You are on page 1of 13

2.

1 Sự cần thiết của một nhà đóng gói

Sau khi thu hoạch, trái cây và rau cần có sự chuẩn bị trước khi mang đi bán. Điều này có thể được thực
hiện ở trang trại hoặc ở các cấp độ bán lẻ, bán buôn hoặc chuỗi siêu thị. Bất kể điểm đến là gì, sự chuẩn
bị cho thị trường “mới” bao gồm bốn hoạt động cơ bản chính:

1. Loại bỏ các đơn vị không bán được

2. Phân loại (theo màu sắc, kích thước)

3. Phân hạng

4. Đóng gói

Bất kỳ công việc chuẩn bị (thu xếp) nào mà làm giảm đi lượng việc phải xử lý sẽ giúp hỗ trợ giảm chi phí
sản xuất và giảm tổn thất về chất lượng nông sản. Do đó, sự chuẩn bị trước cho thị trường buôn bán tốt
nhất là được thực trên cánh đồng. Tuy nhiên, điều này chỉ thực sự có thể thực hiện được với các sản
phẩm còn non (chưa chín) hoặc dễ hư hỏng hay với sản lượng nhỏ để cung cấp cho các thị trường lân
cận. Sản phẩm cần được vận chuyển đến nhà đóng gói (packinghouse) hoặc kho đóng gói (packing shed)
trong các trường hợp sau: Đối với các quy trình hoạt động lớn, thị trường ở xa hoặc thị trường khó tính
hay yêu cầu các sản phẩm phải có các thao tác xử lí đặc biệt như rửa, đánh bóng, tẩy, ủ chín có kiểm
soát, làm lạnh, bảo quản hoặc bất kỳ loại xử lí đặc biệt nào khác.

Hai hệ thống này (sự chuẩn bị trên cánh đồng với sự chuẩn bị ở nhà đóng gói) không loại trừ lẫn nhau.
Trong nhiều trường hợp, một phần công việc chuẩn bị trên cánh đồng sẽ được hoàn thành sau đó ở
trong nhà đóng gói. Do việc xử lí các đơn vị không bán được rất lãng phí thời gian và tiền bạc nên việc
lựa chọn sơ bộ trái cây và rau quả luôn được thực hiện trên cánh đồng. Bằng cách này, các sản phẩm có
thiếu sót, hư hại hoặc bệnh tật nghiêm trọng sẽ được loại bỏ.

Rau diếp là một ví dụ về việc chuẩn bị trước trên cánh đồng nơi mà một nhóm ba công nhân đang cắt,
chuẩn bị và đóng gói (Hình 22). Đối với các thị trường ở xa, những cái hộp được chuẩn bị sẵn trên cánh
đồng, chúng được đưa đến nhà đóng gói để xếp hàng, làm lạnh sơ bộ và đôi khi được bảo quản lạnh
trước khi vận chuyển đi nơi khác. Kho đóng gói di động cung cấp một giải pháp thay thế cho việc này,
giúp xử lý khối lượng lớn công việc trong khoảng thời gian giới hạn. Đội thu hoạch sẽ hỗ trợ cho dây
chuyền phân loại và đóng gói di động (Hình 23). Sau khi hoàn thành việc chất hàng lên xe tải, lô hàng sẽ
được vận chuyển đến thị trường đích. Trong thu hoạch cơ giới hóa, sản phẩm được vận chuyển đến nhà
đóng gói (Hình 24), nơi mà sản phẩm chuẩn bị được đưa ra thị trường. Trong nhiều trường hợp, đội thu
hoạch sẽ sử dụng một chuỗi dây chuyền kiểm tra để lựa chọn sơ bộ sản phẩm trên cánh đồng.
Hình 22: Rau diếp được chuẩn bị cho thị trường “mới”

Hình 23: Cần tây được chuẩn bị cho thị trường nhờ kho đóng gói di động
Hình 24: Thu hoạch cà chua bằng máy

2.2 Nhà đóng gói (The packhouse)

Nhà đóng gói cho phép thực hiện các quy trình hoạt động đặc biệt. Một ưu điểm khác (so với chuẩn bị
trước tại cánh đồng) là sản phẩm có thể được chuẩn bị liên tục trong 24 giờ bất kể thời tiết. Các hiệp hội
nông dân, hợp tác xã, hoặc thậm chí các tổ chức cộng đồng có thể thu nhận tối đa lợi ích với khả năng
xử lý khối lượng lớn nông sản của nhà đóng gói.

