You are on page 1of 13

Sustainability – Going Green with

Leadership in Energy and Environmental


Design
(Tính bền vững – Định hướng xanh theo tiêu chuẩn LEED)
LEED (Leadership in Energy & Environmental Design) là một giấy chứng nhận
cho các công trình xây dựng xanh được cấp bởi Hội đồng Công Trình Xanh Hoa
Kỳ (HDXHK) ra đời năm 1995 tại Hoa Kỳ. Đây là tiêu chuẩn quốc tế tiên phong
về vấn đề xây dựng các công trình tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường sống
của con người.
Tóm tắt nội dung: Khóa học này định nghĩa các công trình xanh, giải thích sứ
mệnh của Hội đồng Công Trình Xanh Hoa Kỳ và các yêu cầu trong việc đánh giá
của tiêu chuẩn LEED. Schneider Electric đưa ra và giải thích các giải pháp để đáp
ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn LEED.

Danh sách các mục nội dung:


1) Mục tiêu______________________________________________________2
2) Giới thiệu về Hội Đồng Công Trình Xanh Hoa Kỳ (USGBC)________________2
3) Giới thiệu về LEED_______________________________________________2
4) Định nghĩa “Công trình xanh”______________________________________3
5) Tác động của tiêu chuẩn LEED_____________________________________3
6) Đối tượng phục vụ của LEED_______________________________________4
7) Phạm vi tiếp cận của LEED________________________________________4
8) Hệ thống đánh giá của LEED_______________________________________4
9) Nhu cầu về LEED________________________________________________5
10) Các tác động tích cực của Công trình Xanh____________________________5
11) Sự phát triển của Công trình Xanh__________________________________5
12) Thành viên của USGBC___________________________________________5
13) Chuyên gia được USGBC công nhận_________________________________6
14) Xếp hạng LEED__________________________________________________6
15) Các bước để được chứng nhận LEED________________________________7
16) Một số giải pháp quản lý năng lượng nhằm đáp ứng các yêu cầu của LEED__8
17) Những công trình được đánh giá cao trong hệ thống xếp hạng LEED______10
18) Schneider với định hướng xanh theo LEED__________________________12
19) Tổng kết kiến thức_____________________________________________12

Nội dung:
1) Mục tiêu
- Xác định các đặc điểm của công trình xanh.
- Giải thích sứ mệnh của Hội đồng Xây Dựng Xanh Hoa Kỳ.
- Tìm hiểu về tiêu chuẩn LEED.
- Giải thích một số giải pháp quản lý năng lượng nhằm đáp ứng các yêu
cầu của LEED.

2) Giới thiệu về Hội Đồng Công Trình Xanh Hoa Kỳ (USGBC)


- Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ (USGBC), được đồng sáng lập bởi
Mike Italiano, David Gottfried và Rick Fedrizzi vào năm 1993, là một tổ
chức phi lợi nhuận nhằm thúc đẩy tính bền vững trong thiết kế, xây dựng và
vận hành các công trình.
- Sứ mệnh của HDXHK là thay đổi cách các tòa nhà và công trình được thiết
kế, xây dựng và vận hành, tạo điều kiện cho một môi trường có trách nhiệm
với môi trường và xã hội, lành mạnh và thịnh vượng nhằm cải thiện chất
lượng cuộc sống.
- Tầm nhìn của chúng tôi là cải tạo và duy trì sức sống và sức bền của mọi
tòa nhà và công trình trong một vòng đời của nó. USGBC cam kết hướng tới
một tương lai bền vững, thịnh vượng thông qua LEED, chương trình hàng
đầu về công trình xanh và cộng đồng trên toàn thế giới.
- Giá trị cốt lõi: những người khỏe mạnh sống trong môi trường lành mạnh
tương đương với một nền kinh tế bền vững.
- Đặc điểm và nhiệm vụ:
 Là tổ chức phi lợi nhuận
 Đưa ra các tiêu chí trong thiết kế công trình xanh
 Tiến hành xây dựng các công trình xanh
 Đánh giá các công trình theo tiêu chuẩn LEED
 Chứng nhận các công trình xanh theo tiêu chuẩn LEED
- Trang web của HDXHK là: www.usbgc.org

