You are on page 1of 73

Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

MỤC LỤC MODULE


BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA MÁY BIẾN ÁP LỰC

I. KHÁI QUÁT…………..…………..…………..…………..…………..…………..…………… 2
I.1. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy biến áp…………..……………….. 3
I.2. Các thiết bị phụ của máy biến áp…………..…………..…………..………………. 13
I.3. Cách điện của máy biến áp…………..…………..…………..…………..………….. 25
I.4. Các đại lượng định mức của máy biến áp…………..…………..………….. 25
I.5. Các chế độ làm mát của máy biến áp…………..…………..…………..……… 26
I.6. Điều kiện làm việc song song các máy biến áp…………..…………..… 26

II. BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA …………..…………..…………..……………. 29


II.1. Bộ điều chỉnh điện áp dưới tải của máy biến áp…………..…………..… 29
II.2. Cách xác định cực tính của máy biến áp…………..…………..…………..… 33
II.3. Tiếng ồn của máy biến áp…………..…………..…………..…………..…………..… 34
II.4. Hiện tượng bất thường và biện pháp khắc phục …………..…………..… 35
II.5. Phòng chống các sự cố trầm trọng…………..…………..…………..………….. 43
II.6. Thí nghiệm và bảo dưỡng máy biến áp…………..…………..…………..………47
II.7. Bảo dưỡng phòng ngừa…………..…………..…………..…………..…………..……… 68

Trang 1
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

NỘI DUNG CHI TIẾT:


I. KHÁI QUÁT:
Để dẫn điện từ các trạm phát điện đến nơi tiêu thụ cần phải có đường dây tải
điện. Nếu khoảng cách giữa nơi sản xuất điện và nơi tiêu thụ lớn, vì vậy cần được
giải quyết là truyền tải điện năng đi xa làm sao cho kinh tế nhất
Nếu cùng một công suất truyền tải trên đường dây, nếu điện áp được tăng cao
thì dòng điện chạy trên đường dây sẽ giảm xuống, như vậy có thể làm tiết kiệm dây
nhỏ đi, do đó trọng lượng và chi phí dây dẫn sẽ giảm xuống, đồng thời tổn hao năng
lượng trên đường dây cũng giảm xuống .
Vì thế muốn truyền tải công suất lớn đi xa, ít tổn hao và tiết kiệm kim loại
màu, trên đường dây người ta dùng điện áp cao 35, 110, 220, 500KV Nhưng trên
thực tế các máy phát điện ít có khả năng phát ra những điện áp cao như vậy, do đó
phải có thiết bị để tăng áp ở đầu đường dây lên
Mặt khác các nơi tiêu thụ thường yêu cầu điện áp thấp, từ 0,4 đến 6,6KV do
đó khi truyền tải tới đây phải có thiết bị giảm áp xuống
Những thiết bị dùng để tăng áp hay giảm áp thì gọi là các máy biến áp
Nghĩa là máy biến áp để biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều từ điện áp
cao xuống điện áp thấp, hoặc ngược lại từ điện áp thấp lên điện áp cao, ta dùng máy
biến áp.
Ngày nay do việc sử dụng điện năng phát triển rất rộng rãi, nên có những loại
máy biến áp khác nhau; máy biến áp một pha, hai dây quấn, ba dây quấn vv…
nhưng chúng dựa trên cùng một nguyên lý, đó là nguyên lý cảm ứng điện từ.
Định nghĩa máy biến áp:
Máy biến áp là một thiết bị điện từ tĩnh, làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện
từ ,dùng để biến đổi điện áp của hệ thống dòng điện xoay chiều nhưng vẫn giữ
nguyên tần số .
Hệ thống điện đầu vào máy biến áp trước lúc biến đổi có:
- Điện áp U1;
- Dòng điện I1;
- Tần số f.
Hệ thống điện đầu ra của máy biến áp ( sau khi biến đổi ) có:
- Điện áp U2;
- Dòng điện I2;
- Tần số f.
Đầu vào của máy biến áp nối vơí nguồn điện, được gọi là sơ cấp.
Đầu ra nối tải được gọi là thứ cấp.
* Các đại lượng, các thông số sơ cấp trong ký hiệu có ghi chỉ số 1:
- Số vòng dây sơ cấp W1;
- Điện áp sơ cấp U1;
- Dòng điện sơ cấp I1;
- Công suất sơ cấp P1.
* Các đại lượng và thông số thứ cấp có chỉ số 2:
- Số vòng dây sơ cấp W1;
- Điện áp sơ cấp U2;
- Dòng điện sơ cấp I2;
- Công suất sơ cấp P2.
Nếu điện áp thứ cấp lớn hơn sơ cấp là máy biến áp tăng áp.
Trang 2
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

Nếu điện áp thứ cấp nhỏ hơn điện áp sơ cấp gọi là máy biến áp giảm áp
Thực ra trong hệ thống điện lực, muốn truyền tải và phân phối công suất
từ nhà máy điện đến nơi tiêu thụ một cách hợp lý, thường phải qua ba, bốn lần tăng
và giảm điện áp như vậy. Do đó tổng công suất của các máy biến áp trong hệ thống
điện lực thường gấp nhiều lần công suất của trạm phát điện
Những máy biến áp dùng trong hệ thống điện lực gọi là máy biến áp điện lực
hay máy biến áp công suất. Từ đó cũng thấy rõ các máy biến áp chỉ làm nhiệm vụ
truyền tải hoặc phân phối năng lượng chứ không chuyển hóa năng lượng.
Ngoài các máy biến áp điện lực ra còn có nhiều loại máy biến áp dùng trong
các nghành chuyên môn như: Máy biến áp chuyên dùng cho các lò điện luyện kim,
máy biến áp hàn, máy biến áp dùng cho đo lường, thí nghiệm.. vv..
Khuynh hướng phát triển của máy biến áp điện lực hiện nay là thiết kế chế tạo
những máy biến áp có dung lượng thật lớn, điện áp thật cao, dùng nguyên liệu mới
để giảm trọng lượng và kích thước máy.
Về vật liệu hiện nay đã dùng loại thép cán lạnh không những có từ tính tốt mà
tổn hao sắt lại thấp, do đó nâng cao được hiệu suất của máy biến áp. Khuynh hướng
dùng dây nhôm thay dây đồng, vừa giảm được trọng lượng máy cũng đang phát
triển.
Ở nước ta, ngành chế tạo máy biến áp đã ra đời ngay từ ngày hòa bình lập lại.
Đến nay chúng ta đã sản xuất được một khối lượng khá lớn máy biến áp, với nhiều
chủng loại khác nhau phục vụ cho nhiều nghành sản xuất ở trong nước và xuất khẩu

Nguồn
Tải

Máy biến áp Đường dây Máy biến áp


tăng áp tải điện hạ áp

I.1. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy biến áp:
I.1.1. Cấu tạo của máy biến áp:
A. Yêu cầu chung:
Cấu tạo máy biến áp phải chắc chắn cả và đặc tính điện và cơ, đồng thời phải
đảm bảo hoàn toàn tính bên vững trong một khoảng thời gian dài mà không biến đổi
đặc tính, cũng như không bị rò rỉ dầu ngay cả khi sử dụng một khoảng thời gian dài.
Ngoài ra, công tác bảo dưỡng cần được tiến hành an toàn và đầy đủ.
1. Độ bền cơ:
- Máy biến áp phải có độ bền cơ đủ lớn để có thể chịu được các tải trọng
dưới đây:
+ Lực điện từ khi ngắn mạch + gia tốc tỉnh theo phương ngang (4,9m/s2)
+ Lực điện động khi ngắn mạch + tải trọng gió ở tốc độ gió lớn nhất (40m/S)
+ Tải trọng khi vận chuyển.
+ Đối với máy biến áp từ 154 Kv trở lên mà có sứ xuyên cách điện bằng
không khí thì nó phải có cấu tạo sao cho không có hư hại tới các cách điện rỗng, kể

Trang 3
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

cả khí có các sóng cộng hưởng hình sin bậc 3 ( 4.9m/s2) tác động lên chân đế của vỏ
sứ xuyên
- Thùng máy biến áp phải có cấu tạo sao cho không được phép rò rỉ dầu và
nhiễm ẩm vào bên trong. Ngoài ra, cũng cần phải xem xét, nghiên cứu độ bền của
thùng máy đối với sự tăng nhanh áp xuất bên trong khi có hiện tượng bất thường, sự
cố bên trong.
2. Dạng mối nối với các thiết bị khác:
Về mối nối của máy biến áp của các thiết bị khác thì sử dụng:
- Sứ xuyên cách điện bằng không khí;
- Sứ xuyên dầu – dầu;
- Sứ xuyên dầu – khí.
Ngoài ra, các đệm cách điện được sử dụng thay cho sứ xuyên cần nghiên cứu
về mối nối vôi các thiết bị khác đối với hiện tượng rung chấnphát ra từ máy biến áp
trong khi vận hành bình thường.
B. Cấu tạo:
Máy biến áp có các bộ phận chính ;
Lõi thép, dây quấn và vỏ máy.
1. Lõi thép máy biến áp:
Lõi thép máy biến áp dùng để dẫn từ thông chính của máy, được chế tạo từ
những vật liệu dẫn từ tốt, thường là thép kỹ thuật điện. Lõi thép gồm hai bộ phận;
- Trụ là phần lõi thép có đặt dây quấn : Ký hiệu là chữ T
- Gông là phần lõi thép nối các trụ lại với nhau, khép kín mạch từ giữa các
trụ và không có dây quấn. Ký hiệu là chữ G
Trụ và gông tạo thành mạch từ khép kín.
Để giảm dòng điện xoáy trong lõi thép, người ta dùng thép lá kỹ thuật điện
(dày 0,35 mm đến 0,5 mm, hai mặt có sơn phủ cách điện ) ghép lại với nhau thành
lõi thép. Trụ và gông có thể ghép với nhau bằng phương pháp ghép nối hoặc ghép
xen kẽ.
Ghép nối: Trụ và gông ghép riêng sau đó dùng xà ép và bulong vít chặt lại
Ghép xen kẽ: Thì toàn bộ lõi thép phải ghép đồng thời và các lớp lá thép
được xếp xen kẽ với nhau lần lượt theo trình tự . Sau khi ghép, lõi thép cũng được
vít chặt bằng xà ép và bulong.

Hình mối nối đính đầu và mối nối gối đầu

Trang 4
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

( Phương pháp ghép xen kẽ tuy phức tạp nhưng giảm được tổn hao do dòng
điện xoáy gây nên và rất bền về phương diện cơ học vì thế hầu hết các máy biến áp
hiện nay đều dùng kiểu ghép này ).
Theo hình dáng lõi thép người ta chia ra:
- Máy biến áp kiểu trụ ( hay kiểu lõi)
Kiểu này dây quấn bao quanh trụ thép. Loại này hiện nay rất công dụng cho
các máy biến áp một pha và bao pha có dung lượng nhỏ và trung bình.
- Máy biến áp kiểu bọc.
Kiểu này mạch từ được phân nhánh ra hai bên và bọc lấy một phần dây quấn.
Loại này thường dùng trong lò luyện kim hay máy biến áp một pha công suất nhỏ
dùng trong kỹ thuật vô tuyến, truyền thanh.vv..
Ở các máy biến áp hiện đại, dung lượng lớn và cực lớn, điện áp cao, để giảm
chiều cao của trụ thép, tiện lợi cho việc vân chuyển, mạch từ của máy biến áp kiểu
trụ được phân nhánh sang hai bên máy biến áp mang hình dáng vừa kiểu trụ vừa
kiểu bọc, và được gọi là máy biến áp kiểu trụ- bọc.

Hình nối chồng bước kiểu vết khía chữ V


* Do dây quấn thường quấn thành hình tròn nên:
- Tiết diện ngang của trụ thép thường làm thành hình bậc thang
- Tiết diện ngang của gông có thể làm đơn giản hình vuông, hình chữ
nhật, hoặc hình T
* Vì lý do an toàn nên toàn bộ lõi thép được nối đất với vỏ máy và vỏ máy
phải được nối đất.
* Đối với tôn Silic cán nguội di hướng để từ thông luôn đi theo chiều cán là
chiều có từ dẫn lớn , lá thép được ghép từ các lá tôn có cắt chéo một góc nhất định
* Vật liệu lõi từ:
Lõi từ được dùng để giảm từ trở và tạo dòng điện kích thích nhỏ. Nếu lõi từ
được chế tạo từ sắt nguyên chất, nguyên khối thì dòng điện lớn sẽ tuần hoàn trong
lõi và tạo ra tổn thất sắt rất lớn. Dòng điện tuần hoàn này được gọi là dòng diện
xoáy và tổn thất gay ra bởi nó được gọi là tổn thất do dòng điện xoáy. Nhằm hạn
Trang 5
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

chế dòng điện xoáy và để giảm tổn thất cho dòng điện xoáy thì lõi từ phải gồm các
là thép mỏng và bề mặt được phủ một lớp cách điện.
Khi từ thông xoay chiều chạy trong lõi, sẽ có tổn thất do hiện tượng từ trể
gay ra. Nhằm giảm tổn thất này sử dụng lá thép silic (hàm lược suy chiếm 3-4%) để
chế tạo lõi từ nhất là sử dụng lá thép kỹ thuật điện có nhân định hướng (thép kỹ
thuật điện đẳng hướng hay thép cán nguội), thép có đặc tính từ rất tốt dọc theo
hướng được quay bởi sự sắp xếp trục từ hoá của tinh thể theo hướng quay. Nó có
mặt độ từ thân bảo hoà khoảng 2,0T so với 1,7T – mật độ từ thông thiết kế của máy
biến áp lực.
Mặc dù khi độ dày lá thép mỏng hơnthì tổn thất sắt của lá thép Silic giảm
nhưng nó sẽ làm tăng giá thành vật liệu, khối lượng công việc sắp xếp các lá thép và
làm giảm tỷ lệ của lõi từ đối với tiết diện ngang. Nhờ việc xem xét, nghiên cứu lớp
cách điện, loại lá thép có độ dày 0,23 – 0,35 thường được sử dụng.
* Cấu tạo lõi từ:
Hệ thống mối nối của lõi từgiữ một vai trò quan trọng bởi vì nó ảnh hưởng
tới sự rò rỉ từ thông (từ thông rò), độ rung chấn và độ ồn do hiện tượng biến dạng từ
trường gây ra. Trong giai đoạn đầu, dung mối nối đính đầu (bat Joint); Chỉ đặt các
được xếp mặt đối mặt. Do từ thông rò lớn và tiếng ồn cũng lớn lên sau đó người ta
cải tiến và sử dụng mối nối gối đầu (lap joint – mối nối chồng): Gối cỡ vài mm lõi
trụ và lõi gong lên nhau. Các mối nối gối đầu với góc cắt 900,450, và 30-600.
Đối với máy biến áp 3 pha, kiểu vết khía chữ V được tạo trong lõi gong đấu
nối với gối trụ ở pha giữa. Do mật độ từ thông tập trung tại mối nối kiểu vết khía
chữ V của mối nối chồng nên sử dụng kiểu mối nối chồng bước.
2. Dây quấn máy biến áp:
Dây quấn máy biến áp thường được chế tạo bằng dây đồng ( hoặc nhôm Có
tiết điện tròn hoặc chữ nhật, bên ngoài dây dẫn có bọc cách điện .
Dây quấn gồm nhiều vòng dây và lồng vào trụ loĩ thép. Giữa các vòng dây,
giữa các dây quấn có cách điện với nhau và các dây quấn có cách điện với lõi thép.
Máy biến áp thường có hai hoặc nhiều dây quấn.
Khi các dây quấn đặt trên cùng một trụ , thì dây quấn thấp áp đặt sát trụ thép ,
dây quấn cao áp đặt lồng ra ngoài. Làm như vậy sẽ giảm được vật liệu cách điện.

Hình cuộn dây hình trụ

Trang 6
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

Để làm mát và tăng cường cách điện cho máy biến áp người ta thường đặt lõi
thép và dây quấn trong một thùng chứa dầu máy biến áp.
Đối với máy biến áp công suất lớn, vỏ thùng dầu có cánh tản nhiệt. Ngoài ra
còn có sứ xuyên ra để nối các đầu dây quấn ra ngoài, bộ phận chuyển mạch để điều
chỉnh điện áp; rơ le hơi để bảo vệ máy, bình dẫn dầu, thiết bị chống ẩm vv..
Dây quấn là bộ phận dẫn điện của máy biến áp, làm nhiệm vụ thu năng lượng
vào và truyền năng lượng ra.

Hình cuộn dây hình xoắn

Hình cuộn dây dạng đĩa

Theo cách xắp xếp dây quấn cao áp, hạ áp người ta chia ra hai loại dây quấn
chính:
a. Dây quấn đồng tâm:
Ở dây quấn đồng tâm tiết diện ngang là những vòng tròn đồng tâm. Dây quấn
thấp áp đặt sát trụ thép , dây quấn cao áp đặt lồng ra ngoài bọc lấy dây cuốn thấp áp.
+ Dây quấn hình trụ: Nếu tiết diện dây nhỏ thì dùng dây tròn và quấn thành
nhiều lớp ( Thường làm dây quấn cao áp )
Nếu tiết diện dây lớn thì dùng dây bẹt và quấn thành hai lớp .
( Thường làm dây quấn cao áp )
( Nói chung dây quấn hình trụ thường dùng cho các máy biến áp dung lượng
khoảng 630KVA trở xuống )
+ Dây quấn hình xoắn; Gồm nhiều dây bẹt chập lại quấn theo xoắn ốc và ở
giữa vòng dây có rãnh hở.
Trang 7
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

(Kiểu này thường dùng cho máy biến áp dung lượng cỡ trung bình và lớn.)
+ Dây quấn xoắn ốc liên tục : Làm bằng dây bẹt và được quấn thành những
bánh dây phẳng cách nhau bằng những rãnh hở . Bằng cách hoán vị đặc biệt khi
quấn, các bánh dây náy được nối tiếp một cách liên tục mà không cấn mối hàn.
( Kiểu này dây quấn này chủ yếu dùng làm quân cao áp, điện áp 35KV trở lên
và dung lượng lớn )
b. Dây quấn xen kẽ :
Các bánh dây CA và HA lần lượt xen kẽ nhau dọc theo trụ thép. Cần chú ý
rằng, để cách điện được dễ dàng, các bánh dây sát gông thường thuộc dây quấn hạ
áp . Vì chế tạo cách điện khó khăn, kém bền vững về cơ học nên các máy kiểu trụ
hầu như không dùng kiểu dây quấn xen kẽ.

Hình ảnh cuộn dây máy biến áp


3. Vỏ máy
Vỏ máy gồm có hai bộ phận : Thùng và nắp thùng
a. Thùng máy biến áp:
Thùng máy làm bằng thép, Thường là hình bầu dục. Lúc máy biến áp làm việc
một phần năng lượng bị tiêu hao thoát ra dưới dạng nhiệt đốt nóng lõi thép, Dây
quấn và các bộ phận khác, làm cho nhiệt độ của chúng tăng lên. Do đó giữa các
máy biến áp và môi trường xung quanh có một hiệu số nhiệt độ gọi là nhiệt độ
chênh. Nếu nhiệt độ chênh đó vượt quá mức quy định sẽ làm giảm tuổi thọ cách
điện và có thể gây ra sự cố đối với máy biến áp.
Để đảm bảo cho máy biến áp vận hành với tải liên tục trong thời gian quy
định và không bị sự cố, phải tăng cường làm lạnh bằng cách ngâm máy biến thế
trong thùng dầu.
Nhờ sự đối lưu của dầu, nhiệt truyền từ các bộ phận bên trong máy biến áp
sang dầu, rồi từ dầu qua vách thùng ra môi trường xung quanh. Lớp dầu sát vách
thùng nguội dần sẻ chuyển động xuống phía dưới và lại tiếp tục làm nguội một cách

Trang 8
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

tuần hoàn các bộ phận bên trong máy biến áp. Mặt khác, dầu máy biến áp còn làm
nhiệm vụ tăng cường cách điện.
Tùy theo dung lượng máy biến áp mà hình dáng và thùng dầu có khác nhau.
Loại thùng dầu đơn giản nhất là thùng dầu phẳng thường dùng cho máy biến áp
dung lượng từ 30 kVA trở xuống.
Đối với các máy biến áp cỡ trung bình và lớn, người ta hay dùng loại thùng
dầu có ống hoặc loại thùng có bộ tản nhiệt.
Ở những máy biến áp dung lượng đến 10000 kVA, người ta dùng những bộ
tản nhiệt có thêm quạt gió để tăng cường làm lạnh. Ở các máy biến áp dùng trong
trạm thủy điện, dầu được bơm qua một hệ thống ống nước để tăng cường làm lạnh
b. Nắp thùng:
Nắp thùng dùngđể đậy thùng và trên đó đặt các chi tiết quan trọng như:
- Các sứ ra của dây quấn CA và HA:
Làm nhiệm vụ cách điện giữa dây dẫn ra với vỏ máy. Tùy theo điện áp của
máy biến áp mà người ta dùng sứ cách điện thường hoặc có dầu. Điện áp càng cao
thì kích thước và trọng lượng sứ ra càng lớn.
- Bình giản dầu :
Là một thùng hình trụ bằng thép đặt trên nóc và nối với thùng bằng một ống
dẫn dầu. Để bảo đảm dầu trong thùng luôn luôn đầy, phải duy trì dầu ở một mức
nhất định. Dầu trong thùng máy biến áp thông qua bình giản dầu giản nở tự do. Ống
chỉ mức dầu đặt bên cạnh bình giản dầu dùng để theo dõi mức dầu bên trong.
- Ống bảo hiểm:
Làm bằng thép, thường là hình trụ nghiêng, một đầu nối với thùng, một đầu
bịt bằng một đĩa thủy tinh. Nếu vì một lý do nào đó, áp suất trong thùng tăng lên đột
ngột, đĩa thủy tinh sẽ vỡ, dầu theo đó thoát ra ngoài để máy biến áp không bị hư
hỏng.
Ngoài ra trên nắp còn đặt bộ phận truyền động của bộ đổi các đầu điều
chỉnh điện áp của dây quấn CA.
4. Tổ đấu dây máy biến áp:
Tổ nối dây của MBA được hình thành do sự phối hợp kiểu nối dây sơ cấp so
với kiểu nối dây thứ cấp. Nó biểu thị góc lệch pha giữa các sức điện động cuộn dây
sơ cấp và thứ cấp của MBA. Góc lệch pha phụ thuộc:
- Chiều quấn dây;
- Cách ký hiệu các đầu dây.
Để biến đổi điện áp của hệ thống dòng điện ba pha, ta có thể dùng ba máy
biến áp một pha, hoặc dùng máy biến áp ba pha.
Về cấu tạo , lõi thép của máy biến áp ba pha gồm ba trụ
- Dây quấn sơ cấp ký hiệu bằng các chữ in hoa : Pha A ký hiệu là AX , pha B
là BY, pha C là CZ .
- Dây quấn thứ cấp ký hiệu nbằng các chữ thường : Pha a là ax , pha b là by, pha c là
cz .
Các đầu tận Dây quấn Dây quấn hạ Sơ đồ ký hiệu dây quấn
cùng cao áp CA áp HA

Trang 9
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

Đầu đầu A,B,C a,b,c

Đầu cuối X,Y,Z x,y,z

Đầu trung tính O hay N o hay n

Đấu dây hình sao Đấu dây hình tam giác Đấu dây hình zic-zắc
Dây quấn sơ cấp và thứ cấp có thể nối hình sao hoặc hình tam giác. Nếu sơ
cấp nối hình tam giác, thứ cấp nối hình sao ta ký hiệu là ∆/Y . Nếu sơ cấp nối hình
sao, thứ cấp nối hình sao có dây trung tính ta ký hiệu là Y/YN
Gọi số vòng dây pha một pha sơ cấp là W 1 , số vòng dây một pha thứ cấp là
W2 tỷ số điện áp pha giữa sơ cấp và thứ sẽ là :
U p1 W1

