You are on page 1of 13

BÀI TẬP NHÓM

CASE 6
WRIGLEY JR.
COMPANY
GV: TRẦN HÙNG SƠN
Môn: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH THEO TÌNH HUỐNG
Lớp: K18404C
Nhóm thực hiện: NHÓM 5

1. Bùi Thị Quỳnh Dao K184040472


2. Nguyễn Trường Giang K184040476
3. Lê Thị Thùy Huế K184040479
4. Nguyễn Lâm Thanh Ngân K184040486
5. Vũ Thụy Hông Phước K184040497

1
MỤC LỤC

1. Trong tóm tắt, Blanka Dobrynin hy vọng sẽ đạt được điều gì thông qua chiến
lược đầu tư tích cực của mình?..................................................................................2
2. Tác động của việc phát hành 3 tỷ đô la nợ mới và sử dụng số tiền thu được để
trả cổ tức hoặc mua lại cổ phiếu trên?.......................................................................2
3. Chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC) hiện tại của Wrigley là bao nhiêu? 4
4. Bạn mong đợi điều gì sẽ xảy ra với WACC của Wrigley nếu nó phát hành
khoản nợ 3 tỷ đô la và sử dụng số tiền thu được để trả cổ tức hoặc mua lại cổ
phiếu?........................................................................................................................... 4
5. Blanka Dobrynin có nên cố gắng thuyết phục các giám đốc của Wrigley thực
hiện việc tái cấp vốn không?.......................................................................................6
6. Từ tình huống, Donrynin hy vọng đạt được gì qua chiến lược nhà đầu tư chủ
động của cô?................................................................................................................6
7. Bản chất hoạt động của Wrigley là gì? Có phải nó là công ty tốt, công ty đang
tăng trưởng không? Việc tái cấu trúc vốn của công ty sẽ phát đi những tín hiệu gì
đến nhà đầu tư?...........................................................................................................6
8. Ảnh hưởng của việc phát hành 3 tỷ đô la nợ mới và dùng tiền đó trả cổ tức
hoặc mua lại cổ phần đến: Giá trị thị trường của Wrigley trên mỗi cổ phiếu? Số
lượng cổ phiếu đang lưu hành của Wrigley? Giá trị sổ sách của Wrigley và giá trị
thị trường của vốn chủ sở hữu?.................................................................................7
9. Mối quan hệ giữa việc mua lại cổ phiếu và mua lại cổ tức...................................9
10. WACC của Wriley là bao nhiêu trước khi mua lại?........................................10
11. WACC là bao nhiêu sau khi công ty tiến hành mua lại?..................................10
12. Ảnh hưởng của việc phát hành 3 tỷ đô la nợ mới và dùng tiền đó mua lại cổ
phần hoặc chi trả cổ tức sẽ ảnh hưởng đến EPS như thế nào ?.............................10
13. Việc giảm WACC có phải là động cơ đủ để tái cấp vốn không? Blanka
Dobrynon có nên theo đuổi đề xuất tái cấp vốn với các giám đốc của Wrigley
không?........................................................................................................................ 12

1
CASE 6: WRIGLEY JR. COMPANY

1. Trong tóm tắt, Blanka Dobrynin hy vọng sẽ đạt được điều gì thông qua
chiến lược đầu tư tích cực của mình?

Blanka Dobrynin, đối tác quản lý của Aurora Borealis, thành lập công ty để chuyển
đổi chiến lược "chủ động - nhà đầu tư". Cách tiếp cận này cho phép công ty xác định
các công ty có thể hưởng lợi từ việc tái cấu trúc vốn sau đó đầu tư mạnh vào cổ phiếu
của công ty mục tiêu. Hơn nữa, Aurora Borealis phải thuyết phục ban lãnh đạo và hội
đồng quản trị rằng việc tái cấu trúc sẽ cho phép công ty và các cổ đông nhận ra giá trị.

