You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Khoa Hoá học

--------------

BÀI ĐIỀU KIỆN

THÍ NGHIỆM VÀ BÀI TẬP HÓA HỌC PHỔ THÔNG

Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Đức Dũng

NCS : Bùi Ngọc Phương Châu

Khóa : K39

Hà Nội, tháng 6 năm 2020


BÀI ĐIỀU KIỆN
MÔN SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM VÀ BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC

Giảng viên: TS. Nguyễn Đức Dũng


NCS: Bùi Ngọc Phương Châu
Chuyên ngành: LL&PPDH bộ môn Hóa học

ĐỀ BÀI
Câu 1. Dựa vào ý nghĩa, tác dụng và yêu cầu của thí nghiệm, hãy trình bày 1 thí nghiệm
đã cải tiến (với các nội dung: mục đích, yêu cầu, cách tiến hành, hình vẽ, PTHH, hiện
tượng thí nghiệm).
Câu 2. Thiết kế 2 hoạt động dạy học có sử dụng thí nghiệm (1 thí nghiệm hóa học vô cơ,
1 thí nghiệm hóa học hữu cơ) theo 2 phương pháp dạy học khác nhau theo hướng dạy học
tích cực.
Câu 3. Trình bày 2 thí nghiệm dưới dạng bài tập hóa học (mục đích, đề bài, hướng dẫn
giải, phân tích cách khai thác theo hướng phát triển năng lực)
- 1 thí nghiệm cho học sinh theo chương trình nâng cao.
- 1 thí nghiệm dùng để tổ chức thi học sinh giỏi
Câu 1: Dựa vào ý nghĩa, tác dụng và yêu cầu của thí nghiệm, hãy trình bày 1 thí
nghiệm đã cải tiến (với các nội dung: mục đích, yêu cầu, cách tiến hành, hình vẽ,
PTHH, hiện tượng thí nghiệm).
Hoá học là môn khoa học thực nghiệm, vì vậy trong dạy học hiện nay, việc sử
dụng thí nghiệm ngày càng được sử dụng rộng rãi và tỏ ra hiệu quả.
Thứ nhất, việc sử dụng thí nghiệm hóa học trong dạy học giúp hình thành khái
niệm, tính chất hoá học mới cũng như kiểm chứng lại những tính chất đã biết trước đó để
làm tăng niềm tin với môn học.
Thứ hai, gíup học sinh ôn tập, củng cố, kiểm tra kiến thức thông qua thí nghiệm
hoá học bằng cách giải các bài tập thực nghiệm về phân biệt chất cho trước, điều chế các
chất…
Thứ ba, thông qua thực hành thí nghiệm rèn kĩ năng thực hành hoá học: Lấy các
chất, cân, đong hoá chất, lắp ráp dụng cụ, hoà tan chất, đun nóng chất, ...thông qua thực
hành thực hiện các thí nghiệm kiểm tra tính chất đã học trong các bài thực hành hoá học.
Đặc trưng của phương pháp thực hành thí nghiệm là: Học sinh suy nghĩ và làm