U p2 W2
Tỷ số điện áp dây không những chỉ phụ thuộc vào tỷ số vòng dây mà còn phụ
thuộc vào cách nối hình sao hay tam giác.
Ở trên ta mới chú ý tới tỷ số điện áp dây, trong thực tế khi có nhiều máy biến
áp làm việc song song với nhau, ta phải chú ý đến góc lệch pha giữa điện áp dây sơ
cấp và điện áp dây thứ cấp. Vì thế khi ký hiệu tổ đấu dây của máy biến áp, ngoài ký
hiệu cách đấu các dây quấn (hình sao hoặc hình tam giác), còn ghi thêm chỉ số của
góc lệch pha giữa điện áp dây sơ cấp và thứ cấp.
Ví dụ : Y/Y -12 : góc lệch pha giữa điện áp dây sơ cấp và thứ cấp là 12 x 30 0
= 360 0
Y/∆ -11 thì góc lệch pha là 11x 300 =3300
Khi vẽ đồ thị véctơ để xác định góc lệch pha, cần chú ý pha của điện áp pha
các dây quấn trên cùng một trụ . Phụ thuộc vào chiều quấn dây, và ký hiệu đầu dây,

Trang 10
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

chúng có thể trùng pha nhau hoặc ngược pha nhau. Căn cứ vào cách đấu dây ( sao
hoặc tam giác), vẽ điện áp dây sơ cấp U AB và thứ cấp Uab .Từ đó xác định góc lệch
pha giữa điện áp dây sơ cấp UAB và thứ cấp Uab . Trên hình 4.24 góc lệch pha là :
3300
3300 , tổ đấu dây là = 11, vậy máy ký hiệu là Y/ ∆ -11
300
Đối với máy biến áp ba pha đối xứng khi nghiên cứu chỉ cần viết phương
trình, sơ đồ thay thế, đồ thị véctơ cho một pha ở trên .
Vì thế khi tính các thông số trong sơ đồ thay thế, cần tính thông số pha
( dòng điện pha, điện áp pha, tổng trở pha, công suất một pha v.v…).
Ví dụ : tính địện trở Rn trong sơ đồ thay thế
Pnp
Rn = Rl + R2' = I 2
1p

Trong đó : Pnp là tổn hao ngắn mạch một pha


Pn
Pn là tổn hao ngắn mạch ba pha. Pnp =
3
I1p = I1đm ( Nếu nối Y)
I1đm
Hoặc I1p = ( Nếu nối tam giác )
3

Trang 11
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

Hình minh hoạ tổ đấu dây máy biến áp


I.1.2. Nguyên lý hoạt động của máy biến áp:
Vẽ sơ đồ nguyên lý của máy biến áp một pha có hai dây quấn W1 và W2.
Khi ta nối dây quấn sơ cấp W 1 vào nguồn điện xoay chiều điện áp u 1, sẽ có
dòng điện sơ cấp i1, chạy trong dây quấn sơ cấp W 1 dòng điện I1 sinh ra từ thông Ø
biến thiên chạy trong lõi thép, từ thông này móc vòng (xuyên qua ) đồng thời với cả
hai dây quấn sơ cấp W1 và thứ cấp W2 được gọi là Từ thông chính.
Theo định luật cảm ứng điện từ, sự biến thiên của từ thông Ø làm cảm ứng
d
vào dây quấn sơ cấp sức điện động là: E1 = - W1 d t
d
Và cảm ứng vào dây quấn thứ cấp sức điện động là ; E2 = - W2 d t
Trong đó W1, W2 là số vòng của dây quấn sơ cấp và thứ cấp .
Khi máy biến áp không tải, dây quấn thứ cấp hở mạch , dòng điện thứ cấp i 2 = 0, từ
thông Ø chính trong lõi thép chỉ do dòng sơ cấp I0 sinh ra

Trang 12
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

Khi máy biến áp có tải, dây quấn thứ cấp nối với tải có tổng trở tải Zt, dưới
tác động của sức điện động e2 có dòng điện thứ cấp i2 cung cấp điện cho tải . Khi ấy
từ thông Ø chính do đồng thời cả hai dòng sơ cấp i1 và thứ cấp i2 sinh ra.
Điện áp u1 hình sin nên từ thông cũng biến thiên hình sin ta có;
sin Ø = Ømax sin ωt ; Φ = Φmax sin ωt
d ( max sin t )
dt
e1 = - w1 = 4,44fw1
 
Φmax 2 sin (ωt - 2 ) = E1 2 sin (ωt - 2 )
d ( max sin t )
dt
e2 = - w2 = 4,44fw2
 
Φmax 2 sin (ωt - 2 ) = E2 2 sin (ωt - 2 )
Trong đó : E1 = 4,44fw1 Φmax ; E2 = 4,44fw2 Φmax
E1 , là trị số hiệu dụng sức điện động sơ cấp.
E2, là trị số hiệu dụng sức điện động thứ cấp
Nhìn công thức trên ta thấy : Sức điện động thứ cấp và sơ cấp có cùng tân số ,
nhưng trị số hiệu dụng khác nhau .
E1 W1
Nếu chia E1 cho E2 ta có ; k  
E2 W2
k được gọi là hệ số biến áp .
Nếu bỏ qua điện trở dây quấn và từ thông tản ra ngoài không khí, có thể coi gần
đúng U1 ≈ E1, U2 ≈ E2 Ta có:
U1 E1 W1
  k
U 2 E2 W2
Nghĩa là tỷ số điện áp sơ cấp và thứ cấp đúng bằng tỷ số vòng dây .
Đối với máy tăng áp có : U2 > U1 ; w2 > w1
Đối với máy giảm áp có : U2 < U1 ; w2 < w1
Như vậy dây quấn sơ cấp và thư cấp không trực tiếp liên hệ với nhau về điện
Nhưng nhờ có từ thông chính, năng lượng đã được truyền từ dây quấn sơ cấp
sang thứ cấp.
Nếu bỏ qua tổn hao trong máy biến áp , có thể coi gần đúng, quan hệ giữa
các lượng sơ cấp và thứ cấp như sau ;
U1 I 2
U2I2 ≈ U1 I1 Hoặc  k
U 2 I1
I.2. Các thiết bị phụ của máy biến áp:
I.2.1. Sứ xuyên:
Sứ xuyên có rãnh, nhờ đó thanh dẫn đi xuyên qua vỏ thiết bị hoặc tường của
toà nhà đặt thiết bị, nó được cách ly đối với tường và đỡ thanh dẫn qua mối hàn kín.
- Sứ xuyên loại rắn:
Cách điện chủ yếu của loại sứ xuyên là cách điện dạng rỗng được chế tạo từ
một loại chất cách điện rắn. Nó được dùng cho các cấp điện áp đến 35KV.
- Sứ xuyên kiểu tụ :
Trong sứ xuyên loại này, Giấy cách điện hoặc giấy nhựa cách điện được quấn
xung quanh thanh dẫn ở giữa, ở đó các lá thép của các tụ đồng tâm và hình trụ được
xắp xếp sao cho tạo thành các dãy tụ nối tiếp. Do cải thiện được phân bố điện áp
Trang 13
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

theo hướng trục và theo gốc nên đường kính nhỏ hơn, điên áp phóng điện lớn hơn
và các đặc tính chống ô nhiễm cũng được cải thiện. Ngoài ra, việc đưa dây dẫn ra
ngoài từ lá thép của tụ điện để có thể sử dụng làm đầu đo hệ số tổn thất điện môi
tg, độ phân áp, phát hiện phóng điện cục bộ bên trong...
Các sứ xuyên kiểu tụ được phân loại theo vật liệu : lõi tụ, sứ xuyên kiểu tụ
giấy tẩm dầu cách điện, sứ xuyên kiểu tụ giấy phủ nhựa… chúng được sử dụng cho
các cấp điện áp trên 33KV.

Sứ xuyên kiểu tụ
- Sứ xuyên dầu- khí :
Loại sứ xuyên này được dùng để đấu nối trực tiếp máy biến áp với cơ cấu
chuyển mạch cách điện bằng khí (GIS-Gas Insulated Switchgear). Thông thường thì
kiểu tụ giấy tẩm dầu cách điện và tụ giấy sơn phủ cách điện được dùng làm sứ
xuyên và sử dụng kết cấu dạng 2 mặt bích.

Sứ xuyên dầu – khí kết hợp GIS


- Sứ xuyên Polime:

Trang 14
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

Sứ xuyên Polime ( có bề mặt được phủ bằng cao su silicon, có kích thước rất
gọn nhẹ và khả năng chịu địa chấn tốt) bắt đầu được sử dụng thay thế cho cách điện
sứ rỗng truyền thống của máy biến áp.
I.2.2. Bộ tản nhiệt:
1. Bộ tản nhiệt kiểu Panel:

Bộ tản nhiệt kiểu Panel


2. Thiết bị làm mát :

Thiết bị làm mát


I.2.3. Thiết bị phòng chống suy giảm dầu: (Bình dầu phụ)

Bình dầu phụ dạng vách ngăn


I.2.4. Thiết bị bảo vệ :
Trang 15
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

1. Thiết bị bảo vệ điện:


- Bảo vệ so lệch.

Đối với MBA công suất lớn làm việc ở lưới cao áp, bảo vệ so lệch (87T)
được dùng làm bảo vệ chính.
Nhiệm vụ chống ngắn mạch trong các cuộn dây và ở đầu ra của MBA. Bảo
vệ làm việc dựa trên nguyên tắc so sánh trực tiếp dòng điện ở hai đầu phần tử được
bảo vệ. Bảo vệ sẽ tác động đưa tín hiệu đi cắt máy cắt khi sự cố xảy ra trong vùng
bảo vệ (vùng bảo vệ là vùng giới hạn giữa các BI mắc vào mạch so lệch).
Khác với bảo vệ so lệch các phần tử khác (như máy phát...), dòng điện sơ cấp
ở hai (hoặc nhiều) phía của MBA thường khác nhau về trị số (theo tỷ số biến áp) và
về góc pha (theo tổ đấu dây). Vì vậy tỷ số, sơ đồ BI được chọn phải thích hợp để
cânbằng dòng thứ cấp và bù sự lệch pha giữa các dòng điện ở các phía MBA.
Dòng không cân bằng chạy trong bảo vệ so lệch MBA khi xảy ra ngắn mạch
ngoài lớn hơn nhiều lần đối với bảo vệ so lệch các phần tử khác.
Các yếu tố ảnh hưởng nhiều đến dòng không cân bằng trong bảo vệ so lệch
MBA khi ngắn mạch ngoài là:
- Do sự thay đổi đầu phân áp MBA.
- Sự khác nhau giữa tỷ số MBA, tỷ số BI, nấc chỉnh rơle.
- Sai số khác nhau giữa các BI ở các pha MBA.

Vì vậy, bảo vệ so lệch MBA thường dùng rơle thông qua máy biến dòng bão
hoà trung gian (loại rơle điện cơ điển hình như rơle PHT của Liên Xô) hoặc rơle so
lệch tác động có hãm (như loại ÔZT của Liên Xô).
Hình trên cho sơ đồ nguyên lý một pha của bảo vệ so lệch có dùng máy biến
dòng bão hòa trung gian. Trong đó máy biến dòng bão hòa trung gian có hai nhiệm
vụ chính:
- Cân bằng các sức từ động do dòng điện trong các nhánh gây nên ở tình
trạng bình thường và ngắn mạch ngoài theo phương trình:
IIT(WcbI + WlvS) + IIIT(WcbII + WlvS) = 0
- Nhờ hiện tượng bão hòa của mạch từ làm giảm ảnh hưởng của dòng điện
không cân bằng Ikcb (có chứa phần lớn dòng không chu kỳ).

Trang 16
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

- Bảo vệ quá dòng chống sự cố chạm đất…


Đối với MBA có trung tính nối đất, để bảo vệ chống chạm đất một điểm
trong cuộn dây MBA có thể được thực hiện bởi rơle quá dòng điện hay so lệch thứ
tự không. Phương án được chọn tuỳ thuộc vào loại, cỡ, tổ đấu dây MBA.
Khi dùng bảo vệ quá dòng thứ tự không bảo vệ nối vào BI đặt ở trung tính
MBA, hoặc bộ lọc dòng thứ tự không gồm ba BI đặt ở phía điện áp có trung tính nối
đất trực tiếp (hình dưới). Đối với trường hợp trung tính cuộn dây nối sao nối qua
tổng trở nối đất bảo vệ quá dòng điện thường không đủ độ nhạy, khi đó người ta
dùng rơle so lệch như hình. Bảo vệ này so sánh dòng chạy ở dây nối đất IN và tổng
dòng điện 3 pha (IO). Chọn IN là thành phần làm việc và nó xuất hiện khi có chạm
đất trong vùng bảo vệ. Khi chạm đất ngoài vùng bảo vệ dòng thứ tự không (IO tổng
dòng các pha) có trị số bằng nhưng ngược pha với dòng qua dây trung tính IN.

Sơ đồ nguyên lý bảo vệ chống chạm đất MBA bằng bảo vệ quá dòng điện
2. Thiết bị bảo vệ cơ :
2.1. Relay áp lực:
Trang 17
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

+ Relay Buchholz.

Rơle hoạt động dựa vào sự bốc hơi của dầu máy biến áp khi bị sự cố và mức
độ hạ thấp dầu quá mức cho phép.

Hình : Nguyên lý cấu tạo (a) và vị trí bố trí trên MBA của rơle hơi
Rơle khí được đặt trên đoạn ống nối từ thùng dầu đến bình dãn dầu của
MBA. Rơle có hai cấp tác động gồm có hai phao bằng kim loại mang bầu thuỷ tinh
có tiếp điểm thuỷ ngân hay tiếp điểm từ. Ở chế độ làm việc bình thường trong bình
đầy dầu, các phao nổi lơ lửng trong dầu, tiếp điểm rơle ở trạng thái hở. Khi khí bốc
ra yếu (ví dụ vì dầu nóng do quá tải), khí tập trung lên phía trên của bình rơle đẩy
phao số 1 xuống, rơle gởi tín hiệu cấp 1 cảnh báo. Nếu khí bốc ra mạnh (chẳng hạn
do ngắn mạch cuộn dây MBA đặt trong thùng dầu) luồng khí di chuyển từ thùng
dầu lên bình dãn dầu đẩy phao số 2 xuống gởi tín hiệu đi cắt máy cắt của MBA.
Một van thử được lắp trên rơle: Khi thử nghiệm rơle, lắp máy bơm không khí
nén vào đầu van thử. Mở khóa van, không khí nén bên trong rơle cho đến khi phao
hạ xuống đóng tiếp điểm.
Một nút nhấn thử để kiểm tra sự làm việc của 2 phao. Khi nhấn nút thử đến
nửa hành trình, sẽ tác động cơ khí cho phao trên hạ xuống (lúc này cả 2 phao đang
nâng lên vì rơle chứa đầy dầu) đóng tiếp điểm báo hiệu (cấp 1) của phao trên. Tiếp
tục nhấn nút thử đến cuối hành trình, sẽ tác động cơ khí cho phao dưới cũng bị hạ

Trang 18
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

xuống (do phao trên đã hạ xuống rồi) đóng tiếp điểm mở máy cắt (cấp 2) của phao
dưới.
Dựa vào thành phần và khối lượng hơi sinh ra người ta có thể xác định được
tính chất và mức độ sự cố. Do đó trên rơle hơi còn có thêm van để lấy hỗn hợp khí
sinh ra nhằm phục vụ cho việc phân tích sự cố. Rơle hơi tác động chậm thời gian
làm việc tối thiểu là 0,1s; trung bình là 0,2s.
+ Relay Pitot.

+ Relay chông áp suất thay đổi đột ngột :

Trang 19
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

+ Relay chống áp suất dầu thay đổi đột ngột.

2.2. Thiết bị phòng nổ:

- Relay phát hiện khí.

- Relay dòng dầu.


Trang 20
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

2.3. Đồng hồ chỉ thị mức dầu:

2.4. Thiết bị đo nhiệt độ:


- Đồng hồ đo nhiệt dạng đĩa:

- Thiết bị đo nhiệt trở.

2.5. Rơle bảo vệ quá nhiệt cuộn dây MBA (26W):


Trang 21
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

Nhiệt độ định mức máy biến áp phụ thuộc chủ yếu vào dòng điện tải chạy
qua cuộn dây MBA và nhiệt độ của môi trường xung quanh. Tuỳ theo từng loại
cũng như công suất định mức của MBA mà dải nhiệt độ cho phép của chúng có thể
thay đổi, thông thường nhiệt độ của cuộn dây dưới 950C được xem là bình thường.
Thiết bị chỉ thị nhiệt độ cuộn dây được trình bày như hình (tương tự thiết bị
chỉ thị nhiệt độ dầu). Để đo nhiệt độ cuộn dây MBA người ta thường dùng thiết bị
loại AKM 35, đây là thiết bị sử dụng điện trở nhiệt có phần tử đốt nóng được cấp
điện từ biến dòng phía cao và hạ máy biến áp. Rơle nhiệt độ cuộn dây gồm bốn bộ
tiếp điểm (mỗi bộ có một tiếp điểm thường mở, một tiếp điểm thường đóng với cực
chung) lắp bên trong một nhiệt kế có kim chỉ thị.
Cơ cấu rơle gồm: chỉ thị quay để ghi số đo, một bộ phận cảm biến nhiệt, một
ống mao dẫn nối bộ phận cảm biến nhiệt với cơ cấu chỉ thị. Bên trong ống mao dẫn
là chất lỏng được nén lại. Sự co giãn của chất lỏng trong ống mao dẫn thay đổi theo
nhiệt độ mà bộ cảm biến nhận được, tác động lên cơ cấu chỉ thị và bốn bộ tiếp điểm.
Đồng thời, tác động lên cơ cấu chỉ thị và các tiếp điểm, còn có một điện trở
đốt nóng.
Cuộn dây thứ cấp của một máy biến dòng điện đặt tại chân sứ máy biến áp
được nối với điện trở đốt nóng. Để chỉnh định cho phần tử đốt nóng, người ta sử
dụng một biến trở đặt ở tủ điều khiển cạnh máy biến áp. Tác dụng của điện trở đốt
nóng (tùy theo dòng điện qua cuộn dây máy biến áp) và bộ cảm biến nhiệt lên cơ
cấu đo cùng các bộ tiếp điểm sẽ tương ứng với nhiệt độ điểm nóng, nhiệt độ của
cuộn đây.
Có 4 vít điều chỉnh nhiệt độ để đặt trị số tác động cho 4 bộ tiếp điểm. Tùy
theo thiết kế, các tiếp điểm rơle nhiệt độ có thể được nối vào các mạch, báo hiệu sự
cố “nhiệt độ cuộn dây cao”, mạch tự động mở máy cắt để cô lập máy biến áp, mạch
tự động khởi động và ngừng các quạt làm mát máy biến áp.

Rơle nhiệt độ cuộn dây hoạt động ở 2 cấp:


Cấp 1: Khi nhiệt độ cuộn dây MBA ở 115 0C sẽ báo động bằng tín hiệu đèn
còi.
Cấp 2: Khi nhiệt độ cuộn dây MBA là 1200C thì báo động bằng tín hiệu đèn
còi và tác động đi cắt máy cắt cô lập máy biến áp ra khỏi lưới.
Ngoài ra, rơle nhiệt độ cuộn dây MBA còn có tác dụng đưa các tín hiệu đi
điều khiển hệ thống làm mát cho MBA. Ví dụ đối với MBA làm mát bằng quạt thổi
thì hệ thống quạt mát sẽ làm việc khi nhiệt độ cuộn dây MBA đạt đến một trong các
giá trị 750C ở cuộn cao, 800C ở cuộn hạ và 600C đối với nhiệt độ dầu.
Hệ thống này sẽ dừng khi nhiệt độ cuộn dây và dầu MBA giảm 10 0C dưới
các giá trị khởi động trên.
2.6. Rơle nhiệt độ dầu (26Q):
Để đo nhiệt độ lớp dầu trên sử dụng hai đồng hồ.
- Một đồng hồ nhiệt độ dầu báo tín hiệu ở 800C;
Trang 22
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

- Một đồng hồ nhiệt độ dầu tác động cắt máy cắt ở 900C.
Các đồng hồ này sử dụng nguyên lý cảm ứng nhiệt độ.
Phần tử cảm ứng nhiệt được bỏ trong hộp nhỏ và được đặt gần đỉnh của
thùng dầu của máy biến áp.
Rơle nhiệt độ dầu gồm có cơ cấu chỉ thị quay để ghi số đo, một bộ phận cảm
biến nhiệt, một ống mao dẫn nối bộ phận cảm biến nhiệt với cơ cấu chỉ thị. Bên
trong ống mao dẫn là chất lỏng (dung dịch hữu cơ) được nén lại.
Sự co giãn của chất lỏng (trong ống mao dẫn) thay đổi theo nhiệt độ mà bộ
phận cảm biến nhiệt nhận được, sẽ tác động cơ cấu chỉ thị và các tiếp điểm. Các tiếp
điểm sẽ đổi trạng thái ‘’mở‘’ thành ‘’đóng’’, ‘’đóng’’ thành ‘’mở ‘’ khi nhiệt độ
cao hơn trị số đặt trước.
Bộ phận cảm biến nhiệt được lắp trong lỗ trụ bọc kín, ở phía trên nắp máy
biến áp, bao quanh lỗ trụ là dầu, để đo nhiệt độ lớp dầu trên cùng của máy biến áp.
Thường dùng nhiệt kế có 2 (hoặc 4) vít điều chỉnh nhiệt độ để có thể đặt sẵn
2 (hoặc 4) trị số tác động cho 2 (hoặc 4) bộ tiếp điểm riêng rẽ lắp trong nhiệt kế.
Khi nhiệt độ cao hơn trị số lắp đặt cấp 1, rơle sẽ đóng tiếp điểm cấp 1 để báo
tín hiệu sự cố ‘’nhiệt độ dầu cao‘’ của máy biến áp.
Khi nhiệt độ tiếp tục cao hơn trị số cấp 2, rơle sẽ đóng thêm tiếp điểm cấp 2
để tự động cắt máy cắt, cắt điện máy biến áp, đồng thời cũng có mạch đi báo hiệu
sự cố ‘’cắt do nhiệt độ dầu cao‘’
(Bộ phận chỉ thị nhiệt độ như hình).

Hình: Cách lắp rơle nhiệt độ trong máy biến áp


Trong đó:
1. Bộ phận cảm biến nhiệt.
2. Ông mao dẫn (capillary tubo).
3. Kim chỉ thị nhiệt độ .
4. Hai vít điều chỉnh nhiệt độ hai bộ tiếp điểm .
5. Hai bộ tiếp điểm rơle nhiệt độ dầu .
Nhiệt độ môi trường sử dụng : -100C đến 700C.
Thang đo : -200C → 0 → +1300C.
Thang điều chỉnh : -200C → 0 → +1300C.
Sai số của trị số đo được : + 30C.
Khoảng sai biệt tác động của tiếp điểm : 10-14.
2.7. Cấu tạo rơle mức dầu tại máy biến áp (33):

Trang 23
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

Hình: Vị trí lắp rơle mức dầu tại máy biến áp


Rơle mức dầu gồm hai bộ tiếp điểm lắp bên trong thiết bị chỉ thị mức dầu, ở
máy biến áp có bộ đổi nấc điện áp có tải (bộ điều áp dưới tải) thì thùng giãn nở dầu
được chia làm hai ngăn (hình).
Ngăn có thể tích chiếm phần lớn thùng giãn nở, được nối ống liên thông dầu
qua rơle hơi đến thùng chính máy biến áp (để có thể tích giãn nở dầu cho máy biến
áp).
Ngăn có thể tích chiếm phần nhỏ hơn nhiều của thùng giãn nở, sẽ được nối
ống liên dầu đến thùng chứa bộ điều áp dưới tải. Thùng chính máy biến áp và thùng
bộ đổi nấc được thiết kế riêng rẽ, không có liên thông dầu với nhau. Vì vậy, có hai
thiết bị chỉ mức dầu lắp tại hai đầu thùng giản nở để đo mức dầu của hai ngăn thiết
bị chỉ thị mức dầu máy biến áp và thiết bị chỉ thị mức dầu bộ điều áp dưới tải.

