You are on page 1of 8

2021

PVS: Tăng trưởng từ đáy lợi nhuận

Zalo: Hoàng Sâm

5/14/2021
Tổng CTCP dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam - HNX : PVS

PHÂN TÍCH CƠ BẢN

I. Phân tích và dự báo ngành dầu khí trong thời gian tới
1. Thị trường dầu khí thế giới

Theo cơ quan năng lượng Mỹ (EIA), giá dầu Crude được dự báo diễn biến theo 3 kịch bản tăng trưởng,
đi ngang và suy giảm. Với kịch bản tăng trưởng, giá dầu có thể lên tới 100 USD/thùng vào đầu năm 2022,
và lên tiếp 110 USD/thùng vào năm 2023, với kịch bản đi ngang, giá dầu sẽ ở quanh mốc 60 USD/thùng
trong cả năm 2021, 2022, 2023, cụ thể như sau:

Với kịch bản đi ngang, giá các năm được EIA dự báo cụ thể như sau:

Triển vọng Năng lượng Ngắn hạn Tháng Năm (STEO) vẫn phải chịu mức độ không chắc chắn cao vì dịch
COVID-19 tiếp tục phức tạp. Hoạt động kinh tế đã tăng đáng kể sau khi đạt mức thấp nhất trong nhiều năm
vào quý 2 năm 2020. Sự gia tăng hoạt động kinh tế và nới lỏng các hạn chế liên quan đến COVID-
19 đã góp phần làm tăng mức sử dụng năng lượng. STEO này giả định GDP của Hoa Kỳ sẽ tăng
6,2% vào năm 2021 và 4,3% vào năm 2022. Các giả định kinh tế vĩ mô của Hoa Kỳ trong triển vọng này
dựa trên dự báo của IHS Markit. Dự báo của chúng tôi giả định tăng trưởng kinh tế tiếp tục và gia tăng tăng
trưởng với việc nới lỏng các hạn chế liên quan đến COVID-19.

Giá dầu Brent giao ngay ở mức trung bình 65 USD / thùng trong tháng 4, không thay đổi so với mức
trung bình trong tháng 3. Giá dầu Brent ổn định trong tháng 4 khi những người tham gia thị trường xem xét
các xu hướng phân kỳ trong các trường hợp COVID-19 toàn cầu. Ở một số khu vực, đặc biệt là Hoa Kỳ,
nhu cầu dầu đang tăng do cả tỷ lệ tiêm chủng COVID-19 và hoạt động kinh tế đều tăng. Ở các
khu vực khác, đặc biệt là Ấn Độ, nhu cầu dầu đang giảm do số vụ COVID-19 tăng mạnh. EIA dự báo giá
dầu Brent sẽ trung bình 65 USD / thùng trong quý 2 năm 2021, 61 USD / thùng trong nửa cuối năm
2021 và 61 USD / thùng vào năm 2022.

Chúng tôi ước tính thế giới tiêu thụ 96,2 triệu thùng / ngày xăng dầu và nhiên liệu lỏng trong tháng 4,
tăng 15,8 triệu thùng / ngày so với tháng 4 năm 2020 nhưng thấp hơn 4,0 triệu thùng / ngày so với
mức tháng 4 năm 2019. Chúng tôi dự báo mức tiêu thụ xăng dầu và nhiên liệu lỏng toàn cầu sẽ đạt trung
bình 97,7 triệu thùng / ngày cho cả năm 2021, tăng 5,4 triệu thùng / ngày so với năm 2020.
Chúng tôi dự báo mức tiêu thụ xăng dầu và nhiên liệu lỏng sẽ tăng 3,7 triệu thùng / ngày vào năm 2022
đạt trung bình 101,4 triệu b / ngày.

Dự báo cung, cầu dầu trong năm 2021 của Knoema như sau:

Nhận xét: Có thế thấy, nhu cầu dầu trong năm 2021 tiếp tục phục hồi nhanh theo tốc độ tiêm vaccine
Covid-19 và tốc độ phục hồi kinh tế của thế giới. Năm 2022, cầu dầu sẽ tiếp tục phục hồi lên mức năm 2019
khi covid-19 được dự báo bị khống chế hoàn toàn nhờ các chiến dịch tiêm Vaccine và sự tăng trưởng mạnh
mẽ trở lại của ngành du lịch, vận tải.

