Nghien Cuu Cap Phat Tai Nguyen d2d Trong

You might also like

You are on page 1of 17

1 CẤP PHÁT TÀI NGUYÊN D2D TRONG HỆ THỐNG 5G

MỤC LỤC
PHẦN GIỚI THIỆU ..................................................................................................... 2

CHƯƠNG I: CÔNG NGHỆ TRUYỀN THÔNG D2D TRONG 5G .......................... 3


1.1. Giới thiệu chung ............................................................................................... 3
1.2. Chuẩn 3GPPP cho công nghệ D2D trong 5G ................................................. 4
1.3. Các khối chức năng D2D ................................................................................. 4
1.4. Các cách kết nối D2D trong mạng................................................................... 6
1.5. Mô hình truyền thông D2D.............................................................................. 8
1.6. Lựa chọn phương thức truyền thông D2D ......................................................... 9

CHƯƠNG II: CẤP PHÁT TÀI NGUYÊN D2D TRONG HỆ THỐNG 5G ......... 11
2.1. Giới thiệu chung ............................................................................................ 11
2.2. Quản lý tài nguyên vô tuyến ........................................................................ 11
2.2.1. Lý thuyết trò chơi. .................................................................................. 11
2.2.2. Mô hình quản lý tài nguyên và cơ chế đấu giá .................................... 12
2.3. Kết luận .......................................................................................................... 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 17

1
2 CẤP PHÁT TÀI NGUYÊN D2D TRONG HỆ THỐNG 5G

PHẦN GIỚI THIỆU


Số lượng người dùng di động ngày càng tăng đã tạo động lực cho nhu cầu về
các dịch vụ dữ liệu lân cận với tốc độ cao. Hệ thống di động thế hệ thứ 5 (5G) hứa hẹn
sẽ cải tiến công nghệ hiện có đáp ứng được các nhu cầu trong tương lai. Cùng với sự
phát triển nhanh chóng của các thiết bị đầu cuối thông minh và mạng di động thông
tin 5G, giao tiếp Thiết bị đến Thiết bị (D2D - Device To Device) là tính năng mới đầy
hứa hẹn cho các đầu cuối trong mạng 5G. Trong mạng di động truyền thống, các thiết
bị kết nối với nhau qua các đường giao tiếp lên xuống qua trạm thu phát gốc. Việc bắt
buộc phải qua các trạm thu phát không đáp ứng được các dịch vụ, ứng dụng dựa trên các
thiết bị gần nhau trong mạng. Kiến trúc D2D ra đời với mục đích hỗ trợ các thiết bị gần
nhau trong mạng có thể giao tiếp trực tiếp với nhau qua đó đảm bảo các dịch vụ, ứng
dụng cho các thiết bị này đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên cũng như chất
lượng của mạng. Với D2D, các thiết bị gần nhau có thể phát hiện, trao đổi và giao tiếp
dữ liệu trực tiếp với nhau sử dụng sóng vô tuyến của mạng. Ngoài ra, vì giao tiếp với
nhau trong khoảng cách gần nhau, Truyền thông D2D rất an toàn và bảo mật.
Trong bài báo cáo này, chúng em xin trình bày các phương pháp liên quan đến các
khía cạnh như quản lý nhiễu, phát hiện mạng, đánh giá hiệu quả tối ưu công suất và cấp
phát tài nguyên D2D trong hệ thống thông tin di động 5G.
Nội dung của bài báo cáo được trình bày trong 2 chương:
Chương 1: Công nghệ truyền thông D2D trong 5G.
Chương 2: Nghiên cứu cấp phát tài nguyên D2D trong hệ thống 5G.
Mặc dù nhóm đã có nhiều cố gắng nhưng thời gian để tìm hiểu trang bị kiến thức
cho nội dung báo cáo của chúng em còn hạn chế, nên bài báo cáo này của chúng em
không thể tránh khỏi những sai sót. Chúng em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
các thầy cô giáo để báo cáo của chúng em được hoàn thiện hơn. Chúng em xin trân trọng
cảm ơn thầy Đặng Thế Ngọc và Thầy Nguyễn Viết Đảm đã tận tình hướng dẫn và giúp
đỡ chúng em trong suốt thời gian thực hiện bài báo cáo này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

