You are on page 1of 6

CÂU CHUYỆN VỀ ĐỌC SÁCH VÀ GIỎ THAN

Tại một trang trại nhỏ ở miền núi xa xôi, có hai ông cháu nọ sống cùng với nhau. Mỗi buổi sáng, người ông thường thức
dậy rất sớm để đọc sách.
Đây là thói quen từ lâu của ông và chưa buổi sáng nào ông quên thực hiện nó. Có những cuốn sách ông đọc rất nhiều lần,
nhiều đến mức gáy sách đã trở nên sờn cũ, thế nhưng lâu lâu, ông lại lấy ra xem lại.
Cậu cháu trai cung bắt chước
ông, cũng cố gắng đọc sách đều đặn mỗi ngày. Rồi một ngày, cậu hỏi ông:
- Ông ơi, cháu cũng thử đọc sách như ông, nhưng cháu không hiểu gì cả. Hoặc là có những đoạn cháu hiểu, nhưng khi gấp
sách lại cháu quên ngay. Thế thì đọc sách có gì tốt đâu mà ông đọc thường xuyên thế ạ?
Ông cụ lúc đó đang đổ than vào lò, quay lại nhìn cháu và khẽ nói :
- Cháu hãy đem cái giỏ đựng than này ra sông và mang về cho ông một giỏ nước nhé!
Cậu bé liền làm theo lời ông. Nhưng tất nhiên toàn bộ nước đã chảy ra khỏi giỏ trước khi cậu bé quay về đến nhà.
Nhìn thấy cái giỏ, ông cụ cười vang và nói:
- Nước chảy hết mất rồi! có lẽ lần sau cháu sẽ phải đi nhanh hơn nữa!
Rồi ông bảo cậu bé quay lại sông để lấy một giỏ nước khác. Lần này cậu bé cố chạy nhanh hơn, nhưng lại một lần nữa,
khi cậu về đến nhà thì cái giỏ đã trống rỗng.
Thở không ra hơi, cậu nói với ông:
- Đựng nước vào cái giỏ là điều không thể. Nói rồi cậu đi lấy một chiếc xô để múc nước. Nhưng ông cụ ngăn lại:
- Ông không muốn lấy một xô nước. Ông muốn lấy một giỏ nước cơ mà!
Cháu có thể làm được đấy, chỉ có điều cháu chưa cố hết sức thôi! Rồi ông lại bảo cháu mình ra sông lấy nước một làn
nữa. Vào lúc này, cậu bé đã biết rằng không thể đựng nước vào giỏ được nhưng cậu không muốn cãi lời ông, đồng thời
cho ông thấy rằng dù cậu có chạy nhanh đến đâu, nước cũng sẽ chảy hết ra khỏi giỏ nước trước khi cậu về đến nhà.
Thế là cậu bé lại lấy nước, lại chạy nhanh hết sức, và khi về đến chỗ ông, cái giỏ lại trống
rỗng.
- Ông xem này
Cậu bé thở hổn hển nói
- Thật là vô ích!
- Cháu lại nghĩ nó là vô ích ư?
- Ông cụ mỉm cười hiền từ.
- Cháu nhìn cái gio xem!
Cậu bé nhìn vào cái giỏ, và lần đầu tiên cậu nhận ra rằng cái giỏ trông khác hẳn ban đầu. Nó không còn là cái giỏ than đen
bẩn nữa, mà đã được nước
rửa sạch sẽ.
- Cháu của ông, đó là những gì diễn ra khi cháu đọc sách. Có thể cháu không hiểu hoặc không nhớ được mọi thứ, nhưng
khi cháu đọc, sách sẽ thay đổi cháu từ bên trong tâm hồn, như nước
đã làm sạch giỏ than kia vậy.
Học hỏi không bao giờ có giới hạn, mỗi thứ hàng ngày diễn ra trong cuộc sống mang tới cho con người những ý
tưởng và nguồn cảm hứng khác nhau, những câu chuyện phía dưới cũng là ví dụ điển hình.
 