Cập nhật phân tích 3/6/2021: Hiện nay, tốc độ tiêm vaccine của Châu Âu, Mỹ diễn ra nhanh chóng,
thêm vào đó, số lượng ca nhiễm Covid-19 ở Ấn Độ đã giảm nhanh so với thời điểm phân tích 14/5/2021.
Các yếu tố cơ bản này đã phản ánh vào giá dầu, cụ thể như sau:
Nhận xét: Brent sẽ tăng lên vùng kháng cự mạnh 77 và tích lũy để vượt mốc kháng cự 80 trong tháng
6, 7 bởi nhu cầu sử dụng dầu trong 2 tháng này lớn nhất trong năm.

2. Thị trường dầu Việt Nam

Năm 2020 - lần đầu tiên trong lịch sử, ngành Dầu khí trải qua cơn khủng hoảng kép, giá dầu giảm sâu
nhu cầu tiêu dùng sụt giảm do tác động của đại dịch Covid-19. Trong lịch sử, Petrovietnam từng trải qua
nhiều thời kỳ khó khăn, có những thời điểm khủng hoảng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia, nhà quản lý cho
rằng giai đoạn này mới là giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử phát triển của ngành Dầu khí, sóng gió ập
đến từ nhiều phía. Liên tiếp các cuộc “khủng hoảng” giá dầu vào cuối năm 2015 kéo dài đến đầu năm 2018.
Đặc biệt, cuộc “khủng hoảng kép” từ đầu năm 2020 do tác động của dịch Covid-19 và giá dầu xuống thấp,
đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của Tập đoàn.

2020 - Petrovietnam là một trong số ít các doanh nghiệp dầu khí trên thế giới ghi nhận các chỉ tiêu tài
chính tích cực, không thua lỗ trong bối cảnh thị trường dầu khí toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề.

Tính đến cuối năm 2019 sang đầu năm 2020, Việt Nam đứng hàng thứ 34 trên thế giới về số lượng sản
xuất, trung bình mỗi tháng bơm được hơn 200.000 thùng dầu/ngày.

Đây là nguồn xuất cảng đáng kể trong cán cân mậu dịch thu hút ngoại tệ. Tuy nhiên mức tiêu thụ
quốc nội đang trên đà gia tăng trong khi mức sản xuất giảm dần, khiến Việt Nam đã chuyển từ nước
xuất cảng dầu thô sang nhập cảng kể từ năm 2017.

Theo báo cáo của chính phủ Úc năm 2017 thì trữ lượng thiên nhiên dầu thô của Việt Nam là 4,4 tỷ thùng
và trữ lượng khí đốt là 704 tỷ mét khối, lớn thứ ba ở Đông Nam Á, sau Indonesia và Malaysia. Hai địa vực
chính có dầu khí là bồn trũng Cửu Long và Nam Côn Sơn.

Trung bình giá dầu thế giới cả năm 2020 là 41,8 USD/thùng, Việt Nam bán được 43,7 USD/thùng, tức
cao hơn gần 2 USD/thùng. Tương tự, 2 tháng đầu năm 2021, giá dầu Brent trung bình của thế giới là 58,53
USD/thùng thì Việt Nam bán được với giá 59,94 USD/thùng.

Sản lượng khai thác dầu thô trong nước hai tháng đầu năm đạt 1,51 triệu tấn, tăng 112,6% so với
kế hoạch là 1,34 triệu tấn, nhưng chỉ bằng 90% so với cùng kỳ năm 2020.

