You are on page 1of 6

Bài thuyết trình Marketing- Team Passion

Nhu cầu của con người đang làm thay đổi nền kinh tế của thế giới. Giữa một
thế giới phẳng, một thế giới phát triển nhanh như hiện nay thì mô hình kinh tế
truyền thống đang bị lấn át bởi những mô hình kinh tế khác, đặc biệt là mô
hình kinh tế chia sẻ.Nếu như coi mô hình kinh tế giống như một ngôi nhà thì
mô hình kinh tế truyền thống sẽ chỉ đáp ứng được nhu cầu ở hay che mưa che
nắng của con người. Thế nhưng những mô hình kinh tế khác- đặ biệt là mô
hình kinh tế chia sẻ lại có thể đáp ứng được nhu cầu kết nối và rất nhiều những
tiện ích khác. Tuy nhiên, để vận hành một ngôi nhà thông minh thì không hề
đơn giản nhất là trong thời kì giao thoa những mô hình kinh tế truyền thống và
các mô hình kinh tế khác.
Chính vì vậy, hôm nay team passion chúng em sẽ mang đến một bài 1 thuyết
trình để làm rõ hơn về mô hình kinh tế chia sẻ là gì? Lợi ích cũng như những
hạn chế mà mô hình này mang lại.

1, Định nghĩa
- Có rất nhiều cách định nghĩa cũng như cách hiểu tuy nhiên hiểu một
cách đơn giản: kinh tế chia sẻ ( sharing economy) là 1 thuật ngữ mô tả
phương thức trao đổi, chia sẻ tài sản, dịch vụ giữa các cá nhân thông qua
một bên thứ 3 là các công ty ứng dụng công nghệ thông tin.
+, người có xe nhàn rỗi có thể kiếm tiền bằng cách cho người khác đi
nhờ xe đó là uber
+, người có phòng trống có thể kiếm tiền bằng cách cho thuê. Đó là ví
dụ về AIRBNB
+, người ta cũng có thể kiếm tiền bằng cách bán lại món đồ không
dùng đến cho người cần đó là ví dụ về Ebay, craigslist.

- Với 3 yếu tố chính cho phép chia sẻ các nguồn lực cho một loạt rộng rãi
các hàng hóa và dịch vụ mới cũng như các ngành mới. Thứ nhất, hành vi
của khách hàng đối với nhiều hàng hóa và dịch vụ thay đổi từ sở hữu
đến chia sẻ. Thứ hai, các mạng xã hội trực tuyến và thị trường điện tử dễ
dàng hơn liên kết người tiêu dùng. Và thứ ba, các thiết bị di động và các
dịch vụ điện tử làm cho việc sử dụng hàng hóa được chia sẻ và các dịch
vụ thuận tiện hơn.
- Để hiểu rõ hõ về Kn chúng ta sẽ quay lại với mô hình Airbnb- một ví dụ
điển hình khi nói về mô hình kinh tế chia sẻ. Mô hình AIRBNB chia sẻ
nhà ở cho khách du lịch, tận dụng nguồn tài nguyên đang lãng phí là
những căn phòng không dùng đến , thông qua nền tảng này chủ sở
hữu cho thuê và người thuê nhà sẽ gặp nhau và kí kết hợp đồng. Giá
thuê nhà trên nền tảng này luôn thấp hơn giá thuê phòng khách sạn
khoảng 3 lần. Theo ước tính chỉ trong 1 đêm sẽ có đến 40 000 người
thuê chỗ ở từ 1 dịch vụ cung ứng 250 000 phòng tại 30 000 thành phố
ở 192 nước và mọi thanh toán đều thực hiện qua mạng Internet.
- Hay quen thuộc với chúng ta hơn là Grap, Be, Baemin, hay now food
tất cả những mô hình này cũng chính là mô hình kinh tế chia sẻ.

- Không chỉ tạo cơ hội cho người dùng được tận dụng những dịch vụ tốt,
sự hấp dẫn của mô hình chia sẻ nằm ở chỗ tạo ra một nền kinh tế mới
mẻ hơn, những rào cản truyền bị tháo dỡ, tháo bỏ sự độc quyền hay bảo
hộ trong nhiều ngànhà đó là khi cơ hội kiếm tiền được san sẻ với tất cả
mọi người
( Hiểu được mô kình kinh tế chia sẻ là như thế. Vậy thì câu hỏi đặt ra là: Mô
hình này được xuất hiện như thế nào)

