You are on page 1of 40

TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÒA BÌNH XUÂN LỘC

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


----------------

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP


NGÀNH: KĨ THUẬT SỬA CHỮA & LẮP RÁP MÁY TÍNH

TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG GIÁM SÁT TRÊN
NỀN CAMERA IP

HSTH: HOÀNG MAI ANH THÁI


MSHS: T08MT0324
NGÀNH: KĨ THUẬT SỬA CHỮA
VÀ LẮP RÁP MÁY TÍNH
GVHD: PHẠM CÔNG DANH

ĐỒNG NAI – NĂM 2021


LỜI TRI ÂN
Để hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành và niềm tri ân sâu sắc đến Cha Hiệu Trưởng và các Thầy Cô trường Cao Đẳng
Hòa Bình Xuân Lộc, đặc biệt Thầy Đặng Thành Hảo và các thầy cô Khoa Công Nghệ
Thông Tin đã tạo điều kiện cho em thực tập ở Trường Cao Đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
để có nhiều cơ hội cho bài báo cáo khóa luận tốt nghiệp.
Trong quá trình thực tập, tuy thời gian không nhiều nhưng em đã rút ra được
nhiều kinh nghiệm thực tế mà khi học ở trường em chưa được biết. Vì thời gian đi
thực tập có giới hạn; đồng thời do trình độ hiểu biết cũng như kinh nghiệm thực tiễn
của em còn hạn chế, nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của Cha, các Thầy Cô cũng như Quý anh chị trong
trường, giúp em học thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn. Qua công
việc thực tập này, em nhận ra được nhiều điều mới mẻ và bổ ích cho công việc phục
vụ Cộng đoàn nơi em đã chọn để dấn thân.
Sau cùng, em xin kính chúc Cha Hiệu Trưởng và Quý Thầy Cô, Quý anh chị
trong trường và tất cả mọi người dồi dào sức khỏe, nhiều nghị lực và niềm vui để tiếp
tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình, là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.

Học sinh thực tập


Hoàng Mai Anh Thái
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Họ tên học sinh: Hoàng Mai Anh Thái
Lớp: Kĩ thuật sửa chữa và lắp ráp máy tính
Khoa: Công nghệ thống tin
Thời gian thực tập: Từ ngày 31/5/2021 đến 10/7/2021
Tại Trường: Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc.
Địa chỉ: Ấp Lộ Đức, Hố Nai 3, Trảng Bom, Đồng Nai.
Đơn vị thực tập có một số nhận xét, đánh giá như sau:
1/ Về ý thức tổ chức kỷ luật:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
2/ Về tinh thần thái độ học tập:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
3/ Về quan hệ, lối sống:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
4/ Các nhận xét khác:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Đánh giá chung sau khi thực tập:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Kết quả đạt được sau khi thực tập:

Điểm đánh giá quá trình thực tập:............./10.


Bằng chữ:......................................................

Cán bộ hướng dẫn của cơ quan đến thực tập


(Ký và ghi rõ họ tên)
NHẬT KÝ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
(Đánh giá theo tuần; Phần dành cho nhà giáo)
A. Thông tin sinh viên thực tập
Họ và tên: Hoàng Mai Anh Thái
Khoa:.Công nghệ thông tin
Nghề: Kĩ thuật sửa chữa và lắp ráp máy tính........................Mã Lớp: T08MT0324
Cơ quan thực tập: Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
Địa chỉ cơ quan: Giáo xứ Lai Ổn, Ấp Lộ Đức, Hố Nai 3, Trảng Bom, Đồng Nai
Thời gian thực tập: Từ ngày 31/5/2021 đến ngày 10/7/2021
Nội dung công việc được giao Nhận xét của
Ngày/
Tuần (Người thực tập tự điền và người hướng dẫn tại đại diện đơn
tháng
doanh nghiệp nhận xét, xác nhận) vị thực tập1
Từ ngày: Nội dung/nhiệm vụ chính: 1
2
31/05/2021 - Liên hệ giáo viên nhận báo cáo
1 3
đến ngày: - Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển 4
05/06/2021 trường, tìm hiểu cơ cấu tổ chức của trường. 5
Từ ngày: Nội dung/nhiệm vụ chính: Tìm hiểu tổng quan về 1
2
07/06/2021 Camera IP, ưu và nhược điểm của hệ thống
2 3
đến ngày: Camera IP, phân loại Camera IP. 4
12/06/2021 5
Từ ngày: Nội dung/nhiệm vụ chính: tìm hiểu cấu tạo bo 1
2
14/06/2021 mạch và cấu trúc của Camera IP, công nghệ
3 3
đến ngày: truyền dẫn Camera IP, 4
19/06/2021 5
Từ ngày: 1
Nội dung/nhiệm vụ chính: Tìm hiểu thiết bị lưu 2
21/06/2021
4 trữ hình ảnh, hệ thống Camera IP. 3
đến ngày: 4
26/06/2021 5
Từ ngày: Nội dung/nhiệm vụ chính: Nêu tính ứng dụng 1
2
28/06/2021 của hệ thống Camera ngày nay trong xã hội,
5 3
đến ngày: những khó khăn, hạn chế về chuyên môn. 4
03/07/2021 5
Từ ngày: 1
Nội dung/nhiệm vụ chính: nhận xét - đánh giá - 2
05/07/2021
6 kết luận, hoàn thiện báo cáo. 3
đến ngày: 4
10/07/2021 5
B. Phân công và Nhận xét công việc theo tuần:
1
1. Sinh viên thực tập chưa thực hiện được nhiệm vụ
2. Sinh viên thực tập có thể thực hiện nhiệm vụ có sự giám sát
3. Sinh viên thực tập có thể phối hợp với những người khác tham gia triển khai nhiệm vụ
4. Sinh viên thực tập có thể tự triển khai nhiệm vụ với kết quả thỏa đáng
5. Sinh viên thực tập hoàn toàn quen với việc lập kế hoạch và triển khai nhiệm vụ một cách độc lập
Để việc thực tập của học sinh đạt kết quả tốt. Trường Cao đẳng Hòa Bình
Xuân Lộc kính đề nghị Quý nhà giáo hướng dẫn tại đơn vị ghi nhận xét thái độ,
tác phong học tập và xác nhận cho sinh viên vào mẫu phiếu này sau mỗi tuần
thực tập.
Trân trọng cảm ơn.
Ngày …...tháng ….. năm 2021
Nhà giáo hướng dẫn
(ký ghi rõ họ tên)
PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ tên học sinh: Hoàng Mai Anh Thái


Lớp: Kĩ thuật sửa chữa và lắp ráp máy tính
Khoa: Công nghệ thông tin
Giáo viên hướng dẫn có một số nhận xét, đánh giá như sau:
1/- Quá trình thực tập tốt nghiệp tại đơn vị thực tập:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
2/- Thực hiện báo cáo thực tập tốt nghiệp:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Đánh giá chung sau khi thực tập:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Kết quả đạt được sau khi thực tập:
Điểm đánh giá quá trình thục tập ………/10.
Bằng chữ …………………………………

Ngày…..tháng…..năm 2021
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ tên)
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HSTH: Học sinh thực hiện
MSHS: Mã số Học sinh
GVHD: Giáo viên hướng dẫn

MỤC LỤC

Lời mở đầu..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÒA BÌNH XUÂN LỘC...........2
1.1. Thông tin chung về trường......................................................................................2
1.2 Thông tin khái quát về lịch sử phát triển và thành tích nổi bật của trường.............2
Các kết quả hoạt động đào tạo.......................................................................................6
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG GIÁM SÁT TRÊN NỀN CAMERA IP.....8
2.1 Tổng quan về Camera IP..........................................................................................8
2.1.1 Lịch sử hình thành................................................................................................8
2.1.2 Giới thiệu Camera IP............................................................................................8
2.1.3 Khái niệm Camera IP............................................................................................9
2.1.4 Lịch sử phát triển..................................................................................................9
2.1.5 Những chức chính của Camera IP.......................................................................11
2.2 Ưu và nhược điểm của hệ thống Camera IP...........................................................11
2.3 Phân loại Camera IP..............................................................................................12
2.4 Cấu tạo và nguyên lí hoạt đông của Camera IP......................................................14
2.4.1 Cấu tạo................................................................................................................ 14
2.4.2 Nguyên lý hoạt động của Camera IP...................................................................15
2.5 Cấu tạo bo mạch và cấu trúc của Camera IP..........................................................16
2.5.1 Cấu tạo bo mạch.................................................................................................16
2.5.2 Cấu trúc của Camera IP......................................................................................17
2.6 Công nghệ truyền dẫn Camera IP..........................................................................17
2.6.1 PoE (Power over Ethernet) – Cung cấp nguồn qua mạng...................................17
2.6.2 EoC (Ethernet over Coax) – Truyền dữ liệu qua gói đồng cáp trục....................19
2.6.3 PLC (Power Line Ccommunication) – Truyền dữ liệu qua đường nguồn...........19
2.7 Thiết bị lưu trữ hình ảnh........................................................................................21
2.7.1 Thiết bị lưu trữ hình ảnh DVR (Digital Video Recorder)...................................21
2.7.2 Thiết bị lưu trữ hình ảnh NVR (Network Video Recorder).................................23
2.7.3 Thiết bị lưu trũ hình ảnh HVR (Hyper Video Recorder).....................................24
2.8 Hệ thống Camera IP...............................................................................................25
2.8.1 Đối với hệ thống Camera không dây cần những gì ?..........................................25
2.8.2 Đối với hệ thống Camera chuyên nghiệp cần những gì?.....................................26
2.9 Tính ứng dụng của hệ thống Camera ngày nay trong xã hội..................................26
2.10 Những khó khăn, hạn chế về chuyên môn, kiến thức, ký năng nghề, kỹ năng
mềm,… trong quá trình viết báo cáo............................................................................29
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT - ĐÁNH GIÁ – KẾT LUẬN............................................30
3.1 NHẬN XÉT...........................................................................................................30
3.2 ĐÁNH GIÁ............................................................................................................ 30
3.2 KẾT LUẬN...........................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................31
Lời mở đầu