Nguyên nhân sản lượng giảm do các mỏ dầu khí ở VN hầu hết được phát hiện từ lâu, đã được khai thác
hơn 20 năm, đang ở giai đoạn cuối của đời mỏ. Hơn nữa, trong 5 năm gần đây, do giá dầu thô xuống thấp
ảnh hưởng đến công tác đầu tư tìm kiếm thăm dò, không phát hiện mỏ dầu khí có trữ lượng lớn mới nên
việc suy giảm này được dự báo từ trước. Bộ Công thương khẳng định giá bán dầu thô VN được tham chiếu
theo giá dầu thô quốc tế nên không có tình trạng giảm giá.

Ông Hoàng Ngọc Trung cũng khẳng định không có kế hoạch cắt giảm sản lượng mà hiện nay nhiều mỏ
chủ đạo của PVN đến ngưỡng khai thác, sụt giảm tự nhiên, nên trữ lượng dầu giảm dần. Đơn cử như năm
2020, PVEP có sản lượng khai thác khoảng 3,8 triệu tấn quy dầu, giảm nhẹ so với năm 2019 và dự kiến năm
2021 sản lượng cũng sẽ giảm khoảng 10% so với năm trước.

Khoảng 2-3 năm tới, khi một loạt mỏ mới như Đại Hùng, Sư Tử Trắng có một số lô chuẩn bị
đưa vào khai thác sẽ giúp sản lượng tăng trở lại. Theo kế hoạch, sản lượng khai thác dầu thô trong
nước năm 2021 là 7,99 triệu tấn, thấp hơn so với kế hoạch năm 2020 (8,83 triệu tấn).

II. Phân tích PVS

Năm 2020 là năm có nhiều diễn biến phức tạp và nhiều yếu tố không thuận lợi. Kinh tế thế giới, thương
mại toàn cầu tăng trưởng chậm; cạnh tranh chiến lược và căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế lớn
gia tăng, Biển Đông ngày càng phức tạp và diễn biến khó lường, thế giới đối mặt với đại dịch Covid19 ảnh
hưởng tiêu cực, toàn diện, sâu rộng đến mọi mặt của nền kinh tế, sản xuất kinh doanh bị đình trệ, biến đổi
khí hậu, thời tiết cực đoan, thiên tai gây thiệt hại nặng nề, tác động tiêu cực đến sản xuất, đời sống. Nhiều
công ty hoạt động trong lĩnh vực dầu khí thế giới lâm vào khủng hoảng, phá sản hàng loạt trước khủng
hoảng kép do tác động của dịch Covid-19 và giá dầu thấp kéo dài (giá dầu thô bình quân ở mức 41,69
USD/thùng, giảm 35,2% so với năm 2019) khiến hàng loạt dự án, công việc phải giãn, dừng triển khai.
Tuy nhiên, kết thúc năm 2020, tổng doanh thu hợp nhất của PVS vẫn đạt 21.313 tỷ đồng, đạt 142% kế
hoạch năm 2020, tăng 21,6% so với thực hiện năm 2019. Lợi nhuận hợp nhất trước thuế thực hiện năm
2020 là 1025 tỷ đồng, đạt 128% kế hoạch, giảm 23% so với kế hoạch 2020.

Quý 1/2021 PVS ghi nhận doanh thu đạt 2.614 tỷ đồng giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái, giá vốn
hàng bán cũng giảm tương ứng nên lợi nhuận gộp dạt 179 tỷ đồng giảm 7% so với cùng kỳ, biên lãi gộp
được cải thiện từ 5,9% lên 6,8%.

Trong kỳ, đáng chú ý là hoạt động liên doanh liên kết có lãi tới 157 tỷ đồng tăng 391% so với cùng kỳ,
lãi từ hoạt động khác đạt 42 tỷ đồng tăng 64% so với quý 1/2020.

Kết quả, sau khi trừ các khoản chi phí PVS lãi sau thuế 164 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ,
trong đó LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ là 145 tỷ đồng.

Tính đến 31/3/2021, PVS đang đầu tư tổng cộng 1.625 tỷ đồng vào 7 công ty liên doanh, liên kết.
Với việc giá dầu Brent ổn định trên mốc 60 trong năm 2021, 2022 thì các doanh nghiệp khai thác dầu
của Việt Nam, Singapore, Malaysia sẽ gia tăng công suất khai thác và nhu cầu kho chứa sẽ tiếp tục tăng
trong thời gian tới. Như vậy, lãi từ hoạt động liên kết sẽ tiếp tục trì ổn định trên 150 tỷ đồng mỗi quý.