Mỗi người đều là một cá nhân độc lập, đều có tư tưởng và ý kiến riêng của mình. Trong cuộc sống, học hỏi không bao giờ
là có giới hạn, mỗi một sự vật sự việc nhỏ diễn ra hàng ngày đều đem đến cho con người những nguồn cảm hứng và ý
tưởng khác nhau.
Triết lý đâu đâu cũng có, chỉ là bạn có dùng tâm để quan sát và luôn luôn đặt vấn đề để suy nghĩ hay không mà thôi. Đôi
khi, suy nghĩ theo kiểu lối mòn sẽ đem đến cho bạn những suy nghĩ sai lầm, hãy thử thay đổi cách suy nghĩ theo nhiều
chiều hướng khác nhau hoặc đứng trên một góc độ khác để quan sát và đưa ra những nhận định của riêng mình, đó cũng
chính là cách làm của người có trí tuệ.
Câu chuyện thứ 1: Mua xe
Một người đàn ông đi mua xe, xe trị giá 100.000 đồng, nhưng anh ta chỉ mang có 99.998 đồng, như vậy là còn thiếu 2
đồng. Đột nhiên, anh ta phát hiện ngoài cửa có một người ăn xin, anh ta liền lại gần và nói với người ăn xin: “Xin anh
đấy, cho tôi 2 đồng đi, tôi cần để mua xe!”. Người ăn xin nghe xong, rất hào phóng đưa hẳn cho anh ta 4 đồng và nói:
“Cũng giúp tôi mua một cái xe.”
Cảm ngộ chân lý: Nếu như bạn đã hoàn thành nhiệm vụ trên 90% thì ai cũng có thể dễ dàng giúp bạn thành công, nhưng
ngược lại, nếu như bạn cái gì cũng không làm thì đến Thượng đế cũng không giúp nổi bạn.
Câu chuyện thứ 2: Chuyên nghiệp
Người quản lý báo cáo với ông chủ: “Anh chàng Gines hết thuốc chữa rồi thưa ngài, ngày nào đi làm anh ta cũng gà gật,
tôi cũng đã đổi bộ phận làm việc cho anh ta ba lần rồi, nhưng lần nào anh ta cũng thế, không bỏ được thói quen ngủ gật
của mình”.
“Vậy cho anh ta ra cửa hàng bán Pyjama đi, treo trên người anh ta một bảng quảng cáo: Pyjama chất lượng, thực nghiệm
tại chỗ”- Ông chủ nói.
Cảm ngộ chân lý: Công sở không có người vô dụng, chỉ có người bị dùng sai chỗ.
Câu chuyện thứ 3: Thuốc an thần
Một bệnh nhân thần sắc tiều tụy đến gặp bác sĩ nói: “Đám chó hoang gần nhà tôi đêm nào cũng sủa không ngừng, tôi phát
điên lên được vì mất ngủ!”. Nghe vậy, bác sĩ kê cho anh ta đơn thuốc an thần.
Một tuần sau, bệnh nhân này lại đến gặp bác sĩ, thần sắc còn tiều tụy hơn trước. Thấy vậy, bác sĩ hỏi: “Thuốc an thần đó
vô hiệu sao?”
Bệnh nhân thờ thẫn trả lời: “Tôi tối nào cũng đuổi theo lũ chó đó, thế nhưng dù khó khăn lắm mới bắt được một con, nó
cũng không chịu uống thuốc an thần.”
Cảm ngộ chân lý: Mọi thất bại ngay từ đầu đều do phương hướng sai.
Câu chuyện thứ 4: Giáo sư và ngư dân
Một ngày, một vị giáo sư lên thuyền ngồi ngắm cảnh. Đang ngồi thuyền, vị giáo sư hỏi người ngư dân chèo thuyền cho
ông ta: “Anh biết gì về sinh vật không?”, người ngư dân trả lời không biết, vị giáo sư liền nói: “Như vậy anh đã mất đi ¼
cuộc đời rồi”.
Được một lúc, vị giáo sư lại hỏi: “Anh biết gì về triết học không?”, người ngư dân lại trả lời không biết. Giáo sư lại nói:
“Vậy anh lại mất đi ¼ cuộc đời nữa rồi”.
Lại qua một lúc nữa, vị giáo sư lại hỏi: “Anh biết gì về khoa học không?”, người ngư dân vẫn trả lời không biết. Đúng lúc