Giới thiệu chung: Hiện nay, ngành công nghệ thông tin là một trong những
ngành được chú trọng trong hệ thống đào tạo của các trường đào tạo nghề cũng như
các trường Đại học. Nó được xem là ngành đạo mũ nhọn hướng đến sự phát triển của
công nghệ và khoa học kỹ thuật trong thời đại số hóa ngày nay. Công nghệ thông tin là
một ngành học được đào tạo để sử dụng máy tính và các phần mềm máy tính để phân
phối và xử lý các dữ liệu thông tin, đồng thời dùng để trao đổi, lưu trữ và chuyển đổi
các dữ liệu thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau.
Công nghệ thông tin đào tạo những gì? Sau khi đào tạo, sinh viên sẽ được trang
bị kiến thức nền tảng và chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ thông tin để nâng cao tay
nghề nhằm phát triển khả năng sửa chữa, xây dựng, cài đặt, bảo trì các phần cứng của
máy tính cũng như nghiên cứu và phát triển các ứng dụng phần mềm. Ngoài ra cũng
trang bị kiến thức về an toàn và bảo mật thông tin mạng, một trong những lĩnh vực
quan trọng được quan tâm hàng đầu trên thế giới hiện nay.
Định hướng đào tạo trong ngành: Sau khi được đào tạo khối kiến thức cơ sở,
các sinh viên sẽ được chọn một trong những hướng sau:
Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích định hướng doanh nghiệp.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, giám sát hoạt động doanh nghiệp.
Ứng dụng truyền thông xã hội và công nghệ web.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào tài nguyên, môi trường và địa lý.
Bài viết gồm 3 phần chính:
- Chương 1: Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của Trường
- Chương 2: Nghiên cứu hệ thống giám sát trên nền Camera IP
- Chương 3: Nhận xét – Đánh giá – Kết luận.
Với sự tiếp cận các thông tin cũng như kiến thức hiểu biết của em còn hạn chế.
Vì thế, bài viết của em không tránh khỏi những sai sót. Em mong được nhận được sự
góp của các Thầy Cô trong ngành Công Nghệ Thông Tin, cũng như các Anh Chị trong
Trường, để bài viết em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Thầy Phạm
Công Danh – Giáo viên hướng dẫn, các anh chị trong Trường đã giúp đỡ em trong thời
gian thực tập và hoàn thành nhiệm vụ của mình.

1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÒA
BÌNH XUÂN LỘC
1.1. Thông tin chung về trường

Hình 1.1.1
 Tên trường (tiếng Việt và tiếng Anh)
Tiếng Việt : TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÒA BÌNH XUÂN LỘC
Tiếng Anh : Hoa Binh Xuan Loc College
 Tên viết tắt (tiếng Việt và tiếng Anh):
Tiếng Việt: Trường CĐ HÒA BÌNH XUÂN LỘC
Tiếng Anh: Hoa Binh Xuan Loc College
 Tên trước đây (nếu có): TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ HÒA BÌNH
(TRƯỜNG TCN HÒA BÌNH)
 Cơ quan/Bộ chủ quản: Tòa Giám Mục Xuân Lộc
 Địa chỉ trường: ấp Lộ Đức, xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
 Thông tin liên hệ: Số điện thoại : 0251.3980.789 Số fax:
E-mail: caodanghoabinhxuanloc@gmail.com
Website: caodanghoabinhxuanloc.edu.vn
 Năm thành lập trường (theo quyết định thành lập):
- Trường Trung cấp nghề Hòa Bình: QĐ số 55/QĐ-CM ngày 15/03/1976
- Trường Cao Đẳng Hòa Bình Xuân Lộc: QĐ số 655/QĐ-UBT ngày 11/10/1980
 Thời gian bắt đầu đào tạo khóa I:
- Trường Trung cấp nghề Hòa Bình: năm 2012 – 2013 đào tạo nghề, năm 2015 –
2016 đào tạo Văn hóa hệ GDTX
- Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc: năm 2017
 Loại hình trường đào tạo: Tư thục
1.2 Thông tin khái quát về lịch sử phát triển và thành tích nổi bật của trường
2
 Khái quát về lịch sử phát triển:
Trường trung cấp nghề Hòa Bình là trường ngoài công lập trực thuộc Tòa Giám Mục
Xuân Lộc (Ban Bác ái Caritas Xuân Lộc), được thành lập từ năm 2008 theo
Quyết định số 1800/QĐ-UBND ngày 09/6/2008 của UBND tỉnh Đồng Nai.
Năm 2012 trường bắt đầu tuyển sinh khóa đầu tiên với 9 nghề hệ trung cấp.
Năm 2017 trước yêu cầu của xã hội về nguồn lao động có kỹ thuật cao nhằm đáp ứng
cho sự nghiệp CNH-HĐH trường đã được Bộ Lao Động TB&XH nâng cấp thành
Trường cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc đào tạo ở hai cấp trình độ trung cấp và cao
đẳng nghề với 10 khoa và 19 nghề như sau:
 Khoa Điện lạnh: Đào tạo nghề KT máy lạnh và điều hòa không khí và nghề Vận
hành sửa chữa thiết bị lạnh.
 Khoa Điện: Đào tạo nghề Điện công nghiệp.
 Khoa Công nghệ thông tin: Đào tạo nghề Quản trị mạng; nghề Tin học văn
phòng; nghề Thiết kế đồ họa; nghề Sửa chữa lắp ráp máy tính.
 Khoa Mộc: Đào tạo các nghề Mộc xây dựng và trang trí nối thất; Gia công thiết
kế sản phẩm mộc.
 Khoa May: Đào tạo các nghề May thời trang; Sửa chữa thiết bị may.
 Khoa Cơ khí: Đào tạo các nghề Nguội sửa chữa máy công cụ, Hàn.
 Khoa Ô tô: Đào tạo nghề Công nghệ ôtô.
 Khoa Du lịch: Đào tạo các nghề Hướng dẫn du lịch: Quản trị khách sạn; Nghiệp
vụ nhà hàng; Quản trị lữ hành.
 Khoa Kế toán: Đào tạo nghề Kế toán doanh nghiệp.
 Khoa Văn hóa – Kỹ thuật cơ sở: giảng dạy các môn chung, môn cơ sở và các mô
văn hóa.
Để thực hiện nhiệm vũ theo yêu cầu đặt ra nhà trường đã được sự quan tâm, đầu tư của
Tòa Giám Mục Xuân Lộc, Ban Bắc Ái Xã Hội trực thuộc Giáo phận Xuân Lộc
và sự đồng thuận của các cấp có thẩm quyền trong tỉnh tạo điều kiện cho phép
trường xây dựng, cải tạo và nâng cấp trường được chia thành ba giai đoạn:
Giai đoạn I: Từ năm 2008 đến năm 2012.
Giai đoạn II: Từ năm 2012 đến năm 2017.
Giai đoạn III: Từ năm 2017 đến nay.
 Các thành tích đã đạt được:
Các đợt hội thi học sinh giỏi, giáo viên giỏi. thi thiết bị dạy học từ cấp tỉnh trở lên nhà
trường đều cử đoàn tham gia và đạt nhiều giai cao trong các hội thi

3
BAN GIÁM HIỆU

PHÒNG CT.HS-SV PHÒNG ĐÀO TẠO PHÒNG TỔNG HỘP

KHỐI PHỤC VỤ
CHUNG VĂN PHÒNG KHOA

KHOA VĂN HÓA


THƯ VIỆN
KÝ TÚC XÁ

THƯ VIỆN

ĐIỆN LẠNH
CĂN TIN

KẾ TOÁN

CN Ô TÔ
DU LỊCH
CƠ KHÍ
ĐIỆN
CNTT

MAY
MỘC

 Cơ cấu tổ chức và nhân sự của nhà trường.


1. Cơ cấu tổ chức (vẽ sơ đồ mô tả cơ cấu tổ chức của nhà trường)
 Danh sách cán bộ lãnh đạo chủ chốt của nhà trường
(Các phòng, ban, khoa, trung tâm chỉ ghi cấp trường)
TT Chức danh, chức vụ Họ và tên Năm sinh Học vị
1 Hiệu trưởng Lm. Nguyễn Văn Uy
2 Phó Hiệu trưởng TS. Trịnh Thanh Toản
3 Trưởng phòng Tổ chức – Đào Thị Xuân Hương
Hành chính – Quản
trị
4 Trưởng phòng Đào tạo Ths. Nguyễn Văn Quang
5 Trưởng phòng CT.HSSV Ths. Phạm Ngọc Quang
6 Trưởng khoa Văn Hóa Ths. Nguyễn Văn Quang
7 Trưởng khoa Du Lịch Ths. Nguyễn Xuân Khuê
8 Trưởng khoa Ô tô Ths. Trần Thế Liên
9 Trưởng khoa Điện Lạnh Ths. Nguyễn Đức Duy
10 Trưởng khoa Điện Ths. Đào Phương Tùng
11 Trưởng khoa CNTT Ths. Đặng Thanh Hảo
12 Trưởng khoa May Ths. Dương Cao Thanh
13 Trưởng khoa Mộc KS. Đặng Hoàng Xinh

4
14 Trưởng khoa Cơ Khí Ths. Nguyễn Thanh Dũng
15 Trưởng khoa Kế toán Ths. Đinh Thị Lệ Quyên

 Các nghề đào tạo và quy mô đào tạo của trường


Danh sách các nghề đào tạo theo từng trình độ:

Chia theo trình độ


TTT Tên nghề đào tạo Cao đẳng Trung cấp
nghề nghề
01 Điện tử công nghiệp x x
02 Điện công nghiệp x x
03 Công nghệ Ôtô x x
04 May thời trang x x
05 Quản trị mạng máy tính x x
06 Điện công nghiệp x x
07 Nguổi sửa chữa máy công cụ x
08 Thiết kế đồ họa x x
09 Quản trị khách sạn x x
110 Kế toán doanh nghiệp x x
11 Hàn x x
12 Vận hành, sửa chữa thiết bị lạnh x x
13 Quản trị lữ hành x
14 Kỹ thuật máy lạnh & điều hòa không khí x
15 Gia công và thiết kế sản phẩm mộc x
16 Mộc xây dựng & trang trí nội thất x
17 Sửa chữa thiết bị may x
18 Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính x
19 Tin học văn phòng x
20 Hướng dẫn du lịch x

Các loại hình đào tạo của nhà trường:


 Chính quy: Cao đẳng nghề, trung cấp nghề; Liên thông trung cấp lên cấp lên cao
đẳng
 Không chính quy: liên kết đào tạo đại học sư phạm mầm non.
Tổng số các khoa đào tạo: 08
Các khoa chuyên môn:
 Khoa Điện – Điện lạnh.
 Khoa Điện tử.
5
 Khoa Công nghệ - Thông tin.
 Khoa Cơ khí chế tạo.
 Khoa Cơ khí động lực.
 Khoa Công nghệ may.
 Khoa Công nghệ Hóa.
 Khoa Cơ bản – Kỹ thuật cơ sở.
Các kết quả hoạt động đào tạo
Công tác tuyển sinh và quy mô đào tạo toàn trường
Trong mùa tuyển sinh năm nay, nhờ ơn Chúa và sự ủng hộ của tất cả mọi người.
Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc đón nhận 1.649 sinh viên – học sinh mới,
như vậy sinh viên – học sinh toàn trường đến giờ phút khai giảng này là tròn
3.597, với tỉ lệ 55,63% là học sinh – sinh viên tỉnh Đồng Nai, các tỉnh bạn là
44,37%. Số học sinh – sinh viên Công giáo là 88,29%, các tôn giáo khác là
11,71%.
Tình hình học tập
- Tích cực:
Học sinh ngoan hơn, ý thức học tập tốt hơn năm trước. Giáo viên giảng dạy có phản
hồi khá tích cực, các em năng động, tích cực tham gia xây dựng bài, tương tác
với giáo viên cũng như chuẩn bị bài khi lên lớp.
Tình hình đến lớp, bỏ tiết: Nhìn chung ổn định, các em cũng đã được các giáo viên chủ
nhiệm theo sát thông qua tiết SHCN, kịp thời xử lí ngay các vấn đề về học tập
cũng như kỉ luật của lớp.
Đối với các lớp học ban tối, nhờ có sự cộng tác của các giáo viên trong việc sử dụng
“thẻ ra vào lớp”, cũng như công tác trực tối của các thầy quản sinh, các thầy cô
khoa văn hóa, xử lí từ đầu những trường hợp vi phạm nên việc các em ùa ra khỏi
lớp các giờ chuyển tiết, cũng như tụ tập hít thuốc các khu vực hành lang trong
giờ học đã giảm đáng kể
- Hạn chế:
Buổi tối việc các bạn nội trú chơi ở khu thể thao liên hợp rất động, dẫn đến việc gây ồn
ào ảnh hưởng đến việc tập trung học tập của các em.
Tình hình giáo viên: Hiện giáo viên khoa văn hóa đã đi vào ổn định, các thầy cô lên
lớp giữ tác phong nhà giáo nghiêm túc, chấp hành quy định của nhà trường.
Nhiều giáo viên có sáng tạo, đầu tư cho tiết dạy, áp dụng các phương pháp học
tập tích cực, giúp các em hứng thú và năng động hơn trong giờ học.
Thông kê tốt nghiệp: Nhà trường đã có 7 khóa ra trường. Đặc biệt năm học 2019
– 2020 các sinh viên- học sinh tốt nghiệp nghề khóa 7 trung cấp, cao đẳng khóa 1 và
được trao bằng tốt nghiệp vào ngày 09; 10/10/2020 với tỉ lệ tốt nghiệp cao, trong đó có
những khoa đạt tỉ lệ là 100%.

6
Về công tác đào tạo văn hóa, trong các kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia,
trường Cao đằng Hòa Bình Xuân Lộc luôn đạt kết quả thi tốt nghiệp thuộc tốp đầu của
hệ giáo dục thường xuyên. Cụ thể, năm học 2019 – 2020 là một năm đầy niềm vui và
phấn khởi với 528 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT, thì có 525 em đạt chiếm tỉ
lệ 99,43%; 03 em không đạt, chiếm tỉ lện 0,57%.

7
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG GIÁM SÁT
TRÊN NỀN CAMERA IP.

2.1 Tổng quan về Camera IP.


2.1.1 Lịch sử hình thành.
Camera quan sát IP được ra mắt vào năm 1966 bởi Axis Communications, đây
là ý tưởng đầu tiên cho việc sản xuất Camera không dây được đưa vào hiện thực. Cái
tên cho Camera IP thế hệ đầu tiên là: Axis Net Eye 200 do nhóm nghiên cứu của
Martin Green và Carl Axel Alma thực hiện. Thế hệ đầu tiên nó không được sử dụng
độc lập mà sử dụng cùng với một máy chủ nội bộ nối với Camera.
Vào năm 1999, có một công ty đã lên ý tưởng vận hành Camera một cách độc
lập bằng cách nhúng vào trình duyệt Linux. Lúc này thì Axis cũng tung ra tài liệu
hướng dẫn được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn mở của HTTP và giao thức truyền
tải thời gian thực.
Lúc này, sau thế hệ đầu tiên, hệ thống Camera IP sử dụng Wifi đã ra đời được
gọi là thế hệ thứ 2 và nó yêu cầu kỹ thuật cao hơn để hoạt động độc lập. Camera IP
được sử dụng độc lập kết nối không dây trực tiếp với mạng Internet để cung cấp những
video thời gian thực. Đến lúc này thì người dùng đã có thể sử dụng Camera IP để quan
sát hình ảnh được truyền tải từ Camera dù đang ở bất cứ nơi đâu trên thế giới. Khi đã
kết nối mạng Internet cho Camera IP thì người dùng cũng có thể quan sát hình ảnh
trực tiếp từ bất cứ trình duyệt nào trên máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng.
2.1.2 Giới thiệu Camera IP.
Camera IP là loại Camera quan sát hiện đại nhất hiện nay sử dụng giao thức
Internet để truyền hình ảnh,… Hình ảnh được số hóa, xử lý và mã hóa từ bên trong,
sau đó truyền tải tín hiệu ảnh số qua một kết nối Internet về máy vi tính, cũng có thể là
một thiết bị lưu trữ tín hiệu số như: Hệ thống NAS, hệ thống Server hoặc đầu ghi hình
IP… Vì vậy, Camera IP diễn đặt hình ảnh quan sát được qua máy tính, điện thoại, máy
tính bảng… mà không cần các thiết bị trung chuyển (đầu ghi hình Camera IP). Camera
IP có thể hoạt động trong môi trường mạng có dây hoặc không dây (Wifi) cho phép
giám sát cả ban ngày và ban đêm đồng thời từ mạng LAN hoặc bất kỳ đâu có kết nối
Internet.
Camera IP thông thường được tích hợp sẵn một giao diện Web để có thể truy
cập và quản lý dựa trên 1 địa chỉ IP xác định thông qua mạng WAN, LAN hoặc
Internet. Do vậy, ta hoàn toàn có thể xem camera không cần đầu thu. Vì vậy, Camera
IP còn gọi là Camera không cần đầu ghi hình. Camera IP có thể sử dụng 2 loại cảm
8
biến CMOS hoặc CCD, và cũng có nhiều hình dáng tương tự như các dòng Camera
Analog truyền thống như Pan/Tilt/Zoom, mái vòm, đầu đạn, hộp, hồng ngoại và không
dây…
2.1.3 Khái niệm Camera IP.
Camera IP hay còn gọi là Network Camera là loại Camera có khả năng số hoá
hình ảnh, nén dữ liệu rồi truyền đi xa qua hệ thống mạng Lan, Internet… (tương tự
như Webcam). Xét về mặt nguyên lý, Camera IP có cấu tạo tương tự như Camera
Analoge. Điểm khác ở chỗ chúng truyền tín hiệu dưới dạng số hoá. Người sử dụng có
thể dùng máy tính để kết nối tới Camera để quan sát và điều khiển ngay tại đó hoặc
từnơi cách xa hàng nghìn Kilomet. Hình ảnh từ Camera IP có thể ghi lại bằng thiết bị
chuyên dụng hoặc phần mềm.

Hình 2.2.1: Camera IP.

2.1.4 Lịch sử phát triển.


Camera IP mở ra kỷ nguyên mới về Camera quan sát qua mạng. Hệ thống
camera an ninh (Closed Circuit Television – CCTV) bắt đầu phát triển từ những năm
1970 cho mục đích an ninh và các ứng dụng quan sát khác. Cho đến hiện nay, sự phát
triển của một hệ thống CCTV có thể chia thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn đầu tiên là kỷ nguyên VCR (Video Cassette Recorder).
Tiếp theo là kỷ nguyên DVR (Digital Video Recorder).
Cuối cùng là kỷ nguyên IP-Surveillance (quan sát qua mạng IP).
Tương ứng với từng giai đoạn, cuộc cách mạng số hệ thống CCTV đã làm thay
đổi bốn thành phần cơ bản Camera, bộ ghi hình, màn hình quan sát và hệ thống mạng
Video. Đầu tiên, sự số hóa Camera bắt đầu vào năm 1990 khi Camera kỹ thuật số sử
dụng bộ cảm biến quang điện số (CCDsensor) thay thế cho bộ cảm biến quang điện
tương tự (Analog Tube). Đây chỉ là một sự số hoá có chừng mực vì vẫn sử dụng hệ
thống cáp đồng trục để truyền tín hiệu hình ảnh (Composite Video) và việc ghi hình
cũng còn sử dụng băng từ.

9
Thời kỳ này chính là kỷ nguyên VCR. Khoảng năm 1996, sự số hóa bộ ghi hình
đã biến đổi bộ ghi hình VCR thành bộ DVR. Ưu điểm của bộ DVR là không phải lưu
trữ băng từ mà bằng ổ cứng, chất lượng hình ảnh ghi tốt và không bị biến đổi, việc
xem lại nhanh chóng và hiệu quả. Ở giai đoạn này, ngõ vào từ Camera vẫn là cáp đồng
trục và tín hiệu hình ảnh là Video Composite, màn hình quan sát vẫn là màn hình
Analog, nên trên thực tế đây là sự lai tạp giữa kỹ thuật tương tự (Analog) và kỹ thuật
số (Digital).
Đây chính là giai đoạn khởi đầu của kỷ nguyên DVR. Vào nửa sau của kỷ
nguyên DVR, sự số hóa màn hình quan sát đã biến đổi màn hình quan sát Analog
thành màn hình máy tính VGA (Video Graphics Array) và lúc này cấu trúc của một bộ
DVR gần như là một máy tính với mô đun bắt hình. Ngoài ra, bộ ghi hình dần được
trang bị thêm mô đun mạng và kết hợp với Modem ADSL để có thể xem hình từ xa
qua mạng LAN/WAN/Internet.
Sự số hóa mạng Video bắt đầu năm 2002, đã hoàn thành cuộc cách mạng số hệ
thống CCTV, mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên mạng IP-Surveillance. Mạng IP-
Surveillance là một hệ thống cho phép chúng ta có thể quan sát và ghi hình từ xa qua
giao thức TCP/IP (LAN/WAN/Internet).
Khác với hệ thống Analog sử dụng cáp đồng trục để nối từng Camera về trung
tâm, mạng IP-Surveillance sử dụng hệ thống mạng máy tính thông thường (CAT-5)
làm môi trường truyền dẫn thông tin. Nếu ở kỷ nguyên DVR sự số hóa và nén ảnh diễn
ra bên trong bộ DVR thì sang kỷ nguyên IP-Surveillance, sự số hóa và nén ảnh diễn ra
bên trong Camera IP hoặc bên ngoài Camera nhờ bộ nén ảnh và chuyển đổi IP (Video
Server). Lúc này bộ ghi hình sẽ ghi qua mạng TCP/IP và được gọi là bộ NVR
(Network Video Recorder).

