You are on page 1of 19

CUỘC THI KHOA HỌC KĨ THUẬT CẤP THÀNH PHỐ

DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC


NĂM HỌC 2020 – 2021

ĐƠN VỊ DỰ THI: TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN GIÀU


DỰ ÁN
HỆ THỐNG CỐNG ĐIỀU KHIỂN HỖ TRỢ CÔNG
NHÂN VỆ SINH VÀ GÓP PHẦN KHẮC PHỤC TÌNH
TRẠNG NGẬP LỤT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LĨNH VỰC DỰ THI: KĨ THUẬT MÔI TRƯỜNG

TÁC GIẢ
Nguyễn Lê Hà Vy– Lớp 12A12
Lương Ngọc Anh Thư– Lớp 12A12

GVHD
Đinh Xuân Thịnh
MỤC LỤC
A. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ....................................................... 2
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................ 2
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .................................................................... 2
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................... 3
IV. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 3
1. Tìm hiểu, thống kê về điều kiện tự nhiên của thành phố và thực trạng
ngập hiện nay ................................................................................................ 3
2. Phân tích các biện pháp chống ngập lụt ở thành phố Hồ Chí Minh hiện
nay ............................................................................................................... 6
3. Tìm hiểu sơ lược về hệ thống ................................................................ 7
B. THIẾT KẾ VÀ THỰC NGHIỆM SẢN PHẨM ........................................... 9
I. THIẾT KẾ SẢN PHẨM ........................................................................... 9
1. Cấu tạo sản phẩm................................................................................... 9
2. Cách hoạt động sản phẩm và cách lắp đặt ........................................... 10
3. Hướng dẫn sử dụng sản phẩm ............................................................. 10
II. THỰC NGHIỆM SẢN PHẨM .............................................................. 12
C. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 13
D. THẢO LUẬN .............................................................................................. 13
SO SÁNH HỆ THỐNG CỐNG ĐIỀU KHIỂN VỚI HỆ THỐNG CŨ .. Error!
Bookmark not defined.
E. KẾT LUẬN.....................................................................................................15
F. HƯỚNG PHÁT TRIỂN ..................................................................................15
G. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 15
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Ngập nước do triều cường ....................................................................... 1
Hình 2. Địa hình thành phố ................................................................................... 4
Hình 3. Phân bố lượng mưa theo khu vực và theo năm ........................................ 5
Hình 4. Board mạch Arduino ................................................................................ 7
Hình 5.Arduino IDE .............................................................................................. 8
Hình 6. Xi lanh điện ............................................................................................. 8
Hình 7. Bluetooth Hc-06. ...................................................................................... 8
Hình 8.Phần trong ................................................................................................ 9
Hình 9. Phần ngoài ............................................................................................. 12
Hình 10.Mô hình thực tế.. ................................... Error! Bookmark not defined.
Hình 11.Quá trình xử lí và lọc rác ...................................................................... 11
Hình 12.Điều khiển đóng mở nắp triều ............................................................... 11
Hình 13.Kết quả thực nghiệm ............................................................................ 13

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 1. Thống kê số điểm ngập và chiều cao mực nước dâng qua các năm ... 3
Biểu đồ 2. Tỉ lệ diện tích bề mặt tự nhiên và bê tông hóa của thành phố ............. 4
Biểu đồ 3. Lượng nước ngầm đang khai thác ....................................................... 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 1. Thống kê lượng mưa hằng năm tại 9 đồng hồ đo mưa ............................ 5
Bảng 2. Sơ đồ đi dây ............................................................................................ 8
Bảng 3. Thông tin chi phí sản phẩm sản phẩm ..................................................... 9
Bảng 4. Trình tự vận hành vách ngăn triều ........................................................ 12
Bảng 5.So sánh hệ thống cống cũ và hệ thống cống điều khiển ........................ 13