Hình: Cấu tạo của thiết bị chỉ thị mức dầu


1. Vỏ máy. 6. Kim chỉ thị.
2. Vòng đệm . 7. Mặt chỉ thị.
3. Phao. 8. Thanh quay.
4. Nam châm vĩnh cửu. 9. Trục quay.
5. Nam châm vĩnh cửu.
Cơ cấu của thiết bị chỉ thị mức dầu gồm hai bộ phận (hình): Bộ phận điều
khiển và bộ phận chỉ thị.
Bộ phận điều khiển có một phao (3), thanh quay (8) trục quay (9) có lắp nam
châm vĩnh cửu (4).
Bộ phận điều khiển lắp trên vỏ máy (đầu thùng giãn nở) có vòng đệm. Bộ
phận chỉ thị gồm kim chỉ (6) lắp trên trục mang một nam châm vĩnh cửu (5). Bộ

Trang 24
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

phận chỉ thị được làm bằng nhôm để tránh bị ảnh hưởng từ trường nam châm và
chống ảnh hưởng của nước.
Khi mức dầu nâng hạ thì phao (3) nâng hạ theo. Chuyển động nâng hạ của
phao được chuyển thành chuyển động quay của trục (9) nhờ thanh quay (8). Khi
quay từ trường do nam châm (4) sẽ điều khiển cho nam châm (5) quay sao cho hai
cực khác tên (N và S) của hai nam châm đối diện nhau (hai cực cùng tên có lực đẩy,
hai cực khác tên có lực hút nhau).
Do vậy kim chỉ thị quay theo nam châm (5), ghi được mức dầu trên mặt chỉ
thị. Bộ phận chỉ thị cũng tác động đóng mở các tiếp điểm rơle mức dầu để đưa tín
hiệu vào mạch báo động hoặc mạch cắt tùy theo từng thiết kế.
2.8. Bảo vệ áp suất tăng cao trong máy biến áp (63):
Rơle bảo vệ dự phòng cho máy biến thế lực, chỉ danh vận hành là R.63. Khi
có sự cố trong máy biến áp, hồ quang điện làm dầu sôi và bốc hơi ngay, tạo nên áp
suất rất lớn trong máy biến áp.
Thiết bị an toàn áp suất lắp trên nắp thùng chính máy biến áp sẽ mở rất
nhanh (mở hết van khoảng 2ms) để thoát khí dầu từ thùng chính MBA ra môi
trường ngoài, áp suất trong thùng chính sẽ giảm. Trong thiết bị an toàn áp suất có
gắn rơle áp suất.
∗ Sơ đồ khối của bảo vệ R.63 tại trạm:

Ở tình trạng làm việc bình thường, van đĩa bị nén bởi lò xo nên làm kín
thùng chính máy biến áp. Khi có sự cố bên trong thùng chính máy biến áp thì áp
suất trong thùng chính tăng cao sẽ lớn hơn áp lực nén của lò xo, van đĩa sẽ chuyển
động thẳng lên, làm hở thành khe hở xung quanh chu vi van đĩa.
Khí sẽ thoát ra tại khe hở vòng đệm, làm giảm áp suất trong thùng. Khi van
đĩa di chuyển lên thì cũng tác động lên cái chỉ thị cơ khí bung lên, đồng thời tác
động tiếp điểm rơle áp suất gởi tín hiệu tới mạch báo động và tự động cắt máy cắt
cô lập máy biến áp ra khỏi lưới điện.
Khi áp suất trở lại bình thường, muốn tái lập lại MBA thì phải nhấn cái chỉ
thị cơ khí (đã bị bung lên) về vị trí cũ, đồng thời đặt lại rơle áp suất bằng nút nhấn.

I.3. Cách điện của máy biến áp:


1. Thử nghiệm khả năng chịu áp: ( Thử nghiệm điện áp tăng cao)
Thử nghiệm khả năng chịu áp được chia thành 3 kiểu như sau :
- Thử nghiệm khả năng chịu điện áp xoay chiều trong một khoảng thời gian
ngắn
+ Điện áp cảm ứng ;
+ Điện áp đặt.
- Thử nghiệm khả năng chịu điện áp xoay chiều trong một khoảng thời dài
- Thử nghiệm khả năng chịu điện áp xung sét ( điên áp xung kích)
2. Độ bền cách điện :

Trang 25
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

- Cường độ cách điện của đầu dây;


- Cường độ cách điện đầu trung tính.
I.4. Các đại lượng định mức của máy biến áp:
Các lượng định mức của máy biến áp do Nhà máy chế tạo máy biên áp quy
định, theo điều kiện kỹ thuật của máy, để cho máy có khả năng làm việc lâu dài và
tốt nhất .
Các đại lượng định mức cơ bản là:
a, Điện áp định mức
Điện áp sơ cấp định mức ký hiệu U 1đm, là điện áp quy định cho dây quấn sơ
cấp.
Điện áp thứ cấp định mức ký hiệu U 2đm, là điện áp giữa các cực của dây quấn
thứ cấp, khi dây quấn thứ cấp hở mạch và điện áp đặt vào dây quấn sơ cấp là định
mức. Người ta quy ước với máy biến áp một pha điện áp định mức là điện áp pha,
với máy biến áp ba pha là điện áp dây. Đơn vị điện áp ghi trên máy thường là V
hoặc Kv
b, Dòng điện định mức:
Dòng điện định mức là dòng điện đã quy định cho mỗi dây quấn của máy
biến áp, ứng với công suất định mức và điện áp định mức. Đối với máy biến áp một
pha dòng điện định mức là dòng điện pha. Đối với máy biến áp ba pha, dòng điện
định mức là dòng điện dây .Đơn vị dòng điện ghi trên máy thường là kA hoặc A .
Dòng điện sơ cấp định mức ký hiệu I1đm, dòng điện thứ cấp định mức ký hiệu I2đm
Có thể tính các dòng điện như sau:
S đm S
Đối với máy biến áp một pha: I 1đm  I 2 đm  đm
U 1đm U 2 đm
S đm S đm
Đối với máy biến áp ba pha: I 1đm  I 2 đm 
3U 1đm 3U 2 đm
c, Công suất định mức ( hay dung lượng):
Công suất định mức của máy biến áp là công suất biểu kiến hay công suất
toàn phần đưa ra ở dây quấn thứ cầp của máy biến áp, tính bằng kVA hay VA .
Công suất định mức ký hiệu là : Sđm
d,, Tần số định mức:
Tần số định mức của máy biến áp điện lực có tần số công nghiệp là 50Hz .
Tần số định mức ký hiệu là : fđm
Ngoài ra trên biển máy còn ghi số pha m, sơ đồ và tổ nối dây, điện áp ngắn
mạch chế độ làm việc, phương pháp làm mát . vv..

I.5. Các chế độ làm mát của máy biến áp:


1. Khái niệm chung:
Máy biến áp trong quá trình vận hành thì gông từ và cuộn dây phát nhiệt do
dòng Fuco và tổn thất trên cuộn dây. Sự phát nhiệt này ảnh hưởng đến tuổi thọ cách
điện của máy biến áp. Do vậy người ta sử dụng dầu ngoài tác dụng cách điện còn để
làm mát máy biến áp. Nguyên tắc làm mát là sử dụng sự đối lưu nhiệt giữa cuộn
dây, gông từ với dầu. Khi nhiệt độ dầu tăng cao tiếp tục đối lưu nhiệt với vỏ máy
và cánh tản nhiệt. Vỏ máy và cánh tản nhiệt bức xạ nhiệt ra môi trường xung quanh.
Khi dầu được đốt nóng sẽ nổi lên trên đi qua cánh tản nhiệt được làm mát và chìm
xuống dưới. Dầu đi qua các rãnh của gông từ hay các khe của cuộn dây có kết cấu
Trang 26
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

đĩa nối tiếp làm mát gông từ và cuộn dây và dầu bị đốt nổi lên trên kết thúc chu
trình làm mát.
Để thúc đẩy quá trình làm mát người ta lắp thêm quạt để biến quá trình bức
xạ nhiệt ở cánh tản nhiệt thành quá trình đối lưu nhiệt giữa cánh tản nhiệt và không
khí, đắp thêm bơm dầu để đẩy nhanh vòng tuần hoàn dầu. Do vậy làm mát máy biến
áp chính là làm mát dầu máy biến áp và có 3 cấp.
2. Các cấp làm mát máy biến áp:
Cấp 1:
Làm mát dầu máy biến áp bằng không khí tự nhiên ONAN. Dầu máy biến áp
đối lưu nhiệt với vỏ máy và 10 cánh tản nhiệt lắp 2 bên thành máy.
Cấp 2:
Làm mát dầu máy biến áp bằng quạt thổi ONAF. Khi nhiệt độ dầu lớp trên
cùng tăng đến 600C (sử dụng đát trích nhiệt s) hoặc nhiệt độ cuộn dây 500 kV là
750C hoặc cuộn dây 35 kV là 800C (sử dụng dòng quy đổi của biến dòng chân sứ
CT5, CT9) thì khởi động đồng thời 6 quạt có công suất 560 W lắp trên các cánh tản
nhiệt. Khi các giá trị nhiệt khởi động giảm đi 100C mới dừng quạt.
Cấp 3:
Làm mát dầu máy biến áp bằng quạt thổi và bơm dầu c-ỡng bức OFAF. Khi
nhiệt độ trên cùng là 650C hoặc nhiệt độ qui đổi của cuộn dây 500 kV là 80 0C hoặc
cuộn dây 35 kV là 850Cthì ngoài các quạt còn có 2 bơm dầu công suất 2,2 kW khởi
động thúc đẩy quá trình đối lưu dầu trong cánh tản nhiệt. Bơm sẽ dừng khi giá trị
nhiệt khởi động giảm 100C
I.6. Điều kiện làm việc song song các máy biến áp:
Trong hệ thống điện, trong các lưới điện, các máy biến áp thường làm việc
song song với nhau nhờ làm việc song song, công suất lưới điện lớn hơn nhiều so
với công suất máy, cho phép năng cao hiệu quả kinh tế của hệ thống và an toàn
cung cấp điện, khi một máy hỏng hóc hoặc phải sữa chữa.
Trong các trạm biến áp, để đảm bảo các điều kiện kinh tế và kỹ thuật như tổn
hao vận hành tối thiểu, liên tục truyền tải công suất khi xảy ra sự cố hỏng hóc hoặc
phải sữa chữa máy biến áp, người ta thường cho hai hoặc nhiều máy biến áp làm
việc song song.
Muốn máy biến áp làm việc song song tốt nhất : Điện áp thứ cấp của chúng
phải bằng nhau về trị số và trùng nhau về góc pha và nếu tải được phân phối theo tỷ
lệ công suất máy giống nhau ( hay hệ số tải bằng nhau) Muốn vậy phải có các điều
kiện để cho các máy làm việc song song là : điện áp định mức sơ cấp, thứ cấp phải
bằng nhau ( Hệ số biến đổi điện áp k) , cùng tổ nối dây và điện áp ngắn mạch phải
bằng nhau. Tóm lại về cơ bản, 2 hoặc nhiều máy biến áp đáp ứng đầy đủ các điều
kiện dưới đây có thể vận hành song song khi tải cân bằng, bằng cách đấu nối tương
ứng các đầu lần lượt ở phía sơ cấp và thứ cấp:
- Tỷ số biến áp bằng nhau ở tất cả các đầu phân áp.
- Độ lệch pha bằng nhau (Góc lệch pha về phía sơ cấp bằng 0)
- Độ biến đổi điện kháng ngắn mạch không vượt quá 1/10 giá trị trung bình tại
tất cả các đầu phân áp.
- Tỷ số công suất danh định không vượt quá 1/3.
Ngay cả khi tỷ số biến áp, điện kháng ngắn mạch và tỷ số công suất vượt ra
ngoài các điều kiện nêu trên trong một khoảng thời gian nhất định, khi kiểm tra mức

Trang 27
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

độ chia phụ tải và độ tăng nhiệt độ chứng tỏp rằng chúng vẫn nằm trong miền cho
phép thì vẫn có thể tiến hành việc vận hành song song.
Khi thực hiện việc vận hành song song bộ điều áp dưới tải nếu có khe hở
giữa các nấc phân áp trong khi chuyển nấc thì sẽ có dòng điện ngang chạy giữa các
máy biến áp. Do dòng điện ngang này có thể gây ảnh hưởng xấu tới không chỉ máy
biến áp mà ngay cả bộ điều áp dưới tải, nên cần phải chú ý vận hành sao cho dòng
điện ngang không vượt quá giới hạn cho phép.
Sự phân bố phụ tải của máy biến áp vận hành song song phụ thuộc vào điện
kháng ngắn mạch và công suất.
1. Điều kiện cùng tổ nối dây:
Nếu các máy biến áp làm việc song song có cùng tổ nối dây thì điện áp thứ
cấp của chúng sẽ trùng pha nhau. Trái lại nếu tổ nối dây của chúng khác nhau thì
giữa các điện áp thứ cấp sẽ có góc lệch pha và góc lệch này do các tổ nối dây quyết
định.
Thí dụ nếu máy biến áp 1 có tổ nối dây Y/Δ -11 còn máy biến áp 2 nối Y/Y
-12 thì điện áp thứ cấp của hai máy biến áp sẽ lệch nhau 30 0. Trong mạch nối liền
các dây quấn thứ cấp của hai máy biến áp sẽ xuất hiện một s.đ.đ:
ΔE = 2 E sin150 = 0,518E2
Kết quả là ngay khi không tải trong các dây quấn sơ cấp và thứ cấp của các
E
máy biến áp sẽ có dòng điện : I cb  z  z
n1 n2
0,518
Giả thử zn1 = zn2 = 0,05 thì I cb   5,18
0,05  0,05
Trị số dòng điện gầp hơn năm lần dòng điện định mức này sẽ làm giảm máy
biến áp, vì vậy quy định rằng các máy biến áp làm việc song song bắt buộc phải có
cùng tổ nối dây.
Cần chú ý rằng có thể có trường hợp đổi lại ký hiệu hoặc đấu lại các đầu dây
của các máy biến áp, ta có thể biến các máy biến áp vốn không cùng tổ nối dây trở
thành có tổ nối dây giống nhau và làm việc song song được.
2 . Điều kiện tỷ số biến đổi bằng nhau:
Nếu tỷ số biến đổi bằng nhau thí khi làm việc song song điện áp thứ cấp lúc
không tải của các máy biến áp sẽ bằng nhau ( E 2I = E2II ), trong mạch nối liền các
dây quấn thứ cấp của các máy biến áp sẽ không có dòng điện.
Giả sử tỷ số biến đổi k khác nhau thì E2I ≠ E2II Và ngay khi không tải trong dây
quấn thứ cấp của các máy biến áp đã có dòng điện cân bằng I cb sinh ra bởi điện áp
ΔE = E2I - E2II. Dòng điện đó sẽ chạy trong dây quấn của các máy biến áp theo
chiều ngược nhau.
Thí dụ ở máy biến áp I từ x đến a còn ở máy biến áp II từ a đến x, và chậm
pha nhau ΔE một góc 900 vì trong dây quấn x >> r. Điện áp rơi trên các dây quấn
máy biến áp do dòng điện cân bằng sinh ra sẽ bù trừ với các điện áp E 2I, E2II và kết
quả là trên mạch thứ cấp sẽ có một điện áp thống nhất U2.
Khi có tải, dòng điện cân bằng I cb sẽ cộng vào dòng điện tải I t làm cho hệ số
tải lẽ ra bằng nhau trở thành khác nhau, ảnh hưởng xấu tới việc lợi dụng công suất
các máy . Vì vậy quy định rằng Δk của các máy biến áp làm việc song song không
được lớn quá 0,5% trị số trung bình của chúng.
3. Điều kiện trị số điện áp ngắn mạch bằng nhau:
Trang 28
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

Trị số điện áp ngắn mạch un có liên quan trực tiếp đến sự phân phối tải giữa
các máy biến áp làm việc song song. Ta hãy xét sự làm việc song song của các máy
biến áp có các điện áp ngắn mạch unI , unII , unIII ...
Nếu bỏ qua dòng điện từ hóa thì tổng trở tương đương của mạch điện:
1 1
Z  III
1 1 1 1
  
Z nI Z nII Z nIII i  I Z ni
Và điện áp rơi trên mạch điện bằng:
Trong đó İ = İ1 = İ2 là dòng điện tổng của các máy biến áp, do đó dòng điện tải
của mỗi máy biến áp :
ZI I

(1) İ2I = Z nI Z 1
nI 
Z ni
ZI I

İ2II = Z nII Z 1
nII 
Z ni
ZI I

İ2III = Z nIII Z 1
nIII 
Z ni
Trên thực tế góc φn của các tam giác điện kháng khác nhau không nhiều (φnI ≈
φnII ≈ φnIII ) nên các dòng điện tải được xem như trùng pha, do đó trong lúc tính toán
có thể thay các số phức bằng môđun của chúng.
U đm
Ta có : Z n = un
I đm
I
unI
Và biểu thức ( 1 ) có thể viết : İ2I = I đmi
I đmI
 U ni
U Iđđ U Iđđ
Nhân hai vế của đẳng thức trên với  ta được:
S đmI U Iđđ .I đmI
SI S
I  
a) S đmI u S đmi
nI 
uni
Trong đó S = U1đm I là tổng các công suất truyền tải của các máy biến áp.
Cũng như vậy đối với các máy biến áp II và III, ta có:
S S
 I  II 
b) S đmII u S đmi
nII 
uni
S S
 I  III 
c) S đmIII u S đmi
nIII 
uni
Từ các biểu thức (a, b và c) ta có kết luận là hệ số tải của các máy biến áp làm
việc song song tỷ lệ nghịch với điện áp ngắn mạch của chúng:
1 1 1
ßI : ßII : ßIII = : :
unI unII unIII

Trang 29
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

Nghĩa là nếu un của các máy bằng nhau thì ß bằng nhau, tải sẽ phân phối theo
tỷ lệ công suất. Ngược lại nếu un khác nhau thì máy biến áp nào có un nhỏ sẽ có ß
lớn ( tải nặng ) còn máy biến áp sẽ có un lớn sẽ có ß nhỏ ( tải nhẹ hơn ).
Khi máy biến áp có un nhỏ làm việc ở định mức ( ß = 1 ) thì máy biến áp có un
lớn vẫn hụt tải ( ß < 1 ), kết quả là không sử dụng được hết công suất thiết kế của
các máy biến áp.
Thông thường các máy biến áp có dung lượng nhỏ thì u n nhỏ, dung lượng lớn
thì un lớn. Như vậy dung lượng các máy biến áp càng khác nhau quá nhiều thì khi
làm việc song song càng không lợi. Cho nên theo quy định u n của các máy biến áp
làm việc song song không được khác nhau quá ± 10% và tỷ lệ dung lượng máy vào
khoảng 3:1.
II. BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA:
II.1. Bộ điều chỉnh điện áp dưới tải của máy biến áp:
A. Cấu tạo chung:
Bọ điều áp dưới tải phải có cấu tạo sao cho nó có thể sử dụng lâudài và sự
làm việc cốt yếu không làm tổn hại tới từng bộ phận .
Cầu tiếp điểm chuyển đổi và điện trở chuyển phải được đặt trong một
thùng tách biệt khỏi thân chính của máy biến áp hoặc đạt trong một thùng riêng.
Tuy nhiên, bộ chọn nấc ( bao gồm cả dao đảo cực hoặc dao chuyển đổi ), địên
kháng chuyển… có thể chứa chung trong cùng một vỏvới thân chính của máy biến
áp.

Kiểu điện trở chuyển

Trang 30
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

Cấu tạo bộ điều áp dưới tải


B. Cấu tạo phần kết cấu cơ khí
1. Cấu tạo khoang chứa cầu tiếp điểm chuyển đổi
- có gắn đồng hồ chỉ thị mức dầu mà có thể quan sát từ phái bên ngoài. Khi
đồng hồ chỉ thi mức dầu được gắn vào bình dầu của bọ điều áp dưới tải thì không
cần phải gắn nó vào hộp chứa cầu tiếp điểm chuyển đổi .
- có một lỗ thông để thoát khí ( phát sinh do hồn quang )ra không khí.
Cần có cấu tạo hộp hoàn toàn không thấm dầu càch điện trong thùng chính.
-Trong quá trình vận hành máy biến áp,trường hợp đưa ra để lọc dầu cách
điện trong hộp thì khoang chứa cầu tiếp điểm chuyển đổi phải có
Cấu tạo sao cho có thể thực hiện quá trình chuyển nấc ngay tại thời điểm
đang tiến hành lọc dầu mà hoạt động không bị ngừng trệ, sự cố.
2. Cấu tạo cầu tiếp điểm chuyển đổi:
Cơ cáu tích năng dung cho quá trình đóng ngắt nhanh phải đựơc gắn cho
cầu tiếp điểm chuyển đổi dùng điện trở chuyển và tiếp điểm dừng ở vị trí cả trước
hoặc sau quá trình chuyển nấc cho dù bộ phận truyền động ngừng trong quá trình
chuyển nấc. Ngoài ra, cấu tạo của cơ cấu tích năng làm sao để có thể đưa ra bảo
dữơng và hay thế mà không phải tách mối hàn khỏi thân chính của máy biến áp.

Trang 31
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

Dao đảo cực và dao chuyển đổi


3. Vận hành và điều khiển:
3.1 Vận hành:
Cơ cấu truyền động phải có cấu tạo sao cho có` thể chuyển nấc bằng tín
hiệu được giửi từ bộ phận khối điều khiển, đồng thời nócũng phải có mạch tự duy
trì để đảm bảo qúa trình chuyển nấc hoàn tất trọn vẹn, cho dù tín hiệu từ bộ phận
điều khiển bị mát trong một khoảng thời gian ngắn. Ngoài ra, nó cũng cần đựợc
trang bị dao điều khiển để có thể điều khiển bằng tay cơ cấu truyền động.

