You are on page 1of 3

Chào lớp K29,

Theo thông báo mới nhất sáng nay của Thầy Hiệu trưởng HNUE, tuần tới toàn trường học
online. Chúc mừng các em. Thầy giao nhiệm vụ cho lớp nghiên cứu bài 1,2 Thầy gửi và trả
lời các câu hỏi sau:
1. Thế nào là nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng? Nêu quy trình và khung nghiên cứu
khoa học sư phạm ứng dụng.
2. Thế nào là vấn đề, giả thuyết khoa học và thiết kế nghiên cứu.
3. Chọn một vấn đề nghiên cứu, đặt tên đề tài, nêu giả thuyết khoa học và dự kiến thiết kế
nghiên cứu.
(*) Những phần chữ nền vàng là câu trả lời của em, phần còn lại là suy nghĩ cá nhân của
em, thầy có thể lựa chọn đọc hoặc không đọc ạ. Vì là suy nghĩ cá nhân nên mong nếu thầy
đọc thì nếu có điều gì trái với quan điểm của thầy hoặc sai kiến thức thì mong thầy thông
cảm bỏ qua cho em và cho em ý kiến ạ.
1. Thế nào là nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng? Nêu quy trình và khung nghiên cứu
khoa học sư phạm ứng dụng.
a. Thế nào là nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng?
Nghiên cứu khoa học = Ứng dụng + nghiên cứu
- Gồm hai hợp phần
+ Ứng dụng :
Thực hiện các hoạt động thay thế vào hoạt động hiện tại trong việc dạy học
hoặc quản lý
Sử dụng tư duy sáng tạo.
+ Nghiên cứu
So sánh các kết quả của hoạt động hiện tại và các hoạt động thay thế thông
qua các bước nghiên cứu thích hợp.
Sử dụng tư duy phê phán.
- Thông thường khi một giáo viên tìm hiểu được một cách dạy, phương pháp dạy học, trò
chơi, cách giảng, … ở trên mạng, đọc giáo án của giáo viên khác, tìm hiểu nguồn thông tin
dạy học, hoặc kể cả khi bản thân tự suy nghĩ ra cách dạy mới lạ (đó gọi là tư duy sáng tạo),
thường áp dụng và có hiệu quả trong dạy học. Tuy nhiên em thấy cách dạy này hay được
áp dụng khi thi giáo viên dạy giỏi, rất tốt nhưng chỉ mang tính lý thuyết, chỉ dùng để trình
diễn, thường không được áp dụng khi dạy học thông thường. Với trường quốc tế thì em
thấy các thầy cô có điều kiện cơ sở vật chất hơn ( em đang ở một trường mà điều kiện cơ
sở vật chất quá tốt), các thầy cô có điều kiện cả về chương trình dạy linh hoạt( gần như chỉ
có một quyển sách chính, và không có sổ ghi đầu bài, chỉ cần đảm bảo về kiến thức, cách
dạy hầu như không cần can thiệp, có một vài tiết dự giờ nhưng không nhiều), và cơ sở vật
chất và quan trong nhất : TIỀN LƯƠNG của họ đủ cao để họ có thể cống hiến. Cũng xứng
đáng, hầu như các thầy cô trường em đều có rất nhiều kinh nghiệm. Và hầu như họ đều
không học chuyên từ sư phạm ra. Kiến thức sư phạm và cách áp dụng của họ tốt, nhờ vào
trải nghiệm và tự nghiên cứu từ nhiều nguồn khác nhau. Thầy giáo mà em đang trợ giảng
dùng nguồn trên mạng rất nhiều. Em nghĩ các giáo viên nước ngoài và cả giáo viên Việt
Nam đều đang dừng lại ở việc áp dụng thành công phương pháp dạy học, Đối với một giáo
viên bình thường, em nghĩ thế là đủ.
- Khi hoàn thành việc dạy học đó thì đã hoàn thành được một nửa của nghiên cứu khoa học
sư phạm ứng dụng. Tiếp theo là nửa mà em nghĩ các nhà khoa học khi muốn có một bài
báo đăng trên tạp chí khoa học đều không thích ( tư duy phê phán).”Có khi tốn công nghiên
cứu mà lại vì một bài báo phê phán vớ vẩn mà không được đăng, …” đây là lời của một
nhà khoa học mà em nghe được. Các giáo viên, kể cả giáo viên giỏi ở các trường phổ thông
hầu như đều dừng ở mức áp dụng được các phương pháp dạy học mới( KWL, khăn trải
bàn,...) mà bọn em được học vào một số tiết dạy nào đó. Công việc nghiên cứu nào có lẽ
được áp dụng với học viên cao học, ở mức độ cao hơn sinh viên đại học nói chung như
thế. Đại khái muốn bọn em hiểu được Tại sao phương pháp đó lại tốt, nó tốt hơn dạy bình
thường dùng thuyết trình như thế nào, định hướng cho sinh viên cao học nghiên cứu thêm,
có lẽ những anh chị hoặc nhiều bạn khác không thật sự đi học cao học vì định hướng
nghiên cứu này thì môn này không hữu ích lắm. Nó giúp bọn em trả lời cụ thể lý do Tại sao
mà bình thường chắc giáo viên không thể trả lời được hoặc không quan tâm hoặc chỉ có thể
trả lời mơ hồ, chung chung theo lý thuyết. Em nghĩ vấn đề này cả giáo viên Việt Nam hay
nước ngoài đều mắc phải. Em không phán xét ai kém, em nghĩ nhiều khi các giáo viên đều
biết dựa trên kinh nghiệm chục năm đi giảng dạy, vốn dĩ hiểu rõ phương pháp nào tốt,
phương pháp nào áp dụng phù hợp để học sinh có thể nắm chắc kiến thức tốt nhất có thể,
chỉ là không thể dùng góc nhìn khoa học về sư phạm để trả lời thôi.( dĩ nhiên không phải
góc nhìn khoa học khi chúng ta là giáo viên hóa học, góc nhìn hóa học của chúng ta chắc
chắn không thể có vấn đề)
Hai ví dụ của thầy cũng đã chỉ rõ sự khác biệt này thường là giữa giáo viên phổ thông và
giảng viên đại học.
b. Quy trình và khung nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
- Quy trình nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: Chu trình nghiên cứu khoa học
sư phạm ứng dụng bao gồm Tư duy, Thử nghiệm và Kiểm tra
+ Tư duy: Theo dõi vấn đề và tìm ra hoạt động thay thế
+ Thực nghiệm: Đưa các hoạt động thay thế vào lớp/trường
+ Kiểm tra: Tìm hiểu xem các hoạt động thay thế có tác dụng ở mức độ nào.
- Khung nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Hoạt động hiện tại Phát hiện các điểm yếu/ vấn đề nảy sinh trong dạy học/ hoạt động
của nhà trường

