You are on page 1of 11

CHƯƠNG 3.

QUÁ TRÌNH LAN TRUYỀN VÀ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT Ô NHIỄM


TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC AO, HỒ, ĐẦM LẦY
3.1 Các đặc trưng của dòng chảy trong môi trường nước ao, hồ, đầm lầy
Các ao, hồ, đầm lầy có thể được xem là bao hàm cả hồ chứa. Ao, hồ, đầm
lầy, thậm chí là hồ chứa, có đặc điểm là lưu giữ nước trong một thời gian rất
dài. Khác với môi trường nước sông, nước hồ, ao, đầm tương đối tĩnh lặng.
Tuy nhiên, nếu hồ, ao đầm rộng thì tác động của gió sẽ làm nước dâng lên tại
một phía và nước rút tại phía kia. Kết quả là sẽ có hoàn lưu và rối. Ngoài ra,
gió có thể tạo sóng trong hồ, ao đầm, đặc biệt là sóng vỡ khi gió mạnh. Như
vậy, quá trình vận chuyển chất ô nhiễm trong môi trường ao, hồ, đầm lầy chủ
yếu do hoàn lưu và song do gió gây ra trong ao, hồ, đầm lầy.
Do nước trong ao, hồ, đầm lầy khá tĩnh lặng và trong một số trường hợp
(thí dụ hồ chứa) có độ sâu lớn, thông thường vào mùa hè chỉ có lớp nước bề
mặt bị đốt nóng bởi quá trình thay đổi nhiệt độ ngày đêm. Nếu hồ, ao, đầm khá
nông, lớp đốt nóng bề mặt có thể có độ dày bằng toàn bộ độ sâu của hồ. Lớp
nước bề mặt của hồ chứa có nhiệt độ khá đồng nhất do hiện tượng xáo trộn
đêm – ngày. Có nghĩa là vào ban ngày mặt trời chỉ đốt nóng lớp nước ngay sát
mặt. Về đêm, lớp nước lạnh bề mặt chìm xuống tới lớp nước bên dưới có cùng
nhiệt độ. Bên dưới lớp đồng nhất nhiệt độ bề mặt là lớp nhảy vọt nhiệt độ (và
do đó là nhảy vọt mật độ). Trong lớp nhảy vọt mật độ, nhiệt độ nước giảm rất
nhanh theo độ sâu và do vậy mật độ nước tăng rất nhanh theo độ sâu. Dưới lớp
nhảy vọt nhiệt độ là lớp nước sâu, ở đó nhiệt độ giảm chậm, do vậy mật độ
tăng chậm theo độ sâu (Hình 3.1).
Về mùa hè, gió thổi trên mặt hồ có thể tạo sóng và tạo ra hoàn lưu trong
hồ, nhưng nếu hồ sâu, hoàn lưu mùa hè chỉ giới hạn trong lớp nước mặt. Hoàn
lưu có thể tạo ra rối tại lớp nhảy vọt mật độ. Ngoài ra, gió tác động lên mặt hồ
cũng tạo ra các sóng nội lan truyền trên lớp nhảy vọt mật độ trong hồ. Sóng
nội bị vỡ trong quá trình lan truyền và tạo ra chuyển động rối. Chuyển động rối
do hoàn lưu và sự vỡ của sóng nội giúp xáo trộn nước tầng mặt và tầng đáy, do
vậy dần dần làm tăng nhiệt độ lớp nước sâu. Do tồn tại lớp nhảy vọt mật độ ổn
định mà nhiệt độ mùa hè làm ấm các lớp nước sâu rất chậm.
Ngoài hoàn lưu trong hồ và sóng nội, một cơ chế quan trọng khác cũng
giúp tăng cường sự xáo trộn nước trong hồ, đó là nước chảy từ sông thượng
nguồn vào hồ. Mùa hè ở các nước nhiệt đới như Việt Nam cũng là mùa nhiều
mưa và mưa lớn. Thông thường, nước chảy từ sông vào hồ mạnh nhất trong
những cơn mưa mùa hè. Nước mưa có nhiệt độ khá thấp và chảy vào hồ từ
phía đón nước. Khối nước lạnh này thông thường chứa một lượng khá lớn phù
sa nên khá nặng. Khi vào hồ, khối nước lạnh này sẽ từ từ xâm nhập vào các
nước sâu, tạo ra các xoáy rối trong lớp nhảy vọt mật độ và làm xáo trộn nước
mặt với các lớp nước sâu (Hình 3.2).