3) Giới thiệu về LEED


- LEED (Leadership in Energy & Environmental Design) là một giấy
chứng nhận cho các công trình xây dựng xanh được cấp bởi Hội đồng
Công Trình Xanh Hoa Kỳ (HDXHK) ra đời năm 1995 tại Hoa Kỳ. Đây là
tiêu chuẩn quốc tế tiên phong về vấn đề xây dựng các công trình tiết kiệm
năng lượng và bảo vệ môi trường sống của con người.
- Tiêu chuẩn LEED được sử dụng bởi các nhà điều hành hoặc các chủ sở
hữu các công trình nhằm tìm ra cách để xây dựng các công trình của họ
theo nguyên tắc xanh phù hợp.
- Hệ thống xếp hạng dựa trên điểm số phân theo các khía cạnh nhất định và
vị trí tọa lạc của tòa nhà.
- Ngoài ra, các hướng dẫn của LEED cung cấp cho các kỹ sư và nhà xây
dựng các tiêu chí thiết kế cần thiết để tăng năng suất của tòa nhà và giảm
thiểu các yếu tố, tác động tiêu cực đến môi trường.

4) Định nghĩa “Công trình xanh”


- “Công trình xanh” được hiểu đơn giản là khi tòa nhà, công trình tận dụng
được tối đa các nguồn lực với hiệu quả cao hơn thì nó được gọi là công
trình xanh. Nguồn lực ở đây bao gồm năng lượng, nước và nguyên vật
liệu.
- Những lợi ích của công trình xanh:
 Tác động tích cực đến sức khỏe con người và môi trường
 Sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên được đề cập ở trên
 Giảm thiểu chất thải và ô nhiễm

5) Tác động của tiêu chuẩn LEED


- Chuyển đổi thị trường xây dựng.
- Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về lợi ích của công trình xanh.
- Thúc đẩy tiến hành thiết kế toàn diện, tích hợp.
- Thể hiện cam kết của cá nhân hay của công ty đối với công trình thuộc sở
hữu của họ.
- Kích thích cạnh tranh và công nhận vai trò dẫn đầu về môi trường trong
ngành xây dựng.
- Định nghĩa “công trình xanh” bằng cách thiết lập một tiêu chuẩn đo
lường, đánh giá chung và ngăn chặn “tẩy xanh” ( Thuật ngữ
Greenwashing có thể được hiểu là những hành vi quảng cáo xanh,
nhuộm xanh hay tẩy xanh. Greenwashing là quá trình truyền đạt một ấn
tượng sai lệch hoặc cung cấp thông tin sai lệch để đánh bóng thương
hiệu. Greenwashing được coi là một tuyên bố vô căn cứ để đánh lừa
người tiêu dùng tin rằng các sản phẩm của công ty là thân thiện với môi
trường.)
- Tạo nên các tác động tích cực đến môi trường, sức khỏe con người và
đem lại lợi nhuận tài chính.

6) Đối tượng phục vụ của LEED


- Nhà phát triển hoặc chủ sở hữu toà nhà
- Kiến trúc sư
- Kỹ sư
- Đội ngũ vận hành và bảo trì
- Những người dân cư trú trong toà nhà
- Bộ phận quản lý tài sản
- Đội ngũ giám sát

7) Phạm vi tiếp cận của LEED


- LEED giải quyết toàn bộ các quy trình trong vòng đời của một công
trình, bao gồm: thiết kế, xây dựng, vận hành và bảo trì.
- LEED được áp dụng trong nhiều cấu trúc như nhà ở, toà nhà thương mại,
trường học và nhiều hơn thế nữa.

8) Hệ thống đánh giá của LEED


Hiện đang có 9 hệ thống đánh giá của LEED:
1. Nhóm công trình mới: hoặc là được xây dựng mới hoặc là được cải tạo lại
dựa trên phần kết cấu chính.
2. Đối với các công trình đã được xây dựng: trong quá trình vận hành và quản
lý, LEED sẽ cung cấp các tiêu chuẩn cho các bên liên quan của toàn nhà để
đo lường hoạt động, cải tiến và bảo trì tòa nhà.
3. Về mặt bằng thương mại: LEED cung cấp một tiêu chuẩn để người thuê mặt
bằng có những lựa chọn về tính bền vững và giảm các tác động đến môi
trường từ không gian của họ trong tòa nhà đó.
4. Đánh giá cốt lõi: dành cho bất kỳ ai đang tìm cách triển khai xây dựng công
trình xanh, thiết kế các dự án mới cho các dự án đã có cốt lõi mà họ đang
thực hiện.
5. Đối với trường học: LEED đưa ra những cân nhắc cần thiết để áp dụng trong
môi trường này.
6. Kinh doanh nhỏ lẻ: LEED giải quyết các nhu cầu riêng cho các cửa hàng
kinh doanh nhỏ lẻ.
7. Y tế: cũng giống như trường học và các điểm bán lẻ, các cơ sở chăm sóc sức
khỏe là một môi trường đặc biệt. Hệ thống đánh giá sẽ thúc đẩy quy hoạch,
thiết kế và xây dựng bền vững cho các cơ sở y tế.
8. Nhà ở: hệ thống đánh giá các ngôi nhà góp phần tạo ra những ngôi nhà xanh
thông qua thiết kế và xây dựng.
9. Phát triển khu dân cư: đây là một chương trình mới và nó giải quyết được
nhu cầu tích hợp công trình xanh vào cách thiết kế các khu dân cư.

