You are on page 1of 14

BÀI 8

CHẤN THƢƠNG VÙNG HÀM MẶT

MỤC TIÊU HỌC TẬP


1. Trình bày được tình hình chấn thương, nguyên nhân chấn thương vùng hàm mặt.
2. Trình bày được đặc điểm giải phẫu, sinh lý của vùng hàm mặt trong chấn
thương.
3. Trình bày được phân loại chấn thương phần mềm vùng hàm mặt.
4. Trình bày được các triệu chứng chính của gẫy xương hàm.
5. Trình bày được các phương pháp sơ cứu, cấp cứu, xử trí theo các tuyến và
nguyên tắc điều trị chấn thương vùng hàm mặt. Biện pháp phòng chống chấn thương
vùng hàm mặt.
1. TÌNH HÌNH CHẤN THƢƠNG VÙNG HÀM MẶT
Chấn thương vùng hàm mặt thường gặp cả thời bình và thời chiến, trong những năm
gần đây có xu hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng và mức độ trầm trọng của bệnh.
Theo nghiên cứu của một số tác giả thì chấn thương hàm mặt chiếm tỷ lệ 10% trong
tổng số các loại chấn thương, trong đó nam giới (82,3%) nhiều hơn nữ giới (17,7%), độ
tuổi thanh niên từ 21 - 30 chiếm đa số. Nguyên nhân chính của chấn thương vùng hàm
mặt là do bị tai nạn giao thông (chiếm tỷ lệ 76,6%).
Chấn thương vùng hàm mặt gặp ở mọi vùng miền từ thành thị đến nông thôn.
Nhưng gặp nhiều ở vùng nông thôn do chưa hiểu và chấp hành tốt luật lệ giao thông, do
thiếu việc làm nên thanh niên hay tụ tập gây gổ đánh nhau.
Số lượng bệnh nhân chấn thương vùng hàm mặt tăng cao vào những dịp học sinh
phổ thông được nghỉ hè, nghỉ lễ, tết…
Chấn thương vùng hàm mặt gia tăng đe dọa tới sức khoẻ và mạng sống của nhiều
người, đã trở thành nhiệm vụ năng nề cho ngành Y tế nước ta. Người thầy thuốc cần nắm
vững những kiến thức cơ bản để có thể chẩn đoán, sơ cấp cứu và xử trí bước đầu tại cộng
đồng. Điều trị tổn thương phần mềm phức tạp, tổn thương gãy xương cần có kiến thức
chuyên ngành chuyên sâu để phục hồi tốt nhất về thẩm mỹ và chức năng cho người bệnh.
2. NGUYÊN NHÂN GÂY CHẤN THƢƠNG
- Tai nạn giao thông: là nguyên nhân chủ yếu, trong đó do xe máy chiếm tỷ lệ cao
nhất: 45,4%. Các tai nạn giao thông khác: 33,2% (xe ô tô, xe đạp...). Do phương tiện giao
thông phát triển quá nhanh, cơ sở hạ tầng đường bộ phát triển chưa kịp với sự phát triển
của phương tiện giao thông, ý thức chấp hành luật lệ giao thông đường bộ của người tham
gia giao thông chưa tốt.
- Tai nạn lao động: chiếm 6,9%, các tai nạn xảy ra trong khi nạn nhân đang tham gia
lao động sản xuất, do lao động chưa an toàn, trong lao động thủ công không chấp hành tốt
nội qui lao động.
TS. BSCKII. Vũ Anh Dũng | 1
- Tai nạn sinh hoạt: chiếm 3,04%, do đánh nhau, ngã, bỏng, trẻ chơi súng cao su.
- Do tai nạn khác: chiếm 11,18%, như tai nạn do thể dục thể thao, thú vật cắn, do
hỏa khí…
3. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU, SINH LÝ VÙNG HÀM MẶT TRONG CHẤN THƢƠNG
- Vùng hàm mặt gần với sọ não nên chấn thương vùng hàm mặt có thể kèm theo
chấn thương sọ não.
- Vùng hàm mặt được nuôi dưỡng rất tốt nhờ hệ thống mạch máu phong phú nên có
khả năng phục hồi nhanh chóng. Đồng thời hệ thống bạch huyết cũng rất phong phú nên
vết thương vùng hàm mặt ít bị nhiễm trùng.
- Vùng hàm mặt có các giác quan rất quan trọng: mắt, tai, mũi, họng, lưỡi... làm các
chức năng thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác. Khi bị chấn thương hàm mặt có thể gây
tổn thương và ảnh hưởng đến chức năng của các giác quan trên.
- Vùng hàm mặt có các tuyến nước bọt, khi bị chấn thương hàm mặt có thể thủng
tuyến, đứt ống tuyến gây rò nước bọt ra ngoài làm cho vết thương khó liền và bệnh nhân
khó chịu.
- Vùng hàm mặt có các dây thần kinh sọ não, đặc biệt là dây thần kinh số V (tam
thoa) và dây thần kinh số VII. Nếu dây thần kinh số V bị sang chấn hoặc đứt sẽ làm cho
bệnh nhân rất đau đớn, mất cảm giác ở vùng mặt và răng. Nếu dây thần kinh số VII bị
sang chấn hoặc đứt sẽ làm cho bệnh nhân bị liệt mặt ngoại biên, ảnh hưởng tới thẩm mỹ
và chức năng.
- Các cơ bám da mặt một đầu bám vào xương, một đầu bám vào da nên vết thương
có xu hướng bị tác động và mép vết thương bị quắp lại, co kéo làm thay đổi mốc giải
phẫu.
- Xương hàm trên là xương cố định với khối xương sọ bởi các khớp bất động,
xương xốp, rỗng (vì có xoang hàm trên, hốc mũi, hốc mắt ở trong và liên quan với nhau)
có nhiều mạch máu nuôi dưỡng và ít có cơ đối kháng bám nên khi bị gãy khó phát hiện
thấy vết di lệch nhưng thường thấy bị tụ máu ở mắt, xoang hàm và chảy máu ở mũi, tai,
miệng.
- Xương hàm dưới là xương di động nhờ có khớp thái dương hàm, có nhiều cơ đối
kháng bám. Trên thân xương có 4 điểm yếu: cổ lồi cầu, góc hàm, lỗ cằm, vùng cằm... nên
khi bị chấn thương dễ gãy ở các điểm yếu (Hình 8.1). Xương gãy có di lệch nhiều sẽ gây
khó nói, khó nuốt, khó thở và khó cố định.