việc nhiều hơn. Học sinh cùng nhau thảo luận theo định hướng của giáo viên. Thông qua
thí nghiệm học sinh chủ động tìm tòi, phát hiện giải quyết nhiệm vụ nhận thức và vận
dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức kĩ năng.
Sử dụng thí nghiệm sẽ tạo điều kiện cho học sinh mạnh dạn, chủ động do được sự
hỗ trợ của các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm và sự khuyến khích của giáo viên từ đó
phát triển kĩ năng nhận thức kiến thức môn học.
Thí nghiệm thực hành rất phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh. Sử dụng
thí nghiệm giúp học sinh có sự hăng say, hứng thú hơn với môn học, các em thích tham
gia các hoạt động tìm tòi, khám phá đồng thời giúp học sinh rèn luyện tính cẩn thận cần
cù, kiên trì, tiết kiệm giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách.
Giáo viên tổ chức sử dụng thí nghiệm thực hành trong quá trình dạy học sẽ từng
bước giảm tỉ lệ học sinh yếu kém, nâng cao chất lượng đại trà.
Một số yêu cầu sư phạm khi tiến hành các thí nghiệm hóa học cải tiến là:
1. Tăng cường đảm bảo an toàn trong thí nghiệm hóa học
- Loại bỏ những thí nghiệm dùng các hóa chất độc hại.
- Phải sử dụng những thiết bị để đảm bảo an toàn: dùng hóa chất để xử lí hóa chất dư
thừa, dùng vật bảo vệ, làm trong tủ hốt, …
- Tuân thủ qui tắc an toàn: khi đốt phải thử độ tinh khiết, ...
2. Đảm bảo mục tiêu cơ bản của chương trình, góp phần phát triển trí tuệ của học sinh
- Thời gian có hạn, lựa chọn thí nghiệm và cách tiến hành....
- Thí nghiệm hóa học ngoài nghiên cứu tính chất vật lí, hóa học cần có ứng dụng trong
thực tiễn, ...
- Thí nghiệm hóa học phát triển tư duy của học sinh.
3. Thí nghiệm cần đảm bảo tính trực quan
- Lượng hóa chất, dụng cụ, ...
- Dùng phông nền, ánh sáng, ...
4. Sử dụng những thí nghiệm có nội dung gắn với thực tiễn cuộc sống và sản xuất
5. Sử dụng các thí nghiệm có dụng cụ đơn giản, giá thành hạ, tiết kiệm hóa chất
6. Lựa chọn thí nghiệm dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian trên lớp, ...
Ví dụ về 1 thí nghiệm hóa học đã cải tiến: Thí nghiệm tính háo nước của axit
sunfuric đặc.
1. Mục đích: Chứng minh tính háo nước của axit sunfuric
2. Yêu cầu thí nghiệm:
- Thí nghiệm đảm bảo an toàn với tất cả các học sinh.