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT THỐNG KÊ


- CV: sự biến thiên của mực nước (mm)
- MAX: mực nước cao nhất (mm)
- MIN: mực nước thấp nhất (mm)
- MEAN: mực nước trung bình (mm)
- STD: độ lệch mực nước (mm)
- HTCTM: Hệ thống cống thông minh
- KTTV: Khí tượng thủy văn
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin chân thành cảm ơn toàn thể thầy cô trong trường
THPT Trần Văn Giàu đã tận tình truyền đạt vốn kiến thức vô cùng bổ ích và quý
báu trong thời gian chúng em học tập tại nhà trường. Cảm ơn nhà trường đã tạo
điều kiện cho chúng em có thể tiếp cận và tiến hành nghiên cứu khoa học một
cách tốt nhất.
Chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Đinh Xuân Thịnh cũng như
các thầy cô đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cũng như đóng góp ý kiến cho chúng
em có thể hoàn thành tốt đề tài của mình.
Cảm ơn cha mẹ, anh chị và bạn bè đã luôn luôn là hậu phương vững chắc,
luôn ủng hộ, giúp đỡ chúng em khi cần, luôn bên cạnh lúc chúng em gặp khó khăn
trong học tập cũng như trong nghiên cứu.
Với kiến thức và nền tảng kỹ thuật còn hạn chế nên sẽ còn nhiều thiếu sót
trong sản phẩm cũng như trong báo cáo. Chúng em rất mong sẽ nhận được những
ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn.
Kính chúc ban giám hiệu nhà trường, cùng toàn thể quý thầy cô giáo trường
THPT Trần Văn Giàu lời chúc sức khỏe, thành công và thịnh vượng trong cuộc
sống cũng như trong công tác.

Nhóm tác giả:


Nguyễn Lê Hà Vy- Lớp 12A12 - Trường THPT Trần Văn Giàu
Lương Ngọc Anh Thư - Lớp 12A12 - Trường THPT Trần Văn Giàu
1
LỜI MỞ ĐẦU
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế cả nước có tốc độ tăng trưởng
tương đối nhanh làm cho cơ sở hạ tầng kĩ thuật phát triển không theo kịp và tình
trạng ngập là điều khó tránh khỏi. Mặc dù chính quyền thành phố đã đưa ra nhiều
biện pháp khắc phục tình trạng ngập lụt nhưng tình trạng ngập vẫn đang diễn ra
và ngày càng xấu đi.
Chính vì vậy chúng em đã làm đề tài nghiên cứu khoa học về hệ thống góp
phần khắc phục tình trạng ngập lụt của thành phố tuy nhiên vì thời gian hạn chế
nên chúng em chưa nghiên cứu sâu, cũng như giải pháp đưa ra chỉ giải quyết một
vấn nhỏ.Với những kiến thức, kinh nghiệm mà chúng em thu được để tạo ra “Hệ
thống cống điều khiển ” có tính năng nổi bật và đặc biệt có thể hỗ trợ cho các
thiết bị chống ngập khác. Để hiểu rõ hơn về đề tài thì sau đây là phần nghiên cứu
của chúng em.

