You are on page 1of 116

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHẠM THỊ HỒNG LIÊN

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ


TÀI CHÍNH Ở CỤC HẬU CẦN - BỘ TỔNG THAM MƯU

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG


CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2016

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHẠM THỊ HỒNG LIÊN

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ


TÀI CHÍNH Ở CỤC HẬU CẦN - BỘ TỔNG THAM MƯU
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Hữu Ảnh

THÁI NGUYÊN - 2016

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng.

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016


Tác giả luận văn

Phạm Thị Hồng Liên


ii

LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tác giả luận văn xin gửi lời cảm ơn tới tất cả
Thầy/Cô - những người đã tận tình truyền đạt cho tác giả những kiến thức có
giá trị lý luâ ̣n và thực tiễn trong suốt quá trình là ho ̣c viên cao ho ̣c Khóa 11
chuyên ngành Quản lý kinh tế tại Trường Đại học Kinh tế và quản trị kinh
doanh - Đại học Thái Nguyên.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Lê Hữu Ảnh - Trưởng Khoa
Kế toán và Quản trị kinh doanh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đã tận tình
hướng dẫn, cũng như đã đóng góp những ý kiến quý báu để giúp tác giả hoàn
thành luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các Lãnh đạo Cục Hậu cần - BTTM
cùng toàn thể cán bộ, nhân viên đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ trong suố t
thời gian tiế n hành thu thâ ̣p dữ liêụ nhằ m thực hiện Luâ ̣n văn này.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng nhưng khả năng còn hạn chế
chắc chắn luận văn còn nhiều khiếm khuyết và không phải mọi vấn đề đưa ra
đều được giải quyết đầy đủ, trọn vẹn, sự thiếu sót hoặc chưa sâu sắc trong
phân tích đánh giá, đề xuất biện pháp là điều khó tránh khỏi. Tác giả Luận
văn mong muốn nhận được sự cảm thông và những đóng góp, chỉ dẫn bổ sung
quý báu của quý thầy, cô và đồng nghiệp…. để Luận văn này là tài liệu có giá
trị về mặt lý luận và có ý nghĩa cao trong hoạt động thực tiễn./.

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016


Tác giả luận văn

Phạm Thị Hồng Liên


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ............................................................................... viii
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2
4. Ý nghĩa khoa học và đóng góp mới của luận văn ......................................... 3
5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI
CHÍNH Ở ĐƠN VỊ DỰ TOÁN TRONG QUÂN ĐỘI ....................................... 4
1.1.Cơ sở lý luận về quản lý tài chính ở đơn vị dự toán quân đội .................... 4
1.1.1. Một số khái niệm liên quan ..................................................................... 4
1.1.2. Đặc điểm, hoạt động của tài chính đơn vị dự toán quân đội ................ 12
1.1.3. Vai trò của tài chính đơn vị dự toán quân đội ....................................... 15
1.1.4. Nội dung quản lý tài chính ở đơn vị dự toán quân đội ......................... 16
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý tài chính .......................... 27
1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý tài chính ở một số đơn vị dự toán quân đội......... 29
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính ở Học viện Khoa học Quân sự -
Tổng cục II .............................................................................................. 29
1.2.2. Kinh nghiệm quản lý tài chính tại Cục Hậu cần - Tổng cục Hậu cần ........ 31
1.2.3. Bài học rút ra cho Cục Hậu cần - Bộ Tổng Tham mưu trong quản
lý tài chính ............................................................................................. 33
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 35
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 35
iv

2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 35


2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 35
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin ........................................................... 35
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 36
2.3. Các tiêu chí chủ yếu đánh giá chất lượng quản lý tài chính .................... 37
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 39
Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở CỤC
HẬU CẦN - BỘ TỔNG THAM MƯU GIAI ĐOẠN 2012 - 2014 .................... 42
3.1. Tổng quan về Cục Hậu cần - Bộ Tổng Tham mưu .................................. 42
3.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Cục Hậu cần - Bộ Tổng Tham mưu ............ 42
3.1.2. Tổ chức biên chế ................................................................................... 43
3.1.3. Cơ chế quản lý tài chính........................................................................ 44
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo kinh phí và quản lý nguồn thu ............................ 45
3.2. Phân tích thực trạng công tác quản lý tài chính ở Cục Hậu cần - Bộ
Tổng Tham mưu giai đoan 2012 - 2014 ............................................... 46
3.2.1. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý tài chính và phân cấp quản lý
tài chính ................................................................................................. 46
3.2.2. Quản lý chu trình ngân sách .................................................................. 48
3.2.3. Quản lý tài chính đối với hoạt động có thu ........................................... 63
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính ở Cục Hậu
cần - Bộ Tổng Tham mưu ..................................................................... 69
3.4. Đánh giá chung về công tác quản lý tài chính ở Cục Hậu cần giai
đoạn 2012 - 2014................................................................................... 70
3.4.1. Kết quả đạt được ................................................................................... 70
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ....................................................................... 72
Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
TÀI CHÍNH Ở CỤC HẬU CẦN - BỘ TỔNG THAM MƯU........................... 76
4.1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý tài
chính ở Cục Hậu cần - Bộ tổng Tham Mưu .......................................... 76
v

4.1.1. Quan điểm hoàn thiện công tác quản lý tài chính ................................. 76
4.1.2. Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý tài chính ........................... 77
4.1.3. Mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý tài chính .................................... 78
4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở Cục Hậu cần - Bộ
Tổng Tham mưu .................................................................................... 80
4.2.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý tài chính ....................................... 80
4.2.2. Hoàn thiện quản lý chu trình ngân sách ................................................ 86
4.2.3. Giải pháp cho quản lý tài chính đối với hoạt động có thu .................... 92
4.2.4. Giải pháp chung cho hoàn thiện công tác quản lý tài chính ................. 97
KẾT LUẬN.................................................................................................... 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 104
vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

BTTM : Bộ Tổng Tham mưu

BHXH : Bảo hiểm xã hội

BHYT : Bảo hiểm y tế

BQP : Bộ Quốc phòng

CNV : Công nhân viên

CNVQP : Công nhân viên quốc phòng

DTNS : Dự toán ngân sách

ĐVDT : Đơn vị dự toán

HSQ-BS : Hạ sĩ quan - Binh sĩ

KBNN : Kho bạc nhà nước

NN : Nhà nước

NS : Ngân sách

NSNN : Ngân sách nhà nước

NSQP : Ngân sách quốc phòng

QĐNDVN : Quân đội nhân dân Việt nam

QNCN : Quân nhân chuyên nghiệp

QTNS : Quyết toán ngân sách

XDCB : Xây dựng cơ bản


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Quân số Cục Hậu cần - Bộ Tổng Tham mưu năm 2014 ................ 43
Bảng 3.2: Kết quả lập dự toán chi ngân sách giai đoạn 2012 - 2014 ............. 48
Bảng 3.3: So sánh quân số thực hiện quân số dự toán ngân sách giai
đoạn 2012 - 2014 .......................................................................... 51
Bảng 3.4: Phân bổ dự toán ngân sách cho các ngành, đơn vị giai đoạn
2012 - 2014 ................................................................................... 52
Bảng 3.5: Thông kê các sai sót trong quá trình thực hiện chi tiêu .................. 56
Bảng 3.6: Thống kê tình hình thực hiện chu trình ngân sách về thời gian ..... 58
Bảng 3.7: Số liệu quyết toán ngân sách quý 4 từ năm 2012 - 2014 ............... 60
Bảng 3.8: Tình hình thực hiện quyết toán ngân sách giai đoạn 2012 - 2014........ 61
Bảng 3.9: Tổng hợp so sánh kết quả thu và kế hoạch thu giai đoạn 2012 - 2014 ..... 63
Bảng 3.10: Tốc độ tăng doanh thu từ các hoạt động có thu giai đoạn 2012 - 2014....... 64
Bảng 3.11: Cơ cấu nguồn thu từ hoạt động có thu giai đoạn 2012 - 2014 ..... 64
Bảng 3.12: Kết quả hoạt động có thu và phân phối thu nhập giai đoạn
2012 - 2014 ................................................................................... 67
viii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ


Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức Cục Hậu cần - Bộ tổng Tham mưu ...................... 44
Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tài chính Cục Hậu cần ................ 47
1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý tài chính là nhiệm vụ tất yếu xuất phát từ chức năng của tài
chính Quân đội, từ yêu cầu khách quan của quá trình điều hành hoạt động của
hệ thống tài chính quân đội. Thông qua công tác quản lý tài chính, các ngành,
các đơn vị nắm được thực trạng tình hình tài chính và những thông tin cần
thiết; trên cơ sở đó có những biện pháp tác động tích cực tới các đối tượng
quản lý, làm cho quá trình phân phối, sử dụng các nguồn tài chính và các
nguồn khác đạt hiệu quả tốt; chức năng của tài chính được thực hiện và phát
huy vai trò trong thực tiễn; góp phần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của
đơn vị.
Cục Hậu cần - Bộ Tổng Tham mưu là đơn vị dự toán quân đội đảm bảo
hậu cần cho Bộ Tổng Tham mưu (BTTM) và dự bị chiến lược của Bộ Quốc
phòng (BQP), có nhiệm vụ chính trị trung tâm là bảo đảm hậu cần, huấn
luyện chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, nguồn tài chính bảo đảm cho đơn vị
hoạt động chủ yếu do Ngân sách Nhà nước (NSNN) cấp thông qua BQP, NSNN
giao và thu từ sản xuất, xây dựng kinh tế của Cục. Trong những năm qua, công
tác quản lý tài chính ở Cục Hậu cần được coi trọng, đi vào nền nếp trên cơ sở
tuân thủ các nguyên tắc, chế độ quản lý ngân sách, quản lý tài chính của Nhà
nước, quy định của BQP. Hàng năm đơn vị đều được Bộ Tổng Tham mưu tặng
bằng khen về “Đơn vị quản lý tài chính tốt”. Tuy nhiên trong công tác quản lý tài
chính của Cục Hậu cần vẫn còn những hạn chế như: Việc xây dựng kế hoạch NS
của các ngành chưa đầy đủ, chất lượng chưa cao; điều hành chi tiêu ngân sách
(NS) giữa các tháng, quý chưa hợp lý, còn hiện tượng chi sai nội dung Dự toán
ngân sách (DTNS), thanh quyết toán các công trình xây dựng cơ bản (XDCB)
chậm, quản lý các hoạt động có thu chưa chặt chẽ, chưa phản ánh kịp thời doanh
thu… làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác tài chính và việc thực hiện nhiệm vụ
của đơn vị. Để góp phần khắc phục những tồn tại, hạn chế, hoàn thiện công tác
2

quản lý tài chính tại Cục Hậu cần - Bộ tổng Tham mưu, tác giả đã chọn đề tài:
“Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở Cục Hậu cần - Bộ Tổng
Tham mưu” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đánh giá thực trạng tại Cục
Hậu cần - Bộ Tổng Tham mưu để đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công
tác quản lý tài chính ở Cục Hậu cần - Bộ Tổng Tham mưu, đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ của Cục Hậu cần trong giai đoạn mới đó là đáp ứng tốt nhất nhu cầu
tài chính cho việc xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, góp phần xây dựng
quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại đủ sức hoàn
thành thắng lợi mọi nhiệm vụ quân sự và quốc phòng, quốc phòng kết hợp với
kinh tế, kinh tế kết hợp với quốc phòng.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản và thực tiễn về quản lý tài
chính ở Đơn vị dự toán (ĐVDT) Quân đội;
- Khảo sát, đánh giá công tác quản lý tài chính ở Cục Hậu cần - Bộ
Tổng Tham mưu giai đoạn 2012 - 2014;
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở Cục
Hậu cần - Bộ Tổng Tham mưu đến 2020.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Công tác quản lý tài chính ở Cục Hậu cần - Bộ Tổng Tham mưu.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Nghiên cứu được lấy số liệu khảo sát từ năm 2012 -
2014, giải pháp đến 2020.
- Về không gian: Nghiên cứu tại Cục Hậu cần - Bộ Tổng Tham mưu
- Về nội dung: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Cục
Hậu cần - Bộ Tổng Tham mưu
3

4. Ý nghĩa khoa học và đóng góp mới của luận văn


4.1. Ý nghĩa khoa học của luận văn
Về lý luận: Luận văn hệ thống hóa các lý luận cơ bản về quản lý tài
chính ở ĐVDT Quân đội;
Về thực tiễn: Luận văn nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý tài
chính ở Cục Hậu Cần - BTTM.
4.2. Đóng góp mới của luận văn
- Luận văn nghiên cứu, đề xuất những giải pháp pháp nhằm hoàn thiện
công tác quản lý tài chính ở Cục Hậu Cần - BTTM.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính ở đơn vị dự
toán trong quân đội.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng công tác quản lý tài chính ở Cục Hậu cần - Bộ
Tổng Tham mưu giai đoạn 2012 - 2014.
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở Cục Hậu
cần - Bộ Tổng Tham mưu.
4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở ĐƠN
VỊ DỰ TOÁN TRONG QUÂN ĐỘI

1.1.Cơ sở lý luận về quản lý tài chính ở đơn vị dự toán quân đội


1.1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1.1. Tài chính, tài chính công, quản lý tài chính công
 Tài chính:
Theo giáo trình Lý thuyết tài chính của Dương Đăng Chinh chủ biên
(2005, tr.16 ): “Tài chính thể hiện ra là sự vận động của vốn tiền tệ diễn ra ở
mọi chủ thể trong xã hội. Nó phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế nảy
sinh trong phân phối các nguồn tài chính thông qua việc tạo lập hoặc sử dụng
các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong
xã hội”.
Nguồn tài chính là khả năng tài chính mà các chủ thể trong xã hội có
thể khai thác sử dụng nhằm thực hiện các mục đích của mình. Kết quả của
quá trình phân phối các nguồn tài chính là sự hình thành và sử dụng các quỹ
tiền tệ nhất định.
 Tài chính công:
“Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu, chi bằng tiền do Nhà
nước tiến hành. Nó phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá
trình tạo lập và sử dụng các quỹ công nhằm đáp ứng cho các nhu cầu gắn
liền với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước về quản lý kinh
tế, xã hội, quốc phòng- an ninh trong từng giai đoạn cụ thể.” (Học viện tài
chính, 2009).
Có thể vận dụng cách tiếp cận khái niệm tài chính công trên một số
giác độ sau:
- Về mặt sở hữu: Các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ trong tài chính
công thuộc sở hữu công cộng, sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện,
thường gọi là sở hữu nhà nước.
5

- Về mục đích sử dụng: Các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ trong tài
chính công được sử dụng vì lợi ích chung của toàn xã hội, của toàn quốc, của
cả cộng đồng, vì các mục tiêu kinh tế vĩ mô, không vì mục tiêu lợi nhuận.
- Về mặt chủ thể: Các hoạt động thu, chi bằng tiền trong tài chính công
do các chủ thể công tiến hành. Các chủ thể công ở đây là Nhà nước hoặc các
cơ quan, tổ chức của Nhà nước được Nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện các
hoạt động thu, chi đó (gọi chung là Nhà nước).
- Về mặt pháp luật: Các quan hệ tài chính công chịu sự điều chỉnh bởi
các “luật công”, dựa trên các quy phạm pháp luật mệnh lệnh - quyền uy. Các
quan hệ tài chính công là các quan hệ kinh tế nảy sinh gắn liền với việc tạo
lập và sử dụng các quỹ công mà một bên của quan hệ là các chủ thể công.
Tuỳ theo các cách tiếp cận khác nhau dựa trên các tiêu thức khác nhau
có thể có các cách phân loại khác nhau về hệ thống tài chính công.
Theo chủ thể quản lý trực tiếp có thể chia tài chính công thành các bộ phận:
+ Tài chính công tổng hợp.
+ Tài chính của các cơ quan hành chính Nhà nước.
+ Tài chính của các đơn vị sự nghiệp Nhà nước.
Theo nội dung quản lý có thể chia tài chính công thành các bộ phận:
+ Ngân sách Nhà nước.
+ Tín dụng Nhà nước.
+ Các quỹ tài chính nhà nước ngoài Ngân sách Nhà nước.
 Quản lý tài chính công:
“Quản lý tài chính công là hoạt động của các chủ thể quản lý tài chính
công thông qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và các
công cụ quản lý để tác động và điều khiển hoạt động của tài chính công nhằm
đạt được các mục tiêu đã định.” (Học viện tài chính, 2009).
6

 Đặc điểm của quản lý tài chính công


Quản lý tài chính công là sự tác động của các chủ thể quản lý tài chính
công vào quá trình hoạt động của tài chính công. Để quản lý tài chính công có
hiệu quả đòi hỏi phải nắm được đặc điểm của quản lý tài chính công
- Đặc điểm về đối tượng quản lý tài chính công: Đối tượng của quản lý
tài chính công là các hoạt động của tài chính công. Tuy nhiên, các hoạt động
của tài chính công lại luôn gắn liền với các cơ quan Nhà nước - các chủ thể
của tài chính công. Các cơ quan này vừa là người thụ hưởng nguồn kinh phí
của tài chính công, vừa là người tổ chức các hoạt động của tài chính công. Do
đó, các cơ quan này cũng trở thành đối tượng của quản lý tài chính công.
Quản lý tài chính công thực chất là quản lý các quỹ công, quản lý các
hoạt động tạo lập (thu) và sử dụng (chi) các quỹ công, do đó sự kết hợp chặt
chẽ giữa quản lý yếu tố con người với quản lý yếu tố hoạt động tài chính là
đặc điểm quan trọng của quản lý tài chính công.
- Đặc điểm về việc sử dụng các phương pháp và công cụ quản lý tài
chính công: Trong quản lý tài chính công có thể sử dụng nhiều phương pháp
quản lý khác nhau (tổ chức, hành chính, kinh tế) và nhiều công cụ quản lý
khác nhau (pháp luật, các đòn bảy kinh tế, thanh tra - kiểm tra, đánh giá. Tuy
nhiên, do đặc điểm của hoạt động tài chính công là luôn gắn liền với quyền
lực của Nhà nước, nên trong quản lý tài chính công phải đặc biệt chú trọng tới
các phương pháp, công cụ mang tính quyền uy, mệnh lệnh để đảm bảo tính
tập trung, thống nhất. Đó là các phương pháp tổ chức, hành chính, các công
cụ pháp luật, thanh tra, kiểm tra. Đây cũng là một đặc điểm quan trọng của
quản lý tài chính công.
- Đặc điểm về quản lý nội dung vật chất của tài chính công: Nội dung
vật chất của tài chính công là các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ thuộc sở
hữu Nhà nước mà Nhà nước có thể chi phối và sử dụng trong một thời kỳ
nhất định. Các nguồn tài chính đó có thể tồn tại dưới dạng tiền tệ hoặc tài sản,
7

nhưng tổng số nguồn lực tài chính đó là biểu hiện về mặt giá trị, là đại diện
cho một lượng của cải vật chất của xã hội. Do đó, trong quản lý tài chính
công, không những phải quản lý nguồn tài chính đang tồn tại cả dưới hình
thức tiền tệ, cả dưới hình thức tài sản, mà còn phải quản lý sự vận động của
tổng nguồn lực tài chính công - sự vận động về mặt giá trị - trên cơ sở tính
toán để đảm bảo cân đối với sự vận động của các luồng của cải vật chất và lao
động - sự vận động về mặt giá trị sử dụng - trong đời sống thực tiễn. Như vậy,
kết hợp quản lý, đảm bảo tính thống nhất giữa hiện vật và giá trị, giá trị và giá
trị sử dụng là một đặc điểm quan trọng khác của quản lý tài chính công. (Học
viện tài chính, 2009).
 Những nội dung cơ bản của quản lý tài chính công
Quản lý tài chính công có nội dụng đa dạng và phức tạp. Xét theo các bộ
phận cấu thành các quỹ tài chính công, nội dung chủ yếu của quản lý tài chính
công bao gồm: quản lý NSNN và quản lý các quỹ tài chính công ngoài NSNN.
 Quản lý Ngân sách Nhà nước
- Quản lý quá trình thu của NSNN: Thu ngân sách Nhà nước được thực
hiện bằng các hình thức: bắt buộc bao gồm thuế, phí, lệ phí; bán tài nguyên,
tài sản quốc gia, các khoản thu trong các doanh nghiệp Nhà nước. Ngoài ra,
tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi nước mà còn có các hình thức động viên
khác như hình thức trưng thu, trưng mua...
- Quản lý quá trình chi của NSNN: Xét theo yếu tố thời hạn của các
khoản chi NSNN, có thể hình dung nội dung cụ thể quản lý các khoản chi
NSNN bao gồm:
+ Quản lý các khoản chi đầu tư phát triển
+ Quản lý các khoản chi thường xuyên
+ Quản lý các khoản chi trả nợ
+ Quản lý chi dự phòng
- Quản lý và thực hiện các biện pháp cân đối thu, chi Ngân sách Nhà nước
8

+ Quản lý tín dụng Nhà nước


+ Quản lý dự trữ, dự phòng tài chính của Nhà nước
- Phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước
 Quản lý các quỹ tài chính công ngoài Ngân sách Nhà nước (Học
viện tài chính, 2009).
1.1.1.2. Tài chính quân đội
Tài chính quân đội là một bộ phận của tài chính công, mọi hoạt động
của tài chính quân đội nói chung đều phải tuân theo các nguyên tắc, chế độ,
thể lệ cơ bản về kinh tế - tài chính và phụ thuộc vào khả năng tài chính của
nhà nước. Song hoạt động tài chính quân đội cũng có những đặc điểm riêng,
có hệ thống tổ chức hợp lý, thực hiện những nội dung nhiệm vụ cụ thể nhằm
đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu thắng lợi,
tham gia xây dựng kinh tế và thực hiện các nhiệm vụ khác được Đảng, Nhà
nước giao.
Theo Từ điển Bách khoa quân sự (2004, tr.22): “Tài chính quân đội là
bộ phận của Kinh tế - Quân sự bao gồm những hoạt động quản lý và bảo đảm
tài chính cho các đơn vị quân đội. Nhiệm vụ chủ yếu: Lập dự toán ngân sách,
cấp phát, sử dụng và thanh quyết toán ngân sách; quản lý vốn và tài sản quân
đội; tổ chức công tác kế toán, thống kê và thực hiện một số nghiệp vụ về kho
bạc, ngân hàng; thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động tài chính của các
ngành, các đơn vị và tổ chức kinh tế trong quân đội. Hệ thống tài chính quân
đội được xây dựng theo tổ chức của quân đội, từ BQP đến đơn vị cơ sở”.
Toàn bộ các quan hệ tài chính và vốn bằng tiền do quân đội quản lý và
sử dụng, chủ yếu bao gồm: Kinh phí thuộc NSNN cấp, tài chính doanh nghiệp
quốc phòng, các nguồn lực tự huy động tại các cơ quan, đơn vị.
Từ những vấn đề nêu trên có thể rút ra: Tài chính quân đội là tổng thể
các quan hệ tài chính trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau của quân đội,
bảo đảm cho quân đội tham gia vào quá trình phân phối và phân phối lại sản
9

phẩm xã hội và thu nhập quốc dân dưới hình thức giá trị nhằm thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của quân đội.
1.1.1.3. Đơn vị dự toán quân đội
Theo giáo trình Tài chính dự toán quân đội ở đơn vị cơ sở của Học viện
Hậu cần (2004, tr.5): “Đơn vị dự toán quân đội là những đơn vị chủ yếu làm
nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu… được bảo đảm tài chính
để thực hiện nhiệm vụ từ nguồn ngân sách chi cho quốc phòng là cơ bản”.
Theo Từ điển bách khoa quân sự (2004, tr.28): “Đơn vị dự toán là cơ
quan, đơn vị trực tiếp nhận, phân phối và sử dụng các khoản tiền được cấp
phát từ quỹ NSNN. Có nhiệm vụ và quyền hạn trong việc lập DTNS thuộc
phạm vi trách nhiệm; phân bổ DTNS cho đơn vị cấp dưới và tổ chức thực
hiện DTNS được giao; tổ chức thực hiện công tác kế toán, quyết toán ngân
sách của cấp mình và các đơn vị cấp dưới; hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện
thu, chi ngân sách và xét duyệt báo cáo QTNS của các đơn vị dự toán cấp
dưới trực thuộc”.
Như vậy ĐVDT trong quân đội (gọi tắt là đơn vị dự toán quân đội) là
những đơn vị thụ hưởng NSNN trong quân đội, đơn vị dự toán ngân sách.
Nghị định số 10/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2004 của Chính
phủ quy định các ĐVDT thuộc BQP gồm:
- BQP là đơn vị dự toán cấp 1, quan hệ trực tiếp với Trung ương
- Quân khu, Quân đoàn, Quân chủng, Binh chủng, Tổng cục và các đơn
vị tương đương là các ĐVDT cấp 2, quan hệ trực tiếp với ĐVDT cấp 1
- Sư đoàn và đơn vị tương đương là ĐVDT cấp 3, quan hệ trực tiếp với
ĐVDT cấp 2. Riêng học viện, nhà trường trực thuộc Bộ là ĐVDT cấp 3, được
quan hệ trực tiếp với ĐVDT cấp 1
- Trung đoàn và đơn vị tương đương là ĐVDT cấp 4, quan hệ trực tiếp
với ĐVDT cấp 3. Trung đoàn độc lập là ĐVDT cấp 4, được quan hệ trực tiếp
với ĐVDT cấp 2.
Các đơn vị cấp phân đội là cấp dự toán cơ sở.
10

1.1.1.4. Tài chính đơn vị dự toán quân đội


Hệ thống tài chính quân đội là tổng thể các quan hệ tài chính trong các
lĩnh vực hoạt động khác nhau của quân đội, nhưng thống nhất với nhau về
hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định với bộ máy quản
lý tương ứng kèm theo.
Trong mỗi lĩnh vực hoạt động của quân đội có những quan hệ tài chính
phát sinh tương ứng phù hợp với những lĩnh vực đó. Tổng hợp các quan hệ tài
chính trong từng lĩnh vực hình thành các bộ phận tài chính trong hệ thống tài
chính quân đội.
Tài chính ĐVDT là một bộ phận của hệ thống tài chính quân đội. Là hệ
thống các luồng chuyển dịch giá trị, các luồng vận động và chuyển hoá các
nguồn tài chính trong quá trình phân phối để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền
tệ nhằm thực hiện nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện chiến
đấu, công tác, tham gia lao động sản xuất làm kinh tế, tạo nguồn thu tài chính
để cải thiện, nâng cao đời sống của bộ đội và bổ sung kinh phí hoạt động.
Tài chính ĐVDT thuộc lĩnh vực tài chính công, nó phản ánh hệ thống
các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ công
nhằm phục vụ thực hiện các chức năng của quân đội và đáp ứng các nhu cầu
lợi ích chung của xã hội.
Nguyên tắc cấp phát tài chính ĐVDT thực hiện phương pháp cấp phát
không hoàn trả trực tiếp, bảo đảm nhu cầu chi của đơn vị, không phụ thuộc vào
việc các hoạt động của đơn vị có mang lại các khoản thu cho NSNN hay không.
1.1.1.5. Quản lý tài chính ở đơn vị dự toán quân đội
Quản lý nói chung được quan niệm như một quy trình công nghệ mà
chủ thể quản lý tiến hành thông qua việc sử dụng các công cụ và phương pháp
thích hợp nhằm tác động và điều khiển các đối tượng quản lý hoạt động phát
triển phù hợp với quy luật khách quan và đạt tới các mục tiêu đã định.
11

Trong hoạt động quản lý, các vấn đề về: chủ thể quản lý, đối tượng
quản lý, công cụ và phương pháp quản lý, mục tiêu quản lý là những yếu tố
trung tâm đòi hỏi phải được xác định đúng đắn.
Quản lý tài chính quân đội nói chung, quản lý tài chính ở các đơn vị dự
toán nói riêng là nhiệm vụ tất yếu xuất phát từ chức năng của tài chính quân
đội, từ yêu cầu khách quan của quá trình điều hành hoạt động của hệ thống tài
chính quân đội, nhờ đó các chức năng của tài chính quân đội được thực hiện
và phát huy vai trò trong thực tiễn, hệ thống tài chính quân đội hoạt động nhịp
nhàng, ăn khớp.
Trong thực tiễn, quản lý tài chính ở ĐVDT quân đội gồm các hoạt động
tổ chức, chỉ huy, điều hành và giám sát, đôn đốc đối với các hoạt động tài
chính trong đơn vị. Thông qua công tác quản lý tài chính, các ngành, các đơn
vị nắm được thực trạng tình hình hoạt động tài chính và những thông tin cần
thiết; trên cơ sở đó có những biện pháp tác động tới các đối tượng quản lý,
làm cho quá trình phân phối, sử dụng các nguồn tài chính và các nguồn lực
khác đạt hiệu quả tốt.
Từ những vấn đề nêu trên có thể khái niệm tổng quát về quản lý tài chính
ở ĐVDT quân đội như sau: Quản lý tài chính ở ĐVDT quân đội là hoạt động của
các chủ thể quản lý tài chính ĐVDT thông qua việc sử dụng có chủ định các
phương pháp quản lý và các công cụ quản lý để tác động và điều khiển hoạt
động của tài chính đơn vị dự toán nhằm đạt được các mục tiêu đã định.
Chủ thể quản lý tài chính ở ĐVDT quân đội là tổng hợp: Vai trò lãnh
đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chỉ huy đơn vị, vai trò tham mưu và tổ chức
thực hiện của cơ quan tài chính, các ngành nghiệp vụ cùng với sự tham gia
quản lý tích cực, dân chủ của mọi cá nhân, tổ chức trong đơn vị.
Trong quản lý tài chính, các chủ thể nêu trên có thể sử dụng các
phương pháp và công cụ quản lý khác nhau như: Phương pháp tổ chức,
phương pháp kinh tế, hệ thống pháp luật thuộc lĩnh vực tài chính quân đội,
thanh tra, kiểm tra, đánh giá… (Học viện Hậu cần, 2004)
12