TS. BSCKII. Vũ Anh Dũng | 2


Hình 8.1. Vị trí các điểm yếu ở
xương hàm dưới dễ bị gãy trong
1 chấn thương
1. Cổ lồi cầu
2. Góc hàm
4 2 3. Lỗ cằm
3
4. Cằm

- Răng có ba tác dụng tốt khi bị gãy xương hàm:


Răng giữ cho xương hàm gãy không bị di lệch nếu đường gãy đi giữa hai chân của
một răng.
Nhờ có răng, chúng ta xác định được khớp cắn để xác định xem có gãy xương hàm
di lệch không và xem đoạn gãy đã được đặt đúng vị trí cũ chưa sau khi ta nắn chỉnh.
Răng giúp cố định các đoạn xương gãy bằng buộc dây thép hoặc nẹp liên kết các
răng lại.
- Răng có ba tác hại khi bị gẫy xương hàm:
Răng nanh (răng số 3) có chân to và dài, thường mọc khểnh nên dễ làm cho xương
hàm bị gãy tại vùng răng nanh khi lực gây chấn thương tác động tại đó.
Răng khôn hàm dưới (răng số 8) nằm ở vùng góc hàm là nơi thay đổi hướng của các
bè xương và gấp khúc giữa cành ngang và cành lên, răng chiếm chỗ ở góc hàm nên dễ bị
gãy xương hàm dưới ở vùng góc hàm khi bị chấn thương.
Các chân răng có nang to tạo thành điểm yếu, những răng tủy đã bị hoại tử nằm
cạnh đường gãy dễ gây nhiễm trùng đường gãy.
4. PHÂN LOẠI VÀ TRIỆU CHỨNG
4.1. Chấn thƣơng phần mềm
- Vết thương sây sát da: do vùng mặt tiếp xúc mạnh với vật nháp làm bong lớp
thượng bì. Vết thương làm tổn thương các mao mạch gây chảy máu và đứt các đầu múp
dây thần kinh cảm giác ở mặt da làm bệnh nhân rất đau.
- Vết thương đụng giập: do vật đầu tù đụng chạm tổn thương phần mềm gây xuất
huyết và tụ máu dưới da. Khối tụ máu bầm tím làm sưng nề tổ chức và bệnh nhân đau.
Khối tụ máu thường biến chuyển từ màu tím sang màu xanh, màu vàng đậm và thành màu
vàng nhạt rồi mất đi.

