You are on page 1of 14

CHƯƠNG 2.

QUÁ TRÌNH LAN TRUYỀN VÀ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT Ô NHIỄM


TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG

2.1 Tổng quan về vận chuyển chất ô nhiễm trong sông


Trong sông, chất ô nhiễm được vận chuyển chủ yếu do dòng chảy (quá
trình bình lưu), nhưng cũng chịu ảnh hưởng của quá trình phân tán, xáo trộn rối
và xáo trộn với các nhánh sông cũng như các quá trình khác, thí dụ như lắng
đọng và bị cuốn lên từ đáy sông.
Một số chất ô nhiễm vô cơ có tốc độ phân hủy rất chậm. Do vậy, nó chỉ
chịu ảnh hưởng của các quá trình bình lưu, nhưng cũng chịu ảnh hưởng của quá
trình phân tán, xáo trộn rối và xáo trộn với các nhánh sông cũng như các quá
trình khác, thí dụ như lắng đọng và bị cuốn lên từ đáy sông. Một số chất ô
nhiễm khác, đặc biệt là chất ô nhiễm hữu cơ, chịu ảnh hưởng của các quá trình
phân hủy sinh học, quá trình ô xy hóa và các quá trình sinh học và hóa học khác
nên thay đổi rất mạnh dọc theo sông.
2.2 Quá trình phân tán và quá trình rối trong sông
Vận tốc dòng chảy trên một mặt cắt sông thường là không đồng nhất. Dòng
chảy mạnh nhất ở khu vực giữa sông gần mặt và yếu nhất ở gần đáy và bờ. Tại
đáy và bờ sông, điều kiện dính làm vận tốc dòng chảy bằng 0 (Hình 2.1).

Hình 2.1 Phân bố vận tốc dòng chảy trong mặt cắt sông
Phân bố vận tốc dòng chảy trên mặt cắt sông tạo ra sự phân tán chất ô
nhiễm trong quá trình nó lan truyền trong môi trường nước sông. Quá trình phân
tán của chất ô nhiễm trong sông được giải thích như trong Hình 2.2. Giả sử ban
đầu tại mắt cắt ngang sông A, một lượng chất ô nhiễm được xả ra sông với hàm
lượng chất ô nhiễm phân đều cho toàn bộ mặt cắt (Hình 2.2a). Sau khi bị xả ra
sông, chất ô nhiễm sẽ bị dòng chảy vận chuyển về hạ nguồn sông. Tuy nhiên,
phân bố dòng chảy trong mặt cắt sông không đều nhau. Dòng chảy ở giữa sông
và trên mặt là lớn nhất, còn dòng chảy tại đáy sông và bờ sông bằng không
(Hình 2.2b). Như vậy, chất ô nhiễm ở giữa sông sẽ bị vận chuyển nhanh nhất;
còn chất ô nhiễm sát bờ và sát đáy bị vận chuyển chậm nhất. Kết quả của các
quá trình trên là phân bố hàm lượng chất ô nhiễm tại mặt cắt B hạ lưu của mặt
cắt A như Hình 2.1c.

a) nồng độ chất ô nhiễm b) phân bố vận tốc gần c) nồng độ chất ô nhiễm
tại mặt cắt A bờ và đáy tại mặt cắt B

Hình 2.2 Quá trình phân tán


Ngoài ra, trong quá trình vận chuyển chất ô nhiễm, chất ô nhiễm bị xáo
trộn rất mạnh mẽ do tác động của các xoáy rối. Các xoáy rối trong sông là các
xoáy do dòng chảy sông sinh ra và có tác dụng làm xáo trộn nước giữa dòng
sông và nước ở sát bờ và đáy. Vận tốc dòng sông càng lớn thì cường độ các
xoáy rối càng mạnh. Tốc độ xáo trộn chất ô nhiễm do các xoáy rối gây ra lớn
gấp hàng triệu hay chục triệu lần tốc độ xáo trộn (khuếch tán) phân tử.
Tỷ lệ giữa lượng vận chuyển chất ô nhiễm do xoáy rối và quá trình khuếch
tán phân tử được đo bằng một thông số gọi là số Reynolds
UL
Re  (2.1)