2, Sự xuất hiện của mô hình kinh tế chia sẻ


- Kinh tế chia sẻ bắt nguồn từ thời kỳ cổ đại trong việc chia sẻ giữa các
thành viên gia đình và bạn bè thân thiết. Chia sẻ từ cái ăn, cái mặc hay
đồ dùng cá nhân.
- Đầu năm 2000, để đáp ứng tình trạng hạn chế tài nguyên ngày càng tăng
cao, xã hội bắt đầu sử dụng Internet để tăng cường hiệu quả chia sẻ
bằng cách liên kết thế giới trực tuyến và ngoại tuyến, từ đó kinh tế chia
sẻ ra đời như một giải pháp cho vấn đề này
- Các hoạt động của kinh tế chia sẻ bắt đầu với mục đích phi lợi nhuận,
chẳng hạn như Couchsurfing và Freecycle và dần dần phát triển thành
một mô hình kinh doanh lớn bằng cách lấy một phần phí chia sẻ, như
Uber và Airbnb
- Giữa năm 2011 và 2012, thuật ngữ “nền kinh tế chia sẻ” được đưa ra
bàn luận trên nhiều diễn đàn
- Đến nay thì “ Mô hình kinh doanh chia sẻ” đã bao phu trên toàn thế giới
cũng như là được áp dụng một cách rộng rãi.
- VD: Và tại VN, Trước khi Airbnb tấn công vào thị trường VN, thì
Luxstay – là cái tên duy nhất hoạt động trong lĩnh vực cho thuê phòng,
khách sạn trên ứng dụng. Được thành lập vào 2016 với Fouder anh
Nguyễn Văn Dũng đã thành lập ra Luxstay dựa trên nền tảng trực
tuyến kết nối giữa những chủ nhà và những người có nhu cầu thuê
ngắn hạn, trong đó có khách du lịch hoặc những người muốn kinh
doanh…- đây cũng được coi là một mô hình kinh tế chia sẻ. Tiềm năng
từ hãng là cực kỳ lớn khi đây dường như đang là một thị trường
ngách còn bị bỏ ngỏ chưa nhận được nhiều sự chú ý. Trong Marketing
thì điều nhanh nhất để thành công, chính là tìm kiếm những thị trường
mới mà chưa ai “đặt chân” vào. Luxstay đã khá thông minh và nhạy
bén, cộng hưởng với số tiền đầu tư khủng, chẳng mất nhiều thời gian,
hãng đã nhanh chóng cán mốc 3000 chỗ ở là những Homestay, khách
sạn, biệt thự cao cấp ở hầu hết các tỉnh thành có du lịch.
( vậy trong Marketing, mô hình kinh tế chia sẻ được áp dụng như thế nào?
Không thể không nói đến..)

3, Affiliate Marketing - Mô hình kinh tế chia sẻ trong quảng


cáo trực tuyến
- Affiliate marketing là một hình thức performance marketing ( tiếp thị
liên kết). Đối với phía doanh nghiệp, đây là một kênh tiếp thị sản phẩm,
dịch vụ của mình trên Internet.Đối với phía người làm Affiliate ( được gọi
là publishier) thì đây là một hình thức kiếm tiền thông qua việc hưởng
hoa hồng từ những sản phẩm, dịch vụ được bán thành công.
- Cách thức hoạt động
( có thể chọn hình khác đẹp hơn nha)
( đoạn này không cần cho vào slide nha:
+ Advertiser ( nhà cung cấp) , không quan trọng là sản phẩm hay
dịch vụ miễn là họ đồng ý chia sẻ 1 phần lợi nhuận cho Affiliate
Marketer. Họ sẽ đăng tải thông tin sp lên affiliate network.
+ Publisher ( cộng tác viên) ,có nhiệm vụ đưa sản phẩm của nhà
cung cấp tới khách hàng
+ Customer ( Khách hàng) nếu KH hoàn tất 1 giao dịch thông
qua link affiliate thì publisher sẽ nhận đc 1 khoản hoa hồng tương ứng
với giao dịch đó. )

( từ những định nghĩa trên thì mô hình này đã đem lại những lợi ích cũng như
những thách thức ntn thì chũng ta sẽ đến với phần cuối cùng