TS. BSCKII. Vũ Anh Dũng | 3


- Vết thương rách da: Do vật sắc tác động gây rách da, hình thái tổn thương có thể
đơn giản, phức tạp, từ nông đến sâu sát xương.
- Vết thương xuyên: do các vật nhọn xuyên qua tổ chức dưới da và thường tận cùng
gây vỡ các hốc tự nhiên như xoang hàm trên, khoang miệng, hốc mũi...
- Vết thương do hoả khí: như đạn bắn vào... thường lỗ vào nhỏ, lỗ ra to, gây mất tổ
chức, vết thương bị xé toác rộng.
- Vết thương thiếu hổng tổ chức: tổn thương gây mất tổ chức, có thể mất một diện
da, cơ bám da hay xương hàm.
- Vết thương bỏng: có thể do lửa, nước sôi, hoá chất (acid)...Bỏng được chia thành 4
độ:
Độ 1: ban đỏ trên da.
Độ 2: phổng nước trên da.
Độ 3: phá hủy lớp da đến dưới da.
Độ 4: phá hủy cơ và các cơ quan sâu.
4.2. Chấn thƣơng xƣơng
4.2.1. Gẫy xương hàm trên
4.2.1.1. Phân loại
- Gãy một phần của xương hàm trên như:
Gãy xương ổ răng hay gặp vùng các răng cửa hàm trên.
Thụt chân răng vào xương ổ răng.
Thủng vòm miệng cứng do vật sắc nhọn, thường gặp trẻ em ngậm vật cứng ngã.
Gãy cành lên xương hàm trên (thường có kèm theo gãy xương chính của mũi).
- Gãy toàn bộ:
+ Gãy đứng (gãy dọc): thường ở giữa hai răng cửa giữa trên làm tách đôi thành hai
xương hàm trên phải và trái. Do chấn thương từ dưới lên đập vào cằm, hàm dưới đập
mạnh vào hàm trên.
+ Gãy ngang: có 3 đường gãy điển hình gọi là gẫy Lefort (Hình 8.2):
Gãy Lefort I: đường gãy đi từ bờ dưới sàn mũi (sát cuống răng cửa), đi dưới xương
gò má 1cm, chạy ra sau và cắt ngang xương chân bướm ở 1/3 dưới. Đường gãy này có sự
di lệch khớp cắn.
Gãy Lefort II: đường gãy đi từ xương chính mũi, đi qua cành lên của xương hàm
trên, đi xuống thấp và ra sau, cắt bờ dưới xương hố mắt gần lỗ dưới ổ mắt, đi sát dưới
xương gò má, ra sau, gặp đường gẫy Lefort I và cắt ngang xương chân bướm ở 1/3 giữa.
Gãy Lefort III: gọi là gãy tách rời sọ - mặt hoặc gãy cao, gãy trên xương gò má.
Đường gãy đi từ xương chính mũi, qua cành lên xương hàm trên vào mặt trong xương hố
mắt, cắt xương lệ và xương giấy vào khe bướm hàm, qua đường tiếp giáp giữa mấu mắt

TS. BSCKII. Vũ Anh Dũng | 4


ngoài của xương trán và mấu mắt của xương gò má, qua lồi củ của xương hàm trên và cắt
ngang xương chân bướm ở 1/3 trên.

Hình 8.2. Phân loại gãy xương hàm trên theo Lefort
- Gãy phức tạp: là gãy phối hợp nhiều đường gãy.
4.2.1.2. Triệu chứng gãy xương hàm trên
a. Triệu chứng cơ năng:
Sưng nề nhanh ở tầng giữa mặt nhất là má và xung quanh ổ mắt, mức độ sưng nề
tùy thuộc vào mức độ tổn thương. Có khi chỉ sau một thời gian ngắn hai mắt đã bị che kín
không thể mở được.
Đau: đau ở vùng bị gãy xương, đau tăng khi há miệng, ngậm miệng, khi cắn chặt
hai hàm răng với nhau. Đau có thể lan ra hai bên tai, lên thái dương, trong vòm khẩu cái.
Chảy máu mũi: do tổn thương xoang hàm trên hay tổn thương xương chính mũi,
sụn và niêm mạc trong mũi. Máu có thể chảy ra cửa mũi trước hay cửa mũi sau xuống
họng.
Song thị, nhìn mờ, mù hoàn toàn: do xương ổ mắt bị tổn thương chèn ép vào phần
mềm, do phù nề trong ổ mắt. Nếu tổn thương thành trên xoang hàm (sàn ổ mắt) có thể gây
thoát vị tổ chức phần mềm quanh nhãn cầu vào xoang hàm gây lệch trục nhãn cầu, gây ra
triệu chứng nhìn đôi (dấu hiệu song thị). Có thể mảnh vỡ xương ổ mắt phức tạp phía sâu
gây chèn ép dây thần kinh thị giác (dây thần kinh số II) gây mù hoàn toàn.
b. Triệu chứng thực thể:
- Khám ngoài mặt:
Mặt sưng nề biến dạng, đặc biệt vùng tầng giữa mặt, bầm tím quanh hai hốc mặt
hay còn gọi là dấu hiệu đeo kính râm, có thể có những vết thương phần mềm kết hợp.
Ấn vùng bờ dưới, bờ trong ổ mắt, mặt trước xoang hàm thấy điểm đau chói, gờ bất
thường hoặc thấy dấu hiệu lạo xạo của xương gãy.