Hiện tại, Wrigley không có nợ trên bảng cân đối kế toán. Thông qua chiến lược nhà
đầu tư tích cực của mình, Dobrynin muốn tạo ra giá trị tài chính đáng kể từ việc thay
đổi cấu trúc vốn của Wrigley. Bằng cách tăng tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của công
ty, giá trị có thể được tạo ra từ lá chắn thuế lãi suất, do đó sẽ ảnh hưởng đến quyền
kiểm soát biểu quyết, thu nhập trên mỗi cổ phiếu, giá cổ phiếu và tính linh hoạt tài
chính.

2. Tác động của việc phát hành 3 tỷ đô la nợ mới và sử dụng số tiền thu
được để trả cổ tức hoặc mua lại cổ phiếu trên?

Vì không có khoản nợ nào trong cấu trúc vốn hiện tại của Wrigley; do đó, việc gia
tăng nợ sẽ làm tăng giá trị của công ty theo lý thuyết M & M. Khoản nợ 3 tỷ đô la sẽ
làm tăng tỷ lệ nợ (D / TA) của công ty và làm tăng giá trị của công ty thông qua lá
chắn thuế. Lá chắn thuế sẽ là 1,2 tỷ đô la (3 tỷ đô la * 40%).
Giá trị của công ty sẽ tăng từ 13,103 triệu đô la lên 14,303 triệu đô la.
Hơn nữa, giá cổ phiếu sẽ tăng lên $ 61,53 trong trường hợp chia cổ tức trong khi $
63,07 trong trường hợp mua lại cổ phiếu.
Việc tăng giá cổ phiếu được tính bằng cách lấy lá chắn thuế chia cho số dư còn lại của
cổ phiếu. Cụ thể hơn qua các câu sau:
a. Số lượng cổ phiếu phát hành sau khi tái cấu trúc vốn là: 232.44 -53.2=179.22
triệu cổ phiếu
Debt Stock price Number of shares repurchase
3000 56.37 53.21979776
b, Giá trị thị trường của công ty

2
Giá cổ phiếu * Cổ phiếu phổ thông đang lưu hành = Giá trị thị trường
Trước khi vay:
56,37 USD * 232,44 triệu cổ phiếu = 13,103 tỷ USD
Sau khi vay 3 tỷ đô
Giá Cổ phiếu Mới = [(Tổng Nợ * Thuế suất) / Cổ phiếu Phổ thông Đang lưu hành] +
Giá Cổ phiếu Hiện tại
Giá cổ phiếu mới = [(3 tỷ * 40%) / 232,44 triệu cổ phiếu + 56,37 USD
Giá cổ phiếu mới = $ 61,53
Giá trị thị trường của công ty lúc này:
61,53 USD * 232,44 triệu cổ phiếu = 14,303 tỷ USD
Vì vậy, bằng cách gánh khoản nợ này, giá trị thị trường của công ty Wrigley sẽ tăng
lên bằng số tiền của lá chắn thuế từ khoản nợ.
c.
Trước Sau
Earnings before income 527,366 526,976
taxes
Income taxes 210,790.40
Net earnings 316,185.60
Number of shares 179220
Net earnings per share of common stock 1.76

d. Bảng sau đây trình bày chi phí lãi vay dự kiến (13%), EBIT và tỷ lệ bao phủ lãi vay
EBIT cho Wrigley trong 5 năm tiếp theo sau 2001:

Lãi 390.000 390.000 390.000 390.000 390.000

EBIT 799.263 731.623 669.667 612.920 560.950

EBIT 2.04939248 1.875956635 1.717094142 1.571590827 1.438332624


COVERAGE 8
e. Việc mua lại cổ phần sẽ tăng quyền kiểm soát cử tri của gia đình Wrigley.

3. Chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC) hiện tại của Wrigley là bao
nhiêu?

3
Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) được xác định bởi công thức:
WACC = We*Ke + Wd*Kd*(1-t)

Do hiện tại doanh nghiệp không có khoản nợ nên chi phí vốn sẽ bằng chi phí vốn chủ
sở hữu.

