You are on page 1of 14

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

PHẦN 1: LÝ THUYẾT

Câu 1: Trình bày khái niệm chuỗi cung ứng? Phân tích mục tiêu của chuỗi cung ứng?
a. Khái niệm
Chuỗi cung ứng là hệ thống các tổ chức, con người, hoạt động, thông tin và các nguồn
lực liên quan đến việc chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp đến khách hàng
b. Phân tích mục tiêu của chuỗi cung ứng
+ Hướng tới cân nhắc đến tất cả các thành tố của chuỗi cung ứng, những tác động của nó
đến chi phí và vai trò trong việc sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng,
từ nhà cung ứng và các cơ siwr sản xuất thông qua các nhà kho và trung tâm phân phối
đến nhà nhà bán lẻ và cửa hàng
+ Tính hữu hiệu và hiệu quả trên tòn hệ thống
Tổng chi phí của toàn hệ thống từ khâu vận chuyển, phân phối đến tồn kho nguyễn vật
liệu, tồn kho trong sản xuất và thành phẩm, cần phải được tối thiểu hóa. Nói cách khác
mục tiêu của chuỗi cung ứng là tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn hệ thống
Câu 2: Hãy nêu các hoạt động của chức năng thu mua và phân tích nội dung của các hoạt
động đó?
a. Các hoạt động chức năng thu mua
5 hoạt động của chức năng thu mua
- Mua hàng
- Quản lý mức tiêu dùng
- Lựa chọn nhà cung cấp
- Thương lượng hợp đồng
- Quản lý hợp đồng
b.Nội dung hoạt động
+ Mua hàng
Mua hàng là hoạt động thường xuyên liên quan đến việc phát hành những đơn hàng cần
mua để cung cấp cho bộ phận sản xuất sản phẩm. Sản phẩm mà công ty có thể mua bao
gồm sản phẩm hữu hình và sản phẩm vô hình (dịch vụ). Thách thúc lớn nhất chô hoạt
dộng này là mức độ sai số của dữ liệu, tuy nhiên những hoạt động này có thể dự baso và
xác định thủ tục dẽ dàng
+ Quản lý mức tiêu dùng
Mức tiêu dùng dự tính sẽ được thường xuyên so sánh với mức tiêu dùng thực tế. Nếu
mức tiêu dùng trên mức dự báo ban đầu thì cần hiệu chỉnh lại, nếu mức tiêu dùng dưới
mức dự báo thì đây là cơ hội để khai thác nhiều hơn hoặc tham chiếu lại mức dự báo
không chính xác để xác định lại mức dự báo chính xác hơn
+ Lụa chọn nhà cung cấp
Đây là một hoạt động thực tiễn diễn ra liên tục để xác định những khả năng cung ứng cần
thiết để thực hiện kế hoạch và vận hành mô hình kinh doanh của công ty. Để có những đề
xuất với nhà cung cấp về khả năng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cần thiết, công ty cần
phải hiểu rõ tình hình mua hàng hiện tại và đánh giá được những gì công ty cần hỗ trợ
cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời công ty luôn phải thu hẹp dần số lượng
nhà cung cấp để lựa chọn đối tác kinh doanh phù hợp, cũng là đòn bẩy quyết định quyền
lực của công ty đối với nhà cung cấp sao cho có được mức giá tốt nhất khi mua sản
phẩm, dịch vụ số lượng lớn
+ Thương lượng hợp đồng
Thương lượng hợp đồng giúp giải quyết các vấn đề như danh mục sản phẩm, giá cả, mức
phục vụ…
Dạng thương lượng đơn giản mua sản phẩm gián tiếp từ nhà cung cấp dụa vào mức giá
thấp nhất. Dạng thương lượng phức tập là hợp đồng mua nguyễn vật liệu trực tiếp nhằm
đáp ứng nhu cầu về chất lượng tốt, mức phục vụ cao và các kỹ thuật hỗ trợ càn thiết
Để công tác mua hàng hiệu quả , nhà cung cấp phải thiết lập khả năng kết hợp dữ liệu
điện tử cho cá hoạt động bán hàng và thanh toán, tìm cách quản lý hàng tồn kho trở nên
hiệu quả, cắt giảm chi phí tồn kho
Mục tiêu thương lượng phải cụ thể và có những điều khoản rang buộc về chi phí nếu mục
tiêu không đáp ứng yêu cầu
+ Quản lý hợp đồng
Khi đặt vấn đề với nhà cung cấp, những hợp đồng này phải đươc đo lường và quản lý.
Nếu số lượng nhà cung cấp quá ít mà không đáp ứng đúng theo nguyễn tác thỏa thuận
trong hợp đồng sẽ gây thiệt hại rất nặng nề cho công ty. Do đó, công ty cần đánh giá khả
năng làm việc của nhà cung cấp cũng như kiểm soát mức đáp ứng dịch vụ cung ứng đã
thỏa thuận trong hợp đồng
Đối với nhà cung ứng, thông thường họ cũng có những mục tiêu theo đuổi của riêng
mình, do đó, họ cũng linh hoạt trước các vấn đề phát sinh để giữ hợp đồng, xây dựng
hình ảnh một nhà cung ứng uy tín và hiệu quả
Câu 3: Hãy trình bày khái niệm điều độ sản xuất và phân tích kế hoạch điều độ sản xuất
đa sản phẩm?
a. Khái niệm
ĐIều đọ sản xuất là phân bổ công suất có sãn cho việc sản xuất sản phẩm cần thiết sao
cho việc sử dụng công suất sãn có hiệu quả và mang lại lợi ích cao nhất
3 mục tiêu trong điều độ sản xuất: Mức sử dụng cao, mức tồn kho thấp, mức phục vụ
khách hàng cao

