7 nguyên tắc cơ bản khi thiết kế giao diện

You might also like

You are on page 1of 4

7 nguyên tắc cơ bản khi thiết kế giao diện

1.Nguyên tắc rõ ràng


Người dùng sẽ tránh các yếu tố giao diện không có ý nghĩa rõ ràng.

Mọi người thường tránh và bỏ qua những điều họ không thể hiểu được – đó là
bản chất tự nhiên của con người. Tránh thiết kế các yếu tố giao diện khiến cho
mọi người thắc mắc không biết để làm gì, bởi vì sẽ chẳng ai bận tâm tìm hiểu.

2. Nguyên tắc hành động ưu tiên

Người dùng sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi họ hiểu những hành động
ưu tiên là gì.

Không nên để người dùng thắc mắc phải làm gì tiếp theo – những hành
động ưu tiên cần phải rõ ràng.

3. Nguyên tắc bối cảnh

Người dùng mong đợi nhìn thấy các điều khiển giao diện ở gần với đối
tượng mà muốn kiểm soát.

Giữ mọi thứ thuận tiện cho người sử dụng – nếu cái gì đó có thể được
chỉnh sửa, thay đổi hoặc kiểm soát, hãy đặt các điều khiển ngay bên
cạnh nó.

4. Nguyên tắc mặc định

Người dùng sẽ ít khi thay đổi các thiết lập mặc định.

Chúng ta không chú ý đến những thứ mặc định, nhưng chúng thống trị
thế giới của chúng ta. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng tất cả các giá trị mặc
định là hữu ích và thiết thực nhất có thể – sẽ an toàn khi giả định rằng
một số người sẽ không bao giờ thay đổi chúng.
5. Nguyên tắc hành động hướng dẫn

Người dùng có khả năng sẽ thực hiện một việc gì đó nếu họ được đề
nghị để làm điều đó.

Có một sự khác biệt lớn giữa việc mong đợi người dùng sẽ tự mình làm
điều gì đó và đề nghị trực tiếp họ làm điều đó.

Bài học: nếu bạn muốn người dùng làm việc gì đó, hãy đề nghị họ một
cách không do dự.

6. Nguyên tắc thông tin phản hồi

Người dùng sẽ cảm thấy tin tưởng hơn khi bạn cung cấp thông tin phản
hồi một cách rõ ràng và liên tục.

Đây là logic đơn giản – người dùng cảm thấy giao diện của bạn đang
phản hồi hành động thì họ sẽ càng cảm thấy tin tưởng hơn.

7. Nguyên tắc đơn giản

Người dùng sẽ sẵn sàng để thực hiện một hành động phức tạp hơn nếu
nó được phân chia thành các bước nhỏ hơn.

Tất cả chúng ta đều ghét điền vào các biểu mẫu dài dòng và phức tạp,
bởi vì chúng có vẻ nhàm chán, gây bối rối và khó để kiểm tra lại. Nhưng
nếu bạn phân chia biểu mẫu đó thành một số bước và hiển thị thanh
tiến trình, mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng quản lý hơn.

Đây là nguyên tắc đơn giản – mọi người sẽ thích hoàn thành 10 nhiệm
vụ nhỏ hơn so với 1 nhiệm vụ khổng lồ. Các nhiệm vụ nhỏ trông sẽ có
vẻ không đáng sợ và đem đến cho chúng ta cảm giác hoàn thiện một
khi hoàn thành chúng.

2 giao diện và phân tích việc tuân thủ/không tuân thủ các nguyên tắc
ở trên là giao diện trang cá nhận fb.Có thể thấy các nguyên tắc được tuân thủ
như:
1.Rõ ràng:các biểu tượng chức năng giúp người dùng trực quan hiểu được tác
dụng.
2.Hành động ưu tiên:việc đăng bài nổi bật khiến người dùng dễ dàng biết phải làm
gì ưu tiên,không bị rối khi có quá nhiều thứ trên giao diện
3.Bối cảnh:thay ảnh đại diện ở ngay cạnh ảnh đại diện,tương tự với ảnh bìa và các
thông tin cá nhân khác.
Các nguyên tắc còn lại chưa được thể hiện nhiều chỉ qua giao diện trên nên em
không đề cập
Giao diện cũ của tweeter
Nhìn vào giao diện này người dùng mới sẽ khó biết được cần làm gì tiếp
theo,nguyên tắc số 2:hành động ưu tiên chưa được tuân thủ.

You might also like