này, trời nổi gió lớn, làm cuộn lên những cơn sóng khổng lồ, người ngư dân vội hỏi vị giáo sư: “Ngài biết bơi không?”, vị
giáo sư trả lời không biết, ngư dân nghe vậy liền nói: “Vậy thì cuộc đời ông chấm dứt rồi”.
Cảm ngộ chân lý: Không nhất thiết cái gì bạn cũng cần phải biết phải giỏi, đôi khi chỉ cần bạn thành thạo một kỹ năng bạn
sẽ không phải lo lắng gì cả.
Câu chuyện thứ 5: Hoàn hảo
Có một bà nhà giàu sở hữu một chiếc bình cổ vô cùng quý giá, khiến bà ta vô cùng tự hào. Vì thế, bà ta muốn sơn tường
phòng của mình giống hệt màu của chiếc bình cổ đó, rất nhiều thợ sơn đến nhưng không thể pha ra được màu sắc khiến bà
ta hài lòng. Cuối cùng, cũng có một người thợ sơn pha ra được một màu sơn khiến bà ta vô cùng ưng ý.
“Bố”, con trai người thợ sơn nói “có việc mà con vẫn không hiểu, bố làm sao có thể pha ra được một màu sắc khiến tường
và bình hoa hòa hợp một cách hoàn hảo đến thế?”
“Con trai”, người thợ sơn trả lời “ Bố sơn cả bình hoa nữa”.
Cảm ngộ chân lý: Có những việc quan trọng ở chỗ không phải bạn thực hiện nó như thế nào, mà là bạn suy nghĩ nó như
thế nào.
Câu chuyện thứ 6: Hồi môn
Một vị chủ tịch hội đồng quản trị triệu tập tất cả các nhân viên trẻ của mình đến và nói: “Tôi có mấy cô con gái chưa lấy
chồng, mỗi cô đều được chuẩn bị một món hồi môn: cô 30 tuổi là 20.000 đô la Mỹ, cô 35 tuổi là 100.000 đô la Mỹ; cô 40
tuổi là 300.000 đô la Mỹ. Yên tâm, tôi không để cho ai lấy họ mà phải chịu thiệt thòi cả.”
Nghe xong có một anh nhân viên trẻ đứng lên và hỏi: “Thưa chủ tịch, không biết ngài có cô con gái nào 50 tuổi không ạ?”
Cảm ngộ chân lý: Đôi khi nhân viên họ chú trọng là mức lương họ nhận được chứ không phải những phụ cấp đi kèm.
Câu chuyện thứ 7: Nhiệt tình
Bác sĩ tâm lý nói với bệnh nhân của mình: “hãy quên đi buồn phiền, sống một cuộc sống đầy nhiệt huyết, vui vẻ mỗi khi
thức dậy, vui vẻ khi làm việc. Tóm lại, hãy vui vẻ với tất cả mọi thứ.”
Một tuần sau, bệnh nhân này lại tới, xem ra bệnh tình còn trầm trọng hơn trước, bác sĩ hỏi liệu anh ta có tuân thủ lời dặn
của mình hay không?
Bệnh nhân này trả lời: “Vấn đề chính là ở đây, tôi vui vẻ thức dậy, ăn sáng, sau đó hôn tạm biệt vợ, và như thế tôi thường
xuyên bị đi làm muộn 2 tiếng đồng hồ, và tôi đã bị cho nghỉ việc rồi”.
Cảm ngộ chân lý: Làm bất cứ việc gì đều cần sự cân bằng, không nên cực đoan.
Câu chuyện thứ 8: Thực đơn tối thiểu
Một lần tôi cùng vài người bạn đi ăn cơm. Trong lúc chuẩn bị gọi món, người phục vụ nhắc nhở chúng tôi: “ Nhà hàng
chúng tôi giới hạn mức thực đơn tối thiểu của thực khách phải đạt 2.000 đồng”.
Lúc này một người trong nhóm chúng tôi hỏi: “Một đĩa đậu phụ rán bình thường bao tiền một đĩa?
“18 đồng ạ”, người phục vụ trả lời.
“ok, vậy gọi cái đó đi, cho 120 đĩa”.
Người phục vụ nghe vậy liền đi ra, một lúc sau người quản lý của họ đi vào và cười nói: “ Các vị cứ tự nhiên, bao nhiêu
tiền cũng được, không có hạn chế”.
Cảm ngộ chân lý: Muốn phá vỡ các thói quen, phải dùng các biện pháp phi thông thường mới được.
Câu chuyện bắt đầu với việc chọn một quyển sách phù hợp

