Cát Thắng, H. Phù Cát đến khu vực
phường Nhơn Bình và trung tâm Tp. Quy Nhơn, có một khoảnh xâm nhận sâu vào khu
vực xã Phước Nghĩa, Phước Lộc, Phước Hiệp, TT. Tuy Phước, H. Tuy Phước; toàn bộ
khu vực Đầm Thị Nại và vùng ven dìa bờ phía đông Đầm Thị Nại. Tổng diện tích vùng
mặn là 150,7 km2.
Mực nước trong tầng biến đổi theo mùa, theo tài liệu quan trắc cho thấy mực nước
tĩnh biến đổi từ sát mặt đất đến 35 - 37 m (khu vực bên bán đảo Phương Mai) vào mùa
khô; và từ sát mặt đất đến 32 - 33 m vào mùa mưa. Nước trong tầng được nước mưa,
nước tưới bổ cập trực tiếp và có quan hệ thủy lực chặt chẽ với các sông (sông Hà Thanh,
sông Kôn, sông Cái, sông Trén, sông Con).
Về quan hệ địa tầng, từ tài liệu thu thập và kết quả thi công các lỗ khoan của dự án
cho thấy hầu hết trên toàn vùng nghiên cứu tầng qh nằm trực tiếp lên tầng qp như tại các
lỗ khoan BD7; BD4; BD12; LK383; LKDT01 thì giữa tầng qh và Pleistocen trung -
thượng không có lớp sét ngăn cách mà chuyển tiếp từ các lớp bột cát của tầng Holocen
sang các lớp cát của tầng Pleistocen trung - thượng.
Miền thoát của NDĐ trong tầng là các sông hồ, bay hơi hoặc ngấm xuống TCN bên
dưới và bằng quá trình khai thác, đặc biệt là khai thác nông thôn bằng các giếng đào,
giếng khoan Unicef tại các huyện lân cận Đô thị Quy Nhơn là chủ yếu.
b. Tầng chứa nước Pleistocen (tầng qp)
TCN bao gồm các trầm tích sông - biển (amQ 13) và tàn tích (eQ1). Trong phạm vi
nghiên cứu, TCN lỗ hổng các trầm tích Pleistocen trung thượng (tầng qp) có diện phân
bố rộng khoảng 426,2 km2. Chúng chủ yếu phân bố ở vùng trung tâm vùng nghiên
cứu, phía tây và tây nam vùng nghiên cứu.
tầng qp phần lộ trực tiếp ngay trên mặt tập trung ở khu vực phía Tây TX. An
Nhơn (gồm xã Nhơn An, Nhơn Hậu, Nhơn Khánh, Nhơn Phúc, Nhơn Lộc, Nhơn Tân,
Nhơn Lộc, Nhơn Thọ, Nhơn Hòa, Nhơn Thành, Nhơn Phong, TT. Đập Đá, TT. Bình
Định); phía Tây Nam H. Tuy Phước (gồm TT. Tuy Phước, TT. Diêu Trì, xã Phước An,
Phước Thành); phía Tây Nam Tp. Quy Nhơn (gồm P. Bùi Thị Xuân, P. Trần Quang
Diệu, xã Phước Mỹ) và phía Bắc H. Vân Canh (gồm xã Canh Vinh); một các khoảnh
nhỏ ở ven dìa chân núi xã Cát Tiến, Cát Hưng, Cát Nhơn H. Phù Cát với tổng diện tích
vùng lộ là 210,3 km2;
Phần còn lại bị tầng qh phủ trực tiếp lên trên tập trung ở phía Nam H. Phù Cát
(gồm xã Cát Hưng, Cát Nhơn, Cát Thắng, Cát Tiến, Cát Chánh); phía Bắc H. Tuy
Phước (gồm các xã Phước Hưng, Phước Quang, Phước Thắng, Phước Sơn, Phước
Hiệp, Phước Hòa, Phước Thuận, Phước Nghĩa, Phước Lộc, một phần TT. Tuy Phước,
TT. Diêu Trì); một phần phía Đông TX. An Nhơn (gồm các xã Nhơn Hạnh, Nhơn
Phong, Nhơn Hưng, TT. Bình Định); toàn bộ phần trung tâm Tp. Quy Nhơn và phía
Nam xã Nhơn Hội, Tp. Quy Nhơn với tổng diện tích vùng bị phủ là 215,9 km2.
21
Tầng có chiều dày từ 1,5 m (LK383) đến 68,6 m (LK24), chiều dày trung bình
của tầng 16,4 m. Trong tổng số 58 lỗ khoan nghiên cứu có 06 lỗ khoan có chiều dày
tầng < 5 m (chiếm 10,3 %); 10 lỗ khoan có chiều dày tầng 5-10 m (chiếm 17,2 %); 24
lỗ khoan có chiều dày tầng 10-20 m (chiếm 41,4 %); 18 lỗ khoan có chiều dày tầng >
20 m (chiếm 31,0 %); Chi tiết xem phụ lục.
Chiều sâu mái TCN phân bố từ 0 m đến 40,1 m (LK23), trung bình 5,6 m. Chiều
sâu đáy TCN phân bố từ 4,0 m (LK16) đến 71,8 m (LK24), trung bình 22 m.
Thành phần thạch học chủ yếu là cát hạt trung đến thô lẫn sạn sỏi màu xám xanh,
xám vàng.
tầng qp chủ yếu là nước không áp, đôi khi có áp cục bộ, tính thấm của đất đá
thuộc loại trung bình đến rất cao.
Kết quả tính toán thông số ĐCTV cho hệ số dẫn nước đạt từ 135,2 m 2/ngày
(BD11 - xã Nhơn Tân, TX. An Nhơn) đến 1610 m 2/ngày (CBD15 - TT. Bình Định,
TX. An Nhơn), trung bình Km = 913,21 m2/ngày.
Kết quả thí nghiệm các chùm ven sông cho kết quả: hệ sỗ Km thay đổi từ 1324
m2/ngày (CBD20) đến 1800 m2/ngày tại Bãi giếng bắc sông Hà Thanh; hệ số a thay
đổi từ 1,1*105 m2/ngày Bãi giếng Tân An đến 6,8*105 m2/ngày (CBD20); µ* thay đổi
từ 0,0029 Bãi giếng Tân An đến 0,038 (CBD15). Kết quả tính sức cản lòng sông tại
sông Kôn ΔL=17,1m và tại sông Hà Thanh ΔL=19,5 m.
Nước tàng trữ và vận động trong tầng chủ yếu là nước nhạt, nước thuộc loại
Bicarbonat, clorur - Canxi, magie, natri hoặc Bicarbonat, clorur - Magie, natri.
Theo kết quả điều tra, khảo sát, kết quả đo nhanh chất lượng nước ngoài hiện
trường cộng với giải đoán tài liệu đo địa vật lý đo sâu điện đã chính xác được đường ranh
giới nước măn nhạt (M>1 g/l) phân bố thành dải chạy dọc theo bờ phía tây Đầm Thị Nại
từ xã Cát Thắng, H. Phù Cát đến khu vực phường Nhơn Bình và trung tâm Tp. Quy
Nhơn, có một khoảnh xâm nhận sâu vào khu vực xã Phước Nghĩa, Phước Lộc, Phước
Hiệp, TT. Tuy Phước, H. Tuy Phước. Tổng diện tích vùng mặn 108,4 km2.
Mực nước trong tầng biến đổi theo mùa, theo tài liệu quan trắc cho thấy mực
nước tĩnh biến đổi từ 0,5 m đến 6 – 7 m (khu vực xã Nhơn Hưng, TX. An Nhơn) vào
mùa khô; và từ sát mặt đất đến 2 – 3 m vào mùa mưa (khu vực xã Nhơn Mỹ, Nhơn
Thọ, TX. An Nhơn).
Nước trong tầng được nước mưa, nước sông bổ cập trực tiếp và có quan hệ thủy
lực chặt chẽ với các sông: Hà Thanh, Kôn, Cái, Trén, Con. Trong quá trình quan trắc
lỗ khoan tầng qp, chung tôi đã tiến hành quan trắc mực nước sông và kết hợp tài liệu
thu thập lượng mưa các trạm đo mưa đã lập biểu đồ mối quan hệ giữa lượng mưa, mực
nước các sông với mực nước tầng qp thể hiện như sau:
Về quan hệ địa tầng, từ tài liệu thu thập và kết quả thi công các lỗ khoan của dự án
cho thấy hầu hết trên toàn vùng nghiên cứu tầng qp bị tầng qh nằm trực tiếp lên trên như
tại các lỗ khoan BD7; BD4; BD12; LK383; LKDT01 thì giữa TCN Holocen và
Pleistocen trung – thượng không có lớp sét ngăn cách mà chuyển tiếp từ các lớp bột cát

22
của tầng Holocen sang các lớp cát của tầng Pleistocen trung – thượng. Theo tài liệu lỗ
khoan nghiên cứu cấu trúc BD7, LK18 thì tầng qp nằm trực tiếp lên tầng Neogen bên
dưới; còn khu vực BD13, LK21 thì giữa tầng qp và tầng Neogen có một lớp sét mỏng
ngăn cách.
Miền thoát của NDĐ trong tầng là các sông hồ, bay hơi hoặc ngấm xuống TCN
bên dưới và bằng quá trình khai thác, đặc biệt là khai thác công nghiệp tại khu vực TT.
Diêu Trì, xã Phước An, Phước Thành H. Tuy Phước; TT. Bình Định, Nhơn Hòa, TT.
Đập Đá TX. An Nhơn là các bãi giếng lớn khai thác hàng nghìn m3/ngày.
Như vậy có thể thấy rằng, tại các khu vực phân bố chiều dày lớp cách nước bề
mặt nhỏ hơn 5 m và các khu vực sông, hồ nêu trên thì nước mưa và nước sông đều có
quan hệ thủy lực mật thiết với nguồn nước trong tầng là những khu vực có nguy cơ ô
nhiễm nguồn nước, do đó cần phải có giải pháp bảo vệ. Đặc biệt giữa tầng qh và tầng
qp không có lớp sét ngăn cắt, nước tầng qh có quan hệ thủy lực chặt chẽ với tầng qp,
khi tầng qh bị nhiễm bẩn thì sẽ xâm nhập trực tiếp vào tầng qp.
II.2.1.2 Kết quả phân vùng các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tự bảo vệ của các
tầng chứa nước thứ nhất
1. Thông số chiều sâu tới mực nước dưới đất, D
Độ sâu đến mặt NDĐ là nhân tố rất quan trọng của TCN khi đánh giá nhiễm bẩn.
Độ sâu đến mặt NDĐ sẽ quyết định quãng đường di chuyển của các chất bẩn vào trong
TCN, nếu độ sâu nhỏ thì quãng đường di chuyển đến TCN sẽ ngắn chất bẩn sẽ di
chuyển vào TCN trong thời gian ngắn làm cho TCN dễ vị nhiễm bẩn và ngược lại.
Hơn nữa bề dày lớp chưa bão hòa có tác dụng như một lớp màng lọc nếu chiều dày
của lớp màng lọc này càng lớn thì sẽ cản trở tốt hơn quá trình dịch chuyển của các chất
bẩn này vào TCN.
Khi xem xét ảnh hưởng của độ sâu đến mặt NDĐ với mức độ nhạy cảm của TCN
cần phải xác định rõ mức độ ảnh hưởng của thông số độ sâu này tại các độ sâu khác
nhau là như thế nào và phân chia ra các giá trị cụ thể và hợp lý nhằm xác định tiêu chí
đánh giá ảnh hưởng của độ sâu đến mực NDĐ đối với khả năng tự bảo vệ của TCN.
Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của chiều sâu mực nước đến khả năng tự bảo vệ
của tầng qh Đô thị Quy Nhơn, số liệu về chiều sâu mực nước của 11 lỗ khoan thu thập,
5 lỗ khoan khảo sát và 908 điểm khảo sát gồm giếng đào và các lỗ khoan nghiên cứu
trong tầng qh đã được lựa chọn để sử dụng. Đây là những số liệu đại diện đặc trưng
cho chiều sâu mực nước của toàn bộ diện tích tầng qh.
NDĐ thuộc tầng qh chủ yếu là nước không áp. Mực nước tĩnh biến đổi từ sát mặt
đất đến > 30 m. Nước trong tầng được nước mưa, nước tưới bổ cập trực tiếp và có
quan hệ thủy lực chặt chẽ với các sông trong khu vực.
Về quan hệ thủy lực giữa NDĐ với nước mặt: nguồn cấp cho NDĐ từ nước mưa,
nước từ các dòng mặt và nước tưới ruộng.

