You are on page 1of 127

TR

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


ƯỜ
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NG

NGUYỄN HỮU PHƯỚC


ĐẠ
I

NGHIÊN CỨU GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG


HỌ

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ


- TỈNH QUẢNG TRỊ
CK
IN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ


H TẾ
HU

HUẾ, 2018

TR
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ƯỜ
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NG

NGUYỄN HỮU PHƯỚC


ĐẠ

NGHIÊN CỨU GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG


I HỌ

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ


- TỈNH QUẢNG TRỊ
CK

Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ


Mã số: 8340410
IN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ


H

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TẾ

PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG HÀO


HU

HUẾ, 2018

TR
LỜI CAM ĐOAN
ƯỜ
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu độc lập của tôi và được sự hướng
dẫn khoa học của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hào. Các nội dung nghiên
NG
cứu, kết quả trong đề tài là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào
trước đây. Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, đánh giá được tác giả thu
thập trong quá trình nghiên cứu. Ngoài ra trong luận văn còn sử dụng một số nhận
xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích
ĐẠ

dẫn và chú thích nguồn gốc.


Quảng Trị, tháng 8 năm 2018
Tác giả luận văn
I HỌ

Nguyễn Hữu Phước


CK
IN
H TẾ
HU

i

TR
LỜI CẢM ƠN
ƯỜ
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn Phó Giáo sư,
Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hào cùng toàn thể các thầy, cô giáo trường Đại học Kinh tế,
NG
Đại học Huế. Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Phòng Đào tạo Sau Đại học,
trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, Lãnh đạo thành phố Đông Hà, Lãnh đạo
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố, cán bộ, công chức các phường
và các hộ nghèo đã tham gia nhiệt tình trả lời phỏng vấn, tạo điều kiện thuận lợi giúp
ĐẠ

đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Luận văn là quá trình nghiên cứu tâm huyết, sự làm việc khoa học và
nghiêm túc của bản thân. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện do khả năng và trình
I

độ còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định.
Tôi rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô
HỌ

giáo và những độc giả quan tâm đến đề tài này.

Tác giả luận văn


CK
IN

Nguyễn Hữu Phước


H TẾ
HU

ii

TR
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
ƯỜ
Họ và tên học viên: NGUYỄN HỮU PHƯỚC
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế, Niên khóa: 2016 - 2018
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG HÀO
NG
Tên đề tài: NGHIÊN CỨU GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ - TỈNH QUẢNG TRỊ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững là một chủ trương lớn của Đảng,
ĐẠ

Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo. Giảm
nghèo bền vững không chỉ là vấn đề kinh tế đơn thuần, mà nó còn là vấn đề kinh tế
- xã hội quan trọng, do đó phải có sự chỉ đạo thống nhất giữa chính sách kinh tế với
I

chính sách xã hội. Trong những năm qua, công tác giảm nghèo của thành phố
Đông Hà đã có những thành tựu đáng kể như giảm nghèo cho nhiều hộ dân, hạn
HỌ

chế tái nghèo, xây dựng có hiệu quả các mô hình giảm nghèo bền vững giúp cải
thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, cùng với những kết
quả đạt được vẫn còn nhiều hạn chế, trong đó đặc biệt kể đến tính không bền vững
CK

trong công tác giảm nghèo. Vì vậy, việc nghiên cứu giảm nghèo bền vững trên địa
bàn thành phố Đông Hà - tỉnh Quảng Trị là hết sức cấp thiết và phù hợp với bối
cảnh hiện tại.
2. Phương pháp nghiên cứu
IN

Luận văn sử dụng các phương pháp như: Phương pháp thu thập số liệu;
Tổng hợp và xử lý số liệu; Phương pháp phân tích nhằm phân tích, đánh giá toàn
H

diện nội dung nhiệm vụ và kết quả giảm nghèo bền vững.
3. Kết quả nghiên cứu và đóng góp luận văn
TẾ

Kết quả nghiên cứu của luận văn nhằm hệ thống hóa những vấn đề lý luận
và thực tiễn về giảm nghèo bền vững. Phân tích, đánh giá thực trạng, những kết
quả đạt được, những hạn chế từ đó tìm ra nguyên nhân hạn chế về công tác giảm
nghèo bền vững qua 3 năm 2015-2017. Luận văn đề xuất giải pháp giảm nghèo bền
HU

vững trên địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị đến năm 2022.

iii

TR
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ƯỜ
STT Chữ viết tắt Giải thích
1 BHYT Bảo hiểm y tế
2 CSHT Cơ sở hạ tầng
NG
3 CSXH Chính sách xã hội
4 CT-XH Chính trị xã hội
5 DA Dự án
ĐẠ

6 GDP Tổng sản phẩm trong nước


7 HĐND Hội đồng nhân dân
8 HTKT Hạ tầng kinh tế
I

9 KT-XH Kinh tế - xã hội


HỌ

10 NXB Nhà xuất bản


11 TB-XH Thương binh - Xã hội
12
CK

UBND Ủy ban nhân dân


13 UNDP Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc
14 WB Ngân hàng thế giới
15 XĐGN Xóa đói giảm nghèo
IN
H TẾ
HU

iv

TR
MỤC LỤC
ƯỜ
Trang
Lời cam đoan............................................................................................................. i
Lời cảm ơn ............................................................................................................... ii
NG
Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ........................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt ....................................................................................... iv
Mục lục......................................................................................................................v
Danh mục bảng ..................................................................................................... viii
ĐẠ

Danh mục sơ đồ, biểu đồ...........................................................................................x


PHẦN I. MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................3
I

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................3


HỌ

4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................4


5. Kết cấu của luận văn .............................................................................................6
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..................................................................7
CK

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢM NGHÈO BỀN


VỮNG.......................................................................................................................7
1.1. Một số vấn đề lý luận về nghèo .........................................................................7
1.1.1. Khái niệm nghèo ............................................................................................ 7
IN

1.1.2. Đặc điểm về nghèo......................................................................................... 8


1.1.3. Tiêu chí xác định chuẩn nghèo ...................................................................... 9
1.1.4. Nguyên nhân gây nghèo............................................................................... 12
H

1.1.5. Ảnh hưởng của nghèo đối với sự phát triển của một quốc gia .................... 13
1.2. Giảm nghèo bền vững ......................................................................................14
TẾ

1.2.1. Khái niệm giảm nghèo ................................................................................. 14


1.2.2. Khái niệm giảm nghèo bền vững ................................................................. 15
1.2.3. Sự cần thiết phải giảm nghèo bền vững ....................................................... 16
1.2.4. Nội dung giảm nghèo bền vững ................................................................... 17
HU

1.2.5. Tiêu chí đánh giá mức độ giảm nghèo bền vững ......................................... 18

v

TR
1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững ...................................... 21
ƯỜ
1.3. Kinh nghiệm về giảm nghèo bền vững tại một số địa phương của Việt Nam và
bài học kinh nghiệm đối với thành phố Đông Hà ...................................................25
1.3.1. Kinh nghiệm về giảm nghèo bền vững tại một số địa phương .................... 25
NG
1.3.2. Bài học rút ra đối với thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị ......................... 28
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ ......................................................30
2.1. Giới thiệu tổng quan về thành phố Đông Hà ...................................................30
ĐẠ

2.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên................................................................. 30


2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội............................................................................. 32
2.1.3. Những thuận lợi, khó khăn đối với công tác giảm nghèo bền vững tại thành
phố Đông Hà .......................................................................................................... 38
I

2.2. Thực trạng giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố Đông Hà ................39
HỌ

2.2.1. Tình hình đói nghèo trên địa bàn thành phố Đông Hà................................. 39
2.2.2. Tình hình đói nghèo phân theo khu vực ở thành phố Đông Hà................... 41
2.2.3. Tình hình đói nghèo phân theo nghề nghiệp chính...................................... 43
2.2.4. Các đặc điểm chính của các hộ nghèo và cận nghèo ................................... 43
CK

2.2.5. Tình hình tổ chức công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố
Đông Hà ................................................................................................................. 49
2.2.6. Tình hình thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo bền vững trên
địa bàn thành phố Đông Hà.................................................................................... 55
IN

2.2.7. Kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố
Đông Hà ................................................................................................................. 63
H

2.2.8. Đánh giá của đối tượng điều tra về công tác giảm nghèo bền vững trên địa
bàn thành phố Đông Hà.......................................................................................... 65
TẾ

2.3. Đánh giá chung về công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố Đông
Hà, tỉnh Quảng Trị ..................................................................................................79
2.3.1. Kết quả đạt được .......................................................................................... 79
2.3.2. Những hạn chế ............................................................................................. 81
HU

2.3.3. Nguyên nhân hạn chế ................................................................................... 82

vi

TR
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN
ƯỜ
THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ - TỈNH QUẢNG TRỊ...............................................84
3.1. Mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố Đông Hà ...................84
3.1.1. Mục tiêu quốc gia......................................................................................... 84
NG
3.1.2. Mục tiêu của thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị....................................... 87
3.2. Giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng
Trị ............................................................................................................................88
3.2.1. Nhóm giải pháp tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và tuyên truyền về giảm
ĐẠ

nghèo ...................................................................................................................... 89
3.2.2. Nhóm giải pháp phát triển về kinh tế - xã hội.............................................. 90
3.2.3. Nhóm giải pháp tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất tăng thu
nhập ........................................................................................................................ 90
I

3.2.4. Giải pháp thực hiện chính sách tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các
HỌ

dịch vụ xã hội cơ bản ............................................................................................. 92


3.2.5. Giải pháp kiện toàn và nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác
giảm nghèo ............................................................................................................. 93
3.2.6. Giải pháp chống tái nghèo............................................................................ 94
CK

3.2.7. Giải pháp khác.............................................................................................. 95


PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................96
1. Kết luận ...............................................................................................................96
2. Kiến nghị .............................................................................................................97
IN

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................98


PHỤ LỤC ...............................................................................................................99
H

QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1
TẾ

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2


BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN
XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN
HU

vii

TR
DANH MỤC BẢNG
ƯỜ
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
Bảng 1.1. Chuẩn nghèo ở Việt Nam....................................................................11
Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế thành phố Đông Hà qua 3 năm 2015-2017 .................33
NG
Bảng 2.2. Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông
thôn ở TP.Đông Hà qua 3 năm 2015-2017 .........................................34
Bảng 2.3. Số lao động trong các cơ sở kinh tế cá thể phi nông lâm nghiệp và
thủy sản phân theo ngành kinh tế ở TP.Đông Hà qua 3 năm 2015-
ĐẠ

2017 .....................................................................................................34
Bảng 2.4. Số cơ sở y tế - giường bệnh và cán bộ y tế tại TP.Đông Hà qua 3 năm
2015-2017............................................................................................35
I

Bảng 2.5. Tình hình hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn thành phố Đông Hà
qua 3 năm 2015-2017 ..........................................................................40
HỌ

Bảng 2.6. Tình hình hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn thành phố Đông Hà
phân theo đơn vị hành chính qua 3 năm 2015-2017 ...........................41
Bảng 2.7. Tình hình hộ nghèo và hộ cận nghèo thành phố Đông Hà phân theo
CK

khu vực qua 3 năm 2015-2017 ............................................................42


Bảng 2.8. Tình hình hộ nghèo và hộ cận nghèo thành phố Đông Hà phân theo
nghề nghiệp qua 3 năm 2015-2017 .....................................................43
Bảng 2.9. Tình hình hộ nghèo và hộ cận nghèo thành phố Đông Hà phân theo
IN

nhân khẩu qua 3 năm 2015-2017 ........................................................44


Bảng 2.10. Tình hình hộ nghèo và hộ cận nghèo thành phố Đông Hà phân theo
H

lao động của hộ qua 3 năm 2015-2017 ...............................................45


Bảng 2.11. Tình hình hộ nghèo và hộ cận nghèo thành phố Đông Hà phân theo
TẾ

trình độ qua 3 năm 2015-2017 ............................................................45


Bảng 2.12. Tình hình hộ nghèo và hộ cận nghèo thành phố Đông Hà phân theo
đất đai qua 3 năm 2015-2017 ..............................................................46
Bảng 2.13. Tình hình hộ nghèo và hộ cận nghèo thành phố Đông Hà phân theo
HU

tài sản qua 3 năm 2015-2017...............................................................47

viii

TR
Bảng 2.14. Tình hình hộ nghèo và hộ cận nghèo thành phố Đông Hà phân theo
ƯỜ
thu nhập qua 3 năm 2015-2017 ...........................................................48
Bảng 2.15. Lực lượng cán bộ tham gia ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững trên địa
bàn thành phố Đông Hà qua 3 năm 2015 - 2017.................................50
NG
Bảng 2.16. Tình hình ban hành văn bản và kế hoạch tổ chức thực hiện giảm
nghèo bền vững trên địa bàn thành phố Đông Hà qua 3 năm 2015-
2017 .....................................................................................................51
Bảng 2.17. Tình hình phổ biến tuyên truyền về giảm nghèo bền vững.................52
ĐẠ

Bảng 2.18. Tình hình huy động các nguồn lực trong công tác nghèo bền vững tại
thành phố Đông Hà qua 3 năm 2015 - 2017 .......................................54
Bảng 2.19. Tình hình kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện giảm nghèo bền
I

vững tại thành phố Đông Hà qua 3 năm 2015 - 2017 .........................55
Bảng 2.20. Tình hình đào tạo nghề trong chương trình giảm nghèo bền vững trên
HỌ

địa bàn thành phố Đông Hà qua 3 năm 2015-2017.............................57


Bảng 2.21. Tình hình giải quyết việc làm trong chương trình giảm nghèo bền
vững trên địa bàn thành phố Đông Hà qua 3 năm 2015-2017 ............58
CK

Bảng 2.22. Tình hình cấp thẻ bảo hiểm y tế trong chương trình giảm nghèo bền
vững trên địa bàn thành phố Đông Hà qua 3 năm 2015-2017 ............60
Bảng 2.23. Tình hình hỗ trợ về nhà ở trong chương trình giảm nghèo bền vững
trên địa bàn thành phố Đông Hà qua 3 năm 2015-2017 .....................62
IN

Bảng 2.24. Kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn
thành phố Đông Hà qua 3 năm 2015-2017 .........................................64
H

Bảng 2.25. Đặc điểm của các đối tượng điều tra ...................................................66
Bảng 2.26. Các nguyên nhân chính dẫn đến nghèo và tái nghèo ..........................68
Bảng 2.27. Đánh giá các nội dung liên quan đến công tác giảm nghèo ................71
TẾ

Bảng 2.28. Công tác tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo ở địa phương......73
Bảng 2.29. Cuộc sống của các gia đình từ khi thực hiện chính sách giảm nghèo.74
Bảng 2.30. Khả năng tiếp cận các chính sách giảm nghèo....................................75
HU

ix

TR
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
ƯỜ
Số hiệu Tên sơ đồ, biểu đồ Trang
Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy Ban chỉ đạo chương trình giảm nghèo ...................49
Biểu đồ 2.1. Nguyên nhân gây nghèo trên địa bàn thành phố Đông Hà ...............69
NG
Biểu đồ 2.2. Mức độ tuyên truyền giảm nghèo và sự phối hợp trong giảm nghèo
bền vững ............................................................................................76
Biểu đồ 2.3. Đánh giá tính hiệu quả trong công tác tuyên truyền và sự phối hợp
trong công tác giảm nghèo bền vững ................................................77
ĐẠ

Biểu đồ 2.4. Mức độ thường xuyên của công tác kiểm tra, giám sát ....................78
Biểu đồ 2.5. Mức độ tích cực của người dân trong tham gia các chính sách giảm
nghèo bền vững .................................................................................78
I HỌ
CK
IN
H TẾ
HU

x

TR
PHẦN I. MỞ ĐẦU
ƯỜ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghèo đói vẫn là nỗi ám ảnh thường trực đối với cả loài người, nó diễn ra
trên tất cả các châu lục với những mức độ khác nhau. Đặc biệt ở các nước đang
phát triển như Việt Nam đang là một vấn đề nhức nhối rất cấp bách phải tháo gỡ
NG
nhưng cũng vô cùng khó khăn trong việc thực hiện giảm nghèo.
Ở Việt Nam, nghèo đói là vấn đề được Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Ngay
từ những ngày đầu mới thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (02/9/1945)
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan niệm nghèo đói như một thứ giặc, đó là “giặc đói”
ĐẠ

chính vì thế Người đã xác định nhiệm vụ trước mắt là phải diệt giặc đói để đồng
bào ta “ai cũng có cơm ăn áo mặc”. Là một nước đang phát triển lựa chọn xu
hướng Xã hội chủ nghĩa, Việt Nam hết sức coi trọng vấn đề xóa đói giảm nghèo.
I

Trong các văn kiện quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam, vấn đề xóa đói giảm
HỌ

nghèo được nhiều lần đề cập tới. Đại hội X, Đảng ghi nhận: “Công tác xóa đói,
giảm nghèo được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức, đã thu được nhiều kết quả tốt
thông qua việc trợ giúp điều kiện sản xuất, tạo việc làm, cải thiện kết cấu hạ tầng,
nhà ở, tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, tăng thu
CK

nhập, cải thiện đời sống; động viên các ngành, các cấp, các đoàn thể quần chúng và
các tầng lớp dân cư tham gia”[1]. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số
80/NQ-CP, ngày 19 tháng 5 năm 2011 về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ
IN

từ năm 2011 đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh mục tiêu “Giảm nghèo bền vững
là một trọng tâm của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 nhằm cải
thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết là ở khu
H

vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn
diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông
TẾ

thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư” [2].
Sau hơn 30 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam có mức tăng trưởng khá và
tương đối ổn định. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước bình quân hàng năm
HU

trong thời kỳ từ năm 2015 - 2017 đạt 6,57%, GDP bình quân đầu người năm 2017
ước tính đạt 2.385 USD, tăng 170 USD so với năm 2016. Với mức này, Việt Nam
chuyển từ nhóm nước kém phát triển sang nhóm nước phát triển trung bình có mức

1

TR
thu nhập thấp. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 8,23% (năm 2016) xuống còn dưới 7,0%
ƯỜ
(năm 2017). Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, số hộ đã thoát
nghèo nhưng mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo còn lớn, tỷ lệ hộ tái nghèo hàng
năm còn cao; chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư vẫn còn khá
lớn, đặc biệt một bộ phận dân cư sống chủ yếu ở các vùng nông thôn có tỷ lệ hộ
NG
nghèo cao, đời sống người nghèo nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn.
Nghiên cứu nghèo đói đang trở thành một vấn đề cấp bách của đất nước.
Muốn thực hiện được mục tiêu phát triển xã hội bền vững thì không thể không giải
quyết vấn đề nghèo đói. Giảm nghèo bền vững không chỉ là vấn đề kinh tế đơn
ĐẠ

thuần, mà nó còn là vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng, do đó phải có sự chỉ đạo
thống nhất giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội.
Đối với thành phố Đông Hà là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
I

của tỉnh Quảng Trị, nằm trên giao lộ của quốc lộ 1A nối Thủ đô Hà Nội - Thành
HỌ

phố Hồ Chí Minh và hệ thống đường xuyên Á theo hướng Đông Tây nối Thái-Lan,
Lào, Myanma với các nước trong khu vực. Trong những năm qua, công cuộc giảm
nghèo của tỉnh Quảng Trị nói chung và thành phố Đông Hà nói riêng đã có những
thành tựu đáng kể như giảm nghèo cho nhiều hộ dân, hạn chế tái nghèo, xây dựng
CK

có hiệu quả các mô hình giảm nghèo bền vững giúp cải thiện đời sống và nâng cao
thu nhập cho người dân. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn đang đứng trước nhiều khó
khăn, thách thức, trong đó đặc biệt kể đến tính không bền vững trong công tác
giảm nghèo, hàng năm số hộ thoát nghèo cao, song số hộ tái nghèo, tái cận nghèo,
IN

số hộ nghèo mới, cận nghèo mới còn gia tăng, nhiều hộ gia đình không thuộc nhóm
hộ nghèo nhưng thu nhập của họ nằm ngay sát chuẩn nghèo, có những hộ dân,
H

những công dân có cuộc sống hết sức khó khăn, song họ không nằm trong danh
sách hộ nghèo. Đến 31/12/2017, thành phố Đông Hà vẫn còn 768 hộ nghèo chiếm
TẾ

3,39% và 1.722 hộ cận nghèo chiếm 7,83% cần được quan tâm để họ không lâm
vào tình trạng nghèo và vươn lên thoát nghèo. Ngoài ra có nhiều hộ gia đình không
thuộc nhóm hộ nghèo nhưng thu nhập bình quân của họ nằm sát ngay trên chuẩn
nghèo, chỉ cần một rủi ro như ốm đau, dịch bệnh, thiên tai, lạm phát… thì ngay lập
HU

tức có hàng trăm hộ “rơi” vào nhóm hộ nghèo.

2

TR
Điều này đặt ra vấn đề phải làm thế nào để tăng tính bền vững trong công
ƯỜ
tác giảm nghèo và đảm bảo sự bền vững của kết quả giảm nghèo trong thời gian
tới. Thực tế trên đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc cần phải tiếp tục nghiên cứu cả về
lý luận và thực tiễn nhằm hoàn thiện và tăng cường tính bền vững trong xây dựng,
thực hiện các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo, cũng như công tác triển
NG
khai, tổ chức thực hiện. Cần có những phân tích, đánh giá để tìm ra những yếu tố
ảnh hưởng, những tồn tại hạn chế trong quá trình thực hiện công tác giảm nghèo để
từ đó nâng cao tính bền vững của hoạt động giảm nghèo ở thành phố Đông Hà.
Xuất phát từ những lý do trên đề tài: “Nghiên cứu giảm nghèo bền vững
ĐẠ

trên địa bàn thành phố Đông Hà - tỉnh Quảng Trị” được tôi chọn làm luận văn
tốt nghiệp thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
I

2.1. Mục tiêu chung


HỌ

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng giảm nghèo bền vững qua 3 năm
2015-2017, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững trên địa bàn
TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
CK

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về giảm nghèo bền vững.
- Đánh giá thực trạng công tác giảm nghèo tại thành phố Đông Hà, tỉnh
Quảng Trị qua 3 năm 2015-2017.
- Đề xuất giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố Đông Hà,
IN

tỉnh Quảng Trị đến năm 2022.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
H

3.1. Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: Là những vấn đề lý luận và thực tiễn về giảm nghèo
TẾ

bền vững trên địa bàn thành phố Đông Hà - tỉnh Quảng Trị.
Đối tượng khảo sát: Hộ nghèo, cận nghèo và cán bộ công chức chuyên môn
có liên quan đến giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố Đông Hà.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
HU

- Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn thành phố Đông Hà.

3

TR
- Về thời gian: Phân tích đánh giá thực trạng qua 3 năm 2015 - 2017, các
ƯỜ
giải pháp đề xuất áp dụng đến năm 2022. Số liệu sơ cấp được điều tra trong khoảng
thời gian từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2018.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
NG
- Đối với số liệu thứ cấp
Được thu thập từ các báo cáo đã đã được công bố như: báo cáo từ Cục
Thống kê tỉnh Quảng Trị, Chi cục Thống kê thành phố Đông hà, Phòng Lao động -
Thương binh Xã hội, Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Đông Hà, UBND
ĐẠ

thành phố Đông Hà, các tài liệu sách báo khác. Các công trình nghiên cứu đã được
công bố: báo cáo khoa học, sách chuyên khảo, đề tài khoa học, tạp chí, bài báo …
gồm cả các báo cáo tổng kết hội nghị, hội thảo, kết quả điều tra của các tổ chức,
I

các cuộc trả lời phỏng vấn của các nhà khoa học, nhà quản lý, các tài liệu trên
HỌ

internet…Đồng thời các đánh giá, phân tính nhận định, định hướng chiến lược từ
các tài liệu này cũng được thu thập, hệ thống hóa và phân tích trong đề tài. Ngoài
ra, trong quá trình nghiên cứu, còn sử dụng các tài liệu giáo trình các trường đại
học, công trình nghiên cứu liên quan, báo cáo, tạp chí chuyên ngành và Internet…
CK

- Đối với số liệu sơ cấp


Được thu thập thông qua điều tra, khảo sát 2 đối tượng là các hộ nghèo, cận
nghèo và cán bộ công chức chuyên môn có liên quan đến giảm nghèo bền vững
trên địa bàn thành phố Đông Hà. Mục đích chính của điều tra khảo thực địa là thu
IN

thập thông tin sơ cấp cần thiết để phân tích, đánh giá thực trạng công tác giảm
nghèo bền vững trên địa bàn.
H

+ Phương pháp chọn mẫu


Đối với các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn thành phố Đông Hà.
TẾ

Theo số liệu thống kê đến 31/12/2017, trên địa bàn thành phố Đông Hà có
768 hộ nghèo. Với độ tin cậy chính xác là 90%, sai số lệch chuẩn là ±10%. Do biết
được tổng thể nên xác định kích cỡ mẫu tối thiểu theo công thức dưới đây và cũng
là cơ sở chọn mẫu của luận văn.
HU

4

TR
Kích thước mẫu tối thiểu theo công thức ở trên là 90 mẫu, dựa vào kết quả
ƯỜ
này và trong khuôn khổ thời gian cho phép cũng như khả năng có thể tiếp cận, để
tăng độ tin cậy cho kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất kích thước mẫu được chọn
để điều tra là 135 hộ nghèo, kết quả số phiếu hợp lệ là 120 phiếu, đạt tỷ lệ 88,9%.
Quy mô và cơ cấu mẫu được trình bày ở bảng sau.
NG
Số hộ Số phiếu Số phiếu Tỷ lệ
Đơn vị
nghèo phát ra hợp lệ (%)
- Phường 1 77 15 14 93,3
- Phường 2 69 15 12 80,0
ĐẠ

- Phường 3 86 15 13 86,7
- Phường 4 129 15 14 93,3
- Phường 5 69 15 14 93,3
I

- Đông Thanh 68 15 12 80,0


HỌ

- Đông Giang 124 15 14 93,3


- Đông Lễ 57 15 13 86,7
- Đông Lương 89 15 14 93,3
Tổng cộng 768 135 120 88,9
CK

Nguồn: Tổng hợp của tác giả


Để kết quả nghiên cứu của đề tài được khách quan, khoa học và hợp lý,
ngoài việc tập trung điều tra khảo sát đối với hộ nghèo, cận nghèo, luận văn đã xây
dựng bảng hỏi dành cho 2 đối tượng.
IN

Đối tượng thứ nhất là cán bộ, công chức cấp phường những người có trách
nhiệm trong quá trình tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo bền vững (với tổng số
H

phiếu 45, mỗi phường 5 phiếu ngẫu nhiên cho cán bộ, công chức);
Đối tượng thứ hai là cán bộ lãnh đạo quản lý với tổng số 15 phiếu, bao gồm
TẾ

các thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình giảm nghèo bền vững thành phố. Việc
phát phiếu điều tra dành cho các đối tượng này nhằm có được thông tin tham chiếu 2
chiều giữa một bên là các cơ quan quản lý nhà nước và một bên là đối tượng thụ
hưởng lợi ích của chính sách trên cơ sở đó rút ra những kết luận quan trọng trong
HU

quá trình nghiên cứu. Kết quả khảo sát được xử lý bằng phần mềm SPSS và tính
toán bằng các công cụ thống kê.

5

TR
4.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
ƯỜ
Luận văn sử dụng các phương pháp sau để xử lý và phân tích số liệu:
- Thống kê mô tả: Nghiên cứu này sử dụng thống kê tần số và thống kê mô tả
để tính toán và phân tích các chỉ tiêu đánh giá bằng phần mềm SPSS;
- Phương pháp so sánh: Để thấy rõ sự biến động của các chỉ tiêu đánh giá
NG
qua các năm, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích so sánh tính biến động của
các chỉ tiêu giữa các thời kỳ về mặt tuyệt đối (±) và tương đối (%).
- Phương pháp phân tổ: Nghiên cứu này sử dụng các chỉ tiêu, tiêu thức để
chia chỉ tiêu nghiên cứu thành các tổ khác nhau nhằm so sánh, đánh giá và phân tích.
ĐẠ

- Phương pháp chuyên gia: Thông qua việc tham khảo, hỏi ý kiến, kinh
nghiệm các chuyên gia trong công tác giảm nghèo.
5. Kết cấu của luận văn
I

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Danh mục tài liệu tham khảo. Luận
HỌ

văn được kết cấu gồm 3 chương:


Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác giảm nghèo bền vững;
Chương 2. Thực trạng công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố
Đông Hà, tỉnh Quảng Trị;
CK

Chương 3. Giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố Đông Hà,
tỉnh Quảng Trị.
IN
H TẾ
HU

6

TR
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
ƯỜ
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
NG

1.1. Một số vấn đề lý luận về nghèo


1.1.1. Khái niệm nghèo
Nghèo là khái niệm thể hiện sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống
ĐẠ

tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. Các tiêu chuẩn này và các nguyên
nhân dẫn đến nghèo có thước đo và các thước đo này thay đổi tùy theo địa phương
và thời gian.
I

“Nghèo là khái niệm chỉ tình trạng mà thu nhập thực tế của người dân chỉ
dành hầu như toàn bộ cho ăn, thậm chí không đủ chi cho ăn, phần tích luỹ hầu như
HỌ

không có. Các nhu cầu tối thiểu ngoài ăn ra thì các mặt khác như ở, mặc, y tế, giáo
dục, đi lại, giao tiếp chỉ đáp ứng một phần rất ít ỏi không đáng kể” [3, tr.17-18].
Hay nói cách khác, “nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có thể thỏa mãn
CK

một phần nhu cầu cơ bản của cuộc sống” [4, tr.22].
Liên hợp quốc cho rằng, nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia
hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc,
không được đi học, không được đi khám, không có đất đai để trồng trọt hoặc không
IN

có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng
có nghĩa sự không an toàn, không có quyền, và bị loại trừ của các cá nhân, hộ gia
H

đình và cộng đồng. Nghèo có nghĩa dễ bị bạo hành, phải sống ngoài lề xã hội hoặc
trong các điều kiện rủi ro, không được tiếp cận nước sạch và công trình vệ sinh an
TẾ

toàn [5].
Như vậy, có rất nhiều khái niệm khác nhau về nghèo. Tựu trung lại, khái
niệm được sử dụng nhiều nhất và được thống nhất là: "Nghèo là tình trạng một bộ
phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà
HU

những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã
hội và phong tục tập quán của địa phương”[6].

7

TR
Tóm lại, tuy có nhiều quan niệm khác nhau về nghèo nhưng nhìn chung không
ƯỜ
có sự khác biệt đáng kể. Để xác định nghèo thì tiêu chí chung nhất để vẫn là mức thu
nhập hay mức độ, tiêu chí để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người về: Ăn, ở,
mặc, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại và giao tiếp xã hội. Sự khác nhau chung nhất là
thỏa mãn ở mức cao hay thấp và điều này phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã
NG
hội cũng như phong tục, tập quán của từng quốc gia hay vùng lãnh thổ.
1.1.2. Đặc điểm về nghèo
Về thu nhập: người nghèo có cuộc sống rất khó khăn, thiếu thốn với mức
thu nhập thấp do đặc điểm công việc đem lại. Họ thường làm những công việc đơn
ĐẠ

giản, lao động chân tay, công việc vất vả nhưng thu nhập không được bao nhiêu.
Hơn nữa, những công việc này lại không ổn định, bấp bênh, nhiều công việc có
tính thời vụ và rủi ro cao do phụ thuộc đến thời tiết (nắng, mưa, lũ lụt, hạn hán...).
I

Đặc biệt các nghề trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Hệ quả của
HỌ

việc thu nhập thấp trong khi mức chi tiêu cho cuộc sống của những người nghèo
ngày một tăng, các nhu cầu cơ bản, tối thiểu của con người như ăn, mặc, ở chỉ
được đáp ứng với mức độ rất thấp.
Y tế - Giáo dục: Là vấn đề được nhiều người nghèo quan tâm, họ cũng đã
CK

hiểu rõ tầm quan trọng của các yếu tố này tới bản thân họ cũng như tương lai của
họ và gia đình nhưng do thu nhập thấp, không đủ trang trải học phí, viện phí, họ
đành phải để con cái thôi học, người bệnh không được khám và chữa chạy đúng
mức, kịp thời, hầu hết các người nghèo không được tiếp cận với các dịch vụ y tế.
IN

Điều này đã làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của họ, giảm sức khoẻ cũng như hạn chế
cơ hội phát triển của các thế hệ sau.[7]
H

Nguy cơ dễ bị tổn thương: Ở những người nghèo, nguy cơ dễ bị tổn thương


là nhân tố luôn đi kèm với sự thiếu thốn cả về vật chất lẫn con người. Nguy cơ này
TẾ

chính là việc người nghèo phải đối mặt với nhiều loại rủi ro như bị ngược đãi, đánh
đập, thiên tai, bị thôi việc, phải nghỉ học... Nói cách khác, tình thiếu thốn của người
nghèo khiến họ rất dễ bị tổn thương.
Không có tiếng nói và quyền lực: Những người nghèo thường bị đối xử
HU

không công bằng, bị gạt ra ngoài lề xã hội do vậy họ thường không có tiếng nói
quyết định trong các công việc chung của cộng đồng cũng như các công việc liên

8

TR
quan đến chính bản thân họ. Trong cuộc sống những người nghèo chịu nhiều bất
ƯỜ
công do sự phân biệt đối xử, chịu sự thô bạo, nhục mạ, họ bị tước đi những quyền
mà những người bình thường khác nghiễm nhiên được hưởng. Người nghèo luôn
cảm thấy bị sống phụ thuộc, luôn nơm nớp lo sợ mọi thứ, trở nên tự ti, không kiểm
soát được cuộc sống của mình. Đó chính là kết quả mà nguyên nhân không có tiếng
NG
nói và quyền lực đem lại [7].
1.1.3. Tiêu chí xác định chuẩn nghèo
Để phân biệt người nghèo và người không nghèo cần căn cứ vào chuẩn
nghèo. Hầu hết chuẩn nghèo được tính dựa vào thu nhập hoặc chi tiêu. Những
ĐẠ

người được coi là nghèo khi mức sống của họ thể hiện qua thu nhập (hoặc chi tiêu)
thấp hơn mức tối thiểu chấp nhận được, tức là thấp hơn chuẩn nghèo.
Chuẩn nghèo là một khái niệm biến động theo không gian và thời gian. Về
I

không gian, nó biến đổi theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng hay
từng quốc gia. Về thời gian, chuẩn nghèo biến động theo trình độ phát triển kinh tế
HỌ

- xã hội và nhu cầu của con người theo từng giai đoạn khác nhau. Khi kinh tế - xã
hội phát triển, tất yếu đời sống con người ngày một cải thiện tốt hơn, nhu cầu tối
thiểu dĩ nhiên cũng sẽ tăng lên.
CK

Ở nước ta, thu nhập là thước đo và cách thức để đánh giá nghèo. Qua mức
chi tiêu đáp ứng những nhu cầu tối thiểu và được quy thành tiền để xác định chuẩn
nghèo. Những người có thu nhập dưới chuẩn nghèo thì được đánh giá thuộc diện
hộ nghèo. Đây chính là chuẩn nghèo đơn chiều do Chính phủ quy định.
IN

Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
08/7/2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 thì ở
H

khu vực nông thôn những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000
đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực
thành thị những hộ có thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng (dưới
TẾ

3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo [8].


Đầu năm 2010, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội cho biết, mức chuẩn
nghèo giai đoạn 2006-2010 do Chính phủ ban hành năm 2005 đã không còn phù
HU

hợp nữa do biến động kinh tế và chỉ số giá tiêu dùng đã tăng hơn 40% so với thời
điểm ban hành. Do đó, tháng 01/2011 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định ban
hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 [9].
9

TR
Theo đó, hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000
ƯỜ
đồng/người/tháng (từ 4,8 triệu đồng/người/năm) trở xuống. Hộ nghèo ở thành thị là
hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6 triệu
đồng/người/năm) trở xuống. Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình
quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng. Hộ cận nghèo ở thành thị là
NG
hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng.
Mức chuẩn nghèo quy định nêu trên là căn cứ để thực hiện các chính sách an sinh
xã hội và chính sách kinh tế, xã hội khác.
Tuy nhiên, chuẩn nghèo hiện nay của Việt Nam được đánh giá là thấp so với
ĐẠ

thế giới. Trên thực tế, nhiều hộ dân thoát nghèo nhưng mức thu nhập vẫn nằm cận
chuẩn nghèo, do đó số lượng hộ cận nghèo vẫn rất lớn, tỷ lệ tái nghèo còn cao,
hàng năm cứ 3 hộ thoát nghèo thì lại có 1 hộ trong số đó tái nghèo. Thực tế cho
I

thấy sử dụng tiêu chí thu nhập để đo lường nghèo đói là không đầy đủ. Về bản
HỌ

chất, đói nghèo đồng nghĩa với việc bị khước từ các quyền cơ bản của con người,
bị đẩy sang lề xã hội chứ không chỉ là thu nhập thấp. Có nhiều nhu cầu tối thiểu
không thể đáp ứng bằng tiền. Nhiều trường hợp không nghèo về thu nhập nhưng lại
khó tiếp cận được các dịch vụ cơ bản về y tế, giáo dục, thông tin. Mặc dù một số
CK

hộ không có tên trong danh sách hộ nghèo nhưng lại thiếu thốn các dịch vụ y tế,
nước sạch, ở vùng sâu vùng xa học sinh phải học trong những căn nhà lá đơn sơ,…
Do đó, nếu chỉ dùng thước đo duy nhất dựa trên thu nhập hay chi tiêu sẽ dẫn đến
tình trạng bỏ sót đối tượng nghèo, dẫn đến sự thiếu công bằng, hiệu quả và bền
IN

vững trong thực thi các chính sách giảm nghèo.


