You are on page 1of 24

Báo cáo xả thải vào nguồn nước Nhà máy sản xuất tinh bột sắn - Công ty cổ phần

Thịnh Phát

MỞ ĐẦU
I. Giới thiệu sơ lược về cơ sở xả thải:
I.1. Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất
+ Tên: Nhà máy sản xuất tinh bột sắn - Công ty Cổ phần Thịnh Phát
+ Địa chỉ: Thôn Nhơn Tân - xã H’Ra - huyện Mang Yang - Tỉnh Gia Lai.
+ Điện thoại: 059.895959 Fax: 059.895958
Củ sắn tươi
I.2. Công nghệ sản xuất, nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất và sản
phẩm: Bột sắn tươi Các tạp chất
I.2.1. Công nghệ sản xuất:
Quậy Tạp chất nhẹ

Lọc kiễm tra

Li tâm Bể thu Nước thải

Đánh tươi

Quạt đẩy

Không khí Vít tải

Tinh bột chưa khô


Dầu FO Caloriti Sấy

Cyclon thu thồi Quạt hút

Đánh tươi KK nóng

Làm nguội
yển
Vít tải chu
Sơ đồ quy trình sản xuất: xếp n
TINH BỘT SẮN
Bốc Vậ 1
Máng chứa
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật – Tài nguyên & Môi trường Gia Lai
Kho chứa Tiêu
Đóng bao TP TP thụ
Báo cáo xả thải vào nguồn nước Nhà máy sản xuất tinh bột sắn - Công ty cổ phần Thịnh Phát

Hình 1.1. Sơ đồ quy trình sản xuất


Thuyết minh quy trình sản xuất:

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật – Tài nguyên & Môi trường Gia Lai
Báo cáo xả thải vào nguồn nước Nhà máy sản xuất tinh bột sắn - Công ty cổ phần Thịnh Phát

Quy trình công nghệ chế biến tinh bột sắn của nhà máy hoạt động theo
nguyên lý nghiền nhỏ sắn nguyên liệu và tách, tách ly tâm bột theo nguyên tắc
liên tục kép kín từ khâu đưa nguyên liệu vào đến khâu sản phẩm ra, qua công
đoạn chính sau:
Công đoạn 1: Nạp nguyên liệu - Bốc vỏ - Rửa
Sắn củ tươi tối đa trong vòng 3 ngày sau khi thu hoạch đưa vào chế biến.
Sắn được băng chuyền xích đưa đều đặn vào máy bốc vỏ (Root Peeler)và rửa
(Root washer). Máy bốc vỏ có dạng trống quay tại đây do có sự cọ sát giữa củ
sắn với thành máy và giữa các củ sắn với nhau dưới tác dụng của dòng nước,
sắn được bốc vỏ và rữa sạch trước khi đưa đến công đoạn 2, tốc độ của băng
chuyền xích có thể điều chỉnh được để đảm bảo năng suất 2 - 10 tấn/giờ.
Công đoạn 2: Nghiền (mài) củ sắn
Củ sắn tươi sau khi bốc vỏ và rửa sạch được băng chuyền đưa vào máy
nghiền (Hammer Casavas Crusher). Tại đây dưới tác dụng của búa quay với tốc
độ lớn (3000 vòng/phút) sắn được đập nhỏ kết hợp với nước bơm vào tạo thành
hỗn hợp bã - bột - nước. Hỗn hợp này được đưa đến bể chứa. Để tách được
nhiều tinh bột từ củ cần phải nghiền sắn càng nhỏ càng tốt, vì vậy ở đây công
đoạn nghiền nhỏ được thực hiện 2 lần liên tiếp.
Đối với sắn lát khô thì không cần đến công đoạn bốc vỏ, rửa sạch mà
được đưa qua sàn tách tạp chất và sau đó đến máy nghiền. Sắn lát khô với sự
hiện diện của nước sẽ nghiền nhỏ rất nhanh dễ biến thành hỗn hợp bã - bột -
nước. Để đảm bảo độ nhỏ cần thiết, sắn lát khô cũng được nghiền 2 lần liên tục.
Hỗn hợp bã - bột - nước được đưa vào bể để ngâm. Thời gian ngâm khoảng 48
giờ. Các công đoạn tiếp theo giống như sắn tươi.
Công đoạn 3: Tách chiết khấu
Đây là công đoạn qua trọng nhất quyết định tỷ lẹ thu hồi và chất lượng
của tinh bột. Công đoạn này thường được tiến hành qua nhiều giai đoạn:
Hỗn hợp bã - bột - nước từ bể được hút và bơm với áp lực cao (3 - 4at)
vào sang công đoạn áp lực tĩnh (Static Presure Crooked Sieve) và máy ly tâm
3

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật – Tài nguyên & Môi trường Gia Lai
Báo cáo xả thải vào nguồn nước Nhà máy sản xuất tinh bột sắn - Công ty cổ phần Thịnh Phát