2
3 CẤP PHÁT TÀI NGUYÊN D2D TRONG HỆ THỐNG 5G

CHƯƠNG I: CÔNG NGHỆ TRUYỀN THÔNG D2D TRONG 5G


1.1. Giới thiệu chung
Truyền thông thiết bị đến thiết bị D2D (Device to Device) trong hệ thống 5G là
giao tiếp trực tiếp của những thiết bị đầu cuối có khoảng cách gần nhau trong mạng
mà không cần thông qua một nút trung gian nào. Giao tiếp D2D sử dụng phổ tần dùng
chung với mạng và được điều khiển bởi trạm thu phát gốc (eNB) với chất lượng dịch
vụ đảm bảo trước. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về mô Hình kiến trúc hệ thống
D2D và các đặc tính ưu việt của hệ thống này.
Có hai phương thức sử dụng D2D trong mạng viễn thông trên phương diện dung
lượng và tốc độ: (i) D2D dùng chung phổ tần với mạng và (ii) D2D dùng riêng phổ tần
với mạng. Thử thách lớn nhất trong cả hai cách tiếp cận này là giảm thiểu nhiễu. Trên
lý thuyết, có thể giải quyết vấn đề nhiễu bằng cơ cấu cấp phát tài nguyên (RA) và điểu
khiển công suất (PC). Trạm thu phát gốc (BS) lựa chọn những tài nguyên phổ tần và
mức công suất phù hợp cho các các máy phát D2D, xem xét thông tin nhiễu giữa D2D
và BS. Thông tin về nhiễu này nhận được bằng cách gửi cho BS những điều kiện về kênh
truyền giữa các nốt D2D, thực hiện những phép đo đạc định kỳ từ phía từ phía BS.
Ngoài ra, ngay cả khi thông tin về nhiễu được cung cấp đầy đủ và chính xác cho BS,
việc tính toán và tối ưu nó cũng rất phức tạp.
Dự án đối tác thế hệ thứ 3 (3GPP) là sự hợp tác chung của các tổ chức phát triển
tiêu chuẩn nhằm xem xét và trình bày các tiêu chuẩn mới. Ban đầu, công nghệ D2D
được đề xuất và đưa ra chuẩn tích hợp trong mạng LTE-A trong phiên bản LTE Rel,
12. Trong 2 phiên bản Rel, 12 và Rel, 13 đã thảo luận về chuẩn ProSe trong mạng truy
nhập vô tuyến cho D2D. Chuẩn ProSe bao gồm nhận biết D2D và giao tiếp D2D, các
cách dùng D2D và những yêu cầu thay đổi, nâng cao về kiến trúc mạng để hỗ trợ D2D.
Các nghiên cứu cho nhận biết và giao tiếp D2D tập trung chủ yếu vào chi tiết kỹ thuật,
bao gồm thiết kế tín hiệu, cấp phát tài nguyên, cơ chế phối hợp và đồng bộ. Trong
phiên bản Rel, 14 đã xoay quanh các cải tiến trong LTE, dẫn đến việc phát triển cho
mạng 5G. Trong các bước tiếp theo, 3GPP dự định phát hành phiên bản Rel, 15, tập
trung triển khai trong mạng 5G. Cụ thể, Rel, 15 có thể được coi là bước đầu tiên hướng
tới việc ghi lại thông số kỹ thuật 5G. Tổ chức Viễn thông Quốc tế (ITU-R) bắt đầu