trong đó Re là số Reynolds, U là vận tốc dòng chảy đặc trưng, đại diện cho khu
vực có dòng chảy, L là kích thước của khu vực có dòng chảy, có thể lấy bằng độ
sâu của sông. v là hệ số nhớt phân tử của nước, có giá trị khoảng 1,0x10-6 ở
20oC.
Từ các giá trị nêu trên, có thể thấy số Reynolds trong sông có độ lớn
khoảng 106. Điều đó có nghĩa là trong sông, quá trình xáo trộn chất ô nhiễm do
các xoáy rối lớn gấp khoảng 1 triệu lần quá trình xáo trộn chất ô nhiễm do quá
trình khuếch tán phân tử. Vì vậy, nói chung có thể bỏ qua quá trình xáo trộn
chất ô nhiễm do khuếch tán phân tử.
Trong sông, các xoáy rối hình thành do các nguyên nhân như dưới đây:
Hiện tượng vận tốc cắt: vận tốc cắt (gradient vận tốc dòng chảy theo các
phương khác nhau) sẽ tạo ra các xoáy rối với quy mô lớn. Các xoáy rối này liên
tục được tạo ra, xoay tròn và chuyển động cùng với nước. Trong quá trình
chuyển động, các xoáy rối bị kéo dài rồi vỡ ra thành nhiều xoáy nhỏ. Hiện
tượng này cứ thế tiếp diễn cho đến các xoáy nhỏ nhất có năng lượng bị tiêu tan
do quá trình khuếch tán phân tử. Rối hình thành từ vận tốc cắt được gọi là rối
cưỡng bức.
Đối lưu tự do: hiện tượng đối lưu tự do xảy ra trong sông do hiện tượng
chênh lệch mật độ, xảy ra khi hai dòng sông có hàm lượng phù sa và nhiệt độ
khác nhau nhập vào nhau, hoặc dòng sông nhánh có hàm lượng phù sa và nhiệt
độ khác với sông chính chảy vào sông chính, hoặc tại các cửa sông, khi nước
ngọt từ sông chảy ra và gặp nước mặn nặng hơn ở cửa biển. Ngoài ra, đối với ô
nhiễm nhiệt, nước tại cửa xả nước làm mát nhẹ hơn sẽ nổi lên và xáo trộn rất
mạnh mẽ với nước của môi trường xung quanh. Hiện tượng đối lưu tự do trong
sông không quan trọng bằng vận tốc cắt, nhưng cũng cần được nghiên cứu để
phục vụ đánh giá tác động môi trường của việc xả nước làm mát ra sông và thiết
kế cửa xả nước làm mát một cách hiệu quả nhất.
Khi sông chính gặp sông nhánh, các quá trình xáo trộn rối cũng làm xáo
trộn chất ô nhiễm giữa sông chính và sông nhánh.
Các xoáy rối hình thành trong sông cũng có thể tạo ra những chuyển động
cuốn tròn cắt ngang qua các mặt cắt sông, tạo nên những xáo trộn mạnh mẽ
ngang qua mặt cắt sông như trên Hình 2.3.
Hình 2.3 Dòng chảy gây xáo trộn trên mặt cắt sông (Rashidi and Banerjee,
1988; Klaven 1966)

Ngoài các quá trình trên, trong sông còn có quá trình lắng đọng và cuốn
lên từ đáy sông. Nhiều chất ô nhiễm có khối lượng riêng lớn hơn nước nên sẽ
liên tục lắng đọng xuống đáy và bị các xoáy rối cuốn lên từ đáy. Đặc biệt nếu
sông có phù sa thì phù sa sẽ có khả năng hấp thụ chất ô nhiễm rất mạnh và lắng
đọng xuống đáy sông.
2.3 Các phương trình cơ bản mô tả dòng chảy sông và quá trình lan truyền và
biến đổi của chất ô nhiễm trong sông
2.3.1 Các nhận xét chung