TS. BSCKII. Vũ Anh Dũng | 5


Khám trong mũi nếu có chấn thương mũi kết hợp có thể thấy nhiều máu đọng làm
lỗ mũi một bên kém thông khí. Niêm mạc mũi thấy rách chảy rỉ máu, biến dạng vách
ngăn mũi.
- Khám trong miệng:
Miệng há hạn chế tùy theo mức độ.
Niêm mạc tiền đình hàm trên bầm tím tụ máu hoặc rách niêm mạc. Trong vòm
khẩu cái cũng có thể thấy rách, tụ máu.
Dấu hiệu sai khớp cắn: cho bệnh nhân cắn hai hàm lại một vài lần, bình thường khi
hai hàm cắn lại các răng hai hàm sẽ chạm khít nhưng khi có sai khớp cắn thì các răng hàm
trên và dưới không chạm khít với nhau.
Lắc nhẹ cung răng hàm trên có thể thấy một nửa hàm hay toàn bộ hàm trên di động
(dấu hiệu hàm giả).
Vuốt ngón tay trong ngách tiền đình lợi có thể thấy điểm đau chói ở trước xoang
hàm hay bờ sau ngoài xương hàm trên.
c. Triệu chứng toàn thân:
Tùy theo mức độ tổn thương bệnh nhân có thể có biểu hiện choáng hay mất máu.
Cần khám kỹ để phát hiện những tổn thương kết hợp như chấn thương sọ não, chạm
thương bụng…
d. Các thế chụp Xquang:
Để phát hiện đường gãy và đánh giá chính xác mức độ di lệch của đường gãy cần
cho chụp X quang. Những thế phim thường được chỉ định: mặt thẳng, mặt nghiêng,
Blondeau, Hirtz, nếu tổn thương nặng có thể chụp CT- Scanner.
4.2.2. Gãy xương hàm dưới
4.2.2.1. Phân loại
- Gãy một phần: là gãy thủng hay mẻ một phần xương, nhưng không làm gián đoạn
xương, hay gặp:
Gãy xương ổ răng: thường ở vùng răng cửa vì răng dễ tiếp xúc trực tiếp với vật gây
sang chấn. Mặt khác răng cửa là răng một chân và thành xương ổ răng mỏng. Xương ổ
răng vỡ các răng cửa thường bị đẩy vào phía lưỡi hoặc có thể răng rơi ra khỏi ổ răng.
Gãy một phần lồi cầu hoặc mẻ bờ dưới xương hàm.
Gãy mỏm vẹt đơn thuần (rất hiếm) thường kèm với gẫy lồi cầu hoặc gẫy cung gò
má.
Thủng qua xương: do vật sắc nhọn với tốc độ cao xuyên qua
- Gãy toàn bộ: là loại gãy làm mất sự liên tục của xương (Hình 8.3). Dựa vào vị trí
gãy chia ra như sau:
Gãy vùng cằm: đường gãy toàn bộ nằm trong vùng từ kẽ răng số 3 và 4 bên trái đến
kẽ răng số 3 và 4 bên phải, đường gãy có thể đi thẳng hoặc gãy hình lam đa.

TS. BSCKII. Vũ Anh Dũng | 6


Gãy cành ngang: đường gãy toàn bộ nằm trong vùng cành ngang từ kẽ răng số 3 và
4 đến mặt xa răng số 7.
Gãy góc hàm: đường gãy toàn bộ nằm trong vùng được giới hạn bởi phía trước theo
một đường thẳng đứng đi trước cành cao và phía trên là một đường ngang qua bờ trên của
xương ổ răng.
Gãy cành cao (cành lên): đường gãy toàn bộ được giới hạn dưới là ranh giới với góc
hàm, phía trên là đường ngang qua đáy hõm Sigma.
Gãy lồi cầu: có gãy trong ổ khớp và gãy ngoài ổ khớp.
Gãy xương ổ răng hay mẻ bờ dưới xương hàm dưới.