Vì vậy, ngày 19/11/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số
H

59/2015/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai
đoạn 2016 – 2020 [10]. Chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020 của Việt Nam được xây
TẾ

dựng theo hướng: sử dụng kết hợp cả chuẩn nghèo về thu nhập và mức độ thiếu hụt
tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Theo đó, tiêu chí đo lường nghèo được xây dựng
dựa trên cơ sở: (1) Các tiêu chí về thu nhập, bao gồm: chuẩn mức sống tối thiểu về
thu nhập, chuẩn nghèo về thu nhập, chuẩn mức sống trung bình về thu nhập; (2)
HU

Mức độ thiếu hụt trong tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ), bao gồm:
tiếp cận về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin. Cụ thể:

10

TR
Hộ nghèo ở khu vực nông thôn là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: có
ƯỜ
thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống hoặc có thu nhập
bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03
chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Hộ nghèo ở khu vực thành thị là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: có thu
NG
nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống hoặc có thu nhập
bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03
chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Hộ cận nghèo ở khu vực nông thôn là hộ có thu nhập bình quân đầu
ĐẠ

người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo
lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Hộ cận nghèo ở khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu
I

người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo
HỌ

lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Bảng 1.1. Chuẩn nghèo ở Việt Nam
Chuẩn nghèo (đồng/người/tháng)
Giai đoạn Văn bản
Nông thôn Thành thị
CK

170/2005/QĐ-TTg
2006-2010 Dưới 200.000 Dưới 260.000
ngày 08/07/2005

09/2011/QĐ-TTg
2011-2015 Dưới 400.000 Dưới 500.000
IN

ngày 30/01/2011

Dưới 700.000 hoặc Dưới 900.000 hoặc


trên 700.000 đến trên 900.000 đến
H

1.000.000 và thiếu hụt 1.300.000 và thiếu hụt


59/2015/QĐ-TTg
2016 - 2020 từ 03 chỉ số đo lường từ 03 chỉ số đo lường
ngày 19/11/2015
TẾ

mức độ thiếu hụt tiếp mức độ thiếu hụt tiếp


cận các dịch vụ xã hội cận các dịch vụ xã hội
cơ bản trở lên. cơ bản trở lên.
Nguồn: Các văn bản quy định chuẩn nghèo
HU

Chuẩn này sẽ được giữ không thay đổi trong thời gian quy định, không phụ
thuộc vào lượng ngân sách có sẵn, không thay đổi khi thay đổi mục tiêu hay khi
tình hình thay đổi do tác động chính sách.
11

TR
1.1.4. Nguyên nhân gây nghèo
ƯỜ
- Xét ở góc độ kinh tế: Sự phát triển của lực lượng sản xuất, kéo theo đó là
phân công lao động xã hội ngày càng mở rộng làm cho sản xuất hàng hóa ra đời và
phát triển sẽ dẫn đến phân hóa giàu nghèo. Bởi vì, người sản xuất nào có giá trị cá
biệt cao hơn giá trị xã hội thì ở thế bất lợi, cuối cùng bị phá sản trở thành người
NG
làm thuê, người nghèo khó. Mặt khác, lực lượng sản xuất phát triển không đều
cũng là nguyên nhân làm cho phân hóa ngày càng tăng.
- Xét ở góc độ xã hội: Trong xã hội ngày càng hiện đại sẽ có rất nhiều yếu tố
tác động ảnh hưởng làm cho những cá nhân trong xã hội không phải ai cũng đủ khả
ĐẠ

năng có thể tiếp cận được những điều kiện làm việc tốt, phù hợp để có cuộc sống
tốt. Hơn nữa, xã hội hiện đại luôn đòi hỏi cường độ làm việc ngày càng tăng, cạnh
tranh ngày càng khốc liệt trên tất cả các lĩnh vực và cùng với nó là những rủi ro có
I

thể đến bất cứ lúc nào, đặc biệt với những người yếu thế. Chẳng hạn, những thay
HỌ

đổi trong chính sách cũng có thể làm cho nhiều người đang khá giả trở nên khó
khăn, rồi thiên tai, tai nạn, dịch bệnh… đều là những nguyên nhân có thể dẫn đến
nghèo đối với bất kỳ ai mà khó có thể lường trước được.
Ngoài ra, những yếu tố mang tính văn hóa truyền thống như quan niệm
CK

sống, cách sống, phong tục tập quán, tín ngưỡng… rồi chất lượng nguồn lực lao
động (trình độ, tâm lý…) cũng ảnh hưởng phần nào đến cuộc sống của họ. Chỉ cần
điều kiện kinh tế-xã hội thay đổi, mức sống tối thiểu tăng lên là ngay lập tức một
số người trở thành nghèo. Phân tích như vậy để thấy rằng giảm nghèo phải được
IN

thực hiện liên tục. Sẽ không bao giờ là “xong”, là “hoàn thành” bởi lẽ điều kiện
kinh tế-xã hội luôn thay đổi, phát triển không ngừng. Do đó, phải căn cứ vào điều
H

kiện cụ thể của từng địa phương trong từng thời kỳ mà có chính sách, biện pháp
cho phù hợp. Các nguyên nhân gây nghèo có thể kể đến là:
TẾ

 Nghèo do thiếu vốn sản xuất kinh doanh;


 Nghèo do thiếu đất sản xuất;
 Nghèo do thiếu kiến thức, thiếu tay nghề;
 Nghèo do thiếu việc làm;
HU

 Nghèo do đông con, người già, neo đơn;


 Nghèo do ốm đau, bệnh tật;

12

TR
 Nghèo do thiên tai, mất mùa;
ƯỜ
 Nghèo do không biết làm kinh tế;
 Nghèo do lười lao động…
Vì vậy, trong công tác quản lý, đội ngũ CBCC nhất là CBCC ở cơ sở gần
dân để tìm ra được nguyên nhân, thực chất của vấn đề nghèo hiện nay để có những
NG
giải pháp cụ thể nhất với từng nhóm đối tượng.
1.1.5. Ảnh hưởng của nghèo đối với sự phát triển của một quốc gia
Trong quá trình phát triển, nghèo ảnh hưởng xấu đến nhiều mặt.
Về kinh tế: Nghèo là một trong những nhân tố cản trở sự tăng trưởng và phát
ĐẠ

triển kinh tế vì người nghèo có năng suất lao động thấp do sức khỏe kém và kỹ
năng lao động hạn chế sẽ làm xói mòn năng lực sản xuất của nền kinh tế. Nghèo
đói cũng làm suy giảm năng lực tiết kiệm và đầu tư. Một hệ quả tất yếu của vấn đề
I

đói nghèo là người dân ít và không có khả năng khai thác những cơ hội tích lũy
HỌ

vốn vật chất và vốn con người, điều này làm giảm thu nhập và ngược lại là nghèo
đói lại gia tăng thêm.
Về xã hội: Nghèo là một trong những lý do dẫn đến tội phạm nhiều hơn, gây
bất ổn xã hội. Nếu nghèo mà thiếu hiểu biết và kéo theo đó là sự gia tăng dân số thì
CK

trẻ em chính là đối tượng dễ bị tổn thương và phải gánh chịu hậu quả đầu tiên. Đó
là tình trạng suy dinh dưỡng, nạn thất học và phải làm việc quá sức. Nghèo làm hạn
chế việc tiếp cận giáo dục của người dân. Nhiều người trong độ tuổi đến trường
phải bỏ học để mưu sinh kiếm sống và phụ giúp gia đình. Mặt khác, kinh tế ngày
IN

càng phát triển, việc tăng năng suất lao động là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp, những tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng nhiều hơn,
H

triệt để hơn đã cắt giảm nhiều việc làm, điều này đòi hỏi người lao động phải có
trình độ cao hơn mới đáp ứng được yêu cầu, do đó việc làm cho người lao động
TẾ

nghèo, thiếu trình độ chuyên môn càng giảm bớt. Việc dư thừa lực lượng lao động
thủ công không có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, giá nhân công rẻ làm cho tỷ lệ
thất nghiệp ngày càng cao hơn, hệ quả là số người có thu nhập thấp lại tăng và rơi
vào vòng luẩn quẩn của đói nghèo.
HU

Về môi trường: Nghèo và dân số gia tăng kéo theo đó là sự gia tăng những
hoạt động kinh tế của con người đã làm cho tài nguyên bị khai thác ngày càng cạn

13

TR
kiệt, môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trong thực tế, tình trạng nghèo
ƯỜ
khiến người ta phải chặt phá rừng, buôn bán gỗ quý để mưu sinh và nghèo thì
không thể chi tiền để cải tạo môi trường.
Về chính trị: Nghèo và phân hóa giàu nghèo là nhân tố có khả năng gây ra
những bất ổn chính trị: dân chúng mất niềm tin vào giai cấp cầm quyền, vào chế độ
NG
chính trị và trầm trọng hơn có thể dẫn tới chiến tranh, không chỉ trong phạm vi
quốc gia mà cả khu vực, thế giới. Thực tế những gì diễn ra trên thế giới đang thể
hiện rất rõ điều này: Các đảng phái tranh giành quyền lực với nhiều chương trình
hành động trong đó có cả những chương trình an sinh xã hội cho những người
ĐẠ

nghèo, người yếu thế.


Như vậy, nghèo ảnh hưởng đến công cuộc phát triển của một quốc gia và
giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong các chiến lược phát triển kinh
I

tế-xã hội của quốc gia đó.


1.2. Giảm nghèo bền vững
HỌ

1.2.1. Khái niệm giảm nghèo


Giảm nghèo là làm cho người nghèo nâng cao mức sống và thoát khỏi tình
trạng nghèo. Biểu hiện ở tỷ lệ phần trăm và số lượng người nghèo giảm xuống. Đây
CK

là một quá trình chuyển một bộ phận dân cư nghèo lên một mức sống cao hơn. Ở
khía cạnh khác, giảm nghèo là chuyển từ tình trạng có ít điều kiện lựa chọn sang tình
trạng có nhiều điều kiện lựa chọn để cải thiện đời sống mọi mặt của mỗi người.
Trên góc độ người nghèo: Giảm nghèo là quá trình tạo điều kiện giúp đỡ
IN

người nghèo có khả năng tiếp cận các nguồn lực của sự phát triển một cách nhanh
nhất, trên cơ sở đó họ có nhiều khả năng lựa chọn tốt hơn giúp họ từng bước thoát
H

khỏi tình trạng nghèo đói.


Trên góc độ vùng nghèo: “Giảm nghèo là quá trình thúc đẩy phát triển kinh
TẾ

tế, chuyển đổi trình độ sản xuất cũ, lạc hậu trong xã hội sang trình độ sản xuất mới
cao hơn nhằm nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư” [11].
“Giảm nghèo là một trọng tâm của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết là
HU

ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ,

14

TR
toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và
ƯỜ
nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư.” [12].
1.2.2. Khái niệm giảm nghèo bền vững
Bền vững là không lay chuyển được, là vững chắc và là duy trì bền lâu.
[Nguyễn Như Ý, “Đại từ điển Tiếng Việt”, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội]. Như
NG
vậy có thể hiểu bền vững chính là một tiêu chuẩn hay một yêu cầu về sự “chắc
chắn” đối với kết quả giảm nghèo.
Giảm nghèo bền vững: Khái niệm này đã được một số nghiên cứu đề cập từ
những năm 2000. Tuy nhiên đến năm 2008 cụm từ này mới được sử dụng chính
ĐẠ

thức trong văn bản hành chính tại Nghị quyết số 30a/NQ-CP ngày 27/12/2008 của
Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61
huyện nghèo; tiếp đó là Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2010 của Chính phủ
I

về định hướng giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2020; Quyết định số
HỌ

1489/QĐ-TTg ngày 08/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình
giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015, Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày
01/6/2012, Hội nghị BCH trung ương khóa XI về một số vấn đề CSXH giai đoạn
2012-2020 và Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính
CK

phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn
2016 - 2020. Tuy nhiện, cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm hay một định
nghĩa chính thức về giảm nghèo bền vững. Trong các báo cáo về giảm nghèo thì
tình trạng tái nghèo luôn được xem là vấn đề cơ bản đối với hoạt động giảm nghèo
IN

bền vững. Như vậy nên hiểu bền vững là một yêu cầu về sự chắc chắn đối với kết
quả giảm nghèo, đảm bảo duy trì thành quả giảm nghèo một cách lâu dài và bền
H

vững. Nếu hiểu bền vững với nghĩa là duy trì không lay chuyển, là vững chắc thì
“giảm nghèo bền vững được hiểu là tình trạng dân cư đạt được mức độ thỏa mãn
TẾ

những nhu cầu cơ bản hay mức thu nhập cao hơn chuẩn nghèo và duy trì được
mức độ thỏa mãn những nhu cầu cơ bản hay mức thu nhập trên chuẩn nghèo đó
ngay cả khi gặp các cú sốc hay rủi ro” [13].
Theo tác giả, giảm nghèo bền vững là thực hiện và duy trì các biện pháp
HU

giảm nghèo, trong đó tập trung vào các hoạt động hỗ trợ, tạo điều kiện cho người
nghèo, hộ nghèo có tư liệu và phương tiện để sản xuất, dịch vụ, bảo đảm an ninh

15

TR
lương thực ở cấp hộ gia đình, nâng cao thu nhập để tự vượt qua nghèo đói; tạo cơ
ƯỜ
hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt là tiếp cận dịch vụ
giáo dục, y tế, nước sạch; giảm thiểu rủi ro do thiên tai, bão lụt và tác động tiêu cực
của quá trình cải cách kinh tế, bảo đảm thoát nghèo bền vững hay không tái nghèo.
1.2.3. Sự cần thiết phải giảm nghèo bền vững
NG
Đối với kinh tế, giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ mật thiết
với nhau. Tăng trưởng kinh tế tạo ra cơ sở, điều kiện vật chất để giảm nghèo.
Ngược lại, giảm nghèo là nhân tố đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững.
Tăng trưởng kinh tế chịu tác động của các quy luật kinh tế như: Quy luật giá
ĐẠ

trị, quy luật cung cầu, cạnh tranh, lợi nhuận, năng suất lao động...Còn giảm nghèo
lại chịu tác động của quy luật phân hóa giàu nghèo, vấn đề phân phối và thu nhập,
vấn đề lao động và việc làm , các chính sách xã hội v.v... Để đảm bảo được tăng
I

trưởng kinh tế và giảm được nghèo nghèo hỏi Nhà nước phải có sự can thiệp sao
HỌ

cho sự tác động của các yếu tố, các quy luật có tính đồng thuận để các điều kiện đó
không triệt tiêu lẫn nhau trong việc thực hiện mục tiêu chung của sự phát triển và
công cuộc giảm nghèo.
Đối với ổn định chính trị xã hội, ở góc độ quản lý, giảm nghèo còn là yêu cầu
CK

cần thiết ổn định chính trị, xã hội. Ở nước ta hiện nay có trên 90% số hộ nghèo tập
trung ở vùng nông thôn, nhất là vùng trung du, miền núi; trong đó số hộ nghèo là
vùng dân tộc ít người và những hộ thuộc diện chính sách phải ưu tiên chiếm tỷ lệ
khá cao. Trong những năm gần đây một số vấn đề về chính trị, xã hội ở một số vùng
IN

miền núi và những nơi khó khăn diễn biến phức tạp. Tình trạng một số tổ chức phản
động khôi phục, chống phá, truyền đạo bất hợp pháp và nạn mê tín gia tăng, nếu gắn
H

với nghèo đói thường xuyên sẽ có nguy cơ tạo nên sự mất ổn định chính trị. Điều đó
có nghĩa là giảm nghèo ở nước ta không đơn thuần là một chương trình kinh tế mà
TẾ

còn là chương trình mang ý nghĩa ổn định chính trị, xã hội.


Đối với bản thân người nghèo: Giảm nghèo bền vững giúp người dân cải
thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Khi nghèo, họ không có đủ thu nhập
và điều kiện để chi trả cho những nhu cầu cơ bản trong đời sống xã hội như y tế,
HU

giáo dục, nước sạch…Một khi thu nhập được nâng cao, họ đã thoát nghèo thì có
thể dễ dàng chi trả cho các điều kiện chăm sóc đó. Hơn nữa, giảm nghèo bền vững

16

TR
còn rút ngắn khoảng cách giữa những tầng lớp dân cư, bỏ qua mặc cảm về tinh
ƯỜ
thần, giúp họ tiến lại gần nhau hơn, không có quá nhiều vấn đề về phân hóa giàu
nghèo…Và giảm nghèo mà không tái nghèo là một định hướng đúng đắn của Đảng
và Nhà nước giúp những người đã thoát nghèo có điều kiện ổn định nhất để phát
triển kinh tế, không nghèo trở lại, giảm giánh nặng cho Nhà nước và xã hội.
NG
1.2.4. Nội dung giảm nghèo bền vững
Thứ nhất, tăng thu nhập cho người nghèo, vùng nghèo.
Khi đánh giá vấn đề nghèo, các tổ chức quốc tế cũng như các nước khác
nhau lựa chọn phương pháp và chỉ tiêu đánh giá cơ bản giống nhau. Song cách xác
ĐẠ

định và mức độ cụ thể có những khía cạnh khác nhau. Tuy nhiện, nghèo đều được
xác định dựa trên chuẩn thu nhập. Vì vậy cần tập trung tăng thu nhập thì mới giảm
được số người nghèo. Và đây cũng là nội dung được quan tâm hàng đầu đối trong
I

công tác giảm nghèo.


Thu nhập của người nghèo thường thấp do thiếu việc làm, năng suất lao
HỌ

động thấp…Vì vậy các chính sách quản lý Nhà nước luôn tập trung tạo điều kiện
hỗ trợ cơ sở vật chất, các mô hình giảm nghèo để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng
năng suất lao động và tạo việc làm cho người nghèo.
CK

Thứ hai, đầu tư cơ sở hạ tầng những vùng nghèo.


Phần lớn người nghèo tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn, nhất là vùng miền
núi, vùng sâu, vùng xa. Những nơi này thường là xa các trung tâm kinh tế và dịch vụ
xã hội. Hệ thống cơ sở hạ tầng thiếu và yếu hơn so với những vùng khác. Phổ biến là
IN

tình trạng thiếu điện, thiếu nước tưới, nước sinh hoạt, thiếu thông tin, thiếu chợ đầu
mối, giao thông đi lại khó khăn... Do đó, năng suất lao động thấp, trong khi đó giá cả
H

của sản phẩm do người sản xuất bán lại rẻ do vận chuyển khó khăn. Cơ hội tự vươn
lên của người nghèo ở những vùng này lại càng khó khăn hơn. Điều đó cho thấy
rằng: Nhà nước phải tích cực đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng nghèo, người nghèo, tạo
TẾ

điều kiện cho người nghèo được tiếp cận hệ thống cơ sở hạ tầng tốt hơn là một nội
dung quan trọng trong công tác giảm nghèo mà cụ thể là giảm nghèo bền vững nhất
là ở nước ta hiện nay.
HU

Thứ ba, đào tạo, nâng cao nhận thức, trình độ dân trí cho người nghèo
Nghèo thường gắn liền với dân trí thấp; do nghèo mà không có điều kiện đầu
tư cho con cái học hành để nâng cao trình độ hiểu biết. Dân trí thấp thì không có khả
17

TR
năng để tiếp thu tiến bộ của khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất và không có
ƯỜ
khả năng tiếp cận với những tiến bộ văn minh của nhân loại nên dẫn đến nghèo về
mọi mặt (vật chất lẫn tinh thầnị). Vì vậy, để giảm nghèo phải nâng cao trình độ dân
trí, nâng cao sự hiểu biết cho người nghèo là giải pháp có tính chiến lược lâu dài.
Thứ tư, hỗ trợ các dịch vụ y tế, tài chính, khoa học kỹ thuật
NG
Hỗ trợ người nghèo về y tế để họ có điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn, hạn
chế được bệnh tật, từ đó có điều kiện tái sản xuất sức lao động, đây là yếu tố quan
trọng để tăng trưởng và phát triển. Người nghèo là những người có thu nhập thấp
nên những lao động nghèo thường thiếu vốn để kinh doanh, thiếu kinh nghiệm sản
ĐẠ

xuất, thiếu thông tin thị trường và thiếu kiến thức về khoa học công nghệ. Do vậy,
hoạt động giảm nghèo bền vững phải hỗ trợ cho người nghèo có được sự tiếp cận tốt
hơn những yếu tố trên.
I

Thứ năm, bảo đảm tính bền vững trong giảm nghèo:
Thực tiễn xóa đói giảm nghèo có tình trạng khá phổ biến là có rất nhiều hộ
HỌ

gia đình sau khi thoát nghèo một thời gian do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
gặp rủi ro trong kinh doanh, ốm đau, do tác động của phân hóa giàu - nghèo của
quá trình phát triển…lại trở thành những hộ nghèo. Vì vậy, nhiệm vụ xóa đói giảm
CK

nghèo không chỉ hỗ trợ để người nghèo sinh tồn và vượt qua ngưỡng cửa nghèo
một cách thụ động mà phải có giải pháp tích cực để bản thân người nghèo chủ
động tự vươn lên thoát nghèo vững chắc tiến tới trở thành hộ khá, hộ giàu.
1.2.5. Tiêu chí đánh giá mức độ giảm nghèo bền vững
IN

Dựa trên các nội dung giảm nghèo bền vững và tham khảo ý kiến chuyên
gia về công tác giảm nghèo trên địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, tác
H

giả xây dựng các tiêu chí đánh giá mức độ giảm nghèo bền vững. Để đánh giá mức
độ bền vững trong giảm nghèo, không thể chỉ đánh giá dựa trên số lượng người
nghèo, hộ nghèo giảm xuống mà phải có sự phối hợp trên nhiều tiêu chí khác nhau.
TẾ

- Tiêu chí về kết quả thực hiện giảm nghèo bền vững: Tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ
tái nghèo, thu nhập được cải thiện của hộ nghèo.
- Tiêu chí đánh giá quá trình tổ chức, thực hiện giảm nghèo bền vững: Mức
HU

độ tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ người nghèo, mức độ tham gia vào các chương trình
giảm nghèo của các đối tượng nghèo, khả năng tổ chức thực hiện chương trình
giảm nghèo tại địa phương.
18

TR
1.2.5.1. Tỷ lệ hộ nghèo
ƯỜ
Tỷ lệ hộ nghèo trong năm được đo lường bằng số hộ nghèo trong năm chia
cho tổng số hộ trong năm trên địa bàn một địa phương.
Tn = Yn/Y
Trong đó:
NG
Tn: Tỷ lệ hộ nghèo tại địa phương;
Yn: Số hộ nghèo trong năm;
Y: Tổng số hộ dân trong năm.
Để đo lường mức độ nghèo, người ta tính toán tỷ lệ hộ nghèo, qua đó có thể
ĐẠ

hoạch định những chính sách để thực hiện mục tiêu giảm nghèo như các chương
trình mục tiêu hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, mô hình giảm nghèo, hỗ trợ chăm sóc
sức khỏe, y tế…góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người
I

nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo bằng 0 là mức tối đa có thể hướng đến và các các chính sách
HỌ

của Nhà nước luôn hướng đến giảm tỷ lệ hộ nghèo.


1.2.5.2. Tỷ lệ tái nghèo sau khi thoát nghèo
Tỷ lệ tái nghèo sau khi thoát nghèo phản ánh rõ mức độ bền vững trong thực
hiện giảm nghèo tại một địa phương. Qua thời gian, với những biến động khác
CK

nhau, những nguyên nhân khác nhau như điều kiện, hoàn cảnh khó khăn, chính
sách hỗ trợ chưa phát huy hiệu quả, ý chí vươn lên của hộ nghèo,…rất có thể làm
hộ đã thoát nghèo tái nghèo trở lại. Lúc này ta đo lường số hộ nghèo trở lại so với
hộ đã thoát nghèo trong một khoảng thời gian để đánh giá mức độ bền vững trong
IN

thực hiện giảm nghèo bền vững tại địa phương đó.
Giảm nghèo bền vững tức là chắc chắc đã thoát nghèo, không còn nghèo trở
H

lại. Vì vậy đo lường mức độ giảm nghèo bền vững dựa trên số hộ nghèo đã thoát
nghèo những không tái nghèo là một chỉ tiêu tốt, phản ánh rõ nhất thực trạng tiến
TẾ

triển của các hộ thoát nghèo, sau khi thoát nghèo họ đã có những việc làm tốt, nâng
cao thu nhập, cải nhiện đời sống và không còn nghèo.
1.2.5.3. Thu nhập được cải thiện của người nghèo, hộ nghèo
Trên thực tế, thu nhập là một trong những tiêu chí xác định chuẩn nghèo, vì
HU

vậy nếu chuẩn nghèo thay đổi theo sự phát triển chung của xã hội mà thu nhập
không tăng lên thì khó thoát nghèo và dễ nhiều người lâm vào tình trạng nghèo,

19

TR
đặc biệt là các hộ cận nghèo. Tăng thu nhập giúp người nghèo tránh được rủi ro
ƯỜ
nếu xảy ra ảnh hưởng đến thu nhập. Vì vậy thu nhập là tiêu chí quan trọng để đo
lường mức độ giảm nghèo và giảm nghèo bền vững.
1.2.5.4. Mức độ tiếp cận đầy đủ với các dịch vụ hỗ trợ người nghèo
Các hoạt động hỗ trợ như chăm sóc y tế, giáo dục và được tham gia đối với
NG
các hoạt động lập kế hoạch phát triển kinh tế, giảm nghèo cho bản thân và địa
phương. Người nghèo cần được đảm bảo tiếp cận bình đẳng về giáo dục dạy nghề
và chăm sóc sức khoẻ để về lâu dài, người nghèo, người mới thoát nghèo và con
em họ có được kiến thức, kinh nghiệm làm ăn, tay nghề nhằm tạo ra thu nhập ổn
ĐẠ

định trong cuộc sống.


Người nghèo cần được trang bị một số điều kiện "tối thiểu" để có khả năng
tránh được tình trạng tái nghèo khi gặp phải những rủi ro khách quan như thiên tai,
I

lũ lụt, dịch bệnh… hoặc sự thay đổi của chuẩn nghèo


1.2.5.5. Khả năng tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo
HỌ

Tiêu chí này là một tiêu chí tổng hợp. Ta có thể sử dụng cách đánh giá định tính
thông qua các nội dung liên quan đến tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo.
Đối với giảm nghèo, vai trò của chính sách rất quan trọng. Để thực hiện
CK

được mục tiêu của chính sách đề ra, cần thiết phải có cách thức tổ chức thực hiện
khoa học, phù hợp với điều kiện ở địa phương. Cách thức tổ chức thực hiện gồm
bộ máy tổ chức, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, công tác tập huấn, hỗ
trợ việc làm để nâng cao thu nhập…
IN

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần chú trọng công tác huy động các
nguồn lực để thực hiện công tác giảm nghèo. Nguồn lực là điều kiện đảm bảo cho
H

chính sách có thể tồn tại và phát huy tác dụng trên thực tế, nếu thiếu nguồn lực thì
quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững sẽ khó có
thể đạt được mục tiêu mà chính sách đề ra. Huy động được nhiều nguồn lực để
TẾ

đảm bảo thực hiện chính sách cũng là một nội dung quan trọng đánh giá khả năng
tổ chức thực hiện này.
1.2.5.6. Mức độ tham gia của các đối tượng hưởng lợi và cộng đồng trong
HU

chương trình giảm nghèo


Trên thực tế, các chương trình giảm nghèo được thiết kế để phục vụ cho các
đối tượng nghèo. Tuy nhiên không phải lúc nào người nghèo, hộ nghèo cũng tích
20

TR
cực tham gia các chính sách, chương trình, hoạt động có lợi cho mình và gia đình.
ƯỜ
Vì vậy, người nghèo tích cực tham gia các chương trình tại địa phương sẽ phát huy
tính hiệu quả trong giảm nghèo bền vững.
Bên cạnh đó, vai trò của các tổ chức đoàn thể nhân dân, các doanh nghiệp,
các nhà khoa học và toàn xã hội vào quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo bền
NG
vững là hết sức quan trọng. Quá trình này cần có sự phối hợp, đồng lòng của các
cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể, cơ quan, doanh nghiệp,…và của các đối
tượng nghèo mới đạt được mục tiêu đề ra. Bởi vậy sự tích cực tham gia của cộng
động xã hội vào quá trình tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững sẽ là
ĐẠ

tiền đề để tạo ra kết quả và hiệu quả cho quá trình chính sách.
Căn cứ, so sánh với những chỉ tiêu này, có thể thấy được công tác giảm
nghèo, kết quả giảm nghèo bền vững ở mức độ nào, trên cơ sở đó có những biện
I

pháp để tăng tính bền vững của giảm nghèo.


1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững
HỌ

1.2.6.1. Nhân tố tự nhiên


Vị trí địa lý: Vị trí địa lý ảnh hưởng sâu sắc tới sự hình thành, phát triển và
phân bố các loại hình giao thông vận tải phục vụ yêu cầu của sản xuất và tiêu dùng,
CK

phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, thực hiện các nhiệm vụ vận chuyển đặc biệt
phục vụ an ninh quốc phòng. Bên cạnh đó, vị trí địa lý tác động rất lớn tới việc lựa
chọn địa điểm xây dựng xí nghiệp cũng như phân bố các ngành và các hình thức tổ
chức lãnh thổ công nghiệp, nông nghiệp.
IN

Địa hình: Điều kiện về địa địa hình bằng phẳng hay phức tạp cũng sẽ tạo
điều kiện hay ngăn trở sự phát triển và phân bố các loại hình giao thông vận tải từ
H

đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và hoạt động giảm nghèo bền
vững nói riêng.
TẾ

Đất đai: Có điều kiện đất đai để phục vụ các hoạt động kinh tế, xã hội là
một trong những nhân tố giúp giảm nghèo bền vững. Diện tích đất và cơ cấu đất
cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển KT-XH của một địa phương.
Vì vậy, việc sử dụng đất phải cân nhắc kỹ về mục đích, hiệu quả của nó. Đồng thời
HU

cần có các biện pháp cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu của đất, chống các hiện tượng
thoái hóa của đất, tăng vốn đất, nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng đất.

21

TR
Khí hậu và thời tiết: Đặc điểm của khí hậu và thời tiết có tác động nhiều mặt
ƯỜ
đến sản xuất và đời sống, qua đó tác động đến hoạt động giảm nghèo bền vững. Sự
phát triển và phân bố nông nghiệp chịu ảnh hưởng sâu sắc của yếu tố khí hậu. Sự khác
biệt về khí hậu giữa các vùng thường thể hiện trong sự phân bố các loại cây trồng và
vật nuôi. Khí hậu cũng có ảnh hưởng nhất định đến sự phân bố công nghiệp. Trong
NG
một số trường hợp, nó chi phối cả việc lựa chọn kỹ thuật và công nghệ sản xuất.
1.2.6.2. Nhân tố xã hội
Dân số: Dân số vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển KT-XH, việc
gia tăng dân số tự nhiên quá nhanh, tạo nên sức ép nặng nề đến nhiều mặt của đời
ĐẠ

sống xã hội, việc làm và chính sách hoạt động xóa đói giảm nghèo,… điều đó ảnh
hưởng trực tiếp đến phát triển KT-XH. Dân số tăng nhanh, số người chưa có việc làm
còn nhiều; một bộ phận dân cư, đặc biệt là ở miền núi, miền biển còn gặp nhiều khó
I

khăn, việc kiểm soát nghèo và giảm nghèo sẽ gặp khó khăn do dân số tăng nhanh.
HỌ

Lao động: Người lao động với kỹ năng, kinh nghiệm và tập quán sản xuất
của mình là lực lượng cơ bản của nền sản xuất xã hội. Do đó, sự phân bố dân cư và
phân bố nguồn lao động nói riêng có ảnh hưởng rất lớn tới việc phát triển và phân
bố sản xuất từ đó ảnh hưởng đến các chính sách giảm nghèo. Họ còn là lực lượng
CK

chủ yếu tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra của xã hội.
Văn hóa: Là nền tảng tinh thần xã hội, là động lực, mục tiêu phát triển kinh
tế. Văn hóa là mục tiêu của kinh tế, vì phát triển kinh tế để phát triển con người.
Đầy nhanh hoạt động giảm nghèo bền vững là một yếu tố quan trọng nâng cao đời
IN

sống người dân, làm cho nền văn hoá phát triển cùng nhịp độ tăng trưởng kinh tế
trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay.
H

Dân tộc: Nhìn chung các dân tộc thiểu số thường có trình độ dân trí thấp,
phương thức canh tác còn lạc hậu, hiểu biết về thị trường hạn chế, tư tưởng bao cấp
TẾ

còn nặng nề cho nên tỷ lệ nghèo cao, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giảm nghèo.
Phong tục, tập quán: Tập quán, thói quen canh tác, sản xuất của người
nghèo ở nhiều vùng còn rất lạc hậu, được truyền từ đời này sang đời khác nên rất
khó thay đổi. Tập quán canh tác lạc hậu, cùng với tư tưởng bảo thủ, cổ hủ, không
HU

chịu tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm làm ăn mới,... cũng là một trong những
nguyên nhân tự thân khiến người nghèo, đồng bào dân tộc không thể vươn lên

22

TR
trong phát triển sản xuất, kinh doanh và thoát nghèo. Do đó, khi phát triển và phân
ƯỜ
bố sản xuất cần chú ý đến phong tục, tập quán sản xuất tiêu dùng và địa bàn cư trú
của họ nhằm phát huy những phong tục, tập quán sản xuất tốt, đồng thời khắc phục
các phong tục, tập quán sản xuất lạc hậu của họ.
1.2.6.3. Điều kiện kinh tế
NG
Sự phát triển kinh tế - xã hội: Đóng vai trò quyết định tới sự phát triển của các
lĩnh vực hoạt động khác. Trình độ phát triển KT-XH có tác động trực tiếp tới hoạt
động giảm nghèo, tạo điều kiện vật chất cho sự hỗ trợ ngày càng tăng lên của Nhà
nước cũng như các tổ chức xã hội đối với người nghèo. Đồng thời, tạo nhiều cơ hội
ĐẠ

cho người nghèo tham gia vào các ngành nghề, tạo việc làm tăng thu nhập. Điều kiện
thuận lợi giúp cho người nghèo có nhiều cơ hội tự vươn lên để giảm nghèo.
Cơ sở hạ tầng: Có vai trò rất to lớn và có ý nghĩa quyết định thúc đẩy quá
I

trình phát triển kinh tế. Đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông có thể giúp nối liền các
HỌ

vùng với nhau nhất là các vùng lâu nay bị chia cắt, tạo điều kiện cho việc đi lại
thuận lợi, kinh doanh hàng hóa phát triển, giúp cho việc mở rộng thị trường đến
các vùng, địa bàn khó khăn. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất phát triển, tạo điều
kiện thuận lợi cho lao động sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa từ
CK

đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân và tạo điều kiện
thuận lợi để giảm nghèo bền vững.
1.2.6.4. Trình độ học vấn và ý thức của người nghèo
Trình độ học vấn: Ảnh hưởng lớn đến nhận thức của người nghèo. Đa số
IN

người nghèo đều có trình độ học vấn rất thấp, dẫn đến khả năng tiếp thu các tiến bộ
khoa học - kỹ thuật còn hạn chế, sự tiếp cận với các công việc ở các ngành nghề
H

cũng rất khó khăn. Điều này luôn đặt ra những khó khăn, thách thức lớn trong hoạt
động đào tạo nghề, hướng dẫn kỹ thuật, thực hiện các phương thức canh tác đối với
TẾ

hộ nghèo,… từ đó ảnh hưởng đến hoạt động giảm nghèo bền vững.
Ý thức của người nghèo: Có một thực tế hiện nay cho thấy, các địa phương vẫn
còn tồn tại tình trạng người nghèo không muốn thoát nghèo. Một số lý do để giải thích
cho vấn đề này. Thứ nhất là do yếu tố tâm lý. Họ cho rằng nếu thoát nghèo, họ sẽ
HU

không còn nhận được sự trợ giúp của Nhà nước cũng như những ưu đãi từ chính
quyền địa phương. Thứ hai là do lười lao động. Nhiều người nghèo thường có tâm lý ỷ

