You are on page 1of 85

ỌA

C ỘNG
SVTH: HUỲNH THANH THIÊN PHÚC LỚP: KT20A5
MSSV: 20510101405 GVHD: HUỲNH ĐỨC THỪA
MỤC LỤC

1. Kiến trúc phải phù hợp với điều kiện tự nhiên và môi trường.
2. Kiến trúc mang tính dân tộc.
3. Yêu cầu thích dụng trong công trình công cộng.
4. Yêu cầu bền vững trong công trình công cộng.
5. Yêu cầu kinh tế trong công trình công cộng.
6. Phân tích các ý tưởng thiết kế công trình kiến trúc từ khái niệm vô
hình.
7. Phân tích các ý tưởng thiết kế công trình kiến trúc từ khái niệm hữu
hình.
8. Phân biệt hồ sơ thiết kế 2 bước và 3 bước.
9. Nghiên cứu và phân tích các không gian chức năng trong công trình
công cộng
10. Phân tích dây chuyền sử dụng trong kiến trúc công trình công cộng
11. Phân tích các giải pháp tổ hợp không gian mặt bằng kiến trúc
12. Phân tích các giải pháp tổ hợp bố cục mặt bằng kiến trúc: Giải pháp
tổ hợp bố cục mặt bằng tập trung; Giải pháp tổ hợp bố cục mặt bằng
phân tán; Giải pháp tổ hợp bố cục mặt bằng hỗn hợp.
13. Phân tích Quy luật tổ hợp hình thể không gian: sự biến thể từ hình
thể cơ bản; cấu thành từ các hình thể, và cấu thành hình thể đa
nguyên.
14. Phân tích các cặp quy luật tổ hợp hình thể không gian thẩm mỹ kiến
trúc (hài hòa-trật tự; cân bằng-ổn định; liên hệ-phân cách; chủ yếu-
thứ yếu; nhịp điệu-vần luật; và tương phản-vi biến).
15. Những vấn đề lưu ý về Nguyên tắc thiết kế an toàn thoát người cho
thiết kế công Trình công cộng (QCVN 06-2020).
16. Phân biệt các giải pháp thiết kế kết cấu: tường chịu lực, khung đá,
khung gỗ, khung BTCT, khung thép, kết cấu composite.

02
CHUYÊN ĐỀ 01:
“ Kiến trúc phải phù hợp với điều
kiện tự nhiên và môi trường ”

Điều kiện tự nhiên và môi trường có tầm ảnh hưởng rất


lớn đối với kiên trúc. Chúng ta không thể bỏ qua những
ảnh hưởng của tự nhiên, điều kiện khí hậu và chỉ tập
trung về tính thẩm mỹ. Cách bố trí không gian, concept
và màu sắc ở những nơi có điều kiện riêng khác nhau.

CHUYÊN ĐỀ 01:
“ Kiến trúc phải phù hợp với điều kiện tự nhiên và môi trường ” 03
Ảnh hưởng của môi
trường đến kiến trúc:

Kiến trúc trong thiên nhiên cũng chịu


tác động của điều kiện khí hậu. Điều
này tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên,
điạ hình, khí hậu của từng nơi, từng
vùng mà kiến trúc phải có các giải pháp
phù hợp.

CHUYÊN ĐỀ 01:
“ Kiến trúc phải phù hợp với điều kiện tự nhiên và môi trường ” 04
Để giải quyết tốt mối quan hệ này, người thiết kế cần đạt được các nhiệm vụ như sau:
- Tạo được sự hòa nhập của công trình với hiện trạng cảnh quan khu vực, bao gồm cảnh quan tự nhiên
( địa hình, hình dạng khu đất, cây xanh, mặt nước,…) và cảnh quan nhân tạo ( phong cách kiến trúc kế
cận, hệ thống giao thông, kỹ thuật hạ tầng đô thị,…)
- Tạo ra môi trường sử dụng thích nghi, có chất lượng bằng cách khắc phục các điều kiện bất lợi của khí
hậu ( nhiệt độ, độ ẩm, chế độ gió, hướng bức xạ mặt trời,…) cũng như đô thị ( bụi, tiếng ồn), đồng
thời khai thác các ưu thế của môi trường sinh thái khu vực.
Như vậy, cong người tồn tại và phát triển được là do gắn bó với khung cảnh, môi trường thien nhiên.
Giữa cá nhân và các cộng đồng người với thien nhiên phải có một đời sống vật chất tính thần bền vững
lâu dài. Chính vì vậy mà kiến trúc là một cơ cấu quan trọng trong thien nhiên để giúp con người tồn tại
và phát triển,

CHUYÊN ĐỀ 01:
“ Kiến trúc phải phù hợp với điều kiện tự nhiên và môi trường ” 05
-Kiến trúc Nhiệt đới (tropical architecture) là
một phong cách thiết kế tập trung về việc đạt được
sự thoải mái nhiệt thông qua việc sử dụng các yếu tố
thiết kế thụ động như:
+Mái che nắng
+Giếng trời
+Tường khoang
+Phần mái nhô ra
+Mái và tường cách nhiệt
+Thậm chí bóng che từ cây lớn để chặn bức xạ mặt
trời.

-Phong cách thiết kế này tận dụng triệt để


những thứ có sẵn trong tự nhiên để đề cao
hoặc tương phản nhằm tôn lên giá trị của
công trình được đặt trong môi trường đó

CHUYÊN ĐỀ 01:
“ Kiến trúc phải phù hợp với điều kiện tự nhiên và môi trường ” 06
CHUYÊN ĐỀ 02:
“ Kiến trúc mang tính dân tộc “

Kiến trúc dân tộc từ xưa tới nay trên sự cấu thành tương tác bởi các nhân tố
địa lý, môi trường, môi sinh và các hoàn cảnh kinh tế xã hội, đặc biệt còn
phải kể đến một nhân tố quan trọng đó là ảnh hưởng của sự giao lưu văn
hóa giữa các vùng, miền dân tộc, các quốc gia và cộng đồng quốc tế thể
hiện qua văn hóa vật chất lẫn lối sống, tập quán, thái độ ứng xử của con
người trước hoàn cảnh, trong đời sống thường nhật và cả trong đời sống
văn hóa tâm linh

CHUYÊN ĐỀ 02:
“ Kiến trúc mang tính dân tộc ” 07
NHÀ CỘNG ĐỒNG CHIỀNG YÊN
KTS Hoàng Thúc Hào

Nhà cộng đồng giữ vai trò quan trọng Nhà có cấu trúc không gian nhiều lớp.
trong các hoạt động sinh hoạt văn hóa, Phía trước là khoảng sân thoáng mát có
tinh thần và tâm linh của người dân ở các thể tổ chức các hoạt động ngoài trời.
vùng nông thôn, miền núi Việt Nam, thể Không gian sinh hoạt chính ở lớp giữa và
hiện tính gắn kết dân cư. Cũng vì thế,
công trình xây dựng nhà cộng đồng còn bao gồm hai tầng. Tầng trên là không gian
mang những nét kiến trúc đặc trưng của đa chức năng có thể làm nhà trẻ, thư viện
văn hóa từng dân tộc và vùng, miền gắn và khu họp thôn.
với phát triển du lịch.

CHUYÊN ĐỀ 02:
“ Kiến trúc mang tính dân tộc ” 08
Ðiều đáng nói là các vật liệu xây dựng đều hữu cơ và sẵn có tại địa phương như
đất, đá, tre, nứa và lá. Kết cấu của công trình thể hiện sự giao thoa giữa văn hóa
người Kinh và người Mường, kế thừa kết cấu nhà truyền thống Bắc Bộ nhưng
cũng có nét của nhà sàn Mường.

CHUYÊN ĐỀ 02:
“ Kiến trúc mang tính dân tộc ” 09
Tầng dưới lấn ra mái dốc vừa tránh gió Lớp sau mở ra khoảng hiên rộng gắn với
mùa đông bắc, vừa hút gió đông nam để thảm cỏ xanh và đóng vai trò như một
ngôi nhà ấm về mùa đông và mát về mùa không gian đệm, hướng lên núi và rừng
hè. tre.

CHUYÊN ĐỀ 02:
“ Kiến trúc mang tính dân tộc ” 10
CHUYÊN ĐỀ 03,04,05
“ Các yêu cầu trong thiết kế công trình công
cộng”
Bất cứ một công trình kiến trúc nào cũng phải đáp ứng được nhu cầu.
Những yêu cầu trên chính là phương châm sáng tác kiến trúc của hầu hết
mọi thời đại.