b. Phân tích kế hoạch điều độ sản xuất đa sản phẩm


Khi có nhiều sản phâm khác nhau được sản xuất trên một dây truyền hay nhà máy sản
xuất dơn thì điều độ sản xuất trở nên phức tạp hơn. Mỗi sản phẩm sẽ được sản xuất trong
vài thời đoạn sau đó sẽ chuyển sang sản xuất sản phẩm kế tiếp.
Bước đầu tiên là xác định qui mô đơn hàng, cân đối chi phí sản xuất sp và vận chuyển
sản phẩm tồn kho
Bước 2 là xác định số lần sản xuất cho mõi sản phẩm căn cứ trên thời gian tồn kho tối đa
Công thức tính thời gian hết hàng cho 1 sản phẩm:
R=P/D
R: thời gian hết hàng tồn kho
P: số lượng sản phẩm trong kho hiện tại
D: Nhu cầu sản phẩm
Khi tiến hàng kế hoach điều độ sản xuất cần kiểm tra kết quả tồn kho liên tục và so sánh
với nhu cầu thực như hàng tồn kho liệu có tăng nhanh qua không, nhu cầu có thay đổi
trong tính toán thời gian hết hàng không?

Câu 4: Quản lý đơn hàng là gì? Phân tích các nguyên tắc quản lý đơn hàng hiệu quả?
a. Khái niệm
Quản lý đơn hàng là quá trinh duyệt thông tin của khách hàng từ nhà bán lẻ đến nhà phân
phối nhằm mục đích cung cấp cho nhà cung ứng và nhà sản xuất các thông tin về ngày
giao hàng, sản phẩm thay thế, những đơn hàng thực hiện trước đó của khách hàng. Quá
trình này dựa vào điện thoại và các chứng từ có liên quan như đơn hàng, đơn hàng thay
đổi, bảng báo giá, hóa đơn bán hàng

b. Các nguyễn tắc quản lý đơn hàng hiệu quả


+ Nhập dữ liệu cho một đơn hàng: Nhập một và chỉ một lần
Sao chép dữ liệu bằng các thiết bị điện tử có liên quan đến nguồn dữ liệu nếu có thể và
tránh nhập lại dữ liệu bang tay dù dữ liệu này lưu thông suốt chuỗi cung ứng. Thông
thường, cách hữu hiệu nhất là để khách hàng tự nhập các đơn hàng vào hệ thống đơn
hàng của công ty, sau đó hệ thống này sẽ truyền dữ liệu đến các hệ thống khác có liên
quan là các cá nhân thâm gia vào chuỗi cung ứng
+ Tự động hóa trong xử lý đơn hàng
Quá trình xử lý bằng tay nên tối thiểu và hệ thống nên gửi dữ liệu cần thiết vào những vị
trí thích hợp. Xử lý trường hợp ngoại lệ là xác định những đơn hàng có vấn đề và mọi
người cung tham gia để giải quyết
+ Đơn hàng luôn ở trong trạng thái sẵn sang phục vụ khách hàng
Để khách hàng và các đại lý dịch vụ tự động nhìn thấy thôn gtin về tình trạng đơn hàng
bất cứ khi nào họ muốn
+ Tích hợp hệ thống đạt hàng với các hệ thống liên quan khác để duy trì tính toàn vẹn dữ
liệu
Kết nối dữ liệu điện tử của hệ thống quản lý đơn đặt hàng với các hệ thống liên quan để
dua trì tính toàn vẹn dữ liệu