Quy mô và mức độ phức tạp của kho đóng gói (packing shed) phụ thuộc vào các yếu tố sau: sản lượng
cây trồng được chế biến, vốn đầu tư, mục đích sử dụng kho đóng gói. Các kho đóng gói bao gồm từ chòi
làm bằng rơm đến các cơ sở máy móc tự động hóa cao. Trong một số trường hợp, các phòng lưu trữ sản
phẩm cũng như phòng bán hàng được sát nhập vào kho đóng gói.

Nhà đóng gói có thể được định nghĩa là một nơi bảo vệ khỏi thời tiết cho cả sản phẩm và nhân viên làm
việc. Nó được thiết kế theo cách mà sản phẩm được chuẩn bị trong một quy trình vận hành tập trung. Ở
một mức độ nào đó, điều này tương tự như một dây chuyền lắp ráp trong nhà máy, nơi nguyên liệu thô
từ cánh đồng trải qua một chuỗi các hoạt động để tạo ra sản phẩm đóng gói cuối cùng.

2.2.1 Những lưu ý chung về thiết kế

Nhà đóng gói cần phải nằm gần khu vực sản xuất và dễ dàng đi ra ngoài đường chính hoặc đường cao
tốc. Nó cũng cần phải có một lối vào chính diện để tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp và giao
hàng. Hơn nữa, nó cần phải đủ lớn để có thể mở rộng trong tương lai hoặc bổ sung thêm các cơ sở mới.
Bên ngoài cũng cần có đủ không gian để tránh ùn tắc xe ra vào. Các tòa nhà phải được thiết kế sao cho
đảm bảo có đủ bóng râm phần lớn thời gian trong ngày ở khu vực bốc dỡ hàng hóa. Chúng cũng cần
được thông gió tốt vào mùa hè và che chắn tốt vào mùa đông.
Nhà đóng gói thường được xây dựng bằng vật liệu rẻ tiền. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải tạo ra một
môi trường thoải mái cho cả người sản xuất và người lao động. Do điều kiện môi trường không phù hợp
có thể dẫn đến việc giảm chất lượng sản phẩm nhanh chóng. Ngoài ra, điều kiện làm việc không thoải
mái cho nhân viên cũng có thể dẫn đến tình trạng xử lí sản phẩm một cách “thô bạo”.

Nhà đóng gói cần có không gian đủ lớn để cho việc lưu thông diễn ra thuận lợi, còn cần thêm sải dốc
(ramp) để thuận tiện cho việc bốc dỡ hàng hóa. Cửa ra vào và không gian phải đủ rộng để có thể sử
dụng xe nâng. Khu vực tiếp nhận phải đủ rộng để có thể chứa được lượng sản phẩm trong cả một ngày
làm việc. Lý do chính của vấn đề này là để giữ cho nhà đóng gói vẫn hoạt động bình thường ngay cả
trong trường hợp dòng sản phẩm bị gián đoạn (mưa, sự cố máy móc, …)

Điện rất quan trọng đối với trang thiết bị, máy làm lạnh và đặc biệt là cho chiếu sáng. Vì các nhà đóng
gói thường làm việc kéo dài nhiều giờ hoặc thậm chí liên tục trong thời gian thu hoạch, nên ánh sáng (cả
cường độ và chất lượng) là rất quan trọng trong việc xác định các khiếm khuyết trên bàn kiểm tra
(inspection table). Đèn chiếu sáng nên được đặt thấp hơn tầm mắt của người công nhân để tránh tình
trạng gây chói mắt và mỏi mắt (Hình 25). Cường độ ánh sáng phải nằm trong khoảng từ 2 000-2 500 lx
đối với các sản phẩm có màu sáng nhưng phải từ 4 000-5 000 lx đối với các sản phẩm có màu tối hơn.
Khu vực làm việc chung và toàn bộ nhà kho cần có hệ thống chiếu sáng. Điều này là để tránh tình trạng
tương phản gây ra bởi các vùng không có ánh sáng và vùng có ánh sáng, dẫn đến hiện tượng “mù tạm
thời” khi mắt ngước lên. Màu sắc xám và bề mặt không bóng loáng là yêu cầu đối với trang thiết bị, băng
chuyền và trang phục. Bằng cách này, các khiếm khuyết trên sản phẩm sẽ không bị che lấp bởi sự phản
xạ của ánh sáng. Nó cũng giúp giảm tình trạng mệt mỏi cho đôi mắt của công nhân.