- Học sinh trực tiếp làm và quan sát hiện tượng để rút ra nhận xét, kết luận.

3. Cách tiến hành:


a. Cách tiến hành theo SGK
- Cách làm: Cho 1 ít đường vào đáy cốc (hoặc ống nghiệm) rồi thêm từ từ 1-2ml H 2SO4
đặc vào.
- Hiện tượng: Màu trắng của đường chuyển sang màu vàng, sau đó chuyển sang nâu và
cuối cùng thành khối màu đen xốp bị bọt khí đẩy lên khỏi miệng cốc. Phản ứng tỏa nhiều
nhiệt.
* Nhược điểm: Không an toàn vì H2SO4 có tính háo nước mạnh, phản ứng tỏa nhiều
nhiệt nếu HS không cẩn thận khi lấy hóa chất rất dễ xảy ra tai nạn.
b. Cách tiến hành thí nghiệm đã cải tiến: Thí nghiệm được đặt tên là “Lọ mực thần kì”
(mực là axit sunfuric loãng, bút là đũa thủy tinh)
- Dụng cụ, hóa chất: Dung dịch H2SO4 rất loãng, đũa thủy tinh nhọn đầu, đèn cồn, giấy
trắng.
- Cách làm: Dùng đũa thủy tinh nhúng vào lọ đựng axit sunfuric loãng viết 1 chữ tùy ý
lên giấy trắng. Hơ nóng tờ giấy cẩn thận trên đèn cồn. Quan sát hiện tượng và nhận xét.
- Hiện tượng: Trên tờ giấy dòng chữ dần dần xuất hiện từ màu trắng chuyển sang màu
vàng, sau đó là nâu và cuối cùng là màu đen. Chất còn lại là C có màu đen.
- Giải thích: Khi hơ nhiệt độ làm nước ở nét chữ bay hơi, axit sunfuric từ loãng thành đặc
dần. Axit sunfuric đặc đã loại đi 2 nguyên tố (có trong thành phần của nước) là H và O ra
khỏi xenlulozơ. Người ta nói rằng, H2SO4 đặc có tính háo nước.
H2SO4 đ
(C6H10O5)n 6nC + 5nH2O
- Lưu ý:
+ Trong quá trình hơ nóng phải cẩn thận, từ từ không để tờ giấy bị cháy
+ Có thể cuộn tròn tờ giấy cho vào ống nghiệm rồi hơ qua ngọn lửa, khi đó hơ
giấy sẽ không bị cháy.
* Ưu điểm: Thí nghiệm tiến hành đơn giản, HS vẫn thấy được tính háo nước của H 2SO4
đặc còn loãng thì không có. Hầu hết HS đều có thể tự tay làm thí nghiệm  thích thú
hơn. Thí nghiệm an toàn không nguy hiểm đến học sinh.