11
03. PHÂN TÍCH
YÊU CẦU THÍCH
DỤNG

-Yêu cầu thích dụng thường


rất đa dạng bởi hoạt động của
con người vốn rất phong phú:
ăn ở, học tập, nghiên cứu, quản
lý, lao động, nghỉ ngơi, vui chơi
giải trí, nuôi dạy con trẻ, chữa
bệnh, đi lại mua bán v.v..
-Yêu cầu thích dụng hoàn
thiện dần và thay đổi theo từng
giai đoạn tiến hóa lịch sử xã hội
cùng với sự tiến bộ của khoa
học – kỹ thuật, đời sống kinh tế
(cơ sở vật chất) và tinh thần của
xã hội.
-Yêu cầu thích dụng tất nhiên
còn phụ thuộc vào phong tục
tập quán lối sống của từng dân
tộc, vào đời sống tâm linh tức
hệ thống tôn giáo tín ngưỡng ở
từng vùng, từng tộc người,
từng quốc gia.

CHUYÊN ĐỀ 03:
“Yêu cầu thích dụng trong công trình công cộng” 12
Bảo đảm thỏa mãn yêu cầu sử dụng tiện
nghi cho một công trình là đáp ứng được
những nhu cầu thực tế do chức năng của
công trình đề ra.
Ví dụ: -Nhà hát, rạp chiếu phim phải
đảm bảo cho người xem ra vào chỗ ngồi
nhanh chóng, thước thức âm thanh hình
ảnh với chất lượng cao, trong tư thế ngồi
thoải mái.
Yêu cầu thích dụng thay đổi trong từng
giai đoạn hoàn cảnh lịch sử, không
ngừng phát triển theo sự phát triển của
cơ sở vật chất và tinh thần của xã hội.

CHUYÊN ĐỀ 03:
“Yêu cầu thích dụng trong công trình công cộng” 13
Để đảm bảo yêu cầu thích dụng khi thiết kế cần chú ý:

• +Chọn hình thức, kích thước các phòng theo đặc điểm và yêu cầu sử dụng của chúng, bố trí
sắp xếp các phòng chặt chẽ, hợp lý
• +Bố trí các thiết bị bên trong như máy móc đồ đạc và các thiết bị kỹ thuật như ánh sáng,
thông hơi, cấp nhiệt, điện, vệ sinh một cách khoa học, thuận tiện cho quá trình sử dụng
• +Giải quyết hợp lý cầu thang, hành lang và các phương tiện giao thông khác.
• +Tổ chức cửa đi, cửa sổ, các kết cấu bao che hợp lý để khắc phục các ảnh hương không tốt
của điều kiện khí hậu tự nhiên như cách nhiệt, thông thoáng, che mưa, nắng, chống ồn,…

CHUYÊN ĐỀ 03:
“Yêu cầu thích dụng trong công trình công cộng” 14
04. PHÂN TÍCH YÊU CẦU BỀN VỮNG
Công trình kiến trúc từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến
phức tạp, là đơn chiếc hay quần thể được xây dựng lên
đều đòi hỏi hao phí nhiều sức người và vật chất.

CHUYÊN ĐỀ 04:
“Yêu cầu bền vững trong công trình công cộng” 15
Độ vững bền của công trình bao gồm:

- Độ vững chắc của cấu kiện chịu lực: Công trình


kiến trúc được tổ hợp bằng nhiều loại cấu kiện
chịu lực để chịu các loại tải trọng tác động vào
đồng thời hoặc không cùng một lúc. Độ vững
chắc của công trình phụ thuộc vào tính năng cơ
lý của vật liệu, sự lựa chọn kích thước cùa cấu
kiện đảm bảo khả năng chịu lực của nó với độ
an toàn cần thiết.
- Độ ổn định của công trình: Là khả năng chống
lại các ngẫu lực mômen, lực xoắn, uốn không
đều, lực cắt hay các biến dạng khác như độ
võng, độ nghiêng lệch… làm mất an toàn có tác
động bất lợi vào từng cấu kiện hay toàn công
trình.
- Độ bền lâu của công trình (kéo dài tuổi thọ, chống được những hao mòn vật chất và
tinh thần): là khả năng tính bằng thời gian mà kết cấu chịu lực chính của công trình
cũng như kết cấu chung của nó vẫn giữ được những điều kiện làm việc bình thường.
Thời gian sử dụng an toàn và có lợi nhất được gọi là niên hạn sử dụng quy định của
công trình

CHUYÊN ĐỀ 04:
“Yêu cầu bền vững trong công trình công cộng” 16
Kiến trúc ấn tượng của công trình là kết Kết cấu thép đưa ra khá dài này dẫn đến
cấu hình kim tự tháp ngược, đường nét việc hệ thống khung thép đỡ vách kính
hiện đại, bay bổng bởi sự vươn ra của các kém ổn định và có độ dịch chuyển tương
tầng nhà. Độ vươn tăng dần từ thấp đến đối lớn, dễ làm kính vỡ. Để xử lý việc này,
cao, mỗi tầng trên đua ra so với tầng kề các nhà thiết kế đã phải tính toán lường
dưới là 5 m nhờ hệ thống consol thép, đó trước mức độ dịch chuyển sau khi tòa nhà
là một thử thách vô cùng lớn đối với đội đã chất tải ổn định và thiết kế hệ thống
ngũ xây dựng bản mã phù hợp, linh hoạt, có khả năng
khử được các sai số và đảm bảo an toàn
cho hệ thống vách kính trong quá trình sử
dụng.

CHUYÊN ĐỀ 04:
“Yêu cầu bền vững trong công trình công cộng” 17
05. PHÂN TÍCH YÊU
CẦU KINH TẾ
Hoàn thành một tác phẩm kiến trúc đòi hỏi rất
lớn các điều kiện vật chất của xã hội .Vì thế ngay
từ khâu thiết kế đã phải đòi hỏi suy tính, cân
nhắc để bảo đảm tính kinh tế, sự hợp lý nhằm
tiết kiệm của cải của xã hội và nâng cao được
hiệu quả kinh tế

CHUYÊN ĐỀ 05:
“Yêu cầu kinh tế trong công trình công cộng” 18
Bảo tàng lịch sử Ninh Ba,
Trung Quốc - KTS. Wang Shu
Đội ngũ kiến trúc Amateur Architecture đã
thiết kế mặt tiền của tòa nhà như thể bề
mặt ngọn núi, bao gồm những bức tường
bê tông cốt thép khổng lồ, một mặt được
ốp bằng gạch nung và đất sét tái chế.

CHUYÊN ĐỀ 05:
“Yêu cầu kinh tế trong công trình công cộng” 19
VẬT LIỆU TÁI CHẾ
Một số bức tường được ốp bởi hàng triệu viên gạch, Một số bức tường khác được
ngói từ 20 loại khác nhau với màu sắc đỏ và xám làm bằng tre (mô phỏng hình cây
được thu thập từ những ngôi nhà cổ bị san phẳng tre bằng xi măng), một loại cây
trong khi giải phóng mặt bằng tại địa phương. Đây là phổ biến tại đây và là biểu tượng
loại vật liệu xây dựng truyền thống rất phổ biến khi cho cốt cách của người xưa..
xi măng hay bê tông chưa xuất hiện.

CHUYÊN ĐỀ 05:
“Yêu cầu kinh tế trong công trình công cộng” 20
06. PHÂN TÍCH CÁC Ý TƯỞNG THIẾT KẾ
CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC TỪ KHÁI NIỆM VÔ
HÌNH
Khi thiết kế một công trình ý tưởng đều có thể được tìm thấy
ở nhiều khía cạnh khác nhau

21
CHUYÊN ĐỀ 06:
“Phân tích các ý tưởng thiết kế công trình kiến trúc từ khái niệm vô hình”
Những khái niệm vô hình
có thể được định nghĩa
như là:
• Một luận thuyết
• Một triết lý
• Một án văn chương
• Một bài thơ
• Một bản nhạc
• Một giấc mơ, một câu truyện,…

Sáng tạo kiến trúc dựa trên những


gì kể trên được gọi là thiết kế công
trình kiến trúc từ khái niệm vô
hình

22
CHUYÊN ĐỀ 06:
“Phân tích các ý tưởng thiết kế công trình kiến trúc từ khái niệm vô hình”
Chùa Một Cột

Truyền thuyết kể lại rằng, chùa được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái
Tông (1028-1054) và theo gợi ý thiết kế của nhà sư Thiền Tuệ. Vào năm 1049,
vua đã mơ thấy được Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt vua lên tòa. Khi
tỉnh dậy, nhà vua kể chuyện đó lại với bày tôi và được nhà sư Thiền Tuệ khuyên
dựng chùa, dựng cột đá như trong chiêm bao, làm tòa sen của Phật bà Quan
Âm đặt trên cột như đã thấy trong mộng và cho các nhà sư đi vòng quanh tụng
kinh cầu kéo dài sự phù hộ, vì thế chùa mang tên Diên Hựu.