Trình tự quá trình chuyển nấc


Trang 32
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

3.2 Thiết bị liên động:


Các thiết bị liên động phải được trang bị trong cơ cấu truyền động.
Thiết bị liên động cho việc quay (thuận chiêù và ngược chiều ) động cơ
truyền động. Liên động về quay động cơ truyền động này là liên động điện hoặc cơ
khí .
- Khoá giới hạn : khóa này hoạt động liên kết với trục truyền động khi bộ
điều áp dưới tải đạt
Tới nấc lớn nhất hoặc nhỏ nhất và làm hở mạch điện động cơ truyền động
một cách trực tiếp hoặc gían tiếp .
- Thiết bị chống vượt giới hạn : đây là một thiết bị cơ khí dung để ngăn chặn
bộ điều áp dưới tải hoạt động vượt quá nấc cuối.
-Thiết bị an toàn cho việc vận hành tay. Thiết bị này sẽ tự động làm hở mạch
làm việc động cơ truyền động hoặc liên động cơ khí trong quá trình vận hành bằng
tay.
- Thiết bị liên động tăng điện áp và giảm điện áp ; Đây là một thiết bị liên
động điện hoặc cơ dùng để phát tiến hiệu tăng áp và giảm áp,không giửi ngay lập
tức tới mạch điều khiển của quá rình chuyển nấc.
- Thiết bị liên động bứơc
Một tín hiệu chuyển nấc sẽ thực hiện chỉ một quá trình chuyển nấc, cho
nên thiết bị này liên động không chấp nhận tín hiệu mới nếu tín hiệu đầu tiên không
được giải trừ sau khi kết thúc quá trình chuyển nấc,hoặc nếu trong một khoảng thời
gian nhất định khi hoàn thành quá trình chuyển nấc.
- Thiết bị liên động vận hành song song
Đối với trường hợp vận hành song song hai hoặc nhiều bộ địều áp dưới tải
thì thiết bị này liên động không chấp nhận tín hiệu chuyển nấc mới trong khi phát
tín hiệu cảnh báo tồn tại cảnh báo sai khác vị trí nấc phân áp trong một khoảng thời
gian nhất định .
4. Thiết bị phụ trợ:
4.1 Máy lọc dầu:
Thiết bị này được lắp đặt theo yêu cầu của người sử dụng nhằm kéo dài
khoảng thời gian kiểm tra bộ điều áp dưói tải . máy lọc dầu cón thể loại bỏ hoàn
toàn muội than, mạt kim loại, cặn,hơi ẩm … trong dầu cách điện và có độ bền (tuổi
thọ )cùng mức với bộ điều áp dưới tải. Ngoài ra, về cấu tạo thì chất lọc phải dễ dàng
thay đổi và thuận tiện .
Trong máy lọc dầu, trang bị điều khiển mà có thể làm việc tự động trong một
khỏăng thời gian nhất định hằng ngày.
4.2 Thiết bị bảo vệ:
Cần phải lắp đặt các thiết bị bảo vệ sau cho bộ điều áp dưới tải :
- Thiết bị phòng nổ
- Thiết bị này thoát khí trong khoang ra ngoài không khí khi áp suất trong
khoang tăng cao bất thuờng.Khoang phải có độ bền cơ đủ lớn để chịu được áp suất
lảm việc của thiết bị phòng nổ.
- Rơle dòng dầu hoặc role áp lực.
Khi các thiết bị này tác đông cần kiểm tra cầu tiếp điểm chuyển đổi .

Trang 33
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

Trở kháng chuyển

II.2. Cách xác định cực tính của máy biến áp:
Cực tính của máy biến áp là chiều tương đối của sức điện độngcảm ứng xuất
hiện trên đầu cực. Khi sử dụng máy biến áp 01 pha thì không nảy sinh vấn đề gì.
Nhưng khi thực hiện tổ đấu dây 03 pha hoặc vận hành song song thì cực tính phải
được xác định. Cực tính âm được quy ước sử dụng tại Nhật bản.
- Cực tính âm: Máy biến áp có đầu cao và hạ áp ở một phía có cực tính
giống nhau.
- Cực tính dương: Máy biến áp có đầu cao và hạ áp ở một phía có cực tính
trái ngược nhau.
1. Phương pháp sử dụng 2 vôn kế:

Trang 34
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

2. Phương pháp sử dụng Pazomet:

II.3. Tiếng ồn của máy biến áp:


1. Sự cần thiết của các biện pháp hạn chế (giảm) tiếng ồn:
Trong những năm gần đây cùng với quá trình đô thị hoá, mật độ về nhu cầu
điện năng và quy mô của hệ thống cung cấp điện cũng tăng dần theo từng năm. Tuy
nhiên, việc hạn chế và thu nhỏ không gian cho trạm biến áp là một đòi hỏi rất cao,
vì yêu cầu của xã hội về bảo tồn môi trường đang trở nên cấp thiết. Vì vậy, nên rất
cần các biện pháp hạn chế tiếng ồn cho máy biến áp (Nguyên nhân chính gây ra
tiếng ồn trong trạm biến áp) trong việc xây dựng tram biến áp hiện nay.
2. Cơ chế phát sinh tiếng ồn:
- Khi không tải: Máy biến áp phát ra tiếng ồn ngay cả khi không tải
(Do hiện tượng rung phát sinh trong lõi thép, do biến dạng từ trường, lực hút
từ trường…)
- Khi có tải: Máy biến áp phát ra tiếng ồn khi mang tải (do hiện tượng
rung phát sinh trong cuộn dây, do lực điện từ
3. Đường truyền của tiếng ồn:

4. Các biện pháp giảm tiếng ồn:


- Biện pháp đối với thân chính:
+ Giảm mật độ từ thông;
+ Sử dụng lá thép silic có độ méo từ trường nhỏ;
Trang 35
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

+ Cải tiến biện pháp nối lõi;


+ Cải tiến biện pháp lắp ráp lõi;
+ Kích thước lõi để tránh cộng hưởng;
+ Hạn chế rung chấn của vỏ;
+ Bộ cách âm gắn trực tiếp.
- Biện pháp sử dụng tường cách âm:
+ Dạng tường cách âm;
+ Hạn chế sự tích tụ áp lực âm thanh bên trong tường cách âm;
+ Ngăn chặn rung chấn;
+ Ngăn chặn hiện tượng rò âm;
- Biện pháp đối với thiết bị làm mát.
+ Lựa chọn hệ thống làm mát;
+ Tiếng ồn của quạt làm mát;
+ Bơm dầu;
II.4. Hiện tượng bất thường và biện pháp khắc phục:
II.4.1. Sự cố bên trong MBA:
Sự cố bên trong được chia làm hai nhóm sự cố trực tiếp và sự cố gián tiếp.
- Sự cố trực tiếp là ngắn mạch các cuộn dây, hư hỏng cách điện làm thay đổi
đột ngột các thông số điện.
- Sự cố gián tiếp diễn ra từ từ nhưng sẽ trở thành sự cố trực tiếp nếu không
phát hiện và xử lý kịp thời (như quá nhiệt bên trong MBA, áp suất dầu tăng cao...).
Vì vậy yêu cầu bảo vệ sự cố trực tiếp phải nhanh chóng cách ly MBA bị sự
cố ra khỏi hệ thống điện để giảm ảnh hưởng đến hệ thống. Sự cố gián tiếp không
đòi hỏi phải cách ly MBA nhưng phải được phát hiện, có tín hiệu báo cho nhân viên
vận hành biết để xử lý. Sau đây phân tích một số sự cố bên trong thường gặp.

1. Ngắn mạch giữa các pha trong MBA ba pha:


Dạng ngắn mạch này (hình) rất hiếm khi xảy ra, nhưng nếu xảy ra dòng
ngắn mạch sẽ rất lớn so với dòng một pha.
2. Ngắn mạch một pha:
Có thể là chạm vỏ hoặc chạm lõi thép MBA. Dòng ngắn mạch một pha lớn
hay nhỏ phụ thuộc chế độ làm việc của điểm trung tính MBA đối với đất và tỷ lệ
vào khoảng cách từ điểm chạm đất đến điểm trung tính.
Dưới đây là đồ thị quan hệ dòng điện sự cố theo vị trí điểm ngắn mạch
(hình). Từ đồ thị ta thấy khi điểm sự cố dịch chuyển xa điểm trung tính tới đầu cực
MBA, dòng điện sự cố càng tăng.
Trang 36
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

3. Ngắn mạch giữa các vòng dây của cùng một pha:

Khoảng (70÷80)% hư hỏng MBA là từ chạm chập giữa các vòng dây cùng 1
pha bên trong MBA (hình).
Trường hợp này dòng điện tại chổ ngắn mạch rất lớn vì một số vòng dây bị
nối ngắn mạch, dòng điện này phát nóng đốt cháy cách điện cuộn dây và dầu biến
áp, nhưng dòng điện từ nguồn tới máy biến áp IS có thể vẫn nhỏ (vì tỷ số MBA rất
lớn so với số ít vòng dây bị ngắn mạch) không đủ cho bảo vệ rơle tác động. Ngoài
ra còn có các sự cố như hư thùng dầu, hư sứ dẫn, hư bộ phận điều chỉnh đầu phân
áp ...
4. Một số hiện tượng bất thường khác bên trong máy biến áp :
Bộ phận Hiện tượng Nguyên nhân
Làm mát khiếm khuyết
Lỏng phần được siết chặt
Quá nhiêt
Lõi thép Từ thông quẩn
Quá kích thích (Chập gông từ)
Tăng độ rung Lỏng phần được siết chặt
Quá nhiêt Làm mát khiếm khuyết
Cách điện khiếm khuyết
Phóng điện
Cuộn dây Điện áp bất thường
Cuộn dây bị so lệch biến Ngắn mạch do lực điện từ
dạng Lỏng lực siết
Làm mát khiếm khuyết
Quá nhiêt
Dây dẫn chính Lỏng phần được siết chặt
Phóng điện Cách điện khiếm khuyết
Vật liệu cách Phóng điện Hư hỏng bởi sự già hoá
điện Vật thể ngoại lai
Hư hỏng bởi sự già hoá
Dầu cách địên Phóng điện Độ ẩm
Dòng điện nhiễm

Trang 37
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

5. Hiện tượng bất thường của thiết bị phụ:

Bộ phận Hiện tượng Nguyên nhân


Hàn khiếm khuyết
Rò rỉ dầu
Trầy xước, ăn mòn
Thiết bị làm
Lỗi của quạt
mát
Giảm đặc tính làm mát Lỗi của động cơ bơm dầu ;
Hư hỏng các vòng đệm
Hoạt động sai Giảm cách điện vì hút ẩm
Không hoạt động được Đứt dây vì độ nén sai
Thiết bị đo
Rạn nứt vì độ mỏi của vật liệu
Relay bảo vệ
Chỉ thị sai Ngắn mạch
Khiếm khuyết vì cơ khí…
Hoạt động sai
Không hoạt động được Khiếm khuyết về điện
Bộ điều áp dưới Sự thay đổi đầu phân áp Khiếm khuyết về cơ khí vận hành
tải không bình thường
Quá nhiệt Quá nhiệt và sự mài mòn tiếp
Phóng điện điểm Sulfua đồng
6. Bảo vệ chống sự cố trực tiếp bên trong máy biến áp:
6.1. Bảo vệ quá dòng điện:
1. Cầu chì:
Với MBA phân phối nhỏ thường được bảo vệ chỉ bằng cầu chì (hình). Trong
trường hợp máy cắt không được dùng thì cầu chì làm nhiệm vụ cắt sự cố tự động,
cầu chì là phần tử bảo vệ quá dòng điện và chịu được dòng điện làm việc cực đại
của MBA. Cầu chì không được đứt trong thời gian quá tải ngắn như động cơ khởi
động, dòng từ hoá nhảy vọt khi đóng MBA không tải...

2. Rơle quá dòng điện:


Máy biến áp lớn với công suất (1000-1600)KVA hai dây quấn, điện áp đến
35KV, có trang bị máy cắt, bảo vệ quá dòng điện được dùng làm bảo vệ chính,
MBA có công suất lớn hơn bảo vệ quá dòng được dùng làm bảo vệ dự trữ. Để nâng
cao độ nhạy cho bảo vệ người ta dùng bảo vệ quá dòng có kiểm tra áp (BVQIKU).
Đôi khi bảo vệ cắt nhanh có thể được thêm vào và tạo thành bảo vệ quá dòng có hai
cấp (hình). Với MBA 2 cuộn dây dùng một bộ bảo vệ đặt phía nguồn cung cấp. Với
MBA nhiều cuộn dây thường mỗi phía đặt một bộ.

Trang 38
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

Hình: Sơ đồ nguyên lý bảo vệ quá dòng cắt nhanh và có thời gian


3. Rơle 87T:
4. Rơle chống chạm đất cuộn dây MBA:
II.4.2. Dòng điện từ hoá tăng vọt khi đóng MBA không tải:
Hiện tượng dòng điện từ hoá tăng vọt có thể xuất hiện vào thời điểm đóng
MBA không tải. Dòng điện này chỉ xuất hiện trong cuộn sơ cấp MBA.
Nhưng đây
không phải là dòng điện ngắn mạch do đó yêu cầu bảo vệ không được tác
động.
II.4.3. Sự cố bên ngoài ảnh hưởng đến tình trạng làm việc của MBA:
- Dòng điện tăng cao do ngắn mạch ngoài và quá tải.
- Mức dầu bị hạ thấp do nhiệt độ không khí xung quanh MBA giảm đột ngột.
- Quá điện áp khi ngắn mạch một pha trong hệ thống điện...
- Hiện tượng bất thường bên ngoài máy biến áp:

Bộ phận Hiện tượng Nguyên nhân


Thùng dầu Mối hàn khiếm khuyết
Rò rỉ dầu
chính Do trầy xước
Ống dẫn Rạn nứt Lực bên ngoài… động đất
Hư hỏng bởi sự già hoá
Miếng đệm Rò rỉ dầu
Lực siết không chặt
Rạn nứt
Cách điện sứ Lực bên ngoài… động đất
Phóng điện
II.4.4. Xử lí sự cố máy biến áp:
A. Nguyên tắc chung:
1. Khi có sự cố xảy ra trên các thiết bị trạm. Trưởng ca Công ty chỉ huy xử
lý sự cố các thiết bị theo qui trình và báo cáo ngay cho điều độ viên lưới điện để
phối hợp xử lý sự cố, trên nguyên tắc bảo đảm an toàn và nhanh chóng khôi phục
kết dây lại bình thường.
2. Khi sự cố Trưởng ca báo cáo ngay cho điều độ viên lưới điện:
* Máy cắt tác động.
* Tên Relay hoặc thiết bị tự động tác động.
* Tình trạng thiết bị.
Trưởng ca thao tác thiết bị thực hiện các thao tác theo lệnh của điều độ viên
lưới điện (nếu có)

Trang 39
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

B. Quy định chung khi vào trạm:


1. Nghiêm cấm dẫn người lạ mặt vào trạm, những người không có nhiệm
vụ không được vào trạm. Đối với những người vào tham quan, nghiên cứu phải do
đơn vị trưởng, phó, kỹ thuật viên PXVH hoặc Trưởng ca PXVH hướng dẫn.
2. Khi có giông sét, trời mưa to, không được phép vào trạm để kiểm tra
hoặc sửa chữa các thiết bị ngoài trời . Nếu đang công tác thì phải dừng ngay và rời
khỏi trạm .
3. Mỗi lần vào trạm công tác nhất thiết đều phải ghi vào nhật ký vận hành:
Thời gian, nhóm công tác, những công việc công tác. Khi rời khỏi trạm phải kiểm
tra lại hiện trường và khoá chặt cửa trạm.
4. Người làm nhiệm vụ kiểm tra theo dõi vận hành các thiết bị phải là
người đã được huấn luyện an toàn và phải có từ bậc 3 an toàn trở lên.
Những người vào trạm công tác nhất thiết phải là người đã được huấn luyện
an toàn và phải có bậc an toàn từ bậc 2 trở lên, người nhóm trưởng phải có bậc 3 an
toàn trở lên. Khi vào trạm để làm công tác sửa chữa nhất thiết phải có 2 người trở
lên và chỉ được công tác trong phạm vi hàng rào chắn.
5. Khi vào trạm công tác phải tuyệt đối tuân thủ chế độ phiếu công tác và
phiếu thao tác.
Khi thực hiện phiếu thao tác án động thiết bị phải có 2 người trở lên. Một
người thao tác và một người giám sát. Người giám sát đọc trình tự thao tác phải rõ
ràng, dứt khoát và đánh dấu những động tác đã làm để không xảy ra nhầm lẫn hay
thiếu sót động tác. Người thao tác phải là người đã được huấn luyện an toàn và phải
có bậc 3 an toàn trở lên, người giám sát phải có an toàn bậc 4 an toàn trở lên.
Người công tác sửa chữa chỉ được tiếp cận thiết bị để công tác sau khi đã
kiểm tra thực tế hiện trường thiết bị đã được cách ly hoàn toàn theo đúng phiếu thao
tác cách ly và ký nhận vào phiếu thao tác.
6. Cấm làm việc trên những thiết bị đang mang điện hoặc đã được cắt điện
nhưng chưa được cô lập và nối đất.
7. Ngoài những quy định trên, các nhân viên khi vào trạm công tác cần
phải tuân thủ quy trình kỹ thuật an toàn điện và quy định thực hiện chế độ phiếu
công tác, phiếu thao tác đã ban hành
c. Xử lý một số sự cố máy biến áp:
TT Tên báo động Hậu quả Cách xử lý
* Giảm tải qua máy biến thế và
kiểm tra :
BUCHHOLZ RELAY - Độ phát nóng biến áp
ALARM - Âm thanh của máy biến áp
1
(96B1) - Mực dầu, chế độ làm mát...
Báo động
(Rơle hơi Máy biến áp Nếu bình thường : Reset báo động
chính tác động cấp 1) tăng lại tải qua biến áp và tiếp tục
theo dõi
2 BUCHHOLZ RELAY *Cắt: máy * Báo điều độ lưới điện.
TRIP cắt hoà * Án động biến thế để kiểm tra:
(96B2) * Cắt máy - Rơle hơi
(Rơle hơi Máy biến áp cắt lưới - Thử mẫu dầu biến thế
chính tác động cấp 2) * GT/ ST : - Đo cách điện biến thế
Trang 40
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

* Kiểm tra khắc phục được


nguyên nhân mới được phép đóng
trip
điện lại biến thế với sự cho phép
của Phó Giám đốc kỹ thuật.
*Kiểm tra tìm nguyên nhân báo
động để xử lý :
- Thông số tải qua máy biến áp
OIL -TEMP
(nếu quá tải thì phải giảm tải )
INDICATOR ALARM
3 - Hệ thống quạt làm mát biến áp
(26Q1)
Báo động (tất cả các quạt phải được hoạt
(Nhiệt độ dầu biến áp
động )
chính cao )
- Chỉ thị nhiệt độ tại chỗ,độ nóng
vỏ biến áp...
*Báo điều độ lưới điện
* Kiểm tra :
- Nhiệt độ dầu chỉ thị thực tế.
*Cắt: máy - Nhiệt độ vỏ biến thế
cắt hoà - Thông số : công suất , điện áp,
OIL - TEMP
* Cắt máy cường độ...qua biến áp.
4 INDICATOR TRIP
cắt lưới - Kiểm trị số chỉnh định công tắc
(26Q2)
* GT/ST : tác động.
(Nhiệt độ dầu biến áp
trip (nếu nghi ngờ tác động sai )
chính cao -trip)
* Kiểm tra xác định nguyên nhân
và khắc phục xong mới được phép
đóng điện lại biến áp.
* Kiểm tra, xác định mực dầu máy
biến áp.
OIL LEVEL
- Nếu mực dầu còn đầy : kiểm tra
INDICATOR ALARM
công tắc lúc thích hợp.
5 (33Q) Báo động
- Nếu mực dầu thấp : xin án động
(Mực dầu MBAchính
biến áp để kiểm tra nguyên nhân
thấp )
và châm dầu bổ sung.
*Kiểm tra: xác định nguyên nhân
WIND-TEMP - Nhiệt độ chỉ thị thực tế (cuộn
INDICATOR dây, dầu)
6 ALARM (26W1) Báo động - Thông số qua máy biến áp.
Nhiệt độ cuộn dây MBA * Giảm tải qua biến áp để kiểm
chính cao-báo động tra, theo dõi (nếu cần )
*Báo điều độ lưới điện
7 * Kiểm tra :
- Nhiệt độ cuộn dây, nhiệt độ dầu
chỉ thị thực tế.
WIND- TEMP *Cắt: máy - Công suất chuyển tải qua máy
INDICATOR TRIP cắt hoà lúc rơle tác động.
(26Q2) * Cắt máy - Nhiệt độ vỏ biến thế.
Nhiệt độ cuộn dây biến cắt lưới * Kiểm tra, chỉnh định lại trị số tác
áp chính cao- trip * GT/ ST : động của công tắc (nếu nghi ngờ
Trang 41
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

tác động sai)


* Kiểm tra, xác định nguyên nhân
trip
và khắc phục xong mới được phép
đóng điện lại biến thế.
*Cắt: máy *Báo điều độ lưới điện
cắt hoà * Kiểm tra xác định nguyên nhân
PRESSURE RELIEF * Cắt máy gây quá áp suất dầu biến áp và
8
DIVICE cắt lưới khắc phục xong mới được phép
(63VX) * GT/ ST : đóng điện lại.
trip
*Cắt: máy * Báo điều độ lưới điện
SUDDEN PRESSURE cắt hoà * Kiểm tra xác định nguyên nhân
RELAY * Cắt máy và khắc phục xong mới được phép
9
(63SX) cắt lưới đóng điện lại.
( Áp suất dầu biến áp * GT/ST :
chính tăng đột ngột) trip
FAN.FAILURE *Kiểm tra xác định quạt làm mát
10 Báo động
ALARM (FAN) nào bất thường để xử lý.
* Báo điều độ lưới điện
*Án động biến áp 10T để kiểm tra
Cắt: máy biến thế , khu vực cáp 11KV,
DIFFERENTIAL cắt hoà thanh dẫn 110KV lân cận biến thế,
RELAY TRIP(87T) * Cắt máy kiểm rơle...
11
(Bảo vệ so lệch Máy cắt lưới * Kiểm tra xác định nguyên nhân
biến áp chính tác động) * GT/ST : gây 87T tác động và xử lý xong
trip mới được phép đóng điện lại biến
thế với sự đồng ý của PGĐ kỹ
thuật.
*Cắt:máy *Báo điều độ lưới điện
cắt hoà * Án động biến thế để kiểm tra
RESTRICT E/F R.Y *Cắt máy xác định nguyên nhân đưa đến bảo
TRIP (50REF) (Bảo vệ cắt lưới vệ tác động.
chạm đất MBA chính *GT/ST : * Khắc phục xong nguyên nhân
12
tác động ) trip mới được phép đóng điện lại biến
thế.
*Báo điều độ lưới điện
*Cắt:máy
(Bảo vệ quá dòng phía * kiểm tra, xác định nguyên nhân
cắt hoà
13 cao áp máy biến thế gây bảo vệ quá dòng tác động.
*Cắt máy
chính tác động -rơle * Khắc phục xong mới được phép
cắt lưới
50/51) đóng điện lại.
*Báo điều độ lưới điện
*Cắt:máy
Bảo vệ quá dòng kèm * kiểm tra, xác định nguyên nhân
cắt hoà
14 chạm đất phía cao áp gây bảo vệ tác động.
*Cắt máy
máy biến thế chính tác * Khắc phục xong mới được phép
cắt lưới
động -Rơle 51N đóng điện lại.
15 CB.BREAKER * Cắt tất cả *Báo điều độ lưới điện.
FAILURE các máy *Cô lập MC lưới để xử lý.
Trang 42
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

Bảo vệ chống từ chối * Kết hợp với điều độ lưới điện


máy cắt tác động cắt xung đóng lại các máy cắt bị tác động
Máy cắt lưới không cắt quanh máy (sau khi cô lập máy cắt lưới) do
khi có tín hiệu cắt sự cố cắt lưới. rơle 50BF đưa đến.
- Relay 50BF
*Báo điều độ lưới điện.
* Kiểm tra xác định nguyên nhân
gây quá điện áp trung tính biến áp
NEUTRAL *Cắt:máy để xử lý:
VOLTAGE TRIP cắt hoà - Do sự cố lưới bên ngoài
16 (59N) *Cắt máy - Do sự cố nội bộ (kiểm hiện
Bảo vệ quá điện áp trung cắt lưới trường khu vực biến áp, kiểm
tính biến áp Relay 59N *GT/ST : thông số qua biến áp, kiểm rơle...)
tác động trip * Xác định nguyên nhân,xử lý
xong mới được phép đóng điện lại
biến áp.
SF6 PRESSURE * Kiểm tra áp suất khí SF6
LOW STAGE -1 củamáy cắt lưới
17 (110KV) Báo động * Nếu áp suất khí SF6 thấp hoặc
(áp suất khí SF6 máy cắt công tắc hỏng sẽ án động máy cắt
lưới thấp mức 1) để xử lý lúc thích hợp.
SF6 PRESSURE *Cắt:máy *Báo điều độ lưới điện
LOW STAGE -2 cắt hoà * Án động máy cắt lưới để kiểm
(110KV) * Cắt máy tra, xử lý:
(áp suất khí SF6 máy cắt cắt lưới + Nếu khí SF6 thấp.
lưới thấp mức 2) - Xác định chỗ xì để xử lý.
18 - Nạp đủ khí SF6.
+Nếu công tắc tác động sai
- Cần chỉnh lại công tắc.
* Xử lý xong nguyên nhân mới
được phép đưa máy cắt vào vận
hành.
TRIP CIRCUIT SUP *Báo động *Kiểm tra, xử lý mạch trip MC
(74-110KV) ( MC lưới lưới
19 (Rơle giám sát mạch trip không cắt
MC lưới) được bằng
điện)
20 RELAY FAILURE *Báo động *Kiểm tra, xử lý rơle hỏng
S.T /GT FAULT TRIP *Cắt: máy *Báo điều độ lưới điện
(Bảo vệ turbine, máy cắt hoà * Kiểm tra các nguyên nhân trip
phát ST /GT tác động ) * Cắt máy ST/GT để khắc phục.
21
cắt lưới
* GT/ ST:
trip
*Báo điều độ lưới điện
22 110KV BUS FAULT * Bật các * Án động thanh cái và kiểm tra
TRIP máy cắt - Tình trạng kết dây thanh cái
Trang 43
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