Câu 2 + 3. Thiết kế 2 hoạt động dạy học có sử dụng thí nghiệm (1 thí nghiệm hóa học vô
cơ, 1 thí nghiệm hóa học hữu cơ) theo 2 phương pháp dạy học khác nhau theo hướng dạy
học tích cực. Chuyển thí nghiệm thành bài tập hóa học định hướng phát triển năng lực.
A. THÍ NGHIỆM HÓA HỮU CƠ
Bài 8 (SGK 12 NC): Thực hành Điều chế, tính chất hóa học của este và cacbohiđrat.
Thí nghiệm 2: Phản ứng xà phòng hóa (sử dụng thí nghiệm theo PP kiểm chứng)
1. MỤC TIÊU
a. Kiến thức
- Trình bày được phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm (phản ứng xà phòng
hóa).
- Trình bày được thí nghiệm phản ứng xà phòng hóa.
b. Kỹ năng
- Sử dụng dụng cụ hoá chất để tiến hành an toàn, thành công thí nghiệm.
- Quan sát, nêu hiện tượng thí nghiệm, giải thích và viết các phương trình hoá học, rút ra
nhận xét.
- Viết tường trình thí nghiệm,
c. Thái độ
- Rèn tác phong nghiêm túc, làm việc khoa học
- Rèn thái độ tích cực, chủ động trong quá trình học tập, có ý thức hợp tác và sáng tạo.
- Biết giữ gìn vệ sinh phòng thí nghiệm, an toàn khi làm thí nghiệm.
d. Năng lực hóa học: Phát triển năng lực hóa học cho HS, bao gồm các thành phần năng
lực:
* Năng lực nhận thức hóa học: HS đạt được những yêu cầu cần đạt sau:
- Nêu được mục đích, cách tiến hành thí nghiệm phản ứng xà phòng hóa.
- Tiến hành được thí nghiệm phản ứng xà phòng hóa
* Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học (chủ yếu hình thành phát
triển năng lực này)
- Trình bày về ứng dụng của xà phòng và phản ứng xà phòng hóa trong đời sống.
- Thực hiện thành công thí nghiệm phản ứng xà phòng hóa điều chế ra xà phòng.
* Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: giải thích được một số hiện tượng thực
tiễn như vì sao xà phòng có khả năng tẩy rửa, đám cháy liên quan đến dầu mỡ thì dùng
bình chữa cháy như thế nào?...
2. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp kiểm chứng kết hợp với các phương pháp
dạy học:
- Phương pháp đàm thoại gợi mở
- Phương pháp hợp tác nhóm
Lý do lựa chọn sử dụng thí nghiệm theo phương pháp kiểm chứng vì phản ứng xà
phòng hóa đã được học lý thuyết ở bài Este. HS đã biết este bị thủy phân trong môi
trường axit hoặc bazơ, cụ thể là trong môi trường axit phản ứng thủy phân là thuận
nghịch còn trong môi trường bazơ, phản ứng thủy phân xảy ra một chiều (còn gọi là phản
ứng xà phòng hóa)
3. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên: chuẩn bị dụng cụ, hóa chất cho thí nghiệm; thiết kế phiếu học tập.
+ Hóa chất: Dầu dừa, NaOH rắn, dung dịch NaCl bão hòa, nước cất.
+ Dụng cụ: Bát sứ, đũa thủy tinh, bếp cách thủy, khuôn.
- Học sinh: được chia thành nhóm, tìm hiểu ứng dụng của xà phòng trong đời sống.
4. NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Mục đích:
- HS biết pha chế dung dịch kiềm đúng kỹ thuật;
- Thực hiện được thí nghiệm phản ứng xà phòng hóa;
- Thông qua thí nghiệm HS biết cách điều chế xà phòng handmade tại nhà với nguyên
liệu đơn giản;
- Phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học, HS thích thú khi tự tay điều
chế ra xà phòng.
Dẫn dắt
GV: Trong đời sống, tất cả chúng ta đều sử dụng xà phòng hằng ngày để làm sạch, tẩy
rửa. Vậy xà phòng được điều chế như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu thông qua thí
nghiệm phản ứng xà phòng hóa.
Hoạt động cụ thể
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Em hãy nêu cách tiến hành thí nghiệm - HS trình bày cách tiến hành thí nghiệm
phản ứng xà phòng hóa? như trong SGK mà HS đã đọc, chuẩn bị
trước ở nhà.
- Các em đã học ở bài Este, Este bị thủy - HS đưa ra các giả thuyết theo suy nghĩ
phân hoàn toàn trong môi trường kiềm, phản của mình.
ứng là 1 chiều. Vậy để kiểm chứng điều này
thì chúng ta cùng tiến hành thí nghiệm.
- GV chia lớp thành các nhóm, hướng dẫn - HS tiến hành thí nghiệm theo hướng
HS tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa từ dẫn và hoàn thành phiếu học tập.
dầu dừa và kiềm, gợi ý cho HS là dầu dừa là
một hỗn hợp gồm nhiều chất nên khi viết
PTPƯ xà phòng hóa có thể sử dụng CTPT
chung của chất béo là (RCOO) 3C3H5. Yêu
cầu HS hoàn thành phiếu học tập.
- GV lưu ý cho HS khi pha dung dịch NaOH
40% thì cho NaOH rắn vào nước và không
làm ngược lại.
Mở rộng
GV: Cách sản xuất xà phòng handmade tại nhà cũng tương tự như cách tiến hành thí
nghiệm xà phòng hóa các em vừa thực hiện. Các em có thể thay dầu dừa bằng dầu oliu,
dầu cọ… hoặc thêm tinh dầu, chất tạo màu để tạo ra những bánh xà phòng thơm hơn và
nhiều màu sắc hơn.