Nguồn cấp nước tốt là điều rất quan trọng trong việc rửa sản phẩm, xe tải, thùng hàng và thiết bị, cũng
như để dumping (hoạt động đưa sản phẩm vào nhà kho). Trong một số trường hợp, cần làm mát bằng
hệ thống Hydro-cooling. Ngoài ra, việc cung cấp nước đầy đủ cho hệ thống xử lý nước thải cũng rất quan
trọng.

Các văn phòng hành chính phải được bố trí ở những khu vực sạch sẽ, yên tĩnh và nếu có thể thì nên
được đặt ở trên cao. Điều này sẽ giúp quan sát được toàn bộ các quy trình hoạt động đang diễn ra.
(Hình 26). Các nhà đóng gói cần phải có phòng thí nghiệm để phân tích chất lượng sản phẩm.

Dựa trên bố cục của tòa nhà, điều quan trọng là phải thiết kế một sơ đồ cho sự di chuyển của sản phẩm
xuyên suốt nhà đóng gói và các hoạt động được thực hiện trong toàn bộ quy trình. Việc điều phối công
việc phải được giảm thiểu và chuyển động của sản phẩm phải luôn theo một hướng mà không được cắt
ngang. Có thể thực hiện đồng thời các quy trình hoạt động, chẳng hạn như làm việc đồng thời trên các
quy mô hoặc các giai đoạn khác nhau.

2.2.2 Những lưu ý chung về quy trình hoạt động

2.2.2.1 Khu tiếp nhận

Các quy trình chuẩn bị và đóng gói phải được điều chỉnh phù hợp để giảm thiểu thời gian dư thừa giữa
quá trình thu hoạch và vận chuyển sản phẩm đã đóng gói. Khu tiếp nhận là khu vực thường xuyên xảy ra
tình trạng chậm trễ (Hình 27) và sản phẩm cần được bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt.
Sản phẩm thường được cân hoặc đong đếm trước khi nhập vào nhà máy và trong một số trường hợp,
cần được lấy mẫu để phân tích chất lượng (Hình 28). Hồ sơ cần được lưu trữ, đặc biệt là khi cung cấp
dịch vụ cho các nhà sản xuất khác.
Sự chuẩn bị cho thị trường “mới” bắt đầu bằng việc đưa sản phẩm vào dây chuyền cung ứng của nhà
đóng gói. Dumping có thể ở dạng khô (Hình 29) hoặc nước (Hình 30). Trong cả hai trường hợp, điều
quan trọng là phải có bộ giảm tốc độ rơi để giảm thiểu hư hại cũng như kiểm soát dòng chảy của sản
phẩm. Sản phẩm sẽ ít bị bầm hơn khi được nhúng vào nước, điều này dùng cho các loại trái cây có khả
năng nổi tự do. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào cũng chịu được ẩm ướt. Một sản phẩm có tỷ trọng
riêng thấp hơn nước sẽ nổi, nhưng với các sản phẩm khác, muối (natri sunfat) được pha vào trong nước
để cải thiện sự nổi của sản phẩm.

Hình 25: Chiếu sáng ngang tầm mắt gây chói mắt và mỏi mắt. Các thiết bị chiếu sáng cũng nên được che
đậy để tránh thủy tinh găm vào sản phẩm nếu bị vỡ

Sản phẩm được nhúng trong nước sẽ giúp loại bỏ hầu hết các chất bụi bẩn từ cánh ruộng. Để làm sạch
triệt để, cần phải rửa và chải sản phẩm nhiều hơn. Rửa bằng nước cho phép sản phẩm duy trì độ sạch và
không có đất, thuốc trừ sâu, mảnh vụn thực vật và các bộ phận thối rữa. Tuy nhiên, trong một số trường
hợp, điều này là không thể do không có đủ nước để sử dụng. Nếu sử dụng nước dưới dạng tuần hoàn,
nước này cần được lọc và loại bỏ cặn bẩn.
Hình 26: Các văn phòng quản trị trên cao cho phép giám sát quy trình hoạt động