1.1.2. Đặc điểm, hoạt động của tài chính đơn vị dự toán quân đội
1.1.2.1. Đặc điểm của tài chính đơn vị dự toán quân đội
Tài chính ĐVDT Quân đội là một bộ phận của tài chính quân đội, mang
đặc điểm của tài chính quân đội. Được biểu hiện cụ thể ở ĐVDT trong quân
đội, đó là:
- Hoạt động chủ yếu của tài chính ĐVDT trong quân đội là quản lý và
sử dụng NSNN bảo đảm cho việc thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị.
Đặc điểm này đòi hỏi công tác tài chính ĐVDT phải quán triệt và thực
hiện tốt nguyên tắc tiết kiệm, chấp hành nghiêm các chế độ, chính sách, tiêu
chuẩn, định mức; xác định nhu cầu tài chính không thể thoát ly khả năng chi
của NSNN cho quốc phòng, khả năng bảo đảm của đơn vị cấp trên. Chi tiêu
sử dụng ngân sách phải thực hiện đúng chỉ tiêu, nội dung DTNS được duyệt.
Công tác quản lý phải tuân thủ chế độ, tiêu chuẩn, chính sách, nguyên tắc, thể
lệ được quy định trong các văn bản pháp qui của Nhà nước, của quân đội.
Đồng thời đánh giá hiệu quả công tác tài chính ĐVDT trong quân đội phải
xuất phát từ mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ quân sự và theo mối tương quan:
với một chi phí nhất định, nhiệm vụ được hoàn thành ở mức cao nhất, hoặc
hoàn thành nhiệm vụ với mức chi phí thấp nhất.
- Tài chính ĐVDT Quân đội là một phạm trù kinh tế, quân sự, bị chi
phối bởi các quy luật kinh tế và các quy luật chiến tranh.
Tài chính ĐVDT Quân đội trước hết chịu sự tác động của các quy luật
kinh tế như: Quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật
lưu thông tiền tệ… như một tất yếu khách quan vì tài chính ĐVDT trong quân
đội là một bộ phận của tài chính quân đội, thuộc hệ thống tài chính Nhà nước;
là hệ thống các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị nhằm phục vụ cho
hoạt động quân sự.
Tài chính ĐVDT trong quân đội chịu sự chi phối của các hoạt động
quân sự, của quy luật chiến tranh vì tài chính ĐVDT trong quân đội phục vụ
13

cho hoạt động quân sự. Tính chất, đặc thù của hoạt động quân sự như: tính
mệnh lệnh, tính cơ mật, quyết liệt và cơ động cao, tính đặc trưng của cơ cấu
tổ chức, môi trường hoạt động đặc biệt… ảnh hưởng và chi phối một cách
trực tiếp, toàn diện các mặt hoạt động tài chính trong ĐVDT trong quân đội.
Hoạt động tài chính ĐVDT trong quân đội phải lấy việc hoàn thành nhiệm vụ
quân sự là mục tiêu hàng đầu, song không phải chi tiêu với bất cứ giá nào; tổ
chức quản lý phải phù hợp với yêu cầu hoạt động quân sự và thích ứng với
bảo đảm theo từng cấp chiến lược, chiến dịch, chiến thuật, trong tình huống
khẩn trương có thể bảo đảm vượt cấp.
- Hệ thống bảo đảm và quản lý tài chính ĐVDT quân đội được xây
dựng trên cơ sở kết hợp giữa phân cấp theo ngành bảo đảm vật chất và theo
đơn vị sử dụng từng cấp.
Quyền quản lý, sử dụng tổng hợp các nguồn tài chính trên cơ sở tuân
thủ chế độ, chính sách chung của đơn vị từng cấp được thực hiện nhằm phát
huy tính tích cực chủ động và trách nhiệm cụ thể của đơn vị từng cấp.
Vai trò của các ngành bảo đảm vật chất được phát huy nhằm tăng
cường tính tập trung, thống nhất trong bảo đảm và quản lý đối với phạm vi
toàn quân.
Điều lệ công tác tài chính QĐNDVN quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền
hạn về công tác tài chính của chỉ huy đơn vị, thủ trưởng ngành nghiệp vụ bảo
đảm vật chất và người phụ trách cơ quan tài chính các cấp tạo ra cơ sử cho sự
kết hợp trong phân cấp quản lý.
Đặc điểm này ảnh hưởng trực tiếp đến phương thức tổ chức và quản lý
việc phân phối, cấp phát, chi tiêu sử dụng, thanh quyết toán tài chính trong
đơn vị. (Cục Tài chính, 2002)
1.1.2.2. Hoạt động của tài chính đơn vị dự toán quân đội
Hoạt động chủ yếu của tài chính ĐVDT là quản lý và sử dụng ngân
sách Nhà nước bảo đảm cho việc thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị, nhằm
đáp ứng tốt nhất nhu cầu tài chính cho việc xây dựng đơn vị vững mạnh toàn
14

diện, xây dựng quân đội cách mạng, chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện đại,
đủ sức hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ quân sự và Quốc phòng; Quốc
phòng kết hợp với kinh tế, kinh tế kết hợp với Quốc phòng. Được thể hiện cụ
thể thông qua:
 Hoạt động thu (tạo lập quĩ tiền tệ tập trung)
- Ngân sách Nhà nước cấp: Đây là hoạt động tài chính chủ yếu để hình
thành nên quỹ tiền tệ tập trung ở đơn vị, bảo đảm nhu cầu tài chính cho đời
sống, sinh hoạt của bộ đội và thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Được
thực hiện thông qua chu trình NSNN trong quân đội.
- Thu BHXH: BHXH, BHYT quân nhân, CNVQP phải nộp theo Luật
BHXH. Quỹ BHXH trong các ĐVDT quân đội được quản lý tập trung, thống
nhất theo quy chế quản lý tài chính của Nhà nước, BQP và được sử dụng
đúng mục đích nhằm bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHXH.
- Thu từ hoạt động sản xuất, xây dựng kinh tế… trên cơ sở hoàn thành
nhiệm vụ được giao, không trái với Pháp luật và Điều lệnh quản lý bộ đội, tạo
nguồn thu tài chính bổ sung kinh phí cải thiện đời sống bộ đội và đóng góp một
phần cho NSNN. Đơn vị phải quản lý chặt chẽ mọi khoản thu, tính toán và
phản ánh kịp thời, đầy đủ các khoản thu trong quá trình sản xuất, làm kinh tế.
- Các khoản thu khác: Thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản chuyên dùng
phục vụ quốc phòng, tài sản phục vụ quản lý không còn sử dụng được, không
cần dùng tại đơn vị theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
 Hoạt động chi (sử dụng qũy tiền tệ tập trung)
- Chi từ ngân sách được giao
+ Đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần, chính sách cho bộ đội, CNVQP
và lao động hợp đồng.
+ Huấn luyện, điều động kiểm tra sẵn sàng chiến đấu và thường trực
chiến đấu; di chuyển quân, vận chuyển hàng quân sự.
+ Diễn tập theo kế hoạch hàng năm, đào tạo nghiên cứu khoa học, thực
hiện các chương trình, đề tài, dự án.
15

+ Mua sắm, cải tiến, sửa chữa và bảo quản vũ khí, trang thiết bị và các
phương tiện kỹ thuật.
+ Xây dựng mới, sửa chữa các công trình chiến đấu, trụ sở làm việc,
doanh trại, kho tàng của đơn vị, nhà xe pháo.
+ Xây dựng, sửa chữa, cải tạo các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ
trực tiếp đời sống, sinh hoạt của bộ đội.
+ Dự trữ sẵn sàng chiến đấu
+ Đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn đầu tư tập trung của NSNN
+ Chi các hoạt động khác theo quy định của pháp luật
- Chi quỹ Bảo hiểm xã hội
+ Chi các chế độ bảo hiểm xã hội
+ Chi quản lý bảo hiểm xã hội
- Chi sản xuất, kinh doanh dịch vụ
+ Chi mua vật tư, công cụ dụng cụ, dịch vụ mua ngoài
+ Chi bồi dưỡng lao động
+ Chi quản lý
- Các khoản chi khác: Chi phí thanh lý nhượng bán tài sản, người có
công với cách mạng, quỹ đơn vị …(Học viện Hậu cần, 2004)
1.1.3. Vai trò của tài chính đơn vị dự toán quân đội
- Nắm vững các nguồn tài chính, khai thác động viên mọi tiềm năng và
nguồn lực, thực hiện cân đối tài chính tích cực.
- Bảo đảm tài chính đúng, đủ và kịp thời cho các nhu cầu của đơn vị
phù hợp với khả năng trong từng thời kỳ.
- Thực hiện quản lý tài chính, bảo đảm cho các nguồn tài chính và
các nguồn khác được sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả, các hoạt
động tài chính được thực hiện đúng pháp luật, chế độ, chính sách. (Cục
Tài chính, 2002).
16

1.1.4. Nội dung quản lý tài chính ở đơn vị dự toán quân đội
1.1.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính và phân cấp quản lý tài chính
 Tổ chức bộ máy quản lý tài chính
Cơ cấu tổ chức ngành tài chính quân đội là tổng thể các hoạt động tài
chính ở từng cấp, do cơ quan chuyên trách thực hiện trong tất cả các lĩnh vực
hoạt động khác nhau của quân đội.
Việc xây dựng cơ cấu tổ chức tài chính quân đội phải phù hợp với tổ
chức của quân đội; phải tuân thủ theo nguyên tắc tập trung thống nhất, một
nguyên tắc cơ bản trong tổ chức lực lượng vũ trang.
Hiện nay, tổ chức ngành tài chính quân đội được xây dựng theo hệ
thống tổ chức của quân đội từ Bộ Quốc phòng đến đơn vị cơ sở bao gồm:
- Tài chính cấp toàn quân - cấp chiến lược
- Tài chính của các ngành, đơn vị trong đó có:
+ Tài chính khối các đơn vị dự toán
+ Tài chính khối các doanh nghiệp quân đội.
 Tài chính cấp toàn quân - cấp chiến lược
Đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy Quân sự Trung ương và
Thủ trưởng Bộ Quốc phòng.
Hoạt động của tài chính cấp toàn quân chủ yếu là nghiên cứu, ban hành,
hướng dẫn các chế độ, chính sách tài chính trong quân đội; thống nhất quản lý các
nguồn tài chính; chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện công tác tài chính trong toàn
quân; trực tiếp quan hệ với ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương).
Cơ quan tài chính cấp toàn quân gọi là Cục Tài chính - Bộ Quốc phòng.
 Tài chính của các ngành, đơn vị khối dự toán
Đơn vị dự toán trong quân đội được chia ra như sau:
- Bộ Quốc phòng quan hệ trực tiếp với ngân sách nhà nước, được gọi là
đơn vị dự toán cấp 1.
17

- Các quân khu, quân đoàn, các tổng cục, các quân binh chủng và tương
đương là đơn vị dự toán cấp 2, trực tiếp nhận phân bổ dự toán ngân sách của
Bộ Quốc phòng, phân bổ dự toán ngân sách cho đơn vị cấp 3 và cấp 4 trực
thuộc, chịu trách nhiệm trước Bộ Quốc phòng về tổ chức, thực hiện công tác
kế toán, quyết toán ngân sách của cấp mình và công tác kế toán, quyết toán
ngân sách của các đơn vị trực thuộc; xét duyệt báo cáo quyết toán ngân sách
của các đơn vị dự toán ngân sách cấp 3 và cấp 4 trực thuộc.
Tài chính đơn vị dự toán cấp 2 là tài chính cấp chiến dịch (tài chính các
quân khu, quân đoàn, các đơn vị tương đương) hoặc cấp chiến lược - chiến
dịch (tài chính các tổng cục, các quân binh chủng)
- Sư đoàn và tương đương là đơn vị dự toán cấp 3, trực tiếp nhận phân
bổ dự toán ngân sách của đơn vị dự toán cấp 2, phân bổ dự toán ngân sách
cho đơn vị dự toán cấp 4 trực thuộc, chịu trách nhiệm trước đơn vị dự toán
cấp 2 về tổ chức, thực hiện công tác kế toán, quyết toán ngân sách của cấp
mình và công tác kế toán, quyết toán ngân sách của các đơn vị trực thuộc; xét
duyệt báo cáo quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán ngân sách cấp 4
trực thuộc.
Các học viện, nhà trường trực thuộc Bộ Quốc phòng là đơn vị dự toán
cấp 3 trực tiếp quan hệ với Bộ Quốc phòng về ngân sách.
Tài chính đơn vị dự toán cấp 3 là tài chính cấp chiến thuật.
- Lữ đoàn và trung đoàn là đơn vị dự toán cấp 4, trực tiếp nhận phân
bổ dự toán ngân sách của đơn vị dự toán cấp 3 hoặc cấp 2, chịu trách nhiệm
trước đơn vị dự toán cấp 3 hoặc cấp 2 về tổ chức, thực hiện công tác kế toán,
quyết toán ngân sách của đơn vị mình.
Tài chính đơn vị dự toán cấp 4 là tài chính cấp chiến thuật.
- Các tiểu đoàn, đại đội không có ngân sách độc lập, là cấp dự toán chi
tiêu và thanh quyết toán với cấp trên.
Tài chính các đơn vị này là tài chính cấp phân đội.
18

- Đối với cơ quan quân sự địa phương các cấp:


Cơ quan quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quan hệ
với ngân sách địa phương cấp mình là đơn vị dự toán cấp 1, nhưng trong quan
hệ ngân sách với Bộ Quốc phòng là đơn vị dự toán cấp 3.
Cơ quan quân sự quận, huyện trong quan hệ với ngân sách địa phương
cấp mình là đơn vị dự toán cấp 1, nhưng trong quan hệ ngân sách với Bộ
Quốc phòng chỉ là tài chính cấp phân đội.
Cơ quan tài chính của các đơn vị dự toán cấp 2 trở xuống tùy theo
quy mô, tính chất nhiệm vụ, yêu cầu quản lý mà được tổ chức là phòng,
ban…tài chính. (Cục Tài chính, 2002).
 Phân cấp quản lý tài chính
Các cơ quan tài chính quân đội đều đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực
tiếp của cấp ủy Đảng và chỉ huy đơn vị cùng cấp. Cơ quan đơn vị cấp dưới
chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của cơ quan tài chính cấp trên. Các mối quan hệ
này có tính chất khác nhau và song song tồn tại trong quá trình hoạt động của
các cơ quan tài chính quân đội.
Đơn vị cấp dưới cơ sở không tổ chức cơ quan tài chính nhưng nếu được phân
cấp sử dụng tài chính thì phải bố trí người chuyên trách làm công tác tài chính.
Tương ứng ở các cấp có các ngành nghiệp vụ, các ngành nghiệp vụ
bảo đảm thực hiện chuyên môn nghiệp vụ theo chức năng nhiệm vụ được
giao. Các ngành nghiệp vụ được thông báo DTNS, chi tiêu sử dụng kinh
phí ngành và quyết toán trực tiếp với cơ quan tài chính cùng cấp. (Học
viện Hậu cần, 2004)
1.1.4.2. Quản lý chu trình ngân sách
Trong các nguồn tài chính ở ĐVDT quân đội, nguồn do NSNN cấp là
nguồn cơ bản, chủ yếu và quan trọng nhất vì nó chiếm tỷ trọng rất lớn. Quá
trình bảo đảm tài chính cho thực hiện nhiệm vụ của đơn vị chủ yếu là cấp
phát, sử dụng kinh phí được NSNN cấp thông qua hệ thống cơ cấu tổ chức tài
19

chính quân đội đối với khối ĐVDT. Vì vậy quản lý chu trình NSNN là nội
dung cơ bản trong quản lý tài chính ở ĐVDT quân đội.
Chu trình ngân sách hay còn gọi là quy trình ngân sách dùng để chỉ toàn
bộ hoạt động của một ngân sách kể từ khi bắt đầu hình thành cho đến khi kết
thúc chuyển sang ngân sách mới. Một chu trình ngân sách gồm ba khâu nối tiếp
nhau đó là lập dự toán ngân sách, chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách.
 Lập dự toán ngân sách
Lập DTNS là công việc khởi đầu có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ các
khâu của chu trình quản lý ngân sách. Lập DTNS thực chất là lập kế hoạch (dự
toán) các khoản thu, chi của ngân sách trong một niên độ nhất định. Một dự toán
thu, chi ngân sách được lập chính xác, đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn sẽ có
tác dụng quan trọng trong việc điều hành và quản lý NS, quản lý tài chính.
- Dự toán NS năm của đơn vị được lập trên những căn cứ chủ yếu sau:
+ Phương hướng, chủ trương, nhiệm vụ xây dựng và phát triển quân
đội của Đảng và Nhà nước; các chỉ thị và mệnh lệnh của Bộ trưởng BQP, của
cấp trên và của người chỉ huy; các nhiệm vụ kế hoạch trong năm của đơn vị.
+ Tổ chức, biên chế và trang bị của đơn vị: Tổ chức, biên chế và trang
bị là cơ sở để lập DTNS đồng thời là đối tượng của việc bảo đảm và quản lý
tài chính.
+ Hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức và giá cả.
+ Số dự kiến giao DTNS do cơ quan có thẩm quyền thông báo và căn
cứ vào mức tồn kho năm trước chuyển sang.
+ Kinh nghiệm lập DTNS và tình hình thực hiện DTNS năm trước.
- Yêu cầu đối với dự toán ngân sách
+ Thể hiện đầy đủ các khoản thu, các khoản chi dựa trên hệ thống chế độ,
chính sách và tiêu chuẩn định mức đúng đắn phù hợp với khả năng thực tiễn,
không vượt số dự kiến giao DTNS được thông báo về tổng mức và chi tiết.
+ Lập theo đúng mẫu biểu, đúng thời gian quy định và chi tiết đến tiểu
mục, ngành của mục lục NSNN áp dụng trong quân đội.
20

+ Dự toán ngân sách của ĐVDT cấp trên phải lập trên cơ sở DTNS của
các đơn vị DTNS cấp dưới được phân tích theo nguồn kinh phí và lĩnh vực chi.
+ Dự toán ngân sách năm của đơn vị DTNS các cấp gửi lên cấp trên
phải do thủ trưởng đơn vị ký, kèm theo báo các thuyết minh rõ cơ sở, căn cứ
tính toán, phân tích so sánh với số ước thực hiện năm báo cáo và số kiểm tra.
- Nội dung lập DTNS: bao gồm dự toán thu và dự toán chi trong đó chủ
yếu là dự toán chi. (Cục Tài chính, 2002)
 Chấp hành ngân sách
Chấp hành ngân sách là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh
tế, tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong DTNS
thành hiện thực. Đồng thời thông qua việc chấp hành DTNS mà tiến hành
công tác kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức
kinh tế tài chính của Nhà nước, của quân đội ở đơn vị.
Chấp hành DTNS được thực hiện thông qua các bước sau:
- Công khai DTNS: Công khai DTNS là một trong những nội dung của
công khai tài chính nhằm bảo đảm thực hiện quyền kiểm tra, giám sát của các
cơ quan, đơn vị, của quân nhân, công nhân viên quốc phòng trong quá trình
phân phối, quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của nhà nước và quân đội, các
khoản thu tại đơn vị; thực hành có hiệu quả Luật phòng, chống tham nhũng,
Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Phân bổ và giao DTNS: Sau khi nhận được DTNS đơn vị cấp trên
giao, đơn vị phải tiến hành phân bổ và giao DTNS cho các ngành, các đơn vị
trực thuộc.
- Cấp phát, thanh toán các khoản chi kinh phí
Cấp phát kinh phí là bước thực hiện DTNS, là việc cấp, chuyển tiền
cho các ngành, các đơn vị để chi tiêu cho thực hiện các nhiệm vụ được giao
cấp phát kinh phí phải bảo đảm đầy đủ, kịp thời, đúng mức cho thực hiện
nhiệm vụ, đủ điều kiện chi ngân sách; phải có trọng tâm, trọng điểm và quán
21

triệt nguyên tắc tiết kiệm triệt để, toàn diện; phải nắm được kết quả hiệu quả
chi tiêu sử dụng tài chính.
Thanh toán phải đúng nội dung, thủ tục quy định, phải trung thực,
chính xác, kịp thời, chặt chẽ, phải đánh giá được hiệu quả chi tiêu.
Việc cấp phát, thanh toán chi kinh phí phải dự trên cơ sở DTNS được
giao, hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhà nước, quân đội ban hành.
Thông qua cấp phát, thanh toán kinh phí không những bảo đảm đủ, kịp thời
nguồn kinh phí theo DTNS được giao cho thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị
mà còn kiểm tra tình hình thực hiện chế độ tiêu chuẩn định mức và DTNS ở
đơn vị. (Cục Tài chính, 2002)
 Quyết toán ngân sách
QTNS là việc tổng hợp, xem xét kết quả chấp hành DTNS trong một kỳ
nhất định, khâu cuối cùng của qui trình quản lý ngân sách.
QTNS có vai trò rất quan trọng trong quá trình quản lý tài chính ở
ĐVDT quân đội. Thông qua QTNS cơ quan tài chính, chỉ huy đơn vị nắm
được tình hình nhận, cấp phát, sử dụng và thanh toán các khoản kinh phí, tình
hình chấp hành các chế độ, tiêu chuẩn, nguyên tắc, kỷ luật tài chính; phân
tích, đánh giá chính xác kết quả, hiệu quả sử dụng kinh phí của từng ngành,
từng đơn vị cho thực hiện nhiệm vụ trong một thời gian nhất định (tháng, quý,
năm). Trên cơ sở đó có biện pháp sát thực để thực hiện tốt DTNS năm tiếp
theo. Đồng thời giúp cho cơ quan tài chính và chỉ huy đơn vị cấp trên nắm
được tình hính quản lý ngân sách của đơn vị cấp dưới, đề ra được các chủ
trương đúng, các biện pháp tích cực trong chỉ đạo thực hiện DTNS.
Quyết toán ngân sách là một chế độ cơ bản trong quản lý tài chính; thực
hiện QTNS là trách nhiệm, nhiệm vụ của các đơn vị, các ngành có chi tiêu sử
dụng ngân sách.
Khi quyết toán NS phải đảm bảo đúng yêu cầu và nguên tắc QTNS
như sau:
22

- Về yêu cầu:
+ Quyết toán phải trung thực, chính xác.
+ Quyết toán phải đầy đủ, toàn diện
+ Quyết toán phải chặt chẽ và đúng thủ tục quy định.
+ Quyết toán phải nhanh, gọn, kịnh thời.
- Về nguyên tắc:
+ Các ngành, các đơn vị có chỉ tiêu sử dụng ngân sách cho nhiệm vụ
của ngành, đơn vị thì phải thực hiện QTNS.
+ Quyết toán phải dung nội dung chỉ tiêu DTNS
+ Quyết toán phải có chứng từ hợp pháp.
+ Quyết toán phải đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức đã
được ban hành.
Ở các ĐVDT quân đội, QTNS bao gồm quyết toán ngân sách tháng,
quý và tổng quyết toán ngân sách năm. (Cục Tài chính, 2002)
Trong ĐVDT quân đội các khoản kinh phí phải quản lý theo chu trình
ngân bao gồm:
 Quản lý các khoản tiền lương, phụ cấp, trợ cấp, tiền ăn
Tiền lương, phụ cấp, trợ cấp của , CNVQP; tiền ăn của HSQ-BS và ăn
thêm, bù ăn quân, binh chủng cho người hưởng lương là khoản chi ngân sách
theo chế độ, tiêu chuẩn và quân số được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Việc cấp phát, chi trả phải đầy đủ, kịp thời, đúng chính sách, chế độ,
tiêu chuẩn.
- Tiền lương trong quân đội là một bộ phận tiền lương của Nhà nước,
nhằm bù đắp những hao phí, sức lao động mà QN, CNVQP đã cống hiến cho
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tiền lương trong quân đội được xây
dựng theo những nguyên tắc cơ bản của chính sách tiền lương do NN quy
định và có tính đến những đặc thù về lao động trong quân đội.
23

- Tiền ăn trong quân đội là một khoản chi của NSQP, dùng để mua
lương thực, thực phẩm và chất đốt phục vụ cho việc ăn uống hàng ngày của
bộ đội, nhằm tái tạo sức lao động bị hao phí trong quá trình luyện tập, công
tác và chiến đấu.
Theo Điều lệ công tác tài chính QĐND Việt Nam (2007, tr.33): “Quân
nhân, công nhân, viên chức quốc phòng thuộc biên chế đơn vị nào do đơn vị
đó cấp phát tiền lương, phụ cấp. trợ cấp và bảo đảm ăn. Khi quân nhân, công
nhân, viên chức quốc phòng được điều động đi đơn vị khác, đi học tập trung
từ ba tháng trở lên; đi điều trị tại các bệnh viện, đội điều trị quân đội thì đơn
vị cũ có trách nhiệm chi trả hết tháng và chuyển giấy giới thiệu cung cấp tài
chính đến đơn vị mới để chi trả từ tháng tiếp theo”.
Tiền lương, phụ cấp, tiền ăn trong quân đội là nội dung chi lớn của
NSQP nhằm thực hiện chính sách tiền lương của Nhà nước đối với quân đội
nói chung và đối với quân nhân, CNVQP nói riêng. Việc cấp phát, chi trả phải
đầy đủ, kịp thời, đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn.
Tiền lương, phụ cấp được chi trả cho từng quân nhân, CNVQP bằng
tiền mặt; tiền ăn của HSQ-BS; tiền ăn thêm, bù ăn quân chủng, binh chủng
cho người hưởng lương, được cơ quan tài chính cơ sở cấp phát cho bếp ăn của
đơn vị; những người hưởng lương khi ăn tại bếp đơn vị phải nộp tiền ăn theo
quy định. Vì vậy việc quản lý chặt chẽ các khoản tiền lương, phụ cấp, tiền ăn
ở đơn vị là vấn đề hết sức quan trọng trong công tác quản lý tài chính và phải
được sự quản lý chặt chẽ ở tất cả các khâu, bằng các biện pháp cụ thể. (Cục
Tài chính, 2002)
 Quản lý kinh phí nghiệp vụ
Kinh phí nghiệp vụ là các khoản chi ngân sách, được bảo đảm và quản
lý trên cơ sở tổ chức, biên chế, chế độ, tiêu chuẩn, định mức của NN và BQP;
chức năng, nhiệm vụ về quản lý NS và phương thức bảo đảm của các ngành
nghiệp vụ.
Theo chức năng, nhiệm vụ, mỗi ngành chịu trách nhiệm bảo đảm một
hoặc một số mặt hoạt động. Phương thức bảo đảm cơ bản hiện nay là cấp trên
bảo đảm cho cấp dưới và cấp dưới tự bảo đảm.
24

Kinh phí nghiệp vụ liên quan đến tất cả các ngành, các cấp; phương
thức bảo đảm và quản lý đòi hỏi phải phù hợp với phương thức bảo đảm của
các ngành, kết hợp bảo đảm với quản lý theo đơn vị. Từ ngành nghiệp vụ bảo
đảm toàn quân xuống đến ngành nghiệp vụ cơ sở có nhiều cấp, ở từng cấp
việc bảo đảm và quản lý kinh phí nghiệp vụ có mức độ khác nhau, đáp ứng
yêu cầu từng mặt công tác khác nhau.
Ở các ĐVDT quân đội, kinh phí nghiệp vụ được cấp để chi tiêu, mua
sắm thực hiện theo dự toán năm và kế hoạch chi quí được duyệt. Bao gồm
nhiều khoản chi lớn, do nhiều ngành quản lý và sử dụng như: Chi mua sắm
hàng hoá, chi huấn luyện, chi về chuyên môn nghiệp vụ, chi về tiền thưởng,
phúc lợi tập thể ...
Kinh phí nghiệp vụ có loại do đơn vị tự mua sắm, có loại do cấp trên
thực hiện cấp phát theo phương thức cung ứng, có khoản chi vừa do đơn vị
chi tiêu mua sắm, vừa do ngành nghiệp vụ cấp trên bảo đảm bằng hiện vật.
Phạm vi chi kinh phí nghiệp vụ ở các ĐVDT quân đội rất rộng, gồm
nhiều nội dung, tính chất chi tiêu phức tạp. Quá trình quản lý và sử dụng kinh
phí nghiệp vụ có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình thực hiện nhiệm vụ của
đơn vị.
Chi tiêu sử dụng kinh phí nghiệp vụ phải căn cứ vào DTNS được giao,
hệ thống tiêu chuẩn định mức được cấp có thẩm quyền ban hành. Hiện nay,
các tiêu chuẩn, định mức của các ngành đã được xây dựng, nhưng nhiều tiêu
chuẩn định mức đã lạc hậu, chưa được bổ sung, sữa đổi; nhiều tiêu chuẩn định
mức do ngân sách hạn hẹp nên được quy định ở mức thấp, chưa tính hết các
yếu tố kỹ thuật trong hướng biến đổi ngày càng tiến bộ vượt bậc… Do vậy
các ngành, các đơn vị cần phải nắm vững các chế độ, tiêu chuẩn, định mức để
lập DTNS và quản lý chi tiêu đúng nguyên tắc chế độ, đúng nội dung chỉ tiêu
dự toán được giao. Phải quán triệt nguyên tắc tiết kiệm triệt để, chống phô
trương hình thức, sử dụng hợp lý và có hiệu quả vật tư, tài sản, tiền vốn của
quân đội, của đơn vị. Mặt khác cần chủ động tích cực khai thác mọi tiềm năng
25

về lao động, phương tiện, trang bị và khoa học công nghệ để phục vụ kịp thời
các mặt hoạt động của đơn vị.
Với khối lượng lớn, phạm vi chi tiêu rộng, liên quan đến tất cả các mặt
hoạt động của các ngành, các đơn vị cho nên quản lý chặt chẽ kinh phí nghiệp vụ
có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý tài chính. (Cục Tài chính, 2002)
 Quản lý vốn đầu tư xây dựng
Đầu tư xây dựng là một dạng đầu tư cho tài sản vật chất dưới dạng các
công trình xây dựng. Các nguồn lực được sử dụng cho hoạt động đầu tư xây
dựng được gọi là vốn đầu tư xây dựng. Nếu quy đổi ra tiền thì vốn đầu tư xây
dựng là toàn bộ chi phí cho hoạt động đầu tư xây dựng.
Vốn đầu tư xây dựng bao gồm chi phí tạo ra tài sản cố định, chi phí
khảo sát quy hoạch xây dựng, chi phí thiết kế, xây dựng và xây lắp, chi phí
mua sắm máy móc thiết bị và các chi phí khác phát sinh trong quá trình
XDCB (chi phí đền bù hoa màu, chi phí dự phòng, chi phí quản lý v.v…)
Đối với các ĐVDT, nguồn vốn đầu tư xây dựng chủ yếu hình thành từ
các nguồn sau:
- Nguồn vốn đầu tư xây dựng thuộc NSQP thường xuyên
- Nguồn vốn đầu tư tập trung của Nhà nước.
- Nguồn vốn tự bổ sung của đơn vị
- Nguồn vốn đầu tư thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia
Quản lý tài chính vốn đầu tư và xây dựng bao gồm quản lý tài chính đối
với dự án đầu tư xây dựng, quản lý chi phí đầu tư xây dựng thông qua các
khâu: Dự toán vốn đầu tư, cấp phát, thanh toán vốn đầu tư, thẩm định và
quyết toán vốn đầu tư.
Quản lý vốn đầu tư và xây dựng trong ĐVDT quân đội phải tuân thủ
các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng, về quản lý ngân
sách và các quy định khác có liên quan đến BQP. (Cục Tài chính, 2002)
26