23
CHUYÊN ĐỀ 06:
“Phân tích các ý tưởng thiết kế công trình kiến trúc từ khái niệm vô hình”
Chùa Một Cột có tên ban đầu là Liên Hoa
Đài có tức là Đài Hoa Sen với lối kiến trúc
độc đáo: một điện thờ đặt trên một cột trụ
duy nhất. Liên Hoa Đài là công trình nổi
tiếng nhất nằm trong quần thể kiến
trúc Chùa Diên Hựu, có nghĩa là ngôi
chùa "Phúc lành dài lâu". Công trình Chùa
Diên Hựu nguyên bản được xây vào thời
vua Lý Thái Tông mùa đông năm 1049 và
hoàn thiện vào năm 1105 thời vua Lý Nhân
Tông nay đã không còn. Công trình Liên
Hoa Đài hiện tại nằm ở Hà Nội là một
phiên bản được chỉnh sửa nhiều lần qua
các thời kỳ, bị Pháp phá huỷ khi rút khỏi
Hà Nội ngày 11/9/1954 và được dựng lại
năm 1955 bởi kiến trúc sư Nguyễn Bá
Lăng theo kiến trúc để lại từ thời Nguyễn.
Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ở
Việt Nam.

24
CHUYÊN ĐỀ 06:
“Phân tích các ý tưởng thiết kế công trình kiến trúc từ khái niệm vô hình”
07. PHÂN TÍCH CÁC Ý
TƯỞNG THIẾT KẾ CÔNG
TRÌNH KIẾN TRÚC TỪ KHÁI
NIỆM HỮU HÌNH

25
CHUYÊN ĐỀ 07:
“Phân tích các ý tưởng thiết kế công trình kiến trúc từ khái niệm hữu hình”
Những khái niệm hữu hình có thể được
định nghĩa như là:
• Phải bằng trực giác cảm nhận những vật thể trong tự nhiên như đồi
núi, sông hồ, phiến đá, bãi cát, biển cả.
• Sinh động vật trong tự nhiên: bông hoa, rừng cây, long, lân, quy,
phụng,….
• Những vật mà con người tạo ra: cốc, lọ hoa, thuyền, cánh buồm,
ngôi nhà,…

26
CHUYÊN ĐỀ 07:
“Phân tích các ý tưởng thiết kế công trình kiến trúc từ khái niệm hữu hình”
Được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng người
Anh Thomas Heatherwich, toà nhà hình giỏ
Dimsum là điểm nhấn ấn tượng.Tòa nhà thuộc
khuôn viên của trường Đại học Công nghệ
Nanyang ở Jurong West. Với tên gọi là The Hive
(tổ ong) hay còn thường được gọi là Learning
Hub, công trình được thực hiện nhằm khuyến
khích các sinh viên có thể trao đổi ý tưởng và tạo
nên những bước đột phá mới mẻ. Nhìn từ xa, du
khách sẽ ngỡ tòa nhà giống hệt với những chiếc
chõ hấp bánh Dimsum xếp chồng lên nhau.

27
CHUYÊN ĐỀ 07:
“Phân tích các ý tưởng thiết kế công trình kiến trúc từ khái niệm hữu hình”
Cách bố trí các phòng trong tòa nhà càng khiến nhiều
người thích thú địa điểm này hơn. Với không gian bao
gồm 12 tòa tháp cao 8 tầng, có 56 phòng bên trong
được bố trí xung quanh, The Hive đã trở thành địa
điểm “sống ảo” của rất nhiều bạn trẻ và khách du lịch.
Với cách thiết kế bất đối xứng, 12 tòa tháp này sẽ liên
kết với nhau. Du khách có thể di chuyển từ tòa tháp
này sang tòa tháp khác mà không phải mất quá nhiều
thời gian để đi xuống dưới đại sảnh. Những dãy cầu
thang ở đây được uốn cong từ trên cao xuống

28
CHUYÊN ĐỀ 07:
“Phân tích các ý tưởng thiết kế công trình kiến trúc từ khái niệm hữu hình”
8.Phân biệt hồ sơ
thiết kế 2 bước và 3
bước

29
CHUYÊN ĐỀ 08:
“Phân biệt hồ sơ thiết kế 2 bước và 3 bước”
Điều 54, bộ luật xây dựng:

1. Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các bước: thiết kế cơ sở,
thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công.
2. Tùy theo tính chất, quy mô của từng loại công trình, thiết kế xây
dựng công trình có thể được lập một bước, hai bước hoặc ba
bước như sau
a. Thiết kế 1 bước là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với
công trình quy định chỉ phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật.
b. Thiết kế hai bước bao gồm thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ
thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dư án
đầu tư xây dựng công trình.
c. Thiết kế ba bước bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ
thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công
trình quy định phải lập dự án đầu tư xây dựng và có quy mô lớn
phức tạp.

> Đối với công trình phải thực hiện thiết kế hai bước trở lên, các bước
thiết kế tiếp theo chỉ được triển khai thực hiện trên cơ sở bước thiết kế
trước đã được phê duyệt. Chính chủ quy định cụ thể các bước thiết kế
đối với từng loại công trình và nội dung thiết kế

30
CHUYÊN ĐỀ 08:
“Phân biệt hồ sơ thiết kế 2 bước và 3 bước”
9.Nghiên cứu và phân tích các không gian chức năng trong
công trình công cộng (không gian đơn thuần, không gian
chức năng riêng, không gian chức năng đặc thù, không
gian chức năng đặc biệt - chuyên biệt).

Bất cứ công trình kiến trúc nào cũng sẽ chứa định nhiều không gian trong thiết
kế. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất, “ làm nền “ cho toàn bộ
công trình xây dựng. Mỗi không gian lại có những chức năng phục vụ khác nhau
tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của con người. Từ đso mà không gian có hình
dáng kích thước, và cách tổ chức bố trí khác nhau

CHUYÊN ĐỀ 09:
“Nghiên cứu và phân tích các không gian chức năng trong công trình công cộng” 31
KHÔNG GIAN ĐƠN THUẦN
Là loại không gian đơn giản nhất, nhiều khi không xác
định rõ, hoặc thể hiện một cách cụ thể: một chòi nghỉ
chân trong công viên, chỗ chờ xe bus, ban công, logia…
hoặc các phần nhô ra của các mái hắt, che mưa nắng

Không gian đơn thuần thường có chức năng sử dụng cụ


thể, xong đôi khi cũng không có chức năng rõ ràng, việc
tạo dựng các không gian này thường sinh động, phong
phú về hình thức

CHUYÊN ĐỀ 09:
“Nghiên cứu và phân tích các không gian chức năng trong công trình công cộng” 32
PLEASED BE SEATED
• Công trình được thiết kể cho London Design Festival bởi nhà thiết kế
Paul Cocksedge, được đặt trên Quảng trường sầm uất ở Đại lộ Finsbury.
• Công trình được kết hợp công nghệ và sự cách tân trong thiết kế kiến
trúc, đáp ứng nhịp điệu thay đổi của cộng đồng: thiết kế của nó có
những đường cong để mọi người ngồi lên và đi bộ bên dưới, nâng cao
hơn nữa khu phố dành cho người đi bộ lớn nhất ở London.

CHUYÊN ĐỀ 09:
“Nghiên cứu và phân tích các không gian chức năng trong công trình công cộng” 33
Không gian chức năng riêng:
• Là một loại không gian đơn giản, nhưng có chức năng sử dụng riêng biệt rất
rõ ràng: không gian lớp học, phòng khách, phòng ngủ, phòng khám, phòng
thí nghiệm,…

• Loại không gian này khi cần có thể thay đổi chức năng sử dụng nhưng không
phù hợp lắm vì các thông số kỹ thuật của mỗi không gian thiết kế có khác
nhau như: đồ đạc và trang thiết bị sử dụng có nhiều loại khác nhau, kích
thước chức năng riêng.

CHUYÊN ĐỀ 09:
“Nghiên cứu và phân tích các không gian chức năng trong công trình công cộng” 34
Bin & Bon House

CHUYÊN ĐỀ 09:
“Nghiên cứu và phân tích các không gian chức năng trong công trình công cộng” 35
Không gian đặc thù
• Trong các công trình kiến trúc thường có các không gian đặt thù về kích
thước, kiểu dáng và cách bố trí như: bếp, khu vệ sinh, cầu thang,…

• Các loại không gian này không thể thay đổi chức năng sử dụng được và
chỉ sự dụng theo đúng chức năng đã được thiết kế

CHUYÊN ĐỀ 09:
“Nghiên cứu và phân tích các không gian chức năng trong công trình công cộng” 36
CHUYÊN ĐỀ 09:
“Nghiên cứu và phân tích các không gian chức năng trong công trình công cộng” 37
Không gian chuyên biệt:
• Là loại không gian có chức năng sử dụng rất đặc biệt, nhiều khi rất đa dạng, rất khác
nhau cả về hình dạng, kích thước, và nhất là các giải pháp kỹ thuật kết cấu, các
trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu sử dụng.

• Các loại không gian này phổ biến trong các công trình công cộng như: các khán
phòng biểu diễn, các khán đài công trình TDTT, các không gian trưng bày, triển lãm.

