You are on page 1of 15

CHƯƠNG 4.

QUÁ TRÌNH LAN TRUYỀN VÀ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT Ô


NHIỄM TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC BIỂN
4.1 Các quá trình động lực học trong biển
4.1.1 Nhận xét chung
Cũng tương tự như trong các môi trường nước khác, quá trình vận
chuyển chất ô nhiễm trong môi trường nước biển là do dòng chảy biển và
sóng. Ngoài ra, chất ô nhiễm có thể được phù sa hoặc các chất lơ lửng trong
nước hấp phụ và chìm xuống đáy. Để tính toán, đánh giá quá trình vận
chuyển chất ô nhiễm trong môi trường nước biển, cần xem xét tất cả các quá
trình động lực tạo ra dòng chảy biển và rối.
Các quá trình động lực trong biển rất phức tạp, bao gồm các quá trình
thành tạo sóng tại nước sâu, quá trình lan truyền của sóng từ nước sâu vào
gần bờ, quá trình dòng chảy biển gây ra do gió và do sóng vỡ gần bờ, quá
trình rối tạo ra do dòng chảy và do sóng vỡ. Tất cả các quá trình đó cần
được xem xét ở đây.
4.1.2 Quá trình thành tạo, lan truyền sóng và sóng vỡ

a) Sóng nước sâu


Sóng nước sâu có thể thu được từ quan trắc tại các trạm hải văn ven
bờ và trên đảo. Đặc biệt, nếu có trạm quan trắc sóng ngoài đảo, bố trí tại nơi
khá thoáng và có độ sâu phù hợp thì kết quả quan trắc sóng tại trạm có thể
được coi là đặc trưng cho điều kiện sóng nước sâu.
Trong trường hợp không có số liệu quan trắc sóng tại trạm khí tượng
hải văn, có thể tính toán sóng theo các số liệu gió. Với sóng gió tạo thành
trong vùng nước nông, sự phát triển sóng được giới hạn bởi độ sâu. Có một
số công thức đã được xây dựng để phục vụ cho mục đích dự báo trong
những điều kiện này như các phương pháp Pierson-Munk-Newmann-James
(PNJ, Pierson và cộng sự, 1955), và phương pháp Sverdrup-Munk-
Bretschneider (SMB, Bretschneider 1958, 1977). Toba (1973) và Mitsuyasu
(1973, 1975) cũng đề ra một số công thức thực nghiệm. Ở đây sẽ trình bày
phương pháp tính sóng gió theo Coastal Engineering Manual 2002 (CEM
2002).
Hệ số đà không thứ nguyên gF/UA2 dùng để tính thông số độ cao sóng
gHmo/UA2 và thông số chu kỳ gTm/UA cùng với thông số thời gian tác dụng
giới hạn gTlim/UA. Tốc độ gió chuẩn UA là tốc độ gió đã được hiệu chỉnh
(dùng các thủ tục trong CEM 2002) được cho bởi:
UA = 0.71(RTU10)1.23 (4.1)
Dựa trên U10 tính bằng m/s là tốc độ gió ghi được tại độ cao 10m với
hệ số RT là một thông số hiệu chỉnh sự khác nhau giữa nhiệt độ mặt biển và
nhiệt độ không khí (với giá trị ban đầu là 1,1). Nếu thời gian tác dụng của
gió t là nhỏ hơn tlim, cần tính đà đã hiệu chỉnh F’ và thế vào vị trí của đà F
trong thông số ban đầu gF/UA2 . Mặt khác, nếu thời gian tác dụng của gió t là
lớn hơn tlim, cần áp dụng phương trình dùng cho FAS.
Một tập hợp các phương trình thay thế do Hurdle và Stive (1989) trình
bày để thay thế các phương trình trong SPM (1984) như sau
 
gH s / U A2  0.25 tanh 0.6 gd / U A2 0.75
 (4.2)
tanh 4.3 10 gF / U tanh 0.6gd / U  
1/ 2 5 2
A
2 2 0.75
A