Vói giả định lãi suất phi rủi ro là lãi suất trái phiếu kho bạc 10 năm là 4,86% (exhibit-
7), phần bù rủi ro thị trường là 7% (trang 3 của case) và hệ số beta của công ty là 0,75
(công ty không có nợ nên không hợp lý khi sử dụng phiên bản beta ngành) (exhibit-5).

Ta có bảng sau:
Beta 0.75
Market Premium 7%
Risk Free rate 4.86%

Dựa theo mô hình CAPM, ta có:


Chi phí sử dụng vốn
Ke = Rf + Beta* RiskPremium
 Ke = 4.86% + 0,75*7% = 10.11%
 WACC = Ke = 10.11%

4. Bạn mong đợi điều gì sẽ xảy ra với WACC của Wrigley nếu nó phát
hành khoản nợ 3 tỷ đô la và sử dụng số tiền thu được để trả cổ tức hoặc
mua lại cổ phiếu?

Sau khi tái cấu trúc vốn, cụ thể là Wrigley vay một khoản nợ 3 tỷ đô la. Lúc này
WACC sẽ phải tính lại vì có một số yếu tố sẽ ảnh hưởng đến việc tính toán WACC
sau khi tái cấp vốn:
a. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu và nợ trên tổng nguồn vốn:

Tổng nguồn vốn = Tổng vốn chủ sở hữu + Tổng nợ


=11.303 + 3 = 14.303 ($ billion)
Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn (We): 11.303/14.303 = 0.79
Tỷ trọng nợ trên tổng nguồn vốn (Wd): 3/14.303 = 0.21

b. Chi phí vốn:


 Beta:

4
Công thức:
Beta L = Beta U * (1 + ((1 - Thuế suất) * (Nợ / Vốn chủ sở hữu))

Với Beta L = 0.75


Thuế suất = 40%
D/E = 3/11.303 = 26.5%
 Beta L = 0.75 * (1+ ((1 – 40%) * (26.5%))
 Beta L = 0.87

 Ke:
Ta có:
Beta 0.87
Market Premium 7%
Risk Free rate 4.86%

 Cost of levered Equity ℜlevered =r f + Betalevered (risk premium)


 Ke = 4.86% + 0.87 * 7% = 10.95%

c. Chi phí nợ:


Theo những thông tin mà case cho, việc xác định xếp hạng tín dụng cho Wrigley sau
khi tái cấp vốn là chủ quan. Blanka đã chọn lợi suất 13% bằng cách nội suy giữa lợi
suất trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng BB và B lần lượt là 12,75% và 14,66%.

Để chắc chắn hơn, nhóm sử dụng chi phí nợ này và tính toán tỷ lệ EBIT,
COVERAGE. Đây là một trong những chỉ số xác định xếp hạng tín dụng đối với công
ty. Với chi phí lãi vay dự kiến (13%), EBIT và tỷ lệ bao phủ lãi vay EBIT cho
Wrigley trong 5 năm tiếp theo sau 2001.

Lãi 390.000 390.000 390.000 390.000 390.000

EBIT 799.263 731.623 669.667 612.920 560.950


EBIT 2.04939248 1.87595663 1.71709414 1.57159082 1.43833262
COVERAG 8 5 2 7 4
E

Từ bảng trên ta thấy, EBIT COVERAGE nằm trong khoảng (1;2), Wrigley thực sự
phù hợp với xếp hạng tín dụng BB / B. Do đó, nhóm giả định chi phí nợ (Kd) là 13%
cho tính toán của WACC.