(Bảo vệ thanh cái 110KV nối - Đo cách điện thanh cái


110KV tác động ) vào thanh - Kiểm rơle...
cái * Xác định xong nguyên nhân mới
được phép tái lập điện thanh cái.
OLTC PRESSURE *Cắt: máy *Báo điều độ lưới điện
TRIP cắt hoà *Án động biến áp chính ,kiểm tra
(Áp suất trong bộ điều * Cắt máy xác định nguyên nhân và xử lý
23 áp cao-van an toàn tác cắt lưới xong mới được phép đóng điện lại.
động) * GT/ ST :
trip

II.5. Phòng chống các sự cố trầm trọng:


II.5.1. Khái niệm chung
Máy biến áp là loại máy điện tĩnh, cấu tạo đơn giản, làm việc tin cậy, vận
hành đơn giản và ít hư hỏng hơn các loại máy điện khác. Nếu máy biến áp vận hành
đúng kỹ thuật, đảm bảo chế độ bảo dưỡng thì thời hạn sử dụng máy được kéo dài.
Thực tế cho thấy, hai phần ba số hư hỏng máy biến áp là do lắp đặt sửa chữa vận
hành không đảm bảo chất lượng, còn một phần ba là do các nguyên nhân chế tạo.
Hư hỏng hay gặp nhất ở máy biến áp là ở dây quấn và mạch ra (chiếm quá
nửa tỉ lệ hư hỏng chung), sau đó là phần đầu vào, bộ phận đổi nấc phân áp (chiếm
1/3 số lần hư hỏng). Thùng dầu nắp máy và mạch từ rất ít hư hỏng. Bảng dưới giới
thiệu tỉ lệ hư hỏng các bộ phận máy biến áp qua thống kê hàng năm.
Bảng 6.1 - Tỷ lệ hư hỏng các bộ phận máy biến áp
Thứ tự Bộ phận máy biến áp Tỷ lệ hư hỏng, %
1 Dây quấn, mạch ra và sứ ra 53
2 Đầu vào 18
3 Bộ phận phân áp 12
4 Thùng 7
5 Mạch từ (lõi thép) 2
6 Nắp và thùng dầu phụ 8
II.5.2 . Phòng chống các sự cố trầm trọng:
1. Thiết bị dập lửa:
- Thiết bị phun chữa cháy:

Trang 44
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

- Thiết bị chữa cháy bằng Nitơ


2. Thiết bị phòng cháy:
- Tường chịu lửa:

- Giàn phun nước chống cháy:

- Đá Balat:
3. Thiết bị chống tràn dầu:
- Bờ ngăn tràn dầu và nước:

- Thùng thoát dầu;


- Hố (ống pít) chứa dầu.

Trang 45
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

4. Các dạng hư hỏng ở cuộn dây và sứ ra:


Các dạng hư hỏng chính ở dây quấn là: chập dây giữa các vòng, giữa các lớp,
chạm cuộn dây với vỏ (lõi thép) hư hỏng do lực điện động và đứt mạch.
Hư hỏng cách điện chủ yếu là do cách điện lâu năm bị già cỗi (từ 15 năm trở
lên), làm giảm độ bền cơ, hoặc do máy biến áp bị quá tải lâu dài, cuộn dây bị quá
nhiệt.
Hư hỏng do lực điện động xảy ra khi máy biến áp bị ngắn mạch nặng, hoặc
bị sét đánh trực tiếp dòng điện qua dây quá lớn, lực điện động sẽ làm biến dạng
cuộn dây, do đó làm cách điện bị hỏng. Nếu lực đủ lớn cuộn dây có thể bị vặn đứt.
Đầu dây ra của cuộn dây thường là thanh đồng hoặc thau để nối cuộn dây với
sứ ra (đầu ra). Khi bị quá nhiệt, hoặc bị lực điện động lớn tác dụng, thanh dẫn có thể
bị đứt hoặc bị biến dạng gây ra chạm vỏ
Sứ ra của máy biến áp có nhiều loại, tùy theo cấp điện áp và loại trang bị
(trong nhà hay ngoài trời)
Các hư hỏng chính ỏ sứ ra của máy biến áp là:
Nứt hoặc vỡ sứ do quá điện áp khí quyển (sét đánh), chim chóc, súc vật hay
các vật kim loại nhỏ rơi vào sứ gây ra ngắn mạch trên sứ.

Hình- Cuộn dây bị phá hỏng sau sự cố ngắn mạch


Sứ bị bẩn, lắp không chặt và không kín, bị đứt trụ dẫn khi vặn chặt mũ ốc.
Hư hỏng thường gặp nhất ở đầu vào là chảy dầu giữa sứ ra với nắp, ở vòng
đệm, hoặc ở thanh dẫn của sứ ra. Mặt bích để bắt sứ ra làm bằng gang. Sứ gắn vào
mặt bích bằng matit, còn mặt bích lắp vào nắp máy bằng bulong, giữa mặt bích và
nắp máy có đặt vòng đệm bằng cao su. Yêu cầu của quá trình lắp ráp là độ kín khít
để dầu khỏi rỉ qua đầu vào trên nắp máy.
5. Các dạng hư hỏng ở bộ phận phân áp (bộ đổi nấc điện áp):
Bộ phận phân áp để thay đổi điện áp (tăng hoặc giảm) của máy biến áp trong
phạm vi ± 5 % trị số định mức bằng cách thay đổi số vòng dây của cuộn cao áp. Có
hai loại điều chỉnh điện áp: đầu phân áp thay đổi bằng tay (không dưới tải) và bộ
điều chỉnh điện áp dưới tải.
Các hư hỏng thường gặp ở bộ phận phân áp là nóng chảy hoặc cháy hỏng bề
mặt tiếp điểm. Nguyên nhân cháy hỏng là do tác dụng nhiệt của dòng điện làm việc
hoặc dòng điện ngắn mạch qua chỗ tiếp xúc khi lực ép tiếp điểm không đủ hoặc mặt
tiếp xúc bị bẩn, bị lệch, điện trở tiếp xúc lớn. Hình 3.3 vẽ cấu tạo của bộ phân áp
dùng cho máy biến áp công suất 100 – 1000 kVA, điện áp 10 kV.

Trang 46
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

Hình - Bộ phân áp
a. Hình dáng chung; b. Sơ đồ đầu tiếp xúc
1.Tiếp điểm; 2. Vỏ trụ cách điện; 3. Giá tiếp điểm động 4. Tiếp điểm động,
5. Trục quay; 6.Mặt bích; 7.Đầu quay; 8. Bulong; 9. Kim chỉ thị; 10. Trục
6. Hư hỏng mạch từ:
Mạch từ (lõi thép) của máy biến áp làm bằng thép lá kỹ thuật điện bề dày các
lá 0.35-0.5 mm, giữa các lá có cách điện (giấy, sơn…)
Mạch từ có hay kiểu lắp ghép: lõi thép xếp tráo và lõi thép xếp giáp mối. Mặt
cắt trụ lõi có dạng chữ nhật dùng cho công suất nhỏ và dạng nhiều cấp (có dạng gần
tròn) dùng cho máy công suất vừa và lớn.
Khi lắp ghép lõi thép, các bulong và các tấm ép đều lót cách điện giữa chúng
với nhau và với các lá thép để khử hiệu ứng dòng điện xoáy.
Hư hỏng phổ biến ở mạch từ là cháy thép, xuất hiện khi cách điện giữa các lá
hoặc cách điện giữa lõi thép và gujong giằng bị hỏng hoặc cách điện chỗ giáp mối ở
lõi thép xếp giáp mối bị hư nát. Lúc đó, trong mạch từ, dòng điện xoáy khép kín
mạch qua chỗ hỏng, đốt nóng lá thép, làm “cháy thép” và tăng cao nhiệt độ của dầu.
Tất cả các phần kim loại của mạch từ, trừ gujong giằng đều phải nối với máy
và nối đất, để đảm bảo tránh điện áp cảm ứng tĩnh điện từ cuộn dây. Dây nối bằng
sắt tráng thiếc hoặc đồng thau, dày 0.5 mm rộng 25 – 30 mm. Khi sửa chữa cần chú
ý kiểm tra cẩn thận tình trạng dây nối này.
7. Hư hỏng ở thùng dầu, nắp máy và các bộ phận phụ:
Thùng dầu để chứa dầu và bảo vệ ruột máy. Thùng có hai kiểu cấu tạo: thùng
có ống làm mát và thùng có cánh làm mát. Để lấy dầu và tháo dầu bẩn, thùng có van
tháo dầu. Hư hỏng chính ở thùng là bị rỉ dầu, do các mối hàn bị xấu, hoặc bị hở giữa
nắp và thùng do lắp ráp không khít. Đôi khi vỏ thùng hoặc các ống làm mát bị biến
dạng (phồng, méo nứt…) do tác dụng của ngoại lực làm hỏng.

Trang 47
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

Nắp máy đậy kín thùng dầu, giữa nắp và miệng thùng có vòng đệm bằng cao
su chịu dầu và bắt chặt bằng bulong. Trên nắp máy có lắp các bộ phận phụ của máy
biến áp. Hư hỏng chính ở nắp máy cũng giống như ở thùng.
Thùng dầu phụ để dầu giãn nở được dễ dàng khi nhiệt độ thay đổ, đồng thời
để giảm độ ẩm và các chất khí lẫn trong dầu. Trong quá trình làm việc mặt trong
phía trên thùng dầu phụ thường bị gỉ, do hơi nước và các khí tạp thường xuyên chứa
ở mặt trên của dầu ăn mòn. Để giảm độ ẩm trong các máy lớn, người ta đặt bình hút
ẩm bằng xilicagen thông với lỗ thoát khí. Sau một thời gian làm việc silicagen hút
hơi nước và tạp chất axit, cần đem tái sinh. Silicagen có thể tái sinh 10 - 15 lần bằng
cách sấy trong lò ở nhiệt độ 450 – 5000C
II.6. Thí nghiệm và bảo dưỡng máy biến áp:
II.6.1. CHUẨN BỊ ĐƯA MÁY BIẾN ÁP RA SỬA CHỮA :
Trước khi sửa chữa máy biến áp cần tiến hành công tác thí nghiệm để xác
định các hư hỏng, chất lượng của máy, kiểm tra bên ngoài của máy biến áp, làm vệ
sinh tập hợp các số liệu và lý lịch của máy biến áp, tình hình máy làm việc giữa hai
kỳ sửa chữa, lập khối lượng sửa, dự trù vật liệu trang bị dụng cụ, nhân lực và kế
hoạch sửa chữa máy
Công tác thí nghiệm trước khi sửa chữa chủ yếu là:
Thí nghiệm dầu để xác định đăc tính điện và hóa của dầu, qua đó đánh giá
chất lượng dầu và phán đoán các hư hỏng bên trong máy
Vịêc lấy mẫu thử dầu phải đảm bảo các qui định của thí nghiệm dầu. Khi
tháo ống xả dầu cần bỏ đi phần dầu đầu tiên để rửa sạch ống xả. Cốc lấy mẫu phải
rửa bằng nước sạch, sau đó bằng ête rồi sấy khô. Mẫu dầu lấy được phải có nắp đậy
kín chống tác động của ánh sáng.
Đo các đặc tính điện của máy gồm điện trở cách điện giữa các cuộn dây với
nhau và với lõi thép, điện trở một chiều của các cuộn dây, xác định tỷ số máy biến
áp, kiểm tra tổ đấu dây của máy biến áp…
Nghiên cứu lý lịch máy cần chú ý quá trình làm việc những sự cố hư hỏng
trong vận hành, tìm hiểu các yêu cầu kỹ thuật và tình trạng sửa chữa các lần trước,
cũng như các yêu cầu riêng ghi trong lý lịch máy
Kiểm tra xem xét các bên ngoài cần chú ý các vấn đề sau:
Kiểm tra bề mặt các chỗ nắp nối có chỗ nào bị rò rỉ
Kiểm tra sứ xem có nứt vỡ hay các vết bẩn
Kiểm tra vỏ thùng và các ống dầu có bị phình, méo, có bị rỉ dầu.
Kiểm tra hư hỏng ở thùng dầu phụ, ống chỉ mức dầu, bình hút ẩm, bình lọc
xi phông nhiệt và tất cả các bộ phận khác có thể kiểm tra được.
Sau khi kiểm tra cần tiến hành vệ sinh phía ngoài máy. Đối với các vết bẩn gỉ
bám chắc có thể dùng dao, bàn chải sắt để đánh sau đó dùng giẻ thấm xăng hoặc các
dung môi khác lau sạch. Cần làm sạch nắp máy trước khi tháo còn các bộ phận khác
có thể tiến hành vệ sinh khi sửa chữa từng cái.
Căn cứ kết quả thí nghiệm, kiểm tra và tập hợp các số liệu, lập khối lượng và
kế hoạch sửa chữa, bao gồm cả khâu vật tư và nhân lực, chú ý các trang bị và biện
pháp an toàn.

Trang 48
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

II.6.2. THÁO VÀ KIỂM TRA RUỘT MÁY BIẾN ÁP:


1. Tháo ruột máy biến áp:
Phần ruột máy biến áp là phần quan trọng nhất, mang tất cả các bộ phận
chính của máy: lõi thép, cuộn dây, bộ phận đổi nối của đầu phân áp … Việc tháo
ruột ra khỏi vỏ còn gọi là rút ruột máy biến áp, là công việc phức tạp đòi hỏi thao
tác chính xác và đảm bảo yêu cầu kĩ thuật.
Khi rút ruột cần chú ý những vấn đề sau:
- Việc đưa ruột máy ra khỏi vỏ chỉ được phép làm khi nhiệt độ lõi thép cao
hơn nhiệt độ môi trường đặt máy, để cuộn dây không hút hơi ẩm của không khí. Khi
độ ẩm của không khí cao hơn 75%, thì nhiệt độ lõi thép rút ra phải cao hơn nhiệt độ
không khí ít nhất 100C.
- Khi trời mưa hay sương mù, không được tháo ruột máy biến áp ở ngoài
trời.
- Ruột máy biến áp rút ra phải đặt trên các tấm tôn hay các thanh đòn kê
bằng gỗ, ở chỗ khô ráo sạch sẽ, có che bụi che mưa. Nếu công việc sửa chữa phải
tạm ngừng một thời gian thì phải đưa ruột máy vào thùng đã có dầu sạch và khô.
- Trong quá trình tháo phải đảm bảo phần ruột không va chạm vào vỏ
thùng hay bất kì vật gì, tránh các tác động cơ học mạnh dễ làm hỏng mạch từ cuộn
dây, sứ và các bộ phận khác. Chỗ kê đặt ruột máy phải vững chắc, thăng bằng.
Trình tự tháo ruột máy biến áp tiến hành như sau:
- Xả bớt dầu trong thùng dầu cho tới mức dầu ở dưới miệng thùng dầu.
Mức dầu còn lại trong thùng dầu vẫn ở trên gông từ trên của lõi thép.
- Tháo các bộ phận trên nắp máy, gồm rơle hơi, ống phòng nổ và bình dầu
phụ.
Rơle hơi bắt vào đường dẫn dầu bằng bulông, mỗi bên 4 chiếc. Muốn tháo ta
đỡ rơle bằng tay, hoặc dùng đòn kê gỗ đỡ phía dưới, lần lượt tháo các bulông. Sau
đó dịch rơle song song với mặt bích ra ngoài đường dầu và hạ rơle xuống. Bịt kín
hai đầu rơle hơi bằng tấm đệm cactong, bắt lại các bulông và đưa về phòng thí
nghiệm để kiểm tra và thí nghiệm.
Ống phòng nổ của máy nhỏ có thể do một người tháo, còn đối với máy lớn,
cần hai người tháo: một người ở trên nắp giữ ống, người còn lại đứng dưới tháo các
mũ ốc và giữ mặt bích dưới. Sau đó dùng dây thừng hạ ống xuống.
Trình tự tháo bình dầu phụ như sau: tháo các ống dầu dẫn tới bình. Che kín
ống chỉ mức dầu bằng tấm gỗ hay gỗ dán, dùng dây để buộc lại. Giữ bình dầu bằng
dây thừng hoặc dây thép, tháo các thanh giằng đỡ và hạ bình xuống. Tuỳ theo kích
thước của bình mà có thể hạ bằng dây hay dùng thiết bị nâng cẩu (palăng, tời, cầu
trục..)
Bình dầu cũng như ống phòng nổ tháo ra phải đặt trên các đòn kê gỗ hay tấm
tôn, các mặt bích nối phải bọc kín để chống bụi. Khi tháo cần chú ý không cho va
chạm vào sứ, nhiệt kế và các bộ phận khác.
- Tháo các bulong ghép nắp với thùng. Thao tác này dùng 2 cờ lê: một ở mũ
ốc phía trên và một ở mũ ốc phía dướ. Khi tháo cần lần lượt tháo các bulông ở phía
đối xứng qua tâm nắp. Nếu mũ ốc khó tháo thì trước đó bôi dầu hỏa. Sau khi tháo ra
cần lau khô.
- Dùng trang bị nâng cẩu (palăng, cầu trục…) để nâng nắp máy có mang
phần ruột ra khỏi thùng. Đây là công việc khó khăn nhất, cần làm cẩn thận thao tác
chính xác đúng qui định.
Trang 49
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

Loại palăng, cần trục và dây cáp dùng phải đảm bảo trọng tải cho phép nâng
được toàn bộ phần ruột lên. Trên nắp máy có bố trí các móc nâng, máy nhỏ (đến
400KVA) thường có 2 móc, máy lớn thường có 4 móc. Dây cáp buộc vào máy và
móc palăng hay cần trục cần chú ý hai yêu cầu sau:
 Khi dây cáp nâng ruột lên, các dây cáp đều căng dài như nhau và mặt máy
ở vị trí cân bằng, trọng tâm ruột máy di chuyển theo phương thẳng đứng. Điều kiện
này đảm bảo cho ruột máy không va chạm vào vỏ.
 Chiều dài của dây cáp phải đảm bảo góc giữa mỗi dây lập với phương
thẳng đứng không quá 300.
Thường dây cáp được móc vào móc nâng ở nắp máy bằng các thanh chốt
thép.
Nâng nắp máy cùng phần ruột lên khoảng 15 – 20 cm cần tiến hành xác định
mức dầu trong thùng, kiểm tra xem dầu có ngập toàn bộ dây quấn và đầu vào của
máy biến áp không. Sau đó mới rút hẳn ruột máy biến áp ra ngoài.
2. Kiểm tra xác định hư hỏng:
Sau khi ruột máy đã được rút ra, cần tiến hành xem xét ngay tình trạng
nguyên thuỷ của nó: quan sát lõi thép, cuộn dây, chú ý các chỗ biến dạng vòng dây,
cách điện; thường trên lõi thép và dây quấn có bám nhiều chất lắng cặn tạp chất và
sản phẩm phân tích dầu, khi kiểm tra cần sơ bộ loại bỏ chúng.
Mạch từ và cuộn dây được rửa sạch bằng cách dùng tia dầu nóng với áp lực
không lớn phun vào ruột máy. Có thể rửa ngay trên thùng dầu, hoặc hứng dầu bẩn
bằng chậu riêng. Rửa theo trình tự từ phần trên (gông từ trên) xuống đến phần dưới.
Chờ cho dầu rửa chảy hết thì tiến hành các kiểm tra chính thức phần ruột.
Khi kiểm tra và sửa chữa, phần ruột được đặt trên tấm tôn hay đòn kê bằng
gỗ. Nếu hiện trường đủ rộng và trang bị nâng chuyển cho phép thì di ruột máy sang
bên cạnh thùng và đặt xuống. Trường hợp không di được ruột máy, thì chuyển
thùng dầu ra chỗ khác và lấy đó làm chỗ đặt ruột máy.
Nội dung kiểm tra phần ruột gồm có:
 Kiểm tra trạng thái bên ngoài chất cách điện như màu sắc, độ nhẵn
bóng, tính đàn hồi, độ giòn, sự chắc chắn về độ bền cơ của các vòng dây. Kiểm tra
và loại bỏ các chất cặn lắng bám vào ruột dây hoặc nhét ở khe giữa mạch từ và dây
quấn. Đối với chất lắng đọng gốc paraphin thì dùng dẻ lau thấm xăng hoặc dầu biến
áp để tẩy sạch.
Cần chú ý kiểm tra phát hiện hư hỏng cục bộ ở dây quấn. Theo kinh nghiệm
vận hành, người ta chia làm bốn mức độ hư hỏng cách điện dây quấn do nhiệt phân
huỷ:
Loại 1: Cách điện còn tốt, có tính đàn hồi, khi ấn tay vào, chất cách điện
không bị biến dạng.
Loại 2: Cách điện còn tương đối tốt, đối với cách điện rắn khi ấn tay vào
không có vết nứt.
Loai 3: Cách điện giòn, khi ấn tay vào thì có vết nứt nhở hoặc biến dạng.
Loại 4: Cách điện xấu, khi ấn tay vào thì chất cách điện bị biến dạng lớn
hoặc bị phá huỷ. Trường hợp này cần quấn lại cách điện hoặc thay cuộn dây mới.
Nếu trên cuộn dây có vết đen hoặc vết cháy thì thường có chập vòng dây tại
vị trí đó. Đôi khi vòng chập nằm sâu phía trong, nếu ta ấn tay ở phía ngoài chỗ đó
mềm, có độ lún, so với bên cạnh các vòng dây vẫn rắn chắc. Nhờ đó ta phát hiện ra.

Trang 50
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

Kiểm tra xem các vòng dây có bị xê dịch, biến dạng, các miếng đệm có bị rơi
ra không, miếng đệm nào xộc xệch thì chèn kỹ lại. Cách điện có chỗ nào sây sát thì
bọc cách điện lại.
 Kiểm tra lõi thép gồm các nội dung:
 Kiểm tra độ ép chặt của lõi, tình trạng các bulông xiết lõi
 Kiểm tra cách điện của các gujong, các tấm dầm ép lõi thép bằng
Megomkế (1000 – 2500 V)
 Kiểm tra xem có chỗ nào bị “cháy thép” ở mạch từ, biểu hiện ở chỗ lõi
thép bị biến màu so với xung quanh.
 Kiểm tra dây nối đất từ lõi thép ra vỏ.
 Làm sạch các vết bẩn trên lõi thép bằng chổi lông mềm nhúng dầu biến
áp.
 Kiểm tra và siết lại tất cả các bulong ở đầu vào và ở bộ phận phân áp. Tất
cả các êcu, vòng đệm bị thiếu hay lỏng phải tìm để lắp và siết lại vì nó nó có thể là
nguyên nhân gây ra chạm chập khi rơi vào khe giữa các vòng dây hoặc những chỗ
khác.
Kiểm tra tất cả các mối hàn có thể nhìn thấy, không được có hiện tượng nóng
chảy sần sùi. Kiểm tra bề mặt tiếp xúc của đầu phân áp và làm sạch các vết bẩn bám
trên đó. Kiểm tra sự làm việc tin cậy của đầu phân áp bằng cách quay tất cả các nấc,
kiểm tra vị trí tiếp điểm có xoay đúng với đầu xoay trên nắp không, và nếu nghi ngờ
thì phải đo điện trở tiếp xúc ở từng nấc.
Tất cả các kết quả kiểm tra phải được ghi lại, các chỗ hư hỏng cần đánh dấu
để làm căn cứ tiến hành sửa chữa.