Hình 1. Hình ảnh nước triều dâng tại đường Cô Giang quận 1
(Theo: Dantri.com)
2
A. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Được biết đến là thành phố lớn nhất cả nước có tốc độ phát triển mạnh mẽ
nhưng hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa phát triển theo kịp với quy mô ngày càng
lớn của thành phố. Dự án quy hoạch xây dựng đô thị của thành phố còn chưa tốt
nên đã dẫn tới ngập lụt ở một số tuyến đường và tác động rất xấu đến nhiều mặt
của xã hội như: đời sống nhân dân, kinh tế, môi trường và nhiều vấn đề khác.
Theo đó, tình trạng ngập do nhiều nguyên nhân tác động chính là rác kẹt và
triều cường. Theo cập nhật mới nhất Trung tâm Dự báo KTTV, đỉnh triều
cường vượt mức báo động III từ 0,06 – 0,11m. Nước sông dâng cao gây nên
những đợt triều cường cho một số tuyến đường thành phố, tình trạng ngập diễn ra
việc lưu thông của người dân vô cùng khó khăn và tiềm ẩn những nguy hiểm cho
người tham gia giao thông hay cho những hộ gia đình phải đối mặt với những đợt
nước ngập vào nhà ảnh hưởng không ít đến chất lượng cuộc sống người dân.
Không chỉ tác động xấu đến đời sống con người mà hằng năm nhà nước phải bỏ
ra một số tiền lớn trong ngân sách để khắc phục tình trạng ngập, nâng cao đời
sống người dân. Theo báo cáo ở báo Pháp Luật thì trong mười năm qua số tiền
chi để khắc phục tình trạng ngập là hơn 24.300 tỉ đồng và theo thống kê mới nhất
thì trong giai đoạn 2016 đến 2020 sẽ có thêm 66.820 tỉ đồng nữa vì một cuộc sống
chất lượng tốt hơn cho người dân thành phố.
Dù nhiều giải pháp chống ngập lụt đã được đề ra như: dùng siêu máy bơm
để bơm thoát nước, xây hồ điều tiết nước,... nhưng những cách làm này hầu hết
đều mang lại hiệu quả chưa cao. Vì vậy, nhóm em đã tiến hành nghiên cứu và
phát triển đề tài nghiên cứu khoa để tạo ra “Hệ thống cống điều khiển ” với mục
đích tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng ngập lụt phù hợp với điều kiện thành
phố và đặc biệt hơn là kiểm soat được mực triều dâng
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu và đánh giá về tình trạng ngập lụt ở thành phố Hồ Chí Minh.
- Tạo ra một hệ thống góp phần khắc phục tình trạng ngập lụt ở thành phố
Hồ Chí Minh cũng như hỗ trợ kiểm soát mực triều dâng, các cô chú công
nhân vệ sinh thu rác nhanh gọn hơn
3
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
❖ Đối tượng nghiên cứu:
- Hệ thống cống điều khiển.
❖ Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian: 10/8/2020 đến 28/11/2020
- Không gian:
➢ Phòng nghiên cứu khoa học - Trường THPT Trần Văn Giàu.
IV. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Tìm hiểu, thống kê về điều kiện tự nhiên của thành phố và thực trạng
ngập hiện nay
a. Thống kê số lượng điểm ngập ở thành phố Hồ Chí Minh và hiện
tượng mực nước dâng do sự biến đổi khí hậu hiện nay
Từ các thông tin của báo Thanh Niên, VnExpress,… chúng em đã thống kê
số lượng điểm ngập và chiều cao mực nước dâng ở thành phố những năm gần đây
như sau:

Biểu đồ 1. Thống kê số điểm ngập và chiều cao mực nước dâng qua các năm
Theo đó thì chúng ta thấy được số lượng các điểm ngập đặc biệt là các điểm
ngập thường xuyên, ngập nặng có xu hướng giảm cho thấy đã có sự nỗ lực của
chính quyền thành phố trong việc khắc phục tình trạng ngập lụt. Tuy nhiên, số
điểm ngập ở thành phố còn nhiều và theo biểu đồ 1 ta thấy được rằng chiều cao
mực nước ngập ngày càng tăng qua các năm do sự biến đổi khí hậu hiện nay.
Theo báo cáo của GERMANWATCH thì Việt Nam nằm trong Top 10 quốc
gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu. Cũng theo báo cáo này, biến
đổi khí hậu đã làm cho 526.000 người thiệt mạng và số tiền thiệt hại lên đến 3.475
tỷ USD. Với tình hình hiện nay thì ta dễ thấy rằng sự biến đổi này ngày càng xấu
đi gây ra nhiều quan ngại cho thành phố trong tương lai.
4
b. Địa hình thành phố