23
Bảng 2.1- Thống kê chiều sâu mực NDĐ tầng qh
TT Điểm Chiều sâu mực NDĐ (m) Số lỗ khoan Chiếm tỷ lệ %
1 10 0-1,5 151 16,4
2 9 1,5-4,6 735 79,7
3 7 4,6-9,1 25 2,7
4 5 9,1-15,2 10 1,1
5 1 >30,5 1 0,1

Kết quả phân vùng:


* Đối với tầng qh
Vùng được đánh giá 10 điểm, chiều sâu đến mực NDĐ thay đổi từ 0 - 1,5 m gồm
có 151 lỗ khoan chiếm tỷ lệ 33,0 % phân bố trên diện tích 85,8 km 2; phân bố chủ yếu
phía Đông khu vực nghiên cứu, chạy dọc theo ven đầm Thị nại, ven biển khu vực bán
đảo. Ngoài ra còn phân bổ thành các dải chạy dọc theo các con sông lớn gồm sông:
Cái, Kôn, Hà Thanh và các khoảnh nằm rải rác khu vực nghiên cứu.
Vùng được đánh giá 9 điểm, chiều sâu đến mực NDĐ thay đổi từ 1,5 – 4,6 m gồm
có 735 lỗ khoan chiếm tỷ lệ 61,6 % phân bố trên diện tích 160,1 km 2; phân bố chủ yếu ở
nửa phía Tây tầng qh. Ngoài ra còn phân bố thành một dải bên phía bán đảo.
Vùng được đánh giá 7 điểm, chiều sâu mực NDĐ từ 4,6 - 9,1 m gồm có 25 lỗ khoan
chiếm tỷ lệ 3,7 % phân bố trên diện tích 9,6 km2; phân bố chạy dọc bên bán đảo.
Vùng được đánh giá 5 điểm, chiều sâu mực NDĐ từ 9,1-15,2 m gồm có 10 lỗ
khoan chiếm tỷ lệ 1,2 % phân bố trên diện tích 3,1 km2; phân bố bên bán đảo.
Vùng được đánh giá 3 điểm, chiều sâu mực NDĐ từ 15,2 - 22,9 m phân bố trên
diện tích 0,8 km2; là một khoảnh nhỏ phân bố bên bán đảo.
Vùng được đánh giá 2 điểm, chiều sâu mực NDĐ từ 22,9 - 30,5 m phân bố trên
diện tích 0,3 km2; là một khoảnh nhỏ phân bố bên bán đảo.
Vùng được đánh giá 1 điểm, chiều sâu mực NDĐ từ > 30,5 m gồm có 1 lỗ khoan
chiếm tỷ lệ 0,01 %; là một khoảnh nhỏ phân bố bên bán đảo.

24
Hình 2.1- Sơ đồ phân vùng đánh giá mức độ ảnh hưởng của độ sâu đến mực NDĐ đến
khả năng tự bảo vệ tầng qh, (D)
* Đối với tầng qp lộ trên mặt
Vùng được đánh giá 10 điểm, chiều sâu đến mực NDĐ thay đổi từ 0 – 1,5 m gồm
có 18 lỗ khoan chiếm tỷ lệ 0,7 % phân bố trên diện tích 1,4 km 2; phân bố chủ yếu các
khoảnh nằm rải rác khu vực nghiên cứu.
Vùng được đánh giá 9 điểm, chiều sâu đến mực NDĐ thay đổi từ 1,5 – 4,6 m gồm
có 746 lỗ khoan chiếm tỷ lệ 88,2 % phân bố trên diện tích 185,9 km 2; phân bố gần như
toàn bộ diện tích nghiên cứu.
Vùng được đánh giá 7 điểm, chiều sâu mực NDĐ từ 4,6 – 9,1 m gồm có 109 lỗ
khoan chiếm tỷ lệ 11,2 % phân bố trên diện tích 23,6 km2; phân bố chủ yếu các khoảnh
nằm rải rác khu vực nghiên cứu phần lớn thuộc TX. An Nhơn và H. Tuy Phước.

25
Hình 2.2- Sơ đồ phân vùng đánh giá mức độ ảnh hưởng của độ sâu đến mực NDĐ đến
khả năng tự bảo vệ tầng qp lộ trên mặt, (D)
2. Thông số lượng bổ cập, R
Lượng bổ cập chính là lượng nước thấm từ các nguồn khác nhau cung cấp cho
TCN như nước mưa, nước mặt (nước ao, nước hồ, nước sông,...), NDĐ từ các TCN
bên trên, các TCN bên cạnh.
Về quan hệ thủy lực giữa NDĐ với nước mặt: nguồn cấp cho NDĐ từ nước mưa,
nước từ các dòng mặt là sông Cái, sông Kôn, sông Hà Thanh... và nước tưới ruộng.
Phân tích đồ thị dao động mực nước tại các công trình quan trắc trong TCN này cho
thấy về mùa mưa, mực nước tại tất cả các lỗ khoan đều dâng lên nhưng với biên độ
khác nhau, càng gần sông biên độ dâng lên càng lớn chứng tỏ nguồn cấp cho tầng là
nước mưa và nước mặt tại các sông, hồ trong vùng.
Lượng nước thấm qua các lớp đất đá di chuyển vào TCN thường được biểu thị
bằng lượng bổ cập chính trong năm. Trong quá trình bổ cập cho TCN, nước thấm qua
các lớp đất đá đồng thời diễn ra các quá trình vật lý, hóa học, sinh học sẽ xảy ra các
quá trình hòa tan, hấp phụ các chất vào trong nước và trong đất. Nếu quá trình thấm
kèm theo các chất bẩn hoặc các chất bẩn có sẵn trong đất bị hòa tan thì quá trình sẽ
làm cho các chất bẩn di chuyển vào trong TCN, tạo ra nguy cơ gây ô nhiễm cho TCN.
Giá trị thấm, ngấm bổ cập trung bình năm được ước tính dựa trên lượng mưa (P)
và bốc hơi (ET) trung bình năm, độ dốc địa hình, đặc điểm lớp đất trên mặt và hiện
trạng sử dụng đất như sau:
Lượng thấm = (P – ET) x (1 – RO).
26
Trong đó RO là hệ số dòng chảy tràn bề mặt tiềm năng xác định dựa trên độ dốc
địa hình (slope), hiện trạng sử dụng đất (land use) và đặc điểm lớp đất trên mặt tại
từng diện tích.
Những TCN nông thường nhận được lượng bổ cập khá lớn, trong khi những
TCN nằm dưới sâu chỉ nhận được lượng bổ cập hạn chế do bị chắn bởi những lớp cách
nước như sét, bột …
Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của lượng bổ cập đến khả năng tự bảo vệ của
tầng qh, tài liệu tại 2 trạm khí tượng trên địa bàn toàn Đô thị Quy Nhơn đã được sử
dụng để đánh giá, lượng bổ cập chính của các trạm khí tượng được cho điểm đánh giá
và phân thành 2 vùng đánh giá mức độ ảnh hưởng của lượng bổ cập chính đến tầng qh.
Kết quả phân vùng:
* Đối với tầng qh
Vùng được đánh giá 1 điểm, có giá trị lượng bổ cập từ 50 – 102 mm/năm với
diện tích 17,1 km2 chiếm 6,6 %, phân bố chủ yếu ở trung tâm Đô thị Quy Nhơn và các
khoảnh rải rác các nơi.
Vùng được đánh giá 9 điểm, có khoảng giá trị lượng bổ cập >254 mm/năm với diện
tích 242,7 km2 chiếm 93,4 %, phân bố phủ lên toàn bộ phần diện tích còn lại của TCN.

Hình 2.3- Sơ đồ phân vùng đánh giá mức độ ảnh hưởng của lượng bổ cập chính đến
khả năng tự bảo vệ tầng qh, (R)
* Đối với tầng qp lộ trên mặt

27
Vùng được đánh giá 1 điểm, có giá trị lượng bổ cập từ 50 – 102 mm/năm với
diện tích 15,3 km2 chiếm 7,3 %, phân bố chủ yếu ở các khu vực bê tông hóa cao thành
các khoảnh rải rác.
Vùng được đánh giá 9 điểm, có khoảng giá trị lượng bổ cập > 254 mm/năm với diện
tích 195,7 km2 chiếm 92,8 %, phân bố phủ lên toàn bộ phần diện tích còn lại của TCN.

Hình 2.4- Sơ đồ phân vùng đánh giá mức độ ảnh hưởng của lượng bổ cập chính đến
khả năng tự bảo vệ tầng qp lộ trên mặt, (R)
3. Thông số thành phần đất đá của TCN, A
Thông số thành phần đất đá của TCN là môi trường nội tại của TCN. Do đó đánh
giá ảnh hưởng của thành phần đất đá đến khả năng tự bảo vệ của TCN là rất quan
trọng và có ý nghĩa.
Để đánh giá mức độ ảnh hưởng thành phần đất đá của TCN đến khả năng tự bảo
vệ của tầng qh, tài liệu địa tầng của 1027 lỗ khoan thu thập và các điểm khảo sát đã
được sử dụng.
Thành phần đất đá của TCN bao gồm các trầm tích sông (Q 23) và trầm tích sông -
biển - đầm lầy (Q21-2), Thành phần thạch học chủ yếu là cát hạt mịn đến trung, thô màu
xám, xám vàng có chỗ xen kẹp cát pha và mùn thực vật.
Thành phần đất đá trong TCN phân bố rất phức tạp biến đổi theo cả chiều ngang
và chiều sâu. Do đó tính thấm, tính chứa nước, của đất đá trong TCN cũng rất khác
nhau. Đặc biệt thành phần đất đá liên quan đến các quá trình trao đổi, hấp phụ, khuếch
tán, và lưu trữ các chất nhiễm bẩn khác nhau. Trên địa bàn thành phố thành phần đất

28
đá trong TCN có cấu tạo bởi các trầm tích hạt mịn có khả năng hạn chế chất ô nhiễm
hơn di chuyển vào TCN.
Như vậy, kết quả thành phần đất đá của tầng qh và cả tầng qp chủ yếu là cát hạt
mịn, cát bột, cát bột sét, sạn sỏi.
Như vậy đối chiếu với thang điểm của phương pháp đánh giá là 8 phân bố trên
toàn bộ diện tích của tầng qh, trên tổng diện tích 259,8 km2 và trên toàn bộ diện tích
211 km2 của tầng qp phần lộ trên mặt.

Hình 2.5- Sơ đồ phân vùng đánh giá mức độ ảnh hưởng của thành phần đất đá đến
khả năng tự bảo vệ tầng qh, (A)