Các dòng chảy trong tự nhiên là 3 chiều. Do vậy, để hiểu biết đầy đủ các
tính chất thuỷ lực của dòng chảy, phải xem xét sự biến đổi của chúng theo cả 3
chiều không gian. Đồng thời, nói chung các quá trình thuỷ lực trong sông là
không dừng nên cần xem xét sự biến đổi của chúng theo thời gian. Tuy vậy,
việc nghiên cứu dòng chảy 3 chiều là rất khó khăn và tốn kém. Vì vậy, tuỳ theo
yêu cầu của bài toán và khả năng tính toán, có thể là các phương trình hai chiều
của dòng chảy (theo các phương nằm ngang hay là thẳng đứng) hoặc phương
trình 1 chiều của dòng chảy (theo phương dọc sông hoặc dọc hồ) sẽ được sử
dụng để tính toán. Khi lựa chọn các mô hình 2 chiều hoặc 1 chiều để tính toán,
cần phải nắm được hạn chế của các mô hình này. Các mô hình 2 chiều theo
phương thẳng đứng có thể cho ta biết phân bố của dòng chảy, áp suất và một số
đặc trưng khác như mật độ bùn cát theo độ sâu, nhưng lại không cho biết thông
tin theo hướng nằm ngang vuông góc với hướng dòng chảy. Vì vậy, các mô
hình này chỉ nên được sử dụng cho những trường hợp khi các tính chất của
dòng chảy và các đặc trưng khác thay đổi rất ít theo hướng nằm ngang vuông
góc với hướng của dòng chảy. Việc sử dụng mô hình 2 chiều theo phương
ngang sẽ không cho biết phân bố các đại lượng cần xem xét theo phương thẳng
đứng. Do vậy, trong trường hợp có sự biến thiên mạnh mẽ của các đại lượng vật
lý cần xem xét theo phương thẳng đứng và vận tốc dòng chảy theo phương
thẳng đứng là lớn, sai số của mô hình này có thể khá cao.

2.3.2 Dòng chảy dừng, đều trong sông

Dòng chảy dừng, đều trong sông là dòng chảy có vận tốc và độ sâu dòng
chảy không thay đổi theo thời gian và không gian. Trong tự nhiên, không bao
giờ tồn tại dòng chảy dừng, đều vì vận tốc dòng chảy dọc sông luôn thay đổi
theo thời gian và không gian. Tuy nhiên, nếu không có lũ trên sông và ảnh
hưởng của thủy triều tới dòng chảy là không đáng kể (tại thượng nguồn các con
sông), trên một khúc sông ngắn nơi có thể coi sự biến đổi của mặt cắt sông dọc
theo sông là không lớn, có thể xấp xỉ dòng chảy sông bằng dòng chảy dòng
chảy dừng, đều.

Dòng chảy dừng, đều trong sông có thể mô tả bằng phương trình Manning
hoặc Chezy.

Phương trình Manning có dạng

S01/ 2 Ac5 / 3
Q (2.2)
n P2/3

Với Q là lưu lượng nước trong sông (m3/s), S0 là độ dốc đáy sông, n là hệ
số Manning, Ac là diện tích mặt cắt ướt (m2) và P là chu vi ướt (m) (Hình 2.4).
Hình 2.4 Các đặc trưng của đoạn sông hình thang

Diện tích ướt của mặt cắt sông hình chữ nhật như trên Hình (2.4) được tính
như sau:

Ac   B0  0.5  ss1  ss 2  H  H (2.3)

Với B0 là chiều rộng đáy sông (m), ss1 và ss2 là độ dốc của hai bên đáy sông
và H là độ sâu nước trong đoạn sông (m).

Chu vi ướt được tính như sau:

P  B0  H ss21  1  H ss22  1 (2.4)

Có thể giải lặp các phương trình (2.1) tới (2.3) để xác định độ sâu dòng
chảy, từ đó xác định lưu lượng dòng chảy trong đoạn sông.