5
 WACC = 0.79 * 10.95% + 0.21 * 13% * (1 – 40%) = 10.29%

5. Blanka Dobrynin có nên cố gắng thuyết phục các giám đốc của Wrigley thực
hiện việc tái cấp vốn không?

Blanka Dobrynin nên cố gắng thuyết phục các giám đốc của Wrigley thực hiện việc
tái cấp vốn.
Hiện tại, Wrigley không có khoản nợ nào trên bảng cân đối kế toán. Thông qua chiến
lược nhà đầu tư tích cực của mình, Dobrynin muốn tạo ra giá trị tài chính đáng kể từ
việc thay đổi cấu trúc vốn của Wrigley. Bằng cách tăng tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu
của công ty, giá trị có thể được tạo ra từ lá chắn thuế lãi suất. Chiến lược này đã tạo ra
$156 triệu do tiết kiệm được thuế và làm gia tăng giá trị cho các cổ đông.
Tax Shield = 3*13%*40% = 156 ($ billion)

6. Từ tình huống, Donrynin hy vọng đạt được gì qua chiến lược nhà đầu tư chủ
động của cô?

Blanka Dobrynin là quản lý cho một quỹ phòng hộ và mục tiêu của quỹ này là tập
trung vào các công ty đang gặp khó khăn và thay đổi về quyền kiểm soát.Thêm nữa,
chiến lược của Dobrynin là nhắm vào các tập đoàn tái cấu trúc, đầu tư vào các cổ
phiếu của công ty mục tiêu để tiến hành quá trình tái cấu trúc. Cách tiếp cận này cho
phép xác định công ty có thể hưởng lợi từ việc tái cấu trúc vốn sau đó đầu tư mạnh
vào cổ phiếu của công ty mục tiêu. Và Dobrynin đang thực hiện một nghiên cứu về
khoản đầu tư tiềm năng vào Wrigley. Blanka Dobrynin tin rằng bằng cách tái cấu trúc
vốn, có thể tạo ra giá trị cho công ty và các cổ đông của công ty.
Với những giả thuyết đầu tư, Dobrynin hy vọng Wrigley có thể sử dụng khoản nợ một
cách hợp lý nhất dù là để chi trả cổ tức hay mua lại cổ phần đều làm tăng giá trị công
ty. Hơn nữa cô muốn tạo ra một khoảng lợi nhuận đáng kể, từ đó tạo ra những giá trị
mới cho công ty đồng thời sẽ làm tăng được giá trị khoản đầu tư của cô vào Wrigley.

7. Bản chất hoạt động của Wrigley là gì? Có phải nó là công ty tốt, công ty đang
tăng trưởng không? Việc tái cấu trúc vốn của công ty sẽ phát đi những tín hiệu gì
đến nhà đầu tư?

Wrigley là nhà sản xuất và phân phối kẹo cao su. có trụ sở tại Delaware, công ty hàng
đầu thế giới được công nhận trong lĩnh vực bánh kẹo và các sản phẩm của công ty
được bán trên 180 quốc gia cho hơn 3.000 khách hàng. Danh mục sản phẩm của nó
bao gồm các thương hiệu như Juicy Fruit và Wrigley’s Spearmint. Giá cổ phiếu của

