You are on page 1of 10

NHÓM 6

ĐỀ: chủ trương và thực tiễn lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp giai đoạn
1951-1954. bản thân bạn cần và có thể làm gì để giữ vững nền độc lập của dân
tộc trong giai đoạn hiện nay?
Bài làm
 HOÀN CẢNH LỊCH SỬ TRONG NHỮNG NĂM 1951 – 1954:
1. Thuận lợi:
+ Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời làm vững chắc hơn lực lượng hòa
bình dân chủ cho phong trào CMNDTG.
+ Đầu năm 1950, Trung Quốc, Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa khác lần lượt
công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, viện
trợ vật chất cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.

+ Sau chiến dịch biên giới thu đông 1950 ta giành thế chủ động trên chiến trường
chính Bắc Bộ.

2. Khó khăn:

+  Từ năm 1950 trở đi, Mỹ ngày càng can thiệp sâu vào các nước ở bán đảo Đông
Dương. Đến năm 1954, viện trợ quân sự của Mỹ đã chiếm 73% tổng ngân sách
chiến tranh của Pháp ở Đông Dương.
  Đặt ra đường lối mới phù hợp với hoàn cảnh hiện nay.
 CHỦ TRƯƠNG LÃNH ĐẠO CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP CỦA ĐẢNG
GIAI ĐOẠN 1951-1954:

Qua hơn 5 năm chiến đấu kiên cường dũng cảm, cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp của nhân dân ta liên tiếp giành được những thắng lợi không nhỏ. Thế và lực
của dân tộc ta sau chiến thắng Việt Bắc Thu – Đông năm 1947, Biên giới Thu
Đông 1950… đã đánh dấu bước phát triển vượt bậc của cuộc kháng chiến toàn dân,
toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác
Hồ kính yêu.
Trước yêu cầu bức thiết cuộc kháng chiến giai đoạn mới, đòi hỏi Đảng ta phải giải
quyết kịp thời những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách đặt ra, tiếp tục đưa cách
mạng Việt Nam tiến lên phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
1. Các văn kiện hình thành chủ trương đường lối của Đảng:
Đáp ứng yêu cầu bức thiết của cuộc cách mạng giai đoạn mới, Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ II của Đảng được triệu tập tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm
Hoá, tỉnh Tuyên Quang từ ngày 11 đến ngày 19 tháng 2 năm 1951.
Đây là đại hội của Đảng lần đầu tiên được tổ chức trong nước, tại Thủ đô kháng
chiến sau 16 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam từ Đại hội lần thứ nhất tại Ma Cao
– Trung Quốc năm 1935.
Đại hội đã thông qua các báo cáo quan trọng: Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ
Chí Minh. Báo cáo chính trị “Bàn về cách mạng Việt Nam” của đồng chí Trường
Chinh. Báo cáo bổ sung Điều lệ Đảng: Quyết định đưa Đảng ra hoạt động công
khai và lấy tên là Đảng lao động Việt Nam.
Nội dung của các báo cáo đã đề cập đến những vấn cốt tử của cách mạng Việt Nam
giai đoạn mới, đặc biệt Đảng ta kịp thời bổ sung và hoàn chỉnh đường lối cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân - một trong những chủ trương được thực tiễn cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược kiểm nghiệm là hoàn thành đúng đắn,
sáng tạo, thể hiện bước trưởng thành của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng.
Đây là một trong những dấu ấn quan trọng nhất quyết định sự thắng lợi
của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc ta (1946 –
1954).
2. Quá trình hình thành chủ trương đường lối của Đảng:
Báo cáo chính trị “Bàn về cách mạng Việt Nam” của đồng chí Trường Chinh đã
phân tích rõ tính chất của xã hội Việt Nam sau cách mạng Tháng Tám năm 1945
và những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp là “một xã hội phức tạp và phát
triển không đều, có tính chất dân chủ nhân dân, một phần thuộc địa và nửa phong
kiến, hiện chứa nhiều mâu thuẫn: Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với
bọn đế quốc xâm lược; mâu thuẫn giữa số đông nhân dân với địa chủ phong kiến;
mâu thuẫn giữa lao động với tư bản trong nước. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam
với đế quốc xâm lược là chính. Nó đang diễn ra dưới hình thức quyết liệt là chiến
tranh”
Đối tượng chính gây ra tính chất phức tạp và phát triển không đều của xã
hội Việt Nam là chủ nghĩa đế quốc xâm lược và tay sai.
Vì vậy, Đảng ta xác định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện
tại là:
+ tiêu diệt thực dân Pháp và đánh bại bọn can thiệp Mỹ, giành độc lập, thống nhất
hoàn toàn dân tộc.
+  Xóa bỏ những tàn dư phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có
ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam.
Đại hội đã thảo luận và quyết định nhiều chính sách cơ bản trên mọi lĩnh vực như:
củng cố chính quyền, xây dựng quân đội, củng cố mặt trận, phát triển kinh tế, tài
chính, văn hóa…nhằm đẩy mạnh cuộc kháng chiến về mọi mặt.
Đại hội quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập ở Việt Nam,
Lào, Campuchia mỗi nước một Đảng Mác-Lenin riêng. Ở Việt Nam, Đại hội quyết
định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên là Đảng Lao động Việt Nam.
Đại hội thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ mới của Đảng và quyết định
xuất báo Nhân dân làm cơ quan ngôn luận của Đảng.
Như vậy Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng là mốc đánh dấu bước phát triển mới
trong quá trình lãnh đạo và sự trưởng thành, lãnh đạo của Đảng ta. Tăng cường
hơn nữa mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng, củng cố thêm niềm tin tất thắng
vào cuộc kháng chiến, kiến quốc.
Toàn quốc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược giai đoạn 1945-
1954.
3. Nội dung chủ trương đường lối của Đảng:

 Đảng xác định tính chất của cuộc kháng chiến:


Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam mang tính chất
dân tộc dân chủ nhân dân.
 Kế thừa sự nghiệp của cách mạng tháng Tám:
Cách mạng tháng Tám là một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Nhiệm
vụ hàng đầu là chống đế quốc giành độc lập dân tộc, nhiệm vụ chống phong kiến
có mức độ nhất định nhằm phục vụ cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
 Lực lượng tham gia:
Đảng  xác định lực lượng của cách mạng là các giai cấp công nhân, nông dân, tiểu
tư sản, tư sản dân tộc, địa chủ vừa và nhỏ. Lực lượng này đoàn kết dưới mặt trận
Liên Việt và dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân.
 Nhiệm vụ của cuộc kháng chiến:
Chống thực dân Pháp xâm lược để bảo vệ nền độc lập cho Tổ quốc, đánh đổ hoàn
toàn tàn dư của phong kiến để dành quyền dân chủ cho người dân.
 Phương hướng của cuộc kháng chiến:
Sau khi làm cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân sẽ đưa đất nước quá độ đi lên Xã
hội chủ nghĩa. Đảng ta đã dự báo được trước hướng đi của đất nước sau nàyĐó
là đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, là chế độ mà người dân được lên làm chủ,
quản lí đất nước, để không còn bất công như xã hội Phong kiến-xã hội mà có
những con người bị dìm dưới đáy xã hội.
 Phương pháp của cuộc kháng chiến:
Sử dụng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, kết hợp đấu tranh chính trị với
đấu tranh vũ trang  từng bước tấn công sinh lực địch và lấy quyền làm chủ.
 Đoàn kết quốc tế:
Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam với các giai cấp tầng lớp
công nhân và nông dân trên thế giới, tranh thủ sự ủng hộ của phong trào dân chủ
nhân dân trên thế giới và Việt Nam phải giúp đỡ Lào, Campuchia phát triển chiến
tranh du kích.
Việc giúp đỡ Lào, Campuchia phát triển chiến tranh du kích sẽ làm cho quân Pháp
phân tán lực lượng trên ba mặt trận. Từ đó, giúp cho ta dễ dàng hơn trong việc đối
phó với chúng.
 Phương châm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp:
Toàn dân, toàn diện, trường kỳ kháng chiến, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ
của quốc tế.
 Tính chất toàn dân:
Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta là cuộc cách mạng nhằm đánh đuổi
bọn thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất đất nước.
4. Tính chất chủ trương đường lối của Đảng:

 Tính toàn diện:


Vì địch không chỉ đánh ta trên mặt trận quân sự mà còn đánh ta trên các mặt trận
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, ngoại giao nên ta phải thực hiện cuộc kháng
chiến toàn diện trên tất cả các lĩnh vực ấy. Ngoài ra kháng chiến toàn diện cũng là
điều kiện để thực hiện kháng chiến toàn dân.
 Tính chất trường kỳ kháng chiến:
Kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc ta là: lấy ít đánh nhiều, lấy ít chống
mạnh, lấy chính nghĩa thắng hung tàn, truyền thống đánh giặc lâu dài của dân tộc
ta.  Trường kỳ kháng chiến-nhằm đánh bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của
thực dân Pháp và khắc phục tư tưởng chủ quan, nóng vội của một số Đảng viên.
 Kháng chiến tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế:
Vì ta hiểu rõ mối quan hệ giữa các yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó yếu tố
chủ quan giữ vai trò quyết định nhất. Bởi vì có nỗ lực chủ quan mới phát huy hết
sức mạnh của mình, mặc dù ta vẫn coi trọng sự hỗ trợ từ bên ngoài.
Phải đem sức ta mà giải phóng cho ta, tránh ỷ lại vào bên ngoài, đồng thời phải ra
sức tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế với tinh thần “cứu bạn là tự cứu mình”, nên
cuộc kháng chiến của ta phải tự lực là chính.
 THỰC TIỄN CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP CỦA ĐẢNG
GIAI ĐOẠN 1951-1954:
1. Tiến triển trên mặt trận quân sự:

 Sự phát triển lực lượng vũ trang cách mạng:


Lực lượng bộ đội chủ lực có thêm một số đơn vị mới : đại đoàn 316 (15-1951), đại
đoàn công pháo 351 (27-3- 1951), đại đoàn 325 (5-12-1952), trung đoàn 148 và
246. Tổng số lực lượng chủ lực thuộc Bộ Tổng tham mưu có 7 đại đoàn và 2 trung
đoàn độc lập.
Lực lượng chủ lực của các liên khu cũng phát triển: Nam Bộ có các tiểu đoàn chủ
lực nổi tiếng 302, 307; Nam Trung Bộ có trung đoàn 812; khu V có trung đoàn 108
và 803 ; khu IV có trung đoàn 271; khu III có trung đoàn 42; Việt Bắc có trung
đoàn 238.
Cùng với đà phát triển của khối bộ đội chủ lực thuộc Bộ Tổng tham mưu hoặc Bộ
chỉ huy Liên khu, bộ đội tỉnh, huyện và lực lượng dân quân du kích bám trụ các địa
phương ngày càng đông và vũ khí trang bị được cải tiến.
Lực lượng vũ trang cách mạng, với ba thứ quân, như mô hình chóp nón, chứng tỏ
cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện đã phát triển khá cao trong những
năm cuối cuộc chiến tranh.
  Đấu tranh quân sự:
Thực hiện chủ trương tiến công sâu vào vùng địch hậu, tiêu diệt địch, phá thế kìm
kẹp của chúng, lực lượng vũ trang cách mạng đã mở nhiều chiến dịch ở vùng trung
du và đồng bằng vào đầu những năm 1950.
 Thực tiễn các cuộc khởi nghĩa:
+ Chiến dịch Trần Hưng Đạo (từ 25-12-1950 đến 17-l-1951):
Đại đoàn 308 và 312 cùng hai trung đoàn độc lập và bộ đội địa phương tiến công
tiêu diệt địch ở tuyến phòng thủ vòng ngoài của chúng, kéo dài từ Việt Trì đến Bắc
Giang, mở rộng vùng giải phóng ra khu vực có nguồn lương thực tương đối dồi
dào, từ đó phát động chiến tranh du kích ở vùng địch hậu tại Liên khu III.
+ Chiến dịch Hoàng Hoa Thám (29-3 đến 5-4-1951) :
Đại đoàn 308 và 312 cùng một số trung đoàn độc lập tiến công địch ở tuyến quốc
lộ 18, đoạn từ Phả Lại đến Uông Bí, Mạo Khê. Mục tiêu của chiến dịch nhằm tiêu
diệt lực lượng dịch đồn trú ở đây, tạo đà cho chiến tranh du kích ở địa phương phát
triển.
+ Chíến dịch Quang Trung (28-5 đến 20-6-1951 ):
Đại đoàn 308, 304 và 320 cùng một số đơn vị hoả lực phối thuộc, có nhiệm vụ tiến
công địch trong vùng sâu thuộc các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, nhằm
tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan lực lượng ngụy quân, tạo thế cho cuộc
chiến tranh nhân dân phát triển ở vùng đông dân, giành lấy địa bàn quan trọng về
kinh tế.
+ Chiến dịch Hoà Bình:
Tháng 11-1951, địch sử dụng lực lượng cơ động chiến lược khoảng 30 tiểu đoàn
đánh chiếm Hòa Bình, cửa ngõ nối tình tự do với đồng bằng Bắc Bộ. Mục tiêu của
chiến dịch là tiến công và tiêu diệt lực lượng chủ lực địch ở tuyến phòng thủ Hòa
Bình sông Đà đường số 6 phối hợp cùng mặt trận phía sau lưng địch phá kế hoạch
bình định của địch ở đồng bằng Bắc Bộ, tạo điều kiện cho chiến tranh du kích phát
triển.
+ Chiến dịch Tây Bắc:
Cuối năm 1952, bộ đội được lệnh tiến công địch ở Tây Bắc nhằm mục đích tiêu
diệt sinh lực địch, giành dân, mở rộng vùng giải phóng.
+ Chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ
Đây là chiến dịch lớn nhất trong lịch sử kháng chiến Chống thực dân Pháp của
quân và dân cả nước: Lực lượng bộ đội được huy động đông nhất, với trang bị hiện
đại nhất lúc đó; tiến hành chiến dịch liên tục, dài ngày, bao gồm một loạt trận đánh
công kiên; kết hợp cường tập, mật tập, vây lấn; ưu thế binh lực trong từng trận
đánh nói riêng và toàn bộ chiến dịch nói chung, ta mạnh hơn địch nhiều lần.
Sau 3 đợt tiến công đến ngày 7-5-1954, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của địch
hoàn toàn bị tiêu diệt, 16.200 tên, kể cả bộ chỉ huy mặt trận của địch bị tiêu diệt
hoặc bị bắt sống. Toàn bộ kho tàng, vũ khí của địch bị thu hoặc bị phá hủy, 57 máy
bay địch bị bắn rơi.
Trong khi bộ đội tiến hành chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân cả nước đã phối
hợp nhịp nhàng, tiến công địch khắp nơi. Những thắng lợi từ mặt trận chính (dội về
đã thúc đẩy cuộc chiến đấu ở các địa phương phát triển. Ngược lại, cuộc chiến đấu
và chiến thắng của chiến trường cả nước càng làm cho quân viễn chinh Pháp, ở
Điện Biên Phủ thêm cô lập, tuyệt vọng.
Chiến thắng Điện Biên Phủ là kết quả trực tiếp, cao nhất của chiến cuộc
Đông Xuân 1953-1954 và là đỉnh cao của 9 năm kháng chiến thần thánh của
dân tộc ta. Chiến thắng lịch sử này đã tạo điều kiện căn bản cho cuộc đấu
tranh ngoại giao thắng lợi.
2. Tiến triển trên mặt trận ngoại giao:
Một ngày sau khi Pháp thất thủ ở Điện Biên Phủ, Hội nghị quốc tế về chấm dứt
chiến tranh họp ở Giơnevơ đã bắt đầu bàn về vấn đề Đông Dương. Hội nghị có đại
diện của 9 nước Liên Xô, Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Anh, Campuchia, Lào, đại diện
của chính quyền Bảo Đại và đoàn đại biểu của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
do Phạm Văn Đồng dẫn đầu.
Đại diện của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà tuyên bố lập trường trước sau
như một của nhân dân Việt Nam là lập lại hoà bình ở Đông Dương phải là một giải
pháp toàn bộ về chính trì và quân sự cho cả 3 nước Đông Dương, trên cơ sở tôn
trọng độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước.
Do tương quan so sánh lực lượng trên phạm vi thế giới và khu vực, do so sánh lực
lượng trực tiếp giữa ta và địch trên chiến trường, do lợi ích của các nước khi tham
gia hội nghị, nên cuộc đấu tranh tại bàn đàm phán diễn ra rất gay go, phứt tạp.
Cuối cùng, ngày 21-7-1954, các hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào và
Campuchia được ký kết. Bản tuyên bố cuối cùng về lập lại hoà bình ở Đông
Dương được các nước tham dự hội nghị cam kết chính thức chấp nhận. Đại diện
chính phủ Mỹ ra tuyên bố riêng thừa nhận Hiệp định.
 Với giải pháp Giơnevơ, nhân dân Việt Nam đã đi được một nửa chặng
đường trong sự nghiệp thiêng liêng giải phóng Tổ quốc, biểu hiện sinh động
rằng trước khi giành thắng lợi hoàn toàn. vì một quốc gia nhỏ như Việt Nam
phải đương đầu với thế lực xâm lược lớn. trong bối cảnh quan hệ quốc tế lúc
đó, thì cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của nhân dân ta sẽ diễn ra phức tạp,
lâu dài, gian khổ.
Ngày 22-7-1954. Chủ tịch Hồ Chí minh ra lời kêu gọi đồng bào cả nước: "Đấu
tranh để củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập dân chủ cũng
là một cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ”. Người khẳng định: “Trung, Nam, Bắc
đều là bờ cõi của nước ta, nước ta nhất định thống nhất, đồng bào cả nước nhất
định được giải phóng”.
 BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Thứ nhất, đề ra đường lối đúng đắn và quán triệt sâu rộng đường lối đó cho toàn
Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện, đó là đường lối chiến tranh nhân dân, kháng
chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài dựa vào sức mình là chính.
Thứ hai, kết hợp chặt chẽ, đúng đắn nhiệm vụ chống đế quốc với nhiệm vụ chống
phong kiến và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, gây mầm mống cho chủ nghĩa
xã hội, trong đó nhiệm vụ tập trung hang đầu là chống đế quốc, giải phóng dân tộc,
bảo vệ chính quyền cách mạng.
Thứ ba, thực hiện phương châm vừa kháng chiến vừa thực hiện chế độ mới, xây
dựng hậu phương ngày càng vững mạnh để có tiềm lực mọi mặt để đáp ứng yêu
cầu ngày càng cao của cuộc kháng chiến.
Thứ tư, quán triệt tư tưởng chiến lược kháng chiến gian khổ và lâu dài, đồng thời
tích cực chủ động đề ra và thực hiện phương thức  chiến tranh và nghệ thuật quân
sự sáng tạo, kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao, đưa kháng chiến
đến thắng lợi.
Thứ năm, tang cường công tác xây dựng  Đảng, nâng cao sức chiến đấu và hiệu
quả lực lãnh đạo của Đảng trong chiến tranh.
 Như vậy với đường lối sáng tạo, đúng đắn của Đảng, cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp 1945-1954 đã hoàn toàn thắng lợi. Đẩy được bọn thực dân đã thống
trị nước ta bấy lâu nay, tuy đang phải ngồi lên bàn đàm phán và còn tiếp tục đấu
tranh với kẻ thù mới nhưng thắng lợi với thực dân Pháp đã cổ vũ tinh thần đấu
tranh của nhân dân ta. Đặc biệt, cho ta thấy sức mạnh của sự đoàn kết, một lòng
gìn giữ độc lập của dân tộc.
 LIÊN HỆ BẢN THÂN SINH VIÊN:
Phải luôn tích cực học tập, rèn luyện tốt để trở thành công dân tốt
Có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, kiên định với con đường độc lập dân
tộc gắn với chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn.
Học tập, vận dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật tiếp thu
tinh hoa văn hóa nhân loại, nâng cao khả năng, trình độ bản thân để góp phần xây
dựng đất nước
Nhanh nhạy với biến động của thời cuộc chính trị hiện tại: giữ gìn chủ quyền biển
đảo Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam, không cho Trung Quốc xâm phạm lãnh
thổ

You might also like