23

TR
lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác mà không có ý chí vươn lên thoát nghèo.
ƯỜ
Với những đối tượng này, cần phải vận động, tuyên truyền để khích lệ tinh thần tự
giác, tự lực vươn lên thoát nghèo của họ mới có thể giảm nghèo bền vững.
1.2.6.5. Chính sách của Nhà nước
Nhân tố chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giảm
NG
nghèo bền vững. Những chính sách phù hợp với tình hình thực tế của địa phương
có tác dụng thúc đẩy hộ nghèo vươn lên thoát nghèo, góp phần thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội nói chung và quá trình giảm tỷ lệ hộ nghèo nói riêng. Ngược
lại, những chính sách chưa hợp lý, không phù hợp với thực tiễn, khó tiếp cận và
ĐẠ

thiếu đồng bộ sẽ tạo ra phản tác dụng, cản trở sự phát triển của KT-XH của địa
phương, trong đó làm cho người nghèo đã khó khăn càng khó khăn hơn.
Chính sách của Nhà nước hợp lý, đúng đắn, phù hợp là tiền đề cơ bản cho
I

sự phát triển kinh tế với tốc độ nhanh, bền vững gắn với công bằng xã hội và có tác
động giảm nghèo rõ nét.
HỌ

1.2.6.6. Năng lực tổ chức, quản lý của chính quyền địa phương
Năng lực tổ chức, quản lý của chính quyền địa phương đóng vai trò vô cùng
quan trọng trong hoạt động giảm nghèo. Trên thực tế, hiệu lực, hiệu quả quản lý
CK

nhà nước của chính quyền các cấp có nơi còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Hoạt
động quản lý nhà nước về quy hoạch đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản vẫn còn nhiều
hạn chế, vốn ngân sách đầu tư cho phát triển vẫn còn thiếu và chưa hiệu quả, tình
trạng quy hoạch treo, dự án treo vẫn còn tồn tại, có dự án hình thành khu công
IN

nghiệp đã tiến hành thu hồi đất nông nghiệp của người dân nhưng lại chậm xây
dựng để đi vào hoạt động, do đó, người dân không có đất để sản xuất, cũng không
H

có việc để làm dẫn đến thu nhậm thấp, nghèo đói lại gia tăng. Một số các dự án đầu
tư của Nhà nước như: trường học, giao thông, trạm y tế, công trình nước sạch, chợ,
nhà văn hóa thôn,… tiến độ còn chậm và khai thác chưa thật sự hiệu quả.
TẾ

Năng lực tổ chức và quản lý của các cấp chính quyền địa phương đối với
hoạt động giảm nghèo, giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh xã hội vẫn còn bộc
lộ nhiều khuyết điểm như vốn đầu tư cho các xã nghèo, vùng nghèo vẫn còn thiếu
HU

và nhiều khi còn mang tính hình thức, việc tổ chức các lớp đào tạo nghề cho người
nghèo cần được điều tra kỹ hơn, bởi thực tế vẫn tồn tại tình trạng kê khai khống số
học viên nhằm rút kinh phí đào tạo.
24

TR
Ngoài ra, từ những hạn chế trong năng lực tổ chức, quản lý của các cấp
ƯỜ
chính quyền dẫn đến sự phối hợp của các cơ quan chức năng trong quá trình giảm
nghèo có sự hạn chế. Nghèo đói là tập hợp của rất nhiều nguyên nhân khác nhau,
đa chiều, đa phương diện. Vì vậy, giảm nghèo đòi hỏi sự phối hợp giữa các ngành,
các cấp mới mang lại hiệu quả.
NG
1.3. Kinh nghiệm về giảm nghèo bền vững tại một số địa phương của Việt
Nam và bài học kinh nghiệm đối với thành phố Đông Hà
1.3.1. Kinh nghiệm về giảm nghèo bền vững tại một số địa phương
1.3.1.1. Kinh nghiệm của thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
ĐẠ

Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đã tập trung nhiều biện pháp để thực hiện
giảm nghèo bền vững. Những kinh nghiệm thành phố Vinh đã thu được như:
Thứ nhất, đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông, thông tin nâng cao nhận
I

thức cho cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành và nhân dân. Xác định rõ mục
HỌ

đích, ý nghĩa đối với công tác giảm nghèo cho nhân dân trong những năm tới. Tập
trung phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường thu hút các doanh nghiệp có quy mô
lớn vào đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn miền núi, ven biển, những vùng tỷ
lệ hộ nghèo còn cao để đẩy nhanh tốc độ phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn
CK

với giảm nghèo, nâng cao mức sống cho nhân dân.
Thứ hai, thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương, của
tỉnh về hỗ trợ giảm nghèo; tăng cường công tác khuyến nông, lâm, ngư nghiệp,
hướng dẫn cách làm ăn nhằm giúp người nghèo thoát nghèo bền vững. Tiếp tục
IN

thực hiện có hiệu quả chương trình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho người
lao động, chú trọng công tác xuất khẩu lao động.
H

Thứ ba, tổ chức tốt công tác tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo
theo các tiêu chí và phương pháp tiếp cận đa chiều một cách kịp thời, chính xác,
TẾ

hiệu quả. Đồng thời, gắn với việc đánh giá phân loại hộ nghèo theo từng nhóm hộ,
nguyên nhân nghèo để có giải pháp hỗ trợ phù hợp. Quản lý hộ nghèo, hộ cận
nghèo bằng phần mềm công nghệ thông tin.
Thứ tư, tập trung huy động và ưu tiên nguồn lực đầu tư cho mục tiêu giảm
HU

nghèo. Phấn đấu, tổng nguồn vốn huy động đến năm 2020 đạt 960 tỷ đồng, bình
quân mỗi năm là 300 tỷ đồng.

25

TR
Thứ năm, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảm nghèo và tăng cường vai
ƯỜ
trò lãnh đạo chỉ đạo, quản lý nhà nước của các cấp, các ngành trong công tác xóa
đói giảm nghèo…
1.3.1.2. Kinh nghiệm của thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
Thành phố Yên Bái là thành phố trực thuộc tỉnh Yên Bái, tỉnh vùng cao, với
NG
nhiều dân tộc thiểu số. Trong công cuộc giảm nghèo, thành phố Yên Bái đã có
nhiều giải pháp tốt trong công tác giảm nghèo.
Thứ nhất, để đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo nhanh, bền vững đối
với vùng cao, ngoài việc thực hiện tốt các chính sách Đảng, Nhà nước, tỉnh Yên
ĐẠ

Bái đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ đối với đồng bào. Đó là chính sách hỗ trợ
phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản; một số chính sách đặc thù hỗ trợ
phát triển kinh tế - xã hội áp dụng đối với các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
I

Thứ hai, xây dựng và thực hiện các đề án phát triển giao thông nông thôn
HỌ

trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015; Đề án đào tạo nghề cho lao động nông
thôn đến năm 2020… bằng các nguồn lực như: ngân sách địa phương, các doanh
nghiệp và nhân dân đóng góp chung tay xóa nghèo cho đồng bào.
Thứ ba, thành phố đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa theo hướng tập
CK

trung, bước đầu tạo được thương hiệu nông sản hàng hóa như: vùng lúa, vùng chè,
vùng cây ăn quả... Trong đó, đáng lưu ý nhất là tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt việc chuyển
đổi từ trồng lúa nương kém hiệu quả sang trồng ngô đồi, không chỉ đơn thuần là giải
quyết lương thực cho người dân mà đã từng bước chuyển thành vùng ngô hàng hóa.
IN

1.3.1.3. Kinh nghiệm của huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh


Huyện Kỳ Anh nằm ở phía Nam tỉnh Hà Tĩnh, trước đây được nhiều người
H

biết đến bởi sự nghèo nàn, lạc hậu, gần đây đã có những chuyển biến đáng mừng.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 10 - 12%, bình quân thu nhập đầu người
TẾ

đạt 3,1 triệu đồng/ năm, tỷ lệ hộ nghèo khoảng 20,4%, không còn hộ đói. Trong khi
đó những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ trước tỷ lệ đói nghèo trên địa bàn
huyện chiếm khoảng 70% dân số. Thời đó nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông
nghiệp, diện tích đất canh tác ít, khí hậu khắc nhiệt, cơ sở hạ tầng thấp kém. Năm
HU

1993 Huyện ủy, HĐND, UBND huyện thống nhất đề ra Nghị quyết về công tác
XĐGN, bắt đầu điều tra mức sống của dân, tổ chức cho cán bộ đi tham quan, học

26

TR
tập kinh nghiệm, mô hình phát triển kinh tế hiệu quả trên cơ sở đó vận dụng vào
ƯỜ
địa phương. Huyện từng bước tiếp cận người nghèo, xây dựng một số mô hình
XĐGN. Từ những kinh nghiệm đúc rút được, huyện tập trung nhiều nguồn lực, tạo
điều kiện về vốn, nâng cao kiến thức làm ăn cho nhân dân, nhất là hộ nghèo, đẩy
mạnh việc nhân rộng mô hình, biểu dương các tập thể, cá nhân làm kinh tế giỏi
NG
trong huyện. Phát huy nội lực, khai thác tiềm năng, mở rộng ngành nghề, tranh thủ
sự hỗ trợ, đầu tư từ bên ngoài. Huyện đã xây dựng cụ thể các chương trình, mục
tiêu, xác định rõ các vùng kinh tế trọng điểm trên cơ sở thế mạnh của từng vùng,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng kinh tế nông nghiệp, tăng tỷ
ĐẠ

trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Năm 2003 thu nhập bình
quân đầu người đạt gần 3,7 triệu đồng
1.3.1.4. Kinh nghiệm của huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
I

Huyện Thọ Xuân là một trong những huyện của vùng mía đường Lam Sơn,
HỌ

trước đổi mới đời sống nhân dân hết sức khó khăn. Từ khi có đường lối đổi mới
của Đảng cùng với sự mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật
nuôi nền kinh tế và đời sống nhân dân trong huyện ngày càng khởi sắc. Có được
kết quả đó là do huyện đã xác định đúng lợi thế tiềm năng của vùng:Vùng trung du,
CK

miền núi ngoài việc phát triểm mạnh mẽ cây công nghiệp, tập trung phát triển cây
mía đồi tạo thành vùng nguyên liệu lớn cung cấp cho nhà máy đường, đồng thời
tăng số lượng đàn trâu bò, phát triển cây công nghiệp ngắn ngày phục vụ công
nghiệp chế biến. Sau khi thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đời sống nhân
IN

dân được nâng lên một cách rõ rệt lương thực bình quân đầu người đạt 425kg/năm,
ngoài ra chăn nuôi và các ngành nghề cũng rất phát triển.
H

1.3.1.5. Kinh nghiệm của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
Là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, có diện tích đất tự nhiên lớn
TẾ

nhất tỉnh (101. 000 ha), trong đó đất nông nghiệp chỉ có 15%, đất lâm nghiệp 54%
còn lại là đất khác. Trước những năm 1992 chưa có chính sách giao đất đến hộ, đời
sống nhân dân cực kỳ khó khăn, trình độ dân trí thấp, lương thực không đủ ăn,
trong khi đó tỷ lệ tăng dân số vẫn giữ ở mức 3,6%/năm, trình độ sản xuất thấp,
HU

phong tục tập quán lạc hậu, tỷ lệ nghèo đói cao.

27

TR
Sau những năm đổi mới, ruộng đất và rừng được giao đến hộ và Lục Ngạn
ƯỜ
đã xác định được cây trồng nên đã mạnh dạn chuyển từ cây trồng chính là cây
lương thực sang cây ăn quả và cây lâm nghiệp. Vì vậy tỷ lệ XĐGN trong huyện có
tốc độ nhanh hơn, từ 17,0% năm 2010 xuống còn 9% năm 2015. Sau mỗi vụ thu
hoạch vải thiều nhân dân có tiền, ngoài việc đầu tư lại cho mở rộng sản xuất và
NG
thâm c anh, còn đầu tư xây dựng nhà cửa, mua sắm ô tô, xe máy và các trang thiết
bị cho gia đình. Đến năm 2015 toàn huyện chỉ còn 7% đến 9% hộ nghèo, ước đến
năm 2020 chỉ còn 3% hộ nghèo.
1.3.2. Bài học rút ra đối với thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
ĐẠ

Qua phân tích kinh nghiệm, chính sách, mô hình giải quyết vấn đề giảm
nghèo của một số địa phương có điều kiện tương đồng, có thể rút ra bài học kinh
nghiệm đối với thành phố Đông Hà cụ thể là:
I

Thứ nhất, giảm nghèo bền vững phải luôn được coi là mục tiêu xuyên suốt,
hàng đầu trong chiến lược phát triển, là một bộ phận quan trọng trong kế hoạch
HỌ

kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm của thành phố. Nhà nước ngoài nhiệm vụ đầu tư
phát triển chung, tích cực hỗ trợ đầu tư giảm nghèo bền vững thì phải có cơ chế,
chính sách rõ ràng, cụ thể và có tính khả thi đối với từng vùng, phù hợp với các
CK

nhóm đối tượng. Căn cứ vào nhóm hộ nghèo do các nguyên nhân khác nhau như
thiếu vốn thì phải có chính sách hỗ trợ vốn phù hợp, thiếu kinh nghiệm thì phải đào
tạo nghề... Phải hướng dẫn cho người nghèo cách làm để tăng thu nhập, chứ không
phải chỉ đơn thuần là tài trợ.
IN

Thứ hai, cần tích cực tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức của các
cấp, các ngành và người dân về công tác giảm nghèo bền vững. Công cuộc giảm
nghèo bền vững phải huy động được sự tham gia của tất cả các cấp, các ngành và
H

toàn toàn xã hội.


Thứ ba, xác định giảm nghèo bền vững là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp
TẾ

và lâu dài. Nó liên quan đến nhiều mục tiêu cả kinh tế lẫn xã hội, liên quan đến
hoạt động của nhiều ngành và các cấp chính quyền khác nhau. Vì vậy, để đạt được
hiệu quả giảm nghèo bền vững phải có sự phối hợp tích cực và đồng bộ của các
cấp, các ngành chức năng, các tổ chức hội, đoàn thể quần chúng; đồng thời phải có
HU

sự lồng ghép tất cả các hoạt động, các chương trình, dự án đầu tư trong các chương
trình mục tiêu quốc gia.

28

TR
Thứ tư, phải làm tốt công tác tổ chức, cán bộ nhất là cán bộ cấp phường là
ƯỜ
một trong những yếu tố thành công trong quá trình thực hiện. Vì cấp phường luôn
gần dân nhất, hiểu được tâm tư nguyện vọng của người dân. Vì vậy cần xây dựng
ban giảm nghèo cấp phường tốt, tích cực hoạt động thì mới có hiệu quả giảm
nghèo bền vững.
NG
ĐẠ
I HỌ
CK
IN
H TẾ
HU

29

TR
CHƯƠNG 2
ƯỜ
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ
NG
2.1. Giới thiệu tổng quan về thành phố Đông Hà
2.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên
- Vị trí địa lý: Đông Hà là một thành phố trung tâm của tỉnh Quảng Trị, miền
Trung Việt Nam. Đây là tỉnh lị tỉnh Quảng Trị, nằm ở ngã ba Quốc lộ 1A và Quốc lộ
ĐẠ

9. Đô thị này nằm ở tọa độ 1600’53” - 16052’22” vĩ độ Bắc, 107004’24” kinh độ


Đông. Đông Hà là trung tâm chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế và thương mại của
tỉnh Quảng Trị.
I

Đông Hà có một vị trí quan trọng, nằm ở trung độ giao thông của cả nước,
trên giao lộ 1A nối thủ đô Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh và quốc lộ 9 trong hệ
HỌ

thống đường xuyên Á, là điểm khởi đầu ở phía Đông của trục Hành lang kinh tế
Đông - Tây giữa đông bắc Thái Lan, Lào, Myanma và miền Trung Việt Nam qua
cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và các nước trong khu vực biển Đông qua cảng Cửa
CK

Việt, kết thúc ở thành phố Đà Nẵng. Từ thuận lợi về giao lưu đối ngoại, Đông Hà
có khả năng thu hút, hội tụ để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và trở thành trung
tâm phát luồng các mối quan hệ kinh tế trong khu vực và quốc tế.
Đông Hà gồm 9 phường, với diện tích tự nhiên toàn thành phố là 73,09
IN

km2, dân số 92.592 nhân khẩu. Mật độ dân số: 1.267 người/km2. Đông Hà cách
Huế 66 km, cách Đồng Hới 100 km, cách thị xã Quảng Trị 12 km.
H

Cùng với sự thay đổi nhanh về bộ mặt đô thị, các lĩnh vực văn hoá - xã hội
đều có nhiều chuyển biến tiến bộ. Giáo dục đào tạo phát triển mạnh về quy mô và
chất lượng, dân trí ngày càng được nâng lên. Hoạt động văn hoá thông tin, TDTT
TẾ

phát triển rộng khắp và đi vào chiều sâu. Công tác an sinh xã hội và chăm sóc sức
khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ. An ninh quốc phòng được giữ vững, an toàn - trật
tự xã hội được đảm bảo.
HU

Với lợi thế là trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghiệp của tỉnh. Những
năm qua, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật không ngừng được quan tâm đầu tư và

30

TR
phát triển đã làm cho bộ mặt đô thị thay đổi nhanh chóng. Đông Hà cũng là nơi tập
ƯỜ
trung các cơ quan hành chính của tỉnh, Trung ương, các doanh nghiệp Nhà nước…
lực lượng lao động ngày càng tăng cả về quy mô và chất lượng, đội ngũ cán bộ
khoa học, kỹ thuật không ngừng lớn mạnh là động lực lớn cho sự phát triển của
thành phố Đông Hà.
NG
Giai đoạn 2015-2017, Đảng bộ thành phố Đông Hà quyết tâm thực hiện
thắng lợi các mục tiêu: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ;
Huy động mọi nguồn lực để xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị; Đẩy nhanh tốc độ
tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững theo hướng Dịch vụ - Công nghiệp và
ĐẠ

xây dựng - Nông nghiệp; Thực hiện đồng bộ giữa phát triển kinh tế với nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội;
Ưu tiên phát triển nguồn lực con người, xây dựng nếp sống văn minh đô thị; đảm
I

bảo quốc phòng - an ninh; Xây dựng Thành phố Đông Hà đạt tiêu chuẩn đô thị loại
HỌ

2 trước năm 2020.


- Thời tiết và khí hậu: Khí hậu của Đông Hà thuộc hệ khí hậu nhiệt đới ẩm
với đặc trưng là gió Lào (gió Phơn Tây Nam) ở Quảng Trị nói chung và ở Đông Hà
nói riêng. Thành phố Đông Hà nằm ở khu vực đất hẹp của Bắc Trung Bộ, mang
CK

đặc điểm của khí hậu gió mùa và có những biểu hiện đặc thù so với các vùng khí
hậu khu vực phía Đông dãy núi Trường Sơn. Do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió
phơn Tây Nam nên tạo thành một vùng khí hậu khô, nóng. Chế độ khí hậu chia làm
2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô nóng.
IN

Về mùa Đông, do chịu ảnh hưởng của không khí lạnh cực đới tràn về đến
tận đèo Hải Vân vì vậy ở khu vực Đông Hà có mùa đông tương đối lạnh so với các
H

vùng phía nam. Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất
từ 9 đến 300C. Đây cũng là khu vực có lượng mưa tương đối lớn nhưng tập trung
TẾ

chủ yếu trong 4 tháng mùa mưa (khoảng 80%).


Tuy nhiên số ngày mưa phân bố không đều, trong các tháng cao điểm trung
bình mỗi tháng có từ 17 đến 20 ngày mưa làm ảnh hưởng đến bố trí thời vụ của một số
cây trồng và ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của người dân ở địa phương.
HU

Khu vực Đông Hà còn chịu ảnh hưởng của bão. Mùa bão ở đây tập trung từ
tháng 9 đến tháng 11. Các cơn bão đổ bộ vào đất liền thường tập trung vào các cơn

31

TR
bão số 7,8,9,10. Bão thường kèm theo mưa to kết hợp với nước biển dâng cao và
ƯỜ
lượng mưa lớn từ trên nguồn đổ về gây lũ lụt và ngập úng trên diện rộng làm thiệt
hại đến cơ sở hạ tầng và phá hoại mùa màng. Đông Hà chịu ảnh hưởng sâu sắc của
hai loại gió mùa: gió mùa đông bắc hoạt động từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau và
gió mùa tây nam hoạt động từ tháng 4 đến tháng 9.
NG
Nhìn chung, khí hậu của khu vực có nhiều nét biến động mạnh, thể hiện qua
sự biến động mùa: mùa đông và mùa hè, mùa mưa và mùa khô. Thời tiết thường
gây úng vào đầu vụ đối với vụ đông xuân; hạn đầu vụ, úng cuối vụ đối với vụ hè.
- Nguồn nước: Thành phố Đông Hà có tổng trữ lượng nguồn nước mặt lớn,
ĐẠ

phân bố khá đều. Ngoài nguồn nước từ sông Hiếu, Vĩnh Phước, Thạch Hãn, Hói
Sòng và hàng chục khe suối, các hồ chứa, Đông Hà còn có một số hồ đập nhân tạo
phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cải tạo môi trường và nuôi trồng thuỷ sản như:
hồ Trung Chỉ, hồ Khe Mây, hồ Đại An, hồ Đại An, hồ Khe Sắn. Đông Hà còn là
I

nơi có sông Cam Lộ chảy qua.


HỌ

Hệ thống hồ đập ở thị xã là tiềm năng lợi thế để đầu tư xây dựng hình thành
các cụm điểm vui chơi, nghỉ ngơi giải trí theo hướng hệ lâm viên dịch vụ sinh thái.
- Tài nguyên: Nguồn khoáng sản ở Đông Hà nhìn chung nghèo, chủ yếu
gồm có đất sét làm gạch ngói nhưng trữ lượng không lớn lại phân bố rãi rác ở các
CK

phường Đông Giang, Đông Thanh, Đông Lương và phường 2. Việc khai thác
không thể thực hiện trên diện rộng và có quy mô lớn.
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
- Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
IN

Qua 3 năm 2015-2017, tình hình kinh tế của TP Đông Hà ngày càng phát
triển, với tốc độ tăng trưởng kinh tế tốt và có xu hướng ngày càng tăng. Tốc độ
H

tăng tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) bình quân giai đoạn này đạt 11,21; trong đó
khu vực nông-lâm-ngư nghiệp tăng 3,3%/năm, khu vực công nghiệp-xây dựng tăng
TẾ

10,8%,/năm; khu vực thương mại dịch vụ tăng 11,3%/năm. GDP bình quân đầu
người năm 2017 là 23,5 triệu đồng/người/năm.
Tổng thu ngân sách địa phương bình quân hàng năm tăng từ 19 - 21%; Tổng
vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng bình quân hàng năm 28- 30%; Giữ vững chất
HU

lượng phổ cập GDTH đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS, phấn đấu đạt chuẩn
phổ cập giáo dục bậc Trung học; phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi;

32

TR
Giảm tỷ suất sinh hàng năm 0,3%, giảm tỉ lệ người sinh con thứ 3 trên
ƯỜ
1%/năm; Quy mô dân số đến năm 2015 trên 09 vạn người; Tạo việc làm mới hàng
năm từ 1.300 đến 1.500 lao động; Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi xuống
dưới 8,5 % năm 2015; Giảm tỉ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm từ 0,5% đến 1% (theo
tiêu chí hiện hành); Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên đến 2015 đạt 1,1%; 90% hộ gia đình
NG
đạt chuẩn gia đình văn hóa, 50% phường được công nhận phường văn hóa, 100%
phường có thiết chế văn hoá.
Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế thành phố Đông Hà qua 3 năm 2015-2017
ĐVT: Tỷ đồng
ĐẠ

Năm 2015 2016 2017 Tốc độ


tăng
Giá Giá Giá
% % % trưởng
trị trị trị
I

Chỉ tiêu (%)


1. Nông-lâm-ngư nghiệp 136 0,8 135 0,7 145 0,7 3,3
HỌ

2. Công nghiệp - xây dựng 2.267 14,0 2.504 13,6 2.784 13,9 10,8
3. Thương mại - dịch vụ 13.784 85,2 15.745 85,6 17.090 85,4 11,3
Tổng cộng 16.186,5 100,0 18.384 100,0 20.019 100,0 11,2
CK

Nguồn: UBND TP Đông Hà và tính toán của tác giả


Cơ cấu kinh tế theo nhóm ngành chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với định
hướng của cả nước đó là tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm
dần tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp. Tuy nhiên tại TP Đông Hà, tỷ trọng nông nghiệp
IN

chiếm tỷ lệ dưới 1%. Qua 3 năm 2015-2017, cơ cấu tổng sản phẩm theo ngành kinh tế
(giá hiện hành) của khu vực công nghiệp - xây dựng giảm nhẹ từ 14,0% năm đến
13,9%, ngành dịch vụ tăng từ 85,2% năm 2014 lên 85,4% năm 2016. Ngược lại, khu
H

vực nông - lâm - thủy sản giảm từ 0,8% năm 2015 xuống 0,7% năm 2017.
* Dân số và lao động
TẾ

Sự phát triển của một địa phương được hình thành, kết hợp từ các yếu tố:
Nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, con người, khoa học công nghệ...Trong
đó, nguồn nhân lực được xác định là yếu tố quan trọng nhất, đây là yếu tố quyết
HU

định sự phát triển của xã hội. Vì vậy, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực là yếu tố cấp bách trước mắt cũng như lâu dài đối với thành phố trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội.
33

TR
Dân số trung bình năm 2015 của thành phố Đông Hà 86.816 người, trong đó
ƯỜ
phân theo giới tính nam là 42.900 người và nữ là 43.916 người. Đến năm 2017 thì
dân số là 90.491 người, mật độ dân số là 1.321 người/ km2. Dân số nữ có chiều
hướng tăng nhưng không đáng kể.
Bảng 2.2. Dân số trung bình phân theo giới tính và phân
NG
theo thành thị, nông thôn ở TP.Đông Hà qua 3 năm 2015-2017
Phân theo giới tính Phân theo khu vực
Năm Tổng số
Nam Nữ Thành thị nông thôn
2015 86.816 42.900 43.916 86.816 -
ĐẠ

2016 88.380 43.558 44.822 88.380 -


2017 90.491 44.229 46.262 90.491 -
Tốc độ tăng trưởng so với năm trước (%)
2015 100,6 101,3 100,3 100,6 -
2016 100,8 101,5 102,1 100,8 -
I

2017 102,4 103,5 103,2 102,4


Cơ cấu (%)
HỌ

2015 100,0 49,4 50,6 100,0 -


2016 100,0 49,3 50,7 100,0 -
2017 100,0 48,9 51,1 100,0 -
Nguồn: Niên giám thống kê của thành phố Đông Hà
CK

Tốc độ tăng dân số của thành phố qua 3 năm 2015- 2017 không cao. Nếu
năm 2015, toàn thành phố có 86.816 người thì đến năm 2017 là 90.491 người,
trung bình mỗi năm chỉ tăng 1.837,5 người/năm.
Bảng 2.3. Số lao động trong các cơ sở kinh tế cá thể phi nông lâm nghiệp
IN

và thủy sản phân theo ngành kinh tế ở TP.Đông Hà qua 3 năm 2015-2017
ĐVT: Người
H

Năm 2015 2016 2017


Tốc độ
tăng
Giá Giá Giá
% % % trưởng
trị trị trị
TẾ

(%)
Chỉ tiêu
1. Công nghiệp 2.042 16,2 1.728 13,9 1.626 12,2 -10,8
2. Xây dựng 402 3,2 783 6,3 700 5,2 32,0
3. Vận tải kho bãi 875 6,9 592 4,8 876 6,5 0,1
HU

4. Thương mại dịch vụ 9.307 73,7 9.317 75,0 10.175 76,1 4,6
Tổng số 12.626 100,0 12.420 100,0 13.377 100,0 2,9
Nguồn: Niên giám thống kê của Thành phố Đông Hà

34

TR
Xét cơ cấu lao động trong các cơ sở kinh tế cá thể phi nông lâm nghiệp và
ƯỜ
thủy sản phân theo ngành kinh tế ta có thể nhận thấy tỷ lệ lao động tham gia vào
ngành xây dựng tăng khá cao, năm 2015 có 402 người nhưng đến năm 2017 lên
đến 700 người, tăng bình quân là 32,0% năm. Ngành thương mại dịch vụ cũng có
sự tăng trưởng, năm 2015 có 9.307 người nhưng đến năm 2017 lên đến 10.175,
NG
tăng bình quân là 4,6% năm.
Bảng 2.4. Số cơ sở y tế - giường bệnh và cán bộ y tế tại TP.Đông Hà
qua 3 năm 2015-2017
Năm So sánh
ĐẠ

2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016


Chỉ tiêu ± % ± %
1. Cơ sở y tế (cơ sở y tế) 16 16 16 0 0,0 0 0,0
- Bệnh viện 2 2 2 0 0,0 0 0,0
I

- Phòng khám đa khoa khu vực 5 5 5 0 0,0 0 0,0


- Nhà hộ sinh - - - 0 0,0 0 0,0
HỌ

- Trạm y tế xã, phường 9 9 9 0 0,0 0 0,0


- Trạm y tế của cơ quan, xí nghiệp - - - 0 0,0 0 0,0
2. Giường bệnh (giường) 630 635 627 5 0,8 -8 -1,3
- Phòng khám đa khoa khu vực 5 15 15 10 200,0 0 0,0
CK

- Nhà hộ sinh - Maternity house - - - 0 0,0 0 0,0


- Trạm y tế xã, phường 45 50 42 5 11,1 -8 -16,0
- Trạm y tế của cơ quan, xí nghiệp - - - 0 0,0 0 0,0
3. Cán bộ ngành y (người) 595 543 559 -52 -8,7 16 2,9
- Bác sĩ 196 173 193 -23 -11,7 20 11,6
IN

- Y sĩ 78 66 72 -12 -15,4 6 9,1


- Y tá 249 237 288 -12 -4,8 51 21,5
- Hộ sinh 72 67 66 -5 -6,9 -1 -1,5
H

4. Cán bộ ngành dược (người) 173 135 110 -38 -22,0 -25 -18,5
- Dược sĩ (tiến sĩ, thạc sĩ, chuyên khoa) 29 47 34 18 62,1 -13 -27,7
TẾ

- Dược sĩ trung cấp 129 80 72 -49 -38,0 -8 -10,0


- Dược tá 15 8 4 -7 -46,7 -4 -50,0
Nguồn: Niên giám thống kê của thành phố Đông Hà
Hệ thống cơ sở y tế và các dịch vụ y tế trên địa bàn trên địa bàn thành phố
HU

tương đối phát triển, cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức
khỏe của nhân dân trong tỉnh. Các dịch vụ y tế ngày càng phát triển, đảm bảo chăm

35

TR
sóc sức khỏe cho nhân dân, đồng thời góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu ngành
ƯỜ
kinh tế của thành phố.
* Về lĩnh vực văn hóa - xã hội
Hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao, truyền thanh, truyền hình đã góp phần
tích cực vào việc tuyên truyền chủ trương,chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
NG
nước đến mọi tầng lớp nhân dân nói chung, người nghèo trên địa bàn nói riêng. Phát
hiện và nêu những gương tốt của hộ nghèo đã tích cực tham gia thực hiện cuộc vận
động xây dựng nếp sống văn minh, khu phố văn hóa, gia đình văn hóa.
Giáo dục - đào tạo: Mạng lưới trường lớp ở các cấp học được mở rộng cơ
ĐẠ

bản đáp ứng được nhu cầu học tập của người nghèo; chất lượng học tập của con em
hộ nghèo hàng năm đều tăng. Đến nay toàn thành phố có 56 đơn vị giáo dục, đào
tạo đáp ứng nhu cầu học tập của con em trên địa bàn, duy trì vững chắc 9/9 phường
I

đạt chuẩn phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi. Giáo dục đào tạo cho nhiều hộ nghèo đã
HỌ

có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên tỷ lệ học sinh bỏ học ở các cấp học còn
xảy ra, nguyên nhân chủ yếu do điều kiện hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn.
Giải quyết việc làm cho người dân có nhiều cố gắng. Thông qua thực hiện
chương trình Quốc gia giải quyết việc làm và lồng ghép các chương trình dự án, đã
CK

có những biện pháp tích cực để giải quyết việc làm cho người nghèo như: hỗ trợ
người dân mở rộng diện tích sản xuất, đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế, đào
tạo nghề cho lao động nông thôn, phối hợp với các ngành liên quan để xúc tiến
việc làm cho người nghèo. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cho vay giải quyết việc
IN

làm cho người nghèo.


Công tác giảm nghèo được thành phố quan tâm tổ chức thực hiện bằng các
H

biện pháp tích cực, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Bình quân mỗi
năm giảm 4,7% số hộ nghèo. Luôn quan tâm đảm bảo đời sống cho các đối tượng
TẾ

hộ nghèo thuộc diện cứu trợ xã hội thường xuyên và đột xuất. Mạng lưới y tế từng
bước đầu tư xây dựng, cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc khám chữa bệnh cho người
nghèo ngày càng được quan tâm. Các chương trình y tế Quốc gia được thực hiện
có hiệu quả, góp phần tích cực trong việc ngăn chặn và loại trừ các bệnh xã hội.
HU

Đến nay đã có 14.959 nhân khẩu được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo Quyết định
139/QĐ/TTg.