gT p / U A  8.3 tanh 0.76gd / U   2 0.375


A
(4.3)
tanh 4.1  10 gF / U  tanh 0.76gd / U  
1/ 3 5 2
A
3 2 0.375
A



gt lim / U A  65.9 gF / U A2 
0.667
(4.4)
Các phương trình trên dùng được cả cho nước sâu và nước nông.
Phương trình (4.2) được dùng để tính độ cao sóng có nghĩa trong khi
phương trình (4.3) được dùng để tính chu kỳ sóng tại đỉnh năng lượng phổ.
Việc dự báo độ cao và chu kỳ sóng từ các phương trình sửa đổi không chỉ
cho các kết quả tiệm cận với các kết quả tính bằng phương pháp SPM
(1984) mà còn cho một sự chuyển tiếp trơn tru giữa các điều kiện sóng nước
sâu và nước nông.
Để dự báo sóng trong vùng nước có độ sâu hữu hạn, từ các giá trị cho
trước của các vận tốc gió đồng nhất UA (m/s), đà F (m), thời gian tác dụng t
(s), trước hết cần áp dụng phương trình (4.4) để tính thời gian tác dụng giới
hạn (tlim) xác định bởi vận tốc gió và đà cho trước. Nếu khoảng thời gian tác
dụng cho trước (t) là đủ dài so với khoảng thời gian tác dụng giới hạn tính
được (tlim) thì có thể tính độ cao và chu kỳ sóng theo các phương trình (4.2)
và (4.3). Nếu t<t lim, cần tính một đà hiệu dụng (Fe) theo phương trình (4.4)
dựa trên khoảng thời gian tác dụng cho trước (t), và thế giá trị này vào các
phương trình (4.2) và (4.3) để tính độ cao và chu kỳ sóng.
Trong trường hợp vận tốc gió ngoài khơi là 14m/s. Độ cao sóng nước
sâu được tính theo công thức Hurdle và Stive, kết quả thu được độ cao sóng
ngoài khơi là 3.74m, chu kì sóng là 5.84s.

b) Tính toán lan truyền sóng vào vùng nước nông


Để tính lan truyền sóng vào vùng ven bờ, có thể sử dụng mô hình lan
truyền năng lượng phổ sóng. Mô hình này là mô hình trung bình pha. Việc
áp dụng mô hình trung bình pha để tính lan truyền sóng ven bờ có rất nhiều
ưu điểm. Một số ưu điểm có thể kể ra là mô hình cho phép sử dụng lưới tính
thô (kích thước lưới hàng trăm mét) nhưng vẫn đảm bảo độ chính xác cần
thiết. Do đó, có thể áp dụng mô hình này để tính toán cho một vùng rộng
lớn mà không đòi hỏi công cụ máy tính phải có cấu hình cao. Tuy nhiên, mô
hình có nhược điểm là không có khả năng tính nhiễu xạ sóng, mà ở vùng
ven bờ, sự nhiễu xạ sóng là rất đáng kể do ảnh hưởng của địa hình phức tạp.
Nhiều nhà khoa học đã cố gắng cải tiến mô hình trung bình pha để
tính toán lan truyền sóng ven bờ, có tính đến hiệu ứng nhiễu xạ. Một trong
số mô hình đó là mô hình tính toán sự lan truyền của sóng ngẫu nhiên trong
vùng ven bờ do Mase (1998) đưa ra. Mô hình được xây dựng dựa trên việc
giải phương trình cân bằng năng lượng sóng ngẫu nhiên đa hướng, có tính
đến các quá trình phản xạ và nhiễu xạ của sóng trong vùng địa hình biến đổi
phức tạp và có vật che chắn.
Phương trình cân bằng năng lượng sóng ngẫu nhiên như sau:

vx S  vy S  v S    2 S  1 2 2S 


    CCg cos    CCg cos  2    b S
  (4.5)
x y  2  y  2 y 

Trong đó:
S là hàm mật độ năng lượng sóng,
C là vận tốc truyền sóng
Cg là vận tốc nhóm sóng
 là hướng sóng truyền

 là tần số góc,

 là thông số tính tới sự nhiễu xạ của sóng (k=2.5 theo Mase et al, 1998  b
là hệ số tiêu tán năng lượng sóng do sóng bạc đầu và sóng vỡ.
Trong phương trình (4.5), thành phần nhiễu xạ là thành phần thứ nhất
bên vế phải, đạo hàm bậc hai là phương trình eliptic theo hướng trục y, do
đó có thể tính sóng nhiễu xạ theo trục này. Thông thường, nếu ta lấy trục y
theo hướng song song với hướng sóng chính và áp dụng thuật toán giải
phương trình cho phép tính toán sóng theo hướng lan truyền sóng, có thể
tính toán hiện tượng nhiễu xạ sóng với độ chính xác khá cao.
Trong vùng ven bờ, sóng được truyền từ khơi vào bờ. Vì vậy, nếu
chọn hệ tọa độ với gốc ở ngoài khơi; trục X hướng từ khơi vào bờ; trục Y
hướng song song với bờ, ta sẽ tính được sự lan truyền sóng từ ngoài khơi
vào bờ, và sự nhiễu xạ sóng theo phương song song bờ với độ chính xác
cao.
Vận tốc đặc trưng (vận tốc lan truyền năng lượng sóng) gồm các
thành phần vx , v y , v được tính theo công thức sau:

v , v    s  C
x y g cos  , C g sin   (4.6)
k

1  k C g  C C 
v     sin   cos  (4.7)
k k n C  x y 

Trong đó: s là vector đơn vị theo hướng

n là vector đơn vị theo hướng pháp tuyến với hướng lan
truyền của sóng
k là số sóng.