3
4 CẤP PHÁT TÀI NGUYÊN D2D TRONG HỆ THỐNG 5G

nghiên cứu theo Chương trình Hệ thống Thông tin Di động Quốc tế (IMT - 2020), mở
đường cho việc giới thiệu một tiêu chuẩn toàn diện cho 5G vào năm 2020.
1.2. Chuẩn 3GPPP cho công nghệ D2D trong 5G
Tháng 6, 2011 Nghiên cứu về diện mạo sóng vô tuyến cho nhận biết và giao
tiếp D2D đã được Qualcomm đề nghị đến 3GPP. Nghiên cứu về giao tiếp trực tiếp
trong mạng LTE-A được chấp nhận trong các cuộc họp của 3GPP và tháng 8, 2011.
Các cuộc họp đề xuất nghiên cứu những yêu cầu cho nhận biết và giao tiếp trực tiếp
D2D trong mạng. Các cuộc họp vào tháng 11, 2011 đề xuất các cách dùng và những
yêu cầu tiềm năng cho các nhà vận hành mạng điều khiển nhận biết và giao tiếp các
thiết bị gần nhau trong mạng. Kết thúc LTE phiên bản Rel.11, 3GPP khởi xướng lộ
trình mới trong phiên bản Rel. 12 để đưa ra những chuẩn hóa cho D2D. Sau đó 3GPP
đã đi đến việc đồng ý nghiên cứu chuẩn LTE ProSe trong mạng truy nhập vô tuyến
(RAN) cho D2D vào tháng 12 năm 2012. Chuẩn LTE ProSe bao gồm nhận biết D2D và
giao tiếp D2D, các cách dùng D2D và những yêu cầu thay đổi, nâng cao về kiến trúc
mạng để hỗ trợ D2D. Các nghiên cứu cho nhận biết và giao tiếp D2D tập trung chủ
yếu vào chi tiết kỹ thuật, bao gồm thiết kế tín hiệu, cấp phát tài nguyên, cơ chế phối
hợp và đồng bộ.
1.3. Các khối chức năng D2D
ProSe được chia ra làm hai phần, nhận biết phạm vi gần và giao tiếp dữ liệu
trực tiếp. Với phương thức nhận biết ProSe, Thiết bị có thể nhận ra các thiết bị khác
trong một phạm vi nhất định. Cơ chế nhận biết có thể được trợ giúp bởi mạng hoặc
thiết bị.
Giao tiếp dữ liệu trực tiếp là khi các thiết bị giao tiếp trực tiếp với nhau không
cần thông qua một nốt mạng trung gian nào như eNB. Các thiết bị có thể giao tiếp trực
tiếp với nhau mà không cần nhận biết phạm vi gần. Nhưng nhận biết phạm vi gần sẽ
giúp cho việc chuyển đổi sang giao tiếp trực tiếp một cách trong suốt mà không cần tác
động của người dùng. Khi tích hợp giao tiếp trực tiếp trong mạng Mạng phải có chức
năng hỗ trợ nhận ra nhận biết phạm vi gần cho thiết bị. Về phương diện kiến trúc, giải
pháp cho ProSe bao gồm các người dùng UE, mạng truy nhập RAN, mạng lõi và các

4
5 CẤP PHÁT TÀI NGUYÊN D2D TRONG HỆ THỐNG 5G

máy chủ ứng dụng.


Ở mạng lõi, Chuẩn đưa ra một nốt mạng mới với tên gọi "Máy chủ ProSe" để
cung cấp chức năng ProSe. Máy chủ ProSe kết nối máy chủ ứng dụng và mạng di
động. Nó nhận diện các Thiết bị gần nhau và báo cho máy chủ ứng dụng biết những
liên kết tiềm năng. Các phiên D2D được khởi tạo từ máy chủ ProSe bằng cách gửi yêu
cầu khởi tạo đến MME. MME sẽ phản hồi bằng cách thiết lập các kênh mang (bearer)
D2D và cung cấp địa chỉ IP cho đầu cuối qua giao diện Ud.

Hình 1.1. a, Kiến trúc mạng lõi cho D2D b, Kiến trúc mạng truy nhập cho D2D

Hình 1.2. Khối chức năng mạng tiến hóa LTE-A

5
6 CẤP PHÁT TÀI NGUYÊN D2D TRONG HỆ THỐNG 5G

1.4. Các cách kết nối D2D trong mạng

Trong thời gian gần đây, 3GPP rất nỗ lực đưa ra chuẩn giao tiếp D2D trong các
phiên bản mới. Để giải quyết tốt hơn vấn đề này, 3GPP sử dụng các các thuật ngữ dưới
đây:

Giao tiếp trực tiếp ProSe: Giao tiếp giữa hai hay nhiều UE trong khoảng cách
gần được bật tính năng ProSe, bằng cách này các UE giao tiếp với nhau sử dụng công
nghệ E-UTRAN không chuyển qua bất kỳ nốt mạng nào.

UE bật tính năng ProSe: một UE có hỗ trợ những yêu cầu ProSe và các thủ tục
liên quan. UE bật ProSe có thể là UE an toàn chung hoặc UE an toàn riêng.