PHIẾU HỌC TẬP


Tên thí nghiệm Cách tiến hành Hiện Giải thích (phương
tượng trình hóa học)
Pha chế dung - Cân 6g NaOH rắn và 15g
dịch NaOH 40% nước cất (hoặc đong 15ml
nước cất).
- Cho NaOH rắn vào nước và
khuấy đều
Phản ứng xà - Cho vào bát sứ 7ml dầu dừa
phòng hóa và 15ml dung dịch NaOH
40%. Đun hỗn hợp sôi nhẹ
và liên tục khuấy đều bằng
đũa thủy tinh. Thỉnh thoảng
thêm vài giọt nước cất để giữ
cho thể tích không đổi. Sau
10 phút rót thêm vào khoảng
30ml dd NaCl bão hòa nóng,
khuấy nhẹ. Cho hỗn hợp thu
được vào khuôn, để nguội và
quan sát (có thể cho vào tủ
lạnh để nhanh đóng bánh
hơn).

* Thí nghiệm xà phòng hóa được thay đổi so với thí nghiệm trong SGK, cụ thể là:
- Thay mỡ bằng dầu dừa, xà phòng tạo ra sẽ mùi thơm dầu dừa dễ chịu, tương tự như
những sản phẩm xà phòng mà HS thường dùng ở nhà.
- Lượng dầu dừa và thể tích dung dịch NaOH được sử dung nhiều hơn (trong SGK là 1
gam mỡ và 2-2.5ml dd NaOH 40%) để HS có thể tạo được 1 bánh xà phòng nhỏ, HS sẽ
thích thú hơn khi tự tay điều chế ra được 1 bánh xà phòng.
* Yêu cầu sản phẩm: HS hoàn thành phiếu học tập
Tên thí nghiệm Cách tiến hành Hiện tượng Giải thích (phương trình
hóa học)
Pha chế dung - Cân 6g NaOH rắn NaOH rắn tan Phải cho NaOH rắn vào
dịch NaOH 40% và 15g nước cất dần trong nước nước không làm ngược lại
(hoặc đong 15ml tạo thành dung vì NaOH háo nước, quá
nước cất). dịch trong suốt trình hòa tan tỏa nhiệt
- Cho NaOH rắn mạnh.
vào nước và khuấy
đều
Phản ứng xà - Cho vào bát sứ Ban đầu dầu dừa (RCOO)3C3H5 + NaOH
phòng hóa 7ml dầu dừa và và dung dịch  C3H5(OH)3 +
15ml dung dịch NaOH tách lớp, RCOONa
NaOH 40%. Đun sau khi khuấy Sau phản ứng xà phòng
hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục trên bếp, hóa, sản phẩm tạo thành
liên tục khuấy đều hỗn hợp sôi nhẹ là glycerol và muối của
bằng đũa thủy tinh. và trở thành hỗn axit béo. Cả hai chất đều
Thỉnh thoảng thêm hợp đồng nhất tan được trong nước, do
vài giọt nước cất để màu trắng sữa, glycerol tạo được liên kết
giữ cho thể tích sệt dần và có hydro với nước, còn muối
không đổi. Sau 10 mùi thơm dầu là chất điện ly.
phút rót thêm vào dừa. Người ta cho dung dịch
khoảng 30ml dd Cho dd NaCl NaCl bão hòa vào hỗn
NaCl bão hòa nóng, bão hòa vào thì hợp sản phẩm, thì xà
khuấy nhẹ. Cho hỗn hợp xà phòng tách ra và nổi lên
hỗn hợp và khuôn, phòng nổi lên trên.
để nguội và quan trên. Sau khi để Nguyên nhân là do thay
sát (có thể cho vào nguội thì đông đổi môi trường điện ly, độ
tủ lạnh để nhanh cứng thành phân ly của muối sẽ giảm,
đóng bánh hơn). bánh. hòa tan rất ít trong môi
trường NaCl bão hòa.
Xà phòng tách khỏi hỗn
hợp glycerol + nước +
NaCl và nổi lên trên.
* Đánh giá:
Tốt Đạt Chưa đạt
- HS tiến hành thành công - HS tiến hành thành công - Chưa thực hiện thành
thí nghiệm xà phòng hóa, thí nghiệm xà phòng hóa, công phản ứng xà phòng
sản phẩm thu được không sản phẩm thu được có thể hóa, không tạo được hỗn
quá nhão hoặc quá khô bị nhão hoặc quá khô. hợp đồng nhất.
cứng. - Hoàn thành tương đối
- Hoàn thành tốt phiếu học phiếu học tập: nêu và giải - Nêu hiện tượng sơ sài,
tập: mô tả và giải thích đầy thích được hiện tượng chưa giải thích được và
đủ hiện tượng và viết được nhưng không viết được không viết được PTPƯ .
PTPƯ. PTPƯ.