Mối quan hệ phân tán tuyến tính cho phép xác định số sóng tại một độ sâu:

 2  gk tanh kh (4.8)

Trong đó:  là tần số góc


h là độ sâu

g là gia tốc trọng trường

c) Dòng chảy vùng ven bờ biển tích phân theo phương thẳng đứng
Khi tính toán dòng chảy ven bờ do gió, sóng, thuỷ triều và nước dâng
gây ra, cần phải có thông tin về vận tốc gió, độ cao, chu kỳ và hướng truyền
của sóng có nghĩa tại mỗi mắt lưới của toàn bộ miền tính mà ta có thể tính
được ứng suất bức xạ của sóng.
Để tính dòng chảy và vận chuyển chất ô nhiễm dựa trên việc giải
phương trình viết cho dòng chảy hai chiều theo phương nằm ngang tích
phân theo phương thẳng đứng và bài toán vận chuyển chất ô nhiễm. Chọn
một hệ tọa độ sao cho trục x hướng theo hướng đông và trục y hướng theo
hướng bắc. Dòng ven do sóng gây ra sẽ được tính trên cơ sở của ứng suất
bức xạ. Ứng suất bức xạ là một lực phát sinh do quá trình tiêu tán động
lượng gần bờ do sóng vỡ gây ra. Do dòng động lượng do sóng mang đến
không đổi nên sự tiêu tán động lượng do sóng vỡ gần bờ tạo ra sự chênh
lệch động lượng, tức là phát sinh ra một lực tác động lên cột nước theo
hướng lan truyền sóng. Lực này sẽ buộc nước chuyển động theo hướng lan
truyền sóng, tạo nên sự dâng nước gần bờ. Ứng suất bức xạ là nguyên nhân
tạo ra dòng chảy đáy và dòng rip chảy từ bờ ra khơi. Dòng chảy đáy là
nguyên nhân gây xói lở bờ biển và đòng rip ngoài nguy hiểm cho người tắm
biển còn giúp chất ô nhiễm được phân tán ra xa bờ.
Ta có hệ phương trình vi phân cho dòng chảy được viết như sau:
Phương trình liên tục:
q x q y 
  0 (4.9)
x y t

Phương trình động lượng

qx   qx2    qx q y   S S xy   qx 


       gd  fq y  xx    th 
t x  d  y  d  x x y x  x 
(4.10)
  q x  gn 2u u 2  v 2
  th   1/ 3
 C zU w U w2  Vw2  0
y  y  d
2
q y   qx q y    q y   S yy S xy   q y 
      gd  fq     th 
x  d  y  d  x 
x
t y y ü x 
(4.11)
  q y  gn 2 v u 2  v 2
  th   1/ 3
 C zVw U w2  Vw2  0
y  y  d