Hệ số Manning n có thể được tra từ bất cứ cuốn sách thủy lực kênh hở nào.
Vận tốc dòng chảy sông tính theo phương trình Chezy được viết như sau:
V  C RS (2.5)

Mối liên hệ giữa hệ số Chezy C và hệ số Manning n được viết như sau:

R1 / 6
C (2.6)
n

2.3.3 Dòng chảy gần đáy và bờ sông


Ứng suất đáy là lực do dòng chảy tác dụng lên một đơn vị diện tích đáy.
Đơn vị của ứng suất đáy là Nm-2 trong hệ SI. Thông thường, để thuận tiện cho
việc biểu thị ứng suất đáy, người ta sử dụng một đại lượng, được gọi là vận tốc
ma sát hay quy mô vận tốc, ký hiệu bằng u* . Khi sử dụng vận tốc ma sát, ứng
suất đáy được biểu thị như sau

 0  u*2 (2.7)

u*   0 /  
1/ 2
(2.8)

Với  0 là ứng suất đáy.

Thông thường, việc tính ứng suất tác dụng lên đáy là khá khó khăn. Người
ta thường tính dựa vào vận tốc dòng chảy trung bình ở trong sông. Trong thực
tế, hầu như trong tất cả các trường hợp, dòng chảy trong sông là dòng chảy rối.
Đối với dòng chảy rối, bằng cách sử dụng khái niệm độ nhớt rối, ứng suất cắt
gần đáy sông được tính như sau:
u
  t với  t là hệ số nhớt rối. Nếu sử dụng lý thuyết đoạn đường xáo
z
trộn của Prandtl để xác định hệ số nhớt rối, ta có thể viết lại ứng suất cắt dưới
dạng

u u
  l 2 (2.9)
z z

Với l là đoạn đường xáo trộn của Prandtl. Giả thiết là tại các vị trí gần đáy,
đoạn đường xáo trộn tỷ lệ với khoảng cách tới đáy l  z ; đồng thời, dòng chảy
trong sông là dòng chảy dừng, đều, có độ dốc mặt nước bằng độ dốc đáy. Khi
đó, gradient áp suất thuỷ tĩnh cân bằng với ứng suất đáy và phương trình cân
bằng động lượng cho dòng dừng đều trong kênh có thể được viết như sau
zb 
g  0 (2.10)
x 

Thế (2.8) vào (2.9) và tích phân theo z, ta có

1  z 
u ghi ln  (2.11)
  z0 

Phương trình (2.10) biểu thị phân bố vận tốc dòng chảy gầy đáy sông
trong trường hợp dòng chảy rối. Cần chú ý là trong phương trình (2.10), z là cao
độ tính từ đáy sông. Từ đó, có thể thấy rằng z 0 là cao độ tính từ đáy sông mà tại
đó vận tốc dòng chảy bằng 0. Vì vậy, z 0 thường được gọi là độ nhám của sông.
Bằng cách tích phân phương trình (2.10) từ mặt đến đáy, ta có thể thấy tại
khoảng cách từ đáy z  0.268h , vận tốc dòng chảy rối bằng vận tốc dòng chảy
trung bình theo phương thẳng đứng.

Trong thực tế, phương trình (2.10) được rút ra với giả thiết là trong dòng
chảy rối, ở gần đáy, tồn tại một lớp nước gọi là lớp có thông lượng không đổi.
Có nghĩa là trong lớp này, thông lượng động lượng, nhiệt và vật chất là không
đổi. Vì thông lượng động lượng được giả thiết là không đổi, ứng suất đáy tính
theo phương trình (2.7) được giả thiết là bằng ứng suất cắt tại các lớp trên tính
theo phương trình (2.9). Điều đó có nghĩa phương trình (2.11) có thể được viết
lại như sau

u*  z 
u ln  (2.12)
  z0 

Hay vận tốc ma sát có thể được biểu thị qua độ dốc mặt nước như sau

0
u*  ghi  (2.13)