Hinh 3.1 Phân bố nhiệt độ nước theo phương thẳng đứng tại một số điểm
trong hồ chứa Flaming George, Wyoming và Utah, Hoa Kỳ (Bolke, 1979).
Như chỉ ra trên Hình (3.2), dòng chảy nước sông tạo ra xáo trộn rất mạnh
mẽ tại điểm vào hồ, làm nước hồ có nhiệt độ gần như đồng nhất từ mặt đến
đáy. Khi vào trong hồ, độ sâu càng lớn thì tác động của dòng chảy từ sông vào
càng giảm đi. Tuy nhiên, với những trận mưa lớn, tác động của dòng chảy từ
thượng nguồn sông sẽ đi hết toàn bộ chiều dài hồ. Ngay cả tại các vị trí xa cửa
đón dòng chảy vào, dòng chảy từ sông cũng tác động tới lớp nhảy vọt mật độ
trong hồ. Chính dòng chảy từ sông vào hồ chứa đã làm cho độ dày của lớp
nhảy vọt mật độ khá lớn và tốc độ giảm của nhiệt độ theo độ sâu không lớn
lắm (Hình 3.2).
Hinh 3.2 Phân bố nhiệt độ nước theo phương thẳng đứng theo một mặt cắt
dọc hồ chứa Flaming George, Wyoming và Utah, Hoa Kỳ (Bolke, 1979).
Nước chảy vào hồ, ao, đầm vào mùa hè cũng mang vào rất nhiều phù sa
do xói mòn đất ở thượng nguồn. Lượng phù sa này chứa rất nhiều chất ô
nhiễm, dặc biệt là chất ô nhiễm hữu cơ. Khi nước chảy vào hồ, do sự mở rộng
đột ngột của hồ và sự tăng đột ngột của độ sâu, vận tốc dòng nước sẽ giảm đột
ngột, làm cho phù sa kết bông và lắng đọng xuống đáy hồ. Sự lắng đọng của
phù sa cũng làm gia tăng quá trình trao đổi nhiệt giữa lớp nước mặt và nước ở
tầng đáy, làm tăng nhiệt độ nước tầng đáy. Phù sa cũng tải ô-xy từ mặt xuống
đáy. Tuy nhiên, ngay sau khi lắng đọng, quá trình phân hủy hữu cơ trong bùn
cát đáy hồ sẽ nhanh chóng làm cạn kiệt ô-xy trong lớp nước sát đáy hồ, ao
đầm, đặc biệt là những hồ có độ sâu lớn. Quá trình phân tầng ổn định vào mùa
hè gây khó khăn rất lớn cho việc trao đổi ô-xy từ tầng mặt tới tầng đáy. Ngoài
ra, nước hồ vào mùa hè nói chung khá đục nên đối với các hồ sâu, các thực vật
phù du trong các lớp dưới hầu như không có khả năng quang hợp dể giải
phóng ô-xy.
Lớp nước mặt hồ vào mùa hè luôn có nồng độ ô-xy gần như bão hòa do
quá trình trao đổi ô-xy mạnh mẽ với không khí và do quá trình xáo trộn ngày-
đêm cũng như lượng ô-xy mang vào hồ từ nước sông, nước mưa. Tuy nhiên,
lớp nước hồ bên dưới lớp nhảy vọt nhiệt độ có nồng độ ô-xy rất thấp. Quá trình
phân hủy hữu cơ trong bùn đáy làm gia tăng quá trình cạn kiệt ô-xy và làm cho
nồng độ ô-xy trong lớp nước sát đáy hồ gần như bằng 0 (Hình 3.3).
Hinh 3.3 Phân bố DO theo phương thẳng đứng theo một mặt cắt dọc hồ
chứa Flaming George, Wyoming và Utah, Hoa Kỳ (Bolke, 1979).