Trong đó, q x và q y lần lượt là các thành phần lưu lượng dòng chảy đi
qua một mặt cắt có chiều rộng đơn vị, chiều cao từ đáy tới mặt nước và
vuông góc với các trục tọa độ x và y;  là chiều cao mực nước với một
chuẩn nào đó, t là thời gian; d là độ sâu nước trong kênh; g là gia tốc trọng
trường; n là độ nhám thuỷ lực, S xx , S xy , S yx , S yy là các thành phần của ứng
suất bức xạ sóng, Uw, Vw là các thành phần của vận tốc gió theo các trục x
và y; Cz là hệ số ma sát gió (hay hệ số trở kháng bề mặt) cho vận tốc gió lấy
tại độ cao z.
Phương trình (4.9) biểu thị sự bảo toàn vật chất (nước). Các phương
trình động lượng (4.10) và (4.11) biểu thị sự bảo toàn động lượng.
Trong hai phương trình động lượng ý nghĩa vật lý của các thành phần
như sau:
Thành phần thứ nhất bên vế trái biểu thị sự biến đổi theo thời gian của
các thành phần lưu lượng dòng chảy đi qua một mặt cắt có chiều rộng đơn
vị, chiều cao từ đáy tới mặt nước và vuông góc với các trục tọa độ x và y.
Thành phần thứ hai và thứ ba bên vế trái biểu thị sự biến đổi theo thời
gian của các thành phần lưu lượng dòng chảy nêu trên do vận tốc dòng
chảy.
Thành phần thứ tư bên vế trái biểu thị lực tác động gây ra do sự
nghiêng của mặt nước (trọng lực).
Thành phần thứ năm bên vế trái biểu thị lực Coriolis gây ra do sự
quay của trái đất.
Thành phần thứ sáu và thứ bảy bên vế trái biểu thị lực gây ra do ứng
suất bức xạ.
Thành phần thứ tám và thứ chín bên vế trái biểu thị lực nhớt gây ra do
tác động của rối biển.
Thành phần thứ mười bên vế trái biểu thị lực tác động do đáy biển lên
dòng chảy.
Thành phần thứ mười một bên vế trái biểu thị lực tác động do gió lên
dòng chảy.
Theo số liệu thực nghiệm, hệ số ma sát gió thay đổi trong khoảng lớn
từ 3x10-4 đến 5x10-3 và là hàm phụ thuộc vào tốc độ gió. Garrat (1977),
tổng hợp rất nhiều kết quả nghiên cứu về hệ số ma sát gió trên các đại
dương và cho rằng đối với vận tốc gió nằm trong khoảng 4<U<21 m/s thì
C10 (hệ số ma sát gió cho vận tốc gió lấy tại độ cao 10m) có thể được xấp xỉ
bằng hàm mũ như sau:
C10  0.51  103Vw0.46
(4.12)
hoặc theo dạng tuyến tính:
C10  a  bV w   10 3 (4.13)
Trong đó a = 0,75, b = 0,067 và Vw là vận tốc gió tại độ cao 10m so với
mặt nước biển. Theo các báo cáo của nhiều nhà khoa học khác thì giá trị của
a và b nằm trong khoảng 0<a<1,18 và 0,016 <b<0.100. Wu (1982) cũng chỉ
ra rằng công thức (2.13) với a = 0,8 và b = 0,065 phù hợp với tất cả các số
trong toàn bộ phạm vi vận tốc gió, thậm chí còn sử dụng được cho cả gió
trong bão.
Ứng suất bức xạ của sóng được tính toán theo hướng sóng chính, độ cao
và chu kỳ của sóng có nghĩa.
Đối với trường hợp biển xa bờ, do độ sâu lớn, không thể sử dụng mô hình
tính dòng chảy, trường rối và vận chuyển chất ô nhiễm hai chiều. Khi đó, cần sử
dụng mô hình 3 chiều.
4.2 Quá trình rối trong biển và tác động của nó tới việc lan truyền chất
ô nhiễm trong môi trường nước biển
Cũng giống như trong các môi trường thủy khí tự nhiên khác, quá
trình rối là quá trình quan trọng nhất đóng vai trò trong việc vận chuyển,
xáo trộn và phân tán chất ô nhiễm trong môi trường nước biển. Trong biển,
tương tự như trong môi trường khí, rối được hình thành do sự khác biệt về
khối lượng riêng, hay mật độ của nước biển theo không gian (dòng chảy mật
độ) và sự tạo thành các xoáy rối do biến đổi theo không gian của dòng chảy
biển. Ngoài ra, rối còn được hình thành do sóng vỡ tại bề mặt biển khi gió
to (sóng bạc đầu) và quá trình sóng vỡ gần bờ. Ngoài ra, trong đại dương
còn có sóng nội, là sóng lan truyền trên các lớp nhảy vọt mật độ trong lòng
đại dương. Khi các sóng này vỡ, năng lượng sóng cũng biến thành năng
lượng chuyển động rối.
Trừ khu vực cửa sông mà ở đó hàm lượng phù sa có thể ảnh hưởng tới mật
độ nước biển, nói chung mật độ nước biển là hàm của nhiệt độ T và độ muối
S của nước biển. Mối liên hệ giữa mật độ nước biển  và nhiệt độ T, độ
muối S của nước biển được biểu thị bằng phương trình sau đây (Millero và
nnk, 1976; Millero và Poisson, 1981)
   0  AS  BS 3 / 2  CS 2 (4.14)
Với A, B và C là hàm của nhiệt độ (oC).
A = 8.24493 x 10-1 – 4.0899 x 10-3 T + 7.6438 x 10-5 T2 (4.15)
– 8.2467 x 10-7 T3 + 5.3875 x 10-9 T4
B =-5.72466x10-3+1.0227x10-4T – 1.6546 x 10 -6 T2 (4.16)
-4
C = 4.8314 x 10 (4.17)
Mật độ nước ngọt phụ thuộc vào nhiệt độ theo công thức sau (Bigg, 1967)
0 (kgm-3) = 999.842594 + 6.793952x10-2 T – 9.095290x10-3T2 (4.18)
+1.001685x 10-4T3– 1.120083x10-6T4+6.536332x10-9T5
Thông thường, trong biển và đại dương, nhiệt độ và độ muối không phân bố
đồng nhất theo phương thẳng đứng. Vào mùa xuân, hè, lớp nước bề mặt
biển trải qua quá trình xáo trộn đêm – ngày, đồng thời bị đốt nóng nên có
nhiệt độ thấp hơn lớp nước bên dưới. Điều này tạo ra sự phân tầng ổn định
theo phương thẳng đứng.
Vào ban đêm, mặt biển phát bức xạ sóng dài và lạnh đi rất nhanh. Nước
lạnh hơn sẽ chìm xuống dưới. Quá trình cứ thế tiếp diễn cho tới khi lớp
nước lạnh bề mặt chìm xuống tới một độ sâu mà ở đó mật độ nước biển
bằng với mật độ nước biển trên mặt thì dừng lại. Quá trình xảy ra liên tục
nhiều ngày đêm và sẽ tạo ra một lớp nước đồng nhất nhiệt độ (và mật độ)
gần bề mặt biển. Dưới lớp nước này là một lớp nước mỏng có nhiệt độ (và
mật độ) thay đổi rất nhanh. Lớp này gọi là lớp nhảy vọt mật độ. Bên dưới
lớp nhảy vọt mật độ, nhiệt độ (và mật độ nước) thay đổi chậm hơn theo
phương thẳng đứng.
Về mùa đông, lớp nhảy vọt nhiệt độ (và mật độ) gần mặt biển bị phá vỡ do
nước mặt biển bị lạnh đi liên tục và chìm xuống. Khi đó, nước biển sẽ bị