10
Hình 2.2.2: Kỉ nguyên của các hệ thống giám sát.

2.1.5 Những chức chính của Camera IP.


Ghi hình: sử dụng ống kính và cảm biến ảnh CCD hoặc CMOS. Hiện các
dòng Camera IP có độ phân giải hình ảnh được đo bằng Megapixel (lên tới 5
Megapixel) cho hình ảnh cực nét, tiết kiệm số lượng camera cần thiết bởi mức độ mở
của Camera này là khá rộng.
Lưu trữ dữ liệu: Không cần nhờ đến ổ cứng ngoài hỗ trợ, Camera này ghi lại
hình ảnh vào bộ nhớ trong thẻ nhớ mở rộng cho Camera, hoặc sử dụng phần mềm hỗ
trợ để ghi ảnh vào máy tính. Tuy nhiên cần nên lưu ý về việc thẻ nhớ có thể bị đầy
không lưu trữ được thêm hoặc nếu ghi nhận bằng phần mềm ta cần máy tính phải hoạt
động liên tục mới có thể ghi hình ảnh trực tiếp vào ổ cứng trong máy tính.
Điều khiển từ xa: người dùng có thể trực tiếp điều khiển chức năng của
Camera IP bằng điện thoại, máy tính bảng hay máy tính của mình.
Kết nối: Camera IP quan sát được sử dụng một Web Server cài đặt trong để
chuyển đổi hình ảnh. Chính Web Server này giúp cho Camera IP có thể hoạt động độc
lập, nó còn có thể giúp cho việc truyền hình ảnh qua mạng LAN, Internet an toàn và có
thể phân quyền truy cập cho nhiều người sử dụng khác nhau bằng nhiều tài khoản.
Phát lại: Chức năng này giúp bạn có thể xem lại hình ảnh đã được ghi lại trên
máy tính hoặc điện thoại, máy tính bảng. Người dùng cũng có thể xem hình ảnh từ
nhiều Camera một lúc nhờ chức năng hiển thị đa hình hoặc hiển thị ngay trên tivi.

2.2 Ưu và nhược điểm của hệ thống Camera IP.


a) Ưu điểm
11
Truy cập từ xa: Camera IP cho phép người dùng theo dõi trong thời gian thực từ
bất kỳ máy tính nào ở bất cứ nơi đâu trên thế giới và từ nhiều thiết bị như điện thoại
thông minh, máy tính…
Camera IP có thể làm việc với các mạng không dây. Cấu hình ban đầu bạn cần
thực hiện thông qua các bộ định tuyến, từ đó Camera IP có thể sử dụng mạng không
dây để hoạt động. Camera IP có hỗ trợ đàm thoại 2 chiều nên có thể vừa theo dõi
Camera vừa có thể trao đổi thông tin qua Camera.
Hệ thống Camera IP cho phép di chuyển, nâng cấp hệ thống rất dễ dàng bởi khả
năng kết nối và mở rộng kết nối qua Switch rất đơn giản.
b) Nhược điểm
Có yêu cầu cao về dung lượng mạng, nếu hệ thống mạng không tốt mà hệ thống
lắp nhiều Camera sẽ dẫn đến hiện tượng chậm, giật lag khi xem lại hoặc xem trực tiếp
Camera.
Rào cản kỹ thuật: Không đơn giản như việc cài đặt hệ thống Camera Analog, hệ
thống Camera IP muốn cài đặt người dùng cần biết một số kiến thức về mạng. Chính
vì thế nếu không biết thì cách tốt nhất là để kỹ thuật viên Camera cài đặt hệ thống.
Dễ bị xâm nhập trái phép: hệ thống Camera IP hoạt động trên nền tảng Internet
nên rất dễ bị các Hacker xâm nhập. Nên lưu ý không để mật khẩu mặc định và thay
mật khẩu định kỳ để hệ thống được bảo mật tốt hơn. Hệ thống Camera IP cần hạ tầng
cơ sở mạng được ổn định để truyền tải được tốt nhất. Sử dụng tốn nhiều băng thông
hơn so với hệ thống Camera Analog. Nếu Internet có tốc độ cao thì vấn đề này sẽ được
giải quyết.

2.3 Phân loại Camera IP.


Camera IP được chia thành 2 loại là Camera IP có dây và Camera IP không
dây.
a) Camera IP có dây.
Camera IP có dây là dòng Camera IP kết nối theo phương thức đi dây. Dây ở
đây có thể là đi bằng dây cáp mạng hoặc dây cáp quang tùy vào khoảng cách. Đối
với Camera IP có dây có thể kết nối chúng với nhau thông qua các bộ chia mạng như
Swicht, Hub… Rồi từ các thiết bị chia này kết nối vào Modem chính, cuối cùng là từ
modem kết nối vào đầu ghi hình IP. Hoặc chỉ cần quan sát trực tiếp mà không cần lưu
trữ hình ảnh thì chúng ta không cần đầu thu Camera IP. Cần xác định các IP của từng
camera rồi truy cập xem trược tiếp. Đây là sự khác biệt lớn nhất so với dòng Camera
Analog truyền thống.
Bằng cách kết nối có dây nên Camera IP loại này có hoạt động rất ổn định,
không phụ thuộc vào sóng Wifi như Camera IP không dây. Hiện nay, Camera IP có

12
dây dần dần thay thế cho Camera Analog trước dây bởi tính thực tế của nó khá tốt.
Tuy nhiên thì chi phí cho một hệ thống Camera IP cũng không hề rẻ.

Hình 2.4.1: Camera IP có dây.

b) Camera IP không dây.


Camera IP không dây thường được gọi với cái tên là Camera IP Wifi. Camera
IP Wifi là camera kết nối bằng hình thức không dây, dựa vào sóng Wifi để kết nối
Camera. Đối với Camera này việc lắp đặt khá dễ dàng chỉ cần chọn vị trí lắp đăt rồi
lắp Camera lên cài đặt nhận Wifi trong nhà là xong.

Hình 2.4.2: Camera Wifi (không dây).

Chi phí: Có thể nói chiếc Camera Wifi không dây với giá thành vô cùng rẻ so
với lắp đặt hệ thống Camera thông thường. Hầu như gia đình nào cũng có thể sở hữu
để đảm bảo an ninh và quan sát dễ dàng.
Cài đặt – Sử dụng: Cài đặt và sử dụng cực đơn giản chỉ cần cắm là chạy, tải phần mềm
và miễn phí mãi mãi.
Hình ảnh HD 720p: Hình ảnh sắc nét, sống động, rõ ràng từng chi tiết với độ phân giải
chuẩn HD trong phạm vi 10 m, cho cảm giác như nhìn trực tiếp.
Hồng ngoại: Tích hợp sẵn đèn hồng ngoại để có thể quan sát ban đêm rõ nét, tầm nhìn
xa đến 100 m. Chế độ tự động chuyển sang hồng ngoại khi trời tối, không đủ ánh sáng.

13
Xoay 360 độ: Chức năng xoay ngang 355 độ và lên xuống 120 độ giúp quan sát mọi
thứ xung quanh.
Đàm thoại 2 chiều: Camera IP Wifi được trang bị âm thanh 2 chiều, cho phép đàm
thoại từ xa, có thể nói chuyện giữa Smartphone và Camera.
Hồng noại quay ban đêm: Với cấu tạo 11 đèn hồng ngoại sẽ ghi rõ mọi chi tiết ngay cả
ban đêm. Đặc biệt có thể nhìn rõ hơn với tính năng Zoom kỹ thuật số.
Sử dụng thẻ nhớ: Hỗ trợ thẻ nhớ tối đa đến 64 GB có thể lưu được gần 5 ngày. Xem
lại ngay trên phần mềm và khi đầy Camera sẽ tự xóa dạng cuốn chiếu.
Xem trên điện thoại, Ipad, Laptop, máy tính: Quan sát từ xa qua điện thoại kết nối 3G,
Wifi ở mọi nơi, mọi thiết bị di động của Android, IOS, Laptop – PC (miễn phí trọn
đời).
Camera loại này thích hợp lắp ở văn phòng nhỏ, cửa hàng, nhà ở…. Cái hay là nó có
thể đàm thoại 2 chiều và có thể trao đổi thông tin với ở bất cứ nơi đâu có Internet.
Tuy nhiên Camera này phụ thuộc rất nhiều vào sóng Wifi, sóng yếu nên xem
Camera trên điện thoại không được mượt mà hay bị lag. Để khắc phục tình trạng này
hầu hết trên Camera IP không dây người ra có chừa cho cổng kết nối LAN
như Camera IP có dây để khi sóng Wifi yếu có thể kết nối như có dây. Khả năng lưu
trữ của Camera này khá ít. Vì được tích hợp thẻ nhớ bên trong nên dung lượng hổ trợ
thấp.

2.4 Cấu tạo và nguyên lí hoạt đông của Camera IP.


2.4.1 Cấu tạo.
Camera IP bao gồm các thành phần chính sau: ống kính, bộ cảm biến hình ảnh,
cảm biến âm thanh, chuyển đổi A/D.
Ống kính:
Đây là thành phần phía trước của Camera, ống kính có khẩu độ cố định, tự động
thay đổi tiêu cự, tự động thu phóng, một số Camera có ống kính di động cho khả năng
ghi hình ở những không gian rộng lớn.
Độ dài tiêu cự quyết định ảnh trường ngang tại một khoảng cách nhất định, tiêu
cự càng dài thì góc quan sát càng hẹp. Cảm biến hình ảnh có kích thước khác nhau, ví
dụ như 2/3”, 1/2”, 1/3” và 1/4” và thấu kính được sản xuất phải phù hợp. Nếu một ống
kính được sản xuất cho một cảm biến nhỏ hơn một cảm biến nằm trong một Camera
thì hình ảnh thu được sẽ bị đen góc còn một ống kính được làm cho một cảm biến có
kích lớn lắp cho Camera với cảm biến có kích thước nhỏ thì góc quan sát sẽ bị thu hẹp
và một phần hình ảnh bị mất. Ống kính thường có các dạng:
Fixed lens: Kiểu ống kính này có chiều dài tiêu cự cố định là 4 mm.