Kết quả nghiên cứu của tác giả Bolke (1979) tại hồ chứa Flaming George,
Wyoming và Utah, Hoa Kỳ cho thấy vào mùa hè, nồng độ ô-xy tại lớp nước sát
đáy hồ này bằng 0.
Khi mùa thu tới, nhiệt độ không khí giảm dần và nước mặt cũng lạnh
theo. Nước mặt lạnh sẽ có mật độ cao hơn và chìm dần xuống tới lớp nước có
mật độ tương đương bên dưới. Quá trình cứ thế tiếp diễn cho tới khi nước lạnh
từ mặt hồ chìm xuống tới tận đáy hồ. Khi đó, hồ sẽ bị xáo trộn hoàn toàn và có
nhiệt độ hầu như đồng nhất từ mặt tới đáy (Hình 3.1).
Trong mùa thu đông, gió mạnh cũng tạo ra hoàn lưu trong hồ. Không còn
bị ngăn cản bởi lớp nhảy vọt mật độ, hoàn lưu do gió trong hồ có thể đạt tới sát
đáy. Sóng trên mặt hồ cũng làm gia tăng trao đổi ô-xy giữa không khí và nước
hồ. Ngoài ra, do dòng chảy vào hồ ít, trừ các hồ thủy điện mới đi vào vận
hành, vào mùa thu đông nói chung nước hồ rất trong. Nước trong sẽ giúp ánh
sáng mặt trời xuyên tới các độ sâu lớn, làm các quá trình quang hợp của tảo
phù du cung cấp một lượng ô-xy bổ sung cho hồ. Tảo phù du cũng hô hấp,
nhưng các kết quả nghiên cứu cho thấy lượng ô-xy cung cấp do quá trình
quang hợp lớn hơn nhiều lượng ô-xy tiêu thụ do quá trình hô hấp.
Các phương trình động lực mô tả dòng chảy trong hồ có thể là 1 chiều, 2
chiều hoặc 3 chiều. Mô hình 1 chiều tích phân theo mặt cắt chủ yếu áp dụng
cho các hồ chứa vì những hồ này khá dài và hẹp. Các mô hình một chiều dòng
chảy khác không áp dụng được cho các hồ, ao, đầm nói chung. Các phương
trình 2 chiều tích phân theo phương thẳng đứng mô tả dòng chảy trong hồ, ao,
đầm có dạng như dưới đây:
Phương trình liên tục:
 qx q y
  0
t x y (3.1)
Các phương trình động lượng theo hai trục x và y:
q x  uqx   vqx   q q  q 
2 2 1/ 2
 wx
   gh  g x x 2 2y  fq y  0
t x y x C h  (3.2)
q y  uq y   vq y  q q 2  q 2 
1/ 2
  wy
   gh  g y x 2 2y  fqx  0
t x y y C h  (3.3)
Trong đó  là độ cao mặt nước; qx và q y tương ứng là lưu lượng dòng chảy
qua một diện tích có chiều rộng là 1 đơn vị độ dài theo phương vuông góc với
các trục x và y; u và v tương ứng là vận tốc dòng chảy trung bình theo độ sâu
theo các phương trục x và y; h là độ sâu nước, C là hệ số Chezy, f là thông số
Coriolis và xy là lực do gió tác động lên mặt nước. Cần chú ý là trong các
phương trình (3.2) và (3.3) có các thành phần thứ 6 bên vế trái biểu thị lực
Coriolis, là lực do sự quay của trái đất tạo ra lên nước đang chuyển động.
Lực tác động của gió lên mặt nước hồ, đầm được biểu thị như công thức
dưới đây:
 wx  Cw  a U 2  V 2  U
1/ 2
(3.4)