uA

Đoạn vận tốc tuyến tính

Hình 2.5 Phân bố vận tốc dòng chảy gần đáy sông
Có thể biểu thị phân bố vận tốc dòng chảy gần đáy sông như trên hình
(2.5). Trong thực tế, ở ngay sát đáy sông, chuyển động rối bị triệt tiêu và các
quá trình vận chuyển động lượng là quá trình vận chuyển phân tử. Điều đó có
nghĩa là ứng suất đáy có thể tính theo ứng suất đối với chuyển động tầng. Theo
định luật ma sát của Newton, trong trường hợp này, ứng suất đáy được tính như
sau
u
 0   (2.14)
z

Với  là hệ số nhớt động học của nước. Ở ngay sát đáy sông, trong chuyển
động tầng, vận tốc dòng chảy có thể xem là phụ thuộc tuyến tính vào khoảng
cách từ đáy. Với giả thiết này và bằng cách so sánh phương trình (2.14) với
(2.13), ta có thể rút ra phương trình sau
u
u*2   (2.15)
z

Nếu lấy giá trị vận tốc dòng chảy tại giới hạn của phân bố tuyến tính của
vận tốc dòng chảy (là độ dày  của lớp chuyển động tầng ngay tại đáy sông) là
v A , từ phương trình (2.15), ta có thể rút ra phương trình sau

u A u*
 (2.16)
u* 

Các đo đạc trong phòng thí nghiệm đã cho thấy rằng với chuyển động rối,
trong trường hợp đáy sông là trơn thuỷ lực (mố nhám có độ cao nhỏ hơn  ),
z0  0.01 . Do vậy,

u A  2.5u* ln 100 (2.17)

Hay
uA
 11.5 (2.18)
u*

Từ các phương trình (2.16) và (2.18), ta có


u* 11.5
 11.5, hay  (2.19)
 u*

Đối với các mặt đáy sông gồ ghề thuỷ lực, Nikuradse xác định được từ thí
nghiệm rằng z0  0.03D , với D là đường kính của hạt cát.
Với các mặt không đồng nhất, z0  0.03K s với K s là độ nhám tương đương
của cát.

Từ phương trình (2.12), ta có

u  z   z 
 2.5 ln   5.75 log10   (2.20)
u*  z0   0.03K s 

từ z  0.368h khi u  u , ta có

u  0.368h   12h 
 5.75 log10    5.75 log10   (2.21)
u*  0.03K s   Ks 

Tóm lại, ta có bảng sau đây

Với đáy trơn thuỷ lực Với đáy nhám thuỷ lực
z0  0.01 z0  0.03K s
u  z  u  z 
 5.75 log10    5.75 log10  
u*  0.01  u*  0.03K s 
u  0.368h   11.04h  u  0.368h   12h 
 5.75 log10    5.75 log10    5.75 log10    5.75 log10  
u*  0.01   0.03  u*  0.03K s   Ks 

Phối hợp lại, ta có

u  12h 
 5.75 log10   (2.22)
u*  K s  0.3 

Từ phương trình Chezy, u  C hi

Ta có

 12h 
C  18 log10   (phương trình White - Colebrook)
 K s  0.3 
(2.23)

Nói chung, dòng chảy là trơn thuỷ lực nếu K s  0.3 . Khi đó

 12h 
C  18 log10   (2.24)
 0.3 

Dòng chảy là nhám thuỷ lực nếu K s  6 . Khi đó


 12h 
C  18 log10   (2.25)
 Ks 

Đối với dòng chảy nhám thuỷ lực, Strickler đề xuất một phương trình khác cho
C
1/ 4
 R 
C  24  (2.26)
 Ks 

2.3.3 Dòng chảy không dừng, không đều trong sông cho trường hợp tích phân
theo mặt cắt sông
Trong trường hợp sông dài, người ta thường tính toán quá trình vận chuyển
chất ô nhiễm dọc sông bằng mô hình 1 chiều tích phân theo mặt cắt sông. Điều
này có nghĩa là dòng chảy được coi là đồng nhất trên mỗi mặt cắt sông và
phương trình dòng chảy và vận chuyển, biến đổi chất ô nhiễm có dạng:
Phương trình liên tục
H Q
B  q (2.27)
t x