Hoạt động Dumping và rửa nước với nồng độ 50-200 ppm clo hoạt tính giúp loại bỏ bào tử nấm và vi
khuẩn trên bề mặt quả bị bệnh. Sự khử trùng bằng clo ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn trên trái cây. Ngoài ra,
sản phẩm cần tránh bị bầm dập vì đây là nơi xâm nhập của các sinh vật gây thối rữa. Ở độ sâu lớn hơn
30 cm và trong thời gian dài hơn 3 phút, nước có xu hướng xâm nhập vào bên trong trái cây, đặc biệt là
những trái rỗng như ớt. Nhiệt độ nước cũng góp phần vào quá trình thẩm thấu. Khuyến cáo rằng nhiệt
độ trái cây nên thấp hơn chất lỏng ít nhất 5 ° C.

Hình 27: Cần tránh sự chậm trễ khi tiếp nhận hoặc giao hàng, đặc biệt là khi sản phẩm được phơi dưới
ánh nắng mặt trời

2.2.2.2 Loại bỏ phế phẩm

Sau khi Dumping, hoạt động đầu tiên tiếp theo thường là loại bỏ vật liệu không bán được. Điều này là do
việc xử lý các đơn vị không thể bán sẽ rất tốn kém. Loại bỏ phế phẩm được thực hiện trước khi xác định
kích cỡ và phân loại. Lựa chọn sơ cấp là một trong bốn thao tác cơ bản được thực hiện trên cánh đồng.
Bước này bao gồm việc loại bỏ các đơn vị quá chín, quá nhỏ, bị hư hỏng nặng, biến dạng hoặc thối rữa.

Sản phẩm rất nhỏ thường được loại bỏ cơ học bằng lưới lọc, dây đai hoặc chuỗi dây chuyền được định
cỡ trước. Các đơn vị bị thâm tím, thối rữa, mất dạng, héo lá hoặc vàng lá thường được loại bỏ bằng tay.
Tỏi và hành tây được tỉa ngọn để loại bỏ các tán lá khô bám vào củ bằng thiết bị đặc biệt (Hình 31) và ở
nhiều loại cây trồng, đất và các chất khác được loại bỏ bằng cách chải (Hình 32). Ở những loại cây trồng
có thể ngâm nước, có thể sử dụng phương pháp nổi khác nhau để phân tách các phần loại bỏ. Ngoài ra,
chất tẩy rửa và bàn chải có thể được sử dụng để loại bỏ đất, nhựa mủ, côn trùng, thuốc trừ sâu ... Trái
cây sạch nên được làm khô bằng việc hút nước hoặc không khí nóng.
Vỏ cũng như các bộ phận khác của thực vật từ việc cắt, gọt, tỉa, dập nát, quả hư hại đều có thể dùng làm
thức ăn cho gia súc. Mặc dù chúng cung cấp một nguồn năng lượng tốt và ngon, nhưng hàm lượng nước
cao khiến chúng trở nên cồng kềnh và tốn kém khi vận chuyển. Thêm vào đó, giá trị dinh dưỡng của
chúng ít hơn so với các nguồn thực phẩm khác. Điều này là do hàm lượng protein và chất khô của chúng
thấp (về khối lượng). Việc đưa chúng vào chế độ ăn uống phải theo đúng tỷ lệ để tránh các vấn đề về
tiêu hóa. Một nhược điểm khác là trong nhiều trường hợp, chúng rất dễ hỏng và không thể bảo quản
được. Khi đã bị hỏng thì chúng không thể được sử dụng làm thức ăn cho động vật, mà được chế biến
thành hỗn hợp hữu cơ cải tạo đất.

Hình 28: Lấy mẫu kiểm tra chất lượng trước khi phân loại

2.2.2.3 Định cỡ

Định cỡ là một hoạt động cơ bản khác được thực hiện trong nhà đóng gói và có thể được thực hiện
trước hoặc sau khi phân loại theo màu sắc. Cả hai thao tác này phải luôn được thực hiện trước khi phân
loại. Điều này sẽ giúp việc xác định các đơn vị có khiếm khuyết dễ dàng hơn trên một sản phẩm đồng
nhất, về kích thước hoặc màu sắc.