trục đứng (Vertical Cen Tifuge). Tại đây mặt sàn có dạng hình cong và có các
khe hở nhỏ (0,05 - 0,1mm) nên khi trượt trên mặt sàn, dưới tác dụng của lực ly
tâm, tinh bột và nước được tách ra khỏi bã. Quá trình này được tiến hành liên
tục qua nhiều máy cho nên sữa bột lỏng thu được (hỗn hợp tinh bột - nước) khá
thuần khiết. Hơn nữa đây là sang cong áp lực tĩnh, không có bộ phận nào chuyển
động nên làm việc rất ổn định, hiệu suất tách cao và bền, dễ thao tác, sử dụng và
bảo dưỡng.
Sữa bột lỏng thu được sau sàn cong áp lực có hàm lượng rất cao và lẫn
nhiều tạp chất như đất, cát, bụi bẩn. Do vậy hỗn hợp này được bơm vào thiết bị
Cyclon để tách cát, bụi bẩn. Sau đó đưa vào máy ly tâm dạng đĩa (Dish
Separator) nhằm loại bỏ tất cả các loại bã nhỏ và quan trọng nhất là thu được bột
đồng nhất. Để có chất lượng tinh bột cao này cũng được thực hiện 2 lần liên
tiếp. Bã loại ra được hòa vào với nước và đưa vào máy nghiền để làm nhỏ và
đưa quay trở lại các máy chiết khấu để tận thu bột. Như vậy qua tất cả công
đoạn có thể thu được 84- 86% lượng tinh bột có trong sắn nguyên liêu.
Bã (Xenluloza) thu được từ công đoạn tách chiết suất có hàm lượng nước
rất cao 70 - 75% và còn chứa 12 - 14% tinh bột. Do vậy ở phần lớn các nhà máy
sản xuất tinh bột sắn ở Trung Quốc bã sắn dùng để làm cồn (Ethylic) hoặc làm
thức ăn cho gia súc. Ở Việt Nam vì ngành chăn nuôi chưa phát triển mạnh, để
xử lý bã sắn biện pháp tốt nhất bảo đảm vệ sinh môi trường và nhà máy hoạt
động liên tục là đưa bã sắn vào thiết bị ép nhằm loại bỏ bọt nước (xuống còn
khoảng 40), sau đó đưa vào thiết bị sấy để sấy xuống độ ẩm 14- 15%. Bã này
dùng làm thức ăn cho gia súc hoặc phân bón hữu cơ vi sinh.
Để tinh bột đạt độ trắng theo yêu cầu sữa bột được đưa qua các thiết bị
khử cát, bụi kết hợp với việc xử lý bằng dung dịch SO 2 (SO2 được sản xuất từ
lưu huỳnh thô (S) qua đốt cháy không hoàn toàn). Bằng phương pháp này lưu
huỳnh cần thiết trong dây chuyền của Trung Quốc chỉ bằng 50% các dây chuyền
khác.
Công đoạn 4: Ly tâm tách nước
4

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật – Tài nguyên & Môi trường Gia Lai
Báo cáo xả thải vào nguồn nước Nhà máy sản xuất tinh bột sắn - Công ty cổ phần Thịnh Phát

Mục đích của giai đoạn này là tách bớt nước trong dung dịch sữa bột ra để
giúp công đoạn sấy khô được nhanh hơn. Sữa bột lỏng được thu qua 2 lần ly tâm
bằng máy ly tâm dạng đĩa được đưa vào máy ly tâm tách nước (Horiontal
Scraping Discharging Sentrifuge) để đưa dung dịch sữa bột xuống độ ẩm 36 -
38%. Thường thì thiết bị này được điều khiển tự động lượng sữa bột đưa vào để
đảm bảo cho máy làm việc với hiệu suất cao nhất.
Công đoạn 5: Sấy khô
Tinh bột nhão thu được sau ly tâm được vít tải chuyển đến thiết bị sấy
nhanh (Flash Adryer) theo nguyên lý. Sấy phun bằng khí nóng, sau đó được
chuyển đến Cyclon để tách hạt. Máy sấy hoạt động theo nguyên lý sau: Tinh bột
nhão được đưa váo vít tải đưa vào khoang giấy có dạng ống thẳng đứng với thiết
diện thay đổi. Tại đây với thiết diện của dòng khí nóng với vận tốc 15 - 20m/s
tinh bột nhão được xé tơi và làm khô rất nhanh (2 - 3s). Nhiệt độ tác nhân sấy 45
- 500C do vậy tinh bột không bị hồ hóa. Vì thiết diện của khoang sấy thay đổi
nên vận tốc các hạt trong khoang sấy cũng thay đổi. Điều này đảm bảo cho
những hạt to lưu lại trong khoang sấy lâu hơn vì độ ẩm của sản phẩm tinh bột
được sấy xong rất đều. Sau khi được làm khô ở khoang sấy, hỗn hợp tinh bột và
khí nóng được đưa qua Cyclon. Ở đây tinh bột được tách ra khỏi tác nhân sấy -
khí nóng.
Công đoạn 6: Sàng lọc, Phân loại - Đóng gói
Để nâng cao tính đồng nhất của sản phẩm, tinh bột thu được sau công
đoạn sấy được đưa sang phân loại. Ở đây là những hạt nhỏ, đạt tiêu chuẩn được
tới thùng để chứa, đóng gói những hạt nhỏ được đưa ra máy nghiền để làm nhỏ,
sau đó lại quay lại sàng để phân loại tiếp.

I.2.2. Nguyên, nhiên vật liệu sử dụng cho sản xuất:


I.2.2.1. Nguyên liệu sản xuất:

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật – Tài nguyên & Môi trường Gia Lai
Báo cáo xả thải vào nguồn nước Nhà máy sản xuất tinh bột sắn - Công ty cổ phần Thịnh Phát

Nguyên liệu sản xuất là củ sắn (củ mì, khoai mì). Một số loại sắn hiện nay
đang được trồng gồm các giống: KM-60, KM-95, SM-937-26, HL-23, HL-24,
KM 95-3, KM 98-1, KM-94…. Trong đó thành phần của củ sắn như sau:
Bảng.1.1 Thành phần của củ sắn