 wy  Cw  a U 2  V 2  V
1/ 2
(3.5)
Trong đó Cw được gọi là hệ số trở kháng bề mặt, phụ thuộc vào điều kiện
sóng trên mặt hồ, đầm, tức là cũng phụ thuộc vào vận tốc gió; U và V là hai
thành phần của vector vận tốc gió theo các phương trục x và y.
3.2 Quá trình vận chuyển, phân tán, khuếch tán chất ô nhiễm trong ao, hồ, đầm
lầy
Khác với môi trường nước sông, nước hồ, ao, đầm tương đối tĩnh lặng nên
sự lan truyền của chất ô nhiễm chủ yếu được thực hiện theo cơ chế khuếch tán
phân tử. Tuy nhiên, nếu hồ, ao đầm rộng thì tác động của gió sẽ làm nước dâng
lên tại một phía và nước rút tại phía kia. Kết quả là sẽ có hoàn lưu và chất ô
nhiễm được vận chuyển nhờ bình lưu và rối. Ngoài ra, sóng trong hồ, ao đầm,
đặc biệt là sóng vỡ khi gió mạnh, sẽ làm xáo trộn chất ô nhiễm. Các quá trình
lắng đọng chất ô nhiễm trong hồ, ao, đầm cũng tương tự sông nhưng nhanh
hơn nhiều do vận tốc dòng chảy trong hồ nhỏ hơn. Trong hồ, vì dòng chảy nói
chung rất yếu nên chất ô nhiễm đã được lắng đọng xuống đáy chủ yếu được
cuốn lên do sóng vỡ gần bờ.
Thông thường, đối với các hồ, ao, đầm nhỏ, chất ô nhiễm chủ yếu được
đưa vào do dòng chảy tràn hoặc sự cố ý, vô ý xả thải của con người. Đối với
các hồ, đầm lớn, đặc biệt là các hồ chứa, luôn có dòng chảy đưa nước và chất ô
nhiễm vào và dòng chảy đưa nước và chất ô nhiễm ra.
Đối với các hồ, đầm phức tạp, các mô hình đơn giản tính toán chất lượng
nước trong hồ, đầm có thể được phân thành mô hình một hộp, mô hình nhiều
hộp, mô hình nhiều lớp, mô hình hai chiều tích phân theo phương thẳng đứng,
mô hình tích phân theo mặt cắt của hồ hoặc mô hình 3 chiều, tính toán sự vận
chuyển, xáo trộn và thay đổi chất lượng nước trong hồ, đầm theo thời gian theo
cả ba chiều không gian.
Mô hình một hộp giả thiết rằng sau khi được đưa vào hồ, đầm, chất ô
nhiễm được xáo trộn kỹ và đồng nhất ở trong hồ, đầm. Do vậy, toàn bộ hồ,
đầm sẽ được coi là một hộp với nồng độ chất ô nhiễm và các quá trình hóa
học, sinh học đồng nhất. Giả thiết chất ô nhiễm được đưa vào hồ, đầm do dòng
chảy vào với lưu lượng qin và đưa ra khỏi hồ với lưu lượng qout. Nồng độ chất ô
nhiễm trong nước chảy vào hồ là Pin, trong nước chảy ra khỏi hồ là P (bằng
chính nồng độ chất ô nhiễm trong hồ, đầm với giả thiết nồng độ này không đổi
trong toàn bộ hồ, đầm). Giả thiết thể tích nước trong hồ là V. Khi đó, phương
trình cân bằng chất ô nhiễm trong hồ theo mô hình một hộp sẽ được viết như
sau:
d VP 
 qin Pin  qout P  S (3.6)
dt
Trong đó S là lượng chất ô nhiễm được sinh ra hoặc mất đi trong hồ do
các quá trình sinh học hoặc hóa học. Cần chú ý rằng có thể có nhiều loại chất ô
nhiễm khác nhau, và do vậy P là nồng độ của mỗi chất ô nhiễm được xem xét.
Do vậy, S là lượng một chất ô nhiễm bị mất đi nhưng có thể bị hấp thụ do đất
hoặc sinh vật, hoặc có thể chuyển thành chất ô nhiễm khác.
Mô hình nhiều hộp tương tự với mô hình một hộp mô tả bằng phương
trình (3.4), trong đó, lượng chất ô nhiễm trao đổi giữa các hộp được coi là
bằng với lượng chất ô nhiễm vào, ra mỗi hộp tương ứng.
Các hồ chứa, đầm thường là khá dài nên việc áp dụng mô hình nhiều hộp
hoặc mô hình 1D tích phân theo mặt cắt sẽ cho kết quả tốt hơn so với việc áp
dụng mô hình một hộp. Phương trình vận chuyển, biến đổi của chất ô nhiễm
dọc hồ, đầm theo mô hình một chiều (1D) tích phân theo mặt cắt được viết
như dưới đây:
P 1  QP  1 F
  SL (3.7)
t A x A x
Trong đó, P là nồng độ chất ô nhiễm trung bình trong đoạn hồ, đầm giữa
hai mặt cắt kế tiếp nhau, Q là lưu lượng dòng chảy qua mặt cắt, A là diện tích
bề mặt đoạn hồ, đầm giữa hai mặt cắt kế tiếp nhau, x là khoảng cách dọc theo
hồ, đầm; F là vector phân tán chất ô nhiễm; S là lượng chất ô nhiễm sinh ra
hoặc mất đi trong hồ, đầm do các quá trình hóa học, sinh học và L là lượng
chất ô nhiễm mất đi hay chảy vào hồ thông qua các nhánh sông, suối hoặc chảy
tràn.
Thông lượng phân tán chất ô nhiễm là do tác động tổng hợp của quá trình
rối và quá trình tích phân theo mặt cắt. Quá trình rối sẽ giúp xáo trộn chất ô
nhiễm, hay nói cách khác là “phân tán” chất ô nhiễm trên toàn bộ hồ. Việc tích
phân theo mặt cắt và biểu thị vận tốc dòng chảy và nồng độ chất ô nhiễm bằng
một đại lượng trung bình đã triệt tiêu khả năng phân tán của chất ô nhiễm do
khác biệt không gian của vận tốc dòng chảy, do vậy cần được bù đắp bằng một
đại lượng gọi là “thông lượng phân tán”. Thông lượng phân tán được biểu thị
như sau:
P
F  t A (3.8)
x