Phương trình động lượng:

Q   Q 2  H g Q Q
    gA  0 (2.28)
t x  A  x A 2C 2 R

Phương trình vận chuyển vật chất (chất ô nhiễm):

AS  QS    S 
   ADx   G S  (2.29)
t x x  x 

trong đó t là thời gian, x là biến không gian theo phương trục x, B là chiều rộng
sông, H là độ sâu nước, Q là lưu lượng nước sông, q là lượng nước chảy từ bờ
vào sông hoặc chảy ra khỏi sông qua một điểm ở trên bờ (thí dụ chảy vào một
lạch hoặc nước bị hút để phục vụ tưới tiêu), A là diện tích mặt cắt ướt của sông
(diện tích mặt cắt tính từ đáy sông tới mặt nước), R là bán kính thủy lực, C là hệ
số Chezy, S là nồng độ chất ô nhiễm, Dx là hệ số phân tán và G(S) là lượng
chất ô nhiễm bị chuyển hóa thành chất khác hoặc được sinh ra do quá trình
chuyển hóa các chất khác.

Trong phương trình (2.29), số hạng đầu tiên bên vế trái biểu thị sự biến đổi
theo thời gian của nồng độ chất ô nhiễm tại một vị trí có tọa độ x dọc sông. Số
hạng thứ 2 bên vế trái của phương trình này biểu thị sự biến đổi của nồng độ
chất ô nhiễm tại vị trí có tọa độ x gây ra do dòng chảy. Số hạng thứ ba bên vế
trái biểu thị sự phân tán của chất ô nhiễm trên mặt cắt sông gây ra do hiện tượng
phân tán. Số hạng bên vế phải biểu thị các quá trình làm mất đi hay sinh ra chất
ô nhiễm, như trình bày ở trên.

Do vận tốc dòng chảy và nồng độ chất ô nhiễm được lấy trung bình trên mặt cắt
sông nên hệ số phân tán Dx trong phương trình (2.29) thường có giá trị rất lớn,
thậm chí lớn gấp hàng ngàn lần hệ số khuếch tán rối với các sông rộng (như
sông Mekong).

Quá trình biến đổi của chất ô nhiễm trong môi trường nước là quá trình rất phức
tạp, liên quan tới các quá trình hóa học, sinh học và vật lý. Do giới hạn của giáo
trình nên quá trình này không được thảo luận ở đây.
2.3.4 Dòng chảy không dừng, không đều trong sông

Các phương trình cơ bản cho dòng chảy 3 chiều, không dừng, không đều
trong sông dùng trong tính toán thuỷ lực bao gồm các phương trình bảo toàn
động lượng (các phương trình chuyển động) và phương trình bảo toàn vật chất
(phương trình liên tục). Hệ phương trình chuyển động 3 chiều (hệ phương trình
trung bình thời gian Reynolds) được viết như sau

Các phương trình chuyển động

u u u u 1 p   u    u    u 
u v w          
t x y z  x x  tx x  y  ty y  z  tz z 

v v v v 1 p   v    v    v 
u v w           
t x y z  y x  tx x  y  ty y  z  tz z 

w w w w 1 p   w    w    w 
u v w           g
t x y z  z x  tx x  y  ty y  z  tz z 
(2.30)

Phương trình liên tục


u v w
  0 (2.31)
x y z

Phương trình vận chuyển chất ô nhiễm trong sông:


S S S S   S    S    S 
u v w   Kx   Ky    Kz   qs (2.32)
t x y z x  x  y  y  z  z 

