You are on page 1of 3

8.1.

Đặc điểm Trạm y tế xã Thành Phước


Thành Phước là một trong những xã đông dân cư của thị xã Bình Minh với mật
độ dân số năm 2012 là 3.807 người/km², và là xã vừa đón nhận danh hiệu nông
thôn mới nên điều kiện kinh tế nhìn chung không gặp nhiều khó khăn. TYT xã
Thành Phước nằm ở nơi tập trung tương đối dân cư, gần trung tâm hành chính
TX Bình Minh, các trường học địa phương,... Để phục vụ và đáp ứng nhu cầu
khám chữa bệnh của người dân nơi đây, TYT đã có 1 bác sĩ, 1 kỹ thuật viên
siêu âm, 3 nhân viên hành chính, các chưc vụ khác,... Như vậy có thể xem là
đáp ứng đủ cán bộ y tế cho địa phương. Cán bộ y tế được đảm bảo sức khỏe
đầu vào, được kiểm tra sức khỏe định kì, là những người có kiến thức và kinh
nghiệm lâu năm trong công tác khám chữa bệnh.
Trung bình TYT có 40 người dân đến khám chữa bệnh trong 1 ngày.
Các bệnh thường gặp là sốt xuất huyết, tăng huyết áp và đái tháo đường. Do
đặc điểm nơi đây có nhiều kênh rạch lại trồng nhiều cây ăn quả và hoa màu,
đây là môi trường tốt để muỗi sinh sản, phát triển nên dễ gây bệnh sốt xuất
huyết. Đồng thời, người dân nơi đây thường có thói quen ăn nhiều muối và
đường trong các bữa ăn nên cũng dễ mắc bệnh tăng huyết áp và đái tháo
đường. Vậy nên các công tác dự phòng và tuyên truyền cho người dân là rất
quan trọng.
TYT cũng tổ chức tuyên truyền về kế hoạch hóa gia đình cho phụ nữ độ tuổi từ
15 đến 49 tuổi đã có gia đình và triển khai một số biện pháp phòng chống bệnh
SXH. Tuy nhiên chỉ đạt 80% người dân hưởng ứng vì kiến thức của họ về kế
hoạch hóa gia đình vẫn còn hạn chế, việc tuyên truyền phòng chống bệnh SXH
chưa được triển khai một cách mạnh mẽ.
Hiểu được những vấn đề còn khó khăn của người dân về các vấn đề chăm sóc
sức khỏe, các yếu tố liên quan đến dịch bệnh, tiêm chủng chưa được quan tâm
nhiều nên TYT xã Thành Phước đã tiến hành nhiều đợt thu thập thông tin,
tuyên truyền sức khỏe cho người dân. Bên cạnh đó, cán bộ y tế được đi tập
huấn để không ngừng nâng cao kiến thức và kỹ năng với mục đích phục vụ
người dân được tốt hơn.
8.2 Tình hình phát sinh CTYT ở TYT phường Thành Phước thị xã Bình
Minh
CTYT tại TYT ngày càng tăng hơn so với trước đây, nguồn phát sinh CTYT
chủ yếu đến từ các công tác khám chữa bệnh của trạm. Nguồn phát sinh CTYT
được phát sinh từ các chất thải lây nhiễm và chất thải không lây nhiễm.Trong
đó lượng chất thải không lây nhiễm với số lượng khoảng 0,35kg/ngày đêm
thường gặp ở đây là các vỏ bọc kim tiêm, gạc, … và các rác thải sinh hoạt
thường ngày như tro lò đốt hay bùn của hệ thống xử lí rác thải, mùi bốc ra từ
rác thải và khí sau khi đốt chất thải. Còn chất thải lây nhiễm, có số lượng
khoảng 0,15kg/ngày đêm ở trạm.Gồm chất thải sắc nhọn: có số lượng khoảng
0,15kg/ngày đêm, Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: chiếm số lượng khoảng
0,1kg/ngày đêm, khử khuẩn an toàn bằng hóa chất khử khuẩn có phổ diệt
khuẩn rộng như: Chloramin B (0,5%-1%), Javel (0,5-1%), Presept (0,5-1%),
Phenol (0,1-0,5%)… cho tiếp xúc 10-15 phút, thu gom thiêu hủy tại lò đốt rác.
Tổng khối lượng CTYT phát sinh có thể lên đến 0,5kg/ngày đêm. Nhìn chung
tỉ lệ giữa chất thải y tế có lây nhiễm và không lây nhiễm tương đương nhau
nhưng ta vẫn thấy được lượng chất thải không lây nhiễm là 0,35 kg (70%) vẫn