CHUYÊN ĐỀ 09:
“Nghiên cứu và phân tích các không gian chức năng trong công trình công cộng” 38
Taj Cinemas ở Jordan

CHUYÊN ĐỀ 09:
“Nghiên cứu và phân tích các không gian chức năng trong công trình công cộng” 39
Không gian chức năng hỗn hợp:
• Không gian chức năng hỗn hợp thường là không gian lớn mà bên
trong chứa đựng nhiều không gian nhỏ có các công năng sử dụng
khác nhau ví dụ: sảnh khách sạn, các cao ốc văn phòng,…

• Các không gian lớn lại chứa các không gian nhỏ như: sảnh tiếp
khách, quầy lưu niệm, không gian triển lãm, bar,…

CHUYÊN ĐỀ 09:
“Nghiên cứu và phân tích các không gian chức năng trong công trình công cộng“ 40
Sơ đồ chức năng của Vincom Mega Mall Times City

CHUYÊN ĐỀ 09:
“Nghiên cứu và phân tích các không gian chức năng trong công trình công cộng” 41
10.Phân tích dây chuyền sử dụng trong kiến
trúc công trình công cộng

• Bước 1: nhóm các không gian


chức năng theo: khu động- khu
tĩnh; khu công cộng – khu riêng
tư; đối nội – đối ngoại.

• Bước 2: Vẽ sơ đồ quan hệ tổng


thể (phân tích giao thông đối
nội đối ngoài trên mặt bằng
tổng thể); Vẽ sơ đồ quan hệ chi
tiết (phân tích giao thông chi
tiết bên trong công trình.

• Bước 3: Vẽ mặt bằng chi tiết


(bố trí cửa thể hiện lối vào các
không gian chi tiết).

42
CHUYÊN ĐỀ 10:
“Phân tích dây chuyền sử dụng trong kiến trúc công trình công cộng“
Khi nối các không gian đã được sắp xếp trong bố cục mặt bằng sẽ xuất hiện các
mối quan hệ qua lại giữa chúng.

Những quan hệ này là cơ sở cho vấn đề dây chuyền và lối đi lại, mà do tầm quan
trọng của nó, nhất là những bản thiết kế phức tạp, có thể sinh ra những điều
kiện đôi khi trở thành quyết định cho giải pháp cuối cùng.

• Ví dụ: ở nhà máy, để sản suất được nhanh, người ta phải bố trí hợp lý dây
chuyển nguyên liệu và công nhân từ khi nhập nguyên liệu, chứa vào kho,
phân phối, chuẩn bị và qua các quá trình gia công sản xuất cho tới khi ra
thành phẩm và đóng bao bì để xuất xưởng.

Dây chuyển sử dụng được thiết lập theo quy luật, trình tự chặt chẽ, ngắn gọn
giảm đường đi ljai, giảm các động tác thừa, nhằm tang năng suất lao động.

43
CHUYÊN ĐỀ 10:
“Phân tích dây chuyền sử dụng trong kiến trúc công trình công cộng“
11.Phân tích các giải pháp tổ hợp
không gian mặt bằng kiến trúc

• Tổ hợp theo tuyến hành lang


• Tổ hợp theo kiểu chùm tia, tán xạ
• Tổ hợp theo kiểu hỗn hợp
• Tổ hợp theo kiểu tầng cao
• Tổ hợp theo kiểu phòng thông nhau

44
CHUYÊN ĐỀ 11:
“Phân tích các giải pháp tổ hợp không gian mặt bằng kiến trúc“
Tổ hợp theo
tuyến hành lang
Các phòng được bố trí ở 1 hoặc 2 bên hành lang

• Ưu điểm: quan hệ các phòng rõ ràng, sơ đồ kết cấu đơn giản.

• Nhược điểm: chiếm nhiều diện tích, giao thông bị kéo dài,
quan hệ công năng không trực tiếp

45
CHUYÊN ĐỀ 11:
“Phân tích các giải pháp tổ hợp không gian mặt bằng kiến trúc“
Tổ hợp theo kiểu
chum tia, tán xạ

Các không gian sử dụng được sắp xếp


xung quanh không gian chính trung tâm,
hoặc một không gian đệm, tạo sự gắn
bó, ấm cúng trong quan hệ sử dụng giữa
các không gian

46
CHUYÊN ĐỀ 11:
“Phân tích các giải pháp tổ hợp không gian mặt bằng kiến trúc“
Tổ hợp theo kiểu
hỗn hợp

Là nhiều không gian sử dụng được bố trí sắp xếp trong một
không gian lớn, tùy theo yêu cầu và chức năng sử dụng mà ta có
nhiều giải pháp bố trí, tổ chức không gian hỗn hợp khác nhau

47
CHUYÊN ĐỀ 11:
“Phân tích các giải pháp tổ hợp không gian mặt bằng kiến trúc“
Tổ hợp theo kiểu
hỗn hợp
Nhiều công trình công cộng có các không
gian chuyên biệt (có nền dốc, hoặc có thiết
diện mặt cắt phức tạp : Nhà hát, các công
trình TDTT, triển lãm,..)

Khi tổ hợp không gian, không chỉ nghiên


cứu trên mặt bằng mà còn cần nghiên cứu
kết hợp với thiết diện mặt cắt để khai thác
độ cao sử dụng

48
CHUYÊN ĐỀ 11:
“Phân tích các giải pháp tổ hợp không gian mặt bằng kiến trúc“
Tổ hợp kiểu phòng
thông nhau
Các phòng xâu chuỗi nối tiếp nhau liên hệ trực tiếp xuyên phòng
với nhau (không qua hành lang)

VD: bảo tàng, nhà trưng bày, văn phòng

• Ưu điểm: tiết kiệm giao thông, quan hệ chặt chẽ, hình khối đơn giản,
tổ chức sinh hoạt theo trình tự bắt buộc
• Nhược điểm: các phòng phụ thuộc lẫn nhau

49
CHUYÊN ĐỀ 11:
“Phân tích các giải pháp tổ hợp không gian mặt bằng kiến trúc“
12.Phân tích các giải pháp tổ
hợp bố cục mặt bằng kiến
trúc
• Giải pháp tổ hợp bố cục mặt bằng tập trung
• Giải pháp tổ hợp bố cục mặt bằng phân tán
• Giải pháp tổ hợp bố cục mặt bằng hỗn hợp

50
CHUYÊN ĐỀ 12:
“Phân tích các giải pháp tổ hợp bố cục mặt bằng kiến trúc“
Giải pháp tổ hợp bố cục
mặt bằng tập trung
• Tổ hợp bố cục mặt bằng tập trung (hay hợp khối) là: Toàn bộ các khu chức năng, các
không gian sử dụng được sắp xếp tron một khối hoặc một tổ hợp gồm nhiều khối liên
kết với nhau chặt chẽ, tạo thành một khối lớn đồ sộ.

• Dùng cho các loại công trình đặc biệt cần hình khối đồ sộ, hoành tráng nhằm gây sự chú
ý, nhấn mạnh, nhằm đóng góp cho thẩm mỹ của đô thị

*Ưu điểm *Nhược điểm


+Mặt bằng gọn, giao thông ngắn, chiếm ít đất +Nền móng, kết cấu phức tạp, nhất là công trình
xây dựng. có nhiều loại không gian, hình dáng kích thước
khác nhau
+Các hệ thống kỹ thuật (điện, nước, thông gió)
ngắn gọn, tiết kiệm +Chế độ ánh sáng, thông gió tự nhiên kém, dễ
gây ồn bởi các không gian gần nhau
+Hình khối, mặt nhà dễ biểu đạt hình đồ sộ,
hoành tráng, gây được cảm xúc mạnh. +Thi công xây dựng khó, khó phân đợt xây dụng

+Dễ quản lý, bảo vệ công trình.

*Phạm vi áp dụng
+Thường được dùng ở các đô thị cũ đang phát
triển, tại trung tâm thành phố vì đất đai xây dựng
quý hiếm

+Dùng khi thiết kế, xây dụng xen cấy vào nơi có
các công trình cũ được giữ lại

51
CHUYÊN ĐỀ 12:
“Phân tích các giải pháp tổ hợp bố cục mặt bằng kiến trúc“
Giải pháp tổ hợp bố cục
mặt bằng phân tán
• Tổ hợp bố cục mặt bằng phân tán là các khối chức năng được phân bố cách xa nhau và
liên hệ với nhau bằng hệ thống giao thông (hành lang, cầu nối,..)

*Ưu điểm

+Các khu vực hoạt động được phân chia khu vực *Nhược điểm
rõ ràng, tương đối độc lập
+Mặt bằng bị trải rộng, chiếm nhiều đất xây
+Giao thông liên hệ mạch lạc, đơn giản, dễ thoát dựng
hiểm
+Giao thông bị kéo dài, tốn diện tích phụ, khó
+Nền móng, kết cấu dễ xử lý, dễ phân đợt xây bảo vệ công trình
dụng
+Hình khối, mặt đứng bị kéo dài, không cho hình
+Chiếu sáng và thông gió tự nhiên tốt, có thể khối đồ sộ, hoành tránh
xen kẽ cây xanh, sân vườn vào các khu chức
năng sử dụng, tạo cảnh quan quanh công trình
đẹp

*Phạm vi áp dụng:
+Thường được dùng ở những nơi đất đai rộng rãi
như vùng ngoại ô thành phố, các đô thị đang mở
rộng, nơi có quy hoạch đô thị mới

+Loại bố cục mặt bằng này rất thích hợp với một
số loại công trình như: trường học, bệnh viện, nhà
nghỉ mát, nhà văn hóa

+Loại bố cục này rất phù hợp với những vùng có


khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, các vùng có địa hình
phức tạp như trung du, miền núi có đường đồng
mức, cao trình khác nhau.