14
Hình 2.5.1: Fixed lens

Varifocal lens: Kiểu ống kính này cho phép điều chỉnh chiều dài tiêu cự thấu
kính (đồng nghĩa với góc quan sát) bằng tay. Khi mà chiều dài tiêu cự bị thay đổi cũng
phải lấy nét lại cho ống kính. Ống kính kiểu này có dải tiêu cự từ 3,5 mm đến 8 mm.

Hình 2.5.2: Varifocal lens

Zoom lens: Chiều dài tiêu cự có thể được điều chỉnh trong một khoảng từ 6 mm
đến 48 mm mà không cần quan tâm đến việc lấy nét. Ống kính có thể được điều chỉnh
bằng tay hoặc từ xa.

Hình 2.5.3: Zoom lens


Cảm biến hình ảnh (Image Sensor):
Bộ cảm biến hình ảnh có hai loại: CCD và CMOS. Ưu điểm chính của CMOS
so với CCD là tiết kiệm điện năng. Tuy nhiên CMOS cho chất lượng hình ảnh không
rõ nét như CCD và trong môi trường có sự thay đổi nhanh của hình ảnh thì sự nhạy
bén của CMOS là không tốt và dễ làm nóng thiết bị.
Cảm biến âm thanh: Cảm biến này hoạt động giống một Microphone cho phép
ghi lại âm thanh.

15
Bộ chuyển đổi Analog/Digital (A/D converter): Dùng để chuyển đổi tín hiệu
tương tự sang số.
2.4.2 Nguyên lý hoạt động của Camera IP.
Một Camera IP được mô tả như một thiết bị hai trong một (gồm 1 Camera
thông thường và 1 máy tính). Nó kết nối trực tiếp vào hệ thống internet như các thiết
bị Network khác. Một Camera IP có riêng cho nó một địa chỉ IP và gắn liền với tính
năng của một máy tính để điều khiển việc thông tin trên Internet. Một số Camera IP
còn được trang bị thêm tính năng phát hiện chuyển động hoặc có những cổng Output
cho các Camera thông thường khác.
Thấu kính sẽ bắt lấy hình ảnh – có thể được miêu tả như những chiều dài dải
sóng khác nhau của ánh sáng – và biến đổi chúng thành tín hiệu điện tử khác. Những
tín hiệu này sau đó được chuyển đổi tương tự thành số và chuyển đến tính năng vi tính
nơi mà hình ảnh được nén lại và gửi đi thông qua Internet.
Ống kính của Camera làm cho hình ảnh tập trung vào chip hình ảnh. Trước khi
đến được chip hình ảnh đó phải đi qua bộ kính lọc - sẽ bỏ đi những tia hồng ngoại để
những màu sắc chuẩn sẽ được hiển thị. Đối với Camera ngày và đêm thì bộ phận lọc
tia hồng ngoại sẽ được chuyển đi để cung cấp những hình ảnh trắng và đen ở chất
lượng cao trong điều kiện ban đêm. Lúc này chip hình ảnh sẽ chuyển đổi hình ảnh (bao
gồm những thông tin về ánh sáng) vào tín hiệu điện tử. Những tín hiệu này sẵn sàng để
được nén và gửi đi thông qua Internet.

2.5 Cấu tạo bo mạch và cấu trúc của Camera IP.


2.5.1 Cấu tạo bo mạch.
Bo mạch cũng giống như một sơ đồ cấu tạo Camera thu nhỏ. Chỉ cần quan sát
trên bo mạch chúng ta có thể hình dung ra toàn bộ hệ thống hoạt động của Camera
Wifi chính hãng.
CCD: Hình ảnh khi được đi qua ống kính của Camera và hình thành trên mặt
CCD, tập hợp các bộ lọc quang học để hình thành tín hiệu màu. Từ đó, tín hiệu số
được truyền trực tiếp đến Chip và bộ khuếch đại để tạo ra các tín hiệu Video.
V-Driver: là nơi chịu trách nhiệm hình thành độ sáng và quét ngang của CCD.
IRIS Drive: điều khiển ống kính đồng bộ tín hiệu bên ngoài.
RS485: giúp kiểm soát điều khiển bộ vi xử lý như điều chỉnh chiếu sáng IR,
điều khiển thay thế cho các phím điều khiển OSD…
Bộ nhớ FLASH: chứa các phần mềm điều khiển chip.
Chip I/O: giao tiếp với bàn điều khiển xuất tín hiệu, điều khiển LED, tín hiệu
báo động chuyển động.

16
Hình 2.6.1: Bo mạch Camera IP.

2.5.2 Cấu trúc của Camera IP.

Hình 2.6.2: Cấu trúc của Camera IP.

2.6 Công nghệ truyền dẫn Camera IP.


2.6.1 PoE (Power over Ethernet) – Cung cấp nguồn qua mạng.

17
2.7.1: Mô hình cung cấp nguồn qua mạng (Power over Ethernet).

Power over Ethernet (PoE) có cách thức hoạt động đơn giản bằng cách chuyển
đổi nguồn cung cấp điện cơ bản thành một nguồn cấp điện áp thấp được gửi vào hai
cặp sợi bên trong cáp CAT5 để cung cấp nguồn cho thiết bị trạm phát cuối. Trong hệ
thống nguồn cấp trên cáp mạng Ethernet (PoE), có ít nhất hai thành phần tham gia vào:
PSE (Power Sourcing Equipment): Những thiết bị loại này lấy vào nguồn cấp
điện cơ bản và cung cấp điện áp thấp, nguồn điện một chiều DC vào cáp Ethernet. PSE
có thể cung cấp nguồn lên đến khoảng 12W ở 48V cho một thiết bị tương thích Power
over Ethernet (PoE) yêu cầu nguồn cấp. Trong mạng vô tuyến có hai loại PSE là
Endspan và Midspan. Endspan làm việc tương tự cách của các bộ chuyển mạch
Ethernet, cũng bao gồm việc cung cấp điện trên các mạch truyền dẫn dữ liệu Ethernet.
Endspan có thể được gọi là bộ chuyển mạch Power over Ethernet (PoE). Midspan là
bộ tăng áp được đặt ở giữa một chuyển mạch Ethernet và các thiết bị được cấp nguồn
trong khi tăng áp mà không ảnh hưởng đến dữ liệu. Midspans có thể được gọi là bộ
tăng áp PoE (PoE Injector).
PD (Powered Devices): Đây là những thiết bị được kích hoạt Power over
Ethernet (PoE) tại điểm cuối của cáp Ethernet đòi hỏi phải có điện áp thấp, điện DC.
Trong mạng vô tuyến, PD phải có một bộ chia PoE để chia ra việc cấp điện, việc cấp
dữ liệu và tài nguyên đến các khu vực thích hợp. Tuy nhiên, nếu một thiết bị không
đươc tích hợp sẵn, một bộ chia Power over Ethernet (PoE) phải được sử dụng trước
PD bằng cáp dẫn điện DC chạy từ bộ chia Power over Ethernet (PoE) tới các thiết bị
cùng với cáp Ethernet khác.
Có hai cách để cung cấp nguồn qua cáp:
Phương án 1: Sử dụng một phương thức đơn công (Simplex) mang nguồn điện
trên cùng các loại cáp như cáp dữ liệu. Các PSE thêm nguồn điện nuôi vào chân cấp
dữ liệu thông qua các điểm nối dây của tín hiệu nội bộ nối máy biến áp trung tâm.
Phương án 2: Sử dụng một phương thức mà việc cung cấp điện được thực hiện
trên hai cặp dây dẫn còn dư trong cáp Ethernet. Các thiết bị được cấp nguồn PoE được
thiết kế để thích hợp với phương án 1 hoặc 2 lên, cấp điện lên đến khoảng 48V và việc
sử dụng cáp Ethernet cho phép đạt tốc độ dữ liệu 1 Gbps. Khi một thiết bị PoE được
bật lên, PSE được thiết kế để phát hiện bao nhiêu nguồn cấp PD yêu cầu và cung cấp
nó với đúng số lượng cần thiết. Điều này được thực hiện bằng cách sử một dụng một
hệ thống phân loại mà biểu thị lượng điện năng (W) để gửi đến thiết bị.
Ưu và nhược điểm của phương thức truyền dẫn PoE:
Ưu điểm: Ưu điểm lớn của công nghệ PoE là khả năng cung cấp năng lượng
cho thiết bị và truyền dữ liệu trên cùng cáp Ethernet. Điều này giúp đơn giản hóa hệ
thống, giảm chi phí lắp đặt và bảo trì, cải thiện sự ổn định của hệ thống an ninh. Chi
phí ống dẫn, dây cáp được tiết kiệm. Lắp đặt đơn giản khi chỉ phải sử dụng một sợi
18
cáp Ethernet cho cả nguồn điện và dữ liệu. Hơn nữa, việc quản lý cũng được đơn giản
hóa nhờ quản lý điện năng tập trung. Công nghệ này cũng tiết kiệm không gian vì số
lượng dây dẫn cần thiết cho cơ sở hạ tầng truyền dẫn ít hơn, do đó tiết kiệm chi phí lao
động, vì chỉ cần một sợi cáp là đủ cho cả nguồn điện và dữ liệu. Cuối cùng, công nghệ
này rất an toàn vì nó cung cấp nguồn điện hạ thế.
Nhược điểm: Trong công nghệ PoE, hạn chế rõ ràng nhất là khoảng cách bị giới
hạn trong vòng 100 m, trừ khi sử dụng bộ lặp/ bộ nối dài. Ngoài ra, tại thời điểm hiện
tại, công suất tối đa được cung cấp bởi thiết bị cấp nguồn là 60 W, có nghĩa là một số
thiết bị tiêu thụ nhiều năng lượng không thể được cấp nguồn bằng PoE, chẳng hạn như
các Camera yêu cầu nguồn điện vào cao. Ngoài ra, với công nghệ này toàn bộ hệ thống
đang được cấp nguồn bởi một hoặc một vài thiết bị như bộ chuyển mạch PoE, bộ
chuyển đổi quan điện hoặc bộ góp PoE (PoE Injector). Vì thế trong hệ thống chúng ta
cần sử dụng UPS dự phòng để cung cấp khả năng phục hồi hệ thống trong trường hợp
mất điện.
2.6.2 EoC (Ethernet over Coax) – Truyền dữ liệu qua gói đồng cáp trục.