cao hơn chủ yếu là do các dụng cụ vật tư y tế tiêu hao một lần là nhiều và chủ
yếu.Nhưng không vì thế mà việc quản lí và xử lí chất thải y tế được nhân viên
y tế không đúng qui định và quan tâm nhiều.Các cán bộ cũng như nhân viên y
tế đã được tập huấn kĩ năng và hướng dẫn kĩ năng phân loại chất thải y tế.Cụ
thể rác thải sau khi vừa được phát sinh sẽ được phân loại ngay tại nguồn vì nếu
không phân loại thì toàn bộ CTYT đều phải xử lí bằng các phương pháp xử lí
CTYT nguy hại, khi đó sẽ rất tốn kém. Đồng thời cũng hạn chế sự phát sinh
phân tán mầm bệnh, các chất độc hại ra môi trường.bên cạnh đó cán bộ y tế
cũng được trang bị các biện pháp phòng hộ cho bản thân như khẩu trang , bao
tay để bảo vệ sức khở bản thân. Theo kết quả 2017 người ta đã thống kê lượng
chất thải nguy hại lây nhiễm ở bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ và bệnh
viện Đại học y dược Cần Thơ lần lượt là 126,427 tấn /năm và 17,28
tấn/năm.Chất thải y tế nguy hại không lây nhiễm ở hai bệnh viện là 14,753
tấn/năm và 1,26 tấn/năm. Qua đó ta thấy lượng chất thải y tế ở trạm y tế Thành
Phước phát sinh không nhiều so với các bệnh viện lớn ở Cần thơ.Qua đó ta
thấy trạm y tế Thành Phước đã xử lí và quản lí chất thải y tế một cách có hiệu
quả.
8.3 Tình hình phân loại chất thải y tế tại Trạm y tế Phường Thành Phước
Thị xã Bình Minh
Nhìn chung tình hình phân loại rác thải ở trạm y tế Thành Phước đã thực hiện
đúng theo quy định của Bộ y tế về phân loại rác thải y tế.Trạm đã đáp ứng
được các loại thùng rác có màu sắc để phân loại rác thải theo màu.Kích thước
phù hợp với lượng chất thải phát sinh, thể tích của túi phù hợp (<0,1m3).Túi
sạch luôn có sẵn để mọi người có thể sử dụng. Bên ngoài túi có chú thích loại
chất thải để mọi người dễ dàng sử dung.Dụng cụ đựng chất chất thải sắc nhọn
có thành và đáy cứng không bị xuyên thủng, có khă năng chống thấm có nắp
đóng mở và quai. Khi di chuyển vật sắc nhọn bên trong không bị đổ ra ngoài
đó cũng là yếu tố quan trọng để bảo vệ mọi người xung quanh. Nơi đặt thùng
thích hợp gần nguồn phát sinh bệnh và thùng có dán phiếu hướng dẫn phân loại
và thu gom để mọi người dễ dàng thực hiện đây là một cách rất hay và áp dụng
có hiệu quả.Tuy nhiên vẫn có một số hạn chế đó là chua có các chú thích như
“KHÔNG ĐƯỢC ĐỰNG QUÁ VẠCH NÀY” hay : “CHỈ ĐỰNG CHẤT
THẢI SẮC NHỌN” bên ngoài thùng rác.Bên cạnh đó thùng không có biểu
tượng chỉ loại chất thải.
8.4. Tình hình quản lý và xử lý chất thải y tế tại Trạm y tế xã Thành
Phước
Trạm thưc hiện công tác quản lí thu gom vận chuyển chất thải y tế và lưu trữ
chất thải y tế tương đối tốt. Trạm trang bị khá đầy đủ vật dụng để đựng rác thải,
thu gom đúng theo phân loại màu quy định, vận chuyển đảm bảo đúng thời
gian an toàn. Công tác quản lí thu gom vận chuyển và lưu trữ rác thải được tiến
hành nghiêm túc các nguyên tắc. Điển hình nơi lưu trữ chất thải nguy hiểm
được che chắn kín hay có biển báo nguy hiểm, các thải sinh hoạt được phân
loại riêng chỗ với rác thải lây nhiễm, cột miệng túi cẩn thận, vật dụng đựng rác
được vệ sinh đúng hay ga trải giường vệ sinh đúng thời gian,.. Do điều kiện cơ
sở vật chất chưa được hoàn thiện nên vấn đề xử lí rác thải y tế tại trạm là điều
lo ngại nhất. Trạm vẫn chưa trang bị đầy đủ thiết bị chuyên dụng để xử lí xử lí
nước thải mà trực tiếp thải ra con sông phía sau trạm xá.

You might also like