Hình 8.3. Vị trí gãy xương hàm dưới


Mỏm vẹt: 1%; Lồi cầu: 26%; Cành lên: 4%;
Góc hàm: 25%; Cành ngang: 29%; Vùng cằm: 17%.
4.2.2.2. Triệu chứng lâm sàng và cách khám gãy xương hàm dưới
Gãy xương hàm dưới có thể kết hợp với gãy xương hàm trên hoặc gãy xương gò má
hoặc kết hợp với đa chấn thương mà có các triệu chứng cơ năng, toàn thân, thực thể khác
nhau. Trong phần này chúng tôi chỉ nêu gãy xương hàm dưới đơn thuần với những triệu
chứng chính, chung cho các vị trí gãy xương hàm dưới.
a. Triệu chứng cơ năng:
Đau, sưng nề nhanh vùng hàm dưới bị tổn thương, đau tăng khi vận động hàm
dưới (há, ngậm miệng, nhai)
Hạn chế hoặc không thể vận động được hàm dưới (do đau, sưng nề, do di lệch sai
khớp cắn).
b. Triệu chứng thực thể:
- Khám ngoài miệng:
Nhìn: thấy mặt sưng nề, bầm tím hoặc rách da, qua vết rách da có thể nhìn thấy
xương. Cằm có thể lệch sang phía bên gẫy nếu gãy toàn bộ ở cành cao hoặc lồi cầu.

TS. BSCKII. Vũ Anh Dũng | 7


Sờ nắn: dùng ngón trỏ và ngón cái ấn nhẹ vào bờ sau, mặt ngoài cành cao, góc hàm,
mặt ngoài và bờ dưới cành ngang và vùng cằm, ở nơi nào có gãy bệnh nhân sẽ đau chói.
Nếu gãy toàn bộ ở cành ngang có di lệch khi vuốt tay từ sau ra trước có thể phát hiện dấu
hiệu khuyết hình bậc thang.
Trong gãy lồi cầu xương hàm dưới: ấn vào vùng khớp thái dương hàm phía trước
ống tai thấy đau, ổ khớp có thể lõm hay gồ cao. Đặt hai đầu ngón tay phía trước lỗ tai
(tương ứng vị trí lồi cầu) vào cho bệnh nhân há ngậm miệng, không thấy lồi cầu cử động
dưới ngón tay.
- Khám trong miệng:
Khám lợi: ngách lợi vùng gãy rách và chảy máu nếu gãy toàn bộ ở cành ngang,
vùng giữa và bệnh nhân đến sớm. Lợi và ngách lợi vùng gãy có giả mạc, bầm tím nếu
bệnh nhân đến muộn.
Quan sát cung răng ở tư thế miệng há có thể thấy thay đổi do sự di lệch của đường
gãy. Ở tư thế cắn hai hàm thấy sai khớp cắn trung tâm do sự di lệch chồng của các mảnh
gãy (Hình 8.4), có thể khớp cắn đúng nhưng vẫn có gãy vì gãy không di lệch. Khi bệnh
nhân há ngậm miệng có thể thấy răng nằm cạnh đường gãy di động.
Khớp cắn hai thì: thường gặp trong gãy lồi cầu xương hàm dưới. Ở lần khám đầu
cho bệnh nhân cắn hai hàm thấy hai hàm không khớp nhau gọi là khớp cắn sai (thì 1), cho
bệnh nhân há ngậm miệng nhiều lần, bệnh nhân tự điều chỉnh và khớp cắn hai hàm lại
khít nhau (khớp cắn đúng ở thì 2) được gọi là khớp cắn hai thì.

Hình 8.4. Hình ảnh sai khớp cắn trung tâm do gãy xương hàm dưới
c. Xquang:
Chụp mặt thẳng: phát hiện gãy vùng giữa, cành ngang, góc hàm, cành cao.
Chụp hàm chếch: phát hiện gãy cành ngang, góc hàm, cành cao.
Chụp tư thế Schuler, Zimme: phát hiện gãy cổ lồi cầu.
Chụp toàn cảnh (panorama): phát hiện gãy ở lồi cầu, cổ lồi cầu hai bên và ở các vị
trí khác của xương.
5. XỬ TRÍ CHẤN THƢƠNG HÀM MẶT
5.1. Đối với vết thƣơng nhẹ xử trí ban đầu ở tuyến y tế cơ sở
- Rửa sạch vết thương.