Điều này tưởng thật dễ mà hóa ra thật khó. Có hàng ngàn quyển sách ngoài kia nhưng chỉ một phần rất nhỏ trong số đó
hợp gu đọc của bạn. Chọn sách bắt đầu với thể loại mà mình yêu thích, rồi kế đến là tựa sách, bìa sách, kích cỡ, giá tiền và
nhà xuất bản. Đôi khi chả biết tin vào ai, kể cả lời quảng cáo từ đứa bạn thân có cùng gu đọc với bạn hay là lời tán dương
trên trang bán sách trực tuyến nào đó. Có thể quyển sách mà họ khen nó không dở, đơn giản là nó không hợp với bạn mà
thôi.
 

Cũng không thể nào nói chắc một quyển sách sẽ hay vì nó được viết bởi tác giả yêu thích của bạn. Đã bao giờ bạn đọc
một quyển sách đáng chán từ một tác gia thú vị chưa? Cảm giác lúc ấy như thế nào nhỉ? Thất vọng ư? Không, thất vọng
thật sự là khi thấy một ý tưởng ban đầu rất hay nhưng bị khai thác đến cạn kiệt ở mọi quyển sách của nhà văn nào đó. Đôi
khi có lẽ nên khai phá ngòi bút ở những mảng đề tài mới, đôi khi có thể làm mới từ cái cũ, nhưng có đôi khi chỉ là nên
dừng lại.

Tiếp theo là việc bạn có đọc đến tận cùng không

Sách mua về thì nhiều, nhưng đọc đến bằng hết thì chả bao nhiêu. Phần thì vì chưa có thời gian, phần thì do chưa đúng
tâm trạng. Buồn nhất là những quyển sách mà bạn từng háo hức, mong đợi biết bao nhiêu trước đó nhưng cuối cùng lại bỏ
ngang. Bạn thích chương đầu tiên rất nhiều không có nghĩa là điều đó sẽ tiếp tục đến những trang cuối cùng. Đôi khi bạn
thay đổi cảm xúc từ yêu sang ghét đột ngột như bị rối loạn lưỡng cực chỉ vì cái kết quá phũ phàng. Đôi khi bạn thích điều
gì đó ở một quyển sách, nhưng lối tường thuật dài dòng, văn phong của dịch giả, các nút thắt – nút mở vô lí, một hay vài
nhân vật có tính cách không thể chịu đựng nổi – một trong những điều kể trên thôi đã đủ tàn phá đi lâu đài cảm xúc mà
bạn đang xây nền cho nó.
 ENTERNEWS.VN “Tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái
Hôm rồi tôi có dịp ghé nhà một ông tá hải quân cùng quê chơi. Ông hiện phụ trách quân lực của cả một vùng. Ông vừa cất
xong ngôi nhà (biệt thự thì đúng hơn) và sắm xe hơi mới. Bước vào phòng khách ngôi nhà, ập vào mắt tôi chính là chiếc
tủ rượu hoành tráng được gắn sát chiếm diện tích gần nửa bức tường chính diện. Thôi thì đủ thương hiệu rượu danh tiếng:
từ Chivas, Hennessy, Napoleon, Johnnie Walker cho tới Vodka xịn tận bên Nga… được gia chủ bày khá ngay ngắn trên
kệ. Ông đi giới thiệu cho chúng tôi xuất xứ từng chai rượu: chai này thằng bạn đi nước ngoài về tặng, chai kia đồng
nghiệp cho, chai nọ do cấp dưới biếu với giọng khá hào hứng cũng như thể hiện sự am hiểu về rượu ngoại.