 Quản lý các khoản chi chính sách xã hội


Chính sách xã hội thực hiện đối với QN, CNVQP là một bộ phận trong
hệ thống chính sách xã hội chung của NN, nhằm bảo đảm quyền lợi vật chất,
tinh thần cho quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng khi đang công tác,
khi nghỉ công tác hay chuyển ra ngoài quân đội. Sự đãi ngộ quy định của
chính sách xã hội phù hợp với sự cống hiến của mỗi quân nhân, CNVQP
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Ở các ĐVDT quân đội các khoản chi chính sách xã hội bao gồm:
- Chi thực hiện chế độ BHXH đối với quân nhân, CNVQP đang làm
việc, công tác tại đơn vị, thuộc biên chế của đơn vị. Theo quy định, các chế
độ BHXH.
- Chi thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng như:
Chính sách đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
chính sách đối với anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang; chính sách
đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc…
- Trợ cấp phục viên đối với quân nhân là sỹ quan, QNCN thôi phục vụ
tại ngũ không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí hoặc không chuyển ngành
- Trợ cấp đối với HSQ-BS xuất ngũ
- Trợ cấp thôi việc đối với CNVQP thôi việc
Quản lý các khoản chi chính sách xã hội ở đơn vị phải chấp hành
nghiêm những qui định về lập dự toán, cấp phát, thanh quyết toán. Chi các
khoản về chính sách xã hội phải đúng nội dung, đúng đối tượng và chính sách
chế độ, tiêu chuẩn.
Quỹ BHXH được quản lý tập trung, thống nhất theo quy chế quản lý tài
chính của Nhà nước, BQP và được sử dụng đúng mục đích nhằm bảo đảm
quyền lợi cho người tham gia BHXH.
Các khoản thu, chi BHXH phải được phản ánh đầy đủ, chính xác, trung
thực trong sổ kế toán. Các đơn vị không được tự đặt ra các khoản thu, chi bảo
hiểm xã hội và sử dụng quỹ BHXH trái với quy định của Pháp luật
27

Sau mỗi quý và hết năm các đơn vị lập báo cáo quyết toán các khoản
chi chính sách xã hội, báo cáo quyết toán thu, chi BHXH đúng qui định về
thời gian, mẫu biểu gửi đơn vị cấp trên xét duyệt và tổng hợp quyết toán theo
trình tự từ cấp cơ sở lên đến BQP (qua Cục Tài chính - BQP) Cục Tài chính
trình Bộ phê duyệt để báo cáo Nhà nước. (Cục Tài chính, 2002)
1.1.4.3. Quản lý tài chính đối với hoạt động có thu
Trong quá trình sản xuất, làm kinh tế và thực hiện các hoạt động có thu
khác đơn vị phải quản lý chặt chẽ mọi khoản thu, chi và tính đúng, tính đủ các
chi phí. Tính toán và phản ánh kịp thời, đầy đủ các khoản thu, chi vào sổ kế toán.
Kết thúc chu kỳ sản xuất, làm kinh tế và các hoạt động có thu khác
hoặc định kỳ (quý, năm) các đơn vị phải xác định kết quả, hiệu quả hoạt động
sản xuất, làm kinh tế, hoạt động có thu báo cáo đơn vị cấp trên và công khai
đối với đơn vị.
Nội dung quản lý tài chính đối với các hoạt động có thu ở ĐVDT bao gồm:
- Quản lý vốn trong hoạt động sản xuất, làm kinh tế…
Quản lý vốn phải bảo toàn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
- Quản lý chi phí sản xuất kinh doanh dịch vụ và giá thành sản phẩm
- Quản lý, phân phối, sử dụng thu nhập từ các hoạt động có thu.
(Bộ Quốc phòng, Quyết định số 3365/2001/QĐ-BQP ngày 17/12/2001)
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý tài chính
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, có thể thấy công tác
quản lý tài chính ở ĐVDT quân đội chịu sự tác động của các nhân tố sau:
- Hệ thống tổ chức quản lý tài chính.
Đây là nhân tố cơ bản, có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến toàn bộ
công tác quản lý tài chính ở đơn vị, nhân tố này bao gồm:
+ Vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chỉ huy đơn vị đối với công tác
tài chính. Đây là “nhân tố của mọi nhân tố” có ý nghĩa quyết định bảo đảm cho
công tác tài chính của đơn vị hoạt động đúng đắn, đúng hướng và hiệu quả.
28

+ Trách nhiệm và trình độ của cơ quan tài chính. Với vai trò là chủ thể
quản lý, điều hành ngân sách cơ quan tài chính có vai trò quyết định đến chất
lượng quản lý tài chính - ngân sách. Nếu bộ máy quản lý tài chính tốt và trình
độ chính trị, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên tài chính cao thì chất
lượng quản lý tài chính - ngân sách sẽ tốt và ngược lại.
+ Các ngành nghiệp vụ, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản
lý, sử dụng tài chính tài sản ở đơn vị.
Để hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở đơn vị phải thường xuyên
nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống tổ chức quản lý tài chính.
- Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước và Bộ quốc phòng:
Đây là nhân tố mang tính pháp lý rất quan trọng, tạo điều kiện cho hệ
thống tổ chức quản lý tài chính hoạt động đúng đắn.
Thực tiễn cho thấy, mỗi giai đoạn phát triển sẽ có một cơ chế quản lý
tương đối phù hợp. Do đó cần thiết phải đổi mới và hoàn thiện đồng thời thực
hiện tốt cơ chế quản lý tài chính phù hợp với yêu cầu phát triển mới.
- Hệ thống pháp luật, các quy chế, quy định, chế độ, chính sách, tiêu
chuẩn, định mức trong quản lý tài chính. Các quy định, tiêu chuẩn, chế độ rõ
ràng chi tiết sẽ giúp công tác quản lý tài chính được thuận lợi.
- Điều kiện trang thiết bị, công nghệ phục vụ chuyên môn
Đây là nhân tố cần thiết, có ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý
tài chính. Trang thiết bị, phương tiện làm việc được trang bị đầy đủ, đồng bộ;
trình độ sử dụng thành thạo sẽ góp phần rất lớn vào việc ghi chép phản ảnh,
tổng hợp các khoản thu, chi tài chính, phục vụ tốt việc điều hành quản lý tài
chính của cơ quan tài chính và các ngành nghiệp vụ, cơ quan có liên quan ở
đơn vị.
29

1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý tài chính ở một số đơn vị dự toán quân đội
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính ở Học viện Khoa học Quân sự - Tổng
cục II
- Trong quản lý tài chính Học viện Khoa học Quân sự - Tổng cục II
thực hiện theo Luật NSNN năm 2002 (sửa đổi); Nghị định số 10/2004/NĐ-CP
ngày 17/1/2004 của Chính phủ về việc ban hành quy định về quản lý sử dụng
ngân sách và tài sản của Nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực
quốc phòng, an ninh; Thông tư liên tịch số 23/2004/TTLT-BTC-BQP ngày
26/3/2004 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Quốc phòng; Hướng dẫn lập, chấp
hành, quyết toán NSNN và quản lý tài sản Nhà nước đối với một số hoạt động
thuộc lĩnh vực quốc phòng; Điều lệ Công tác tài chính QĐNDVN và các văn
bản hướng dẫn có liên quan của Cục Tài chính - BQP; Quy chế 499/QUTW
ngày 23/11/2011 của Quân ủy Trung ương, lãnh đạo công tác tài chính của
các cấp ủy Đảng trong quân đội; Các chỉ thị, Thông tư của Bộ trưởng BQP,
hướng dẫn nghiệp vụ của Phòng tài chính Tổng cục II.
- Học viện Khoa học Quân sự - Tổng cục II đã thực hiện tăng cường vai
trò lãnh đạo của Đảng ủy Học viện trong công tác quản lý tài chính, nâng cao
năng lực quản lý và điều hành ngân sách của người chỉ huy. Xuất phát từ
nguyên tắc: Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với quân đội.
Sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy đảng đối với công tác tài chính còn xuất phát
từ chính quá trình hoạt động tài chính, nó đảm bảo cho công tác tài chính của
Học viện hoạt động đúng đường lối chính sách và có hiệu quả, phát huy vai
trò, chức năng, nhiệm vụ trong xây dựng và phát triển quân đội. Bên cạnh sự
lãnh đạo của Đảng và vai trò tham mưu giúp việc của cơ quan tài chính cá
nhân người chỉ huy là người chịu trách nhiệm cuối cùng và chủ yếu về các
quyết định liên quan đến quản lý tài chính của Học viện. Việc gắn trách
nhiệm cao nhất cho người chỉ huy buộc người chỉ huy phải không ngừng học
tập về mọi mặt liên quan đến quản lý và điều hành công tác tài chính, các
30

quyết định ra phải phù hợp với nguyên tác, kỷ luật tài chính, thực hiện tốt quy
chế dân chủ, tận dụng sự tham mưu của cơ quan tài chính, tranh thủ sự đồng
thuận, phối kết hợp giữa cơ quan tài chính và các phòng, ban nghiệp vụ có
liên quan đến chi tiêu sử dụng kinh phí.
- Đối với công tác quản lý tài chính từ nguồn ngân sách Học viện căn
cứ vào điều kiện cụ thể, yêu cầu quản lý đặc thù của đơn vị nghiên cứu hoàn
thiện đổi mới một số cơ chế sao cho mỗi cơ chế quản lý đó có thể phát huy tốt
nhất vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của mình trong quản lý ngân sách.
Học viện chú trọng đến khâu xác định cơ cấu chi; nội dung và thứ tự ưu tiên
bố trí kinh phí cho các nhiệm vụ trọng tâm trong năm. Hoàn thiện một bước
cơ chế phối hợp giữa cơ quan tài chính và các cơ quan quản lý nhân sự (cơ
quan quân lực, cán bộ) trong nắm bắt yếu tố quân số (nhập ngũ, xuất ngũ,
tăng giảm nội bộ, nghỉ hưu…) để thực hiện tốt khâu lập kế hoạch ngân sách.
- Đảng ủy, chỉ huy các cấp thường xuyên chỉ đạo các đơn vị, các ngành
chức năng tăng cường công tác giám sát kiểm tra, kịp thời uốn nắn và xử lý
nghiêm túc những trường hợp chi sai, vượt chế độ, định mức đã quy định. Chi
tiêu sử dụng ngân sách đáp ứng kịp thời, tương đối sát với dự toán được giao.
Tiếp tục thực hiện phân cấp ngân sách xuống các đơn vị, bộ phận để các đơn
vị chủ động quản lý và sử dụng ngân sách.
- Trong quản lý hoạt động có thu Học viện đã tiến hành mở rộng quy mô
đào tạo, đa dạng hóa các loại hình đào tạo như bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ,
đào tạo hệ dân sự nhắm khai thác hiệu quả nguồn thu từng bước nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, giảng viên, học viên… trong Học viện.
Tuy nhiên công tác quản lý tài chính của Học viện Khoa học Quân sự -
Tổng cục II cũng gặp phải những khó khăn, hạn chế đó là về cán bô ̣ quản lý
tài chính như khối phòng ban, khối hệ còn hạn chế về trình độ quản lý tài
chính. Hiệu quả sử dụng các phương pháp, công cụ tài chính - ngân sách ở
đơn vị chưa cao biểu hiện ở chỗ phương pháp lập DTNS chưa khoa học nhất
31

là xác định định mức chi ngân sách cho từng loại kinh phí dẫn đến chất lượng
chi tiêu nhiều loại, khoản kinh phí thấp so với cấp trên phân bổ. Định mức chi
ngân sách chưa được điều chỉnh cho phù hợp với biến động của thị trường
dẫn đến việc bổ sung ngoài dự toán vẫn còn. Chế độ công khai tài chính, dân
chủ kinh tế còn mang tính hình thức.
(Trần Trường Giang (2014), Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng -
Bảo hiểm, Học viện Hậu cần)
1.2.2. Kinh nghiệm quản lý tài chính tại Cục Hậu cần - Tổng cục Hậu cần
Quản lý tài chính tại Cục Hậu cần - Tổng cục Hậu cần trong nhưng
năm qua có nhiều bước tiến bộ. Thể hiện trên một số nội dung sau:
- Thay thế việc cơ quan tài chính và các ngành nghiệp vụ Cục kiểm
soát giá và thực hiện các thủ tục trong khâu mua sắm tài sản và đầu tư XDCB
bằng việc giao quyền chủ động cho các đơn vị dự toán cấp dưới lập hội đồng
tự quyết định về giá đầu tư, mua sắm hoặc tổ chức đấu thầu, đấu giá theo quy
định của pháp luật và tự chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.
- Về việc giao dự toán cho các ngành, các đơn vị đã đảm bảo nhanh gọn
kịp thời. Trước 31/12 hàng năm dự toán năm sau đã được giao đến đơn vị cơ
sở. Nội dung dự toán ngân sách đã phản ánh đầy đủ các yêu cầu của nhiệm vụ
và được giao ngay từ đầu năm. Trường hợp thật đặc biệt, khi có nhu cầu phát
sinh cho phép bổ sung dự toán. Cách làm này đã giúp giải quyết tốt công việc
phát sinh đột xuất chưa được giao trong dự toán đầu năm.
- Cục Hậu cần - Tổng cục Hậu cần đã tiến hành xây dựng định mức kỹ
thuật cụ thể cho đơn vị khi sử dụng kinh phí thuộc những nội dung liên quan
đến sản xuất, sửa chữa như nội dung chi cho công trình phổ thông phải thực
hiện theo quy định của đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện khoán kinh phí đối
với một số nội dung chi tiêu như công tác phí, điện quốc doanh, nước quốc
doanh…Ví dụ như xây dựng quy chế cụ thể tới hộ chi tiêu về định mức tiêu
32

hao điện năng của từng phòng, ban dựa trên quân số và trang thiết bị. Trên cơ
sở đó sẽ nâng cao được hiệu quả sử dụng kinh phí của đơn vị.
- Công tác thanh tra, kiểm tra, thẩm định về tài chính ngân sách cũng
được Cục Hậu cần - Tổng cục Hậu cần làm tốt. Qua thanh tra, kiểm tra đã góp
phần đảm bảo cho ngân sách, tiền vốn, tài sản của nhà nước của quân đội
được thực hiện đúng chính sách chế độ.
- Công tác quyết toán chi ngân sách được thực hiện theo đúng quy
trình, các báo cáo quyết toán được lập theo đúng biểu mẫu, đúng thời gian
quy định. Số liệu báo cáo được phản ánh trung thực, chính xác, đúng mục lục
ngân sách. Việc công khai giao dự toán và quyết toán ngân sách theo đúng
các quy định.
- Về thực hiện luật thực hành tiết kiệm và luật phòng chống tham
nhũng lãng phí trong quản lý tài chính Cục Hậu cần - Tổng cục Hậu cần đã
quan tâm và triển khai sâu rộng.
Trong quản lý tài chính ở Cục Hậu cần - Tổng cục Hậu cần bên cạnh
những mặt đã làm được thì vẫn còn tồn tại một số tồn tại như sau:
- Việc lập dự toán chi ở một số đơn vị, ngành xây dựng DTNS chưa sát,
cho nên ngay từ những tháng đầu năm khi vừa giao xong dự toán đã có đơn vị
xin bổ sung, điều chỉnh ngân sách.
- Trong cơ chế quản lý tài chính và việc xây dựng tiêu chuẩn định mức
về sử dụng kinh phí tuy đã có nhiều cố gắng song vẫn còn một số nội dung và
lĩnh vực bộc lộ những điểm bất cập, ít phù hợp hoặc không còn phù hợp với
thực tiễn. Mặt khác cũng cần phải nhìn nhân rằng có cơ chế quản lý phù hợp
với đơn vị này nhưng chưa hẳn phù hợp với đơn vị khác.
- Trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra vẫn còn hạn
chế, dẫn đến tình trạng thất thoát, chi sai nguyên tắc trong sử dụng ngân sách
chưa được khắc phục triệt để.
(Ngô Văn Thao (2014), Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng - Bảo
hiểm, Học viện Hậu cần)
33

1.2.3. Bài học rút ra cho Cục Hậu cần - Bộ Tổng Tham mưu trong quản lý
tài chính
Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về quản lý tài chính ở đơn
vị dự toán quân đội, công tác tổ chức, quản lý tài chính ở một số đơn vị tương
đồng, có thể rút ra một số kinh nghiệm có ý nghĩa tham khảo, vận dụng vào
quản lý tài chính của Cục Hậu cần - Bộ tổng Tham mưu như sau:
Một là, tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong công tác
quản lý tài chính, nâng cao năng lực quản lý và điều hành ngân sách của
người chỉ huy đơn vị.
Hai là, để quản lý tài chính ở các đơn vị dự toán quân đội được tốt thì
phải coi trọng cải cách cơ chế quản lý tài chính - ngân sách cho phù hợp với
nhiệm vụ, điều kiện thực tế của đơn vị; tập trung sử dụng có hiệu quả công cụ
quản lý tài chính để khai thác có hiệu quả nguồn thu từ làm kinh tế kết hợp,
huy động mọi nguồn lực cho thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh và phát
triển quân đội theo hướng chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại.
Ba là, chú trọng công tác phân tích, dự báo tình hình kinh tế - chính trị
phục vụ cho việc hoạch địch chính sách chi tiêu cho các nhiệm vụ trọng yếu
nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ cho an ninh quốc phòng một cách toàn
diện và vững chắc. Trên cơ sở đó ban hành những tiêu chuẩn định mức và các
chế độ cho các khoản chi được hợp lý và khoa học
Bốn là, các đơn vị cấp trên đều thống nhất chỉ đạo và phân cấp quản lý
tài chính cho các đơn vị cấp dưới trên cơ sở thống nhất chính sách, chế độ, tạo
điều kiện cho cấ p dưới phát huy được tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo
các quy định của pháp luật, thực hiện quản lý tài chính và sử dụng linh hoạt
nguồn lực tài chính, cho phép thi hành những biện pháp tài chính cụ thể, phù
hợp với tình hình thực tế của từng đơn vị.
Năm là, các đơn vị, các ngành nghiệp vụ đề u thực hiện các biện pháp
quản lý chặt chẽ, có hiệu quả trên toàn bộ các khâu của chu trình ngân sách,
từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán NSNN.
34

Sáu là, làm tốt công tác công khai minh bạch trong quản lý tài chính ở
các đơn vị sẽ góp phần giảm thiểu tham nhũng, lãng phí và chi sai mục đích.
Nhưng cũng cần nghiên cứu để quy định công khai những nội dung gì, công
khai như thế nào để cán bộ, nhân viên được tiếp cận thông tin một cách dễ
ràng và hiểu được nội dung các chỉ số công khai mang tính minh bạch.
Bảy là, thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình nhận và sử dụng kinh
phí tại mỗi đơn vị được cấp có hệ thống. Sao cho mỗi khoản chi tiêu kinh phí
vừa phải đảm bảo theo đúng dự toán, đúng định mức tiêu chuẩn, đúng chế độ
và thủ tục chi tiêu theo quy định hiện hành.
Tám là, học tập được kinh nghiê ̣m của đơn vị khác là rấ t quý báu, tuy
nhiên, do nhiệm vụ chính trị đặc thù và điều kiện cụ thể của mỗi đơn vị trong
mỗi giai đoạn là khác nhau nên viêc̣ vâ ̣n du ̣ng kinh nghiê ̣m của các đơn vị
khác phải sáng ta ̣o, hợp lý, linh hoa ̣t, tránh dập khuôn, máy móc.
35

Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng công tác quản lý tài chính ở Cục Hậu cần - Bộ Tổng Tham
mưu như thế nào ?
- Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính ở Cục Hậu cần -
Bộ Tổng Tham mưu?
- Các giải pháp nào cần thực hiện để hoàn thiện công tác quản lý tài
chính ở Cục Hậu cần - Bộ Tổng Tham mưu trong thời gian tới?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Mục đích của thu thập thông tin, số liệu là nhằm cung cấp cơ sở thực
tiễn cho phân tích và đánh giá về thực trạng công tác quản lý tài chính ở Cục
Hậu cần - Bộ Tổng Tham mưu.
Đề tài sử dụng thông tin thứ cấp của đơn vị từ năm 2012 đến năm
2014. Cụ thể, tác giả luận văn đã tiến hành thu thập các thông tin thông qua
các tài liệu tham khảo như: kế hoạch, báo cáo về đơn vị, các giáo trình chuyên
ngành, chế độ, luật, nghị định, thông tư, điều lệ, hướng dẫn về quản lý tài
chính trong quân đội, tham khảo các công trình nghiên cứu khoa học, các bài
báo, sách, mạng internet, bài viết liên quan đến đề tài ... để hệ thống hoá được
những vấn đề nghiên cứu cơ bản của đề tài luận văn, xác định được những
khái niệm cơ bản, những vấn đề lý luận quan trọng của đề tài làm cơ cở cho
việc điều tra thực tiễn.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin
Đề tài đã sử dụng các số liệu thu - chi tài chính từ hai nguồn đó là
nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và nguồn kinh phí thu từ các hoạt
động sản xuất kết hợp qua các năm từ 2012 đến 2014 của Cục Hậu Cần -
BTTM để xử lý bằng phân tích thống kê đơn giản của Excel và hệ thống số
liệu này thành các chỉ tiêu tương đối, chỉ tiêu tuyệt đối và lập thành các bảng
36

biểu. Qua đó, đưa ra những biện pháp hoàn thiện công tác thu, chi và quản lý
tài chính.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
Các phương pháp phân tích dữ liệu đã sử dụng giúp cho việc trình bày
thực trạng cũng như đưa ra các kết luận và giải pháp về thực trạng quản lý tài
chính của Cục Hậu Cần - BTTM
2.2.3.1. Phương pháp so sánh
Thông qua số bình quân, số tối đa, số tối thiểu. Phương pháp thống kê
so sánh gồm cả so sánh số tuyệt đối và số tương đối để đánh giá động thái
phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian và không gian. Việc so sánh
được tiến hành so sánh giữa các số thu và chi từ các nguồn kinh phí, so sánh
giữa các năm. Phương pháp này được sử dụng để đánh giá, phân tích thực
trạng thu, chi, quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí hàng nãm và giữa các
nãm của Cục Hậu Cần - BTTM.
2.2.3.2. Phương pháp thố ng kê mô tả
Thống kê mô tả là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số
liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản
ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Thống kê mô tả được sử dụng
để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực
nghiệm qua các cách thức khác nhau.
Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ
liệu thu thập được. Các kỹ thuật phân tích:
- Biểu diễn dữ liệu bằng các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu.
- Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu.
- Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ
liệu. Từ những số liệu và thông tin thu thập được, dùng phương pháp phân
tích số liệu để đưa ra các biểu đồ về tỷ trọng, tăng trưởng hay những bảng số
liệu phục vụ cho đề tài.
37

2.3. Các tiêu chí chủ yếu đánh giá chất lượng quản lý tài chính
Chất lượng công tác quản lý tài chính ở ĐVDT quân đội là một khái
niệm trừu tượng dựa trên việc thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm là xây
dựng quân đội - bảo vệ tổ quốc, để đánh giá cần xây dựng các tiêu chí đánh
giá với cách lượng hóa nó một cách tối đa. Ở các khía cạnh khác nhau có các
tiêu chí đánh giá cụ thể khác nhau. Song khái quát lại có thể đưa ra một số
tiêu chí sau:
Một là: Tính hợp lý của hệ thống tổ chức quản lý tài chính ở đơn vị.
Tính hợp lý của hệ thống tổ chức quản lý tài chính biểu hiện ở các nhân tố cấu
thành gồm:
- Cơ cấu tổ chức: Thể hiện sự đầy đủ, hợp lý của tổ chức biên chế và
các chức danh quản lý tài chính.
- Chức năng, nhiệm vụ của hệ thống: Thể hiện ở sự xác lập đầy đủ cụ
thể và tính phù hợp của các chủ thể tham gia quản lý tài chính.
- Biên chế nhân lực, trang bị kỹ thuật quản lý: Thể hiện ở sự đầy đủ,
phù hợp về số lượng, chất lượng cán bộ nhân viên; tính đồng bộ, hiện đại của
trang bị quản lý phục vụ chuyên môn.
Hai là: Tính đúng đắn, hiệu quả trong việc sử dụng các phương pháp,
công cụ quản lý tài chính.
Tiêu chí này có thể được đo lường bằng các đại lượng sau:
- Các mệnh lệnh, quyết định của người chỉ huy; chỉ thị, hướng dẫn của
cơ quan tài chính cấp trên; các kế hoạch triển khai nhiệm vụ của cơ quan tài
chính đơn vị… được thực thi như thế nào?
- Việc duy trì và thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định
mức, nguyên tắc, kỷ luật tài chính và qui chế quản lý tài chính có thường
xuyên đúng, đủ, kịp thời, chặt chẽ không.
Ba là: Mức độ thỏa mãn yêu cầu về quản lý tài chính thông qua việc
đánh giá các nội dung quản lý tài chính.
Tiêu chí này có một số đại lượng được lượng hóa hoặc mang tính định
tính dễ nhận biết gồm:
38

- Trong quản lý chu trình ngân sách:


Các chỉ tiêu DTNS phải sát đúng nhu cầu thực tế, thể hiện ở sự so sánh
giữa số thực hiện với số dự toán cả số tuyệt đối và số tương đối.
Phân bổ chỉ tiêu, giao DTNS cho các cơ quan, đơn vị cấp dưới; cấp
phát, thanh quyết toán kinh phí bảo đảm đầy đủ, kịp thời, đúng DTNS đã
được giao, đúng điều kiện chi ngân sách.
Quyết toán tài chính (kinh phí) bảo đảm chặt chẽ, chính xác, trung thực,
rõ ràng, kịp thời, tổng hợp QTNS đúng mục lục ngân sách và mẫu biểu quy
định. Có thể so sánh với số DTNS, số cấp phát, thanh toán.
- Trong quản lý các khoản tiền lương, phụ cấp, trợ cấp tiền ăn; các
khoản chi chính sách xã hội; bảo đảm cấp phát, chi trả đầy đủ, kịp thời, đúng
đối tượng được hưởng, đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn; đúng thủ tục, quy
định về lập DTNS, cấp phát, QTNS theo Luật NSNN, Điều lệ công tác tài
chính QĐND Việt Nam và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
- Trong quản lý kinh phí nghiệp vụ, vốn đầu tư và xây dựng: Thực hiện
đúng quy trình, thủ tục, chế độ quy định đối với từng nội dung, mục chi…
- Trong quản lý các hoạt động có thu: Quản lý chặt chẽ mọi khoản thu,
chi; tính đúng, tính đủ chi phí, thu nhập và phân phối kết quả đúng chế độ quy
định; phản ánh đầy đủ kịp thời, chính xác các khoản thu, chi vào sổ kế toán.
- Trong kiểm tra, thanh tra, kiểm toán: Tình hình và kết quả thanh tra,
kiểm tra, kiểm toán theo kế hoạch và đột xuất có phản ánh chính xác, khách
quan không.
Bốn là: Tính hiệu quả, hiệu lực trong quản lý, sử dụng tài chính. Hiệu
quả quản lý và sử dụng tài chính được hiểu là phạm trù thể hiện mối quan hệ
giữa kết quả thực hiện nhiệm vụ so với quy mô ngân sách bảo đảm cho việc
thực hiện nhiệm vụ tương ứng được giao. Tiêu chí hiệu quả mang nhiều yếu
tố định tính, khó lượng hóa. Tuy nhiên có thể xem xét đánh giá một số khía
cạnh sau:
39