29
Hình 2.6- Sơ đồ phân vùng đánh giá mức độ ảnh hưởng của thành phần đất đá đến
khả năng tự bảo vệ tầng qp lộ trên mặt, (A)
4. Thông số môi trường lớp phủ, S
Lớp đất phủ: là lớp trầm tích (không gắn kết) nằm ở phần trên cùng. Các thông
số của lớp đất phủ có liên quan với độ nhạy cảm nhiễm bẩn của TCN gồm: kiến trúc,
cấu tạo, bề dày, thành phần thạch học hàm lượng vật chất hữu cơ và khoáng vật sét.
Do vậy mà các quá trình hòa tan, rửa lũa, trao đổi, hấp phụ diễn ra trong lớp đất phủ là
rất phức tạp. Lớp đất phủ được coi là một màng lọc tự nhiên nên khi đánh giá khả
năng nhạy cảm đối với TCN phải xem xét lớp đất phủ đó ở điều kiện tự nhiên hay đã
bị xâm phạm bởi các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp...
Tại vùng Đô thị Quy Nhơn tồn tại một lớp cách nước trên mặt gồm các trầm tích
sông (aQ23; aQ22-3) và trầm tích sông - biển (amQ13).
Tầng có diện phân bố tương đối rộng rãi ở khu vực trung tâm từ bờ phía Tây Đầm
Thị Nại đến khu vực phía Tây và phía Nam vùng nghiên cứu với diện tích 358,3 km2.
Thành phần thạch học bao gồm sét, sét pha bột sét, bùn sét, sét bùn... nhiều màu
sắc thuộc các trầm tích có tuổi Holocen và Pleitocen và lộ ngay trên bề mặt dưới lớp
thổ nhưỡng và nằm phủ trực tiếp lên tầng qh và tầng qp.
Trong số 40 lỗ khoan nghiên cứu trong vùng cho thấy có 30 lỗ khoan có chiều
dày tầng nhỏ hơn 5 m (chiếm 75 %); 07 lỗ khoan có chiều dày tầng từ 5-10 m (chiếm
17,5 %), 02 lỗ khoan có chiều dày từ 10-20 m (chiếm 5 %) và 01 lỗ khoan có chiều
dày trên 20 m (chiếm 2,5 %).
Bề dày tầng thay đổi từ 0,7 m (G9) đến 22,2 m (LK23), trung bình 4,4 m.
30
Hình 2.7- Sơ đồ đẳng bề dày lớp cách nước thứ nhất
Tính chất thấm của đất đá tầng này thường nhỏ, kết quả đổ nước hố đào và phân
tích hệ số thấm mẫu đất tầng này cho thấy hệ số thấm đạt 0,000025 m/ngày, cao nhất
0,948 m/ngày, trung bình 0,474 m/ngày.
Thành phần lớp đất phủ trên bề mặt sẽ quyết định lượng nước thấm qua lớp đất
phủ, cung cấp cho TCN, vì vậy nó cũng phần nào quyết định khả năng vận chuyển của
chất gây ô nhiễm từ lớp phủ qua đới thông khí vào TCN. Những khu vực lớp đất phủ
được được cấu tạo bởi loại đất có kích thức nhỏ mịn như hạt sét, hạt bột...Các loại hạt
này có tính thấm kém, các quá trình thấm lọc tự nhiên sẽ diễn ra dài hơn, các quá trình
trao đổi hấp phụ các chất bẩn cũng mạnh hơn sẽ làm hạn chế quá trình ô nhiễm bẩn
xuống TCN và ngược lại nếu lớp đất phủ có thành phần hạt thô như cát, sạn, sỏi... Các
loại đất này có tính thấm nước tốt, hệ số thấm cao, đất đá có độ lỗ rỗng lớn nước khi đi
qua lớp đất này sẽ di chuyển nhanh hơn, quá trình thấm lọc tự nhiên, quá trình trao
đổi, hấp phụ ít làm cho các chất ô nhiễm di chuyển vào TCN làm cho TCN dễ bị
nhiễm bẩn.
Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của môi trường lớp phủ đến khả năng tự bảo vệ
của tầng qh, tài liệu địa tầng của 427 lỗ khoan nghiên cứu và điểm khảo sát trong tầng
qh đã được sử dụng, đối với tầng qp là 329.
Thực tế, trên địa bàn vùng Đô thị Quy Nhơn phần trên của tầng qh tồn tại một
lớp cách nước bao gồm các trầm tích sông - hồ - đầm (Q 23) và trầm tích sông - biển - đầm
lầy, trầm tích biển (Q21-2). Diện phân bố tương đối rộng rãi ở khu vực đồng bằng và vùng
núi thường gặp chủ yếu ở các thung lũng.Thành phần thạch học bao gồm sét, sét pha
31
bột sét, bùn sét, sét bùn... nhiều màu sắc thuộc các trầm tích có tuổi Holocen và lộ
ngay trên bề mặt dưới lớp thổ nhưỡng và nằm phủ trực tiếp lên tầng qh.
Kết quả phân vùng:
* Đối với tầng qh
Vùng có khoảng giá trị là 3 với thành phần chủ yếu là sét có diện tích 52,4 km 2
chiếm 20,2 %, phân bố thành các khoảnh rải rác trên khắp diện tích TCN.
Vùng có khoảng giá trị là 6 với thành phần chủ yếu là bột cát có diện tích 1,1 km 2
chiếm 0,4 %, phân bố thành các khoảnh nhỏ rải rác thuộc TT. Diêu Trì và TT. Bình
Định.
Vùng có khoảng giá trị là 9 với thành phần chủ yếu là cát có diện tích 204,1 km 2
chiếm 78,6 %, phân bố gần như toàn bộ diện tích TCN.
Vùng có khoảng giá trị là 10 với thành phần chủ yếu là sỏi có diện tích 2,2 km 2
chiếm 0,9 %, phân bố thành một khoảnh nhỏ thuộc Tp. Quy Nhơn.

Hình 2.8- Sơ đồ phân vùng đánh giá mức độ ảnh hưởng của môi trường lớp phủ đến
khả năng tự bảo vệ tầng qh, (S)
* Đối với tầng qp lộ trên mặt
Vùng có khoảng giá trị là 3 với thành phần chủ yếu là sét có diện tích 119,3 km 2
chiếm 56,6 %, phân bố thành các khoảnh chủ yếu nằm ở TX. An Nhơn, H. Tuy Phước
và một phần ở Tp. Quy Nhơn.
Vùng có khoảng giá trị là 6 với thành phần chủ yếu là bột cát có diện tích 0,4 km 2
chiếm 0,2 %, phân bố thành một khoảnh nhỏ thuộc TX. An Nhơn.

32
Vùng có khoảng giá trị là 9 với thành phần chủ yếu là cát có diện tích 91,2 km 2
chiếm 43,3 %, phân bố thành các khoảnh nằm rải rác chủ yếu ở TX. An Nhơn, H. Tuy
Phước và Tp. Quy Nhơn.
Vùng có khoảng giá trị là 10 với thành phần chủ yếu là sỏi có diện tích 0,1 km 2
chiếm 0,03 %, phân bố thành một khoảnh nhỏ thuộc Tp. Quy Nhơn.

Hình 2.9- Sơ đồ phân vùng đánh giá mức độ ảnh hưởng của môi trường lớp phủ đến
khả năng tự bảo vệ tầng qp lộ trên mặt, (S)
5) Thông số độ dốc địa hình, T
Độ dốc địa hình trong một mức độ nào đó có thể làm tăng hoặc hạn chế quá trình
thấm của nước mưa xuống TCN. Khi địa hình càng dốc lượng nước thấm xuống cung
cấp cho NDĐ giảm đi và ngược lại. Bởi vì những vùng có độ dốc thấp có xu hướng
giữ nước lâu hơn. Điều này tạo khả năng thấm xuống/bổ cập cho TCN nhiều hơn và do
dó cũng làm cho tiềm năng ô nhiễm trở nên mạnh hơn. Những vùng có độ dốc lớn
hơn, có lượng dòng mặt lớn hơn và lượng nước thấm xuống ít hơn thì mức độ nhạy
cảm ô nhiễm TCN sẽ nhỏ hơn.
Dựa vào bản đồ mô hình số độ cao (DEM-Digital Elevation Model) phân thành
các vùng có độ dốc địa hình khác nhau và đánh giá mức độ ảnh hưởng của độ dốc địa
hình đến khả năng tự bảo vệ của tầng qh.
Kết quả phân vùng:
* Đối với tầng qh
Vùng có điểm 10 với khoảng giá trị là 0-2 % có diện tích 188,5 km 2 chiếm 72,6
%, phân bố tập trung chủ yếu ở nửa phía tây của tầng qh, bên trong đầm Thị Nại.
33
Vùng có điểm 9 với khoảng giá trị là 2-6 % có diện tích 71,3 km2 chiếm 27,4 %,
phân bố tập trung chủ yếu bên phía bán đảo và một khoảnh ở trung tâm Đô thị Quy Nhơn.

Hình 2.10- Sơ đồ phân vùng đánh giá mức độ ảnh hưởng của độ dốc địa hình đến khả
năng tự bảo vệ tầng qh, (T)
* Đối với tầng qp lộ trên mặt
Vùng có điểm 10 với khoảng giá trị là 0-2 % có diện tích 139,5 km 2 chiếm 66,2
%, phân bố tập trung chủ yếu ở TX. An Nhơn và H. Tuy Phước.
Vùng có điểm 9 với khoảng giá trị là 2-6 % có diện tích 70,6 km 2 chiếm 33,5 %,
phân bố tập trung chủ yếu H. Vân Canh và một khoảnh ở trung tâm Đô thị Quy Nhơn.
Vùng có điểm 1 với khoảng giá trị là >18 % có diện tích 0,8 km 2 chiếm 0,4 %,
phân bố một khoảnh ở trung tâm Đô thị Quy Nhơn.

34
Hình 2.11- Sơ đồ phân vùng đánh giá mức độ ảnh hưởng của độ dốc địa hình đến khả
năng tự bảo vệ tầng qp lộ trên mặt, (T)
6) Thông số môi trường đới thông khí, I
Đới thông khí là lớp đất đá giới hạn từ mặt đất đến bề mặt nước ngầm; chúng có
khả năng thấm nước, nhưng không thường xuyên bão hòa nước. Trong đới này, không
khí có thể tự do lưu thông nên gọi là đới “thông khí” hoặc còn được gọi là đới thấm
nước nhưng không hoàn toàn bão hòa nước. Đới thông khí là một cầu nối quan trọng,
điều chỉnh mối liên kết giữa thạch quyển, thủy quyển và sinh quyển trong trạng thái tự
nhiên và nhân tạo.
Đới thông khí tiếp xúc trực tiếp với các nhân tố trên mặt, đồng thời là môi trường
trung gian giữa khí quyển với NDĐ (vận động thẳng đứng từ trên xuống, từ dưới lên
và vận động ngang). Mặc khác đới thông khí còn là môi trường hoạt động của vi sinh
vật, nơi diễn ra các quá trình trao đổi, hấp phụ, ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành
thành phần và chất lượng của nước trong đới thông khí cũng như của NDĐ.
Đới thông khí rất quan trọng về mặt bảo vệ NDĐ, đặc biệt ở các vùng đồi núi và
các vùng lớp phủ kém phát triển. Nó khống chế đường dẫn và cản trở vật liệu nó có
vai trò quyết định đối với mức độ nhạy cảm. Nếu đới này cấu thành bởi các lớp đá
thấm yếu thì nó trở thành lớp cách nước cho TCN nằm dưới và làm cho mức độ nhạy
cảm giảm mạnh.
Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của môi trường đới thông khí đến khả năng tự
bảo vệ của tầng qh, tập thể tác giả đã sử dụng tài liệu địa tầng của 235 lỗ khoan nghiên
cứu và điểm khảo sát trong tầng qh, đối với tầng qp là 152.
35
Kết quả phân vùng:
* Đối với tầng qh
Vùng có điểm đánh giá 1 có diện tích 32,7 km 2 chiếm 12,5 %, phân bố thành các
khoảnh nằm rải rác trong phạm vi tầng qh chủ yếu thuộc địa phận TX. An Nhơn và H.
Tuy Phước.
Vùng có điểm đánh giá 3 có diện tích 53,8 km 2 chiếm 20,7 %, phân bố thành các
khoảnh nằm rải rác trong phạm vi tầng qh chủ yếu thuộc địa phận TX. An Nhơn, Tp.
Quy Nhơn và H. Tuy Phước.
Vùng có điểm đánh giá 6 có diện tích 75,7 km 2 chiếm 29,2 %, phân bố thành các
khoảnh nằm rải rác trong phạm vi tầng qh chủ yếu thuộc địa phận TX. An Nhơn, Tp.
Quy Nhơn và H. Tuy Phước.
Vùng có điểm đánh giá 8 có diện tích 97,6 km 2 chiếm 37,6 %, phân bố thành các
khoảnh nằm rải rác trong phạm vi tầng qh chủ yếu thuộc địa phận TX. An Nhơn, Tp.
Quy Nhơn và H. Tuy Phước.

Hình 2.12- Sơ đồ phân vùng đánh giá mức độ ảnh hưởng của đới thông khí đến khả
năng tự bảo vệ tầng qh, (I)
* Đối với tầng qp lộ trên mặt
Vùng có điểm đánh giá 1 có diện tích 47,1 km 2 chiếm 22,3 %, phân bố thành các
khoảnh nằm rải rác trong phạm vi tầng qh chủ yếu thuộc địa phận TX. An Nhơn và H.
Tuy Phước.
Vùng có điểm đánh giá 3 có diện tích 59,7 km 2chiếm 28,3 %, phân bố thành các
khoảnh nằm rải rác trong phạm vi tầng qh chủ yếu thuộc địa phận TX. An Nhơn, Tp.
Quy Nhơn và H. Tuy Phước.
36
Vùng có điểm đánh giá 6 có diện tích 64,1 km 2 chiếm 30,4 %, phân bố thành các
khoảnh nằm rải rác trong phạm vi tầng qh chủ yếu thuộc địa phận TX. An Nhơn, Tp.
Quy Nhơn và H. Tuy Phước.
Vùng có điểm đánh giá 8 có diện tích 97,1 km 2 chiếm 19 %, phân bố thành các
khoảnh nằm rải rác trong phạm vi tầng qh chủ yếu thuộc địa phận TX. An Nhơn, Tp.
Quy Nhơn và H. Tuy Phước.