UE an toàn chung bật tính năng ProSe: UE bật ProSe có hỗ trợ các thủ tục
ProSe và có khẳ năng an toàn chung.

UE an toàn riêng bật tính năng ProSe: UE bật ProSe có hỗ trợ các thủ tục
ProSe và không có khẳ năng an toàn chung.

Nhận biết ProSe trực tiếp: thủ tục trên UE bật ProSe để nhận ra các UE bật
ProSe khác trong vùng lân cận bằng công nghệ E-UTRAN Rel, 12.

Nhận biêt ProSe mức EPC: thủ tục từ EPC để xác định khoảng cách gần nhau
của các UE bật ProSe và báo cho các UE thông tin này.

Dựa vào các thuật ngữ này, 3GPP đề xuất hai phương thức giao tiếp trực tiếp: (i)
phương thức độc lập với mạng; (ii) phương thức mạng cấp quyền. Phương thức (i)
không cần bất kỳ sự trợ giúp cấp phát quyền nào cho kết nối từ mạng và giao tiếp được
thực hiện bằng chức năng và thông tin có sẵn trong các UE. Phương thức này được áp
dụng cho:

• Chỉ cho cá UE an toàn chung bật ProSe trước cấp quyền không quan tâm đến
việc UE đang được phục vụ bởi E-UTRAN hay không.

• Cho cả giao tiếp một-một và một-nhiều.

Phương thức (ii) cần đến trợ giúp của EPC để cấp quyền các kết nối. Phương thức này

6
7 CẤP PHÁT TÀI NGUYÊN D2D TRONG HỆ THỐNG 5G

được áp dụng cho:

• Giao tiếp ProSe một – một.

• Khi cả hai UE đang được phục vụ bởi E-UTRAN cho các UE an toàn chung,
nó có thể được dùng khi chỉ có một UE đang được phục vụ bởi E-UTRAN
Với hai phương thức giao tiếp này và xem xét đến các UE đang ký vào mạng PLMN,
đường giao tiếp trực tiếp và tình trạng bao phủ (trong vùng phủ và ngoài vùng phủ),
một số khả năng có thể cho các kịch bản giao tiếp được định nghĩ như trên Hình 1.3.
Dù vậy, các kịch bản này không bao gồm hết tất cả những kịch bản có thể cho giao tiếp
trực tiếp, và 3GPP làm việc trên những kịch bản đặc biệt cho những trường hợp giao
tiếp nhóm.

Hình 1.3. Giao tiếp D2D trong chuẩn 3G

7
8 CẤP PHÁT TÀI NGUYÊN D2D TRONG HỆ THỐNG 5G

1.5. Mô hình truyền thông D2D


Ta xét kịch bản xét kịch bản một Cell như minh họa trên Hình 1.4. Ban đầu để
đơn giản, trong Cell chỉ có một cặp D2D (UE2 và UE3) và một người dùng Cell
truyền thống (UE1). Ba UE chia sẽ cùng tài nguyên vô tuyến ở cùng một thời điểm, vì
vậy chúng ta xem xét nhiễu đồng kênh giữa những UE này. Vị trí của UE2 được
đặt cố định với khoảng cách đến BS bằng D. Vị trí của UE3 được phân bố đồng nhất
trong vùng lân cận bán kính L với UE2. UE1 được phân bố đồng nhất trong Cell.
Như hình 1.4, có ba giao tiếp người dùng trong hệ thống. UE2 và UE3 giao tiếp
theo phương thức D2D, UE1 giao tiếp theo phương thức truyền thống thông thường.

Hình 1.4. Mô hình truyền thông D2D

Ban đầu, trong vùng phủ của trạm BS có 2 thiết bị UE2 và UE3 muốn kết nối để
thực hiện truyền thông với nhau. Giả sử, UE2 là thiết bị có nhiệm vụ như một máy
phát D2D. UE2 sẽ gửi bản tin chứa mã của UE3 đến trạm BS gần nhất với mục đích
là muốn kết nối với UE3. Lúc này, trạm BS sau khi nhận được bản tin từ UE2 sẽ định
vị vị trí của 2 thiết bị là UE2 và UE3. Khi trạm BS định vị được vị trí của UE2 và UE3
là gần nhau trong khoảng cách cho phép thì BS sẽ đẩy bản tin thông báo đến cho cả 2
thiết bị yêu cầu 2 thiết bị tự kết nối để thực hiện việc truyền thông với nhau mà không
cần qua trạm BS. UE3 sau khi nhận được bản tin thông báo sẽ so sánh mã nhận được.
Sau đó UE3 sẽ thỏa thuận lựa chọn kênh kết nối D2D phù hợp với UE2 cho việc truyền
tải thông tin trực tiếp. Mặc dù UE2 và UE3 tự kết nối với nhau mà không qua trạm BS
nhưng vẫn có sự giám sát và điều khiển của BS.