Có hai hệ thống cơ bản - theo trọng lượng hoặc kích thước (đường kính, chiều dài hoặc cả hai). Các sản
phẩm hình cầu hoặc gần giống hình cầu như quả nho, cam, hành tây và các loại khác, có lẽ là những sản
phẩm dễ phân loại theo kích cỡ nhất. Một số cơ chế đã có sẵn: Từ màn lưới đến dây đai phân kỳ (Hình
33) hoặc các con lăn giúp cho khoảng cách giữa sản phẩm được tăng lên (Hình 34). Việc định cỡ cũng có
thể được thực hiện thủ công bằng cách sử dụng các vòng có đường kính đã biết (Hình 35). Việc phân loại
theo trọng lượng được thực hiện ở nhiều loại cây trồng với các khay nhạy cảm với trọng lượng. Những
khay này sẽ tự động di chuyển trái cây lên một vành đai khác, giúp tập hợp tất cả các đơn vị có cùng khối
lượng (Hình 36).
Hình 29: Chanh được Dumping vào ở dạng khô (Ảnh: P. A. Gómez, INTA E.E.A. Balcarce)

2.2.2.4 Phân hạng

Trong số bốn thao tác cơ bản, đây có lẽ là thao tác quan trọng nhất. Nó bao gồm phân loại sản phẩm
theo cấp độ hoặc chất lượng. Có hai hệ thống chính đó là: tĩnh và động. Hệ thống tĩnh phổ biến trong
các loại nông sản còn non hoặc có giá trị cao. Tại đây, sản phẩm được đặt trên bàn kiểm tra, nơi người
phân loại sẽ loại bỏ các đơn vị không đáp ứng các yêu cầu đối với loại chất lượng hoặc cấp độ (Hình 37).
Hệ thống động có lẽ phổ biến hơn nhiều. Tại đây, sản phẩm di chuyển dọc theo một vành đai phía trước
máy phân loại để loại bỏ các đơn vị có khiếm khuyết (Hình 38). Sản phẩm đạt chất lượng cao nhất sẽ di
chuyển theo dòng chảy chính. Thường thì các đơn vị chất lượng cấp hai và cấp ba được mang ra và đặt
lên các đai khác. Điều này giúp cho khối lượng công việc được xử lí trên một đơn vị thời gian sẽ đạt hiệu
quả cao hơn nhiều. Tuy nhiên, nhân sự cần được đào tạo bài bản ( do mỗi đơn vị sản phẩm chỉ tồn tại
vài giây trong tầm nhìn của người lao động). Có hai loại sai lầm phổ biến: loại bỏ các đơn vị chất lượng
tốt khỏi dòng chính và thường gặp hơn là không loại bỏ các sản phẩm có chất lượng kém.

Các sản phẩm không đạt yêu cầu chủ yếu dựa trên đánh giá về mặt thẩm mỹ và được xếp vào loại hai
hoặc thậm chí là loại ba. Chúng có thể được bán ở các cửa hàng ít đòi hỏi khắt khe hơn hoặc được sử
dụng làm nguyên liệu để chế biến.
Hình 30: Táo được Dumping ở dạng nước

Sản xuất quy mô nhỏ cần có khả năng đạt được tiêu chuẩn chất lượng tương đương hoặc thậm chí tốt
hơn so với các nhà máy công nghiệp lớn. Điều này không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được vì các
nhà máy công nghiệp có xu hướng sử dụng các giống và quy trình đặc biệt. Thêm vào đó, lượng sản
phẩm dư thừa cho thị trường “mới” và các sản phẩm dưới tiêu chuẩn không cung cấp nguồn nguyên liệu
thô đồng nhất. Năng suất công nghiệp kém cùng với công nghệ lạc hậu trong quá trình sản xuất có thể
dẫn đến chất lượng sản phẩm thay đổi. Tại thời điểm này, điều quan trọng cần nhấn mạnh là chất lượng
của một sản phẩm chế biến sẽ phụ thuộc vào cả chất lượng của nguyên liệu thô và quá trình sản xuất.

2.2.3 Các quy trình đặc biệt

Các quy trình này là dành cho hàng hóa đặc biệt. Chúng khác với các thao tác cơ bản vì chúng được thực
hiện trên mỗi loại cây trồng không phụ thuộc vào kích thước cũng như hiệu quả làm việc của nhà đóng
gói.