52
CHUYÊN ĐỀ 12:
“Phân tích các giải pháp tổ hợp bố cục mặt bằng kiến trúc“
Giải pháp tổ hợp bố cục
mặt bằng hỗn hợp
• Là dùng giải pháp hợp khối với các bộ phận chức năng sử dụng gắn bó chặt chẽ và
thường xuyên, kết hợp với giải pháp phân tán với khối chức năng có tính độc lập tương
đối hoặc quan hệ không thường xuyên với các khối khác.

*Ưu điểm: *Nhược diểm:


- Sử dụng đất đai xây dựng vừa phải, dễ áp - Giải quyết nền móng, kết cấu công trình còn
dụng ở nhiều nơi. phức tạp, nhất là chỗ tiếp giáp giữa các khối
có không gian kích thước lớn nhỏ khác nhau
- Giao thông rõ ràng, mạch lạc, ít tốn diện tích
phụ và đường ống kỹ thuật. - Phân đợt xây dựng công trình phải tùy theo
đặc thù về đất đai xây dựng, vốn đầu tư, và
- Giải quyết được môt phần chủ yếu về ánh
sự phát triển của công trình trước mắt và lâu
sáng, thông gió tự nhiên, sân trong cải tạo vì
dài
khí hậu tốt, cảnh quan đẹp, phù hợp với khí
hậu nhiệt đới nóng ẩm như ở VN - Tổ hợp hình khối, mặt đứng công trình phải
chú ý sự thống nhất, hài hòa giữa khối chính
- Hình khối, mặt đứng dễ đạt được hiệu quả
và khối phụ, tránh tình trạng chắp vá kiến
thẩm mỹ vì bố cục thể hiện rõ khối chính, phụ
trúc.

*Phạm vi áp dụng
- Do sự phối hợp một cách linh hoạt giữa kiểu bố
cục tập trung và kiểu bố cục phân tán nên áp
dụng được rộng rãi ở mọi loại địa hình và các
vùng khí hậu

Thường được vận dụng để thiết kế các công trình


công cộng như: nhà văn hóa, câu lạc bộ, các công
trình thể dục thể thao

53
CHUYÊN ĐỀ 12:
“Phân tích các giải pháp tổ hợp bố cục mặt bằng kiến trúc“
13.Phân tích Quy luật tổ hợp hình
thể không gian: sự biến thể từ hình
thể cơ bản; cấu thành từ các hình
thể, và cấu thành hình thể đa
nguyên.

54
CHUYÊN ĐỀ 13:
“Phân tích Quy luật tổ hợp hình thể không gian“
Khái niệm

• Thiết kế hình khối không gian công trình kiến trúc là thiết kế hình thức bên
ngoài của nó, nhằm đáp ứng yêu cầu thẩm mĩ trong khi thỏa mãn được các
yêu cầu thích dụng, bền vững và kinh tế.
• Yêu cầu thẩm mĩ của tác phẩm kiến trúc trước đây thường đặt ở vị trí cuối
cùng trong sáng tác kiến trúc những thực ra nó không kém phần quan trọng
bởi lẽ chính hình thức bên ngoài từ khối hình, mặt đứng đến chi tiết của công
trình kiến trúc là những yếu tố đầu tiên gây cảm xúc, gây ấn tượng hay truyền
cảm tới mọi người dù là mức độ nào, dù bằng cảm tính hay lí tính.

55
CHUYÊN ĐỀ 13:
“Phân tích Quy luật tổ hợp hình thể không gian“
Các yêu cầu của hình thức, thẩm
mỹ kiến trúc
• Hình khối và mặt đứng công trình phải biểu hịên được đặc điểm, tính chất, cũng
như gây được ấn tượng, cảm xúc mà ý đồ sáng tác đã định trước .
• Thiết kế một công trình kiến trúc là một sự tìm tòi toàn dịên và tổng hợp các yếu
tố kỹ thuật, mỹ thuật, vật lịêu, phương pháp xây dựng ..trên cơ sở nội dung, yêu
cầu sử dụng của tác phẩm kiến trúc .
• Hình khối và mặt đứng của công trình phải hòa nhập được với khung cảnh thiên
nhiên và môi trường kiến trúc xung quanh, đồng thời phải chú ý đến những điều
kịên khác như : đặc thù kiến trúc, phong tục tập quán, quan nịêm thẩm mỹ của
từng dân tộc, từng vùng, từng địa phương, nơi xây dựng công trình .
• Hình khối và mặt đứng của công trình phải thể hịên trung thực được cơ cấu mặt
bằng, tổ hợp không gian bên trong của công trình, tránh phô trương, hình thức
giả dối ..

56
CHUYÊN ĐỀ 13:
“Phân tích Quy luật tổ hợp hình thể không gian“
Các nguyên tắc tổ hợp
không gian kiến trúc

• Sự biểu hịên nghệ thuật của hình khối kiến trúc: có thể đạt được
nhờ nắm vững các yếu tố sau :
- Ngôn ngữ của các khối cơ bản, tức là các khối được tạo thành bởi
kích thước theo các chiều hướng khác nhau, mỗi khối biểu hịên được những
cảm xúc khác nhau .
- Kết hợp các khối cơ bản với nhau, hoặc dùng một khối cơ bản kết
hợp với phong cảnh tự nhiên, hay kiến trúc có sẵn ở xung quanh làm yếu tố
tổ hợp .
- Tầm nhìn, góc nhìn tới khối hay tổ hợp khối của tác phẩm kiến
trúc gây được ấn tượng cảm xúc nhất định .

57
CHUYÊN ĐỀ 13:
“Phân tích Quy luật tổ hợp hình thể không gian“
Các nguyên tắc tổ hợp
không gian kiến trúc

Nguyên tắc thiết kế tổ hợp hình khối không gian kiến trúc :

+ Nguyên tắc 1: Nắm vững ngôn ngữ của các khối cơ bản .
+ Nguyên tắc 2: Lựa chọn các khối cơ bản độc lập, hay tổ hợp các khối theo luật bố cục :
- Dùng các khối cùng một loại khối cơ bản có kích thước khác nhau hoặc giống
nhau, sắp xếp theo các quy luật .
- Dùng các khối thuộc nhiều loại khối cơ bản sắp xếp theo vị trí, chiều hướng
khác nhau .
+ Nguyên tắc 3: Nắm được quy luật phân chia khối kiến trúc nếu khối có kích thước lớn :
- Phân chia theo dạng đơn giản hay phức tạp trên các khối .
- Phân chia để hỗ trợ về chiều hướng của khối kiến trúc .
+ Nguyên tắc 4: Lựa chọn hình khối kiến trúc phải căn cứ vào :
- Nội dung sử dụng của công trình – Bố cục mặt bằng .
- Ý đồ tư tưởng cần biểu đạt – Thể loại công trình kiến trúc .
- Góc nhìn và tầm nhìn thường xuyên của số đông người .
- Không gian của tổng thể quy hoạch nơi đặt công trình .
+ Nguyên tắc 5: Đảm bảo tỷ lệ giữa các khối có tầm thước hoặc áp dụng luật phi tỷ lệ tùy
theo ý đồ biểu hịên của tác giả cho từng thể loại khối kiến trúc .
+ Nguyên tắc 6: Đảm bảo sự thống nhất, hài hòa hoặc tương phản trong tổ hợp khối và
trong khung cảnh thiên nhiên, hoặc với các yếu tố quy hoạch ở khu vực gần công trình .

58
CHUYÊN ĐỀ 13:
“Phân tích Quy luật tổ hợp hình thể không gian“
14.Phân tích các cặp quy luật tổ hợp hình thể
không gian thẩm mỹ kiến trúc (hài hòa-trật tự;
cân bằng-ổn định; liên hệ-phân cách; chủ yếu-thứ
yếu; nhịp điệu-vần luật; và tương phản-vi biến).