Thành phần củ sắn Phần trăm (%) Yêu cầu nhà máy
Hàm lượng nước 55,40 < 70%
Tổng Cacbonhydrat 39,11 > 30%
Cacbonhydrat hòa tan 1.14
Tinh bột 37.96 > 25%
Protein 1.20 <1,18%
Lipit 0.25 < 0,08%
Xơ 1.10 < 4%
Tro 0.58 < 0,85%
HCN tổng < 173 ppm
Nhu cầu nguyên liệu sắn tươi cho hoạt động của nhà máy 296 - 370
tấn/này. Nguyên liệu được thu mua trong huyện và một số huyện lân cận. Thời
vụ thu hoạch nguyên liệu từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.
`Qua điều tra khảo sát thực tế và phân tích tình hình phát triển sắn trong
những năm qua cho thấy Gia Lai có nhiều vùng có thể quy hoạch thành vùng
sắn qui mô lớn, đặc biệt rất lợi thế tại địa bàn huyện Mang Yang. Đồng thời,
UBND huyện Mang Yang có công văn số 78/UB-KT ngày 14 tháng 6 năm 2005
về việc quy hoạch vùng nguyên liệu sắn trên địa bàn huyện là 6.000 ha là một
thuận lợi để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho Công ty.
I.2.2.2. Nhiên liệu sản xuất:
Để đảm hoạt động nhà máy thì nhu cầu năng lượng cho quá trình sản xuất
như sau:
+ Dầu DO: 150 kg/tấn SP; 15 - 18 tấn/ngày
+ Điện : 200 Kw/tấn SP 20.000 - 24.000 Kw/ngày
I.2.3. Sản phẩm:
6

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật – Tài nguyên & Môi trường Gia Lai
Báo cáo xả thải vào nguồn nước Nhà máy sản xuất tinh bột sắn - Công ty cổ phần Thịnh Phát

Sản phẩm chính của nhà máy sẽ là tinh bột sắn 100 - 120 tấn/ngày với yêu
cầu về chất lượng như sau:
+ Hàm lượng tinh bột > 85% min
+ Độ ẩm 12,5% max
+ Hàm lượng Protein < 0,3%
+ Độ tro 0,2% max
+ pH 5 -7
+ Màu sắc Trắng (> 90)
+ Mùi vị Không có mùi vị lạ
+ Xơ 0,5% max
+ Độ mịn qua rây 140 MESH 99,5%
Ngoài sản phẩm chính là tinh bột sắn để cung cấp cho thị trường trong
nước và xuất khẩu, sản phẩm phụ là bã, xác khô ước tính khoảng 11.285
tấn/năm để cung cấp cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc.
II. Nhu cầu sử dụng nước và xả nước thải:
II.1. Nhu cầu cấp nước và nguồn nước:
II.1.1. Nhu cầu sử dụng nước của nhà máy:
Trên cơ sở tính toán, nhu cầu sử dụng nước tối đa của Nhà máy là 2.400
m3/ngày. Các hoạt động sử dụng nước cho các mục đích sau:
+ Nước phục vụ cho nhu cầu sản xuất
+ Nước phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày (rửa chân tay, ăn uống…) của
107 cán bộ và công nhân làm việc tại Nhà máy
+ Nước dự phòng cho phòng cháy chữa cháy khi có sự cố xảy ra.

II.1.2. Nguồn cung cấp nước:


Với nhu cầu cấp nước trên, nguồn cung cấp nước trong khu vực Dự án sẽ
khai thác từ nguồn nước ngầm tại khu vực được khai thác từ 4 giếng khoan với
độ sâu khoảng 45 - 80 m với tổng công suất là 50 m 3/h. Ngoài ra, có thể dự
7

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật – Tài nguyên & Môi trường Gia Lai
Báo cáo xả thải vào nguồn nước Nhà máy sản xuất tinh bột sắn - Công ty cổ phần Thịnh Phát

phòng khai thác từ nguồn suối Ayun với chất lượng nước được đánh giá còn khá
tốt, đảm bảo điều kiện sử dụng sản xuất và sinh hoạt cho Dự án
II.2. Lượng nước xả thải vào nguồn nước:
Qua phân tích đánh giá nhận thấy lưu lượng nước thải Nhà máy sản xuất
tinh bột sắn - Công ty Cổ phần Thịnh Phát tương đối lớn khoảng 2.403,8
m3/ngày.đêm. Lượng nước thải này sau khi qua hệ thống xử lý tập trung của Nhà
máy trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
III. Đánh hiện trạng hệ thống công trình xả nước thải:
Như đã trình bày trên, nhu cầu sử dụng nước trong sản xuất tinh bột sắn
rất lớn khoảng 20 m3/tấn SP. Nếu toàn bộ lượng nước thải được hòa trộn thì hàm
lượng chất ô nhiễm sẽ giảm nhưng lưu lượng dòng thải lớn dẫn đến quy mô của
hệ thống xử lý lớn sẽ dẫn đến kinh phí đầu tư cao, kinh phí vận hành hệ thống
cao. Vì vậy để xử lý có hiệu quả cần áp dụng các biện pháp giảm thiểu và phân
luồng các dòng thải để xử lý theo đặc trưng của mỗi dòng thải phù hợp.
Căn cứ vào điều kiện thực tế Nhà máy có diện tích đất dự trữ lớn, hiện
nay Nhà máy đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp
sinh học. Quy mô hệ thống xử lý của Nhà máy gồm:
Bảng.1.2. Số lượng hạng mục công trình hệ thống xử lý nước thải
STT Tên hạng mục Số lượng
1 Bể lắng cát 1
2 Bể lắng tách protein 2
3 Song chắn rác 1
4 Hồ kỵ khí 3
5 Hồ tùy nghi 1
6 Hồ hiếu khí 1
7 Hồ ổn định 1
Hiện tại hệ thống xử lý nước thải của nhà máy sản xuất tinh bột sắn -
Công ty Cổ phần Thịnh Phát được vận hành ổn định, chất lượng nước thải sau
xử lý đạt QCVN 24:2009/BTNMT (cột B).
IV. Cơ sở pháp lý xây dựng báo cáo:

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật – Tài nguyên & Môi trường Gia Lai
Báo cáo xả thải vào nguồn nước Nhà máy sản xuất tinh bột sắn - Công ty cổ phần Thịnh Phát

- Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu
lực từ ngày 01/07/2006.
- Luật Tài nguyên nước được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam thông qua ngày 20/05/1998.
- Luật đất đai được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
thông qua ngày 26/11/2003.
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP, ngày 27/07/2004 của Chính phủ quy
định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải
vào nguồn nước.
- Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, ngày 17/03/2005 của Chính phủ quy định
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Tài nguyên nước.
- Nghị định số 67/2003/NĐ-CP, ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí
bảo vệ Môi trường đối với nước thải
- Nghị định số 04/2007/NĐ-CP, ngày 08/01/2007 của Chính phủ về việc
sữa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 67/2003/NĐ-CP.
- Thông tư 02/2005/TT-BTNMT, ngày 24/06/2005 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 149/2004/NĐ-CP, ngày
27/07/2004 của Chính phủ.
- Thông tư 05/2005/TT-BTNMT, ngày 22/7/2005 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, ngày
17/3/2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Tài
nguyên nước.
- Thông tư 07/2007/TT-BTNMT, ngày 03/07/2007 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi
trường cần xử lý.
- Thông tư 02/2009/TT-BTNMT, ngày 19/03/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường Quy định khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước.

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật – Tài nguyên & Môi trường Gia Lai
Báo cáo xả thải vào nguồn nước Nhà máy sản xuất tinh bột sắn - Công ty cổ phần Thịnh Phát

- Quyết định số 16/2008/BTNMT, ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và


Môi trường V/v Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường.
- Quyết định số 56/2006/QĐ-UBND, ngày 07/08/2006 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Gia Lai về việc Ban hành Quy định cấp phép thăm dò, khai thác sử
dụng Tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh.
V. Tài liệu sử dụng xây dựng báo báo:
- Tài liệu về điều tự nhiên kinh tế xã hội khu vực dự án.
- Khảo sát hiện trạng môi trường nền khu vực dự án.
- Khảo sát, lấy mẫu, đo đạc và phân tích chất lượng nước.
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM).
VI. Phương pháp tổ chức thực hiện báo cáo:
Chủ đầu tư: Công ty Cổ Phần Thịnh Phát
Đại diện: Chức vụ: Tổng giám đốc
Địa chỉ: Thôn Nhơn Tân - xã H’Ra - huyện Mang Yang - tỉnh Gia Lai.
Số điện thoại: 059.895959 Fax: 059.895958
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường Gia Lai.
Đại diện: Ông: Võ Văn Miền Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ: 110A, đường Phạm Văn Đồng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Danh sách những người trực tiếp tham gia lập đề án xả thải
Năm Năm Trình độ
Stt Họ và tên Chức vụ
Sinh Công tác chuyên môn
I Cán bộ quản lý
1 Võ Văn Miền 1964 28 Cử nhân kinh tế Giám đốc
II Chủ nhiệm khảo sát
Cử nhân khoa học (Địa
Chuyên viên kỹ
1 Chu Văn Trang 1980 6 lý Tài nguyên và Môi
thuật
trường)
III Cán bộ trực tiếp thực hiện

Kỹ thuật
1 Nguyễn Văn Tâm 1987 2 Kỹ sư môi trường
môi trường

Kỹ thuật
2 Nguyễn Đình Hữu 1986 2 Kỹ sư môi trường
môi trường

10

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật – Tài nguyên & Môi trường Gia Lai
Báo cáo xả thải vào nguồn nước Nhà máy sản xuất tinh bột sắn - Công ty cổ phần Thịnh Phát

Kỹ sư Công nghệ môi Chuyên viên kỹ


3 Nguyễn Trường Duy 1983 3
trường thuật
Cử nhân khoa học (Địa
Chuyên viên kỹ
4 Lê Minh Sơn 1985 3 lý Bản đồ và Viễn
thuật
thám)
Kỹ sư Công nghệ môi Chuyên viên kỹ
5 Phan Thị Hồng Quyên 1986 2
trường thuật

CHƯƠNG I
ĐẶC TRƯNG NGUỒN NƯỚC VÀ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH XỬ LÝ,
XẢ NƯỚC THẢI
I. Đặc trưng nguồn nước thải:
Theo công nghệ sản xuất tinh bột sắn của nhà máy và dựa vào tích chất
nước thải của từng công đoạn sản xuất, có thể xác định và phân chia thành các
dòng thải tùy vào mức độ ô nhiễm của mỗi dòng khác nhau.
Nước thải sinh ra từ dây chuyền sản xuất tinh bột sắn có các thông số đặc
trưng như: pH thấp, hàm lượng chất hữu cơ và vô cơ cao, thể hiện qua hàm
lượng chất rắn lơ lửng (SS), các chất dinh dưỡng chứa N, P, K, các chỉ số về nhu

11

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật – Tài nguyên & Môi trường Gia Lai
Báo cáo xả thải vào nguồn nước Nhà máy sản xuất tinh bột sắn - Công ty cổ phần Thịnh Phát

cầu oxy sinh hoá học (BOD), nhu cầu oxy hoá học (COD), độ mầu... với nồng
độ rất cao, vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn môi trường. Nước thải được sinh ra
từ các công đoạn sản xuất chính sau đây:
● Bóc vỏ, mài củ, ép bã: Chứa một hàm lượng lớn cyanua, alcaloid,
antoxian, protein, xenluloza, pectin, đường và tinh bột.
● Lắng trích ly: Chứa tinh bột, xenluloza, protein thực vật, lignin và
cyanua, do đó có SS, BOD, COD rất cao, pH thấp.
● Rửa máy móc, thiết bị, vệ sinh nhà xưởng: Có chứa dầu máy, SS, BOD.
● Nước thải sinh hoạt (nước thải từ nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh) chứa
các chất cặn bã, SS, BOD, COD, các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh vật…
Thành phần nước thải Nhà máy sản xuất tinh bột sắn phụ thuộc vào quy
mô sản xuất, tổng mức đầu tư, trình độ công nghệ và hệ thống thiết bị xử lý
nước thải, quy trình vận hành và quan trắc môi trường. Tuy nhiên, nước thải sản
xuất tinh bột sắn ở các quy mô khác nhau, hầu như chưa đạt được tiêu chuẩn
nước thải công nghiệp của Việt Nam.

