You are on page 1of 3

CHƯƠNG 5.

QUÁ TRÌNH LAN TRUYỀN VÀ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT Ô NHIỄM


TRONG MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÀ NƯỚC NGẦM
5.1 Quá trình thấm và các phương trình cơ bản mô phỏng dòng chảy nước
ngầm
Tùy thuộc vào kích thước các lỗ rỗng, khe hở trong môi trường đất mà dòng chảy
nước ngầm có thể được coi là dòng chảy thấm hoặc dòng chảy trong ống. Để
đánh giá chế độ chảy của nước ngầm, người ta sử dụng số Reynolds
Ud
Re  (5.1)

Trong đó U là vận tốc đặc trưng của dòng chảy nước ngầm (m/s), d là đường kính
khe hở hoặc lỗ rỗng (m), v là hệ số nhớt động học của nước (1x10-6 m2 /s ở 20oC).
Nếu số Reynolds bằng hoặc lớn hơn 2000, dòng chảy có thể được coi là dòng
chảy trong ống. Nếu số Reynolds nhỏ hơn 10, dòng chảy có thể được coi là dòng
thấm.
Dòng chảy trong ống có thể được mô tả bởi phương trình Darcy Weisbach, được
viết như sau
p1  p2  U2
 fD (5.2)
L 2 D
Trong đó p2 và p1 là áp suất (Pa) tại hai đầu của khoảng cách L (m); fD là hệ số
ma sát Darcy, không thứ nguyên,  là mật độ nước (kg/m3 ), U là vận tốc dòng
chảy trung bình trong ống (m/s) và D là đường kính thủy lực của ống.
Việc nghiên cứu, tính toán đòng chảy đối với môi trường nước ngầm rất phức tạp
vì nói chung môi trường nước ngầm là không đồng nhất. Do vậy, trong giáo trình
này chỉ xem xét đến dòng chảy thấm trong môi trường nước ngầm.
Phương trình cơ bản nhất để mô tả dòng thấm trong nước ngầm thu được bằng
cách sử dụng định luật Darcy. Định luật này chỉ ra rằng khi không có tác động
của trọng lực, mối liên hệ giữa lưu lượng dòng chảy nước ngầm qua một môi
trường thấm đồng nhất có hệ số thấm k và mức độ giảm áp suất trên một khoảng
cách L có thể được biểu thị như sau
q=-k(p2-p1 )/L (5.3)
Với q là lưu lượng qua một đơn vị diện tích theo phương vuông góc với phương
giảm áp suất(m3/s); p2 và p1 là áp suất (Pa) tại hai đầu của khoảng cách L (m); k
là hệ số thấm (m2 );  là hệ số nhớt động lực của nước, =v/ (Pa.s).Dấu âm chỉ
rằng dòng thấm sẽ từ nơi áp suất cao tới nơi áp suất thấp.
Đối với môi trường nước, áp suất thủy tĩnh có thể được viết như sau:
p  gh (5.4)
Với g là gia tốc trọng trường (m/s2), h là độ cao cột nước (m).
Gia tốc trọng trường thay đổi rất ít theo vị trí và do vậy có thể coi là bằng hằng số
cho một khu vực nhất định. Mật độ của nước phụ thuộc vào nhiệt độ. Do vận tốc
dòng thấm nước ngầm rất nhỏ nên trong quá trình thấm nhiệt độ của nước có thể
coi là không đổi. Điều đó có nghĩa là mật độ của nước ngầm có thể được coi là
không đổi. Như vậy, áp suất trong phương trình (5.4) chỉ phụ thuộc vào độ cao
của cột nước h.
Đối với môi trường nước ngầm, độ cao cột nước phụ thuộc rất mạnh vào sức căng
mặt ngoài của nước. Do vậy, độ cao cột nước phải được thay thế bằng độ cao
thủy lực, tính đến cả độ cao thực của cột nước và sức căng mặt ngoài.
Nếu sử dụng độ cao thủy lực của cột nước h để đặc trưng cho áp suất thủy tĩnh,
sử dụng định luật Darcy nêu trên, phương trình thấm trong môi trường nước
ngầm có thể được viết như dưới đây:
h    h    h    h 
Ss     K    K    K   G (5.5)
t  x  x  y  y  z  z 
Hệ số dẫn thủy lực của nước K thông thường là một đại lượng phụ thuộc vào tọa
độ không gian vì nói chung môi trường nước ngầm là môi trường không đồng
nhất. Nếu như có thể coi môi trường nước là đồng nhất, K có thể xem là không
đổi. Ss là độ chứa riêng (specific storage) của môi trường nước, thể hiện độ rỗng
của đất, đá. G là nguồn nước, thí dụ một mạch nước ngầm cung cấp nước cho khu
vực.

5.2 Quá trình lan truyền chất ô nhiễm trong nước ngầm và các phương trình
cơ bản
Quá trình lan truyền chất ô nhiễm trong môi trường nước ngầm bao gồm quá trình
bình lưu (vận chuyển chất ô nhiễm do dòng chảy nước ngầm), quá trình khuếch
tán, phân tán (do chênh lệch vận tốc kết hợp với xáo trộn rối trong trường hợp
dòng chảy với số Reynolds lớn). Phương trình cơ bản vận chuyển chất ô nhiễm
trong môi trường nước ngầm trong trường hợp 3 chiều có dạng
 C  C   C  
 b  Dij  UC   qsCs  qsC  1C  2  bC (5.6)
t t xi  x j  xi

Với  là độ rỗng của đất; C là nồng độ chất ô nhiễm trong nước, C là nồng độ
chất ô nhiễm bị hấp thụ vào đất và các chất rắn khác trong môi trường nước
ngầm;  b là mật độ môi trường đất, Dij là tensor phân tán thủy động lực học, U là
vận tốc chảy hiệu dụng của nước; qs là nguồn nước; Cs là nồng độ chất ô nhiễm
trong nguồn nước; 1 là tốc độ phản ứng hóa học của chất ô nhiễm hòa tan trong
nước và 2 là tốc độ phản ứng hóa học của chất ô nhiễm bị hấp thụ vào đất và các
chất rắn khác trong môi trường nước ngầm.
5.3 Ứng dụng trong mô hình hóa quá trình lan truyền chất ô nhiễm trong
môi trường nước ngầm
Để mô hình hóa quá trình lan truyền ô nhiễm trong môi trường nước ngầm, cần
giải số trị các phương trình (5.3), (5.5) và (5.6).

You might also like