You are on page 1of 10

zz

5CHƯNG 1. NỒNG ĐỘ

a. Cần lấy bao nhiêu gam H2C2O4.2H2O để điều chế 250ml dd có nồng độ là 0,025M.
Biết M(H2C2O
.2H2O)= 126,06 g/.
4

b. - DD NaOH 25%?

- Cần hòa tan bao nhiêu gam NaOH vào 100g H2O để đc dd NaOH 10%

- Có bao nhiêu gam H2SO4 nguyên chất trong 1ml dd H2SO4 98% có d = 1,84 g/ml?

c. Cho H2SO4 14,35% có d=1,10. Hãy biểu thị nồng độ của dd này theo T, C% (w/v),
CN, CM?

d. DD HCl 12M. Hỏi:

+ Nồng độ mol của dd HCl 1:5

+ % KL của dd HCl 1:5 (d=1,035g/ml)

e. Nồng độ của dd NH3 đđ là 28% (w/w) và d=0,899g/ml. Tính CM

f. Hàm lượng Cl- trong nước uống là 2,5.102 ppm. Hỏi nồng độ mol/l của Cl- trong dd
này bao nhiêu?

g. 250ml dd chứa 45,1 mg thuốc trừ sâu. Biễu diễn nồng độ thuốc trừ sâu dưới dạng
%(w/w), ppm, ppb?
h. Tính hệ số hoạt độ và hoạt độ của các ion trong dd Kal(SO4)2 0,001M
CHƯƠNG 2. PHẢN ỨNG AXIT – BAZƠ

Câu 1. Tính pH, pOH, [H+], [OH-] của dung dịch HCl 0,02M và HCl 2.10-8 M.
Câu 2. Nhỏ 0,03 ml dung dịch HCl 3,4.10 -3 M vào 300 ml nước. Tính pH của dung
dịch thu được.
Câu 3. Tính pH của dung dịch NaOH 1,0. 10-5 M và NaOH 5. 10-7 M
Câu 4. Đánh giá pH và nồng độ của các cấu tử trong dung dịch CH 3COOH 0,1M.
Biết CH3COOH có pKa = 4,75.
Câu 5. Tính gần đúng pH của dung dịch NH4Cl 0,1M biết NH3 có pKb = 4,75.
Câu 6. Tính pH của dung dịch NH3 0,1M biết NH3 có pKb = 4,6.
Câu 7. Tính pH của dung dịch NaCN 0,01M biết HCN có pKa = 9,35.
Câu 8. Cho dung dịch hỗn hợp CH3COOH 0,1 M và CH3COONa 0,1 M.
a. Tính pH của dung dịch.
b. Thêm 0,01 mol HCl và 1 lít dung dịch trên. Tính pH của dung dịch thu
được.
Câu 9. Có dung dịch gồm NH3 0,08M và NH4Cl 0,06M.
a. Tính pH của dung dịch.
b. Thêm 0,001 mol HCl vào 1 lít dung dịch trên. Tính pH của dung dịch thu
được.
Câu 10. Tính pH của dung dịch NH4CN 0,1M. Biết HCN có pK a = 9,21 và NH3 có
pKb = 4,76.
Câu 11. Tính pH của dung dịch axit H3PO4 0,05M biết H3PO4 có pKa1 = 2,12, pKa2 =
7,21, pKa3 = 12,36.
Câu 12. Tính pH và nồng độ S2- trong dung dịch H2S 0,01M biết H2S có pKa1 = 7,02
và pKa2 = 12,9.
Câu 13. Tính pH của dung dịch:
a. NaH2PO4 0,1M
b. Na2HPO4 0,1M.
Biết H3PO4 có pKa1 = 2,12, pKa2 = 7,21, pKa3 = 12,36.
Câu 14. Đánh giá pH của dung dịch NaHCO 3 0,02M biết H2CO3 có Ka1 = 10-6,35, Ka2
= 10-10,33.
CHƯƠNG 3. PHẢN ỨNG TẠO PHỨC

Câu 1: Tính hằng số bền điều kiện của phức ZnY 2- ở pH=5. Biết phức ZnY2- có
b=1016,26 và axit H4Y có pK1=2,00; pK2=2,67; pK3= 6,16; pK4=10,26.