Nước mưa Nước thải


Nước II. Hệ thống
Sắn xử lý nước thải:
lát khô Sắn tươi
chảy tràn sinh hoạt
II.1. Sơ đồ hệ thống thu gom, xử lý nước thải của Nhà máy:
Nước thải
- Bóc vỏ
Bể tự hoại
- Rửa

Hệ thống Hệ thống
Nghiền
XLNT Thoát nước

Tích ly Nước vệ
Nước thải

sinh thiết bị
Suối
Ly tâm 12
Tách nước
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật – Tài nguyên & Môi trường Gia Lai
Tinh bột sắn
Báo cáo xả thải vào nguồn nước Nhà máy sản xuất tinh bột sắn - Công ty cổ phần Thịnh Phát

Hình 1.2. Sơ đồ hệ thống thu gom, xử lý nước thải


II.2. Hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy:
* Quy mô hệ thống xử lý:
Hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học tự nhiên của Nhà
máy sản xuất tinh bột sắn - Công ty Cổ phần Phú Hưng Thịnh với công suất
2.403,8 m3/ngày.đêm. Trong hệ thống xử lý hoạt động sống của vi sinh vật rất
đa dạng, các vi sinh vật tồn tại trong tự nhiên vô cùng phong phú. Chúng góp
phần không nhỏ vào quá trình tự làm sạch của nước thải, nước mặt trong sông,
hồ.
Nước thải từ Nước thải sản xuất, vệ
Khấy rửa củ sinh nhà xưởng

Bể lắng
* Quy trình công nghệ hệ thống xử lý:
Song chắn rác
Hồ kỵ khí 1

Bể lắng cát Hồ kỵ khí 2

Hồ tùy nghi Hồ kỵ khí 3

Hồ hiếu khí

Hồ hiếu khí

13
Hồ ổn định
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật – Tài nguyên & Môi trường Gia Lai

Suối
Báo cáo xả thải vào nguồn nước Nhà máy sản xuất tinh bột sắn - Công ty cổ phần Thịnh Phát

Hình 1.3. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải Nhà máy


Thuyết minh hệ thống xử lý nước thải:
+ Song chắn rác:
Song chắn rác dùng để giữ lại các chất thải rắn có kích thước lớn trong
nước thải để đảm bảo cho các thiết bị và công trình xử lý tiếp theo. Lượng rác
thải được giữ lại phụ thuộc vào khoảng cách giữa các thanh kim loại của song
chắn. Để tránh ứ đọng và làm tổn thất áp lục của dòng chảy vì thế phải thường
xuyên làm sạch song cắn rác bằng thủ công hoặc cơ giới.
+ Bể lắng cát:
Bể lắng cát để loại những hạt cặn vô cơ chứa trong nước thải mà chủ yếu
là cát dưới tác dụng của trọng lực. Nhiệm vụ của bể lắng cát là loại bỏ cặn thô,
nặng như: Cát, sỏi, mảnh vỡ thủy tinh, kim loại... để bảo vệ các thiết bị cơ khí dễ
bị mài mòn, giảm cặn nặng trong ở các công đoạn sau.
+ Bể lắng:
Nhằm tách các chất rắn lơ lửng có trong nước thải dựa trên nguyên tắc
lắng trọng lực. Ngoài việc loại bỏ các chất rắn lơ lửng, bể lắng còn có thể làm
giảm bớt tải lượng BOD5, COD cho công trình xử lý sinh học phía sau. Hiệu
suất của giai đoạn này có ảnh hưởng đến các giai đoạn xử lý phía sau
+ Hồ kỵ khí:

14

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật – Tài nguyên & Môi trường Gia Lai
Báo cáo xả thải vào nguồn nước Nhà máy sản xuất tinh bột sắn - Công ty cổ phần Thịnh Phát

Hồ kỵ khí được sử dụng để xử lý nước thải có nồng độ chất hữu cơ


caoTrong hồ kỵ khí, quá trình chuyển hóa chất bẩn chủ yếu diễn ra trong lớp cặn
lắng và lớp nước sâu thiếu oxy.
+ Hồ tùy nghi:
Hồ sinh học tùy nghi ngoài tầng hiếu khí phía trên hồ còn có các tầng kỵ
khí tùy tiện, kỵ khí lớp bùn cặn lắng phía dưới. Sơ đồ nguyên lý chuyển hóa chất
hữu cơ trong hồ sinh học tùy nghi được nêu trong hình sau:

O2 không khí Ánh sáng mặt trời

Tảo, vi
CO2, NO3,
khuẩn hiếu
O2 khí H2, H2S, CH4
1,5-2m
Vi khuẩn
yếm khí

Nước thải
Lớp bùn đáy Vùng yếm khí

Hình 1.4. Sơ đồ chuyển hoá trong hồ tuỳ nghi


Ôxi cung cấp cho quá trình chuyển hóa chất hữu cơ trong hồ chủ yếu là
do quang hợp của tảo và khuếch tán từ không khí qua bề mặt hồ. Ngoài ra các vi
khuẩn tùy tiện hoặc vi khuẩn kỵ khí còn sử dụng ôxi liên kết từ nitri, nitrat,
sunphat… để ôxi hóa các hợp chất hữu cơ
+ Hồ hiếu khí:
Là hồ mà ánh sáng mặt trời có thể xuyên qua nước xuống tận đáy. Ở hồ
này quá trình quang hợp của tảo được thực hiện trong toàn bộ tầng nước nên sự
khuếch tán oxy qua bề mặt và quang hợp là những yếu tố chính cung cấp oxy
cho nước. Chất hữu cơ được oxy hóa chủ yếu là nhờ hô hấp của vi khuẩn hiếu
khí.
+ Hồ ổn định:
15

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật – Tài nguyên & Môi trường Gia Lai
Báo cáo xả thải vào nguồn nước Nhà máy sản xuất tinh bột sắn - Công ty cổ phần Thịnh Phát

Hồ ổn định có tác dụng ổn định nồng độ và lưu lượng của nước thải trước
khi xả thải ra ngoài nguồn tiếp nhận. Ngoài ra hồ ổn định còn có tác dụng trong
việc khắc phục khi sự cố xảy ra trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước
thải.
III. Mô tả công trình xả nước thải:
- Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý đạt QCVN 24:2009 cột B sẽ theo
đường ống chảy ra suối (nguồn tiếp nhận).
- Phương thức xả thải: Tự chảy
- Chế độ xả thải: Liên tục
- Lưu lượng xả thải:
+ Lưu lượng xả thải trung bình: Qtb = 2.403,8 m3/ngày.đêm
+ Lưu lượng xả thải lớn nhất: Qmax = m3/ngày đêm

CHƯƠNG II
ĐẶC TRƯNG NGUỒN NƯỚC TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI
I. Mô tả nguồn tiếp nhận nước thải:
I.1. Tên, vị trí nguồn tiếp nhận nước thải:
Vị trí nguồn tiếp nhận nước thải: Tại dòng Suối liền kề thuộc 1 nhánh
sông lưu vực Sông Yun trên địa phận Thôn Nhơn Tân - xã H’Ra - huyện Mang
Yang - tỉnh Gia Lai.
I.2. Đặt điểm tự nhiên:
I.2.1. Đặt điểm địa lý, địa hình, khí tượng thủy văn khu vực xả thải:
* Vị trí nhà máy:
Vi trí nhà máy sản xuất tinh bột sắn nằm trên địa phận thôn Nhơn Tân -
xã H’Ra - huyện Mang Yang - tỉnh Gia Lai. Có giới cận như sau:
16

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật – Tài nguyên & Môi trường Gia Lai
Báo cáo xả thải vào nguồn nước Nhà máy sản xuất tinh bột sắn - Công ty cổ phần Thịnh Phát

+ Phía Đông: Giáp đất đồi núi


+ Phía Tây: Giáp rừng cây cafê
+ Phía Bắc: Giáp đất hoa màu.
+ Phía Nam: Giáp đất đồi núi
* Địa lý - địa hình:
- Xung quanh Nhà máy là khu vực rộng rãi, thoáng gió, cách xa khu dân
cư gần nhất là 1km về phía Bắc là nơi có hướng gió tần suất cao, tốc độ cao.
- Đường giao thông thuận lợi, liền kề đường 19 thuận lợi cho việc vận
chuyển nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm và thông tin liên lạc
- Nằm cạnh đường dây cung cấp điện lưới điện quốc gia sẽ thuận lợi cho
việc sử dụng nguồn điện cho Nhà máy
- Địa hình tương đối bằng phẳng, có độ dốc tự nhiên khoảng 3%, thấp dần
về phía sưới Ayun 800m, thuận lợi cho việc sử dụng nước sông cho sản xuất
nhưng cũng có điều kiện tốt để xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường Việt
Nam trước khi thải ra môi trường.
* Đặc điểm về khí tượng thủy văn khu vực xả thải:
- Nhiệt độ không khí:
Theo thống kê của trạm khí tượng Pleiku, nhiệt độ trung bình của các năm
gần đây trên địa bàn thực hiện dự án được trình bày trong bảng sau:
Bảng 2.1. Nhiệt độ không khí trung bình tại khu vực Nhà máy trong các
năm gần đây ( oC)
Tháng 2005 2006 2007 2008 Trung bình
I 18,9 20,1 19,5 21,8 17,8
II 22,1 21,2 21,1 19,8 21,0
III 22,3 22,9 23,3 19,2 21,9
IV 24,3 24,2 24,2 21,7 23,6
V 24,9 24,1 23,8 24,5 24,3
VI 23,8 24,1 24,0 23,0 23,7
VII 22,5 22,1 22,6 23,4 22,6
VIII 22,2 22,1 22,2 22,8 22,3
IX 22,8 22,7 22,9 22,5 22,7
X 22,4 22,1 21,7 22,4 22,1
17

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật – Tài nguyên & Môi trường Gia Lai
Báo cáo xả thải vào nguồn nước Nhà máy sản xuất tinh bột sắn - Công ty cổ phần Thịnh Phát

XI 21,7 21,9 19,9 22,4 21,5


XII 20,2 20,1 19,8 19,2 19,8
Cả năm 22,3 22,3 22,8 21,9 22,3
Nguồn: Trạm khí tượng thuỷ văn Pleiku, 2008
- Nắng và bức xạ nhiệt:
Theo thống kê của trạm khí tượng Pleiku, số giờ nắng trung bình của các
năm gần đây trên địa bàn thực hiện dự án được trình bày trong bảng sau:
Bảng 2.2. Số giờ nắng trung bình trong các năm gần đây (giờ)