- Tính kinh tế: So sánh chi phí thực tế của các yếu tố đầu vào (số quyết
toán) so với định mức chi tiêu (số dự toán); các báo cáo thanh kiểm tra, kiểm
toán tài chính hàng năm của đơn vị, cơ quan cấp trên để thấy mức độ tiết kiệm
hay lãng phí.
- Tính hiệu lực: Xem xét sự tác động của kết quả thực hiện nhiệm vụ đến
các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội… Cần thấy rõ rằng sự lan toản của chính
sách, chế độ tiền lương, tiền công, phụ cấp… trong các đơn vị sự nghiệp công
lập nói chung là rất to lớn. Vì vậy quản lý chặt chẽ tài chính sẽ góp phần quan
trọng vào tính hiệu lực, hiệu quả của quá trình quản lý ngân sách.
Như vậy, việc đánh giá chất lượng quản lý tài chính là hết sức phức tạp,
đồi hỏi phải nghiên cứu, phân tích một cách toàn diện trong đó yêu cầu thực
hiện nhiệm vụ là mục tiêu quan trọng nhất, là thước đo chủ yếu đánh giá chất
lượng quản lý tài chính quân đôi.
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Để đánh giá công tác quản lý tài chính ở ĐVDT quân đội cần xây dựng
các chỉ tiêu nghiên cứu với cách lượng hóa nó một cách tối đa. Ở các khía
cạnh khác nhau có các chỉ tiêu nghiên cứu khác nhau. Song khái quát lại có
thể đưa ra một số chỉ tiêu sau:
- Đánh giá việc lập - thực hiện - quyết toán ngân sách thông qua các chỉ tiêu:
+ Tỷ lệ (%) DTNS đơn vị lập so với chỉ tiêu trên thông báo:
Tỷ lệ (%) DTNS Số DTNS đơn vị lập
đơn vị lập so với chỉ = x 100
Số chỉ tiêu thông báo
tiêu trên thông báo
Ý nghĩa chỉ tiêu này cho phép đánh giá chất lượng lập DTNS của đơn
vị. Nếu kết quả so sánh lớn hơn hay nhỏ hơn khá lớn, chứng tỏ đều không sát
giới hạn trần NS hoặc không sát với khả năng và nhu cấu chi của đơn vị.
40

+ Tỷ lệ (%) số thực hiện so với DTNS được lập:


Tỷ lệ (%) số thực Số thực hiện
hiện so với = x 100
Số DTNS đơn vị lập
DTNS đơn vị lập
Chỉ tiêu này cùng với chỉ tiêu ở trên có ý nghĩa đánh giá cuối cùng chất
lượng DTNS đơn vị lập. Nó cung cấp những thông tin cần thiết để có thể điều
chỉnh chỉ tiêu năm sau phù hợp hơn.
+ Tỷ lệ (%) số thực hiện so với chỉ tiêu trên thông báo:
Tỷ lệ (%) số thực Số thực hiện
hiện so với chỉ tiêu x 100
trên thông báo Chỉ tiêu trên thông báo

Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất, cho phép đánh giá xác đảng 2 vấn đề:
Một là, kết quả lớn hơn 100% (thiếu NS) hoặc nhỏ hơn 100% (thừa
NS). Như vậy phải xem xét 2 yếu tố: số thực hiện nếu đúng thực tế, đúng chế
độ tiêu chuẩn, định mức thì phải tính toán số chỉ tiêu trên phân bổ. Ngược lại,
phải tăng cường làm tốt công tác thẩm định trước quyết toán.
Hai là, NS là có hạn; việc bổ sung NS về nguyên tắc là rất ít (trừ trường
hợp có nhiệm vụ đột xuất quan trọng được nhà nước và Bộ quốc phòng quyết
định). Vì vậy, qua chỉ tiêu này, Cục Tài chính - BQP với tư cách là cơ quan
chủ trì tham mưu giúp Quân ủy trung ương và thủ trưởng BQP về công tác tài
chính quân đội sẽ đánh giá NS tiết kiệm được ở phạm vị toàn quân trong mỗi
năm, theo công thức sau:
n
Số kinh phí tiết
= ∑ Số chỉ tiêu NS thông báo - Số thực hiện
kiệm
1

Trong đó:
n: Tổng số các đơn vị trong toàn quân
+ Tỷ lệ (%) phân bổ dự toán NS cho các ngành
- Việc duy trì thực hiện chu trình NS có kịp thời hay không, thực hiện
các chính sách chế độ, tiêu chuẩn định mức, nguyên tắc, kỷ luật tài chính có
41

thường xuyên đúng, đủ hay không. Biểu hiện ở mức độ các vụ việc vi phạm,
tính chất vi phạm và hậu quả của nó; tác động cụ thể của việc thực hiện các
chế độ kiểm tra, thanh tra tài chính, kiểm soát chi, dân chủ kinh tế tài chính.
Được lương hóa bằng các chỉ số:
+ Số lần thực hiện đúng chu trình về mặt thời gian
+ Tỷ lệ các sai sót trong các văn bản lập, thực hiện, quyết toán ngân sách.
- Các hoạt động có thu: So sánh số tương đối và tuyệt đối tình hình
thực hiện kế hoạch theo các quy định trong các hoạt động có thu.
42

Chương 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
Ở CỤC HẬU CẦN - BỘ TỔNG THAM MƯU GIAI ĐOẠN 2012 - 2014

3.1. Tổng quan về Cục Hậu cần - Bộ Tổng Tham mưu


3.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Cục Hậu cần - Bộ Tổng Tham mưu
* Quá trình hình thành và phát triển
Tiền thân của Cục Hậu cần - Bộ Tổng Tham mưu là Cục Quản Lý Giáo
dục - Bộ Tổng Tham mưu cơ quan Bộ Quốc phòng được thành lập ngày
11/09/1945 tại 34A Trần Phú - Ba Đình - Hà Nội. Ngày 12/2/1993 quyết định
số 60/QĐ - QP đổi tên từ Cục Quản lý Giáo dục - Bộ tổng tham mưu sang tên
Cục Quản Lý Hành chính - cơ quan Bộ Quốc Phòng. Ngày 6/9/2007 quyết
định số 2501/QĐ - QP đổi tên Cục Quản Lý Hành chính - cơ quan Bộ Quốc
Phòng sang tên Cục Hậu cần - BTTM. Lịch sử phát triển của Cục Hậu cần là
một chặng đường với biết bao khó khăn thử thách, vừa xây dựng, vừa chiến
đấu và trưởng thành. Dưới sự lãnh đạo của Quân ủy Trung ương mà trực tiếp
là Đảng ủy, thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu; sự động viên giúp đỡ của nhân
dân; cán bộ chiến sĩ Cục Hậu cần các thế hệ trong 70 năm qua đã không
ngừng phấn đấu vươn lên, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, lập nhiều chiến
công trên các mặt trận, xây đắp lên truyền thống vẻ vang của Cục Hậu cần.
* Chức năng:
Cục Hậu cần BTTM có chức năng tham mưu giúp Đảng ủy, Thủ trưởng
BTTM về công tác hậu cần, kỹ thuật, huấn luyện quân sự và tổ chức thực hiện
công tác bảo đảm phục vụ.
* Nhiệm vụ:
- Tham mưu cho Đảng ủy, Thủ trưởng BTTM về công tác kế hoạch hậu
cần, kỹ thuật, tổ chức đảm bảo hậu cần, kỹ thuật cho BTTM - Cơ quan BQP
trong thời bình và thời chiến.
43

- Tổ chức căn cứ Hậu cần, kỹ thuật theo yêu cầu nhiệm vụ; quản lý, chỉ
đạo và đảm bảo về hậu cần, kỹ thuật cho BTTM - cơ quan BQP; bảo đảm hậu
cần, kỹ thuật diễn tập chỉ huy tham mưu, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và các
nhiệm vụ khác.
- Tổ chức huấn luyện quân sự, thể dục thể thao, duy trì điều lệnh cho
BTTM - cơ quan BQP; phối hợp với các cơ quan, đơn vị và chính quyền địa
phương có liên quan, bảo đảm an toàn khu vực đóng quân của BTTM - cơ
quan BQP.
- Tổ chưc đón tiếp khách và bảo đảm ăn, nghỉ, đi lại cho cán bộ toàn
quân về làm việc dự hội nghị, hội thảo, hội thi tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh, Thành phố Đà Nẵng.
- Quản lý, chăn sóc sức khỏe, bảo đảm các chế độ chính sách theo quy
định cho cán bộ thuộc BTTM- cơ quan BQP và các Tổng cục.
- Tận dụng năng lực hiện có, tổ chức làm dịch vụ, liên kết sản xuất tạo
nguồn thu để cải thiện và nâng cao đời sống cho bộ đội theo đúng pháp luật
và quy định của BQP.
3.1.2. Tổ chức biên chế
- Lực lượng
Quân số biên chế theo Quyết định số 1775/BTTM về quy hoạch tổ chức
lực lượng của Cục Hậu cần, quân số của Cục Hậu cần được biên chế 630 đồng
chí. Quân số hiện có ngày 31/12/2014 là 997 đồng chí.
Bảng 3.1: Quân số Cục Hậu cần - Bộ Tổng Tham mưu năm 2014
Đơn vị tính: người
TT Nội dung Sĩ quan QNCN HSQ-BS CNVQP Cộng
1 Quân số theo biên chế 145 283 17 185 630
2 Quân số hiện có 31/12/2014 169 604 46 178 997
(Nguồn: Cục Hậu cần, Báo cáo QTNS và tổng kết công tác tài chính năm 2014)
- Tổ chức biên chế
+ Chỉ huy Cục Hậu cần gồm: Cục trưởng, Chính ủy và các Phó Cục
trưởng, trong đó Cục trưởng chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Cục và là
44

chủ tài khoản của đơn vị, Chính ủy đồng thời là Bí thư Đảng ủy Cục Hậu cần
chịu trách nhiệm về công tác Đảng, công tác chính trị ở Cục; Các phó Cục
trưởng giúp việc cho Cục trưởng theo lĩnh vực được phân công.
+ Các cơ quan chức năng của Cục Hậu cần gồm: Phòng tham mưu,
Phòng chính trị, Phòng Doanh trại, Phòng Xe máy - Kỹ thuật, Phòng Quân y,
Phòng Bảo đảm Phục vụ sở chỉ huy, Phòng Quân nhu, Phòng Xăng dầu, Ban
hành chính, Ban tài chính.
+ Các đơn vị trực thuộc Cục gồm: Cơ quan đại diện phí nam C59B, nhà
khách Bộ Quốc Phòng(T66), Nhà khách 299, Trường Mầm non 59, Đoàn xe,
trạm sửa chữa, Căn cứ Hậu cần Bộ Tổng Tham mưu. Cơ cấu tổ chức Cục
được thể hiện qua sơ đồ 3.1.

Cục Hậu cần/BTTM

Phòng Phòng Phòng Phòng Xe Phòng


Tham chính trị Quân nhu máy - KT Doanh Trại
mưu

-k
Phòng Phòng Ban Nhà khách Nhà khách
Bảo đảm Quân y Tài chính C59B BQP

Nhà Trạm Ban Căn cứ Trường Đoàn xe


khách sửa Hành HC/ mần non
299 chữa chính BTTM 59

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức Cục Hậu cần - Bộ tổng Tham mưu


3.1.3. Cơ chế quản lý tài chính
Công tác tài chính của Cục Hậu cần thực hiện theo Luật NSNN năm
2002 (sửa đổi); Nghị định số 10/2004/NĐ-CP ngày 17/1/2004 của Chính phủ
về việc ban hành quy định về quản lý sử dụng ngân sách và tài sản của Nhà
45

nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh; Thông tư
liên tịch số 23/2004/TTLT-BTC-BQP ngày 26/3/2004 của Liên Bộ Tài chính
- Bộ Quốc phòng; Hướng dẫn lập, chấp hành, quyết toán NSNN và quản lý tài
sản Nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng; Chỉ thị số
66/2004/CT-BQP ngày 13/5/2004 của Bộ trưởng BQP về thời gian lập, chấp
hành, quyết toán NSNN; Điều lệ Công tác tài chính QĐNDVN và các văn bản
hướng dẫn có liên quan của Cục Tài chính - BQP; Quy chế 499/QUTW ngày
23/11/2011 của Quân ủy Trung ương, lãnh đạo công tác tài chính của các cấp
ủy Đảng trong quân đội; Các chỉ thị, Thông tư của Bộ trưởng BQP, Tổng
Tham mưu trưởng; Hướng dẫn của Phòng tài chính BTTM.
Cơ chế quản lý tài chính của Cục Hậu cần được thực hiện theo nguyên
tắc: Cấp ủy Đảng lãnh đạo, Chỉ huy đơn vị điều hành, cơ quan Tài chính làm
tham mưu và tổ chức thực hiện trên cơ sở các Nghị quyết, Quy chế lãnh đạo,
Quy chế quản lý tài chính của Cục Hậu cần, của Bộ Tổng Tham mưu và Bộ
Quốc Phòng.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo kinh phí và quản lý nguồn thu
- Các đơn vị dự toán cấp 4 căn cứ vào dự toán được duyệt, được cấp
phát và quyết toán kinh phí với Ban Tài chính Cục theo quy định của BQP và
Nhà nước.
- Các phòng ban trực thuộc Cục căn cứ vào nhiệm vụ và chỉ tiêu ngân
sách, khi thực hiện chi ngân sách được ứng kinh phí và thanh toán trực tiếp
với ban Tài chính Cục. Duy trì thường xuyên nguyên tắc thanh toán xong đợt
nhận lĩnh trước mới tổ chức cấp phát nhận lĩnh đợt sau.
- Các đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ vào nhiệm vụ hàng năm:
Chi kinh phí quốc phòng (nếu có) được cấp phát, thanh quyết toán với
Ban tài chính Cục theo đúng nguyên tắc và chế độ.
Thu BHXH, BHYT, Công đoàn… theo chế độ, được thực hiện thông
qua Ban Tài chính Cục hàng tháng, quý trong năm.
46

Quyết toán các khoản thu theo quy định của BQP, BTTM được thông
quan ban Tài chính Cục.
- Mọi nguồn thu đều được phản ánh trên hệ thống sổ sách kế toán của cơ
quan tài chính các cấp và tài chính Cục, được quản lý đúng chính sách, chế độ.
3.2. Phân tích thực trạng công tác quản lý tài chính ở Cục Hậu cần - Bộ
Tổng Tham mưu giai đoan 2012 - 2014

3.2.1. Thự c trạ ng tổ chứ c bộ máy quả n lý tài chính và phân cấ p

quả n lý tài chính


3.2.1.1. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính
Tài chính của Cục Hậu cần - Bộ Tổng Tham mưu là tài chính đơn vị dự
toán cấp 3 - tài chính cấp chiến thuật có quan hệ trực tiếp với đơn vị dự toán
cấp 2 là Bộ Tổng Tham mưu - tài chính cấp chiến dịch. Trong hệ thống tổ chức
quản lý tài chính ở Cục Hậu cần, bộ máy quản lý tài chính bao gồm: Ban Tài
chính Cục Hậu cần và tài chính các đơn vị trực thuộc (đơn vị cấp 4).
+ Ban Tài chính Cục Hậu cần:
Ban Tài chính Cục Hậu cần là cơ quan nghiệp vụ làm tham mưu và
giúp việc cho Đảng ủy, Chỉ huy Cục về công tác tài chính, có nhiệm vụ chủ
yếu là: Tổ chức lập DTNS, chấp hành ngân sách, công tác kế toán và quyết
toán NS; Lập kế hoạch và quản lý thực hiện kế hoạch sản xuất, làm kinh tế; tổ
chức quản lý vốn và tài sản, quản lý giá và thực hiện một số nghiệp vụ về kho
bạc, ngân hàng có liên quan, tổ chức thanh tra, kiểm tra đối với hoạt đông tài
chính của các ngành, các đơn vị trực thuộc.
Tổ chức biên chế của Ban Tài chính Cục gồm 07 đ/c trong đó: 04 sĩ quan
(Trưởng ban phụ trách chung, 1 đ/c Phó trưởng ban tài chính giúp việc cho Trưởng
ban tổng hợp báo cáo hoạt động có thu, phân bổ và tổng hợp ngân sách, XDCB, 02
trợ lý quản lý kinh phí nghiệp vụ và theo dõi hướng các đơn vị); QNCN:03 đ/c (01
đ/c trợ lý kế toán; 01 đ/c trợ lý kế toán tiền lương và 01 thủ quỹ)
+ Tài chính các đơn vị trực thuộc
47

Nhiệm vụ của tài chính các đơn vị trực thuộc là các Ban tài chính, bộ
phận tài chính là quản lý tài chính tại các đơn vị.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tài chính ở Cục Hậu cần được thể hiện
qua sơ đồ 3.2.
Bộ Tổng Tham Chỉ huy Chỉ huy ngành cơ
Mưu Cục Hậu cần -BTTM quan, đơn vị trực
thuộc

Phòng Tài chính


BTTM

BTC Nhà TC TC TC
Ban Tài chính Ban TC khách Nhà khách căn cứ Trường
Cục Hậu cần C59B T66A 299 HCần mầm non
BTTM 59

Quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo


Quan hệ chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ
Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tài chính Cục Hậu cần
3.2.1.2. Phân cấp quản lý tài chính
- Ban Tài chính Cục Hậu cần quản lý toàn bộ hoạt động tài chính của
Cục Hậu cần theo chức năng, nhiệm vụ, theo luật NSNN. Điều lệ công tác tài
chính QĐNDVN; Quy chế quản lý tài chính của Cục Hậu cần ban hành theo
Quyết định số 14/QĐ-LĐ ngày 14/1/2008 của Cục trưởng. Trực tiếp quản lý,
chi tiêu, thanh quyết toán kinh phí chi hỗ trợ giải quyết việc làm, các khoản
kinh phí thuộc NSNN giao, kinh phí vốn đầu tư XDCB, BHXH và một số
khoản kinh phí nghiệp vụ trực tiếp quản lý tài chính và tổ chức hạch toán hoạt
động sản xuất kết hợp, tăng gia sản xuất, sự nghiệp công lập của Cục.
- Các ngành nghiệp vụ của Cục Hậu cần quản lý, sử dụng kinh phí
nghiệp vụ ngành, kinh phí thuộc ngân sách bảo đảm theo chuyên môn nghiệp
48

vụ của từng ngành. Bảo đảm cho thực hiện nhiệm vụ theo chức năng và cho
các đơn vị trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu như Phòng Doanh Trại, Phòng
Quân y, Phòng Quân nhu, Phòng Xăng dầu, Phòng Xăng dầu riêng Phòng
Bảo đảm phục vụ Sở chỉ huy nhiệm vụ chính là đảm bảo sửa chữa, thay thế
trong toàn sở chỉ huy Bộ Quốc phòng.
3.2.2. Quản lý chu trình ngân sách
3.2.2.1. Lập dự toán ngân sách
Dự toán ngân sách của Cục Hậu cần được thực hiện theo ba bước:
Bước 1: Hướng dẫn lập DTNS và thông báo số kiểm tra
Bước 2: Lập và thảo luận DTNS
Bước 3: Quyết định phân bổ, giao DTNS
Qua thực tiễn lập DTNS năm của Cục Hậu cần BTTM cho thấy: Do
nắm và hiểu rõ vị trí, tầm quan trọng của công tác lập DTNS đối với công tác
tài chính nói chung, quản lý tài chính nói riêng của Cục nên trong những năm
qua ban Tài chính Cục đã coi trọng công tác lập DTNS, việc lập DTNS của
Cục đã đi vào nề nếp, bảo đảm được thời gian, đúng mẫu biểu quy định và
đáp ứng được yêu cầu của công tác lập DTNS đã đề ra. Chất lượng DTNS
được thể hiện qua bảng 3.2.
Bảng 3.2: Kết quả lập dự toán chi ngân sách giai đoạn 2012 - 2014
Đơn vị tính: trđ
Năm 2012 2013 2014
Đ.vị Trên % Đ.vị Trên % Đ.vị Trên %
Nội dung lập p.bổ (2/1) lập p.bổ (2/1) lập p.bổ (2/1)
1.NS sử dụng 162.910 167.140 98,37 243.336 236847 97,33 206.951 203.816 98,50
-Lương, phụ trợ cấp,
71.495 78.500 109,8 93.934 94.769 100,89 98.304 97.510 99,19
tiền ăn
- Kinh phí nghiệp vụ 91.415 93.640 102,43 149.402 142.078 95,10 108.647 106.306 97,85
2.NS đảm bảo 7.000 6.250 89,29 12.000 12.000 100,00 18.500 18.500 100,00
3.NS đầu tư XDCB 9.793 9.793 100,00 10.600 10.600 100,00 200.000 200.000 100,00
4.NS BHXH 1.968 1.863 94,66 1.437 1.641 114,19 1.145 1.256 109,7
5.NSNN giao 1.069 1.092 102,15 912 907 99,45 11.581 11.570 99,91
6.Kinh phí khác 16.545 13.086 79,08 16.516 13.540 81,98 14.870 12.929 86,95
49

7.Kinh Phí hiện vật 18.564 15.100 81,34 44.651 43.112 96,55 95.271 93.895 98,56
Cộng 218.554 212.879 97,54 329.452 318.647 96,72 548.318 541.966 98,84

(Nguồn: Cục Hậu cần, dự toán ngân sách năm 2012, 2013, 2014)
Qua bảng 3.2: Có thể đánh giá được chất lượng công tác lập DTNS của

Cục Hậu cần trên một số nét cơ bản sau:

- Chất lượng công tác lập DTNS ngày một nâng cao, Ban Tài chính đã

bám sát khả năng bảo đảm của cơ quan Tài chính cấp trên nên tỷ lệ giữa số

lập DTNS và số chỉ tiêu trên phân bổ trong các năm từ 2012 - 2014 ngày càng

sát thực, có biến động nhưng không lớn. Nhìn chung DTNS đơn vị lập thường

có xu hướng cao hơn chỉ tiêu trên thông báo.

- Kinh phí lương, phụ cấp, trơ cấp, tiền ăn phụ thuộc vào quân số và
chế độ tiêu chuẩn. Các nhân tố này luôn biến động, song Cục Hậu cần đã lập

DTNS khá sát so với chỉ tiêu NS được trên phân bổ đầu năm. Riêng năm

2012 do quyết định của Bộ trưởng điều động 03 đơn vị thuộc công ty 207 về

Cục Hậu cần và thành lập Phòng Bảo đảm Sở chỉ huy nên có sự biến động lớn

về quân số. Cục Hậu cần bị động đối với sự điều động này nên DTNS đầu

năm đã không tính toán được, tỷ lệ NS trên phân bổ vượt DTNS là 9,8%. Như

vậy Cục Hậu cần lập DTNS về lương, phụ cấp, trợ cấp, tiền ăn là khá tốt, chất

lượng cao.

- Kinh phí nghiệp vụ là loại kinh phí khi lập DTNS luôn gặp nhiều khó

khăn do có nhiều nội dung, nhiều loại tiêu chuẩn, định mức, nhiều yếu tố luôn

tác động và phụ thuộc nhiều vào khả năng bảo đảm của cấp trên. Khi lập

DTNS Cục Hậu cần thường căn cứ vào số ước thực hiện năm báo cáo và sự

biến động trong năm kế hoạch để lập. Vì vậy số DTNS lập có khi vượt chỉ
tiêu NS được trên phân bổ đầu năm có khi lại giảm đi cụ thể năm 2012 lập
50

DTNS ít hơn số được phân bổ đầu năm, 2013 và 2014 đều lập vượt số NS trên

phân bổ.

- Kinh phí đảm bảo năm 2012 do là năm đầu tiền có loại kinh phí này

nên đơn vị chưa có kinh nghiệm trong lập DTNS. Tỷ lệ được phân bổ ngân

sách chỉ đạt 89,29% nhưng những năm sau chất lương lập dự toán NSĐB đã

nâng lên rõ rệt (đạt 100%)

- Kinh phí NS đầu tư XDCB và NSNN giao đơn vị lập dự toán tốt đã

dự đoán được khả năng bảo đảm của cấp trên với nhu cầu đầu tư xây dựng

của đơn vị trong điều kiện khó khăn trong bảo đảm vốn đầu tư XDCB của nhà

nước, quân đội trong những năm qua.


- Kinh phí BHXH, kinh phí khác, kinh phí hiện vật Cục Hậu cần lập

DTNS chưa sát thực nên tỷ lệ NS được phân bổ/DTNS lập còn có sự giao

động khá lớn.

Chất lượng DTNS được lập trong giai đoạn 2012 - 2014 của các ngành,

các đơn vị tuy có được nâng lên song vẫn vẫn có những mặt hạn chế nhất
định. Một số đơn vị, ngành, người làm công tác tài chính còn nhận thức chưa

đầy đủ về vai trò quan trọng của lập DTNS nên DTNS được lập ra chưa đáp

ứng được các yêu cầu chi tiêu của đơn vị, chưa sát với khả năng tài chính của

trên. Mặt khác việc đôn đốc, giám sát các khâu lập DTNS của các đơn vị, cơ
quan chưa được kịp thời, chặt chẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng

DTNS của đơn vị. Các yếu tố, căn cứ tính toán tại thời điểm xây dựng các chỉ

tiêu DTNS về cơ bản chưa đầy đủ, tính pháp lý chưa cao, bị động đối với các

nhiệm vụ đột xuất, không có trong dự báo kế hoạch đầu năm như chế độ, tiêu

chuẩn thay đổi… như yếu tố quân số: Đối chiếu số liệu quân số trong DTNS
51

và số liệu quân số thực hiện trong báo cáo DTNS các năm cho thấy có sự

chênh lệch (Bảng 3.3).