Hình 2.13- Sơ đồ phân vùng đánh giá mức độ ảnh hưởng của đới thông khí đến khả
năng tự bảo vệ tầng qp lộ trên mặt, (I)
7. Thông số hệ số thấm của tầng chứa nước, C
Hệ số thấm của TCN là khả năng di chuyển nước qua các thành tạo đất đá bên
trong TCN. Nó phụ thuộc tính thấm nội tại của các vật liệu và mức độ bão hòa nước.
Hệ số thấm của TCN sẽ quyết định các quá trình di chuyển vật chất, quá trình hòa tan,
rửa lũa, quá trình hấp phụ của các chất gây ô nhiễm khi di chuyển vào bên trong TCN.
Nếu hệ số thấm của TCN lớn thì quá trình di chuyển, phân tán của các chất gây ô
nhiễm trong TCN sẽ nhanh do đó TCN sẽ nhạy cảm với ô nhiễm và ngược lại.
Bảng 2.2- Thống kê hệ số thấm các tầng chứa nước
Hệ số thấm tầng qh tầng qp
Điểm
(m/ngày) Số lỗ khoan Chiếm tỷ lệ % Số lỗ khoan Chiếm tỷ lệ %
1 1- 5 21 63,6 3 5,1
2 5 - 10 6 18,2 12 20,3
4 10 - 30 2 6,1 12 20,3
8 40 - 80 3 9,1 8 13,6
10 >80 1 3 4 6,8
37
Từ kết quả tính toán hệ số thấm K của các lỗ khoan, kết quả bơm hút nước thí
nghiệm giếng đào, kết quả lấy mẫu phân tích hệ số thấm trong công tác điều tra, phân ra
được 5 vùng mức độ ảnh hưởng của hệ số thấm đến TCN theo từng khoảng giá trị.
Kết quả phân vùng:
* Đối với tầng qh
Vùng được đánh giá 10 điểm có khoảng giá trị là > 80 m/ngày có diện tích 0,2
2
km chiếm 0,1 %; phân bố thành một khoảnh nhỏ nằm ở ven sông Kôn.
Vùng được đánh giá 8 điểm có khoảng giá trị là 40 - 80 m/ngày có diện tích 5,5
2
km chiếm 2,1 %, phân bố phân bố thành một khoảnh nhỏ nằm ở dọc ven sông Kôn và
sông Con về phía Tây TX. An Nhơn.
Vùng được đánh giá 4 điểm có khoảng giá trị là 10 - 30 m/ngày có diện tích 8,9
km2, chiếm 3,4 %; phân bố thành một khoảnh ở phía Bắc bán đảo thuộc H. Phù Cát.
Vùng được đánh giá 2 điểm có khoảng giá trị là 5 - 10 m/ngày có diện tích 76
km2 chiếm 29,3 %; phân bố tập trung khu vực ven đầm Thị Nại thuộc H. Tuy Phước
và bên bán đảo.
Vùng được đánh giá 1 điểm có khoảng giá trị là 1 - 5 m/ngày có diện tích 169,2
2
km chiếm 65,1 %; phân bố tập trung nửa phía Tây vùng tầng qh.

Hình 2.14- Sơ đồ phân vùng đánh giá mức độ ảnh hưởng của hệ số thấm đến khả năng
tự bảo vệ tầng qh, (C)
* Đối với tầng qp lộ trên mặt

38
Vùng được đánh giá 10 điểm có khoảng giá trị là > 80 m/ngày có diện tích 57,1
2
km chiếm 27,1 %; phân bố thành một khu vực kéo dài từ TX. An Nhơn qua H. Tuy
Phước và kết thúc ở Tp. Quy Nhơn.
Vùng được đánh giá 8 điểm có khoảng giá trị là 40 – 80 m/ngày có diện tích 40,9
2
km chiếm 19,4 %; phân bố thành các khoảnh ở H. Tuy Phước và TX. An Nhơn.
Vùng được đánh giá 6 điểm có khoảng giá trị là 30 - 40 m/ngày có diện tích 13,05
2
km chiếm 6,2 %; phân bố thành các khoảnh ở H. Vân Canh và TX. An Nhơn.
Vùng được đánh giá 4 điểm có khoảng giá trị là 10 – 30 m/ngày có diện tích 61,6
2
km chiếm 29,2 %; phân bố thành các khoảnh ở H. Vân Canh và TX. An Nhơn.
Vùng được đánh giá 2 điểm có khoảng giá trị là 5 – 10 m/ngày có diện tích 35,5
2
km chiếm 16,8 %; phân bố thành các khoảnh ở H. Vân Canh và TX. An Nhơn.
Vùng được đánh giá 1 điểm có khoảng giá trị là 1 – 5 m/ngày có diện tích 2,9
2
km chiếm 1,3 %; phân bố tập trung ở H. Vân Canh.

Hình 2.15- Sơ đồ phân vùng đánh giá mức độ ảnh hưởng của hệ số thấm đến khả năng
tự bảo vệ tầng qp lộ trên mặt, (C)
Trên cơ sở kết quả đánh giá 07 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tự bảo vệ của
tầng qh, tập thể tác giả tiến hành cho trọng số. Đồng thời chồng chập 07 lớp thông tin
bằng phần mềm ArcGis cho kết quả sau:
Bảng 2.3- Trọng số và khoảng giá trị
TT Yếu tố Trọng số Khoảng giá trị
1 Chiều sâu tới mực nước ngầm 5 1-10
2 Lượng bổ câ ̣p 4 1-9

39
TT Yếu tố Trọng số Khoảng giá trị
3 Môi trường chứa nước 3 2–9
4 Môi trường đất phủ 2 1 – 10
5 Địa hình 1 1 – 10
6 Ảnh hưởng của đới thông khí 5 2 – 10
7 Hê ̣ số thấm của tầng chứa nước 3 1 – 10
Chỉ số DRASTIC (DI) được tính toán theo công thức:
DI = DW x DR + RW x RR + AW x AR + SW x SR + TW x TR + IW x IR + CW x CR
Kết quả phân vùng:
* Đối với tầng qh
- Vùng khả năng tự bảo vệ cao có chỉ số DRASTIC DI: 80 - 120, với diện tích
1,4 km2 chiếm 0,5 %; phân thành các khoảnh nhỏ nằm rải rác thuộc TX. An Nhơn,
Tuy Phước và Tp. Quy Nhơn.
- Vùng khả năng tự bảo vệ trung bình có chỉ số DRASTIC DI:120 - 159, với diện
tích 112,4 km2 chiếm 43,3 %; phân bố thành các khoảnh nằm rải rác trong khu vực
thuộc TX. An Nhơn, H. Tuy Phước và Tp. Quy Nhơn.
- Vùng khả năng tự bảo vệ thấp có chỉ số DRASTIC DI: 160 - 199, với diện tích
146 km2 chiếm phần lớn 56,2 % diện tích vùng, phân bố chủ yếu ở H. Tuy Phước
thành một dải kéo dài từ phía Bắc huyện chạy dọc xuống dưới, kết thúc ở khu vực Tp.
Quy Nhơn, ngoài ra còn phủ lên toàn bộ diện tích bên bán đảo và các khoảnh thuộc
TX. An Nhơn.

Hình 2.16- Sơ đồ phân vùng khả năng tự bảo vệ của tầng qh

40
* Đối với tầng qp lộ trên mặt
- Vùng khả năng tự bảo vệ cao có chỉ số DRASTICDI: 80 - 120, với diện tích 1,2
2
km chiếm 0,6 %; phân bố thành một khoảnh nhỏ nằm ở trung tâm TX. An Nhơn.
- Vùng khả năng tự bảo vệ trung bình có chỉ số DRASTIC DI: 120 - 159, với
diện tích 80,3 km2 chiếm 38,0 %; phân bố thành một khoảnh lớn nằm ở phía Tây Nam
TX. An Nhơn, ngoài ra còn có các khoảnh nằm rải rác trong khu vực thuộc TX. An
Nhơn, H. Tuy Phước và Tp. Quy Nhơn.
- Vùng khả năng tự bảo vệ thấp có chỉ số DRASTIC DI: 160 - 199, với diện tích
129,4 km2 chiếm 61,4 %; phân bố thành một dải kéo dài từ H. Tây Sơn, chạy xuống
phía Nam đi qua khu vực trung tâm TX. An Nhơn rồi đi xuống qua phía Tây Nam H.
Tuy Phước, Tp. Quy Nhơn và kết thúc ở H. Vân Canh.

Hình 2.17- Sơ đồ phân vùng khả năng tự bảo vệ của tầng qp lộ trên mặt

41
chiÒu s©u mùc n­ í c
Çng qh vµ qp

c n­ í c qh > qp
H.
H. PHï
PHï C¸
C¸ T
T
c n­ í c qh < qp

S¬ nn
Y S¬
Òdµy lí p c¸ ch n­ í c

T¢ Y
H. T¢
7.5-10m
Sg.TrÐ
Sg.TrÐnn

H.
5 - 7.5m
2.5 - 5m Ký hiÖu
>0 - 2.5m
h«ng cã lí p c¸ ch n­ í c Tx
Tx .. An
An Nh
Nh ¬¬ nn
KKT.
KKT. Nh
Nh ¬¬ nn Hé
Hé ii
ng tù b¶o vÖ H.
H. Tu
Tuyy Ph
Ph ­­ íí cc

Kh«ng ®­ î c b¶o vÖ

Vï ng ®iÒu tra

§§ Çm
Çm tt hh ÞÞnn ¹¹ ii Ký hiÖu -
í p c¸ ch n­ í c

1 - 2m
0 - 1m
TP.
TP. Qu
Quyy Nh
Nh ¬¬ nn
kh«ng cã
7
9
an hÖchiÒu s©u
gi÷a tÇng qp vµ n 10
Mùc n­ í c qp > n
Mùc n­ í c qp < n
H.
H. V©n
V©n Ca
Ca nn hh Ký hiÖu - § iÓ
ï ng ®iÒu tra c h ó g i¶i 1
2
Kh¶ n¨ ng Tù b¶o vÖcao 3
5
Kh¶ n¨ ng tù b¶n vÖ
Kh¶ n¨ ng Tù b¶o vÖ
7
trung b×nh
9
9 Cao Kh¶ n¨ng Tù b¶o vÖthÊp 10
59 Trung b×nh
99 ThÊp Hình 2.18- Sơ đồ phân vùng khả năng tự bảo vệ của các TCN thứ nhất
II.2.2. Kết quả đánh giá khả năng tự bảo vệ các tầng chứa nước bị phủ bằng
phương pháp UNESCO
II.2.2.1. Sơ lược đặc điểm các tầng chứa nước bị phủ
a) Đối với vùng tầng qp bị phủ
Tổng diện phân bố rộng khoảng 426,2 km2. Trong đó, phần bị tầng qh phủ trực
tiếp lên trên tập trung ở phía nam H. Phù Cát (gồm xã Cát Hưng, Cát Nhơn, Cát
Thắng, Cát Tiến, Cát Chánh); phía bắc H. Tuy Phước (gồm các xã Phước Hưng,
Phước Quang, Phước Thắng, Phước Sơn, Phước Hiệp, Phước Hòa, Phước Thuận,
Phước Nghĩa, Phước Lộc, một phần TT. Tuy Phước, TT. Diêu Trì); một phần phía
đông Tx. An Nhơn (gồm các xã Nhơn Hạnh, Nhơn Phong, Nhơn Hưng, TT. Bình
Định); toàn bộ phần trung tâm Tp. Quy Nhơn và phía nam xã Nhơn Hội, Tp. Quy
Nhơn với tổng diện tích vùng bị phủ là 215,9 km2.
b)Tầng chứa nước Neogen (tầng Neogen)
TCN bao gồm các trầm tích hệ tầng Bình Định (Nbđ). Trong phạm vi nghiên cứu,
TCN trầm tích Neogen có diện tích phân bố hẹp, khoảng 90,0 km 2, chiếm khoảng 15 %
diện tích vùng. Chúng phân bố thành hai khoảnh, khoảnh một ở khu vực trung tâm vùng
nghiên cứu (gồm xã Nhơn Thành, Nhơn Phong, Nhơn Hạnh, Nhơn Hưng, TT. Bình
Định, Nhơn An TX. An Nhơn; xã Phước Thắng, Phước Sơn, Phước Hiệp, Phước Hưng,
Phước Quang H. Tuy Phước - nơi có các lỗ khoan BD7; BD12; BD16; BD8; LK18;