Tháng 2006 2007 2008 Trung bình


I 201,4 245,0 83,20 176,5
II 252,7 268,2 241,0 254,0
III 258,4 213,6 251,5 241,2
IV 239,7 233,9 251,7 241,8
V 223,2 207,1 175,5 201,9
VI 211,4 184,5 198,8 198,2
VII 88,0 144,5 184,5 139,0
VIII 94,7 95,0 153,1 114,3
IX 160,4 129,8 122,7 137,6
X 229,3 140,3 161,3 177,0
XI 256,5 131,1 156,9 181,5
XII 239,0 253,5 201,0 231,2
Cả năm 2.454,7 2.246,8 2.181,2 2.294,2
Nguồn: Trạm khí tượng thuỷ văn Pleiku, 2008
- Độ ẩm:
Một số đặc trưng về độ ẩm không khí tại khu vực Nhà máy:
+ Độ ẩm bình quân : 82%
+ Độ ẩm bình quân tháng cao nhất : 92%
+ Độ ẩm bình quân tháng thấp nhất : 70%
- Lượng mưa:
Lượng mưa trung bình tháng các năm 2006, 2007, 2008 huyện Mang Yang
được trình bày trong bảng tổng hợp sau:
Bảng 2.3. Lượng mưa trung bình trong các năm gần đây (mm)
Tháng 2006 2007 2008 Trung bình
18

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật – Tài nguyên & Môi trường Gia Lai
Báo cáo xả thải vào nguồn nước Nhà máy sản xuất tinh bột sắn - Công ty cổ phần Thịnh Phát

I 0,1 - 0,5 0,2


II - - 0,6 0,2
III 46,3 31,3 2,5 26,7
IV 64,6 48,5 119,20 77,4
V 151,6 305,7 332,9 263,4
VI 202,2 209,1 68,9 160,1
VII 649,2 443,7 187,1 426,7
VIII 525,9 522,2 413,9 487,3
IX 337,5 258,1 228,9 274,8
X 201,9 327,2 140,1 223,1
XI 2.0 167,7 83,4 84,4
XII 3,9 - 4,3 2,7
Cả năm 2.185,2 2.313,5 1.642,3 2.047
(Nguồn: Trạm khí tượng thuỷ văn Pleiku, 2008)
- Tốc độ gió:
Mùa mưa hướng gió chủ đạo là Nam và Tây Nam. Mùa khô hướng gió
chủ đạo là Bắc và Đông Bắc, tốc độ gió trung bình tháng và tốc độ cực đại được
ghi nhận tại trạm khí tượng Pleiku được trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.4. Tốc độ gió trung bình và lớn nhất (m/s)

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII


Trung
3,8 3,7 3,4 3,0 3,0 3,7 4,0 3,9 3,4 3,3 3,8 4,0
bình
Lớn nhất 17 20 18 21 17 22 18 20 17 15 17 18
Nguồn: Trạm khí tượng thuỷ văn Pleiku, 2008
Tốc độ gió trung bình là 3 - 4 m/s, lớn nhất có thể đạt tới 22 m/s.
I.2.2. Chế độ thủy văn nguồn tiếp nhận nước thải:
Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý của Nhà máy sẽ được xả thải vào
suối liền kề của Nhà máy. Suối này thuộc 1 nhánh của lưu vực Sông Ayun,
huyện Mang Yang, Sông này là Sông lớn lớn nhất của Sông Ba bắt nguồn từ
đỉnh Kông Qua Bon cao 1.719 m ở huyện Mang Yang, Chư Sê, Ayun Ba đổ vào
Sông Ba tại Cheo Leo. Dòng Sông chính của Sông Ayun dài 175 km, diện tích

19

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật – Tài nguyên & Môi trường Gia Lai
Báo cáo xả thải vào nguồn nước Nhà máy sản xuất tinh bột sắn - Công ty cổ phần Thịnh Phát

lưu vực 2.950 km2. Lưu lượng nước chảy qua gần khu vực Nhà máy khoảng từ
60 - 70 m3/s. Tốc độ dòng chảy thấp nhất là 1m/s.
I.3. Đặt điểm kinh tế - xã hội:

I.4. Mô tả các nguồn thải lân cận nhà máy:


(trong vòng bán kính 1km)
II. Chất lượng nguồn nước tiếp nhận:
(kết quả phân tích nước mặt dòng suối)

CHƯƠNG III
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN
NƯỚC
I. Tác động đến mục tiêu chất lượng nước của nguồn nước:
II. Tác động đến môi trường và hệ sinh thái thủy sinh:

III. Tác động đến chế độ thủy văn dòng chảy:


Với lưu lượng thải xả thải lớn nhất là 2.403,8 m3/ngày.đêm (0,0278 m3/s)
nhưng nhỏ hơn so với lưu lượng dòng chảy của Suối nên mức độ tác động đến
chế độ thủy văn dòng chảy là không lớn.
IV. Đánh giá các tác động tổng hợp:
Dòng xả thải của Nhà máy sản xuất tinh bột sắn - Công ty Cổ phần Phú
Hưng Thịnh có lưu lượng dòng thải nhỏ hơn so với Suối tiếp nhận và được xử lý
đạt tiêu chuẩn trước khi xả thải nên các ảnh hưởng như gây ô nhiễm môi trường
20

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật – Tài nguyên & Môi trường Gia Lai
Báo cáo xả thải vào nguồn nước Nhà máy sản xuất tinh bột sắn - Công ty cổ phần Thịnh Phát

nguồn tiếp nhận, loài thủy sinh… là không đáng kể. Đối với các chất ô nhiễm
còn lại sau khi hòa vào dòng tiếp nhận sẽ tiếp tục được làm sạch theo cơ chế tự
làm sạch tự nhiên.