36

TR
- Hệ thống giáo dục- đào tạo: Công tác xã hội hóa giáo dục của thành phố
ƯỜ
đã được quan tâm thường xuyên bằng các hoạt động khuyến học, giáo dục ngoài
trường, hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng ở cơ sở đã từng bước góp
phần vào việc xây dựng một xã hội học tập. Hệ thống các trường cao đẳng, trung
học chuyên nghiệp, dạy nghề và phổ thông ngày càng phát đáp ứng được yêu cầu
NG
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Nhìn chung, giai đoạn từ 2013- 2017, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
thành phố Đông Hà lần thứ XII, nhiệm kỳ 2015-2020, thực hiện 5 nhiệm vụ công
tác trọng tâm của Đảng bộ, 17 đề án phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2015-2020,
ĐẠ

dưới sự lãnh đạo chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý, điều hành của chính
quyền và sự tham gia, thực hiện tích cực của các tầng lớp nhân dân, các doanh
nghiệp, kinh tế thành phố tiếp tục có bước tăng trưởng với nhịp độ khá và phát
I

triển theo hướng toàn diện, Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp từng bước phát triển
HỌ

nhanh theo hướng hiện đại; nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, hiệu quả
sản xuất hàng hóa được nâng cao; thương mại dịch vụ phát triển mạnh; qui hoạch
và đầu tư phát triển được đẩy mạnh, bộ mặt đô thị và nông thôn đổi mới rõ nét. Các
lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống của nhân dân được nâng cao.
CK

Giáo dục - đào tạo phát triển cả về số lượng và chất lượng, cơ sở vật chất tiếp tục
được tăng cường. Công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân có sự
chuyển biến tích cực; công tác dân số, gia đình, trẻ em được duy trì. Hoạt động văn
hóa thông tin, thể dục thể thao tiếp tục phát triển khá tốt, các vấn đề đảm bảo an
IN

sinh xã hội được quan tâm, triển khai thực hiện hiệu quả.
* Đánh giá chung về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Đông Hà
H

Kinh tế tăng trưởng với nhịp độ khá cao và phát triển theo hướng toàn diện,
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp từng bước phát triển nhanh theo hướng hiện đại;
TẾ

nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, hiệu quả, sản xuất hàng hóa được
nâng cao; thương mại dịch vụ phát triển mạnh; quy hoạch và đầu tư phát triển được
đẩy mạnh, bộ mặt đô thị và nông thôn đổi mới rõ nét. Các lĩnh vực văn hóa xã hội
có nhiều tiến bộ, đời sống của nhân dân được nâng cao toàn diện: Giáo dục - đào
HU

tạo phát triển cả về số lượng và chất lượng, cơ sở vật chất tiếp tục được tăng
cường. Công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân có sự chuyển

37

TR
biến tích cực; công tác dân số, gia đình, trẻ em được duy trì. Hoạt động văn hóa
ƯỜ
thông tin, thể dục thể thao tiếp tục phát triển khá tốt. Giải quyết việc làm và các
vấn đề an sinh xã hội được quan tâm, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao.
2.1.3. Những thuận lợi, khó khăn đối với công tác giảm nghèo bền vững tại
thành phố Đông Hà
NG
2.1.3.1. Thuận lợi
Kinh tế phát triển do đó có điều kiện để giảm nghèo (tỷ lệ chi cho công tác
giảm nghèo ngày càng tăng, nhiều tổ chức, cá nhân cùng tham gia công tác giảm
nghèo, toàn thể nhân dân của thành phố hàng năm đều đóng góp ủng hộ quỹ “ngày
ĐẠ

vì người nghèo”;
Dân trí cao, mọi người dân hiểu được chính sách pháp luật, hiểu rõ tầm
quan trọng của chính sách giảm nghèo;
I

Thành phố Đông Hà đã được chính phủ công nhận là đô thị loại 3 trực thuộc
HỌ

tỉnh. Thành phố tập trung cao độ cho phát triển kinh tế, phát triển tiềm năng du
lịch, dịch vụ, quản lý tốt quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng, phấn đấu trở
thành một trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giao dịch quốc tế có vai trò
tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của khu vực;
CK

Là địa phương có số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, số hộ kinh doanh cá
thể lớn nên nhân dân có nhiều cơ hội có việc làm, nâng cao thu nhập, nhiều cơ hội
làm ăn, buôn bán, kinh doanh;
Phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ có liên quan tới lĩnh vực xóa đói,
IN

giảm nghèo luôn được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cấp phẩm chất đạo đức
và năng lực công tác.
H

Do điều kiện kinh tế phát triển nên có nhiều tổ chức, doanh nghiệp và cá
nhân quan tâm ủng hộ công tác giảm nghèo của thành phố.
TẾ

2.1.3.2. Khó khăn


Là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế của tỉnh nên phát sinh nhiều tệ
nạn như ma túy, cờ bạc, số đề, cho vay nặng lãi… Dân số tăng cơ học cũng dẫn
đến áp lực về vấn đề an sinh như nhu cầu về đầu tư xây dựng trường lớp học, bệnh
HU

viện, trạm y tế, vấn đề về an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường…

38

TR
Là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất tỉnh, song phần lớn là hộ nghèo
ƯỜ
đô thị, hộ nghèo không có lao động. Để đầu tư cho các hộ nghèo tại đô thị thành
phố Đông Hà thoát nghèo bằng việc đầu tư cho kinh doanh, dịch vụ, thương mại
thì yêu cầu phải có nguồn vốn lớn, các cơ chế, chính sách phải mang tính thường
xuyên, lâu dài, xuyên suốt và đồng bộ, trong khi nguồn lực của thành phố còn có
NG
hạn, chưa đáp ứng được yêu cầu.
Một số cán bộ làm công tác giảm nghèo chưa tích cực, nhiệt tình, trách
nhiệm, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cơ sở, dẫn đến còn bỏ sót hộ nghèo, tiếp cận hộ
nghèo chủ yếu tính toán, áp dụng theo chuẩn nghèo do Nhà nước quy định, chưa có
ĐẠ

giải pháp tiếp cận đa chiều nên có những hộ khi áp dụng chuẩn nghèo thì không
thuộc đối tượng, song thực tế họ vẫn phải sống với mức nghèo khó.
2.2. Thực trạng giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố Đông Hà
I

2.2.1. Tình hình đói nghèo trên địa bàn thành phố Đông Hà
HỌ

Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân thành phố Đông Hà, Quảng Trị
đã có nhiều nỗ lực, đồng thời tranh thủ được sự giúp đỡ, hỗ trợ từ chính sách của
Nhà nước, khai thác tốt các tiềm năng, nguồn lực nên đã tạo được tốc độ tăng
trưởng khá. Đời sống người dân trên địa bàn từng bước được ổn định, góp phần to
CK

lớn vào việc giảm nghèo của địa phương. Đến nay toàn thành phố không còn hộ
đói và tỷ lệ hộ nghèo giảm qua các năm. Tuy nhiên hộ nghèo và hộ cận nghèo vẫn
còn ở 9/9 phường của thành phố. Tại các phường trung tâm của thành phố còn có
hộ dân không nằm trong danh sách nghèo nhưng không có nhà, không có đất, đang
IN

ở nhà thuê, ở phòng trọ tạm bợ và cuộc sống của họ hết sức khó khăn; có những
đối tượng lang thang, trộm cắp, thậm chí mắc tệ nạn xã hội, những đối tượng này
H

chưa được thống kê vào diện người nghèo. Những năm trở lại đây, do tốc độ đô thị
hóa nên số hộ thành thị ngày một tăng, số hộ nghèo, hộ cận nghèo khu vực đô thị
TẾ

tuy tỷ lệ thấp hơn song lại chiếm số đông so với số hộ nghèo nông thôn và tốc độ
nghèo khu vực đô thị chậm hơn, khó khăn hơn so với khu vực nông thôn, đây cũng
là những khó khăn của giảm nghèo tại TP Đông Hà. Tình hình hộ nghèo và hộ cận
nghèo tại thành phố Đông Hà qua 3 năm 2015-2017 được trình bày ở bảng sau.
HU

39

TR
Bảng 2.5. Tình hình hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn
thành phố Đông Hà qua 3 năm 2015-2017
ƯỜ
ĐVT: Hộ
Năm So sánh (%) Tốc độ
2015 2016 2017
tăng
NG
Số Số Số 16/15 17/16 trưởng
% % %
Chỉ tiêu lượng lượng lượng (%)
Tổng số hộ 20.667 21.791 22.638 5,4 3,9 4,7
Trong đó
ĐẠ

1. Hộ nghèo 879 4,3 947 4,3 768 3,4 7,7 - 18,9 -6,5
2. Hộ cận nghèo 2.056 9,9 1.749 8,0 1.722 7,6 -14,9 -1,5 -8,5
Nguồn: UBND thành phố Đông Hà
Qua Bảng 2.5 cho thấy, đặc điểm hộ nghèo ở thành phố Đông Hà được thể
I

hiện rất rõ ở hai khu vực: khu vực đô thị và khu vực ven đô. Các hộ nghèo khu vực
HỌ

đô thị chủ yếu là hộ sản xuất phi nông nghiệp, các hộ nghèo khu vực ven đô chủ
yếu là các hộ sản xuất nông nghiệp. Năm 2015 số hộ nghèo toàn thành phố là 879
hộ, chiếm tỷ lệ 4,3%, số hộ cận nghèo là 2.056 hộ, chiếm tỷ lệ 9,9%. Trong 9/9,
CK

phường, có 02 phường ở có tỷ lệ hộ nghèo dưới 4% là Phường Đông Giang và


phường 4. Năm 2016, số hộ nghèo toàn thành phố là 947 hộ, chiếm tỷ lệ 4,3%, số
hộ cận nghèo còn 1.749 hộ, chiếm tỷ lệ 8,0%. Đến năm 2017, số hộ nghèo toàn
thành phố chỉ còn 768 hộ, chiếm tỷ lệ 3,4%, số hộ cận nghèo còn 1.722 hộ, chiếm
IN

tỷ lệ 7,6 %. Mặc dù hàng năm số hộ nghèo đều giảm, song qua báo cáo của UBND
thành phố và kết quả điều tra cho thấy: ở những phường trung tâm TP, mặc dù tỷ lệ
hộ nghèo còn thấp, song việc giảm nghèo ở khu vực này rất khó khăn, có hộ không
H

thể giảm được nghèo do ốm đau nặng, có người già cả, tàn tật, mắc tệ nạn xã hội,
không có khả năng lao động, có địa phương qua 4 năm chỉ giảm được 02 đến 05 hộ
TẾ

như Phường 4, Đông Giang, đây cũng là đặc trưng của giảm nghèo khu vực đô thị.
Từ kết quả phân tích trên đây cho thấy, qua 3 năm 2015-2017, số hộ nghèo
trên địa bàn thành phố Đông Hà giảm bình quân 6,5%/năm. Hộ cận nghèo giảm
HU

bình quân 8,5%/năm. Kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo thể hiện sự nỗ
lực, cố gắng của chính quyền và nhân dân thành phố Đông Hà.

40

TR
Bảng 2.6. Tình hình hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn
thành phố Đông Hà phân theo đơn vị hành chính qua 3 năm 2015-2017
ƯỜ
So sánh (%) Tốc độ
Năm 2015 2016 2017
tăng
SL SL SL 16/15 17/16 trưởng
% % %
NG
Chỉ tiêu (hộ) (hộ) (hộ) (%)
1. Hộ nghèo 879 100,0 947 100,0 768 100,0 7,7 -18,9 -6,5
Trong đó:
- Phường 1 90 10,2 98 10,3 77 10,0 8,8 -21,3 -7,4
- Phường 2 81 9,2 91 9,6 69 9,0 12,4 -24,0 -7,5
ĐẠ

- Phường 3 102 11,6 104 11,0 86 11,2 2,2 -17,4 -8,2


- Phường 4 146 16,6 152 16,1 129 16,8 4,5 -15,4 -6,0
- Phường 5 84 9,6 87 9,2 69 9,0 3,2 -20,7 -9,5
- Đông Thanh 77 8,8 87 9,2 68 8,9 12,6 -21,5 -6,0
- Đông Giang 163 18,6 156 16,5 124 16,1 -4,4 -20,9 -13,0
I

- Đông Lễ 62 7,0 69 7,3 57 7,4 12,4 -17,8 -3,9


- Đông Lương 74 8,4 102 10,8 89 11,6 38,5 -12,9 9,8
HỌ

2. Hộ cận nghèo 2.056 100,0 1.749 100,0 1.722 100,0 -14,9 -1,5 -8,5
Trong đó:
- Phường 1 208 10,1 175 10,0 169 9,8 -15,8 -3,5 -9,9
- Phường 2 199 9,7 173 9,9 174 10,1 -13,2 0,4 -6,6
CK

- Phường 3 230 11,2 184 10,5 183 10,6 -20,2 -0,6 -11,0
- Phường 4 331 16,1 278 15,9 270 15,7 -16,0 -2,8 -9,6
- Phường 5 193 9,4 168 9,6 162 9,4 -13,1 -3,6 -8,5
- Đông Thanh 187 9,1 161 9,2 167 9,7 -14,0 3,8 -5,5
- Đông Giang 333 16,2 294 16,8 277 16,1 -11,8 -5,6 -8,8
IN

- Đông Lễ 154 7,5 142 8,1 150 8,7 -8,1 5,7 -1,4
- Đông Lương 220 10,7 175 10,0 170 9,9 -20,5 -2,5 -12,0
Nguồn: UBND thành phố Đông Hà
H

Kết quả phân tích ở Bảng 2.6, cho thấ phường 4 và phường Đông Giang có
tỷ lệ hộ nghèo cao nhất. Phường 4 và Phường Đông Giang là 2 phường khó khăn
nhất nên hộ nghèo, hộ cận nghèo tập trung ở đây cao nhất. Các phường còn lại có
TẾ

tỷ lệ hộ nghèo khá sát với mức trung bình chung toàn thành phố.
2.2.2. Tình hình đói nghèo phân theo khu vực ở thành phố Đông Hà
Để thấy được đặc điểm nghèo tại thành phố Đông Hà phân theo khu vực;
HU

ngành nghề chính, tài sản, vốn, đất đai, nhân khẩu, lao động, học vấn, thu nhập của
hộ nghèo, cận nghèo, chúng ta lần lượt phân tích các nội dung sau.

41

TR
Bảng 2.7. Tình hình hộ nghèo và hộ cận nghèo thành phố Đông Hà
phân theo khu vực qua 3 năm 2015-2017
ƯỜ
So sánh (%) Tốc độ
Năm 2015 2016 2017
tăng
SL SL SL 16/15 17/16 trưởng
% % %
NG
Chỉ tiêu (hộ) (hộ) (hộ) (%)
1. Hộ nghèo 879 100,0 947 100,0 768 100,0 7,7 - 18,9 -6,5
Trong đó
- Nội đô 362 41,2 387 40,9 327 42,6 6,9 - 15,5 -5,0
- Ven đô 517 58,8 560 59,1 441 57,4 8,3 -21,3 -7,6
ĐẠ

2. Hộ cận nghèo 2.056 100,0 1.749 100,0 1.722 100,0 -14,9 -1,5 -8,5
Trong đó
- Nội đô 812 39,5 701 40,1 670 38,9 -13,7 -4,4 -9,2
- Ven đô 1.244 60,5 1.048 59,9 1.052 61,1 -15,8 0,4 -8,0
Nguồn: UBND thành phố Đông Hà
I

Qua Bảng 2.7, cho thấy hộ nghèo nội đô chủ yếu là hộ sản xuất phi nông
HỌ

nghiệp: Các nguyên nhân dẫn đến nghèo của các hộ này thường là: Thu nhập thấp
và không ổn định: Có hai nguyên nhân chính dẫn đến thu nhập thấp và không ổn
định đó là: Không có khả năng tham gia vào thị trường lao động do bị tàn tật hay
CK

sức khỏe yếu, hoặc tham gia vào thị trường lao động nhưng tiền công quá thấp và
không ổn định do thiếu chuyên môn, tay nghề và các kỹ năng cần thiết khác.
Đến năm 2017, số hộ nghèo nội đô ở thành phố Đông Hà chiếm tỷ lệ 42,6%
trong tổng số hộ nghèo của thành phố. Ven đô chiếm tỷ lệ 57,4%; hộ cận nghèo nội
IN

đô ở thành phố Đông Hà chiếm tỷ lệ 38,9%; ven đô chiếm tỷ lệ 61,1%. Số hộ


nghèo nội đô thường phải chi trả nhiều nhiều hơn người nghèo ở ven đo do giá cả
sinh hoạt ở đô thị cao hơn, ngoài việc chi trả cho ăn uống hàng ngày, họ phải chi
H

trả thêm các khoản dịch vụ như: Nước sinh hoạt, thu gom rác thải, vệ sinh môi
trường, phương tiện đi lại, chăm sóc sức khỏe và trông nom con cái.
TẾ

Tốc độ giảm nghèo của các hộ nghèo khu vực đô thị chậm hơn so với tốc độ
giảm nghèo ở các hộ khu vực nông thôn, thậm chí số hộ cận nghèo ven đô năm
2017 còn tăng so với năm 2016 là 0,4%. Đối với những hộ nghèo do ốm đau, bệnh
HU

tật, mắc tệ nạn xã hội, không có lao động, không có việc làm, nếu không hỗ trợ
bằng các chính sách an sinh thì không thể thoát nghèo.

42

TR
2.2.3. Tình hình đói nghèo phân theo nghề nghiệp chính
ƯỜ
Tình hình hộ nghèo và hộ cận nghèo thành phố Đông Hà phân theo nghề
nghiệp chính qua 3 năm 2015-2017 được trình bày ở bảng sau.
Bảng 2.8. Tình hình hộ nghèo và hộ cận nghèo thành phố Đông Hà
phân theo nghề nghiệp qua 3 năm 2015-2017
NG
So sánh (%)
Tốc độ
Năm 2015 2016 2017
tăng
trưởng
SL SL SL 16/15 17/16
% % % (%)
Chỉ tiêu (hộ) (hộ) (hộ)
ĐẠ

1. Hộ nghèo 879 100,0 947 100,0 768 100,0 7,7 -18,9 -6,5
Trong đó
- Nông nghiệp 357 40,6 378 39,9 293 38,1 5,9 -22,6 -9,5
- Công nghiệp, xây dựng 253 28,8 276 29,1 218 28,4 8,9 -20,9 -7,2
- Thương mại, dịch vụ 152 17,3 152 16,1 124 16,2 0,3 -18,4 -9,5
I

- Thất nghiệp 117 13,3 141 14,9 133 17,3 20,7 -5,8 6,6
2. Hộ cận nghèo 2.056 100,0 1.749 100,0 1.722 100,0 -14,9 -1,5 -8,5
HỌ

Trong đó
- Nông nghiệp 681 33,1 603 34,5 616 35,8 -11,3 2,2 -4,8
- Công nghiệp, xây dựng 500 24,3 449 25,7 470 27,3 -10,0 4,6 -3,0
- Thương mại, dịch vụ 372 18,1 338 19,3 310 18,0 -9,3 -8,2 -8,7
- Thất nghiệp 504 24,5 359 20,5 325 18,9 -28,8 -9,2 -19,6
CK

Nguồn: UBND thành phố Đông Hà


Qua Bảng 2.8, cho thấy đa số hộ nghèo và hộ cận nghèo chủ yếu là các hộ
sản xuất nông nghiệp. Nguyên nhân dẫn đến nghèo của các hộ nông thôn, ngoài
những nguyên nhân nghèo như hộ nghèo thành thị, hộ nghèo nông thôn còn có
IN

thêm những nguyên nhân khác như: Đông người ăn theo, mắc tệ nạn xã hội, thiếu
đất sản xuất, không biết cách làm ăn, chây lười lao động… Số hộ nghèo, cận nghèo
H

ở khu vực ven đô chiếm tỷ trọng thấp hơn so với tổng số hộ nghèo toàn thành phố
nhưng lại chiếm tỷ lệ cao so với dân số ở khu vực nông thôn.
2.2.4. Các đặc điểm chính của các hộ nghèo và cận nghèo
TẾ

2.2.4.1. Tình hình nhân khẩu


Quy mô hộ gia đình là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến mức thu nhập
của các thành viên trong hộ. Tỷ lệ sinh trong các hộ gia đình nghèo thường rất cao.
HU

Đông con là một trong những đặc điểm chung của các hộ gia đình nghèo. Đây vừa là
nguyên nhân vừa là hệ quả của nghèo đói.

43

TR
Bảng 2.9. Tình hình hộ nghèo và hộ cận nghèo thành phố Đông Hà
phân theo nhân khẩu qua 3 năm 2015-2017
ƯỜ
So sánh (%) Tốc độ
Năm 2015 2016 2017
tăng

SL SL SL 16/15 17/16 trưởng


NG
% % % (%)
Chỉ tiêu (hộ) (hộ) (hộ)
1. Hộ nghèo 879 100,0 947 100,0 768 100,0 7,7 -18,9 -6,5
Trong đó
- Từ 1-3 nhân khẩu 323 36,7 327 34,5 273 35,5 1,3 -16,6 -8,1
ĐẠ

- Từ 4-5 nhân khẩu 293 33,3 331 34,9 270 35,1 12,9 -18,4 -4,0
- Trên 6 nhân khẩu 264 30,0 290 30,6 226 29,4 9,9 -22,1 -7,5
2. Hộ cận nghèo 2.056 100,0 1.749 100,0 1.722 100,0 -14,9 -1,5 -8,5
Trong đó
I

- Từ 1-3 nhân khẩu 752 36,6 651 37,2 613 35,6 -13,5 -5,8 -9,7
- Từ 4-5 nhân khẩu 722 35,1 630 36,0 599 34,8 -12,8 -4,8 -8,9
HỌ

- Trên 6 nhân khẩu 582 28,3 469 26,8 510 29,6 -19,4 8,7 -6,4
Nguồn: UBND thành phố Đông Hà
Đối với thành phố Đông Hà, vấn đề nhân khẩu ở hộ nghèo được Đảng bộ và
các cấp chính quyền hết sức quan tâm. Đây là vấn đề ảnh hưởng rất lớn trong công
CK

tác giảm nghèo. Hộ nghèo, hộ cận nghèo ở thành phố Đông Hà có quy mô gia đình
khá lớn, bình quân nhân khẩu/hộ là 6 người trong khi đó bình quân lao động/hộ là 2
người. Như vậy, bình quân một lao động nuôi 3 người. Tỷ lệ người ăn theo cao là
IN

một gánh nặng cho hộ gia đình cũng như cho xã hội.
2.2.4.2. Tình hình lao động
Tình hình hộ nghèo và hộ cận nghèo thành phố Đông Hà phân theo lao động
H

của hộ qua 3 năm 2015-2017 được trình bày ở bảng sau.


Qua Bảng 2.10, cho thấy nhiều hộ hoàn cảnh gia đình đông con từ 3 lao động
TẾ

trở lên hoặc có người mắc tệ nạn xã hội nhưng lại thiếu các thành viên có thể tạo ra
thu nhập như gia đình có nhiều con nhưng chưa đủ tuổi lao động, có người già yếu
hay bệnh tật. Hộ nghèo đô thị còn bị ảnh hưởng bởi những biến động của thị trường
như giá cả hàng hóa tăng, tiền công lao động giảm. Tại thành phố Đông Hà là địa
HU

phương có số doanh nghiệp, số hộ kinh doanh cá thể tăng mạnh, nhu cầu lao động
cũng rất cao, song một số lao động thuộc diện hộ nghèo lại chưa đáp ứng yêu cầu.

44

TR
Bảng 2.10. Tình hình hộ nghèo và hộ cận nghèo thành phố Đông Hà
phân theo lao động của hộ qua 3 năm 2015-2017
ƯỜ
So sánh (%)
Tốc độ
Năm 2015 2016 2017
tăng
16/15 17/16 trưởng
SL SL SL (%)
% % %
Chỉ tiêu (hộ) (hộ) (hộ)
NG
1. Hộ nghèo 879 100,0 947 100,0 768 100,0 7,7 -18,9 -6,5
Trong đó
- 1 lao động 309 35,2 343 36,2 268 34,9 10,8 -21,8 -6,9
- 2 lao động 308 35,0 313 33,1 267 34,8 1,9 -14,7 -6,8
- 3 lao động trở lên 262 29,8 291 30,7 233 30,3 11,0 -20,0 -5,7
2. Hộ cận nghèo 2.056 100,0 1.749 100,0 1.722 100,0 -14,9 -1,5 -8,5
ĐẠ

Trong đó
- 1 lao động 724 35,2 651 37,2 630 36,6 -10,1 -3,1 -6,7
- 2 lao động 720 35,0 630 36,0 604 35,1 -12,5 -4,0 -8,4
- 3 lao động trở lên 613 29,8 469 26,8 487 28,3 -23,5 4,0 -10,8
Nguồn: UBND thành phố Đông Hà
I

Hộ nghèo đô thị còn thường xuyên phải chịu những nguy cơ như túng thiếu,
HỌ

nợ nần dẫn đến phải vay nặng lãi, tín dụng đen. Nghèo túng, buồn, chán cũng rất rễ
sa đà vào rượu chè, cờ bạc, lô đề… như vậy đã nghèo lại càng nghèo hơn.
2.2.4.3. Trình độ học vấn
Tình hình hộ nghèo và hộ cận nghèo thành phố Đông Hà phân theo trình độ
CK

qua 3 năm 2015-2017 được trình bày ở bảng sau.


Bảng 2.11. Tình hình hộ nghèo và hộ cận nghèo thành phố Đông Hà
phân theo trình độ qua 3 năm 2015-2017
Năm So sánh (%)
Tốc độ
IN

2015 2016 2017


tăng
16/15 17/16 trưởng
SL SL SL (%)
% % %
Chỉ tiêu (hộ) (hộ) (hộ)
H

1. Hộ nghèo 879 100,0 947 100,0 768 100,0 7,7 -18,9 -6,5
Trong đó
- Tiểu học 273 31,1 297 31,4 248 32,3 8,8 -16,6 -4,7
- Trung học cơ sở 257 29,2 266 28,1 214 27,8 3,7 -19,8 -8,8
TẾ

- Phổ thông trung học 187 21,3 207 21,9 167 21,7 10,8 -19,6 -5,7
- Trung cấp trở lên 162 18,4 176 18,6 140 18,2 8,9 -20,6 -7,0
2. Hộ cận nghèo 2.056 100,0 1.749 100,0 1.722 100,0 -14,9 -1,5 -8,5
Trong đó
- Tiểu học 621 30,2 547 31,3 541 31,4 -11,8 -1,2 -6,7
HU

- Trung học cơ sở 615 29,9 505 28,9 503 29,2 -17,8 -0,5 -9,6
- Phổ thông trung học 446 21,7 401 22,9 363 21,1 -10,2 -9,3 -9,8
- Trung cấp trở lên 374 18,2 296 16,9 315 18,3 -21,0 6,6 -8,2
Nguồn: UBND thành phố Đông Hà
45

TR
Qua Bảng 2.11, cho thấy đa số chủ hộ thuộc diện nghèo có trình độ tiểu học
ƯỜ
và THCS, ngoài ra vẫn còn có 2% chủ hộ nghèo mù chữ, 21,7% chủ hộ nghèo có
trình độ THPT.
Kết quả này cho thấy, nếu chỉ áp dụng các giải pháp như hỗ trợ về vốn, nhà
ở, trợ cấp… theo như cơ chế, chính sách hiện hành thành phố đang thực hiện thì rất
NG
khó để có thể giảm nghèo bền vững đối với các hộ nghèo đô thị, mà phải áp dụng
các giải pháp mang tính chiến lược như: Đào tạo nghề, giới thiệu việc làm; đối với
các hộ có người mắc tệ nạn xã hội như nghiện ma túy thì cần phải giúp đỡ đưa
người nghiện đi cai nghiện ở Trung tâm chữa bệnh lao động xã hội của thành phố.
ĐẠ

Hoặc cho dùng thuốc điều trị thay thế, thuốc cai nghiện theo chương trình dự án
của tỉnh và sau cai, phải tạo điều kiện cho người nghiện có việc làm, có thu nhập.
2.2.4.4. Tình hình đất đai
I

Tình hình hộ nghèo và hộ cận nghèo thành phố Đông Hà phân theo đất đai
HỌ

qua 3 năm 2015-2017 được trình bày ở bảng sau.


Bảng 2.12. Tình hình hộ nghèo và hộ cận nghèo thành phố Đông Hà
phân theo đất đai qua 3 năm 2015-2017
Năm So sánh (%)
CK

Tốc độ
2015 2016 2017
tăng
16/15 17/16
trưởng
SL SL SL
% % % (%)
Chỉ tiêu (hộ) (hộ) (hộ)
1. Hộ nghèo 879 100,0 947 100,0 768 100,0 7,7 -18,9 -6,5
IN

Trong đó
- Dưới 50 m2 379 43,1 429 45,3 342 44,5 13,2 -20,3 -5,0
- Từ 50 đến 100 m2 287 32,7 308 32,5 244 31,8 7,1 -20,6 -7,8
- Trên 100 m2 213 24,2 210 22,2 182 23,7 -1,2 -13,4 -7,5
H

2. Hộ cận nghèo 2.056 100,0 1.749 100,0 1.722 100,0 -14,9 -1,5 -8,5
Trong đó
- Dưới 50 m2 866 42,1 733 41,9 703 40,8 -15,3 -4,1 -9,9
- Từ 50 đến 100 m2
TẾ

726 35,3 607 34,7 556 32,3 -16,4 -8,4 -12,5


- Trên 100 m2 465 22,6 409 23,4 463 26,9 -11,9 13,2 -0,2
Nguồn: UBND thành phố Đông Hà
Qua Bảng 2.12, cho thấy thành phố Đông Hà còn có nhiều hộ dân di cư ở
HU

các địa phương đến làm ăn, sinh sống, số hộ này không có hộ khẩu tại thành phố,
không có nhà cửa, không có đất đai, phải thuê nhà ở, thuê phòng trọ, trong số này
còn có cả những đối tượng vi phạm pháp luật, mắc tệ nạn xã hội ở nơi khác đến,

46

TR
trong đó nhiều hộ, nhiều đối tượng có cuộc sống hết sức khó khăn song họ không
ƯỜ
được thống kê vào danh sách hộ nghèo.
2.2.4.5. Tình hình tài sản
Tình hình hộ nghèo và hộ cận nghèo thành phố Đông Hà phân theo tài sản qua
3 năm 2015-2017 được trình bày ở bảng sau.
NG
Bảng 2.13. Tình hình hộ nghèo và hộ cận nghèo thành phố Đông Hà
phân theo tài sản qua 3 năm 2015-2017
Năm So sánh (%)
Tốc độ
2015 2016 2017
tăng
ĐẠ

16/15 17/16
trưởng
SL SL SL
% % % (%)
Chỉ tiêu (hộ) (hộ) (hộ)
1. Hộ nghèo 879 100,0 947 100,0 768 100,0 7,7 -18,9 -6,5
Trong đó
I

- Dưới 10 triệu đồng 396 45,1 414 43,7 316 41,2 4,4 -23,5 -10,7
- Từ 10- 20 triệu đồng 278 31,6 283 29,9 243 31,6 1,9 -14,3 -6,5
HỌ

- Trên 20 triệu đồng 205 23,3 250 26,4 209 27,2 22,1 -16,4 1,0
2. Hộ cận nghèo 2.056 100,0 1.749 100,0 1.722 100,0 -14,9 -1,5 -8,5
Trong đó
- Dưới 10 triệu đồng 888 43,2 778 44,5 709 41,2 -12,4 -8,8 -10,6
CK

- Từ 10- 20 triệu đồng 588 28,6 535 30,6 544 31,6 -9,0 1,7 -3,8
- Trên 20 triệu đồng 580 28,2 436 24,9 468 27,2 -24,9 7,6 -10,1
Nguồn: UBND thành phố Đông Hà
Qua kết quả phân tích trên cho thấy, người nghèo đô thị cũng khó có khả
IN

năng tiếp cận đến thị trường nhà ở nên họ thường sống trong môi trường chật chội,
tạm bợ, điều kiện sống không đảm bảo và không an toàn.
2.2.4.6. Tình hình thu nhập
H

Qua việc phân chia các hộ theo từng nhóm thu nhập ta thấy có 30,3% các gia
đình có thu nhập dưới 4,1 triệu đồng/người/năm. Các hộ này cần nỗ lực rất lớn để đạt
TẾ

được mức thu nhập ở ngưỡng nghèo, nếu không họ có nguy cơ nghèo lâu dài. Tuy
nhiên, đây là nhóm dân cư được hưởng trợ cấp xã hội nhiều nhất và nhờ đó hạn chế
được tình trạng quá nghèo, 63% gia đình có thu nhập bình quân xung quanh ngưỡng
nghèo, họ có thể thoát nghèo trong những năm tới vì không cần nỗ lực quá lớn để vượt
HU

qua ngưỡng nghèo hay duy trì mức thu nhập trên ngưỡng nghèo. Tuy nhiên, họ rất dễ
bị ảnh hưởng khi có các biến cố xảy ra (lạm phát, tai nạn, bệnh tật…)

47

TR
Bảng 2.14. Tình hình hộ nghèo và hộ cận nghèo thành phố Đông Hà
phân theo thu nhập qua 3 năm 2015-2017
ƯỜ
Năm So sánh (%)
2015 2016 2017 Tốc độ
tăng
16/15 17/16
trưởng
SL SL SL
NG
% % % (%)
Chỉ tiêu (hộ) (hộ) (hộ)
1. Hộ nghèo 879 100,0 947 100,0 768 100,0 7,7 -18,9 -6,5
Trong đó
- Từ 0-4,1 triệu đồng 273 31,1 277 29,2 233 30,3 1,2 -15,8 -7,7
- Từ 4,2-8,4 triệu đồng 254 28,9 259 27,3 201 26,2 1,8 -22,2 -11,0
ĐẠ

- Từ 8,5-10,2 triệu đồng 185 21,1 211 22,3 151 19,6 13,9 -28,7 -9,9
- Từ 10,2-12 triệu đồng 166 18,9 201 21,2 184 23,9 20,8 -8,6 5,1
2. Hộ cận nghèo 2.056 100,0 1.749 100,0 1.722 100,0 -14,9 -1,5 -8,5
Trong đó
I

- Từ 0-4,1 triệu đồng 615 29,9 533 30,5 530 30,8 -13,2 -0,6 -7,1
- Từ 4,2-8,4 triệu đồng 541 26,3 474 27,1 486 28,2 -12,3 2,5 -5,2
HỌ

- Từ 8,5-10,2 triệu đồng 518 25,2 392 22,4 370 21,5 -24,4 -5,5 -15,5
- Từ 10,2-12 triệu đồng 382 18,6 350 20,0 336 19,5 -8,5 -4,0 -6,3
Nguồn: UBND thành phố Đông Hà
Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của thành
CK

phố, tình hình đời sống của bà con nhân dân thành phố Đông Hà từng bước được
cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người cao hơn mức bình quân chung của tỉnh.
Tuy nhiên, chuẩn hộ nghèo và hộ cận nghèo hiện nay thành phố Đông Hà vẫn đang
IN

áp dụng theo chuẩn chung do Nhà nước quy định. So sánh các nguồn thu nhập, đối
với nhóm thu nhập thấp, nguồn thu nhập chính là từ trợ cấp xã hội. Hộ càng nghèo thì
thu nhập từ việc làm càng thấp so với thu nhập từ các khoản trợ cấp xã hội. Tiền trợ
H

cấp chiếm 68% tổng thu nhập của nhóm gia đình nghèo nhất, nhưng chỉ chiếm 18%
tổng thu nhập các hộ khá hơn. Điều này cho thấy sự phụ thuộc quá lớn của nhóm gia
TẾ

đình nghèo nhất vào hỗ trợ từ bên ngoài. Nhóm này cũng chính là nhóm ít có khả năng
thoát nghèo nhất, đây sẽ là một gánh nặng cho Nhà nước. Mặc dù tiền trợ cấp rất đa
dạng và phân bố không đều, tùy theo hoàn cảnh của các gia đình (số con, số người
bệnh, hoặc người cao tuổi), nhưng nguyên tắc chung là tiền trợ cấp giảm nếu thu nhập
HU

của gia đình tăng lên.

48

TR
2.2.5. Tình hình tổ chức công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố
Đông Hà
ƯỜ
2.2.5.1. Tổ chức bộ máy và phân công phối hợp thực hiện
Công tác giảm nghèo bền vững là một chủ trương, chính sách lớn bao gồm
nhiều hợp phần chính sách khác nhau, bên cạnh đó mỗi hợp phần chính sách lại
NG
hướng tới những mục tiêu khác nhau. Bởi vậy, để tổ chức thực hiện cần có sự tham
gia vào cuộc của rất nhiều cơ quan nhà nước khác nhau từ trung ương đến địa
phương. Sự tham gia vào quá trình tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền
vững của các cơ quan nhà nước cần phải được tổ chức một cách khoa học và hợp
ĐẠ

lý trên cơ sở tạo ra một cơ chế, cách thức phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng và thống
nhất nhằm khai thác được năng lực, sở trường cũng như các điều kiện vật chất khác
của các cấp, các ngành vào quá trình thực hiện chính sách.
Ở địa phương, việc phân công, phối hợp để tổ chức thực hiện chính sách
I

giảm nghèo bền vững cũng được giao tương ứng cho các cơ quan chuyên môn
HỌ

thuộc cấp tỉnh và cấp thành phố. Như vậy, việc thực hiện chính sách giảm nghèo
bền vững ở nước ta nói chung và thành phố Đông Hà nói riêng đang được thực
hiện và quản lý theo ngành dọc và theo địa giới hành chính. Cơ cấu tổ chức Ban
CK

chỉ đạo giảm nghèo bền vững thành phố Đông Hà được trình bày ở sơ đồ sau.