42
LK383) và một khoảnh nhỏ ở khu vực phía tây TX. An Nhơn (gồm xã Nhơn Lộc, Nhơn
Khánh, Nhơn Thọ TX. An Nhơn - nơi có các lỗ khoan LK21; BD13).
Toàn bộ diện tích của tầng Neogen bị tầng qh và tầng qp phủ lên trên.
tầng Neogen có chiều dày thay đổi từ 5,0 m (LK7) đến >300 m (LK21), chiều dày
trung bình 69,2 m. Trong tổng số 8 lỗ khoan nghiên cứu có 02 lỗ khoan có chiều dày
tầng 10-20 m (chiếm 25,0 %); 06 lỗ khoan có chiều dày tầng > 20 m (chiếm 75,0 %); Chi
tiết xem phụ lục.
Chiều sâu mái TCN phân bố từ 3,9 m (BD8) đến 33,0 m (BD13), trung bình 14,4
m. Chiều sâu đáy TCN phân bố từ 21m (BD7) đến > 300 m (LK21), trung bình 75,54 m.
Thành phần thạch học chủ yếu là cát kết, sạn kết, cát sạn kết xen các lớp sét kết gắn
kết rất yếu.
NDĐ thuộc tầng Neogen chủ yếu là nước có áp, tính thấm của đất đá thuộc lại
trung bình đến cao.
Kết quả tính toán thông số ĐCTV cho hệ số dẫn nước đạt từ 173,9 m 2/ngày (BD8)
đến 626,50 m2/ngày (BD12), trung bình Km = 291,13 m2/ngày.
Nước tàng trữ và vận động trong tầng Neogen chủ yếu là nước nhạt, nước thuộc
loại Clorua bicacbonat - Natri, magie hoặc Bicacbonat clorua - Natri, magie, canxi. Tại
khu vực phía bờ tây Đầm Thị Nại, vùng nước mặn (M >1 g/l) phân bố thành dải chạy
dọc theo bờ phía tây Đầm Thị Nại từ xã Nhơn Hạnh TX. An Nhơn đến xã Phước Hiệp,
Phước Sơn H. Tuy Phước. Tổng diện tích vùng mặn là khoảng 28 km2.
Mực nước trong tầng Neogen biến đổi theo mùa, theo tài liệu quan trắc cho thấy
mực nước tĩnh biến đổi từ 1,2 m đến 4 – 5 m (khu vực Nhơn Khánh, Nhơn Lộc TX. An
Nhơn) vào mùa khô; và từ 1,0 m đến 3 – 4 m vào mùa mưa. Nước trong tầng được cung
cấp từ nước tầng trên. Từ tài liệu quan trắc lỗ khoan đã lập biểu đồ mối quan hệ mực
nước giữa tầng qp và tầng Neogen như sau:
Về quan hệ địa tầng, từ tài liệu thu thập và kết quả thi công các lỗ khoan của dự án
cho thấy tầng qp nằm trực tiếp lên tầng Neogen tại khu vực các lỗ khoan BD7, LK18;
tầng qh nằm trực tiếp lên tầng Neogen tại khu vực các lỗ khoan BD16; còn khu vực
BD13, LK21 thì giữa tầng qp và tầng Neogen có một lớp sét mỏng ngăn cắt.
Miền thoát của NDĐ trong tầng Neogen có thể bằng quá trình thấm lên TCN bên
trên.
Như vậy có thể thấy rằng, khu vực giữa tầng qh, tầng qp và tầng Neogen không có
lớp sét ngăn cắt, nước tầng qh và tầng qp có quan hệ thủy lực chặt chẽ với tầng Neogen,
khi tầng qh và tầng qp bị nhiễm bẩn thì sẽ xâm nhập trực tiếp vào tầng Neogen.
II.2.2.2 Kết quả phân vùng khả năng tự bảo vệ của các tầng chứa nước bị phủ
1. Đối với tầng qp bị phủ
a) Thông số chiều dày của lớp cách nước
Lớp cách nước bao gồm các trầm tích sông - biển và trầm tích sông - biển - đầm lầy
3
(Q1 ;), đây là tầng nằm dưới tầng qh và nằm trên tầng qp. Tầng phân bố rộng khắp vùng

43
đồng bằng, nhiều nơi bị bào xói thành vát mỏng, có nơi mất hẳn tạo nên của sổ ĐCTV
như đã trình bày chi tiết trong mô tả tầng qh.
Trên mặt cắt, đây là lớp nằm dưới tầng qh và nằm trên tầng qp. Lớp cách nước này
chỉ tồn tại thành các khoảnh nhỏ, chủ yếu mất hẳn tạo nên của sổ ĐCTV giữa tầng qh và
tầng qp trên.
Đất đá cấu thành tầng bao gồm sét, sét pha đa phần có màu loang lổ đặc trưng, đôi
nơi là sét pha bột sét, sét bùn lẫn tàn tích thực vật màu đen, xám đen.
Bắt gặp lớp cách nước tại các lỗ khoan BD3 (dày 11 m), BD5 (dày 2,5 m), LK26
(dày 6,5 m), CBD20 (dày 11,1 m). Vùng còn lại chủ yếu không có lớp cách nước.
Kết quả phân vùng:
Vùng có bề dày lớp cách nước, mo < 5 m có diện tích 171,8 km2 chiếm 99,01 %;
phân bố phần lớn diện tích vùng bị phủ tầng qp.
Vùng có bề dày lớp cách nước, m o = 5 – 10 m có diện tích 1,67 km 2, phân bố tại
phía tây nam khu vực TX. An Nhơn.
Vùng có bề dày lớp cách nước, mo > 10 m có diện tích 0,04 km2, phân bố tại 1 lỗ
khoan CBD20 thuộc TX. An Nhơn.

Hình 2.19- Sơ đồ phân vùng bề dày lớp cách nước giữa tầng qh và tầng qp bị phủ
b) Thông số mối quan hệ về mực nước của tầng qh và tầng qp bị phủ
Nước trong tầng được nước mưa, nước mặt bổ cập. Ngoài ra, nước trong tầng
còn được bổ cập từ các TCN ven rìa phía Tây Nam cung cấp.
Về quan hệ thủy lực:

44
+ tầng qp có quan hệ thủy lực với tầng qh với mức độ khác nhau, tại những nơi tồn
tại cửa sổ ĐCTV thì có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Về quan hệ thủy lực giữa NDĐ với nước mặt:
Theo kết quả thí nghiệm Seepage trên các con sông lớn trong khu vực, các sông
trong khu vực đều có vai trò cung cấp cho NDĐ.
Từ tài liệu thu thập, quan trắc và đo đạc mực nước tại 229 lỗ khoan và điểm khảo
sát tầng qp và 714 lỗ khoan và điểm khảo sát tầng qh, tiến hành phân 3 vùng quan hệ
mực nước giữa tầng qh và tầng qp bị phủ.
Kết quả phân vùng:
Vùng có giá trị mực nước tĩnh tầng qh cao hơn tầng qp bị phủ có diện tích 48,8
2
km , phân bố thành các khoảnh nằm rải rác trên khu vực tầng qp bị phủ.
Vùng có giá trị mực nước tĩnh tầng qh cao hơn tầng qp bị phủ có diện tích 129,8
2
km , phân bố phần lớn diện tích tầng qp bị phủ.

Hình 2.20- Sơ đồ phân vùng mối quan hệ về mực nước giữa tầng qh và tầng qp bị phủ
Kết quả tính toán chồng chập 2 lớp thông tin bề dày lớp cách nước và quan hệ
mực nước của tầng qh với tầng qp bị phủ. Đã phân chia khả năng tự bảo vệ của tầng
qp bị phủ thành các vùng có khả năng tự bảo vệ như sau:
Kết quả phân vùng:
Vùng được bảo vệ tốt: tầng qp được phủ bởi một lớp cách nước ổn định theo diện
tích với chiều dày mo > 10 m và mực nước tầng qp > mực nước tầng qh. Vùng này
phân bố thành một khoảnh rất nhỏ thuộc TX. An Nhơn với tổng diện tích 0,04 km 2
chiếm 0,02 % diện tích đánh giá.

45
Vùng được bảo vệ có điều kiện: tầng qp được phủ bởi một lớp cách nước ổn định
theo diện tích và liên tục với chiều dày mo > 10 m và mực nước tầng qp < mực nước
tầng qh hoặc chiều dày lớp sét từ 5 m ≤ mo ≤ 10 m và mực nước tầng qp > mực nước
tầng qh. Vùng này phân bố thành một khoảnh nhỏ nằm ở trung tâm TX. An Nhơn với
tổng diện tích 1,8 km2 chiếm 1,0 % diện tích đánh giá.
Vùng không được bảo vệ: tầng qp được phủ bởi một lớp cách nước với chiều dày
từ mo < 5 m và mực nước tầng qp ≤ mực nước tầng qh hoặc những khu vực tồn tại cửa
sổ ĐCTV. Vùng này phân bố gần như toàn bộ diện tích vùng bị phủ tầng qp với tổng
diện tích 207,3 km2 chiếm 98,98 % diện tích đánh giá.

Hình 2.21- Sơ đồ phân vùng khả năng tự bảo vệ tầng qp bị phủ


2. Đối với tầng Neogen
TCN bao gồm các đá trầm tích gắn kết yếu (Nsb). Tầng nằm dưới tầng cách nước
thứ 3 kể từ mặt đất, có nơi nằm trực tiếp dưới diện lộ tầng qp, còn ở ven rìa có khi nằm
ngay dưới lớp cách nước trên cùng.
Diện phân bố của tầng: TX. An Nhơn và H. Tuy Phước được chia thành 2 khoảnh:
một khoảnh nằm ở trung tâm TX. An Nhơn, khoảnh còn lại nằm ở phía Đông TX. An
Nhơn, Tây Bắc H. Tuy Phước. Tổng diện tích phân bố TCN 73,1 km2.
Chiều dày tầng từ 5 m (BD7) đến 102,6 m (LK21).
Phủ trực tiếp lên TCN là lớp sét cách nước có chiều dày từ 0,5 m đến 6,3 m. Gần
như toàn bộ diện tích TCN không có lớp phủ cách nước.

46
Nước tàng trữ và vận động trong TCN chủ yếu là có áp lực, hệ số dẫn áp có giá trị
173,9 - 627 m2/ngày. Tỷ lưu lượng các lỗ khoan thay đổi từ 0,1 l/m.s (BD13) đến 1,8
l/m.s (BD12).
NDĐ trong tầng chủ yếu là nước nhạt, kiểu nước phổ biến là Bicacbonat Canxi
(hoặc Natri hay Magie).
Đối với tầng Neogen tương tự như tầng qp khả năng tự bảo vệ được đánh giá bằng
phương pháp UNESCO dựa trên 2 tiêu chí: bề dày lớp cách nước giữa 2 tầng qp bên trên
và tầng qp bên dưới đồng thời xác định quan hệ mực nước giữa 2 TCN.
a) Thông số chiều dày của lớp cách nước giữa tầng qp bị phủ và tầng Neogen.
Lớp cách nước giữa tầng qp và tầng Neogen, lớp cách nước chỉ xuất hiện ở một số
lỗ khoan, hầu như mất hẳn tạo nên của sổ ĐCTV giữa hai tầng.
Trên mặt cắt, đây là tầng nằm dưới tầng qp. Tầng phân bố rộng khắp vùng đồng
bằng, nhiều nơi bị bào xói thành vát mỏng, có nơi mất hẳn tạo nên của sổ ĐCTV giữa hai
tầng qp và tầng Neogen. Thành phần đất đá cấu thành nên tầng bao gồm sét màu nâu
xám, sét pha có xen kẹp lớp mỏng cát pha, sét chứa ít cát đôi chỗ có chứa mùn thực vật.
Lớp cách nước quan sát thấy được ở các lỗ khoan BD13 (4,3 m) và BD10 (0,4 m).
Kết quả phân vùng:
Vùng có bề dày lớp cách nước, m o <5 m có diện tích 73,1 km 2, chiếm toàn bộ
diện tích tầng Neogen.

Hình 2.22- Sơ đồ phân vùng bề dày lớp cách nước giữa tầng Neogen và TCN bên trên
b) Thông số mối quan hệ về mực nước của tầng qp bị phủ và tầng Neogen

47
Về mức độ quan hệ thủy lực của tầng qp với tầng Neogen và các cửa sổ ĐCTV
giữa 2 tầng trên đã được trình bày chi tiết ở phần mô tả tầng qp, mức độ quan hệ thủy
lực giữa tầng Neogen với các sông hồ trong khu vực cũng tương tự như tầng qp do lớp
cách nước giữa 2 tầng không liên tục và hầu như mực nước giữa 2 tầng này là như
nhau tạo thành 1 hệ thống thủy lực duy nhất.
Kết quả phân tích đồ thị dao động mực nước giữa 2 tầng Neogen và tầng qp tại
các công trình quan trắc cho thấy sự dao động đồng pha nhau.
Như vậy, giữa tầng Neogen và tầng qp có lớp cách nước nhưng phân bố không
liên tục, nhiều nơi bị bào xói hoàn toàn tạo thành một hệ thống thủy lực chung. Đồng
thời NDĐ tầng qp và tầng Neogen có quan hệ với nước mặt hệ thống các sông.
Kết quả phân vùng:
Vùng có mực nước tầng qp cao hơn mực nước tầng Neogen phân bố chủ yếu tập
trung nửa phía đông của tầng Neogen. Diện tích phân bố 35,1 km2 chiếm 48 % diện tích
nghiên cứu.
Vùng có mực nước tầng qp thấp hơn tầng Neogen phân bố chủ yếu tập trung ở
nửa phía tây của tầng Neogen. Diện tích phân bố là 38 km 2 chiếm 52% diện tích
nghiên cứu.

Hình 2.23- Sơ đồ phân vùng quan hệ mực nước giữa tầng Neogen và tầng qp
Kết quả phân vùng UNESCO:
Kết quả tính toán chồng chập 2 lớp thông tin bề dày lớp cách nước và quan hệ
mực nước của tầng qp với tầng Neogen. Đã phân chia khả năng tự bảo vệ của tầng
Neogen thành các vùng có khả năng tự bảo vệ như sau:
48
Vùng không được bảo vệ: tầng Neogen được phủ bởi một lớp cách nước với
chiều dày từ mo < 5 m và mực nước tầng Neogen > hoặc < mực nước tầng qp hoặc
những khu vực tồn tại cửa sổ ĐCTV, chiến diện tích toàn tầng Neogen 73,1 km2.