Câu 5: Hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tồn kho?
+ Nhu cầu khách hàng
Nhu cầu này có thể được biết trước hoặc có thể là ngẫu nhiên. Trong trường hợp ngẫu
nhiên, các công cụ dự báo được sử dụng căn cứ trên dữ liệu sẵn có từ quá khứ, từ đó ước
tính nhu cầu trung bình của khách hàng cũng như mức độ biến động trong nhu cầu
+ Thời hạn giao hàng
Có thể biết được khi chúng ta đặt hàng hoặc có thể không chắc chắn
+ Sô các sản phẩm khác nhau
+ Chi phí
Bao gồm chi phí đặt hàng và chi phí tồn kho, trong đó chi phí đặt hàng bao gồm hai bộ
phận là chi phí của sản phẩm và chi phí vận chuyển, còn chi phí lưu trữ tồn kho bao gồm
các khoản phí bảo hiểm, bảo quản, chi phí giảm giá hàng tồn kho phát sinh từ việc hàng
hóa bị lỗi hoặc mất giá do thay đổi của thị trường …

Câu 6: Tác động “ roi- da” là gì? Phân tích các yếu tố chính là nguyên nhân gây ra tác
động “ roi-da” trong chuỗi cung ứng?
a. Khái niệm
Tác động Roi-da là khi có thay đổi nhỏ về nhu cầu sản phẩm từ khách hàng, điều này sẽ
chuyển thành những thay đổi lớn hơn về nhu cầu từ các công ty trong chuỗi cung ứng
b. Các yếu tố chính gây ra tác động roi-da trong chuỗi cung ứng (5 yếu tố)
+ Dự báo nhu cầu
+ Dạt hàng theo lô
+ Hoạt động phan bố sản phẩm
+ ĐỊnh giá sản phẩm
+ Khuyến khich việc thực hiện

+Dự báo nhu cầu


Dự báo nhu cầu dựa vào đơn hàng đã nhận được sẽ chính xác hơn so với dựa vào dựa vào
dữ liệu nhu cầu của người dùng cuối. Khi sử dụng dữ liệu đơn hàng, công ty có thể thấy
sự biến động trong những đơn hàng họ cung cấp và sẽ phát sinh trong tương lai, nhưng
đồng thời cũng là tăng độ lệch khi dự báo nhu cầu và thể hiện qua những đơn đật hàng
với nhà cung cấp
Công ty có thể kháng lại tác đọng roi-da bằng cách chia sẻ dữ liệu cho tất các công ty
trong chuỗi để cùng nhau dự báo nhu cầu chính xác hơn. Chia sẻ điểm bán hàng chung
POS giữa các công ty trong chuỗi cung ứng có thể kiểm soát tác động Roi-da thành công
vì POS chung giúp công ty phản hồi nhanh khi nhu cầu thị trường thay đổi

+Đặt hàng theo lô


Đặt hàng theo lô phát sinh khi công ty muốn đặt số lượng lớn các sản phẩm trong ngắn
hạn với mục đích là tối ưu hóa chi phs xử lý đơn hàng và chi phí vận tải. Do đặt hàng
theo lô, những đơn hàng này đa dạng và khác nhau theo nhu cầu thực, thường bị thổi
phồng khi tham gia vào chuỗi cung ứng
Trong quá trình đặt hàng theo lô có một cách để tìm ra sự biến động trong nhu cầu là cắt
giảm chi phí xử lý đơn hàng và chi phí vận tải, làm cho kích cỡ đơn hàng EOQ nhỏ hơn
và các đoen hàng đặt thường xuyên hơn, làm dòng lưu chuyển đơn hàng thông suốt, từ đó
các nhà sã, nhà phân phối sẽ phản ứng hiệu quả hơn