* CHUYỂN THÀNH BÀI TẬP HÓA HỌC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC (chương trình nâng cao)
Mục đích: Phát triển cho HS năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học nhằm giải
thích một số hiện tượng thực tế giúp cho HS tăng hứng thú học môn hóa.
Đề bài: Giải thích vì sao dùng xà phòng có thể bị ăn da tay?
Hướng dẫn giải: Xà phòng được điều chế bằng phản ứng xà phòng hóa từ mỡ hoặc dầu
thực vật và kiềm. Nếu sau phản ứng mà trong sản phẩm còn kiềm dư thì khi sử dụng xà
phòng dễ bị ăn da tay. Vì kiềm có tính ăn mòn da.
Phân tích khai thác theo hướng phát triển năng lực: Bài tập trên xây dựng theo dạng
bài tập giải quyết vấn đề, tình huống thực tiễn. Bài tập đòi hỏi sự phân tích, vận dụng
kiến thức đã học để giải quyết vấn đề. Cụ thể ở đây, HS vận dụng phản ứng xà phòng hóa
điều chế ra xà phòng đã được thực hành thí nghiệm, phân tích kiềm có thể dư sau phản
ứng do trong quá trình phản ứng khuấy chưa đều, chưa kỹ, phản ứng xảy ra không hoàn
toàn nên còn lại kiềm dư trong sản phẩm.

B. THÍ NGHIỆM HÓA VÔ CƠ


Bài 16 (SGK Hóa 9): Tính chất hóa học của kim loại
Thí nghiệm: Kim loại kiềm phản ứng với dung dịch muối (sử dụng thí nghiệm theo PP
nêu và giải quyết vấn đề)
1. MỤC TIÊU
a. Kiến thức
- HS trình bày được phản ứng kim loại tác dụng với muối: kim loại hoạt động hóa học
mạnh hơn (trừ Na, K, Ca …) có thể đẩy kim loại hoạt động hóa học yếu hơn ra khỏi dung
dịch muối, tạo thành muối mới và kim loại mới.
b. Kỹ năng
- Viết PTPƯ của kim loại với dung dịch muối.
- Quan sát, nêu hiện tượng thí nghiệm, giải thích và viết các phương trình hoá học, rút ra
nhận xét.
c. Thái độ
- Rèn thái độ tích cực, chủ động trong quá trình học tập, có ý thức hợp tác và sáng tạo.
- Thái độ say mê hứng thú trong học tập.
d. Năng lực hướng tới
Thông qua việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học, phát huy được các năng lực
chuyên biệt cho học sinh như năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực thực hành
hóa học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

2. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC


Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp kiểm chứng nêu và giải quyết vấn đề kết
hợp với các phương pháp:
- Phương pháp đàm thoại gợi mở
- Phương pháp hợp tác nhóm
Lý do lựa chọn sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nêu và giải quyết vấn đề là
vì HS biết kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn có thể đẩy được kim loại hoạt động hóa
học yếu hơn ra khỏi dung dịch muối nhưng khi cho kim loại kiềm vào dung dịch muối thì
phản ứng sẽ không xảy ra như vậy. Vì thế, qua tiến hành thí nghiệm HS phát hiện vấn đề
và tích cực suy nghĩ để giải quyết được vấn đề đó.
3. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Hóa chất: Na, dung dịch CuSO4.
- Dụng cụ: Kẹp gỗ, giá ống nghiệm
4. NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV: Các em vừa được xem cô làm thí - HS đưa ra các giả thuyết:
nghiệm kẽm tác dụng với dung dịch đồng (II) Giả thuyết 1: mẩu Na tan dần, có chất
sunfat. Hiện tượng là có chất rắn màu đỏ rắn màu đỏ bám lên mẩu Na, màu xanh
bám ngoài dây kẽm chính là đồng, màu xanh lam dung dịch nhạt dần.
lam của dung dịch đồng (II) sunfat nhạt dần, Giả thuyết 2: mẩu Na tan dần, có khí
kẽm tan dần. Vậy bây giờ nếu làm thí thoát ra, có chất rắn màu đỏ sinh ra, màu
nghiệm cho 1 mẫu Na tác dụng với dung xanh lam của dung dịch nhạt dần.
dịch CuSO4 thì theo em hiện tượng sẽ như Giả thuyết 3: mẩu Na tan dần, có khí
thế nào? thoát ra và có kết tủa xanh lam xuất hiện.