TRƯỞNG BAN
(Phó Chủ tịch Văn xã UBND thành phố )

Phó Trưởng Ban


IN

(Trưởng phòng Lao động TB-XH)

Các Ủy viên
H

Tổ thư ký giúp việc


TẾ

BAN CHỈ ĐẠO CẤP PHƯỜNG


- Trưởng Ban: Phó Chủ tịch UBND Phường (kiêm nhiệm)
- 02 Phó Ban
- 01 cán bộ phụ trách hoạt động giảm nghèo
HU

Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy Ban chỉ đạo chương trình giảm nghèo
Nguồn: UBND thành phố Đông Hà
49

TR
UBND TP Đông Hà ban hành Quyết định số 1125/QĐ-UBND ngày
ƯỜ
10/9/2013 về việc thành lập Ban chỉ đạo Chương trình giảm nghèo bền vững thành
phố Đông Hà, thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 (gọi tắt là Ban Chỉ đạo Chương
trình giảm nghèo).
Bảng 2.15. Lực lượng cán bộ tham gia ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững
NG
trên địa bàn thành phố Đông Hà qua 3 năm 2015 - 2017
ĐVT: Người
Năm So sánh
2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016
ĐẠ

Chỉ tiêu ± % ± %
1. Lực lượng cán bộ công chức toàn
143 157 162 14 9,8 5 3,2
thành phố Đông Hà
I

2. Cán bộ làm công tác giảm nghèo 14 16 17 2 14,3 1 6,3


3. Tỷ lệ cán bộ công chức/cán bộ làm
HỌ

9,8 10,2 10,5 0,4 4,1 0,3 3,0


công tác giảm nghèo
Nguồn: UBND thành phố Đông Hà
Qua Bảng 2.15, cho thấy Ban chỉ đạo gồm có 35 thành viên, trong đó,
CK

Trưởng ban là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phụ trách lĩnh vực Văn xã,
01 Phó Trưởng ban là Trưởng phòng Lao động TB-XH thành phố, còn các ủy viên
là trưởng, phó các phòng ban chuyên môn của thành phố, Chủ tịch Ủy ban
MTTQVN thành phố, Trưởng các đoàn thể thành phố và Phó Giám đốc Chi nhánh
IN

Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Trị. Các thành viên Ban chỉ đạo đã có sự phối hợp,
đưa ra nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả trong quá trình triển khai thực hiện
H

Chương trình. Tổ thư ký giúp việc cho Ban chỉ đạo gồm 03 thành viên gồm 01 Tổ
trưởng và 02 Tổ viên. Việc chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước về giảm nghèo
bền vững thành phố Đông Hà về cơ bản vẫn do bộ máy hành chính của các cơ
TẾ

quan, đơn vị trực thuộc thành phố thực hiện, vừa theo phân cấp về quản lý hành
chính vừa theo phân cấp cũng mang tính hành chính về quản lý kinh tế - xã hội.
Công tác tổ chức nhằm kiện toàn bộ máy Ban Chỉ đạo Chương trình giảm
HU

nghèo từ thành phố đến phường. Ban hành Quy chế hoạt động, phân công các
thành viên Ban chỉ đạo từ thành phố đến phường theo dõi, giám sát về công tác

50

TR
giảm nghèo bền vững ở địa bàn phụ trách. Ngoài ra công tác tổ chức giảm nghèo
ƯỜ
còn tập trung đẩy mạnh hoạt động đào tạo, tập huấn, nhằm nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cơ sở. Quá trình công tác đã xây dựng cơ sở
dữ liệu quản lý, theo dõi biến động hộ nghèo, hộ cận nghèo phục vụ cho công tác
quản lý nhà nước, làm cơ sở thực hiện các chính sách an sinh xã hội và đánh giá
NG
kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo chung của thành phố và các phường.
2.2.5.2. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện giảm nghèo bền vững
Để thực hiện các văn bản chính sách về giảm nghèo bền vững của các cơ
quan nhà nước cấp trên, Đảng bộ và chính quyền thành phố Đông Hà đã ban hành
ĐẠ

theo thẩm quyền hoặc chủ trì soạn thảo trình cơ quan có thẩm quyền ban hành
nhiều văn bản. Tình hình ban hành văn bản và kế hoạch tổ chức thực hiện giảm
nghèo bền vững tại thành phố Đông Hà được trình bày ở bảng sau.
I

Bảng 2.16. Tình hình ban hành văn bản và kế hoạch tổ chức thực hiện giảm
nghèo bền vững trên địa bàn thành phố Đông Hà qua 3 năm 2015-2017
HỌ

ĐVT: Văn bản


Năm So sánh
2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016
CK

Chỉ tiêu ± % ± %
1. Văn bản chỉ đạo 6 7 9 1 16,7 2 28,6
Trong đó:
- Chính phủ quy định chi tiết về
IN

giảm nghèo bền vững 4 5 7 1 25,0 2 40,0


- Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo,
H

hướng dẫn thực hiện 2 2 2 0 0,0 0 0,0


2. Nghị quyết chuyên đề 4 5 5 1 25,0 0 0,0
3. Kế hoạch thực hiện 3 4 5 1 33,3 1 25,0
TẾ

Nguồn: UBND thành phố Đông Hà


Qua 3 năm 2015-2017, cho thấy để tổ chức triển khai thực hiện chính sách
giảm nghèo bền vững, các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương đã chủ
HU

động xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ của cấp mình. Trên cơ sở tình hình thực tế của địa phương mình, tỉnh
Quảng Trị, thành phố Đông Hà đã chủ động xây dựng và ban hành kế hoạch tổ
51

TR
chức thực hiện chính sách giảm nghèo ở địa phương mình. Thành phố đã ban hành
ƯỜ
22 văn bản để tổ chức triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững,
HĐND thành phố ban hành 14 Nghị quyết chuyên đề, UBND thành phố ban hành
12 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện. Đảng bộ chính quyền và nhân dân thành
phố Đông Hà đã thực hiện đồng bộ và tổng hợp nhiều nguồn lực, nhiều chính sách
NG
đầu tư cho công tác xoá đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, kế hoạch tổ chức triển khai
thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững còn được gửi đến các tổ chức chính trị -
xã hội trong thành phố để phối hợp thực hiện.
2.2.5.3. Phổ biến tuyên truyền về chính sách giảm nghèo bền vững
ĐẠ

Công tác phổ biến tuyên truyền về chính sách giảm nghèo bền vững ở thành
phố Đông Hà qua 3 năm 2015 - 2017 được trình bày ở bảng sau.
Bảng 2.17. Tình hình phổ biến tuyên truyền về giảm nghèo bền vững
I

trên địa bàn thành phố Đông Hà qua 3 năm 2015-2017


HỌ

Năm ĐVT So sánh


2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016
Chỉ tiêu ± % ± %
1. Hội nghị lần 5 7 8 2 40,0 1 14,3
CK

2. Chuyên trang, chuyên mục số 4 5 7 1 25,0 2 40,0


Trong đó:
- Báo Quảng Trị số 2 2 3 0 0,0 1 50,0
- Đài THTH thành phố số 2 3 4 1 50,0 1 33,3
IN

3. Tập huấn nghiệp vụ lần 6 8 11 2 33,3 3 37,5


4. Sinh hoạt chuyên đề lần 54 75 87 21 38,9 12 16,0
5. Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý lần 12 14 17 2 16,7 3 21,4
H

6. Tờ gấp, tờ rơi tuyên truyền về


tờ 600 700 700 100 16,7 0 0,0
giảm nghèo bền vững
Nguồn: UBND thành phố Đông Hà
TẾ

Qua Bảng 2.17, cho thấy qua 3 năm 2015-2017, toàn thành phố đã tổ chức
gần 20 hội nghị chuyên đề để quán triệt, triển khai chính sách giảm nghèo bền
vững. Các cơ quan Báo, Đài của thành phố đã xây dựng 16 chuyên trang, chuyên
HU

mục và thường xuyên tổ chức phát sóng, phổ biến về chủ trương, chính sách xóa
đói giảm nghèo tới các cấp, các ngành và người dân, đồng thời nêu lên những điển

52

TR
hình tiên tiến trong phong trào giảm nghèo, kịp thời động viên người nghèo vươn
ƯỜ
lên thoát nghèo. Việc trợ giúp pháp lý cho người dân và người nghèo các phường
còn gặp nhiều khó khăn luôn được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. Toàn
thành phố đã thành lập được 43 câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, tổ chức 25 lớp tập
huấn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật; tổ chức 216 buổi sinh hoạt chuyên đề và tư
NG
vấn giải quyết 35 vụ việc ở cơ sở cho 108 lượt người; biên soạn 2.000 tờ gấp tuyên
truyền về chính sách giảm nghèo bền vững với những thông tin cụ thể, dễ đọc, dễ
hiểu góp phần tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo bền vững trên địa bàn.
Từ kết quả phân tích cho thấy, công tác tuyên truyền thực hiện chính sách
ĐẠ

giảm nghèo bền vững có vai trò quan trọng trong việc giáo dục, trợ giúp pháp lý
nâng cao nhận thức, hiểu biết, giúp người nghèo có thể nắm bắt và hiểu được chủ
trương, đường lối của Đảng và chính sách giảm nghèo bền vững của nhà nước để
I

họ yên tâm lao động sản xuất, tích cực, chủ động, có kế hoạch tham gia vào quá
HỌ

trình thực hiện chính sách hướng tới đạt được các mục tiêu của chính sách giảm
nghèo bền vững.
2.2.5.4. Huy động bố trí nguồn lực để thực hiện
Trong quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững cần phải huy
CK

động, bố trí một khối lượng nguồn lực rất lớn để có thể đưa chính sách vào đời
sống xã hội. Với đặc điểm KT-XH của thành phố, các địa phương trong thành phố
đã tích cực huy động và sử dụng nguồn lực nội tại của mình cùng với sự hỗ trợ từ
nguồn ngân sách trên địa bàn để tổ chức triển khai thực hiện chính sách giảm
IN

nghèo bền vững trên địa bàn. Nguồn lực này chủ yếu tập trung vào hai loại nguồn
lực cơ bản là; (i) nguồn lực cơ sở hạ tầng, tài nguyên thiên nhiên, ứng dụng khoa
H

học công nghệ và (ii) nguồn lực vốn. Qua 3 năm 2015- 2017, thành phố Đông Hà
đã biết phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ
TẾ

của nhà nước, doanh nghiệp và các nguồn vốn khác để tập trung thực hiện công tác
giảm nghèo. Nguồn vốn huy động phục vụ giảm nghèo bền vững tại thành phố
Đông Hà qua 3 năm 2015- 2017 được trình bày ở bảng sau.
HU

53

TR
Bảng 2.18. Tình hình huy động các nguồn lực trong công tác nghèo bền vững
tại thành phố Đông Hà qua 3 năm 2015 - 2017
ƯỜ
ĐVT: Triệu đồng
Năm So sánh
2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016
NG
Chỉ tiêu ± % ± %
Tổng nguồn lực huy động 264.000 285.000 360.000 21.000 8,0 75.000 26,3
1. Ngân sách trung ương 169.000 185.000 250.000 16.000 9,5 65.000 35,1
2. Ngân sách địa phương 80.000 80.000 85.000 0 0,0 5.000 6,3
ĐẠ

3. Từ tổ chức và cá nhân:
Doanh nghiệp trong và ngoài 15.000 20.000 25.000 5.000 33,3 5.000 25,0
thành phố; nhà hảo tâm
I

Nguồn: UBND thành phố Đông Hà


HỌ

Cụ thể, nguồn vốn huy động từ ngân sách trung ương, ngân sách địa
phương, các đơn vị doanh nghiệp cho chương trình giảm nghèo năm 2017 được
360 tỷ đồng (tăng 26,3 % so với 2016). Đã tập trung sử dụng lồng ghép để ưu tiên
đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, các chương trình kinh tế - xã hội cho các
CK

phường nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm cho người lao
động, xóa đói giảm nghèo và ổn định dân cư một cách toàn diện trên tất cả các mặt
đời sống vật chất, tinh thần, nhất là những nơi người dân đang gặp nhiều khó khăn
IN

chồng lấp. Qua 3 năm 2015-2017, thành phố Đông Hà thu hút được 909 tỷ đồng,
trong đó vốn tín dụng là 849 tỷ đồng (Ngân sách trung ương: 604 tỷ đồng đồng.
Ngân sách địa phương: 245 tỷ đồng. Vốn huy động từ tổ chức và cá nhân: 60 tỷ
H

đồng). Thành phố Đông Hà có nguồn thu từ phát triển KT-XH không đáng kể, hầu
hết ngân sách phụ thuộc vào trung ương trong khi ngân sách trung ương lại chưa
TẾ

đủ để đáp ứng hết nhu cầu đối với công tác thực hiện giảm nghèo bền vững, đồng
thời nguồn lực đầu tư còn phân tán và dàn trải, chưa tập trung ưu tiên giải quyết
những vấn đề bức xúc nhất ở những địa bàn trọng điểm nhất nên các chủ trương,
kỳ vọng trong giảm nghèo bền vững tại thành phố Đông Hà trong giai đoạn vừa
HU

qua chưa mang lại kết quả như mong muốn của nhà nước cũng như của các đối
tượng chính sách và của toàn xã hội.

54

TR
2.2.5.5. Kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện
ƯỜ
Để công tác giảm nghèo bền vững mang lại kết quả, phù hợp với điều kiện
và hoàn cảnh thực tế của địa phương, trong những năm qua cấp ủy Đảng và chính
quyền địa phương đã tích cực kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách
giảm nghèo bền vững ở địa phương mình. Tình hình kiểm tra, giám sát quá trình
NG
thực hiện giảm nghèo bền vững giai đoạn 2015-2017 được trình bày ở bảng sau.
Bảng 2.19. Tình hình kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện giảm nghèo bền
vững tại thành phố Đông Hà qua 3 năm 2015 - 2017
Năm So sánh
ĐẠ

ĐVT 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016


Chỉ tiêu ± % ± %
1. Số đợt kiểm tra, giám sát đợt 20 24 25 4 20,0 1 4,2
2. Phát hiện hạn chế, yếu kém trường hợp 3 4 4 1 33,3 0 0,0
I

Nguồn: UBND thành phố Đông Hà


Qua 3 năm 2015-2017 đã thực hiện 69 đợt kiểm tra, giám sát và đánh giá
HỌ

việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố. Phát hiện
và xử lý, kiến nghị đến cấp có thẩm quyền kịp thời xử lý 11 trường hợp hạn chế
yếu kém trong tổ chức quản lý giảm nghèo bền vững. Từ những kết quả đó, thành
CK

phố Đông Hà đã ban hành các kế hoạch kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện
chính sách xóa đói giảm nghèo bền vững trên địa bàn, đồng thời đôn đốc, chỉ đạo
các ban, ngành, đoàn thể của địa phương tích cực tham gia vào công tác kiểm tra,
giám sát, đánh giá quá trình thực hiện. Hàng năm, Thành ủy, HĐND thành phố đều
IN

ban hành nghị quyết, các chương trình, kế hoạch giám sát việc thực hiện chính sách
giảm nghèo bền vững hàng năm trên địa bàn. Căn cứ vào nghị quyết của Tỉnh ủy,
H

nghị quyết của HĐND, UBND thành phố ban hành kế hoạch thực hiện giám sát
việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững hàng năm. Thành phố đã thành lập
các đoàn kiểm tra, giám sát với các thành viên trong đoàn là lãnh đạo của các
TẾ

Phòng, Ban, Ngành, đoàn thể có liên quan.


2.2.6. Tình hình thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo bền vững
trên địa bàn thành phố Đông Hà
HU

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững theo Nghị quyết của Ban Chấp
hành Đảng bộ thành phố Đông Hà khóa XII, nhiệm kỳ 2015 - 2020, UBND TP
Đông Hà đã xây dựng Đề án số 06/ĐA-UBND, ngày 15/7/2015; HĐND Thành phố
55

TR
Đông Hà đã ban hành Nghị quyết số 23/2011/NQ- HĐND về việc phê chuẩn Đề án
ƯỜ
giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố Đông Hà giai đoạn 2015-2020. Đây là
nhiệm vụ hết sức quan trọng được được các cấp, các ngành từ thành phố đến các
phường tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Hiện nay, thành phố đang thực hiện
đồng bộ các các chương trình, chính sách giảm nghèo bền vững cụ thể như sau.
NG
2.2.6.1. Chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo
Thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội, hộ nghèo có nhu cầu, đủ điều kiện
tiếp tục được vay vốn ưu đãi đề sản xuất kinh doanh dịch vụ nhằm cải thiện đời
sống, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững. Ban đại diện Ngân hàng
ĐẠ

chính sách xã hội thành phố đã phối hợp với các phường kiện toàn các tổ vay vốn.
Qua 3 năm 2015-2017 có 1.128 lượt hộ nghèo được vay vốn với tổng kinh phí:
45.750.000.000 đồng (từ nguồn vốn của Trung ương, tỉnh, thành phố) việc thực
I

hiện vay vốn được thông qua các tổ chức do Ngân hàng chính sách xã hội ủy thác
cho các đoàn thể chính trị xã hội như: Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ
HỌ

nữ… tại 9/9 phường thuộc thành phố. Trong đó, ngân sách thành phố mỗi năm
chuyển sang Ngân hàng Chính sách 85 tỷ đồng.
Vốn cho vay nhìn chung được hộ nghèo sử dụng đúng mục đích, có hiệu
CK

quả, người nghèo tiếp cận thuận lợi hơn, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo. Quy trình
cho vay của Ngân hàng chính sách được các hộ nghèo đánh giá là đơn giản và phù
hợp với trình độ của người nghèo.
Kết quả phân tích cho thấy, qua 3 năm 2015-2017, vốn tín dụng của Ngân
IN

hàng đã đến được 100% các phường và hầu hết hộ nghèo và các đối tượng chính
sách có nhu cầu vay vốn đều được đáp ứng, góp phần giảm nhanh số hộ nghèo.
H

Tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ gặp khó khăn
đột xuất được vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, học tập, học nghề
TẾ

và đi xuất khẩu lao động để tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo.
Trong thời gian tới tiếp tục phát huy hiệu quả các tổ chức nhận ủy thác vay
vốn và các tổ tiết kiệm vay vốn của các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành
phố. Đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu vay vốn phải có phương án sản
HU

xuất kinh doanh và được các tổ chức đoàn thể tín chấp cho vay, đảm bảo nguồn
vốn vay đúng đối tượng, kịp thời và sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả; Tăng

56

TR
cường công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay; xử lý theo quy định đối
ƯỜ
với các hộ có nợ đọng kéo dài.
2.2.6.2. Chính sách đào tạo nghề, tập huấn khoa học kỹ thuật và hỗ trợ sản xuất,
phát triển hệ thống khuyến nông
Đa số hộ nghèo ở thành phố Đông Hà là hộ nghèo đô thị và là hộ phi nông
NG
nghiệp. Để giảm nghèo một cách bền vững thì việc đào tạo nghề, giới thiệu việc
làm đóng vai trò quan trọng. Thành phố Đông Hà đã xây dựng Đề án đào tạo nghề
cho lao động nông thôn giai đoạn 2015 - 2020. Kết quả đào tạo nghề trong chương
trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố Đông Hà qua 3 năm 2015-2017
ĐẠ

được trình bày ở bảng sau.


Bảng 2.20. Tình hình đào tạo nghề trong chương trình giảm nghèo bền vững
trên địa bàn thành phố Đông Hà qua 3 năm 2015-2017
I

Năm So sánh
2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016
HỌ

Chỉ tiêu ± % ± %
1. May công nghiệp 81 149 136 68 84,0 -13 -8,7
2. Kỹ thuật trồng và chế biến nấm 76 71 15 -5 -6,6 -56 -78,9
CK

3. Trồng hoa và cây cảnh 51 60 51 9 17,6 -9 -15,0


4. Chăn nuôi thú y 51 134 189 83 162,7 55 41,0
5. Hàn điện 41 15 15 -26 -63,4 0 0,0
6. Nền công trường 41 21 23 -20 -48,8 2 9,5
7. Mộc dân dụng và công trường 41 13 12 -28 -68,3 -1 -7,7
IN

8. Mây tre đan 24 41 21 17 70,8 -20 -48,8


9. Trồng rau, cây dược liệu an toàn 23 14 82 -9 -39,1 68 485,7
Tổng số 429 518 544 89 20,7 26 5,0
H

Nguồn: UBND thành phố Đông Hà


Qua Bảng 2.20, cho thấy qua 3 năm 2015-2017, UBND thành phố đã chỉ đạo
TẾ

Trường Trung cấp nghề phối hợp với Phòng Kinh tế, Phòng Lao động Thương binh
và Xã hội, các đơn vị có liên quan tổ chức được 87 lớp dạy nghề với 1.491 học viên,
trong đó có 9 lớp cho các địa phương chuyển đổi cơ cấu lao động, với các nghề như:
HU

May công nghiệp, Xây dựng, điện dân dụng, Kỹ thuật trồng nấm, hoa, cây cảnh,
chăn nuôi thú y…với tổng kinh phí là 3.150 triệu đồng. Tổ chức triển khai thực hiện
được 5 mô hình khuyến nông - khuyến ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ
57

TR
nghèo với tổng số tiền là 500 triệu đồng. Với chính sách khuyến nông-lâm-ngư
ƯỜ
nghiệp và hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật, kiến thức vào sản xuất cho hộ
nghèo, hỗ trợ người nghèo về kiến thức và kỹ năng xây dựng kế hoạch, bố trí sản
xuất hợp lý, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào tổ chức sản xuất và kinh doanh,
tiêu thụ sản phẩm, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững. Củng cố đội ngũ
NG
khuyến nông ở cơ sở, tăng cường hướng dẫn cho hộ nghèo, hộ cận nghèo về kiến
thức và kỹ năng trong sản xuất, kinh doanh; xây dựng kế hoạch phù hợp với thị
trường, điều kiện tự nhiên và lợi thế cạnh tranh của địa phương; trang bị kiến thức và
kỹ năng về khuyến nông-lâm-ngư thông qua áp dụng khuyến nông có sự tham gia
ĐẠ

của người dân, tập huấn trên cơ sở mô hình thực tế. Cung cấp các thông tin khoa học
và kỹ thuật, thị trường cho nông dân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Kết quả giải quyết việc làm trong chương trình giảm nghèo bền vững trên
I

địa bàn thành phố Đông Hà qua 3 năm 2015-2017 được trình bày ở bảng sau.
Bảng 2.21. Tình hình giải quyết việc làm trong chương trình giảm nghèo bền
HỌ

vững trên địa bàn thành phố Đông Hà qua 3 năm 2015-2017
Năm So sánh
2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016
CK

Chỉ tiêu ± % ± %
1. Đi làm việc tại các cơ quan, đơn
326 309 355 -17 -5,2 45 14,7
vị, cơ sở SXKD trên địa bàn
2. Đi làm việc ngoại tỉnh 75 128 142 54 72,0 14 10,7
IN

3. Đi làm việc tại nước ngoài 36 12 13 -23 -65,7 1 8,3


4. GQVL từ chương trình 120 88 45 94 -43 -48,4 49 107,1
H

5. GQVL từ phát triển kinh tế hộ


245 323 244 78 31,9 -79 -24,4
gia đình
6. GQVL từ các cơ quan, đoàn thể 70 57 69 -13 -18,2 12 20,8
TẾ

7. GQVL khác 271 228 194 -43 -15,9 -35 -15,2


Tổng số 1.110 1.103 1.110 -7 -0,7 7 0,7
Nguồn: UBND thành phố Đông Hà
HU

Qua Bảng 2.21, cho thấy qua 3 năm 2015-2017, giải quyết việc làm cho
3.323 lượt người lao động có việc làm, bình quân đạt 1.101 lượt người, trong đó có
345 người đi làm việc ngoại tỉnh, 61 lao động xuất khẩu ra nước ngoài, còn lại là

58

TR
lao động trong tỉnh. Những chính sách đào tạo nghề, tập huấn khoa học kỹ thuật và
ƯỜ
hỗ trợ sản xuất, phát triển hệ thống khuyến nông không chỉ giúp cho người nghèo
biết cách làm ăn mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho họ sản xuất hiệu quả hơn.
Từ kết quả phân tích trên đây cho thấy, trong thời gian qua thành phố Đông
Hà đã triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông
NG
thôn trên địa bàn thành phố, giai đoạn 2011 - 2020”, trong đó ưu tiên hỗ trợ đào tạo
nghề miễn phí cho hộ nghèo, hộ cận nghèo thông qua các khóa đào tạo nghề ngắn
hạn để họ tự tạo việc làm, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Gắn đào tạo
nghề với tạo việc làm và hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi để người dân được tiếp
ĐẠ

cận, được trợ giúp giới thiệu việc làm miễn phí. Tích cực triển khai các giải pháp
tư vấn, giới thiệu việc làm đưa lao động đi làm việc tại các khu công nghiệp, các
doanh nghiệp trong nước và xuất khẩu lao động
I

2.2.6.3. Chính sách đầu tư kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế
HỌ

Các chương trình xây dựng trạm y tế phường, xây dựng trường chuẩn quốc
gia luôn được quan tâm. Đến nay thành phố đã có 41 trường đạt chuẩn quốc gia
trong đó: 13 trường mầm non, 12 trường tiểu học, 11 trường THCS và 5 trường
THPT; đến năm 2020 Thành phố Đông Hà sẽ phấn đấu 9/9 phường có trạm y tế
CK

đạt chuẩn theo quy định.


Tuy nhiên, do dân số tăng nhanh, một lực lượng lớn dân số trong độ tuổi
sinh đẻ di cư về thành phố học tập và công tác. Mặc dù đã được quan tâm đầu tư,
song hệ thống trường mầm non, tiểu học hiện nay đã bị quá tải, không đáp ứng
IN

được yêu cầu. Nhiều gia đình do điều kiện cư trú, thời gian làm việc của phụ huynh
không đảm bảo, đã phải gửi con ở những trường mầm non dân lập, tư thục với số
H

học phí phải đóng thường cao hơn các trường mầm non công lập. Trong tuyển sinh
đầu cấp, các hộ nghèo (có hộ khẩu tại thành phố) đã được thành phố ưu tiên xét
TẾ

vào học trong các trường mầm non công lập. Việc làm này cũng đã phần nào giảm
bớt khó khăn cho hộ nghèo.
2.2.6.4. Chính sách tạo điều kiện để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội
* Hỗ trợ y tế
HU

Tình hình cấp thẻ bảo hiểm y tế trong chương trình giảm nghèo bền vững
trên địa bàn thành phố Đông Hà qua 3 năm 2015-2017 được trình bày ở bảng sau.

59

TR
Bảng 2.22. Tình hình cấp thẻ bảo hiểm y tế trong chương trình giảm nghèo
bền vững trên địa bàn thành phố Đông Hà qua 3 năm 2015-2017
ƯỜ
Năm So sánh
ĐVT 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016
Chỉ tiêu ± % ± %
NG
1. Cấp thẻ bảo hiểm y tế thẻ 4.612 6.112 6.489 1500 32,5 377 6,2
2. Tổng kinh phí triệu đồng 5.268 6.512 7.222 1244 23,6 710 10,9
Nguồn: UBND thành phố Đông Hà
Qua Bảng 2.22, cho thấy qua 3 năm 2015-2017, thành phố Đông Hà đã tiến
ĐẠ

hành cấp thẻ BHYT cho người nghèo, cụ thể năm 2015 cấp 4.612 thẻ, với tổng
kinh phí: 5.268 triệu đồng; năm 2016 cấp 6.112 thẻ với tổng kinh phí: 6.512 triệu
đồng; năm 2017 cấp 6.489 thẻ với tổng kinh phí là 7.222 triệu đồng. Thực tế cho
I

thấy thành phố Đông Hà đã cấp 100% thẻ BHYT cho người nghèo, 100% số người
HỌ

nghèo được khám chữa bệnh miễn phí ở Trung tâm y tế thành phố và các bệnh viện
tuyến tỉnh và trung ương. 100% con em hộ nghèo được miễn giảm học phí và tiền
đóng góp xây dựng trường theo quy định.
Kết quả phân tích cho thấy, thành phố đã thực hiện đầy đủ, kịp thời và có
CK

hiệu quả chính sách hỗ trợ cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, người cận
nghèo, người thuộc hộ gia đình làm nông lâm ngư nghiệp có thu nhập trung bình.
Bên cạnh đó, củng cố hệ thống mạng lưới y tế ở cơ sở; nâng cao chất lượng khám,
IN

chữa bệnh các cơ sở y tế, đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa chăm sóc sức khỏe
cho người nghèo, người cận nghèo.
* Hỗ trợ an sinh xã hội
H

Ngoài việc cấp 100% thẻ BHYT cho người nghèo và con em hộ nghèo được
miễn giảm học phí và tiền đóng góp xây dựng trường theo quy định, trong những
TẾ

năm qua, thành phố Đông Hà thực hiện các chính sách khác như:
Hộ nghèo có nhu cầu, có khả năng phát triển kinh tế hộ gia đình đều được
vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội.
Cấp tiền cứu đói giáp hạt trong dịp tết Nguyên đán năm 2015 là 611 hộ, 924
HU

nhân khẩu với số tiền là 3.250 triệu đồng, năm 2016 là 565 hộ, 1.213 nhân khẩu
với số tiền là 5.560 triệu đồng, năm 2016 là 456 hộ với 987 nhân khẩu với số tiền

60

TR
là 7.770 triệu đồng. Cứu trợ đột xuất đối với hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt
ƯỜ
khó khăn trong dịp tết Nguyên đán 2017 cho 238 hộ, bằng 652 nhân khẩu với tổng
số tiền là 5.870 triệu đồng.
* Hỗ trợ giáo dục
Qua 3 năm 2015, 2017, thành phố triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời chính
NG
sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh nghèo, cận nghèo
ở các cấp học, bậc học theo quy định hiện hành. Kêu gọi sự ủng hộ của các tổ
chức, cá nhân để xây dựng Quỹ khuyến học, duy trì hỗ trợ học bổng thường. Kết
quả, năm 2015 hỗ trợ 934 học sinh với tổng kinh phí 3.500 triệu đồng; Năm 2016
ĐẠ

hỗ trợ 1.120 học sinh với tổng kinh phí 4.60 triệu đồng. Năm 2017 hỗ trợ miễn
giảm học phí cho khối THCS số tiền là 2.250 triệu đồng, khối mầm non là 1.470
triệu đồng, hỗ trợ ăn trưa cho các cháu khối mầm non là 250 triệu đồng.
I

* Hỗ trợ về điện, nước sinh hoạt


HỌ

Thành phố triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo
theo quy định tại Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 07/4/2014 của Thủ tướng
Chính phủ, bảo đảm hộ nghèo được hưởng trợ cấp tiền điện dùng cho sinh hoạt
hàng ngày đầy đủ và kịp thời, qua đó góp phần giảm bớt khó khăn của hộ nghèo.
CK

Qua 3 năm 2015-2017, đã hỗ trợ kinh phí xây dựng công trình nước sạch sinh hoạt
cho 50 hộ nghèo có khó khăn về nước sinh hoạt năm 2015, tổng số tiền hỗ trợ là 80
triệu đồng. Hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, năm 2015 hỗ trợ 512 hộ nghèo với tổng
kinh phí 2.210 triệu đồng; Năm 2016 hỗ trợ 612 hộ nghèo với tổng kinh phí 3.450
IN

triệu đồng; Năm 2017 hỗ trợ 341 hộ nghèo với tổng kinh phí 4.121 triệu đồng.
* Hỗ trợ về nhà ở
H

Thực hiện tốt việc hỗ trợ nhà ở cho đối tượng chính sách là hộ nghèo. Phối
hợp với UBMTTQVN thành phố, UBND các phường vận động nguồn lực hỗ trợ nhà
TẾ

ở cho hộ nghèo trên địa bàn thành phố đang có nhà ở xuống cấp, ưu tiên hộ nghèo có
người cao tuổi, người khuyết tật. Tổng kinh phí hỗ trợ về nhà ở trong chương trình
giảm nghèo bền vững qua 3 năm 2015-2017 được trình bày ở bảng sau.
HU

61

TR
Bảng 2.23. Tình hình hỗ trợ về nhà ở trong chương trình giảm nghèo bền
vững trên địa bàn thành phố Đông Hà qua 3 năm 2015-2017
ƯỜ
ĐVT: Triệu đồng
Năm So sánh
2016/2015 2017/2016
NG
2015 2016 2017
Chỉ tiêu ± % ± %
1. Hỗ trợ về nhà ở: 20.520 15.271 12.800 -5.249 -25,6 -2.471 -16,2
- Xóa nhà dột nát: 30 triệu - đồng/hộ 13.680 8.500 7.560 -5.180 -37,9 -940 -11,1
- Sửa chữa: 15 triệu đồng/hộ 6.840 6.771 5.240 -69 -1,0 -1.531 -22,6
2. Hỗ trợ nước sạch sinh hoạt 1,5
ĐẠ

1.019 800 750 -219 -21,5 -50 -6,3


triệu đồng/hộ
3. Hỗ trợ mở lớp hướng dẫn khoa
800 600 500 -200 -25,0 -100 -16,7
học kỹ thuật (lồng ghép)
I

4. Đào tạo nghề, hướng dẫn kỹ thuật 5.450 4.310 4.200 -1.140 -20,9 -110 -2,6
5. Tập huấn cho cán bộ làm công tác
HỌ

giảm nghèo bền vững, kinh phí triển 730 650 600 -80 -11,0 -50 -7,7
khai đề án….
6. Quỹ hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận
5.500 8.650 9.600 3.150 57,3 950 11,0
nghèo vay vốn
CK

Tổng cộng 34.019 30.281 28.450 -3.738 -11,0 -1.831 -6,0


Nguồn: UBND thành phố Đông Hà
Qua 3 năm 2015-2017, cho thấy trên địa bàn thành phố Đông Hà có 102 nhà
cần được làm mới hoặc sửa chữa. Sau 3 năm triển khai chính sách hỗ trợ xóa nhà
IN

dột nát cho hộ nghèo UBND thành phố Đông Hà đã phối hợp chặt chẽ với Thường
trực Uỷ ban MTTQ thành phố, cùng với các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể
H

chính trị - xã hội các phường trên địa bàn, ngoài khoản ngân sách thành phố hỗ trợ,
đã huy động mọi nguồn lực trong nhân dân ủng hộ giúp đỡ hộ nghèo để xây dựng
mới và sửa chữa nhà cho hộ nghèo. Đến năm 2017, toàn thành phố đã cơ bản xóa
TẾ

nhà tạm, nhà dột nát. Thành phố cũng đã thực hiện các chế độ, chính sách trong thu
hồi, bồi thường và tái định cư để thực hiện các Dự án trên địa bàn đối với các hộ
dân nói chung và các hộ nghèo, hộ cận nghèo được thực hiện đầy đủ. Toàn thành
HU

phố không có hộ nghèo, hộ nghèo mới, hộ tái nghèo thuộc diện bị thu hồi đất.

62

TR
* Hỗ trợ về pháp lý cho người nghèo
ƯỜ
Thành phố Đông Hà đã xây dựng Quy chế tiếp công dân của thành phố.
Theo đó vào thứ 6 hàng tuần lãnh đạo thành phố trực tiếp công dân, các ngày làm
việc trong tuần bộ phận tiếp công dân của thành phố trực tiếp nhận các đơn thư
khiếu nại, tố cáo của công dân, đồng thời tiếp nhận các ý kiến kiến nghị, phản ánh
NG
của công dân để kịp thời báo cáo giải quyết. Đối với các phường cũng tổ chức trực
tiếp công dân theo quy định. Ngoài ra, cổng thông tin điện tử của thành phố Đông
Hà cũng đã đăng tải toàn bộ các thông tin liên quan đến các thủ tục hành chính, đặc
biệt là các chế độ liên quan đến đất đai, bồi thường, giải phóng mặt bằng, các chế
ĐẠ

độ chính sách về giảm nghèo, các hoạt động của thành phố… để nhân dân cũng
như người nghèo tiếp cận và theo dõi.
Trong thời gian tới, thành phố tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách trợ
I

giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo nhằm nâng cao hiểu biết về quyền và nghĩa
HỌ

vụ của mình, chủ động tiếp cận các chính sách trợ giúp của nhà nước để vươn lên
thoát nghèo. Khảo sát nhu cầu của người nghèo để xây dựng kế hoạch trợ giúp, tổ
chức tập huấn nghiệp vụ cho trợ giúp viên, cộng tác viên và tình nguyện viên, chú
trọng trợ giúp pháp lý lưu động hướng về cơ sở cho các đối tượng là người nghèo,
CK

người khuyết tật, trẻ em…


Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động thông tin, tuyên truyền để người
nghèo, cận nghèo tiếp cận các chính sách giảm nghèo; phổ biến các mô hình giảm
nghèo có hiệu quả, nêu gương những hộ thoát nghèo điển hình.
IN

2.2.7. Kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn
thành phố Đông Hà
H

Giai đoạn 2011-2015 hộ nghèo được tính theo tiêu chuẩn nghèo cũ, từ
ngày 5 tháng 1 năm 2016, tiêu chuẩn nghèo đa chiều được áp dụng, vì vậy kết
TẾ

quả rà soát hộ nghèo năm 2016 theo tiêu chuẩn mới có nhiều hộ trước đây không
thuộc diện hộ nghèo đã bị xếp vào hộ nghèo. Kết quả thực hiện chương trình
giảm nghèo bền vững tại thành phố Đông Hà qua 3 năm 2015-2017 được trình
bày ở bảng dưới.
HU

Qua Bảng 2.24, cho thấy tỷ lệ hộ nghèo các phường ở thành phố Đông Hà
có sự biến động qua 3 năm 2015-2017, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhưng lại tăng trở lại

63

TR
vào năm 2016 do áp dụng theo tiêu chuẩn mới, tuy nhiên đến 2017 thì tỷ lệ hộ
ƯỜ
nghèo đã giảm trở lại. Xét tổng thế số hộ nghèo của thành phố Đông Hà năm 2016
tăng so với năm 2015, với số lượng 68 hộ, tương ứng tăng là 7,7%, bên cạnh một
số lý do tái nghèo thì số hộ nghèo tăng do áp dụng theo tiêu chuẩn nghèo mới. Hộ
cận nghèo có xu hướng giảm, tương ứng 14,9%; hộ nghèo năm 2017 giảm so với
NG
năm 2016, với số lượng 179 hộ, tương ứng giảm là 18,9%, bên cạnh một số lý do
tái nghèo thì số hộ nghèo tăng do áp dụng theo tiêu chuẩn nghèo mới. Hộ cận
nghèo năm 2017 giảm tương ứng 1,5% với 27 hộ.
Bảng 2.24. Kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn
ĐẠ

thành phố Đông Hà qua 3 năm 2015-2017


Năm So sánh Tốc độ
2016/2015 2017/2016 tăng
2015 2016 2017
I

trưởng
± % ± %
Chỉ tiêu (%)
HỌ

1. Tổng số hộ 20.667 21.791 22.638 1.124 5,4 847,0 3,9 4,7


2. Hộ nghèo 879 947 768 68 7,7 -179,0 -18,9 -6,5
- Thoát nghèo 203 235 202 32 15,8 -33,0 -14,0 -0,2
CK

- Tái nghèo 19 36 18 17 89,5 -18,0 -50,0 -2,7


- Nghèo phát sinh 65 20 64 -45 -69,2 44,0 220,0 -0,8
3. Hộ cận nghèo 2.056 1.749 1.722 -307 -14,9 -27,0 -1,5 -8,5
- Thoát cận nghèo 389 388 381 -1 -0,3 -7,0 -1,8 -1,0
IN

- Tái cận nghèo 140 138 138 -2 -1,4 - - -0,7


- Cận nghèo phát sinh 308 307 301 -1 -0,3 -6,0 -2,0 -1,1
Nguồn: UBND thành phố Đông Hà
H

Năm 2015, có 203 hộ đã thoát nghèo nhưng có 19 hộ tái nghèo và 65 hộ


phát sinh nghèo, tỷ lệ tái nghèo là 1,94%. Năm 2016, có 235 hộ thoát nghèo, 36 hộ
TẾ

tái nghèo và 20 hộ phát sinh nghèo, tỷ lệ tái nghèo là 4,69%. Năm 2017, có 202 hộ
thoát nghèo, 18 hộ tái nghèo và 64 hộ phát sinh nghèo, tỷ lệ tái nghèo là 4,22%.
Các phường trong toàn thành phố đều có hộ nghèo. Trong đó phường 4 và phường
Đông Giang có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất. Phường 4 và Phường Đông Giang là 2
HU

phường khó khăn nhất nên hộ nghèo tập trung ở đây cao nhất. Các phường còn lại
có tỷ lệ hộ nghèo khá sát với mức trung bình chung toàn thành phố.