Hình 2. Địa hình thành phố


Về mặt địa lý, địa hình Thành phố Hồ Chí Minh là đồng bằng thấp và bị chia
cắt bởi mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc và nằm ở hạ lưu sông Đồng Nai
– Sài Gòn. Chính vì thế thủy triều dễ xâm nhập vào đất liền, kết hợp với sự biến
đổi khí hậu hiện nay làm cho thành phố dễ xuất hiện tình trạng ngập lụt, ùn tắc
giao thông. Mà việc tham gia giao thông trên những con đường trơn trượt, ngập
úng vô cùng nguy hiểm, luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, ngập lụt còn tạo điều kiện thuận
lợi cho dịch bệnh phát triển như đau mắt đỏ, tiêu chảy,… nguy hiểm nhất là dịch
sốt xuất huyết.
c. Tỉ lệ diện tích bề mặt tự nhiên và bê tông hóa của thành phố
Dựa trên số liệu của những trang web là Cảnh Quan Xanh, Tạp chí kiến trúc
thì chúng em thống kê ra được kết quả sau:

Biểu đồ 2. Tỉ lệ diện tích bề mặt tự nhiên và bê tông hóa của thành phố
Với số liệu chúng em thống kê được thì diện tích bề mặt tự nhiên của thành
phố là 389,175 km2, chiếm 19% diện tích thành phố và diện tích bê tông hóa là
1707,385 km2, chiếm 81% diện tích thành phố. Từ đó ta thấy được rằng tỉ lệ bê
tông hóa ở thành phố của chúng ta khá cao, làm cho lượng nước thoát không kịp
gây ra tình trạng ngập cục bộ. Và nếu tỉ lệ này tăng cao lên thì “Thứ nhất, làm
nhiệt độ đô thị tăng lên, ngập lụt do mưa kết hợp triều cường càng nghiêm trọng
5
hơn. Thứ hai, về mặt kinh tế nếu phá vỡ cảnh quan tự nhiên, thành phố bị ngập
lụt, triều cường, mưa bão,… thiệt hại về kinh tế sẽ lớn hơn rất nhiều.
Từ những điều trên cho thấy chúng ta cần tìm ra một giải pháp có thể góp
phần giải quyết hiện tượng ngập lụt thành phố và phải phù hợp với điều kiện của
thành phố hiện nay.
d. Phân tích lượng mưa
Lượng mưa là một trong những biến đổi khí hậu quan trọng nhất có thể ảnh
hưởng đến tình trạng ngập lụt ở đô thị. Như vậy số liệu thống kê về lượng mưa
cực kỳ quan trọng để quản lý nước đô thị và thiết kế hệ thống thoát nước đô thị.
Sau đây là thống kê mà chúng em tìm được về lượng mưa ở TP.HCM trong giai
đoạn 1980-2013 và từ đây dự đoán một số kết quả trong tương lai:

Hình 3. Phân bố lượng mưa theo khu vực và theo năm


Theo những thống kê trên ta thấy lượng mưa hàng năm giảm dần từ Tây Nam
sang Đông Bắc, ngoài ra thì lượng mưa trung bình hàng năm khá cao, khoảng
1800 mm và chiếm 80-85% tổng lượng mưa hàng năm và đặc biệt lượng mưa chủ
yếu tập chung ở tháng Năm đến tháng Mười.