- HS tiến hành thí nghiệm theo hướng


dẫn. Quan sát hiện tượng nhận thấy mẩu
- GV: Để giải quyết vấn đề, các em cùng làm Na tạo thành khối cầu, chạy trên mặt
thí nghiệm. nước, tan dần, có khí thoát ra và xuất
GV chia HS thành nhóm, hướng dẫn HS tiến hiện kết tủa xanh lam.
hành thí nghiệm: Cho khoảng 10 ml dung HS phát hiện vấn đề là khi cho Na phản
dịch CuSO4 vào cốc thủy tinh nhỏ, cắt 1 mẩu ứng với dung dịch muối của kim loại
Na khoảng bằng hạt đậu xanh cho vào cốc. hoạt động yếu hơn thì Na không đẩy kim
Quan sát hiện tượng, nêu nhận xét, giải thích loại ra khỏi dung dịch muối như những
và viết PTPƯ. kim loại khác.

- HS thảo luận nhóm, nhớ lại kiến thức


- GV yêu cầu HS suy nghĩ để giải thích hiện cũ, trả lời Na tác dụng được với nước
tượng vừa quan sát. Nếu thấy HS gặp khó giải phóng khí H2. Từ đó, HS có thể nhận
khăn, GV có thể đàm thoại gợi mở để gợi ý ra được khí thoát ra trong thí nghiệm là
để giúp HS. “Na là kim loại mạnh, có tính khí hidro, do khi cho Na vào dung dịch
chất hóa học gì khác biệt so với các kim loại CuSO4 thì Na phản ứng với nước tạo
còn lại?” thành NaOH và khí H2. Sau đó, NaOH
mới phản ứng với CuSO4 sinh ra kết tủa
xanh Cu(OH)2.
- HS viết PTPƯ.
- GV yêu cầu HS viết PTPƯ. Na + H2O  NaOH + 1/2H2
2NaOH + CuSO4  Na2SO4 + Cu(OH)2
- HS rút ra kết luận: Các kim loại kiềm,
- GV: Vậy ngoài Na, những kim loại như K, kiềm thổ (như Na, K, Ca, Ba…) khi tác
Ca, Ba… tác dụng với dung dịch muối thì dụng với dung dịch muối thì kim loại sẽ
phản ứng xảy ra có tương tự như vậy ko? phản ứng với nước trước tạo thành dung
Các em hãy rút ra kết luận về phản ứng của dịch kiềm và giải phóng khí H 2, sau đó
kim loại kiềm với dung dịch muối. kiềm mới tác dụng với dung dịch muối.

* Đánh giá
Tốt Đạt Chưa đạt
- HS tiến hành thành công - HS tiến hành thành công - Thực hiện được thí
thí nghiệm, nêu rõ và đầy thí nghiệm, nếu rõ và đầy nghiệm, nêu được hiện
đủ hiện tượng, giải thích đủ hiện tượng, giải thích tượng nhìn thấy được
được và viết được PTPƯ. được và viết được PTPƯ. nhưng không giải thích
- Rút ra được kết luận đầy - Chỉ kết luận được phản được, không viết được
đủ về phản ứng của kim ứng Na với dung dịch PTPƯ.
loại kiềm với dung dịch muối, chưa mở rộng ra đối - Chưa rút ra được kết luận
muối. với các kim loại kiềm và về phản ứng của kim loại
kiềm thổ tan được trong kiềm với dung dịch muối.
nước khác.