64

TR
Kết quả phân tích cho thấy, với sự nỗ lực của chính quyền địa phương trong
ƯỜ
công tác giảm nghèo, số hộ nghèo của thành phố Đông Hà có chuyển biến theo
chiều hướng tốt. Nhìn chung, công tác giảm nghèo bám sát mục tiêu đề ra. Bên
cạnh hộ thoát nghèo chuyển sang cận nghèo và thoát khỏi nghèo, thì vẫn còn nhiều
hộ tái nghèo và phát sinh nghèo. Mặc dù tỷ lệ tái nghèo là tương đối nhỏ nhưng
NG
đây vẫn làm một vấn đề cần quan tâm trong công tác giảm nghèo bền vững. Vì các
chính sách quản lý chung đều hương đến mục tiêu là các hộ dân phải giảm được
nghèo một cách chắc chắn nhưng họ vẫn tái nghèo.
Tỷ lệ hộ thoát nghèo cao hơn hộ tái nghèo và phát sinh nghèo. Đặc biệt năm
ĐẠ

2016 có tỷ lệ phát sinh nghèo cao hơn những năm còn lại. Sự thay đổi này một
phần do nhiều người nghèo gặp khó khăn về ốm đau, bệnh tật, thiệt hại trong sản
xuất và kết hợp với chuẩn nghèo đa chiều áp dụng từ ngày 5 tháng 1 năm 2016 nên
I

số lượng hộ nghèo phát sinh tăng rõ rệt so với năm trước.


Từ kết quả phân tích số liệu về tính bền vững trong quá trình giảm nghèo ở
HỌ

thành phố Đông Hà cho thấy, công tác giảm nghèo ở thành phố Đông Hà có tính
bền vững chưa cao thể hiện ở tình trạng vẫn còn nhiều hộ tái nghèo. Các hộ thoát
được nghèo nhưng lại nghèo trở lại vì tiêu chuẩn nghèo mới. Điều này có nghĩa sự
CK

thoát nghèo chưa vững bền, chưa thích nghi được với sự thay đổi. Hay nói cách
khác, họ chỉ mới vượt qua chuẩn nghèo tối thiểu và chỉ cần có sự thay đổi trong
tiêu chuẩn về nghèo thì họ lại bị rơi ngay vào cảnh nghèo. Sự thay đổi của chính
sách, của tiêu chuẩn nghèo là sự thay đổi cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội,
IN

mức sống hiện tại của các tầng lớp dân cư. Do đó, người nghèo cần có những giải
pháp chính sách thiết thực, giúp họ vươn lên và thích nghi với sự thay đổi.
2.2.8. Đánh giá của đối tượng điều tra về công tác giảm nghèo bền vững trên
H

địa bàn thành phố Đông Hà


2.2.8.1. Thông tin về các đối tượng điều tra
TẾ

Luận văn điều tra 120 hộ nghèo và 60 cán bộ, công chức cấp phường trên
địa bàn thành phố Đông Hà để có một cách đánh giá toàn diện về thực trạng nghèo,
những nguyên nhân gây nghèo cũng như việc thực thi chính sách giảm nghèo ở địa
phương, từ đó rút tra những nhận xét phù hợp, làm căn cứ cho việc xây dựng giải
HU

pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố Đông Hà. Đặc điểm mẫu khảo
sát được trình bày ở bảng sau.

65

TR
Bảng 2.25. Đặc điểm của các đối tượng điều tra
ƯỜ
Hộ nghèo, cận nghèo Cán bộ, công chức
Chỉ tiêu Số lượng % Chỉ tiêu Số lượng %
1. Giới tính 1. Giới tính
- Nam 88 73,3 - Nam 39 65,0
NG
- Nữ 32 26,7 - Nữ 21 35,0
2. Trình độ 2. Trình độ
- Chưa đào tạo 28 23,3 - Sơ cấp 5 8,3
- Cấp 1 34 28,3 - Trung cấp 10 16,7
ĐẠ

- Cấp 2 38 31,7 - Cao đẳng 25 41,7


- Cấp 3 20 16,7 - Đại học trở lên 20 33,3
3. Độ tuổi 3. Độ tuổi
I

- Dưới 30 18 15,0 - Dưới 30 20 33,3


HỌ

- Từ 30-40 28 23,3 - Từ 30-40 15 25,0


- Từ 41-50 41 34,2 - Từ 41-50 13 21,7
- Trên 50 33 27,5 - Trên 50 12 20,0
4. Nghề nghiệp 4. Chức vụ
CK

- NLNN 69 57,5 - CBCC chuyên môn 45 75,0


- CN -XD 20 16,7 - Cán bộ LĐ, QL 15 25,0
- TM-DV 18 15,0 - -
- Thất nghiệp 13 10,8 - -
IN

Tổng số 120 100,0 Tổng số 60 100,0


Nguồn: Xử lý số liệu điều tra
H

Qua Bảng 2.25, cho thấy kết quả khảo sát đối với hộ nghèo, cận nghèo:
- Về giới tính, có 73,3% chủ hộ là nam, 26,7% chủ hộ là nữ. Tỷ lệ này khá
TẾ

dễ hiểu khi trong hộ gia đình, người chồng thường có xu hướng đứng tên chủ hộ
trong hộ khẩu của mình. Vì vậy, chủ hộ nam cao hơn nhiều so với số chủ hộ nữ là
điều hoàn toàn bình thường.
- Về trình độ văn hóa, đa số hộ nghèo có trình độ văn hóa thấp. Có đến hơn
HU

50% chủ hộ nghèo chưa được đào tạo và mới học hết cấp 1, 31,7% còn mới học hết
cấp hai và chỉ 16,7% chủ hộ học hết cấp 3. Trình độ văn hóa ảnh hưởng đến nhận

66

TR
thức và hiểu biết của hộ nghèo. Người có trình độ văn hóa cao họ sẽ có nhiều cơ
ƯỜ
hội việc làm cũng như biết cách thức tổ chức công việc và làm ăn kinh tế hơn so
với người có trình độ văn hóa thấp.
- Về độ tuổi, chủ hộ nghèo tỷ lệ chủ hộ từ 41-50 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất
với 34,2%, từ trên 50 tuổi chiếm 27,5%, độ tuổi từ 30-40 tuổi chiếm 23,3% và
NG
nhóm dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ thấp với 15,0%. Cơ cấu độ tuổi khá phù hợp với
điều kiện hiện nay. Chủ hộ còn trẻ chiếm tỷ lệ ít, người lớn tuổi hơn chiếm tỷ lệ
cao hơn vì nhiều lý do như hộ nghèo do thiếu hiểu biết, thiếu trình độ…mà thiếu
những điều này thường do những người thuộc thế hệ trước không được đào tạo văn
ĐẠ

hóa, chuyên môn đầy đủ.


- Về nghề nghiệp, có 57,5% hộ nghèo làm nghề nông lâm ngư nghiệp trong
khi nhóm nghề này chiếm tỷ lệ rất thấp trong cơ cấu kinh tế của thành phố Đông
I

Hà, 16,7% làm nghề công nghiệp xây dựng tuy nhiên tính chất công việc vẫn nhỏ
HỌ

lẻ, không đều trong năm và phụ thuộc thời tiết nên ảnh hưởng đến công việc. Có
15,0% hộ làm nghề thương mại-dịch vụ, ở đây họ chủ yếu buôn bán nhỏ lẻ tại các
chợ, khu phố…thu nhập cũng bấp bênh và không đủ trang trải cho cuộc sống gia
đình. Ngoài ra có 10,8% chủ hộ thất nghiệp nên không có thu nhập, phụ thuộc vào
CK

những thành viên khác trong gia đình, là gánh nặng kinh tế cho hộ nghèo.
* Đối với cán bộ, công chức cấp phường:
- Về chức vụ, có 45 cán bộ công chức chuyên môn chiếm tỷ lệ 75% và 15
cán bộ lãnh đạo, quản lý, chiếm tỷ lệ 25%. Việc lựa chọn số lượng cán bộ, công
IN

chức điều tra khá phù hợp với mục tiêu của đề tài và cơ cấu cán bộ, công chức cấp
quản lý và cấp chuyên môn thực tế ở các phường trên địa bàn thành phố Đông Hà.
H

- Về giới tính, CBCC nam cao hơn nữ với 65,0% CBCC nam, 35,0% CBCC
nữ. Cơ cấu này khá phản ánh tính thực tiễn hiện nay, tỷ lệ nữ tham gia vào bộ máy
TẾ

CBCC cấp phương thường thấp hơn tỷ lệ nam mặc dù Chính phủ đã có nhiều biện
pháp cân bằng giới tính trong bộ máy hành chính nhà nước.
- Về trình độ chuyên môn, 25% tương ứng với 15 CBCC trình độ dưới cao
đẳng. Có 33,3% CBCC có trình độ đại học trở lên và 41,7% CBCC có trình độ cao
HU

đẳng. Và nhóm CBCC lãnh đạo quản lý thì 100% có trình độ đại học trở lên.

67

TR
- Về độ tuổi, có 33,3% CBCC dưới 30 tuổi trong đó không có CBCC lãnh
ƯỜ
đạo, quản lý. Có 25,0% CBCC từ 30-40 tuổi, 21,7% CBCC từ 41-50 tuổi và 20,0%
CBCC trên 50 tuổi.
Như vậy, mẫu được chọn có đầy đủ các thông số phù hợp ở các tiêu chí
chung nói trên nên giá trị của kết quả điều tra có tính phản ánh rõ nét tình hình
NG
nghèo và giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố Đông Hà.
2.2.8.2. Nguyên nhân gây nghèo
Nguyên nhân gây nghèo giúp đưa ra các giải pháp cụ thể để giải quyết tình
trạng nghèo cho từng đối tượng. Tổng hợp đánh giá các nguyên nhân dẫn đến
ĐẠ

nghèo và tái nghèo được trình bày ở bảng sau.


Bảng 2.26. Các nguyên nhân chính dẫn đến nghèo và tái nghèo
Hộ Cán bộ Tổng
I

nghèo công chức cộng


Tiêu chí đánh giá
HỌ

Số Số Số
% % %
lượng lượng lượng
1. Thiếu vốn 25 20,8 11 18,3 36 20,0
2. Thiếu đất sản xuất 20 16,7 9 15,0 29 16,1
CK

3. Đông con, người già 18 15 10 16,7 28 15,6


4. Việc làm không ổn định 15 12,5 9 15,0 24 13,3
5. Thất nghiệp 13 10,8 5 8,3 18 10,0
6. Đau ốm, bệnh tật 12 10 8 13,3 20 11,1
IN

7. Thiên tai, mất mùa 7 5,8 3 5,0 10 5,6


8. Không biết làm kinh tế 8 6,7 5 8,3 13 7,2
H

9. Nguyên nhân khác 2 1,7 0 0 2 1,1


Tổng cộng 120 100 60 100 180 100,0
TẾ

Nguồn: Xử lý số liệu điều tra


Kết quả khảo sát cho thấy, có 9 nguyên nhân gây nghèo chính được tổng
hơp. Trong đó thiếu vốn; thiếu đất sản xuất; đông con, người già, việc làm không
ổn định là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nghèo của các hộ dân trên
HU

địa bàn thành phố Đông Hà.

68

TR
ƯỜ
NG
ĐẠ

Biểu đồ 2.1. Nguyên nhân gây nghèo trên địa bàn thành phố Đông Hà
Nguồn: Xử lý số liệu điều tra
I

- Thiếu vốn, thiếu vốn sản xuất là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến nghèo
HỌ

trên địa bàn thành phố Đông Hà. Có 20% hộ nghèo do thiếu vốn sản xuất, kinh
doanh. Hiện nay, với các chính sách hỗ trợ vay vốn cho người nghèo, việc tiếp cận
các nguồn vốn ưu đãi và khả năng vay vốn thường dễ dàng hơn. Tuy nhiên thiếu
CK

vốn vẫn là nguyên nhân hàng đầu khiến họ nghèo. Nhiều người nghèo vay vốn
nhưng lại không biết sử dụng nguồn vốn hiệu quả, rồi gặp các rủi ro trong sản xuất,
kinh doanh mà không kiểm soát được dẫn đến mất vốn và thêm nợ không thể trả.
- Thiếu đất sản xuất, thành phố Đông Hà là thành phố có tỷ trọng nông
IN

nghiệp trong cơ cấu kinh tế thấp, quỹ đất cho nông nghiệp cũng không có nhiều
trong khi phần lớn hộ nghèo có nghề nghiệp và thu nhập chính nhờ nông nghiệp.
Kết quả điều tra cho thấy có đến 16,1% hộ nghèo do thiếu đất sản xuất. Quỹ đất
H

càng ngày càng hẹp, trình độ dân trí thấp cũng không biết làm gì ngoài trồng trọt,
chăn nuôi. Hơn nữa giá cả thị trường bấp bênh, đặc biệt là chăn nuôi những năm
TẾ

vừa qua thì bị rớt giá các vật nuôi như bò, heo nên hộ nghèo thiếu đất sản xuất
càng khó khăn hơn.
- Đông con, người già, số lượng thành viên trong gia đình là nhân tố quan
HU

trọng, ảnh hưởng đến việc tính toán thu nhập bình quân của các thành viên trong hộ
nghèo. Đông con vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của tình trạng nghèo. Tỷ lệ
sinh trong các hộ gia đình nghèo còn rất cao. Kết quả đều tra cho thấy có 15,6% số
69

TR
hộ nghèo do đông con, người già. Con số này thể hiện tỷ lệ người phụ thuộc vào
ƯỜ
các thành viên trong gia đình nghèo còn lớn. Hộ nghèo thiếu lao động, người phụ
thuộc cao, chăm sóc người già yếu, con nhỏ phụ thuộc vào các lao động chính
trong gia đình là lý do dẫn đến nhiều hộ còn nghèo. Đặc biệt, do trình độ dân trí
thấp, thiếu hiểu biết nên thiếu các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, dẫn đến đông
NG
con. Từ đó tạo ra nghèo và cái vòng luẩn quẩn nghèo mà họ khó thoát ra được.
Việc làm không ổn định, thất nghiệp là một vấn đề khó khăn ở thành phố
Đông Hà. Số hộ nghèo việc làm không ổn định chiếm 13,3%, thất nghiệp chiếm
10%, không biết làm kinh tế chiếm 7,2%. Quy mô hộ gia đình nghèo ở thành phố
ĐẠ

Đông Hà còn lớn, hơn nữa, trình độ của người nghèo còn thấp, không được đào tạo
nghề bài bản nên khó kiếm việc làm, dẫn đến thất nghiệp. Sản xuất nông nghiệp
thường bận rộn khi vào mùa vụ, thời gian còn lại họ thường kiếm các công việc
I

khác làm thêm như phụ hồ, làm thuê cho các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nhưng công
HỌ

việc thường thất thường, không thường xuyên và không dễ kiếm như ở các thành
phố lớn. Do đó vấn đề giải quyết công ăn việc làm và đào tạo nghề cho hộ nghèo
hiện nay là một trong những vấn đề cần được quan tâm để hướng đến giảm nghèo
theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố Đông Hà.
CK

Đau ốm, bệnh tật, sức khoẻ yếu kém ảnh hưởng lớn đến thu nhập và chi tiêu
của người nghèo, làm họ rơi vào vòng luẩn quẩn. Bệnh tật, sức khỏe là vấn đề
không ai mong muốn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, sức khỏe kém trong
đó có thiếu thốn các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Hiện tại nhà nước có chính sách
IN

chăm sóc sức khỏe cho người nghèo khá tốt. Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ khám,
H

chữa bệnh cho người nghèo của tỉnh, trong đó quy định cụ thể nội dung, mức hỗ
trợ cho một số đối tượng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên để giảm nghèo
TẾ

bền vững ở những hộ dân có hoàn cảnh này thường rất khó khăn, họ phần lớn phụ
thuộc vào chính sách ưu đãi của nhà nước và các nguồn trợ cấp xã hội.
Hộ bị thiên tai, mất mùa, thành phố Đông Hà thuộc duyên hải miền trung,
thường xuyên chịu ảnh hưởng của các cơn bão làm phá hoại hoa màu, tài sản của
HU

người dân. Những năm qua, trên địa bàn phải đón chịu nhiều cơn bão mạnh làm hư
hỏng các loại cây lâm nghiệp như tràm, cao su,…và trời mưa lũ thì ảnh hưởng đến

70

TR
các loại cây rau màu… Thiên tai, mất mùa tuy chiếm khoảng 5,6% nguyên nhân
ƯỜ
gây nghèo nhưng đây là những thiệt hại không đáng có, tác động không nhỏ đến
thực hiện giảm nghèo cho các hộ nghèo trên địa bàn thành phố Đông Hà.
2.2.8.3. Kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo ở địa phương
* Đánh giá các nội dung tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo
NG
Các nội dung tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo được trình bày ở
bảng dưới đây.
Bảng 2.27. Đánh giá các nội dung liên quan đến công tác giảm nghèo
ĐVT: %
ĐẠ

Hộ Cán bộ
Tổng
Tiêu chí đánh giá nghèo công chức
Có Không Có Không Có Không
I

1. Thành lập Ban quản lý 100,0 0,0 100,0 0,0 100,0 0,0
HỌ

2. Hưởng lợi chính sách 91,7 8,3 100,0 0,0 94,4 5,6
3. Mô hình giảm nghèo 60,8 39,2 71,7 28,3 64,4 35,6
4. Mô hình đa dạng 35,0 65,0 43,3 56,7 37,8 62,2
5. Khả năng thoát nghèo 45,0 55,0 46,7 53,3 45,6 54,4
CK

6. Công bằng cho người nghèo 55,8 44,2 90,0 10,0 67,2 21,7
7. Khả năng tái nghèo 37,5 62,5 80,0 20,0 51,7 48,3
Nguồn: Xử lý số liệu điều tra
Kết quả khảo sát cho thấy, về thành lập ban quản lý chương trình giảm
IN

nghèo bền vững: 100% CBCC phường và hộ nghèo đều cho rằng ở địa phương có
thành lập ban quản lý chương trình giảm nghèo bền vững. Như vậy, có thể nói
H

rằng, công tác giảm nghèo ở đã được cơ quan chính quyền triển khai thực hiện và
người dân cũng nhận thức được việc triển khai thực hiện, quản lý chương trình
TẾ

giảm nghèo ở địa phương.


Mức độ hưởng lợi các chính sách giảm nghèo: Kết quả khảo sát cho thấy,
94,44% đối tượng đánh giá rằng người nghèo có được hưởng lợi từ các chính sách
của nhà nước. Một số ít còn lại cho rằng người nghèo họ không được hưởng lợi. Vì
HU

trên thực tế, có một số hộ nghèo họ không tiếp cận các dịch vụ vay vốn, chăm sóc
y tế… đầy đủ nên họ có những đánh giá khác so với các đối tượng còn lại. Tuy

71

TR
nhiên, về cơ bản có thể khẳng định rằng, phần lớn hộ nghèo được tiếp cận với các
ƯỜ
chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho người nghèo.
Về tổ chức mô mình giảm nghèo, có 64,4% đối tượng điều tra cho rằng tại
địa bàn thành phố Đông Hà, nơi hộ nghèo và CBCC cấp phường làm việc có thực
hiện mô hình giảm nghèo. Tuy nhiên 35,6% còn lại cho rằng không có mô mình.
NG
Như vậy có sự khác biệt trong đánh giá ở nội dung này. Lý do dẫn đến câu trả lời
như trên là vì tại một số phường triển khai còn chậm, chưa mạnh mẽ mô mình giảm
nghèo và công tác tuyên truyền chưa được triển khai thường xuyên, sâu rộng, dẫn
đến chưa đưa được mô hình giảm nghèo vào ứng dụng ở địa phương.
ĐẠ

- Về mô hình giảm nghèo đa dạng, có 37,8% cho rằng mô hình giảm nghèo
ở địa phương đa dạng, tuy nhiên có đến 62,2% cho rằng không đa dạng. Như vậy
vẫn còn nhiều thiếu sót trong cách thức tổ chức thực hiện mô hình giảm nghèo và
I

nội dung các chương trình còn thiếu phong phú, đa dạng,chưa phù hợp với điều
kiện thực tế của các gia đình nghèo. Nếu các mô hình như nuôi heo sạch, nuôi gà
HỌ

thả vườn sạch… hay liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa nhà nông, nhà doanh nghiệp
phong phú đa dạng hơn thì các hộ nghèo có nhiều lựa chọn hơn và góp phần thúc
đẩy công cuộc giảm nghèo bền vững hơn.
CK

- Về sự công bằng trong thực hiện chính sách cho người nghèo, có 67,2%
đối tượng điều tra cho rằng các quyền lợi của người nghèo được hưởng là công
bằng. Tuy nhiên có 21,7% cho rằng chưa công bằng. Thực trạng này là do trên thực
tế, có một số đối tượng nghèo, hoặc chưa thực sự nghèo họ không muốn thoát
IN

nghèo hoặc muốn vào diện hộ nghèo để được hưởng các chính sách, quyền lợi của
nhà nước. Vì vậy bản thân nhiều người nghèo còn lại cảm thấy rằng một số đối
H

tượng được hưởng các chính sách cho người nghèo như vậy là thiếu công bằng. Ở
đây cần có sự tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ cuộc sống sinh hoạt của
TẾ

người nghèo để loại ra những hộ không thuộc diện nghèo để tập trung ưu đãi, có
các chương trình, giải pháp phù hợp để giảm nghèo theo hướng bền vững cho các
đối tượng khác.
- Về khả năng thoát nghèo, tái nghèo, có 45,6% cho rằng, các hộ nghèo có
HU

thể thoát nghèo được nhờ các mô hình giảm nghèo, tuy nhiên có 54,4% cho rằng
họ khó có thể thoát nghèo. Việc xây dựng mô hình trồng cây, nuôi con vật, sản

72

TR
xuất tiểu thủ công nghiệp…ở thành phố Đông Hà đều hướng đến mục tiêu tạo việc
ƯỜ
làm và nâng cao thu nhập cho người nghèo, tuy nhiên kết quả thực hiện chưa thực
sự phản ánh hết tính nhân văn và mục tiêu ban đầu trong giảm nghèo. Vì vậy nhiều
đối tượng đánh giá chưa cao về các nội dung của nhiều chương trình trong việc góp
phần giảm nghèo cho người dân. Bên cạnh đó có hơn 50% đối tượng điều tra cho
NG
rằng khả năng tái nghèo sẽ cao khi các đối tượng thoát nghèo. Như vậy mục tiêu
giảm nghèo chỉ là mục tiêu trước mắt, về lâu dài phải là mục tiêu giảm nghèo bền
vững. Vì vậy tạo việc làm, tạo nghề, tạo các chương trình phát triển, mô hình giảm
nghèo cần hướng đến tính hiệu quả, lâu dài, bền vững cho người nghèo.
ĐẠ

* Đánh giá về công tác tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo
Bảng 2.28. Công tác tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo ở địa phương
Hộ Cán bộ
Tổng
I

Tổ chức nghèo công chức


HỌ

thực hiện Số Số Số
% % %
lượng lượng lượng
Yếu kém 3 2,5 0 0,0 3 1,7
Chưa tốt 29 24,2 12 20,0 41 22,8
CK

Đạt yêu cầu 70 58,3 40 66,7 110 61,1


Tổ chức tốt 18 15,0 8 13,3 26 14,4
Tổng số 120 100,0 60 100,0 180 100,0
IN

Nguồn: Xử lý số liệu điều tra


Kết quả khảo sát cho thấy, có 61,1% ý kiến cho rằng công tác tổ chức thực
hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn thành phố Đông Hà là đạt yêu cầu, 14,4%
H

cho rằng tổ chức tốt. Như vậy về cơ bản, công tác tổ chức giảm nghèo đạt điều cầu
trở lên. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những ý kiến đánh giá chưa tốt và một số ý
TẾ

kiến đánh giá đang còn yếu kém. Vì vậy, cần có những giải pháp tổ chức, quản lý
để nâng cao hiệu quả giảm nghèo ở địa phương.
* Đánh giá hiệu quả của thực hiện các chính sách giảm nghèo
Về sự thay đổi trong cuộc sống của hộ nghèo sau khi thực hiện chính sách
HU

giảm nghèo:

73

TR
Bảng 2.29. Cuộc sống của các gia đình từ khi thực hiện chính sách giảm nghèo
ƯỜ
Hộ Cán bộ
Tổng
nghèo công chức
Tiêu chí đánh giá
Số Số Số
% % %
lượng lượng lượng
1. Không thay đổi 5 4,2 2 3,3 7 3,9
NG
2. Thêm nợ nần do được vay tiền 10 8,3 7 11,7 17 9,4
3. Cải thiện nhưng không nhiều 50 41,7 25 41,7 75 41,7
4. Cải thiện đáng kể 55 45,8 26 43,3 81 45,0
Tổng số 120 100,0 60 100,0 180 100,0
Nguồn: Xử lý số liệu điều tra
ĐẠ

Kết quả khảo sát cho thấy, có 45,0% ý kiến cho rằng cuộc sống của hộ
nghèo có cải thiện đáng kể sau khi thực hiện chính sách giảm nghèo. Và số đông
còn lại có những đánh giá tiêu cực hơn, với 41,7% cho rằng cuộc sống có cải thiện
nhưng không nhiều. Có 9,4% cho rằng họ thêm nợ nần. Nhiều hộ gia đình khi được
I

vay vốn ưu đãi của ngân hàng chính sách xã hội thì biết sử dụng nguồn vốn vào
HỌ

đầu tư, sản xuất kinh doanh, tuy nhiên một số hộ không biết sử dụng hiệu quả lại
luẩn quẩn xung quanh cảnh nợ nần. Vì vậy cần có những giải pháp giúp họ sử dụng
tốt nguồn vốn như hướng dẫn cụ thể cách đầu tư, cách phân bổ nguồn vốn vào các
CK

mục đích sản xuất ra của cải vật chất chứ không phải mục đích mua sắm, tiêu xài…
* Đánh giá khả năng chính sách giúp thoát nghèo
Kết quả khảo sát cho thấy, có nhiều chính sách ưu đãi cho người nghèo và
đã tạo điều kiện đáng kể giúp cải thiện đời sống cho người nghèo. Tuy nhiên, xét
IN

về khả năng giúp thoát nghèo theo nhận định của đối tượng điều tra thì thứ tự được
sắp xếp như sau:
Chính sách vay vốn, có 45% ý kiến cho rằng chính sách này có khả năng giúp
H

thoát nghèo. Hộ nghèo được hỗ trợ lãi suất vay vốn theo Chương trình, Dự án quốc
gia về vốn ưu đãi. Ban chỉ đạo giảm nghèo thành phố Đông Hà hàng năm phối hợp
TẾ

với Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị tổ chức cho hộ nghèo vay vốn để đầu
tư sản xuất kinh doanh. Thiếu vốn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây
nghèo vì vậy hỗ trợ vốn cũng là một trong những chính sách giúp giảm nghèo.
Chính sách khuyến nông, lâm ngư, hỗ trợ khoa học kỹ thuật vào sản xuất:
HU

Đây là chính sách giúp người nghèo phát triển trồng trọt, chăn nuôi như hỗ trợ cây
giống, con giống, thuốc bảo vệ thực vật, tập huấn khoa học kỹ thuật…cho người

74

TR
nghèo để họ nâng cao thu nhập. Vì vậy bên cạnh chính sách vay vốn thì chính sách
ƯỜ
này xếp thứ 2, với 11,7% ý kiến cho rằng chính sách này có thể giúp thoát nghèo.
Bảng 2.30. Khả năng tiếp cận các chính sách giảm nghèo
Cán bộ
Hộ nghèo Tổng
công chức
Tiêu chí đánh giá
Số Số Số
NG
% % %
lượng lượng lượng
1. Chính sách giáo dục 8 6,7 4 6,7 12 6,7
2. Chính sách hỗ trợ nhà ở
4 3,3 3 5,0 7 3,9
chống bão lụt
3. Chính sách khuyến nông,
ĐẠ

lâm ngư, hỗ trợ khoa học kỹ 15 12,5 6 10,0 21 11,7


thuật vào sản xuất
4. Dạy nghề, tạo việc làm 13 10,8 7 11,7 20 11,1
5. Chính sách cho vay vốn 56 46,7 25 41,7 81 45,0
6. Chính sách hỗ trợ, pháp lý,
I

6 5,0 4 6,7 10 5,6


văn hóa, thông tin
HỌ

7. Hỗ trợ tiền điện, hỗ trợ y tế 5 4,2 6 10,0 11 6,1


8. Chính sách về xây dựng cơ
13 10,8 5 8,3 18 10,0
sở hạ tầng
Tổng số 120 100,0 60 100,0 180 100,0
Nguồn: Xử lý số liệu điều tra
CK

Chính sách dạy nghề, tạo việc làm, trong những năm qua UBND thành phố
Đông Hà đã phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề và các cơ sở sản xuất kinh doanh
nhằm đào tạo nghề cho người nghèo và tìm kiếm các cơ hội việc làm cho họ. Xét
đến tính hiệu quả của chính sách này, đối tượng điều tra đánh giá đây là chính sách
IN

thứ 3 có tác động giúp thoát nghèo, với 11,1% ý kiến.


Chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện chủ trương của chính phủ
H

trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, UBND TP Đông Hà
triển khai các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống cấp nước sạch cho
các hộ nghèo trên địa bàn…qua đó bộ mặt các nơi tập trung hộ nghèo sinh sống
TẾ

được cải thiện, đời sống được nâng cao hơn. Trong các ý kiến đánh giá, xây dựng
cơ sở hạ tầng đứng thứ 4 về tác động giúp giảm nghèo, với 10% ý kiến.
Chính sách giáo dục, để nâng cao nhận thức, hiểu biết cho người nghèo để
HU

họ có thể tránh được những nguy cơ nghèo như sinh con đông, làm các việc không
phù hợp mà không có thu nhập, sai nhận thức dẫn đến có những hành vi trái pháp
luật… Chính sách giáo dục rất quan trọng trong việc giúp người dân thoát nghèo.
75

TR
Tuy nhiên, giáo dục chỉ là trang bị những kiến thức ban đầu, điều quan trọng là
ƯỜ
người nghèo cần phải biết vận dụng tốt những kiến thức đó vào thực tiễn mới có
thể có khả năng thoát nghèo.Vì vậy hiệu quả của nó cũng là một hiệu quả gián tiếp.
Theo kết quả điều tra, chính sách này xếp thứ 5 trong số các chính sách thoát nghèo
với 6,7% ý kiến.
NG
Các chính sách khác, hỗ trợ y tế, pháp lý, văn hóa thông tin, hỗ trợ tiền điện
là nhóm chính sách chủ yếu mạng tính chất hỗ trợ. Là sự ưu đãi cho người nghèo vì
họ có thu nhập thấp, họ không đủ chi trả cho các dịch vụ về y tế, tiền điện…Vì vậy
nhóm chính sách này chiếm tỷ trọng thấp nhất trong trong đánh giá hiệu quả giảm
ĐẠ

nghèo, với các ý kiến đánh giá từ 3-6%.


* Đánh giá công tác tuyên truyền, vận động và sự phối hợp trong thực
hiện công tác giảm nghèo bền vững
I HỌ
CK
IN

Biểu đồ 2.2. Mức độ tuyên truyền giảm nghèo và sự phối hợp


trong giảm nghèo bền vững
H

Nguồn: Xử lý số liệu điều tra


Công tác tuyên truyền, vận động giảm nghèo đã được thực hiện trên địa bàn
TẾ

thành phố Đông Hà. Theo kết quả điều tra, có 49% ý kiến cho rằng công việc này
được thực hiện khá thường xuyên, 22% cho rằng thường xuyên. Tuy nhiên vẫn còn
29% cho rằng công tác tuyên truyền không được thực hiện thường xuyên. Như vậy,
trong quá trình thực hiện, có những lúc công tác tuyên truyền được tổ chức mạnh,
HU

nhưng cũng có những lúc chưa thực sự được chú trọng. Cần có những giải pháp để
đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động giảm nghèo cho người dân.

76

TR
* Đánh giá sự phối hợp giữa các cấp thành phố, tỉnh và các tổ chức
ƯỜ
chính trị - xã hội
Đối với sự phối hợp giữa các cấp, có sự đánh giá về mức độ thường xuyên
khá cao hơn. Có 57,0% đánh giá khá thường xuyên và 28,0% đánh giá thường
xuyên tuy nhiên vẫn còn 22,0% đánh giá không thường xuyên. Như vậy, trong
NG
công tác thực thi chính sách giảm nghèo, đã có sự phối hợp với các cơ quan cấp
trên và sự tham gia của các tổ chức chính trị, xã hội nhưng cần đẩy mạnh hơn nữa
để sự phối hợp được thường xuyê, liên tục hơn.
* Đánh giá chất lượng tuyên truyền, phối hợp
ĐẠ
I HỌ
CK

Biểu đồ 2.3. Đánh giá tính hiệu quả trong công tác tuyên truyền
và sự phối hợp trong công tác giảm nghèo bền vững
Nguồn: Xử lý số liệu điều tra
IN

Đối với chất lượng của công tác tuyên truyền: Đánh giá chung cho thấy phần
lớn chất lượng hiệu quả chưa cao. Vì vậy cần có những giải pháp nâng cao chất
H

lượng tuyên truyền, vận động người dân thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Đối với
tuyên truyền, cần đổi mới về nội dung lẫn hình thức tuyên truyền như thiết kế các
cuộc thi, trò chơi với mục đích nâng cao nhận thức về giảm nghèo cho người dân.
TẾ

Đối với tính hiệu quả trong sự phối hợp giữa các cơ quan: có đến 60% cho
rằng sự phối hợp hiệu quả chưa cao. Thực tế công tác phối hợp thường mang tính
hình thức, khó có thể phối hợp ăn ý khi mỗi cơ quan đơn vị thực hiện một chức
HU

năng, nhiệm vụ riêng. Mặc dù họ cũng có nhiều nỗ lực để nâng cao hiệu quả trong
công tác nhưng chưa được đánh giá tốt lắm. Vì vậy trong quản lý cần có những giải
pháp cụ thể để khắc phục tình trạng này.
77

TR
* Đánh giá công tác kiểm tra, giám sát
ƯỜ
NG
ĐẠ

Biểu đồ 2.4. Mức độ thường xuyên của công tác kiểm tra, giám sát
Nguồn: Xử lý số liệu điều tra
I

Theo đánh giá của đối tượng điều tra, sự kiểm tra, giám sát trong thực hiện
HỌ

giảm nghèo được thực hiện không được thường xuyên chiếm 45%, khá thường
xuyên chiếm 28% và thường xuyên chiếm 27%. Như vậy, trên địa bàn có tổ chức
thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá quá trình thực hiện, tuy nhiên về
mức độ thường xuyên được đánh giá chưa cao, vì vậy cần tăng cường công tác này
CK

để nâng cao hiệu quả giảm nghèo ở địa phương.