Hình 2.24- Sơ đồ phân vùng khả năng tự bảo vệ của tầng Neogen

49
hÖchiÒu s©u mùc n­ í c
a tÇng qh vµ qp
Mùc n­ í c qh > qp
H. PHï
PHï C¸
C¸ T
T

S¬ nn
Mùc n­ í c qh < qp

Y S¬
BÒdµy lí p c¸ ch n­ í c

T¢ Y
H. T¢
Sg.TrÐ
Sg.TrÐnn

H.
Ký hiÖu

kh«ng cã lí p c¸ ch n­ í c Tx .. An Nh ¬ nn
KKT. Nh ¬¬ n Hé
KKT. Nh Hé ii
n¨ ng tù b¶o vÖ H. Tu y Ph ­­ íí c
Kh«ng ®­ î c b¶o vÖ
Vï ng ®iÒu tra

§§ Çm
Çm tt hh ÞÞnn ¹¹ ii Ký hiÖu -

1 - 2m
0 - 1m
TP.
TP. Qu
Quyy Nh
Nh ¬¬ nn
kh«ng cã
7
9
quan hÖchiÒu s©u
­ í c gi÷a tÇng qp vµ n 1
Mùc n­ í c qp > n
Mùc n­ í c qp < n
H.
H. V©n
V©n Ca
Ca n h c h ó g i¶i Ký hiÖu - § iÓ
I. TCNqp bÞphñ 1
Kh¶ n¨ ng tù b¶o vÖCao 2
3
Kh¶ n¨ ng tù b¶o vÖTrung b×nh
5
sè - Kh¶ n¨ ng tù b¶n vÖ Kh¶ n¨ ng tù b¶o vÖThÊp 7
II. TCNn 9
Kh¶ n¨ ng tù b¶o vÖThÊp 10
Trung b×nh
Hình 2.25- Sơ đồ phân vùng khả năng tự bảo vệ của các TCN bị phủ
II.2.3. Kết quả đánh giá mức độ dễ bị tổn thương các tầng chứa nước cần bảo vệ
đối với xâm nhập mặn bằng phương pháp GALDIT
Trong báo cáo này, tập thể tác giả đánh đánh giá mức độ dễ bị tổn thương các
tầng chứa nước cần bảo vệ đối với xâm nhập mặn đối với đường độ tổng khoáng hóa
(M=1 g/l) bằng phương pháp GALDIT
a) Đặc tính tầng chứa nước, (G)
Đối với TCN có áp và TCN không áp, biên độ dao động của mực áp lực và mực
nước xảy ra mạnh mẽ hơn các TCN thấm xuyên và TCN bán áp, vì vậy nó dễ kéo theo
khả năng xâm nhập mặn của nước biển khi mực áp lực và mực nước thay đổi.
Theo kết quả tổng hợp và phân tích số liệu thu thập, tầng qh được coi là TCN
không áp. Từ đó điểm cho tầng qh 7,5. tầng qp được xác định là TCN có áp thấm
xuyên nên có điểm 5,0. tầng Neogen được xác định là TCN bán vô hạn nên có điểm
2,5. Dưới đây là sơ đồ phân vùng:

50
Hình 2.26- Kết quả phân vùng yếu tố đặc tính tầng chứa nước (G) ảnh hưởng đến xâm
nhập mặn tầng qh (a), tầng qp (b), tầng Neogen (c)
b) Hệ số thấm, (A)
Hệ số thấm của tầng chứa nước là khả năng di chuyển nước của các thành tạo đất
đá trong tầng. Nó phụ thuộc tính thấm nội tại của các vật liệu và mức độ bão hòa nước.
Nhân tố này kiểm soát sự vận động của nước trong TCN. Nếu TCN có hệ số thấm cao
thì khả năng di chuyển của nước trong TCN là lớn và ngược lại. Để xác định hệ số
thấm của TCN cần phải khoan thăm dò, thí nghiệm hiện trường (hút nước thí nghiệm,
đổ nước thí nghiệm, múc nước thí nghiệm) và thí nghiệm thấm trong phòng, quan trắc
mực nước ở lỗ khoan thí nghiệm và lỗ khoan quan sát.
Để đánh giá tham số hệ số thấm TCN dựa vào kết quả hút nước thí nghiệm của
các lỗ khoan khai thác trong TCN. Từ giá trị hệ số thấm của các lỗ khoan sử dụng các
phương pháp nội suy để vẽ bản đồ hệ số thấm theo các giá trị hệ số thấm khác nhau.
Từ các khoảng hệ số thấm đã nội suy được dựa vào thang điểm đánh giá đối với nhân
tố hệ số thấm A để cho điểm các khoảnh vùng có hệ số thấm khác nhau.
51
Theo kết quả phân vùng tham số hệ số thấm, vùng nghiên cứu được phân thành 4
vùng: các vùng được đánh giá lần lượt 2,5 điểm; 5 điểm; 7,5 điểm và 10,0 điểm.
Đối với tầng qh: Vùng được đánh giá 2,5 điểm là khu vực trung tâm TCN và một
khoảnh nằm ở bán đảo với diện tích 145,4 km 2. Vùng được đánh giá 5 điểm là khu vực
phân bố chủ yếu ở bán đảo và một khoảnh nằm ven đầm Thị Nại, ngoài ra còn có các
khoảnh nằm rải rác phía Tây Bắc TCN. Diện tích vùng 5 điểm là 86,2 km 2. Vùng được
đánh giá 7,5 điểm là 2 khoảnh, một nằm ở phía đông bắc TCN khu vực bán đảo và một
khoảng nằm ở phía Tây Bắc TCN, tổng diện tích đạt 21,9 km 2. Vùng được đánh giá 10
điểm là khu vực ven sông ở phía Tây Bắc tầng qh với diện tích là 5,5 km2.
Đối với tầng qp: Vùng được đánh giá 2,5 điểm là khu vực trung tâm TCN với
diện tích 0,2 km2. Vùng được đánh giá 5 điểm là khu vực phân bố chủ yếu ở bán đảo
và một khoảnh nằm ven đầm Thị Nại. Ngoài ra còn có các khoảnh nằm rải rác phía
Tây Bắc TCN. Diện tích vùng 5 điểm là 86,9 km 2. Vùng được đánh giá 7,5 điểm là 2
khoảnh, một nằm ở phía Đông Bắc TCN khu vực bán đảo và một khoảng nằm ở phía
Tây Bắc TCN, tổng diện tích đạt 201,3 km 2. Vùng được đánh giá 10 điểm là khu vực
ven sông ở phía Tây Bắc tầng qh với diện tích là 101,3 km2.
Đối với tầng Neogen: Vùng được đánh giá 2,5 điểm là các khoảnh nhỏ nằm ở
khu vực phía Tây tầng chứa nước với diện tích 9,6 km 2. Vùng được đánh giá 5 điểm là
khu vực trung tâm TCN. Diện tích vùng 5 điểm là 32,9 km 2. Vùng được đánh giá 7,5
điểm là khu vực nằm phía Bắc TCN, diện tích đạt 30,5 km2.
Dưới đây là kết quả phân vùng hệ số thấm:

52
Hình 2.27- Sơ đồ phân vùng yếu tố hệ số thấm (A) ảnh hưởng đến xâm nhập mặn tầng
qh (a), tầng qp (b), tầng Neogen (c)
c) Cốt cao mực nước, (L)
Chiều cao mực nước ngầm quyết định khả năng xâm nhập mặn của nước ngầm
vào tầng chứa nước. Chiều cao mực nước ngầm so với mực nước biển càng cao thì khả
năng xâm nhập mặn của nước biển vào TCN càng khó, ngược lại chiều cao mực nước
ngầm ở bên dưới mực nước biển thì khả năng xâm nhập mặn của nước biển vào TCN
là rất cao.
Để đánh giá mức độ tổn thương của nhân tố cốt cao mực nước dưới đất dựa vào
số liệu đo cốt cao mực nước của các lỗ khoan trong khu vực nghiên cứu. Sử dụng các
phương pháp nội suy để nội suy bản đồ cốt cao mực nước từ giá trị cốt cao mực nước
của các lỗ khoan. Từ bản đồ cốt cao mực nước nội suy, khoanh vùng và cho điểm theo
các khoảng trong thang điểm đánh giá cho nhân tố cốt cao mực nước.
Theo kết quả phân vùng tham số cốt cao mực nước, vùng nghiên cứu có mực
nước > 2 m ở cả 3 TCN nên có điểm là 2,5
53
Hình 2.28- Sơ đồ phân vùng yếu tố cốt cao mực nước (L) ảnh hưởng đến xâm nhập
mặn tầng qh (a), tầng qp (b), tầng Neogen (c)
d) Khoảng cách đến ranh mặn nhạt, (D)
Khoảng cách tính từ ranh giới mặn- nhạt đến vị trí phân bố TCN quyết định thời
gian dịch chuyển của nước biển vào TCN gây ra xâm nhập mặn. Khoảng cách càng xa
thì thời gian dịch chuyển của của nước biển vào TCN càng lâu càng làm giảm mức độ
tổn thương của xâm nhập mặn.
Từ ranh giới mặn- nhạt lần lượt khoanh các vùng cách ranh giới mặn- nhạt 500
m, 750 m, 1000 m. Theo thang điểm đánh giá nhân tố khoảng cách từ ranh giới mặn-
nhạt đến vị trí phân bố TCN để cho điểm các vùng đã khoanh.
Đối với tầng qh, vùng được đánh giá 2,5 điểm có diện tích 104,5 km 2. Vùng được
đánh giá 5 điểm có diện tích là 11,4 km2. Vùng được đánh giá 7,5 điểm diện tích đạt
11,9 km2. Vùng được đánh giá 10 điểm có diện tích là 131 km2.

54
Đối với tầng qp, vùng được đánh giá 2,5 điểm có diện tích 270 km 2. Vùng được
đánh giá 5 điểm có diện tích là 6,4 km 2. Vùng được đánh giá 7,5 điểm diện tích đạt 6,7
km2. Vùng được đánh giá 10 điểm có diện tích là 106,4 km2.
Đối với tầng Neogen, vùng được đánh giá 2,5 điểm có diện tích khoảng 36 km 2.
Vùng được đánh giá 5 điểm có diện tích là 2,19 km 2. Vùng được đánh giá 7,5 điểm
diện tích đạt 2,2 km2. Vùng được đánh giá 10 điểm có diện tích là 32,8 km2.
Dưới đây là sơ đồ phân vùng khoảng cách đến ranh giới mặn- nhạt:

Hình 2.29- Sơ đồ phân vùng yếu tố khoảng cách đến ranh giới mặn- nhạt (D) của tầng
qh (a), tầng qp (b), tầng Neogen (c)
e) Ảnh hưởng của hiện trạng xâm nhập mặn, (i)
Tham số hiện trạng ảnh hưởng của xâm nhập mặn được đánh giá thông qua tỷ lệ
hàm lượng Cl-/HCO3-. Tỷ lệ càng cao hàm lượng Cl - càng cao cho thấy xu hướng xâm
nhập mặn càng tăng.
Tỷ lệ Cl-/HCO3- được xác định thông qua kết quả phân tích thành phần hóa của
các mẫu nước lấy trong các lỗ khoan trong vùng nghiên cứu từ đó tính tỷ lệ hàm lượng

55
Cl-/HCO3-. Từ tỷ lệ Cl-/HCO3- xác định được ở các lỗ khoan áp dụng các phương pháp
nội suy để vẽ các đường đẳng, sau đó khoanh vùng cho điểm tham số I theo thang
điểm đánh giá tham số I.
Kết quả phân vùng hiện trạng ảnh hưởng của xâm nhập mặn cho vùng nghiên
cứu gồm 4 vùng lần lượt có điểm số 2,5 điểm; 5 điểm; 7,5 điểm và 10 điểm.
Đối với tầng qh, vùng được đánh giá 2,5 điểm là khu vực trung tâm TCN và phủ
gần hết bán đảo với diện tích 176,8 km 2. Vùng được đánh giá 5 điểm là dải chạy dọc
TCN. Diện tích vùng 5 điểm là 22,4 km 2. Vùng được đánh giá 7,5 điểm là dải chạy
dọc TCN. Diện tích vùng 5 điểm là 19,1 km2. Vùng được đánh giá 10 điểm là dải chạy
dọc ven biển, diện tích là 40,6 km2.
Đối với tầng qp, vùng được đánh giá 2,5 điểm là nửa phía tây với diện tích 269,5
km2. Vùng được đánh giá 5 điểm là dải chạy dọc ven biển. Diện tích vùng 5 điểm là 20,6
km2. Vùng được đánh giá 7,5 điểm là dải chạy dọc TCN. Diện tích vùng 7,5 điểm là 15,8
km2. Vùng được đánh giá 10 điểm là dải chạy dọc ven biển, diện tích là 83,7 km2.
Đối với tầng Neogen, vùng được đánh giá 2,5 điểm là các khoảnh nhỏ nằm ở khu
vực phía tây TCN với diện tích 38,8 km2. Vùng được đánh giá 5 điểm là khu vực trung
tâm TCN. Diện tích vùng 5 điểm 6,7 km 2. Vùng được đánh giá 7,5 điểm là khu vực
nằm phía bắc TCN, diện tích đạt 5,4 km 2. Vùng đánh giá 10 điểm là khu vực phía bắc
TCN với diện tích 20,9 km2.
Dưới đây là sơ đồ phân vùng ảnh hưởng hiện trạng xâm nhập mặn:

56
Hình 2.30- Sơ đồ phân vùng yếu tố ảnh hưởng của hiện trạng xâm nhập mặn (i) của
tầng qh (a), tầng qp (b), tầng Neogen (c)
f) Bề dày đới bão hòa tầng chứa nước, (T)
Chiều dày TCN quyết định khả năng lưu giữ và thời gian dịch chuyển của nước
biển vào TCN. Chiều dày TCN càng lớn thì thời gian lưu trữ và dịch chuyển của nước
biển trong TCN càng dài, dẫn đến khả năng tổn thương do xâm nhập mặn của TCN
càng lớn.
Để đánh giá mức độ tổn thương của nhân tố T dựa vào tài liệu khoan của các lỗ
khoan trong TCN. Từ giá trị chiều dày TCN của mỗi lỗ khoan sử dụng phương pháp nội
suy để vẽ bản đồ bề dày đới bão hòa TCN. Sau đó khoanh vùng và gán điểm theo thang
điểm đánh giá cho nhân tố chiều dày TCN.
Kết quả phân vùng chiều dày TCN cho vùng nghiên cứu: Chia thành 4 vùng lần
lượt có điểm số: 2,5 điểm; 5 điểm; 7,5 điểm; 10 điểm.
Đối với tầng qh, vùng được đánh giá 2,5 điểm là dải chạy ven biển vùng trung
tâm Tp. Quy Nhơn với diện tích 5,4 km 2. Vùng được đánh giá 5 điểm là dải chạy ven
vùng trung tâm Tp. Quy Nhơn, diện tích 2,5 km 2. Vùng được đánh giá 7,5 điểm là dải
chạy ven vùng trung tâm Tp. Quy Nhơn, diện tích 1,3 km 2. Vùng được đánh giá 10
điểm chiếm phần lớn diện tích tầng qh, diện tích là 249,8 km2.
Đối với tầng qp, vùng được đánh giá 2,5 điểm là dải chạy ven biển vùng trung
tâm Tp. Quy Nhơn, vùng Tây Bắc TCN và một khoảnh ở phía tây nam với diện tích
33,5 km2. Vùng được đánh giá 5 điểm là dải chạy ven vùng trung tâm Tp. Quy Nhơn
và một dải chạy ven phần phía Tây Bắc TCN với diện tích 19,4 km 2. Vùng được đánh
giá 7,5 điểm là dải chạy ven vùng trung tâm Tp. Quy Nhơn và một dải chạy ven phần
phía Tây Bắc TCN với diện tích 44,8 km2. Vùng được đánh giá 10 điểm chiếm phần
lớn diện tích tầng qp với tổng diện tích 291,8 km2.
Đối với tầng Neogen, do các lỗ khoan đều có bề dày đới bão hòa lớn hơn 10 m
nên đều được đánh giá 10 điểm. Dưới đây là sơ đồ phân vùng ảnh hưởng của bề dày
đới bão hòa TCN:
57
Hình 2.31- Sơ đồ phân vùng yếu tố bề dày đới bão hòa (T) ảnh hưởng đến xâm nhập
mặn tầng qh (a), tầng qp (b), tầng Neogen (c)
* Xây dựng bản đồ phân vùng khả năng tự bảo vệ trước xâm nhập mặn
Kết quả đánh giá (bản đồ phân vùng mức độ tổn thương do xâm nhập mặn đối
với đường tổng khoáng hóa M=1 g/l) được tổng hợp lại bằng phép cộng bản đồ được
thực hiện trong ArcGIS theo công thức:
GALDIT = (G + 3×A + 4×L + 4×D + I + 2×T)/15
Vùng có điểm số <5 được coi là có mức độ tổn thương thấp, vùng có điểm số 5 –
7,5 được coi là có mức độ tổn thương trung bình và > 7,5 được coi là có mức độ tổn
thương cao.
Đối với tầng qh, điểm số tính toán được phân ra 3 vùng có các mức độ tự bảo vệ
trước nhiễm mặn. Do vậy, TCN được chia ra làm 3 mức độ tự bảo vệ. Khu vực có mức
độ tự bảo vệ rất kém nằm ở nằm trong ranh giới mặn nhạt phía ven đầm Thị Nại, chạy
dọc từ phía H. Phù Cát, đi qua khu vực phía Đông H. Tuy Phước và kết thúc ở khu trung
tâm thành phố Quy Nhơn có diện tích 150,7 km2. Khu vực được xác định là có mức độ tự
58
bảo vệ ở mức trung bình là một dải chạy dọc theo ranh giới mặn nhạt với bán kính
khoảng 0,5 – 0,6 km với diện tích 36,1 km2. Khu vực còn lại nửa phía Tây TCN và phần
lớn bán đảo là khu vực có khả năng tự bảo vệ tốt với diện tích 131,3 km2.

Hình 2.32- Sơ đồ phân vùng mức độ dễ bị tổn thương tầng qh đối với xâm nhập mặn
(M=1 g/l)
Đối với tầng qp, điểm số tính toán được phân ra 3 vùng có các mức độ tự bảo vệ
trước nhiễm mặn. Do vậy, TCN được chia ra làm 3 mức độ tự bảo vệ. Khu vực có mức
độ tự bảo vệ rất kém là khu vực nằm trong ranh giới mặn- nhạt gồm 2 khoảnh, một
khoảnh nằm phía Đông Bắc TCN, khu vực H. Phù Cát và khoảnh ven đầm Thị Nại
nằm ở phía Đông Nam khu vực nghiên cứu với diện tích 108,4 km 2. Khu vực nằm ở
trung tâm vùng nghiên cứu được xác định là có mức độ tự bảo vệ ở mức trung bình là
một dải chạy dọc ranh giới mặn- nhạt có bán kính 0,7 – 1,1 km với diện tích 28,7 km 2.
Khu vực xa biển nhất nằm về phía Tây, Bắc khu vực nghiên cứu được xác định là có
mức độ tự bảo vệ tốt với diện tích 289,1 km2.

59
Hình 2.33- Sơ đồ phân vùng mức độ dễ bị tổn thương tầng qp đối với xâm nhập mặn
(M=1 g/l)
Đối với tầng Neogen, điểm số tính toán được phân ra 3 vùng có các mức độ tự
bảo vệ trước nhiễm mặn. Do vậy, TCN được chia ra làm 3 mức độ tự bảo vệ. Khu vực
có mức độ tự bảo vệ rất kém là khu vực nằm trong ranh giới mặn- nhạt ở phía Đông
TCN với diện tích khoảng 28 km2. Khu vực nằm ở trung tâm tầng chứa nước được xác
định là có mức độ tự bảo vệ ở mức trung bình là một dải chạy dọc ranh giới mặn- nhạt
có bán kính 0,3 – 4 km với diện tích 11,3 km 2. Khu vực xa biển nhất nằm về phía Tây
TCN được xác định là có mức độ tự bảo vệ tốt với diện tích 33,8 km2.

60
Hình 2.34- Sơ đồ phân vùng mức độ dễ bị tổn thương tầng Neogen đối với xâm nhập
mặn (M=1 g/l)

61
CHƯƠNG III: BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG KHẢ NĂNG TỰ BẢO VỆ CỦA CÁC
TẦNG CHỨA NƯỚC

III.1. Cơ sở, nguyên tắc thành lập


III.1.1. Cơ sở thành lập
Bản đồ khả năng tự bảo vệ của các TCN cần bảo vệ, tỷ lệ 1:50.000 phải thể hiện
được nội dung các kết quả nghiên cứu. Các nội dung, thông tin thể hiện trên bản đồ
được thể hiện dựa trên các cơ sở sau:
+ Cơ sở khoa học:
- Các yếu tố nền địa hình: bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 (hệ tọa độ VN-2000);
- Các yếu tố nền ĐCTV: bản đồ ĐCTV tỷ lệ 1:50.000 (hệ tọa độ VN-2000). Bản
đồ ĐCTV là căn cứ để xác định các yếu tố về diện phân bố các TCN và các thành tạo
địa chất rất nghèo nước hoặc không chứa nước;
- Vùng khả năng tự bảo vệ của các TCN: được xây dựng trên cơ sở phương pháp
DRASTIC, UNESCO.
+ Hệ tọa độ: Bản đồ được thành lập ở hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia VN-
2000 theo Quy chuẩn số QCVN 42:2012/BTNMT ban hành tại Thông tư số
02/2012/TT-BTNMT ngày 19 tháng 03 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn thông tin địa lý cơ sở.
III.1.2. Nguyên tắc thành lập
Bản đồ khả năng tự bảo vệ của các TCN cần bảo vệ tỷ lệ 1:50.000 được xây
dựng theo nguyên tắc thể hiện nội dung các kết quả nghiên cứu về mức độ dễ bị tổn
thương khác nhau đối với nhiễm bẩn, qua đó phân vùng các mức có khả năng tự bảo
vệ khác nhau cho các TCN. Theo nguyên tắc này, bản đồ thể hiện các thông tin: đường
và vùng có khả năng tự bảo vệ khác nhau; ranh giới phân bố các TCN; các yếu tố địa
hình và một số thông tin liên quan khác.
III.2. Nội dung và phương pháp thể hiện
III.2.1. Nội dung thể hiện
1. Yếu tố nền địa hình
Các yếu tố nền địa hình được thể hiện trên bản đồ gồm:
- Lớp hệ tọa độ: tên bản đồ, khung lưới, các yếu tố ngoài khung;
- Lớp địa hình: đường đồng mức, điểm độ cao và giá trị độ cao;
- Lớp thủy hệ: biển, sông, suối, hồ, ao, kênh rạch, kè, đập, đê... và tên của chúng;
- Lớp giao thông: đường bộ, đường sắt, cầu và tên của chúng;
- Lớp hành chính: trụ sở uỷ ban nhân dân huyện; tên các đơn vị hành chính: xã ,
phường, thị trấn, huyện;
- Lớp ranh giới: ranh giới xã/phường, huyện, ranh giới vùng tự bảo vệ.
Chi tiết các yếu tố địa hình được tuân thủ theo các quy định trong các quy chuẩn
thông tin địa lý do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Các yếu tố nền địa hình

62
được lược bỏ từ 15 % đến 25 % để đảm bảo ưu tiên thể hiện các yếu tố chuyên đề về
khả năng tự bảo vệ của các TCN dưới đất.
2. Yếu tố nền địa chất thủy văn
Các yếu tố nền ĐCTV được thể hiện trên bản đồ khả năng tự bảo vệ của các
TCN cần bảo vệ, tỷ lệ 1:50.000 gồm: Diện phân bố của các TCN và các thành tạo,
phức hệ không chứa nước.
3. Yếu tố chuyên đề
Thông tin thể hiện trên bản đồ khả năng tự bảo vệ của các TCN cần bảo vệ, tỷ lệ
1:50.000 gồm:
+ Vùng khả năng tự bảo vệ của các TCN thứ nhất tính từ mặt đất xuống (theo
phương pháp DRASTIC);
+ Vùng khả năng tự bảo vệ của các TCN bị phủ (theo phương pháp UNESCO).
III.2.2. Phương pháp thể hiện
1. Hình thức bản đồ
Tên bản đồ, khung, etiket được thể hiện theo mẫu bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000;
Chú giải của bản đồ được đặt ở trong khung bản đồ bên trái.
2. Kỹ thuật thể hiện nội dung bản đồ
a. Vùng đánh giá khả năng tự bảo vệ của các tầng chứa nước
- Phân vùng đánh giá khả năng tự bảo vệ của TCN trên mặt dựa vào chỉ số
DRASTIC (DI) chia ra các khoảng giá trị khác nhau và được đánh màu khác nhau như
sau:
+ Vùng khả năng tự bảo vệ tốt có DI, DIR < 100, được thể hiện bằng màu xanh
nhạt (Red: 176; Green: 255; Blue: 176);
+ Vùng khả năng tự bảo vệ trung bình có 100 < DI, DIR < 120, được thể hiện
bằng màu vàng nhạt (Red: 255; Green: 255; Blue: 208);
+ Vùng khả năng tự bảo vệ rất yếu có 120 < DI, DIR < 140, được thể hiện bằng
nền màu hồng nhạt (Red: 255; Green: 220; Blue: 208) có ô kẻ dọc đứng màu đen
(khoảng cách ô là 2mm);
- Phân vùng đánh giá khả năng tự bảo vệ của TCN bị phủ dựa vào 2 chỉ số lớp cách
nước nằm trên và mối quan hệ mực nước giữa tầng qh với tầng qp chia ra các khoảng giá
trị khác nhau và được đánh màu khác nhau như sau:
+ Vùng được bảo vệ tốt có m o > 10 m đồng thời H2 > H1, được thể hiện bằng
màu xanh lam (Red: 208; Green: 255; Blue: 208);
+ Vùng được bảo vệ có điều kiện có m o > 10 m đồng thời H2 = H1; Vùng có m o >
10 và H2 < H1; Vùng có mo = 5 -10 m đồng thời H2 > H1, được thể hiện bằng màu
vàng nhạt (Red: 255; Green: 255; Blue: 208);
+ Vùng không được bảo vệ có m o < 5 m đồng thời H2 < H1; Vùng có m o < 5 m
đồng thời H2 = H1, được thể hiện bằng màu hồng xẫm (Red: 255; Green: 208; Blue:
232); và vùng cửa sổ ĐCTV giữa tầng qh và tầng qp.