Phương trình vận chuyển và khuếch tán chất ô nhiễm trong môi trường
nước sông, hồ, đầm lầy cho trường hợp 2 chiều tích phân theo phương thẳng
đứng (2D) được viết như sau:
P  uhP   vhP    hP    hP 
    t    t S
t x y x  x  y  y  (3.9)
Trong đó P là nồng độ chất ô nhiễm trong môi trường nước hồ, ao, đầm; t là tổng
hợp của hệ số khuếch tán rối theo phương ngang và hệ số phân tán, hình thành do
quá trình lấy trung bình theo phương thẳng đứng của nồng độ và vận tốc chuyển
động của chất ô nhiễm theo phương thẳng đứng; và S là nguồn sinh ra chất ô nhiễm
tại một địa điểm hay lượng chất ô nhiễm bị biến mất do hậu quả của các quá trình
sinh học và hóa học.
Phương trình vận chuyển và biến đổi chất ô nhiễm trong hồ, ao, đầm 3 chiều
(3D) được viết giống như trường hợp trong sông. Thông thường, vận tốc dòng chảy
trong hồ, ao, đầm nhỏ hơn dòng chảy trong sông rất nhiều lần nên hệ số khuếch tán
rối của chất ô nhiễm trong hồ, ao, đầm cũng nhỏ hơn giá trị tương ứng trong sông rất
nhiều lần.
3.3 Các quá trình hóa học và sinh học liên quan tới sự biến đổi của chất ô nhiễm
trong môi trường nước ao, hồ, đầm lầy

Chất ô nhiễm vào ao, hồ, đầm lầy do gió cuốn vào, do nước mưa mang từ khí quyển
vào, do nước mưa chảy tràn bề mặt, do rác thải không được xử lý đúng cách bị đưa
vào hay bị xả thải trực tiếp ra ao, hồ, đầm lầy. Chất ô nhiễm cũng có thể được tạo ra
trong hồ. Các loài thực vật khi chết có thể tạo ra nguồn chất thải hữu cơ rất lớn. Thí
dụ, sau những thời kỳ tảo phù du bùng phát, tảo phù du sẽ chết đi và tạo ra nguồn
chất ô nhiễm hữu cơ cho ao, hồ, đầm lầy. Thực vật thủy sinh khi chết đi, đặc biệt
vào mùa thu, đông cũng có thể là nguồn gây ô nhiễm. Trong nhiều trường hợp, cạn
kiệt ô-xy trong ao, hồ, đầm lầy cũng làm cho động vật thủy sinh chết hang loạt và sự
phân hủy các động vật thủy sinh là một nguồn ô nhiễm hữu cơ của hồ.
Khi chất ô nhiễm được đưa vào ao, hồ, đầm lầy, nó có thể được vận chuyển trong
nước do dòng chảy, khuếch tán do rối, chìm xuống đáy hồ và được bùn, đất hấp thụ,
bay hơi lên khí quyển hoặc bị chuyển hóa bởi các quá trình sinh học và hóa học.
Phân hủy sinh học
Đối với chất thải hữu cơ, quá trình phổ biến nhất là phân hủy sinh học. Các
quá trình chuyển hóa liên quan tới phân hủy sinh học bao gồm (i) chuyển từ chất hữu
cơ thành chất vô cơ; (ii) chuyển từ chất độc thành chất không độc; và (iii) chuyển từ
chất không độc thành chất độc.
Quá trình phân hủy sinh học của các chất thải hữu cơ có thể được thực hiện
bởi các vi sinh vật hiếu khí hoặc yếm khí. Các vi sinh vật hiếu khí sử dụng ô-xy để
chuyển hóa các chất hữu cơ. Các sinh vật yếm khí ngược lại không dung ô-xy. Sơ đồ
mô phỏng quá trình phân hủy sinh học chất thải hữu cơ trong môi trường nước được
trình bày trên Hình (3.4)