8
9 CẤP PHÁT TÀI NGUYÊN D2D TRONG HỆ THỐNG 5G

1.6. Lựa chọn phương thức truyền thông D2D

Trong hệ thống truyền thông D2D, một trong những vấn đề lớn nhất là quyết định
các thiết bị khi nào giao tiếp trong phương thức truyền thống, khi nào giao tiếp trong
phương thức trực tiếp. Ở phương thức giao tiếp trực tiếp, dữ liệu được truyền trực tiếp
từ máy phát đến máy nhận trong khi ở phương thức giao tiếp Cell truyền thống, giao
tiếp cần đến các trạm thu phát gốc để làm phương tiện trung gian thông qua đường
truyền lên và đường truyền xuống qua trạm thu phát gốc này. Có 3 phương thức :

(i) Phương thức Cell: tất cả các thiết bị giao tiếp theo phương thức Cell truyền
thống.
(ii) Phương thức D2D Ép (FORCE): Giao thức D2D luôn luôn được lựa chọn
cho giao tiếp giữa các thiết bị.
(iii) D2D suy hao đường truyền PL (Path Loss): Phương thức D2D được
chọn khi suy hao đường truyền giữa thiết bị nguồn với BS, giữa thiết bị đích
với BS lớn hơn suy giao giữa cặp thiết bị nguồn và thiết bị phát.

Xét mô hình 19 Cell với nhiều người dùng. Tổng số lượng người dùng ở Cell
trung tâm là 10000, với 2000 người dùng đang giao tiếp với nhau. Đầu tiên một người
dùng được phân bố đồng nhất trong Cell, sau đó, người dùng theo sau sẽ được phân bố
đồng nhất trong vùng lân cận khoảng cách L với người dùng trước. Tất cả người dùng
được phân bố trong cell. Phân bố SINR của truyền thông D2D với các khoảng cách L
khác nhau L = 5, 15, 35, 45 m.

Khi khoảng cách giữa các thiết bị D2D nhỏ (L = 5m) thì Phương thức FORCE,
tiêu chí PL cho ra cùng phân bố dung lượng và phương thức Cell giảm sâu. Khi khoảng
cách D2D lớn nhất tăng lên 15m dung lượng vẫn rất tốt dưới phương thức FORCE cho
dù đã giảm. Phương thức PL cho dung lượng tốt hơn phương thức FORCE. Khoảng
cách lớn nhất giữa các thiết bị D2D tăng tới một giá trị lớn hơn (L = 35m) phương thức
FORCE cho một giải SINR động lớn và nhiều hơn 50% SINR của người dùng thấp hơn
phương thức CELL. Phương thức PL vẫn là phương thức tốt nhất. Khi khoảng cách
D2D tăng lên 45m thì phương thức FORCE cho phân bố dung lượng kém nhất, phương
thức CELL và PL cho kết quả như nhau.

9
10 CẤP PHÁT TÀI NGUYÊN D2D TRONG HỆ THỐNG 5G

Vậy, khi khoảng cách lớn nhất giữa các người dùng trong một cặp tăng lên, hiệu
năng của truyền thông trực tiếp giảm. Giá trị khoảng cách L có một ngưỡng giới hạn để
quyết định cho giao tiếp D2D. Phương thức PL là phương pháp để giải quyết vấn đề.
Lựa chọn điều kiện kênh tốt hơn từ giao tiếp D2D và giao tiếp Cell có thể giành được
kết quả tối ưu hiệu năng của hệ thống.