Hình 4.3 - Đo điện trở cách điện ở gujong và dầm ép lõi thép
1. Mạch từ, 2. Gujông ép lõi thép, 3. Mêgom kế, 4. Dầm gông
3. SỬA CHỮA MẠCH TỪ:
Nội dung chính sửa chữa mạch từ (lõi thép) máy biến áp là phục hồi cách
điện lót các chi tiết lắp máy lõi thép, cách điện lại hoặc thay cách điện từng phần
của các lá thép.
3.1. Sửa chữa cách điện lót các chi tiết lắp ghép lõi thép:
Cách điện lót các chi tiết gồm cách điện ống lồng gujong và cách điện đệm
dầm gông, vòng đệm.
Ống lồng gujông làm bằng các ống cách điện bakêlít hoặc cactong tẩm
bakelit. Ống bakelit được lắp vào gujong gắn trong quá trình lắp lõi thép. Nếu dùng
Trang 51
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

cactong tẩm bakelit thì trước hết dùng cactong bề dày 0.12 mm quấn trên thân
gujong, sau đó tẩm sơn bakêlit và đem nung kết. Bề dày lớp cách điện lót tham khảo
theo bảng sau:
Bảng 3.2 - Bề dày ống cách điện lót
Đường kính gujông (mm) Bề dày ống cách điện lót (mm)
12 - 25 2-3
25 - 50 3-4
Trên 50 5-6
Cách điện êcu và dầm gông làm bằng cactong cách điện bề dày không dưới
2mm. Để bảo vệ đệm cách điện êcu khỏi bị hỏng khi siết, phía ngoài cách điện cần
đệm bằng vòng đệm thép, bề dày không dưới 3mm. Đường kính vòng đệm cách
điện lớn hơn vòng đệm thép 3 – 5 mm.
Để chống mũ ốc bị lỏng và long ra do mạch từ bị rung khi máy biến áp làm
việc, mũ ốc bắt mạch từ cần núng lỗ (đột lỗ giữa mũ ốc và mặt ren vít)

Hình 4.4 - Cách điện lót và núng lỗ mũ ốc


1. Gu jông; 2. Ống lót cách điện; 3. Gông từ; 4. Tấm đệm cách điện 5.
Dầm gông; 6. Vòng đệm bằng cactong cách điện; 7. Vòng đệm thép; 8. Mũ ốc
3.2. Sửa chữa cách điện lá thép
Cách điện lá thép có thể hỏng từng phần hay toàn bộ. Nếu bản thân các lá
thép vẫn còn dùng được thì ta phục hồi cách điện của chúng. Trường hợp lá thép bị
hỏng (cháy, rỉ, biến dạng nhiều…) thì cần thay lõi thép mới.
1. Tháo lõi thép để sửa chữa hoặc thay thế ta tháo lõi thép:
Tháo lõi thép để sửa chữa hoặc thay thế ta tháo lõi thép theo trình tự sau:
- Nhả các mối hàn đầu dây vào với cuộn dây. Trước khi nhả cần vẽ lại sơ
đồ, đánh dấu các đầu dây để sau đấu lại được chính xác.
- Tháo gujông ở gông từ trên, lấy dầm, gông ra và nghiên cứu thứ tự xếp
các lá thép, vẽ lại
- Dùng băng vải mềm bọc cạnh lõi thép, và tháo cuộn dây ra khỏi trụ (bọc
vải để cạnh lõi thép khỏi làm hỏng cách điện cuộn dây khi tháo).
- Sau đó tháo từng phần hoặc toàn bộ lõi thép, tùy theo yêu cầu sửa chữa.
2. Cách điện lại lá thép:
Trước hết cần phá huỷ lớp cách điện cũ. Có thể dùng 1 trong các cách sau :
- Bóc bằng cách dùng bàn chải thép để chải (chải tay hoặc quay máy).
- Cho các lá thép vào nước đun sôi, lớp giấy và keo dán cũ bị tróc, đem bóc
ra rửa sạch và sấy khô.
Trang 52
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

- Đốt các lá thép bằng cách gia nhiệt đồng đều ở nhiệt độ 250 – 3000C, thời
gian 2 – 3 phút. Cách điện bị cháy hết thì rửa và lau sạch các lá thép, sấy khô.
Cách điện lại có thể dùng giấy mỏng 0.03 mm hoặc tráng sơn, men. Ở các cơ
sở sửa chữa không lớn lắm, phương pháp gián giấy dễ làm, không đòi hỏi trang bị
phức tạp. Cách tiến hành như sau: giấy được gián vào lá thép bằng hồ tinh bột. Tỷ
lệ pha hồ như sau: 10 lít nước ròng hoà 300g tinh bột. Tinh bột phải mịn và hoà tan
đều. Hồ quấy xong không vón cục và được rây mịn. Chờ hồ nguội đem quét đều lên
mặt lá thép và dán giấy lên. Chú ý gián về mặt nhẵn của lá thép. Sau đó hồ được
làm khô ngay bằng cách sấy.
Cách điện sơn hoặc men có chất lượng cao, nhưng đòi hỏi kỹ thuật, trang bị
phức tạp, giá thành đắt, chỉ các cơ sở sửa chữa tập trung lớn mới có điều kiện làm.
Độ bền cơ, điện, chịu ẩm và điện trở lớn là các ưu điểm chính của loại cách điện
này.
3. Thay lõi thép mới:
Lõi thép cũ hỏng không sử dụng lại được thì phải thay mới. Lõi thép mới
phải đảm bảo đúng quy cách, kích thước và yêu cầu kĩ thuật của lõi cũ. Chế tạo lõi
thép mới phải tuân theo quy trình công nghệ chế tạo. Cần chú ý đảm bảo các yêu
cầu sau:
- Lá thép cắt không có rìa để bảo bảo xếp khít và không chập nhau khi lắp
lõi thép. Tốt nhất là dùng cách dập để cắt lá thép.
- Lấy mẫu cắt lá thép phải đảm bảo chiều dài của lá trùng với chiều cán
thép. Điều đó đảm bảo tính dẫn từ lõi thép được tốt (đường sức từ trùng chiều cán
thép).
- Các lỗ bắt bulong hay đinh tán ở lõi thép đều dùng cách đột, dập, không
dùng khoan, vì khi khoan, dễ làm các lá thép bị liền mạch.
- Khi lắp ghép, phải thổi và lau sạch các mạt sắt, bụi bậm tránh chúng còn
sót trên mặt lá thép, khi ép chặt sẽ gây ra chập mạch các lá đó. Trong quá trình chế
tạo, phải bảo vệ tốt lớp cách điện lá, nhất là cách điện giấy.
- Quá trình sửa chữa lõi thép ở các cơ sở sản xuất lớn, dùng các máy móc,
trang bị chuyên dùng để cắt, tráng sơn, nung kết… Còn ở các cơ sở sửa chữa quy
mô vừa và nhỏ, các công nghệ có thể dùng tay và các trang bị đơn giản.
4. SỬA CHỮA DÂY QUẤN:
Sửa chữa dây quấn máy biến áp phần lớn là thay thế cách điện của dây dẫn,
thay thế các miếng đệm, nêm gỗ và các phần tử cách điện khác bị hỏng.
Đối với dây quấn mặt cắt chữ nhật hoặc tròn cỡ lớn, sửa chữa cách điện chủ
yếu là thay thế cách điện các vòng dây bị hỏng. Việc quấn lại cách điện của cuộn
dây một lớp chủ yếu thực hiện bằng tay.
Ở dây quấn nhiều lớp, hoặc các cuộn dây phức tạp quấn bằng dây mềm (mặt
cắt nhỏ) khi cách điện hỏng thì sửa chữa chủ yếu là thay thế cuộn dây mới (quấn
lại).
4.1. Sửa chữa cách điện dây quấn:
Nếu cách điện bị sây sát hoặc rách hỏng từng phần thì tiến hành bọc lại cách
điện. Chỗ hư hỏng, rách nát thường nằm ở mặt ngoài của cuộn dây. Trước hết ta cần
Trang 53
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

dùng nêm tách riêng vòng dây hỏng cách điện, rồi bọc bằng vải sơn cách điện. Sau
đó bọc lại toàn bộ bằng vải để bảo vệ lớp cách điện vừa sửa.
Trường hợp cách điện cuộn dây bị già cỗi hay cháy hỏng cần quấn lại toàn
bộ cách điện. Phương pháp này chủ yếu thực hiện đối với cuộn dây một lớp.
Lớp cách điện cũ phá huỷ bằng cách đốt trong lò ở nhiệt độ 250 – 300 oC. Để
tránh biến dạng các vòng dây, trước khi đưa vào lò, dùng dây kim loại buộc chặt các
vòng với nhau. Sau khi đốt xong, việc tháo dây cần làm cẩn thận khỏi hỏng cuộn
dây. Dùng giấy nhám hạt mịn đánh sạch cách điện còn lại. Các vòng dây được quấn
lại cách điện bằng băng cách điện giấy hoặc vải, theo cách quấn nửa giáp mép
(vòng sau đè lên bề rộng của vòng quấn trước). Ở cạch tiếp giáp giữa các vòng,
dùng băng đệm bằng cactong để tăng cường cách điện giữa các vòng. Bề dày băng
đệm 0.5 mm, còn bề rộng bằng bề rộng mặt tiếp giáp giữa các vòng.
Quấn xong cách điện, cuộn dây được làm thẳng mặt ngoài bằng các miếng
nêm đệm cactong, quấn với các vòng dây bằng các vòng đai vải băng. Cuộn dây
được lấy lại kích thước cũ bằng cách ép trong khuôn. Để cố định các vòng dây, ta
đặt vòng đai theo chu vi đáy và một số dây đai dọc đường sinh bằng băng cách điện.
Sau đó cuộn dây được tẩm sơn và nung kết trong lò sấy.
4.2. Chế tạo cuộn dây:
Đối với cuộn dây nhiều lớp, cuộn dây quấn bằng dây mềm, khi cách điện
hỏng, nói chung ta phải thay cuộn dây (quấn lại cuộn dây). Cuộn dây có thể quấn
tay hoặc quấn máy. Máy quấn dây sử dụng các loại tương tự như quấn dây máy
điện. Khuôn quấn dây máy biến áp cũng có hai loại: loại chuyên dùng và loại vạn
năng.
Khuôn chuyên dùng thường làm bằng gỗ cứng. Khuôn thường làm hai nửa
thân ghép lại, mục đích để tháo cuộn dây được dễ dàng. Đường kính thân khuôn
bằng đường kính trong của cuộn dây, còn chiều dài khuôn (khoảng cách giữa hai
tấm chắn) bằng chiều cao cuộn dây.
Trước khi quấn, cần chọn và chỉnh các tấm chắn để khuôn có đường kính và
chiều dài theo tính toán. Bọc 1 lớp cactông dày 0.5 mm quanh thân khuôn để bảo vệ
lớp dây đầu tiên không xộc xệch khi tháo sau này.
Cuộn dây quấn xong, thì tháo tấm chắn tháo lắp, các tấm đỡ được tự do 1
đầu, nên ta dễ dàng tháo được cuộn dây ra.
Phương pháp chế tạo cuộn dây tuỳ thuộc cấu tạo và loại dây quấn. Sau đây ta
nghiên cứu công nghệ chế tạo một số cuộn dây thường gặp.
a. Cuộn dây hình trụ HA quấn bằng dây chữ nhật:
Cuộn dây có thể quấn một lớp hoặc nhiều lớp, quấn tay hoặc quấn trên máy.
Đầu của dây dẫn được uốn cong đi một góc (dùng kìm hoặc êtô hay các dụng cụ
riêng), sau đó luồn qua lỗ ra dây ở tấm chặn và buộc chặt (hình 4.5). Vòng đầu tiên
có kèm miếng đệm cân bằng 2, buộc với dây bằng băng vải, bề dày tấm đệm bằng
bề dày hoặc đường kính dây. Để cố định vòng dây đầu, ta dùng vòng kẹp kiểu quoai
rút băng vải, lồng vào dây đầu rồi quấn các vòng sau đè lên. Sau khoảng 4 – 5 vòng
thì rút hai đầu băng để thút nút chặt vòng dây đầu.

Trang 54
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

Hình 3.5 - Chế tạo cuộn dây hạ áp


a.Quấn vòng dây đầu tiên ;
b. Quấn vòng dây cuối cùng ở mỗi lớp
c.Vòng kẹp đầu dây
1. Đầu dây ra ; 2.Tấm đệm cân băng ; 3. Đai 4. Khuôn; 5. Vòng kẹp đầu dây
Các vòng dây cuối cùng của mỗi lớp cũng làm như vòng đầu: buộc miếng
đệm cân bằng vào vòng cuối làm quai rút để cố định vòng cuối.
Đối với cuộn dây một lớp, sau khi quấn xong, để cố định các vòng dây, ta
phải đặt đai cân bằng và quấn đai dọc đường sinh như hình 4.5 ở trên đã nêu.
Để quấn cuộn dây nhiều lớp, trước khi quấn lớp sau, ta cần lót phần đầu cuộn
dây chuyển tiếp bằng cactong cách điện, bề rộng lớp đệm lớn hơn bề rộng dây dẫn 4
- 5 mm. Đồng thời để tăng cường cách điện giữa các lớp, ta lót cactong dày 0.5 mm
trên toàn bộ bề mặt cuộn dây. Vòng dây cuối cùng của cuộn dây cũng được cố định
như vòng đầu tiên. Bản thân cuộn dây nhiều lớp đã đủ ổn định về hình dạng, ta
không cần quấn đai như cuộn dây một lớp.
b. Cuộn dây cao áp hình trụ:
Cuộn dây CA hình trụ là cuộn dây nhiều lớp. Nó chịu điện áp cao nên khi
chế tạo, cuộn CA phải đặc biệt chú ý vấn đề cách điện. Hình 4.6 trình bày cách thực
hiện quấn dây và bảng 3.3 là công nghệ chế tạo cuộn dây CA nhiều lớp, cụ thể ở
đây giới thiệu cách chế tạo cuộn dây 10 kV của máy biến áp đến 180 kVA.

Hình 4.6 - Chế tạo cuộn dây cao áp nhiều lớp


1. Tấm đệm cân bằng; 2. Các vòng dây; 3. Giấy điện thoại
4. Cách điện giữa các lớp; 5. Khuôn; 6. Đầu dây ra
c. Cuộn dây dạng đĩa
Dây cuốn hình đĩa quấn thành các cuộn (bối) riêng và nối lại với dây. Mỗi
cuộn dây thường chia thành hai khoanh, hay gọi là đĩa dây (nửa bối).
Trang 55
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

Có hai cách quấn cuộn dây hình đĩa.


Cách thứ nhất thường ứng dụng cho các cuộn quấn bằng dây chữ nhật số
vòng mỗi đĩa không nhiều. Mỗi đĩa chỉ có một lớp theo chiều trục. Ở đây hai nửa
cuộn quấn liên tục, giữa chúng không có mối nối.

Hình 3.7 - Dây quấn dạng đĩa quấn bằng dây quấn mặt cắt lớn
1. Đĩa thứ nhất; 2. Đĩa thứ hai; 3. Đầu cuộn dây ; 4. Đầu dây chuyển tiếp;5.
Miếng đệm bằng bìa ép; 6. Cuối cuộn dây

Hình 4.8 – Dây quấn dạng đĩa quấn bằng dây mặt cắt không lớn
1. Tấm lót bằng bìa ép; 2. Đầu cuộn dây; 3. Đĩa thứ nhất; 4. Đĩa thứ hai;
5. Cuối cuộn dây; 6. Đầu dây chuyển tiếp
Bảng 3.3 - Công nghệ chế tạo cuộn dây CA (10kV) của máy biến áp đến 180 kVA
Trang bị
T Nội dung bước công nghệ và hướng dẫn
và dụng Vật liệu
T thực hiện
cụ cần
1 2 3 4
1 Kiểm tra tình trạng và kích thước trụ Máy quấn Cactong cách điện dày
bakelít. Lắp lên máy quấn. Chiều dài trụ dây 1.5 – 2 mm
phải lớn hơn chiều dài cuộn dây 32 mm.
Nếu không có trụ này phải làm mới bằng
cactong cách điện.
Chuẩn bị cắt các vật liệu cần thiết: cách Dao và Giấy cách điện cáp 0,1
2 điện lớp, tấm đệm cân bằng (bề dày đường kéo để cắt mm cactong cách điện
Trang 56
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

kính hoặc bề dày dây dẫn), cách điện lót cách điện dày 0,5 mm, giấy điện
bằng dây dẫn điện thoại. thoại 0,05 mm
Lắp dây dẫn vào bàn xoay và điều chỉnh Dây dẫn quấn mã hiệu
lực căng dây dẫn sao cho các vòng dây ép Bàn xoay ПБ đường kính 1.45
3 sát hoàn toàn vào khuôn khi khuôn quay -1.75 mm cho máy biến
áp TM-100-10/0.
4 Đặt tấm đệm cân bằng vào mặt khuôn - -

5 Uốn đầu dây dẫn thành góc vuông, quấn Dụng cụ Vải sơn, băng cách điện
cách điện bằng vải sơn và băng vải hoặc trang
bị để uốn
dây
6 Luồn đầu dây qua lỗ ra dây ở tấm chắn
trên khuôn và lắp khuôn lên mâm cặp của
máy quấn.
7 Quấn lớp dây dẫn đầu tiên bằng cách quay Búa, búa Giấy cáp 0.1 mm, băng
châm mâm cặp máy quấn. Đặt vòng kẹp gỗ, nêm cách điện.
vòng dây đầu bằng giấy cách điện. Khi phíp hoặc
quấn, các vòng dây phải sít nhau (dùng gỗ, tre
nêm phíp, hay nêm gỗ để gạt).
8 Bọc lớp đầu bằng hai ba lớp giấy cáp. - -
9 Quấn lớp dây dẫn thứ hai. Chỗ quá độ từ Búa, búa Các thanh gỗ và cactong
lớp dưới lên lớp trên cần lùi lại khoảng gỗ, nệm cách điện.
1/3 vòng. Ở cuối lớp 2, cũng cần chừa lại
2-3 vòng để đặt tấm nệm cân bằng như
lớp trước.
10 Quấn các lớp sau, theo như các bước 7,8 Kéo cắt Đồng lá
và 9. Giữa các lớp căn cứ theo tính toán, dây
đặt các thanh gỗ đệm (thường là gỗ đệm.
Khi cần thiết, thực hiện đưa đầu dây ra
(căn cứ theo tính toán và sơ đồ).
Đầu ra thực hiện theo cách vẽ trên hình…
Mặt cắt đầu dây ra bằng 1.15 – 1.25 mặt
cắt dây dẫn quấn (với đường kính dây trên
1mm) và bằng 1.5 – 2 lần mặt cắt dây dẫn
quấn (khi đường kính dưới 1 mm)
11 Cố định dây cuối cùng bằng vòng kẹp,
cách điện dây cuối tương tự như đầu ra
trước bằng băng quấn nửa giáp mối.
Bọc lớp ngoài cùng bằng giấy cáp quấn Dao cạo Giấy cáp
12 nửa giáp mối và cạo cách điện ở các đầu cách điện
dây ra.
Tháo cuộn dây khỏi máy, lấy ra khỏi
3 Búa
khuôn. Chú ý bảo vệ cách điện.

Trang 57
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

Quấn quanh cuộn dây theo chiều trục


14 (đường sinh) bằng vải tại 3 – 4 điểm phía
trong lót cactong cách điện
Sấy sơ bộ ở 1000C trong 3 – 4 h. Tẩm Trang bị Sơn gliptan
15 cuộn dây bằng sơn gliptan, nhúng khoảng tẩm và lò
15 phút chờ hết bọt khí thoát ra từ cuộn sấy
dây. Để trong không khí 15 – 20 phút. Sau
đó nung kết trong lò bằng không khí nóng
85 - 90 0C trong 18h.
Ghi chú:
1. Tiêu chuẩn thời gian và đánh giá chất lượng xác định tuỳ theo mỗi xí
nghiệp, phụ thuộc vào điều kiện trang bị tổ chức và nhân lực.
2. Trang bị, thiết bị giới thiệu trong bảng không phải là bắt buộc. Tuỳ theo
khả năng và tình hình cụ thể, có thể dùng các phương pháp khác và do đó, có trang
bị tương ứng.
Cách thứ hai dùng cho các cuộn dây mặt cắt không lớn lắm, số vòng mỗi đĩa
nhiều, mỗi đĩa có một số lớp theo chiều trục. Khi quấn mỗi đĩa quấn riêng, sau đó
đầu dây chuyển tiếp giữa hai đĩa được hàn nối với nhau (hình 3.10)
Khi quấn cuộn dây, cần chú ý mối nối và chỗ chuyển tiếp giữa hai đĩa, vì đó
là điểm khó thực hiện, yêu cầu làm đúng kĩ thuật để đảm bảo chất lượng cuộn dây.
Trước khi quấn cuộn dây dạng đĩa, cần lót khuôn bằng cactong hoặc giấy
cách điện, dày 0.5 mm để sau này dễ tháo cuộn dây khỏi khuôn. Mỗi đĩa cần buộc
chặt các vòng bằng nút buộc số 8 (dùng băng vải) tại 4 điểm giống như cách buộc
đai cuộn dây trụ một lớp. Để tăng cường lớp cách điện giữa các lớp của đĩa lót bằng
giấy cáp hay giấy điện thoại, bề dày theo thiết kế. Giữa các đĩa của một cuộn lót
bằng vòng cách điện, dày 1mm, đường kính lớn hơn đường kính ngoài của đĩa
5mm. Đối với cuộn dây chịu điện áp lớn, nguời ta bố trí các rãnh dầu giữa các đĩa
để tăng cường cách điện cho các vòng dây.
5. HÀN VÀ NỐI DÂY
Các mối hàn nối dây, kể cả chỗ nối đầu dây ra là chỗ hay hư hỏng, vì tại đó
cách điện bị biến dạng, dễ bị hỏng, đầu thòi mối nối không tốt dẫn đến quá trình
nhiệt làm hỏng mối hàn. Ngoài ra cuộn dây có thể bị hỏng ngay trong qúa trình nối
và hàn do ảnh hưởng tác động cơ (nối, xoắn) và nhiệt, hoá hoặc các mẩu vụn rơi
vào cuộn dây. Vì thế khi hàn nối dây phải hết sức thận trọng, đảm bảo chất lượng
mối hàn, bọc cách điện cẩn thận, đồng thời không để các mẩu, giọt thuốc hàn cũng
như thuốc hàn rơi vào cuộn dây.
Các đầu dây nối cần cạo sạch và láng thiếc trước. Các đầu dây ra cần nối với
với đầu cốt bằng đồng lá, có mặt cắt không nhỏ hơn mặt cắt dây. Với các cỡ dây
nhỏ dùng phương pháp hàn thiếc. Thuốc hàn thường là nhựa thông. Cấm không
được dùng thuốc hàn axít. Các đầu cốt cũng đem láng thiếc cẩn thận. Sau khi hàn
xong, mối hàn được làm vệ sinh cẩn thận và thổi sạch bằng khí ép. Với các cỡ dây
có mặt cắt từ 30 – 40 mm 2 trở lên thì tốt nhất là dùng phương pháp hàn tiếp xúc
hoặc phương pháp hàn bằng kìm hàn điện.