Việc giá dầu ổn định quanh 60 USD/thùng cũng khiến Tập đoàn dầu khí Việt Nam khởi động lại các dự
án thăm dò, khai thác, từ đó các dịch vụ sau sẽ được tăng doanh thu, lợi nhuận:

Cập nhật 3/6/2021: Với việc nền kinh tế phục hồi nhanh hơn dự đoán và giá dầu tăng nhanh hơn ước
tính của EIA thì lợi nhuận từ hoạt động liên doanh, liên kết mang lại tầm 200 tỷ đồng từ quý 2/2021
(quý 1 là 157 tỷ đồng).

Ước tính lợi nhuận năm 2021, định giá PVS cụ thể như sau:

2017 2018 2019 2020


Doanh thu 16,812 14,638 17,050 20,180

-12.9% 16.5% 18.4%


% tăng trưởng
Giá vốn hàng bán 16,004 13,519 16,071 19,402

-15.5% 18.9% 20.7%


% tăng trưởng
Giá vốn/Doanh thu 92.4% 94.3% 96.1%
Tổng lợi nhuận trước thuế 1,005 976 1,103 1,025
Lợi nhuận sau thuế 782 573 808 710

-26.7% 41.0% -12.2%


% tăng trưởng

Quý 1-2020 Quý 2-2020 Quý 3-2020 Quý 4-2020


Doanh thu 3,241 5,473 5,966 5,107

68.9% 9.0% -14.4%


% tăng trưởng
Giá vốn hàng bán 3,050 5,094 5,533 5,265

67.0% 8.6% -4.8%


% tăng trưởng
Giá vốn/Doanh thu 93.1% 92.7% 103.1%

Tổng lợi nhuận trước thuế 405 284 152


177
Lợi nhuận sau thuế 121 272 223 100
125.0% -18.2% -55.1%
% tăng trưởng
Tăng trưởng trung bình 17.2%

Quý 1-2021 Quý 2-2021F Quý 3-2021F Quý 4-2021F


Lợi nhuận sau thuế 164 300.00 350.00 320.00
% tăng trưởng 64% 82.9% 16.7% -8.6%
LNST lũy kế 4 tháng 758 786 914 1,134
P/E 16.47 16.47 16.47 16.47
Giá 21.5 22.30 25.91 32.15
Với triển vọng ngành dầu khí trong năm 2021, 2022 như đã phân tích ở trên, mức giá hợp lý cho PVS là
32.150 đồng/cổ phiếu.

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Đồ thị PVS theo ngày:

Đồ thị PVS theo tháng:

Tháng 5

 Giá khuyến nghị mua: 21-22.5


 Giá mục tiêu trong tháng 5, 6: 26-28  Lợi nhuận: 15-30%
Cập nhật phân tích kỹ thuật 3/6/2021:

Nhận định: PVS đã chạm ngưỡng kháng cự Fibo 28 nên điều chỉnh kỹ thuật giảm về 26.7, tuy nhiên, trong
lịch sử tăng, PVS thường điều chỉnh nhẹ 2 phiên, do đó, nếu Oil tiếp tục tăng thì PVS có thể chỉ điều chỉnh
nhẹ đầu phiên sáng 4/6/2021 sau đó lên theo dòng P.
 Giá khuyến nghị mua: 26.5-27.5
 Giá mục tiêu trong tháng 5, 6: 33-36  Lợi nhuận: 20-35.85%

Digitally signed by Hoàng Sâm

Hoàng
DN: C=VN, OU=0936.393.862, O="
Nhận ủy thác, tư vấn, mở TK", CN="
Hoàng Sâm ",
E=samnv.bs@gmail.com
Reason: I am the author of this

Sâm document
Location: Hoàng Sâm
Date: 2021-06-03 21:32:46
Foxit Reader Version: 9.5.0

You might also like