10
11 CẤP PHÁT TÀI NGUYÊN D2D TRONG HỆ THỐNG 5G

CHƯƠNG II: CẤP PHÁT TÀI NGUYÊN D2D TRONG HỆ THỐNG 5G


2.1. Giới thiệu chung
Báo cáo đề xuất một cơ chế cấp phát tài nguyên vô tuyến cải tiến để cải thiện
hiệu năng truyền thông D2D. Để tối ưu tổng dung lượng hệ thống trên tài nguyên chia
sẻ cho cả hai phương thức Cell và phương thức D2D, báo cáo xin giới thiệu phương
thức đấu giá tổ hợp lặp ngược như là cơ chế cấp phát tài nguyên. Với cơ chế đấu giá,
tất cả tài nguyên vô tuyến được xem như một tập hợp các phần tử tài nguyên, người
đấu giá phải tranh giành để đạt được các gói tài nguyên cho cặp D2D trong mỗi lần
đấu giá. Trước tiên, báo cáo đưa ra công thức cho mỗi khối tài nguyên, là thành phần
cơ bản cho phiên đấu giá, sau đó giải thích chi tiết thuật toán giảm giá không đơn điệu
sử dụng hàm dựa trên tăng ích kênh D2D và giá của hệ thống. Sau đó luận văn sẽ biến
đổi hàm thành hàm tuần hoàn hữu hạn, giải thích quá trình xử lý giá không đơn điệu,
quá trình xử lý đơn giản hơn nhiều so với cấp phát tài nguyên truyền thống. Do kiến
thức mô phỏng còn hạn chế và điều kiện thực tế không cho phép nên bài báo cáo này
xin dừng ở bước nghiên cứu, phân tích các công thức của quá trình cấp phát tài nguyên
để cải thiện hiệu năng truyền thông D2D.
2.2. Quản lý tài nguyên vô tuyến
2.2.1. Lý thuyết trò chơi.
Bởi vì nhiễu giữa người dùng D2D và người dùng Cell thông thường khi dùng
chung tài nguyên , Quản lý tài nguyên vô tuyến trở thành vấn đề trọng yếu để xử lý.
Lý thuyết trò chơi đưa ra một tập hợp các công cụ toán học để nghiên cứu các tương
tác phức tạp giữa các người chơi và dự đoán các lựa chọn chiến lược của họ. Một vài
năm gần đây, lý thuyết trò chơi nổi lên như là một công cụ để thiết kế mạng thông tin
di động. Vì thế, báo cáo giới thiệu lý thuyết trò chơi trong điều khiển tài nguyên và
chống nhiễu trong truyền thông D2D. Trong phần này, một vài định nghĩa cần thiết
được giới thiệu, một vài nghiên cứu hiện thời trên mạng di động dựa vào lý thuyết trò
chơi. Thêm vào đó, báo cáo sẽ đưa ra tổng quan phương pháp giải quyết các vấn đề
trong truyền thông D2D.
Thành phần trọng yếu trong lý thuyết trò chơi là các người chơi, các hành
động, tính hữu dụng, thông tin, cùng với luật của trò chơi. Các người chơi là các cá

11
12 CẤP PHÁT TÀI NGUYÊN D2D TRONG HỆ THỐNG 5G

nhân đưa ra các quyết định, được biểu diễn dưới một tập hợp M = {1,2,...,M}. Một
hành động a là một lựa chọn mà người chơi thứ i đưa ra
Một mô tả các hành động a = { ai | i  M }. Trong một phiên đấu giá, các
người chơi là các người đấu giá và hành động là những gói thầu được đệ trình bởi
người đấu giá. Tính hữu dụng ui(a) của người thứ i là một hàm của hành động a, và
tính hữu dụng miêu tả bao nhiêu lợi ích các người chơi giành được từ trò chơi cho mỗi
cấu Hình hành động. Trong trò chơi, tính hữu dụng người chơi bằng với giá trị cho cấu
Hình hành động vi(a) trừ đi giá phải trả ci(a), ví dụ: ui(a) = vi(a) – ci

Toàn bộ hệ thống bao gồm các trạm gốc BS, nhiều người dùng Cell thông
thường nhận tín hiệu từ BS và nhiều người dùng D2D giao tiếp với máy nhận tương
ứng sử dụng phổ tần của người dùng Cell. Xem xét tối thiểu hóa nhiễu như một trọng
số quan trọng và các cặp D2D chia sẻ cùng tài nguyên có thể mang đến lợi ích của hệ
thống.
2.2.2. Mô hình quản lý tài nguyên và cơ chế đấu giá
Trong phần này, báo cáo giới thiệu mô hình hệ thống cho giao tiếp D2D, Miêu
tả kịch bản đa người dùng D2D và Cell và sau đó biểu thị công thức dung lượng hệ thống
tổng.
(1) Miêu tả kịch bản