9) Nhu cầu về LEED


Có một số lý do cho sự ra đời của hệ thống LEED: đó là
- Nhu cầu liên tục về Công trình Xanh trong các toà nhà là nguyên do thúc
đẩy sự ra đời của LEED.
- Sự ra đời và phát triển của các công nghệ mới.
- Cải tiến kỹ thuật trong việc tái chế, tái sử dụng các nguồn tài nguyên.

10) Các tác động tích cực của Công trình Xanh
- Chi phí vận hành có thể giảm từ 8% – 9%
- Giá trị công trình có thể tăng xấp xỉ 7,5%
- Lợi tức đầu tư tiềm năng 6,6%
- Tỷ lệ lấp đầy có thể tăng 3,5%
- Tiết kiệm từ 24% - 50% năng lượng sử dụng
- Lượng khí thải CO2 có thể giảm 33% - 39%
- Giảm 40% lượng nước cần sử dụng
- Giảm 70% lượng chất thải rắn

11) Sự phát triển của Công trình Xanh


- Theo nghiên cứu của McGraw Hill và được USGBC trích dẫn, đến năm
2010, ước tính khoảng 10% công trình thương mại sẽ là công trình xanh.
- Theo một báo cáo khác của McGraw Hill đưa ra, “đến năm 2009, 82%
doanh nghiệp Mỹ dự kiến sẽ phủ xanh ít nhất 16% danh mục đầu tư bất
động sản của họ; trong số các tập đoàn này, 18% sẽ phủ xanh nhiều hơn
60% danh mục đầu tư bất động sản của họ.”
- Kỳ vọng phát triển trong thời gian tới đó là xây dựng Công trình xanh
tích hợp trong các cơ sở y tế và giáo dục, cũng như trong các lĩnh vực
khác như chính trị quân sự, công nghiệp, văn phòng, khách sạn và kinh
doanh nhỏ lẻ.

12) Thành viên của USGBC


- USGBC có khoảng 70 chi hội, chi nhánh và các tổ chức tại địa phương
trên khắp Hoa Kỳ và cũng đang trở nên phổ biến bên ngoài Hoa Kỳ.
- Mở rộng phạm vi tiếp cận, kết nối với tất cả các bên quan tâm đến công
trình xanh, từ CEO công ty đến giám đốc xây dựng.
- Tổ chức USGBC là một nguồn tài nguyên mạnh mẽ có sẵn để giúp đảm
bảo rằng một công trình xây dựng mới hoặc một công trình đã được xây
dựng trở nên xanh nhất có thể.

13) Chuyên gia được USGBC công nhận


- Viện Chứng nhận Công trình xanh, còn được gọi là GBCI, quản lý việc
công nhận chuyên nghiệp liên quan đến LEED. Chứng nhận này đảm bảo
rằng các chuyên gia phải am hiểu về xây dựng và các lĩnh vực cần thiết
để chứng nhận một công trình xanh. Họ sẽ kết hợp các thông lệ và tiêu
chuẩn do USGBC đưa ra khi họ đang thực hiện đánh giá bất kỳ dự án
LEED nào. Chứng nhận này đã được thực hiện từ năm 2001 và đã có hơn
75.000 chuyên gia được cấp chứng chỉ cho đến nay.