+ Hoạt động phân bổ sản phẩm


Đây là phản ứng của nhà sản xuất khi họ phải đối mặt với tình trạng lượng cầu cao hơn
mức họ có thể đáp ứng. Phương pháp phân bổ thông thường là phân bổ lượng cung sản
phẩm sẵn có dựa vào tổng lượng hàng của các đơn đặt hàng đã nhận được, vì vậy, nếu
việc cung ứng nhỏ hơn tổng số đơn hàng đã nhận được thì nhà sản xuất sẽ cung cấp đều
cho tất cả các đơn hàng theo một tỉ lệ nhất định, phần đơn còn lại sẽ đáp ứng trễ hơn. Để
được cung ứng nhiều hơn, các đại lý, nhà phân phối sẽ gia tang lượng đạt hàng giả tạo,
khi đó nhà sản xuất sẽ cần kết hợp them dữ lieu đạt hàng quá khứ để ra quyết định hợp lý

+ ĐỊnh giá sản phẩm


Định giá sản phẩm là nguyễn nhân là cho giá cả thay đổi và kết quả là nhu cầu biến động,
nếu phần tram lợi nhuận trong giá thấp thì khách hàng sẽ mua sp nhiều hơn, khi đưa giá
về mức bình thường hay tang lên thì nhu cầu giảm xuống, kết quả sự biến động giá gây ra
biến động nhu cầu và gây khó khăn khi giải quyết vấn đề cung ứng
+ Khuyến khích việc thực hiện
Khi kết thúc mỗi tháng hay quý, công ty đưa ra mức triết khấu và một số chỉ tiêu đo
lường khác trong việc bán sản phẩm để xem xét đã đáp ứng chỉ tiêu hay chưa. Điều này
làm cho nhu cầu thực của sản phẩm không bị kéo vào chuỗi cung ứng. các nhà quản lý có
thể dùng cách này để tạo ra sự khuyến khích việc thực hiện bán hàng mà không xung đột
với các mục tiêu khác của công ty

Câu 7: Hãy phân tích mô hình tương quan thị trường chuỗi cung ứng?
Đây là mô hình cho phép phân loại thị trường, xác định những yêu cầu và cơ hội mà từng
loại thị trường đem lại cho chuỗi cung ứng, đưa ra những hướng dẫn mở cuộc điều tra về
thị trường mà công ty đang phục vụ
Sơ đồ mô hình
Thị trường trưởng thành Thị trường ổn định

Thị trường đang phát Thị trường tang trưởng


triển

+ Thị trường tăng trưởng


- Đây là thị trường có lượng cung thấp và lượng cầu cao.
- Trong thị trường này cung cấp mức phục vụ khách hàng cao thông qua tỉ lệ hoàn
thành đơn hàng và giao hàng đúng hạn. khách hàng muốn nguồn cung đáng tin cậy sẽ
phải trả thêm chi phí cho sự tin cậy này.
- Thị trường này có chi phí bán hàng thấp và tồn kho có thể cao
+ Thị trường đang phát triển
- Đây là thị trường mà cả lượng cung và lượng cầu đối với sản phẩm đểu thấp,
không thể dự báo được. Thị trường này hình thành do xu hướng kinh tế xã hội hay công
nghệ tiên tiến tạo ra nhu cầu mới từ một nhóm khách hàng và phát triển lớn dần.
- Thị trường này có chi phí bán hàng cao và lượng tồn kho thấp
+ Thị trường ổn định
- Đây là thị trường có lượng cung và cầu đều cao và có thể dự báo được
- Các công ty có thể giảm tối đa hàng tồn kho và chi phí bán hàng mà vẫn duy trì
mức độ phục vụ khách hàng cao
+ Thị trường trưởng thành
- Đây là thị trường mà lượng cung cao hơn lượng cầu và có sự dư thừa sản phẩm
- Nhu cầu tạm ổn định hoặc giảm chậm nhưng do cạnh tranh quyết liệt nên lượng
cầu có thể thay đổi, khách hàng có thể mua đủ loại hàng hóa với mức giá thấp
- Trong thị trường này, tồn kho là cực tiểu và chi phí bán có thể cao hơn chi phí
thu hút khách hàng

PHẦN 2: NHẬN ĐỊNH ĐÚNG/SAI


Những nhận định sau là đúng hay sai (Đ/S)? Giải thích ngắn gọn?
1. Trong chuỗi cung ứng đẩy, các quyết định sản xuất và phân phối được dựa trên nhu
cầu thực sự của khách hàng.
SAI: dựa trên các dự báo dài hạn