Xét mô hình trong một Cell có nhiều người dùng. Như chỉ ra trên hình 2.1,
các UE với các tín hiệu dữ liệu giữa các cặp D2D với nhau và giữa các UE
thường với BS. Mỗi UE được trang bị một ăng-ten đẳng hướng. Vị trí các UE
trong Cell là ngẫu nhiên và biến đổi liên tục trong Cell. Để rõ ràng và đơn giản,
báo cáo sử dụng kịch bản nhiễu đồng kênh trên mỗi 3 UE (UEc, UEd,1, và UEd,2)
và bỏ qua nhiễu tín hiệu điều khiển giữa chúng. UEc là UE truyền thống và
được phân bố đồng nhất trong Cell. UEd,1 và UEd,2 đủ gần nhau để thõa mãn
yêu cầu khoảng cách cho giao tiếp D2D, và ở cùng một thời điểm chúng có
yếu cầu truyền giữ liệu đi. Một UE của cặp D2D UEd,1 được phân bố đồng nhất
trong mạng, và vị trí của UEd,2 được phân bố đồng nhất trong vùng lân cận bán
kính L từ UEd,1.

12
13 CẤP PHÁT TÀI NGUYÊN D2D TRONG HỆ THỐNG 5G

Hình 2.1. Mô Hình mạng triển khai giao tiếp D2D chi sẻ tài nguyên đường xuống.
Để thiết lập một phiên giao tiếp D2D cần các bước sau:
1. Một yêu cầu kết nối được khởi tạo bởi 1 trong hai UE trong cặp giao tiếp
D2D tiềm năng
2. Trạm BS nhận ra tải đang được gửi ra và nhận vào từ UE đó
3. Nếu tải thỏa mãn một số chỉ tiêu ( ví dụ như tốc độ...) BS sẽ xem xét tải cho
D2D tiềm năng đó
4. BS kiểm tra giao tiếp D2D sẽ mang lại tốc độ cao hơn hay không
5. Nếu cả hai UE đều có khả năng giao tiếp D2D và tốc độ D2D có được cao
hơn tốc độ truyền thống, BS sẽ thiết lập kênh mang D2D.

Ngay cả khi kết nối D2D dược thiết lập thành công, BS vẫn theo dõi liệu các UE
này có quay trở lại kết nối thông thường hay không. Thêm vào đó, BS duy trỳ điều
khiển tài nguyên vô tuyến cho cả giao tiếp D2D và giao tiếp truyền thống. Dựa
vào đặc tính này, báo cáo tập trung chủ yếu vào cấp phát tài nguyên cho giao tiếp
D2D. Ở đây, chúng ta xem xét kịch bản chia sẻ tài nguyên đường xuống như chỉ ra
trên hình 2.1. Giả định UEd1 là máy phát trong cặp D2D chia sẻ cùng kênh con
với BS, vì thế UEd2 đóng vai trong là D2D nhận sẽ nhận nhiễu từ BS. Thêm vào
đó, các UE D2D phản hồi CSI tới BS trong khi BS truyền tín hiệu điều khiển tới
cặp D2D, trong cách mà hệ thống điều khiển công suất và cấp phát tài nguyên D2D.

13
14 CẤP PHÁT TÀI NGUYÊN D2D TRONG HỆ THỐNG 5G

Trong thời gian đường xuống, cả UE Cell và UE D2D nhận nhiễu như là
chúng dùng chung một kênh con. Ở đây chúng ta giả sử bất cứ khối tài nguyên
(RB) người dùng nào cũng có thể chia sẻ với cặp D2D và mỗi cặp D2D có thể dùng
nhiều hơn một RB cho truyền tải.
Kênh được mô Hình theo mô hình kênh Rayleigh, do vậy đáp ứng kênh tuân
theo phân bố Gauss độc lập Thêm vào đó, mô hình suy hao đường truyền tự do P
= Po(d/d0) a được dùng khi P0 và P là công suất tín hiệu ở khoảng cách d0 và d so
với máy phát. α là số mũ suy hao đường truyền. Công suất nhận của mỗi liên kết
được tính toán như sau:

Trong đó, Pr,ij là công suất nhận; hij là đáp ứng kênh liên kết i-j từ thiết bị i đến
j; dij là khoảng cách của liên kết i-j; Pi là công suất phát của i; h0 là hệ số phức
kênh Gauss tuân thei phân bố CN(0,1). Và chúng ta đơn giản công suất nhận ở
d0 = 1 bằng với công suất phát.
(2) Dung lượng hệ thống tổng
Với mục đích tối đa dung lượng mạng, tỉ số tín hiệu trên nhiễu cộng giao thoa
(SINR) phải được xem như là một chỉ số quan trọng. SINR của người dùng j là:

Với N0 là mật độ phổ công suất; Pint, j là công suất nhiễu của người dùng j.
Xác định bởi công thức dung lượng Shannon, chúng ta có thể tính toán
tốc độ kênh tương ứng với SINR của người dùng D2D và người dùng thông
thường. Người dùng thông thường chịu nhiễu từ giao tiếp D2D chia sẻ chung
cùng tài nguyên, công suất nhiễu của người dùng c là:

β cd là nhiễu hiện diện thỏa mãn β cd = 1 khi các RB cảu Uec được cấp phát
đến UE d’, còn lại βcd = 0.

14
15 CẤP PHÁT TÀI NGUYÊN D2D TRONG HỆ THỐNG 5G

Công suất Nhiễu ở máy nhận D2D d’ từ BS và máy phát D2D d dùng chung
phổ tài nguyên:

Từ đó, ta có thể đưa ra tốc độ của người dùng thông thường c và người dùng
D2D d sẽ là:

Tốc độ hệ thống đường xuống được định nghĩa như sau:

Với việc Giao tiếp D2D sử dụng chung phổ tài nguyên với giao tiếp truyền thống
trong Cell, nhiễu đồng kênh cần được giới hạn càng nhiều càng tốt để tối ưu
hiệu năng hệ thống. Các tín hiệu vô tuyến chịu ảnh hưởng bởi mức độ pha-đing,
vì vật nhiễu phụ thuộc vào công suất phát và khoảng cách truyền. Theo đó,
chúng ta tập trung cấp phát các khối tài nguyên RB (Resource Block) chuẩn xác
đang được dùng bởi người dùng Cell tới cặp D2D để giảm thiểu nhiễu qua đó
giành được tốc độ tổng của hệ thống cao hơn. Để có thể giảm được nhiễu từ các
thiết bị dùng Cell truyền thống tới các kết nối D2D khi phải dùng chung tài
nguyên thì trạm gốc BS có thể tính toán và điều khiển sao cho các cặp D2D sẽ
sử dụng chung tài nguyên vô tuyến với các thiết bị dùng Cell thông thường ở bị
trí xa nhất có thể trong vùng phủ của mình.
2.3. Kết luận

Trong chương 2, bài báo cáo đã nghiên cứu phương thức giảm thiểu hiệu
quả nhiễu giữa người dùng D2D với người dùng Cell thông thường, để tăng
cường tốc độ tổng của hệ thống mạng có Truyền thông D2D. Trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thiện báo cáo nhóm đã cố gắng hết sức nhưng không tránh

15
16 CẤP PHÁT TÀI NGUYÊN D2D TRONG HỆ THỐNG 5G

khỏi những sai sót về mặt nội dung vì vậy nhóm rất mong nhận được sự góp ý
của các thầy cô giáo và các bạn để bài báo cáo của nhóm được hoàn thiện hơn.

16
17 CẤP PHÁT TÀI NGUYÊN D2D TRONG HỆ THỐNG 5G

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. 3GPP TR 22.803 v12.1.0, Feasibility study for proximity services (ProSe), 2013.
[2]. Apparatus and Method for Transmitter Power Control for Device-to-Device
Communications in A Communication System, US 2012/0028672 A1.
[3].IEEE – 5G D2D Network
[4]. Nguyễn Phạm Anh Dũng. (2003), CDMA one và CDMA 2000, Nhà xuất bản Bưu
Điện, Hà Nội

17

You might also like