Bảng 1. Thống kê lượng mưa hằng năm tại 9 đồng hồ đo mưa


Theo các thông số thống kê của chuỗi mưa hàng năm tại chín đồng hồ đo
mưa trong giai đoạn 1980-2013 mà chúng em tìm được và tóm tắt trong Bảng 1
thì lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 1438 mm ở Vũng Tàu đến 1904
mm tại ga Tân Sơn Hòa. Hệ số biến thiên (CV) cao nhất của lượng mưa đã được
quan sát tại trạm Hóc Môn với tỷ lệ 24%, trong khi (CV) thấp nhất 13% được tìm
thấy tại nhà ga Tân Sơn Hòa.
Công thức tính mức tăng của lượng nước mưa: CV=Mean/STD
e. Lượng nước ngầm của thành phố
Từ những số liệu trên trang báo Tài nguyên và môi trường thì chúng em có
6
thống kê về tình trạng khai thác nước ngầm ở thành phố như sau:
820000
800000
780000
760000
740000 lượng nước khai thác an
toàn(m3/ngày)
720000
lượng nước đang khai thác
700000 (m3/ngày)
680000
660000
640000
620000
1

Biểu đồ 3. Lượng nước ngầm đang khai thác


Theo đó chúng ta thấy được rằng trữ lượng khai thác nước ngầm an toàn là
800.000 m3/ngày. Nhưng hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 100 nghìn
giếng khoan khai thác nước ngầm với đường kính và độ sâu khác nhau. Tổng khối
lượng nước ngầm đang được khai thác là hơn 680.000 m3/ngày. Với khối lượng
khai thác này, gần tiệm cận với trữ lượng khai thác an toàn sẽ dẫn đến nguy cơ
giảm sút chất lượng nước. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra
tình trạng sụt lún nghiêm trọng của thành phố.
f. Kết luận chung về tình trạng ngập lụt của thành phố
 Qua thống kê ở trên chúng ta thấy được tình trạng ngập ở thành phố ta
có xu hướng giảm tuy nhiên giảm không nhiều và mực nước ngập có xu hướng
tăng do sự biến đổi khí hậu.
 Qua sự thống kê lần lượt ở các mục chúng ta thấy được rằng địa hình
của thành phố chúng ta không cao mà còn bị chia cắt mạnh bởi sông ngòi kênh
rạch kết hợp cùng với sự khai thác nước ngầm quá mức nên triều cường dễ xâm
nhập vào đất liền; tỉ lệ bê tông hóa ở thành phố khá cao chính vì thế mà lượng
nước mưa thấm không kịp dẫn đến tình trạng ngập.
 Từ các số liệu của mục d) thì chúng em rút ra được hai nhận xét như
sau: một là lượng mưa hàng năm ở TP HCM có xu hướng tăng; hai là trong sự
phân bố không gian, lượng mưa có xu hướng gia tăng từ phía Tây Nam sang phía
Đông Bắc của thành phố ngoài ra lượng mưa tập chung chủ yếu vào tháng Năm
đến tháng Mười và theo thống kê từ bảng ở bên trên thì ta thấy được rằng lượng
mưa ngập do biến đổi khí hậu có xu hướng tăng qua các năm.
 Qua sự thống kê ở mục e) chúng ta thấy được còn một bộ phận người
dân chưa có ý thức ở nơi công cộng và tình hình lấn chiếm kênh rạch, cống có xu
hướng gia tăng. Ngoài ra một vấn đề em thấy khá nghiêm trọng đó là mùi hôi bốc
lên từ cống chính vì thế chúng em cần đưa ra một giải pháp phù hợp với vấn đề
này. Đặc biệt hơn qua mục e) chúng em biết được việc thu gom rác của cô chú
công nhân tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cũng như rủi ro như bị xe quẹt hay đụng trúng
vật nhọn,...
2. Phân tích các biện pháp chống ngập lụt ở thành phố Hồ Chí Minh hiện
nay
Theo chúng em tìm hiểu hiện nay thành phố Hồ Chí Minh đang áp dụng
những biện pháp chống ngập sau:
7
Siêu máy bơm là một chiếc máy tính năng vượt trội như hút 27.000- 96.000
m3/giờ, giải quyết ngập chỉ trong 15 phút, trả lại mỹ quan đô thị,… Tuy nhiên
với chi phí thuê là 14,2 tỷ đồng/năm thì tương đối cao và có thể máy không
hoạt động tốt nếu như có rác ở các cống gây ùn ứ nước.
● Hồ điều tiết là một cái hồ trữ nước thông minh theo công nghệ Nhật với
những ưu điểm như tuổi thọ cao, có thể trữ nước lên đến 109 m3, thi công nhanh,
chịu lực lên đến 25 tấn,… Tuy nhiên hệ thống chỉ hoạt động ở địa điểm lắp đặt
không đa năng và không giải quyết ngập ở một số con đường bị trũng trên khu
vực lắp đặt.
● Na ̣o vét hệ thống thoát nước (các ống cống): với ưu điểm giúp nước lưu
thông tốt hơn tránh ngập nhưng phải tốn nhiều chi phí thuê công nhân.
● Lưới lọc rác truyền thống: giúp ngăn rác rơi vào cống làm nghẹt cống. Tuy
nhiên nếu nhiều rác quá thì nó sẽ không ngăn được rác rơi vào cống mà còn làm
nghẹt cống dẫn tới ngập lụt.
● Dự án chống ngập do triều cường 10000 tỷ (chưa xây xong): giải quyết
xong hiện tượng ngập do triều cường tuy nhiên các vụ ngập do rác hay nguyên
nhân khác như lấn chiếm sẽ không thể giải quyết được.
Dù chính quyền thành phố đã đầu tư nhiều dự án chống ngập nhưng tình
trạng ngập vẫn diễn ra ngày càng nghiêm trọng một phần do sự biến đổi khí hậu.
Chính vì thế chúng em muốn nghiên cứu phát triển hệ thống góp phần chống ngập
lụt mới để góp phần khắc phục tình trạng ngập ở thành phố, cũng như phù hợp
với đặc điểm thành phố.
3. Tìm hiểu sơ lược về hệ thống
a. Mạch điện tử Arduino