14) Xếp hạng LEED


- Có 4 cấp độ chứng nhận của LEED: Được chứng nhận, Bạc, Vàng và
Bạch kim

- Có 6 tiêu chí đánh giá khác như:


 Địa điểm bền vững (SS – Sustainables Sites) là hạng mục đầu tiên
xem xét lựa chọn các tòa nhà kết hợp các vận dụng tính bền vững
trong thiết kế, xây dựng, vận hành và bảo trì.
 Hiệu quả sử dụng nước (WE - Water Efficiency) tập trung vào việc
sử dụng nước cho bên trong và bên ngoài của tòa nhà.
 Năng lượng và Khí quyển (EA - Energy and Atmosphere ) đề cập
đến năng lượng được sử dụng trong tòa nhà cũng như tác động của
tòa nhà lên bầu khí quyển.
 Vật liệu và Tài nguyên (MR - Materials and Resources) tập trung
vào các vật liệu được sử dụng trong xây dựng và bảo tồn các
nguồn nguyên liệu trong quá trình thi công dự án.
 Chất lượng Môi trường Trong nhà (EQ - Indoor Environment
Quality) tập trung vào tác động của môi trường tòa nhà đối với
những người cư ngụ.
 Đổi mới trong hoạt động (IO - Innovation in Operations) bổ sung
thêm các tiêu chí khác và nằm ngoài những tiêu chí trên.
- Mỗi tiêu chí bao gồm một loạt các điều kiện tiên quyết bắt buộc và yêu
cầu người tham gia tùy chọn. Chúng khác nhau tùy theo loại dự án, điểm
số được cộng dồn để đạt được mức điểm tối thiểu: được chứng nhận đến
qua bạch kim.
- Nếu bạn tham gia vào một dự án LEED, bạn có thể được yêu cầu cung
cấp thông tin để tuân thủ các yêu cầu tài liệu LEED về việc mua sắm
thiết bị dự án và nội dung tái chế trong dự án mà đã được yêu cầu trong
danh mục Vật liệu & Tài nguyên.

15) Các bước để được chứng nhận LEED


Trước khi bạn bắt đầu dự án công trình xanh của mình, có một số bước
bạn cần phải giải quyết:
- Giai đoạn khởi đầu: bạn cần hoàn thành những công việc sau:
 Đặt ra mục tiêu
 Xác định số điểm LEED mong muốn đạt được
 Đăng ký dự án tham gia
 Xác định các đối tác trong dự án
 Đăng ký khyến khích
 Xác định hướng xây dựng công trình xanh
 Bắt đầu quy trình lập hồ sơ
- Giai đoạn thiết kế: bạn cần tập hợp các tài liệu của từng giai đoạn thiết kế
và giao tài liệu đó cho Hội đồng Công trình xanh Hoa Kỳ để họ xem xét
và đưa ra thông báo rằng chứng chỉ cho dự án của bạn là “dự kiến” hoặc
“bị từ chối”. Nếu dự án của bạn được thông báo là chứng chỉ “dự kiến”,
lúc này quá trình xây dựng đã sẵn sàng để bắt đầu.
- Giai đoạn xây dựng: cũng giống như giai đoạn thiết kế, bạn cần thu thập
các tài liệu liên quan và giao nó cho USGBC. Họ cũng sẽ đưa ra thông
báo là chứng chỉ cho dự án của bạn là “dự kiến” hoặc “bị từ chối”.
- Giai đoạn chứng nhận: truy cập trang web của USGBC để xem đầy đủ
các yêu cầu cụ thể để đạt được chứng chỉ LEED cho dự án bạn đã đăng
ký.
Dưới đây là một danh sách kiểm tra mẫu của một dự án đã đăng ký trên
trang web của USGBC. Dòng trên cùng là các mức điểm tương ứng với mỗi
cấp chứng nhận. Tiếp đó là các danh mục chấm điểm cho tiêu chí “Bền
vững”. Dự án dưới đây đạt 14 điểm. Quyết định cuối cùng thuộc về hội đồng
đánh giá và danh sách kiểm tra này có thể dùng để hỗ trợ cho việc đưa ra
quyết định trong khi thiết kế và xây dựng dự án của bạn nhằm đạt được
chứng chỉ LEED.
Tuy nhiên, định hướng xây dựng công trình xanh là một quá trình luôn phát
triển và các thông tin liên quan sẽ luôn được cập nhật thường xuyên trên trang
web của USGBC. Bởi vậy, bạn nên tham khảo các thông tin mới nhất này trước
khi bắt đầu dự án và theo dõi trong suốt quá trình thực hiện.

16) Một số giải pháp quản lý năng lượng nhằm đáp ứng các yêu cầu của
LEED
Để tối đa hóa điểm LEED, bạn có thể áp dụng những giải pháp sau:
- Dịch vụ năng lượng: Cung cấp các dịch vụ về kiểm toán tiện ích, hợp
đồng thực hiện, tài trợ dự án, giám sát và kiểm soát từ xa và phục vụ liên
tục.