2. ERP là hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử.


Sai: Hoạch định nguồn nhân lực cho doanh nghiệp

3. Một chuỗi cung ứng cơ bản gồm có nhà cung cấp của các nhà cung cấp, khách hàng,
tổng thể các công ty cung cấp dịch vụ.
SAI: gồm công ty, các nhà cung cấp, khách hàng của công ty đó

4. Quản tri chuỗi cung ứng tập trung vào việc tích hợp một cách hiệu quả nhà cung cấp,
người sản xuất, nhà kho và các cửa hàng, nó bao gồm những hoạt động của công ty ở
nhiều cấp độ, từ cấp độ chiến lược đến chiến thuật và tác nghiệp.
Đúng: Mục tiêu của chuỗi cung ứng là tính hữu hiệu và hiệu quả trên toàn hệ thống

5. SKU (Stock Keeping Unit) là phương pháp truyền thống mà tất cả sản phẩm được tồn
trữ tách biệt theo chủng loại.
Đúng: SKU dịch ra là đơn vị phân loại hàng háo tồn kho, ở đây, các hàng hóa được
phân loại dựa trên chủng loại, chức năng

6. Trong vận tải, sử dụng đường ống dẫn có hiệu quả với những mặt hàng là chất lỏng
hơn việc sử dụng phương tiện khác.
Đúng: bởi mặt hàng dạng rắn rất khó hoặc không thể di chuyển trong ống, các mặt hàng
điện tử cũng không thể di chuyển bằng đường ống

7. Chức năng của quản trị chuỗi cung ứng là tập trung sự quan tâm vào hoạt động thu
mua, phân phối và bảo quản sản phẩm.
8. Trong công thức tính thời gian hết hàng cho 1 sản phẩm R=P/D thì D là thời gian hết
hàng tồn kho.
Sai: R là thời gian hết hàng tồn kho

9. BTO là nơi các sản phẩm được tạo ra dựa trên đơn hàng cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu
riêng biệt của khách hàng.

10. Thuê ngoài giúp doanh nghiệp giảm chi phí hoạt động và tập trung vào năng lực cốt
lõi.
ĐÚng:

11. Một bản thiết kế sản phẩm tốt khi có sự kết hợp của hai khía cạnh thiết kế và sản
xuất.
Sai: 3

12. Hiệu quả nội bộ là khả năng của công ty hay chuỗi cung ứng sử dụng tài sản để tạo
ra lợi nhuận khi có thể.
ĐÚng

13. Mục tiêu chính của quản trị chuỗi cung ứng là tăng thông lượng đầu vào, giảm tồn
kho và chi phí hợp lý.
Sai: giảm chi phí

14. Mục tiêu chính của quản trị chuỗi cung ứng là xác định địa điểm và chi phí vận
chuyển tối ưu.

15. Mức độ phát triển các kênh phân phối là số đo để đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng

16. Phân phối là hoạt động cấu thành nên sự liên kết chính giữa các công ty trong một
chuỗi cung ứng.

17. Thông tin là vấn đề quan trọng trong quản lý chuỗi cung ứng.
Đúng: Bởi các hoạt động lập đơn hàng, dự trữ tồn kho hay vận chuyển hàng hóa thực
hiện được là nhờ vào các thông tin mà công ty thu thập được trong chuỗi cung ứng

18. Quản lý tồn kho là quá trình cân bằng mức tồn kho sản phẩm với nhu cầu thị trường.
ĐÚng: hoạt động này giúp công ty giảm thiểu chi phí toàn hệ thống và gia tang mức độ
phục vụ khách hàng
19. Sản xuất là hoạt động cấu thành nên sự liên kết chính giữa các công ty trong một
chuỗi cung ứng.
20. Tính hiệu quả của thông tin chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn và ít có tác dụng
trong thời gian dài.
ĐÚng

21. Khi kế hoạch điều độ sản xuất được thực hiện, nên kiểm tra kết quả tồn kho liên tục
và so sánh với nhu cầu thực bằng cách kiểm tra số lần sản xuất mỗi sản phẩm.