Hình 4. Board mạch Arduino


 Ưu điểm và nhược điểm của mạch Arduino
 Ưu điểm
 Người dùng dễ dàng lập trình điều khiển, tương thích với nhiều thiết bị.
 Thiết kế bo mạch nhỏ gọn, trang bị nhiều tính năng thông dụng.
 Arduino IDE
8
 Arduino IDE là một trình soạn thảo văn bản, giúp bạn viết code để nạp vào
bo mạch arduino.

Hình 5. Giao diện phần mềm Arduino IDE

Bảng 2. Sơ đồ đi dây

b. Xilanh

Hình 6. Động cơ xilanh


9
c. Bluetooth

Hình 7. Bluetooth HC-06


B. THIẾT KẾ VÀ THỰC NGHIỆM SẢN PHẨM
Từ các vấn đề nghiên cứu trên chúng em muốn nghiên cứu để tạo ra một sản
phẩm có thể khắc phục tình trạng ngập lụt của thành phố Hồ Chí Minh phù hợp
với điều kiện của thành phố hiện nay và đáp ứng được các tiêu chí đề ra như:
● Thu gom rác dể dàng và an toàn hơn, giảm mùi hôi ở miệng cống.
● Tạo ra thiết bị giúp công việc thông cống trở nên bớt nguy hiểm cũng như
hằng năm giảm chi phí thu gom rác thải ở dưới cống nước.
● Hỗ trợ, khắc phục nhược điểm của các giải pháp chống ngập khác.
● Giá thành dao động từ 4.000.000-5.000.000.
I. THIẾT KẾ SẢN PHẨM
1. Cấu tạo sản phẩm
S Kích Đơn
Đơn giá Số Thành tiền
T Thành phần thước vị
(đồng) lượng (đồng)
T (cm) tính
1 Khung nhựa tái chế 80 x 80 Cái 1.320.000 1 1.320.000
2 Tấm đan bê tông 80 x 80,2 Cái 50.000 1 50.000
3 Lưới đựng rác 80 x 20 Cái 100.000 1 100.000
4 Máng nghiêng lọc rác 40 x 20 Cái 100.000 1 100.000
5 Mạch Arduino Uno R3 Cái 120.000 1 120.000
6 Module bluetooth Cái 90.000 1 90.000
7 Xilanh Cái 700.000 2 1.400.000
8 Ống sắt Cái 100.000 1 100.000
9 Mica 2ly 50 x 50 cái 180.000 5 900.000
10 Nguồn tổ ong Cái 150.000 1 150.000
11 BTS7960 Cái 150.000 1 150.000
Tổng cộng 4.480.000
Bảng 2. Thông tin chi phí sản phẩm sản phẩm
Thiết kế của hệ thống chia thành hai phần: phần trong và phần ngoài.
● Phần trong: là phần lắp đặt bên trong cống nước gồm một đan bê tông kết
10
hợp cùng tấm nhựa tạo độ trơn cho rác chảy vào cống và một chiếc lưới
như hình vẽ bên dưới được đặt thay thế tấm lưới thông thường.
● Phần ngoài: gồm một lưới dài lọc rác và nước, sau đó nước xả ra van một
chiều về lại cống nước. Đối diện van là một cái ống nước được dẫn tới cống
ngăn triều được điều khiển đóng mở bằng xilanh thông qua Bluetooth.