- Dịch vụ kỹ thuật:
 Giúp giảm chi phí năng lượng và tối ưu hóa việc sử dụng thiết bị.
 Đồng thời, nâng cao độ tin cậy và an toàn của hệ thống, giảm sóng
hài và cải thiện chất lượng điện.
 Hệ thống chuyển nguồn tự động cho các nguồn thay thế.
 Các giải pháp giảm bớt phụ tải để đáp ứng các nhu cầu tự động.

- Đo lường và giám sát việc sử dụng năng lượng:


 Đo lường nâng cao để xác định hiệu suất năng lượng điểm chuẩn
và xác minh các thiết bị mới có đáp ứng tiêu chuẩn ASHRAE 90.1

 Hệ thống giám sát sẽ theo dõi việc tiêu thụ năng lượng của tất cả
các tiện ích và giúp bạn quyết định khi nào nên chuyển sang các
nguồn thay thế.
 Việc đo lường lượng nước được đưa vào để đo lường và xác định
kết quả của việc sử dụng tiết kiệm nguồn nước.

- Cấp nguồn và làm mát: các giải pháp tích hợp về cấp nguồn, làm mát và
quản lý trong trung tâm dữ liệu và các ứng dụng trực tuyến giúp giải
quyết các vấn đề về tổn thất do các phần tử tiêu tốn nhiều năng lượng
trong khi thiếu khả năng tản nhiệt, làm mát.

- Tự động hóa và điều khiển toà nhà: hoàn thiện các giải pháp xây dựng
tích hợp hệ thống HVAC, hệ thống chiếu sáng, hệ thống cấp nguồn và
phân phối để tiết kiệm tối đa năng lượng mà vẫn tạo sự thoải mái cho
người dùng.

- Chiếu sáng hiệu quả và điều khiển chiếu sáng: Các giải pháp chiếu sáng
tiên tiến, tiết kiệm năng lượng cho doanh nghiệp như:
 Thiết kế cố định hiệu quả;
 Tối ưu hóa mật độ công suất chiếu sáng;
 Giảm độ sáng ở khu vực ranh giới;
 Sử dụng đèn huỳnh quang compact tiết kiệm năng lượng, đèn thoát
hiểm LED và các thiết bị chiếu sáng ngoài trời có cảm biến nhạy
bén với môi trường xung quanh;
 Điều khiển chiếu sáng tự động theo lịch trình hoàng hôn/ bình
minh hoặc giảm thiểu mức độ sáng khi không cần thiết.

- Điểu khiển động cơ: tăng khả năng tiết kiệm năng lượng bằng cách điều
chỉnh mức tiêu thụ điện năng theo nhu cầu của hệ thống, vd như hệ thống
thông gió, bơm và khí nén. Đồng thời, vẫn đảm bảo bộ điều chỉnh hệ
thống nhiệt chính xác.

- Áp dụng hệ thống năng lượng tái tạo: các hệ thống năng lượng tái tạo
như năng lượng mặt trời và năng lượng gió có thể cung cấp điện chất
lượng cao, đáng tin cậy, "xanh" như một giải pháp thay thế cho phát điện
tập trung hoặc máy phát điện đốt. Hệ thống hòa lưới được sử dụng cùng
với nguồn điện và hệ thống không nối lưới cấp điện hoàn toàn không phụ
thuộc vào điện lưới.

17) Những công trình được đánh giá cao trong hệ thống xếp hạng LEED
1. Trụ sở chính của Great River Power ở bang Minnesota của Hoa Kỳ
- Great River Energy (GRE) là một hợp tác xã sản xuất và truyền
tải điện ở bang Minnesota của Hoa Kỳ ; đây là công ty điện lực lớn thứ
hai của bang, dựa trên công suất phát điện, và là hợp tác xã phát điện và
truyền tải lớn thứ năm ở Mỹ về tài sản. Great River Energy được thành
lập vào năm 1999 khi Hiệp hội Điện lực Hợp tác và Hiệp hội Điện lực
Thống nhất hợp nhất.
- GRE có một tuabin gió NEG Micon M700 cao 49m, công suất 200
kW (có thể nhìn thấy từ Xa lộ Liên tiểu bang 94 ), và một hệ thống năng
lượng mặt trời với công suất 72 kW ở cả mặt đất và trên mái nhà. Tòa
nhà sử dụng gần một nửa năng lượng của các tòa nhà có kích thước
tương tự được xây dựng bằng kỹ thuật xây dựng tiêu chuẩn, ít hơn 40%
điện năng chiếu sáng và ít hơn 90% lượng nước so với các khuôn viên
công ty tiêu chuẩn. Công ty đặt trụ sở chính tại Maple Grove từ tháng 4
năm 2008. Vào tháng 10 năm 2008, tòa nhà trụ sở này trở thành tòa nhà
đầu tiên ở Minnesota đạt được Chứng nhận LEED Bạch kim. 