22. Chuỗi cung ứng đẩy là quyết định phân phối, sản xuất định hướng theo nhu cầu thật
sự của khách hàng, không phải từ dự báo, không duy trì mức tồn kho mà chỉ đáp ứng đơn
hàng cụ thể.
Sai: chuỗi cung ứng kéo

23. Có 4 nguyên tắc để quản lý đơn hàng hiệu quả.

24. Mức phục vụ khách hàng đo lường khả năng chuỗi cung ứng đáp ứng những mong
đợi của khách hàng.

25. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) càng thấp càng tốt.
Sai: càng cao càng tốt

26. Tác đông “Roi da” là khi có thay đổi nhỏ về nhu cầu sản phẩm từ khách hàng, điều
này sẽ chuyển thành những thay đổi lớn hơn về nhu cầu của các công ty trong chuỗi cung
ứng.
Đúng: theo định nghĩa

27. Công ty có thể kháng lại tác động “Roi da” trong dự báo nhu cầu bằng cách giấu đi
tập dữ liệu cho tất cả các công ty?
Sai: công ty có thể kháng lại tác động roi ra bằng cách chia sẽ tập dữ liệu cho tất cả các
công ty trong chuỗi

28. Tồn kho chu kỳ là lượng hàng tồn kho được lưu trữ nhằm chống lại sự bất trắc?
Sai: Tồn kho an toàn

29. Có 3 biến chính để dự báo nhu cầu: Nhu cầu, cung ứng, đặc tính sản phẩm.
Sai: 4 thêm môi trường cạnh tranh

30. Hoạt động thu mua hay tìm nguồn cung ứng bao gồm: Mua hàng, quản lý mức tiêu
dùng, lựa chọn nhà cung cấp, thương lượng hợp đồng, quản lý hợp đồng.
ĐÚng
31. Điều độ sản xuất là phân bổ các thiết bị hay lao động việc sản xuất sản phẩm cần
thiết.
Đúng: ĐIều độ sản xuất là phân bổ công suất có sẵn (thiết bị, lao động, nhà máy,…) cho
việc sx sản phẩm cần thiết

32. Các khoản thuế và bảo hiểm liên quan đến hàng tồn kho không nằm trong chi phí lưu
trữ tồn kho mà nằm trong chi phí đặt hàng.

PHẦN 3: TRẮC NGHIỆM


Lựa chọn phương án đúng nhất
1. Thành phần nào không nằm trong chuỗi cung ứng:
a. Nhà sản xuất
b. Ngân hàng
c. Nhà bán lẻ
d. Không có đáp án nào đúng

2. Hệ thống đo lường dịch vụ khách hàng bao gồm:


a. BTO, BTS
b. BTO, EOQ
c. BTO, EPL
d. Không có đáp án đúng

3. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách tồn kho:
a. Quan hệ tổ chức
b. Đối thủ cạnh tranh
c. Nhu cầu khách hàng
d. Tất cả đáp án trên

4. Thứ tự qui trình VMI – Vendor Managed Inventory:


a. Dự báo doanh thu, tập hợp thông tin, dự báo đặt hàng, phát đơn hàng, thực thi
đơn hàng
b. Tập hợp thông tin, dự báo doanh thu, dự báo đặt hàng, phát đơn hàng, thực thi
đơn hàng
c. Dự báo đặt hàng, dự báo doanh thu, tập hợp thông tin, phát đơn hàng, thực thi
đơn hàng.
d. Không có đáp án đúng

5. Điều độ sản xuất là:


A. Phân bổ công suất có sẵn (thiết bị, lao động, nhà máy) cho việc sản xuất
sản phẩm cần thiết
B. Phân biệt các loại rủi ro
C. Gia tăng thị phần
D. Quản lý rủi ro

6. Quản lý đơn hàng trong chuỗi cung ứng là:


A. Phân bổ công suất có sẵn cho việc sản xuất sản phẩm cần thiết
B. Quá trình duyệt thông tin của khách hàng từ nhà bán lẻ đến nhà phân phối
nhằm mục đích phục vụ cho nhà cung cấp và nhà sản xuất
C. Xác định bao nhiêu nhân sự
D. Xác định số lượng tồn kho được bổ sung

7. Hệ thống tồn kho là:


A. Quá trình phân phối hàng hóa
B. Quá trình xác định nhu cầu của khách hàng
C. Một tập hợp các thủ tục xác định bao nhiêu tồn kho sẽ được bổ sung, mỗi lần
bao nhiêu, thời điểm nào, các máy móc thiết bị, nhân sự thực hiện các thủ tục
một cách hiệu quả
D. Quá trình thu mua hàng hóa

8. Đặc điểm của thị trường ổn định là:


A. Cả lượng cung và cầu đều cao, có thể dự đoán được
B. Cả lượng cung và cầu đều thấp
C. Lượng cầu cao hơn lượng cung
D. Không đáp án nào đúng

9. Các yếu tố trong lập kế hoạch gồm:


a. Dự báo nhu cầu,
b. Giá sản phẩm, định giá sản phẩm
c. Quản lý tồn kho
d. Dự báo nhu cầu, định giá sản phẩm và quản lý tồn kho

10. Dự báo trong quản lý chuỗi cung ứng nhằm các mục tiêu:
a. Xác định số lượng sản phẩm yêu cầu, cần sản xuất bao nhiêu sản phẩm, khi
nào cần sản phẩm
b. Tìm nguồn khách hàng
c. Xác định số lượng sản phẩm yêu cầu
d. Khi nào cần sản phẩm

11. Mục tiêu chính của quản trị chuỗi cung ứng là:
a. Cho biết công ty là ai và làm gì để phục vụ thị trường
b. Xác định sản phẩm nào được sản xuất
c. Tăng thông lượng đầu vào, giảm tồn kho và chi phí hợp lý
d. Xác định địa điểm và chi phí vận chuyển tối ưu
12. Hoạt động cấu thành nên sự liên kết chính giữa các công ty trong chuỗi cung
ứng là:
a. Phân phối
b. Hoạch định
c. Sản xuất
d. Tìm nguồn cung ứng

13. SCM có nghĩa là gì?


a. Quản trị thông tin thị trường
b. Chiến lược logictics
c. Quản trị hệ thống logictics
d. Quản lý chuỗi cung ứng

14. Các nhân tố tối thiểu có trong một chuỗi dây chuyền cung ứng sản xuất là
a. Đơn vị sản xuất, khách hàng
b. Nhà đầu tư, đơn vị sản xuất, khách hàng
c. Nhà đầu tư, nhà cung cấp, đơn vị sản xuất, khách hàng
d. Nhà cung cấp, đơn vị sản xuất, khách hàng
15. Mục tiêu chính của quản lý chuỗi cung ứng?
a. Xác định địa điểm và chi phí vận chuyển tối ưu.
b. Cho biết công ty là ai và làm gì để phục vụ thị trường
c. Xác định sản phẩm nào được sản xuất và với số lượng bao nhiêu.
d. Tăng thông lượng đầu vào, giảm tổn kho và chi phí hợp lý.
16. Quản lý chuỗi cung ứng liên quan đến
a. Dòng lưu chuyển nguyên vật liệu từ gốc đến người tiêu dùng cuối cùng
b. Những người sử dụng nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất
c. Quản lý tình hình nguyên vật liệu như quản lý tài sản lưu động
d. Quản lý những hoạt động của nhà cung cấp như bảo trì, sửa chữa, vận hành.
17. Khi lựa chọn người vận chuyển hàng hóa, yếu tố nào được người mua quan tâm
nhiều nhất
a. An toàn vận chuyển
b. Giao hàng đúng thời gian
c. Loại hình thiết bị vận chuyển sẵn có
d. Khả năng điều tiết qua lại
18. Hàng tồn kho nhằm
a. Đáp ứng nhu cầu đều đặn trong tương lai
b. Cắt giảm tiếng ồn giữa hai phòng ban
c. Tác động đến việc tang giá
d. Bảo vệ chống lại sư thay đổi trong cung và cầu
19. Trong hệ thống thông tin, chức năng nào không thuộc 3 chức năng cấu tạo nên
một công nghệ
a. Xử lý và báo cáo dữ liệu
b. Thu thập và giao tiếp dữ liệu
c. Đào tạo và huấn luyện nhân sự
d. Lưu trữ và phục hồi dữ liệu
20. Khi chọn người vận chuyển hàng hoá, người mua thường quan tâm đến điều gì
nhiều nhất:
a. Giao hàng đúng thời gian
b. An toàn vận chuyển
c. Chi phí rẻ
d. Vị trí địa lý
21.Hệ thống nhằm hoạch định, dự báo và tồn kho hợp tác, phối hợp các hoạt động
này từ nhà cung ứng, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ bằng hệ thống thông
tin được gọi là:
a. POS
b. EOQ
c. CPFR
d. TPS
22. Yếu tố nào sau đây không thuộc mô hình “ Nghiên cứu hoạt động cung ứng –
SCOR”:
a. Lập kế hoạch
b. Tìm nguồn cung ứng
c. Phân phối
d. Quản lý khách hàng
23. Quản lý chuỗi cung ứng liên quan đến:
a. Những người sử dụng nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất.
b. Quản lý những hoạt động của nhà cung cấp như bảo trì, sửa chữa, bảo hành.
c. Quản lý tình hình các nguyên vật liệu như quản lý tài sản lưu động.
d. Dòng lưu chuyển nguyên vật liệu từ gốc đến người tiêu dùng.