Hình 2.7.2: Mô hình truyền dữ liệu gói qua cáp đồng trục (Ethernet Over Coax).

EoC (Ethernet over Coax) là công nghệ sử dụng hệ thống cáp đồng trục để
truyền tải dữ liệu.
Ưu điểm: Trong truyền dẫn EoC, ưu điểm lớn nhất là khả năng sử dụng cáp
đồng trục có sẵn trong hệ thống an ninh. Điều này tiết kiệm chi phí vì dây dẫn thường
là thành phần tốn kém trong bất kỳ hệ thống bảo mật nào. Hơn nữa, khoảng cách
truyền cũng xa hơn. VDSL2 là hình thức thông dụng nhất của truyền dẫn EoC. Nó cho
phép truyền lên đến hai cây số, mặc dù tốc độ dữ liệu giảm dần khi khoảng cách tăng
lên, xuống đến 1.5 Mbps. Một ưu điểm nữa là nó hỗ trợ hệ thống giám sát lai với cả

19
Camera gắn mạng và Camera tương tự, ngoài ra còn cấp nguồn qua cáp đồng trục. Do
đó, điều này sẽ hấp dẫn những người sử dụng vẫn muốn giữ lại một số Camera tương
tự đang có, hoặc lắp đặt Camera tương tự tại các điểm ít quan trọng khác.
Nhược điểm: Trong khi truyền dẫn EoC có thể hoạt động trên khoảng cách xa
hơn, việc sử dụng bộ lặp có thể tạo ra nhiễu trên tín hiệu. Do đó, việc truyền tải bị hạn
chế bởi tỷ lệ tín hiệu - nhiễu. Truyền dẫn EoC chỉ hỗ trợ kết nối điểm - đến - điểm
(point - to - point), làm cho nó kém linh hoạt nếu cơ sở hạ tầng an ninh phức tạp. Cả
SLOC và VDSL2 đêu hỗ trợ tốc độ dữ liệu thấp hơn so với các phương tiện truyền dẫn
khác. SLOC chỉ có thể hỗ trợ lên đến hai Camera IP 1.3-Megapixel và VDSL2 chỉ hỗ
trợ lên đến bốn Camera IP 1.3-Megapixel.
2.6.3 PLC (Power Line Ccommunication) – Truyền dữ liệu qua đường
nguồn.

Hình 2.7.3: Mô hình truyền dẫn qua đường nguồn (Power Line Communication)

Công nghệ PLC (Power Line Communication) là công nghệ cho phép truyền tín
hiệu điện và DATA cùng trên một đường dây cáp nguồn cấp cho thiết bị. Điểm đặc
biệt của công nghệ này là:
Các Camera IP chỉ cần 1 rắc cắm nguồn duy nhất, trong Camera đã tích hợp sẵn PLC
Modem, PLC Modem này hoạt dộng như một bộ chuyển đổi và truyền tín hiệu.
Đầu ghi hình IP (Network Video Recorder) cũng được tích hợp sẵn PLC Modem, Bộ
PLC Modem trên đầu ghi hình IP (NVR) nó hoạt động giống như bộ nhận và chuyển
đổi tín hiệu.
Phương thức hoạt động: cả Camera IP và đầu ghi hình có tích hợp PLC
Modem, Bộ PLC Modem ở các Camera sẽ tách tín hiệu nguồn điện và tín hiệu dữ liệu
ra 2 dải tần số khác nhau để có thể truyền cùng lúc trên cung đường dây cáp nguồn cấp
20
cho các Camera. Bộ PLC Modem tại đầu ghi hình có công dụng nguội lại, nó nhận và
tách tín hiệu điện và tín hiệu dữ liệu từ Camera truyền về thành 2 dải tần số khác nhau.
Ưu điểm: Mặc dù PLC được giới hạn trên đường dây điện hiện có và chủ yếu
được sử dụng trong các tòa nhà độc lập, chẳng hạn như nhà riêng hoặc văn phòng,
công nghệ này vẫn có một số ưu điểm. Nhưng truyền dẫn EoC, PLC không yêu cầu lắp
đặt thêm dây dẫn để thiết lập hệ thống an ninh. Tuy nhiên, EoC đòi hỏi một hệ thống
bảo mật trước đây được lắp đặt đúng chỗ, trong khi PLC có thể được thiết lập mà
không bất kỳ hệ thống nào trước khi thực hiện. Đây là một giải pháp đơn giản để phân
phối kết nối trong các tòa nhà, nơi đã có sẵn đường dây điện. Cài đặt cũng dễ dàng vì
không cần cấu hình các Camera an ninh tương thích. Hơn nữa, còn có một số ưu điểm
hấp dẫn khác. PLC hỗ trợ tốc độ dữ liệu cao nhất 200 Mbps và khoảng cách truyền có
thể lên đến 500 m, tùy thuộc vào các yếu tố như tốc độ dữ liệu và chất lượng cáp. Nó
hỗ trợ mã hóa dữ liệu AES 128-bit, và phù hợp với các ứng dụng yêu cầu mức độ bảo
mật cao. Nó cũng hỗ trợ kết nối đa điểm, chẳng hạn như nhiều cáp đồng trục vào một
cáp đồng trục hoặc xích vòng.
Nhược điểm: Ưu điểm của PLC cũng chính là hạn chế của nó. Trong hệ thống
giám sát, PLC bị giới hạn bởi các đường dây điện. Tuy nhiên, tiềm năng của hệ thống
tự động hóa nhà với PLC là rất lớn, và đây là nơi PLC sẽ được sử dụng nhiều nhất.
Với sự phát triển của thị trường nhà thông minh, chúng ta có thể mong đợi sẽ thấy
PLC xuất hiện nhiều hơn mà việc truyền dữ liệu Camera an ninh là một phần trong đó.

2.7 Thiết bị lưu trữ hình ảnh.


2.7.1 Thiết bị lưu trữ hình ảnh DVR (Digital Video Recorder).
a) DVR (Digital Video Recorder) là gì?
Đầu ghi hình DVR còn có các tên gọi khác như: Đầu ghi Camera, đầu thu
Camera, đầu thu hình Camera, đầu ghi hình Camera…. Tùy theo thói quen của người
sử dụng. DVR là một trong những thành phần cơ bản của một hệ thống giám sát theo
đúng nghĩa của nó. Tất nhiên, khách hàng có thể phản đối và nói rằng trong hệ thống
của khách hàng không cần có DVR. Điều đó không phải là không có lí nếu như hệ
thống của khách hàng hoàn toàn là Camera IP (Camera mạng), hoặc hệ thống của
người dùng chỉ đơn thuần có chức năng quan sát, không có chức năng lưu trữ dữ liệu
hoặc phát hiện chuyển động, hay một số chức năng phụ khác nữa.
Đầu ghi hình DVR là một thiết bị điện tử có thể thu nhận các tín hiệu từ
Camera có nhiệm vụ xử lý và ghi lại hình ảnh bằng thời gian thực để diễn đạt ra cho
chúng ta sử dụng, quản lý hình ảnh một cách dễ dàng nhất. Đầu ghi hình thường có 1
Adaptor đi cùng thông thường đầu ghi sử dụng nguồn 12-19 V cũng có 1 số loại đầu
thu sử dụng nguồn điện 220 V trực tiếp.

21
Hình 2.8.1: Thiệt bị lữu trữ hình ảnh DVR.

b) Thông tin chi tiết về DVR.


DVR luôn cần 1 Adaptor đi kèm và sử dụng nguồn 12-19 V nhưng một số loại
đầu ghi lại cần cắm trực tiếp vào nguồn điện 220 V.
Mang đến chuẩn nén hình ảnh H.264.
Xuất các dữ liệu từ nhiều Camera thông qua các cổng mạng.
Thuật tiện trong việc quản lý Camera có hệ thống nhỏ đến lớn.
Ghi hình trực tiếp nhanh và ổn định hơn.
Kết hợp với các thiết bị cảnh báo nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng quan sát.
c) Chức năng của thiết bị lưu trữ hình ảnh DVR.
Chức năng chủ yếu của DVR là lưu trữ hình ảnh. Mỗi DVR thường có các ổ
cứng đi kèm để lưu trữ dữ liệu với dung lượng khá lớn, cỡ 120 GB, đủ để lưu trữ trong
một khoảng thời gian khá dài. Tín hiệu hình ảnh từ các Camera sẽ được đưa trực tiếp
vào DVR, DVR tổng hợp lại, xử lí, và truyền đi qua mạng Internet hoặc truyền trực
tiếp lên màn hình theo dõi.
Trên đầu ghi hình sẽ được trang bị ổ cứng, nhằm mục đích ghi (Recoder) lại các
hình ảnh, sự kiện diễn ra trong ngày. Thời gian ghi hình phụ thuộc vào ổ cứng này nếu
ổ cứng dung lượng càng lớn, thời gian ghi hình sẽ càng lâu.
Thông thường tất cả các loại đầu ghi hình hiện nay đều ghi hình bằng chuẩn nén
H.264 nhằm tiết kiệm dung lượng ổ cứng nên khi quan sát phía trước đầu ghi của
khách hàng thay thấy DVR H.264.
Thu nhận, tập trung hình ảnh từ Camera quan sát về 1 chỗ để xuất hình ảnh ra
cổng mạng từ đó ta có thể quản lý qua mạng Lan, mạng Internet bằng máy vi tính,
hoặc điện thoại di động. Xuất hình ảnh qua Tivi, màn hình LCD, máy chiếu bằng các
cổng tương ứng.
d) Lợi ích của thiết bị lưu trữ hình ảnh DVR.
Giúp ta thuận tiện hơn trong việc quản lí dữ liệu.
Ghi hình hoàn toàn tự động và thời lượng lâu hơn.
22
Chất lượng ghi hình ổn định hơn.
Truy cập hình ảnh một cách nhanh chóng.
Quan sát, ghi lại hình ảnh tại chỗ hoặc từ xa qua mạng Internet.
Cùng 1 lúc có thể nhiều người truy cập được.
Có thể sử dụng trong hệ thống cảnh báo, báo động…
e) Các cổng của thiết bị lữu trữ hình ảnh DVR.
Đầu ghi hình bao gồm các cổng sau:
Cổng kết nối nguồn điện.
Cổng R S45: Cổng kết nối bàn điều khiển.
Cổng Audio Output: xuất âm thanh về Tivi cho người sử dụng.
Cổng USB: Dùng để điều khiển bằng chuột và Backup dữ liệu qua USB.
Cổng Audio Input: Dùng kết nối với âm thanh đi kèm với từng mắt Camera.
Camera Analog thường ít hỗ trợ có Micro kèm theo, thường khách hang phải gắn bên
ngoài.
Cổng VGA Out: Để xuất hình ra cổng VGA kết nối với màn hình PC hoặc Tivi
có hỗ trợ cổng VGA.
Cổng Lan: hay còn gọi là cổng Internet kết nối với dây Internet để quan sát
Camera từ xa qua mạng Internet.
Cổng Video Output: Dùng để xuất hình Camera và theo dõi bằng Tivi.
Cổng Video Input: Dùng kết nối các mắt Camera kéo về, thu nhận tín hiệu
Camera.
Cổng HDMI: Xuất hình qua cổng HDMI với chất lượng HD.
2.7.2 Thiết bị lưu trữ hình ảnh NVR (Network Video Recorder).
a) NVR (Netword Video Recorder) là gì?
NVR (Network Video Recorder) là đầu ghi hình dùng cho Camera IP, nó hoạt
động không cần máy tính - khác với đầu ghi hình DVR. Đầu ghi hình NVR chuyên
dùng cho lưu trữ hình ảnh dạng số cho các Camera IP. Video được lưu trữ ở định dạng
kỹ thuật số trên ổ cứng, thẻ nhớ SD hoặc thiết bị lưu trữ kỹ thuật số khác. NVR được
quản lý từ xa thông qua mạng LAN hoặc qua Internet, cho phép quản lý linh hoạt hơn
so với giải pháp ghi hình thông thường.