Bảng 3.3: So sánh quân số thực hiện quân số dự toán ngân sách
giai đoạn 2012 - 2014
Đơn vị tính: Người
Năm 2012 2013 2014
Dự Thực % Dự Thực % Dự Thực %
Nội dung toán hiện (2/1) toán hiện (5/4) toán hiện (8/7)
A 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Sĩ quan 155 173 111,6 173 168 97,1 168 169 100,6
QNCN 483 555 114,9 575 586 101,9 607 604 99,5
HSQ-BS 37 51 137,8 51 46 90,2 50 46 92
CNVQP 185 173 93,5 188 196 104,3 185 178 96,2
LĐHĐ 26 60 84 140,0
Cộng 860 978 113,7 1047 1080 103,1 1.010 997 98,7
(Nguồn: Cục Hậu cần, Báo cáo QTNS và tổng kết công tác tài chính năm
2012, 2013, 2014)
Qua bảng 3.3 cho thấy
+ Quân số thực hiện các năm đều có sự chênh lệch so với quân số lập DTNS.
+ Sự biến động tăng, giảm quân số chủ yếu do sự biến động của
QNCN, HSQ-BS, và số lao động Hợp đồng. Năm biến động cao nhất là năm
2012. Năm thực hiện theo quyết định điều đông của Bộ trưởng 03 đơn vị
thuộc Công ty TNHH một thành viên 207 về Cục Hậu cần.
Sự chênh lệch về quân số giữa thực tế với dự toán đã hạn chế chất
lượng công tác kế hoạch ngân sách. Vì quân số không dự kiến chính xác sẽ
kéo theo các khoản chi tiêu khác như lương, phụ cấp, trợ cấp, tiền ăn khó xác
định chính xác. Một số nội dung chi tiêu của kinh phí nghiệp vụ cũng sẽ thay
đổi. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự khác nhau giữa các chỉ tiêu
trong khi xét duyệt quyết toán.
3.2.2.2. Chấp hành ngân sách
 Công khai, phân bổ và giao dự toán ngân sách
52

Sau khi được BTTM giao dự toán chi NS năm cho Cục Hậu cần, Ban
Tài chính tính toán, cân đối khả năng bảo đảm tài chính, lên phương án phân
bổ NS báo cáo Đảng ủy và Cục trưởng; chuẩn bị mọi yếu tố và tổ chức hội
nghị công khai ngân sách và giao chỉ tiêu cho các ngành, các đơn vị theo quy
định. Số liệu phân bổ NS năm được tổng hợp báo cáo BTTM.
Do dựa trên các căn cứ khoa học và thực hiện đúng trình tự các bước
của quy trình phân bổ NS nên việc phân bổ ngân sách trong nhưng năm vừa
qua ở Cục Hậu cần - BTTM đã đảm bảo chất lượng, cụ thể là đã thực hiện
đúng các quy định của cơ quan tài chính cấp trên, bảo đảm cho DTNS của các
đơn vị có tính khả thi cao. Trong điều kiện các cơ quan đơn vị có chi tiêu
NSNN phải thực hiện nghiêm luật NSNN, việc thực hiện tốt phân bổ DTNS ở
Cục Hậu cần bảo đảm quá trình phân phối NS được minh bạch, rõ ràng, công
khai và bình đẳng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ giữa các đơn vị, cá nhân
được thụ hưởng NS.
Tỷ lệ phân bổ NS trong giai đoạn 2012-2014 của Cục được thể hiện
trên Bảng 3.4.
Bảng 3.4: Phân bổ dự toán ngân sách cho các ngành, đơn vị
giai đoạn 2012 - 2014
Đơn vị tính: %
Năm Năm Năm
Mục Nội dung
2012 2013 2014
I. Kinh phí lương, phụ cấp, trợ cấp, tiền ăn 97,45 98,78 95,5
6000 Tiền lương 100 100 100
6100 Phụ cấp lương 99,8 99,7 99,8
6400 Các khoản thanh toán khác cho cá nhân 99,7 99,8 99,6
8000 Chi hỗ trợ giải quyết việc làm 90.3 95,6 82,6
II. Kinh phí nghiệp vụ 91,5 92,8 95,0
53

Năm Năm Năm


Mục Nội dung
2012 2013 2014
6200 Tiền thưởng 100 100 100
6250 Phúc lợi tập thể 90,1 93,3 95,6
6300 Các khoản đóng góp 89,6 90,4 94,5
6500 Thanh toán dịch vụ công cộng 81,5 83,7 85,7
6550 Vật tư văn phòng 91,4 92,5 96,2
6600 Thông tin, tuyên truyền, liên lạc 87,8 88,9 92,5
6650 Hội nghị 80,9 81,5 84,6
6700 Công tác phí 86,3 87,7 90,8
6750 Chi phí thuê mướn 93,6 96,6 97,2
6900 Sửa chữa TS PVCTC môn và DTBD c.trình 95,7 94,5 97,8
7000 Chi phí NV chuyên môn của từng ngành 96,5 98,2 99,1
7150 Chi về công tác người có công với CM và XH 85,5 89,8 94,6
7750 Chi khác 97,2 96,9 98,4
7850 Chi cho công tác Đảng ở cơ sở và trên cơ sở 99,8 98,8 99
9050 Mua sắm TS dùng cho công tác chuyên môn 97,1 98,5 99,5
III. Ngân sách bảo đảm 100 100 100
(Nguồn:Cục Hậu cần, Báo cáo phân bổ DTNS năm 2012, 2013, 2014)
Qua số liệu bảng 3.4 cho thấy:
- Các khoản kinh phí lương, phụ cấp, tiền ăn được phân bổ triệt để cho
các đơn vị. Đây là các khoản chi thanh toán trực tiếp cho cá nhân, việc thanh
toán các khoản kinh phí này chủ yếu do các đơn vị cấp dưới, các bếp ăn tập
trung thực hiện dựa trên thang bậc lương và các quy định về các chế độ tiêu
chuẩn được hưởng của từng đối tượng. Riêng khoản hỗ trợ giải quyết việc
làm thực hiện phân cấp cho các đơn vị khoảng 80%, số còn lại ban Tài chính
sẽ căn cứ vào tình hình thực tế quân số ra quân, xuất ngũ của các đơn vị để
cấp, bổ sung các đợt trong năm.
54

- Các khoản kinh phí nghiệp vụ hành chính: Bao gồm nhiều nội dung
chi, liên quan đến nhiều ngành nghiệp vụ, có nhiều tiêu chuẩn định mức và
quá trình chi tiêu liên quan đến giá cả, chất lượng hàng hóa dịch vụ… đòi hỏi
phải được quản lý chặt chẽ, toàn diện cả phần tiền và phần hiện vật, gắn liền
với thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí.
Trong giai đoạn 2012 - 2014 ở Cục Hậu cần, tỷ lệ phân bổ các mục chi
thuộc kinh phí nghiệp vụ cho các ngành, các đơn vị ngày càng tăng. Tổng hợp
chung kinh phí nghiệp vụ phân bổ cho các ngành, đơn vị sau 3 năm từ 2012
đến 2014 tăng 3,5%. Tất cả các khoản chi đều có tỷ lệ phân bổ trên 80% trong
đó có 7 khoản chi đạt tỷ lệ từ 90% - 100%. Việc tăng tỷ lệ phân bổ kinh phí
cho các đơn vị, ngành nghiệp vụ, giảm dự phòng và trực tiếp chi ở cơ quan tài
chính vừa tạo quyền chủ động chi tiêu cho ngành, đơn vị vừa gắn trách nhiệm
của tập thể, cá nhân có liên quan đến chi tiêu sử dụng kinh phí, thông qua đó
nâng cao hiệu quả chi tiêu, nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính.
 Quản lý cấp phát, thanh toán kinh phí
* Lập nhu cầu chi quý
Trên cơ sở chỉ tiêu NS năm đã giao cho các ngành, các đơn vị, Ban Tài
chính Cục hướng dẫn các ngành nghiệp vụ cung cấp, các đơn vị lập nhu cầu
chi quý, quy định nội dung lập, mẫu biểu lập và thời gian gửi nhu cầu chi tiêu
quý về Ban Tài chính. Căn cứ vào nhu cầu chi tiêu của các ngành, đơn vị, Ban
Tài chính lập nhu cầu chi tiêu quý theo mục lục NS hiện hành và mẫu biểu
quy định, thông qua Cục trưởng ký duyệt, gửi phòng Tài chính BTTM,
KBNN nơi Cục giao dịch theo đúng thời gian quy định để tổ chức tiếp nhận,
cấp phát kinh phí.
Qua thực tiễn việc lập nhu cầu chi tiêu quý của Cục cho thấy: Nội dung
nhu cầu chi tiêu quý so với DTNS năm đầy đủ hơn, tính hiện thực của các chỉ
tiêu trong nhu cầu chi quý năm sau cao hơn năm trước, khắc phục được tình
trạng lập nhu cầu chi phí mang tính hình thức. Song vẫn còn một số tồn tại
như: Các ngành, các đơn vị còn chia đều nhu cầu cho các tháng; việc tính toán
55

một số chỉ tiêu trong nhu cầu chi phí thường dựa vào các kỳ trước mà không
xem xét đến tình hình quý kế hoạch.
* Tiếp nhận, cấp phát và thanh toán kinh phí
Căn cứ vào DTNS năm được giao, số kinh phí được BTTM cấp vào tài
khoản tiền gửi ĐVDT của Cục mở tại KBNN và tiến độ thực hiện nhiệm vụ,
Ban Tài chính lập giấy rút DTNS thông qua chủ tài khoản ký duyệt gửi
KBNN nơi giao dịch xin rút tiền để chi tiêu hoặc cấp cho các đơn vị.
Cấp phát, thanh toán kinh phí cho các ngành nghiệp vụ được tiến hành
theo nguyên tắc cấp ứng và thanh toán hoàn ứng. Khi có nhu cầu chi tiêu, mua
sắm cần ứng kinh phí để thực hiện, các ngành lập kế hoạch chi tiêu và bản dự
trù kinh phí gửi Ban Tài chính. Căn cứ vào chỉ tiêu NS được phân bổ và nhu
cầu chi quý, Ban Tài chính xem xét kế hoạch dự trù chi tiêu của ngành, hướng
dẫn thủ tục cần thiết, nếu có đủ cơ sở thì tiến hành cấp ứng kinh phí. Khi đã
thực hiện xong việc chi tiêu mua sắm, cơ quan nghiệp vụ tổng hợp, hoàn thiện
hồ sơ, chứng từ chi tiêu chuyển Ban Tài chính thanh toán. Ban Tài chính căn
cứ vào hồ sơ thanh toán, đối chiếu với các yêu cầu, nguyên tắc và các quy định
trong quản lý tài chính để tiến hành thanh toán cho các ngành.
Hồ sơ thanh toán vật tư hàng hóa của các ngành gồm:
- Kế hoạch mua (dự trù kinh phí) được chỉ huy ngành phê duyệt
- Phiếu báo giá của đơn vị cung cấp vật tư hàng hóa
- Hóa đơn bán hàng; phiếu kê mua hàng
- Giấy đề nghị thanh toán
Tùy theo đặc thù từng ngành mà có một số chứng từ khác kèm theo.
Nếu ngành cấp phát cho đơn vị, Ban Tài chính căn cứ vào chứng từ để
làm thủ tục cấp kinh phí cho đơn vị.
Đối với các khoản kinh phí nhận bằng hiện vật do trên cấp (thuộc Ngân
sách bảo đảm) căn cứ vào kế hoạch cấp phát của cấp trên, các ngành nghiệp
vụ tiếp nhận nhập kho hoặc cấp thẳng cho đơn vị sử dụng, gửi chứng từ tiếp
56

nhận, cấp phát cho Ban Tài chính. Ban Tài chính thực hiện thanh toán theo 2
bước: Thanh quyết toán phần tiền và thanh quyết toán phần hiện vật.
Các khoản thanh toán cho cá nhân như tiền lương, phụ cấp, trợ cấp, tiền
ăn, công tác phí… được cấp kịp thời đến tay người được hưởng theo đúng chế
độ tiêu chuẩn hiện hành.
Hạn chế:
Nhu cầu chi quý của các đơn vị lập chưa bao quát được nhiệm vụ quân
sự, chính trị được giao, công tác lập nhu cầu chi quý chưa được các ngành,
đơn vị chú tâm dẫn đến hiện tượng chi tiêu ngân sách chủ yếu dồn vào quý 4
năm ngân sách.
Chức năng kiểm soát chi tuy đã phát huy được hiệu quả, hiệu lực song
trong quá trình chi tiêu, thanh quyết toán vẫn còn xảy ra hiện tượng chi sai nội
dung ngân sách, hóa đơn chứng từ có lúc tính pháp lý chưa cao, chi quá chỉ
tiêu ngân sách. Điều này được thống kê trong bảng dưới đây qua theo dõi 32
báo cáo chi ngân sách trong năm mà Cục Hậu cần nộp và được phê duyệt bởi
phòng Tài chính BTTM:
Bảng 3.5: Thông kê các sai sót trong quá trình thực hiện chi tiêu
Đơn vị tính: lần
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
TT Nô ̣i dung
Số lầ n Tỷ lệ % Số lầ n Tỷ lệ % Số lầ n Tỷ lệ %
Số lầ n xuấ t toán do chi sai
1 2 6.25 1 3.125 1 3.125
nội dung
Số lầ n xuất toán do chi
2 3 9.375 1 3.125
quá chỉ tiêu được duyệt
Số lầ n vi phạm về thủ tục
3 1 3.125 2 6.25 1 3.125
thanh quyết toán
(Nguồn: Cục Hậu cần, Sổ theo dõi thi đua “Đơn vị quản lý tài chính tốt” năm
2012, 2013, 2014)
57

Việc chấp hành thời gian thanh quyết toán của các ngành chưa kịp thời.
Ở các đơn vị cơ sở, cơ quan tài chính phải đôn đốc thường xuyên công tác
thanh toán đối với các ngành mới kịp thời gian tổng hợp báo cáo quyết toán
với trên.
Trong năm tài chính các đơn vị trực thuộc phải thực hiện 50 báo cáo,
dự toán và kế hoạch các loại. Gồm:
- 01 dự toán chi ngân sách năm
- 01 kế hoạch hoạt động có thu và thu nộp ngân sách
- 03 báo cáo tiến độ thực hiện ngân sách và dự kiến các tháng tiếp
theo của năm NS (3 tháng, 6 tháng, 9 tháng)
- 12 Báo cáo tài chính tháng
- 12 Báo cáo chi thường xuyên tháng (lương, phụ cấp, trợ cấp, tiền ăn)
- 04 Báo cáo chi Nghiệp vụ hành chính quý
- 04 Báo cáo chi BHXH quý
- 04 Báo cáo thu - chi hoạt động có thu quý
- 04 Báo cáo chi nguồn Tự cân đối BTTM
- 04 Báo cáo chi nguồn Để lại đơn vị từ hoạt động có thu
- 01 Báo cáo Tổng quyết toán ngân sách năm
Thời gian thực hiện:
- Dự toán chi ngân sách năm; Kế hoạch hoạt động có thu và thu nộp
ngân sách; Báo cáo tiến độ thực hiện ngân sách và dự kiện các tháng tiếp
theo của năm NS thời gian thực hiện theo thông báo của Ban Tài chính Cục
Hậu cần.
- Các báo cáo tháng nộp về Ban tài chính Cục Hậu cần trước ngày
mùng 5 của tháng tiếp theo.
58

- Các báo cáo quý nộp về Ban tài chính Cục Hậu cần trước ngày mùng
7 của tháng đầu tiên quý tiếp theo.
Ban Tài chính đã tiế n hành theo dõi việc thực hiê ̣n kịp thời chu trình
ngân sách ở các ngành, các đơn vi ̣ thuô ̣c Cu ̣c Hâ ̣u cầ n đươ ̣c thể hiêṇ ở bảng
thố ng kê dưới đây:
Bảng 3.6: Thống kê tình hình thực hiện chu trình ngân sách về thời gian
Đơn vị tính: lần
2012 2013 2014
Thời gian lập dự toán, Thời gian lập dư ̣ toán, Thời gian lập dư ̣ toán,
nô ̣p báo cáo so với nô ̣p báo cáo so với nô ̣p báo cáo so với
TT Đơn vi ̣
quy đinh
̣ quy đinh
̣ quy đinh
̣
% %
Đúng Muô ̣n Đúng Muô ̣n % đúng Đúng Muô ̣n
đúng đúng
Đại diện phía nam
1 48 2 96% 47 3 94% 49 1 98%
C59B
Nhà khách BQP
2 46 4 92% 46 4 92% 48 2 96%
(T66A)
3 Nhà khách 299 42 8 84% 43 7 86% 45 5 90%
4 Căn cứ Hậu cần BTTM 47 3 94% 45 5 90% 46 4 92%
5 Trường mầm non 59 48 2 96% 49 1 98% 46 4 92%

(Nguồn: Cục Hậu cần, Sổ theo dõi thi đua “Đơn vị quản lý tài chính tốt” năm
2012, 2013, 2014)

* Kiểm soát chi ngân sách


Công tác kiểm soát chi NS của các đơn vị trong Cục được thực hiện cả
trước, trong và sau khi, chi tiêu. Nội dung mà cơ quan tài chính kiểm soát gồm:
- Việc bảo đảm tài chính cho những nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng đã
xác định, tính cân đối, hợp lý trong kế hoạch chi tiêu kinh phí.
- Điều kiện chi ngân sách theo Luật NSNN;
- Việc chấp hành các quy định về quản lý giá của Hội đồng gía đơn vị;
59

- Tính đầy đủ, hợp pháp của chứng từ thanh toán.


Công tác kiểm soát chi ở Cục Hậu cần bên cạnh việc kiểm soát chi của
Ban Tài chính, của KBNN còn có sự tham gia kiểm soát của chỉ huy đơn vị,
chỉ huy các ngành nghiệp vụ và tự kiểm soát của bản thân đơn vị, bộ phận
trực tiếp chi.
Có thể nói việc quản lý cấp phát, thanh quyết toán kinh phí ở Cục Hậu
cần được tiến hành cơ bản là chặt chẽ, toàn diện, kịp thời, thường xuyên nên
đã góp phần mang lại hiệu quả nhất định trong chi tiêu sử dụng tài chính cho
thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Tuy nhiên trong chấp hành NS vẫn còn có
những khoản chi không đúng mục đích, nội dung NS; hiệu quả chi tiêu của
một số ngành nghiệp vụ có nội dung chưa cao, chưa bảo đảm chặt chẽ yêu cầu
về mặt pháp lý.
3.2.2.3. Quyết toán ngân sách
 Báo cáo quyết toán tháng, quý
Trên cơ sở báo cáo quyết toán tháng, quý của các đơn vị, Ban Tài chính
thẩm định xét duyệt quyết toán cho các đầu mối chi tiêu.
- Báo cáo quyết toán tháng
Cơ quan tài chính thẩm định phê duyệt trực tiếp trên báo cáo quyết toán
tháng của đơn vị. Khi thẩm định và phê duyệt quyết toán tập trung thẩm định
sự chính xác của các yếu tố quân số, chế độ tiêu chuẩn và số xin quyết toán
của từng nội dung chi tiêu. Sau khi phê duyệt báo cáo quyết toán, Ban Tài
chính ra thông tri chuẩn quyết toán và gửi kèm báo cáo quyết toán đã phê
chuẩn cho đơn vị, lập báo cáo quyết toán lương, phụ cấp, tiền ăn, trợ cấp của
Cục gửi phòng Tài chính BTTM.
- Báo cáo quyết toán quý
Ban Tài chính quy định thời gian thẩm định và xét duyệt quyết toán với
từng đầu mối chi tiêu, bắt đầu từ ngày 7 đầu tháng sau quý chi tiêu và yêu cầu
các đơn vị gửi toàn bộ chứng từ chi tiêu có liên quan đến kinh phí nghiệp vụ
về Ban Tài chính để thẩm định, xét duyệt quyết toán, việc thẩm định và xét
60

duyệt quyết toán được thực hiện đến từng hồ sơ chi tiêu. Sau khi thẩm định,
Ban Tài chính phê duyệt báo cáo quyết toán cho các đơn vị. Trên cơ sở số liệu
và hồ sơ đã phê duyệt, Ban Tài chính tổng hợp báo cáo quyết toán kinh phí
nghiệp vụ, kinh phí NSNN giao, Kinh phí XDCB, kinh phí chi BHXH quý
của Cục gửi phòng Tài chính - BTTM.
Qua quyết toán kinh phí nghiệp vụ quý 4 hàng năm cho thấy việc chi
tiêu, quyết toán kinh phí nghiệp vụ thường dồn vào cuối năm.
Bảng 3.7: Số liệu quyết toán ngân sách quý 4 từ năm 2012 - 2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
KP nghiệp vụ NS bảo đảm
Quyết Quyết
Năm
Chỉ tiêu toán Tỷ lệ % Chỉ tiêu toán Quý Tỷ lệ %
Quý 4 4
1 2 3 4 = 3/2 5 6 7 = 6/5
2012 93.640 39.330 42 6.250 2.437 39
2013 142.078 49.730 35 12.000 4.920 41
2014 106.306 34.017 32 18.500 5.550 30

(Nguồn: Cục Hậu cần, Báo cáo quyết toán kinh phí nghiệp vụ hành chính quý
4 năm 2012, 2013, 2014, Báo cáo quyết toán ngân sách bảo đảm quý 4 năm
2012, 2013, 2014)
 Báo cáo quyết toán ngân sách năm
Để công tác Tổng QTNS năm có chất lượng, Ban Tài chính đã thông
báo hướng dẫn các ngành, các đơn vị nội dung, mẫu biểu, trình tự và thời gian
QTNS năm đồng thời thực hiện tốt công tác chuẩn bị cho QTNS năm ở cấp
Cục Hậu cần.
Do hàng tháng, quý ban Tài chính đã thẩm tra xét duyệt quyết toán kinh
phí lương, phụ cấp trợ cấp tiền ăn. Kinh phí nghiệp vụ của các đơn vị, ngành
nghiệp vụ ngay sau tháng, quý chi tiêu. Vì vậy khi QTNS năm chủ yếu tập
trung vào các nội dung sau:
61

- Quyết toán tiền lương, phụ cấp, trợ cấp, tiền ăn tháng 12 và quyết toán
kinh phí nghiệp vụ, kinh phí NSNN giao, kinh phí BHXH, kinh phí đầu tư
XDCB, kinh phí bảo đảm quý 4.
- Làm các thủ tục kết thúc năm NS, chỉnh lý quyết toán và tổng hợp lập
các báo cáo QTNS năm, tổng kết công tác tài chính năm.
Sau khi QTNS cho các ngành, các đơn vị trực thuộc, Ban Tài chính
Cục tổng hợp lập quyết toán NS và tổng kết công tác tài chính năm gửi phòng
Tài chính - BTTM. Nội dung báo cáo QTNS và tổng kết công tác tài chính
năm đánh giá toàn diện các mặt hoạt động tài chính trong năm NS. Qua báo
cáo QTNS và tổng kết công tác tài chính, tình hình thực hiện NS của Cục Hậu
cần giai đoạn 2012 - 2014 được thể hiện qua bảng 3.8.
Bảng 3.8: Tình hình thực hiện quyết toán ngân sách giai đoạn 2012 - 2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Lương
Kinh
p.cấp K.phí N.S Đ.tư NSNN
phí
tr.cấp n.vụ B.đảm XDCB giao
khác
Kinh phí tiền ăn
Năm 2012
1. DTNS đơn vị lập 71.495 91.415 7.000 9.793 1.069 16.545
2. Chỉ tiêu NS được cấp 78.500 93.640 6.250 9.793 1.092 13.086
3. Thực hiện (QTNS) 78.124 98.246 6.253 9.795 1.091 16.909
Tỷ lệ % thực hiện/DTNS (3/1) 109,27 107,47 89,32 100,02 102,06 102,20
Tỷ lệ% T.hiện so chỉ tiêu NS (3/2) 99,52 104,91 100,04 100,02 99,91 112,08
Năm 2013
4. DTNS đơn vị lập 93,934 149.402 12.000 10.600 912 16.516
5. Chỉ tiêu NS được cấp 94,769 142.078 12.000 10.600 907 13.540
6. Thực hiện (QTNS) 94,684 149.660 11.999 10.705 917 16.128
Tỷ lệ % thực hiện so DTNS (6/4) 100,80 100,17 99,99 100,99 100,55 97,65
Tỷ lệ % thực hiện so chi tiêu NS (6/5) 99,91 105,34 99,99 100,99 101,10 119,11
Năm 2014
7. DTNS đơn vị lập 98.304 108.647 18.500 200.000 11.581 14.870
8. Chỉ tiêu N được cấp 97.510 106.306 18.500 200.000 11.570 12.929
9. Thực hiện (QTNS) 98.417 108.698 18.501 200.000 11.580 14.870
62

Chỉ tiêu Lương


Kinh
p.cấp K.phí N.S Đ.tư NSNN
phí
tr.cấp n.vụ B.đảm XDCB giao
khác
Kinh phí tiền ăn
Tỷ lệ % thực hiện so DTNS (9/7) 100,11 100,05 100,01 100,00 99,99 100,00
Tỷ lệ % thực hiện so chỉ tiêu NS (9/8) 100,93 102,25 100,01 100,00 100,09 115,01
(Nguồn: Cục Hậu cần, Báo cáo QTNS và tổng kết công tác tài chính năm
2012, 2013, 2014)
Qua số liệu bảng 3.8 cho thấy:
- Thực hiện NS so với dự toán ngân sách của Cục Hậu cần giai đoan
2012 - 2014 là tương đối tốt, từ năm 2012 sang năm 2013 nhìn thấy sự tiến bộ
rõ rệt trong tỷ lệ sai lệch của việc thực hiện NS so với dự toán được lập đầu
năm chứng tỏ đơn vị đã chú trọng trong khâu lập kế hoạch chi tiêu sát đúng
với tình hình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.
- Thực hiện NS so với chỉ tiêu NS được cấp.
+ Các khoản kinh phí lương, phụ cấp, tiền ăn, kinh phí NSBĐ, đầu tư
XDCB, kinh phí NSNN giao nhìn chung đều đạt mức 100%. Trong thực hiện
có sự dung sai nhưng tỷ lệ không đáng kể do đơn vị thực hiện tốt khâu kế
hoạch ngân sách và đã bám sát chỉ tiêu ngân sách được cấp.
+ Khoản kinh phí NVHC và kinh phí khác trong quá trình thực hiện có
tỷ lệ dung sai lớn hơn do tính chất chi tiêu của kinh phí NVHC rất phức tạp,
phạm vi chi tiêu rất rộng, nhiều khoản mục nên trong thực hiện không tránh
khỏi có khoản thừa và có khoản thiếu so với yêu cầu của nhiệm vụ. Còn
nguồn kinh phí khác thường phải đảm bảo nhưng nhiệm vụ đột xuất không có
kế hoạch từ đầu năm nên tỷ lệ thực hiện ngân sách so với chỉ tiêu được cấp từ
2012 - 2014 đang ở mức sai lệch cao.
Từ những vấn đề nêu trên có thể đánh giá chất lượng công tác lập
DTNS của Cục tương đối tốt, tuy nhiên việc chấp hành NS còn những hạn chế
cần phải khắc phục. Đồng thời cấp trên cũng cần cụ thể hơn trong định hướng
lập DTNS cho đơn vị, phân bổ chi tiêu NS đầu năm sát hơn với yêu cầu
63

nhiệm vụ của từng đơn vị, hạn chế điều chỉnh, cấp bổ sung trong năm.
3.2.3. Quản lý tài chính đối với hoạt động có thu
Quản lý các hoạt động có thu ở Cục Hậu cần được thực hiện theo
Quyết định số 2017/2013/HD - TM. Quyết định số 3365/2001/QĐ-BQP ngày
17/12/2001 và Quyết định số 178/2007/QĐ-BQP ngày 29/11/2007 của Bộ
trưởng BQP về quy định quản lý tài chính các hoạt động có thu tại các đơn vị
dự toán quân đội. Hướng dẫn số 338/CTC-CĐQLHL của cục trưởng Cục Tài
chính- BQP hướng dẫn thực hiện quy định quản lý tài chính các hoạt động có
thu tại các ĐVDT quân đội.
Để tiến hành các hoạt động có thu, hàng năm Cục Hậu cần đều lập kế
hoạch sản xuất xây dựng kinh tế năm trình Thủ trưởng BTTM phê chuẩn.
Hoạt động có thu tại Cục Hậu cần - BTTM gồm:
- Thu từ đơn vị sự nghiệp công lập: Giáo dục mầm non
- Thu từ đơn vị sản xuất kết hợp: Cho thuê mặt bằng, kho bãi, phục vụ
ăn, uống, nghỉ, trông giữ xe ôtô, dịch vụ công cộng, liên kết sửa chữa ôtô…
- Thu từ hoạt động tăng gia sản xuất: chăn nuôi, trồng trọt, xay sát.
Qua nghiên cứu, kết quả hoạt động có thu tại Cục Hậu cần - BTTM giai
đoạn 2012 - 2014, cho thấy Ban tài chính Cục Hậu cần đã chủ động hiệp đồng
chặt chẽ với các đơn vị làm tốt công tác xây dựng kế hoạch khai thác các hoạt
động có thu căn cứ vào khả năng khai thác tiềm năng về lao động, đất đai,
trang thiết bị được phép huy động và nhiệm vụ quân sự năm kế hoạch của các
đơn vị. Việc lập kế hoạch thu của Cục Hậu cần được thể hiện qua bảng 3.9:
Bảng 3.9: Tổng hợp so sánh kết quả thu và kế hoạch thu
giai đoạn 2012 - 2014
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Nội dung
KH TH % KH TH % KH TH %
Đơn vị sự 5.168 5.091 98,5 6.420 6.569 102,3 6.150 6.171 100,3
64

nghiệp công lập


Đơn vị Sản
32.640 33.620 103,0 34.185 34.024 99,5 34.740 34.682 99,8
xuất kết hợp
Tăng gia sản
3.082 3.002 97,4 3.550 3.491 98,3 3.864 3.745 96,9
xuất
Tổng cộng 40.890 41.713 102,0 44.155 44.084 99,8 44.754 44.598 99,7
(Nguồn: Cục Hậu cần, Báo cáo QTNS và tổng kết công tác tài chính năm 2012,
2013, 2014, Kế hoạch sản xuất, xây dựng kinh tế năm 2012, 2013, 2014)
Qua bảng 3.9 cho thấy: Nhìn chung chất lượng công tác lập kế hoạch
thu ngày càng được cải thiện; ngày càng sát với tình hình thực tế của đơn vị
chứng tỏ Cục Hậu cần đã có sự quan tâm lãnh đạo chặt chẽ hơn đối với công
tác khai thác, quản lý các nguồn thu. Doanh thu năm sau đều cao hơn năm
trước. Để thấy rõ tốc độ tăng trưởng của từng loại nguồn thu và tổng nguồn
thu cần tiến hành phân tích tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng của các nguồn thu.
Thể hiện qua 02 bảng số liệu sau:
Bảng 3.10: Tốc độ tăng doanh thu từ các hoạt động có thu giai đoạn 2012 - 2014
Đơn vị tính: %
Nội dung Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Đơn vị sự nghiệp công lập 100 129 93,9
Đơn vị sản xuất kết hợp 100 101,2 101,9
Tăng gia sản xuất 100 116,3 107,3
Tổng cộng 100 105 101,2
(Nguồn: Cục Hậu cần, Báo cáo QTNS và tổng kết công tác tài chính năm
2012, 2013, 2014)
Bảng 3.11: Cơ cấu nguồn thu từ hoạt động có thu giai đoạn 2012 - 2014
Đơn vị tính:%

Nội dung Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014


65

Đơn vị sự nghiệp công lập 12,2 14,9 13,8

Đơn vị sản xuất kết hợp 80,6 77,2 77,8

Tăng gia sản xuất 7,2 7,9 8,4

Tổng cộng 100 100 100


(Nguồn: Cục Hậu cần, Báo cáo QTNS và tổng kết công tác tài chính năm
2012, 2013, 2014)
Qua bảng 3.10 cho thấy: Tốc độ tăng trưởng doanh thu từ các hoạt
động có thu năm 2013 so với 2012 đạt 105% trong đó từng khoản thu tăng từ
101% đến 129%. Tuy nhiên sang năm 2014 tốc độ tăng của doanh thu giảm
xuống 101,2% mà nguyên nhân nghiên cứu cho thấy do cơ sở vật chất đã
xuống cấp ít được đầu tư mới, một số cơ sở trong khối đơn vị sản xuất kết hợp
phải bàn giao mặt bằng trả về cho Thành phố Hà Nội do nằm trong quy hoạch
và do điều động của Bộ nên tuy doanh thu năm sau vẫn cao hơn năm trước
nhưng tốc độ tăng đã giảm xuống.
Trên cơ sở kế hoạch sản xuất, xây dựng kinh tế đã được Thủ trưởng
BTTM phê chuẩn, căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị, quân sự
được giao, hợp đồng kinh tế đã ký, Cục Hậu cần điều động lực lượng, trang bị
tổ chức thực hiện các hoạt động có thu do Cục trực tiếp quản lý, hạch toán thu
nhập, chi phí.
Đối với hoạt động tăng gia sản xuất tại đơn vị, do các phân đội tổ chức
thực hiện theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của Cục Hậu cần để đảm bảo điều hòa
hợp lý việc sử dụng sản phẩm rau, củ, quả, thịt, cá thu hoạch cho bảo đảm ăn
ở các bếp ăn tập thể trong Cục.
Nguồn vốn bảo đảm cho tăng gia sản xuất tại đơn vị được cấp theo định
mức. Nguồn vốn bảo đảm cho các hoạt động sản xuất, làm kinh tế khác do
66