59
CHUYÊN ĐỀ 14:
“Phân tích các cặp quy luật tổ hợp hình thể không gian thẩm mỹ kiến trúc”
Quy luật trật tự hài hòa
Trật tự là một trong những tiêu chí đầu tiên của thẩm mỹ, triết gia người Hy Lạp cổ đại từng nói:
“cái đẹp ở trong kích thước và trật tự,… cái đẹp là hiện tượng của đời sống, thể hiện trong trật tự và
kích thước, trong giai điệu và tiết tấu của sự vật mà con người có thể cảm nhận được” Dưới góc độ
tổ chức không gian mở: trật tự là một sự cân bằng thị giác theo mọi hướng. Ngược lại với trật tự là
hỗn loạn, thực tế cho thấy, không thể có cái đẹp trong hỗn loạn. Cần chú ý, một không gian được tổ
chức trật tự thái quá dễ gây cảm giác nhàm chán, chẳng hạn một đường dạo với tuyến không gian
dài hàng trăm mét không một tiết tấu thay đổi, cho người quan sát cảm giác chán mắt. Trong những
trường hợp như vậy có thể tạo sự thay đổi đột biến, kích hoạt hệ thần kinh bằng các điểm nhấn thị
giác, có thể bằng sự thay đổi chất liệu, màu sắc, một phân đoạn nào đó, hoặc dùng cây xanh, ánh
sáng …

60
CHUYÊN ĐỀ 14:
“Phân tích các cặp quy luật tổ hợp hình thể không gian thẩm mỹ kiến trúc”
Khi không gian có kích thước lớn, là một quần thể đa dạng, phức tạp như tượng đài, tranh
tường, phù điêu lớn thì yếu tố mang lại mỹ cảm là sự hài hòa trong chính bản thân các tác phẩm
hay giữa các công trình tác phẩm với các yếu tố trong không gian xung quanh. “Quy luật của sự
hài hòa là quy luật của cái đẹp”. Cái đẹp là sự phù hợp, sự hòa nhịp như thế nào trong cái tổng
thể mà chúng tạo thành, sự hòa hợp và hòa nhịp này phải đáp ứng những số liệu chặt chẽ, đáp
ứng sự tổ chức và bài trí mà sự hài hòa – tức cái nguyên lý tuyệt đối và khởi nguyên của tự nhiên
đòi hỏi. Trong tổ chức không gian mở, trật tự và hài hòa diễn ra một các toàn diện từ đường nét,
hình khối, không gian cho đến màu sắc, chất liệu của các đối tượng thị giác. Ví dụ như màu sắc
của các yếu tố tồn tại trong không gian mở như cây cỏ, bề mặt lát, các trang thiết bị như ghế đá,
các tác phẩm kiến trúc nhỏ.. có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo nên một tổng thể hài hòa.

61
CHUYÊN ĐỀ 14:
“Phân tích các cặp quy luật tổ hợp hình thể không gian thẩm mỹ kiến trúc”
Cân bằng ổn định
• Trong tác phẩm kiến trúc, cân bằng và ổn định thể hiện trên mặt bằng, mặt đứng và
hình khối thông qua mối liên hệ nội tại giữa các thành phần của công trình, giữa công
trình với môi trường xung quanh,

• Sự cân bằng và ổn định gắn bó mật thiết với khái niệm đối xứng, phi đối xứng và phản
đối xứng; qua một tâm (đối xứng qua tâm) Đây là quy luật thường được dùng trong tổ
hợp, bố cục và sắp xếp các hình khối không gian của công trinh.

62
CHUYÊN ĐỀ 14:
“Phân tích các cặp quy luật tổ hợp hình thể không gian thẩm mỹ kiến trúc”
Cân bằng và ổn định trong kiến trúc thể hiện ở các điểm sau:

Đối xứng hoàn toàn ( cân bằng đối xứng)


• Các bộ phận trong một công trình hoặc các công trình trong tổng thể quy hoạch được bố cục đối
xứng qua một hay nhiều trục đối xứng trên mặt bằng – hình khối mặt đứng.

• Đối xứng hoàn toàn gây cảm giác trang nghiêm, hoành tráng thường áp dụng trong kiến trúc cổ
như đình, chùa, nhà thờ, trong kiến trúc mới như trụ sở chính quyền cơ quan pháp luật, nhà quốc
hội, trụ sở các cơ quan, các tượng đài quảng trường

• Trong đối xứng có sự xuất hiện của trục đối xứng, có thể là thẳng, cong hay gãy khúc và các trục
này nhấn mạnh các thành phần chủ yếu, định hướng tầm nhìn và điều kiện lưu tuyến

63
CHUYÊN ĐỀ 14:
“Phân tích các cặp quy luật tổ hợp hình thể không gian thẩm mỹ kiến trúc”
Phi đối xứng (cân bằng không đối xứng)
• Trong trường hợp này người ta dễ nhận ra sự cân bằng vẫn đạt được khi ta đạt được khi ta dời trụ
(hoặc tâm), không đối xứng đến vị trí cân bằng của một tổ hợp.

• Trong kiến trúc, thường thấy đối với các mặt bằng, mặt đứng, hình khối có thể không đối xứng,
nhưng cảm giác cân bằng và hài hòa vẫn đạt được đó là người thiết kế đã tổ chức đối xứng ảo, chia
các thành phần công trình có sự cân bằng về diện tích, hình khối … Thủ pháp này đòi hỏi sự nhạy
cảm, linh cảm của người thiết kế kiến trúc.

• Thủ pháp phi đối xứng phù hợp với công trình có chức năng phức tạp, có một tổ chức công trình có
thể thích ứng tốt với các nhu cầu sử dụng, mang lại sắc thái vui tươi nhẹ nhàng, phóng khoáng,
hấp dẫn và gây nên sự đột biến trong bố cục.

• Thủ pháp này thường sự dụng cho các công trình kiến trúc mới như nah2 văn hóa, khách sạn và các
công trình công cộng khác.

64
CHUYÊN ĐỀ 14:
“Phân tích các cặp quy luật tổ hợp hình thể không gian thẩm mỹ kiến trúc”
Việc lựa chọn công trình kiến trúc theo loại đối xứng hay phi đối
xứng phụ thuộc vào:

• Đặc điểm, tính chất của công trình

• yêu cầu của quy hoạch khu đất xây dựng

• Điều kiện địa hình, địa mạo khu đất

• Dây chuyền, công năng và không gian sử dụng

65
CHUYÊN ĐỀ 14:
“Phân tích các cặp quy luật tổ hợp hình thể không gian thẩm mỹ kiến trúc”
Sự liên hệ và phân cách
• Tác phẩm nghệ thuẩ thường do nhiều yếu tố tạo thành. Các yếu tố đó
thường có đặc điểm, tính chất khác nhau, được bố cục theo quy luật nào đó.
Song, nếu nó cứ nối tiếp nhau theo một chuỗi dài thì dù theo quy luật bố cục
nó cũng gây nhàm chán. Ngược lại, nếu ngắt ra những phần phân cách quá
mức sẽ gây nên cảm giác rời rạc, biệt lập.
• Vì vậy, để tác phẩm được hoàn chỉnh, tác giả phải điều chỉnh mối quan hệ
giữa các yếu tố theo quy luật liên hệ và phân cách nhằm đạt được sự thống
nhất, hài hòa của tác phẩm

66
CHUYÊN ĐỀ 14:
“Phân tích các cặp quy luật tổ hợp hình thể không gian thẩm mỹ kiến trúc”
Quan hệ
CHÍNH phụ
• Quy luật chính phụ (hay chủ yếu và thứ yếu) trong không gian mở với so616 lượng các yếu
tố tạo hình đáng kể khác nhau, cần xác định rõ chính phụ trong mỗi thị cảnh, đễ diễn đạt
hiệu quả thẩm mỹ, giống như xác định đối tượng chủ dạo trong một bức tranh, nhân vật
chính trong một nhóm đối tượng, những không gian chức năng chủ đạo trong không gian
mở thường có quyy mô lớn, bao trùm và khả năng khống chế thị giác mạnh. Một vườn hoa
cũng có những bộ phận chủ yếu và thứ yếu, bộ phận chủ yếu như bồn hoa, bế cảnh trung
tâm với các cây hoa cảnh màu sắc có khả năng chi phối những bộ phận còn lại như đường
dạo, ghế đá, đèn chiếu sáng… xung quanh nó

• Trong không gian mở thường tồn tại nhiều không gian chức năng với những kích thước
khác nhau, những quảng trường với kích thước vượt trội, những nhóm không gian dành
cho việc ngồi nghỉ ngơi.

67
CHUYÊN ĐỀ 14:
“Phân tích các cặp quy luật tổ hợp hình thể không gian thẩm mỹ kiến trúc”
Nhịp điệu, vần luật
Vần luật trong kiến trúc, còn gọi là nhịp điệu kiến trúc, là một trong những quy
luật bố cục không gian kiến trúc cơ bản. Vần luật trong kiến trúc là sự lặp đi lặp
lại có quy luật, sự biến hóa có tổ chức các yếu tố bố cục tạo hình kiến trúc cơ
bản (như điểm kiến trúc, tuyến, đường nét, diện,…) đem lại cho con người một
ấn tượng mỹ cảm nhất định. Như vậy, vần luật kiến trúc vừa tạo ra sự thống
nhất nhờ việc lặp lại một các có quy luật các yếu tố tạo hình kiến trúc, nhưng
cũng vừa tạo ra sự đa dạng nhờ tính biến hóa có tổ chức trong sắp xếp bố cục
kiến trúc.