24. Mô hình SCOR được chia thành mấy cấp độ?


a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
25. SCM có nghĩa là gì?
a. Quản trị thông tin thị trường
b. Chiến lược logictics
c. Quản trị hệ thống logictics
d. Quản lý chuỗi cung ứng
26. Các nhân tố tối thiểu có trong một chuỗi dây chuyền cung ứng sản xuất là
a. Đơn vị sản xuất, khách hàng
b. Nhà đầu tư, đơn vị sản xuất, khách hàng
c. Nhà đầu tư, nhà cung cấp, đơn vị sản xuất, khách hàng
d. Nhà cung cấp, đơn vị sản xuất, khách hàng
27. Mục tiêu chính của quản lý chuỗi cung ứng?
a. Xác định địa điểm và chi phí vận chuyển tối ưu.
b. Cho biết công ty là ai và làm gì để phục vụ thị trường
c. Xác định sản phẩm nào được sản xuất và với số lượng bao nhiêu.
d. Tăng thông lượng đầu vào, giảm tổn kho và chi phí hợp lý.
28. Khi lựa chọn người vận chuyển hàng hóa, yếu tố nào được người mua quan tâm
nhiều nhất
a. An toàn vận chuyển
b. Giao hàng đúng thời gian
c. Loại hình thiết bị vận chuyển sẵn có
d. Khả năng điều tiết qua lại
29. Trong hệ thống thông tin, chức năng nào không thuộc 3 chức năng cấu tạo nên
một công nghệ
a. Xử lý và báo cáo dữ liệu
b. Thu thập và giao tiếp dữ liệu
c. Đào tạo và huấn luyện nhân sự
d. Lưu trữ và phục hồi dữ liệu

30. Hệ thống … theo dõi những khuôn mẫu mua hàng và tiểu sử khách hàng. Dữ liệu
khách hàng được công ty lưu trữ và có thể truy xuất nhanh chóng để phục vụ khách hàng
và nhân viên bán hàng khi cần thiết, được gọi là:
a. ERP
b. APS
c. MES
d.CRM
31. Yếu tố nào sau đây không thuộc mô hình “nghiên cứu hoạt động chuỗi cung ứng”
a. Phân phối
b. Quản lý khách hàng
c. Tìm nguồn cung ứng
d. Lập kế hoạch
32. Đâu không phải là nguyên tắc quản lý đơn hàng hiệu quả?
a. Tự động hóa quá trình xử lý đơn hàng
b. Nhập dữ liệu cho một đơn hàng nhiều lần
c. Đơn hàng luôn ở trạng thái sẵn sàng phục vụ khách hàng
d. Tích hợp hệ thống đặt hàng với các hệ thống liên quan khác để duy trì tính toàn
vẹn dữ liệu
33.Sự khác nhau giữa phân phối trực tiếp và phân phối theo lộ trình đã định là:
a. Việc cắt giảm hoạt động trung gian thông qua vận chuyện các đơn hàng
đến một địa điểm tập trung
b. Sử dụng hiệu quả phương tiện vận chuyển
c. Số lượng địa điểm gốc và số lượng địa điểm nhận hàng
d. Phù hợp với khối lượng vận chuyển đang sử dụng
33. Chúng ta sử dụng số đo sau đây để đo lường hiệu quả của chuỗi cung ứng:
a. Mức độ phát triển kênh phân phối
b. Hiệu quả nội bộ
c. Mức độ phục vụ khác hàng
d. Chỉ b và c là đúng
34. Nhằm đo lường hiệu quả của chuỗi cung ứng nội bộ, người ta sử dụng các số
đo:
a. Mức phục vụ khách hàng
b. Hiệu quả nội bộ
c. Nhu cầu linh hoạt
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng
PHẦN 4: BÀI TẬP
Ôn kỹ 4 dạng EOQ, POQ, QDM, BOQ (4 ví dụ trong bài học)

You might also like