6
Wrigley đã vượt trội hơn đáng kể so với chỉ số S&P và được đánh giá cao hơn so với
nhóm đồng cấp trong vài năm qua.
Wrigley là một công ty trưởng thành, ổn định với yêu cầu vốn thấp. Nó có thị phần
dẫn đầu trong ngành và có thu nhập ròng và tăng trưởng doanh thu cao hơn GDP.
Năm 2001, thu nhập ròng của Wrigley là $ 362,986,000 và đã tăng 10,3% so với năm
trước. Năm 2000, mức tăng là 20.759 đô la hay 7% và năm 1999 là 3.682 đô la. Ngoài
ra, doanh thu của nó trong năm 2001 là $ 2,429,646,000 và đã tăng 13,2% so với năm
trước. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu của nó đã tăng 0,12 đô la hoặc 11% vào năm 2000
và 0,16 đô la hoặc 9% trong năm 2001, cùng với mức tăng cổ tức ổn định là 0,04 đô la
và 0,045 đô la cho mỗi cổ phiếu trong năm 2000 và 2000.
Đây được đánh giá là một công ty tốt và đang trên đà tăng trưởng mạnh. Tính đến cuối
năm 2001, công ty có tổng tài sản lên đến 1.76 tỷ đô la và không hề có nợ. Đồng thời,
kể từ năm 2001 giá cổ phiếu của Wrigley đã vượt trội đáng kể so với S&P 500, các
chỉ số đang chạy trước trung bình của ngành điều này cho thấy mức độ tăng trưởng
của công ty vượt xa các đối thủ còn lại, trở thành công ty đứng đầu ngành. Hệ số
thanh toán hiện hành năm 2001 là 2,7, điều này cho thấy công ty có đủ tài sản lưu
động để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng 12 tháng tới. Dòng tiền lành
mạnh từ hoạt động cho thấy nó có khả năng tạo ra đủ dòng tiền dương để duy trì và
phát triển hoạt động của công ty.
Thông báo về việc tái cấp vốn cho đòn bẩy có thể cung cấp một tín hiệu đến nhà đầu
tư:
 Cung cấp tiền mặt cho cổ đông trong việc chi trả cổ tức hoặc mua lại cổ phiếu
trên thị trường.
 Tạo ra những thay đổi trong cơ cấu vốn, hình thành tỷ số nợ trong tổng nguồn
vốn trong khi trước đây công ty không hề có nợ tác động lớn đến giá trị của
công ty sẽ có ưu điểm hơn so với sử dụng vốn chủ sở hữu là nó có lợi ích về
thuế. ( lợi ích từ lá chắn thuế).
 Việc sử dụng vay nợ để tái cấu trúc vốn này có thể dẫn công ty tới các dự án
tạo ra tiền mặt ngắn hạn để trả nợ hay trả lãi khiến công ty mất tập trung vào
chiến lược hoạt động chính.

8. Ảnh hưởng của việc phát hành 3 tỷ đô la nợ mới và dùng tiền đó trả cổ tức
hoặc mua lại cổ phần đến: Giá trị thị trường của Wrigley trên mỗi cổ phiếu? Số
lượng cổ phiếu đang lưu hành của Wrigley? Giá trị sổ sách của Wrigley và giá trị
thị trường của vốn chủ sở hữu?

Tình huống giả định rằng Wrigley sẽ vay 3 tỷ đô la với xếp hạng tín dụng vào khoảng
giữa loại BB và B, lãi suất 13%. Đồng thời, Dobrynin và Chandler đã đưa ra hai
trường hợp có thể xảy ra sau khi Wrigley đi vay nợ: đem tiền trả cổ tức hoặc mua lại
cổ phiếu công ty Wrigley. (Đơn vị: thousands )

7
Giá trị thị trường
Trước khi vay,
Giá trị thị trường VCSH = Giá trị thị truờng 1 cổ phiếu x Số lượng cổ phiếu đang
lưu hành
= $56.37 * 232.44 = 13.103 ($ billion)
Sau khi vay,
Giá trị thị trường 1 cổ phiếu cùng với Giá trị công ty đều tăng do nợ sẽ làm tăng giá trị
công ty 1 khoảng bằng 40% x 3 . Cụ thể:
Giá trị thị trường 1 cổ phiếu = Giá trị thị trường 1 cổ phiếu ban đầu +
Debt x TaxRate
NumberOfShare
3,000,000∗40 %
= $56.37 + = $ 61.53
232,441
Tiếp theo, ta phân tích riêng hai trường hợp:
Sau khi vay, dùng tiền trả cổ tức => số lượng cổ phiếu đang lưu hành không thay
đổi
 Giá trị thị trường VCSH = Giá trị thị trường 1 cổ phiếu L * Số lượng cổ phiếu
đang lưu hành
= $61.53 * 232,441 = $14,302,095
 VL= Giá trị thị trường VCSHL + Nợ
= $14,302,095 + $3,000,000 = $17,302,095
3,000,000
Sau khi vay dùng tiền mua lại cổ phiếu => số cổ phiếu đã mua lại = =
61.53
48,755
 Số lượng cổ phiếu lưu hành lúc sau bằng 232,441 - 48,755 = 183,686
 Giá trị thị trường VCSHL = Giá trị thị trường 1 cổ phiếuL * Số lượng cổ phiếu
đang lưu hành