TS. BSCKII. Vũ Anh Dũng | 8


- Băng gạc cầm máu hoặc băng cầm đầu cố định tạm thời xương gãy.
- Chống nhiễm trùng: tiêm huyết thanh chống uốn ván (S.A.T), kháng sinh đề phòng
nhiễm trùng.
- Chuyển bệnh nhân lên tuyến điều trị chuyên khoa.
5.2. Xử trí các tình trạng cấp cứu khẩn cấp đe dọa tính mạng nạn nhân
5.2.1. Ngạt thở
- Nguyên nhân: do bít tắc hay chèn ép đường thở.
Có thể do răng, đờm dãi, máu cục, chất nôn vào đường thở.
Do tụt lưỡi ra sau che mất đường thở trong trường hợp gãy cành ngang xương hàm
dưới cả hai bên.
Do gãy xương di lệch nhiều, đặc biệt trong gãy xương hàm trên.
Do phù nề sàn miệng và vùng cổ trước bên…
- Xử trí:
Cho nạn nhân nằm đầu nghiêng về một bên trong thời gian sơ cứu và di chuyển nạn
nhân tới tuyến trên (tuyến chuyên khoa).
Khai thông đường thở: lấy hết vật cản trở hô hấp như: gắp răng rơi trong miệng,
móc và hút hết đờm dãi, máu cục, chất nôn trong miệng và trong mũi. Nếu tụt lưỡi ra sau
dùng gạc kéo lưỡi ra ngoài, khâu đầu lưỡi vào răng cửa hoặc mép. Do gẫy xương chèn ép
đường thở có thể dùng dụng cụ kéo xương giải phóng đường thở.
Hô hấp hỗi trợ: Tùy tình trạng bệnh nhân và nguyên nhân gây ngạt thở có thể hô
hấp hỗ trợ như hà hơi thổi ngạt, thở oxy, đặt nội khí quản hay mở khí quản...
5.2.2. Chảy máu
Máu chảy nhỏ: băng ép cầm máu
Chảy mạch máu nhỏ: dùng ngón tay đè vào các mạch máu, chảy máu ở mũi thì nhét
mèche cầm máu. Nếu thấy điểm mạch đang chảy máu dùng panh kẹp điểm chảy máu và
có thể khâu buộc lại bằng chỉ cattgut, chuyển nạn nhân lên bệnh viện huyện xử trí.
Chảy máu nhiều từ các mạch máu lớn: xử trí cầm máu tạm thời và chuyển ngay
bệnh nhân đến tuyến chuyên khoa bệnh viện tỉnh.
5.2.3. Choáng
- Nguyên nhân: do mất máu nhiều, do đau đớn quá mức, đa chấn thương hoặc có chấn
thương hàm mặt kèm chấn thương sọ não.
- Xử trí:
Cho bệnh nhân nằm đầu thấp, đặt bệnh nhân nơi thoáng khí
Giảm đau bằng khám và vận chuyển nhẹ nhàng, bất động xương gaxy (băng đỉnh cằm
với gẫy xương hàm, cố định buộc chỉ thép 2 răng cạnh đường gãy); dùng thuốc giảm đau
toàn thân.

TS. BSCKII. Vũ Anh Dũng | 9


Bồi phụ khối lượng tuần hoàn: truyền dung dịch diện giải, truyền máu khi có chỉ định.
Thở oxy đường mũi, bệnh nhân nặng ngừng thở có thể đặt nội khí quản.
5.3. Xử trí chuyên khoa
5.3.1. Vết thương phần mềm
Tuỳ theo loại vết thương phần mềm khác nhau mà xử trí khác nhau. Xử trí vết
thương phần mềm vùng hàm mặt phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
* Rửa sạch vết thương:
- Rửa vết thương bằng các thuốc: oxy già từ 3 -12 thể tích, nước muối sinh lý 0,9%.
Nếu vết thương bẩn có dầu mỡ thì rửa bằng xà phòng phẫu thuật, huyết thanh mặn ấm.
Vết thương sây sát cần rửa sạch những dị vật mầu để trách còn sót lại dị vật trong da làm
ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
- Rửa sạch vết thương để xác định rõ tổn thương, lấy hết dị vật, lên được kế hoạch
điều trị thích hợp, đề phòng hoặc giảm được nguy cơ nhiễm trùng là một trong những yếu
tố giúp cho phục hồi thẩm mỹ tốt.
* Cắt lọc thật tiết kiệm:
- Chỉ cắt bỏ những tổ chức đã bị dập nát, hoại tử rõ ràng. Khi cắt lọc phải cân nhắc
và cắt lọc hết sức tiết kiệm, cố gắng bảo tồn da và tổ chức dưới da.
- Cắt lọc cho các mép và bề mặt vết thương đều đặn, tạo vết thương mới để khâu
phục hồi dễ liền và đẹp.
- Nếu cắt lọc gây thiếu hổng tổ chức ở một số chỗ có thể gây biến dạng khi lành như
ở mép có thể gây xếch mép, ở mi mắt có thể gây lộn mi mắt để lộ kết mạc...
* Cầm máu:
Tùy theo mức độ chảy máu mà ta tiến hành cầm máu bằng các phương pháp khác
nhau như: rửa bằng oxy già, băng ép, kẹp buộc mạch máu, khâu ép tổ chức, thắt động
mạch...
* Khâu:
- Vết thương vùng hàm mặt có thể khâu phục hồi kín ngay từ đầu. Khâu càng sớm
càng tốt, nếu sau 48 giờ vẫn có thể khâu kín thì đầu.
- Chú ý khi khâu:
Khâu từ sâu ra nông theo mức độ sâu của vết thương bằng kim chỉ nhỏ.
Khâu trước các mũi định hướng đúng giải phẫu và đúng hình thái vết thương.
Tách rộng dưới da hai mép vết thương để tránh căng.
Vết thương kết hợp cả da và niêm mạc thì khâu niêm mạc trước.
Đứt dây thần kinh được nối lại bằng vi phẫu.
Nếu vết thương bẩn có khả năng nhiễm trùng thì khâu thưa.