2.2.3.1 Phân loại màu

Thường được gặp trong trái cây và rau quả và có thể được thực hiện bằng hệ thống điện tử. Trái cây
thường được thu hoạch trong thời gian chín (Hình 39) và cần phải đồng đều nhau để mang đi bán. Thu
hoạch dựa trên độ chín trong một phạm vi nhất định giúp giảm bớt công việc cho hoạt động phân loại
màu sắc. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể thực hiện được đối với các quy trình với sản lượng nhỏ.
Hình 31: Tỉa ngọn hành trước khi phân loại

2.2.3.2 Đánh bóng

Một số loại trái cây như táo, dưa chuột, cam quýt, đào, xuân đào và những loại trái cây khác, được đánh
bóng vì những lý do sau: để giảm mất nước, cải thiện tuổi thọ sau thu hoạch của chúng bằng cách thay
thế lớp sáp tự nhiên được loại bỏ bằng cách rửa và để bịt các vết thương nhỏ được gây ra trong quá
trình xử lý. Sáp cũng được sử dụng như chất chứa một số loại thuốc diệt nấm hoặc chỉ để tăng độ bóng
và cải thiện vẻ ngoài. Các loại và công thức sáp khác nhau có sẵn.

Sáp có thể được sử dụng dưới dạng thuốc xịt, bằng cách ngâm hoặc theo các cách khác. Bàn chải mềm,
con lăn và các phương pháp khác được sử dụng để đảm bảo rằng bề mặt trái cây được xử lí kỹ lưỡng với
một kết cấu đồng đều. Sử dụng quá nhiều sáp có thể cản trở quá trình trao đổi khí của quả và gây ngạt
tế bào. Một số ví dụ cho việc sử dụng quá nhiều sáp là trái cây bị sậm màu bên trong và phát triển mùi vị
hoặc mùi khó chịu. Điều rất quan trọng hơn là loại sáp đó phải được phép sử dụng và an toàn cho con
người.

2.2.3.3 Làm chín (Degreening)

Nguyên nhân chính của hiện tượng còn xanh (chưa chín) là do điều kiện khí hậu trước khi thu hoạch. Ví
dụ, cam quýt thường đạt độ chín theo thương mại (commercial maturity) với các vết màu xanh lá cây
trên biểu bì (flavedo). Mặc dù không có gì khác các loại trái cây có màu sắc tương tự nhưng người tiêu
dùng cảm nhận được chúng chưa đủ chín và chưa đạt được hết hương vị. Quá trình làm chín bao gồm
sự phân hủy chất diệp lục để biểu hiện của các sắc tố tự nhiên bị che khuất bởi màu xanh. Trong các
buồng được xây dựng có mục đích, trái cây có múi được tiếp xúc từ 24 đến 72 giờ (tùy thuộc vào mức
độ xanh) trong môi trường có chứa ethylene (5-10 ppm) trong điều kiện thông gió được kiểm soát và độ
ẩm tương đối cao (90-95%). Điều kiện cấp độ là đặc thù của khu vực sản xuất. Artés Calero (2000)
khuyến nghị nhiệt độ 25-26 ° C đối với cam, 22-24 ° C đối với bưởi và chanh và 20-23 ° C đối với quýt.
Hình 32: Chà và loại bỏ bằng tay những quả hư trước khi phân loại. (Ảnh: S. Horvitz, INTA E.E.A.
Balcarce)

Hình 33: Định cỡ củ hành tây bằng các đai phân kỳ. Tốc độ khác nhau của dây đai làm cho bóng quay bên
cạnh việc chuyển động về phía trước đến điểm mà đường kính bóng bằng với độ phân cách của dây đai
Hình 34: Định cỡ với các con lăn tăng khoảng cách giữa chúng

Hình 35: Định cỡ với các vòng có đường kính đã biết (Ảnh: P. A. Gómez, INTA E.E.A. Balcarce)
Hình 36: Định cỡ theo trọng lượng

Hình 37: Hệ thống phân loại chất lượng tĩnh. Sản phẩm được đặt lên bàn kiểm tra, nơi các đơn vị bị lỗi sẽ
được loại bỏ

You might also like