= $61.53 * 183,686 = $11,302,222


 VL = Giá trị thị trường VCSHL + Nợ = $11,302,222 + $3,000,000 = $14,302,095

Đơn vị: Thousands, except per-share


Ban đầu ( Không Vay để trả cổ Vay để mua lại
vay nợ) tức cố phần
Giá trị thị trường 1 cổ $56.37 $61.53 $61.53

8
phiếu
Số lượng cổ phiếu lưu 232,441 232,441 183,686
hành
Giá trị thị trường $13,102,699 $14,302,095 $11,302,222
VCSH
Giá trị công ty $13,102,699 $17,302,095 $14,302,222

Giá trị sổ sách


Sau khi đi vay:
Giá trị sổ sách 1 cổ phiếu không thay đổi = Giá trị sổ sách VCSH ban đầu/Số lượng
cổ phiếu đang lưu hành ban đầu = $5.5/cổ phiếu
 Trường hợp vay để trả cổ tức không làm thay đổi Số lượng cổ phiếu đang lưu
hành, nên

Giá trị sổ sách VCSH không đổi = $1,276,287


 Trường hợp vay để mua lại cổ phần làm giảm Số lượng cổ phiếu đang lưu hành,
nên:

Giá trị sổ sách VCSH = $5.5 * 183,686 = $1,008,585


Đơn vị: Thousands, except per-share
Ban đầu ( Không Vay để trả Vay để mua lại
vay nợ) cổ tức cố phần
Giá trị thị sổ sách 1 cổ phiếu $5.5
Số lượng cổ phiếu lưu hành 232,441 183,686
Giá trị thị sổ sách VCSH $1,276,287 $1,008,585

9. Mối quan hệ giữa việc mua lại cổ phiếu và mua lại cổ tức

Việc mua lại cổ phiếu hoặc cổ tức có nghĩa là cổ phiếu của công ty đang bị định giá
thấp. Ngoài ra, số lượng cổ phiếu giao dịch giảm làm tăng EPS.
Gía trị tương đối của việc mua lại cố tức hoặc cố phiếu là: Nếu công ty có các khoản
nợ, công ty sẽ quyết định mua lại cổ tức hoặc cổ phiếu vì:
 Giúp công ty tăng quyền kiểm soát và biểu quyết
Cổ phiếu phổ thông loại B thì mỗi người có 10 phiếu bầu, mỗi cổ phiếu phổ thông có
một phiếu bầu. Cổ phiếu B bị hạn chế trong việc mua bán và chuyển nhượng và có thể
được chuyển đổi thành cố phiếu phổ thông thường với tỷ lệ 1:1. Do đó, giá trị trên
toàn bộ cổ phiếu là: cổ phiểu phổ thông (189,8 triệu), loại B (42641 triệu), tổng cộng
232,441 triệu cổ phiếu=> Công ty nắm giữa trên 50% cổ phần, từ đó có quyền kiểm
soát và biểu quyết
 Mở rộng thị trường

9
 Gia tăng giá trị cho doanh nghiệp

10. WACC của Wriley là bao nhiêu trước khi mua lại?

Ta có:
Market Value of Common Equity 13.103 ($ billion)
Equity/ Debt + Equity = 1.0 (công ty không vay nợ=> debt=0)
Debt/ Debt + Equity = 0
Tax rate: 40%
Rf dựa vào U.S Treasury 20 năm = 5,65%
Beta (bảng 5) = 0,75
Equity market risk premium = 7%
 WACC= equity cost of capital= 5,65% + 0,75 x 7% = 10,9%