Sau khi dẫn chúng tôi đi tham quan quanh khuôn viên nhà, cùng với mấy câu chuyện hỏi thăm nhạt thếch, ông tá nhanh
chóng nhập sòng oánh “phỏm” với mấy “thằng đệ”. Trong lúc mấy vị đang say sưa sát phạt, chúng tôi cũng đang ngó
nghiêng thứ này thứ kia của căn nhà thì xảy ra một chuyện. Thằng con đầu (con vợ hai, ông đã ly dị vợ cả, hiện đang sống
với cô vợ hai kém mình cỡ vài chục tuổi) của ông, tầm 8 tuổi, tranh thủ lúc mọi người trong nhà đang tập trung chuyên
môn, lén vào phòng lục túi bố nó lấy mấy tờ 500 ngàn và bị bà nội tóm cổ xách ra báo với phụ huynh. Một điều khiến
chúng tôi khá bất ngờ, đó là lòng “vị tha” của quý phụ huynh. Ông chỉ đánh nó mấy cái nhè nhẹ (chắc sợ thằng bé đau) và
mắng nó mấy câu quen thuộc rồi lại tiếp tục lao vào sòng, cách xử lý của ông khiến tôi có lý do để tin thằng bé thực hiện
hành động này không phải lần đầu và chắc chắn không bao giờ là lần cuối.

Câu chuyện thứ hai tôi muốn đề cập với các bạn thói quen đọc sách của người Do Thái. “Trong mỗi gia đình Do Thái
luôn luôn có 1 tủ sách được truyền từ đời này sang đời khác. Tủ sách phải được đặt ở vị trí đầu giường để trẻ nhỏ dễ
nhìn, dễ thấy từ khi còn nằm nôi. Để sách hấp dẫn trẻ, phụ huynh Do Thái thường nhỏ nước hoa lên sách để tạo mùi
hương cho các em chú ý.” Tác giả Nguyễn Hương trong bài “Người Việt ít đọc sách: Cần những chính sách để thay đổi
toàn diện” (đăng trên trang tin điện tử Cinet.com của Bộ VH-TT-DL) kể với chúng ta như vậy.

“Mặc dù chỉ có 8 triệu dân nhưng ở Israel có tới hơn 1.000 thư viện công cộng với nhiều sách quý. Bên cạnh việc hình
thành, xây dựng thói quen đọc sách từ khi nằm nôi cho trẻ nhỏ, người Do Thái hiện vẫn sử dụng hình ảnh con lừa thồ
sách để dạy các con mình: nếu chỉ dừng ở việc đọc mà không biết ứng dụng thì trí tuệ đó cũng chỉ là trí tuệ chết. Và để có
thể ứng dụng, trẻ em Do Thái không ngừng đọc sách và tích lũy kiến thức từ nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau.”