Hình 8. Phần trong Hình 9. Phần ngoài


2. Cách hoạt động sản phẩm và mô hình thực tế.
 Quy trình hoạt động
Khi trời mưa thì nước và rác sẽ chảy trên máng nghiêng vào hệ thống. Khi
đi qua lưới lọc nước sẽ tách được các rác loại rác,nước với các phần rác nhỏ khác.
Phần nước còn lại sẽ được chảy ra cống lớn ra ngoài
Khi có hiện tượng triều cường xảy ra thì trung tâm điều khiển sẽ dùng ứng
dụng Arduino control để đóng nắp lại. Rác sẽ được thu gom khi đầy
 Mô hình thực tế

Hình 10. Mô hình thực tế


11
 Nguyên lí hoạt động

Hình 11. Quá trình lọc rác và xử lí rácHình 11. SĐ

Hình 12. Điều khiển đóng mở nắp ngăn triều


12

Bảng 4. Trình tự vận hành nắp ngăn triều


3. Hướng dẫn sử dụng sản phẩm
Lắp đặt hệ thống ở các hệ thống cống nước. Khi trời mưa thì hệ thống sẽ tự
vận hành và các cô chú công nhân vệ sinh chỉ cần gom rác khi đầy.
 Lưu ý: Trong khoảng sáu tháng nên kiểm tra lại hộp điện và lượng cát tụ ở
dưới đáy hệ thống. Đặt biệt là các thiết bị điện xem nó có bị hư hay không.
II. THỰC NGHIỆM SẢN PHẨM
Chúng em tiến hành thực nghiệm sản phẩm trong thực tế và nhận thấy hệ
thống hoạt động tốt, lọc được các loại rác thải ở miệng cống.

Hình 13. Kết quả thực nghiệm


13
C. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Sau quá trình nghiên cứu, thử nghiệm, thực nghiệm và cải tiến sản phẩm,
chúng em đã thêm vào phần nào nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, thống kê số
liệu, viết báo cáo, kỹ năng tự nghiên cứu, tìm kiếm và chọn lọc tài liệu ở trên
mạng Internet. Trong quá trình đó, chúng em đã khơi dậy niềm đam mê nghiên
cứu của mình. Đó cũng là nền tảng ban đầu để chúng em tiếp tục thực hiện các
nghiên cứu khác trong tương lai.
Nghiên cứu đã thực hiện được các mục tiêu sản phẩm ban đầu đã đề ra:
- Tìm hiểu và đánh giá về tình trạng ngập lụt ở thành phố Hồ Chí Minh.
- Tạo ra một hệ thống góp phần khắc phục tình trạng ngập lụt ở thành phố
Hồ Chí Minh cũng như hỗ trợ các cô chú công nhân vệ sinh thu gom rác
nhanh hơn, an toàn hơn.
D. THẢO LUẬN
Thông qua thực nghiệm chúng em thấy rằng ngoài ưu điểm ngăn rác rơi vào
cống thì tấm lưới lọc truyền thống còn rất nhiều nhược điểm. Vì vậy chúng em đã
nâng cấp để hỗ trợ cho “Hệ thống cống điều khiển” của chúng em. Chúng em
tin rằng hệ thống của chúng em rất an toàn và có thể áp dụng trong cuộc sống.
SO SÁNH HỆ THỐNG CỐNG CŨ VÀ HỆ THỐNG CỐNG ĐIỀU KHIỂN
14