Câu 2: Tính nồng độ của các cấu tử trong dung dịch phức Ag(NH 3)2+ 0,10M ở
pH=9,25 với giả thiết ion Ag+ không tham gia phản ứng với ion OH -. Biết
Ag(NH3)2+có b1=103,32 và b2=103,91. NH3 có hằng số Ka=1,76.10-5.

Câu 3: Cần thêm ít nhất bao nhiêu mililit dung dịch HCl 10M vào 1 lít dung dịch
hỗn hợp MSO4 10-4M và Na2A 10-4M để MA không kết tủa? (MSO4 và Na2A là
các muối tan và phân ly hoàn toàn, bỏ qua sự thay đổi thể tích khi thêm HCl
vào dung dịch hỗn hợp). Cho TMA=10-27; H2A có k1=10-7; k2=10-14.

Câu 4: Tính nồng độ cân bằng của các ion trong dung dịch gồm bạc nitrat 10 -3M và
amoniac có nồng độ cân bằng:.
a. 10-3M b. 10-2M

Câu 5: Tính nồng độ cân bằng của ion và phân tử trong dung dịch HgCl 2 10-2M.
Phức của Hg+2 và Cl- có logarit hằng số bền tổng cộng lần lượt là: 6,74 và
13,22.

Câu 6: Tính nồng độ cân bằng của các ion và phân tử trong dung dịch Ag NO 3
10-3M và NH3 10-3M. Phức của Ag+ và NH3 có các hằng số bền là b1=103,32 và
b2=103,92.

Câu 7: Tính hằng số bền điều kiện của phức FeY - trong dung dịch có pH = 1 và pH =
3. Tại các pH đó Fe3+ thực tế không tạo phức phụ với OH. FeY- có b = 1025,1.

Câu 8: Tính nồng độ cân bằng của các ion Fe 3+ và FeY- trong dung dịch hỗn hợp
Fe3+ và Na2H2Y 10-2M có pH =2; b của FeY- là 1025,1.

Câu 9: Trộn 150ml Cd(ClO4)2 0,06M với 200ml HCl 5,00.10-3M .Tính cân bằng
trong dung dịch.

Câu 10: Tính hằng số cân bằng điều kiện của phức Cd2+-NH3 ở pH = 9 được thiết lập
bằng hệ đệm NH3-NH4+ trong đó CNH3 =0,5M.
CHƯƠNG 4. PHẢN ỨNG KẾT TỦA

Câu 1. Tích số tan của BaSO4 ở 200C là bao nhiêu, nếu biết rằng 100ml dung dịch
bão hòa tại nhiệt độ đó chứa 0,245mg BaSO4?

Câu 2.Tính độ tan của canxi sunfat CaSO 4, biết tích số tan của nó ở 25 0C TCaSO4 =
9,1.10-6?

Câu 3. Tính độ tan của BaSO4 trong dung dịch Na2SO4 0,01M và so sánh với độ tan
của nó trong nước?

Câu 4. Trộn 150ml NH3 0,25M với 100ml MgCl2 0,0125M và HCl 0,150M. Có kết
tủa Mg(OH)2 tách ra không? Tính [Mg2+] khi cân bằng?

Câu 5. Bao nhiêu gam BaSO4 tan ra khi rửa nó bằng:

a) 250ml nước cất

b) 250ml nước có chứa 0,83g (NH4)2SO4. Biết TBaSO4=10-10; M(NH4)2SO4 = 132,14.

Câu 6. Tính độ tan của CaC2O4 trong dung dịch có pH bằng 4. Biết T CaC2O4 =2,3.10-9
có pK1 = 1,25; pK2 = 4,27.

Câu 7. Tính độ tan của Ag2S trong nước. Biết TAg2S=6,3.10-50.

Câu 8. Tính độ tan của AgCl trong nước. Biết tích số tan của nó bằng 1,78.10 -10,
hằng số bền tổng cộng của phức bạc clorua là b1,1=103,04; b1,2=105,04. Sự tạo
phức của Ag+ và OH- không đáng kể?

Câu 9. Người ta kết tủa ion Ba 2+ trong 100 ml dung dịch BaCl2 bằng dung dịch 10
ml Na2SO4 0,1 M. Hỏi có kết tủa hình thành không? Kết tủa của BaSO 4 có
hoàn toàn không nếu chấp nhận lúc đó [Ba2+] <10-6. Biết TBaSO4 =1,03.10-10.