Cục tự huy động, khai thác tiềm năng, nguồn lực tài chính trong quá trình
hoạt động tài chính.
Ban Tài chính Cục phân công một nhân viên tài chính trong ban kiêm
nghiệm theo dõi, hạch toán thu nhập, chi phí, kết quả và phân phối kết quả
của từng hoạt động có thu theo quy định quản lý tài chính và chế độ kế toán
đơn vị dự toán quân đội hiện hành.
Thu nhập của từng hoạt động có thu được xác định trên cơ sở khối
lượng công việc hoàn thành. Căn cứ vào hồ sơ, chứng từ kế toán ghi sổ theo
dõi hoạt động có thu.
Chi phí cho hoạt động có thu được theo dõi quản lý bao gồm: chi phí
trực tiếp và chi phí gián tiếp. Các đơn vị phải xây dựng định mức tiêu hao vật
tư cho từng loại hình có thu, mức tiêu hao vật tư dựa vào định mức tiêu hao do
cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc mức tiêu hao vật tư tương ứng của các
cơ quan đơn vị khác và tình hình cụ thể của đơn vị mình. Giá vật tư dùng để
hạch toán là giá thực tế tại thời điểm chi phí, có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp
pháp. Một số khoản chi phí có nguồn gốc từ ngân sách quốc phòng đơn vị phải
theo dõi chặt chẽ hạch toán kế toán cụ thể để nộp lại ngân sách quốc phòng
theo quy định hiện hành. Những nội dung chi phí do không tình toán được cụ
thể chi phí đầu vào thì áp dụng định mức thu theo tỷ lệ trên doanh thu.
Chênh lệch thu, chi từ hoạt động có thu được sử dụng theo quy đinh
phân phối của Bộ Tổng Tham mưu, Nộp ngân sách quốc phòng các khoản
lương, điện nước, trích khấu hao. Phần chênh lệch thu chi được phân phối
cho: Bổ sung kinh phí BTTM, Bổ sung kinh phí để lại đơn vị, Trích lập quỹ
BTTM, Trích lập quỹ Cục Hậu cần, trích lập quỹ của đơn vị cấp dưới. Bổ
sung kinh phí hoạt động và trích lập quỹ đơn vị để cải thiện đời sống của cán
bộ, chiến sĩ, CNVQP và xây dựng đơn vị đã phản ánh rõ việc thu nộp ngân
sách nhà nước.
67

Kết quả trên cũng cho thấy doanh thu của hoạt động có thu có tăng lên
hàng năm đã phản ánh phần nào sự cố gắng nỗ lực của cán bộ Cục Hậu cần
trong việc khai thác các mặt bằng nhàn rỗi, liên kết với các đơn vị ký hợp
đồng ngắn hạn, dài hạn để tạo nguồn thu
Kết quả hoạt động có thu và phân phối kết quả hoạt động có thu của
Cục Hậu cần giai đoạn 2012 - 2014 được thể hiện qua bảng 3.12.
Bảng 3.12: Kết quả hoạt động có thu và phân phối thu nhập
giai đoạn 2012 - 2014
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
2012 2013 2014
Chỉ tiêu
1. Doanh thu 41.713 44.084 44.598
Trong đó:
+ Sự nghiệp công lập 5.091 6.569 6.171
+ Sản xuất kết hợp 33.620 34.024 34.682
+ Tăng gia sản xuất 3.002 3.491 3.745
2. Chi phí 16.520 19.356 19.353
Trong đó:
+ Sự nghiệp công lập 4.230 5.583 5.292
+ Sản xuất kết hợp 9.765 10.738 10.953
+ Tăng gia sản xuất 2.525 3.035 3.108
3. Chênh lệch thu - chi 25.193 24.728 25.245
Trong đó:
+ Sự nghiệp công lập 861 986 879
+ Sản xuất kết hợp 23.855 23.286 23.729
+ Tăng gia sản xuất 477 456 637
4. Các khoản thuế phải nộp 466 463 554
5. Phân phối Thu > chi 24.727 24.265 24.691
68

+ Bổ sung kinh phí BTTM 3.668 3.457 4.205


+ Bổ sung kinh phí để lại đơn vị 2.341 2.642 2.741
+ Trích quĩ BTTM 6.714 7.807 8.333
+ Trích lập quỹ Cục Hậu cần 7.602 5.899 5.160
+ Trích lập quỹ đơn vị cấp dưới 4.402 4.460 4.252
(Nguồn: Cục Hậu cần - BTTM, Báo cáo QTNS và tổng kết công tác tài chính
năm 2012, 2013, 2014)
Qua bảng 3.12 cho thấy:
- Thu nhập từ hoạt động có thu tăng dần qua các năm.
- Chi phí cho hoạt động có thu tăng cao, năm 2014 so với năm 2012
tăng 2.833 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 117,1%
- Chi phí tăng cao hơn tốc độ tăng của thu nhập đã làm cho chênh lệch
thu chi giảm.
Đi sâu nghiên cứu cho thấy chi phí cho sự nghiệp công lập tăng cao do
giá học phẩm, giá lương thực tăng, sản xuất kết hợp làm kinh tế như dịch vụ
ăn uống, tổ chức các tiệc cưới cũng bị ảnh hưởng bởi giá thực phẩm đầu vào
của thị trường mang lại. Trang thiết bị xuống cấp phải đầu tư sửa chữa nhiều.
Bên cạnh đó do chủ trương tinh giảm biên chế của Bộ quốc phòng mà các đơn
vị có lao động hợp đồng phải đảm bảo trả lương và đóng bảo hiểm cho người
lao động khiến chi phí tăng cao. Một số mặt bằng cho thuê đã thu hẹp theo
điều động của Bộ. Năm 2012 bàn giao nhà khách Trúc bạch về BTTM nên
cũng ảnh hưởng đến Doanh thu của đơn vị.
- Việc phân phối thu nhập cho bổ sung kinh phí và trích quỹ đơn vị
được thực hiện theo đúng tỷ lệ quy định theo quyết định 1175 năm 2012, và
hướng dẫn 2017 năm 2014.
Tuy nhiên trong quản lý tài chính đối với hoạt động có thu ở Cục Hậu
cần còn những hạn chế như: Các đơn vị chưa hạch toán chính xác thu nhập,
69

chi phí của hoạt động có thu tại đơn vị, kết quả đơn vị báo cáo chủ yếu dựa
theo chỉ tiêu nhiệm vụ được giao; chưa quản lý chặt chẽ, còn để trang thiết bị
xuống cấp nhanh nên việc đầu tư chi phí mới đã ảnh hưởng đến Thu > chi của
đơn vị. Trong quản lý chi sản xuất kết hợp chủ yếu vẫn dựa vào kinh nghiệm
của nhân viên quản lý chưa xây dựng được đầy đủ hệ thống định mức trong
quản lý chi sản xuất kết hợp.
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính ở Cục Hậu
cần - Bộ Tổng Tham mưu
Thuận lợi
- Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Cục Hậu cần - BTTM lần thứ
XIV nhiệm kỳ 2010 - 2015 và Quy chế lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với
công tác tài chính trong Đảng bộ cục Hậu cần nhiệm kỳ 2010 - 2015. Đây là
cơ sở định hướng lãnh đạo rất quan trọng cho công tác quản lý tài chính của
Cục Hậu cần - BTTM.
- Công tác tài chính và Ban Tài chính Cục Hậu cần - BTTM luôn có sự
lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp của Đảng ủy, thủ trưởng Cục, sự lãnh đạo, chỉ đạo
và hướng dẫn nghiệp vụ thường xuyên của phòng Tài chính BTTM và các cơ
quan chức năng của Bộ Tổng Tham mưu. Bên cạnh đó KBNN Thành phố Hà
Nội cũng luôn tạo điều kiện thuận lợi cho ngành tài chính hoàn thành tốt
nhiệm vụ.
- Cán bộ, nhân viên tài chính của đơn vị có phẩm chất đạo đức tốt, trình
độ chuyên môn nghiệp vụ cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
- Công tác quản lý tài chính của đơn vị đã có nề nếp từ nhiều năm. Cơ
chế quản lý tài chính tương đối phù hợp với yêu cầu quản lý. Giúp phát huy
được tính chủ động trong quản lý của cơ quan tài chính.
- Tài chính quân đội đã xây dựng được một hệ thống các quy định, chế
độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức rõ ràng giúp quản lý tài chính được
thuân lơi.
70

- Điều kiện trang thiết bị, công nghệ thông tin từng bước được cải thiện
giúp nâng cao hiệu quả quản lý, nâng cao năng suất làm việc của cán bộ tài chính.
Khó khăn:
- Trước hết Cục Hậu cần - BTTM cũng như các đơn vị, các ngành, các
cấp… chịu sự tác động của nền kinh tế thế giới, tác động của kinh tế trong
nước, gây bất ổn kinh tế vĩ mô dẫn đến sự biến động của giá cả hàng hóa dịch
vụ. Đặc biết giá nguyên nhiên liệu phục vụ cho các hoạt động công tác
thường xuyên theo đặc thù của từng ngành chuyên môn kỹ thuật.
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ ngành tài chính ở các đơn
vị cấp dưới chưa đồng đều.
- Có những tiêu chuẩn định mức đã lỗi thời không còn phù hợp với tình
hình thực tế và cũng có những nội dung chi chưa được xây dựng định mức.
- Trang thiết bị công nghệ thông tin ở các đơn vị cơ sở có nơi còn khó
khăn. Có những phần mềm quản lý chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu quản
lý của ngành tài chính.
3.4. Đánh giá chung về công tác quản lý tài chính ở Cục Hậu cần giai
đoạn 2012 - 2014
3.4.1. Kết quả đạt được
- Về thực hiện cơ chế quản lý tài chính, lãnh đạo, chỉ đạo công tác tài
chính: Hệ thống quản lý tài chính ở đơn vị tương đối đầy đủ, hợp lý, thể hiện ở
cơ cấu tổ chức, biên chế với các chức danh quản lý, nhiệm vụ của các bộ phận
trong hệ thống. Cục Hậu cần đã thực hiện tốt cơ chế, quy chế quản lý tài chính
của Cục Hậu cần theo nguyên tắc: Công tác tài chính đặt dưới sự lãnh đạo của
Đảng ủy Cục, sự chỉ huy, chỉ đạo trực tiếp của Cục trưởng, cấp ủy, chỉ huy các
cơ quan đơn vị thuộc Cục chịu trách nhiệm trước Đảng ủy Cục và Cục trưởng về
công tác tài chính của cơ quan, đơn vị mình. Ban Tài chính có trách nhiệm làm
tham mưu và giúp Cục trưởng thực hiện công tác tài chính của Cục, đồng thời
chịu trách sự chỉ đạo về nghiệp vụ của phòng Tài chính BTTM.
71

- Về quản lý chu trình NS, kinh phí được NSNN cấp
Đối với công tác lập, chấp hành và QTNS Nhà nước trong lĩnh vực
quốc phòng; Cục thường xuyên quán triệt nghiêm Luật NSNN. Trên cơ sở
nhiệm vụ quân sự năm và chế độ chính sách hiện hành, căn cứ nhu cầu chi
tiêu của các ngành, Cục đã tiến hành xây dựng kế hoạch tài chính bảo đảm
cho các nhiệm vụ quân sự trong năm của từng ngành, từng đơn vị. Quá trình
lập DTNS Cục chấp hành đúng các chế độ quy định, mẫu biểu, nội dung
DTNS sát với thực tế đơn vị, hướng dẫn của BTTM
- Về quản lý hoạt động có thu: Các khoản thu được quản lý chặt chẽ, chi
tiêu dưới sự xét duyệt trực tiếp của Cục trưởng. Hàng tháng, quý cơ quan tài
chính tổng hợp thu, chi báo cáo thường vụ Đảng ủy và chỉ huy Cục. Kết quả các
hoạt động có thu Cục đã bổ sung kinh phí nghiệp vụ, chi hỗ trợ giải quyết chính
sách, hoạt động dân vận, thưởng tết nguyên đán, chi ăn thêm cho bộ đội theo
đúng quy định quản lý tài chính đối với hoạt động có thu của BQP.
- Về chấp hành chế độ quản lý, chế độ chính sách
Công tác tài chính tại Cục đã chấp hành tốt theo Điều lệ công tác tài
chính QĐNDVN; Quy chế lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác tài
chính trong Đảng bộ BTTM, trong Cục nhiệm kỳ 2010 - 2015; Quy chế quản
lý tài chính của Cục; Quy chế lãnh đạo công tác xây dựng cơ bản; Quy chế
quản lý hoạt động sản xuất, xây dựng kinh tế, Quy chế quản lý, sử dụng trang
bị kỹ thuật của Cục Hậu cần.
Các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức được quản lý chặt chẽ,
bảo đảm đúng đối tượng được hưởng, đúng định mức.
Hệ thống sổ, tài khoản và chứng từ kế toán được mở đầy đủ, hạch toán
kịp thời sử dụng và quản lý theo đúng nguyên tắc, chế độ.
Thực hiện tốt chế độ dân chủ, công khai tài chính, kịp thời phổ biến,
hướng dẫn các chính sách, chế độ mới của Nhà nước và BQP ban hành trong
lĩnh vực tài chính cho mọi cán bộ chiến sĩ trong đơn vị, quán triệt và thực hiện
nghiêm chỉ thị về đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
72

- Về công tác thanh tra, kiểm tra, xây dựng đơn vị quản lý tài chính tốt
Cục đã tiến hành tự kiểm tra tài chính đơn vị, công tác kiểm tra tài
chính được thực hiện đúng trình tự thủ tục theo quy định. Định kỳ ủy ban
kiểm tra đảng Cục chưng dụng các thành viên các cơ quan kiểm tra các ngành
việc thực hiện chấp hành Đảng lãnh đạo công tác tài chính, chi tiêu ngân sách
đúng mục đích.
Ban chỉ đạo phong trào thi đua xây dựng “ Đơn vị quản lý tài chính tốt”
được kiện toàn theo đúng chỉ đạo của BTTM. Việc triển khai xây dựng, nhân
điển hình tiên tiến về công tác tài chính luôn được cấp ủy Đảng và Chỉ huy Cục
quan tâm. Đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác tài chính có tinh thần đoàn
kết cao, được đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đã làm tốt chức năng
tham mưu cho cấp ủy, chỉ huy các cấp về công tác tài chính của đơn vị mình.
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
3.4.2.1. Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được như đã trình bày ở trên, công tác
quản lý tài chính ở Cục Hậu cần trong giai đoạn 2012 - 2014 còn một số hạn
chế đó là:
- Chưa phát huy đầy đủ vai trò của hệ thống tổ chức quản lý tài chính ở
Cục Hậu cần nhất là các tổ chức kiểm tra, giám sát tài chính nội bộ. Sự phối
hợp giữa cơ quan tài chính với các ngành nghiệp vụ trong lập, chấp hành và
quyết toán NS có thời điểm chưa chặt chẽ. Sử dụng các phương pháp, công cụ
quản lý tài chính còn những hạn chế làm cho chất lượng quản lý tài chính
chưa cao.
- Chất lượng công tác lập DTNS còn nhiều hạn chế, một số nội dung
tính toán thiếu căn cứ thực tế, không sát yêu cầu nhiệm vụ, việc thực hiện xây
dựng kế hoạch NS của các ngành nghiệp vụ chưa đầy đủ, chất lượng chưa
cao. Có nhiệm vụ được giao trong năm kế hoạch nhưng trong DTNS lại
không được bố trí ngân sách hoặc bố trí mức quá thấp so với nhu cầu.
- Quá trình chấp hành NS, chi tiêu sử dụng kinh phí được cấp ở một số
73

ngành vẫn còn hiên tượng lấy kinh phí của mục này chi cho nội dung ở mục
chi khác như lấy kinh phí bảo quản sửa chữa công trình phổ thông mua thiết
bị văn phòng, kinh phí mua sắm tài sản dùng trong công tác huấn luyện chiến
đấu mua dụng cụ phục vụ công tác chuyên môn, phụ cấp đi đường thanh toán
vé tàu xe trong công tác phí…. Hoạt động kiểm soát chi NS, kiểm tra tài
chính đối với các ngành, đơn vị có lúc, có nơi chưa được tăng cường, có
trường hợp chi chưa đủ thủ tục pháp lý và các điều kiện chi. Việc điều hành
chi tiêu ngân sách giữa các tháng, các quý của các ngành chưa hợp lý, vẫn còn
tình trạng chi dồn NS vào các tháng cuối năm.
- Thanh quyết toán kinh phí nghiệp vụ của một số ngành và thanh quyết
toán một số công trình XDCB và công trình có tính chất XDCB chậm. Thủ
tục quyết toán một số nội dung chưa đầy đủ, thiếu chặt chẽ. Còn có hiện
tượng hợp pháp hóa chứng từ chi tiêu với những nội dung chi nhỏ. Công tác
quản lý hiện vật sau quyết toán chưa chặt chẽ, mua sắm vật tư tài sản giá trị
lớn nhưng công tác tổ chức đấu thầu đôi khi còn mang tính hình thức. Hiệu
quả công tác kiểm tra chưa thể hiện rõ, xử lý vi phạm chưa nghiêm.
- Quản lý chi hoạt động có thu chưa chặt chẽ, chi tiết cụ thể nội dung
chi theo hướng dẫn số 338/CTC-CĐCLHL của Cục trưởng Cục Tài chính.
Một số nội dung hoạt động có thu đơn vị chưa phản ánh kịp thời doanh thu.
- Nhận thức về quản lý tài chính của một bộ phận cán bộ, chiến sĩ chưa
đầy đủ, chưa nêu cao vai trò trách nhiệm trong chi tiêu sử dụng tiền vốn, vật
tư tài sản, còn hiện tượng lãng phí trong sử dụng điện, nước.
3.4.2.2. Nguyên nhân chủ yếu
* Nguyên nhân khách quan
- Quân số luôn biến động: Có nhiều nhiệm vụ đột xuất trong năm kế
hoạch. Nhu cầu chi tiêu thực tế của Cục cho nhiệm vụ được giao lớn, thời
gian dài, giá cả vật tư hàng hóa biến động tăng và chế độ chính sách có nhiều
thay đổi. Nội dung các khoản chi NS chưa được hướng dẫn chi tiết cụ thể.
74

Trong cùng một bếp ăn nhưng tiêu chuẩn ăn khác nhau….Vì vậy quá trình tổ
chức thực hiện chi tiêu thanh quyết toán NS, quản lý tài chính gặp nhiều khó
khăn, vướng mắc.
- Hệ thống văn bản pháp lý về quản lý tài chính chưa hoàn chỉnh, đồng
bộ, nhiều nội dung chi cụ thể chưa có định mức hoặc định mức không còn
phù hợp thực tế nên các đơn vị còn gặp khó khăn trong quá trình quản lý.
- Công tác bảo đảm tài chính của Cục phụ thuộc nhiều vào khả năng bảo
đảm của cấp trên. Phương thức bảo đảm bằng hiện vật do ngành nghiệp vụ cấp
trên cung ứng đối với một số nội dung không hiệu quả, chưa phù hợp với tính
chất cơ động thường xuyện trong thực hiện nhiệm vụ của Cục.
* Nguyên nhân chủ quan
- Năng lực lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chỉ huy một số ngành, đơn vị đối
với công tác quản lý tài chính có mặt chưa theo kịp với sự phát triển của tình
hình thực tiễn. Thực hiện nguyên tắc lãnh đạo, quy chế và các chế độ quản lý,
sử dụng tài chính, tài sản có lúc, có đơn vị chưa nghiêm. Hoạt động kiểm tra,
giám sát của cấp ủy, chỉ huy và cơ quan chức năng chưa thường xuyên, phát
hiện và đề xuất khâu yếu mặt yếu trong quản lý chu trình NS, xử lý tồn đọng
về tài chính chưa kịp thời, hiệu quả chưa cao.
- Nhận thức và thực hiện công tác tài chính, NS của một số cơ quan,
ngành nghiệp vụ, của một bộ phận cán bộ chiến sĩ, CNVQP có mặt còn hạn
chế. Cá biệt còn có biểu hiện cho rằng quản lý chặt chẽ tài chính là gây khó
khăn cho đơn vị trong chi tiêu, kiểm tra tài chính là “bới lông, tìm vết”.
- Năng lực công tác, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số nhân
viên làm công tác tài chính (nhất là cán bộ kiêm nhiệm) ở các cấp có lúc, có
nơi chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thực tiễn.
- Công tác kiểm soát chi có lúc thực hiện chưa được kiên quyết, tài
chính các cấp chưa phát huy tốt vai trò, chức năng kiểm soát trong quá trình
bảo đảm, thanh quyết toán kinh phí các loại.
75

- Tổ chức công tác kế toán ở một số ngành, đơn vị có những hạn chế
nhất định. Trong thiết bị công nghệ phục vụ quản lý tài chính còn thiếu và
chưa hiện đại ảnh hưởng đến chất lượng quản lý tài chính.
76

Chương 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
TÀI CHÍNH Ở CỤC HẬU CẦN - BỘ TỔNG THAM MƯU

4.1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý tài
chính ở Cục Hậu cần - Bộ tổng Tham Mưu
4.1.1. Quan điểm hoàn thiện công tác quản lý tài chính
Công tác tài chính là một mặt công tác quan trọng của đơn vị, có nhiệm
vụ khai thác, sử dụng và quản lý chặt chẽ, tiết kiệm, đúng mục đích, có hiệu quả
các nguồn lực tài chính, vốn và tài sản của quân đội, của đơn vị thu đúng đường
lối, chủ trương của Đảng; Chính sách, Pháp luật của nhà nước, qui định của quân
đội để xây dựng đơn vị vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của đơn
vị, góp phần xây dựng quân đội cách mạng, chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện
đại, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Trong quản lý tài chính, quản lý chu trình ngân sách là nội dung cơ
bản, quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến chất lượng và hiệu quả hoạt
động tài chính ở đơn vị. Vì vậy hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở Cục
Hậu cần - BTTM cần nắm rõ những quan điểm sau:
- Phát huy hơn nữa vai trò, tác dụng của ngân sách trong hoạt động tài
chính bảo đảm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao của đơn vị.
- Thực hiện có hiệu quả các chủ trương, biện pháp lãnh đạo nâng cao
chất lượng, hiệu quả công tác tài chính đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện,
sẵn sàng chiến đấu và thực hiện nhiệm vụ, xây dựng, đơn vị vững mạnh toàn
diện theo mục tiêu Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ Cục Hậu cần nhiệm kỳ
2010 - 2015 đã xác định: “Lãnh đạo, chỉ đạo, phân phối, quản lý, sử dụng ngân
sách, công khai, dân chủ, công bằng, đúng nguyên tắc; ưu tiên đơn vị cơ sở và
nhiệm vụ trọng tâm trọng điểm. Quản lý chặc chẽ hoạt động sản xuất, làm kinh
tế, quỹ vốn đơn vị, thực hành tiết kiệm, thanh quyết toán kịp thời, chống tham
ô lãng phí; không để thâm hụt, thất thoát, tồn đọng”.
77

- Sử dụng tài chính như một công cụ đắc lực thúc đẩy hoàn thành mọi
nhiệm vụ chính trị, quân sự được giao với chất lượng công việc tốt nhất,
nhanh nhất.
- Khắc phục những hạn chế mà công tác quản lý tài chính ở Cục đang
gặp phải, xóa bỏ nhận thức không đúng về công tác lập DTNS đồng thời thể
hiện việc cấp hành đúng Luật NSNN, Điều lệ công tác tài chính QĐNDVN và
các qui phạm pháp luật khác có liên quan về quản lý ngân sách, quản lý tài
chính ở đơn vị dự toán trong quân đội.
4.1.2. Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý tài chính
Quán triệt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của Bộ Tổng Tham mưu,
Đảng ủy Cục Nghị quyết số 121/NQ-ĐU ngày 17 tháng 8 năm 2013 về Tăng
cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng đối với công tác tài chính trong
Cục. Theo đó phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu công tác tài chính của Cục
Hậu cần là:
- Thực hiện tốt cơ chế quản lý tài chính theo nguyên tắc: Cấp ủy Đảng
lãnh đạo, chỉ huy đơn vị điều hành, cơ quan tài chính và các ngành làm tham
mưu đối với công tác tài chính. Mở rộng phân cấp ngân sách gắn với trách
nhiệm giám sát, kiểm tra quản lý tài chính.
- Tăng cường quản lý tài chính đối với tất cả các nguồn tài chính, các
loại kinh phí bảo đảm yêu cầu chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, đúng chính sách,
chế độ, tiêu chuẩn, định mức và quân số.
- Thực hiện đầy đủ qui trình lập, chấp hành và kế toán, QTNS theo
đúng Luật NSNN và các văn bản của Chính phủ, BQP; Chỉ thị hướng dẫn của
Bộ Tổng Tham mưu. Bảo đảm cân đối thu, chi ngân sách và có cơ cấu hợp lý;
ưu tiên bảo đảm kinh phí cho bảo đảm đời sống vật chất tinh thần, chính sách
cho bộ đội, cho xây dựng lực lượng, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu.
- Thực hiện tốt dân chủ, công khai tài chính, phát huy vai trò trách
nhiệm của các tổ chức và mọi cán bộ chiến sĩ tham gia tích cực vào công tác
78

quản lý tài chính. Đẩy mạnh lao động sản xuất, làm kinh tế nhằm bổ sung
kinh phí và cải thiện đời sống bộ đội.
- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Chỉ thị 93/CT-BQP ngày 28/10/2009
của Bộ trưởng BQP về tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng “Đơn
vị quản lý tài chính tốt” gắn với phong trào thi đua quyết thắng của đơn vị và
cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tích
cực xây dựng ngành tài chính Cục vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
trong mọi tình huống.
Trên cơ sở phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu trên, phương hướng hoàn
thiện công tác quản lý tài chính ở Cục Hậu cần - BTTM là:
- Không ngừng củng cố và nâng cao năng lực điều hành, quản lý tài
chính tại các cơ quan, đơn vị thuộc Cục Hậu cần.
- Thực hiện đúng cơ chế quản lý tài chính, tăng cường phân cấp và đề
cao trách nhiệm trong công tác quản lý tài chính đối với các ngành, cơ quan
đơn vị trực tiếp quản lý chi tiêu sử dụng tài chính.
- Nâng cao chất lượng quản lý toàn diện hoạt động tài chính ở đơn vị.
Nâng cao hiệu quả chi tiêu sử dụng kinh phí, vật tư, tiền vốn.
- Tăng cường kiểm soát chi, thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí
trong bảo đảm, chi tiêu sử dụng kinh phí.
- Tăng cường công khai số lượng danh mục ngân sách trong việc phân
bổ ngân sách quản lý chi tiêu kinh phí, tài chính tại các đơn vị trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ.
- Hoàn thiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi nội bộ
phù hợp với hoạt động của Cục và yêu cầu nhiệm vụ được giao.
4.1.3. Mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý tài chính
- Nâng cao chất lượng hệ thống tổ chức quản lý tài chính của đơn vị
trong đó chú trọng nâng cao chất lượng bộ máy quản lý tài chính.
- Nâng cao chất lượng công tác lập dự toán ngân sách, kế hoạch tài
chính đối với các hoạt động có thu, cần tập trung vào các nội dung:
79

+ Xây dựng chỉ tiêu DTNS, thu từ hoạt động có thu sát đúng với yêu
cầu nhiệm vụ, khả năng khai thác tiềm năng của đơn vị bằng các phương pháp
phù hợp.
+ Bố trí cơ cấu, thứ tự ưu tiên kinh phí cho các mặt công tác, các nhiệm
vụ hợp lý.
- Nâng cao chất lượng quản lý việc chi tiêu, sử dụng các nguồn tài
chính, quĩ đơn vị.
+ Cần tập trung vào việc quản lý mua lương thực, thực phẩm, vật tư
hàng hóa, doanh cụ, trang thiết bị; quản lý chi phí sản xuất, xây dựng kinh tế.
+ Thường xuyên kiểm soát trước, trong và sau chi tiêu, sử dụng vật tư,
tài sản, tiền vốn.
- Nâng cao chất lượng thanh toán, quyết toán kinh phí, vốn đầu tư, xác
định kết quả, hiệu quả sản xuất, làm kinh tế.
+ Quyết toán kinh phí chặt chẽ, kịp thời, đúng mẫu biểu.
+ Quản lý, phân phối, thu nộp và sử dụng nguồn thu từ sản xuất, xây
dựng kinh tế và các khoản thu khác kịp thời, theo đúng qui định của BQP.
- Nâng cao chất lượng công tác kế toán.
+ Tổ chức công tác kế toán ở đơn vị khoa học, hợp lý phù hợp đặc
điểm, tính chất hoạt động của đơn vị.
+ Thực hiện đúng việc lập chứng từ, ghi sổ và hạch toán đáp ứng yêu
cầu quản lý tài chính.
+ Lập báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị cung cấp đầy đủ thông
tin hữu ích cho công tác quản lý.
- Nâng cao chất lượng công tác kiểm soát nội bộ, kiểm tra, thanh tra
tài chính.
+ Tập trung vào việc kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ
thống kiểm soát nội bộ, hệ thống kiểm tra, thanh tra tài chính.
+ Đổi mới, hoàn thiện cơ chế, phương pháp kiểm soát, kiểm tra, thanh
tra tài chính, bảo đảm hoạt động nề nếp, hiệu quả.
80