xáo trộn tới một độ sâu nhất định mà ở đó nhiệt độ (và mật độ) nước biển ở
đó bằng với nhiệt độ (và mật độ) nước biển bề mặt vào mùa đông. Đối với
các vùng biển có độ sâu nhỏ (như vịnh Bắc Bộ), lớp nước này có thể đạt tới
tận đáy biển. Đối với các vùng biển sâu, nó đạt tới độ sâu của khối nước bề
mặt.
Vì nước biển cũng như nước ngọt có mật độ lớn nhất khi nhiệt độ khoảng
4oC, đối với các vùng cực nhiệt độ nước tại đáy biển khoảng 4oC do nước
mặt có nhiệt độ 4oC chìm xuống đáy. Đối với các vùng biển tại vùng nhiệt
đới (như Biển Đông), các lớp nước gần đáy biển là nước lạnh hơn từ vùng
biển có vĩ độ cao tràn vào.
Đối với các khu vực cửa sông, gần bờ, khi dòng nước ngọt mạnh chảy từ
sông ra, nước ngọt nhẹ hơn sẽ nổi lên trên nước biển mặn ở phía dưới. Tại
cửa sông, nước mặn nặng hơn sẽ xâm nhập vào sông dưới dạng một “nêm”
nước mặn. Khi đó, trên mặt sẽ có dòng nước ngọt chảy từ trong sông ra biển
nhưng dưới gần đáy sẽ có dòng nước mặn chảy từ phía biển vào sông. Tại
ranh giới giữa hai khối nước (khối nước ngọt trên mặt và nêm nước mặn ở
đáy) sẽ xuất hiện rất nhiều xoáy rối, có tác dụng xáo trộn nước mặn với
nước ngọt.
Phân bố thẳng đứng của mật độ nước trong biển sẽ tạo ra phân tầng mật độ.
Nếu lớp nước nằm dưới nặng hơn lớp nước nằm trên, ta sẽ có phân tầng mật
độ ổn định. Nếu ngược lại, lớp nước nằm dưới nhẹ hơn lớp nước nằm trên,
ta có phân tầng mật độ không ổn định. Khi đó, nước bên trên nặng hơn sẽ
chìm xuống và ta có đối lưu tự do. Trong trường hợp tất cả các lớp nước có
mật độ giống nhau, ta không có phân tầng mật độ.
Phân tầng mật độ bất ổn định sẽ tạo điều kiện cho rối phát triển, giúp cho
quá trình xáo trộn, phân tán của các chất ô nhiễm xảy ra mạnh mẽ hơn. Phân
tầng mật độ ổn định ngược lại làm suy giảm chuyển động rối, và do vậy suy
giảm sự trao đổi chất ô nhiễm giữa các lớp nước. Nói cách khác là phân
tầng mật độ ổn định sẽ làm suy giảm quá trình lan truyền chất ô nhiễm theo
phương thẳng đứng.
Quá trình phân tầng mật độ ổn định của nước biển được biểu thị bằng một
đại lượng gọi là tần số nổi (hay tần số Brunt–Väisälä) N:
N = [−(g/)d /dz]1/2 (4.19)
Tần số N là tần số lớn nhất của dao động tự do của một hạt nước khi bị dịch
chuyển khỏi trạng thái cân bằng trong chất lỏng phân tầng ổn định. Do vậy,
tần số này có thể được sử dụng để tính sự lan truyền của sóng nội trong biển
và đại dương. Khi sóng nội bị vỡ, nó cũng tạo ra các xoáy rối, làm tăng
cường quá trình xáo trộn chất ô nhiễm.
Sự thay đổi mật độ nước biển theo phương nằm ngang cũng tạo ra quá trình
hoàn lưu, tức là những xoáy rối cỡ lớn. Các xoáy rối này trong quá trình vận
chuyển sẽ vỡ thành các xoáy nhỏ và giúp lan truyền chất ô nhiễm trong môi
trường nước biển.
Trong môi trường nước biển, cũng tương tự như trong các môi trường chất
lỏng và chất khí khác, các xoáy rối đóng vao trò cực kỳ quan trọng trong
việc vận chuyển và phân tán chất ô nhiễm.
Đối với môi trường nước biển, mô hình đơn giản nhất để tính đến tác động
của các xoáy rối tới quá trình vận chuyển và phân tán của chất ô nhiễm là sử
dụng hệ số nhớt rối và hệ số phân tán rối.
Hệ số nhớt rối được sử dụng để tính toán sự trao đổi động lượng do quá
trình rối gây ra trong nước. Công thức đơn giản nhất để tính hệ số nhớt rối
là sử dụng mô hình đoạn đường xáo trộn của Prandtl:
1/ 2
 u  2  v  2  2
 t        lm (4.20)
 z   z  
Trong đó, lm được gọi là đoạn đường xáo trộn của Prandtl.
Việc xác định đoạn đường xáo trộn rất khó khăn và không chính xác. Vì vậy
hiện nay đã có một số mô hình khác để tính toán hệ số nhớt rối. Có thể liệt
kê các mô hình như mô hình k-, mô hình k-l hoặc mô hình mô phỏng các
xoáy lớn do Smagorinsky đề xuất. Mô hình k- tính toán sự vận chuyển và
biến đổi trong không gian của năng lượng rối k và tốc độ tiêu tán năng
lượng rối . Mô hình k-l tính toán sự vận chuyển và biến đổi trong không
gian của năng lượng rối k và kích thước đặc trưng của rối l. Mô hình
Smagorinsky tính toán mô phỏng các xoáy “lớn” có kích thước lớn hơn kích
thước lưới tính. Đối với các xoáy “nhỏ”, có kích thước nhỏ hơn lưới tính,
mô hình này xấp xỉ nó bằng hệ số nhớt rối.
Sau khi đã biết được hệ số nhớt rối, hệ số khuếch tán rối Kt dùng để tính
toán quá trình khuếch tán rối của chất ô nhiễm được xác định như sau
t
Kt  (4.21)
Pr
Trong đó, Pr là số Prandtl, thường được lấy bằng 1.
4.3 Hiện tượng lắng đọng phù sa và tác động của nó tới việc lan truyền
chất ô nhiễm trong môi trường nước biển
Khi phù sa với thành phần chính là bùn sét ra tới cửa sông, sự gia
tăng độ muối của nước sẽ làm phù sa bồi lắng một cách nhanh chóng. Sự
lắng đọng của bùn cát kết dính ven bờ thông thường đi kèm với sự phát
triển của khu vực rừng ngập mặn, là cái nôi của các sinh vật biển và là khu
vực có hệ sinh thái rất đa dạng và quý giá. Sự lắng đọng của bùn cát kết
dính còn giúp đất liền vươn ra biển. Nhưng mặt khác, sự lắng đọng bùn cát
kết dính ven bờ cũng là nguyên nhân rất quan trọng làm các chất ô nhiễm bị
lắng đọng xuống đáy và góp phần làm sạch biển, nhưng ngược lại làm ô
nhiễm tại các cửa sông và tác động xấu tới các sinh vật sống ở đáy biển.
Tại vùng cửa sông do có sự phân tầng ổn định ngay tại đáy do sự biến
đổi của hàm lượng bùn theo phương thẳng đứng và ảnh hưởng của lưỡi
muối trong pha triều lên, cường độ rối suy giảm đột ngột ngay gần đáy, sự
suy giảm cường độ rối kết hợp với quá trình kết bông giúp cho bùn lắng
đọng rất mạnh. Đó là lý do rất quan trọng gây ra sự bồi lấp luồng tàu tại
đây.