Trang 58
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

Hình 3.9 – Sơ đồ kìm hàn điện để hàn dây dẫn mặt cắt lớn
1. Biến áp 220/12 V, công suất 5-10 kVA; 2. Nút bấm; 3. Cầu dao;4. Kìm với
điện cực than; 5. Tay quay
Đầu dây ra của cuộn CA thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Với dây mặt
cắt lớn, người ta dùng các bản nối bằng lá đồng hay thanh đồng, hàn với đầu cuộn
dây. Mặt cắt các bản nối không được bé hơn mặt cắt dây dẫn. Dây ra có mặt cẳt
nhỏ, ta có thể đưa chính đầu cuộn dây thành đầu ra bằng phương pháp vẽ trên hình
3.12. Chỗ đầu ra cần được cách điện cẩn thận để tránh gây ra chạm chập các vòng.
Cách điện thường dùng là quấn bằng vải sơn, trong có lót cả hai phía đầu ra bằng
cactong cách điện.
Nếu cuộn dây cuốn bằng dây dẫn nhôm thì việc hàn nối phải thực hiện theo
kỹ thuật và quy định hàn nhôm. Phương pháp hàn nhôm có chất lượng cao là hàn hồ
quang- acgong, hàn tiếp xúc điện và đôi khi sử dụng hàn hơi.

Hình 3.10 – Một cách thực hiện đầu dây ra


a. Đầu dây ra bằng dây dẫn quấn cuộn dây (đầu cuộn dây)
b. Đầu ra bằng bản nối;
1. Đầu ra; 2. Ống cách điện;
3. Cuộn dây hình trụ; 4. vòng dây;
5. Nắp lót bằng cactong; 6.Bản nối bằng đồng hàn với dây dẫn
Trang 59
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

Hình 3.11 – Sơ đồ nguyên lý thiết bị hàn hồ quang


acgong để hàn dây dẫn nhôm
1. Máy biến áp và cuộn dây ổn định; 2. Đèn hàn;
3. Điện cực vonfram; 4. Van giảm áp;
5. Ống cao su; 6. Bình khí acgong;
7.Dây dẫn nhôm; 8. Thanh nhôm;
K. Khóa vòi; B. Nút bấm
6. TẨM VÀ SẤY CUỘN DÂY
Cuộn dây sau khi quấn lại cách điện hay chế tạo mới, đều qua khâu tẩm sơn
để tăng độ bền điện, cơ, tính chịu nhiệt, chịu ẩm.Quy trình tẩm sấy cuộn dây máy
biến áp về cơ bản giống như tẩm sấy cuộn dây máy điện quay: để tiến hành tẩm
cuộn dây đúng yêu cầu và đảm bảo chất lượng, ta phải lựa chọn mã hiệu sơn tẩm,
sơn phủ và chất pha sơn (dung môi) cho phù hợp, lựa chọn độ nhớt (độ đậm đặc)
của sơn trong mỗi lần tẩm, lựa chọn phương pháp tẩm và quy trình tẩm…
6.1. Lựa chọn sơn và dung môi
Sơn dùng trong sơn tẩm dây quẩn có hai loại là sơn tẩm và sơn phủ.
Sơn tẩm: là loại sơn cách điện dùng để tẩm dây quấn nhằm tăng cường khả
năng cách điện, chịu ẩm độ bền cơ và điện làm tăng khả năng dẫn nhiệt. Yêu cầu
đối với sơn tẩm là có khả năng thấm sâu, không có tác dụng ăn mòn vật liệu làm
dây dẫn (đồng, nhôm…) và cách điện của dây, có đặc tính cách điện cao, có màng
sơn khô cứng nhưng không tróc, có độ co giãn cần thiết. Ngoài ra sơn tẩm còn phải
chịu ẩm, chịu nhiệt, chịu dầu, chịu tác dụng hoá và sấy khô nhanh.
Sơn tẩm dùng trong sửa chữa có cấp cách nhiệt A và B. Thông thường cách
điện dây quấn ở cấp nào thì dùng sơn tẩm cách điện cấp ấy.
Sơn phủ là loại sơn cách điện để bảo vệ lớp sơn tẩm khỏi bị hư hỏng do tác
dụng của hoá chất, dầu, nấm mốc … tạo một màng sơn bóng đẹp phía ngoài cuộn
dây. Yêu cầu đối với sơn phủ là có khả năng khô nhanh, sức bám tốt, màng sơn bền
cứng, chịu ẩm, chịu nóng, chịu dầu, chịu tác dụng hoá.
Dung môi để pha sơn. Mỗi loại sơn có một vài loại dung môi tương ứng,
tham khảo bảng dưới đây: Bảng 3.4 - Một số dung môi pha sơn tẩm
Mã hiệu sơn Dung môi
447 Tôluen,xilon
458 Oaispirit,benzin
320 Benzin, dầu thông
Trang 60
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

6.2. Lựa chọn độ nhớt


Các loại sơn tẩm hay sơn phủ đều phải có độ nhớt nhất định để dễ thấm sâu
và dễ bám.
Để xác định độ nhớt, người ta dùng dụng cụ đo độ nhớt, đơn giản nhất là loại
phễu B3-4. Dung tích phễu là 100cm3 đoạn ống đáy phễu có đường kính lỗ d =
4±0.02mm và chiều cao h = 4±0.1mm. Độ nhớt tính bằng thời gian sơn chứa đầy
phễu chảy hết qua lỗ đáy phễu, tính bằng giây. Sơn tẩm phải có độ nhớt từ 16’’ đến
25’’ đối với sơn thường, từ 21’’ đến 29’’ đối với loại sơn chống ẩm đặc biệt. Sơn
phủ bằng phương pháp phun (xơn xì) có độ nhớt từ 21’’ đến 33’’ và sơn bằng
phương pháp quét có độ nhớt từ 40’’ đến 60’’. Tất cả các số liệu này đều đo theo
B3-4, và chú ý độ nhớt càng lớn, sơn càng đặc.
Trường hợp nhúng tẩm nhiều đợt, độ nhớt tẩm lượt đầu lấy thấp (loãng sơn),
các đợt sau lấy tăng dần (đặc dần).
6.3. Lựa chọn phương pháp tẩm
Phương pháp tẩm tốt nhất là phương pháp nhúng tức là đem toàn bộ dây
quấn nhúng chìm hẳn vào thùng chứa sơn và giữ lại trong đó cho tới khi không thấy
bọt khí nổi lên nữa.Trường hợp không thể nhúng được (sửa chữa ít, không có trang
bị, hoặc vật liệu …) thì dùng phương pháp dội sơn vào cuộn dây. Lúc dội cuộn dây
dẫn đặt đứng. Dội xong một đầu thì lật ngược lại để dội nốt đầu còn lại. Phải có
chậu hứng sơn khi dội.
Ngoài ra còn có thể quét sơn (khi thiếu sơn ) nhưng dùng cách này hiệu quả
kém. Đối với dây quấn cao áp người ta dùng phương pháp tẩm dưới áp lực. Dây
quấn được sấy trong lò chân không, rồi đưa vào trang bị tẩm đặc biệt, tạo ra áp suất
7- 8 at để sơn ngấm sâu vào cách điện và các khoảng trống trong dây quấn. Thời
gian tẩm có thể kéo dài tới 25-30h. Cách tẩm này đạt chất lượng cao.
6.4. Quy trình tẩm
Trước khi tẩm dây quấn đựơc sấy sơ bộ ở nhiệt độ 100 – 105 0C thời gian 4 –
10 h, tuỳ từng loại cuộn dây. Sơn tẩm thường là sơn gliptan. Nhiệt độ sơn tẩm đã
pha đúng độ nhớt phải được đun nóng đến nhiệt độ 40 – 50 0C. Dây quấn sấy xong,
để nguội đến 50 – 70 0C, rồi đem nhúng vào thùng sơn. Không được nhúng tẩm lúc
dây quấn còn đang quá nóng, vì sẽ làm dung môi bốc hơi mạnh, độ nhớt của sơn
tăng lên, sơn khó thấm sâu. Thời gian nhúng cuộn dây trong sơn là 15 – 40 phút.
Tẩm xong cuộn dây được sấy ở nhiệt độ 85 – 100 0C trong thời gian 10 – 20 h. Quá
trình sấy coi như kết thúc khi màng sơn khô rắn, có tính co giãn đàn hồi. Trang bị
sấy tốt nhất là lò sấy chân không, hay lò điện trở.
7. SỬA CHỮA ĐẦU PHÂN ÁP:
Khi kiểm tra, sửa chữa bộ phận phân áp (thay đổi nấc điện áp), cần xem xét,
theo dõi tình trạng làm việc ở tất cả các vị trí. Bộ phận quay phải làm việc tin cậy,
lò xo phải đủ lực găng. Thường lực ép tiếp điểm của lò xo khoảng 50 – 60 N. Nếu
con quay tiếp xúc không chặt, bị trục trặc thì cần điều chỉnh lại lực ép của lò xo.
Mặt tiếp xúc tĩnh và động ở bộ phận phân áp phải kiểm tra và làm vệ sinh
sạch sẽ. Nếu tiếp điểm bị chảy hoặc cháy rỗ nặng thì cần thay thế. Thường mặt tiếp
xúc hay bị phủ một lớp bẩn gồm chất rắn hoặc màng mỏng là sản phẩm phân tích
dầu, bám rất chắc. Để đánh sạch lớp bẩn này, dùng dẻ lau thấm axeton bôi lên mặt
và kỳ kỹ. Không được dùng giấy nhám để đánh, vì dễ làm hư lớp kền mạ mặt tiếp
xúc.

Trang 61
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

Tiếp điểm đầu phân áp nối với cuộn dây bằng dây dẫn mềm (dây bện bằng
nhiều sợi nhỏ). Cần kiểm tra các mối nối và tình trạng dây nối, phát hiện và sửa các
chỗ nối hoặc bắt ốc vít chưa tốt, hoặc các chỗ dây nối có khả năng gây ra chạm
chập.
8. LẮP MÁY BIẾN ÁP
Sau khi sửa chữa xong từng bộ phận thì tiến hành lắp ráp máy biến áp. Tuỳ
theo mức độ sửa ta có hai trường hợp lắp máy: lắp khi chỉ sửa dây quấn và lắp khi
sửa chữa mạch từ (cách điện lại các lá thép hoặc làm mới).
8.1. Lắp cuộn dây vào trụ thép
Trường hợp sửa chữa chỉ tháo cuộn dây thì ta bắt đầu lắp cuộn dây vào mạch
từ, đầu tiên là cuộn HA, sau đó đến cuộn CA. Máy biến áp dưới 320 kVA có thể
dùng tay để lắp. Nếu lớn hơn, khi lắp cuộn dây phải dùng trang bị nâng cẩu. Cuộn
dây được lót các miếng đệm (gỗ, phíp…) với nhau và với trụ thép. Sau khi lắp xong
cuộn dây thì lắp gông từ trên. Trong quá trình lắp cuộn dây không được dùng búa
để đóng.
Trước khi lắp cuộn dây, cần chuẩn bị đầy đủ lõi thép ở tư thế lắp, đặt các
thanh gỗ đệm, giữ cho trụ và đế cách điện ở vị trí thăng bằng. Nếu cuộn dây không
có ống lót cứng thì phải lót ống cách điện 4 bọc lấy trụ thép. Ống lót có thể quấn
bằng cactong điện dày 1 - 1.5 mm, 2 lớp, kích thước theo ống lót cũ. Ống lót được
giữ trên trụ nhờ một vài lớp băng giấy quấn xung quanh, hoặc đơn giản hơn, là dùng
dây buộc chặt 6, sau khi lắp xong cuộn dây thì tháo ra.

Hình 4.12 - Chuẩn bị trụ thép và cách điện để lắp cuộn dây
1.Thanh gỗ đệm, 2. Đế cách điện, 3. trụ thép,
4. Ống cách điện, 5. Tấm che, 6. Dây buộc

Hình 3.13 - Lắp và ép gông từ


Trang 62
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

a. lắp gông từ trên, b. ép cuộn dây và gông từ


1. Dầm gông, 2. Gujông ép ngang, 3. Gông trên,
4. Cách điện lót dầm gông 5. Gujong dọc, 6. Tấm lót cactông điện
7. Tấm đệm gỗ 8. Đầu cuộn dây, 9. cuộn dây.
Công việc khó khăn nhất là ép cuộn dây và gông từ vào đúng vị trí. Sau khi
lắp gông từ vào trụ thép (hình 3.15), bắt dầm gông 1, dùng lực siết gujông giằng dọc
để ép gông từ và cuộn dây. Khi siết phải siết đều từ từ tất cả các gujong dọc để ép
cuộn dây xuống đều. Có thể dùng báo lót đệm phíp gõ trên gông để là phẳng các lá
thép trên mặt gông. Sau khi gông và cuộn dây đã vào đúng vị trí thì nới gujong
giằng ngang, đặt các miếng lót cách điện dầm gông, lót gujong sau đó siết chặt các
gujong.
Lắp xong phần ruột thì tiến hành các thí nghiệm theo qui định. Sau đó tiếp
tục nối hàn và bọc cách diện đầu dây với sứ cũng như bộ phận phân áp.
8.2. Lắp lõi thép
Khi sửa chữa có tháo rời lõi thép để cách điện lại hoặc thay thế lá thép hỏng
thì tiến hành lắp lại. Lắp mạch từ thì tiến hành ở vị trí nằm ngang. Máy biến áp đến
320 kVA, lõi thép được lắp trên ghế dài, nếu lớn hơn thì lắp trên mặt bằng của phân
xưởng. Lõi thép lắp xong được siết chặt các gujong ngang, đặt dây nối đất, các
miếng đệm, giá và ống lót cách điện, tháo gông trên và tiến hành lắp cuộn dây theo
trình tự đã giới thiệu.
8.3. Lắp toàn bộ và thử độ kín
Phần ruột máy sau khi lắp xong phải qua quá trình sấy cách điện. Tùy theo
điều kiện và phương pháp sử dụng ruột máy có thể sấy ngoài vỏ (trước khi lắp)
hoặc sấy trong vỏ (sau khi lắp vào vỏ).
Quá trình lắp máy vào vỏ thực hiện ngược với quá trình tháo. Cần chú ý
kiểm tra cẩn thận ruột và trong thùng xem xét còn xót hư hỏng gì chưa sửa, dụng cụ
và vật liệu còn quên trong thùng không. Nắp máy phải siết đều, đảm bảo độ kín.Sau
đó lắp thùng dầu phụ, ống phòng nổ, rơle hơi, bình lọc, bình hút ẩm và tất cả các
thiết bị phụ khác. Quá trình lắp các thiết bị này theo trình tự ngược với quá trình
tháo. Đổ dầu sạch vào thùng đến mức quy định.
Sau khi lắp hoàn chỉnh vỏ máy, tiến hành thử độ kín bằng cột dầu áp lực.
Cách thử là tạo ra cột dầu gắn trên phía trên bình dầu phụ hoặc gắn vào nắp máy
(nếu không có bình dầu phụ).
Ống dầu là một phễu có chân đủ cao để tạo ra cột dầu áp lực theo quy định
như sau:
Máy biến áp có ống hay thùng phẳng thì chiều cao cột dầu là 0.6 m.
Máy biến áp thùng hình sóng thì chiều cao cột dầu áp lực là 0.3 m, đường
kính cột dầu là 18 – 22 mm.
Sau khi đổ đầy dầu vào thùng thì lắp phễu thử vào bình dầu phụ hoặc nắp
máy, đổ dầu vào phễu đến độ cao theo quy định trên và để trong 30 phút. Sau đó
kiểm tra toàn bộ thùng dầu, các mặt bích,mối hàn các van và ống nối, các thiết bị
phụ, nếu không thấy hiện tượng rò rỉ dầu là đạt yêu cầu thí nghiệm.

Trang 63
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

Hình 4.14 - Mạch từ máy biến áp sau khi lắp


1.Trụ lõi ; 2. Bu lông ; 3. Đinh tán ép lõi thép ; 4. Gujông giằng
5. Dầm gông trên ; 6. Gông trên ; 7.Gông dưới ; 8. Dầm gông dưới
9. SẤY MÁY BIẾN ÁP
9.1. Khái niệm
Sấy máy biến áp để nâng cao chất lượng cách điện, giảm độ ẩm. Các trường
hợp sau đây cần sấy máy biến áp:
Sửa chữa có thay thế một phần hay toàn bộ cuộn dây hay cách điện của cuộn
dây. Trường hợp này bắt buộc phải sấy.
Khi cách điện của máy bị ẩm: có nhiều nguyên nhân gây ra tăng độ ẩm cách
điện, như nước lẫn vào dầu, chất lượng dầu không đảm bảo, và đặc biệt là khi rút
ruột máy ra ngoài không đảm bảo thời hạn các điều kiện quy định.
Để tránh không phải sấy, khi tháo ruột máy ra phải đặt ở nơi cao ráo, sạch sẽ
có phương tiện che mưa bụi bẩn, và tiến hành công việc kiểm tra, sửa chữa nhanh,
để đảm bảo ruột máy ra khỏi dầu chỉ trong một thời hạn tối thiểu.
Nếu trong điều kiện nhiệt độ không đổi và độ ẩm không khí không quá 75%,
ruột máy biến áp được phép để ra khỏi dầu không cần sấy quy định như sau:
Máy biến áp đến 35 kV: không quá 24h
Máy biến áp từ 110 kV trở lên: không quá 16h
Nếu suốt quá trình ở ngoài dầu, nhiệt độ ruột máy duy trì cao hơn nhiệt độ
môi trường 3-5oC thì thời gian quy định trên cho phép tăng 3 lần
Các trường hợp khác, muốn quyết định xem có cần sấy không ta phải xác
định mức độ cách điện bị ẩm.
Điện trở cách điện của máy biến áp thường cao hơn nhiều so với các máy
điện quay, có thể đạt 2000 – 4000 MΩ. Hệ số hấp thụ chịu ảnh hưởng của nhiệt độ
tương đối lớn. Vì thế việc đo điện trở cách điện và tỉ số hấp thụ chưa đủ để đánh giá
chính xác xem máy có bị ẩm hay không. Khi đó cần dùng megom kế 2500 V để có
giới hạn đo ứng với các trị số lớn.
Để xác định độ ẩm cách điện máy biến áp có hiệu quả hơn ta có thể dùng hai
phương pháp sau:
1. Đo tỉ số điện dung ở tần số 2 và 50 Hz: tỉ số này thường ký hiệu là C2/C50.
Ta biết, khi cách điện bị ẩm hiện tượng phân cực tăng lên mạnh (vì hằng số điện
môi của nước là 80) nên điện dung phân cực có trị số khá lớn. Điện dung này phụ
thuộc tần số: tần số càng cao, ảnh hưởng của điện dung phân cực càng bé. Như vậy
nếu cách điện bị ẩm thì trị số C 2 và C50 sẽ khác nhau nhiều vì khi đó ảnh hưởng của
Trang 64
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

điện dung phân cực khi đo ở tần số thấp (2Hz) sẽ lớn hơn là khi ở tần số cao
(50Hz). Ngược lại nếu cách điện khô thì trị số của điện dung phân cực nhỏ, ảnh
hưởng của nó đến C2 và C50 ít, nên trị số C2 và C50 khác nhau không nhiều. Qua đó
ta thấy cách điện càng ẩm thì tỷ số C2/C50 càng lớn.
2. Đo tổn hao điện môi tgδ: Khi cách điện ẩm hiện tượng phân cực tăng lên,
làm tăng tiêu hao năng lượng trong điện môi, do đó góc tổn hao điện môi δ tăng và
tgδ lớn. Như vậy nếu không có điều kiện đo C 2/C50 ta có thể căn cứ trị số tgδ để
đánh giá độ ẩm của cách điện.
Sau khi sửa chữa máy đo được các trị số trên đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây
thì không cần sấy:
Điện trở cách điện ở 60 giây không giảm quá 40%
Tỷ số C2/C50 tăng không quá 10%
Tgδ tăng không quá 30% so với trị số đo được trước khi sửa chữa quy đổi về
cùng một nhiệt độ.
Nếu một hay tất cả trị số đo được đều lớn hơn các giới hạn kể trên nhưng
không cao hơn trị số ghi ở bảng dưới đối với tgδ và C2/C50 thì cũng không cần sấy.
Trị số tgδ của máy biến áp sau sửa chữa cho phép như bảng dưới.
Bảng 3.5 – Trị số tgδ cho phép
Điện áp định
mức của máy Trị số tgδ (%) ứng với nhiệt độ (oC)
biến áp (kV)
5 10 20 30 40 50 60 70
2 -15 - 3 4.2 6.2 10 14 20 26
20 - 44 2 2.5 3.5 5.5 8 12 17 23
60 - 220 1.5 2 2.5 4 6 8 11 18
Bảng 3.6 - Trị số C2/C50 cho phép của máy biến áp sau sửa chữa

Điện áp định mức Trị số C2/C50 ứng với nhiệt độ (oC)


của máy biến áp
(kV) 10 20 30 40 50 60 70

Từ 35 kV trở xuống 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 1.7 1.8


Trên 35 kV 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 1.7
Máy biến áp thường được sấy bằng các phương pháp sau:
 Sấy trong tủ chân không
 Sấy bằng tia hồng ngoại
 Sấy trong tủ có thổi không khí nóng
 Sấy cảm ứng có tạo chân không
 Sấy cảm ứng không tạo chân không
 Sấy bằng dòng điện thứ tự không
Sấy bằng tủ chân không và sấy bằng tia hồng ngoại đòi hỏi thiết bị phức tạp,
thường áp dụng ở nhà máy chế tạo hoặc cơ sở sửa chữa lớn. Cách sấy thổi không
khí nóng hiệu quả không cao (vì chủ yêu làm nóng mặt ngoài của vật liệu) và có
Trang 65
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

nguy cơ gây ra cháy, khi thổi không khí quá mạnh. Vì thế chỉ dùng làm phương
pháp phụ để sấy thêm ở đáy vỏ máy. Trong sửa chữa hiện nay chủ yếu dùng phương
pháp cảm ứng và phương pháp dòng điện thứ tự không.
9.2. Phương pháp sấy máy biến áp bằng cảm ứng
Nguyên tắc sấy: dùng dòng điện cảm ứng để đốt nóng máy. Quấn xung
quanh vỏ máy một cuộn dây và cho dòng điện xoay chiều vào cuộn dây. Từ thông
xoay chiều chạy trong vỏ máy sẽ tạo ra dòng điện xoáy, tỏa nhiệt để nâng cao nhiệt
độ máy. Nhiệt độ tối đa đạt được khi sấy phụ thuộc vào số vòng, dòng điện qua
cuộn dây và các yếu tố khác (nhiệt độ môi trường, cách thông gió...)
9.3. Phương pháp sấy máy biến áp bằng dòng điện thứ tự không
Nguyên tắc sấy: Dựa vào sự phát nóng do từ thông tản chạy từ lõi thép qua
vỏ máy và các chi tiết sắt từ khác trong máy tạo ra dòng điện xoáy và từ trễ.
Ta biết khi máy làm việc bình thường, dòng điện luyện từ cũng như dòng
điện công tác 3 pha là đối xứng, cụ thể là các pha lệch nhau 120 o, trị số bằng nhau.
Hệ thống 3 pha như vậy gọi là hệ thống thứ tự thuận. Dòng điện và từ thông trong
trường hợp này luôn luôn cân bằng nhau ở ba pha. Do đó từ thông 3 pha khép kín
mạch qua mạch từ, từ thông tản rất nhỏ.
Nếu ta đưa vào 3 cuộn dây ba pha cùng một dòng điện luyện từ, tức ba dòng
điện đồng pha nhau, đồ thị vecto là 3 vecto đồng pha nhau gọi là hệ thống thứ tự
không. Từ thông do dòng điện thứ tự không tạo ra ở ba trụ sẽ đồng pha nhau, chúng
đẩy nhau, không khép kín được trong mạch từ, phải tản ra vỏ máy cũng như các chi
tiết sắt từ khác. Khi đó tổn thất dòng điện xoáy và từ trễ lớn có tác dụng nâng cao
nhiệt độ máy đến trị số cần thiết.
Sơ đồ các cuộn dây tạo ra dòng điện và từ thông thứ tự không: nguyên tắc
đấu dây là cuộn CA và HA của máy biến áp phải đấu sao cho từ thông sinh ra ở các
trụ đều có cùng trị số và cùng chiều.
Cần chú ý là phương pháp sấy bằng dòng điện thứ tự không chỉ áp dụng
được với máy biến áp kiểu lõi (ba pha trụ hoặc một pha hai trụ). Đối với máy biến
áp kiều bọc (ba pha 5 trụ hoặc một pha ba trụ) thì không dùng được vì khi đó từ
thông thứ tự không vẫn kín mạch trong lõi thép.
Quá trình sấy: Phương pháp này cũng có thể sấy tạo chân không và không
tạo chân không. Tất cả công việc chuẩn bị đều phải làm như khi sấy bằng phương
pháp cảm ứng (lắp nhiệt kế, bọc cách điện, tháo và lau sạch dầu làm khô thùng, lắp
thêm lò sấy ở đáy thùng, chuẩn bị đường gió vào gió ra hoặc lắp bơm chân không,
bình ngưng, dụng cụ đo chân không…)
Sau khi lắp sơ đồ, đo cách điện thì đóng điện sấy. Những quy định về nhiệt
độ, độ chân không, quá trình theo dõi, đo điện trở cách điện và ghi chép giống như
ở phương pháp cảm ứng. Khi đo điện trở cách điện phải cắt nguồn điện sấy. Khi sấy
xong phải kiểm tra ruột máy, lắp ráp và đổ dầu khô và sạch vào thùng.
10. THÍ NGHIỆM MÁY BIẾN ÁP KHI SỬA CHỮA
Thí nghiệm máy biến áp khi sửa chữa nhằm phát hiện các hư hỏng từng bộ
phận, kiểm tra chất lượng sửa chữa và xác định các đặc tính kỹ thuật của máy.
Để phát hiện hư hỏng, máy biến áp cần được tiến hành thí nghiệm sơ bộ
trước khi đưa vào sửa chữa.
Trong quá trình sửa chữa và lắp ráp các cụm bộ phận hoặc cụm chi tiết máy
biến áp, người ta thực hiện các công tác đo lường và kiểm tra trung gian (giữa và
sau mỗi công đoạn sửa chữa), nhằm đánh giá chất lượng sửa chữa.
Trang 66
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