63
H. PHï C¸ T Ký hiÖu - § iÓm

b. Tuổi và đường ranh giới phân bố các tầng chứa nước


Đường ranh giới phân bố các TCN được thể hiện bằng đường nét màu tím 255-0-
KKT.
KKT. Nh
Nhnn¬¬ nn Hé
Sg.TrÐ
Sg.TrÐ Hé ii
y Ph
Ph ­­ íí cc 255 (thang màu R-G-B; 0,5 line) và kèm theo ký hiệu TCN.
- Ranh giới phân vùng khả năng tự bảo vệ thể hiện bằng đường nét đứt màu tím
than 128-0-128 (thang màu R-G-B; 0,5 line).
c. Các yếu tố liên quan khác
Tx . An Nh ¬ nn - Lỗ khoan nghiên cứu TCN được thể hiện bằng vòng tròn màu đen đường kính 3
An Nh
mm kèm theo các thông tin: số hiệu lỗ khoan, chiều sâu, bềKKT. dày. Nh Ký
¬ n Hé i
hiÖu - § iÓm
§§ Çm
Çm tt-hhTrạm ii khí tượng: H.
ÞÞnn ¹¹ đo Tu y Ph ­­ í c
thể hiện bằng hình tam giác 3 mm đặc màu xanh dương (Red:
0; Green: 0; Blue: 255) kèm theo các thông tin: Tên trạm, điểm số, lượng bổ cập;
8
- Ngoài các nội dung chính, trên bản đồ còn thể hiện một số thông tin khác về địa
hình như: Giao thông, địa giới, địa danh, địa hình, thủy hệ… theo quy định kỹ thuật
TP.
P. Qu
Qu yy Nh Nh ¬¬ nntrong xây dựng bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000.
§§ Çm
Çm tt hh ÞÞnn ¹¹ ii

7 4.6-9
9 1.5-4
TP. Qu y Nh
Nh ¬ n
10 0-1.5

Ký hiÖu - § iÓm sè - Kho¶ng g


c h ó g i¶i 1 >30.5
2 22.9 -
H. V©n Ca n h Kh¶ n¨ng Tù b¶o vÖcao c h ó g i¶ i 3 15.2 -
I. TCNqp bÞphñ
5 9.1 - 1
Kh¶ n¨ng Tù b¶o vÖ Kh¶ n¨ ng tù b¶o vÖCao
7 4.6-9.1
trung b×nh Kh¶ n¨ ng tù b¶o vÖTrung b×nh
9 1.5-4.6
Kh¶ n¨ng Tù b¶o vÖthÊp Kh¶ n¨ ng tù b¶o vÖThÊp 10 0-1.5
II. TCNn
Kh¶ n¨ ng tù b¶o vÖThÊp
a. Các TCN thứ nhất b. Các TCN bị phủ
Hình 3.1- Chỉ dẫn bản đồ khả năng tự bảo vệ của các TCN
III.3. Thuyết minh bản đồ
Trên cơ sở phương pháp đánh giá khả năng tự bảo vệ của các TCN vùng Đô thị
Quy Nhơn theo DRASTIC, UNESCO, đề án xây dựng các yếu tố đầu vào và thành lập
được 4 bản đồ tỷ lệ 1:50.000:
- Bản đồ phân vùng khả năng tự bảo vệ của tầng qh;

64
- Bản đồ phân vùng khả năng tự bảo vệ của tầng qp lộ trên mặt;
- Bản đồ phân vùng khả năng tự bảo vệ của tầng qp bị phủ;
- Bản đồ phân vùng khả năng tự bảo vệ của tầng Neogen.
Các bản đồ được thể hiện chi tiết như sau:
+ Bản đồ phân vùng khả năng tự bảo vệ của TCN thứ nhất (theo phương pháp
DRASTIC) với 4 vùng khả năng tự bảo vệ khác nhau:
* Đối với tầng qh
- Vùng khả năng tự bảo vệ cao: phân thành các khoảnh nhỏ nằm rải rác thuộc thị
xã An Nhơn, Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn, với diện tích 1,4 km2 chiếm 0,5 %;
- Vùng khả năng tự bảo vệ trung bình: phân bố thành các khoảnh nằm rải rác
trong khu vực thuộc thị xã An Nhơn, H. Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn, với diện
tích 112,4 km2 chiếm 43,3 %;
- Vùng khả năng tự bảo vệ thấp: diện tích vùng, phân bố chủ yếu ở H. Tuy Phước
thành một dải kéo dài từ phía bắc huyện chạy dọc xuống dưới, kết thúc ở khu vực
thành phố Quy Nhơn, ngoài ra còn phủ lên toàn bộ diện tích bên bán đảo và các
khoảnh thuộc thị xã An Nhơn, với diện tích 146 km2 chiếm phần lớn 56,2 %.
* Đối với tầng qp lộ trên mặt
- Vùng khả năng tự bảo vệ cao: phân bố thành một khoảnh nhỏ nằm ở trung tâm
thị xã An Nhơn, với diện tích 1,2 km2 chiếm 0,6 %;
- Vùng khả năng tự bảo vệ trung bình: phân bố thành một khoảnh lớn nằm ở phía
Tây Nam thị xã An Nhơn, ngoài ra còn có các khoảnh nằm rải rác trong khu vực thuộc
thị xã An Nhơn, H. Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn, với diện tích 80,3 km 2 chiếm
38,0 %;
- Vùng khả năng tự bảo vệ thấp: phân bố thành một dải kéo dài từ H. Sơn Tây,
chạy xuống phía Nam đi qua khu vực trung tâm thị xã An Nhơn rồi đi xuống qua phía
Tây Nam H. Tuy Phước, thành phố Quy Nhơn và kết thúc ở H. Vân Canh, với diện
tích 129,4 km2 chiếm 61,4 %.
+ Bản đồ phân vùng khả năng tự bảo vệ của TCN bị phủ (theo phương pháp
UNESCO) với 3 vùng khả năng tự bảo vệ khác nhau:
* Đối với vùng tầng qp bị phủ
+ Vùng khả năng tự bảo vệ cao: Vùng này phân bố thành một khoảnh rất nhỏ
thuộc thị xã An Nhơn với tổng diện tích 0,04 km2 chiếm 0,02%
+ Vùng khả năng tự bảo vệ trung bình: Vùng này phân bố thành một khoảnh nhỏ
nằm ở trung tâm thị xã An Nhơn với tổng diện tích 1,8 km2 chiếm 1,0%
+ Vùng khả năng tự bảo vệ thấp: Vùng này phân bố gần như toàn bộ diện tích
vùng bị phủ tầng qp với tổng diện tích 207,3 km2 chiếm 98,98%
* Đối với vùng tầng Neogen
+ Vùng khả năng tự bảo vệ thấp: tầng Neogen được phủ bởi một lớp cách nước
với chiều dày từ mo<5m và mực nước tầng Neogen > hoặc < mực nước tầng qp hoặc
những khu vực tồn tại cửa sổ ĐCTV, chiến diện tích toàn tầng Neogen 73,1 km2.

65
66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN
“Báo cáo đánh giá khả năng tự bảo vệ của các tầng chứa nước cần bảo vệ’’ đã
hoàn thành được mục tiêu đề ra. Báo cáo đã phân tích, lựa chọn phương pháp và thành
lập được các bản đồ khả năng tự bảo vệ các tầng qh; tầng qp và tầng Neogen. Theo đó
báo cáo làm sáng tỏ các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tự bảo vệ của các TCN, đồng
thời thành lập được bản đồ khả năng tự bảo vệ của các TCN thứ nhất kể từ mặt đất
bằng phương pháp DRASTIC gồm tầng qh, tầng qp lộ trên mặt; Phương pháp
UNESCO cho các tầng qp bị phủ và tầng Neogen; đánh giá mức độ dễ bị tổn thương
các tầng chứa nước cần bảo vệ đối với xâm nhập mặn bằng phương pháp GALDIT cụ
thể như sau:
+ Đối với các tầng chứa nước tầng qh và tầng qp lộ trên mặt kết quả đã phân tích,
đánh giá và phân thành 3 vùng khả năng tự bảo vệ: cao (2,6km2); trung bình
(192,7km2) và thấp (275,4 km2);
+ Đối với các các tầng chứa nước tầng qp bị phủ và tầng Neogen kết quả đã phân
tích, đánh giá và phân thành 3 vùng khả năng tự bảo vệ: cao (0,04 km2); trung bình
(1,78 km2) và thấp (280,4 km2);
+ Đối với mức độ dễ bị tổn thương tầng qp, tầng qh, tầng Neogen đối với xâm
nhập mặn bằng phương pháp GALDIT đã chia ra các vùng có mức độ tự bảo vệ rất
kém, mức độ tự bảo vệ ở mức trung bình và khu vực có khả năng tự bảo vệ tốt.
Bản đồ khả năng tự bảo vệ của các TCN là cơ sở để xây dựng các quy hoạch khai
thác, sử dụng tài nguyên NDĐ; quy hoạch vùng cấm, vùng hạn chế khai thác NDĐ; quy
hoạch đới phòng hộ, bảo vệ của công trình khai thác, sử dụng NDĐ ở Tp. Quy Nhơn.

KIẾN NGHỊ
Kết quả phân vùng và đánh giá khả năng tự bảo vệ của các TCN bước đầu đã chỉ
ra những vùng có khả năng tự bảo vệ với nguồn chất bẩn trên mặt đất, từ đó có thể xác
định được các nguy cơ sẽ làm ô nhiễm nguồn NDĐ. Sử dụng kết quả này kết hợp với
những thông tin liên quan để đưa ra giải pháp bảo vệ NDĐ tại khu vực đô thị Đô thị
Quy Nhơn nhằm cung cấp cho các nhà quản lý, những người lập kế hoạch, xây dựng thể
chế, chính sách có cơ sở để góp phần vào công tác bảo vệ NDĐ của Tp. Quy Nhơn.

67
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Quý Nhân và nnk (2012), Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để
đánh giá khả năng tự bảo vệ của các tầng chứa nước. Áp dụng thử nghiệm tại các vùng
đặc trưng ở Việt Nam, Lưu NAWAPI;
2. Lâm Ngọc Cân và nnk, 1988. Báo cáo lập bản đồ ĐCTV tỉ lệ 1/200.000 vùng
Tuy Hòa - Quy Nhơn. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Đình và nnk, 1999. Báo cáo kết quả điều tra địa chất đô thị Quy
Nhơn. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội.
4. Nguyễn Trường Giang và nnk, 1998. Nước dưới đất các đồng bằng ven biển
Nam Trung Bộ. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội.
5. Đỗ Văn Hải và nnk, 1993. Báo cáo kết quả thành lập bản đồ ĐCTV tỉ lệ
1/50.000 vùng Quy Nhơn - Phù Mỹ. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội.
6. Vũ Ngọc Trân, 2006. Báo cáo điều tra thành lập loạt bản đồ địa chất môi
trường (ô nhiễm nguồn nước ngọt và nhiễm mặn) tỉnh Bình Định. Sở Khoa học và
Công nghệ Bình Định.
7. Foster, S. & Hirata, R. 1988. Groundwater pollution risk assessment: a
methodology using available data. WHO-PAHO/HPE-CEPIS Technical manual, Lima,
Peru. 81pp;
9. Armin Margane (BGR) 2013, Groundwater Vulnerability in the Groundwater
Catchment of Jeita Spring and Delineation of Groundwater Protection Zones Using the
COP Method.
10. Armin Margane (BGR), Nawal Sunna (WAJ), 2002, Proposal for a National
Guideline for the Delineation of Groundwater Protection Zones.
11. Quyết định số 15/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về bảo vệ tài nguyên nước dưới đất;
12. Nguyễn Văn Lâm (2003), Quản lý và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất,
Trường đại học Mỏ địa chất, Hà Nội;

68

You might also like