Hình 2.1: Các quá trình và trạng thái của bùn sét tại vung trong sông và
cửa sông.
Vì tính chất của phù sa rất khác nhau đối với các con sông khác nhau cho
nên để xác định tốc độ lắng đọng của phù sa Cs và tốc độ khuấy lên từ đáy của
phù sa đã lắng đọng Cut trong kênh dẫn nước, cần phải tiến hành những thí
nghiệm tỷ mỷ. Do những thí nghiệm như thế rất tốn kém mà ở Việt Nam chưa
có điều kiện tiến hành nên có thể sử dụng công thức của các tác giả Nhật Bản
Futawari và Kusuda (1993) cho các con sông phía nam của Nhật Bản có tính
chất của phù sa bùn sét lơ lửng tương tự với tính chất của phù sa bùn sét lơ lửng
tại các con sông của nước ta.
m
 u2 
Cut    *2  1 nếu u*  u*c , Cut  0 nếu u*  u*c (4.22)
 u*c 
C s  ws C nếu u*  u d , C s  0 nếu u*  u d (4.23)

Trong thực tế, các công thức (2.16) và (2.17) cũng tương tự như các công
thức của các tác giả Mỹ như Mehta, Partheniades. Hệ số xói  đối với nước ngọt
được xác định từ các thí nghiệm là   2,609  10 4 kg/m2s.