4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở Cục Hậu cần - Bộ
Tổng Tham mưu
4.2.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý tài chính
4.2.1.1. Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan tài chính và các ngành
nghiệp vụ; nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong quản lý tài chính
Hệ thống bảo đảm và quản lý tài chính quân đội được xây dựng dựa
trên cơ sở kết hợp phân cấp theo ngành bảo đảm vật chất theo đơn vị sử dụng
ở từng cấp. Quyền sử dụng tổng hợp các nguồn tài chính trên cơ sở tuân thủ
chế độ, chính sách chung của Đảng, Nhà nước, quân đội được tổ chức thực
hiện ở từng cấp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và trách nhiệm của
đơn vị từng cấp. Vai trò của các ngành bảo đảm vật chất được phát huy nhằm
tăng cường, thống nhất trong bảo đảm và quản lý trong phạm vi toàn quân. Sự
kết hợp này được thực hiện thông qua các hợp đồng cung ứng giữa các ngành
với đơn vị sử dụng.
Quản lý tài chính ở Cục Hậu cần là công tác nghiệp vụ tài chính có liên
quan trực tiếp đến mọi ngành, mọi cơ quan, đơn vị và cá nhân trong Cục. Cơ
quan tài chính không thể độc lập tiến hành quản lý tài chính nếu không có sự
phối hợp công tác với các cơ quan, ngành nghiệp vụ và cá nhân có chi tiêu sử
dụng kinh phí, tài chính, tài sản. Chất lượng quản lý tài chính ngoài các yếu tố
thuộc vế trình độ, năng lực và trách nhiệm của cơ quan Tài chính thì còn phụ
thuộc một phần không nhỏ vào phát huy vai trò trách nhiệm và những hiểu
biết nhất định của các cơ quan, các ngành, các bộ phận và cá nhân trực tiếp
chi tiêu sử dụng tài chính cho thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.
Thực hiện công tác quản lý ngân sách nói riêng, quản lý tài chính nói
chung ở Cục Hậu cần trong các năm 2012-2014 cho thấy mối quan hệ phối
hợp giữa cơ quan tài chính với ngành nghiệp vụ có thời điểm có nội dung
chưa thống nhất, hiệu quả trong giải quyết mối quan hệ chưa cao; một số
ngành chưa nắm vững nguyên tắc và thủ tục trong lập, chấp hành, QTNS,
81

trong quản lý chi tiêu tài chính, còn có hiện tượng chi tiêu không đúng nội
dung, chỉ tiêu DTNS, sử dụng chứng từ hóa đơn chưa đúng qui định...
Từ những vấn đề nêu trên, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ
quan tài chính với các ngành nghiệp vụ, nâng cao ý thức trách nhiệm trong
quản lý tài chính ở Cục Hậu cần là rất cần thiết. Để thực hiện biện pháp nâng
cao cần phải giải quyết tốt các nội dung sau:
- Nhận thức đúng đắn, nắm vững nội dung, tính chất mối quan hệ giữa
cơ quan tài chính với các ngành nghiệp vụ. Đây là mối quan hệ hợp đồng
công tác và kiểm tra hướng dẫn chỉ đạo về nghiệp vụ tài chính. Trong mối
quan hệ này cơ quan tài chính thường phải thực hiện những công việc chủ yếu
như: hướng dẫn lập DTNS năm, kế hoạch chi tiêu quý và thông báo phân bổ
chỉ tiêu DTNS, cấp phát tài chính, thực hiện chế độ thanh toán, quyết toán tài
chính; phổ biến cho các ngành nghiệp vụ về các chế độ quản lý ngân sách,
quản lý tài chính; tiến hành công tác kiểm tra tài chính, kiểm soát chi, tham
gia kiểm kê kho vật chất các ngành, chỉ đạo, hướng dẫn các nội dung về chế
độ và nghiệp vụ tài chính, liên thẩm quân số, tham gia ký hợp đồng kinh tế,
thanh lý tài sản.
- Căn cứ vào nhiệm vụ thực tế của Cục hàng năm, Ban Tài chính và các
ngành nghiệp vụ Cục nghiên cứu, tính toán nhu cầu chi bao gồm cả phần tiền
và hiện vật nhận của các ngành nghiệp vụ cấp trên quy ra tiền để lập DTNS
phù hợp, phân bổ chỉ tiêu DTNS cho các đầu mối đơn vị hợp lý, phù hợp lập
kế hoạch chi tiêu mua sắm vật tư hàng hóa, tổ chức cấp phát bảo đảm cho đơn
vị thực hiện nhiệm vụ. Thường xuyên phân phối kiểm tra, kiểm kê, đánh giá
tình hình bảo đảm, quản lý sử dụng tài sản, tài chính của các đơn vị, ngành,
các bộ phận.
- Ban Tài chính Cục cần phải nắm vững nguyên tắc, kỷ luật tài chính,
vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ tài chính, nắm vững được các hướng
82

dẫn về công tác chuyên môn nghiệp vụ của các ngành. Quá trình giải quyết
công việc phải mềm dẻo, linh hoạt nhưng kiên quyết, đoàn kết tôn trọng lẫn
nhau, không mượn cương vị công tác của mình để gây khó khăn với các
ngành, trục lợi cho bản thân, gây mất đoàn kết giữa Ban Tài chính với các
phòng liên quan.
- Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan tài chính và các ngành
nghiệp vụ trong quản lý tài chính ở Cục Hậu cần cần phải được xây dựng trên
cơ sở thống nhất và mục tiêu, nhiệm vụ, đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của
Thường vụ Đảng ủy Cục, lấy việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Cục làm
trung tâm. Toàn bộ các cơ quan Cục phối hợp nhịp nhàng với Ban Tài chính
Cục để chấp hành tốt qui định về công tác tài chính.
- Thông qua các văn bản qui định, chỉ thị, mệnh lệnh … của người chỉ
huy, tổ chức các lớp học cho các đối tượng, các hình thức, biện pháp tuyên
truyền … để phổ biến các chế độ, thể lệ về tài chính quân đội, các kiến thức
về quản lý ngân sách, quản lý tài chính, kỷ luật tài chính cho tất cả các ngành,
cơ quan đơn vị để các bộ phận, cá nhân liên quan có nhận thức đúng về công
tác quản lý tài chính ở Cục trên cơ sở đó tự giác thực hiện và nêu cao tinh
thần trách nhiệm, làm chủ tập thể tích cực tham gia có hiệu quả vào công tác
quản lý tài chính ở đơn vị trên cương vị chức trách của mỗi người.
4.2.1.2. Tăng cường kiểm soát chi, kiểm tra, giám sát, thanh tra tài chính
Báo cáo chính trị của Đảng ủy Quân sự Trung ương trình Đại hội Đảng
bộ quân đội lần IX đã xác định: Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn,
quản lý chặt chẽ các nguồn thu, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất
thoát, lãng phí kém hiệu quả.
Nghị quyết số 36-NQ/ĐULĐ ngày 12/01/2010 của Đảng ủy Cục về
tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức Đảng đối với công tác tài
chính trong Cục nhiệm kỳ 2010-2015 đã quán triệt “Tăng cường lãnh đạo
công tác kiểm soát chi ngân sách, công tác thanh tra, kiểm tra tài chính, tập
83

trung vào các nội dung chi tiêu lớn, các hoạt động có thu, các vụ việc có đơn
thư tố cáo hoặc có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, phát hiện ngăn ngừa kịp
thời những hồ sơ, sai phạm trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài chính. Thực
hiện nghiêm qui chế dân chủ, chế độ công khai tài chính gắn với việc triển
khai có hiệu quả chương trình hành động của Đảng ủy Cục thực hiện Luật
phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”.
Trước mắt cần tập trung khắc phục những hạn chế, khuyết điểm trong
quản lý, sử dụng, thanh quyết toán các nguồn tài chính đã được kiểm toán
Nhà nước chỉ ra. Tiếp tục rà soát, bổ sung các quy chế, quy định quản lý, sử
dụng tài chính, quản lý hoạt động có thu… cho phù hợp với thực tiễn góp
phần nâng cao chất lượng lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chỉ huy các cấp với
hoạt động này.
- Tăng cường kiểm soát chi ở Cục Hậu cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:
+ Phát hiện đúng, ngăn ngừa kịp thời những vi phạm về nguyên tắc, kỷ
luật tài chính trong chi tiêu sử dụng ngân sách, tài chính.
+ Hoạt động kiểm soát chi không gây ách tắc trong quá trình chấp
hành, quyết toán ngân sách, tài chính của cơ quan, đơn vị.
+ Hoạt động kiểm soát chi phải được chú trọng cả trước, trong và sau
khi cấp phát, thanh quyết toán tài chính.
Để thực hiện tốt yêu cầu trên cần có những biện pháp cụ thể sau:
* Kiểm soát chi trước cấp phát, thanh toán.
- Tiến hành kiểm tra xem các khoản chi có đúng nội dung DTNS, kế
hoạch tài chính được duyệt không.
- Kiểm soát những điều kiện chi ngân sách, điều kiện về người quyết
định chi, trường hợp người được ủy quyền ra quyết định chi phải kiểm tra tính
hợp pháp hợp lệ của việc ủy quyền.
- Kiểm tra chặt chẽ hồ sơ, tài liệu của các cơ quan, ngành nghiệp vụ
đầu mối chi tài chính xin cấp phát tài chính.
84

- Cập nhật kịp thời những nội dung mới của chế độ, tiêu chuẩn, định
mức mới ban hành, những qui định mới về quản lý tài chính liên quan.
* Kiểm soát trong chi tiêu, sử dụng ngân sách, tài chính.
- Kiểm soát chặt chẽ chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đối tượng được hưởng.
- Kiểm soát về thủ tục nguyên tắc khi mua sắm vật tư, hàng hóa, dịch
vụ theo qui định của BQP, kiểm soát về số lượng, cơ cấu, chất lượng, giá cả
của hàng hóa mua sắm.
- Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng kiểm tra nội bộ trong
các đơn vị nhằm sớm phát hiện, ngăn ngừa và xử lý các hành vi tiêu cực, gian
lận trong chi tiêu sử dụng tài chính.
* Kiểm soát trong quyết toán ngân sách, tài chính.
- Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, xét duyệt quyết toán tháng,
quý của Ban Tài chính Cục.
- Thực hiện nghiêm chế độ thanh toán, quyết toán tài chính. Kiên quyết
không cấp phát tài chính tiếp đối với ngành, đơn vị không thực hiện đầy đủ
chế độ thanh, quyết toán tài chính.
* Tăng cường công tác kiểm soát chi ở tất cả các cấp, các đơn vị trong
Cục thông qua các phương pháp cụ thể, phù hợp với nội dung cần kiểm soát ở
mỗi cấp, mỗi đơn vị.
Công tác kiểm tra, thanh tra tài chính được xác định là những chế độ
trong quản lý tài chính và cũng là công cụ, biện pháp quản lý quan trọng hiệu
quả, thể hiện chức năng giám đốc tài chính, của tài chính đơn vị dự toán quân
đội. Luật NSNN qui định: Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ
quan quản lý nhà nước và các đơn vị dự toán ngân sách có trách nhiệm kiểm
tra việc thực hiện chế độ thu chi và quản lý tài sản của nhà nước. Thanh tra tài
chính có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành pháp luật thu, chi và quản lý tài
chính, quản lý tài sản của Nhà nước, tổ chức, cá nhân.
Thực tiễn cho thấy, ở đâu, cơ quan, đơn vị nào mà không tiến hành
nghiêm túc, thường xuyên công tác kiểm tra, thanh tra thì công tác tài chính ở
85

cơ quan, đơn vị đó dễ xảy ra sai phạm. Để tăng cường kiểm tra, thanh tra tài
chính ở Cục Hậu cần cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:
+ Kiện toàn hệ thống kiểm tra, thanh tra tài chính, và kiểm soát nội bộ.
Lựa chọn những cán bộ công tâm, có năng lực phát hiện vấn đề, có trình độ
nghiệp vụ tài chính, kế toán giỏi, được đào tạo bồi dưỡng về pháp luật bố trí
vào các tổ chức kiểm tra, thanh tra tài chính.
- Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, kịp thời, đầy đủ của Đảng ủy,
chỉ huy Cục đối với công tác kiểm tra, thanh tra tài chính. Đối với mỗi cuộc
kiểm tra, thanh tra tài chính thì cấp đi kiểm tra cần phải xác định được trách
nhiệm của mình để nâng cao chất lượng kiểm tra, thanh tra.
- Thực hiện tốt công tác tự kiểm tra tài chính- kế toán theo Điều lệ công
tác tài chính QĐND Việt Nam, Quyết định số 67/2004/QĐ-CTC ngày
13/12/2004 của Cục Tài chính - BQP về việc tự kiểm tra tài chính kế toán tại
đơn vị dự toán quân đội.
- Ban Tài chính Cục làm tốt công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra công
tác tài chính hàng năm trình chỉ huy Cục phê duyệt đồng thời tổ chức thực
hiện kế hoạch kiểm tra có chất lượng, theo đúng chức trách, nhiệm vụ trong
công tác kiểm tra, thanh tra tài chính.
- Sử dụng phương pháp kiểm tra thanh tra phù hợp, hiệu quả. Tùy theo
nội dung, tính chất mỗi cuộc kiểm tra tài chính mà sử dụng từng phương pháp
hoặc kết hợp các phương pháp: Phương pháp kiểm tra tài chính cơ bản,
phương pháp kiểm tra chứng từ, phương pháp kiểm tra thực tế, phương pháp
kiểm tra chọn mẫu, phương pháp nghe báo cáo, trao đổi, chất vấn những
người có trách nhiệm.
- Thực hiện tốt qui chế công khai tài chính nhằm phát huy quyền làm
chủ tập thể và trí tuệ của mọi cán bộ, nhân viên, chiến sĩ đối với công tác
kiểm tra tài chính.
- Thực hiện tốt nội dung các bước trong trình tự tiến hành kiểm tra tài
chính đối với mỗi cuộc kiểm tra cụ thể bao gồm: Bước chuẩn bị, bước tiến
hành kiểm tra và bước kết thúc kiểm tra tài chính.
86

- Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ thật sát thực theo tinh thần hướng
dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng đối với tất cả các đơn vị dự toán quân
đội làm căn cứ để kiểm soát chi tiêu của đơn vị.
Các nội dung trong quy chế cần đạt được là:
+ Phạm vị lĩnh vực chi tiêu.
+ Các định mức chi chủ yếu.
+ Phân cấp chi tiêu.
+ Quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong chi tiêu.
+ Các vi phạm được nghiêm cấm.
+ Khen thưởng, kỷ luật.
Kiểm soát chi ngân sách, kiểm tra, thanh tra tài chính tuy mỗi chế độ
quản lý có mục đích, nội dung, phương pháp tiến hành khác nhau song đều
nhằm mục đích chung là góp phần tăng cường, nâng cao chất lượng quản lý
tài chính ở Cục. Đảm bảo việc chi tiêu sử dụng ngân sách, tài chính, đúng
chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức; tiết kiệm, hiệu quả. Phát hiện và
ngăn ngừa, xử lý kịp thời những sai phạm trong công tác tài chính. Đáp ứng
tốt nhu cầu tài chính cho thực hiện mọi nhiệm vụ của Cục.
4.2.2. Hoàn thiện quản lý chu trình ngân sách
4.2.2.1. Thực hiện tốt các nguyên tắc quản lý NSNN
- Nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ, cân đối ngân sách.
Mọi khoản thu, chi ngân sách của mọi cấp, mọi ngành đều được phản
ánh trong kế hoạch thống nhất, được quản lý thống nhất từ BQP đến các đơn
vị dự toán cơ sở. Quá trình chi tiêu sử dụng kinh phí phải thống nhất từ nội
dung chi đến nội dung quyết toán theo DTNS được cấp, lập báo cáo QTNS
theo mẫu biểu qui định thống nhất và theo hệ thống Mục lục NSNN áp dụng
trong quân đội.
Đảm bảo sự thống nhất về ý chí và lợi ích qua phân bồ DTNS phát huy
tính chủ động và sáng tạo của các cấp, các ngành, tổ chức và cá nhân trong
thực hiện nhiệm vụ.
87

Trên cơ sở DTNS được giao, nhiệm vụ của các ngành, các đơn vị, đơn
vị cấp trên thực hiện cân đối và giao DTNS, kinh phí cho các ngành, các đơn
vị cấp dưới để bảo đảm chi tiêu cho các nhiệm vụ được giao: Cân đối ngân
sách ngoài sự cân bằng về thu, chi còn là sự hài hòa, hợp lý trong cơ cấu giữa
các khoản thu, chi; giữa các ngành, các đơn vị, các cấp.
- Nguyên tắc công khai, minh bạch.
Công khai NS phải được thực hiện hàng năm, công khai cả DTNS và
QTNS. Số liệu và các thông tin công khai NS phải đảm bảo đầy đủ, chính
xác, kịp thời và phù hợp với chế độ bảo mật tới từng đối tượng tiếp nhận
thông tin theo những hình thức thích hợp.
Công khai, minh bạch NS để bảo đảm thực hiện quyền kiểm tra giám
sát của các cơ quan, đơn vị, của mọi quân nhân trong quá trình phân phối,
quản lý, sử dụng vốn, tài sản của nhà nước, của quân đội và các khoản thu tại
đơn vị, thực hiện có hiệu quả Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và
Luật phòng, chống tham nhũng.
Các đối tượng được tiếp nhận thông tin về công khai ngân sách có
quyền chất vấn và người có trách nhiệm công khai phải trả lời chất vấn về các
nội dung công khai.
- Nguyên tắc rõ ràng, trung thực, chính xác, đảm bảo trách nhiệm.
Nội dung ngân sách khi xây dựng phải rành mạch, theo mục lục NSNN
áp dụng trong quân đội. Dự toán thu, dự toán chi được tính toán một cách cụ
thể, chính xác và đưa vào kế hoạch; không được phép che đậy, bào chữa đối
với mọi khoản thu, chi kinh phí. Không được phép lập quỹ đen.
Chỉ huy các cấp phải bảo đảm trách nhiệm trước đơn vị về toàn bộ quá
trình quản lý ngân sách, về kết quả thu, chi ngân sách. Chịu trách nhiệm hữu
hiệu bao gồm khả năng điều trần và gánh trách nhiệm về quản lý tài chính,
quản lý ngân sách theo Điều lệ công tác tài chính QĐND Việt Nam.
88

4.2.2.2. Nâng cao chất lượng quản lý ba khâu của chu trình ngân sách
Quản lý chu trình ngân sách là nội dung quan trọng, cơ bản, chủ yếu trong
quản lý tài chính Cục Hậu cần. Nâng cao chất lượng quản lý chu trình ngân sách
có ý nghĩa quyết định chất lượng công tác quản lý tài chính của đơn vị.
Chu trình quản lý ngân sách gồm các khâu: Lập DTNS, chấp hành ngân
sách và QTNS, mỗi khâu có vị trí vai trò quan trọng riêng, chất lượng mỗi
khâu phụ thuộc vào nhau trong đó lập DTNS là khâu đầu tiên tạo cơ sở để
thực hiện tốt các khâu sau. Ngược lại, chấp hành ngân sách và QTNS tốt sẽ có
tác dụng đánh giá đúng đắn chất lượng lập DTNS và tạo thuận lợi cho lập
DTNS năm sau tốt hơn.
Thực tiễn quản lý chu trình ngân sách giai đoạn 2012-2014 ở Cục Hậu
cần cho thấy: Cơ quan tài chính và các ngành nghiệp vụ, các đơn vị trực thuộc
Cục dù có cố gắng rất lớn để thực hiện tốt việc lập DTNS, cấp phát, chỉ tiêu
sử dụng, thanh toán các loại kinh phí và QTNS. Tuy nhiên, lập DTNS năm
mới chủ yếu dựa vào số mới thực hiện DTNS của năm báo cáo và dự kiến
biến động có liên quan ở năm kế hoạch để lập. Do vậy, một số chỉ tiêu chưa
được tính toán đúng theo phương pháp nên chưa sát nhu cầu thực hiện các
nhiệm vụ quan trọng đột xuất phát sinh chưa được dự tính trước và thông báo
kịp thời nên việc tổ chức bảo đảm và quản lý còn lúng túng. Chi tiêu sử dụng
ngân sách còn có trường hợp vượt DTNS, lấy khoản này chi cho khoản khác,
thiếu hồ sơ, tài liệu cần thiết, thanh quyết toán kinh phí của một số ngành
nghiệp vụ còn chậm, phải để đôn đốc thúc dục nhiều lần… Những hạn chế bất
cập đó đã ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý tài chính của Cục. Vì
vậy tập trung các biện pháp và tổ chức để hoàn thiện quản lý chu trình ngân
sách ở Cục Hậu cần có ý nghĩa quyết định đối với hoàn thiện công tác quản lý
tài chính. Muốn vậy cần tập trung thực hiện tốt các vấn đề sau đây:
89

Thứ nhất, đối với khâu lập DTNS.


Cơ quan tài chính phối hợp với các ngành nghiệp vụ xây dựng DTNS
đúng, sát, phù hợp với khả năng bảo đảm của BTTM, đáp ứng tốt nhu cầu
nhiệm vụ cũng như đời sống, chính sách của Cục.
Chất lượng DTNS năm được thể hiện ở việc tính toán, xác lập các chỉ
tiêu ngân sách.
- Đối với kinh phí lương, phụ cấp, trợ cấp, tiền ăn; kinh phí nghiệp vụ
thì các chỉ tiêu phản ánh đầy đủ và chính xác nhu cầu chi của đơn vị và tuân
thủ đúng các qui định về chi, trình tự, phương pháp, căn cứ tính toán đặc biệt
là yếu tố quân số và định mức, thống nhất mẫu biểu và thời gian gửi DTNS.
Khi lập có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:
+ Đối với các khoản tiền lương chính, tiền ăn, quân trang thường xuyên…
Nhu cầu chi Quân số từng Định mức tiêu Thời gian
= x x
cả năm đối tượng chuẩn bảo đảm
+ Đối với các khoản phụ cấp lương, nghiệp vụ quản lý, bảo quản, sửa
chữa nhỏ, huấn luyện thường xuyên, công tác phí…
Tổng nhu cầu chi Số thực hiện Chi phí thay Chi phí thay
= + -
cả năm KH năm báo cáo đổi tăng đổi giảm
+ Đối với các khoản chi mua sắm vật tư thiết bị, chi cho các chương trình
dự án, nghiên cứu đề tài, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, diễn tập, tuyển quân…
Tổng nhu cầu Tổng nhu cầu chi cho
=
chi cả năm các công việc, nhiệm vụ
Cơ quan tài chính, các ngành nghiệp vụ phải nắm vững quân số và
chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đồng thời phải dựa vào mức huy
động vật tư hàng hóa năm trước chuyển sang, kế hoạch thu từ hoạt động có
thu để cân đối ngân sách. Phân tích đánh giá tình hình thực hiện DTNS
những năm trước liền kề để rút kinh nghiệm, tính toán DTNS năm kế hoạch
sát thực hơn.
90

- Đối với các khoản chi chính sách xã hội (NSNN giao), BHXH phải
nắm vững nội dung chi, đối tượng được hưởng ở Cục, chế độ tiêu chuẩn được
hưởng của từng đối tượng.
- Đối với vốn đầu tư XDCB phải căn cứ tiến độ thực hiện dự án và
số dự báo do BTTM, cấp trên thông báo. Lập kế hoạch vốn đầu tư và xây
dựng gồm:
+ Kế hoạch vốn đầu tư và xây dựng thuộc dự toán kinh phí NS quốc
phòng thường xuyên.
+ Kế hoạch vốn đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn đầu tư tập trung
của Nhà nước.
+ Kế hoạch vốn đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn đơn vị tự bổ sung.
Thứ hai. Đối với khâu chấp hành ngân sách
- Trên cơ sở DTNS năm được Bộ Tổng Tham mưu giao, Ban Tài chính
phối hợp cùng các cơ quan nghiệp vụ tham mưu cho Đảng ủy, Chỉ huy Cục
thực hiện tốt việc phân bổ dự toán có trọng tâm trọng điểm cho các đầu mối
trực thuộc, chú trọng phân cấp, phân quyền về ngân sách một cách rõ ràng, cụ
thể, ưu tiên cho đơn vị đóng quân ở xa Cục, làm nhiệm vụ ở vùng rừng núi,
vùng có nhiều khó khăn.
- Cơ quan tài chính, các ngành nghiệp vụ cần lập nhu cầu chi quý đúng
quy định về nội dung, thời gian lập và gửi nhằm tạo thuận lợi cho việc bảo đảm
kinh phí của cấp trên và kho bạc nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản tiền gửi. Các
khoản chi có tính chất thường xuyên phải bố trí đều từng tháng trong năm (như
tiền lương, phụ cấp, tiền ăn…) còn nhưng khoản có tính chất thời vụ hoặc chi
phát sinh vào một thời điểm (như mua sắm, sửa chữa lớn, tuyển quân, ra
quân…) phải thực hiện theo tiến độ từng quý đã ghi trong dự toán.
- Chấp hành nghiêm các điều kiện chi ngân sách, các khoản chi và
thanh toán trong ngày như tiền ăn phải có biện pháp quản lý, bảo đảm riêng
cho từng đối tượng.
91

- Chấp hành nghiêm chế độ chứng từ hóa đơn, thủ tục chi, thanh toán
xong đợt chi tiêu trước mới cấp phát đợt sau, thanh toán đúng nội dung, trung
thực, chính xác, kịp thời. Thực hiện tốt công tác thẩm định, thủ tục pháp lý
trong chi tiêu sử dụng kinh phí đối với các khoản thanh toán tập trung. Cấp
phát và thanh toán chi ngân sách phải nắm và đánh giá được kết quả chi tiêu.
- Cơ quan tài chính và các ngành nghiệp vụ nhất thiết phải thực hiện
kiểm tra đối chiếu số liệu kinh phí theo định kỳ hàng tháng, quý và năm.
Đồng thời thực hiện tốt cơ chế phối hợp trong kiểm kê kho vật tư hàng hóa,
khảo sát giá cả, tổ chức hội đồng mua sắm tài sản, hội đồng giá, thực hiện tốt
khâu chỉ định thầu hoặc đấu thầu trong mua sắm sửa chữa lớn và XDCB,
kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện các hợp đồng kinh tế.
Thứ ba, đối với khâu quyết toán ngân sách
Nâng cao chất lượng QTNS ở Cục Hậu cần cơ quan tài chính, các ngành
nghiệp vụ, các đơn vị phải thực hiện tốt các qui định về QTNS Trong đó:
- Hàng tháng, quý, năm khi tiến hành QTNS phải thực hiện đúng yêu
cầu: quyết toán trung thực, đầy đủ, chính xác, chặt chẽ, kịp thời, nhanh gọn.
Đồng thời phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản trong quyết toán ngân sách là:
quyết toán đúng nội dung, chỉ tiêu DTNS, đúng quân số, đúng chính sách, chế
độ, tiêu chuẩn, định mức và giá cả hiện hành; có đầy đủ chứng từ hợp pháp,
hợp lệ.
- Cơ quan tài chính phải có kế hoạch quyết toán cụ thể, hợp lý đối với
các ngành, các đơn vị các đầu mối chi tiêu. Thực hiện tốt công tác chuẩn bị về
mặt số liệu, đôn đốc thanh quyết toán, kiểm tra lại tình hình các khoản thu
nộp, phải thu, phải trả.
- Thực hiện tốt việc thẩm định số liệu, tài liệu, hồ sơ chứng từ trước khi
quyết toán. Cán bộ, nhân viên tài chính được phân công theo dõi cấp phát,
thanh quyết toán phải có năng lực quản lý, quyết toán, tổng hợp quyết toán
tốt, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Kiên quyết không quyết
92

toán những nội dung chi sai nội dung DTNS, chi không đúng chế độ tiêu
chuẩn, thiếu chứng từ hợp pháp, hồ sơ chi tiêu không đầy đủ.
- Qui định cụ thể về trách nhiệm, thời hạn thanh quyết toán đối với từng
nội dung chi tiêu, từng khoản chi của từng ngành nghiệp vụ để khắc phục triệt
để tình trạng dây dưa, chậm thanh quyết toán ở một số ngành trong giai đoạn
vừa qua.
- Trên cơ sở tình hình số liệu quyết toán phải phân tích đánh giá toàn
diện tình hình bảo đảm và quản lý ngân sách, quản lý tài chính; kết quả sử
dụng kinh phí cả phần Cục tự chi và phân cấp cho các đơn vị cấp dưới trực
thuộc, cả phần bảo đảm bằng tiền và phần bảo đảm bằng hiện vật, cả nội dung
kinh tế và tính pháp lý, vừa khái quát hệ thống, vừa chi tiết cụ thể ở từng nội
dung chi kinh phí, từng ngành, từng đầu mối đơn vị trực thuộc.
4.2.3. Giải pháp cho quản lý tài chính đối với hoạt động có thu
Khai thác năng lực hiện có, kết hợp huấn luyện theo chức năng nhiệm
vụ của Cục với tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế tạo thêm nguồn thu tài
chính bổ sung vào ngân sách và góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần cho bộ đội, tái đầu tư củng cố, nâng cấp trang bị; giải quyết
chính sách hậu phương quân đội cho cán bộ chiến sỹ.
Trong giai đoạn 2012-2014, công tác quản lý hoạt động có thu ở Cục
cơ bản là chặt chẽ, toàn diện. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại bất cập. Để
các hoạt động có thu đạt hiệu quả cao thực hiện đúng theo qui định cần phải
có những giải pháp cụ thể:
4.2.3.1. Hoàn thiện quy trình, thủ tục quản lý tài chính hoạt động có thu
- Đối với khâu xây dựng kế hoạch.
+ Thực hiện tốt qui trình lập kế hoạch sản xuất, làm kinh tế ở các
cấp trong Cục. Qui định cụ thể và chấp hành nghiêm chỉnh thời gian lập
kế hoạch, mẫu biểu, nội dung và phương pháp tính toán các chỉ tiêu trong
kế hoạch.
93

