You are on page 1of 5

NHÓM 2

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Thành viên Mã sinh viên Nhiệm vụ


Vũ Thị Huyền 18040286 Thuyết trình

Lê Như Anh 19040651 - Tổng hợp các câu hỏi


- In bảng phân công công
việc
- Bản word phần nội dung
thảo luận
- Chỉnh sửa word

Vương Thị Phụng Anh 19040773 Làm powpoint

Quản Kiều Chi 19040788 Chuẩn bị nội dung phần phân


tích sự giống và khác nhau
giữa tái sản xuất và tái sản
xuất mở rộng
Nguyễn Hà Linh 19040910 10 câu hỏi kèm giải thích đáp
án

Phạm Minh Tuấn 19040210 Chuẩn bị nội dung phần quá


trình nào phổ biến hơn? Tại
sao?

Câu hỏi thảo luận: Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa tái sản
xuất và tái sản xuất mở rộng. Quá trình nào phổ biến trong CNTB. Vì
sao?

1. Sự giống và khác nhau giữa tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng.
       a, Giống nhau:
- Là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại thường xuyên và phục hồi
không ngừng.
       b, Khác nhau:

Tái sản xuất Tái sản xuất mở rộng

 Lặp đi lặp lại với quy mô không đổi  Chu kỳ sau có quy mô lớn hơn chu kỳ
 Yếu tố quá trình sản xuất không đổi trước.
 Chưa có sản phẩm thặng dư.  Yếu tố bao gồm số lượng và chất
=> Sản xuất nhỏ, thủ công. lượng tăng lên.
 Có sản phẩm thặng dư là nguồn gốc
của tái sản xuất.
=> sản xuất lớn và hiện đại.

2. Giữa quá trình tái sản xuất và quá trình tái sản xuất mở rộng, quá trình
nào phổ biến trong CNTB?
- Tái sản xuất giản đơn KHÔNG PHẢI hình thái điển hình của chủ
nghĩa tư bản, bởi, giả định nếu tái sản xuất giản đơn cũng có nghĩa các
nhà tư bản sử dụng toàn bộ giá trị thặng dư cho tiêu dùng cá nhân. Nhưng
trên thực tế, các nhà tư bản đã không ngừng mở rộng quy mô sản xuất để
tăng quy mô giá trị thặng dư.
 Nét điển hình của chủ nghĩa tư bản phải là tái sản xuất mở rộng. Tái
sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa là sự lặp lại quá trình sản xuất với quy
mô lớn hơn trước, với một lượng tư bản lớn hơn trước. Muốn vậy, phải
biến một bộ phận giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm.
- Sự chuyển hóa trở lại của giá trị thặng dư thành tư bản được gọi là tích lũy
tư bản. Như vậy, thực chất của tích lũy tư bản là sự chuyển hóa một phần
giá trị thặng dư thành tư bản, hay là quá trình tư bản hóa giá trị thặng dư.
- Tích lũy tư bản là tái sản xuất ra tư bản với quy mô ngày càng mở rộng.

VD về tích lũy và tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa: năm thứ nhất quy
mô sản xuất là 80c + 20v + 20m. Giả định 20m không bị nhà tư bản tiêu dùng
tất cả cho cá nhân, mà được phân thành 10m dùng để tích lũy và l0m dành cho
tiêu dùng cá nhân của nhà tư bản. Phần l0m dùng để tích lũy được phân thành
8c + 2v, khi đó quy mô sản xuất của năm sau sẽ là 88c + 22v + 22m (nếu m'
vẫn như cũ). Như vậy, vào năm thứ hai, quy mô tư bản bất biến và tư bản khả
biến đều tăng lên, giá trị thặng dư cũng tăng lên tương ứng.

Câu hỏi trắc nghiệm


Câu 1: Thế nào là tái sản xuất trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa ?
A. Quá trình gia tăng nhân công và điều tiết thị trường
B. Quá trình chuyển hóa giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm
C.   Quá trình sản xuất liên tục và lặp lại liên tục không ngừng
D.   Quá trình liên minh giữa các doanh nghiệp lớn có khả năng thâu tóm việc
sản xuất và tiêu thụ hang hóa

Câu 2: Bản chất của tích lũy tư bản là gì?


A. Tái sản xuất
B.   Tái sản xuất mở rộng
C.   Tái sản xuất sức lao động
D.   Tái sản xuất môi trường sinh thái

Câu 3: Quá trình nào là đặc trưng chủ yếu của nền sản xuất nhỏ?
A.    Tái sản xuất giản đơn
B.    Tái sản xuất mở rộng
C.    Tái sản xuất định kì
D.    Tái sản xuất

Câu 4: Nguồn gốc duy nhất của tư bản tích lũy là gì ?


A.   Giá trị thặng dư
B. Giá trị hàng hóa
C.   Giá trị xã hội
D.   Giá trị tiền tệ

Câu 5: Đâu là động lực của tích lũy tư bản


A. Do cạnh tranh
B. Do yêu cầu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
C.   Do mong muốn thu nhiều giá trị thặng dư
D.   Cả 3 đáp án đều đúng

Câu 6: Đâu là nhận xét đúng:


A.   Việc chuyển từ tái sản xuất giản đơn sang tái sản xuất mở rộng là quá trình
tạm thời
B.   Việc chuyển từ tái sản xuất giản đơn sang tái sản xuất mở rộng là quá
trình lâu dài 
C.   Việc chuyển từ tái sản xuất giản đơn sang tái sản xuất mở rộng là quá trình
ngắt quãng
D.   Việc chuyển từ tái sản xuất giản đơn sang tái sản xuất mở rộng là quá trình
giản đơn

Câu 7: Tiêu chí để phân loại tái sản xuất chia thành hai mức độ là: tái sản xuất
giản đơn và tái sản xuất mở rộng là gì ?
A. Dựa vào mức độ
B. Dựa vào nguoi kinh doanh
C. Dựa vào quy mô
D. Dựa vào ảnh hưởng

Câu 8: Đâu là nhận xét đúng về tái sản xuất mở rộng


A.     Chu kỳ sau có quy mô nhỏ hơn chu kỳ trước.
B.     Yếu tố bao gồm số lượng và chất lượng giữ nguyên
C.     Có sản phẩm thặng dư là nguồn gốc của tái sản xuất.
D.     Sản xuất nhỏ, thủ công
 
Câu 9: Để thực hiện tái sản xuất mở rộng, nhà tư bản cần làm gì?
A.    Biến 1 bộ phận giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm
B.    Biến 1 bộ phận giá trị thặng dư thành hàng hóa
C.    Biến 1 bộ phận giá trị thặng dư thành của riêng
D.    Cạnh tranh trên thị trường

Câu 10: Đâu là mối quan hệ giữa thị trường và giá trị thặng dư?
A. Thị trường thuận lợi thì giá trị thặng dư sẽ giảm
B.   Thị trường thuận lợi thì giá trị thặng dư sẽ tăng
C.   Thị trường thuận lợi thì giá trị thặng dư không thay đổi
D.   Thị trường không thuận lợi thì giá trị thặng dư sẽ tăng

You might also like