Nếu như hàm lượng nước chứa trong bùn đã được lắng đọng lớn hơn 2/3
thể tích của bùn, bùn được coi là bùn lỏng. Trường hợp ngược lại, bùn được coi
là bùn đã được nèn chặt, hay là bùn đáy. Vận tốc ma sát tới hạn cho xói mòn đối
với bùn lỏng và bùn đáy là không giống nhau và được xác định tương ứng là
u *c  0,025 m/s với bùn lỏng và 0,03m/s với bùn đáy. Theo như kết quả thí
nghiệm của Kusuda (1984) thì đối với một ứng suất không đổi, bùn chỉ được
xói mòn trong một khoảng thời gian vài chục phút cho tới khi lộ ra đáy bùn có
thời gian nèn chặt dài hơn và như vậy là có khả năng chịu một ứng suất tới hạn
cho xói mòn lớn hơn.
Ta cần phải chú ý rằng đáy kênh là một lớp đất dẻo đã trải qua quá trình
nèn chặt trong một khoảng thời gian rất dài, và như vậy có khả năng chống xói
mòn rất lớn. Tuy vậy, trong trường hợp dòng chảy mạnh và lớp bùn đã được
lắng đọng trên đáy kênh này bị bào mòn hết thì đáy kênh này sẽ chịu tác động
trực tiếp của dòng chảy. Khi đó, lớp đất dẻo sẽ bị bùn hóa và trở nên dễ bị xói
mòn hơn. Vì không thể thực hiện được việc định lượng hoá quá trình này trong
điều kiện nước ta, chúng tôi đã căn cứ trên các kinh nghiệm của bản thân cũng
như dựa trên kết quả nghiên cứu của các tác giả khác và lấy giá trị ứng suất tới
hạn chịu xói mòn cho đất nguyên thuỷ ở đáy kênh là u *c  0,06 m/s, tức là gấp
đôi giá trị ứng suất tới hạn chịu xói mòn của bùn đáy.
Kết quả đo đạc bằng mô hình vật lý trong điều kiện nước tĩnh do
Futawatari và Kusuda (1993) tiến hành cho thấy rằng tốc độ chìm lắng của các
khối bông kết phụ thuộc vào nồng độ phù sa bùn. Các tác giả này đã rút ra được
các công thức liên hệ giữa tốc độ chìm lắng của phù sa bùn và nồng độ phù sa C
cũng như một nồng độ phù sa cho trước C0 , được lấy là 0,125kg/m3. Có một
vấn đề cần đặt ra khi sử dụng các công thức của Futawatari và Kusuda là tốc độ
chìm lắng của các khối bông kết bùn sét thay đổi đột biến từ giá trị 0,357x10-4
m/s tới 0,411x10-4 m/s khi mà tỷ số C / dC0  1. Để tránh điều này chúng tôi đã
đưa ra những hiệu chỉnh như sau. Căn cứ vào các kết quả thí nghiệm của
Futawatari và Kusuda, chúng tôi thấy rằng nếu như các công thức (4.22) và
(4.23) được đưa về dạng sau, ta sẽ có kết quả phù hợp với số liệu thí nghiệm và
dễ áp dụng hơn.
ws  0,357  10 4 m/s khi mà C / dC0   0,9 (4.24)

ws  0,357  0,54C / dC 0   0,9   10 4 m/s khi mà 0,9  C / dC0   1 (4.25)

ws  7,407 logC / dC 0   0,411 10 4 m/s khi mà C / dC0   1 (4.26)