* Đánh giá sự tham gia của người dân trong thực hiện chính sách giảm
nghèo bền vững
IN
H TẾ
HU

Biểu đồ 2.5. Mức độ tích cực của người dân trong tham gia các chính sách
giảm nghèo bền vững
Nguồn: Xử lý số liệu điều tra
78

TR
Để đạt được các mục tiêu giảm nghèo đề ra, bên cạnh vai trò của chính sách
ƯỜ
nhà nước và cách thức tổ chức thực hiện thì sự tham gia của người nghèo đóng vai
trò vô cùng quan trọng. Họ vừa là người hưởng lợi từ chính sách giảm nghèo vừa là
người phải thay đổi để có thể cải thiện đời sống, thoát được cảnh nghèo. Tuy nhiên,
theo kết qua điều tra, phần lớn người nghèo tham gia vào các hoạt động chính sách ở
NG
địa phương, tuy nhiên phần lớn họ tham gia nhưng không thực sự tích cực.
2.3. Đánh giá chung về công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố
Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
2.3.1. Kết quả đạt được
ĐẠ

Mặc dù thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững trong bối cảnh tiếp
tục chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, diễn biến phức tạp chưa ổn định và còn
tiềm ẩn nhiều rủi ro, kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn dẫn đến nguồn lực cho
I

chương trình giảm nghèo vẫn hạn chế, các chương trình góp phần giảm nghèo của
HỌ

thành phố như đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, lao động
hộ nghèo còn gặp nhiều khó khăn. Song, Thành uỷ - HĐND - UBND thành phố
Đông Hà đã bám sát Nghị quyết, chương trình, kế hoạch của tỉnh Quảng Trị đề ra
tập trung chỉ đạo, đầu tư nguồn lực và huy động cả hệ thống chính trị từ thành phố
CK

đến các phường triển khai thực hiện. Cùng với sự hưởng ứng tích cực của toàn thể
nhân dân thành phố tạo được phong trào xã hội hoá trong công tác giảm nghèo, đặc
biệt là sự phấn đấu khắc phục khó khăn vươn lên của các hộ nghèo.
Thành tựu về giảm nghèo bền vững của thành phố đã được Thành uỷ -
IN

HĐND - UBND thành phố ghi nhận. Kết quả thực hiện giảm nghèo hàng năm đều
đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, thực hiện làm mới, sửa chữa nhà ở cho hộ
H

nghèo, hộ chính sách. Thực hiện tốt các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, chăm
lo đời sống đối với hộ chính sách, người nghèo. Các giải pháp trợ giúp người
TẾ

nghèo như vay vốn tín dụng ưu đãi, tập huấn khoa học kỹ thuật, hỗ trợ giống, y tế,
giáo dục được triển khai một cách đồng bộ. Hiệu quả của chương trình giảm nghèo
của thành phố không chỉ đơn thuần mang tính an sinh xã hội mà còn có ý nghĩa hết
sức quan trọng trên nhiều lĩnh vực, cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
HU

Chương trình đã thể hiện rõ nét bản chất tốt đẹp và tính ưu việt của chế độ Xã hội
chủ nghĩa trong mục tiêu chăm lo cho nhân dân, vun đắp khối đại đoàn kết toàn

79

TR
dân tộc, qua đó góp phần giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo
ƯỜ
điều kiện và môi trường thuận lợi cho sự phát triển chung của thành phố, cụ thể là:
Thứ nhất, về các văn bản chỉ đạo: thành phố Đông Hà đã ban hành nhiều
văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở địa
phương mình. Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, nghị quyết, chỉ thị, chương trình
NG
hành động chuyên đề về giảm nghèo, Hội đồng nhân dân thành phố ban hành Nghị
quyết chuyên đề về giảm nghèo bền vững. Thành phố Đông Hà cũng đã đưa chỉ
tiêu về giảm nghèo vào Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và xây
dựng giải pháp cụ thể để tổ chức thực hiện.
ĐẠ

Thứ hai, về công tác quản lý, sử dụng vốn cho thực hiện giảm nghèo: Việc
bố trí nguồn vốn để thực hiện mục tiêu giảm nghèo cơ bản đáp đứng được các
chính sách giảm nghèo. Công tác giải ngân vốn được thực hiện khá kịp thời để trợ
I

cấp và đầu tư cho các dự án, chương trình giảm nghèo. Thành phố Đông Hà đã biết
HỌ

cách huy động mọi nguồn lực cho việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững;
tranh thủ nguồn đầu tư của trung ương; bố trí hợp lý nguồn lực của tỉnh; huy động
sự tài trợ, giúp đỡ của các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội trong và ngoài tỉnh;
nguồn lực trong nhân dân; mở rộng nguồn vốn vay ưu đãi. Hỗ trợ tối đa có thể cho
CK

người nghèo nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Thứ ba, về công tác tuyên truyền, vận động giảm nghèo: Được thực hiện
bám sát các nội dung, kế hoạch đề ra của UBND thành phố Đông Hà. Bên cạnh
hình thức tuyên truyền theo cách truyền thống (thông qua các phương tiện thông
IN

tin đại chúng, hội nghị, hội thảo, tập huấn, tờ rơi, sách tuyên truyền…), thành phố
Đông Hà đã linh hoạt lồng ghép hoạt động tuyên truyền với sinh hoạt của tổ dân
H

phố, khu phố trên địa bàn các phường. Nhờ vậy đã làm thay đổi được nhận thức
của một bộ phận người nghèo, giúp họ có ý chí vươn lên thoát nghèo và kết quả họ
TẾ

đã thoát khỏi nghèo và không tái nghèo.


Thứ tư, về công tác phối hợp thực hiện, đã có sự tăng cường phối hợp thực
hiện giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác giảm nghèo, công tác giảm
nghèo đã được triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả. Ban chỉ đạo giảm nghèo
HU

thành phố Đông Hà, đặc biệt là Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ
quan thường trực đã phát huy vai trò tham mưu, chủ động và hướng dẫn trong quá

80

TR
trình tổ chức thực hiện, đáp ứng chức năng, nhiệm vụ được phân công. Bện cạnh
ƯỜ
đó các tổ chức đoàn thể ở địa phương như: Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội
Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn thanh niên tham gia thực hiện chính sách giảm nghèo đã
góp phần giúp đỡ người nghèo thay đổi cách thức làm ăn, hỗ trợ sản xuất, vốn vay
để họ vươn lên thoát nghèo.
NG
Thứ năm, về nâng cao trình độ cho đội ngũ CBCC phường: Ban chỉ đạo
giảm nghèo thành phố Đông Hà đã tổ chức tập huấn cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ
phụ trách giảm nghèo phường, các điều tra viên nhằm nâng cao kiến thức, nghiệp
vụ công tác để góp phần thực hiện tốt chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững
ĐẠ

trên địa bàn thành phố Đông Hà.


Thứ sáu, về thực hiện các chính sách giảm nghèo, đã được thực hiện đồng
bộ, hiệu quả, phù hợp giúp người nghèo ngày càng tiếp cận hơn các dịch vụ xã hội
I

như y tế, văn hóa, giáo dục, vay tín dụng ưu đãi, tiền điện, trợ giúp pháp lý… để ổn
HỌ

định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.


Thứ bảy, về công tác kiểm tra, giám sát, hằng năm, công tác kiểm tra, giám
sát ở thành phố Đông Hà đã được triển khai thực hiện, những khó khăn, vướng mắc
trong quá trình thực hiện và các đề nghị của người dân được ghi nhận và giải quyết
CK

kịp thời, phù hợp.


2.3.2. Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giảm nghèo bền vững trên địa
bàn thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị vẫn còn có một số hạn chế cần phải được
IN

khắc phục trong thời gian tới như:


Kết quả giảm nghèo chưa thật sự bền vững, mặc dù tỷ lệ nghèo đã giảm
H

nhanh tuy nhiên khoảng cách thu nhập giữa các thành phần dân cư trên địa bàn còn
cao. Tỷ lệ hộ tái nghèo, phát sinh nghèo hàng năm cao.
TẾ

Chưa huy động được tối đa nguồn lực trong thực hiện giảm nghèo, chưa phát
huy được nội lực trong nhân dân và chính người nghèo. Vẫn còn tồn tại nhiều quan
điểm trông chờ, ỷ lại vào nguồn vốn ngân sách, tâm lý không muốn thoát nghèo để
được hưởng ưu đãi của nhà nước và có nhiều hộ gia đình còn muốn “được” nghèo.
HU

Về nguồn vốn thực hiện chương trình, mục tiêu và chỉ tiêu giảm nghèo đề ra
với nhiều chính sách đòi hỏi phải cân đối nguồn vốn tương ứng mới có thể thực hiện

81

TR
tốt được. Và bên cạnh đó không phải lúc nào cũng có nguồn vốn sẵn có mà phải huy
ƯỜ
động thêm từ các tổ chức, cá nhân nhưng không nhiều. Nguồn vốn chủ yếu phụ
thuộc vào ngân sách nhà nước nhưng trên thực tế khả năng bố trí của ngân sách Nhà
nước còn hạn hẹp nên ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của chương trình.
Về công tác tuyên truyền, việc triển khai, tuyên truyền các văn bản về công
NG
tác giảm nghèo ở cơ sở chưa thực sự kịp thời đến với người dân, nhất là người
nghèo dẫn đến việc tiếp cận các chính sách thụ hưởng của người nghèo hạn chế.
Sự phối hợp giữa các cấp và các tổ chức chính trị, đoàn thể chưa thực sự
hiệu quả: có nhiều trường hợp tham gia tự phát và lại thiếu sự phối hợp, đoàn kết
ĐẠ

trong quá trình thực hiện.


Quá trình triển khai thực hiện giảm nghèo đa số phụ thuộc một chiều từ trên
xuống dưới với những cơ chế, quy định đang còn cứng nhắc mà còn thiếu vai trò của
I

người nghèo, của chính quyền cơ sở trong góp ý thực hiện chính sách giảm nghèo.
HỌ

Công tác kiểm tra, giám sát việc điều tra, rà soát hộ nghèo của Ban chỉ đạo
giảm nghèo phường đối với các khu phố còn thiếu chặt chẽ, hằng năm chưa có kế
hoạch cụ thể viề kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện ở cơ sở và đối tượng thụ
hưởng, công tác điều tra, rà soát hộ nghèo thực hiện chưa nghiêm túc. Nhiều hộ
CK

chưa chắc nghèo nhưng nhờ qua được kiểm tra, giám sát như kê khai sai thu nhập,
giấu đồ đạc trong gia đình khi có đoàn kiểm tra, giám sát… Hơn nữa ở một số
phường chưa tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát.
Công tác quản lý chưa phân loại theo nhóm hộ nghèo xuất phát từ nguyên
IN

nhân gốc rễ của thực trạng nghèo. Trong quản lý, họ chỉ rà soát hộ nghèo theo các
biểu mẫu đã được quy định sẵn, cho điểm và xếp loại nghèo. Khi đó hộ nghèo sẽ
H

được hưởng các chính sách mà nhà nước ban hành, mà chính sách cho hộ nghèo thì
ngang bằng nên khó có thể áp dụng hiệu quả lên tất cả các đối tượng nghèo.
TẾ

2.3.3. Nguyên nhân hạn chế


Nghiên cứu giảm nghèo theo hướng bền vững ở thành phố Đông Hà, tỉnh
Quảng Trị tác giả đã phân tích những kết quả đạt được và tồn tại đang diễn ra trên
địa bàn. Căn cứ vào những yếu tố ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo bền vững,
HU

có thể kể đến một số nguyên nhân sau:

82

TR
Một là, về sự phù hợp của chính sách giảm nghèo bền vững. Một số chương
ƯỜ
trình, chính sách giảm nghèo chưa được khảo sát, đánh giá kỹ trước khi ban hành.
Một số nội dung quy định còn có sự cứng nhắc, không phù hợp với nhu cầu thực tế
của địa phương, của các đối tượng nghèo nên hiệu quả không cao.
Hai là, công tác tuyên truyền thực hiện còn chưa thường xuyên, chưa đa
NG
dạng, chưa phong phú về hình thức, nội dung, chưa phù hợp với nhận thức và điều
kiện sinh sống của người nghèo.
Ba là, nguồn lực bố trí chưa đáp ứng mục tiêu đề ra và nhu cầu thực tế nên
vẫn còn nhiều thiếu sót trong thực hiện chính sách. Nguồn lực chủ yếu vẫn phụ
ĐẠ

thuộc vào ngân sách Nhà nước, không có nhiều đóng góp từ các thành phần kinh
tế, các tổ chức cá nhân khác.
Bốn là, về công tác khen thưởng, kỷ luật chưa được thực hiện tốt. Việc biểu
I

dương các cá nhân có thành tích trong công tác giảm nghèo chưa thực sự thuyết
HỌ

phục nên chưa tác động tích cực đến ý thức của CBCC hoạt động trong công tác
giảm nghèo và các cá nhân, hộ nghèo.
Năm là, tính sáng tạo của đội ngũ CBCC cấp phường còn chưa cao, chưa có
sự năng động, sáng tạo trong thực hiện giảm nghèo. Trong thực tiễn còn thiếu các ý
CK

tưởng đề xuất mới mà chủ yếu chỉ có áp dụng các văn bản ban hành từ cấp trên.
IN
H TẾ
HU

83

TR
CHƯƠNG 3
ƯỜ
GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ - TỈNH QUẢNG TRỊ
NG
3.1. Mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố Đông Hà
3.1.1. Mục tiêu quốc gia
Nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, trong những năm qua, Đảng và Nhà
nước ta đã ban hành và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiều chủ trương, chính sách,
ĐẠ

đồng thời đầu tư rất lớn về sức người, sức của để thực hiện các chủ trương, chính
sách đó; chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững được mọi tầng lớp nhân dân
quan tâm, ủng hộ nên đã đạt được những thành tựu rất to lớn, được dư luận thế giới
I

ca ngợi, nhiều tổ chức phi Chính phủ đã đến Việt Nam để học hỏi kinh nghiệm.
Thực hiện mục tiêu giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước
HỌ

ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, góp phần thu hẹp
khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng,
các dân tộc và các nhóm dân cư; đồng thời thể hiện quyết tâm trong việc thực hiện
CK

mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc mà Việt Nam đã cam kết. Những năm
qua, việc tập trung thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và
các chương trình giảm nghèo đã tạo điều kiện để người nghèo tiếp cận tốt hơn các
dịch vụ xã hội cơ bản; cơ sở hạ tầng của các huyện, xã nghèo được tăng cường; đời
IN

sống người nghèo được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm từ 9,45%
năm 2010 xuống còn dưới 7,0% năm 2017. Thành tựu giảm nghèo của nước ta thời
H

gian qua được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, số hộ đã thoát nghèo
nhưng mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo còn lớn, tỷ lệ hộ tái nghèo hàng năm
TẾ

còn cao; chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư vẫn còn khá lớn, đời
sống người nghèo nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là ở khu vực miền núi,
vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
HU

Tình hình trên trước hết do điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, nên mặc
dù Nhà nước luôn dành nguồn lực lớn cho giảm nghèo nhưng vẫn chưa đáp ứng

84

TR
được nhu cầu; bên cạnh đó, một số chương trình, chính sách giảm nghèo chưa đồng
ƯỜ
bộ, còn mang tính ngắn hạn, thiếu sự gắn kết chặt chẽ; cơ chế quản lý, chỉ đạo điều
hành, phân công phân cấp còn chưa hợp lý, việc tổ chức thực hiện mục tiêu giảm
nghèo ở một số nơi chưa sâu sát. Ngoài ra, một bộ phận người nghèo còn tâm lý ỷ
lại, chưa tích cực, chủ động vươn lên thoát nghèo.
NG
Để tạo sự chuyển biến mới trong công tác giảm nghèo thời gian tới, Chính
phủ quyết nghị về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm
2020 như sau:
* Mục tiêu tổng quát:
ĐẠ

Giảm nghèo bền vững là một trọng tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội 2011 - 2020 nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người
nghèo, ưu tiên người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo thuộc huyện
I

nghèo, xã biên giới, xã an toàn khu, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, vùng bãi
HỌ

ngang ven biển và hải đảo; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng
nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng,
các dân tộc và các nhóm dân cư.
* Mục tiêu cụ thể:
CK

- Thu nhập bình quân đầu người của các hộ nghèo tăng lên 3,5 lần; tỷ lệ hộ
nghèo cả nước giảm 2%/năm, riêng các huyện, xã nghèo giảm 4%/năm theo chuẩn
nghèo từng giai đoạn.
- Điều kiện sống của người nghèo được cải thiện rõ rệt, trước hết là về y tế,
IN

giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở; người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi
hơn các dịch vụ xã hội cơ bản;
H

- Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo; xã nghèo, thôn, bản đặc
biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết
TẾ

là hạ tầng thiết yếu như: giao thông, điện, nước sinh hoạt.
Để đạt được mục tiêu giảm nghèo đến năm 2020 thì Thủ tướng Chính phủ
đã quyết định phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai
đoạn 2011 - 2020 với các chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được đến năm 2020 như sau:
HU

- Phấn đấu 10% số huyện nghèo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn theo
Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về

85

TR
Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo (sau
ƯỜ
đây viết tắt là Nghị quyết 30a); 50% số xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven
biển và hải đảo và 30% số xã, thôn bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và
miền núi thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn theo tiêu chí do Thủ tướng Chính
phủ quy định.
NG
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh và
dân sinh phù hợp quy hoạch dân cư và quy hoạch sản xuất, kinh doanh. Phấn đấu
đến năm 2020:
+ 90% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa
ĐẠ

theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Giao thông - Vận tải;


+ 60% thôn, bản có đường trục giao thông được cứng hoá theo tiêu chuẩn
kỹ thuật của Bộ Giao thông - Vận tải;
I

+ 100% trung tâm xã có điện; trên 90% thôn, bản có điện phục vụ sinh hoạt
HỌ

và sản xuất, kinh doanh;


+ Các công trình thủy lợi nhỏ được đầu tư đáp ứng 80% nhu cầu tưới tiêu
cho diện tích cây trồng hằng năm.
- Thu nhập của hộ nghèo tham gia mô hình tăng 15 - 20%/năm; bình quân
CK

mỗi năm có 10% hộ tham gia mô hình thoát nghèo.


- 100% cán bộ, công chức xã, trưởng thôn, bản và cán bộ đoàn thể được tập
huấn về: kiến thức, kỹ năng quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, chính
sách, dự án; lập kế hoạch có sự tham gia của người dân; phát triển cộng đồng.
IN

Để thực hiện mục tiêu đề ra đến năm 2020, chương trình được thiết kế thành
4 nhóm dự án, bao gồm: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các huyện nghèo, các xã đặc
H

biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo. Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã
đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn, bản đặc biệt khó khăn.
TẾ

Nhân rộng mô hình giảm nghèo. Hỗ trợ nâng cao năng lực giảm nghèo, truyền
thông và giám sát đánh giá thực hiện chương trình. Tổng kinh phí thực hiện
Chương trình khoảng 27.509 tỷ đồng.
Từ mục tiêu giảm nghèo của Quốc gia đến năm 2020, UBND tỉnh Quảng
HU

Trị căn cứ vào tình hình thực tế đề ra mục hiện mục tiêu giảm nghèo tỉnh giai đoạn
2015 - 2020 như sau:

86

TR
* Mục tiêu tổng quát:
ƯỜ
Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần đối với hộ nghèo. Tăng cường các biện pháp giảm nghèo bền
vững, tránh tái nghèo, hỗ trợ, khuyến khích hộ nghèo vươn lên mức sống khá. Tập
trung nguồn lực, giải pháp hỗ trợ hộ nghèo diện chính sách có công, hộ nghèo dân
NG
tộc thiểu số, hộ nghèo có đối tượng bảo trợ xã hội.
* Mục tiêu cụ thể:
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh từ 1,5% đến 1,8%/năm, hạn chế thấp
nhất số hộ tái nghèo.
ĐẠ

- Phấn đấu đến cuối năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 2% và không còn xã
nghèo (xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên).
- Tập trung giải pháp hỗ trợ hộ chính sách người có công thoát nghèo.
I

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu,
HỌ

chỉ tiêu giảm nghèo bền vững, tác động chung vào phát triển kinh tế - xã hội của
Thành phố.
Trên cơ sở mục tiêu và kế hoạch giảm nghèo của UBND tỉnh Quảng Trị,
thành phố Đông Hà cũng ban hành chương trình giảm nghèo trên địa bàn thành phố
CK

cụ thể như sau:


3.1.2. Mục tiêu của thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Qua phân tích, tình hình thực hiện công tác giảm nghèo, thành tựu đạt được,
những hạn chế còn tồn tại cũng như việc chỉ ra những nguyên nhân của những kết
IN

quả giảm nghèo tại thành phố Đông Hà, có thể chỉ ra một số dự báo về xu hướng
giảm nghèo trong thời gian tới như sau:
H

3.1.2.1. Mục tiêu chung


Từng bước cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho người dân; tạo điều kiện tốt
TẾ

nhất để người nghèo có thể tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà
ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin); đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, hạn
chế tái nghèo, xây dựng các mô hình giảm nghèo bền vững; chủ động tạo ra các
nguồn lực mới cho hoạt động trợ giúp người nghèo; giúp đỡ, đỡ đầu hộ nghèo có
HU

địa chỉ nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các phường nội
thụ và phường ven đô, giữa các nhóm dân cư.

87

TR
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể
ƯỜ
- Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn thành phố bình quân mỗi năm từ 0,3 - 0,6%.
- Phấn đấu giảm 3 - 5 hộ gia đình chính sách người có công thuộc diện hộ
nghèo/năm.
- 100% hộ nghèo được mua thẻ bảo hiểm y tế và được tiếp cận các dịch vụ y
NG
tế theo quy định.
- 100% lượt học sinh con hộ nghèo được hỗ trợ chi phí học tập theo quy
định; 100% hộ nghèo có trẻ em trong độ tuổi được đến trường học.
- 95% hộ nghèo được tiếp cận các nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 90%
ĐẠ

hộ nghèo có nhà tiêu hợp vệ sinh.


- 90% hộ nghèo được sử dụng dịch vụ viễn thông; 95% hộ nghèo có tài sản
phục vụ tiếp cận thông tin.
I

- 100% hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo đủ điều kiện theo quy định được vay
HỌ

vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội.


- 75% hộ nghèo, hộ cận nghèo được tập huấn về khuyến nông - lâm - ngư,
chuyển giao khoa học kỹ thuật, kiến thức vào sản xuất.
- 90% người lao động nghèo được đào tạo nghề ngắn hạn, trong đó có 50%
CK

có việc làm sau học nghề.


- 80-90% lượt hộ nghèo được trợ giúp pháp lý miễn phí, tạo điều kiện cho
người nghèo hiểu biết quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận các chính sách
hỗ trợ của Nhà nước để vươn lên thoát nghèo.
IN

- 100% cán bộ, công chức từ thành phố đến phường, khu phố và cán bộ các
Hội, đoàn thể thành phố, phường được tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực để tổ
H

chức thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững.
- Tăng cường vận động ủng hộ từ Quỹ “Ngày vì người nghèo” các cấp để bổ
TẾ

sung nguồn lực hỗ trợ chương trình giảm nghèo bền vững.
3.2. Giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh
Quảng Trị
Để thực hiện các chủ trương của Đảng đặt ra đối với sự nghiệp xóa đói giảm
HU

nghèo và các mục tiêu cụ thể đã được xác định, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng
Trị cần phải thực hiện và vận dụng đồng bộ các nhóm giải pháp sau:

88

TR
3.2.1. Nhóm giải pháp tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và tuyên truyền về
giảm nghèo
ƯỜ
- Công tác chỉ đạo, lãnh đạo
Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo tập trung quyết liệt của các cấp uỷ
Đảng, Chính quyền, Ban ngành đoàn thể từ thành phố đến cơ sở, đặc biệt là nêu
NG
cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ cụ thể của các Chi bộ Đảng cơ sở đối với
việc thực hiện chương trình giảm cơ bản hộ nghèo.
Kiện toàn Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững từ thành phố đến các phường;
tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng cho cán bộ làm công tác chính sách
ĐẠ

của thành phố, phường.


- Công tác tuyên truyền
Phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc các cấp, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã
I

hội trong việc tuyên truyền, vận động và tham gia các hoạt động xóa đói giảm nghèo.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng và thường xuyên đến các tầng lớp
HỌ

nhân dân đặc biệt đối với hộ nghèo, cận nghèo hiểu rõ tầm quan trọng mục tiêu
giảm cơ bản hộ nghèo, cận nghèo là trách nhiệm không chỉ của các cấp uỷ Đảng,
Chính quyền, các Ban ngành đoàn thể từ thành phố đến các phường mà còn là trách
CK

nhiệm chung của toàn thể nhân dân. Đặc biệt đối với hộ nghèo cần phát huy tinh
thần chủ động, tự lực tự cường, để phấn đấu vươn lên thoát nghèo, tránh tư tưởng ỷ
lại vào sự trợ giúp của Nhà nước.
- Thực hiện tốt chương trình dân số - kế hoạch hoá gia đình
IN

Thực hiện tốt công tác dân số KHHGĐ, giảm tỷ lệ sinh và sinh con thứ 3,
giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng.
- Tăng cường công tác phòng, chống các tệ nạn xã hội điển hình là tệ nạn
H

ma tuý
- Phát động phong trào toàn dân tham gia phòng, chống tệ nạn xã hội, xây
TẾ

dựng mô hình phường, khu phố và cơ quan, trường học không có tệ nạn xã hội;
nâng cao chất lượng tuyên truyền giáo dục về các tệ nạn xã hội. Đây chính là một
trong những giải pháp được lồng ghép nhằm hạn chế các gia đình có con em trong
độ tuổi vị thành niên, tránh sa vào các tệ nạn xã hội, gây tổn thất cả về vật chất lẫn
HU

tinh thần cho gia đình và cộng đồng, có thể khiến gia đình rơi vào cảnh cùng quẫn
vì chi phí điều trị cho con em của họ.

89

TR
3.2.2. Nhóm giải pháp phát triển về kinh tế - xã hội
ƯỜ
Tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo tinh thần Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ thành phố Đông Hà lần thứ XII đó là tăng dần tỷ trọng công
nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp. Chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn sẽ thu hút được lao động nông nghiệp tại chỗ, nâng
NG
cao thu nhập cho nông dân đặc biệt là người nghèo. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn là con dường cơ bản để thoát nghèo, tuy nhiên phải dựa vào điều kiện
của từng vùng, mỗi vùng phải xác định được thế mạnh của mình trong việc nuôi
con gì, trồng cây gì đem lại hiệu quả kinh tế cao.
ĐẠ

Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật như
giao thông đặc biệt là các phường nghèo của thành phố. Đầu tư xây dựng các công
trình thủy lợi để tăng năng suất cây trồng, chất lượng sản phẩm, tháo gỡ khâu tưới
I

tiêu. Xây dựng hệ thống điện, nước sạch, trường học và y tế nhằm tạo điều kiện
HỌ

cho kinh tế xã hội phát triển và hấp dẫn các nhà đầu tư vào địa bàn thành phố.
Hoàn thành dồn điền đổi thửa ở các vùng sản xuất nông nghiệp ổn định và
kế hoạch xây dựng nông thôn mới để tạo điều kiện cho sản xuất phát triển đặc biệt
là 2 phường có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất của thành phố sản xuất chủ yếu là thuần
CK

nông phục thuộc vào điều kiện tự nhiên.


Tổ chức lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội cùng hỗ trợ cho chương
trình giảm nghèo.
Tiếp tục phối hợp với Chi cục Phát triển nông thôn Quảng Trị tổ chức thực
IN

hiện dự án ở 2 phường còn nhiều hộ nghèo thành phố Đông Hà theo Quyết định số
475/QĐ-UBND ngày 12/05/2016 của UBND thành phố.
H

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế từ đó sẽ cung cấp nguồn lực cho giảm nghèo,
tạo ra những yếu tố bền vững để công tác giảm nghèo đạt hiệu quả, bền vững hơn.
TẾ

3.2.3. Nhóm giải pháp tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất tăng
thu nhập
- Các giải pháp đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người nghèo
Thực hiện tốt chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn theo quyết
HU

định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, quan tâm hỗ trợ kinh phí cho công
tác đào tạo dạy nghề cho lao động nghèo, cận nghèo và lao động nông thôn.

90

TR
Đẩy mạnh công tác cho vay từ các nguồn vốn nhất là vốn quỹ quốc gia giải
ƯỜ
quyết việc làm, đồng thời có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đóng trên
địa bàn tuyển dụng lao động là con, em các hộ chính sách, hộ nghèo và hộ bị thu
hồi đất nông nghiệp vào làm việc nhằm hoàn thành chỉ tiêu giải quyết việc làm cho
người lao động.
NG
Tổ chức tốt phiên giao dịch việc làm tạo cơ hội cho người lao động tiếp cận
thị trường lao động, có cơ hội tìm được việc làm góp phần giảm nghèo bền vững.
Tập trung và quan tâm hỗ trợ kinh phí cho công tác đào tạo dạy nghề cho
người nghèo, đồng thời tổ chức hướng nghiệp cho học sinh phổ thông để có định
ĐẠ

hướng học nghề phù hợp với điều kiện kinh tế của từng vùng, sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế vùng miền.
Xây dựng và triển khai Đề án “đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp đến
I

năm 2020” trên địa bàn thành phố Đông Hà.


HỌ

- Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo


Huy động và tranh thủ các nguồn vốn ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội,
quỹ của hội nông dân, hội phụ nữ thông qua UBND phường và các Hội đoàn thể
đứng ra tín chấp tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ có nhu cầu được vay vốn đầu tư cho
CK

sản xuất; Đồng thời, tư vấn, hướng dẫn, lựa chọn các phương án sử dụng vốn tối ưu,
phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn để người nghèo có thể sử dụng vốn vào
sản xuất, kinh doanh hợp lý, tạo thu nhập và tâm lý, niềm tin thoát nghèo.
Tăng cường công tác quản lý triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án vay
IN

vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm và cho học sinh, sinh viên là con hộ nghèo,
cận nghèo và hộ có hoàn cảnh khó khăn vay vốn;
H

Tạo điều kiện cho lao động hộ chính sách, hộ nghèo có đủ điều kiện đi xuất
khẩu lao động được vay vốn ưu đãi tại Ngân hàng chính sách xã hội; có chính sách
TẾ

hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng và khám sức
khoẻ đối với lao động hộ chính sách, hộ nghèo đi xuất khẩu lao động.
- Hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi, phân bón và tập huấn khoa học kỹ thuật,
hỗ trợ sản xuất, hướng dẫn người nghèo làm ăn
HU

Đối với các hộ nghèo ở vùng ven đô thành phố, tổ chức tập huấn, đào tạo,
hướng dẫn cả về kiến thức, kỹ năng để có thể tham gia vào hoạt động sản xuất các

91

TR
mô hình nông nghiệp như: mô hình cánh đồng lớn, lúa hữu cơ, lúa chất lượng cao
ƯỜ
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; trồng cây dược liệu đinh lăng, … dưới hình
thức làm thuê, mướn,… lâu dài. Từng bước cải thiện điều kiện sống, tạo ra thu
nhập giúp thoát nghèo.
Đối với các hộ nghèo ở vùng nội đô, phối hợp với các cơ sở đào tạo, các
NG
doanh nghiệp đào tạo nghề miễn phí, sau lựa chọn, tuyển dụng vào các doanh
nghiệp, đơn vị liên kết, đơn vị có nhu cầu nhân lực để họ có công ăn việc làm, có
thu nhập, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần.
Tổ chức hỗ trợ mua các loại cây con giống có năng suất chất lượng cao,
ĐẠ

phân bón và thức ăn phục vụ chăn nuôi, trồng trọt, hỗ trợ kinh phí tiêm phòng dịch
bệnh gia súc, gia cầm cho hộ nghèo.
Hỗ trợ kinh phí tổ chức các lớp tập huấn về cách làm ăn, kỹ thuật chăn nuôi
I

trồng trọt và tham quan mô hình trình diễn để hộ nghèo học tập.
Đề nghị các hội đoàn thể phối hợp với trạm khuyến nông, thú y, tổ chức tập
HỌ

huấn hướng dẫn cách làm ăn, phòng trừ dịch bệnh và hướng dẫn sử dụng vốn có hiệu
quả, giúp đỡ hộ nghèo về cây con giống, phân bón, vận động hội viên đoàn viên làm
ăn khá giỏi tham gia giúp đỡ hướng dẫn các hội viên, đoàn viên nghèo, cận nghèo
CK

cách làm ăn phấn đấu thoát nghèo, không để hội viên, đoàn viên mình tái nghèo.
Tăng cường đầu tư cho nông nghiệp ứng dụng khoa học kỹ thuật cao, kết hợp
đẩy mạnh phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo cơ cấu công nghiệp - dịch vụ
- nông nghiệp. Từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang các lĩnh
IN

vực công nghiệp, dịch vụ.


Chú trọng đầu tư đồng bộ hạ tầng giao thông, thuỷ lợi nội đồng, đảm bảo
H

công tác tưới, tiêu, chống ngập hoạt động tốt.


3.2.4. Giải pháp thực hiện chính sách tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận
các dịch vụ xã hội cơ bản
TẾ

- Hỗ trợ về y tế
Làm thủ tục đề nghị UBND thành phố đầu tư kinh phí mua thẻ BHYT miễn
phí để cấp cho hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội, đồng thời đẩy
HU

mạnh các hoạt động khám chữa bệnh nhân đạo cho người nghèo nhằm hạn chế
mức thấp nhất các hộ cận nghèo bị rơi vào hộ nghèo vì lý do có thành viên bị rủi ro
ốm đau, bệnh tật;
92

TR
Đẩy mạnh các hoạt động khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho các đối tượng
ƯỜ
chính sách hộ nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội. Tạo phong trào xã hội hóa trong
công tác khám chữa bệnh từ thiện.
- Hỗ trợ về giáo dục
Tổ chức thực hiện tốt chính sách cấp bù học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho
NG
những học sinh con hộ nghèo, hộ chính sách theo Nghị định 49/NĐ-CP. Ngoài ra
tăng cường vận động các đoàn thể, tổ chức đơn vị và các nhà hảo tâm hỗ trợ sách
vở, đồ dùng học tập, cấp học bổng, biểu dương các học sinh nghèo, cận nghèo vượt
khó vươn lên trong học tập.
ĐẠ

Các hội đoàn thể, ngân hàng chính sách xã hội, UBND các phường phối hợp
chặt chẽ và tạo điều kiện thuận lợi để các hộ gia đình nghèo, gia đình hoàn cảnh
khó khăn có con đang học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên
I

nghiệp và dạy nghề được vay vốn theo Quyết định số 157/2007/QĐ-CP của Chính
HỌ

phủ, không để học sinh, sinh viên phải bỏ học vì lý do không có tiền.
- Hỗ trợ về nhà ở và tiền điện
Tiếp tục vận động các tổ chức, đơn vị và nhân dân tham gia xây dựng quỹ
“đền ơn đáp nghĩa” và quỹ “Vì người nghèo” để giúp đỡ cho hộ chính sách và hộ
CK

nghèo xây dựng nhà ở và tặng quà nhân các ngày lễ, tết trong năm.
Thực hiện hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo theo công văn số 933/LĐTBXH-
KHTC ngày 01/4/2011 của Bộ LĐ-TB&XH về hướng dẫn việc chi trả kinh phí hỗ
trợ tiền điện cho hộ nghèo.
IN

3.2.5. Giải pháp kiện toàn và nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công
tác giảm nghèo
H

Nhà nước cần có chính sách quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần,
đặc biệt là mức phụ cấp đối với cán bộ chuyên trách làm công tác giảm nghèo cấp
TẾ

xã để họ yên tâm công tác lâu dài.


Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững
từ thành phố đến các phường và đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác giảm nghèo
cấp phường thông qua hình thức mở các lớp bồi dưỡng kiến thức giảm nghèo, tuyên
HU

truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác giảm nghèo.

93

TR
Hàng năm mở lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác giảm
ƯỜ
nghèo tại cơ sở để nâng cao nhận thức và nghiệp vụ.
3.2.6. Giải pháp chống tái nghèo
Theo kết quả điều tra, đến 31/12/2017 toàn thành phố có 1.722 hộ cận nghèo
với 2.010 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 7,6% đây là những hộ có nguy cơ rơi vào hộ
NG
nghèo. Để đảm bảo tính bền vững của chương trình giảm nghèo cần tổ chức thực
hiện tốt chính sách an sinh xã hội đối với hộ cận nghèo như sau: Hỗ trợ 50% tiền
mua thẻ Bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo, cấp bù kinh phí cho học sinh, sinh viên
thuộc diện cận nghèo; đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp,
ĐẠ

lao động thuộc diện cận nghèo.