TS. BSCKII. Vũ Anh Dũng | 10


Không dùng panh, kẹp để cặp mép vết thương vì sẽ làm dập nát và sau sẽ để lại vết
sẹo xấu.
Khâu da mũi rời cách nhau từ 4 - 5mm, cách mép vết thương 2 - 3mm. Có thể dùng
một vài mũi Blai-donati để tránh lộn mép da xuống dưới.
Buộc chỉ sao cho hai mép vết thương vừa tới nhau tránh chồng mép.
* Dẫn lưu:
Dẫn lưu không cần thiết cho các vết thương nông, sạch, đến sớm. Cần thiết cho các
vết thương sâu, thiếu hổng tổ chức, đến muộn có nhiễm trùng hoặc đề phòng chảy máu, ứ
đọng dịch. Rút bỏ dẫn lưu sau 24 giờ hoặc rút dần từ 24 đến 48 giờ.
* Băng:
Băng bằng gạc có tẩm vaselin để đề phòng chảy máu sau khâu, ứ đọng dịch dưới da,
giảm căng vết thương. Băng có vaselin để khi thay băng được dễ dàng không làm biến
dạng vết thương. Cố định gạc bằng băng dính hoặc băng cằm - đầu.
Sau 24 giờ bỏ băng để vết thương thoáng, lưu thông máu tốt - dinh dưỡng tốt. Nếu
thấy vết thương khô ngay từ sau khâu thì không cần băng.
* Cắt chỉ:
Cắt chỉ sau 5- 7 ngày, có thể cắt chỉ cách quãng hay toàn bộ.
Lưu ý: Với vết thương đụng giập có khối máu tụ lớn (đường kính trên 2 cm) cần
chọc hút hay chích rạch lấy máu tụ sau 5 − 7 ngày điều trị. Vết thương thiếu hổng tổ chức
cần sử dụng các biện pháp tạo hình để đóng kín tổn thương ở tuyến chuyên khoa. Với vết
thương phần xương, cần xử trí chấn thương gaxy xương trước, xử trí chấn thương phần
mềm sau, trường hợp xử trí vết thương phần mềm chỉ mang tính sơ cấp cứu ban đầu.
5.3.2. Chấn thương phần xương
5.3.2.1. Mục đích điều trị gãy xương hàm
Phục hồi lại giải phẫu để các đoạn gãy được đặt đúng vị trí và can xương lại với
nhau.
Phục hồi lại chức năng: giúp phục hồi khớp cắn đúng để bệnh nhân ăn nhai, há
ngậm miệng bình thường.
Phục hồi lại thẩm mỹ: đảm bảo sự cân đối của khuân mặt và các bộ phận trên khuân
mặt.
5.3.2.2. Các phương pháp được áp dụng
a. Phương pháp điều trị bảo tồn: nắn chỉnh và cố định hàm, áp dụng cho các trường hợp
gãy đơn giản, di lệch ít.
* Nắn chỉnh:
Nếu có di lệch xương, bắt buộc phải nắn chỉnh cho hai đoạn gãy vào đúng với nhau
và các răng hai hàm vào đúng khớp cắn. Thông thường nắn chỉnh bằng tay, hay bằng
cung Tiguersted.

TS. BSCKII. Vũ Anh Dũng | 11


* Cố định:
- Cố định chỉnh hình theo phương pháp ngoài miệng: ngày nay người ta ít dùng vì
hiệu quả kém, chỉ dùng cố định tạm thời khi vận chuyển bệnh nhân lên tuyến chuyên
khoa.
- Cố định chỉnh hình trong miệng: được thực hiện ở tuyến chuyên khoa, gồm các
phương pháp sau:
Buộc liên kết các răng cố định đoạn gãy: dùng là dây thép không gỉ 0,4 mm buộc
nút số 8 qua các kẽ răng.
Buộc nút Ivy để cố định hai hàm, thường 4 nút trong 1 hàm rồi cố định hai hàm lại
với nhau (Hình 8.5)
Buộc cung cố định hình chữ u gọi là cung Tiguersted: dùng cung bằng thép không
gỉ và dây thép 0,4 mm. Buộc mỗi hàm một cung thép và cố định hai hàm lại qua cung
thép.