Giá trị vận tốc ma sát tới hạn tại đáy để cho phù sa bùn có thể lắng chìm u d*
được lấy là 0,005m/s.
Như đã trình bày ở trên, bùn lỏng khi lắng đọng xuống đáy sẽ trải qua một
quá trình nèn chặt , trở nên rắn chắc, khó bị xói mòn hơn và sẽ trở thành bùn
đáy. Để có thể định lượng hoá quá trình này, người ta đưa ra một đại lượng gọi
là thông lượng nèn chặt . Kết quả của các thí nghiệm do các tác giả Futawatari
và Kusuda (1993) tiến hành cho thấy rằng quá trình nèn chặt của bùn cát sẽ
không xảy ra nếu như lượng bùn cát lắng đọng trên một đơn vị diện tích bề mặt
đáy M nhỏ hơn một giá trị tới hạn là 6,4kg/m2. Khi mà bùn đã lắng đọng, tốc độ
chuyển hóa của bùn lỏng thành bùn đáy (tức là thông lượng nèn chặt Fc) được
tính như sau:
2
Fc  0,4M  6,4   10 4 kg/m nếu M>6,4kg/m2
(4.27)
Fc  0 nếu M>6,4kg/m2
(4.28)
Trong thực tế, các công thức của Futawatari và Kusuda (1993) mà chúng tôi
dùng trong báo cáo này cũng tương tự với các kết quả nghiên cứu của các
tác giả khác như Hir et al (1993), Kusuda et al (1984), Krone (1993), Lick
and Huang (1993), Partheniades (1993).
Cần chú ý rằng việc lắng đọng phù sa tại các khu vực cửa sông sẽ làm giảm
chất ô nhiễm trong nước biển do phù sa có khả năng hấp phụ rất mạnh mẽ
các chất ô nhiễm, đặc biệt là các chất ô nhiễm hữu cơ và chất ô nhiễm hữu
cơ bền. Tuy vậy, sự lắng đọng phù sa cũng làm bùn đáy tại khu vực cửa
sông, ven biển bị ô nhiễm. Đặc biệt, tại các khu vực cửa sông, do nước ngọt
từ sông ra nhẹ hơn nên nổi trên mặt và lưỡi nước mặn nằm bên dưới bị ngăn
cách với lớp nước ngọt bên trên nên lượng ô-xy cung cấp cho nước mặn tại
đáy rất ít. Phù sa lắng đọng xuống có chứa nhiều chất ô nhiễm hữu cơ sẽ bị
phân hủy, làm cạn kiệt ô xy trong lớp nước mặn gần đáy biển, có thể làm
cho động vật thủy sinh chết hàng loạt.
Vấn đề ô nhiễm bùn đáy tại các khu vực cửa sông hiện nay cần được chú ý
và khuyến cáo người dân trong việc đánh bắt và tiêu thụ thủy sản tại khu
vực này.
4.4 Các phương trình cơ bản mô tả quá trình lan truyền, biến đổi của
chất ô nhiễm trong môi trường nước biển

Phương trình mô tả quá trình vận chuyển và biến đổi của chất ô nhiễm
lơ lửng trong cột nước biển có thể được viết như sau:
C  uC   vC   wC    C    C 
     K tx   K ty 
t x y z x  x  y  y 
(4.29)
  C v 
  K tz   S  Co
y  z 
Trong đó, C là mật độ của chất ô nhiễm trong nước biển; u, v và w
tương ứng là vận tốc dòng chảy theo 3 hướng x, y và z; S là tốc độ sinh ra
chất ô nhiễm (thí dụ quá trình phân hủy hữu cơ hoặc phản ứng hóa học) và
Co là tốc độ mất đi của chất ô nhiễm (thí dụ quá trình hóa học, sinh học
hoặc lắng đọng, cuốn lên của chất ô nhiễm).

Đối với trường hợp nước nông ven bờ, có thể sử dụng phương trình vận
chuyển chất ô nhiễm hai chiều theo phương ngang tích phân theo phương thẳng
đứng như sau:
HC uHC uHC   HC    HC 
    t    t   Sc
t x y x  x  y  y 
(4.30)
Trong đó C là nồng độ trung bình tích phân theo phương thẳng đứng từ
mặt đến đáy của chất ô nhiễm; H là độ sâu nước,  t là hệ số phân tán (bao gồm
cả hệ số khuyếch tán rối và hệ số phân tán) của chất ô nhiễm; Sc là nguồn chất ô
nhiễm từ đáy đưa lên hoặc lắng đọng xuống đáy.
4.5 Ứng dụng trong mô hình hóa quá trình lan truyền, biến đổi của chất
ô nhiễm trong môi trường nước biển

Để tính toán đánh giá và dự báo quá trình lan truyền chất ô nhiễm trong môi
trường nước biển cần phải có số liệu về dòng chảy. Để tính toán dòng chảy,
có thể giải các phương trình dòng chảy số trị. Kết quả tính toán dòng chảy
sẽ được sử dụng để tính toán quá trình vận chuyển và phân tán của chất ô
nhiễm trong môi trường nước bằng cách giải số trị các phương trình vận
chuyển chất ô nhiễm như nêu ở trên.

Tài liệu tham khảo


1. Bigg P. H. (1967) Density of water in SI units over the range 0–40oC, Brit. J.
Appl. Phys., 18, 521–524.
2. Millero F. J., Chetirkin P. V. and Culkin F. (1976) The relative conductivity and
density of standardseawaters, Deep-Sea Res. 24, 315–321.
3. Millero F. J. and Poisson A. (1981) International one-atmosphere equation of
state of seawater,Deep-Sea Res., 28, 625–629.
4. Thorp S.A. (2007) An introduction to ocean turbulence. Cambridge University
Press. The Edinburgh Building, Cambridge CB2 8RU, UK. Published in the
United States of America by Cambridge University Press, New York.

You might also like