Câu 10. Người ta kết tủa ion Ag+ trong 100 ml dung dịch AgNO3 0,01 M bằng dung
dịch 5 ml NaCl 0,1 M. Hỏi có kết tủa hình thành không? Kết tủa của AgCl
có hoàn toàn không nếu chấp nhận lúc đó [Ag+] < 10-6. Biết TAgCl = 10-10.

Câu 11. Một dung dịch AgNO3 0,001 M có thể tích là 500 ml, người ta thêm vào
dung dịch đó 1 ml Na2S 0,001 M. Hãy xác định có kết tủa xuất hiện không?
Cho TAg2S = 6,3.10-50.
CHƯƠNG 5. PHẢN ỨNG OXY HÓA – KHỬ

Câu 1. Nêu cơ sở và đặc điểm của phương pháp oxy hóa khử ?

Câu 2. Trong phương pháp oxy hóa khử, thế của các cặp oxy hóa khử phụ thuộc vào
những yếu tố gì ?
Câu 3. Giải thích tại sao Ag kim loại không tác dụng với HCl mà tác dụng với HI để
giải phóng H2. Biết E0Ag+/Ag = 0.8 V; TAgCl = 10-10, TAgI = 10-16
Câu 4. Thế oxi hóa khử tiêu chuẩn của hệ I 2/2I- E0 I2/2I- = 0.54 V, của Cu2+/Cu+ là E0
Cu2+/Cu+ = 0.135V. Gải thích tại sao trong dung dịch có dư I - thì Cu2+ vẫn oxi
hóa được I-.
Câu 5. Tính thế oxi hóa khử tiêu chuẩn điều kiện của AsO 43-/AsO33- trong môi trường
có pH=8. Biết thế tiêu chuẩn cặp này ở pH= 0 là 0.57.
Câu 6. Tính thế oxi hóa khử tiêu chuẩn điều kiện của MnO 4-/Mn2+. Biết thế tiêu
chuẩn cặp này ở pH= 0 là 1.51.
Câu 7. Tính tích số tan của AgCl biết rằng khi nhúng sợi Ag vào dung dịch có [Ag +]
= 1M, thì thế điện cực là 0.799 V; còn khi nhúng sợi Ag vào [Cl -] = 1M và
xuất hiện kết tủa AgCl thì thế 0.222V
Câu 8. Tính thế oxi hóa khử điều kiện của của Cu2+/Cu+ khi có dư SCN- để tạo kết
tủa CuSCN. Biết E0Cu2+/Cu+ = 0.135Vvà TCuSCN = 10-14.32
Câu 9. Tính thế oxi hóa khử điều kiện của cặp Fe(III)/Fe(II) trong điều kiện khi dung
dịch có dư F- để tạo phức FeF63- có hằng số bền tổng cộng β1,6 = 1016,
E0Fe3+/Fe2+ = 0.77V.
Câu 10. Tính thế oxi hóa khử điều kiện của cặp Co(III)/Co(II) trong điều kiện khi
dung dịch có dư NH3 để tạo phức Co(NH3)63+ có hằng số bền tổng cộng β 1,6III
= 1035.2 và Co(NH3)62+ β1,6II = 104.4. Biết E0Co3+/Co2+ = 1.84 V.
Câu 11. Tính thế điều kiện của cặp Au+/Au trong dung dịch có dư CN - để tạo phức
với Au+ . Biết E0Au+/Au = 1.66V, hằng số bền tổng cộng của phức [Au(CN) 2]
β1,2=1038.3
Câu 12. Tính hằng số cân bằng của các phản ứng sau
A. Ce4+ + Fe2+ =Ce3+ + Fe3+
B. MnO4- + 5 Fe3+ + 8H+ = Mn2+ + 5Fe3+ + 4H2O
C. Cr2O72- + 6 I- + 14 H+ = 2 Cr3+ + 3 I2 + 7 H2O
Câu 12. Tính thế oxi hóa khử của cặp oxi hóa khử không liên hợp
A. Ce4+ 0.01 + Fe2+ 0.1
B. Ce4+ 0.1 + Fe2+ 0.1
C. Ce4+ 0.11 + Fe2+ 0.1
Biết E0Ce4+/Ce3+ = 1.44V; E0Fe3+/Fe2+ = 0.68V;

You might also like