Qua thí nghiệm học sinh phát triển được một số năng lực đặc thù
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: Học biết các công thức hóa học, gọi tên các chất,
các dụng cụ thí nghiệm, sử dụng hóa chất, dụng cụ…
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: Học sinh làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng,
phát hiện ra vấn đề và hợp tác nhóm giải quyết vấn đề.
- Năng lực thực hành hóa học: Học sinh biết làm các thí nghiệm, biết sử dụng hóa chất
và dụng cụ thí nghiệm, học sinh quan sát, nêu hiện tượng thí nghiệm và giải thích được
các hiện tượng thí nghiệm xảy ra.
* Lưu ý khi tiến hành thí nghiệm
Tiến hành phản ứng giữa Na và dung dịch muối trong cốc thủy tinh, ko nên làm trong
ống nghiệm vì Na phản ứng mạnh với nước, phản ứng tỏa nhiều nhiệt nên có thể dễ vỡ
ống nghiệm nếu học sinh cắt mẩu Na kích thước không phù hợp.
* CHUYỂN THÀNH BÀI TẬP HÓA HỌC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC (Bài tập tổ chức thi HS giỏi)
Mục đích: Phát triển cho HS năng lực nhận thức hóa học, năng lực vận dụng kiến
thức, kỹ năng đã học để xử lý bài tập nhận biết hóa học.
Đề bài: Chỉ dùng 1 dung dịch muối và 1 kim loại hãy nhận biết 8 dung dịch trong
suốt, đựng trong các lọ mất nhãn gồm: NaCl, NaNO 3, MgCl2, Mg(NO3)2, FeCl3,
Fe(NO3)3, CuCl2, Cu(NO3)2.
Hướng dẫn giải:
- Trích mẫu thử
- Cho dung dịch AgNO3 vào các mẫu thử, có 4 mẫu thử xuất hiện kết tủa trắng đó là
NaCl, MgCl2, FeCl3, CuCl2 (nhóm 1). 4 mẫu thử còn lại gồm NaNO 3, Mg(NO3)2,
Fe(NO3)3, Cu(NO3)2 (nhóm 2) không có hiện tượng gì.
- Cho lần lượt các mẩu Na vào 4 mẫu thử ở nhóm 1 và 4 mẫu thử ở nhóm 2. Ở các mẫu
thử đều thấy hiện tượng mẩu Na tạo thành khối cầu chạy trên mặt nước, có khí thoát ra và
sau đó:
+ Mẫu thử xuất hiện kết tủa trắng keo ở nhóm 1 là MgCl2, ở nhóm 2 là Mg(NO3)2.
+ Mẫu thử xuất hiện kết tủa đỏ nâu ở nhóm 1 là FeCl3, ở nhóm 2 là Fe(NO3)3.
+ Mẫu thử xuất hiện kết tủa xanh lam ở nhóm 1 là CuCl2, ở nhóm 2 là Cu(NO3)2.
+ Mẫu thử có không có hiện tượng gì ở nhóm 1 là NaCl, ở nhóm 2 là NaNO3.
- Các PTPƯ xảy ra:
NaCl + AgNO3  AgCl + NaNO3
MgCl2 + 2AgNO3  2AgCl + Mg(NO3)2
FeCl3 + 3AgNO3  3AgCl + Fe(NO3)3
CuCl2 + 2AgNO3  2AgCl + Cu(NO3)2
Na + H2O  NaOH + ½ H2
MgCl2 + 2NaOH  Mg(OH)2 + 2NaCl
FeCl3 + 3NaOH  Fe(OH)3 + 4NaCl
CuCl2 + 2NaOH  Cu(OH)2 + 2NaCl
Mg(NO3)2 + 2NaOH  Mg(OH)2 + 2NaNO3
Fe(NO3)3 + 3NaOH  Fe(OH)3 + 3NaNO3
Cu(NO3)2 + 2NaOH  Cu(OH)2 + 3NaNO3
Phân tích khai thác theo hướng phát triển năng lực: Bài tập trên giúp HS phát
triển năng lực nhận thức hóa học và năng lực vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn
đề. Để làm được bài tập HS cần biết điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra đó là có kết
tủa, hoặc có khí thoát ra hoặc có chất điện ly yếu tạo thành. HS vận dụng kiến thức đã
học như muối tác dụng với muối để chọn được dung dịch muối phù hợp có thể chia 8
mẫu thử thành 2 nhóm riêng biệt. HS vận dụng kiến kim loại kiềm tác dụng với dung
dịch muối để nhận biết từng mẫu thử dựa vào màu sắc kết tủa, giải được bài tập được
giao cho.

You might also like