23
Hình 2.8.2: Thiết bị lữu trũ hình ảnh NVR.

b) Đặc điểm của thiết bị lưu trữ hình ảnh NVR.


Đầu ghi hình NVR là một dòng sản phẩm được sử dụng đa số hiện nay do sự
phát triển vượt bậc của công nghệ và các dòng Camera IP. Và để có được những lợi
thế này thì không thể không nhắc đến các tính năng của sản phẩm NVR. Ví dụ như:
Dữ liệu thu được sẽ xử lý tại Camera và trực tiếp truyền đến đầu ghi NVR. Vì thế, việc
lưu trữ cũng như thời gian lưu trữ cho các dữ liệu sẽ nhanh hơn so với các dòng sản
phẩm Analog.
Được tích hợp nhiều chức năng sẽ phức tạp hơn dòng đầu ghi Analog nhằm phục vụ
những múc đích quan sát thông minh hơn (ví dụ chỉ ghi hình khi có chuyển động, phát
hiện xâm nhập không cấp phép).
NVR có thể giúp người sử dụng quản lý từ xa hoặc xem dữ liệu thông qua mạng LAN
hoặc Internet. Như vậy sẽ đảm bảo tính linh hoạt hơn so với dòng Camera Analog cũ.
Có thể ghi hình ở nhiều tiêu chuẩn Full HD (từ 720p cho đến 1080p) và có thể kết nối
nhiều thiết bị điện tử khác như: Điện thoại, máy tính bảng, PC, Laptop, … 
c) Ưu và nhược điểm của thiết bị lưu trữ hình ảnh NVR.
Ưu điểm của dầu ghi Camera DVR:
Quản lý, điều khiển sử dụng dễ dàng.
Có chế độ ghi hình tiết kiệm dung lượng do đó thời gian lưu trữ lâu hơn.
Ghi được khung hình từ HD đến Ultra HD.
Có thể xem hình Camera ở bất kì đâu trên thế giới thông qua phần mềm hoặc giao diện
Web miễn có mạng internet.
Có thể sử dụng cho nhiều User trong cùng một lúc.
Nếu cần thiết có thể tích hợp trong các hệ thống an ninh như báo cháy, báo có người
lọt vào vùng đã định sẵn, báo có đột nhập…
Độ trễ hình ảnh gần như không có.
Khoảng cách truyền tín hiệu xa từ 200 đến 400 mét.

24
Nhược điểm của loại này đó chính là hệ thống dây nhiều, làm giảm mỹ quan
của công trình bạn lắp đặt.
2.7.3 Thiết bị lưu trũ hình ảnh HVR (Hyper Video Recorder).
HVR (Hyper Video Recorder) Là dòng đầu ghi được tích hợp cả 2 loại Camera
IP và Analog. Trên đầu ghi sẽ có cổng kết nối Camera Analog thông thường và cả
cổng mạng để kết nối với Camera IP.
Tuy nhiên chức năng còn hạn chế là không thể kết hợp lẫn lộn Analog và IP
trên cùng một giao diện hiển thị, chỉ có thể hiển thị hoặc là Camera IP hoặc là Camera
Analog. Đầu ghi hình HVR hỗ trợ chuẩn ghi hình lên đến 960p đối với Camera
Analog và 720p - 1080p đối với Camera IP, giúp tăng chất lượng hình ảnh khi thực
hiện thao tác xem lại hoặc sao lưu dữ liệu ra thiết bị lưu trữ di động. Tích hợp chuẩn
nén H.264 làm giảm đến 50% băng thông và kích thước File dữ liệu lưu trữ so với
cách nén thông thường hiện nay.
Giảm tới hơn 80% băng thông và kích thước File dữ liệu lưu trữ so với nén
bằng chuẩn Motion JPEG. Điều đó cho chúng ta thấy với cùng một hệ thống nếu
chúng ta sử dụng đầu ghi hình HVR với chuẩn nén mới “H.264” chúng ta có thời gian
lưu trữ gấp đôi và băng thông mạng giảm đi một nửa, lợi ích mà chúng ta thấy ngay đó
là chi phí cho lưu trữ dữ liệu Video giảm một nửa so với dùng hệ thống có chuẩn nén
thông thường.
Ngoài ra việc truyền hình ảnh chiếm băng thông giảm một nửa, vì vậy chi phí
dành cho thuê băng thông mạng cũng giảm đáng kể. Hoặc chúng ta có thể tăng chất
lượng hình ảnh giám sát lên gấp đôi nhưng vẫn đảm bảo được băng thông và thời gian
lưu trữ như trước đây. Đây là một lợi thế rất lớn, bởi với một hệ thống an ninh lớn, giải
quyết vấn đề băng thông mạng và thời gian lưu trữ là rất phức tạp. Với chuẩn nén
H.264 nó đã giải quyết được rất nhiều những khó khăn như vậy.

2.8 Hệ thống Camera IP.


2.8.1 Đối với hệ thống Camera không dây cần những gì?

Hình 2.10.1: Camera không dây.

Camera IP không dây.


25
Thẻ nhớ lưu trữ.
Bộ đổi nguồn.
Dây tín hiệu (dây mạng) nếu cần.
Dây nguồn.
Hệ thống Camera IP không dây được thiết kế để lắp đặt với những nhu cầu
quan sát nhỏ như lắp Camera cho gia đình, cửa hàng nhỏ từ 1 – 2 Camera. Camera IP
không dây có thiết kế đẹp, thẩm mỹ và thường được trang bị sóng Ăng-ten để có thể
bắt Wifi tốt hơn.
Tuy nhiên, độ ổn định của Camera không dây Wifi phụ thuộc vào độ ổn định
của mạng Internet của người dùng. Nếu mạng Wifi không ổn định thì bạn có thể cắm
dây mạng vào sau Camera để bắt trực tiếp mạng LAN sẽ ổn định hơn.
Bên cạnh đó, hệ thống Camera IP không dây sẽ giới hạn về khả năng lưu trữ
bởi được lưu trữ bằng thẻ nhớ trong Camera, vì thế sẽ không phù hợp với những
trường hợp cần lắp nhiều Camera như nhà xưởng, kho bãi… với nhu cầu lưu trữ lâu
dài.
2.8.2 Đối với hệ thống Camera công nghệ cao cần những gì?
Camera IP: Giúp quan sát, ghi lại hình ảnh.
Đầu ghi hình Camera: Là bộ phận tiếp nhận, xử lý hình ảnh Camera.
Trên đầu ghi hình thông thường có 5 loại cổng đáng lưu ý:
Cổng Video Input: Cổng thu tín hiệu từ Camera.
Cổng Video Output: Cổng xuất hình ảnh ra những thiết bị như màn hình, tivi.
Cổng Audio Input: Cổng thu âm thanh.
Cổng Audio Output: Cổng xuất âm thanh.
Cổng RJ45: Cổng kết nối, trao đổi dữ liệu qua Internet.
Khi lựa chọn đầu ghi hình bạn nên lưu ý chọn loại phù hợp, hỗ trợ số cổng
tương ứng với số lượng Camera trong hệ thống của mình.
Ổ cứng chuyên dụng Camera: Đây là bộ phận lưu trữ toàn bộ hình ảnh của
Camera ghi lại, tùy vào nhu cầu lưu trữ bạn có thể lựa chọn dung lượng ổ cứng phù
hợp.
Hệ thống Switch: Đây là thiết bị để kết nối nhiều Camera với nhau trong trường
hợp hệ thống nhiều Camera, các Camera trong 1 vùng sẽ tập trung về Switch, các
Switch sẽ kết nối với nhau và chỉ cần 1 đường dây nối về đầu ghi hình.
Dây nguồn Camera: Tùy vào dòng Camera bạn lắp mà có dây nguồn phù hợp.
Nếu là dòng Camera IP thông thường sẽ dùng dây nguồn để cấp điện và dây mạng để
26
truyền tín hiệu. Tuy nhiên hiện nay đang sử dụng dòng Camera PoE cho phép cấp
nguồn và tín hiệu đồng thời qua dây mạng, từ đó sẽ giúp giảm chi phí dây nguồn cũng
như việc đi dây dễ dàng hơn.