Hình 3.4 Các quá trình Ni-tơ, cac-bon và sulfur (Peavy et at, 1985)
Như đã nêu trong Chương 1, quá trình phân hủy hữu cơ trong các ao, hồ, đầm
lầy có thể làm cạn kiệt ô-xy và tác động rất mạnh tới các sinh vật trong hồ. Thiếu ô-
xy do phân hủy hữu cơ có thể làm cho động vật thuỷ sinh, thậm chí thực vật thủy
sinh, chết hàng loạt.
Phân hủy quang hóa
Phân hủy quang hóa xảy ra do tác động của ánh sáng mặt trời lên chất ô nhiễm, xảy
ra khi hợp chất ô nhiễm hấp thụ ánh sáng mặt trời. Quá trình phân hủy quang hóa
không đồng nhất sử dụng UV/TiO2 là một quá trình quang hóa phổ biến nhất. Đây là
quá trình hấp thụ các photon với năng lượng cao hơn 3,2eV (có bước sóng nhỏ hơn
390nm). Quá trình này xảy ra chủ yếu với tia UV trong ánh nắng mặt trời. Tốc độ
phân hủy quang hóa phụ thuộc vào độ pH và nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng lên thì tốc
độ phân hủy quang hóa cũng tăng lên. Tốc độ phân hủy quang hóa cũng phụ thuộc
vào nồng độ và bản chất chất ô nhiễm hữu cơ, hàm lượng ion của một số chất vô cơ
trong nước.
Các quá trình sinh học
Chất ô nhiễm hữu cơ trong hồ, ao, đầm thường trải qua các quá trình sinh học
rất phức tạp. Chất ô nhiễm hữu cơ được phân hủy sẽ tạo ra chất dinh dưỡng, đặc biệt
là Phốt-pho hoặc Ni-tơ. Các chất dinh dưỡng sau đó sẽ bị thực vật phù du và thực
vật thủy sinh hấp thụ. Một phần thực vật phù du và thực vật thủy sinh sẽ bị các loài
động vật thủy sinh ăn và tiêu hóa. Phần còn lại của thực vật phù du và thực vật thủy
sinh sẽ bị chết. Sự phân hủy của thực vật phù du, thực vật thủy sinh và động vật thủy
sinh bị chết cùng với các chất cặn bã do động vật thủy sinh thải ra sẽ lại tiêu thụ ô-
xy và tạo ra chất dinh dưỡng.
Hiện nay đã có những phương trình mô tả quá trình phân hủy hữu cơ, quá trình
hấp thụ chất dinh dưỡng của thực vật và các quá trình sinh học khác như đã mô tả ở
trên. Tuy nhiên, việc trình bày chi tiết những phương trình nêu trên vượt quá phạm
vi của giáo trình này.

3.4 Ứng dụng trong mô hình hóa quá trình lan truyền chất ô nhiễm trong môi
trường nước ao, hồ, đầm lầy

Các phương trình từ (3.1) đến (3.9) sẽ được rời rạc hóa bằng một sơ đồ sai phân
thích hợp. Thông thường, do vận tốc dòng chảy trong ao, hồ, đầm lầy khá nhỏ nên
các sơ đồ sai phân đơn giản như sai phân hữu hạn, thể tích hữu hạn sẽ được sử dụng.
Tuy vậy, có một số trwownfh hợp người ta sử dụng sơ đồ phần tử hữu hạn để rời rạc
hóa các phương trình nêu trên.

Câu hỏi và bài tập


Câu 1: Trình bày các kiến thức về các quá trình phân tầng nhiệt độ, xáo trộn đêm
ngày và mùa và tác động của chúng tới vận chuyển chất ô nhiễm trong ao, hồ, đầm
lầy?
Câu 2: Mô tả quá trình và viết phương trình lan truyền chất ô nhiễm trong ao, hồ,
đầm lầy theo mô hình một hộp?
Câu 3: Mô tả quá trình và viết phương trình lan truyền chất ô nhiễm trong ao, hồ,
đầm lầy theo mô hình nhiều hộp?
Câu 4: Mô tả quá trình và viết phương trình lan truyền chất ô nhiễm trong ao, hồ,
đầm theo mô hình một chiều tích phân theo mặt cắt?
Câu 5: Mô tả quá trình và viết phương trình lan truyền chất ô nhiễm trong ao, hồ,
đầm theo mô hình hai chiều tích phân theo phương thẳng đứng.
Câu 6: Mô tả quá trình biến đổi của chất ô nhiễm do các quá trình hóa học và sinh
học.

Tài liệu tham khảo


Peavy, H.S., D.R. Rowe, G. Tchobanoglous. 1985. Environmental
Engineering. McGrawHill, Inc., New York, New York.

You might also like