Hình 8.5: A−Cố định hai hàm bằng băng đỉnh cằm;
C, D − Cố định hàm bằng nút Ivy
E - Cố định hai hàm bằng cung Tiguersted

TS. BSCKII. Vũ Anh Dũng | 12


b. Phương pháp điều trị bằng phẫu thuật:
Chỉ định phẫu thuật được áp dụng cho trường hợp cụ thể, dựa vào vị trí xương gãy,
mức độ di lệch và tình trạng chung của bệnh nhân. Phương pháp phẫu thuật thường được
áp dụng trong trường hợp gãy xương phức tạp, gãy xương di lệch nhiều hay nắn chỉnh
đơn thuần không có kết quả, gãy xương đến muộn có khớp giả, gãy xương có can lệch…
Các bước phẫu thuật: vô cảm, bộc lộ ổ gãy, nắn chỉnh xương gãy vào đúng vị trí
giải phẫu sau đó cố định xương bằng khâu chỉ thép hay nẹp vít nhỏ.
6. ĐỀ PHÒNG CHẤN THƢƠNG HÀM MẶT
Chấn thương hàm mặt do nhiều nguyên nhân, trong đó do tai nạn giao thông chiếm tỷ
lệ cao nhất. Để đề phòng chấn thương vùng hàm mặt cần:
- Mọi người tham gia giao thông đường bộ đều phải chấp hành nghiêm chỉnh luật
giao thông.
- Tăng cường giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh và cộng đồng.
- Lao động được bảo hộ an toàn, đặc biệt là trong sử dụng các máy cơ khí nông
nghiệp, công nghiệp.
- Không cho học sinh thiếu niên chơi khăng, súng cao su, pháo nổ.
- Tham gia thể thao các loại có chế độ bảo hiển an toàn, quản lý và không sử dụng
các loại vật liệu nổ trái pháp luật.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


Câu 1: Vết thương vùng hàm mặt có khả năng phục hồi nhanh chóng do:
A. Bn giữ gìn mặt sạch.
B. Mặt được để thoáng.
C. Vùng mặt có nhiều mạch máu nuôi dưỡng.
D. Các cơ mặt mỏng.
E. Vùng mặt có hệ thống bạch huyết phong phú
Hãy chọn đáp án đúng nhất.
Câu 2: Xương hàm dưới khi gãy toàn bộ thường bị di lệch vì:
A. Có nhiều cơ đối kháng bám.
B. Xương hàm dưới là xương vận động.
C. Xương hàm dưới có nhiều điểm yếu.
D. Xương hàm dưới là xương đặc.

TS. BSCKII. Vũ Anh Dũng | 13


E. Xương hàm dưới có hình móng ngựa.
Hãy chọn đáp án đúng nhất.
Câu 3: Gãy một phần xương hàm trên là:
1. Gãy xương ổ răng Đ/S
2. Gãy dọc 2 xương hàm trên Đ/S
3. Vỡ xoang hàm Đ/S
4. Gãy xương kiểu Lefort I Đ/S
5. Thụt răng vào trong xương hàm trên Đ/S
Hãy chọn chữ Đ tương ứng với ý đúng, chữ S tương ứng với ý sai.
Câu 4: Triệu chứng nào có giá trị nhất trong chẩn đoán gãy xương hàm trên:
A. Sưng nề vùng má.
B. Tụ máu quanh hốc mắt.
C. Dấu hiệu song thị .
D. Di động bất thường của cung răng .
E. Hạn chế há miệng.
Hãy chọn đáp án đúng.
Câu 5: Gãy xương hàm dưới nên chụp phim ở tư thế:
1. Mặt thẳng Đ/S
2. Blondeau Đ/S
3. Hàm chếch Đ/S
4. Hirtz Đ/S
5. Panorama Đ/S
Hãy chọn chữ Đ tương ứng với ý đúng, chữ S tương ứng với ý sai.
Câu 6: Sơ cứu chấn thương vùng hàm mặt của các thầy thuốc không chuyên khoa là:
1. Rửa sạch vết thương Đ/S
2. Băng cầm máu hay cố định băng đỉnh cằm tạm thời Đ/S
3. Cố định điều trị xương gẫy, dùng kháng sinh Đ/S
4. Xử trí cấp cứu, tiêm thuốc giảm đau, kháng sinh và chuyển bệnh nhân lên tuyến
chuyên khoa. Đ/S
5. Khâu vết thương phức tạp, dùng kháng sinh chống nhiễm trùng Đ/S
Hãy chọn chữ Đ tương ứng với ý đúng, chữ S tương ứng với ý sai.

TS. BSCKII. Vũ Anh Dũng | 14

You might also like