2.9 Tính ứng dụng của hệ thống Camera ngày nay trong xã hội.
a) Vai trò của Camera IP
Là thiết bị thu và truyền tín hiệu hình ảnh diễn ra nơi cần giám sát về trung tâm
giám sát. Camera phải có khả năng quan sát tốt và có thể hoạt động trong điều kiện
môi trường, nhiệt độ, ánh sáng, thời tiết tại khu vực, đồng thời phải ghi nhận được
hình ảnh rõ ràng trong một phạm vi quan sát nhất định.
Đối với Camera Fix gắn trần: Yêu cầu tính thẩm mỹ cao, góc nhìn vừa phải,
trong điều kiện ánh sáng bình thường, cho chất lượng hình ảnh tốt.
Đối với Camera High Speed Dome: yêu cầu có độ Zoom cao, tốc độ quay quét
nhanh. Nhằm phối hợp quan sát trong những tình huống cụ thể.
Đối với Camera ngoài trời: Yêu cầu vỏ bảo vệ đạt chuẩn IP66 trở lên, để đảm
bảo các tác nhân từ môi trường, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của Camera.
Ngoài ra Camera phải có độ nhạy sáng cao, góc nhìn rộng để quan sát trong điều kiện
thiếu sáng ban đêm.
b) Chức năng của hệ thống Camera IP.
* Chức năng giám sát:
Chức năng này được thể hiện qua các Camera Analog và Camera IP. Với những
Camera này có chức năng Pan/Tilt/Zoom có thể quay ngang dọc hoặc phóng to, thu
nhỏ hình ảnh. Các Camera Analog được đặt tại vị trí thuận lợi để đi dây cáp đồng trục
còn các Camera IP được đặt tại vị trí không thuận tiện đi dây cáp ngầm và cần hình
ảnh có độ sắc nét cao.
* Chức năng truyền dẫn:
Camera Analog đều có cáp ngầm (cáp đồng trục 5C nối vào đầu ghi hình) dẫn
tín hiệu từ Camera về đầu ghi để trung tâm theo dõi, điều khiển và lưu trữ thông tin.
Còn mỗi Camera IP được đặt một địa chỉ IP và nối vào một Switch (thông qua cổng
giao tiếp RJ45) và tín hiệu dưới dạng số hóa sẽ truyền về đầu ghi hình thông qua cáp
mạng. Tín hiệu dưới dạng Analog và số được theo dõi và quản lý bằng máy tính và
điện thoại di động thông qua mạng Internet.
* Chức năng xử lý thông tin:
Các hình ảnh có thể quan sát trực tiếp ngay lập tức qua màn hình hoặc được lưu
trữ trên ổ cứng của Server (hoặc đầu ghi hình tích hợp HDVR) nhằm mục đích tra cứu
và xem xét lại khi cần thiết. Các lưu trữ sẽ được thực hiện với tất cả các giám sát thu
được trong 24h mỗi ngày, dữ liệu sẽ được chuyển về trung tâm giám sát và chuyển
27
sang định dạng JPEG, MJEG, MPEG4 nhằm giảm dung lượng truyền nhưng vẫn giữ
được chất lượng hình ảnh.
* Chức năng hiển thị:
Những tín hiệu sẽ được hiển thị qua màn hình LCD, CRT hoặc máy tính hoặc
điện thoại di động. Hệ thống Camera giám sát sử dụng Camera Analog và Camera IP
để phát hiện theo dõi chuyển động của vật thể và trao đổi thông tin. Những hình ảnh
mà Camera phát hiện được đều được ghi lại và trao đổi với hệ thống hiển thị và giám
sát. Tại hệ thống hiển thị và giám sát sẽ phân tích tín hiệu thu được, sau đó lưu trữ và
truyền tín hiệu về trung tâm điều khiển. Tại trung tâm này tín hiệu được ghi lại bằng
đầu ghi hình và chuyển hình ảnh về các chuẩn nén nhờ các bộ xử lý. Những hình ảnh
này sẽ được hiển thị trên màn hình LCD và máy tính. Đồng thời những hình ảnh này
có thể được đưa lên mạng Internet thông qua đầu đọc thẻ và Card kết nối Internet. Sau
khi được định dạng thông tin và đa phương tiện, những tín hiệu sẽ được truyền trên
máy tính và di động ở bất kỳ nơi đâu. Từ máy tính và di động có thể quan sát và điều
khiển Camera theo hướng mong muốn.
c) Hệ thống quản lí Camera IP.
Các thiết bị điều khiển, kiểm soát, lưu trữ dữ liệu được sử dụng tại trung tâm
giám sát có các chức năng sau:
Quản lý tập trung toàn bộ hệ thống Camera, cài đặt chức năng đầy đủ, chính xác cho
từng Camera.
Chọn lọc, nhận tín hiệu giám sát trung thực theo thời gian thực từ các Camera về trung
tâm giám sát.
Hiển thị đầy đủ, chính xác, có chọn lọc các thông tin chi tiết do từng Camera đưa về.
Lưu trữ dữ liệu an toàn, đảm bảo phục vụ cho các công tác quản lý sau này.
Hệ thống quản lý có khả năng cung cấp các tín hiệu Camera lên mạng diện rộng hoặc
Internet phục vụ cho các giám sát và điều khiển từ xa.
d) Nhiệm vụ giám sát của Camera IP.
Hệ thống giám sát bảo vệ phải đảm bảo khả năng quan sát, giám sát chặt chẽ
được các khu vực bảo vệ, phát hiện sớm, phát hiện từ xa các hiện tượng không bình
thường, từ đó có các biện pháp xử lý kịp thời.
Thông tin thu nhận được từ hệ thống phải đảm bảo là tín hiệu thời gian thực, có
thể coi đây là tài liệu, dữ liệu cho việc xử lý thông tin, xây dựng phương án bảo vệ giữ
gìn an ninh, an toàn trong khu vực.
Hệ thống giám sát cho phép hoạt động trên hạ tầng mạng (LAN, WAN), công
tác giám sát và điều khiển cũng được thực hiện qua mạng. Hệ thống đảm bảo khả năng

28
tiếp nhận, xử lý và lưu trữ dữ liệu kỹ thuật số. Hệ thống cho phép kết nối mạng
LAN/WAN hay Internet để phục vụ công tác giám sát và quản lý từ xa.
Hệ thống cũng lưu trữ các thông tin thu được trên đĩa cứng của máy tính tạo
điều kiện tốt cho truy cập khai thác và sao chép dữ liệu.
Hệ thống đảm bảo khả năng phân quyền, người sử dụng chỉ được quan sát, điều
khiển và khai thác dữ liệu theo mức độ cho phép và sự chỉ đạo của lãnh đạo;
Hệ thống phải có cấu hình mở để có khả năng mở rộng theo yêu cầu khi cần
thiết, đồng thời có thể tương tác ở mức độ nhất định với các hệ thống an ninh BMS
khác.
e) Lợi ích khi đặt Camera IP trong của hảng.
Để đảm bảo nhu cầu an ninh cho các hệ thống cửa hàng, siêu thị, tạp hóa ngoài
việc thuê bảo vệ thì việc lắp đặt hệ thống Camera giám sát cũng rất cần thiết giúp tiết
kiệm kinh tế mà vẫn thu được hiệu quả rất cao.
Quản lý nhân viên: Với việc lắp đặt Camera quan sát cho cửa hàng, người dùng
có thể quản lý nhân viên phục vụ, nhân viên bán hàng, thu ngân mà không mất quá
nhiều thời gian có mặt tận nơi giúp bạn có nhiều thời gian cho bản thân và gia đình.
Quản lý tài sản: Hệ thống Camera quan sát cho cửa hàng sẽ giúp bạn ghi lại
hình xe cộ của khách hang khi vào cửa hàng, quản lý hang hóa trong kho cũng như
quản lý quầy thu ngân tránh thất thoát không đáng có lại tiết kiệm đáng kể chi phí cho
nhân viên bảo vệ.
Quản lý lưu lượng khách hàng: Người dùng có thể xác định lưu lượng khách
hàng trong ngày, theo dõi thói quen, hành vi của khách hàng để có sự đánh giá, bố trí
phù hợp.
Quan sát linh hoạt: Người dùng có thể theo dõi cửa hàng hay siêu thị của mình
mọi lúc mọi nơi chỉ với kết nối Internet. Ta có thể dành nhiều thời gian hơn cho bản
thân, gia đình hay có thể yên tâm hơn khi đi công tác.
Quản lý hàng hóa: Với giải pháp lắp đặt Camera quan sát cho cửa hàng, có thể
quản lý hàng hóa, lưu lượng hàng hóa trong kho để có thể điều chỉnh phù hợp và tránh
những thất thoát không đáng có.

2.10 Những khó khăn, hạn chế về chuyên môn, kiến thức, ký năng
nghề, kỹ năng mềm, … trong quá trình viết báo cáo.
Những khó khăn trong năm học qua của em là do dịch covid-19 nên em không
được đi thực tập tại các công ty để học hỏi thêm kinh nghiệm cho bản thân. Nên chúng
em rất thiệt thòi về việc đó. Và cũng do covid-19 mà thời gian viết báo cáo của em rất
ít ỏi, dồn nhiều công việc và học tập, nhưng không vì điều đó mà làm em nản lòng, và

29
em đã nỗ lực để các thầy cô không phụ lòng. Em xin chân thành cảm ơn nhà trường,
quý thầy cô và các bạn!

30
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ – KẾT LUẬN
3.1 NHẬN XÉT
Qua thời gian thực tập, bằng việc tiếp xúc với công việc cùng với sự giúp đỡ
của thầy Phạm Công Danh và là sự nỗ lực phấn đấu học hỏi của bản thân, em đã thu
được rất nhiều kiến thức thực tế. Do còn hạn chế về kinh nghiệm cũng như về thời
gian nên báo cáo này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận
được sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô giáo để em có thể hoàn thiện tốt hơn .
3.2 ĐÁNH GIÁ
Sau quá trình thực tập em thấy mình còn kém kinh nghiệm trong việc thực tập
vì chưa được ra ngoài học tập nhiều. Em con thấy kiến thức mình học 2 năm tại trường
còn thiếu và chưa đủ nên em cần phải phấn đấu, nỗ lực, tìm tòi những kiến thức còn
thiếu cho bản thân để sau này ra ngoài có đầy đủ kiến thức để làm công việc của mình
một cách hoàn thiện và tốt hơn nữa.
3.2 KẾT LUẬN
Thu họach từ quá trình thực tập:
Nắm bắt được các công việc mang tính chất nghiệp vụ.
Rèn luyện tác trong công việc, ý thức đối với công việc.
Định hướng được công việc sau này.
Một lần nữa em xin cảm ơn Thầy, cô đã nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn chúng
em hoàn thành tốt trong quá trình thực tập.

31
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] https://www.ebookbkmt.com/2019/03/o-nghien-cuu-he-thong-giam-sat-tren-
nen.html
[2] https://tailieu.vn/doc/do-an-tim-hieu-vpn-va-cau-hinh-camera-ip-cd-ky-thuat-
cao-thang-1642278.html

32

You might also like