2. Trung tâm Genzyme ở Cambridge, Massachusetts.


- Tập đoàn Genzyme là công ty hàng đầu thế giới về công nghệ sinh học,
là một cơ sở "xanh" được cung cấp bởi các nguồn năng lượng tái tạo và
được điều khiển bởi một hệ thống tự động hóa tòa nhà tích hợp trị giá 2,3
triệu đô la.
- Thiết kế của Trung tâm Genzyme 12 tầng, rộng 350.000 feet vuông, nằm
ở Cambridge, Massachusetts, không chỉ tập trung vào việc giảm chi phí
vận hành, bảo trì và năng lượng mà còn cung cấp một môi trường làm
việc đáp ứng nhu cầu tươi mới của con người và ánh sáng tự nhiên.
- Hệ thống tự động hóa của tòa nhà hoàn toàn có thể lập trình được và cho
phép Genzyme giám sát và quản lý một loạt các hoạt động - từ thiết bị
HVAC, giao diện máy làm lạnh và nồi hơi, mức carbon monoxide /
carbon dioxide thải ra và thu gom nước mưa, ánh sáng nhân tạo, đóng / tự
động mở cửa sổ và rèm, kiểm soát cửa và đo lường chiếu sáng tòa nhà,
đánh giá mức độ sử dụng của người dùng.
- Những nỗ lực của Genzyme đã giành được chứng nhận Bạch kim cho tòa
nhà, xếp hạng LEED cao nhất hiện có.

3. Thiết kế Smart Home của Đại học Duke ở Durhamm, phía Bắc Carolina
- Đại học Duke ở Durham đã đạt được chứng nhận LEED Bạch kim cho
những ngôi nhà có đặc điểm thân thiện với môi trường và các yếu tố công
nghệ cao.
- Nhóm thiết kế đã sử dụng điều khiển ánh sáng với tích hợp web để thực
hiện các chức năng như lập lịch và tự động tắt hệ thống HVAC và bộ
giảm chấn.

18) Schneider với định hướng xanh theo LEED


- Tại các cơ sở của Schneider ở Bắc Mỹ, Schneider Electric đang theo đuổi
các chứng chỉ LEED. Mục tiêu của họ là xây dựng một thế giới bền vững
hơn với các lựa chọn tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận năng lượng
hợp lý và quản lý thành công việc giảm tiêu thụ năng lượng và phát thải
CO2.
- Schneider cam kết về sự Bền vững và việc cải thiện hành tinh của chúng
ta thông qua các chương trình hành động vì con người, cộng đồng và môi
trường.
- Mục tiêu của Schneider là cải thiện cuộc sống của mọi người, cải thiện
cộng đồng và môi trường, đồng thời khuyến khích những người khác
hành xử theo cách tương tự. Họ sử dụng một áp kế gồm các chỉ số khác
nhau để theo dõi tiến độ và cam kết đối với các giá trị này.

19) Tổng kết kiến thức


- Các hướng dẫn của LEED đảm bảo giảm ảnh hưởng đến môi trường bằng
cách giảm tiêu thụ năng lượng, tiêu thụ điện và giảm lượng khí thải
carbon.
- Nhu cầu về công trình xanh ngày càng tăng theo cấp số nhân.
- USGBC được thành lập để tiêu chuẩn hóa công trình xanh và tạo ra đội
ngũ chuyên gia để xác nhận các tiêu chuẩn đó.
- USGBC cung cấp chứng nhận LEED cho một công trình
- Mức độ chứng nhận được trao phụ thuộc vào số điểm đạt được trong quá
trình đánh giá.
- USGBC cũng cấp chứng chỉ cho các chuyên gia LEED.
- Hệ thống Đánh giá giải quyết tất cả các khía cạnh của việc xây dựng và
vận hành tòa nhà.
- Hệ thống đánh giá đề cập đến:
 Cả các công trình xây dựng mới và các công trình được cải tạo lại.
 Vòng đời của tòa nhà từ thiết kế đến xây dựng đến vận hành và
bảo trì công trường.
- Các sản phẩm và dịch vụ quản lý năng lượng có thể hỗ trợ bạn tối đa hóa
điểm LEED của mình.

You might also like