4, Lợi ích và thách thức của mô hình KTCS


- Lợi ích:
+, Một là, KTCS ngày càng được người tiêu dùng đón nhận rộng rãi. KTCS
cung cấp các nguồn lực trong nước đến người có nhu cầu một cách nhanh
chóng thông qua công nghệ, hay nói cách khác là tận dụng một cách có hiệu
quả các nguồn lực nhàn rỗi trong xã hội; tận dụng hiệu quả về cả thời gian
và tiết kiệm chi phí. Nhờ sự thuận tiện cho người sử dụng mà các mô hình
KTCS ngày càng được người tiêu dùng đón nhận.
+, Hai là, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, nâng cao sức cạnh tranh
của nền kinh tế, đẩy mạnh sáng tạo trong kinh doanh: Trong lĩnh vực vận
tải, đến nay, không chỉ có Grab và Uber mà đã có khoảng 10 hãng taxi khác
tham gia cung cấp ứng dụng đặt xe qua mạng, trong đó có cả các hãng taxi
lớn như Vinasun, Mai Linh tham gia.
+, Ba là, tiết kiệm tài nguyên thông qua việc sử dụng liên tục tài sản trong
toàn bộ vòng đời của nó: Đây là lợi ích lớn nhất của KTCS. Trong thực tế, xe
ô tô cá nhân được dùng cho việc cung cấp dịch vụ trên nền tảng công nghệ
của Uber, Grab, Lyft… đã giúp tiết kiệm tài nguyên của tài sản.
Một ví dụ khác, dịch vụ cho thuê thiết bị nông nghiệp của nền tảng Trringo
do công ty ô tô Mahindra & Mahindra ở Ấn Độ đã cho phép nông dân
thuê được thiết bị, máy móc nông nghiệp bằng cách gọi điện, góp phần
thúc đẩy sự thịnh vượng của vùng nông thôn. Chỉ khoảng 15% trong số
120 triệu nông dân Ấn Độ có khả năng chi trả để sở hữu thiết bị cơ khí
nông nghiệp. Vì vậy, nền tảng này đã cho phép những nông dân khác có
thể sử dụng được máy móc nông nghiệp với chi phí thấp hơn nhiều
(Wallenstein J. và Shelat U., 2017).
+, Bốn là, góp phần thúc đẩy phát triển công nghệ nói chung và công nghệ
thông tin tin nói riêng.
- Thách thức đối với cấc nhà quản lý:

+, KTCS làm nảy sinh các mối quan hệ mới trên thị trường: Do sự xuất
hiện của bên thứ ba là nền tảng, quan hệ hợp đồng kinh tế trong KTCS
có ít nhất là quan hệ 3 bên thay vì quan hệ 2 bên như trong các hợp
đồng kinh tế trước đây. Khung khổ pháp lý quy định trách nhiệm của
từng bên trong mối quan hệ hợp đồng này cần được thay đổi và bổ
sung. Đây là một trong những lý do mà các nước trên thế giới (ngay cả
các nước phát triển) cần nghiên cứu và có sự điều chỉnh về nền tảng
pháp luật, đáp ứng nhu cầu của bối cảnh phát triển hiện nay
+, Tiềm ẩn những rủi ro mà nhà quản lý cần phải quan tâm để đảm bảo
lợi ích của cả người mua (người tiêu dùng) và người bán (nhà cung cấp
dịch vụ). Mặc dù, các bên có thông tin về nhau đầy đủ hơn, nhưng việc
kiểm chứng các thông tin và tiếp xúc trực tiếp với nhau lại ít hơn nên
cũng tiềm ẩn rủi ro lớn hơn nếu như không được khắc phục bằng những
quy định cụ thể và hiệu quả.

+, Thách thức về đảm bảo cạnh tranh công bằng: Xung đột lợi ích giữa
doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình KTCS và doanh nghiệp kinh
doanh theo phương thức truyền thống sẽ xảy ra. Và ở đây UBER là 1
điểm hình:
o Tại Anh, vào tháng 7/2018, các lái xe tài tế taxi truyền thống kiện
Uber đòi bồi thường 1,3 tỷ USD.
o Tại Autraulia, tháng 10/2018, các hãng taxi truyền thống kiện
UBER đòi bồi thường 500tr USD

o Trước đó, 2014 hiệp hội lái xe thành phố Barcelona Tây Ban Nha
đã lên đơn kiện UBER lên Toàn án công lý Châu Âu là cạnh tranh không
công bằng.
o Hay tại VN, không biết cô và các bạn còn nhớ vụ kiện mang tính
lịch sử giữa taxi truyền thống VINASUN và Grap. Vinasun đòi Grab bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với khoản lợi nhuận bị sụt giảm
hơn 40 tỷ đồng trong năm 2016 và nửa đầu năm 2017. Vinasun cho
rằng khoản lợi nhuận bị sụt giảm này là do hoạt động kinh doanh trái
pháp luật của Grap tại VN. Tuy nhiên thì đến những giây phút cuối cùng
thì 2 bên nguyên đơn và bị đơn tuyên bố muốn hòa giải.
 Đó là 2 dẫn chứng tiêu biểu cho việc đảm bảo cạnh tranh công bằng
mà các nhà quản lí cũng như các nhà kinh tế đang nghiên cứ tìm ra
giải pháp.

You might also like