68
CHUYÊN ĐỀ 14:
“Phân tích các cặp quy luật tổ hợp hình thể không gian thẩm mỹ kiến trúc”
Vần luật liên tục, còn gọi là nhịp điệu đều hay tiết điệu, là vần luật sinh ra do sự
sắp xếp lặp lại một các liên tục một hay một số loại thành phần cơ bản (đường
nét, bề mặt, hình khới, không gian) trong bố cục tạo hình kiến trúc. Khi sự lặp lại
chỉ mới 1 loại thành phần cơ bản dăt cạnh nhau thì tạo thành vần luật liên tục
đơn giản. Nếu sự dụng, trong mỗi lần lặp đi lặp lại một cách liên tục, nhiều (tức
là hai hay môt số) loại thành phần cơ bản thì sẽ được vần luật liên tục phức tạp,

Vần luật tiệm biến gọi còn gọi là nhịp điêu tăng giảm đều, là vần luật thay đổi
dần dần một ách có quy luật, có sự biến thái trong thành phần của nhịp điệu
(tức là các yếu tố kích thước, màu sắc, chất liệu)

69
CHUYÊN ĐỀ 14:
“Phân tích các cặp quy luật tổ hợp hình thể không gian thẩm mỹ kiến trúc”
Nếu vần luật tiệm biến chỉ phát triển đơn hướng hoặc tăng giảm đều, thì vần
luật lồi lõm vừa là vần luật tiệm biến (tăng, giảm có quy luật), vừa là vần luật
dạng lao động hình sóng, lúc lên lúc xuống, lúc âm lúc dương, lúc hạ thấp lúc
đột khởi theo quy luật nhất định

Vần luật giao thoa hình thành do các thành phần kiến trúc đan chéo nhau,
chồng lấn giao thoa nhau.

70
CHUYÊN ĐỀ 14:
“Phân tích các cặp quy luật tổ hợp hình thể không gian thẩm mỹ kiến trúc”
Tương phản vi biến
• Tương phản là sự khác nhau rất rõ ràng giữa hai vật thể, hai hình thể làm nổi
bật lên những đặc điểm của chúng. Tức là sự khác biệt nhiều về không gian,
độ lớn càng manh5 thì cảm xúc dây ra cho người xem càng mãnh liệt. Tương
phản còn có thể xem là sự khác biệt về màu sắc, vật liệu làm nổi bật them cho
nhau. Vi biến là sự tương phản nhẹ, chuyển biến dần dần, khác biệt nhau rất
ít như sự chuyển dần dần, thu nhỏ hình khối của những tòa tháp trong những
ngôi đền cổ đại, của những tháp vô tuyến truyền hình hiện đại,

71
CHUYÊN ĐỀ 14:
“Phân tích các cặp quy luật tổ hợp hình thể không gian thẩm mỹ kiến trúc”
Tương phản và vi biến là sự vận dụng mức đô khác biệt của một nhân tố tổ hợp
với 1 liều lượng nhiều hay ít để đạt được hiệu quả nghệ thuật. trong nghệ thuật
kiến trúc, tương phản và vi biến là những biểu hiện trên hình khối mặt đứng để
tạo ra những cảm xúc ở mức độ khác nhau

72
CHUYÊN ĐỀ 14:
“Phân tích các cặp quy luật tổ hợp hình thể không gian thẩm mỹ kiến trúc”
15.Những vấn đề lưu ý về Nguyên tắc thiết kế an
toàn thoát người cho thiết kế công trình công
cộng (QCVN 06-2020).

Khi thiết kế an toàn thoát người


ra khỏi công trình công cộng, ta
phân ra thành hai giai đoạn :

• Thoát người ra khỏi phòng .


• Thoát người ra khỏi công
trình .

73
CHUYÊN ĐỀ 15:
“Những vấn đề lưu ý về Nguyên tắc thiết kế an toàn thoát người cho thiết kế công trình công cộng ”
1. – Thoát người ra khỏi phòng .
• Trong các công trình kiến trúc công cộng, do chức năng sử dụng mà có những không gian, những
phòng tập trung đông người .Những không gian, phòng này cần phải tính toán, bố trí hệ thống cửa
thoát hiểm .

Các nguyên tắc thoát người ra khỏi phòng :

1. Các phòng có số lượng người > 100 người, phải có ít nhất 2 cửa thoát ra, và các cửa
phải có cánh mở ra phía ngoài .
2. Người ở vị trí xa nhất đến cửa thoát phải < 25 m .
3. Nếu là các khán phòng, phải đảm bảo khoảng cách giữa các dãy ghế > 0.9 m
4. Các lối thoát về phía cửa, cầu thang, hành lang phải rõ ràng, không chồng chéo ; phải có
tín hịêu, đèn báo, chi tiết ký hịêu bằng màu chỉ hướng .
5. Hành lang thoát phải đảm bảo đủ rộng (theo tính toán) .
6. Khoảng cách giữa các cầu thang phải < 50 m .
7. Nếu là các khán phòng, hoặc các khán đài TDTT phải phân chia thành các lô:
- Mỗi lô khán phòng : < 200 chỗ .
- Mỗi lô khán đài : < 300 chỗ .
8. Các hành lang, cầu thang, phải có kết cấu vật liệu bền chắc, có độ chống cháy cao hơn
các khu vực khác .
9. Trong các công trình hiện đại ngày nay, thường thiết kế, bố trí các hệ thống báo động tự
động, hoặc hệ thống tự động chữa cháy.

74
CHUYÊN ĐỀ 15:
“Những vấn đề lưu ý về Nguyên tắc thiết kế an toàn thoát người cho thiết kế công trình công cộng ”
Tính toán thoát người :

Yêu cầu tính toán :


- Xác định thời gian thoát người tổng cộng từ lúc bắt đầu thoát, tới lúc thoát hết người ra khỏi
công trình .
- Xác định thời gian dừng chân tạm thời, chờ đợi trong khi thoát người .
Cơ sở tính toán :

- Số người thoát được ở lối đi hành lang tính cho một dòng : 25 người/ dòng/ phút
- Chiều rộng cho một dòng người thoát : 0,60 m/ 1 dòng .
- Vận tốc di chuyển của dòng người :
- Di chuyển trên mặt phẳng ngang : 16 m/ phút .
- Lên cầu thang & mặt phẳng dốc : 8 m/ phút .
- Xuống cầu thang & mặt phẳng dốc : 10 m/ phút .
- Thời gian yêu cầu để toàn bộ người thoát ra khỏi công trình : 6 – 7 phút .
- Trong đó :Thời gian để toàn bộ người thoát ra khỏi phòng : 2 – 3 phút .
- Diện tích dừng chân (ùn tắc người) tiêu chuẩn : 0,25 – 0,30 m2/ người
Các bước tính toán :

a. – Tính thời gian thoát người ra khỏi phòng của người ngồi ở vị trí xa nhất .
To min = S max / V (phút)
Trong đó : To min là thời gian tối thiểu thoát người, S max là khoảng cách xa nhất .

b.– Tính chiều rộng của cửa cần thiết để thoát người trong thời gian T o min .
B yêu cầu = N / 25 To min = (số dòng người)
Trong đó : - B yêu cầu : Chiều rộng cửa tính theo số dòng người (0,6 m/ dòng) .
- N Tính toán : Tổng số người trong phạm vi cần tính toán .
- T o min : Thời gian thoát người tối thiểu .
Sau khi tính được chiều rộng cửa theo số dòng người, (sẽ là một số lẻ). Cần lựa chọn kích thước cửa
sẽ thiết kế sao cho có tỷ lệ đẹp với không gian phòng .

c. – Kiểm tra lại khả năng thoát người thực tế :


T Thực tế = N / 25 B Thực tế = (phút) .
Trong đó : - B Thực tế : Chiều rộng cửa thực tế quy ra kích thước số dòng người .
- T Thực tế : Thời gian thoát người qua B Thực tế
- N Tính toán : Tổng số người trong phạm vi cần tính toán .