11. WACC là bao nhiêu sau khi công ty tiến hành mua lại?

Chandler giả sử rằng công ty Wrigley vay 3 billion và rating là BB và B


Beta leverage = Unleverage beta ( 1+ (1-t) (Debt/ Equity))
=0,75 (1+ (1-40%) (0,19/0,81) = 0,85
 WACC= equity cost of capital= 5,65% + (0,85 x 7%)= 11,6%

12. Ảnh hưởng của việc phát hành 3 tỷ đô la nợ mới và dùng tiền đó mua lại cổ
phần hoặc chi trả cổ tức sẽ ảnh hưởng đến EPS như thế nào ?

Đánh giá sự ảnh hưởng của việc phát hành 3 tỷ đô la nợ mới và dùng tiền đó mua
lại cổ phần hoặc trả cổ tức sẽ ảnh hưởng đến EPS cụ thể như sau:

Trước khi tái cấu trúc Sau khi tái cấu trúc vốn
vốn
Lãi vay 0.0% 13%
Nợ (in $1000) - 3,000,000
Thuế suất 40% 40%

 Ban dầu:

10
(in $1000, Except EPS)
Tình huống xấu Tình huống tốt
Trung bình
nhất (-10%) nhất (+10%)
EBIT 474,629.40 527,366.00 580,102.60
Chi phí lãi vay 0.00 0.00 0.00
EBT 474,629.40 527,366.00 580,102.60
Thuế 189,851.76 210,946.40 232,041.04
NI 284,777.64 316,419.60 348,061.56
Số lượng cổ phiếu đang lưu 232,441.00 232,441.00 232,441.00
hành
EPS 1.23 1.36 1.50

 Vay nợ để trả cổ tức:


(in $1000, Except EPS)
Tình huống xấu Tình huống tốt
Trung bình
nhất (-10%) nhất (+10%)

EBIT 474,629.40 527,366.00 580,102.60


Chi phí lãi vay 390,000 390,000 390,000
EBT 84,629.40 137,366 190,102.60

Thuế 33,851.76 54,946.40 76,041.04


NI 50,777.64 82,419.60 114,061.56
Số lượng cổ phiếu đang lưu 232,441.00 232,441.00 232,441.00
hành
EPS 0.22 0.35 0.49

 Vay nợ để mua cổ phần:

(in $1000, Except EPS)

11
Tình huống xấu Tình huống tốt
Trung bình
nhất (-10%) nhất (+10%)

EBIT 474,629.40 527,366.00 580,102.60


Chi phí lãi vay 390,000 390,000 390,000
EBT 84,629.40 137,366 190,102.60
Thuế 33,851.76 54,946.40 76,041.04
NI 50,777.64 82,419.60 114,061.56
Số lượng cổ phiếu đang lưu 183,686.36 183,686.36 183,686.36
hành
EPS 0.28 0.45 0.62

 Kết luận: Các cổ đông sẽ bị giảm EPS theo cả hai kế hoạch tăng trưởng với
việc phát hành 3 tỷ đô la nợ. Và nhận thấy kế hoạch vay nợ mua lại cổ phần
dẫn đến EPS cao hơn so với vay để chi trả cổ tức dựa trên trường hợp tái
cấp vốn, do giảm cổ phiếu đang lưu hành.

13. Việc giảm WACC có phải là động cơ đủ để tái cấp vốn không? Blanka
Dobrynon có nên theo đuổi đề xuất tái cấp vốn với các giám đốc của Wrigley
không?

Khi WACC giảm => nợ tăng.Tuy nhiên, Việc tái cấp vốn sẽ không làm thay đổi tổng
vốn do nhà đầu tư cung cấp của công ty, quy mô của công ty (tức là tổng tài sản) và
nó sẽ không ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty trên vốn của nhà đầu tư (ROIC)
=> Việc giảm WACC không phải là động cơ đủ để tái cấp vốn.
=> Wrigley không nên theo đuổi đề xuất tái cấp vốn

12

You might also like