Đó là hai câu chuyện về “tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái, hay nói khác hơn là câu chuyện về
“văn hóa đọc” của hai dân tộc cách xa nhau cả về địa lý lẫn khoảng cách văn minh.

Sách thì đọc hết rồi, mà câu chuyện vẫn còn

Có người nói rằng chỉ sau khi một quyển sách được đọc xong thì đời sống của nó mới thực sự bắt đầu. Bởi lúc đó ta đã
khái quát được toàn bộ bức tranh mà tác giả vẽ ra. Bức tranh đó hiện lên trong đầu dưới nhiều góc độ khác nhau khi ta
chiêm nghiệm. Một câu chuyện hay sẽ nằm lại rất lâu trong bạn, mà vì ở lâu nên nó cũng thường ở sâu. Vậy mà nhiều khi
bạn không thể nào đọc lại cuốn sách yêu thích thêm lần nào nữa. Cũng giống như người cũ còn thương mà không thể quay
lại. Bạn sợ sẽ đánh mất đi những cảm xúc ban đầu tươi đẹp, phải chứng kiến thứ gì đó trôi đi dù đã từng chiếm một vị trí
quan trọng. Bạn sợ rằng mình sẽ chai sạn đi và không thể cảm được nó nữa.
 

Khi tôi bắt đầu đọc tiểu thuyết, bộ đầu tiên là Harry Potter và từ đó những quyển sách của tôi luôn là về pháp thuật và
những thế giới song song đầy ảo diệu. Suốt mấy năm như vậy cho đến gần đây, tôi không còn mặn mà với các thể loại
sách kì ảo nữa, đầu óc bắt đầu thấy khó khăn để nhớ những cái tên hư cấu, những bùa phép quái dị ngớ ngẩn. Mặt khác,
hồi đó đọc 1Q84 không thể nào cảm nổi, nó quá phức tạp, khó nắm bắt, mạch chuyện thì chậm rãi, ám ảnh, trĩu nặng nỗi
buồn và quá nhiều chi tiết nhạy cảm. Sau đó khá lâu thì tôi mới đọc một quyển sách Nhật Bản khác, Another, thể loại light
novel về đề tài học đường thì dễ theo dõi hơn nhiều. Rồi sau này nữa là Bạch dạ hành, đọc thấy cảnh nóng là bình thường,
một phần của cuộc sống, một phần của câu chuyện. Câu chuyện cũng rắc rối, cũng lồng ghép nhiều mảng miếng, mà tôi
lại thấy rằng nó thực, dù nó đau. Lớn lên và những suy nghĩ của chúng ta thay đổi, cách chúng ta nhìn nhận một câu
chuyện hay một quyển sách cũng vậy.
 

Nếu ngày bé chúng ta từng nhặng xị lên đòi cái kết có hậu trăm chuyện như một thì khi lớn lên, chúng ta học cách chấp
nhận và hài lòng với những cái kết mở, những câu chuyện để ngỏ. Nhiều khi đọc những dòng đầu tiên là đủ hiểu không
thể trông đợi gì vào một kết thúc vẹn tròn viên mãn được. Vậy mà vẫn đọc vì câu chuyện có gì đó thật cuốn hút. Và khi
đọc đến những trang gần cuối, một người bạn của tôi đã từng nói rằng dù có đọc bao nhiêu lần đi nữa thì cái kết cũng
không thay đổi được. Tôi nhắn lại là cái kết ấn định vậy rồi, nhưng cách ta nhìn nhận nó, đánh giá và đặt tình cảm vào sẽ
thay đổi ở lần này hay lần khác. Nhưng có thật là vậy hay không...

Những ngày mưa nhiều chỉ muốn nằm dài ra đọc sách, nhưng đọc quyển nào thì được bây giờ. Chọn quyển sách
mình thực sự yêu thích không dễ chút nào. Cũng khó như gặp được một người hiểu mình, cũng khó như vậy.

You might also like