Trong các phương trình từ (2.30) tới (2.32), u, v và w lần lượt là các thành
phần vận tốc dòng chảy theo các hướng x, y, z; t là thời gian; p là áp suất dòng
chảy;  là mật độ nước;  tx , ty và  tz là hệ số nhớt rối theo các phương x, y, z; g
là gia tốc trọng trường, S là nồng độ chất ô nhiễm, qs là tốc độ chất ô nhiễm sinh
ra hoặc mất đi trong một đơn vị thể tích nước. Kx, Ky, Kz là hệ số khuếch tán rối
theo các phương x, y, z. Trong thực tế, các đại lượng vật lý u, v, w và p trong các
phương trình (2.30) và (2.31) biểu thị các giá trị trung bình theo thời gian (trung
bình Reynolds) của dòng chảy. Dòng chảy tự nhiên trong sông nói chung là
dòng chảy rối nên nó biến đổi rất mạnh theo thời gian. Bằng cách lấy trung bình
thời gian, ta đã loại trừ tất cả các biến động của dòng chảy do chuyển động rối
và chỉ giữ lại vận tốc dòng chảy trung bình. Các tác động của rối tới dòng chảy
và sự vận chuyển chất ô nhiễm trong sông được biểu thị bằng cách sử dụng hệ
số nhớt rối và hệ số khuếch tán rối.

Trong phương trình (2.32), số hạng đầu tiên bên vế trái biểu thị sự biến đổi
theo thời gian của nồng độ chất ô nhiễm tại một vị trí có tọa độ x, y, z trong
không gian. Số hạng thứ 2, 3, 4 bên vế trái của phương trình này biểu thị sự biến
đổi của nồng độ chất ô nhiễm tại vị trí có tọa độ đó gây ra do dòng chảy. Ba số
hạng đầu bên vế phải biểu thị sự xáo trộn của chất ô nhiễm trên mặt cắt sông
gây ra do các xoáy rối. Số hạng cuối cùng biểu thị các quá trình làm mất đi hay
sinh ra chất ô nhiễm, như trình bày ở trên.

2.4 Ứng dụng trong mô hình hóa quá trình lan truyền và biến đổi của chất
ô nhiễm trong môi trường nước sông

Các phương trình mô tả dòng chảy và lan truyền chất ô nhiễm trong môi trường
nước sông như trình bày ở trên sẽ được sử dụng để lập các mô hình tính toán
quá trình lan truyền và biến đổi của chất ô nhiễm trong môi trường nước sông.
Để làm điều đó, các phương trình này sẽ được rời rạc hóa bằng một sơ đồ số trị
thích hợp (thí dụ như sử dụng phương pháp sai phân hữu hạn, phương pháp thể
tích hữu hạn hay phương pháp phần tử hữu hạn) và giải bằng máy tính để xác
định các giá trị của vận tốc dòng chảy và nồng độ chất ô nhiễm tại các điểm
trong không gian và thời gian.
Câu hỏi và bài tập
Câu 1: Trình bày các kiến thức tổng quan về các quá trình động lực và vận chuyển,
biến đổi của chất ô nhiễm trong môi trường sông?

Câu 2: Trình bày các kiến thức và phương trình cơ bản mô tả dòng chảy dừng đều và
dòng chảy dừng, không đều trong sông?

Câu 3: Trình bày các kiến thức và phương trình cơ bản mô tả dòng chảy không dừng,
không đều trong sông: dòng chảy lũ, dòng chảy triều.

Câu 4: Rối là gì? Các xoáy rối trong sông tạo thành ra sao?

Câu 5: Giải thích cơ chế phân tán và xáo trộn chất ô nhiễm trong sông?

Câu 6: Hãy viết và phân tích các thành phần của phương trình mô tả quá trình vận
chuyển chất ô nhiễm do dòng chảy sông.

Tài liệu tham khảo

KLAVEN, A.B. 1966. “Investigation of structure of turbulent streams”. Tech.


Report of the State Hydro-Geological Inst. (GGI), Vol. 136.

RASHIDI, M. and BANERJEE, S. (1988). “Turbulence structure in free-surface


channel flows”. Phys. Fluids, Vol. 31, Sept.

You might also like