75
CHUYÊN ĐỀ 15:
“Những vấn đề lưu ý về Nguyên tắc thiết kế an toàn thoát người cho thiết kế công trình công cộng ”
2.– Thoát người ra khỏi công trình .
• Các công trình kiến trúc công cộng tùy theo từng thể loại mà có yêu cầu khác nhau về đất
đai xây dựng, diện tích, số tầng cao, và số người hoạt động trong công trình .
• Nó còn phụ thuộc vào vị trí quy hoạch các tuyến giao thông, cấp của công trình để thiết kế
an toàn thoát người ra khỏi công trình
a – Thoát người bình thường :
• Để thoát người ra khỏi công trình được thuận tịên, khi thiết kế cần chú ý :
- Phân bố các cửa thoát người phù hợp với không gian, sức chứa, công suất sử
dụng.
- Tổ chức giao thông trong công trình đơn giản, thuận tịên di chuyển, đủ kích thước .
- Phân bố vị trí cầu thang phù hợp với bán kính phục vụ .
- Tại các nút giao thông phải tính toán, bố trí dịên tích chờ đợi, ùn người, cần bố trí
quảng trường trước cửa công trình . Tiêu chuẩn : 0,15 – 0,25 m2/ người .
- Các tuyến thoát người phải có báo hiệu (hệ thống đèn về ban đêm ), không có vật
cản, và phải bằng vật lịêu an toàn .
- Có vành đai thoát người khi công trình có sức chứa > 5000 người .Vành đai thoát
người góp phần điều hòa thoát người trước khi thoát người ra hệ thống giao thông chính của
khu vực, (thường kết hợp bố trí bãi xe ) .
b – Thoát người khi có sự cố :
• Trong trường hợp có sự cố như cháy, nổ xảy ra, tâm lý chung của mọi người là đều muốn
thoát một cách nhanh nhất ra khỏi công trình . Lúc đó thường xảy ra tình trạng hoảng
loạn, chen lấn, xô đẩy, lộn xộn, nhất là tại các cửa, đầu nút giao thông, hành lang, cầu
thang, cầu thang cứu nạn, và các bộ phận thoát hiểm dự phòng,..
• Vì vậy khi thiết kế phải chú ý các vấn đề sau đây :
Phải tính toán lưu lượng người thoát, và tổ chức các tuyến thoát người ra khỏi công trình .
Phải tổ chức các tuyến người và phương tịên, xe cứu hỏa, cứu nạn vào công trình
Cần bố trí sẵn các phương tịên cấp cứu trong công trình như các họng cấp nước cứu hỏa,
cầu thang cứu nạn, ..
• Các công trình cao tầng :
Ngoài hệ thống giao thông thông thường, cần nghiên cứu bố trí các cầu
thang thoát hiểm (xem cấu tạo thang đặc biệt), có thể lên mái, hoặc xuống hầm .
Nếu bố trí thang máy thoát hiểm phải sử dụng thang đặc biệt .(Động cơ máy thang không
dùng động cơ địên, mà dùng động cơ Diezell, bình Acquy 36v, ..

76
CHUYÊN ĐỀ 15:
“Những vấn đề lưu ý về Nguyên tắc thiết kế an toàn thoát người cho thiết kế công trình công cộng ”
16.Phân biệt các giải pháp thiết kế kết cấu:
tường chịu lực, khung đá, khung gỗ, khung BTCT, khung thép, kết cấu composite

77
CHUYÊN ĐỀ 16:
“Phân biệt các giải pháp thiết kế kết cấu”
Tường chịu lực
Là dạng kết cấu đơn giản nhất và cổ điển nhất, vật liệu chủ yếu là gạch, đá, với tính
năng chịu lực tải phân bố đều theo chu vi. Trước kia người ta dung tường gạch đá
kết hợp với gỗ làm sàn nhà hai tầng và mái lợp lá hoặc ngói. Cũng có những công
trình dung gạch đá theo dạng cuốn vòm để tạo thành không gian sử dụng tương đối
lớn

Đặc điểm:
-Khẩu độ không gian nhỏ thường không quá 4m
-Thi công chậm, thủ công
-Phổ biến, giá thành rẻ
-Xây dựng nhà cao 5 tầng thì tường tầng 1 và 2 thường dày 330mm
-Cửa sổ mở nhỏ, mảng tường nhiều, thường có phân vị đứng và hình thức
kiến trúc thường là nặng nề

78
CHUYÊN ĐỀ 16:
“Phân biệt các giải pháp thiết kế kết cấu”
Kết cấu khung đá

Là một phương pháp kết cấu có từ rất lâu đời, phổ biến ở thời xưa, được sử dụng từ
tài có sẵn trong tự nhiên. Có độ bền và khả năng chịu lực tốt, có khả năng chống cháy
và cách nhiệt tốt. Tuy nhiên lại rất nặng và cần dụng cụ và thiết bị nặng để thi công làm
cho việc thi công trở nên khó khan hơn các kết cấu khác

79
CHUYÊN ĐỀ 16:
“Phân biệt các giải pháp thiết kế kết cấu”
Kết cấu khung gỗ
Là một hệ thống rất phổ biến và được sử dụng rộng rãi trên lãnh thổ Hoa Kỳ ,Nhật Bản. Nó có mức tiêu hao
năng lượng thấp trong quá trình sản xuất, được làm từ các nguồn tái tạo và có sức chịu tải cao

Ưu điểm:
- Nhẹ, và cho phép xây dựng nhanh chóng mà không có dụng cụ thiết bị nặng. nó có thể thích ứng với
bất kì hình dạng hình học, và có thể được mạ với nhiều loại vật liệu

- Nhược điểm:
- Chịu lửa kém, không chống dc gió bão

- Kết cấu khung thép

- Sử dụng rộng rãi trong xây dựng

80
CHUYÊN ĐỀ 16:
“Phân biệt các giải pháp thiết kế kết cấu”
Kết cấu khung bê tông cốt thép
• Ngày nay, kết cấu khung bê tông cốt thép sử dụng rộng rãi trong xây dựng dân công
nghiệp. Đối với các công trình nhà ở và nhà làm việc, kết cấu khung cho ta mặt bằng khá
linh hoạt các không gian sử dụng vì tường ngăn các phòng không chịu lực có thể phá bỏ
chúng để mở rộng không gian hoặc xây thêm vách ngăn.

• Khung bê tông cốt thép có thể dùng cho nhà một tầng, nhiều tầng, một nhịp, nhiều nhịp.
Khung bê tông cốt thép có thể đổ toàn khối hoặc lắp ghép từ các cấu kiện dầm và cột. Hệ
lưới cột phải phù hợp với không gian kiến trúc mặt ngoài của công trình.

• Trong các điều kiện thông thường, sự kết hợp giữa bê tông và cốt thép mang lại hiệu quả
tốt nhờ vào những đặc điểm sau :
-Lực dính bám giữa bê tông và cốt thép: lực này hình thành trong quá trình đông
cứng của bê tông và giúp cốt thép không bị tuột khỏi bê tông trong quá trình chịu lực.
-Giữa bê tông và thép không có phản ứng hóa học làm ảnh hưởng đến từng loại vật
liệu, ngoài ra do cốt thép đặt bên trong bê tông nên còn được bê tông bảo vệ khỏi ăn
mòn do tác động môi trường.

• Do bê tông có khả năng chịu nén tốt và cốt thép được đưa vào trong bê tông để khắc phục
khả năng chịu kéo kém của bê tông nên về cơ bản trong cấu kiện bê tông cốt thép thì cốt
thép sẽ chịu ứng suất kéo còn bê tông chịu ứng suất nén.

81
CHUYÊN ĐỀ 16:
“Phân biệt các giải pháp thiết kế kết cấu”
Ưu điểm
• Giá thành thấp
• Khả năng chịu lực lớn: khả năng chịu lực của bê tông cốt thép lớn hơn rất nhiều so với các dạng
vật liệu khác như gạch, đá, gỗ,…
• Độ bền cao, Chi phí bảo dưỡng do đó cũng thấp hơn.
• Khả năng tạo hình khối dễ dàng
• Khả năng chống cháy tốt
• Khả năng hấp thụ năng lượng tốt

Nhược điểm
• Nặng nề
• Thời gian thi công lâu
• Khả năng tái sử dụng thấp
• Chi phí cho hệ thống ván khuôn

82
CHUYÊN ĐỀ 16:
“Phân biệt các giải pháp thiết kế kết cấu”
Kết cấu khung thép
Là kết cấu chịu lực của các công trình xây dựng được thiết kế và cấu tạo bởi thép. Đây
là loại kết cấu được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng, đặc biệt là trong các công
trình xây dựng có quy mô lớn bởi những đặc tính hữu ích của thép

83
CHUYÊN ĐỀ 16:
“Phân biệt các giải pháp thiết kế kết cấu”
Kết cấu composite
Vật liệu composite là vật việt được chế tạo tổng hợp từ hai hay nhiều vật liệu khác nhau nhằm mục
đích tạo ra một vật liệu mới có đặc tính sức bền cơ lý hơn hẳn các vật liệu ban đầu, khi mà những
vật liệu này làm việc riêng lẻ.

Ưu điểm:
-Độ bền tốt, khả năng chịu lực kéo và tải trọng cao gấp 15 lần so với thép.
-Trọng lượng nhẹ, dễ vận chuyển, dễ thi công, dễ lắp ghép
-Thời gian thi công ngắn, tiết kiệm chi phí hiệu quả
-Khả năng chống ăn mòn oxy hóa. Làm việc tốt trojgn môi trường ăn mòn và hóa chất
-Dễ dàng kiểm tra đánh giá lại chất lượng gia cố công trình bằng thiết bị đo chuyên dụng hiện đại

84
CHUYÊN ĐỀ 16:
“Phân biệt các giải pháp thiết kế kết cấu”
TUYỂN HỌA NGUYÊN LÍ
THIẾT KẾ KIẾN TRÚC

SVTH: HUỲNH THANH THIÊN PHÚC


LỚP: KT20A5
MSSV: 20510101405
GVHD: HUỲNH ĐỨC THỪA

You might also like