Nội dung thí nghiệm gồm có:


 Đo điện trở cách điện gujong và dầm ép lõi thép
 Xác định số vòng và kiểm tra sự chập vòng các cuộn dây sửa hoặc quấn
mới.
 Xác định tỷ số biến và tổ đấu dây.
 Đo điện trở cách điện và điện trở một chiều của dây quấn.
 Thử độ kín thùng dầu, kiểm tra áp lực bộ đổi nấc điện áp và hàng loạt các
thí nghiệm khác.
Máy biến áp sửa chữa xong, trước khi đưa vào vận hành phải tiến hành thí
nghiệm nghiệm thu. Căn cứ quy trình vận hành và sửa chữa máy biến áp hiện hành,
khối lượng thí nghiệm sau khi sửa chữa có thay cuộn dây máy biến áp gồm có:
1. Hóa nghiệm và thí nghiệm độ bền cách điện của dầu lấy trong máy và các
sứ có dầu
2. Đo điện trở cách điện các cuộn dây, dầm ép gông từ và gujong ép lõi
thép.
3. Đo điện trở một chiều của các cuộn dây ở tất cả các nấc của bộ phận đổi
nấc điện áp.
4. Xác định độ ẩm cách điện của dây quấn (bằng tỷ số hấp thụ R 60/R15 hay
tốt hơn là đo tỷ số C2/C50 nếu có điều kiện).
5. Đo tổn hao điện môi tgδ của các sứ có dầu.
6. Thí nghiệm điện áp xoay chiều tăng cao đối với cách điện chính và các sứ
của máy biến áp từ 35 kV trở xuống.
7. Đo dòng điện không tải
8. Kiểm tra tổ đấu dây và tỷ số biến áp
9. Kiểm tra hệ thống làm mát
10. Kiểm tra mạch điện nhất thứ và nhị thứ, đo điện trở cách điện và thử bằng
điện áp tăng cao đối với các mạch đó.
11. Kiểm tra thí nghiệm các dụng cụ đo rơ le bảo vệ kèm máy biến áp.
12. Kiểm tra sự làm việc của các bộ chuyền động máy cắt dao cách ly.
13. Xác định đồng vị pha giữa các máy và lưới.
14. Sau khi đóng điện theo dõi máy biến áp ở trạng thái nóng kiểm tra các
mặt bích các joăng…
Đối với máy biến áp từ 560 kVA trở xuống có thể bỏ qua các hạng mục 4, 5,
7.
Nếu khi sửa chữa không thay cuộn dây thì có thể bỏ qua hạng mục 7.
Tiêu chuẩn thí nghiệm máy biến áp sau sửa chữa lớn cho ở bảng 4.7
Bảng 3.7 - Khối lượng và tiêu chuẩn thí nghiệm máy biến áp lực sau sửa chữa.
STT Tiết mục thí nghiệm Tiêu chuẩn thí nghiệm
1 Đo điện trở cách So sánh với lần thí nghiệm trước. Nếu không có, có thể
điện các cuộn dây tham khảo theo dưới đây.
với vỏ Điện áp Điện trở cách điện (MΩ) ứng với nhiệt độ
định mức đo (oC)
cuộn dây
10 20 30 40 50 60 70 80
(kV)
3-10 600 300 150 80 43 24 13 8
20-35 800 400 200 105 55 33 18 10
Trang 67
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

60-220 1000 800 400 210 110 65 35 21


0
2 Đo hệ số hấp thụ Ở 20 C hệ số hấp thụ không dưới 1,3
R60/R10 hoặc C2/C50 Nếu đo C2/C50 thì tiêu chuẩn theo bảng trên
3 Đo tgδ (với máy So sánh với lần đo trước
biến áp từ 10kV trở
xuống không cần
đo)
4 Thử điện áp xoay
chiều tăng cao đối
với dầu
5 Thử chịu điện áp Thời gian thử: 1 phút, tần số 50 Hz
xoay chiều đối với Điện áp thử theo bảng sau:
cách điện chính của Điện áp định Điện áp thí nghiệm
cuộn dây mức của cuộn Sửa chữa có thay Sửa chữa không
dây (kV) cuộn dây thay cuộn dây
3 15 13.5
6 21 19
10 30 26
15 32 34
35 72 64
110 170 150
6 Thử chịu điện áp Tần số điện áp thử; 50 Hz và 100 Hz
xoay chiều đối với Trị số điện áp thử: 1.3Uđm(f=50Hz) hoặc 2Uđm
cách điện giữa các (f=100Hz)
vòng dây Thời gian thử : 3 phút
Khi thử theo dõi dòng điện từ hóa
Nếu không có điều kiện cho phép bỏ qua mục này
7 Đo dòng điện không So sánh với máy cùng loại hoặc với số liệu đo lần
tải trước. sự chênh lệch không được quá mức chính xác
của phép đo
8 Đo điện trở một Chênh lệch giữa các máy cùng loại hoặc giữa các pha
chiều của các cuộn không vượt quá 2-5%
dây ở tất cả các nấc

HÌNH ẢNH THIẾT BỊ MÁY BIẾN ÁP

Máy biến áp 1600KVA, 35/0,4KV


Trang 68
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

Máy biến áp khô 250KVA, 10/0,4KV; Máy biến áp lộ ra 12000KVA


II.7. Bảo dưỡng phòng ngừa:
Điều 1
Nếu khi kiểm tra máy biến áp thấy có hiện tượng không bình thường như
chảy dầu, mức dầu trong bình dầu phụ thấp, nhiệt độ máy tăng cao, tiếng kêu không
bình thường ... thì nhân viên vận hành phải xác định rõ tính chất hư hỏng. Nếu thấy
hư hỏng không cần thiết phải cắt máy ngay thì nhân viên vận hành trong ca phải cố
gắng xử lý, nếu không xử lý được phải báo ngay cho trạm trưởng, phó trưởng trạm
hoặc tổ trưởng sửa chữa có liên quan và ghi vào sổ nhật ký vận hành.
Điều 2
Đối với những trường hợp sau đây phải tách máy biến áp ra khỏi vận hành:
1. Máy có tiếng kêu mạnh, không đều và rung chuyển bên trong.
2. Sự phát nóng của máy tăng lên bất thường và liên tục trong điều kiện phụ
tải ổn định.
3. Dầu tràn ra ngoài bình dầu phụ hoặc van an toàn làm việc.
4. Mức dầu của thùng dầu máy biến áp hoặc của bộ chuyển nấc dưới tải hạ
thấp dưới mức quy định và tiếp tục hạ thấp.
5. Mầu sắc của dầu thay đổi đột ngột.
6. Các sứ đầu vào bị vỡ, rạn nứt và phóng điện bề mặt hoặc bị cạn dầu.
Điều 3
Khi máy biến áp bị quá tải và nhiệt độ máy biến áp tăng cao, nhân viên vận
hành phải xin ý kiến cấp trên tìm biện pháp điều chỉnh và giảm bớt phụ tải của máy.
Điều 4
Khi nhiệt độ dầu hoặc cuộn dây máy biến áp tăng cao đến mức báo tín hiệu,
nhân viên trực ca phải tìm nguyên nhân và biện pháp để giảm bớt nhiệt độ bằng
cách:
1. Kiểm tra phụ tải máy biến áp và nhiệt độ môi trường.
2. Kiểm tra các thiết bị làm mát: Các động cơ bơm dầu và quạt làm mát. Nếu
nhiệt độ của máy biến áp tăng cao do thiết bị làm mát không tự động chạy thì phải
chuyển hệ thống làm mát sang chế độ vận hành bằng tay và báo cho nhân viên sửa
chữa.
Nếu thiết bị làm mát không thể chạy bằng tay do bị hỏng mà có điều kiện cắt
máy để sửa chữa thì xin cắt máy. Khi điều kiện vận hành không cho phép cắt máy,
Trang 69
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

thì chỉ dừng riêng thiết bị làm mát đồng thời nhân viên trực ca có thể xin điều chỉnh
giảm bớt phụ tải của máy biến áp trong điều kiện vận hành không có thiết bị làm
mát.
Điều 5
Trong trường hợp máy biến áp bị cắt do tác động của các bảo vệ chống hư
hỏng bên trong như bảo vệ rơle hơi và bảo vệ so lệch hoặc một trong hai bảo vệ đó
thì phải:
- Kiểm tra lại việc cắt điện của thiết bị.
- Nếu máy biến áp bị cháy thì phải tổ chức chữa cháy.
- Kiểm tra thiết bị trong phạm vi vùng tác động của bảo vệ để tìm nguyên
nhân cắt điện.
- Báo với điều độ và kỹ sư chính nhà máy để đưa thiết bị ra sửa chữa.
- Báo cho trưởng trạm, phó trưởng trạm huy động lực lượng tổ chức sửa
chữa. Trong trường hợp máy biến áp bị cắt do các bảo vệ khác không liên quan đến
hư hỏng bên trong máy thì cho phép chỉ cần kiểm tra sơ bộ bên ngoài máy, nếu
không phát hiện thấy hiện tượng bất thường gì thì xin ý kiến điều độ cho đóng lại
máy biến áp.
Điều 6
Khi rơle hơi báo tín hiệu, nhân viên vận hành phải kiểm tra bên ngoài máy
biến áp. Nếu thấy có dấu hiệu hư hỏng sứ hay thùng dầu thì phải báo với điều độ kỹ
sư chính nhà máy để xin cắt máy.
Nếu kiểm tra thấy không có hiện tượng trên thì có thể để máy biến áp tiếp tục
làm việc nhưng phải theo dõi thường xuyên và báo ngay cho lãnh đạo trạm và nhân
viên sửa chữa.
Nếu có xuất hiện khí trong rơle hơi và bảo vệ tiếp tục báo tín hiệu thì phải
xin ý kiến điều độ và kỹ sư chính nhà máy dừng máy để kiểm tra.
Nhân viên vận hành sau khi nhận được lệnh cắt điện của điều độ cần phải:
- Xin giảm tải và cắt điện máy biến áp.
- Chưa cần tách máy biến áp ra mà để tiến hành lấy mẫu khí, kiểm tra tính
chất cháy của khí và phân tích hoá học.
- Nếu khí cháy thì phải tách máy biến áp ra ngay.
- Nếu khí không cháy thì phải xử lý theo quyết định của kỹ sư chính nhà
máy.
Điều 7:
Nếu mức dầu hạ thấp dưới mức quy định thì phải kiểm tra xem xét máy biến
áp để tìm nguyên nhân chảy dầu. Nếu phát hiện được nguyên nhân thì phải tìm mọi
cách để xử lý việc dò chảy dầu, báo cho điều độ, lãnh đạo nhà máy, trạm biết và gọi
nhân viên sửa chữa để xử lý.
Nếu kiểm tra không thấy nguyên nhân giảm mức dầu thì phải tiếp tục theo
dõi.
Nếu thấy mức dầu tiếp tục giảm thấp thì phải xin ý kiến điều độ, lãnh đạo
nhà máy để cắt máy.
Nếu vì nhiệt độ tăng cao làm mức dầu trong máy biến áp lên quá cao hơn
mức quy định thì phải báo cáo trạm trưởng để tháo bớt dầu khỏi máy.
Điều 8
Tất cả mọi xử lý các hiện tượng bất thường và sự cố máy biến áp đều phải
ghi đầy đủ vào hồ sơ máy biến áp.
Trang 70
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

II.7.1. BẢO DƯỠNG PHÒNG NGỪA:


Trên hình là nội dung giám sát và các cảm biến được sử dụng .Tuy công việc
bảo dưỡng phòng ngừa thay đổi theo các thông số kỹ thuật (dung lượng, điện áp… )
tầm quan trọng và điều kiện môi trường của MBA được quan tâm
Bộ phận giám sát Hạng mụcgiám sát Nội dung giám sát Bộ cảm biến

1. BỘ CẢM BIẾN GIÁM SÁT HOÀ TAN TRONG DẦU:


Phân tích khí hoà tan trong dầu nói chung được tiến hành như sau:
-Lấy mẫu dầu cách điện từ MBA
-Đưa mẫu dầu tới phòng thí nghiệm hoá dầu , tiến hành tách và phân tích hoà
tan trong dầu ở phòng phân tích
Nói cách khác , không chỉ có thiết bị phân tích khí kiểu ngoại tuyến (off-line)
có thể phân tích tại hiện trừơng sau khi lấy mẫu dầu bằng sự lựa chọn khí điển hình
mà cò có thiết bị phân tích kiểu trực tuyến (on-line ) có thể thực hiện từ việc lấy đến
việc phân tích tự động và có thể thực hiện bất kỳ lúc nào
Ở Nhật Bản , trạng thái không bình thường được chia thành 4 mức theo nồng
độ của mỗi khí thành phần : Bình thường , cảnh báo cấp -1, cảnh báo cấp -2 và bất
thường >tiêu chuẩn cho mỗi mức được nêu ở bảng dưới . Nếu trạng thái được đánh
giá không bình thường , việc chuẩn đoán bổ sung được thực hiện bằng việc sử dụng

Trang 71
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

biểu đồ khí , tỷ lệ khí phần và khí đặc trưng .Để biết thêm chi tiết , xin hãy tham
khảo tài liệu “Dầu cách điện điện và phân tích khí hoà tan trong dầu cách điện “.
2. BỘ CẢM BIẾN GIÁM SÁT PHÓNG ĐIỆN CỤC BỘ:
Dòng phóng điện xung và sự dao động tần số cao phát ra bởi sự phóng điện
nhỏ (không liên tục ) bên trong MBA được phát hiên , các hiện tượng bất thường
dẫn đến sự suy giảm cách điện được phát hiện ở giai đoạn đầu
Dòng phóng điện xung đối với hệ thống nối đất khi phát sinh sự phóng điện
bởi máy biến dòng điện tần số cao (truyền bên trong dầu tới vách thùng)được phát
hiện bởi máy biến dòng điện tần số cao , bộ cảm biến AE( phát ra sóng âm ) và các
tín hiệu được phân biệt với tiếng ồn do sự đồng bộ
3. BỘ CẢM BIẾN GIÁM SÁT DÒNG ĐIỆN TRUYỀN ĐỘNG CỦA BỘ
ĐIỀU ÁP DƯỚI TẢI:
Dòng điện tại thời điểm thay đổi dầu phân áp , các hiện tượng bất thường của
cơ cấu vận hành là ON nhưng dòng điện động cơ bằng 0: Mạch điều khiển không
hoạt động
-Khi tín hiệu thay đổi dầu phân áp là OFF nhưng dòng điện động cơ khac 0:
Việc chạy động cơ không cần thiết
-Khi dòng điện động cơ quá lớn: Khoá cơ cấu truyền lực
4. BỘ CẢM BIẾN MOMEN CỦA BỘ ĐIỀU ÁP DƯỚI TẢI:
Mômen của trục và bỉêu đồ hoạt động được nhận biết từ bộ cảm biến mômen
mà được lắp ráp trên trục truyền động của bộ OLTC.
-Mômen vượt quá mức cho phép vì sự biến dạng của cơ cấu truyền động động
cơ và trục truyền lực , bám các vật thể lạ … được phát hiện và độ nén đầu dây (tap
jamming) được phát hiện ở ngay giai đoạn đầu.
- Mômen của bộ chọn nấc hoặc cơ cấu truyền lực vượt quá mức cho phép
được phát hiện và các dấu hiệu biểu hiện các sự cố nghiêm trọng như dùng OTLC
không bình thường được phát hiện.
- Mômen quá nhỏ do hư hỏng cơ cấu truyền lực được phát hiện, các sự cố bất
thường được phát hiện.
5. BỘ CẢM BIẾN GIÁM SÁT NHIỆT ĐỘ DẦU:
- Nhiệt độ dầu của MBA và nhiệt độ môi trường xung quanh được nhận bít
bằng sự biến đổi điện trở đo được với bộ đo nhiệt điện trở được gắn với phần đo
thành tín hiệu điện bởi bộ biến đổi tín hiệu.

6. THIẾT BỊ ĐO NHIỆT SỬ DỤNG CÁP QUANG:


Vì tuổi thọ chất cách điện của cuộn dây MBA phụ thuộc vào nhiệt độ, để biết
được nhiệt độ điểm nóng nhất của cuộn dây là rất quan trọng .Tuy nhiên, trong
nhiều trường hợp điểm mà xuất hiện điểm tăng nhiệt độ cao nhất được xác định là
điểm điện thế cao và việc đo đối với MBA thực tế là khó khăn .Gần đây nhiệt độ
điểm nóng nhất được đo thừơng có điện cao thế cao được sử dụng nhiệt kế sợi
quang
Nguyên lý làm việc của hiết bị đo nhiệt sử dụng cáp quang
Khi tia sáng phát quang trong đèn LED( đíôt phát quang ) được chiếu tới phần
tinh thể bộ cảm biến tại phần cuối của đầu dò bộ cảm biến thông qua sợi cáp quang ,
cuờng độ và bước sóng của tia sáng phản hồi thay đổi theo nhiệt độ của bộ cảm biến
Trên hình 15.5 là một ví dụ về kết cấu của thiết bị đo nhiệt sử dụng cáp quang , ở
hình 15.6 là đặc tính nhiệt độ của bước sóng và cuờng độ phát sáng quang học .Vì
Trang 72
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp lực

thiết bị đo nhiệt sử dụng cáp quang được chế tạo từ sợi quang là vật liệu cách điện ,
nó có độ cách điện cao và nó có thể nhiệt độ trực tiếp tại phần mang điện .Ngoài ra ,
thiết bị này có khả năng chống được sự cảm ứng điện từ và nó là phần chính để
nhiệt độ kể cả trong từ trường lớn hơn hoặc từ điện lớn hơn
7. ĐO NHIỆT ĐỘ BẰNG TIA HỒNG NGOẠI
Ngày nay , nhiệt kế hồng ngoại mà đo các tia hồng ngoại được phát ra từ đối
tượng đo không sử dụng các thiết bị có độ nhạy nhiệt ( thermo-sensitive) như cặp
nhiệt độ và nhiệt điện trở đã được sử dụng rộng rãi . Nó phù hợp cho việc đo các
điểm ở trên cao và đặc biệt những phần mang điện . Thiết bị đo lường này sẵn có
trên thị trường, nó có thể theo dõi không chỉ điểm đo do bị phân tán mà còn phân bố
nhiệt độ và nó được sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau
II.7.2. CHUẨN ĐOÁN TUỔI THỌ THIẾT BỊ:
1. QUAN NIỆM VỀ TUỔI THỌ VÀ PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐOÁN:
Tuổi thọ MBA bị ảnh hưởng bởi suy giảm của cách điện .Thậm chí khi dầu
cách điện già hoá và việc sử dụng là không thể , có thể tiến hành lọc và thay dầu
mới .Hay nói cách khác , khi sự suy giảm của vật liệu giấy cách điện tiến triển và
việc sử dụng thực tế là không thể , nói chung việc sửa chữa và thay thế mới là cần
thiết .Hơn nữa , vì giấy cách điện được quấn xung quanh cuộn dây đạt tới nhiệt độ
cao nhất trong số các vật liệu giấy , tuổi thọ MBA phụ thuộc vào mức suy giảm của
giấy cách điện quấn xung quanh cuộn dây bởi nhiệt độ điểm nóng nhất cục bộ
Tuổi thọ của giấy cách điện, thông thường đánh giá thời gian khi độ bền chịu
căng của giấy cách điện giảm thấp liên quan đến lực nén điện từ được phát sinh
trong cuộn dây bởi dòng điện sự cố , như ngắn mạch bên ngoài . Về giá trị ngưỡng
của độ bền chịu căng tại thời điểm đó, 50 ÷60% gía trị ban đầu (cấu trúc cellulo bao
gồm glucoza polyme như ở hình 16.1 và người ta cho rằng mức độ trùng hợp trung
bình cũng có quan hệ chặt chẽ với lượng thành phần suy giảm được phát sinh khi
giấy giấy cách điện thoái hoá (hình 16.1) .Các thành phần thể hiện chỉ số mức độ
thoái hóa , đặc biệt chúng là lượng CO2+ CO , axeton, fufural… Do vậy , mức độ
thoái hoá thể hiện bởi sự già hoá … tuổi thọ của MBA được chuẩn đoán bằng việc
lấy mẫu dầu cách điện và đo +CO, lượng axeton …
2. TIÊU CHUẨN GẦN ĐÚNG VỀ TUỔI THỌ:
Giá trị đề xuất đối với tiêu chuẩn tuổi thọ gần đúng được xem là mức độ trùng
hợp trung bình 450 của giấy cách điện cuộn dây .Hàm lượng thành phần chỉ số già
hoá được nêu trong bảng 16.2 và bảng 16.3
Bảng 16.2 Tiêu chuẩn về hàm lượng thành phầng chỉ số già hoá
Thành phần chỉ số già hoá Mức độ cảnh báo Mức độ bất thường
CO2+CO 0,2 (ml/g) 2.0(ml/g)
Furfural 0,0015 (mg/g) 0015(mg/g)

Bảng 16.3 Tiêu chuẩn về hàm lượng thành phần chỉ số thoái hoá
Thành phần chỉ số già hoá Mức I Mức II Mức III
Aceton <0.012(mg/g) 0.012÷0.10(mg/g) >0.10(mg/g)

Trang 73

You might also like