Bảng 5. So sánh hệ thống cống cũ với hệ thống cống điều khiển


15

E. KẾT LUẬN
Hiện nay có rất nhiều biện pháp chống ngập như dùng siêu máy bơm, xây hồ
điều tiết nước, ...Tuy nhiên chúng vẫn còn nhiều hạn chế như không hoạt động tốt
khi cống bị nghẹt, hiệu quả thấp với những vùng trũng sâu, chưa có sự đổi mới,
gây sự bất tiện cho người sử dụng. Chính vì thế chúng em đã nghiên cứu tiếp và
tạo ra “Hệ thống cống điều khiển” với những đặc tính nổi bật kết hợp một số ưu
điểm của năm ngoái với mong muốn sản phẩm của chúng em có thể thay thế cho
những tấm lưới sắt thông thường hiện nay.
Vì thời gian hạn chế nên chúng em chỉ mới thực nghiệm sản phẩm tại một
số địa điểm. Tuy nhiên chúng em tin rằng “Hệ thống thông minh SmartSys”
của mình có thể áp dụng mọi nơi không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các quốc gia
khác.
F. HƯỚNG PHÁT TRIỂN
“Hệ thống cống điều khiển” ra đời đã góp phần khắc phục được những
nhược điểm của vách ngăn triều truyền thống, hỗ trợ công nhân vệ sinh trong thu
gom rác trong cống. Mặc dù vậy sản phẩm của chúng em vẫn còn hạn chế cần
khắc phục. Với mong muốn hoàn thiện sản phẩm một cách tốt nhất, chúng em đã
tìm hiểu và đưa ra các hướng phát triển sau:
- Lắp đặt tại các vị trí hố ga cũ, hệ thống ngăn triều lắp ở phía cống ra sông
- Hệ thống tự động hóa điều khiển, cảnh báo rác đầy

G. TÀI LIỆU THAM KHẢO


1) https://baomoi.com/s/c/26583660.epi?fbclid=IwAR21GqJqlDyg_nCk4eB
044RxDEs3oa6nRSj2Towm-tjRgoW-pO5HqdCrRKs
2) https://baomoi.com/s/c/26589674.epi?fbclid=IwAR2HhOt2xKi2_Ry_Wg
SJaFptAtuBuxhtn3jYwxRFt_ZnaEjexyahrMMg7m0
3) http://reatimes.vn/9-nguyen-nhan-chinh-gay-ngap-ung-o-tp-hcm-
19061.html
4) https://baomoi.com/s/c/26355715.epi?fbclid=IwAR3KwNM4wrv7UMZn
7Ggpap7nILmeAsVCHXNCwvIBu7RSsuN0OnBfce9HrVc
5) http://dantocmiennui.vn/moi-truong-va-ve-sinh-thuc-pham/thanh-pho-ho-
chi-minh-va-noi-lo-ngap-nuoc-mua-mua/174853.html
6) https://thanhnien.vn/doi-song/viet-nam-co-the-hoc-cac-bi-quyet-chong-
ngap-do-thi-nay-cua-the-gioi-902577.html

You might also like