CHƯƠNG IV
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU KHẮC PHỤC SỰ CỐ Ô NHIỄM
NGUỒN NƯỚC TIẾP NHẬN DO XẢ NƯỚC THẢI
I. Kế hoạch giảm thiểu ô nhiễm và khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn
nước tiếp nhận nước thải:
+ Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước thải:
Để giảm thiểu nguồn ô nhiễm nước thải Công ty đã tuân thủ đúng Luật
bảo vệ môi trường tiến hành xây dựng hệ thống xử lý nước thải trước khi xả thải
ra môi trường ngay từ khi Công ty đi vào hoạt động.
Qua kết quả phân tích thực tế chất lượng nước thải sau khi xử lý của nhà
máy cho thấy hầu hết các thông số đều dưới mức quy định xả thải (theo QCVN
24:2009/BTNMT). Tuy nhiên để hạn chế đến mức tối đa khả năng ảnh hưởng sự
cố xảy ra do quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải, chúng tôi sẽ thực hiện
các biện pháp sau:

21

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật – Tài nguyên & Môi trường Gia Lai
Báo cáo xả thải vào nguồn nước Nhà máy sản xuất tinh bột sắn - Công ty cổ phần Thịnh Phát

- Cán bộ vận hành hệ thống xử lý phải có tình độ chuyên môn, thường


xuyên theo dõi quá trình xử lý của hệ thống xử lý nước thải. Có biện pháp khắc
phục kịp thời khi có sự cố xảy ra.
- Nước thải sẽ được bổ sung Clo vào hồ ổn định nằm tiêu diệt vi khuẩn
gây bệnh (E.Coli, Coliform…) trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Trong trường hợp nước thải của Nhà máy gây ảnh hưởng đến chất lượng
nước Suối hoặc người dân sử dựng trực tiếp nguồn nước, Nhà máy sẽ bồi
thường thiệt hại theo giá trị thị trường tại thời điểm xảy ra sự cố.
+ Dự trù kinh phí và thời hạn thực hiện kế hoạch giảm thiểu nguồn nước
thải:
Công ty đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải với kinh phí
998.294.857 đồng. Sau khi đi vào hoạt động sẽ xử lý nước thải của Công ty đạt
tiêu chuẩn Môi trường. Vì vậy, góp phần đảm bảo chất lượng nguồn nước mặt
gần khu vực xả thải.
II. Chương trình quan trắc và kiểm soát nước thải và nguồn tiếp
nhận:
II.1. Quan trắc quy trình vận hành xử lý nước thải và chất lượng nước
trước và sau xử lý:
- Trong quá trình vận hành giai đoạn đầu Công ty cùng với đơn vị xây
dựng hệ thống xử lý quan trắc từng công đoạn xử lý cho đến khi cả hệ thống đi
vào hoạt động ổn định. Công ty chúng tôi có tổ chức vận hành hệ thống xử lý
nước thải và thường xuyên kiểm tra nhật ký vận hành; kiểm tra hệ thống thu
gom, xử lý nước thải đảm bảo hệ thống luôn hoạt động và nước thải đạt tiêu
chuẩn môi trường trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận.
- Hằng ngày, công nhân vận hành hệ thống xử lý phải kiểm tra pH, COD,
BOD, SS tại cửa xả thải nếu có hiện tượng vượt chỉ tiêu so với QCVN
24:2009/BTNMT (cột B) thì phải tạm ngừng xả thải và tiến hành kiểm tra lại hệ
thống xử lý để có giải pháp kịp thời.

22

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật – Tài nguyên & Môi trường Gia Lai
Báo cáo xả thải vào nguồn nước Nhà máy sản xuất tinh bột sắn - Công ty cổ phần Thịnh Phát

- Định kỳ hàng tháng Nhà máy sẽ lấy mẫu tại vị trí các bể xử lý để đánh
giá khả năng xử lý để có biện pháp khắc phục kịp thời.
II.2. Quan trắc chất lượng nước:
Để tiến hành quan trắc chất lượng nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải
Nhà máy tiến hành thực hiện chương trình quan trắc như sau:

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


I. Kết luận
Công ty Cổ phần Thịnh Phát là một trong những Công ty sản xuất tinh bột
sắn tại Việt Nam. Đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế của tỉnh Gia Lai nói
chung và huyện Mang Yang nói riêng song song với việc phát triển kinh tế Công
ty đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải để đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường
theo các quy định hiện hành.
Báo cáo xả thải Nhà máy tinh tinh bột sắn - Công ty Cổ phần Thịnh Phát
đã đánh giá hiện trạng chất lượng nguồn nước thải, nguồn nước tiếp nhận nước
thải, đánh giá tác động của việc xả nước thải và đưa ra các biện pháp giảm thiểu
để giải quyết tình trạng ô nhiễm trong quá trình sản xuất tinh bột sắn; đồng thời
đảm bảo xử lý nước thải đạt quy chuẩn cho phép.
Công ty Cổ phần Thịnh Phát cam kết sẽ giám sát định kỳ chất lượng nước
tại cửa xả nước thải Nhà máy của Công ty theo những quy định hiện hành;
Thực hiện đúng cam kết bảo vệ Môi trường.
23

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật – Tài nguyên & Môi trường Gia Lai
Báo cáo xả thải vào nguồn nước Nhà máy sản xuất tinh bột sắn - Công ty cổ phần Thịnh Phát

II. Kiến nghị


Để thực hiện tốt hơn các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước
theo quy định, Nhà máy sản xuất tinh bột sắn - Công ty Cổ phần Thịnh Phát
kính đề nghị UBND, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Gia Lai xem xét thẩm
định, phê duyệt và cấp giấy phép xả nước thải cho Công ty.

24

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật – Tài nguyên & Môi trường Gia Lai

You might also like