Đối với hộ nghèo, cận nghèo khi tham gia vào các lớp đào tạo nghề, chú
trọng công tác đào tạo gắn với vị trí việc làm và việc sử dụng lao động sau đào tạo,
I

cụ thể:
- Đối với các lớp đào tạo nghề về trồng trọt, chăn nuôi,… chú trọng công
HỌ

tác chế biến, bảo quản, xuất bán sản phẩm ngay cả khi thị trường khan hiếm, từ đó
mang lại thu nhập ổn định, tạo việc làm thường xuyên cho họ.
- Đối với các lớp đào tạo nghề kỹ thuật, xây dựng,… cần hướng dẫn,
CK

chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện có của các Nhà máy,
công ty,… trên địa bàn thành phố, đào tạo cho học viên trình độ, xây dựng các kỹ
năng cần thiết có thể áp dụng được ngay vào công việc, tăng cơ hội được tuyển
dụng cho nhóm người nghèo có khả năng lao động nhưng đang thất nghiệp.
IN

Triển khai thực hiện các giải pháp hạn chế tâm lý “hưởng thụ” các chính
sách dành cho hộ nghèo đối với nhóm đối tượng cận nghèo, mới thoát nghèo, phát
H

sinh nghèo. Cụ thể, đó là thực hiện giải pháp rà soát, kiểm tra để nắm được điều
kiện, hoàn cảnh sống của từng hộ trong nhóm đối tượng này, nắm được thu nhập
của từng thành viên trong hộ, nắm được những nhu cầu hợp pháp, chính đáng của
TẾ

họ. Từ đó, triển khai trợ giúp, cấp vốn để làm ăn, giới thiệu học nghề hoặc tìm việc
làm phù hợp với sức khỏe, điều kiện làm việc của từng người, hướng dẫn, mở các
lớp tập huấn, đào tạo nghề, kỹ năng giúp họ có kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh
HU

hay kinh nghiệm nuôi dạy, giáo dục con cái. Từng bước thay đổi, nâng cao nhận

94

TR
thức tiến tới thay đổi trong hành động của họ, giúp họ có ý chí, quyết tâm vươn lên
ƯỜ
trong lao động, sản xuất để thoát nghèo bền vững.
Đối với những người nghèo thuộc nhóm người già neo đơn, người bị đau
ốm, bệnh tật, người không có khả năng lao động họ không có sức lao động, không
có khả năng tạo ra thu nhập nên vĩnh viễn không thể thoát nghèo. Với nhóm những
NG
người nghèo này các chính sách hỗ trợ chủ yếu đó là: kinh phí trang trải cuộc sống
từng tháng; cấp thẻ bảo hiểm y tế; hỗ trợ tất cả các chi phí chi tiêu cần chi trả như:
tiền điện, nước, rác thải,… để họ có cuộc sống ổn định.
3.2.7. Giải pháp khác
ĐẠ

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá trong việc thực hiện
chương trình mục tiêu về giảm nghèo bền vững, thông qua các cuộc kiểm tra giám
sát nhắc nhở các đơn vị cần tập trung hơn nữa công tác lãnh đạo chỉ đạo của cấp
I

uỷ, chính quyền về thực hiện chương trình, tổ chức triển khai kịp thời và đầy đủ
các chính sách hỗ trợ của nhà nước đến các hộ nghèo.
HỌ

Triển khai các biện pháp, giải pháp nhằm tranh thủ sự giúp đỡ của các
doanh nghiệp, sự ủng hộ của cộng đồng dân cư đóng góp quỹ vì người nghèo để
đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, các thiết chế văn hoá và công trình dân sinh phúc
CK

lợi khác trên địa bàn.


Thông qua các hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của các cấp ủy Đảng,
Chính quyền địa phương, tuyên truyền, vận động đến các doanh nghiệp để họ nâng
cao trách nhiệm xã hội, đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng nói chung và đặc biệt
IN

là các hộ nghèo nói riêng để họ có cuộc sống ổn định hơn, tốt đẹp hơn.
Nâng cao dân trí cho người nghèo, tạo điều kiện thích hợp cho các hộ nghèo
H

phát triển kinh tế, tự vươn lên thoát nghèo.


TẾ
HU

95

TR
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
ƯỜ
1. Kết luận
Chương trình giảm nghèo bền vững ở thành phố Đông Hà được tổ chức thực
hiện dựa trên chủ trương, quan điểm, yêu cầu cấp thiết của Đảng và Nhà nước, đặc
biệt quan điểm chủ đạo trong Nghị Quyết số 80/2011/NQ-CP ngày 19/5/2011 về
NG
định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ 2011 đến năm 2020. Luận văn đã đưa
ra định hướng về giảm nghèo bền vững ở thành phố Đông Hà, đề xuất các giải
pháp trong thực hiện đến năm 2022 và những năm tiếp theo. Từ kết quả nghiên cứu
của đề tài: “Nghiên cứu giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố Đông hà,
ĐẠ

tỉnh Quảng Trị” có thể kết luận:


Thứ nhất, trên cơ sở lý luận về giảm nghèo bền vững, kinh nghiệm giảm
nghèo bền vững ở một số tỉnh, huyện có điều kiện tương đồng, căn cứ vào thực tiễn
I

công tác giảm nghèo bền vững ở thành phố Đông Hà trong thời gian qua, gắn với
những điều kiện riêng biệt, tác giả cho rằng cần nghiên cứu giảm nghèo bền vững ở
HỌ

thành phố Đông Hà nhằm đưa ra những giải pháp cho thời gian tới là cần thiết, xây
dựng thành phố xứng đáng là trung tâm kinh tế - chính trị của tỉnh Quảng Trị.
Thứ hai, công tác giảm nghèo của thành phố trong thời gian qua đã đạt được
CK

một số thành tựu. Tuy nhiên vẫn còn hạn chế việc thực hiện các chính sách, chương
trình, dự án giảm nghèo như: kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững; các chính
sách thực hiện dàn trải trên nhiều lĩnh vực, gây thất thoát, lãng phí trong khi sự
“hưởng lợi” của các hộ nghèo, cận nghèo còn hạn chế. Để tiếp tục nâng cao tính bền
IN

vững của công tác giảm nghèo theo hướng bền vững thì UBND thành phố cần hoàn
thiện, mở rộng chính sách hiện hành đối với người nghèo sao cho hướng trực tiếp
vào các vấn đề: nâng cao năng lực người nghèo; tạo cơ hội bình đẳng cho người
H

nghèo trong tiếp cận với các dịch vụ xã hội xã hội cơ bản; trợ giúp đột xuất khi gặp
thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu, hỗ trợ các điều kiện về vốn, con giống,… kết
TẾ

hợp tập huấn, hướng dẫn, tạo công ăn việc làm ổn định,… theo đúng các quan điểm
đã đề cập trong phần quan niệm về giảm nghèo bền vững ở chương 1. Cùng với đó,
đổi mới cách tiếp cận, trong hỗ trợ giảm nghèo, trước hết là về quan niệm cũng như
nhận thức về thế nào là giảm nghèo bền vững, sau đó là việc xem xét lại một số
HU

chính sách như hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng các phường trọng điểm, đầu tư đường
xá, giao thông, hạ tầng. Tiếp tục xây dựng và triển khai thêm các những chính sách

96

TR
an sinh xã hội, chính sách, chương trình giảm nghèo đặc thù. Tuy nhiên, thách thức
ƯỜ
lớn nhất trong việc xây dựng và triển khai chính sách, chương trình giảm nghèo vẫn
là những vấn đề thuộc về cách tiếp cận và cơ chế thực hiện để chính sách và chương
trình giảm nghèo đi vào cuộc sống, đạt hiệu quả cao.
Thứ ba, với những nghiên cứu, đánh giá về tình hình giảm nghèo của thành
NG
phố Đông Hà, rút ra những nguyên nhân của những kết quả đạt được cũng như
những hạn chế. Trên cơ sở quan điểm và những dự báo xu hướng của công cuộc
giảm nghèo của thành phố trong thời gian tới, luận văn đề xuất các giải pháp phù
hợp với những điều kiện khách quan và chủ quan của thành phố nhằm giúp cho
ĐẠ

việc thực hiện giảm nghèo thực sự bền vững cho những năm tiếp theo.
2. Kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu trên có thể thấy rằng để thực hiện giảm nghèo bền
vững điều cấp thiết đó là các cấp, ngành cần đẩy nhanh rà soát, sửa đổi, bổ sung
I

chính sách giảm nghèo, tích hợp chính sách thuộc các lĩnh vực bảo đảm đồng bộ,
HỌ

hiệu quả, dễ theo dõi, dễ thực hiện. Dưới góc độ nghiên cứu, tác giả luận văn có
các kiến nghị sau:
Đối với các hộ nghèo là những người già cả, neo đơn, khuyết tật nặng… cần
đưa ra khỏi diện hộ nghèo và đưa vào diện đối tượng bảo trợ xã hội để hưởng chính
CK

sách trợ cấp xã hội lâu dài vì các đối tượng này không có giải pháp và không thể xoá
được nghèo.
Kịp thời biểu dương, khen thưởng đối với hộ nghèo và các địa phương có
IN

thành tích xuất sắc trong công tác thực hiện các chính sách giảm nghèo để làm
gương, đồng thời khuyến khích các hộ nghèo khác noi theo tạo nên một phong trào
thi đua sâu rộng trong toàn dân nhằm khai thác mọi nguồn lực, mọi tiềm năng, thế
H

mạnh góp phần thực hiện Chương trình có hiệu quả và bền vững.
Cần phát huy vị trí, vai trò của Ban Chỉ đạo giảm nghèo nhằm nâng cao
TẾ

trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của các thành viên Ban Chỉ đạo
như: thực hiện công tác xây dựng chương trình, mục tiêu, giải pháp thực hiện công
tác giảm nghèo; Chỉ đạo, tổ chức, triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo.
HU

97

TR
TÀI LIỆU THAM KHẢO
ƯỜ
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
1
Nội, 2007, tr. 157.
Chính phủ (2011), Nghị quyết 80/NQ-CP năm 2011 về định hướng giảm
2
nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020, Hà Nội.
NG
Nguyễn Thị Hoa (2009), Hoàn thiện các chính sách XĐGN chủ yếu của Việt
3
Nam đến năm 2015, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Hà Nội.
Thái Phúc Thành (2014), Vai trò của vốn con người trong giảm nghèo bền
4
vững ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Hà Nội
ĐẠ

Chương trình phát triển Liên Họp quốc (2009), Rà soát tổng quan các chương
5
trình dự án giảm nghèo ở Việt Nam, Hà Nội.
Hoàng Xuân Trung (2012), về việc thiết kế chương trình giảm nghèo ở vùng
I

6
dân tộc, miền núi, Tạp chí Dân tộc số 139 xuất bản tháng 7 năm 2012.
HỌ

Lê Văn Bình (2009), Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững vùng Bắc
7 Trung bộ và Duyên hải Trung bộ trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ
Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính, Hà Nội.
Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày
CK

8
08/7/2005, ban hành kèm theo chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010, Hà Nội.
Thủ Tướng Chính Phủ (2011), Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày
9 30/01/2011, về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai
IN

đoạn 2011-2015, Hà Nội.


Thủ Tướng Chính Phủ (2015), Quyết định số 59/QĐ-TTg, ngày 19 tháng 11
10 năm 2015, về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai
H

đoạn 2016-2020, Hà Nội


Phạm Xuân Nam và Peter Boothroyd (2003), Về đánh giá chính sách và hoạch
11
TẾ

định chính sách giảm nghèo, Kỷ yếu hội thảo, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
12 Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị 2010
Nguyễn Thị Hoa (2014), Hoàn thiện các chính sách xóa đói giảm nghèo chủ
HU

13 yếu của Việt Nam đến năm 2020, Đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

98

TR
ƯỜ
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: PHIẾU ĐIỀU TRA
PHIẾU ĐIỀU TRA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
(Giành cho hộ nghèo)
NG
Xin chào ông/bà!
Tôi là Nguyễn Hữu Phước, học viên Lớp Cao học ngành Quản lý kinh tế
của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế, tôi đang thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố Đông Hà - tỉnh Quảng Trị”. Mọi ý
ĐẠ

kiến trả lời của ông/bà đều góp phần vào sự thành công của đề tài nghiên cứu này
và có thể giúp tôi hoàn thành khóa học của mình. Kính mong ông/bà dành chút ít
thời gian để trả lời các câu hỏi sau.
I

Xin chân thành cảm ơn.


HỌ

---------------------------------------------
Phần 1. Thông tin cá nhân
1. Giới tính
 Nam  Nữ
CK

2. Trình độ văn hóa


 Chưa đào tạo  Cấp 1
 Cấp 2  Cấp 3
IN

3. Độ tuổi
 <30  31-40
 41-50  >50
H

4. Nghề nghiệp
 Nông-lâm-ngư nghiệp  Công nghiệp-xây dựng
TẾ

 Thương mại-dịch vụ  Thất nghiệp


Phần 2. Đánh giá về chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành
phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
HU

2.1. Theo ông bà, nguyên nhân nào làm gia đình ông bà thuộc diện nghèo?
 Thiếu vốn  Thiếu đất sản xuất  Đông con, người già
 Việc làm không ổn định  Thất nghiệp  Đau ốm, bệnh tật

99

TR
 Thiên tai, mất mùa Không biết làm kinh tế  Nguyên nhân khác
ƯỜ
2.2. Phường nơi ông/bà sinh sống có thành lập ban quản lý giảm nghèo không?
 Có  Không
2.3. Xin ông/bà cho biết nơi ông/bà sinh sống có được hưởng lợi từ chính sách
giảm nghèo bền vững của Nhà nước không?
NG
 Có  Không
2.4. Phường nơi ông/bà sinh sống có tổ chức mô hình giảm nghèo không?
 Có  Không
2.5. Các mô hình giảm nghèo có đa dạng để phù hợp với từng nhóm hộ nghèo như
ĐẠ

ông bà không?
 Có  Không
2.6. Theo ông/bà, các mô hình giảm nghèo ở địa phương có thể thoát nghèo không?
I

 Có  Không
HỌ

2.7. Các chính sách hỗ trợ cho người nghèo ở địa phương thực hiện, ông bà có thấy
công bằng cho các đối tượng nghèo không?
 Có  Không
2.8. Cuộc sống của gia đình ông/bà từ khi thực hiện các chính sách giảm nghèo bền
CK

vững đến nay có được cải thiện không?


 Không thay đổi
 Thêm nợ nần do được vay tiền
 Cải thiện nhưng không được nhiều
IN

 Cải thiện đáng kể


2.9. Những chính sách nào đang được thực hiện có thể giúp ông bà thoát nghèo?
H

 Chính sách giáo dục


 Chính sách hỗ trợ nhà ở chống bão lụt
TẾ

 Chính sách khuyến nông, lâm ngư, hỗ trợ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
 Dạy nghề, tạo việc làm
 Chính sách cho vay vốn
 Chính sách hỗ trợ, pháp lý, văn hóa, thông tin
HU

 Hỗ trợ tiền điện, hỗ trợ y tế


 Chính sách về xây dựng cơ sở hạ tầng

100

TR
ƯỜ
2.10. Theo ông/bà, khi đã thoát nghèo nhờ các chính sách hỗ trợ, nguy cơ tái nghèo
có cao không?
 Có  Không
2.11. Ông/bà cho biết cách thức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững hiện nay
NG
có phù hợp với điều kiện của địa phương và điều kiện của gia đình ông/bà không?
 Có  Không
2.12. Ông bà có tham gia vào quá trình kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách
giảm nghèo ở phường không?
ĐẠ

 Có  Không
2.13. Công tác tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở địa phương
diễn ra như thế nào?
I

 Yếu kém  Chưa tốt  Đạt yêu cầu  Tổ chức tốt


HỌ

------------------------------------
Xin chân thành cảm ơn!
CK
IN
H TẾ
HU

101

TR
ƯỜ
PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
(Dành cho cán bộ, công chức phường)

Xin chào ông/bà!


NG
Tôi là Nguyễn Hữu Phước, học viên Lớp Cao học ngành Quản lý kinh tế
của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế, tôi đang thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố Đông Hà - tỉnh Quảng Trị”. Mọi ý
kiến trả lời của ông/bà đều góp phần vào sự thành công của đề tài nghiên cứu này
ĐẠ

và có thể giúp tôi hoàn thành khóa học của mình. Kính mong ông/bà dành chút ít
thời gian để trả lời các câu hỏi sau.
Xin chân thành cảm ơn.
I

---------------------------------------------
HỌ

Phần 1. Thông tin cá nhân


1. Đối tượng
 Cán bộ, công chức chuyên môn  Cán bộ lãnh đạo, quản lý
CK

2. Giới tính
 Nữ  Nam
3. Trình độ chuyên môn
 Sơ cấp  Trung cấp
IN

 Cao đẳng  Đại học trở lên


4. Độ tuổi
H

 <30  31-40
 41-50  >50
TẾ

Phần 2. Đánh giá về công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố
Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Phương án nào phù hợp, ông/bà khoanh tròn vào số thứ tự của phương án đó
2.1. Theo ông bà, nguyên nhân nào làm các gia đình nghèo?
HU

 Thiếu vốn  Thiếu đất sản xuất  Đông con, người già
 Việc làm không ổn định  Thất nghiệp  Đau ốm, bệnh tật

102

TR
 Thiên tai, mất mùa  Không biết làm kinh tế  Nguyên nhân khác
ƯỜ
2.2. Ở phường có thành lập ban quản lý thực hiện chính sách giảm nghèo không?
 Có  Không
2.2a. Người dân có tích cực tham gia thực hiện các chính sách giảm nghèo ở địa
phương không?
NG
 Tham gia tích cực  Tham gia nhưng không tích cực
 Không tham gia
2.3. Công tác tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở địa phương
diễn ra như thế nào?
ĐẠ

 Yếu kém  Chưa tốt  Đạt yêu cầu  Tổ chức tốt


2.4. Phường nơi ông/bà làm việc có tổ chức mô hình giảm nghèo không?
 Có  Không
I

2.5. Các mô hình giảm nghèo có đa dạng để phù hợp với từng nhóm hộ nghèo
HỌ

không?
 Có  Không
2.6. Theo ông/bà, các mô hình giảm nghèo ở địa phương có thể thoát nghèo không?
 Có  Không
CK

2.7. Các chính sách hỗ trợ cho người nghèo ở địa phương thực hiện, ông bà có thấy
công bằng cho các đối tượng nghèo không?
 Có  Không
2.8. Cuộc sống của hộ nghèo từ khi thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững
IN

đến nay có được cải thiện không?


 Không thay đổi  Cải thiện nhưng không được nhiều
H

 Cải thiện đáng kể  Thêm nợ nần do được vay tiền của nhà nước
nhưng không trả nợ được vì mất mùa, dịch bệnh hoặc nguyên nhân khác.
TẾ

2.9. Những chính sách nào đang được thực hiện có thể giúp người dân thoát
nghèo?
 Chính sách giáo dục
 Chính sách hỗ trợ nhà ở chống bão lụt
HU

 Chính sách khuyến nông, lâm ngư, hỗ trợ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
 Dạy nghề, tạo việc làm

103

TR
 Chính sách cho vay vốn
ƯỜ
 Chính sách hỗ trợ, pháp lý, văn hóa, thông tin
 Hỗ trợ tiền điện, hỗ trợ y tế
 Chính sách về xây dựng cơ sở hạ tầng
2.10. Theo ông/bà, khi đã thoát nghèo nhờ các chính sách hỗ trợ, nguy cơ tái nghèo
NG
có cao không?
 Có  Không
2.11. Ông/bà cho biết cách thức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững hiện
nay có phù hợp với điều kiện của địa phương không?
ĐẠ

 Có  Không
2.12. Khi thực hiện chính sách ở cấp mình, ông/bà thấy sự phối hợp giữa các cấp
với nhau.
I

 Tốt  Rất rốt  Không tốt


HỌ

2.13. Công tác vận động tuyên truyền ở địa phương ông/bà có được thực hiện
thường xuyên không
 Không thường xuyên  Khá thường xuyên  Thường xuyên
Nếu có thì theo ông/bà chất lượng tuyên truyền như thế nào?
CK

 Không hiệu quả  Hiệu quả chưa cao  Hiệu quả cao
2.14. Khi thực hiện chính sách cở cấp mình, UBND phường có phối hợp với các cơ
quan nhà nước ở tỉnh, thành phố và với các tổ chức CT-XH không?
 Không thường xuyên  Khá thường xuyên  Thường xuyên
IN

Nếu có thì hiệu quả thế nào


 Không hiệu quả  Hiệu quả chưa cao  Hiệu quả cao
H

2.15. Khi kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách ở địa phương có sự
tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội không?
TẾ

 Không thường xuyên  Khá thường xuyên  Thường xuyên

------------------------------------
Xin chân thành cảm ơn!
HU

104

TR
ƯỜ
Phụ lục 2: CHÍNH SÁCH VỀ GIẢM NGHÈO
VÀ CÁC VĂN BẢN TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Số, ký hiệu;
Tên loại Thời điểm có
STT ngày/tháng/năm Trích yếu nội dung văn bản
văn bản hiệu lực
NG
ban hành
1 Nghị quyết Số 76/2014/QH13 Về đẩy mạnh mục tiêu giảm nghèo bền
24/6/2014
của Quốc Hội ngày 24/6/2014 vững đến năm 2020
2 Nghị quyết Số 30a/2008/NQ- Về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh
27/12/2008
của Chính phủ CP ngày 27/12/2008 và bền vững đối với 61 huyện nghèo
3 Nghị quyết Số 80/2011/NQ-CP Về định hướng giảm nghèo bền vững
ĐẠ

19/5/2011
của Chính phủ ngày 19/5/2011 thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020
4 Số 78/2002/NĐ-CP Về tín dụng đối với người nghèo và các
Nghị định 19/10/2002
ngày 4/10/2002 đối tượng chính sách khác
Số 167/2008/QĐ-
5 Quyết định
TTg ngày Về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở 11/1/2009
I

củaTTgCP
12/12/2008
Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
HỌ

Số 67/2010/QĐ-
6 Quyết định Quyết định số 167/2008/QĐ- TTg ngày
TTg ngày 25/12/2010
của TTgCP 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về
29/10/2010
chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở
Về Ban hành chính sách cho vay vốn
7 Quyết định Số 54/2012/QĐ- phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc
CK

1/2/2013
của TTgCP TTg ngày 4/12/2012 thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn
2012-2015
Số 15/2013/QĐ-
8 Quyết định
TTg ngày Về tín dụng đối với hộ cận nghèo 16/4/2013
của TTgCP
23/02/2013
IN

Về việc Phê duyệt đề án tổng thể


9 Quyết định “chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo
Số 1614/QĐ-TTg 15/9/2015
của TTgCP lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều
áp dụng cho giai đoạn 2016-2020”
H

10 Quyết định Về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận


Số 59/QĐ-TTg, 5/1/2016
của TTgCP đa chiều
TẾ

11 Số 41/2010/NĐ-CP Về chính sách tín dụng phục vụ phát


Nghị định 1/6/2010
ngày 12/4/2010 triển nông nghiệp, nông thôn
Số 08/2009/TTLT-
BXD-BTC- Hướng dẫn thực hiện Quyết định số
12 Thông tư liên BKHĐT- 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008
3/7/2009
HU

tịch BNNPTNT- của Thủ tướng Chính phủ về chính sách


NHNNVN ngày hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở
19/5/2009

105

TR
Quy định chi tiết về chính sách cho vay
Số 06/2009/TT-
13 ưu đãi lãi suất theo chương trình hỗ trợ
ƯỜ
Thông tư NHNN ngày 9/4/2009
các huyện nghèo tại Nghị quyết
09/4/2009
30a/2008/NQ-CP của Chính phủ
Sửa đổi, bổ sung một số mức hỗ trợ
14 Quyết định Số 2621/QĐ-TTg phát triển sản xuất quy định tại Nghị
31/12/2013
của TTgCP ngày 31/12/2013 quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày
NG
27/12/2008
Về điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối
15 Quyết định Số 872/QĐ-TTg
với một số chương trình tín dụng chính 6/6/2014
của TTgCP ngày 06/6/2014
sách tại ngân hàng chính sách xã hội
16 Quyết định Số 734/1997QĐ- Về việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý
21/9/1997
của TTgCP TTg ngày 06/9/1997 cho người nghèo và đối tượng chính sách
ĐẠ

Quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở


17 Số 134/2006/NĐ-
Nghị định giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, 29/11/2010
CP ngày 14/11/2006
TCCN thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ
chi phí học tập, cơ chế thu, sử dụng học
I

18 Số 49/2010/NĐ-CP
Nghị định phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ 1/7/2010
ngày 14/5/2010
thống giáo dục quốc dân từ năm học
HỌ

2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015


Về học bổng chính sách đối với học
19 Quyết định Số 152/2007/QĐ-
sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục 1/1/2008
của TTgCP TTg ngày 14/9/2007
thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
Số 85/2010/QĐ- Ban hành một số chính sách hỗ trợ học
CK

20 Quyết định
TTg ngày sinh bán trú và trường phổ thông dân 8/2/2011
của TTgCP
21/12/2010 tộc bán trú
Số 12/2013/QĐ- Quy định về chính sách hỗ trợ học sinh
21 Quyết định
TTg ngày trung học phổ thông ở vùng có điều 15/3/2013
của TTgCP
24/01/2013 kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
IN

Về chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh


22 Quyết định Số 36/2013/QĐ-
các trường ở khu vực có điều kiện kinh 1/9/2013
của TTgCP TTg ngày 18/6/2013
tế - xã hội đặc biệt khó khăn
23 Quyết định Số 167/2008/QĐ-
H

Về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở 11/1/2009


của TTgCP TTgCP
Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều
Số 67/2010/QĐ-
24 Quyết định của Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày
TTg ngày 25/12/2010
TẾ

của TTgCP 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ


29/10/2010
về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở
25 Quyết định Số 498/2013/QĐ- Bổ sung cơ chế đầu tư Chương trình
21/3/2013
của TTgCP TTg ngày 21/3/2013 MTQG về xây dựng nông thôn mới
HU

106

TR
Số 05/2013/TTLT- Hướng dẫn thực hiện Chương trình 135
Thông tư liên UBDT-NNPTNT- về hỗ trợ cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất
ƯỜ
26 1/3/2014
tịch BKHĐT-TC-XD các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã
ngày 18/11/2013 an toàn khu, thôn bản đặc biệt khó khăn
Hướng dẫn lồng ghép các nguồn vốn
Số 02/2014/TTLT-
27 Thông tư thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm
BKHĐT-BTC ngày 28/3/2014
liên tịch nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn
NG
12/02/2014
các huyện nghèo
Phê duyệt kế hoạch kế hoạch định canh,
28 Quyết định Số 1342/QĐ-TTg
định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số 25/8/2009
củaTTgCP ngày 25/8/2009
du canh, du cư đến năm
Số 186/2006/QĐ-
29 Quyết định
ĐẠ

TTgCP ngày Về việc ban hành quy chế quản lý rừng 7/9/2006
của TTgCP
14/8/2006
Quyết định cư
cho đồng bào
30 Số 147/2007/QĐ- Một số chính sách phát triển rừng sản
dân tộc thiểu 7/10/2007
TTg ngày10/9/2007 xuất giai đoạn 2007 - 2015
I

số giai đoạn
2007 - 2010
HỌ

31 Quyết định Số 102/2009/QĐ- Về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người
20/9/2009
của TTgCP TTg ngày 07/8/2009 dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn
Về việc hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng
32 Quyết định Số 42/2012/QĐ-
lao động là người dân tộc thiểu số tại khu 1/12/2012
của TTgCP TTg ngày
vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn
CK

Số 102/2007/TTLT- Hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối


33 Thông tư liên
BTC-BLĐTBXH với một số dự án của Chương trình mục 17/09/2007
tịch
ngày 20/7/2007 tiêu quốc gia giảm nghèo
Quy định quản lý và sử dụng kinh phí
Số 68/2013/TTLT-
34 Thông tư liên thực hiện dự án 3 và dự án 4 của
BTC-BLĐTBXH 5/7/2013
IN

tịch Chương trình mục tiêu quốc gia giảm


ngày 21/5/2013
nghèo bền vững giai đoạn 2012 -
Về ban hành một số chính sách hỗ trợ
35 Quyết định Số 289/QĐ-TTg đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc
H

18/3/2008
của TTgCP ngày 18/3/2008 diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận
nghèo và ngư dân
Phê duyệt Đề án hỗ trợ các huyện
TẾ

36 Quyết định Số 71/2009/QĐ- nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động
29/4/2009
của TTgCP TTg ngày TTgCP góp phần giảm nghèo bền vững giai
đoạn 2009 - 2020.
37 Quyết định Số 1956/QĐ-TTg Phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao
27/11/2009
của TTgCP ngày 27/11/2009 động nông thôn đến năm 2020”
HU

107

TR
Phụ lục 3: KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU
ƯỜ
Đối với hộ nghèo

Gioi tinh
NG
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Nam 88 73,3 73,3 73,3
Valid Nu 32 26,7 26,7 100,0
Total 120 100,0 100,0
ĐẠ

Trinh do
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Chua qua dao tao 28 23,3 23,3 23,3
I

Cap 1 34 28,3 28,3 51,7


Valid Cap2 38 31,7 31,7 83,3
HỌ

Cap3 20 16,7 16,7 100,0


Total 120 100,0 100,0

Tuoi
CK

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent
<30 18 15,0 15,0 15,0
31-40 28 23,3 23,3 38,3
Valid 41-50 41 34,2 34,2 72,5
IN

>50 33 27,5 27,5 100,0


Total 120 100,0 100,0
H

Nghe nghiep
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
TẾ

Nong lam nghiep 69 57,5 57,5 57,5


Cong nghiep xay dung 20 16,7 16,7 74,2
Valid Thuong mai dich vu 18 15,0 15,0 89,2
That nghiep 13 10,8 10,8 100,0
Total 120 100,0 100,0
HU

108

TR
Nguyen nhan ngheo
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
ƯỜ
Percent
Chinh sach giao duc ho tro con
25 20,8 20,8 20,8
em di hoc
Thieu dat dai 20 16,7 16,7 37,5
Dong con, nguoi gia 18 15,0 15,0 52,5
NG
Viec lam khong on dinh 15 12,5 12,5 65,0
Valid That nghiep 13 10,8 10,8 75,8
Dau om, benh tat 12 10,0 10,0 85,8
Thien tai, mat mua 7 5,8 5,8 91,7
Khong biet lam kinh te 8 6,7 6,7 98,3
ĐẠ

Nguyen nhan khac 2 1,7 1,7 100,0


Total 120 100,0 100,0

Cau22
I

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent
HỌ

Valid Co 120 100,0 100,0 100,0

Cau23
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
CK

Percent
Co 110 91,7 91,7 91,7
Valid Khong 10 8,3 8,3 100,0
Total 120 100,0 100,0
IN

Cau24
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
H

Co 73 60,8 60,8 60,8


Valid Khong 47 39,2 39,2 100,0
Total 120 100,0 100,0
TẾ

Cau25
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Co 42 35,0 35,0 35,0
HU

Valid Khong 78 65,0 65,0 100,0


Total 120 100,0 100,0

109

TR
Cau26
ƯỜ
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Co 54 45,0 45,0 45,0
Valid Khong 66 55,0 55,0 100,0
Total 120 100,0 100,0
NG

Cau27
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Co 68 56,7 56,7 56,7
ĐẠ

Valid Khong 52 43,3 43,3 100,0


Total 120 100,0 100,0
I

Cau28
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
HỌ

Percent
Khong thay doi 5 4,2 4,2 4,2
Them no nan do duoc vay tien 10 8,3 8,3 12,5
Cai thien nhung khong duoc
Valid 50 41,7 41,7 54,2
nhieu
CK

Cai thien dang ke 55 45,8 45,8 100,0


Total 120 100,0 100,0

Cau29
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
IN

Percent
Chinh sach giao duc 8 6,7 6,7 6,7
Chinh sach ho tro nha o chong
4 3,3 3,3 10,0
bao lut
H

Chinh sach khuyen nong, lam


15 12,5 12,5 22,5
ngu, ho tro KHKT vao SX
Day nghe, tao viec lam 13 10,8 10,8 33,3
TẾ

Valid
Chinh sach vay von 56 46,7 46,7 80,0
Chinh sach ho tro phap ly van
6 5,0 5,0 85,0
hoa thong tin
Ho tro tien dien, ho tro y te 5 4,2 4,2 89,2
Chinh sach ve xay dung CSHT 13 10,8 10,8 100,0
HU

Total 120 100,0 100,0

110

TR
Cau210
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
ƯỜ
Percent
Co 45 37,5 37,5 37,5
Valid Khong 75 62,5 62,5 100,0
Total 120 100,0 100,0
NG

Cau213
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Yeu kem 3 2,5 2,5 2,5
ĐẠ

Chua tot 29 24,2 24,2 26,7


Valid Dat yeu cau 70 58,3 58,3 85,0
To chuc tot 18 15,0 15,0 100,0
Total 120 100,0 100,0
I HỌ
CK
IN
H TẾ
HU

111

TR
Đối với cán bộ công chức
ƯỜ
Doituong
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Can bo cong chuc chuyen
45 75,0 75,0 75,0
NG
mon
Valid
Can bo lanh dao, quan ly 15 25,0 25,0 100,0
Total 60 100,0 100,0

Gioi tinh
ĐẠ

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Nam 39 65,0 65,0 65,0
Valid Nu 21 35,0 35,0 100,0
Total 60 100,0 100,0
I

Trinh do
HỌ

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


So cap 5 8,3 8,3 8,3
Trung cap 10 16,7 16,7 25,0
Valid Cao dang 25 41,7 41,7 66,7
Dai hoc 20 33,3 33,3 100,0
CK

Total 60 100,0 100,0

Tuoi
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
IN

<30 20 33,3 33,3 33,3


31-40 15 25,0 25,0 58,3
Valid 41-50 13 21,7 21,7 80,0
>50 12 20,0 20,0 100,0
H

Total 60 100,0 100,0


TẾ
HU

112

TR
Nguyen nhan ngheo
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
ƯỜ
Percent
Chinh sach giao duc ho tro con
11 18,3 18,3 18,3
em di hoc
Thieu dat dai 10 16,7 16,7 35,0
Dong con, nguoi gia 14 23,3 23,3 58,3
NG
Valid Viec lam khong on dinh 7 11,7 11,7 70,0
That nghiep 8 13,3 13,3 83,3
Dau om, benh tat 6 10,0 10,0 93,3
Khong biet lam kinh te 4 6,7 6,7 100,0
Total 60 100,0 100,0
ĐẠ

Cau221
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
I

Percent
Tham gia tich cu 15 25,0 25,0 25,0
HỌ

Tham gia khong tich cuc 27 45,0 45,0 70,0


Valid
Khong tham gia 18 30,0 30,0 100,0
Total 60 100,0 100,0
CK

Cau23
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Chua tot 12 20,0 20,0 20,0
Dat yeu cau 40 66,7 66,7 86,7
Valid
To chuc tot 8 13,3 13,3 100,0
IN

Total 60 100,0 100,0

Cau24
H

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Co 43 71,7 71,7 71,7
Valid Khong 17 28,3 28,3 100,0
TẾ

Total 60 100,0 100,0

Cau25
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
HU

Co 26 43,3 43,3 43,3


Valid Khong 34 56,7 56,7 100,0
Total 60 100,0 100,0

113

TR
Cau26
ƯỜ
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Co 28 46,7 46,7 46,7
Valid Khong 32 53,3 53,3 100,0
Total 60 100,0 100,0
NG
Cau27
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Co 54 90,0 90,0 90,0
Valid Khong 6 10,0 10,0 100,0
ĐẠ

Total 60 100,0 100,0

Cau28
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
I

Percent
Khong thay doi 2 3,3 3,3 3,3
HỌ

Them no nan do duoc vay tien 7 11,7 11,7 15,0


Cai thien nhung khong duoc
Valid 25 41,7 41,7 56,7
nhieu
Cai thien dang ke 26 43,3 43,3 100,0
Total 60 100,0 100,0
CK

Cau29
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Chinh sach giao duc ho tro con
IN

4 6,7 6,7 6,7


em di hoc
Thieu dat dai 3 5,0 5,0 11,7
Dong con, nguoi gia 6 10,0 10,0 21,7
H

Viec lam khong on dinh 7 11,7 11,7 33,3


Valid
That nghiep 25 41,7 41,7 75,0
Dau om, benh tat 4 6,7 6,7 81,7
TẾ

Thien tai, mat mua 6 10,0 10,0 91,7


Khong biet lam kinh te 5 8,3 8,3 100,0
Total 60 100,0 100,0
HU

114

TR
Cau213
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
ƯỜ
Percent
Khong thuong xuyen 18 30,0 30,0 30,0
Kha thuong xuyen 29 48,3 48,3 78,3
Valid
Thuong xuyen 13 21,7 21,7 100,0
Total 60 100,0 100,0
NG

Cau213a
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
ĐẠ

Khong hieu qua 14 23,3 23,3 23,3


Hieu qua chua cao 33 55,0 55,0 78,3
Valid
Hieu qua cao 13 21,7 21,7 100,0
Total 60 100,0 100,0
I

Cau214
HỌ

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent
Khong thuong xuyen 13 21,7 21,7 21,7
Kha thuong xuyen 34 56,7 56,7 78,3
Valid
Thuong xuyen 13 21,7 21,7 100,0
CK

Total 60 100,0 100,0

Cau214a
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
IN

Khong hieu qua 8 13,3 13,3 13,3


Hieu qua chua cao 36 60,0 60,0 73,3
Valid
Hieu qua cao 16 26,7 26,7 100,0
H

Total 60 100,0 100,0

Cau215
TẾ

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent
Khong thuong xuyen 27 45,0 45,0 45,0
Kha thuong xuyen 17 28,3 28,3 73,3
Valid
HU

Thuong xuyen 16 26,7 26,7 100,0


Total 60 100,0 100,0

115

You might also like