You are on page 1of 3

1.

Đánh giá thị trường EU:

EU là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất trên thế giới. Lượng nhập khẩu tăng liên tục trong 3
năm qua, cụ thể nhập khẩu cà phê vào EU năm 2019 đạt 4,189 triệu tấn, trị giá 13,1 tỷ euro, tăng
2,9% về lượng và tăng 0,2% về trị giá so với năm 2018.

Mặc dù theo dự báo, kinh tế khu vực EU sẽ tăng trưởng chậm lại do tác động của dịch
Covid-19 nhưng nhu cầu tiêu dùng cà phê của thị trường này vẫn lớn. Cùng với bệ đỡ của
EVFTA, ngành cà phê có thể gia tăng giá trị vào thị trường này trong thời gian tới.

2. Phân tích rủi ro:

a) Rủi ro thương mại:


Xảy ra do người bán hoặc người mua mất khả năng thực hiện hợp đồng do bị phá sản hoặc
gặp trường hợp bất khả kháng,... Doanh nghiệp Việt Nam vẫn thường xuyên gặp tình trạng đối
tác EU phá sản. Thực tế, công ty M có ký hợp đồng bán cà phê cho công ty K giá bán 567
USD/tấn với số lượng là 108 tấn theo điều kiện CAD xuất trình chứng từ trước, vấn đề ở đây
mặc dù là thanh toán CAD nhưng lại giống như TT trả sau. Vì K có văn phòng ở Việt Nam nên
khi xuất hàng lên tàu xong, M lập bộ chứng từ mang đến cho đại diện K ở Việt Nam, chứng từ
hoàn hảo nên M đợi trong vòng 4 -5 ngày tiền sẽ được chuyển từ văn phòng chính ở Đức về. Lúc
này, lại nghe thông tin bộ phận cà phê của K tuyên bố phá sản vì lý do thua lỗ. Công ty M bị
thiệt hại rất nhiều vì không thể lấy được tiền từ nhà nhập khẩu.
b) Rủi ro tỷ giá:

Khi tỷ giá EUR/VND bị biến động có thể ảnh hưởng đến doanh thu xuất khẩu cà phê của
Việt Nam. Giả sử, tỷ giá thay đổi từ 1EUR=27.000 VND lên 1EUR=26.000 VND thì một nhà
xuất khẩu A với doanh thu 100.000 EUR sẽ bị thiệt hại một khoảng tiền là (27.000 –
26.000)*100.000=100 triệu đồng. Nếu tỷ giá cứ tăng liên tục trong một thời gian dài lợi nhuận
nhà xuất khẩu giảm dần, cung cà phê sẽ trở nên khan hiếm ảnh hưởng xấu đến kim ngạch xuất
khẩu.

c) Rủi ro tài chính:


Xảy ra khi khách hàng cố tình trì hoãn việc thanh toán, hay doanh nghiệp Việt Nam muốn
thâm nhập vào thị trường mới và không hiểu rõ khách hàng, trong khi yêu cầu mở thư tín dụng
đảm bảo rủi ro thì lại giảm tính cạnh tranh của mình trên thị trường quốc tế.
d) Rủi ro quốc gia:

Do dịch bệnh Covid-19 tái bùng phát ở các nước EU, nhu cầu cà phê rang xay sẽ giảm,
nhưng nhu cầu cà phê hòa tan sử dụng tại nhà của người dân sẽ gia tăng. Dù vậy xu hướng tiêu
dùng này hiện chỉ đem lại cho số ít doanh nghiệp Việt Nam có xuất khẩu cà phê chế biến sâu.

e) Rủi ro kinh doanh:


Thường gặp nhất là rủi ro từ phương tiện thanh toán khi hiện nay chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ
khoảng 3% thanh toán L/C còn lại thanh toán CAD và T/T trả sau. Đối với T/T, các hacker có
thể chặn đứng email của nhà xuất khẩu rồi yêu cầu nhà nhập khẩu EU chuyển tiền ra một tài
khoản khác, dẫn đến mất trắng số tiền đó.
f) Rủi ro sản xuất và vận tải:

Đã có công ty Việt Nam sau khi xuất khẩu cà phê sang Đức đã bị từ chối nhận hàng với lý do
hàng hóa bị mùi phenol nặng, nguyên nhân là mùa cao điểm nên bên Shipper đã có những bất
cẩn khi kiểm tra container.

3. Biện pháp:

Với mục tiêu hạn chế rủi ro, các biện pháp doanh nghiệp Việt xuất khẩu cà phê nên thực hiện
bao gồm:

a) Sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá:

- Hợp đồng kỳ hạn: doanh nghiệp Việt sẽ thỏa thuận bán cà phê cho thị trường EU tại một thời
điểm trong tương lai với mức giá đã thỏa thuận hôm nay. Chẳng hạn, ký hợp đồng kỳ hạn bán cà
phê cho công ty Đức kỳ hạn 6 tháng số lượng 20 tấn, giá mua 2000 EUR/tấn. Sau 6 tháng, ta
phải bán cho Đức 20 tấn cà phê với giá thỏa thuận đó và công ty Đức bắt buộc phải mua với giá
đó, dù sau 6 tháng giá có là bao nhiêu.

- Hợp đồng tương lai: khác với kỳ hạn, hợp đồng này được giao dịch trên thị trường có tổ chức,
bên mua và bán thường không biết nhau nên phải có quy định về yêu cầu dự trữ tối thiểu đối với
người ký hợp đồng tương lai với nhà môi giới.

- Hợp đồng quyền chọn: để hạn chế rủi ro đối với nhà xuất khẩu thì có thể cân nhắc ký hợp
đồng quyền chọn bán. Chẳng hạn tháng 4, A ký với B 20 tấn cà phê giá thực hiện là 2000
EUR/tấn, phí quyền 3 EUR/tấn. Đến tháng 9 đáo hạn, giá là 1900 EUR/tấn, thực hiện quyền
chọn bán với giá 2000 EUR/tấn, lãi 100 EUR trừ phí quyền chọn. Nếu không có quyền chọn bán,
sẽ bán trên thị trường với giá 1900 EUR. Ngược lại, nếu giá tăng lên 2100 EUR vào ngày đáo
hạn thì không thực hiện quyền, lúc này người xuất khẩu sẽ không có lời ở hợp đồng quyền chọn
và trừ 3 EUR/tấn phí quyền chọn, trong khi nếu bán trên thị trường sẽ thu được 2100 EUR. Dù
vậy, vẫn giúp giảm rủi ro của nhà xuất khẩu xuống mức thấp nhất bằng với phí quyền chọn.

b) Thỏa thuận nhằm hạn chế rủi ro trong cách thức thanh toán:

Với vấn đề đã đề cập ở trên, doanh nghiệp Việt có thể ràng buộc phía đối tác có văn
phòng ở Việt Nam bằng văn bản có tính chất pháp lý là chỉ khi nào họ chuyển đủ tiền thì chứng
từ gốc mới được chuyển tới cho nhà nhập khẩu.

Có thể sử dụng hợp đồng Seller’s call cho phép người bán chốt giá bất cứ lúc nào trước
ngày thông báo giao hàng đầu tiên, lúc này rủi ro giá cả do người mua chịu. Còn nếu đã ký
Buyer’s call, doanh nghiệp Việt phải dùng hợp đồng kỳ hạn để hạn chế rủi ro.

You might also like