You are on page 1of 5

Câu 1: Theo em tại sao cần có Việt Nam học ( Hãy trình bày và cho ví

dụ phân tích). Khu vực học là gì? ( cho ví dụ phân tích khái niệm)

Lời mở đầu: Việt Nam học (Vietnammese Studies) ngày nay đã trở
thành lĩnh vực học thuật phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới. Hầu hết
các trường Đại học lớn ở các nước phát triển dều có ngành học này. Một số
nước như Hoa Kì, Nga, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc,... Việt Nam học
còn được tổ chức thành những đơn vị đào tạo và nghiên cứu riêng. Từ nửa
cuối thế kỉ 20 trên thế giới và ở nhiều nữa đã hình thành nên các tổ chức quốc
gia, quốc tế, phối hợp nghiên cứu về Việt Nam như EROVIET (hình thành
năm 1993), Hội Nhật Bản nghiên cứu Việt Nam ( thành lập 1987), tập hợp
hơn 100 nhà nghiên cứu trên các lĩnh vực lịch sử, nhân học, kinh tế, pháp
lập,... Bên cạnh nhu cầu tự nhận thức thì việc lần lượt hình thành các trung
tâm, các tổ chức Việt Nam học trên đây có cơ sở, và xuất phát chính từ nhu
cầu hiểu biết về Việt Nam- một quốc gia có không gian văn hóa và chiều sâu
lịch sử chứa đựng, phản ánh trong đó những hiểu biết không chỉ riêng về Việt
Nam mà còn cả sự phát triển chung của khu vực cũng như thế giới. Từ sau khi
Việt Nam thống nhất và thực hiện thành công công cuộc đổi mới, khi vị trí và
vai trò của Việt Nam được nâng lên, Việt Nam học càng trở nên cuốn hút đối
với sinh viên và các nhà nghiên cứu.

I. Tại sao cần có Việt Nam học:


1. Việt Nam học là gì:
Khái niệm: Việt Nam học là khoa học liên ngành nhằm nghiên cứu
về đất nước và con người Việt Nam theo định hướng liên ngành của
khu vực học nhằm mang lại những hiểu biết và tri thức toàn diện,
tổng hợp về đất nước con người Việt Nam ( có thể dựa trên kiến
thức chuyên ngành như: địa lí, lịch sử, ngôn ngữ, văn hóa, phong
tục, tập quán, lối sống, kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái,...) và sự
nghiệp đổi mới của Đảng, công cuộc đổi mới đương đại.
2. Đối tượng, nhiệm vụ, vai trò, tính chất, sản phẩm, tính ứng dụng
của Việt Nam học:
2.1 Đối tượng của Việt Nam học:
 Việt Nam như một chỉnh thể, có thể tiếp cận và nhận thức từ nhiều góc
độ, phương diện, cấp độ theo từng chuyên ngành: lịch sử, địa lý, ngôn
ngữ, văn hóa, văn học,...hoặc theo tính liên ngành của Khu vực học.
Như vậy, có 2 nhóm đối tượng nghiên cứu của Việt Nam học là khoa
học chuyên ngành và khu vực học liên ngành.
 Việt Nam học lấy đất nước, con người và văn hóa Việt Nam làm đối
tượng, làm hệ quy chiếu để khảo sát, tìm thấy những yếu tố nổi bật, nét
riêng, đồng thời làm sáng tỏ sự độc đáo của bản sắc văn hóa Việt Nam.
2.2 Nhiệm vụ cuả Việt Nam học:
 Việt Nam học cần được nghiên cứu và phổ biến rộng rãi tại các trường
đại học ở Việt Nam như là 1 lĩnh vực nghiên cứu chính thức và có giá
trị gắn liền với các môn khoa học khác.
 Đào tạo đội ngũ và quảng bá, xã hội hóa vấn đề nghiên cứu về Việt
Nam. Ngành Việt Nam học còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Đến nay đào
tạo cử nhân Việt Nam học đã có mặt ở hơn 107 trường Đại học và Cao
đẳng, đội ngũ các nhà khoa học và chuyên gia về lĩnh vực này còn rất
mỏng, phần lớn các nhà nghiên cứu Việt Nam học đều từ các ngành
nghiên cứu chuyên ngành nghiên cứu khác sang, chủ yếu là khoa học
xã hội và nhân văn
 Cuối cùng, Việt Nam học phải hướng đến sự hợp tác quốc tế về nghiên
cứu và trao đổi học thuật.
2.3 Vai trò của Việt Nam học:
 Vai trò của Việt Nam học là nghiên cứu, tìm hiểu, tổng kết những giá
trị văn hóa đích thực, những quy luật phát triển từ truyền thống đến
hiện đại và mối quan hệ của Việt Nam trong khu vực và thế giới nhằm
mang lại tri thức tổng hợp về Việt Nam.
 Việt Nam học ngày nay đã trở thành lĩnh vực học thuật phát triển tại
nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt là từ sau khi Việt Nam thống nhất
và bước vào công cuộc đổi mới, khi vị trí và vai trò của Việt Nam được
nâng lên, Việt Nam học càng giữ vai trò quan trọng trong việc phát
triển đất nước.
2.4 Tính chất của Việt Nam học:

Việt Nam học là khoa học liên ngành (Interdisciplinary science)


bao gồm nhiều ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội và nhân
văn, nghiên cứu tất cả những đặc điểm của điều kiện tự nhiên và
môi trường xã hội làm nên những đặc điểm cho lịch sử hình thành
và phát triển của từng khu vực nhất định.

2.5 Sản phẩm của Việt Nam học:

Sản phẩm của Việt Nam học là tri thức tổng hợp về Việt Nam mang
tính tích hợp, liên ngành cao và có giá trị chuyển giao, ứng dụng
cao.

2.6 Tính ứng dụng của Việt Nam học:

You might also like