+ Nội dung kế hoạch phải bao quát toàn bộ những vấn đề chủ yếu về
khối lượng, nhiệm vụ, lực lượng thực hiện; nguồn vốn và trang bị, vật tư cần
bảo đảm; chi phí (chi tiết theo từng yếu tố); kết quả và phân phối kết quả…
+ Kế hoạch thu phải thể hiện được tổng số và chi tiết các tiềm năng thu
ở đơn vị, các chỉ tiêu thu (kết quả thu) phải tiên tiến thực hiện.
+ Thực hiện có hiệu quả việc thảo luận và bảo vệ các chỉ tiêu trong kế
hoạch thu, chi của các đơn vị trực thuộc trước Đảng ủy, Chỉ huy Cục nhằm
nâng cao tính toàn diện, cân đối, vững chắc của kế hoạch thu, chi tạo cơ sở
cho việc kiểm tra kiểm soát ở các khâu tiếp theo.
+ Ban Tài chính tổng hợp, lập kế hoạch từ các hoạt động có thu của
Cục theo chức năng nhiệm vụ. Tham mưu giúp Đảng ủy, Chỉ huy Cục tổ chức
quản lý thống nhất các hoạt động có thể.
- Đối với khâu tổ chức thực hiện.
Thực hiện quản lý các hoạt động có thu theo kế hoạch được duyệt và
coi kế hoạch thu, chi đã được phê duyệt là một chỉ tiêu bắt buộc các đơn vị
được giao phải có trách nhiệm thực hiện. Tăng cường công tác quản lý, kiểm
soát của của các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm, bảo đảm cho mọi nội dung
thu, chi của hoạt động có thu đều được kiểm soát chặt chẽ, đúng qui định, đơn
vị hoàn thành kế hoạch thu với mức tiết kiệm, hiệu quả nhất. Để công tác
quản lý kiểm soát trong khâu tổ chức thực hiện kế hoạch thu, chi có chất
lượng cần phải:
+ Thực hiện phân cấp trong quản lý, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm của đơn vị cấp dưới. Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của
ban, bộ phận trong quản lý, điều hành hoạt động có thu.
+ Thực hiện tốt chế độ kiểm tra thường xuyên trong năm thu đúng nội
dung hướng dẫn của Cục Tài chính-BQP, Phòng Tài chính Bộ Tổng Tham
mưu về tự kiểm tra tài chính kế toán tại cơ quan, đơn vị. Chú trọng kiểm tra
các khoản chi về vật tư, khấu hao máy móc thiết bị, nhân lực, chi phí dịch vụ
mua ngoài.
94

Để hoạt động quản lý kiểm soát trên có hiệu quả đòi hỏi phải đáp ứng
được yêu cầu:
+ Phát hiện đúng, ngăn ngừa và xử lý kịp thời những sai phạm trong tổ
chức thực hiện các hoạt động có thu.
+ Hoạt động quản lý, kiểm soát không gây ách tắc, ảnh hưởng quá trình
tổ chức thực hiện các hoạt động có thu.
+ Hoạt động quản lý, kiểm soát phải được chú trọng ở tất cả các khâu,
các hoạt động có thu cụ thể.
- Quản lý, phân phối sử dụng thu nhập.
+ Thu nhập từ các hoạt động có thu phải được theo dõi chi tiết cho từng
loại hoạt động, từng loại sản phẩm. Xác định chính xác kết quả hoạt động
theo yêu cầu quản lý tài chính và báo cáo tài chính theo qui định.
+ Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo tài chính định kỳ với đầy đủ các
báo cáo theo qui định với từng loại hoạt động có thu. Kiên quyết chấn chỉnh
đối với các đơn vị không thực hiện đầy đủ hoặc chậm chễ trong báo cáo.
+ Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, xét duyệt báo cáo hoạt động
có thu, lập báo cáo hoạt động có thu của Ban Tài chính Cục. Trong đó tập
trung vào kiểm tra đánh giá các nội dung như: tiến độ, kết quả thực hiện các
chỉ tiêu thu, chi của từng hoạt động có thu, công tác quản lý…
+ Phân phối và sử dụng thu nhập từ các hoạt động có thu theo đúng chế
độ qui định về quản lý hoạt động có thu và quản lý quỹ đơn vị.
+ Đối với phần kinh phí thu được từ hoạt động có thu cũng được quản
lý chi như đối với nguồn ngân sách được cấp, việc chi tiêu sử dụng phải lập
kế hoạch chi theo các khoản, mục được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chi tiêu
sử dụng phải thực hiện đúng các quy định về chi tiêu, mua sắm của Nhà nước
và quân đội ban hành. Việc quyết toán phần kinh phí thu được từ hoạt động
có thu được thực hiện hàng quý, năm như quyết toán nguồn ngân sách được
nhà nược bảo đảm, quyết toán các nội dung chi tiêu được lập trong dự toán.
95

Để thực hiện tốt những vấn đề nêu trên cần phải thực hiện đồng bộ các
biện pháp cụ thể sau:
- Thực hiện nghiêm Quyết định số 3365/2001/QĐ-BQP ngày 17/2/2001
và Quyết định số 178/2007/QĐ-BCP ngày 29/11/2007 về quản lý tài chính
các hoạt động có thu tại các đơn vị dự toán quân đội; Hướng dẫn số 338/CTC-
CĐQLHL ngày 28/2/2008 của Cục trưởng Cục Tài chính-BQP
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của hệ thống chính trị trong công tác
quản lý tài chính nói chung, quản lý hoạt động có thu nói riêng, theo cơ chế
Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành cơ quan tài chính làm tham mưu và
nòng cốt tổ chức thực hiện, các tổ chức cá nhân có trách nhiệm thực hiện và
tham gia.
- Nâng cao chất lượng hoạt động nghiệp vụ chuyên môn trong quá trình
quản lý các hoạt động có thu, coi trọng tuyên truyền giáo dục, kiên quyết xử
lý các vi phạm nhằm tăng cường kỷ luật tài chính. Tổ chức tốt công tác kế
toán, hạch toán đầy đủ, chi tiết thu nhập, chi phí, kết quả của từng hoạt động
có thu.
- Xây dựng, hoàn thiện định mức, tiêu chuẩn, quy chế chi tiêu nội bộ
cho hoạt động có thu đúng qui định, phù hợp với tình hình thực tế trong Cục,
tính chất, đặc điểm từng loại hoạt động có thu. Để các đơn vị chủ động sử
dụng kinh phí được giao và được để lại theo chế độ, đúng mục đích tiết kiệm
và hiệu quả thì cần phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ giúp cho mọi người
có cơ sở pháp lý trong thực hiện.
Trong chế độ chi tiêu nội bộ, với Cục Hậu cần phải xác định ưu tiên chi
nghiệp vụ để đảm bảo công tác nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán
bộ, nhân viên, chiến sỹ….
Các tiêu chuẩn, định mức và chế độ chi tiêu trong quy chế phải được
thảo luận công khai, xin ý kiến của các đơn vị trực thuộc.
96

Tiêu chuẩn, định mức và chế độ chi tiêu nội bộ của Cục Hậu cần sau
khi được ban hành trong quy chế chi tiêu nội bộ được coi là cơ sở pháp lý để
người chỉ huy điều hành việc sử dụng, quyết toán nguồn thu từ các hoạt động
có thu của Cục là cơ sở để kiểm soát chi, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán của
các cơ quan chức năng trong Bộ Quốc phòng và Nhà nước.
4.2.3.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính các hoạt động có thu
- Xây dựng cơ chế quản lý tài chính hoạt động có thu tách bạch với cơ
chế quản lý tài chính ngân sách ở Cục hậu cần nhằm làm minh bạch hóa quá
trình quản lý nguồn lực tài chính. Điều này khẳng định tính riêng biệt về cơ
chế nhưng không riêng biệt về nhân sự, cơ cấu, biên chế tổ chức. Đồng thời
tách bạch cơ chế nhằm đảm bảo cho việc áp dụng các hình thức và biện pháp
phù hợp nhất với hoạt động có thu trong cấp phát, chi tiêu, sử dụng các nguồn
vốn của hoạt động có thu.
- Tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của quản lý tài chính đối
với hoạt động có thu. Việc xây dựng cơ chế tự chủ phải luôn gắn với tự chịu
trách nhiệm. Được giao quyền tự chủ đến đâu phải gắn trách nhiệm cá nhân
đến đó. Tránh tình trạng chỉ giao quyền mà không giao trách nhiệm hoặc
ngược lại. Việc tách bạch về hoạt động nhắm xác định về nhiệm vụ, chức
năng và thẩm quyền, theo đó tùy thuộc vào mỗi vị trí, mỗi nhiệm vụ quản lý
tài chính hoạt động có thu sẽ có mức độ độc lập nhất định về hành vi, áp dụng
biện pháp và trách nhiệm cá nhân trong phạm vi hoạt động của mình.
- Xây dựng cơ chế khoán hoặc cơ chế tự hạch toán để có biện pháp
quản lý phù hợp. Mỗi cơ chế quản lý cho phép Cục Hậu cần có thể áp dụng
các biện pháp quản lý tài chính khác nhau.
Nếu khoán cho các đầu mối tiến hành các hoạt động có thu, thì trách
nhiệm của quản lý tài chính phải kiểm soạt được mức khoán, chất lượng các
hoạt động có thu và mức độ, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ mà quân đội giao
cho từng đầu mối được khoán. Tuy nhiên cũng có thể khoán theo nội dung
97

công việc hoặc khoán theo chỉ tiêu nhưng dù khoán theo hình thức nào thì
quản lý tài chính vẫn giữ vai trò chủ đạo trong kiểm soát mức khoán và chất
lượng các hoạt động khoán. Nếu khoán theo chỉ tiêu có thể áp dụng mô hình
quản lý theo sản phẩm “đầu ra” - tức là các chủ thể quản lý tài chính (chỉ huy
Cục hậu cần, Ban tài chính) phải tính toán, cân đối xây dựng các hệ tiêu chí
làm cơ sở để phân phối, sử dụng, chi tiêu có hiệu quả nhất.
Nếu tự hạch toán thì quản lý có thể áp dụng theo mô hình quản trị
doanh nghiệp - tức quản lý theo từng công đoạn, từng quy trình của hoạt động
quản lý có thu.
Mỗi hình thức trên, có nhưng ưu điểm và hạn chế nhất định. Tuy thuộc
vào đặc điểm của mỗi đơn vị và môi trường kinh tế xã hội mà có thể vận dụng
theo cơ chế cụ thể. Đối với Cục Hậu cần - BTTM có thể kết hợp hai cơ chế trên.
Đơn vị sự nghiệp công lập có thể vận dụng cơ chế tự hạch toán, đơn vị sản xuất
kết hợp có thể vận dụng cơ chế khoán vào hoạt động có thu của mình.
Đối với hoạt động sự nghiệp công lập là đơn vị trường mầm non 59 có thể
thực hiện cơ chế mở rộng quy mô đào tạo, đa dạng các môn học phụ trợ phù hợp
với năng lực của nhà trường, cải tiến hình thức học gần gũi phù hợp với lứa tuổi
mầm non nhằm khai thác có hiệu quả nguồn thu.
Ngoài những vấn đề nêu trên, Cục Hậu cần cần thực hiện tốt cơ chế
công khai, minh bạch và đúng pháp luật trong quản lý tài chính hoạt động có
thu ở đơn vị.
4.2.4. Giải pháp chung cho hoàn thiện công tác quản lý tài chính
4.2.4.1. Phát huy vai trò của kế toán, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý tài chính
Kế toán là công cụ quan trọng không thể thiếu được trong quản lý kinh
tế tài chính. Kế toán vừa là khoa học vừa là nghệ thuật ghi chép, phân loại, xử
lý và cung cấp thông tin để ra quyết định quản lý kinh tế, tài chính, ngân sách.
Đối với quản lý tài chính ở Cục Hậu cần, công tác kế toán không chỉ
đơn thuần là việc ghi chép, phản ánh mà kế toán phải thực sự là hệ thống
98

thông tin kinh tế tài chính cung cấp chính xác, trung thực, kịp thời, rõ ràng, dễ
hiểu DTNS được giao, tình hình phân bổ, chấp hành DTNS cấp phát thanh
quyết toán kinh phí, tình hình chi phí, thu nhập, kết quả, phân phối sử dụng
kết quả các hoạt động có thu của Cục. Trên cơ sở số liệu tài liệu kế toán phản
ánh, cung cấp tiến hành phân tích đánh giá tình hình và kết quả thực hiện
DTNS, kế hoạch sản xuất, xây dựng kinh tế và thực hiện các hoạt động có thu
khác; đề ra biện pháp tích cực trong quản lý tài chính.
Để phát huy vai trò của kế toán trong quản lý tài chính ở Cục Hậu cần
cần thực hiện một số nội dung cụ thể sau:
- Quán triệt và thực hiện nghiêm chế độ kế toán đơn vị dự toán ban
hành theo Quyết định số 1499/2006/QĐ-BQP ngày 23/6/2006 của Bộ trưởng
Bộ Quốc phòng, Quyết định số 1754/QĐ-CTC ngày 17/7/2006 của Cục
trưởng Cục Tài chính - BQP.
- Tổ chức khoa học, hợp lý công tác kế toán ở Cục và các đơn vị trực
thuộc Cục, bảo đảm đúng với những qui định trong luật kế toán, nguyên tắc
kế toán, chế độ kế toán, phù hợp với chính sách chế độ quản lý kinh tế tài
chính của Nhà nước, của quân đội hiện hành. Phù hợp với hoạt động kinh tế
tài chính, hoạt động quản lý tài chính, quản lý ngân sách, địa bàn hoạt động
của Cục; phù hợp với trình độ đội ngũ trợ lý, nhân viên kế toán, tài vụ, quản
lý và phương tiện kỹ thuật được trang bị để ghi chép, tính toán, xử lý, cung
cấp thông tin kế toán.
- Tổ chức bộ phận kế toán hợp lý, người làm công tác kế toán phải
được đào tạo bồi dưỡng có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, phẩm
chất đạo đức tốt, năng lực làm việc có hiệu quả để thực hiện toàn bộ nội dung
công tác kế toán đạt chất lượng tốt.
- Nâng cao chất lượng công tác thu nhận, phân loại, hệ thống hóa, xử lý
thông tin về hoạt động kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình lập, chấp
hành, quyết toán ngân sách, quá trình tiến hành các hoạt động có thu, đáp ứng
99

yêu cầu cung cấp thông tin chi tiết cho quản lý ngân sách, quản lý từng hoạt
động có thu.
- Nâng cao vai trò kiểm tra giám sát của kế toán đối với mọi hoạt động
tài chính ở đơn vị, chú trọng kiểm tra chứng từ bảo đảm đầy đủ các yếu tố,
tính hợp pháp hợp lệ của chứng từ kế toán.
- Nâng cao chất lượng lập báo cáo tài chính theo chế độ kế toán, xây dựng
và thực hiện tốt việc lập báo cáo kế toán nội bộ để đáp ứng yêu cầu quản lý nhất
là đối với các hoạt động có thu. Thông qua hệ thống báo cáo kế toán, cơ quan tài
chính, chỉ huy đọc, phân tích đánh giá tình hình tài chính, tài sản, tình hình khai
thác các nguồn lực của Cục và của từng đơn vị trực thuộc.
Công nghệ thông tin trong những năm qua đã được ứng dụng rộng rãi
và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh
tế xã hội. Trong thành tựu khoa học công nghệ mới, công nghệ thông tin đang
có vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ việc nâng cao chất lượng quản lý kinh
tế, tài chính ở các tầm vĩ mô và tâm vi mô trong từng đơn vị. Tuy nhiên trong
những năm qua việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý ngân sách,
quản lý tài chính ở Cục Hậu cần còn hạn chế, ảnh hưởng nhất định đến chất
lượng công tác tài chính. Vì vậy đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý tài chính ở Cục Hậu cần là cần thiết. Để thực hiện cần giải
quyết một số nội dung sau:
- Tăng cường đầu tư bảo đảm đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất cho cơ
quan tài chính các cấp. Trước hết cần bảo đảm đủ số lượng và có chất lượng
hệ thống máy vi tính, hệ thống bảo quản và lưu trữ chứng từ tại cơ quan.
- Ứng dụng các phần mềm tiện dụng hữu ích trong quản lý ngân sách,
quản lý tài chính, phần mềm kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động tài
chính của Cục.
- Thực hiện nối mạng nội bộ, đồng thời chú trọng công tác bảo mật, bảo
đảm an toàn thông tin.
100

- Quan tâm bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, khả năng khai thác sử
dụng thiết bị công nghệ thông tin trong quản lý ngân sách, quản lý tài chính
cho đội ngũ cán bộ nhân viên ngành tài chính.
Để thực hiện tốt những nội dung trên một mặt cần có sự quan tâm của
thường vụ chỉ huy Cục, của cấp ủy Đảng và chỉ huy các đơn vị. Mặt khác đòi
hỏi mỗi cán bộ, nhân viên ngành tài chính Cục phải nâng cao tinh thần trách
nhiệm trong quản lý, khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật được trang
bị phục vụ tốt cho thực hiện nhiệm vụ.
4.2.4.2. Xây dựng ngành tài chính Cục vững mạnh toàn diện
Toàn bộ công tác tài chính của Cục được sự lãnh đạo chỉ đạo của các
cấp ủy Đảng, chỉ huy các cấp và được giao cho từng cá nhân cụ thể ở các vị
trí khác nhau đảm nhiệm. Nhân tố con người luôn là nhân tố quyết định trong
mọi hoạt động. Do vậy, muốn hoàn thiện công tác quản lý tài chính trong toàn
Cục phải nâng cao chất lượng đội ngũ những người trực tiếp làm công tác tài
chính, xây dựng ngành tài chính Cục vững mạnh toàn diện, nâng cao năng lực
công tác, phẩm chất chính trị, phát huy tính năng động sáng tạo, tích cực và
chủ động trong quá trình thực hiện của toàn bộ cán bộ, nhân viên ngành tài
chính Cục.
Để xây dựng ngành tài chính Cục vững mạnh toàn diện cần phải thực
hiện các biện pháp cụ thể sau:
- Không ngừng bồi dưỡng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sự hiểu
biết về mọi mặt đối với đội ngũ làm công tác tài chính.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên tài chính của Cục có chất lượng
toàn diện về chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức, năng lực tham mưu đề
xuất, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện công tác tài chính ở đơn vị;
gương mẫu chấp hành mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp
luật của Nhà nước và quy định của quân đội mà trước hết là chính sách, chế
độ, quy định về công tác tài chính. Cán bộ nhân viên tài chính phải thật sự
101

cần, kiêm, liêm, chính, chí công, vô tư trong thi hành nhiệm vụ là một yêu cầu
mang tính cấp thiết trong tình hình hiện nay.
Thực tiễn cán bộ, nhân viên ngành tài chính Cục Hậu cần nhìn chung
đã qua đào tạo cơ bản với trình độ chuyên môn bậc Đại học, Trung cấp. Có
phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm. Song việc thường xuyên bồi
dưỡng phát triển nâng cao năng lực chuyên môn và mở rộng hiểu biết về các
mặt kinh tế, chính trị, quân sự,… vẫn là điều cần thiết bởi thực tiễn luôn vận
động phát triển, sự phát triển trình độ kiến thức của con người là sự phát triển
vươn lên đỉnh cao không giới hạn. Mặt khác những tồn tại yếu kém trong
quản lý tài chính ở Cục vừa qua một phần do nhận thức và năng lực thực hiện
của một bộ phận nhân viên tài chính, người làm công tác tài chính ở Cục còn
hạn chế.
Yêu cầu đối với việc bồi dưỡng kiến thức là phải thường xuyên, liên
tục, thiết thực, toàn diện và có hiệu quả thông qua các hình thức:
+ Học tập tại các học viện, nhà trường
+ Học tập tại chức tại đơn vị thông qua việc tổ chức các lớp bồi dưỡng
nghiệp vụ ngắn ngày của đơn vị.
+ Tự nghiên cứu học tập, rèn luyện của mỗi cá nhân
- Kiểm tra soát xét lại công tác nhân sự, kiện toàn biên chế của ngành
tài chính từ Ban Tài chính Cục đến người phụ trách chi tiêu ở các ngành, các
bộ phận. Phân công, giao nhiệm vụ cho từng cán bộ nhân viên, quy định rõ
phần việc của từng cá nhân gắn với trách nhiệm trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ. Tạo điều kiện cho từng cá nhân được chủ động trong công tác
chuyên môn của mình.
- Đầu tư bảo đảm trang thiết bị, cơ sở vật chất cho cơ quan Tài chính,
tạo môi trường thuận lợi cho cán bộ, nhân viên tài chính thực hiện nhiệm vụ.
- Tăng cường sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chỉ
huy các cấp đối với Ban Tài chính Cục, cán bộ nhân viên tài chính ở các cấp,
các đơn vị trong Cục về mọi mặt.
102

KẾT LUẬN

Hoàn thiện công tác quản lý tài chính là đòi hỏi tất yếu đối với mỗi đơn
vị. Tuy nhiên để có thể hoàn thiện công tác quản lý tài chính đòi hỏi phải có
định hướng, giải pháp khoa học, hữu hiệu cùng với cơ chế, chính sách hợp lý
và hoàn chỉnh, phù hợp với đặc thù của mỗi đơn vị.
Ở các đơn vị dự toán trong quân đội, công tác tài chính là một công tác
quan trọng của đơn vị nhằm bảo đảm tài chính cho đơn vị hoàn thành thắng
lợi mọi nhiệm vụ được giao. Nguồn tài chính bảo đảm cho hoạt động của các
đơn vị dự toán trong quân đội chủ yếu do NSNN cấp, giao và được bổ sung từ
kết quả hoạt động có thu của đơn vị. Quản lý tài chính là nhiệm vụ tất yếu
xuất phát từ chức năng của tài chính quân đội, bảo đảm cho quá trình phân
phối sử dụng các nguồn lực tài chính và các nguồn lực khác đạt hiệu quả tốt.
Với mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở Cục Hậu cần- BTTM,
luận văn đã nêu ra các vấn đề sau:
1. Từ việc nghiên cứu, phân tích lý luận và thực tiễn về tài chính đơn vị
dự toán, quản lý tài chính ở đơn vị dự toán trong quân đội. Luận văn chỉ ra
các tiêu chí đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng quản lý tài chính
và hoàn thiện quản lý tài chính ở đơn vị dự toán trong quân đội.
2. Qua phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính ở Cục Hậu
cần-BTTM giai đoạn 2012- 2014, luận văn đã nêu rõ kết quả đạt được, các vấn
đề còn tồn tại và làm rõ những nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại.
3. Luận văn đưa ra quan điểm, phương hướng, mục tiêu hoàn thiện
công tác quản lý tài chính ở Cục Hậu cần và đề xuất 4 nhóm giải pháp có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau để hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở Cục Hậu
cần-BTTM trong thời gian tới.
- Nhóm giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý tài chính
Một là Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan tài chính và các
ngành nghiệp vụ
103

Hai là Tăng cường kiểm soát chi, kiểm tra, thanh tra tài chính.
- Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý chu trình ngân sách
Một là Thực hiện tốt các nguyên tắc quản lý NSNN
Hai là Nâng cao chất lượng quản lý ba khâu của chu trình ngân sách.
- Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính hoạt động có thu
Một là hoàn thiện quy trình, thủ tục quản lý tài chính hoạt động có thu.
Hai là hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính các hoạt động có thu.
- Nhóm giải pháp chung cho quản lý tài chính đơn vị dự toán quân đội.
Một là phát huy vai trò kế toán, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin.
Hai là xây dựng ngành tài chính Cục Hậu cần vững mạnh toàn diện.
Luận văn đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đề ra. Tuy nhiên, thực
hiện hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở đơn vị dự toán trong quân đội là
vấn đề phức tạp. Trong phạm vi một Luận văn Thạc sỹ, tác giả chỉ nghiên cứu
đối với Cục Hậu cần - BTTM. Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng nhưng đề
tài vẫn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, từ việc phân tích cơ sở lý
luận đến đánh giá thực trạng, đề ra những giải pháp và điều kiện thực hiện.
Tác giả với tinh thần học hỏi, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các
quý thầy, cô giáo và đồ ng nghiệp để có thể tiế p tục hoàn thiêṇ và nâng cao
chất lượng đề tài ở mức độ cao hơn, có ý nghĩa nhất định được vận dụng vào
thực tiễn.
104

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Quốc phòng (2001), Quyết định số 3365/2001/QĐ-BQP ngày


17/12/2001 ban hành “Qui định quản lý tài chính các hoạt động có thu
tại các đơn vị dự toán quân đội, Hà Nội.
2. Bộ Quốc phòng (2004), Chỉ thị số 66/2004/CT-BQP ngày 13/5/2004
của Bộ trưởng BQP về “Thời gian lập, chấp hành, quyết toán NSNN”,
Hà Nội.
3. Bộ Quốc phòng (2006), Quyết định số 1499/QĐ-BQP ngày 23/6/2006
ban hành “Qui định về chế độ kế toán đơn vị dự toán trong quân đội”,
Hà Nội.
4. Bộ Quốc phòng (2007), Điều lệ công tác tài chính quân đội nhân dân
Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
5. Bộ Quốc phòng (2007), Quyết định số 178/2007/QĐ-BQP ngày
29/11/2007, sửa đổi bổ sung một số điều của “Qui định quản lý tài
chính các hoạt động có thu tại các đơn vị dự toán quân đội” ban hành
theo Quyết định 3365/2001/QĐ-BQP, Hà Nội.
6. Bộ Tài chính - Bộ Quốc phòng (2004), Thông tư liên tịch số
23/2004/TTLT/BTC-BQP ngày 26/3/2004 hướng dẫn lập, chấp hành,
quyết toán NSNN và quản lý tài sản Nhà nước đối với một số hoạt động
thuộc lĩnh vực quốc phòng, Hà Nội.
7. Chính phủ (2004), Nghị định số 10/2004/NĐ-CP ngày 07/01/2004 Qui
định về quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước đối với một số hoạt
động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, Hà Nội
8. Cục Tài chính (2002), Tài chính dự toán quân đội, Nxb Quân đội nhân
dân, Hà Nội.
9. Cục Tài chính (2004), Văn bản hướng dẫn lập, chấp hành và quyết toán
ngân sách nhà nước trong quân đội, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
105

10. Cục Tài chính (2004) Quyết định số 67/2004/QĐ-CTC ngày 13/12/2004
ban hành về việc tự kiểm tra tài chính kế toán tại đơn vị dự toán quân
đội, Hà Nội.
11. Cục Tài chính (2006), Chế độ kế toán đơn vị dự toán, Nxb Quân đội
nhân dân, Hà Nội.
12. Cục tài chính (2006), Quyết định số 1754/QĐ-CTC ngày 17/7/2006
“Qui định về chế độ kế toán đơn vị dự toán trong quân đội”, Hà Nội.
13. Cục Tài chính (2008), Hướng dẫn số 388/CTC-CĐQLHL ngày
28/02/2008, hướng dẫn thực hiện qui định quản lý tài chính các hoạt
động có thu tại các đơn vị dự toán quân đội, Hà Nội.
14. Cục Hậu cần (2008), Quyết định số 14/QĐ-LĐ ngày 14/01/2008, Ban
hành qui chế quản lý tài chính của Cục Hậu cần, Hà Nội.
15. Cục Hậu cần (2010), Nghị quyết số 36/NQ/ĐULĐ ngày 12/01/2010 của
Đại hội Đại biểu Đảng bộ lần thứ XIV nhiệm kỳ 2010 - 2015, Hà Nội.
16. Cục Hậu cần (2012, 2013, 2014), Báo cáo quyết toán ngân sách và
tổng kết công tác tài chính năm, Hà Nội.
17. Cục Hậu cần (2012, 2013, 2014), Kế hoạch sản xuất, xây dựng kinh tế
năm, Hà Nội.
18. Cục Hậu cần (2012, 2013, 2014), Sổ theo dõi thi đua “Đơn vị quản lý
tài chính tốt”, Hà Nội.
19. Cục Hậu cần (2012, 2013, 2014), Báo cáo quyết toán kinh phí nghiệp
vụ hành chính quý 4, Hà Nội.
20. Cục Hậu cần (2012, 2013, 2014), Báo cáo quyết toán ngân sách bảo
đảm quý 4, Hà Nội.
21. Trần Trường Giang (2014), Nâng cao chất lượng quản lý tài chính tại
Lữ đoàn 971 - Cục Vân tải - Tổng cục Hậu cần, Luận văn Thạc sĩ Tài
chính - Ngân hàng - Bảo hiểm, Học viện Hậu cần.
22. Học viện Hậu cần (2004), Giáo trình tài chính dự toán quân đội ở đơn
vị cơ sở, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
106

23. Học viện Hậu cần (2009), Giáo trình Kế toán dự toán quân đội, Nxb
quân đội nhân dân, Hà Nội.
24. Học viện Tài chính (2005), Giáo trình Lý thuyết tài chính, Nxb Tài
chính, Hà Nội.
25. Học viện tài chính (2009), Giáo trình Quản lý tài chính công, Nxb Tài
chính, Hà Nội.
26. Quốc hội (2002), Luật Ngân sách nhà nước, số 01/2002/QH11 ngày
16/12/2002, Hà Nội.
27. Quân ủy Trung ương (2011), Quy chế 499/QUTWW ngày 23/11/2011
về “Lãnh đạo công tác tài chính của các cấp ủy Đảng trong quân đội”,
Hà Nội.
28. Ngô Văn Thao (2014), Nâng cao chất lượng quản lý tài chính tại học
viện KHQS - Tổng cục II, Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng - Bảo
hiểm, Học viện Hậu cần.
29. Từ điển Bách khoa quân sự (2004), Nxb Quân đội nhân dân,
Hà Nội.

You might also like