Hoạt động thay thế Tìm hoạt động thay thế có thể giải quyết vấn đề và đưa vào ứng
dụng

Thiết kế Thiết kế các cách thu thập dữ liệu

Kiểm nghiệm Thu thập dữ liệu trong các giai đoạn khác nhau

Phân tích Phân tích và giải thích các dữ liệu đã thu thập (sử dụng công cụ
thống kê)

Kết quả Khái quát hóa kết quả. Đưa ra các kết luận

2. Thế nào là vấn đề, giả thuyết khoa học và thiết kế nghiên cứu.

a. Thế nào là vấn đề?


Một nghiên cứu khoa học khởi đầu bằng một vấn đề và đó phải là một vấn đề có thể nghiên
cứu được!
Một vấn đề có thể nghiên cứu được:
- Không đưa ra đánh giá về mặt giá trị
- Có thể kiểm chứng bằng dữ liệu
b. Thế nào là giả thuyết khoa học
- Giả thuyết là một câu trả lời chưa chắc chắn đối với câu hỏi nghiên cứu.
- Câu trả lời đó phải kiểm chứng được và có thể phủ nhận được.
- Một vấn đề nghiên cứu có thể có một hoặc nhiều giả thuyết.
c. Thế nào là thiết kế nghiên cứu
3. Chọn một vấn đề nghiên cứu, đặt tên đề tài, nêu giả thuyết khoa học và dự kiến thiết kế
nghiên cứu.
a. Vấn đề nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh hưởng của ám thị đến thành tích học tập của học
sinh.
b. Đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của ám thị đến thành tích học tập của học sinh.

You might also like